Tải bản đầy đủ (.doc) (74 trang)

Tìm Hiểu Công Tác Đào Tạo Người Dùng Tin Tại Trung Tâm Thông Tin – Thư Viện Đại Học Quốc Gia Hà Nội

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (530.93 KB, 74 trang )

Khoỏ lun tt nghip

Nguyn Th Ti

tìm hiểu công tác đào tạo ngời dùng tin
tại trung tâm thông tin - th viện
đại học quốc gia hà nội
LI CM N
hon thnh khúa lun, ngoi s c gng n lc ca bn thõn, tụi ó
c s giỳp , hng dn tn tỡnh ca cỏc thy, cỏc cụ, s ng viờn ca
gia ỡnh, bố bn. Qua õy tụi xin by t lũng bit n chõn thnh n:
Thc s, thy giỏo Trn Hu Hunh - Phú Ch nhim Khoa Thụng tin
- Th vin, Trng i hc Khoa hc xó hi v Nhõn vn ó cú nhng nh
hng, giỳp tụi trong sut quỏ trỡnh thc hin khúa lun.
Cỏc thy, cụ giỏo Khoa Thụng tin - Th vin, Trng i hc Khoa
hc Xó hi v Nhõn vn. Cỏc cỏn b ti Trung tõm Thụng tin -Th vin
HQGHN.
Gia ỡnh v bn bố tụi.
Trong quỏ trỡnh thc hin v hon thnh chc chn khúa lun cũn
nhiu thiu sút. Rt mong cỏc thy, cụ giỏo v cỏc bn úng gúp ý kin
khúa lun c hon thin hn.
Tụi xin chõn thnh cm n!
H Ni, thỏng 5 nm 2009
Sinh viờn
Nguyn Th Ti

K50 Thụng tin Th vin


Khoá luận tốt nghiệp


Nguyễn Thị Tươi

LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đề tài “Tìm hiểu công tác đào tạo người
dùng tin tại Trung tâm Thông tin-Thư viện Đại học Quốc
gia Hà Nội” là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các
số liệu được sử dụng trong đề tài đều là những kết quả
điều tra xác thực.

K50 Thông tin – Thư viện


Khoá luận tốt nghiệp

Nguyễn Thị Tươi

DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
ACRL

: Hiệp hội Các thư viện chuyên ngành và các trường đại
học Hoa Kỳ

CD-ROM

: Compact Disc Readable Memory

CNTT

: Công nghệ thông tin


CSDL

: Cơ sở dữ liệu

ĐHQGHN

: Đại học Quốc gia Hà Nội

LAN

: Mạng cục bộ (Local Area Networking)

MSN

: Microsoft Network

OCLC

: OCLC Online Computer Library Center

OPAC

: Online Public Access Catalog
(Mục lục truy cập trực tuyến)

TT-TV

: Thông tin -thư viện

UNESCO


: Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa Liên hợp quốc

K50 Thông tin – Thư viện


Khoá luận tốt nghiệp

Nguyễn Thị Tươi

MỤC LỤC
LỜI CẢM ƠN.......................................................................................................................1
LỜI MỞ ĐẦU.......................................................................................................................6

1. Lý do chọn đề tài.......................................................................................6
2. Mục tiêu và nhiệm vụ của đề tài................................................................7
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu.............................................................8
4. Cơ sở phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu..............................8
5. Tình hình nghiên cứu đề tài.......................................................................8
6. Bố cục của khóa luận.................................................................................8
Chương 1...............................................................................................................................9
LÝ LUẬN CHUNG VỀ CÔNG TÁC ĐÀO TẠO.............................................................9
NGƯỜI DÙNG TIN.............................................................................................................9

1.1. Kiến thức thông tin và công tác đào tạo người dùng tin.........................9
1.2. Khái niệm công tác đào tạo người dùng tin..........................................11
1.2.1. Khái niệm...........................................................................................................11
1.2.2. Đặc điểm của công tác người dùng tin...............................................................12
1.2.3. Vai trò của công tác đào tạo người dùng tin......................................................13
1.2.4. Các kiến thức và kỹ năng cần đào tạo cho người dùng tin.................................17

1.2.5. Các hình thức đào tạo người dùng tin................................................................17
1.2.6. Các nhân tố tác động tới công tác đào tạo người dùng tin của các cơ quan/trung
tâm thông tin – thư viện...............................................................................................18
1.2.6.1. Loại hình, chức năng nhiệm vụ của cơ quan/trung tâm thông tin - thư viện.
..................................................................................................................................18
1.2.6.2. Đặc điểm nguồn tin và hệ thống sản phẩm & dịch vụ................................19
1.2.6.3. Đặc điểm người dùng tin.............................................................................21
1.2.6.4. Đặc điểm nhu cầu tin...................................................................................23
1.2.6.5. Tác động của công nghệ mới......................................................................26
Chương 2.............................................................................................................................28
CÔNG TÁC ĐÀO TẠO NGƯỜI DÙNG TIN TẠI TRUNG TÂM...............................28
THÔNG TIN THƯ VIỆN ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI..........................................28

2.1. Khái quát về Trung tâm Thông tin – Thư viện Đại học Quốc gia Hà
Nội...............................................................................................................28
2.1.1. Lịch sử hình thành, phát triển.............................................................................28
2.1.2. Chức năng và nhiệm vụ......................................................................................29
2.1.3. Cơ cấu tổ chức....................................................................................................30
2.1.4. Quan hệ quốc tế..................................................................................................32

K50 Thông tin – Thư viện


Khoá luận tốt nghiệp

Nguyễn Thị Tươi

2.2. Các yếu tố tham gia vào quá trình thông tin và tác động tới công tác
đào tạo người dùng tin tại Trung tâm..........................................................32
2.2.1. Cơ sở vật chất.....................................................................................................32

2.2.2. Đội ngũ cán bộ...................................................................................................33
2.2.3. Nguồn lực thông tin............................................................................................34
2.2.4. Người dùng tin và nhu cầu tin............................................................................39
2.2.5. Hệ thống các sản phẩm & dịch vụ thông tin tại Trung tâm...............................41

2.3. Công tác đào tạo người dùng tin tại Trung tâm....................................42
2.3.1. Tổ chức các buổi tập huấn sử dụng nguồn lực thông tin tại Trung tâm.............43
2.3.2. Tổ chức hội nghị bạn đọc...................................................................................44
2.3.3.Tuyên truyền, giới thiệu qua cổng thông tin.......................................................45
2.3.5. Cán bộ thư viện trực tiếp trả lời những thắc mắc cụ thể của bạn đọc................48

2.4. Đánh giá, nhận xét................................................................................50
2.4.1. Đánh giá chung...................................................................................................50
2.4.2. Những vấn đề tồn tại..........................................................................................51
Chương 3.............................................................................................................................55
MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ..............................................55
CÔNG TÁC ĐÀO TẠO NGƯỜI DÙNG TIN TẠI TRUNG TÂM...............................55
TRONG THỜI GIAN TỚI................................................................................................55

3.1. Phát triển nguồn lực thông tin, đa dạng hoá hệ thống sản phẩm & dịch
vụ.................................................................................................................55
3.2. Đa dạng các hình thức trong công tác đào tạo người dùng tin.............56
3.3. Phát triển hạ tầng cơ sở thông tin.........................................................57
3.4. Nâng cao trình độ cho người cán bộ thông tin – thư viện....................57
3.5. Mở rộng quan hệ hợp tác trong và ngoài nước.....................................59
KẾT LUẬN.........................................................................................................................61
TÀI LIỆU THAM KHẢO.................................................................................................62
PHỤ LỤC

