QUAN ĐIỂM VỀ VẤN ĐỀ DÂN TỘC CỦA HỒ CHÍ MINH ĐỐI VỚI THẮNG LỢI CỦA
CUỘC CÁCH MẠNG THÁNG TÁM NĂM 1945
Lý Thị Thu Huyền
Khoa Khoa học cơ bản – Đại học khoa học 1
TÓM TẮT
Đảng cộng sản Việt Nam từ khi thành lập đến nay, dựa trên nền tảng tư tưởng của chủ nghĩa Mác
Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh đã chú trọng vấn đề dân tộc trong đường lối và hoạt động thực tiễn trong
các thời kỳ không chỉ nhằm phục vụ cho các nhiệm vụ chính trị trước mắt, mà còn xuất phát từ bản chất
của cuộc cách mạng vô sản do con người và vì con người. Chính vì nhận thức được đầy đủ nội dung của
triết học Mác Lênin qua thực tiễn mà chủ tịch Hồ Chí Minh đã tìm ra con đường cứu nước đúng đắn cho
dân tộc Việt Nam, giúp dân tộc Việt Nam thoát khỏi ách áp bức, bóc lột của chủ nghĩa thực dân xâm lược
mà minh chứng là thắng lợi của cách mạng tháng Tám năm 1945.
Từ khóa: Hồ Chí Minh, quan điểm dân tộc, giải phóng dân tộc, cách mạng Tháng Tám……
MỞ ĐẦU
Tư tưởng Hồ Chí Minh mang sức sống mãnh
liệt, bền vững bởi vì tư tưởng ấy được xây dựng
trên nền tảng, một triết lý sống, một tư tưởng
nhân văn, nhân đạo cao cả và một phương pháp
luận khoa học – cách mạng. Tư tưởng Hồ Chí
Minh nói chung và tư tưởng giải phóng dân tộc
của Người nói riêng là di sản quý giá, không
những có giá trị to lớn đối với cách mạng nước
ta mà còn có ý nghĩa quốc tế.
Với dân tộc Việt Nam, Hồ Chí Minh là kết tinh
những gì tốt đẹp nhất, ưu tú nhất của trí tuệ và tư
tưởng, tình cảm và đạo đức, nhân cách và lối
sống của con người và dân tộc Việt Nam. Người
tiêu biểu cho cốt cách và bản lĩnh của dân tộc,
cho bản sắc của văn hóa dân tộc Việt Nam từ
truyền thống đến hiện đại. Tinh hoa của dân tộc,
lương tâm và khí phách của thời đại đã được thể
hiện chân thực và cảm động, trong sáng và đẹp
đẽ, cao thượng và bất khuất qua con người, cuộc
đời và sự nghiệp của Hồ Chí Minh.
Thực tiễn lịch sử đã chứng minh sức mạnh của
dân tộc Việt Nam từ ngay sau khi Đảng ra đời và
tạo nên những thắng lợi vĩ đại mà mở đầu là
cách mạng tháng Tám năm 1945, đưa dân tộc
Việt Nam bước vào kỷ nguyên lịch sử mới – kỷ
nguyên độc lập, tự do. Điều này đã chứng tỏ sự
sáng tạo trong quan điểm dân tộc của Hồ Chí
Minh - người sáng lập ra Đảng cộng sản Việt
Nam.
NỘI DUNG
Dân tộc là một phạm trù lịch sử được hình thành
từ rất lâu, nhưng mãi đến nay vẫn chưa có một
định nghĩa thống nhất về khái niệm này. Do có
những quan điểm khác nhau về quyền lợi của
các giai cấp, các tập đoàn mà có những đường
lối, chính sách khác nhau trong lĩnh vực dân tộc.
Giai cấp tư sản gắn dân tộc với chủ nghĩa tư bản
để thực hiện chính sách khai hóa các dân tộc nhỏ
yếu, mà thực chất là đồng hóa, thống trị các dân
tộc ấy. Các nhà sáng lập chủ nghĩa khoa học
nhận thức rõ vị trí vấn đề dân tộc trong sự phát
triển xã hội loài người, ý nghĩa của cuộc đấu
tranh giải phóng dân tộc của nhân dân thuộc địa
và phụ thuộc. Nhưng một số nhà lãnh đạo của
Liên Xô và các nước xã hội chủ nghĩa Đông Âu
trước đây lại đồng nhất dân tộc với giai cấp, dân
tộc với xã hội. Do đó, đã đưa đến những sai
phạm trong chính sách dân tộc, trong mối quan
hệ với các dân tộc đấu tranh giành độc lập. Đó là
một trong những nguyên nhân dẫn tới tan rã các
nước này, làm bùng nổ những cuộc xung đột sắc
tộc, những cuộc nội chiến trong khuôn khổ mỗi
nước.
