Tải bản đầy đủ (.pdf) (8 trang)

ĐỀ CƯƠNG ôn tập LỊCH sử 10 học kì II

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (736.3 KB, 8 trang )

ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP LỊCH SỬ 10
CHỦ ĐỀ 1: Việt Nam từ thế kỉ XVI đến thế kỉ XVIII
1.Trình bãy những biến đổi của Nhà nước phong kiến trong các thế kỉ XVI-XVIII.
1.1.Nhà Lê Sơ sụp đổ, nhà Mạc được thành lập:
-Đầu thế kỉ XVI, nhà Lê Sơ khủng hoảng rồi suy yếu biểu hiện : phong trào đấu tranh của nhân dân xảy ra khắp nới, các
thế lực phong kiến nổi dậy tranh chấp quyền lực, trong đó mạnh nhất là thế lực của Mạc Đăng Dung
-Năm 1527, Mạc Đăng Dung phế vua lập ra nhà Mạc
-Chính sách của nhà mạc: Giữ nguyên mô hình chính quyền cũ của nhà Lê
Tổ chức thi cử đầy đặn
Xây dựng quân đội mạnh
Giải quyết vấn đề ruộng đất cho nông dân.
 Bước đầu ổn định được đất nước nhưng do sự chống đối của các quan nhà Lê và chính sách cắt đất thuần phục
nên nhà mạc bị cô lập
1.2. Đất nước bị chia cắt : Chiến tranh Nam-Bắc triều, chiến tranh Trịnh Nguyễn
1.2.1.Chiến tranh Nam Bắc Triều:
-Vị thần nhà Lê đứng đầu là Nguyễn Kim đã quy tụ lực lượng chống Mạc gọi là “Phù Lê diệt Mạc” thành lập chính quyền
ở Thanh Hoá gọi là Nam Triều đối đầu với nhà Mạc ở Thăng Long (Bắc Triều)
-1545-1592: diễn ra cuộc chiến tranh Nam Bắc triều, nhà Mạc sụp đổ, đất nước thống nhất.
1.2.2.Chiến tranh Trịnh Nguyễn:
-Sau khi lật đổ nhà Mạc, vua Lê tuy còn nhưng quyền lực lại nằm trong tay họ Trịnh
-Ở Thuận Hoá, họ Nguyễn cắt cử, xác định chính quyền riêng
-1627, chiến tranh Trịnh Nguyễn bùng nổ
-1672, hai bên giảng hoà, lấy song Ranh làm ranh giới chia đất nước thành 2 phần :đàng trong và đàng ngoài.
1.3. Đất nước chia làm 2 phần: Đàng trong và đàng ngoài.
2.Tình hình kinh tế nước ta thế kỉ XVI-XVIII
2.1.Kinh tế nông nghiệp:
*Từ cuối thế kỷ XV đến nửa đầu thế kỷ XVII, nông nghiệp sa sút, mất mùa đói kém liên miên, bị chiến tranh tàn phá
Biểu hiện: Ruộng đất tập chung trong tay địachủ phong kiến,nhà nước không quan tâm đến sản xuất.
-Từ nửa sau thế kỷ XVII, tình hình chính trị ổn định, nông nghiệp ở Đàng Trong và Đàng Ngoài phát triển:
Biểu hiện: Ruộng đất ở cả 2 đàng mở rộng, nhất là ở Đàng Trong.
Thủy lợi được củng cố.


Giống cây trồng ngày càng phong phú,biết chọn giống để tăng năng suất.
Kinh nghiệm sản xuất được đúc kết.
Kinh tế phát triển nhưng ko bằng các thế kỉ trước

ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP LỊCH SỬ 10

1


2.2.Thủ công nghiệp phát triển
- Nghề thủ công cổ truyền tiếp tục phát triển đạt trình độ cao: dệt, gốm,rèn sắt, đúc đồng, làm đồ trang sức..
- Một số nghề mới xuất hiện như: khắc in bản gỗ, làm đường trắng, làm đồng hồ, làm tranh sơn mài.
- Khai mỏ - một ngành quan trọng rất phát triển ở Đàng Trong và Đàng Ngoài.
- Các làng nghề thủ công xuất hiện ngày càng nhiều như làm giấy, gốm sứ, nhuộm vải …..
- Nét mới trong kinh doanh: ở các đô thị thợ thủ công đã lập phường hội, vừa sản xuất vừa bán hàng.
2.3. Sự phát triển của thương nghiệp.
* Nội thương: ở các thế kỷ XVI - XVIII buôn bán trong nước phát triển:
- Chợ làng, chợ huyện... xuất hiện làng buôn và trung tâm buôn bán
- Buôn bán lớn (buôn chuyến, buôn thuyền) xuất hiện.
- Buôn bán giữa miền xuôi và miền ngược phát triển, thóc gạo ở Gia Định được đem ra các dinh miền Trung để bán
* Ngoại thương phát triển mạnh.
- Thuyền buôn các nước Bồ Đào Nha, Hà Lan, Pháp, Anh đến VN buôn bán tấp nập:
+ Bán vũ khí, thuốc súng, len dạ, bạc, đồng…..
+Mua: tơ lụa, đường gốm, nông lâm sản.
- Thương nhân nhiều nước đã tụ hội lập phố xá, cửa hàng buôn bán lâu dài.
- Giữa thế kỉ XVIII ngoại thương suy yếu dần do chế độ thuế khóa của nhà nước ngày càng phức tạp.
2.4. Sự hưng khởi của các đô thị
- Nhiều đô thị mới hình thành phát triển:
+Đàng Ngoài: Thăng Long ( Kẻ chợ), Phố Hiến (Hưng Yên).
+Đàng Trong: Hội An (Quảng Nam), Thanh Hà (Phú Xuân - Huế)

-Đầu thế kỉ XIX đô thị suy tàn dần.
3.Phong trào Tây Sơn và sự nghiệp thống nhất đất nước
- Giữa thế kỷ XVIII chế độ phong kiến ở cả 2 đàng khủng hoảng sâu sắc, nên phong trào nông dân bùng nổ và bị đàn áp .
- 1771 khởi nghĩa nông dân bùng lên ở Tây Sơn (Bình Định) do Nguyễn Nhạc, Nguyễn Huệ, Nguyễn Lữ lãnh đạo .Từ
một cuộc khởi nghĩa nhanh chóng thành phong trào lật đổ chúa Nguyễn ở Đàng Trong.
- 1786 - 1788 nghĩa quân tiến ra Bắc lật đổ tập đoàn Lê - Trịnh, thống nhất đất nước.
4.Những thành tựu văn hoá Việt Nam thế kỉ XVI-XVIII
4.1.Tư tưởng tôn giáo: Đa dạng và phong phú về đời sống tín ngưỡng:
-Nho giáo tường bước bị suy thoái, phật giáo được phục hồi, đạo giáo được truyền thụ ngày càng rộng rãi trong nước và
các tín ngưỡng truyền thống ( thờ cúng tổ tiên,anh hung,..) được phát huy
4.2.Giáo dục và văn học:
4.2.1.Giáo dục: Vẫn tiếp tục phát triển nhưng chất lượng giảm sút, nội dung nho học hạn chế phát triển kinh tế.
4.2.2.Văn học:
-Văn học chữ Hán tuy giảm sút nhưng văn học chữ Nôm lại phát triển mạnh mẽ,có nhiều tác giả, tác phẩm nổi tiếng như:
Đào Duy Từ,Nguyễn Bỉnh Khiêm, Phùng Cáp Hoang,..
-Văn học dân gian cũng nở rộ với nhiều thể loại phong phú: ca dao, tục ngữ, truyện cười, dân gian,..mang đậm tính dân
tộc dân gian.
-TK 17 chữ quốc ngữ xuất hiện nhưng chưa phổ biến.
4.3Nghệ thuật-KHKT
4.3.1.Nghệ thuật:
-Kĩ thuật điều khắc ko phát triển như giai đoạn trước, 1 số công trình tiêu biểu như: Chùa Thiên Mụ,tượng phật bà,…
-Nghệ thuật dân gian được hình thành và phát triển, phản ánh đời sống vật chất tinh thần của nhân dân, mang đậm tính địa
phương, con người.

ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP LỊCH SỬ 10

2


-Nghệ thuật sân khấu phát triển ở cả 2 đàng.Nhiều làng có phường tuồng, chèo và có hang loạt các làn điệu dân ca mang

tính địa phương như quan học, dặm, hò, vè, lí, si,…
4.3.2.KHKT
-Khoa học: Nhiều công trình khoa học trên các lĩnh vực sử học, địa lý, y học, triết học… ra đời
+Một số thành tự như: Đại Việt Sử kí tiền biên, thiên nam ngũ lục, phủ viên tạp lục, Đại Việt thông sử(Sử học);Thiên
Nam tư chí lệ đồ thư(Địa); hổ trướng khu cơ(quân sự); y học có Hải Thượng Lãn Ông
-Kỹ thuật: Đúc súng đại bác theo kiểu phương Tây, đóng thuyền chiến, xây dựng thành luỹ…được hình thành và phát
triển. Nguyễn Văn Tú với nghề làm đồng hồ ra đời.
5.Nguyên nhân của các cuộc chiến tranh Nam-Bắc triều?V ì sao lại có sự phân chia đàng trong đàng ngoài?
-Không chấp nhận chính quyền của họ Mạc và do chính sách cắt đất thuần phục nên nhà mạc bị cô lập,một số quan lại cũ
của nhà Lê, đứng đầu là Nguyễn Kim, đã họp quân, nêu danh nghĩa “phù Lê diệt Mạc”, nổi dậy ở vùng Thanh Hoá.
- Một nhà nước mới được thành lập gọi là Nam triều để phân biệt với Bắc triều của nhà Mạc. Chiến tranh Nam - Bắc triều
bùng nổ, Triều Mạc bị lật đổ, thế lực phong kiến họ Nguyễn.
- Năm 1545, Nguyễn Kim chết, Trịnh Kiểm lên thay. Con thứ là Nguyễn Hoàng xin được vào trấn thủ đất Thuận Hoá. Đất
Thuận Hoá trở thành nơi dấy nghiệp của họ Nguyễn.
- Năm 1627, cuộc chiến tranh Trịnh - Nguyễn bùng nổ. Không phân được thắng bại, hai bên giảng hoà
- Năm 1672 lấy sông Gianh (Quảng Bình) làm giới tuyến, chia đất nước thành :Đàng Ngoài và Đàng Trong, với hai chính
quyền riêng biệt.

6.Vai trò của nhà Mạc và những hạn chế chủ yếu của nhà Mạc trong lịch sử phong kiến
-Sau khi thành lập, trong những thời gian đầu, nhà Mạc đã thi hành nhiều chính sách tiến bộ như cố gắng giải quyết vấn đề
ruộng đất, giảm sưu thuế, tổ chức thi cử đều đặn, đã góp phần ổn định tình hình đất nước.
-Tuy nhiên, chỉ sau một thời gian, việc nhà Mạc tiến hành cuộc chiến tranh Nam triều đã làm cho đời sống nhân dân khổ
cực, cộng với việc thực hiện chính sách đối ngoại nhân nhượng thái qúa đối với nhà Minh đã khiến cho nhân dân ngày càng
không ủng hộ và nhà Mạc suy thoái dần.
7. Ảnh hưởng của việc phân chia 2 đàng đến sự phát triển đất nước?
Hậu quả : Chiến tranh Trịnh - Nguyễn bùng nổ. Trong vòng 45 năm (từ năm 1627 đến năm 1672), hai họ Trịnh - Nguyễn
đánh nhau bảy lần với những trận chiến ác liệt, có khi kéo dài năm này qua năm khác. Cuộc chiến tranh đã làm hao tổn sức
người, sức của của nhân dân, triệt phá đồng ruộng, xóm làng. Cuộc chiến tranh cũng dẫn đến việc chia đôi lãnh thổ của
nước Đại Việt thống nhất thành giang sơn riêng của hai dòng họ, gia đình li tán, tàn hại sâu nặng đến nền kinh tế.
8.Giải thích vì sao kinh tế thương nghiệp nước ta thế kỉ XVI-XVIII phát triển mạnh.