K50 Thông tin – Thư viện



Khoá luận tốt nghiệp

Nguyễn Thị Tươi

LỜI MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Hoạt động thông tin thư viện không còn là hiện tượng mới lạ trong xã
hội chúng ta. Có rất nhiều cách hiểu, khái niệm về thư viện. Theo Tổ chức
Giáo dục, Khoa học và Văn hóa Liên hợp quốc (UNESCO) :“Thư viện không
phụ thuộc vào tên gọi của nó, là bất cứ bộ sưu tập có tổ chức nào của sách, ấn
phẩm định kỳ hoặc các tài liệu khác kể cả đồ họa, nghe nhìn và nhân viên
phục vụ có trách nhiệm tổ chức cho bạn đọc sử dụng tài liệu đó nhằm mục
đích thông tin, nghiên cứu khoa học, giáo dục hoặc giải trí”. Theo cách hiểu
đơn giản, thư viện là cơ quan có nhiệm vụ tìm kiếm, thu thập, xử lý, bảo quản
và phổ biến thông tin đến người dùng. Vì thế, hoạt động thư viện đóng vai trò
quan trọng trong sự phát triển chung của xã hội.
Trong giai đoạn hiện nay, thư viện chiếm vai trò quan trọng, không thể
thiếu. Bước vào thời đại của thông tin, thông tin trở thành nguồn lực đối với
mỗi quốc gia, là quyền lực đối với từng cá nhân riêng lẻ. Để phát triển các cá
nhân, tổ chức, quốc gia không còn lựa chọn nào tốt hơn là phải nắm bắt thông
tin, làm chủ thông tin.
Trong môi trường đại học, thư viện chiếm vị trí thúc đẩy, hỗ trợ, trở
thành một trong những tiêu chí quan trọng để chất giá chất lượng đào tạo và
nghiên cứu khoa học của trường đại học. Đặc biệt khi các trường đại học và
cao đẳng đang thực hiện quy chế đào tạo theo hệ thống tín chỉ trên phạm vi
toàn quốc được ban hành theo Quyết định số 43/2007/GĐ-BGDDT ngày
15/08/2007 của Bộ Giáo dục và đào tạo, yêu cầu đối với thư viện trong môi
trường đại học vì thế càng trở nên cấp thiết.

Để có thể tạo vị trí của mình trong xã hội, các cơ quan, trung tâm thông
tin- thư viện không ngừng xây dựng nguồn lực, hoàn thiện hệ thống sản phẩm
và dịch vụ thông tin phổ biến chúng nhằm đáp ứng nhu cầu đa dạng của từng
nhóm người dùng tin.
K50 Thông tin – Thư viện


Khoá luận tốt nghiệp

Nguyễn Thị Tươi

Trong môi trường nghiên cứu, giảng dạy, đào tạo bậc đại học, cao
đẳng. Các trung tâm thư viện không ngừng hoàn thiện các sản phẩm & dịch
vụ của mình. Sự hiện diện đa dạng của các sản phẩm & dịch vụ thông tin đi
cùng sự bức thiết về nhu cầu tin không đồng nghĩa với việc tất cả người dùng
tin của thư viện đều hiểu biết đầy đủ về nguồn lực thông tin, cách thức khai
thác nguồn tin. Vấn đề đào tạo người dùng tin vì vậy cần được các trung
tâm/thư viện quan tâm đúng mức khi triển khai bất kỳ sản phẩm hay dịch vụ
thông tin nào.
Trung tâm Thông tin – Thư viện Đại học Quốc gia Hà Nội (gọi tắt là
Trung tâm) là cơ quan thông tin- thư viện tương đối hiện đại trong hệ thống
các thư viện trường đại học ở nước ta. Công tác đào tạo người dùng tin luôn
được chú trọng ngay từ những ngày Trung tâm được thành lập. Cho đến nay,
công tác đào tạo người dùng tin tại Trung tâm đã phát triển thêm nhiều biện
pháp mới, đã thu được nhiều kết quả khả quan. Bên cạnh những kết quả đáng
ghi nhận đó, việc đào tạo người dùng tin còn bộc lộ một số tồn tại cần được
được khắc phục. Xuất phát từ những vấn đề lý luận và thực tiễn nêu trên, tôi
chọn đề tài “Tìm hiểu công tác đào tạo người dùng tin tại Trung tâm Thông
tin-Thư viện Đại học Quốc gia Hà Nội” là đề tài khóa luận của mình.
2. Mục tiêu và nhiệm vụ của đề tài

Mục tiêu của đề tài: Tìm hiểu công tác đào tạo người dùng tin tại Trung
tâm Thông tin-Thư viện Đại học Quốc gia Hà Nội.
Nhiệm vụ của đề tài:
- Tìm hiểu sơ lược lịch sử phát triển, cơ cấu tổ chức - hoạt động thông
tin- thư viện của Trung tâm.
- Tìm hiểu các yếu tố tham gia vào hoạt động thông tin và công tác đào
tạo người dùng tin tại Trung tâm.
- Khảo sát các cách thức, biện pháp mà Trung tâm đã thực hiện nhằm
nâng cao kiến thức thông tin cho người dùng tin của mình (công tác đào tạo
người dùng tin).
K50 Thông tin – Thư viện


Khoá luận tốt nghiệp

Nguyễn Thị Tươi

3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Đối tượng: Các cách thức, biện pháp được Trung tâm áp dụng trong
hoạt động đào tạo người dùng tin của mình.
Phạm vi nghiên cứu: Trong Trung tâm Thông tin-Thư viện ĐHQGHN,
đặc biệt trong giai đoạn hiện nay - giai đoạn đầu của đào tạo theo tín chỉ.
4. Cơ sở phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu
Cơ sở phương pháp luận: Kết hợp phương pháp duy vật biện chứng và
duy vật lịch sử.
Phương pháp nghiên cứu: nghiên cứu tài liệu, thống kê số liệu, quan
sát, điều tra bằng bảng hỏi, phỏng vấn…
5. Tình hình nghiên cứu đề tài
Trung tâm TT-TV ĐHQGHN là đối tượng nghiên cứu của nhiều đề tài,
ở nhiều cấp độ khác nhau. Tuy nhiên, công tác đào tạo người dùng tin tại

Trung tâm mới chỉ được nhắc đến ngắn gọn trong phần giải pháp kiến nghị
của một số đề tài, chưa được nghiên cứu, đề cập một cách toàn diện.
Với đề tài này, tôi hi vọng có được cài nhìn toàn diện, cụ thể về công
tác đào tạo người dùng tin tại Trung tâm TT-TV ĐHQGHN. Từ đó, đưa ra
một số kiến nghị nhằm nâng cao hơn nữa hiệu quả đào tạo người dùng tin tại
Trung tâm.
6. Bố cục của khóa luận
Ngoài lời nói đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, phụ lục. Khóa
luận được chia thành 3 chương:
Chương 1: Lý luận chung về công tác đào tạo người dùng tin.
Chương 2: Công tác đào tạo người dùng tin tại Trung tâm Thông tinThư viện ĐHQGHN.
Chương 3: Một số giải pháp nâng cao hiệu quả công tác đào tạo người
dùng tin tại Trung tâm trong thời gian tới.