Hồ Chí Minh trước khi đến với chủ nghĩa Mác –
Lênin đã bước đầu nhận thức về vấn đề dân tộc
và con đường giải phóng dân tộc. Nhận thức đầu
tiên của Hồ Chí Minh về dân tộc là sự nhận biết
về cảnh sống nghèo khổ của đồng bào trên quê
hương, rồi khắp đất nước đang bị áp bức bóc lột,
chịu sưu cao, thuế nặng. Từ sự nhận biết thực
trạng đất nước cuối thế kỉ XIX đầu thế kỉ XX,
Hồ Chí Minh đi đến lòng căm ghét bọn người áp
bức bóc lột, chế độ thống trị thực dân phong
kiến, tình cảm yêu thương đồng bào, quê hương
đất nước rồi đến nhận thức tư tưởng về đồng
bào, về tổ quốc, về dân tộc.
Năm 1911, ra đi tìm đường cứu nước, Hồ Chí
Minh xuất phát từ ý thức dân tộc với mong muốn
xem các nước làm như thế nào để tự giải phóng,
rồi về giúp đồng bào chúng ta giải phóng. Sau
nhiều năm bôn ba ở nước ngoài, được tận mắt
chứng kiến cuộc sống của nhân dân lao động ở
1
các nước tư bản đế quốc cũng phải sống cuộc
sống cơ cực, lầm than bởi chính sách của giai
cấp thống trị. Hồ Chí Minh đã hiểu rằng, nhân
dân bị áp bức ở đâu cũng khốn khổ, tất cả đều có
kẻ thù chung là chủ nghĩa đế quốc và đều có
nguyện vọng chung là được giải phóng.
Việc Hồ Chí Minh trở thành người lao động,
cùng lao động với những người lao động và giai
cấp công nhân ở nhiều nước trong quá trình tìm
đường cứu nước cũng là một cơ sở thực tiễn tác
động đến nhận thức, ý thức của Người về giai
cấp công nhân, hình thành tư tưởng của Người
về mối quan hệ giữa dân tộc và giai cấp.
Năm 1920, khi Người đọc Sơ thảo lần thứ nhất
những luận cương về vấn đề dân tộc và thuộc
địa. Lần đầu tiên người tìm thấy trong đó lời giải
đáp thỏa đáng về vấn đề dân tộc và cách mạng
giải phóng dân tộc, vấn đề đoàn kết quốc tế của
các dân tộc thuộc địa….Đó là những vấn đề cần
thiết, có quan hệ đến vận mệnh dân tộc mà
Người phải gian nan, bôn ba khắp đó đây trên
thế giới để tìm kiếm và khám phá.
Từ đó, Hồ Chí Minh ra sức học tập, nghiên cứu
lý luận Mác – Lênin, trước hết là lý luận về vấn
đề dân tộc và thuộc địa của Lênin tiếp thu và
truyền bá về trong nước. Hồ Chí Minh đã tiếp
thu không giáo điều lý luận Mác – Lênin mà
đồng thời tiếp thu có chọn lọc lý luận của những
người đi trước, kế thừa truyền thống dân tộc để
tìm ra những vấn đề có tính nguyên tắc về chiến
lược và sách lược cho cách mạng Việt Nam.
Sự vận dụng sáng tạo đường lối của Quốc tế
cộng sản vào điều kiện cụ thể của cách mạng
Việt Nam của Nguyễn Ái Quốc thể hiện rõ tinh
thần: Tập trung vào nhiệm vụ chống đế quốc,
giải phóng dân tộc, đoàn kết tập hợp mọi lực
lượng dưới sự lãnh đạo của giai cấp công nhân
để chống đế quốc vào tay sai. Ở xã hội Việt Nam
thuộc địa nửa phong kiến tồn tại hai mâu thuẫn
là mâu thuẫn dân tộc và mâu thuẫn giai cấp,
nhưng trên hết và trước hết là mâu thuẫn giữa
toàn thể dân tộc bị áp bức với chủ nghĩa thực
dân cướp nước. Nhiệm vụ giành độc lập dân tộc,
giải phóng nhân dân khỏi ách áp bức nô lệ là
nhiệm vụ mang ý nghĩa cấp bách, sống còn được
đặt trước nhiệm vụ đấu tranh giai cấp. Trong
cuộc đấu tranh này Đảng cần tập hợp được khối
lực lượng đông đảo nhất, huy động sức mạnh
đoàn kết to lớn nhất mới đảm bảo giành được
thắng lợi.
