Tải bản đầy đủ (.doc) (28 trang)

áp dụng các phương pháp toán học thống kê xử lý, phân tích tài liệu bay đo từ phổ gamma và trọng lực để nghiên cứu cấu trúc địa chất và quy luật phân bố khoáng sản vùng phan rang - nha trang

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (245.34 KB, 28 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC MỎ - ĐỊA CHẤT

NGUYỄN TRƯỜNG LƯU
ÁP DỤNG CÁC PHƯƠNG PHÁP TOÁN HỌC THỐNG KÊ
XỬ LÝ, PHÂN TÍCH TÀI LIỆU BAY ĐO TỪ PHỔ GAMMA
VÀ TRỌNG LỰC ĐỂ NGHIÊN CỨU CẤU TRÚC ĐỊA CHẤT
VÀ QUY LUẬT PHÂN BỐ KHOÁNG SẢN
VÙNG PHAN RANG - NHA TRANG
Chuyên ngành: Địa vật lý
Mã số: 62.44.61.01
TÓM TẮT LUẬN ÁN TIẾN SĨ ĐỊA CHẤT
HÀ NỘI - 2011
1
Công trình nghiên cứu được hoàn thành tại Bộ môn Địa vật lý,
Khoa Dầu khí, Trường Đại học Mỏ - Địa chất
Người hướng hẫn:
1. GS.TSKH Phạm Năng Vũ
2. TS Nguyễn Tài Thinh
Phản biện 1:
Phản biện 2:
Phản biện 3:
Luận án sẽ được bảo vệ trước Hội đồng chấm luận án cấp Cơ sở họp tại
trường Đại học mỏ - Địa chất, Đông Ngạc - Từ Liêm - Hà Nội
Vào hồi: giờ ngày tháng năm 2011
Có thể tìm hiểu luận án tại Trường Đại học Mỏ - Địa chất
2
MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của luận án
* Ở các nước trên thế giới, phương pháp bay đo từ phổ gamma phục vụ điều
tra địa chất và khoáng sản đã và đang được áp dụng rộng rãi. Các nước phát triển


như Liên Xô, Canada, Australia, ngoài việc áp dụng các phương pháp bay đo
từ, phổ gamma trong tổ hợp các phương pháp địa vật lý hàng không còn tiến
hành phương pháp bay đo điện từ tỷ lệ lớn nhằm phục vụ công tác tìm kiếm thăm
dò khoáng sản. Các phương pháp xử lý, phân tích tài liệu địa vật lý hàng không
nói chung và tài liệu bay đo từ phổ gamma nói riêng đã đạt được kết quả cao,
đóng góp rất lớn trong công tác điều tra địa chất và đánh giá khoáng sản.
* Ở Việt nam tổ hợp phương pháp bay đo từ, phổ gamma tỷ lệ 1: 50.000 đến
1: 25.000 được tiến hành từ những năm 80 thế kỷ trước; công tác đo vẽ
trọng lực được tiến hành trong các đề án sản xuất độc lập ở các tỷ lệ khác
nhau và quy mô cũng khác nhau. Sau những năm thập kỷ 90 đến nay, tổ
hợp phương pháp bay đo từ, phổ gamma tỷ lệ 1: 50.000 kết hợp đo vẽ
trọng lực mặt đất tỷ lệ 1: 100.000 được Liên đoàn Vật lý Địa chất áp dụng
thường xuyên trong các đề án sản xuất của Cục Địa chất và Khoáng sản
Việt Nam. Đến nay đã hoàn thành được khoảng 100.000 km
2
chiếm gần
1/3 diện tích toàn lãnh thổ, các diện tích đã bay đo từ phổ gamma tập trung
chủ yếu từ Thanh Hoá đến Lâm Đồng, diện tích đo vẽ trọng lực cũng gần
như phủ kín hết diện tích bay đo. Kết quả bay đo địa vật lý đã có nhiều
đóng góp trong điều tra địa chất và đánh giá khoáng sản, đặc biệt đã phát
hiện nhiều mỏ mới quan trọng như: uran (Quảng Nam), fluorit (Bình
Định), magnesit (Gia Lai), vàng (Sơn Hòa), vàng, thiếc ở các vùng Hà
Tĩnh, Quảng Bình, Huế, Lâm Đồng v.v.
Các tài liệu nghiên cứu cấu trúc địa chất và khoáng sản vùng Phan Rang
- Nha Trang tỷ lệ 1: 50.000 trước đây còn nhiều hạn chế do vùng bị phủ
bởi các trầm tích bở rời có chiều dày lớn. Vì vậy, tài liệu địa chất và
khoáng sản vùng Phan Rang - Nha Trang chưa làm rõ về đặc điểm cấu trúc
địa chất và tiềm năng khoáng sản.
3
Công tác xử lý phân tích tài liệu bay đo và trọng lực mặt đất đã được

nhiều tác giả tiến hành với mức độ và mục đích khác nhau.
Trong quá trình xử lý, phân tích hệ phương pháp và quy trình xử lý, phân
tích dần dần được hoàn thiện và hiệu quả giải đoán địa chất, dự báo triển
vọng khoáng sản ngày càng có độ tin cậy cao hơn.
Tuy nhiên cho đến nay việc áp dụng phương pháp thống kê nhận dạng
dựa trên cơ sở các mỏ đã biết để dự báo, đánh giá triển vọng khoáng sản
kiểu tương tự cho vùng nghiên cứu mới hoặc các diện tích lân cận, các
công trình trước đây còn nhiều hạn chế, đặc biệt là việc lựa chọn các tham
số địa vật lý đưa vào nhận dạng đối với từng loại khoáng sản.
Từ những vấn đề nêu trên, việc đầu tư nghiên cứu, khai thác tài liệu
hiện có nhằm nghiên cứu cấu trúc địa chất, quy luật phân bố và triển vọng
khoáng sản vùng Phan Rang - Nha Trang là rất cần thiết để phục vụ lập quy
hoạch và kế hoạch điều tra địa chất tìm kiếm khoáng sản tiếp theo một cách
hơp lý.
Xuất phát từ những cơ sở trên, NCS chọn hướng nghiên cứu là: ”Áp
dụng các phương pháp toán học thống kê xử lý, phân tích tài liệu bay đo
từ phổ gamma và trọng lực để nghiên cứu cấu trúc địa chất và quy luật
phân bố khoáng sản vùng Phan Rang - Nha Trang”.
2. Mục đích của đề tài
Áp dụng hệ phương pháp toán học thống kê hợp lý để xử lý, phân tích
tài liệu bay đo từ phổ gamma và trọng lực vùng Phan Rang - Nha Trang
nhằm làm sáng tỏ cấu trúc địa chất và quy luật phân bố khoáng sản.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu: xử lý, phân tích tổng hợp tài liệu bay đo từ phổ
gamma tỷ lệ 1: 50.000 và đo vẽ trọng lực mặt đất tỷ lệ 1: 100.000, kết hợp
với các tài liệu khác có liên quan để nghiên cứu cấu trúc địa chất và quy
luật phân bố khoáng sản vùng Phan Rang - Nha Trang.
Phạm vi nghiên cứu: từ Phan Rang đến Nha Trang với diện tích 8220
km
2