K50 Thông tin – Thư viện


Khoá luận tốt nghiệp

Nguyễn Thị Tươi

Chương 1
LÝ LUẬN CHUNG VỀ CÔNG TÁC ĐÀO TẠO
NGƯỜI DÙNG TIN
1.1. Kiến thức thông tin và công tác đào tạo người dùng tin
Theo Hiệp hội các thư viện đại học và thư viện nghiên cứu Mỹ (ACRL,
1989), kiến thức thông tin là sự hiểu biết và một tập hợp các khả năng cho
phép các cá nhân có thể “nhận biết thời điểm cần thông tin và có thể định vị,
thẩm định và sử dụng thông tin cần thiết một cách hiệu quả” [12].
Kiến thức thông tin là sự hiểu biết, tri thức, kỹ năng, thái độ, các hành

vi cụ thể của mỗi thành viên của cộng đồng, mỗi con người trong xã hội trong
việc khai thác, sử dụng các nguồn/hệ thống thông tin. Hoạt động thông tin
càng phát triển thì trình độ kiến thức thông tin của con người trong xã hội
càng được nâng cao. Trình độ của kiến thức thông tin sẽ là một trong những
chỉ số quan trọng phản ánh mức độ thông tin được sử dụng trong mỗi xã hội,
phản ánh sự bình đẳng của việc khai thác, sử dụng thông tin đối với mỗi thành
viên trong xã hội.
Cần hiểu rõ rằng kiến thức thông tin không chỉ đơn thuần là những kỹ
năng cần thiết để tìm kiếm thông tin (xác định nhu cầu thông tin, xây dựng
các biểu thức tìm tin, lựa chọn và xác minh nguồn tin), mà bao gồm cả những
kiến thức về các thể chế xã hội và các quyền lợi do pháp luật quy định giúp
người dùng tin có thể thẩm định thông tin, tổng hợp và sử dụng thông tin một
cách hiệu quả.
Kiến thức thông tin vẫn đang trong giai đoạn đầu nghiên cứu và phát
triển tại Việt Nam. Mặc dù có không ít khó khăn và trở ngại trong việc
triển khai, nhưng nhu cầu về kiến thức thông tin là cần thiết. Chính những
sức ép từ sự phát triển kinh tế xã hội, từ những kế hoạch tổng thể phát triển
nguồn nhân lực và từ nhu cầu cải cách nền giáo dục đã khiến cho chúng ta
cần phải tính đến và xem xét kiến thức thông tin như là nhân tố cốt lõi cho
K50 Thông tin – Thư viện


Khoá luận tốt nghiệp

Nguyễn Thị Tươi

các chương trình thông tin quốc gia, cũng như cho các quyết sách phát triển
giáo dục đào tạo.
Hoạt động thông tin - thư viện đang diễn ra những thay đổi sâu sắc từ
khoảng những năm 1990. Tại Việt Nam, hoạt động thông tin - thư viện mới

chỉ có những bước chuyển đáng kể từ những năm 2000 trở lại đây: Ngân sách
đầu tư cho ngành thông tin- thư viện ngày càng được gia tăng đáng kể. Hầu
hết các cơ quan thông tin thư viện, đặc biệt là các thư viện đại học, đang trong
giai đoạn hiện đại hóa và tự động hóa. Các nhà quản lý và các tổ chức doanh
nghiệp bắt đầu hiểu được tầm quan trọng của các cơ quan thông tin – thư
viện. Theo bà Nguyễn Thị Ngọc Thuần (Vụ Thư viện Việt Nam), khoảng 80
tỷ đồng đã được đầu tư vào một dự án nâng cấp Thư viện Quốc gia. Bên cạnh
đó, nhận thức của các nhà lãnh đạo về vai trò của ngành thông tin thư viện
cũng đang ngày một đúng đắn và toàn diện. Theo đó, cho tới năm 2004, đã có
thêm 9 thư viện tỉnh mới được xây dựng với ngân sách khoảng 62,4 tỷ đồng
(tương đương khoảng 3,7 triệu USD). Cho tới năm 2003, đã có khoảng 94 thư
viện huyện được tái lập trên cả nước. Rất nhiều dự án xây mới và nâng cấp
thư viện đã và đang được triển khai ở các tỉnh như Hà Nội, Hải Dương,
Thanh Hóa, Kiên Giang …[7]
Để đáp ứng nhu cầu thông tin của người dùng trong bối cảnh mới, hệ
thống thư viện công cộng cũng đã không ngừng đổi mới, trong đó chú trọng
đến việc ứng dụng công nghệ thông tin. Cho tới năm 2004, 32 dự án hiện đại
hóa các thư viện tỉnh, tương ứng với số tiền là 43 tỷ đồng đã được thông qua
và triển khai. Những dự án này hướng vào việc nâng cấp cơ sở hạ tầng kỹ
thuật và công nghệ, ứng dụng các phần mềm quản trị thư viện mới để nâng
cao hiệu quả hoạt động của thư viện. Các nguồn thông tin được bổ sung đang
ngày càng trở nên đa dạng với nhiều loại hình tài liệu khác nhau. Bên cạnh
đó, các phương pháp phục vụ mới như kho mở, OPAC; các hoạt động tiếp thị
sản phẩm và dịch vụ thông tin cũng đã bắt đầu được đưa vào triển khai, giúp
đáp ứng tốt nhu cầu của người dùng.
K50 Thông tin – Thư viện


Khoá luận tốt nghiệp


Nguyễn Thị Tươi

Rõ ràng, đã có rất nhiều những thay đổi đáng kể trong hoạt động thông
tin – thư viện tại Việt Nam, đặc biệt là sự tăng cường ngân sách phát triển hệ
thống thư viện. Do đó, các thư viện và cán bộ thư viện đang có một cơ hội lớn
để chứng tỏ vai trò của mình cũng như thu hút sự quan tâm của xã hội. Tính
hiệu quả của sự đầu tư đó chỉ được đảm bảo nếu như việc đào tạo người dùng
tin được quan tâm một cách đúng mức và triển khai hiệu quả.
Đào tạo người dùng tin xét đến cùng là quá trình cung cấp những kiến
thức thông tin cần thiết cho người dùng tin. Đóng vai trò quyết định tới hiệu
quả hoạt động của từng cơ quan/trung tâm thông tin – thư viện.Trong từng
thời kỳ khác nhau, đối với mỗi nhóm người dùng tin khác nhau, công tác đào
tạo người dùng tin đòi hỏi có những thay đổi sao cho phù hợp trong từng điều
kiện cụ thể. Điều này có nghĩa các cơ quan/trung tâm cần nghiên cứu nghiêm
túc về công tác đào tạo người dùng tin, đánh giá lại hoạt động đào tạo người
dùng tin mà cơ quan mình đã và đang thực hiện, từ đó xây dựng kế hoạch đào
tạo người dùng tin tại cơ quan/trung tâm cho tương xứng.
1.2. Khái niệm công tác đào tạo người dùng tin
1.2.1. Khái niệm
Trên thực tế, công tác đào tạo người dùng tin là một dạng hoạt động
nhằm cung cấp, chia sẻ thông tin.
Theo quan điểm về hoạt động trong xã hội học: Hoạt động có thể
được coi là tổng hợp các hành động của con người, tác động vào một đối
tượng nhất định nhằm đạt một mục đích nhất định và có ý nghĩa xã hội
nhất định. [10]
Từ đó, ta có thể hiểu: công tác đào tạo người dùng tin là tổng hợp các
hành động của một/một nhóm các cơ quan/trung tâm thông tin – thư viện tác
động tới người dùng tin của mình nhằm cung cấp, phổ biến những thông tin
cần thiết để người dùng tin có khả năng khai thác, sử dụng nguồn lực thông
tin tại cơ quan/trung tâm một cách nhanh chóng, thuận tiện, hiệu quả nhất.