Trong thực tiễn cách mạng Việt Nam chưa bao
giờ nhiệm vụ dân chủ có ý nghĩa ngang với
nhiệm vụ dân tộc. Vì nhận thức được đúng đắn
vấn đề dân tộc, nhất là vấn đề dân tộc trong điều
kiện bị áp bức vô cùng nặng nề của đế quốc
Pháp- Nhật, nên Đảng đã giải quyết thành công
việc xây dựng mặt trận dân tộc thống nhất của
toàn dân. Có thể nói đây cũng là một bước phát
triển mới tư tưởng đoàn kết toàn dân tộc của
đồng chí Hồ Chí Minh trong thực tiễn cách mạng
Việt Nam, cụ thể là được thể hiện trong cách
mạng tháng Tám năm 1945.
Sau gần 30 năm hoạt động và lãnh đạo, chỉ đạo
phong trào cách mạng từ nước ngoài, ngày 28-11941 Hồ Chí Minh đã vượt biên giới Trung Việt
đặt chân lên Pác Bó, Hà Quảng, Cao Bằng. Lúc
này chiến tranh thế giới thứ hai đang diễn ra ác
liệt. Việt Nam bị đặt dưới hai tầng áp bức bóc lột
nặng nề của đế quốc thực dân Pháp- Nhật.
Quyền lợi của tất cả các giai cấp bị cướp giật.
Vận mệnh dân tộc nguy vong không lúc nào
bằng. Chính trong bối cảnh đó, Hồ Chí Minh đã
trở về nước trực tiếp lãnh đạo và tổ chức phong
trào cách mạng dân tộc.
Có thể khẳng định quan điểm tư tưởng Hồ Chí
Minh mang tầm vóc một học thuyết cách mạng
giải phóng dân tộc vì độc lập tự do. Quan điểm
đó được thể hiện dứt khoát trong Nghị quyết Hội
nghị lần thứ Tám của Ban chấp hành Trung ương
Đảng Cộng sản Đông Dương (5-1941) rằng:
Cuộc cách mạng Việt Nam- Lào- Campuchia lúc
bấy giờ không phải là cuộc cách mạng tư sản dân
quyền phải giải quyết cùng cả hai vấn đề phản đế
và điền địa nữa, mà chỉ phải giải quyết một vấn
đề cần kíp “dân tộc giải phóng” [2, tr.119]. Do
đó, cuộc cách mạng Đông Dương giai đoạn này
là cuộc cách mạng dân tộc giải phóng.
Đối với vấn đề dân tộc của ba nước Đông Dương
thì trong Nghị quyết của Đảng đã nêu rõ: Nói
đến vấn đề dân tộc theo quan điểm Hồ Chí Minh
đã được khẳng định trong Nghị quyết Hội nghị
lần thứ VIII của Trung ương Đảng rằng nói đến
vấn đề dân tộc tức là nói đến sự độc lập tự do
của mỗi dân tộc. “Các dân tộc sống trên cõi
Đông Dương sẽ tùy theo ý muốn, tổ chức thành
liên bang cộng hòa dân chủ hay đứng riêng thành
một dân tộc quốc gia tùy ý…Văn hóa của mỗi
dân tộc sẽ được tự do phát triển, tồn tại và được
đảm bảo. Sự tự do độc lập của các dân tộc sẽ
được thừa nhận và coi trọng” [2, tr.113]. Chủ
trương như vậy không có nghĩa là tách rời cách
mạng Việt Nam với cách mạng Lào và
Campuchia. Cách mạng Việt Nam vẫn quan hệ
mật thiết với cách mạng Lào và Campuchia.
2
Pháp – Nhật là kẻ thù chung của ba dân tộc.
Không thể thắng chúng nếu chỉ có riêng rẽ lực
lượng của mỗi dân tộc. Muốn đánh đuổi chúng
phải có một lực lượng thống nhất của tất thảy
các dân tộc Đông Dương. Đối với các dân tộc
Miên, Lào …Việt Nam phải có nghĩa vụ dìu dắt
giúp đỡ trong bước đường tranh đấu tự do độc
lập và phải có sự đoàn kết, ủng hộ phong trào
cách mạng, phong trào dân chủ chống phát xít
thế giới. Chủ trương giải quyết vấn đề dân tộc
trong khuôn khổ từng nước của Đảng ta là thể
hiện tư tưởng Hồ Chí Minh – một tư tưởng nhất
quán trong đường lối, chủ trương cách mạng do
Người đề ra, trong các tổ chức cách mạng do
Người sáng lập.