giới hạn bởi các toạ độ: vĩ độ: 11
o
33’43’’ ÷ 12
o
50’49’’; kinh độ:
108
o
37’01’’ ÷ 109
o
15’04’’
4
4. Nội dung nghiên cứu
- Tổng hợp các tài liệu có trước có liên quan về cấu trúc địa chất, các loại
hình khoáng sản có triển vọng trong khu vực Phan Rang - Nha Trang và các
vùng lân cận.
- Nghiên cứu áp dụng phương pháp thống kê nhận dạng dựa trên cơ sở
các mỏ có quy mô công nghiệp đã biết để đánh giá triển vọng khoáng sản
kiểu tương tự cho vùng nghiên cứu.
- Áp dụng hệ phương pháp xử lý phân tích tài liệu bay đo từ phổ gamma
và trọng lực có bổ sung phương pháp toán học thống kê nhận dạng để
nghiên cứu cấu trúc địa chất, xác định triển vọng và quy luật phân bố
khoáng sản vùng Phan Rang – Nha Trang.
5. Cơ sở tài liệu của luận án
Luận án được xây dựng trên cở sở thu thập, tổng hợp các tài liệu địa chất,
khoáng sản, địa vật lý bao gồm:
- Tài liệu bay đo từ - phổ gamma tỉ lệ 1: 50.000 và tài liệu đo vẽ trọng
lực mặt đất tỷ lệ 1: 100.000 vùng Phan Rang - Nha Trang của NCS và các
vùng phụ cận lưu giữ tại Liên đoàn Vật lý Địa chất;
- Tài liệu địa chất và khoáng sản tỉ lệ 1: 200.000; 1: 50.000, tài liệu sinh
khoáng tỷ lệ 1: 1000.000, 1: 500.000, 1: 200.000 và các tài liệu tìm kiếm đánh

giá khoáng sản các điểm quặng, vùng mỏ trên diện tích nghiên cứu và các
vùng phụ cận lưu giữ tại Trung tâm thông tin Lưu trữ Địa chất;
- Các tài liệu của các tác giả Nguyễn Tài Thinh, Nguyễn Thế Hùng và
các cộng sự liên quan đến hệ phương pháp xử lý, phân tích tài liệu địa
vật lý;
- Các tài liệu trong nước và trên thế giới liên quan đến công tác xử lý tài
liệu địa vật lý hàng không và trọng lực;
- Tài liệu bay đo từ, phổ gamma do NCS thực hiện và đo vẽ trọng lực, các
kết quả nghiên cứu của bản thân tác giả trong những năm qua có liên quan đến
công tác xử lý, phân tích tài liệu địa vật lý.
6. Phương pháp nghiên cứu
5
- Thu thập, tổng hợp các tài liệu đã có về địa chất, khoáng sản trong
vùng Phan Rang - Nha Trang nhằm sơ bộ đánh giá đặc điểm cấu trúc và
các loại hình khoáng sản có thể có triển vọng vùng Phan Rang - Nha Trang
và lựa chọn hệ phương pháp xử lý, phân tích tổng hợp các bước tiếp theo.
- Đối với phương pháp thống kê nhận dang: nghiên cứu cơ sở lý
thuyết phương pháp, áp dụng thử nghiệm trên đối tượng khoáng sản đã
biết nhằm xác định một quy trình xử lý phân tích phương pháp thống kê
nhận dạng để đánh giá triển vọng khoáng sản loại hình tương tự các mỏ
khoáng sản đã biết.
- Nghiên cứu lựa chọn các mẫu nhận dạng là các mỏ khoáng đã biết phù
hợp với điều kiện địa chất và loại hình khoáng sản khả năng có triển vọng
vùng Phan Rang - Nha Trang, xác định các tham số nhận dạng đối với từng
mẫu chuẩn để tiến hành nhận dạng cho vùng nghiên cứu.
- Nghiên cứu hệ phương pháp xử lý, phân tích tài liệu bay đo từ, phổ
gamma với mục đích điều tra địa chất và khoáng sản của các tác giả đi
trước để áp dụng cho vùng nghiên cứu.
- Tổng hợp các kết quả xử lý, phân tích kết hợp các tài liệu thu thập để
xác định cấu trúc địa chất, triển vọng và quy luật phân bố khoáng sản vùng

nghiên cứu.
7. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn
*) Ý nghĩa khoa học
- Đã áp dụng có hiệu quả phương pháp thống kê nhận dạng để đánh giá
triển vọng khoáng sản theo loại hình tương tự các mỏ đã biết, góp phần
hoàn thiện hệ phương pháp xử lý, phân tích tài liệu từ, phổ gamma hàng
không và trọng lực, nâng cao độ tin cậy trong việc giải đoán địa chất và
đánh giá triển vọng khoáng sản.
- Đã xác định đặc điểm cấu trúc địa chất ẩn và triển vọng khoáng sản vùng
Phan Rang - Nha Trang theo tài liệu bay đo từ phổ gamma và trọng lực.
*) Ý nghĩa thực tiễn
- Hệ phương pháp toán học thống kê xử lý và phân tích tài liệu từ phổ
gamma hàng không và tài liệu trọng lực mặt đất để nghiên cứu cấu trúc địa
6
chất và quy luật phân bố khoáng sản áp dụng có hiệu quả cao ở vùng Phan
Rang - Nha trang có thể áp dụng rộng rãi để xử lý tài liệu cho các vùng khác.
- Góp phần làm sáng tỏ đặc điểm cấu trúc địa chất và triển vọng khoáng
sản ẩn định hướng cho việc lập kế hoạch công tác điều tra đánh giá khoáng
sản tiếp theo của vùng Phan Rang - Nha Trang.
8. Những điểm mới của luận án.
8.1. So với các nghiên cứu trước đây, đã áp dụng có hiệu quả phương
pháp toán học thống kê nhận dạng với việc lựa chọn tổ hợp tham số hợp lý
tài liệu bay đo từ phổ gamma cho các khu mỏ có giá trị công nghiệp đã biết
để xác định triển vọng khoáng sản kiểu tương tự cho vùng nghiên cứu.
8.2. Đã xác định được cấu trúc địa chất ẩn vùng Phan Rang - Nha Trang
có cơ sở tin cậy và khách quan, phân chia diện tích thành cấu trúc vòng và
4 khối cấu trúc: Khối M’Đrak (I), khối Ninh Hoà (II), khối Đơn Dương
(III), khối Ninh Hải (IV), chúng bị chia cắt bởi các hệ thông đứt gãy có
phương khác nhau.
8.3. Vùng Phan Rang - Nha Trang có triển vọng nhất là khoáng sản:

vàng, thiếc, wolfram, molipden; bước đầu đã xác định được quy luật phân
bố của chúng:
- Triển vọng khoáng sản chính là thiếc, wolfram tập trung chủ yếu trong
đới triển vọng Khánh Vĩnh và diện tích Tạp Lá – Núi Đất thuộc đới triển
vọng Núi Đá Đen, liên quan chủ yếu các thành tạo magma phức hệ Cà Ná
và Phức hệ Định Quán;
- Triển vọng vàng, molipđen, đồng, chì, kẽm tập trung chủ yếu trong
các đới triển vọng: Đèo Cả, Sông Cho và phần lớn diện tích đới triển vọng
Núi Đá Đen;
8.4. Phương pháp toán học thống kê nhận dạng đã góp phần hoàn thiện hệ
phương pháp xử lý, phân tích tài liệu bay đo từ phổ gamma và trọng lực mặt
đất với mục đích điều tra địa chất và đánh giá triển vọng khoáng sản. Kết quả
xử lý vùng Phan Rang - Nha Trang có thể áp dụng để xử lý tài liệu cho những
vùng khác.
9. Các luận điểm bảo vệ
7
9.1. Lựa chọn tổ hợp tham số địa vật lý hợp lý theo đặc trưng địa chất,
khoáng sản, địa hóa đối với hai khoáng sản là vàng và thiếc trong phương pháp
toán học thống kê nhận dạng để xác định triển vọng khoáng sản chính của
vùng Phan Rang - Nha Trang.
9.2. Bằng tổ hợp tiền đề dấu hiệu địa vật lý và tổ hợp tham số nhận dạng
vật lý hợp lý đối với vàng và thiếc đã xác định khoáng sản có triển vọng nhất ở
vùng Phan Rang – Nha Trang là: vàng, thiếc, khoáng sản đi kèm là wolfram,
molipden. Chúng tập trung chủ yếu trong đới cấu trúc Đơn Dương và 4 đới
triển vọng :
- Khoáng sản thiếc, wolfram tập trung chủ yếu trong đới triển vọng Khánh
Vĩnh và diện tích Tạp Lá – Núi Đất thuộc đới triển vọng Núi Đá Đen, liên
quan chủ yếu với các thành tạo magma phức hệ Cà Ná và Định Quán;
- Khoáng sản vàng, molipden, đồng, chì, kẽm tập trung chủ yếu trong các
đới triển vọng: Đèo Cả, Sông Cho và phần lớn diện tích đới triển vọng Núi Đá