Thời kỳ Đại Việt chia thành hai lãnh thổ riêng biệt Đàng Ngoài và Đàng Trong cũng là thời kỳ hoạt động ngoại thương sôi
động, cả Đàng Ngoài và Đàng Trong đều tham gia vào hệ thống giao thương toàn cầu bởi các thương nhân Châu Âu, Nhật
Bản, Trung Hoa đến Đại Việt buôn bán. Người Hà Lan, Anh, Pháp lập các thương điếm tại Kẻ Chợ (Hà Nội), người Bồ Đào
Nha, Anh, Nhật Bản đặt các thương điếm tại Faifo (Hội An). Các mặt hàng chính được xuất khẩu từ Đại Việt là tơ lụa, hồ
tiêu, gốm sứ,… Tuy nhiên, sang đến thế kỷ 18 thì hoạt động thương mại giảm sút ở cả Đàng Trong lẫn Đàng Ngoài
9.Vì sao nho giáo mất dần vị trí độc tôn ở thời kì này?
-Nguyên nhân khiến nho giáo mất vị trí độc tôn là do trật tự phong kiến, trật tự quan hệ xã hội thời bấy giờ bị đảo lộn, vua
chẳng ra vua, tôi chẳng ra tôi, các quan hệ mới tiến bộ dần thay thế quan niệm phong kiến lỗi thời của nho giáo
-Nho giáo kìm hãm sự phát triển kinh tế xã hội và làm suy mòn nền giáo dục nước nhà.

ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP LỊCH SỬ 10

3


10.Chứng minh sự phát triển của kinh tế hàng hoá nước ta thế kỉ XVI-XVIII.
-Sản phẩm của thủ công nghiệp tạo ra ngày càng nhiều và ngày càng đa dạng phong phú.Việc buôn bán hang hoá giữa các
vùng miền phát triển góp phần đưa sản phẩm thành hang hoá
-Có nhiều phố xá, phường buôn phát triển mạnh mẽ, nhiều đô thị mới ra đời và phát triển như:….
-Do nước ta có vị trí địa lí thuân lợi nên việc thông thương với nước ngoài trở nên dễ dàng và đặc biệt là châu Âu đến buôn
bán
-Nhiều mặt hang của nước ta được buôn bán trên thế giới và có giá trị cao
Kinh tế hang hoá phát triển mạnh
11.Vai trò của Nguyễn Huệ trong các cuộc chiến chống xâm lược?
-Nguyễn Huệ là nhà quân sự thiên tài. Trong hoạt động quân sự, ông chủ động tập trung lực lượng đánh vào những mục tiêu
chiến lược trọng yếu nhất và hành động liên tục, bất ngờ, chớp nhoáng, quyết liệt làm cho đối phương không kịp đối phó.
-Nguyễn Huệ còn là nhà chính trị sáng suốt. Từ mục tiêu trước mắt của phong trào nông dân là đánh đổ chế độ áp bức Trịnh
- Nguyễn, Nguyễn Huệ đã vươn lên nhận thức được nhiệm vụ dân tộc là thống nhất đất nước và đánh đuổi ngoại xâm.
Đóng vai trò chủ đạo
12. Đặc điểm và ý nghĩ của văn học Việt Nam thế kỉ XVI-XVIII

Đặc điểm:
+Cùng với sự suy thoái của Nho giáo, văn học chữ Hán mất dần vị thế.
+Đây là thể loại văn học chính thống của nhà nước phong kiến mà nội dung của nó chứa đựng tư tưởng của Nho giáo,
vì vậy nếu ở thời Lê sơ khi chế độ quân chủ quyền chế đạt đến đỉnh cao, hệ tư tưởng Nho giáo chiếm địa vị độc tôn thì
văn học chữ Hán phát triển mạnh mẽ. Thế kỉ XVI - XVIII, khi chế độ phong kiến ngày càng khủng hoảng thì thơ văn chữ
Hán cũng suy giảm.
+ Sự phát triển mạnh mẽ của thơ văn chữ Nôm : Đây là thời kì xuất hiện nhiều nhà thơ Nôm nổi tiếng với những tác
phẩm bất hủ như Chinh phụ ngâm,...
+ Sự hình thành và phát triển của văn học dân gian: Sự suy thoái của văn học chính thống và những tác động của chính
trị, xã hội... đã tạo điều kiện để thể loại văn học dân gian phát triển. Với các sáng tác tập thể của nhân dân, các tác phẩm
đã nói lên tâm tư, nguyện vọng về cuộc sống tự do, thoát khỏi những ràng buộc của lễ giáo phong kiến, ca ngợi quê
hương...
- Ý nghĩa:
+ Đem lại sự đa dạng phong phú cho văn học Việt Nam.
+ Thể hiện năng lực sáng tạo của nhân dân và làm cho văn học mang đậm màu sắc nhân dân.

CHỦ ĐỀ 2: Việt Nam nửa đầu thế kỉ XIX
13.Trình bày tình hình chính trị, kinh tế, văn hoá dưới triều Nguyễn (nửa đầu thế kỉ 19)
13.1.Chính trị:
-1802, Nguyễn Ánh lên ngôi lấy hiệu là Gia Long, triều Nguyễn được thành lập, đóng đô ở Phú Xuân
*Tổ chức bộ máy nhà nước: Trung ương được tổ chức theo mô hình thời Lê
+Thời Gia Long được chia làm 3 vùng: Bắc Thành, Gia Định Thành và các trực thành do triều đình trực tiếp cai
quản
+Thời Minh Mạng (1831-1832) bỏ Bắc Thành,Gia Định thành chia làm 30 tỉnh và 1 phủ thừa thiên
*Tuyển chọn quan lại: Thi tuyển quan lại qua giáo dục, khoa cử
*Luật pháp: Có bộ luật Gia Long với 400 điều hà khắc

ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP LỊCH SỬ 10

4



*Quân đội: Tổ chức có quy củ với 20.000 vạn người với trang bị đầy đủ nhưng lại lạc hậu thô sơ
*Ngoại giao: +Thuần phục nhà Thanh,bắt Lào-Campuchia thuần phục mình
+Đối với phương Tây đóng của không đặt quan hệ ngoại giao
13.2.Kinh tế:
* Nông nghiệp
-Nhà Nguyễn thực hiện chính sách quân điền, song do diện tích đất công ít (20% tổng diện tích đất), đối tượng được
hưởng nhiều, vì vậy tác dụng không lớn.
-Khuyến khích khai hoang bằng nhiều hình thức, nhà nước và nhân dân cùng khai hoang.
-Nhà nước còn bỏ tiền, huy động nhân dân sửa, đắp đê điều.
- Trong nhân dân, kinh tế tiểu nông cá thể vẫn duy trì như cũ.
Nhà Nguyễn đã có những biện pháp phát triển nông nghiệp, song đó chỉ là những biện pháp truyền thống, lúc này
không có hiệu quả cao.Nông nghiệp Việt Nam vẫn là một nền nông nghiệp thuần phong kiến, rất lạc hậu.
* Thủ công nghiệp
-Thủ công nghiệp nhà nước:
+Tổ chức quy mô lớn, các quan xưởng được xây dựng, sản xuất tiền, vũ khí, đóng thuyền, làm đồ trang sức, làm
gạch ngói (nghề cũ).
+Thợ quan xưởng đã đóng tàu thủy - được tiếp cận với kỹ thuật chạy bằng máy hơi nước.
- Trong nhân dân: nghề thủ công truyền thống được duy trì nhưng không phát triển như trước.
* Thương nghiệp
+Nội dung phát triển chậm chạp do chính sách thuế khóa phức tạp của Nhà nước.
+Ngoại thương: Nhà nước nắm độc quyền, buôn bán với các nước láng giềng như Trung Hoa, Xiêm, Mã lai.
+Dè dặt với phương Tây, tàu thuyền các nước phương Tây chỉ được ra vào cảng Đà Nẵng.
=> Cho nên đô thị tàn lụi dần.
=>Thủ công nghiệp không có điều kiện tiếp cận kỹ thuật của các nước tiên tiến, vì vậy so với nền công nghiệp phương
Tây, thủ công nghiệp nước ta lạc hậu hơn nhiều.
13.3Tình hình văn hóa - giáo dục
-Tôn giáo: độc tôn Nho giáo, hạn chế Thiên chúa giáo ,tín ngưỡng dân gian tiếp tục phát triển …
-Giáo dục: giáo dục Nho học được củng cố , Nhà Nguyễn tổ chức khoa thi Hương đầu tiên năm 1807; khoa thi Hội đầu

tiên năm 1822 song không bằng các thế kỷ trước.
-Văn học: văn học chữ Nôm phát triển có nhiều tác phẩm xuất sắc của Nguyễn Du, Hồ Xuân Hương, Bà Huyện Thanh
Quan.
-Sử học : Quốc sử quán thành lập nhiều bộ sử lớn được biên soạn: Lịch triều hiến chương loại chí của Phan Huy Chú ,
Lịch triều tạp kỷ của Ngô cao Lãng , Gia Định thành thông chí của Trịnh Hoài Đức ..
- Kiến trúc: kinh đô Huế, lăng tẩm, thành lũy ở các tỉnh, cột cờ ở Hà Nội
-Nghệ thuật dân gian: tiếp tục phát triển.
13.Trình bày tình hình xã hội dưới triều Nguyễn (nửa đầu thế kỉ 19)
14.1.Xã hội:
-Trong xã hội sự phân chia giai cấp ngày càng cách biệt:
+ Giai cấp thống trị bao gồm vua quan, địa chủ, cường hào.
+ Giai cấp bị trị bao gồm đại đa số là nông dân.
-Tệ tham quan ô lại thời Nguyễn rất phổ biến.
-Ở nông thôn địa chủ cường hào ức hiếp nhân dân. Nhà nước còn huy động sức người, sức của để phục vụ những công
trình xây dựng kinh thành, lăng tẩm, dinh thự...
14.2.Đời sống nhân dân: phải chịu nhiều gánh nặng:

ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP LỊCH SỬ 10

5


-Sưu cao, thuế nặng. Nhà nước chia vùng để đánh thuế rất nặng, tô tức của địa chủ cũng khá cao. Mỗi năm một người
dân đinh phải chịu 60 ngày lao động nặng nhọc.
-Chế độ lao dịch nặng nề.
-Thiên tai, mất mùa đói kém thường xuyên.
-Đời sống của nhân dân cực khổ hơn so với các triều đại trước.
-Mâu thuẫn xã hội lên cao bùng nổ thành các cuộc đấu tranh
15.Bản chất của chính sách quân điền thời Gia Long?
-Việc chia ruộng đất là phải ưu tiên cho quan lại, quý tộc và binh lính chứ ko phải ưu tiên chia cho dân canh tác


16.Tại sao nhà Nguyễn lại thi hành chính sách cấm đạo thiên chúa?
Có nhiều nguyên nhân dẫn đến việc chúa Nguyễn cấm đạo Thiên Chúa, nhưng chủ yếu vẫn là việc đạo Thiên Chúa có 1 số
điểm không phù hợp với phong tục của nước ta.
-Đạo Thiên Chúa cho rằng con người là do Chúa chứ không phải do cha mẹ sinh ra, đồng thời cũng không đề cao việc
thờ cúng tổ tiên, cha mẹ.
-Người theo đạo Thiên Chúa luôn coi Chúa là đấng chí tôn, là người có quyền lực cao nhất mà đại diện là nhà thờ, cha
xứ. Điều này có thể ảnh hưởng đến sự cai trị của giai cấp thống trị nói chung và nhà vua nói riêng.
-Hơn thế nữa, vào thời nhà Nguyễn thì nhân dân vùng Đông Nam Á coi người Pháp là bọn man di, xâm lược, cho nên
việc để một tôn giáo của người Pháp xâm nhập vào hệ thống tư tưởng của nhân dân là điều không thể.
-Cũng có thể chúa Nguyễn đã thấy được nguy cơ xâm lược của các nước đế quốc đến nước ta cho nên ngăn chặn các
giáo sĩ vào nước ta, đề phòng việc các giáo sĩ đó là nội gián, tìm hiểu tình hình nước ta để làm cơ sở tấn công sau này.
17.Nguyên nhân dẫn đến phong trào đấu tranh của nhân dân ta thời Nguyễn?
-Các cuộc đấu tranh của nhân dân thời Nguyễn (khởi nghĩa nông dân, sĩ phu, binh biến...) xuất phát từ chính sách cai trị
của triều đình Nguyễn, chủ yếu củng cố vương triều và thuế khóa hà khắc, nên dẫn đến sự phản kháng.
- Nông dân phản kháng vì mất mùa, đói kém, thuế khóa nặng nề, phu dịch quá nhiều (xây dựng cung điện, thành quách...).
Ví dụ: Khởi nghĩa Nông Văn Vân 1833 - 1834, phan Bá Vành 1821 - 1827, Lâm Xuyên...
- Sĩ phu phản kháng vì chính sách triều đình (nghi kị nho sĩ Bắc Hà, dời đô vào Huế), vì luyến tiếc nhà Lê. Ví dụ: Khởi
nghĩa Lê Duy Lương, Cao Bá Quát...
- Binh biến vì sự chia rẽ, nghi kị trong triều đình (Khởi nghĩa Lê Văn Khôi 1832 - 1833).
18.Phân tích sự khác nhau giữa chính quyền thời Minh Mạng và Gia Long
18.1.Chính quyền trung ương:
Thời Gia Long
-Về cơ bản vẫn giữ nguyên hệ thống quan chế và
cơ cấu chính quyền trung ương giống như các triều
đại trước đó. Đứng đầu nhà nước là vua, nắm mọi
quyền hành trong tay. Chức Tể Tướng được bãi bỏ,
dùng Lục Bộ là 6 tổ chức hành pháp cao nhất, để
điều hành việc hành chính trong nước như đã được
áp dụng ở các triều đại trước


ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP LỊCH SỬ 10

Thời Minh Mạng
Thời Minh Mạng, tổ chức hành chính trung ương
đã được cải tiến khá hoàn chỉnh.
-Bộ máy hành chính trung ương được cải tổ mạnh
mẽ. Các cơ quan hành chính từ trung ương đến địa
phương được sắp xếp và cải tiến lại.Thời kỳ này,
vua nắm mọi quyền hành trong tay, dưới vua
là viện Cơ mật tư vấn vua về các vấn đề quốc
sự, Lục bộ tức sáu cơ quan Hành pháp điều hành
việc hành chính trên toàn quốc, cùng Đô sát viện là
cơ quan Tư phápgiám sát hoạt động của Lục bộ từ
địa phương đến trung ương, Nội các giúp vua coi
giữ giấy tờ, ấn tín, và những cơ quan chuyên môn
khác như Lục tự, Tôn nhân phủ, Khâm thiên
giám, Quốc sử quán, Vũ khố
6


18.2.Chính quyền địa phương
Thời Gia Long
Chia đất nước thành 3 vùng: Bắc Thành, Gia Định
Thành và các trực doanh do triều đình cai quản.
Mỗi thành có một Tổng trấn-> dinh -> huyện -> xã,
các trấn dinh vẫn giữ như cũ

Thời Minh Mạng
Năm 1831-1832 nhà vua thực hiện một cuộc cải

cách hành chính lớn, theo đó bỏ các tổng trấn, đổi
các dinh, trấn thành 30 tỉnh và đây là lần đầu tiên
đơn vị hành chính tỉnh xuất hiện ở Việt Nam

19.Phân tích mặt tích cực và hạn chế của các chính sách kinh tế của Nhà Nguyễn
19.1.Nông nghiệp :
*Ưu điểm :
+ Nhà nước đã ban hành lại chính sách quân điền, khuyến khích khai hoang bằng nhiều hình thức và đã mở rộng thêm
được diện tích trồng trọt.
+ Hằng năm, nhà nước đã cố gắng bỏ tiền, thóc, huy động nhân dân sửa đắp đê điều, nạo vét kênh mương.
*Hạn chế:
+ Ruộng đất của Nhà nước ngày càng bị thu hẹp và nông dân hầu như không có ruộng đất.
+ Kinh tế nông nghiệp của nhà Nguyễn lạc hậu, các chính sách của nhà Nguyễn về nông nghiệp hầu như không có hiệu
quả.
19.2. Thủ công nghiệp :
*Ưu điểm :
+ Các nghề thủ công tiếp tục phát triển, đặc biệt các nghề làm gốm sứ, kéo tơ, dệt vải lụa, nấu đường, khai mỏ. Xuất hiện
nghề mới là in tranh dân gian.
+ Thủ công nghiệp nhà nước được tổ chức với quy mô lớn với nhiều ngành nghề, thợ quan xưởng đã chế tạo được một số
máy móc đơn giản, đặc biệt là đóng được tàu thuỷ chạy bằng máy hơi nước.
*Hạn chế : Do chính sách trưng tập thợ thủ công giỏi và sự quản lí của nhà nước, do việc giao thương khó khăn đã
làm cho thủ công nghiệp không phát triển như trước.
19.3.Thương nghiệp :
*Ưu điểm : Nhà nước bắt đầu cho một số thuyền của mình sang các nước láng giềng mua bán.
*Hạn chế:
+ Do chính sách thuế khoá nặng nề và phức tạp của nhà nước đã cản trở việc buôn bán trong nước.
+ Nhà nước giữ độc lập quyền về ngoại thương, hạn chế thương nhân nước ngoài vào buôn bán. Các đô thị như Hội An,
Phố Hiến, Thanh Hà đều tàn lụi.
20.Phân tích điểm tích cực & hạn chế trong chính sách đối ngoại của nhà Nguyễn.
*Tích cực: Mặc dù triều đình nhà Nguyễn chịu phục tùng nhà Thanh và bắt Lào và Chân Lạp phải thần phục, quan hệ

thân thiện với các nước láng giềng vẫn được duy trì.
*Hạn chế: Với chủ trương “bế quan tỏa cảng” (đóng cửa, không giao tiếp với phương Tây) vì sợ các nước này nhòm ngó
nên đã không chấp nhận đặt quan hệ ngoại giao với họ. Chính sách này nhằm cản trở việc giao lưu với những nước có nền
khoa học và công nghệ phát triển lúc bấy giờ, không có điều kiện tiếp cận với nền khoa học kỹ thuật đương thời và làm
cho nước ta tiếp tục trong tình trạng nông nghiệp lạc hậu.
21.Nhận xét về quy mô, đặc điểm. mức độ của phong trào khởi nghĩa nông dân dưới thời Nguyễn.
- Đặc điểm của phong trào :
+ Phong trào đấu tranh đã nổ ra ngay từ khi nhà Nguyễn vừa mới thành lập và kéo dài liên tục, Chỉ tính đến riêng trong
nửa đầu thế kỉ XIX, đã có gần 400 cuộc khởi nghĩa, như vậy trung bình mỗi năm có khoảng 10 cuộc khởi nghĩa. Thời vua
Minh Mạng, thời kì phát triển của nhà Nguyễn, đã nổ ra 250 cuộc Khởi nghĩa.
+ Phong trào đấu tranh đã lôi cuốn đông đảo các tầng lớp trong xã hội tham gia, nhiều cuộc khởi nghĩa do các quan lại của

ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP LỊCH SỬ 10

7


nhà Nguyễn lãnh đạo, thậm chí lực lượng binh lính cũng chống lại triều đình.
+ Phong trào đấu tranh có quy mô khắp trong cả nước từ Bắc vào Nam, từ miền xuôi đến miền ngược.
+ Các cuộc khởi nghĩa diễn ra liên tục song mang nặng tư tưởng cục bộ địa phương nên chưa tạo thành một phong trào
chung, vì vậy nhà Nguyễn có điều kiện để tập trung lực lượng đàn áp.
*So sánh với những triều đại trước:
+ Ở các triều đại trước đó, khởi nghĩa nông dân thường nổ ra vào thời kì cuối của các triều đại khi các triều đại đó đã đi
vào giai đoạn suy vong và số lượng không nhiều, không có quy mô toàn quốc. Trong khi đó, ở triều Nguyễn vừa mới
thành lập đã nổ ra khởi nghĩa với quy mô lớn, thời gian kéo dài và lôi kéo đông đảo các lực lượng xã hội tham gia.

Biên soạn:
Vũ Văn Hậu –10M
(F/hauvanvo.2602)


ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP LỊCH SỬ 10

8



×