Trên cơ sở nhận thức đó về vấn đề dân tộc, Đảng
đã quyết định phải thay đổi chiến lược cách
mạng cho phù hợp với nguyện vọng chung của
toàn thể nhân dân các nước trên bán đảo Đông
Dương là phải đánh Pháp, đuổi Nhật làm cho các
quốc gia dân tộc được độc lập, tự do. Vì vậy
cuộc cách mạng ở Đông Dương lúc bấy giờ
không phải là một cuộc cách mạng tư sản dân
quyền phải giải quyết đồng thời hai vấn đề là
phản đế và ruộng đất nữa mà là một cuộc cách
mạng giải phóng dân tộc chỉ giải quyết một vấn
đề cần kíp là đánh đuổi Pháp, Nhật mà thôi….
Nhiệm vụ đánh Pháp đuổi Nhật không phải là
nhiệm vụ riêng của giai cấp công nhân và nông
dân mà là nhiệm vụ chung của toàn dân tộc. Lực
lượng của các giai cấp, tầng lớp nhân dân, của
các tộc người, các tôn giáo… phải được tập hợp
vào mặt trận thống nhất có tính chất dân tộc thật
rộng rãi và có thể thực hiện được ngay trong tình
thế lúc bấy giờ. Đối với Việt Nam, mặt trận
thống nhất đó là Việt Nam độc lập đồng minh,
gọi tắt là Việt Minh.
Thực hiện nghị quyết của Đảng và lời kêu gọi
của Nguyễn Ái Quốc, các cấp Đảng và Mặt trận
Việt Minh đã tích cực xây dựng các tổ chức cứu
quốc của quần chúng đẩy nhanh phát triển lực
lượng chính trị và phong trào đấu tranh của quần
chúng. Ngày 19-05-1941, Mặt trận Việt Minh
tuyên bố ra đời. Chương trình cứu nước của Việt
Minh bao gồm 44 điểm về chính trị, kinh tế, văn
hóa, xã hội và đối với các giai cấp và tầng lớp
nhân dân nhằm thực hiện hai điều mà toàn thể
đồng bào cả nước đang mong ước là: làm cho
nước Việt Nam được hoàn toàn độc lập; làm cho
toàn dân Việt Nam được sung sướng, tự do. Từ
Pác Pó ánh sáng Việt Minh đã lan toả khắp nông
thôn, thành thị, có hệ thống từ trung ương đến
địa phương, từ Bắc tới Nam. Các đoàn thể cứu
quốc được thành lập và ngày càng mở rộng. Việt
Minh trở thành một phong trào rộng lớn, tiêu
biểu nhất là ở Cao Bằng. Nơi đây đã trở thành
một căn cứ địa cách mạng, một địa bàn điển hình
về xây dựng và phát triển lực lượng, chuẩn bị
cho cuộc khởi nghĩa vũ trang toàn dân. Với
những nội dung như trên Việt Minh trở thành
một mặt trận rộng rãi có tính chất dân tộc hơn
hết, dễ hiệu triệu và nhất là có thể thực hiện
được trong tình thế lúc bấy giờ. Sự thành lập của
Mặt trận Việt Minh đã đánh dấu bước tiến của
Đảng trong việc nhận thức vấn đề dân tộc và giai
cấp trong quan hệ ba nước Đông Dương. Sự ra
đời và hoạt động của Việt Minh đã động viên và
tập hợp được sức mạnh của dân tộc trong toàn
quốc đứng lên đánh Pháp đuổi Nhật bằng cuộc
khởi nghĩa dân tộc tháng Tám năm 1945, thành
lập chính phủ lâm thời nước Việt Nam dân chủ
cộng hòa. Đây là một điển hình thành công về
chiến lược, phương thức và nghệ thuật khởi
nghĩa dân tộc, đưa tư tưởng độc lập tự do của Hồ
Chí Minh thành hiện thực của cuộc cách mạng
giải phóng dân tộc ở Việt Nam.
Dựa trên cơ sở tư tưởng dân tộc vì độc lập tự do,
sáng tạo của Hồ Chí Minh, kịp thời thay đổi
chiến lược cách mạng, tổ chức lực lượng ở cả
nông thôn và thành thị, xây dựng lực lượng vũ
trang, lập căn cứ địa cách mạng, đề ra khẩu hiệu
và hình thức đấu tranh khi tình thế đã thay đổi,
dẫn dắt quần chúng đấu tranh đi từ khởi nghĩa
từng phần tiến lên tổng khởi nghĩa giành chính
quyền trên cả nước.