Đen, liên quan chủ yếu với các thành tạo magma phức hệ Cà Ná, Đèo Cả và
Định Quán
10. Bố cục của luận án
Ngoài phần mở đầu và kết luận, luận án gồm 4 chương:
Chương 1: Tổng quan về công tác bay đo từ phổ gamma, đo vẽ trọng
lực và xử lý, phân tích tài liệu ở Việt Nam.
Chương 2: Đặc điểm địa chất, địa vật lý vùng Phan Rang - Nha Trang
và vùng phụ cận.
Chương 3: Hệ phương pháp toán học thống kê xử lý, phân tích tài liệu từ
phổ gamma và trọng lực vùng Phan Rang - Nha Trang.
Chương 4: Phân vùng cấu trúc địa chất và dự báo khoáng sản vùng
Phan Rang – Nha Trang theo tài liệu địa vật lý.
8
Chương 1
TỔNG QUAN VỀ CÔNG TÁC BAY ĐO TỪ PHỔ GAMMA, ĐO VẼ
TRỌNG LỰC VÀ XỬ LÝ , PH ÂN T ÍCH TÀI LIỆU Ở VIỆT
NAM
1.1. Bay đo từ - phổ gamma trong điều tra cơ bản về địa chất và
khoáng sản
Hiện nay, tổ hợp phương pháp bay đo từ - phổ gamma và phương pháp
xử lý phân tích tài liệu được áp dụng rất phổ biến và có hiệu quả trong điều
tra địa chất và khoáng sản.
1.2. Hiện trạng công tác bay đo từ phổ gamma và đo trọng lực ở
Việt Nam
Đến nay, công tác bay đo từ - phổ gamma đã bay đo khoảng gần 1/3 diện tích
lãnh thổ, chủ yếu từ Huế tới Phan Thiết - Lâm Đồng. Đã phát hiện được một số
mỏ quan trọng như: fluorit Xuân Lãnh; vàng Sơn Hòa (Phú Yên); urani Khe Cao
– Khe Hoa (Quảng Nam); magnesit Kong Queng (Gia Lai), và nhiều các mỏ
vàng, thiếc ở các vùng Nam Đồng, Kon Tum, Huế, Nghệ An - Quảng Bình
.vv…

1.3. Tổng quan về các phương pháp xử lý phân tích tài liệu bay đo
từ phổ gamma và đo trọng lực với mục đích điều tra địa chất và
khoáng sản ở Việt Nam
1.3.1. Công tác xử lý, phân tích trong các đề án sản xuất
Giải đoán địa chất theo tài liệu bay đo từ - phổ gamma: dựa vào các dị
thường đơn và bản chất phóng xạ của chúng, kết hợp với các kết quả kiểm tra
sơ bộ mặt đất, các tài liệu địa chất khoáng sản hiện có, xác định triển vọng
khoáng sản liên quan với các đới dị thường. Đối với tài liệu từ và trọng lực
thông qua các trường biến đổi xác định các yếu tố cấu trúc, đứt gãy .
1.3.2. Trong các công trình nghiên cứu, xử lý phân tích tổng hợp.
* Nghiên cứu cấu trúc địa chất (chủ yếu tỷ lệ nhỏ):
9
Công tác xử lý phân tích nghiên cứu cấu trúc địa chất chủ yếu phân tích
tổng hợp tài liệu từ và trọng lực.
* Nghiên cứu hệ phương pháp xử lý, phân tích tổng hợp tài liệu bay đo
từ - phổ gamma và trọng lực phục vụ điều tra địa chất và khoáng sản: với
mục đích phân loại các đối tượng địa chất góp phần thành lập bản đồ địa
chất và dự báo chung về khoáng sản nội sinh.
1.3.3. Những thành tựu và hạn chế chủ yếu của công tác xử lý phân
tích tài liệu bay đo từ - phổ gamma và trọng lực
Nhìn chung công tác xử lý, phân tích tài liệu bay đo từ - phổ gamma ở
nước ta trong thời gian qua đã có nhiều đóng góp quan trọng cho công tác
điều tra địa chất khoáng sản. Tuy nhiên cũng bộc lộ một số hạn chế đã nêu
trên cần tiếp tục nghiên cứu khắc phục để nâng cao hơn nữa độ tin cậy của
kết quả xử lý phân tích.
Chương 2
ĐẶC ĐIỂM ĐỊA CHẤT, ĐỊA VẬT LÝ
VÙNG PHAN RANG - NHA TRANG VÀ VÙNG PHỤ CẬN
2.1. Đặc điểm địa chất khoáng sản vùng Phan Rang - Nha Trang
2.1.1. Cơ sở tài liệu địa chất hiện có

- Tài liệu địa chất khoáng sản hiện có tại Liên đoàn Vật lý Địa chất và
Trung tâm Thông tin lưu trữ địa chất .
2.1.2. Đặc điểm địa chất khoáng sản vùng Phan Rang - Nha Trang
2.1.2.1. Địa tầng
Theo tài liệu trước đây, vùng Phan Rang - Nha trang gồm 12 phân vị địa
tầng có tuổi từ Proterozoi đến trầm tính hệ thứ Tư:
Hệ tầng Khâm Đức (MP+NPkđ , Hệ tầng Mangyang (T
2
my), Hệ tầng
Đắk Bùng (J
1
đb), Hệ tầng Đray Linh (J
1
đl), Hệ tầng Ea Súp (J
2
es), Hệ
tầng La Ngà (J
2
ln), Hệ tầng Đèo Bảo Lộc (J
3
đbl), Hệ tầng Nha Trang
(Knt), Hệ tầng Dak Rium (K
2
đr), Hệ tầng Đơn Dương (K
2
đd), Hệ tầng
Mavieck (N
2
2
mv), Hệ tầng Xuận Lộc (βQIIxl), Các thành tạo trầm tích

bở rời hệ Đệ tứ (Q)
10
2.1.2.2. Các thành tạo magma xâm nhập bao gồm 4 phức hệ magma,
trong mỗi phức hệ có đủ các pha 1; 2 và 3.
Phức hệ định quán (G-GDi/J
3
đq), Phức hệ Đèo Cả (GĐi-Gsy-G/Kđc),
Phức hệ Cà Ná (G/K
2
cn), Phức hệ Phan Rang (Gp/Epr), Phức hệ Cù
Mông (Gbp/Ecm)
2.1.2.3. Kiến tạo: Theo Nguyễn Xuân Bao, toàn bộ vùng nghiên cứu nằm
trong 2 đới cấu trúc: MĐrak trong đới cấu trúc Kon Tum, phần diện tích còn
lại nằm trong phụ đới cấu trúc Phan Thiết, thuộc đới cấu trúc Đà Lạt
2.1.2.4. Khoáng sản: khoáng sản đã phát hiện gồm: than; Au, Sn, ngoài
ra còn có Fe, Mn, Cu, Pb, Zn, Mo, W và quặng phóng xạ.
2.2. Đặc điểm địa vật lý vùng Phan Rang - Nha Trang
2.2.1. Cơ sở tài liệu địa vật lý hiện có
Gồm các tài liệu bay đo từ, đo vẽ trọng lực tỷ lệ nhỏ trước đây và tài
liệu bay đo từ phổ gamma tỷ lệ 1: 50.000 và đo trong lực tỷ lệ 1: 100.000
vùng Phan Rang - Nha Trang năm 2006.
2.2.2. Đặc điểm các trường địa vật lý
2.2.2.1. Đặc điểm trường dị thường trọng lực Bughe: thể hiện rõ cấu
trúc trũng Đà Lạt, các đứt gãy sâu, các khối cấu trúc.
2.2.2.2. Đặc điểm trường dị thường từ ∆Ta: thể hiện các hệ thống đứt
gãy, các khối cấu trúc và các thành tạo địa chất nông.
2.2.2.3. Đặc điểm trường phổ gamma gồm: cường độ phóng xạ, hàm
lượng uran, hàm lượng thori, hàm lượng kali đều có sự phân dị tốt.
2.2.3. Tham số vật lý đá vùng Phan Rang - Nha Trang
Tham số mật độ ít biến đổi, tham số từ và xạ có sự thay đổi khá khác