K50 Thông tin – Thư viện


Khoá luận tốt nghiệp

Nguyễn Thị Tươi

1.2.2. Đặc điểm của công tác người dùng tin
* Tính đối tượng
Tính đối tượng là đặc trương cơ bản của hoạt động, bất cứ hành động
nào cũng nhằm tới một/ một nhóm các đối tượng xác định. Tùy theo tính chất,
quy mô mà đối tượng của hành động có sự đa dạng khác nhau. Trong nhiều
trường hợp, đối tượng của một hành động không chỉ dừng lại ở các đối tượng
hiện hữu mà có thể bao gồm cả các đối tượng đang trong quá trình xuất hiện.
Đối với công tác đào tạo người dùng tin, đối tượng của hoạt động này
trước hết là các đối tượng là người dùng tin chính thức tại cơ quan/trung tâm
đó. Các đối tượng này cần nhận được hướng dẫn, đào tạo kiến thức thông tin
thường xuyên, liên tục từ phía cơ quan/trung tâm thông tin thư viện. Bên cạnh
đó đối tượng của hoạt động đào tạo người dùng tin còn bao gồm những người
dùng tin không chính thức, những đối tượng là người dùng tin của các cơ
quan/trung tâm thư viện khác- nơi có quan hệ hợp tác liên thư viện với cơ
quan/trung tâm mình.
Nhìn chung, đối tượng của công tác đào tạo người dùng tin không phải
là một nhóm đồng nhất. Họ có thể có tuổi tác, trình độ, vị trí xã hội, thói quen
sử dụng thông tin… rất khác nhau. Mỗi một đối tượng này có yêu cầu,
phương thức đào tạo kiến thức thông tin khác nhau.
* Tính chủ thể trong công tác đào tạo người dùng tin
Hoạt động bao giờ cũng do chủ thể tiến hành. Chủ thể của hành động
có thể là một cá nhân, một nhóm các nhân hay một tập thể, một cộng đồng tùy

theo quy mô, tính chất của hoạt động.
Chủ thể của công tác đào tạo người dùng tin chính là các cán bộ thư
viện/những chuyên gia thông tin – những người hiểu rõ hơn ai hết hệ thống
các sản phẩm & dịch vụ thông tin cùng cách thức truy cập, khai thác, sử dụng
các sản phẩm & dịch vụ đó; những đặc điểm riêng biệt của từng nhóm đối
tượng cụ thể trong tập hợp người dùng tin tại cơ quan/trung tâm thông tin –
thư viện.
K50 Thông tin – Thư viện


Khoá luận tốt nghiệp

Nguyễn Thị Tươi

* Tính gián tiếp (phương tiện)
Để có thể tiến hành công tác đào tạo người dùng tin, các cơ quan/trung
tâm sử dụng nhiều phương thức khác nhau: phương thức trực tiếp trình bày
của cán bộ thông tin, thông qua các phương tiện gián tiếp như văn bản, hướng
dẫn, địa chỉ Website… Mỗi phương thức này đòi hỏi những phương tiện
riêng: không gian, thiết bị hỗ trợ, hệ thống mạng, máy móc…
* Mục đích của công tác đào tạo người dùng tin
Hàm lượng chất xám trong các sản phẩm & dịch vụ thông tin ngày
càng cao đòi hỏi người dùng tin phải có tri thức và kỹ năng sử dụng, khai thác
thông tin một cách triệt để. Mục đích của công tác đào tạo người dùng tin
chính là cung cấp thông tin để người dùng tin có thể truy cập tới các nguồn tin
và thỏa mãn nhu cầu tin của mình:
- Thông tin về khả năng của cơ quan thông tin-thư viện có thể thỏa mãn
được nhu cầu của mình như thế nào qua việc cung cấp các sản phẩm & dịch
vụ thông tin của họ.
- Biết các sản phẩm & dịch vụ nào phù hợp với mình.

- Có kiến thức, kỹ năng sử dụng và khai thác các sản phẩm & dịch vụ
phù hợp.
Theo Hiệp hội Các thư viện chuyên ngành và các trường đại học Hoa
Kỳ (ACRL, 1989), người có kiến thức thông tin là người “đã học được cách
thức để học. Họ biết cách học bởi họ nắm được phương thức tổ chức tri thức,
tìm kiếm thông tin và sử dụng thông tin, do đó những người khác có thể học
tập được từ họ. Họ là những người được đã chuẩn bị cho khả năng học tập
suốt đời, bởi lẽ họ luôn tìm được thông tin cần thiết cho bất kỳ nhiệm vụ hoặc
quyết định nào một cách chủ động”.[12]
1.2.3. Vai trò của công tác đào tạo người dùng tin
Quá trình khai thác sử dụng thông tin trong xã hội thông qua các cơ
quan/trung tâm bao gồm các thành tố: Người dùng tin, các nguồn/hệ thống
K50 Thông tin – Thư viện


Khoá luận tốt nghiệp

Nguyễn Thị Tươi

thông tin và hệ thống các thành tố trung gian đó tương ứng là nhu cầu tin, hệ
thống các sản phẩm & dịch vụ và dịch vụ thông tin. Các thành tố này có quan
hệ chặt chẽ với nhau, tác động lẫn nhau trong suốt quá trình khai thác, sử
dụng thông tin của người dùng tin. Vai trò của công tác đào tạo người dùng
tin chính là tìm ra các vấn đề tồn tại giữa các thành tố trên, tìm ra giải pháp và
cung cấp những thông tin thích hợp để người dùng tin khắc phục những hạn
chế, khó khăn xảy ra khi họ khai thác, sử dụng thông tin.
Nhận diện các vấn đề xảy làm hạn chế ra trong quá trình khai thác, sử
dụng thông tin, bao gồm:
- Vấn đề giữa người dùng tin và nhu cầu tin:
Luôn luôn tồn tại khoảng cách giữa người dùng tin - nhu cầu tin thực tế

của họ với việc họ diễn đạt nhu cầu đó với phía các cơ quan/trung tâm thông
tin – thư viện. Thực tế cho thấy ở đối tượng người dùng tin có trình độ cao, có
thói quen khai thác sử dụng thông tin thì khoảng cách này nhỏ, và ngược lại,
(ở đối tượng người dùng tin có trình độ thấp, chưa có thói quen sử dụng thông
tin thì khoảng cách này khá lớn). Mặt khác, việc xây dựng và hiệu quả của
các sản phẩm & dịch vụ thông tin phụ thuộc hoàn toàn vào mức độ mà cán bộ
thông tin hiểu về nhu cầu tin của người dùng tin. Vấn đề xảy ra chính là làm
sao để các chuyên gia thông tin hiểu đúng và đầy đủ nhất. Để giải quyết vấn
đề này, biện pháp tối ưu là tập trung vào việc nâng cao kiến thức về khai thác,
sử dụng thông tin của người dùng tin. Các cơ quan/trung tâm thông tin thư
viện cần xem xét kỹ lưỡng làm sao để người dùng tin có thể sử dụng các công
cụ tra cứu chuyên ngành (bảng từ khóa, bảng chủ đề, bảng phân loại…), các
điểm truy nhập có thể khi họ tra tìm tài liệu theo những yêu cầu tin cụ thể
(nhan đề, tác giả, từ khóa, chỉ số phân loại…), cách thức kết hợp các yếu tố
tìm tin để có thể mở rộng/thu hẹp kết quả tìm (sử dụng các toán tử, biểu thức
tìm), và cả cách sử dụng các phương tiện mà cơ quan/trung tâm thư viện sử
dụng khi triển khai hệ thống sản phẩm & dịch vụ của mình.