Ngày 9-3-1945, cuộc đảo chính của Nhật lật đổ
Pháp đã gay ra một cuộc khủng hoảng chính trị
sâu sắc. Ngày 12-3-1945 Đảng ra Chỉ thị “Nhật
– Pháp đánh nhau và hành động của chúng ta”
và phát động một cao trào kháng Nhật cứu nước
rộng khắp trên cả nước.
Đến giữa tháng 8 năm 1945, ở trong nước lúc
cao trào kháng Nhật cứu nước diễn ra như vũ
bão, toàn dân đã đứng lên đầy quyết tâm sôi sục
để diệt phát xít. Ở ngoài nước, chiến tranh thế
giới cũng đang đi vào giai đoạn cuối, quân đồng
minh đã dồn dập tấn công phát xít. Những trùm
phát xít đầu xỏ là Đức và Nhật lần lượt tuyên bố
đầu hàng đồng minh không điều kiện. Những kẻ
thù trưc tiếp của cách mạng Việt Nam rơi vào
tình trạng khủng hoảng suy yếu, không thể tiếp
tục duy trì sự thống trị như cũ được nữa. Thời cơ
Tổng khởi nghĩa đã chín muồi, cơ hội ngàn năm
có một của dân tộc đã đến song tình thế đang
3
diễn ra gay go, phức tạp. Quân Đồng minh đang
kéo vào và thực dân Pháp cũng đang ráo riết
chuẩn bị kéo quân trở lại xâm lược Đông Dương
lần thứ hai. Trước tình hình đó, Hội nghị đại biểu
toàn quốc của đảng họp từ ngày 13 đến 15-81945 tại Tân Trào đã kịp thời họp và quyết định
phát động Tổng khởi nghĩa trong toàn quốc, xác
lập địa vị làm chủ đất nước trước khi quân Đồng
minh kéo vào giải giáp quân đội Nhật. Ngay sau
khi Hội nghị toàn quốc của Đảng, Đại hội quốc
dân khai mạc theo chủ trương của chủ tịch Hồ
Chí Minh đề ra tại Hội nghị lần thứ VIII của Ban
chấp hành Trung ương Đảng và thư của Người
gửi đồng bào toàn quốc tháng 10-1944. Với tầm
quan trọng mang tính pháp quyền, Hồ Chí Minh
đã chỉ thị cuộc Đại hội Đại biểu quốc dân phải
khai mạc chậm nhất vào trung tuần tháng 71945. Người đã từng cân nhắc giá trị của thời
gian, của mỗi ngày, của mỗi giờ trong lúc tình
hình đất nước đang có sự chuyển biến. Cho nên
khi thấy công việc chậm chễ thì Hồ Chí Minh đã
thúc giục động viên tinh thần của cán bộ nhanh
chóng tổ chức đại hội theo đúng kế hoạch đã đề
ra. Người thấy rõ lúc bấy giờ, chậm một chút tức
là bỏ lỡ cơ hội thuận lợi. Song vì liên lạc khó
khăn, đường sá trắc trở mãi đến ngày 16-8-1945
Đại hội quốc dân Tân trào mới được khai mạc.
Đại hội đã nhất trí tán thành chủ trương phát
động khởi nghĩa của Đảng và hiệu triệu nhân dân
toàn quốc, các đoàn thể cách mạng phải đứng lên
thực hiện 10 chính sách lớn, trước hết là phải
giành chính quyền, xây dựng một nước Việt
Nam dân chủ cộng hòa. Quốc dân Đại hội đã cử
ra Ủy ban dân tộc giải phóng dân tộc Việt Nam
gồm 15 thành viên do Hồ Chí Minh làm chủ tịch
và Trần Huy liệu làm phó chủ tịch. Theo quyết
định của Đảng và Tổng bộ Việt Minh và quốc
dân Đại hội mang tính chất và tầm vóc lịch sử
của một tổ chức tiền thân của Quốc hội nước
Việt Nam dân chủ mới, đã nhất trí đem sức mạnh
của toàn dân tộc để chuyển xoay vận nước bằng
cuộc khởi nghĩa dân tộc, xóa bỏ bộ máy thống trị
của Nhật, thành lập chính quyền cách mạng của
toàn dân Việt Nam. Chủ tịch Hồ Chí Minh đã
gửi thư kêu gọi đồng bào cả nước khởi nghĩa
giành chính quyền “Giờ quyết định cho vận
mệnh dân tộc ta đã đến. Toàn quốc đồng bào
đứng dậy, đem sức ta mà giải phóng cho ta…
Chúng ta không thể chậm trễ. Tiến lên! Tiến lên!