biệt giữa các đá của các thành tạo địa chất trong vùng nghiên cứu.
Với nguồn tài liệu địa vật lý hiện như đã nêu, việc áp dụng một cách
hợp lý các phương pháp xử lý, phân tích, khai thác thông tin bằng các công
nghệ tiên tiến sẽ có cơ sở làm rõ đặc điểm cấu trúc địa chất, quy luật phân
bố và triển vọng khoáng sản nội sinh trong vùng nghiên cứu.
11
Chương 3
HỆ PHƯƠNG PHÁP TOÁN HỌC THỐNG KÊ XỬ LÝ, PHÂN TÍCH
TÀI LIỆU TỪ PHỔ GAMMA VÀ TRỌNG LỰC
VÙNG PHAN RANG – NHA TRANG
3.1. Cơ sở lựa chọn tổ hợp phương pháp và chương trình xử lý số liệu
địa vật lý
Công tác xử lý, phân tích tài liệu bay đo từ phổ gamma và trọng lực với
mục đích điều tra địa chất và khoáng sản vùng Phan Rang – Nha Trang chủ
yếu kế thừa hệ phương pháp trước đây, đồng thời nghiên cứu áp dụng bổ
sung phương pháp toán học thống kê trong nhận dạng khoáng sản.
Các phần mềm sử dụng là: bộ chương trình COSCAD (CHLB Nga), Bộ
chương trình E.R.Mapper (Australia), ngoài ra có sử dụng kết hợp bộ
chương trình Trường Thế (Mỹ).
3.1.1. Bộ chương trình Coscad: Coscad là bộ chương trình xử lý, phân
tích tài liệu ĐVL dựa trên cơ sở lý thuyết xác suất thống kê và công cụ
phân tích phổ. Gồm các tính năng: Tính các đặc trưng thống kê của trường
và dị thường, phân chia các dị thường bằng các bộ lọc, phát hiện dị
thường, các phương pháp phân lớp đối tượng, nhận dạng dị thường theo tổ
hợp dấu hiệu.
3.1.2. Phần mềm ER.Mappper: phần mềm ER.Mapper là phần mềm xử
lý ảnh số hiện đại, có thể sử dụng để xử lý số liệu cho các lĩnh vực xử lý
ảnh vệ tinh, ảnh máy bay v.v. Các tính năng được sử dụng gồm là các bộ
lọc: xử lý dạng công thức, phân lớp theo tổ hợp dấu hiệu.
3.1.3. Bộ chương trình Trường thế

Bộ chương trình Trường thế (PF) của Cục địa chất Mỹ chủ yếu sử dụng
các phương pháp xử lý, biến đổi, phân tích và tính toán định lượng cho tài
liệu từ và trọng lực.
3.2. Hệ phương pháp xử lý, phân tích nhằm nghiên cứu cấu trúc địa chất
3.2.1. Các đặc trưng phổ thống kê cơ bản của trường địa vật lý
12
3.2.1.1. Đặc trưng liên kết của các trường địa vật lý
1. Hàm tự tương quan nhiều chiều
Hàm tự tương quan nhiều chiều dùng để mô tả tính chất thống kê của
trường địa vật lý theo diện được cho tại các nút lưới đều.
2. Hàm tự tương quan và tương quan cấu trúc
Liên quan đến đặc trưng rời rạc của các trường ĐVL, là phép biến đổi
trường xuất phát được cho rời rạc với bước không thay đổi .
3.2.1.2. Đặc trưng phổ của trường địa vật lý
Qua phân tích phổ biên độ và phổ pha, có thể tách được các nhóm dị
thường có đặc trưng tần số và biên độ khác nhau.
3.2.2. Các phương pháp phân chia trường thành các thành phần
3.2.2.1. Lọc năng lượng và lọc Vine- Conmogorop nhiều chiều: lọc
năng lượng tối ưu hai chiều, lọc một chiều, lọc tuyến tính tối ưu là việc tính
toán các giá trị trọng số của bộ lọc và tích chập của chúng trong cửa sổ với
các giá trị của trường.
3.2.2.2. Phương pháp phân tích thành phần chính: đây là phương pháp
phân tích thống kê nhằm xác định thành phần năng lượng thông tin nhiều
nhất trong số các dấu hiệu sử dụng.
3.3. Hệ phương pháp xử lý, phân tích nhằm đánh giá triển vọng
khoáng sản
3.3.1. Phân chia các đới dị thường, các đới biến đổi theo tài liệu địa
vật lý và xác định bản chất xạ địa hoá của chúng
3.3.1.1. Phân chia các dị thường và đới dị thường: lọc trường phổ
gamma để phân chia các dị thường nhằm xác định các dị thường địa

phương trên phông và dưới phông; tính dị thường tổ hợp các dấu hiệu gồm
trường gốc và các trường biến đổi.
3.3.1.2. Phân loại các đới dị thường
Phân loại các đới dị thường thực chất là ghép nhóm các đới dị thường có
cùng bản chất xạ phổ gamma giống nhau. Ngoài ra còn quan tâm đến các
kiểu dị thường từ, trọng lực và môi trường địa chất cụ thể chứa đới dị thường.
3.3.1.3. Xác định bản chất địa chất của đới dị thường và khoáng sản liên
13
quan: đối sánh các đới dị thường đã phân chia với tài liệu địa chất đã biết;
tài liệu về khoáng sản, các mỏ và điểm quặng đã biết, các vành phân tán
trọng sa, địa hoá;
Trên cơ sở các dấu hiệu đã xác định, chính xác hóa các kiểu biến đổi nội
sinh và dự báo khoáng sản liên quan.
3.3.2. Các phương pháp phát hiện dị thường
3.3.2.1. Phương pháp xác suất ngược
Phương pháp xác suất ngược được sử dụng hiệu quả trong trường hợp
biết trước các đặc trưng thống kê của dị thường cần tìm.
3.3.2.2. Phương pháp phát hiện dị thường theo tổ hợp dấu hiệu
Biểu diễn này được dùng để “quét” trên toàn bộ mảng số liệu theo những
hướng xác định để phát hiện các dị thường theo các hướng khác nhau.
3.3.2.3. Phương pháp nhận dạng theo mẫu chuẩn
Đối với phương pháp thống kê nhận dạng theo mẫu chuẩn, vấn đề quan
trọng nhất là lựa chọn mẫu chuẩn và lựa chọn tổ hợp tham số nhận dạng
hợp lý:
1. Lựa chọn mẫu chuẩn: các mẫu chuẩn đối với mỗi vùng nghiên cứu
cần thoả mãn các điều kiện sau:
Là các mỏ khoáng, các đới quặng hoặc các nút quặng đã được điều
tra, đánh giá; đặc điểm địa chất khoáng sản của vùng mỏ, đới quặng, lựa
chọn phải tương đối tương đồng với vùng nghiên cứu; có tài liệu địa vật
lý giống vùng nghiên cứu về trường và tỷ lệ đo vẽ (chủ yếu tài liệu từ,