K50 Thông tin – Thư viện


Khoá luận tốt nghiệp

Nguyễn Thị Tươi

- Vấn đề giữa người dùng tin - các nguồn/hệ thống thông tin
Do các nguồn/hệ thống thông tin luôn có những biến động: phát triển
mở rộng, thêm mới, bị chia tách thành các nguồn tách biệt… Do đó, người
dùng tin không thể hiểu biết được một cách đầy đủ về sự phân bố cụ thể của
các nguồn tin có trong thư viện. Khi một yêu cầu tin mới nảy sinh, người

dùng tin không thể nào định hình được tất cả và đầy đủ các nguồn tin trong
thư viện mà họ có thể truy nhập để thỏa mãn nhu cầu tin đó. Vấn đề chính là
làm thế nào để người dùng tin hiểu biết tối đa sự phân bố nguồn tin mà thư
viện phục vụ họ. Để có thể giảm nhẹ khoảng cách giữa người dùng tin và các
nguồn/hệ thống thông tin, các cơ quan/trung tâm nhất thiết phải có kế hoạch
quảng bá cho người dùng tin đầy đủ nhất các nguồn/hệ thống thông tin mà thư
viện đã xây dựng, sắp xây dựng, mỗi khi có bất kỳ sự thay đổi dù là nhỏ nhất
cơ quan/trung tâm cũng cần giải thích, hướng dẫn cụ thể để người dùng tin
hiểu, chấp nhận và sử dụng các nguồn tin sau đó.
- Vấn đề giữa người dùng tin - hệ thống sản phẩm & dịch vụ thông tin
Cùng với sự phát triển không ngừng của các nguồn/hệ thống thông tin
mà hệ thống sản phẩm & dịch vụ thông tin cũng luôn thay đổi tương ứng.
Hơn thế nữa, các sản phẩm & dịch vụ thông tin vẫn luôn hình thành và thay
đổi cho phù hợp với điệu kiện cụ thể của từng thư viện, từng nhiệm vụ trong
những thời điểm nhất định. Điều này làm cho người dùng tin không thể biết
đầy đủ, chi tiết về các sản phẩm & dịch vụ thông tin mà họ có thể sử dụng tại
cơ quan/trung tâm. Làm hạn chế kết quả tìm và sử dụng thông tin của người
dùng tin, giảm hiệu quả sử dụng của bản thân các sản phẩm & dịch vụ thông
tin. Câu hỏi đặt ra là làm sao để người dùng tin biết được tối đa hệ thống sản
phẩm & dịch vụ thông tin mà họ có thể khai thác. Câu trả lời chỉ có thể là cần
phổ biến rộng rãi về khả năng, điều kiện, các tiện ích, ưu thế trong việc khai
thác và sử dụng các sản phẩm & dịch vụ thông tin mà cơ quan/trung tâm thư
viện cung cấp cho họ.

K50 Thông tin – Thư viện


Khoá luận tốt nghiệp

Nguyễn Thị Tươi


- Vấn đề giữa nhu cầu tin – các nguồn/hệ thống thông tin
Nhu cầu tin của người dùng tin luôn thay đổi nhất định biểu hiện qua
yêu cầu tin tương ứng. Mỗi nguồn/hệ thống thông tin đều được xây dựng theo
những đặc điểm, nội dung riêng, nhằm phục vụ những đối tương người dùng
tin mục tiêu. Nhưng do sự phát triển bùng nổ, đan xen của khoa học, tri thức
nên tạo ra mối quan hệ liên đới giữa các nguồn/hệ thống thông tin. Một yêu
cầu tin cụ thể có thể tồn tại ở nhiều các nguồn/hệ thống thông tin, một nguồn
tin cụ thể khó có thể thỏa mãn hoàn toàn một yêu cầu tin cụ thể. Vậy làm thế
nào để các nguồn/hệ thống thông tin có thể phù hợp tối đa nhu cầu tin của
người dùng tin. Giải pháp là phải nghiên cứu thường xuyên nhu cầu tin và sự
biến động của nó, từ đó xây dựng chính sách hợp lý cho việc phát triển/liên
kết các nguồn tin, chiến lược liên kết, chia sẻ nguồn lực thông tin với các cơ
quan bên ngoài.
- Vấn đề giữa nhu cầu tin – hệ thống sản phẩm & dịch vụ thông tin
Chính do sự phát triển của thông tin, do mức độ ngày càng phức tạp
của nhu cầu tin … đã hối thúc sự đa dạng của các sản phẩm & dịch vụ thông
tin. So với thực tế hiện nay của nhu cầu tin, các sản phẩm & dịch vụ thông tin
chắc chắn sẽ tiếp tục phát triển hơn nữa. Giải quyết vấn đề này đồng nghĩa
với đa dạng, kiện toàn và phát triển không ngừng các sản phẩm & dịch vụ
thông tin cho phù hợp với nhu cầu tin.
- Vấn đề giữa hệ thống sản phẩm & dịch vụ thông tin – các nguồn/hệ
thống thông tin
Sản phẩm & dịch vụ hình thành là sự phản ánh hoặc để khai thác, sử
dụng hiệu quả nhất, đầy đủ nhất mọi nguồn/hệ thống thông tin. Trên thực tế,
hệ thống các sản phẩm & dịch vụ không thể là sự phản ánh đầy đủ chi tiết của
các nguồn/hệ thống thông tin. Vấn đề cần giải quyết chính là làm cho hệ
thống sản phẩm & dịch vụ phản ánh tốt nhất về các nguồn tin. Giải quyết vấn
đề này đòi hỏi vừa đa dạng hóa sản phẩm, phát triển đồng bộ về công nghệ và
chính sách.

K50 Thông tin – Thư viện


Khoá luận tốt nghiệp

Nguyễn Thị Tươi

Các vấn đề trên luôn tồn tại tại bất cứ cơ quan/trung tâm thư viện nào.
Để có thể hạn chế tất cả các vấn đề trên, cần tăng cường nghiên cứu người
dùng tin, nhu cầu tin của họ, phương thức thỏa mãn nhu cầu của từng đối
tượng cụ thể… Giải pháp khả thi nhất chính là tăng cường công tác đào tạo
người dùng tin.
1.2.4. Các kiến thức và kỹ năng cần đào tạo cho người dùng tin
- Kiến thức về hệ thống thông tin, mạng lưới các cơ quan thông tin –
thư viện: Mạng lưới các cơ quan thông tin - thư viện nơi người dùng tin có
thể khai thác, sử dụng nguồn lực thông tin ; Thông tin về phương thức phục
vụ tại từng phòng phục vụ; Điều kiện khi người dùng tin đến khai thác, sử
dụng thông tin tại thư viện.
- Kiến thức về các loại hình sản phẩm và dịch vụ tại cơ quan/trung tâm
thư viện.
- Kỹ năng khai thác và sử dụng các sản phẩm & dịch vụ thông tin cụ
thể: khai thác các sản phẩm & dịch vụ thông tin truyền thống, khai thác và sử
dụng các sản phẩm & dịch vụ thông tin hiện đại.
1.2.5. Các hình thức đào tạo người dùng tin
Trong quá trình hoạt động của mình, các cơ quan/trung tâm thư viện đã
triển khai nhiều hình thức khác nhau trong công tác đào tạo người dùng tin
của mình:
- Hướng dẫn trực tiếp cho người dùng tin.
- Hướng dẫn thông qua các bảng biểu chỉ dẫn, các văn bản.
- Mở các lớp huấn luyện ngắn hạn.