Dưới lá cờ Việt Minh, đồng bào hãy dũng cảm
tiến lên” [1, tr….].
Thực hiện lời kêu gọi của chủ tịch Hồ Chí Minh,
các lực lượng quần chúng được tổ chức từ trước
hoặc mới được tham gia vào tổ chức cứu quốc
ngay trong đêm trước của cuộc khởi nghĩa và cả
đồng đảo quần chúng chưa tham gia vào tổ chức
Việt Minh, theo mệnh lệnh của trái tim yêu
nước, lòng khát khao độc lập tự do đã xuống
đường đấu tranh giành chính quyền. Cuộc Tổng
khởi nghĩa tháng Tám là sự vùng dậy mãnh liệt
với một tinh thần dũng cảm của khối đoàn kết
dân tộc Việt Nam trong cả nước với một quyết
tâm rất cao với ý chí dù hi sinh tới đâu, dù đốt
cháy cả dãy Trường Sơn cũng phải kiên quyết
giành cho được độc lập dân tộc. Toàn dân tộc từ
Bắc tới Nam đã đứng lên xóa bỏ bộ máy chính
quyền của Nhật, giành lấy chính quyền về tay
nhân dân từ trung ương đến cơ sở. Khởi nghĩa đã
nổ ra và giành thắng lợi như thế. Các Mác nói
khởi nghĩa là một nghệ thuật. Điểm tuyệt diệu
nhất của nghệ thuật đó là chớp đúng thời cơ. Khi
phát động khởi nghĩa, Đảng và Hồ Chí minh
cũng đã sớm nhận thấy khó khăn phức tạp và
nguy cơ mới xuất hiện đó là quân đội Đồng minh
kéo vào. Phải giành thắng lợi trước khi quân
đồng minh vào Đông Dương để với tư cách là
người chủ đất nước tiếp quân đồng minh. Đó là
quyết định đúng đắn và tránh được những khó
khăn không lường trước. Như vậy cách mạng
tháng Tám không chỉ tranh thủ điều kiện thuận
lợi khi quân Nhật đầu hàng đồng minh mà còn
tránh được khó khăn mới nảy sinh do tình hình
quốc tế đưa lại.
Cuộc Tổng khởi nghĩa Tháng Tám năm 1945 là
do lực lượng của toàn dân tiến hành có lực lượng
vũ trang làm nòng cốt và xung kích đã diễn ra
thắng lợi trong cả nước, tiêu biểu và giữ vai trò
thắng lợi quyết định là khởi nghĩa ở Hà Nội (198), Huế (23-8), Sài Gòn (25-8). Ngày 30-8-1945,
Bảo Đại, vị vua cuối cùng của triều đại phong
kiến Việt Nam đọc tuyên cáo thoái vị, trao kiếm
và ấn tín cho Chính phủ cách mạng Việt Nam
với câu nói nổi tiếng “Tôi thà làm dân một nước
độc lập còn hơn làm vua một nước nô lệ”.
Cuộc cách mạng tháng Tám đã thành công rực
rỡ. Đây là một thành công sáng tạo của Hồ Chí
Minh, của Đảng trong phương thức và nghệ
thuật khởi nghĩa dân tộc. Chớp lấy thời cơ thuận
lợi ngàn năm có một, bằng sức mạnh của cả
cộng đồng dân tộc, Việt Nam đã đứng dậy xóa
bỏ nhanh chóng bộ máy thống trị của đế quốc và
tay sai, thành lập chính quyền cách mạng trong
cả nước. Cách mạng tháng Tám là một điển hình
4
về cách mạng dân tộc, một cuộc cách mạng vô
cùng nhân đạo thể hiện một chủ nghĩa dân tộc
sáng suốt. Cuộc cách mạng tháng Tám 1945 là
một điển hình thành công về sự thức tỉnh ý thức
dân tộc vì độc lập, tự do về sức mạnh của khối
đoàn kết dân tộc. Sự thức tỉnh của ý thức dân tộc
Việt Nam không hề đi theo lối bài ngoại quen
thộc, đặc điểm của những bùng nổ thông thường
bột phát của chủ nghĩa dân tộc sôvanh. Ngày
6/01/1945, khi nói chuyện với các đại biểu các
báo chí về nội trị và ngoại giao nhà nước, Hồ
Chí Minh đã nêu rõ: “Có một điều chúng ta
đáng mừng là cách mạng Việt Nam có một ưu
điểm so với cách mạng các nước Nga, Tàu,
Pháp. Cách mạng ở đâu cũng phải đổ máu
nhiều. Có nước phải chặt đầu vua. Có nước
đồng bào chia đảng phái, chém giết lẫn nhau
trong bao nhiêu năm. Nước ta, vua tự thoái vị,
các đảng phái không có mấy. Trong một thời
gian ngắn, các giai cấp đoàn kết thành một khối,
muôn dân đoàn kết để mưu hạnh phúc chung là
nước được hoàn toàn độc lập và chống được
giặc xâm lăng, đuổi bọn thực dân tàn ác ra khỏi
bờ cõi” [5, tr. 129-130]. Điều này chứng tỏ cách
mạng tháng Tám thành công không có đổ máu.