phổ gamma); Khoáng sản phù hợp với loại hình khoáng sản có thể có
trong vùng nghiên cứu.
2. Lựa chọn tham số địa vật lý nhận dạng
Việc lựa chọn các tham số địa vật lý để tiến hành nhận dạng đối tượng
khoáng sản tương tự được tiến hành trên từng loại mẫu chuẩn nhằm xác
định tổ hợp các tham số của các trường địa vật lý phản ánh đúng đắn nhất
về đối tượng đó. Phương pháp tiến hành là lựa chọn các tổ hợp tham số khác
nhau và lần lượt nhận dạng trên đối tượng mẫu chuẩn cho đến khi lựa chọn
được tổ hợp các tham số mà kết quả nhận dạng phản ánh đúng đắn nhất về
14
đối tượng khoáng sản đã biết của mẫu chuẩn.
Kết quả nhận dạng được tiếp nhận khi có độ tin cậy cao. Cụ thể, kết quả
nhận dạng: với 0 < T ≤ 1, 5 tương ứng độ tin cậy phù hợp mẫu chuẩn là 90%;
với 1,5 < T ≤ 3 tương ứng độ tin cậy phù hợp 80% (T là thống kê vết của ma
trận Covarian trong cửa sổ trượt). Các tham số này sẽ dùng để nhận dạng
khoáng sản tương tự mẫu chuẩn cho vùng nghiên cứu.
3.4. Lựa chọn mẫu chuẩn và tham số nhận dạng vùng Phan Rang-
Nha Trang
3.4.1. Các mẫu chuẩn lựa chọn nhận dạng vùng Phan Rang- Nha Trang
Vùng nghiên cứu nằm trong đới cấu trúc Đà Lạt đã được các nhà Địa chất
đánh giá có triển vọng khoáng sản chính là thiếc, vàng, wolfram.
3.4.1.1. Mẫu ngoài vùng nghiên cứu
Vùng Đà Lạt có điều kiện tương tự vùng nghiên cứu, vùng Đà Lạt có các
mỏ, đới quặng đã được điều tra đánh giá kỹ, đặc biệt là thiếc và vàng gốc. Tác
giả lựa chọn mẫu thiếc Đa Thiện nằm trong trường quặng thiếc khu vực Đa
Chay - Đà Lạt, mẫu vàng khu (69-72) trường quặng vàng Trà Năng - Đà Lạt.
1. Mỏ thiếc gốc Đa Thiện: bao gồm hai thân quặng dạng đới biến đổi
greizen hoá, sericit hoá, turmalin hoá, quặng có hàm lượng Sn từ 0,08 đến
5,04%.
2. Mỏ vàng gốc Trà Năng (khu vực 67 - 72): quặng dạng mạch vàng xâm

tán trong các vi mạch thạch anh. Hàm lượng vàng: 0.5 ÷ 50 g/t, trữ lượng
vàng gốc theo tính toán: Au: cấp P
1
= 6908,77kg, trong đó cấp C
2
=
1287,67kg; Ag: cấp P
1
= 12115,22kg, cấp C
2
= 1431,73 kg.
3.4.1.2. Mẫu trong vùng nghiên cứu
Trong vùng nghiên cứu tác giả lựa chọn mẫu nhận dạng là : khu-a mỏ vàng
Đá Bàn, khu Tạp Lá thuộc khu quặng thiếc Ma Ty - Du Long .
1. Điểm quặng Vàng Đá Bàn: các mạch thạch anh chứa vàng có thành phần
khoáng vật quặng chủ yếu là: pyrit, chalcopyrit, galenit chứa vàng.
2. Điểm quặng thiếc Tạp Lá: khu Tạp Lá đã phát hiện 19 thân quặng thiếc
gốc, có hàm lượng Sn các thân quặng 0,12% ÷ 0,80%, chiều dày 0,8m ÷ 3,57m.
Các nguyên tố đi kèm trong quặng thiếc tại khu Tạp Lá theo kết quả phân tích
ICP: Mo: 11÷239g/T, Zn: 50÷256g/T, Pb: 20÷122g/T, Cu: 46÷172g/T .
15
3.4.2. Lựa chọn tham số trên các mẫu chuẩn
Đã tiến hành nhận dạng lần lượt các tổ hợp tham số khác nhau trong tập
hợp các tham số địa vật lý đã tính toán gồm các tham số: I, K, Th, U, F, Jk,
Ju, Jth, ΔT, dominal: (K, Th, U); U/K, K/Th, U/Th, dư lọc năng lượng ΔI,
ΔK, ΔTh, ΔU, ΔF, ΔT ; Q
i, j
(K, U, Th) cho các mẫu đã lựa chọn.
Tổ hợp các tham số đưa vào nhận dạng bắt đầu từ các trường ban đầu: I,
K, Th, U, ∆T sau đó bổ sung và thay đổi các tham số khác nhau. Tổ hợp

các tham số nhiều nhất đã áp dụng là 24 tham số gồm tất cả các tham số đã
tính toán ở trên. Đối sánh kết quả nhận dạng tất cả các tổ hợp tham số đã
nêu với tài liệu địa chất khoáng sản đã biết để lựa chọn tổ hợp tham số. Tổ
hợp tham số được xác định là hợp lý nhất khi kết quả nhận dạng phản ánh
đúng đối tượng khoáng sản của mẫu nhận dạng với độ tin cậy cao nhất và
phản ánh được các đối tượng khoáng sản cùng loại ở các diện tích lân cận
trong trường quặng.
Kết quả đã lựa chọn tổ hợp các tham số nhận dạng theo mẫu chuẩn cho
các loại hình khoáng sản vùng nghiên cứu như sau:
- Loại hình quặng vàng: Tổ hợp các tham số: (I, K, Th, U, F, Jk, Ju, Jth,
dominal: (K, U); U/K, K/Th, U/Th, dư lọc năng lượng (ΔK, ΔTh, ΔU, ΔF,
ΔT); Q
i,K
) cho mẫu vàng Trà Năng - Lâm Đồng, vàng Đá Bàn - Khánh
Hòa;
- Loại hình quặng thiếc: Tổ hợp các tham số loại hình quặng thiếc được
lựa chọn là: (I, K, Th, U, F, Jk, Ju, Jth, dominal: (Th, U); U/K, K/Th, U/Th,
dư lọc năng lượng (ΔK, ΔTh, ΔU, ΔF, ΔT); Q
i,Th
cho mẫu thiếc Đa Thiện -
Lâm Đồng, thiếc Tạp Lá - Khánh Hòa.
Chương 4
PHÂN VÙNG CẤU TRÚC ĐỊA CHẤT VÀ DỰ BÁO KHOÁNG SẢN
VÙNG PHAN RANG - NHA TRANG THEO TÀI LIỆU ĐỊA VẬT LÝ
16
4.1. Phân vùng cấu trúc địa chất theo tài liệu địa vật lý
4.1.1. Các dấu hiệu xác định đứt gãy và phân vùng cấu trúc theo tài liệu
địa vật lý.
4.1.1.1. Các dấu hiệu chủ yếu xác định đứt gãy
Là ranh giới các miền trường có đặc tính khác nhau như cường độ, cấu

trúc trường. Các đường đẳng trị song song kéo dài theo một phương xác
định. Chuỗi các dị thường kích thước nhỏ phân bố kéo dài theo một
phương xác định; Các đứt gãy sâu (F
1
và F
2
) xác định theo dấu hiệu của
trường từ, trọng lực và các trường biến đổi của chúng. Các đứt gãy nông
(F
3
) chủ yếu xác định trên các trường dư từ và dư trọng lực lọc kích thước
nhỏ và trường phổ gamma.
4.1.1.2. Nghiên cứu cấu trúc
- Một vùng dị thường trọng lực, từ tương ứng sẽ phản ánh một dạng
cấu trúc địa chất nhất định, có sự khác biệt về hình thái cấu trúc và cường
độ trường của khu vực này so với khu vực khác.
- Mỗi một đơn vị cấu trúc được xác định bởi một miền trường có đặc
điểm khác biệt so với xung quanh về cường độ và cấu trúc trường.
- Các đơn vị cấu trúc thường được giới hạn bởi các đứt gãy sâu.
- Các vùng nâng, sụt của các đơn vị cấu trúc khác nhau thường được thể
hiện bởi miền trường dương, âm ở mức độ khác nhau của trường trọng lực.
- Dạng và hướng phát triển cấu trúc trường trọng lực, từ phản ánh dạng
cấu trúc và hướng phát triển của cấu trúc địa chất.
- Ngoài các yếu tố trên còn xem xét đến sự phân bố của các thành tạo
địa chất trên mặt.
4.1.2. Đứt gãy và cấu trúc vòng vùng Phan Rang - Nha Trang
4.1.2.1. Đứt gãy vùng Phan Rang - Nha Trang
Trong vùng Phan Rang – Nha Trang các đứt gãy và cấu trúc vòng thể hiện
khá rõ trên các trường từ, trọng lực và tài liệu phổ gamma.
- Đứt gãy bậc 1: là đứt gãy theo dõi được trên các loại tài liệu phông của