- Mở các lớp huấn luyện định kỳ.
- Đưa chương trình huấn luyện vào chương trình học của các trường
học, lớp bồi dưỡng chuyên môn.
- Xuất bản các tài liệu hướng dẫn, phổ biến cho người dùng tin.

K50 Thông tin – Thư viện


Khoá luận tốt nghiệp

Nguyễn Thị Tươi

- Tuyên truyền, hướng dẫn người dùng tin thông qua các chương trình
riêng trên đài phát thanh truyền hình.
- Thường xuyên đăng tải các thông tin hướng dẫn trên các phương
tiện khác.
1.2.6. Các nhân tố tác động tới công tác đào tạo người dùng tin của
các cơ quan/trung tâm thông tin – thư viện
1.2.6.1. Loại hình, chức năng nhiệm vụ của cơ quan/trung tâm thông tin - thư
viện.
Loại hình, chức năng nhiệm vụ là một trong những đặc điểm cho phép
phân loại các cơ quan thông tin – thư viện. Đó cũng là nhân tố quyết định các
chính sách liên quan tới người dùng tin tại một cơ quan/trung tâm thông tin,
trong đó có công tác đào tạo người dùng tin.
Hiện nay, tại Việt Nam có một số loại hình cơ quan thông tin thư viện
như: Thư viện Quốc gia Việt Nam, Thư viện chuyên ngành, đa ngành, thư
viện công cộng, thư viện trường học. Các loại hình này có chức năng cụ thể
khác biệt với nhau, có nhiệm vụ cụ thể xác định.
Thư viện Quốc gia Việt Nam là thư viện đứng đầu hệ thống thư viện
công cộng nước ta. Với số vốn tài liệu lên tới hơn 130.000 triệu bản, với hệ

thống sản phẩm & dịch vụ đa dạng và tương đối hoàn chỉnh… Thư viện Quốc
gia Việt Nam có nhiệm vụ đáp ứng nhu cầu tin của tất cả các đối tượng người
dùng tin trong và ngoài nước. Với số lượng bạn đọc đông đảo, đa dạng như
vậy, công tác đào tạo người dùng tin tại Thư viện được triển khai một cách
đầy đủ tất cả các phương pháp. Việc hướng dẫn người dùng tin chủ yếu tập
trung vào các phương pháp đào tạo qua chỉ dẫn bằng văn bản, hướng dẫn từ
xa trong môi trường mạng, trả lời những thác mắc cụ thể của từng đối tượng
cụ thể.
Hệ thống thư viện chuyên ngành chủ yếu phục vụ nhu cầu tin của một
nhóm đối tượng là cán bộ cao cấp của ngành, các cán bộ nghiên cứu của
K50 Thông tin – Thư viện


Khoá luận tốt nghiệp

Nguyễn Thị Tươi

ngành và một số các đối tượng bên ngoài có nhu cầu tin liên quan. Công tác
đào tạo người dùng tin trong loại hình thư viện này chủ yếu tập trung vào
nhóm đối tượng là cán bộ chuyên ngành tại cơ quan đó. Do đặc điểm của
nhóm đối tượng này, công tác đào tạo người dùng tin tại thư viện chuyên
ngành chỉ có phù hợp với những phương thức hướng dẫn từ xa.
Đối với nhóm thư viện trường học, lại cần chú ý những phương pháp
đào tạo trực tiếp. Đối với các thư viện công cộng thuộc các tỉnh/thành phố,
huyện, xã lại cần thúc đẩy công tác tuyên truyền giới thiệu qua các phương
tiện truyền thông…
1.2.6.2. Đặc điểm nguồn tin và hệ thống sản phẩm & dịch vụ
- Nguồn tin.
Nguồn lực thông tin là một trong những yếu tố tiên quyết cấu thành hoạt
động thông tin thư viện. Nguồn lực thông tin có thể hiểu là tất cả những thông

tin/tài liệu mà cơ quan/trung tâm thư viện có thể cung cấp cho người dùng tin.
Nó không phải chỉ là vốn tài liệu mà thư viện tổ chức lưu trữ trong kho của
mình mà là tất cả các tài nguyên thông tin ở tất cả các dạng in, số hoá, dạng
CD-ROM, và các dạng khác mà người dùng tin thông qua cơ quan/trung tâm
thư viện có thể tiếp cận và khai thác. Nguồn tin của các loại hình cơ quan/trung
tâm thư viện khác nhau sẽ có những đặc điểm rất khác biệt.
Nguồn lực thông tin có thể coi là sức mạnh của mỗi cơ quan thư viện.
Số lượng nguồn tin càng nhiều, diện bao phủ càng rộng, độ phân tán cao,
phương thức tồn tại càng đa dạng… thì các trung tâm thông tin-thư viện lại
càng cần quan tâm đặc biệt đến công tác đào tạo người dùng tin. Bởi lẽ với
một nguồn tin như vậy sẽ rất khó cho người dùng tin có một cái nhìn tổng thể
về những gì họ có thể tiếp cận, họ không thể khai thác sử dụng thông tin khi
họ không biết phương thức hoạt động ở các phòng phục vụ cụ thể, họ không
thể sử dụng thông tin trong bộ sưu tập của cơ quan/trung tâm thư viện khi họ
định hình được thông tin đó có thuộc lĩnh vực mà họ quan tâm hay không?

K50 Thông tin – Thư viện


Khoá luận tốt nghiệp

Nguyễn Thị Tươi

Với những cơ quan/trung tâm thư viện mà nguồn lực thông tin của họ
bao gồm cả những nguồn tin được tổ chức, lưu trữ, phục vụ …trong quan hệ
hợp tác chia sẻ nguồn lực thì công tác giới thiệu, phổ biến tới người dùng tin
lại càng cần quan tâm.
Đối với các cơ quan/trung tâm thư viện mà nguồn lực thông tin nhỏ,
các dạng thức của thông tin về cơ bản ở dạng truyền thống thì người dùng tin
có thể dễ dàng sử dụng nguồn thông tin. Chỉ cần họ là khách hàng thường

xuyên tại thư viện, họ có thể truy nhập đến các nguồn tin một cách chính xác
và nhanh chóng. Điều đó không đồng nghĩa với việc xem nhẹ công tác đào
tạo người dùng tin. Trong trường hợp đó, các cơ quan/trung tâm cần quan tâm
hoàn thiện hơn nữa bộ sưu tập của mình, đồng thời hướng dẫn người dùng tin
tìm tới các nguồn tin phù hợp với nhu cầu tin và đặc điểm cá nhân của họ khi
thư viện chưa có điều kiện bổ sung.
- Hệ thống sản phẩm & dịch vụ thông tin.
Các sản phẩm & dịch vụ mà thư viện xây dựng không chỉ phản ánh nội
lực của thư viện đó. Nó là phương tiện để thoả mãn nhu cầu tin của người
dùng tin, các cơ quan/trung tâm thư viện phải xây dựng kế hoạch đào tạo kiến
thức thông tin cho người dùng tin.
Đối với một cơ quan/trung tâm – nơi mà sản phẩm & dịch vụ thông tin
được xây dựng đa dạng bao gồm các sản phẩm & dịch vụ truyền thống và hiện
đại, không gian phục vụ người dùng tin rộng, phân tán. Các cơ quan đó phải
hoàn thiện công tác marketing cho các sản phẩm & dịch vụ thông tin của mình.
Sản phẩm & dịch vụ thông tin muốn thực sự đem lại hiệu quả thì phải
được xây dựng trên nhu cầu tin thực tế của người dùng tin. Phải thoả mãn
những yêu cầu riêng của nhóm người dùng tin mục tiêu về nội dung thông tin,
phương thức cung cấp, yếu tố thời gian…Cần đẩy mạnh công tác tuyên truyền
phổ biến sao cho người dùng tin biết đến sự tồn tại của sản phẩm & dịch vụ,
thấy được sự phù hợp về nội dung thông tin, phương thức khai thác và sự tiện
dụng của sản phẩm & dịch vụ.
K50 Thông tin – Thư viện


Khoá luận tốt nghiệp

Nguyễn Thị Tươi

1.2.6.3. Đặc điểm người dùng tin

Người dùng tin là người sử dụng thông tin để thỏa mãn nhu cầu tin của
mình. [10]
Người dùng tin trước hết phải là người có nhu cầu tin khi họ sử dụng
thông tin (trực tiếp hoặc thông qua các sản phẩm & dịch vụ thông tin), hoặc
có điều kiện để sử dụng thông tin, thỏa mãn nhu cầu của mình.
Trong hoạt động thông tin - thư viện, người dùng tin là khách hàng, là
chủ thể của hoạt động thông tin, là đối tượng của công tác đào tạo người dùng
tin. Không có người dùng tin, hoạt động thông tin sẽ không thể tồn tại, điều
đó có nghĩa hoạt động thông tin muốn tồn tại và phát triển phải quan tâm đến
nhu cầu của người dùng tin trong từng giai đoạn cụ thể, cần chú ý tới công tác
đào tạo người dùng tin.
Người dùng tin trong hoạt động thông tin – thư viện có thể chia thành
các nhóm như: người dùng tin đại chúng, người dùng tin khoa học, người
dùng tin là cán bộ quản lý…
Người dùng tin đại chúng: chiếm số lượng lớn trong hoạt động thông
tin, nhu cầu tin của họ nhìn chung rất rộng bắt nguồn từ nhu cầu hòa nhập,
thích nghi. Do kiến thức thông tin của nhóm người dùng tin đại chúng không
cao, nhu cầu tin dễ bị ảnh hưởng bởi các tác động. Từ đó, muốn đáp ứng tốt
nhu cầu tin của đối tượng người dùng tin đại chúng các cơ quan/trung tâm thư
viện phải nghiên cứu nắm bắt nhu cầu tin, xây dựng nguồn tin, hệ thống sản
phẩm & dịch vụ phù hợp theo yêu cầu đó. Sau đó đẩy mạnh công tác tuyên
truyền giới thiệu theo hướng định hướng cho người dùng tin. Biện pháp tuyên
truyền phản ánh được giá trị tài liệu một cách ngắn gọn, phân tích và nhấn
mạnh các giá trị phù hợp với lợi ích và đặc điểm tâm lý của họ như: tuyên
truyền bằng miệng (đọc nghe chung, kể chuyện, giới thiệu chung, điểm
sách… ); tuyên truyền trực quan (triển lãm sách, biểu ngữ); và một số biện
pháp khác: thi tìm hiểu, thảo luận sách, hội nghị bạn đọc.

K50 Thông tin – Thư viện



Khoá luận tốt nghiệp

Nguyễn Thị Tươi

Người dùng tin là cán bộ nghiên cứu khoa học: Cán bộ nghiên cứu
khoa học có vị trí quan trọng trong tiến trình phát triển nói chung. Họ muốn
tham gia nghiên cứu khoa học có hiệu quả phải được tiếp cận đầy đủ những
tri thức thuộc lĩnh vực đó do những người đi trước khám phá ra. Bản thân họ
là những người có trình độ cao, được đào tạo có hệ thống về một lĩnh vực
nhất định. Nhu cầu tin của họ có tính bền vững cao, nó biểu hiện qua những
yêu cầu tin sâu về một vấn đề cụ thể. Do sự phát triển đan xen giữa các ngành
khoa học, muốn xem xét một vấn đề trong mối quan hệ tương quan với các
vấn đề khác, vì thế nhu cầu tin của họ rất rộng, liên quan đến nhiều ngành,
nhiều lĩnh vực. Nhu cầu về hình thức thông tin đa dạng, bao gồm cả các loại
tài liệu truyền thống và hiện đại, và có thể thuộc các ngôn ngữ khác nhau. Để
có thể thoả mãn nhu cầu tin, trước hết cần một nguồn tin đủ mạnh: thông tin
có giá trị khoa học, phù hợp với nhu cầu tin. Cần phát triển các sản phẩm
thông tin có giá trị gia tăng cao, các dịch vụ thông tin hiện đại (tóm tắt, tổng
quan, phổ biến thông tin chọn lọc, dịch vụ thông tin qua mạng…); không
ngừng nâng cao khả năng xử lý thông tin khoa học, tin học, ngoại ngữ và
trình độ khoa học chuyên ngành phù hợp với lĩnh vực phục vụ thông tin. Các
cơ quan/trung tâm cần chú trọng công tác đào tạo, hướng dẫn người dùng tin
sử dụng các sản phẩm & dịch vụ thông tin là cách tốt nhất để tuyên truyền,
quảng bá các sản phẩm & dịch vụ đó.
Người dùng tin là cán bộ quản lý: Quản lý là sự tác động có tổ chức, có
hướng đích của chủ thể quản lý lên đối tượng và khách thể quản lý nhằm sử
dụng có hiệu quả nhất các tiềm năng, các cơ hội của tổ chức để đạt được mục
tiêu đề ra trong điều kiện biến động của môi trường.
Cán bộ quản lý có vai trò định hướng, huy động có hiệu quả các nguồn

lực để thực hiện mục tiêu của tổ chức. Họ chiếm số lượng không đông nhưng
lại có vai trò quyết định tới sự phát triển của xã hội.
Trong quá trình quản lý, người quản lý phải làm việc với luồng thông
tin từ trên xuống, từ dưới lên và ngang cấp. Không có thông tin, người quản
K50 Thông tin – Thư viện


Khoá luận tốt nghiệp

Nguyễn Thị Tươi

lý không thể thực hiện nhiệm vụ đặt ra. Nhu cầu tin của họ vừa sâu vừa rộng
tuỳ thuộc tính chất công việc quản lý với tính chính xác cao và logic. Do tính
chất của hoạt động quản lý, họ cần nhiều thông tin bổ sung cho nhau là những
thông tin đã được xử lý, đánh giá, bao gói đảm bảo tính chính xác. Thông tin
điện tử, các loại ấn phẩm định kỳ là các dạng tài liệu được ưu tiên sử dụng.
Để có thể đáp ứng nhu cầu tin của người quản lý, cần phát triến các sản phẩm
& dịch vụ như: Dịch vụ cung cấp tài liệu gốc, tổng quan, tổng thuật, phổ biến
thông tin chọn lọc, dịch vụ mạng. Đồng thời đẩy mạnh hoạt động marketing
cho các sản phẩm & dịch vụ mà cơ quan/trung tâm thực hiện.
1.2.6.4. Đặc điểm nhu cầu tin
Nhu cầu tin là đòi hỏi khách quan đối với việc tiếp nhận và sử dụng
thông tin nhằm duy trì các hoạt động nhận thức và thực tiễn. Hoạt động càng
phức tạp, càng rộng thì nhu cầu tin càng lớn, bao hàm cả thẩm mỹ, nhận thức
và giao tiếp. Nhu cầu tin ở từng mức độ khác nhau, của các đối tượng khác
nhau sẽ yêu cầu nội dung, phương thức đáp ứng khác nhau. Cần có sự phân
loại phù hợp các nhu cầu tin để xây dựng những sản phẩm & dịch vụ thích
hợp cũng như có những cách truyên truyền giới thiệu khác nhau.
Đặc điểm nhu cầu tin có ảnh hưởng quan trọng tới công tác đào tạo
người dùng tin. Với những nhu cầu tin bất thường thì công tác đào tạo người

dùng trở nên khó khăn và dường như chỉ có thể dừng lại ở hướng dẫn cụ thể
đối với từng yêu cầu cụ thể. Khi nhu cầu tin là thường xuyên ổn định thì công
tác đào tạo người dùng tin cần được tiến hành thường xuyên, liên tục theo
những chính sách cụ thể rõ ràng. Nhu cầu tin càng rộng về diện bao quát,
càng yêu cầu sâu về nội dung lại càng cần những thông tin hướng dẫn chi tiết
từ phía các cơ quan thông tin thư viện.
Nhu cầu tin là một yếu tố phụ thuộc chặt chẽ vào người dùng tin. Yếu
tố người dùng tin chịu ảnh hưởng bởi nhiều tác động. Trong những tác động
đó, văn hoá đọc tác động tới hoạt động thông tin trong diện rộng.

K50 Thông tin – Thư viện


Khoá luận tốt nghiệp

Nguyễn Thị Tươi

Tại Việt Nam cũng như ở nhiều quốc gia có nền kinh tế đang trong quá
trình phát triển văn hóa đọc còn chưa được quan tâm đúng mức và chịu tác
động trực tiếp từ yếu tố kinh tế, văn hóa, bị cạnh tranh mạnh bởi văn hoá nghe
nhìn... Do đó, nhu cầu đọc chưa thể trở thành một nhu cầu không thể thiếu
trong đa số nhân dân, nhu cầu tin của phần đông nhân dân chủ yếu tập trung
vào thông tin văn hoá, giải trí, trong khi các thông tin về khoa học kỹ thuật lại
chỉ là nhu cầu của một số nhóm đối tượng (nhà khoa học, nhà quản lý lãnh
đạo, người nghiên cứu, sinh viên… ).
Trong những năm gần đây, văn hoá đọc tại nước ta bắt đầu có những
dấu hiệu đáng mừng, người dân chú ý hơn đến vai trò của sách báo. Khi mà
xã hội chứng kiến những thay đổi bất thường của kinh tế thế giới, người ta
quay lại đầu tư vào tri thức ở các cấp từ cấp khu vực, quốc gia đến từng gia
đình, nhu cầu thông tin phục vụ quá trình đào tạo vì thế đã và đang trở thành

vấn đề lớn trong giáo dục.
- Đặc điểm nhu cầu tin trong giáo dục đại học.
Chính phủ Việt Nam cũng đã xác định cần phải đổi mới hệ thống giáo
dục. Mục đích là nhằm nâng cao hơn nữa khả năng học tập suốt đời cho mọi
công dân; đào tạo ra lực lượng lao động có khả năng tiếp cận và giải quyết
công việc một cách chủ động, sáng tạo và linh hoạt. Điều này đã được cụ thể
hóa thông qua chiến lược phát triển nhân lực tổng thể của Việt Nam như sau:
“Nâng cao chất lượng giáo dục; cơ cấu lại hệ thống giáo dục và mở rộng
phạm vi giáo dục ở tất cả các cấp độ; gắn liền giáo dục đào tạo với nghiên
cứu khoa học và công nghệ; phát triển giáo dục, nghiên cứu khoa học nhằm
đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế xã hội; nâng cao trình độ dân trí và trình độ
quản lý”. Rõ ràng, để đạt được mục tiêu chiến lược đó, Việt Nam cần đặc biệt
lưu tâm đến việc phát triển kiến thức thông tin.
Điều 44 điều lệ trường đại học ban hành theo quyết định số
153/2003/QĐ-TTg ngày 30/07/2003 của Thủ tướng Chính phủ quy định

K50 Thông tin – Thư viện


Khoá luận tốt nghiệp

Nguyễn Thị Tươi

“Trường đại học có trung tâm thông tin tư liệu phục vụ hoạt động đào tạo,
khoa học và công nghệ. Trung tâm thông tin tư liệu có trách nhiệm quản lý bổ
sung, và cung cấp thông tin, tư liệu khoa học và công nghệ trong và ngoài
nước trong các lĩnh vực hoạt động của trường, thu thập và bảo quản các sách,
tạp chí, băng, đĩa, các tài liệu lưu trữ, các luận án đã bảo vệ tại trường, các ấn
phẩm của trường, hướng dẫn và quản lý công tác quyền sở hữu trí tuệ của
trường. Trung tâm thông tin tư liệu hoạt động theo quy chế do hiệu trưởng

ban hành.”
Theo ấn định của Bộ GD-ĐT, từ năm 2009-2010 tất cả các trường đại
học sẽ phải chuyển đổi sang hình thức đào tạo học chế tín chỉ.
Học chế tín chỉ đòi hỏi đội ngũ giảng viên phải đầu tư nhiều công sức
hơn cho việc soạn bài giảng, chuẩn bị tài liệu, hướng dẫn thảo luận, tăng
cường thời gian nghiên cứu khoa học của sinh viên. Sinh viên phải học tập
với thái độ tích cực, chủ động tìm kiếm và tham khảo các tài liệu thích hợp
với từng môn học, từng chuyên đề khác nhau để đạt yêu cầu của mỗi tín chỉ.
Sinh viên phải tự học, tự nghiên cứu là chính với sự tư vấn của cố vấn học tập
và sự hướng dẫn của từng giảng viên các môn học. Trong môi trường đại học,
thư viện vẫn luôn luôn là môi trường lý tưởng cho việc tự học, tự nghiên cứu
của sinh viên, phát huy tư duy sáng tạo của họ.
Trong phương thức đào tạo theo tín chỉ, sự tương tác được diễn ra giữa
các cặp: người dạy – người dạy, người dạy – người học, người học – người
học. Sự tương tác giữa các cặp này cần phải duy trì và tạo các điều kiện cần
thiết, việc cung cấp thông tin và các dịch vụ trao đổi thông tin dưới nhiều
hình thức, mức độ khác nhau có vai trò, ý nghĩa không thể thiếu (Điều lệ
trường đại học ban hành kèm theo Quyết định số 43/2007/GĐ-BGDDT ngày
15/08/2007 của Bộ Giáo dục và đào tạo). Để thực hiện tốt quy chế này đòi hỏi
phải có sự chuyển biến toàn diện về cách vận hành chương trình đào tạo, mô
hình quản lý đào tạo cũng như cơ sở vật chất phục vụ học tập trong các

K50 Thông tin – Thư viện


×