Ngày 2-9-1945, chủ tịch Hồ Chí Minh thay mặt
Chính phủ lâm thời long trọng đọc bản Tuyên
ngôn độc lập, tuyên bố với quốc dân đồng bào và
thế giới quyền độc lập của các nước là bất khả
xâm phạm. Đó là “tất cả các dân tộc trên thế
giới đều sinh ra bình đẳng, dân tộc nào cũng có
quyền sống, quyền sung sướng và quyền tự do”
[4, tr.1]. Tuyên ngôn độc lập là một văn bản
pháp lý quan trọng khẳng định độc lập, tự do của
dân tộc Việt Nam là quyền thiêng liêng không ai
có quyền xâm phạm. “Nước Việt Nam có quyền
được hưởng tự do và độc lập, và thực sự đã trở
thành một nước tự do độc lập. Toàn thể dân Việt
Nam quyết đem tất cả tinh thần và lực lượng,
tính mạng và của của để giữ vững quyền tự do,
độc lập ấy” [3, tr. 557]. Một kỷ nguyên mới
trong lịch sử Việt Nam đã được mở ra- kỷ
nguyên độc lập, tự do.
Cuộc khởi nghĩa tháng Tám 1945 thắng lợi là
một điển hình thành công về nghệ thuật khởi
nghĩa dân tộc, phản ánh rõ tiềm năng sáng tạo
của Đảng, của dân tộc mà trước hết là của Chủ
tịch Hồ Chí Minh, Người đã vạch ra một hệ tư
tưởng cách mạng Việt Nam mang tầm vóc một
học thuyết giải phóng và phát triển dân tộc vì
độc lập tự do. Trên cơ sở học thuyết đó, Người
đã lãnh đạo Đảng ta vạch ra đường lối chính trị,
tổ chức lực lượng của dân tộc theo chiến lược
đại đoàn kết dân tộc, thực hiện phương thức khởi
nghĩa sáng tạo đã dẫn đến thắng lợi của cuộc
cách mạng giải phóng, đánh đuổi được PhápNhật, giành lại quyền làm chủ đất nước và nguồn
giá trị văn hóa hơn ngàn năm lịch sử.
Thắng lợi to lớn của Tổng khởi nghĩa tháng
Tám còn lập nên nước Việt Nam dân chủ cộng
hòa tự do và độc lập. Chính quyền cách mạng đã
được thành lập trong toàn quốc, trong đó cơ
quan quyền lực nhà nước cao nhất là Quốc hội
và cơ quan quyền lực hành chính cao nhất của
toàn quốc là Chính phủ Việt Nam dân chủ cộng
hòa. Đó là nhà nước pháp quyền của dân tộc, do
dân tộc và vì dân tộc. Hiến pháp năm 1946 ghi
rõ: Tất cả mọi quyền bính trong cả nước là của
toàn thể nhân dân Việt Nam, không phân biệt nòi
giống, trai gái, giàu nghèo, giai cấp, tôn giáo. Tất
cả mọi công dân Việt Nam đều ngang quyền trên
mọi phương diện: chính trị, kinh tế, văn hóa.
Quyền tư hữu tài sản của công dân Việt Nam
được đảm bảo. Chính quyền cách mạng được
thành lập là của chung của cả dân tộc chứ không
phải của một giai cấp một đảng phái nào. Cách
mạng giải phóng thắng lợi sẽ phải tiến tới thực
hiện cách mạng tư sản dân quyền và tiếp tục tiến
lên cách mạng xã hội chủ nghĩa. Đây là ba chiến
lược của con đường cách mạng vô sản ở Việt
Nam dưới ánh sáng của học thuyết giải phóng và
phát triển dân tộc của Hồ Chí Minh.