lọc trường trọng lực bughe với kích thước cửa sổ 30km
- Các đứt gãy bậc 2: các đứt gãy bậc 2 và bậc I, theo dõi được trên các
17
bản đồ phông của lọc trường trọng lực bughe với kích thước cửa sổ
20km và 30km
- Các đứt gãy bậc 3theo dõi được trên trường từ, trường dư trọng lực, và
các trường phổ gamma.
4.1.2.2. Cấu trúc vòng vùng Phan Rang - Nha Trang
Theo tài liệu từ và trọng lực, xác định được 3 cấu trúc vòng chính
1. Cấu trúc vòng Nha Trang: dạng đẳng thước mở rộng ra biển, thể hiện rõ
trên trường từ, trường trọng lực, trường từ dư, trọng lực dư 5km, 10km,.
2. Cấu trúc vòng Núi Đá Đen: có dạng ellip phát triển về tây nam, thể hiện
rõ trên trường từ dư 2km, 5km trường trọng lực dư 5km.
3. Cấu trúc vòng phía đông huyện Ninh Hải: dạng đẳng thước, kích thước
nhỏ khoảng 5 km
2
, có lẽ thể hiện cấu trúc của khối magma xâm nhập tại đây.
4.1.3. Cấu trúc địa chất vùng Phan Rang - Nha Trang
Có thể phân vùng Phan Rang – Nha Trang thành 4 khối cấu trúc chính.
4.1.3.1. Khối cấu trúc M’Đrak (I): khối cấu trúc nằm về phía tây bắc đứt
gãy F1ĐB1

ở cực tây bắc vùng Phan Rang - Nha Trang, thuộc đới nâng
Kon Tum. Trường dị thường trọng lực của đới tương đối dương hơn so với
miền trũng Đà Lạt, giá trị trong khoảng 5÷15mGal, trường từ tương đối
cao xuất hiện một số dị thường từ nhỏ phát triển theo hướng vĩ tuyến, thành
tạo địa chất chủ yếu là các đá thuộc hệ tầng Khâm Đức, Easup.
4.1.3.2. Khối cấu trúc Ninh Hoà(II)
Khối Ninh Hoà là một khối nâng tương đối thuộc phần tây nam khối
nâng Đèo Cả, được khống chế bởi 2 đứt gãy F2TB1 và F2ĐB1, ở phía tây

bắc được khống chế bởi đứt gãy F1ĐB1. Trên diện tích đới giá trị trường dị
thường trọng lực Bughe tương đối dương hơn so với khối sụt của trũng Đà
Lạt, giá trị trong khoảng +2,5 ÷ -27,5mGal, dị thường từ đơn lẻ hoặc một số
dị thường từ có kích thước nhỏ hơn phân bố theo dạng xâu chuỗi. Đới được
cấu thành bởi các đá hệ tầng MangYang, Đray Linh, Đăk Bùng Nha Trang;
các đá magma xâm nhập phức hệ Định Quán, Cà Ná, Đèo Cả, Tây Ninh.
18
4.1.3.3. Khối Đơn Dương (III)
Đây là khối cấu trúc chiếm phần lớn diện tích vùng Phan Rang – Nha
Trang và là phần cơ bản của phía đông trũng Đà Lạt. Khối có xu hướng
trũng sâu về phía tây và nông dần về phía đông. Khối được khống chế bởi
đứt gãy F2TB1 ở đông bắc và F2ĐB1 ở đông nam tạo thành một thể hình
nêm ra biển đông. Giá trị trường dị thường trọng lực thay đổi mạnh từ tây (-
35 ÷ -45mGal) sang đông (+25mGal), trường từ nhìn chung khá ổn định, ở
tây tây nam và đông bắc đới có trường từ cao hơn ở trung tâm với giá trị dao
động trong khoảng -1000 ÷ 200nT. Khối được cấu thành bởi các đá hệ tầng
La Ngà, Đơn Dương, các thành tạo magma xâm nhập phức hệ Định Quán,
Đèo Cả và phức hệ Cà Ná.
4.1.3.4. Khối cấu trúc Ninh Hải (IV)
Khối thuộc phần nam đông nam của vùng Phan Rang – Nha Trang được
khống chế bởi đứt gãy F2ĐB3 ở phía bắc tây bắc, đông nam thuộc giới hạn
vùng nghiên cứu. Khối có trường dị thường trọng lực bughe tương đối
dương so với miền trũng Đà Lạt (+2,5mGal ÷ -2,5mGal). Tham gia vào đới
cấu trúc này có thành tạo hệ tầng đèo Bảo Lộc, Đơn Dương, các đá magma
phức hệ Định Quán, Đèo Cả, Cà Ná.
4.1.4. Các kết quả mới của sơ đồ cấu trúc địa chất vùng Phan Rang -
Nha Trang
Kết quả đã phát hiện số lượng lớn các đứt gãy mà các tài liệu trước đó
không theo dõi được, xác định được 3 cấu trúc vòng chính và phân chia
diện tích nghiên cứu thành 4 khối cấu trúc là có cơ sở.

4.2. Triển vọng khoáng sản nội sinh theo tài liệu địa vật lý vùng
Phan Rang - Nha Trang
4.2.1. Nguyên tắc thành lập sơ đồ dự báo triển vọng khoáng sản theo
tài liệu địa vật lý
4.2.1.1. Các tài liệu chính sử dụng để thành lập sơ đồ dự báo triển vọng
khoáng sản: hệ thống đứt gãy, các đới dị thường theo từng dấu hiệu, dị thường
tổ hợp và bản chất xạ địa hoá của chúng; các đới biến đổi, kết quả nhận dạng
theo các mỏ và điểm quặng đã biết; các vành phân tán trọng sa, địa hóa;
19
các mỏ và điểm quặng đã biết trong vùng; kết quả phân vùng cấu trúc theo
tài liệu địa vật lý.
4.2.1.2. Tiêu chuẩn phân loại các diện tích triển vọng khoáng sản
1. Xác định đối tượng khoáng sản triển vọng: việc xác định các đối tượng
khoáng sản có triển vọng của từng diện tích dựa vào các yếu tố: các đới dị
thường theo từng dấu hiệu, dị thường tổ hợp và bản chất xạ địa hoá của chúng;
các đới biến đổi, kết quả nhận dạng theo các mỏ và điểm quặng đã biết; các
vành phân tán trọng sa, địa hóa; các mỏ và điểm quặng đã biết trong vùng. Các
thành tạo địa chất và cấu trúc địa chất thuận lợi cho việc tạo khoáng;
2. Phân loại triển vọng khoáng sản: triển vọng khoáng sản được phân
thành 3 loại tương ứng với các tiêu chuẩn sau:
+ Loại A1: các diện tích triển vọng xếp loại A1 phải thoả mãn các tiêu
chuẩn; Các đới dị thường, dị thường tổ hợp tập trung. Các đới biến đổi đã
được xác định phù hợp với loại hình khoáng sản dự báo. Điều kiện địa chất
thuận lợi cho hình thành khoáng sản tương ứng. Kết quả nhận dạng có độ tin
cậy cao (>80%), phù hợp với bối cảnh và điều kiện địa chất của mẫu chuẩn.
Các vành phân tán trọng sa, địa hoá tập trung và phản ánh phù hợp với triển
vọng khoáng sản dự báo. Đã được kiểm tra đánh giá mặt đất, phát hiện có đới
quặng hoặc mỏ khoáng sản có hàm lượng đạt giá trị công nghiệp.
+ Loại A2: các diện tích triển vọng xếp loại A2 là các diện tích thoả
mãn các điều kiện tương tự loại A1, nhưng chưa phát hiện thấy có mỏ hoặc

đới quặng có triển vọng công nghiệp.
+ Loại B: các diện tích triển vọng xếp loại B là các diện tích có một
hoặc một vài điều kiện không thoả mãn như loại A2.
4.2.2. Triển vọng khoáng sản nội sinh vùng Phan Rang – Nha Trang
Trên cơ sở phân tích, tổng hợp các tài liệu địa vật lý, các tài liệu địa chất,
khoáng sản đã khoanh định được 4 đới triển vọng khoáng sản là: đới Đèo Cả,
đới Sông Cho, đới Khánh Vĩnh, đới núi Đá Đen và một số vùng triển vọng
phân bố rải rác. Trong đó:
20
4.2.1.1. Đới triển vọng Đèo Cả
Đới triển vọng Đèo Cả, nằm trong khối cấu trúc Ninh Hoà, bao gồm chủ
yếu các đá thuộc phức hệ Cà Ná, Định Quán và Đèo cả, các đá của hệ tầng
Đak Bùng, Nha trang.
Các dị thường đơn phổ gamma hàng không phân bố ở rìa tây bắc có bản
chất chủ yếu là kali, uran-kali, phía tây có bản chất hỗn hợp, các dị thường
∆Qk, ∆Qu, Ju, Jth, tỷ số U/K, đominalU, dị thường tổ hơp tập trung và chỉ
số F. Kết quả nhận dạng theo mẫu vàng Đá Bàn, Trà Năng trùng hợp với
diện phân bố các dị thường phổ. Trường dị thường từ ∆T biến đổi mạnh, giá
trị dao động lớn theo hướng chủ đạo là ĐB-TN và TB-ĐN.
Dấu hiệu địa chất đã có các vành phân tán trọng sa Au, vành phân tán địa
hóa Pb và các điểm khoáng hóa: Au, Mo và điểm quặng vàng Đá Bàn.
Khoáng sản chính dự báo là: Au, Mo, Cu, Pb-Zn. Trong đới có 4 vùng,
trong đó có 1 vùng xếp triển vọng loại A2: vùng Núi Vung và 3 vùng loại
B: Vùng Chư Dâu; Vùng Chư Ninh và Vùng Chư Ma Bai.
4.2.1.2. Đới triển vọng Khánh Vĩnh
Đới Khánh Vĩnh nằm ở phía tây của vùng bay khảo sát. Có thể xem đây
là phần kéo dài của đới sinh khoáng Đa Chay - Bắc Đà Lạt, đới được hình
thành chủ yếu từ các đá macma thuộc phức hệ Đèo Cả, Định Quán, các đá
hệ tầng La Ngà, Đơn Dương.
Các trường phổ gamma có giá trị thấp nhất vùng. Dị thường đơn phổ tập

trung chủ yếu phía đông và nam, bản chất thori-uran, uran-kali, hỗn hợp.
Dị thường chỉ số F tập trung ở phía đông, gắn liền với các dị thường ∆Qu,
ở phía tây dị thường F hầu như < 1 và chủ yếu là dị thường các tham số
biến đổi phổ biến là Ju, Th/U. Trường dị thường từ biến đổi phức tạp. Kết
quả nhận dạng khoáng sản theo mẫu thiếc Đa Thiện khá phù hợp với tài
liệu sinh khoáng đã có trong vùng.
Dấu hiệu địa chất đã có các vành phân tán địa hóa: Cu, Pb, Sn, W và các
vành phân tán trọng sa Cs, kết qủa trước đây hầu như chưa phát hiện điểm
quặng hoặc khoáng hoá nào. Dự báo triển vọng khoáng sản chính là: Sn, W,
Mo, Cu, Pb, Zn. Đới có 7 vùng triển vọng khoáng sản, trong đó có 3 vùng
21
xếp loại A2, và 4 vùng xếp loại B: Vùng Man Han ; Vùng Tiêu Quan ;
Vùng Diên Linh và Vùng Chư K’Nia.
4.2.1.3. Đới triển vọng Sông Cho
Đới triển vọng Sông Cho nằm ở đông vùng bay, có dạng gần đẳng thước,
kéo dài theo phương kinh tuyến, chủ yếu ở hai huyện Khánh Vĩnh và Ninh
Hoà. Đới được hình thành bởi các đá magma thuộc các phức hệ Cà Ná, Đèo
Cả, Định Quán và các đá hệ tầng La Ngà, Đơn Dương, Nha Trang.
Trường phổ gamma khá cao so với toàn vùng khảo sát. Các dị thường
phổ gamma có bản chất kali, uran và uran-kali là chính, các chỉ số F, Jk và
Ju khá cao và tập trung. Kết quả nhận dạng theo các mẫu vàng Đá Bàn, Trà
Năng tập trung ở phần phía tây nam. Trường dị thường từ biến đổi mạnh ở
phần đông bắc và bình ổn ở phía tây nam.
Dấu hiệu địa chất đã có vành phân tán trọng sa của Sn, vành phân tán địa
hóa Pb, Hg, Cu-Pb. Tài liệu trước đây chưa phát hiện được điểm quặng nào.
Dự báo có các khoáng sản: Au, Sn, Cu, Pb, Zn. Đới Sông Cho có 4 vùng và
một diện tích độc lập. Trong đó 3 vùng xếp loại B: vùng Diên Tân ; vùng
Hòn Ngang ; vùng Hòn Khí; 1 vùng xếp loại A2.
4.2.1.4. Đới triển vọng Núi Đá Đen
Đới triển vọng khoáng sản núi Đá Đen nằm ở tây nam vùng nghiên cứu,

bao trùm toàn bộ cấu trúc vòng núi Đá Đen. Đới được cấu thành bởi các
thành tạo magma phức hệ Đèo Cả, Định Quán, Cà Ná và các đá hệ tầng La
Ngà, Đơn Dương, Nha Trang.
Dị thường đơn phổ gamma hàng không phát hiện được khá nhiều và tập
trung tạo thành dải hình xuyến quanh cấu trúc vòng núi Đá Đen, có bản
chất kali, hỗn hợp, uran-kali, uran. Dị thường hàm lượng ∆Qu, chỉ số F khá
nổi trội, còn dị thường các tham số thể hiện kém. Trường dị thường từ ∆T
rất phức tạp, biên độ biến đổi từ mức trung bình đến rất cao.
Dấu hiệu địa chất đã có các điểm khoáng sản Au, Mo, W, Sn. Các điểm
quặng đã phát hiện trong vùng nghiên cứu đều tập trung trong đới này, các
vành phân tán trọng sa, địa hoá Au, Sn, Cu, Pb, Zn. Dự báo các khoáng sản
chính là: Au, Mo, Cu, Pb, Zn, Sn, W.
22
Trong đới phân chia được 8 vùng triển vọng khoáng sản, trong đó 5
vùng triển vọng loại B: vùng Núi Đỏ; vùng Tà Lương ; vùng Hòn Rồng ;
vùng Phước Tiến ; vùng Núi Chuân và 3 vùng triển vọng loại A2.
Ngoài các đới triển vọng kể trên, đã khoanh định được 3 vùng triển vọng
khoáng sản độc lập (núi Cà Tiên và Đá Hang), đều được đánh giá có mức
triển vọng loại B với khoáng sản chính là: Au, Sn, W, Cu, Pb, Zn.
4.3. Kết quả kiểm tra thực địa
Mục đích kiểm tra thực địa nhằm xác định tính hợp lý và khách quan kết
quả xử lý, phân tích, đồng thời cũng là tài liệu thực tế khách quan để hoàn
chỉnh kết quả phân vùng và đánh giá triển vọng khoáng sản. Các diện tích
chọn kiểm tra là các diện tích theo kết quả xử lý, phân tích xếp loại A2.
4.3.1. Diện tích Tô Hạp - vùng triển vọng Sơn Trung
Theo kết quả xử lý phân tích dự báo triển vọng khoáng sản là: vàng,
chì- kẽm, xếp loại A2.
4.3.1.1. Vị trí địa lý:
Vùng khảo sát thuộc địa phận hành chính huyện: Khánh Sơn và Cam Ranh
tỉnh Khánh Hoà, với diện tích vùng khảo sát là 113km

2
.
4.3.1.2. Kết quả địa chất
Vùng có mặt các thành tạo địa chất hệ tầng La Ngà; Đơn Dương . Các
đá magma: Phức hệ Định Quán,Cà Ná, Đèo Cả .
4.3.1.3. Khoáng sản: đã phát hiện khoáng sản: vàng, đồng, chì, kẽm,
acsen, tại 4 khu vực: Làng Cỏ, Ba Cụm Bắc, Ba Cụm Nam và ở Tập Đoàn
8. Trong đó khu Tập Đoàn 8 và khu Làng Cỏ có trển vọng hơn cả.
1. Đới biến đổi nhiệt dịch chứa khoáng hóa sufur đa kim khu Làng Cỏ:
Kết quả phân tích hấp thụ nguyên tử Au, Ag trong khu vực cho hàm lượng
Au đạt từ 0,4 đến 9,53g/T, Ag: từ 1 đến 187g/T, Cu:20÷3222ppm, Pb:
25÷7500ppm, Zn: 25÷774ppm, Bi: 1÷217ppm, As: 20÷38095ppm.
2. Đới biến đổi nhiệt dịch chứa khoáng hóa sufur đa kim khu Tập đoàn
8: Kết quả phân tích hấp thụ nguyên tử cho hàm lượng Au đạt từ 0,4 đến
23
1,73g/T, Ag: 1g/T, Cu: 7÷53ppm, Pb: 39÷435ppm, Zn: 61÷71ppm, Bi:
1ppm, As: 20÷75ppm
3. Đới biến đổi nhiệt dịch chứa khoáng hóa sufur đa kim khu Ba Cụm
Bắc: Kết quả phân tích hấp thụ nguyên tử cho hàm lượng Au đạt từ 0,4 đến
10,07 g/T, Ag: từ 1 đến 187g/T, Cu: 8÷608ppm, Pb: 89÷11429ppm, Zn:
14÷211ppm, Bi: 1÷275ppm, As: 20÷4900ppm.
4. Điểm quặng sắt chúa vàng phía đông đỉnh 866 (ba Cụm Nam).
Kết quả phân tích hấp thụ nguyên tử cho hàm lượng Au đạt từ 0,1 đến 3,0
g/T, Ag có hàm lượng 1g/T, Cu: 9÷21ppm, Pb: 9÷54ppm, Zn: 14÷61ppm, Bi:
1÷67ppm, As <20pm .
4.3.2. Vùng Phước Tân
4.3.2.1. Cụm dị thường số 57: nằm trên địa phận xã Phước Hoà, huyện
Bắc Ái, tỉnh Ninh Thuận. Kết quả phân tích mẫu QPHTNT cho hàm lượng
các nguyên tố tính theo đơn vị ppm: Au: 0,1÷2,13; Ag: 1÷24; Cu: 28÷53;
Pb: 84÷108; Zn: 16÷30; As: 13333÷35833; Bi: 5÷317.

Kết quả phân tích mẫu plasma cho hàm lượng các nguyên tố tính theo
đơn vị ppm như sau: Sn ≤ 20; W: 20÷337; Mo: 10÷11.
Kết quả phân tích mẫu nung luyện: Au: 2,4 ÷ 2,52g/T; Ag:10 ÷ 36g/T.
Tóm lại, khoáng sản trọng tâm của cụm dị thường 57 là: Au, As.
4.3.2.2. Cụm dị thường số 75: nằm trên địa phận xã Pro’h, huyện Đơn
Dương, tỉnh Lâm Đồng. Kết quả phân tích mẫu QPHTNT tính theo đơn vị
ppm: Au: 0,1; Ag: <1; Cu: 205; Pb: 65; Zn: 49; As: 328; Bi: 33. Kết quả
phân tích mẫu plasma tính theo đơn vị ppm: Sn < 20; W: 91 ÷ 211; Mo:
775 ÷ 1172. Kết quả phân tích mẫu quang phổ định lượng gần đúng trong
đá gốc tính theo đơn vị ppm: Sn ≤ 1; Mo: 1 ÷ 100; W: 1÷ 100; Cu:2, 5 ÷ 5;
Pb≤ 1; Zn≤ 10. Khoáng sản trọng tâm là: Au, Mo, W.
Ngoài ra, trong vùng đã tiến hành kiểm tra sơ bộ phát hiện 12 vùng có
biểu hiện khoáng hóa.
4.4. Đánh giá chung
Theo kết quả phân tích tài liệu địa vật lý cho thấy vùng Phan Rang – Nha
Trang có triển vọng khoáng sản chính là: vàng và thiếc, khoáng sản đi kèm
24
là wolfram, molipden, Cu, Pb, Zn. Đã khoanh định được 4 đới triển vọng
khoáng sản là: Đới Đèo Cả, đới Khánh Vĩnh, đới Sông Cho, đới Núi Đá Đen
và 1 số vùng triển vọng độc lập phân bố rải rác ở phía đông, đông - nam và
phía nam vùng nghiên cứu.
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
Kết luận
Từ các kết quả nghiên cứu của luận án có thể đưa ra các kết luận sau:
1. Đã áp dụng có hiệu quả phương pháp toán học thống kê nhận dạng đối
với 2 loại khoáng sản chính là thiếc và vàng qua đó góp phần quan trọng làm
sáng tỏ triển vọng và quy lụât phân bố khoáng sản vùng Phan Rang – Nha
Trang.
2. Đã áp dụng một cách hợp lý và có hiệu quả hệ phương pháp toán học
thống kê xử lý và phân tích tài liệu từ phổ gamma hàng không và tài liệu trọng

lực mặt đất để nghiên cứu cấu trúc địa chất và quy luật phân bố khoáng sản
vùng Phan Rang - Nha Trang, trong đó có bổ sung phương pháp thống kê nhận
dạng. Hệ phương pháp này có thể áp dụng rộng rãi để xử lý tài liệu cho những
vùng có đặc điểm tương tự.
3. Đã xác định được cấu trúc địa chất ẩn vùng Phan Rang - Nha Trang
có cơ sở tin cậy và khách quan, phân chia diện tích thành 4 khối cấu trúc:
Khối M’Đrak (I), khối Ninh Hoà (II), khối Đơn Dương (III), khối Ninh Hải
(IV), chúng bị chia cắt bởi các hệ thông đứt gãy có phương khác nhau.
4. Vùng Phan Rang - Nha Trang có triển vọng nhất là khoáng sản vàng,
thiếc, khoáng sản đi kèm là W, Mo, Cu, Pb, Zn. Chúng tập trung chủ yếu
trong khối cấu trúc Đơn Dương và 4 đới triển vọng khoáng sản. Trong đó:
- Triển vọng khoáng sản chính là thiếc, wolfram tập trung chủ yếu trong
đới triển vọng Khánh Vĩnh và diện tích Tạp Lá – Núi Đất thuộc đới triển
vọng Núi Đá Đen, liên quan mật thiết với các thành tạo magma phức hệ Cà
Ná và Phức hệ Đèo Cả.
- Triển vọng khoáng sản chính là vàng, molipden, chì, kẽm tập trung chủ
25

×