Như vậy, từ hội nghị trung ương lần thứ VIII
(tháng 5-1941), khi Người về nước, cùng Trung
ương trực tiếp lãnh đạo cách mạng, những quan
điểm về vấn đề dân tộc mới chính thức được
thực hiện. Kể từ đó, tư tưởng của Người và
đường lối của Đảng là thống nhất và có những
bước phát triển mới toàn diện, hoàn chỉnh, đáp
ứng những yêu cầu mới của cách mạng Việt
Nam. Tư tưởng, đường lối Hồ Chí Minh và hành
động cách mạng dân tộc Việt Nam đến đây đã có
sự thống nhất và đã đưa đến thắng lợi to lớn
trong cách mạng tháng Tám 1945. Đó cũng là
thắng lợi của tư tưởng Hồ Chí Minh về vấn đề
dân tộc và cách mạng giải phóng dân tộc. Cụ thể
là thắng lợi của chủ trương chỉ đạo chiến lược
đặt nhiệm vụ giải phóng dân tộc lên hàng đầu,
thành lập mặt trận dân tộc thống nhất nhằm phát
huy cao độ sức mạnh tổng hợp của dân tộc, thực
hiện đoàn kết quốc tế, kết hợp sức mạnh dân tộc
với sức mạnh thời đại, thắng lợi của quan điểm
“đem sức ta mà tự giải phóng cho ta”, cách mạng
thuộc địa có vai trò chủ động to lớn và giành
5
thắng lợi trước cuộc cách mạng vô sản ở chính
quốc, thắng lợi của tinh thần tiến công cách
mạng.
KẾT LUẬN
Nhìn vào thực tiễn thắng lợi của cuộc tổng khởi
nghĩa cách mạng tháng 8-1945 đã chứng minh
cho thành công sáng tạo mà Hồ Chí Minh đã vận
dụng quan điểm dân tộc vào điều kiện cụ thể một
nước thuộc địa nửa phong kiến như Việt Nam.
Quan điểm dân tộc của Hồ Chí Minh trong việc
huy động “sức mạnh đoàn kết dân tộc” chính là
một nhân tố cơ bản, có vai trò quyết định thắng
lợi của cách mạng tháng Tám năm 1945.
Trong cuộc cách mạng tháng Tám Hồ Chí Minh
đã huy động được sức mạnh của lực lượng toàn
dân tộc, nêu cao tinh thần yêu nước, khát vọng
độc lập tự do, ý chí tự lực, tự cường, quyết tâm
đem sức ta mà tự gải phóng cho ta. Đảng và Hồ
Chí Minh đã sớm nhen nhóm tổ chức yêu nước
và phát triển lực lượng cách mạng rộng khắp
trên tất cả các địa bàn: rừng núi, nông thôn đồng
bằng và đô thị, trong tất cả các giai cấp tầng lớp
xã hội kể cả các giai cấp bóc lột, tầng lớp trên có
tinh thần yêu nước, các dân tộc trong cộng đồng
dân tộc Việt Nam; các tôn giáo, các cá nhân yêu
nước, tiến bộ. Không có lực lượng của khối đại
đoàn kết toàn dân tộc như thế, không thể có
thắng lợi của cách mạng tháng Tám.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
[1]. Ban nghiên cứu Lịch sử Đảng Trung ương,
Văn kiện Đảng (1939-1945), tập 1, NXB Sự thật,
Hà Nội, 1963.
[2]. Đảng cộng sản Việt Nam, Văn kiện Đảng
toàn tập, tập 7, Nxb CTQG, HN, 2000.
[3]. Hồ Chí Minh Toàn tập, Sđd, tập 3, Nxb
CTQG Hà Nội, 2002.
[4]. Hồ Chí Minh, toàn tập, Sđd, tập 4, Nxb
CTQG Hà Nội, 2002.
[5]. Lê Mậu Hãn, Hồ Chí Minh với cách mạng
giải phóng dân tộc và khởi nghĩa dân tộc, Nxb
CTQG Hà Nội, 2001.
SUMMARY
HO CHI MINH’S OPINION ABOUT ETHNIC ISSUES FOR VICTORY OF THE REVOLUTION
AUGUST 1945
As soon as Vietnam Communist Party is established, based on the ideological foundation of Marxism
Leninism and Ho Chi Minh thought was focused on ethnic issues in effective and practical way in the
period not only services the immediate political tasks , but also its begin from the nature of the proletarian
revolution as human and as humans. Because fully aware of the content of the Marxist Leninist past
practices that President Ho Chi Minh has found a way to save the country the right to the people of
Vietnam, helps people of Vietnam to escape the oppression and exploitation of colonialism invasion that
proved to be the victory of the August revolution in 1945
Keywords: Ho Chi Minh, opinion about ethnic, national liberation, revolution August ......
6
1Tel: 0977 022 982; mail: