Tải bản đầy đủ (.pdf) (320 trang)

Những vấn đề về lý luận về sử học

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (3.67 MB, 320 trang )

MỤC LỤC
Tiểu ban 1
NHỮNG VẤN ĐỀ VỀ LÝ LUẬN SỬ HỌC
 Nguồn tƣ liệu hình ảnh trong nghiên cứu lịch sử cận, hiện đại

15

PGS.TS Đào Xuân Chúc
 Vai trò của sử học đối với sự phát triển đất nƣớc thời kỳ hội nhập
quốc tế

19

GS. TS. Nguyễn Thị Côi
 Mấy ý kiến về vấn đề xác định đối tƣợng nghiên cứu lịch sử quân sự ở
Nam Bộ

26

Đại tá, PGS.TS. Hồ Sơn Đài
 Bản chất của sử liệu

31
PGS.TS Phạm Xuân Hằng

 Một số vấn đề về nguồn sử liệu chữ viết

37
ThS. Đinh Thị Thùy Hiên

 Nhận thức lịch sử - những vấn đề cơ bản



52
TS. Nguyễn Thị Mai Hoa

 Những luận giải về nhận thức lịch sử

60
Hoàng Hồng

 Trào lƣu sử học mới và tƣ tƣởng phƣơng pháp luận của
E.H.Carr

67

Hoàng Hồng
 Toàn cầu hóa và những vấn đề đặt ra trong nghiên cứu lịch sử
đƣơng đại
PGS.TS Đoàn Minh Huấ n

75


 Về một nguồn tài liệu mới của sử học – Tài liệu internet

80

PGS.TS. Nguyễn Cảnh Huệ
 Hƣớng đến xây dựng cơ sở dữ liệu toàn văn sử liệu Việt Nam

85


Th.S. Phạm Lê Huy
 Công tác sƣu tầm, khai thác và sử dụng tƣ liệu lịch sử trong
nghiên cứu, biên soạn lịch sử Đảng

99

PGS.TS. Trần Thị Thu Hương
 Vài suy nghĩ về phƣơng pháp luận, phƣơng pháp nghiên cứu,
giảng dạy lịch sử

111

PGS.TS. Nguyễn Văn Lịch
 Khai thác và sử dụng tài liệu lƣu trữ trong các công trình nghiên
cứu lịch sử

117

PGS.TS. Vũ Thị Phụng
 Suy nghĩ về “Những tiếp cận thời mở cửa của sử học Việt Nam”

130

TS. Lê Hữu Phước
 Vận dụng và đổi mới phƣơng pháp sử học, nâng cao chất lƣợng
công trình lịch sử quân sự

138


PGS. TS. Lê Đình Sỹ
 Lịch sử qua lời kể: Ƣu điểm, hạn chế và một số phê phán

144

Vũ Thị Thu Thanh
 Để sử học gần hơn với hiện thực lịch sử

157
PGS. TS. Trịnh Đình Tùng

6


Tiểu ban 2
CÁC PHƯƠNG PHÁP TIẾP CẬN LỊCH SỬ

 Ai xây trƣờng lũy Quảng Ngãi? Những kết quả sơ bộ của nghiên
cứu liên ngành

164

Andrew Hardy & Nguyễn Tiến Đông
 Ứng dụng phƣơng pháp Dân số học lịch sử trong xử lý nguồn tƣ liệu
gia phả Việt Nam

175

ThS. Nguyễn Thị Bình
 Liên ngành trong nghiên cứu Khảo cổ học: Từ lý thuyết đến ứng

dụng

190

PGS.TS Lâm Mỹ Dung
 Suy ngẫm về Lịch sử thế giới – Đối tƣợng và Phƣơng pháp tiếp
cận

207

TS. Nguyễn Ngọc Dung
 Một vài ý kiến trao đổi về cách tiếp cận nghiên cứu lịch sử kinh
tế - xã hội Việt Nam thời chiến tranh

217

TS. Nguyễn Văn Hiệp
 Từ Dân tộc học đến Nhân học: Tiếp cận từ phƣơng pháp nghiên
cứu

221

GS.TS. Ngô Văn Lệ
 Mấy ý kiến về cách tiếp cận môn Lich sử Đảng Cộng sản Việt
Nam và môn Đƣờng lối cách mạng của Đảng Cộng sản Việt Nam

230

TS. Dương Kiều Linh
 Nghiên cứu Lịch sử Nam Bộ từ hƣớng tiếp cận khu vực học


240

PGS.TS. Trần Thị Mai
 Nghiên cứu chuyên nghiệp trong khoa học lịch sử - yêu cầu kết
gắn lý thuyết & thực tiễn

244

PGS.TS Phạm Đức Mạnh
 Các cách tiếp cận và phƣơng pháp nghiên cứu lịch sử làng xã
Việt Nam

252

GS.TS.Nguyễn Quang Ngọc
7


 Những khu vực miền núi Việt Nam, vùng biên của những nghiên
cứu sử học

255

Philippe Le Failer
 Vận dụng phƣơng pháp so sánh lịch sử để nghiên cứu một số
quy định dành cho phụ nữ và quan lại trong pháp luật phong
kiến Việt Nam

267


TS. Trần Thị Thanh Thanh
 Phƣơng pháp định lƣợng và những ứng dụng trong nghiên cứu
lịch sử

282

PGS.TS. Phan Phương Thảo
 Nghiên cứu liên ngành trong khoa học lịch sử

290

PGS.TS. Đặng Văn Thắng
 Mấy vấn đề về phƣơng pháp và lý luận trong nghiên cứu lịch sử
chuyển biến kinh tế - xã hội thời kỳ Đổi mới

298

ThS. Huỳnh Đức Thiện
 Khu vực học và nghiên cứu Toàn cầu: Vài nét về quá trình lịch
sử và xu hƣớng phát triển

311

TS. Hoàng Anh Tuấn

8


Tiểu ban 3

NGHIÊN CỨU LỊCH SỬ - NHỮNG NHẬN THỨC MỚI

 Một vài nhận thức mới về nhà Trần

327

PGS.TS. Nguyễn Thị Phương Chi
 Quan điểm của Minh Mạng về cuộc chiến tranh Anh – Miến Điện
lần thứ nhất và ý tƣởng về “Sự đoàn kết Đông Nam Á”

337

PGS.TS. Choi Byung Wook
 So sánh nguồn sử liệu trong nghiên cứu Lịch sử Đảng Cộng sản Việt
Nam

348

PGS.TS Vũ Quang Hiển
 Một vài suy nghĩ về lịch sử kháng chiến (từ cái chết của Albert
Peter Dewey)

360

TS. Phan Văn Hoàng
 Mấy vấn đề lịch sử và nhận thức về Nam bộ thế kỷ XX

374

PGS. TS. Hà Minh Hồng

 Để tăng tính khách quan trong nghiên cứu lịch sử - Một vài
khuyến nghị

383

PGS.TS. Trịnh Vương Hồng
 Lại bàn đến sử liệu viết về họ Khúc

390
ThS. Đỗ Danh Huấn

 Một số thức nhận về vấn đề hậu chiến trong lịch sử văn hóa Việt
Nam

411

PGS.TSKH. Nguyễn Hải Kế
Vũ Thị Minh Nguyệt
 Một số vấn đề trong nghiên cứu biên soạn công trình lịch sử
kháng chiến chống Mỹ cứu nƣớc

426

PGS.TS Hồ Khang
9


 Từ huyền thoại về biển đến cơ tầng văn hóa biển – Nhận thức về
biển, đảo trong nghiên cứu lịch sử, văn hóa dân tộc


438

PGS.TS.Nguyễn Văn Kim
 Nghiên cứu lịch sử Việt Nam ở Nhật Bản: Trƣờng phái, thành
quả và đặc điểm của nó

459

PGS.TS. Nguyễn Tiến Lực
 Nghiên cứu tình huống trong Dân tộc học – Lịch sử: “Cách
mạng” chè (1920 – 1945) tại tỉnh Phú Thọ

473

Olivier Tessier
 Nghiên cứu biển và đảo ở Việt Nam – Thực trạng và định hƣớng
(Nhìn từ Trung tâm Nghiên cứu Biển và Đảo, Trƣờng Đại học
KHXH &NV, ĐHQG Tp. Hồ Chí Minh)

499

Trần Nam Tiến
 Góp phần xây dựng hƣớng nghiên cứu đặc trƣng lịch sử - văn
hóa Nam Bộ

508

TS. Trần Thuận
 Vị thế của Trung Trung bộ trong lịch sử trung đại Việt Nam


529

TS. Lưu Trang
ThS. Nguyễn Duy Phương
 Không có sự khác nhau giữa Chánh cƣơng và Luận cƣơng của
Đảng năm 1930 (Qua khảo cứu Văn kiện Đảng toàn tập, tập 2,
1930)

538

PGS.TS. Ngô Đăng Tri
 Nhận thức về nhà Mạc trong một phần tƣ thế kỷ qua

549

PGS. TS. Trần Thị Vinh
 “Lịch sử Nam bộ kháng chiến” – Một công trình sử học của
những ngƣời trong cuộc

556

Nguyễn Trọng Xuất

10


Tiểu ban 4
NGHIÊN CỨU VÀ GIẢNG DẠY, ĐÀO TẠO LỊCH SỬ

 Phần lịch sử dân tộc trong chƣơng trình, sách giáo khoa lịch sử phổ 565

thông hiện nay
GS.TS. Nguyễn Ngọc Cơ
 Lịch sử giáo dục và giáo dục lịch sử cho sinh viên ở phía Nam

573

PGS.TS. Võ Xuân Đàn
 Vấn đề phƣơng pháp luận trong nghiên cứu và giảng dạy môn lịch 580
sử sử học
TS. Đỗ Thị Hạnh
 Giảng dạy tiến trình lịch sử Việt Nam cho sinh viên nƣớc ngoài ở 585
Trƣờng Đại học Sƣ phạm Hà Nội - một số thực trạng và giải pháp
ThS. Nguyễn Thị Mỹ Hạnh
 Cần giải phóng nhận thức của chúng ta đối với nội dung giáo trình 591
lịch sử thế giới cận đại
PGS.TS. Nguyễn Văn Hồng
 30 năm nghiên cứu và đào tạo cử nhân sử học ở Trƣờng Đại học Đà 598
Lạt
TS. Bùi Văn Hùng
 Sơ đồ hoá và mô hình hoá kiến thức góp phần dạy tốt môn lịch sử ở 603
trƣờng dự bị Đại học dân tộc
ThS. Nguyễn Thành Lương
 Quán triệt hơn nữa quan điểm toàn diện trong nhận thức đối tƣợng 612
sử học vào việc nghiên cứu và giảng dạy lịch sử
PGS.TS. Ngô Minh Oanh
 Mấy lƣu ý trong giảng dạy lịch sử Việt Nam thời Nguyễn (1802 - 618
1858)
PGS.TS. Vũ Văn Quân
 Mấy vấn đề đổi mới phƣơng pháp nghiên cứu và giảng dạy lịch sử 623
trong thời đại mới

PGS.TS. Võ Văn Sen
11


 Nghiên cứu khoa học sinh viên ở Khoa Lịch sử theo định hƣớng 627
Đại học nghiên cứu giai đoạn 2006-2011
TS. Trần Thiện Thanh
 Nghiên cứu khoa học với vấn đề nâng cao chất lƣợng đào tạo sau 633
đại học của khoa Lịch sử, Trƣờng ĐH Sƣ phạm Hà Nội: Thực
trạng và những vấn đề đặt ra
PGS.TS. Đào Tuấn Thành
 Nghiên cứu khoa học phục vụ giảng dạy: một nhiệm vụ quan trọng 642
trong đổi mới giáo dục đại học
TS Phạm Thi ̣Ngọc Thu
 Cơ sở khoa học lựa chọn di tích lịch sử - văn hoá tiêu biểu ở Thanh 650
Hoá để tham quan thực tế và định hƣớng giảng dạy - học tập các
ngành khoa học xã hội trƣờng Đại học Hồng Đức (Thanh Hoá)
TS. Vũ Quý Thu, Vũ Quý Tùng Anh
 Nghiên cứu khoa học với việc nâng cao chất lƣợng học tập đối với 667
sinh viên khoa Lịch sử trong các trƣờng đại học
PGS.TS Đào Tố Uyên
 Một cách tiếp cận mới trong nghiên cứu và giảng dạy lịch sử thế 672
giới thế kỷ XX trong các trƣờng Đại học
PGS.TS. Trần Thị Vinh
 Thực trạng đào tạo và đội ngũ giảng viên chuyên ngành lịch sử của 683
các trƣờng Đại học khu vực đồng bằng sông Cửu Long
TS Phạm Phúc Vĩnh
 Mấy vấn đề về giảng dạy lịch sử Đảng cho sinh viên không chuyên 689
sử ở các tỉnh phía nam hiện nay
TS Phan Thị Xuân Yên


12


TiÓu ban 1

NH÷NG VÊN §Ò VÒ Lý LUËN Sö HäC

13


14


NGUỒN TƯ LIỆU HÌNH ẢNH
TRONG NGHIÊN CỨU LỊCH SỬ CẬN, HIỆN ĐẠI
PGS.TS Đào Xuân Chúc
Trường Đại học KHXH&NV, ĐHQG Hà Nội

Trong các tác phẩm nghiên cứu lịch sử cận, hiện đại, cùng với việc khai thác
các nguồn tƣ liệu khác nhau, các nhà sử học đã quan tâm đến một nguồn sử liệu mới
hình thành từ cuối thế kỷ XIX, đầu thế kỷ XX đó là tƣ liệu bằng hình ảnh. Tƣ liệu
hình ảnh đó là những tấm ảnh riêng lẻ hoặc một chuỗi hình ảnh động về muôn sự
kiện, một con ngƣời nào đó đã hiện hữu trƣớc ống kính, máy ảnh (có phim và không
có phim) hoặc máy quay hính… Chỉ cần một hình ảnh hoặc một đoạn phim tƣ liệu đã
có thể làm rõ sự kiện thay nhiều trang viết bằng ngôn ngữ chữ viết. Đó chình là một
lợi thế của nguồn tƣ liệu hình ảnh. Tuy nhiên, không phải tấm hính nào, hay đoạn
phim nào cũng thể hiện đƣợc điều đó. Mặc dù những hình ảnh có thể giúp ngƣời xem
đƣợc chứng kiến lại một sự kiện, một con ngƣời đang hoạt động trƣớc ống kính máy
ảnh, máy quay ghi hình. Vì vậy, ngƣời xem dễ tin vào tính trung thực, tính chính xác

của nguồn tƣ liệu này.
Bài viết này, chúng tôi muốn làm rõ về đặc điểm của nguồn tƣ liệu bằng hình
ảnh trong nghiên cứu lịch sử, qua đó có thể giúp các nhà sử học khai thác các thông
tin trong nguồn tƣ liệu này một cách triệt để và chính xác và những lƣu ý khi xử lý
nguồn tƣ liệu này để có đƣợc những thông tin cần thiết cho các công trình nghiên
cứu lịch sử.
Đặc điểm của các nguồn tƣ liệu bằng hình ảnh.
Nguồn tƣ liệu bằng hình ảnh bao gồm tài liệu hình ảnh tĩnh (các tấm ảnh rời
lẻ) trên các vật mang tin khác nhau nhƣ trên giấy, phim nhựa, kình, băng từ, đĩa từ,
đĩa cứng, thẻ nhớ… hoặc băng hính ảnh động (hình ảnh đang cử động) trên các vật
mang tin nhƣ phim nhựa, băng từ tình, đĩa cứng, thẻ nhớ…..
Những hình ảnh này là hình ảnh của các sự kiện con ngƣời đang diễn ra trƣớc
ống kính máy ảnh, máy ghi hính đƣợc các nhà nhiếp ảnh chụp hoặc quay và làm tái
hiện lại trên mặt phẳng không gian 2 chiều hoặc 3 chiều.
Về nguyên lý, máy ảnh máy ghi hình chỉ thu nhận đƣợc những hình ảnh của
các đối tƣợng có thật diễn ra trƣớc ống kính máy chụp ảnh, máy ghi hình. Vì thế mà
độ chân thực từ những bức ảnh chụp sự kiện thƣờng cao hơn các nguồn tƣ liệu khác.

15


Nhƣ thế chúng ta thấy rằng tƣ liệu hình ảnh thông thƣờng đƣợc hình thành
cùng với các sự kiện, hiện tƣợng hoặc các hoạt động của con ngƣời (trừ trƣờng hợp
chụp ảnh, ghi hình nghệ thuật hƣ cấu).
Đặc điểm này cho thấy, bất cứ một sự kiện, một con ngƣời hay một vật thể
nào đƣợc ghi lại qua ống kính máy ảnh, máy ghi hình thì hình ảnh của chúng cũng
đƣợc hiện lên và định hình trên các vật mang tin khác nhau nhƣ phim nhựa, giấy ảnh,
băng đĩa từ, đĩa compac, thẻ nhớ…. Nhƣ thế nó chỉ phản ánh những gì có thực, hiện
diện trƣớc ống kính mang tính chất khách quan. Hình ảnh thu nhận đƣợc qua máy
ảnh, máy ghi hình không thể phản ánh những gì không có hoặc trừu tƣợng ngoài

phạm vi vật chất. Chính vì vậy mà hình ảnh đƣợc coi là bằng chứng, chứng cứ cho
thấy rõ một đối tƣợng, một sự kiện nào đó đã tồn tại trong thời điểm máy ảnh, máy
ghi hính ghi đƣợc.
Chính nhờ sự chụp ảnh, ghi hính nhƣ vậy mà làm nổi rõ từng chi tiết nhỏ nhất
của đối tƣợng đƣợc ghi hình, mà nhiều nguồn sử liệu khác không có đƣợc, đã là cơ
sở để ngƣời xem tin vào tính chân thực và khách quan của những hình ảnh đó.
Nhƣ đã nói ở trên, mặc dù hình ảnh đƣợc chụp đƣợc ghi bằng máy ảnh, máy
ghi hình, là sự phản ánh của hiện thực khách quan, song không phải tấm ảnh nào
cũng phản ánh đầy đủ và đúng bản chất của mọi đối tƣợng, sự kiện hay con ngƣời
trên đó.
Bởi vì, các nhà sản xuất ra các máy ghi hình khác nhau khi cùng chụp một đối
tƣợng mà lại cho hình ảnh khác nhau nhƣ: gầy, béo, cao, thấp…. Điều đó cho thấy
hình ảnh là kết quả không chỉ mang tính chất kỹ thuật tự nhiên, mà những thông tin
đƣợc ghi trên hình ảnh còn phụ thuộc vào sự chủ quan của ngƣời cầm máy. Nhƣ thế
hình ảnh không chỉ tuân thủ quy luật của tự nhiên, mà còn theo quy luật của xh. Hình
ảnh không chỉ dừng ở chỗ phản ánh hình thức bên ngoài của sự kiện, đối tƣợng, con
ngƣời, mà còn có khả năng đi sâu khám phá ra quy luật, bản chất bên trong của các
hiện tƣợng trong xã hội. Ví dụ: hình ảnh một số thanh niên không tuân thủ “luật Giao
thông”, đi xe máy không đội mũ bảo hiểm. Ở đâycó thể thấy ý thức của những thanh
niên đó không cao mà kỷ cƣơng của xã hội cũng không đƣợc tôn trọng. Và cả nếp
sống văn hoá cũng không phù hợp với xã hội hiện tại. Mặt khác nhà nhiếp ảnh có thể
chụp đƣợc một phần của sự kiện, nghĩa là họ có thể cắt cúp đi những phần họ thấy là
không cần thiết theo ý nghĩ chủ quan của ngƣời chụp. Hoặc cũng có thể bắt một sự
kiện, một hiện tƣợng nào đó đang vận động phải “dừng” lại ở một thời điểm, vào
đúng lúc khi đối tƣợng ở trạng thái không gian ba chiều, ngƣng lại trên bề mặt của
không gian hai chiều. Từ đó có thể thấy một hình ảnh vừa mang tính chất khách quan
là phản ánh cái có thật trƣớc ống kính, lại vừa ang tính chủ quan nhƣ thể hiện ý đồ
chụp ảnh, cảm hứng và trính độ nhận thức và trính độ chuyên ôn của ngƣời chụp ảnh,
ghi hình. Bằng cái nhìn sắc sảo hay hời hợt của ngƣời chụp ảnh, ghi hính đã tạo nên
16



một bức hình có bố cục hợp lý hay bất hợp lý, phản ánh đúng hiện thực hay bóp méo
hiện thực. Vị trí chụp, các mối quan hệ giữa cái chính và cái phụ, màu sắc đậm nhạt,
độ xa gần của các vật chụp cũng giữ vai trò chủ đạo trong bố cục một hình ảnh hay
trong một đoạn phim.
Những yếu tố đó đều ảnh hƣởng đến giá trị nội dung tƣ tƣởng của bức ảnh,
đoạn phim và tạo ra ngôn ngữ của hình ảnh nghĩa là hính ảnh đó thông tin cho ngƣời
xem những tin tức gì cụ thể.
Một số lƣu ý khi sử dụng nguồn tƣ liệu hình ảnh trong nghiên cứu lịch
sử.
Mặc dù hình ảnh là thông tin trực tiếp của sự kiện, hiện tƣợng hay con ngƣời,
nhƣng khi sử dụng vẫn hải tiến hành xác minh, phê phán để tìm ra những thông tin
lịch sử chính xác nhất, phát hiện những sự giả mạo, nhƣ tạo hiện trƣờng giả để quay
phim, ghi hình.
Bên cạnh những hình ảnh là nguồn thông tin thị giác trực tiếp, còn có những
dòng chú thích. Chú thích ảnh hay một đoạn phim cũng là nội dung của hình ảnh, vì
lời chú thìch giúp ngƣời xem hiểu về xuất xứ của sự kiện, con ngƣời trên tấm ảnh,
đoạn phim. Chúng đƣợc chụp, ghi hình ở đâu, bao giờ? Tác giả là ai? Một hình ảnh
mà thiếu phần xuất xứ có thể mất đi một phần nội dung rất quan trọng, trong những
trƣờng hợp nhƣ vậy trƣớc khi sử dụng hình ảnh để phục vụ nghiên cứu lịch sử phải
xác minh và tím ra đƣợc những nội dung của bức ảnh đó.
Thời gian càng xa sự kiện bao nhiêu, thì những hình ảnh của sự kiện càng có
giá trị, nó làm sống lại một sự kiện bằng những hình ảnh sống động. Tƣ liệu hình
ảnh khác với tƣ liệu chữ viết là hình ảnh không miêu tả, không kể lại về sự kiện,
mà chỉ phản ánh, làm tái hiện lại các sự kiện hoặc con ngƣời bằng chính những
hình ảnh mà ống kính, máy ảnh, máy ghi hình ghi lại đƣợc. Thông qua các hình ảnh
đó, chúng ta có thể thấy lại đƣợc không khí của sự kiện thấy đƣợc tất cả những gì
đã xảy ra từ toàn cảnh đến đặc tả chi tiết của sự kiện.
Qua những đặc điểm kể trên, có thể thấy hình ảnh là một loại tƣ liệu đƣợc

hính thành đồng thời với sự kiện hay một diễn biến nào đó của quá trình xảy ra sự
kiện. Nó làm dừng lại những khoảnh khắc của các sự kiện đó với sự chính xác cao cả
về mặt không gian và thời gian. Nếu biết đƣợc về thời gian và địa điểm của chụp
ảnh, ghi hình thì có thể biết đƣợc xuất xứ của sự kiện, hiện tƣợng đã xảy ra trong quá
khứ.
Vì hình ảnh phản ánh chình xác đến từng điểm của một sự kiện, con ngƣời
nên nhà sử học có thể dựa vào chúng để phục dựng lại một cách chính xác về hình
thể, quang cảnh của một sự kiện nào đó, hoặc một nhân vật lịch sử nào đó đƣợc ghi
trên hình ảnh (tĩnh và động) mà nhiều nguồn tƣ liệu khác không thể có đƣợc.
17


Tuy nhiên để khai thác chính xác những thông tin trên các tƣ liệu hình ảnh,
cần phải có những phƣơng pháp xử lý, phân tích về sử liệu học.
Trên đây là một số vấn đề liên quan đến việc khai thác nguồn tƣ liệu hình ảnh
trong nghiên cứu lịch sử. Để đảm bảo cho việc sử dụng nguồn tƣ liệu hình ảnh vào
nghiên cứu lịch sử, cần phải có phƣơng pháp phân tìch, phê phán sử liệu cụ thể,
trong từng giai đoạn lịch sử cụ thể mới đem lại kết quả.

18


VAI TRÒ CỦA SỬ HỌC
ĐỐI VỚI SỰ PHÁT TRIỂN ĐẤT NƯỚC
THỜI KỲ HỘI NHẬP QUỐC TẾ
GS.TS. Nguyễn Thị Côi
Khoa Lịch sử, ĐHSP Hà Nội

Ngày nay, sự phát triển nhƣ vũ bão của cuộc cách mạng khoa học công nghệ
và xu hƣớng toàn cầu hóa đã tạo ra thời cơ và thách thức lớn cho các nƣớc đang phát

triển trong đó có Việt Nam. Sử học với tƣ cách là một khoa học trong các môn khoa
học xã hội, một bộ phận quan trọng nhất của văn hóa và là khoa học của các khoa
học, có vai trò nhƣ thế nào đối với sự phát triển của đất nƣớc trong thời kỳ hội nhập
quốc tế. Trong bài viết này chúng tôi hy vọng góp thêm một số ý kiến.
1. Điều kiện xây dựng, phát triển đất nƣớc hiện nay, có những nét khác so
với trƣớc đây. Cuộc cách mạng khoa học công nghệ đã dẫn tới một hệ quả quan
trọng là xu thế toàn cầu hóa. Nền kinh tế thế giới ngày càng đƣợc quốc tế hóa cao và
hình thành thị trƣờng toàn thế giới, bao gồm tất cả các nƣớc có chế độ chính trị, xã
hội khác nhau, vừa hợp tác vừa đấu tranh với nhau, trong cùng chung sống hòa bình.
Sự giao lƣu trao đổi văn hóa, du lịch, văn học, nghệ thuật, thể dục thể thao, sự hợp
tác trên các lĩnh vực y tế, dân số, giáo dục, khoa học kỹ thuật, bảo vệ môi trƣờng,
giữa các quốc gia, dân tộc ngày càng phát triển và gắn bó chặt chẽ với nhau. Điều đó,
đã tạo ra thuận lợi lớn cho Việt Nam cũng nhƣ các nƣớc đang phát triển học hỏi kinh
nghiệm và vận dụng những thành tựu khoa học công nghệ vào phát triển đất nƣớc.
Nếu bỏ lỡ thời cơ, chúng ta sẽ bị tụt hậu xa. Mặt khác xu hƣớng toàn cầu hóa, khu
vực hóa cũng tạo ra nguy cơ đánh mất bản sắc văn hóa dân tộc và xâm phạm độc lập
tự chủ của các quốc gia.
Nhƣ vậy, nhiệm vụ dựng nƣớc và giữ nƣớc vẫn luôn đi đôi với nhau, song
trong điều kiện hiện nay để bảo vệ Tổ quốc phải xây dựng đất nƣớc vững mạnh.
Muốn xây dựng và bảo vệ Tổ quốc phải hoạch định đƣờng lối, chình sách đúng, phù
hợp với điều kiện lịch sử và phải đào tạo những con ngƣời đáp ứng yêu cầu rửa đƣợc
“nỗi nhục nghèo khổ”. Nghị quyết Đại hội Đảng lần thứ IX đã chỉ rõ, trong thời kỳ
công nghiệp hóa và hiện đại hóa đất nƣớc, “khoa học xã hội và nhân văn hƣớng vào
việc giải đáp các vấn đề lý luận và thực tiễn, dự báo các xu thế phát triển, cung cấp
luận cứ khoa học cho việc hoạch định đƣờng lối, chủ trƣơng, chình sách phát triển

19


kinh tế, xã hội, xây dƣng con ngƣời, phát huy những di sản văn hóa dân tộc, sáng tạo

văn hóa mới của Việt Nam”1.Lịch sử là một khoa học trong các khoa học xã hội và
nhân văn, có sứ mệnh làm cho quá khứ sống trong hiện tại và tăng thêm sức mạnh
cho hiện tại. Vì vậy, khoa học lịch sử có chức năng, khôi phục, miêu tả, giải thích
hiện thực lịch sử một cách chình xác, đúng đắn và phục vụ xã hội con ngƣời. Từ
chức năng của nó và từ tình hình nhiệm vụ chính trị cụ thể ở mỗi giai đoạn lịch sử
của mỗi nƣớc quy định mà sử học có những nhiệm vụ cụ thể.
2. Vai trò của Sử học đối với sự phát triển đất nƣớc trong thời kỳ hội
nhập quốc tế
Trước hết kiến thức lịch sử là cơ sở để hoạch định đường lối, chính sách
phát triển đất nước phù hợp với quy luật khách quan của lịch sử.
Sử học có chức năng quan trọng đầu tiên là nhận thức. “Chức năng nhận thức
của khoa học lịch sử là miêu tả một cách khoa học, hiện thực quá khứ khách quan và
trên cơ sở sự miêu tả này mà phân tích, giải thìch tình phong phú và đa dạng các hình
thức cụ thể của các quá trình lịch sử để rồi phát hiện những quy luật về lịch sử xã hội
loài ngƣời”2
Khoa học lịch sử không trực tiếp liên quan đến quá trình sản xuất và phục vụ
sản xuất nhƣ khoa tự nhiên và kỹ thuật. Nó cũng giống học một số khoa học xã hội
khác nhƣ kinh tế chính trị, nhà nƣớc và pháp quyền có ảnh hƣởng trực tiếp đến cơ sở
hạ tầng và thƣợng tầng kiến trúc. Nhƣng, khoa học lịch sử có tác dụng quan trọng
đến sự phát triển xã hội. Nó là căn cứ đáng tin cậy để phát hiện những quy luật
chung, quy luật đặc thù, cá biệt, vận động trong xã hội.
Từ việc nhận thức đƣợc các quy luật chung, sử học giúp chúng ta hiểu rõ sự
phát triển của toàn bộ xã hội loài ngƣời. Tìm hiểu những quy luật cá biệt, đặc thù sẽ
giúp chúng ta nhận thức đƣợc sâu sắc hơn quy luật phát triển chung nhất. Ngƣợc lại
nhận thức đƣợc quy luật chung sẽ giúp chúng ta nghiên cứu những quy luật đặc thù
và cá biệt. Kinh nghiệm trong lịch sử thế giới và dân tộc chỉ rõ, ở mỗi giai đoạn lịch
sử nếu hoạch định đƣờng lối, chính sách phát triển đất nƣớc phù hợp với quy luật thì
xã hội sẽ phát triển. Chính vì vây, có thể nói kiến thức và kinh nghiệm của lịch sử là
cơ sở để xác định đƣờng lối và chính sách phát triển phù hợp với quy luật khách
quan của lịch sử. Điều này đã đƣợc các tác giả kinh điển của chủ nghĩa Mác Lê nin

khẳng định. V I Lê nin xem lịch sử là một công trình nghiên cứu kinh nghiệm và
những sai lầm của ngày hôm qua để ngày nay và mai sau không lặp lại những sai lầm

Đảng Cộng sản Việt Nam, Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IX, Nxb. Chính trị Quốc
gia, Hà Nội, 2001, trang 112
2
Phan Ngọc Liên (CB), Phương pháp luận sử học, Nxb. ĐHSP, 2009 (Tái bản lần thứ hai có sửa
chữa và bổ sung), trang 74
1

20


đó nữa. “Chúng ta lấy năm tổng kết đã qua làm tài liệu, làm bài học, làm bậc lên và
chúng ta phải ven theo bậc thang đó để đi lên hơn nữa”3.
Chủ tịch Hồ Chì Minh trong quá trính đi tím con đƣờng cứu nƣớc đã sử dụng
kiến thức lịch sử để xác định đƣờng lối cách mạng đúng đắn cho dân tộc. Trong
quyển “Đƣờng cách mệnh”, Ngƣời đã nêu rõ là phải “đem lịch sử các nƣớc làm
gƣơng cho chúng ta soi, đem phòng trào cách mạng thế giới nói cho đồng bào ta rõ”4.
Do đó khi nghiên cứu cách mạng Mỹ, Cách mạng Pháp, cách mạng Nga và lịch sử
nƣớc ta, Hồ Chì Minh đều rút bài học làm cơ sở để đƣa ra sách lƣợc và đƣờng lối cho
cách mạng Việt Nam lúc bấy giờ. Vì nhƣ, khẳng định về vai trò quần chúng trong
cách mạng ở Pháp 1871, Ngƣời chỉ rõ “ …Đàn bà, trẻ con cũng giúp làm việc cách
mạng đƣợc”, “Dân khì mạnh thì quân lính nào, súng ống nào cũng không chống lại
nổi”5. Từ đó, Ngƣời đã chỉ rõ sức mạnh của khối đại đoàn kết toàn dân trong cuộc
cách mạng giải phóng dân tộc ở Việt Nam.
Trong điều kiện ngày nay, kiến thức lịch sử không chỉ là căn cứ để xác định
đƣờng lối, chính sách mà còn là một trong những cơ sở để kiểm tra, đánh giá tình
đúng đắn, chính xác của đƣờng lối, chình sách đã đƣa ra. Đó là một nhiệm vụ quan
trong của khoa học lịch sử. Nhƣ chúng ta đã biết, đƣờng lối, chính sách phản ánh yêu

cầu thực tiễn của một nƣớc, ở mỗi giai đoạn nhất dịnh và là sự tổng kết lịch sử quá
khứ. Vì nhƣ, để chứng minh chủ trƣơng “đoàn kết toàn dân” yếu tố có tính chất
quyết định trong sự nghiệp đấu tranh giành và giữ độc lập dân tộc, Chủ tịch Hồ
Chình Minh đã dùng nhiều sự kiện cụ thể trong lịch sử dân tộc để rút ra nguyên lý
nổi tiếng “Đoàn kết, đoàn kết, đại đoàn kết, thành công, thành công, đại thành công”.
Trong quá trình phát triển đất nƣớc hiện nay, để kiểm tra tình đúng đắn của các chính
sách đƣa ra, nhà nghiên cứu không thể thiếu những hiểu biết sâu sắc về lịch sử. Điều
này giúp chúng ta tránh đƣợc những sai lầm đáng tiếc.
Thứ hai, sử học là cuộc sống, sử học cung cấp cho chúng ta những bài học
kinh nghiệm vô giá trong xây dựng và bảo vệ đất nước thời kỳ hội nhập
Sử học cũng nhƣ các ngành khoa học khác ra đời từ nhu cầu của cuộc sống.
Mặt khác bất cứ khoa học nào muốn tồn tại và phát triển đều phải phục vụ lợi ích của
con ngƣời, của xã hội. Lịch sử có vai trò quan trọng trong cuộc sống. Kinh nghiệm
và bài học của quá khứ rất quý báu và bổ ích cho cuộc sống hôm nay. Một nhà tâm lý
học Pháp A.Pê rông đã giả định rằng nếu có một tai họa bất thần và vô cùng bí hiểm
làm cho tất cả ngƣời già đều chết, mọi sách vở di tìch xƣa bị thiêu hủy và trên trái đất
V I Lê nin, Toàn tập, Tập 30, trang 415 – Tiếng Nga
Hồ Chí Minh, Toàn tập, Tập II, Nxb. Chính trị Quốc gia Hà Nội, 1996, Xuất bản lần thứ hai, trang
262
5
Hồ Chí Minh, Toàn tập, Tập II, Nxb. Chính trị Quốc gia Hà Nội, 1996, Xuất bản lần thứ hai, trang
263
3
4

21


chỉ còn trẻ con thì nhân loại lại bắt đầu mò mẫm từ thời “mông muội” và nhƣ vậy thì
sự tiến bộ xã hội bị thụt lùi lại biết bao. Rõ ràng nếu không rút đƣợc bài học kinh

nghiệm của quá khứ thì không thể phát triển trong hôm nay và mai sau. Do đó các
nhà sử học Hy lạp đã khẳng định rằng “Lịch sử là cô giáo của cuộc sống”, “Lịch sử
là bó đuốc soi đƣờng đi tới tƣơng lai”. Lịch sử Việt Nam từ cội nguồn đến nay đã
làm sáng tỏ điều này. Một trong những bài học kinh nghiệm bao trùm, trở thành một
quy luật đặc thù trong lịch sử dân tộc là nhiệm vụ dựng nƣớc và giữ nƣớc luôn luôn
gắn liền với nhau. Bài học quý giá này, chỉ cho chúng ta thấy tuy hoàn cảnh xây
dựng đất nƣớc ngày nay khác với trƣớc đây, nhƣng không bao giờ đƣợc tách rời hai
nhiệm vụ xây dựng và bảo vệ. Đồng thời, lịch sử dụng nƣớc và giữ nƣớc cũng dạy
cho chúng ta bài học, ở bất kỳ hoàn cảnh nào?, giải quyết nhiệm vụ gì? yếu tố nhân
dân và xây dựng khối đoàn kết toàn dân phải đƣợc coi trọng hàng đầu. Vì nhƣ, qua
kinh nghiệm của ba lần kháng chiến chống Mông – Nguyên, Trần Hƣng Đạo đã nói
với vua Trần Anh Tông, kế sách giữ nƣớc nếu quân giặc lại đến là “khoan thƣ sức
dân để làm kế sâu rễ, bền gốc, đó là thƣợng sách để giữ nƣớc”6. Nguyễn Trãi nhà
chiến lƣợc quân sự tài giỏi, trong những năm tháng lặn lội đi tím kế cứu nƣớc trong
cuộc kháng chiến chống quân Minh xâm lƣợc, ông đã nhận thức sâu sắc sức mạnh
tiềm tàng, vô địch của nhân dân “nếu ngƣời có nhân là dân, mà chở thuyền, lật
thuyền cũng là dân”. Để cứu nƣớc giải phóng dân tộc phải tranh thủ đƣợc lòng dân,
phát động sức mạnh tiềm tàng, vô địch của dân chúng để chuyển biến cuộc khởi
nghĩa ở rùng núi trở thành chiến tranh nhân dân giải phóng đất nƣớc. Thắng lợi của
cuộc khởi nghĩa Lam Sơn là thắng lợi của tƣ tƣởng nhân dân kết hợp chặt chẽ với tƣ
tƣởng nhân nghĩa trong tổ chức, chỉ đạo chiến tranh của bộ tham mƣu.
Trong lịch sử đấu tranh bảo vệ độc lập dân tộc, biết bao những bài học kinh
nghiệm của ông cha về xây dựng khối đoàn kết toàn dân, vận dụng nghệ thuật chiến
tranh nhân dân vẫn còn nguyên giá trị. Các bài học kinh nghiệm của cha ông đƣợc
Đảng ta, đứng đầu là Chủ tịch Hồ Chí Minh kế thừa và phát huy đã đƣa tới những
thăng lợi vẻ vang trong cuộc đấu tranh giành và bảo vệ độc lập dân tộc từ 1930 đến
1975. Những bài học kinh nghiệm của lịch sử thế giới và lịch sử dân tộc có ý nghĩa
sâu sắc trong công cuộc phát triển đất nƣớc hiện nay. Vì vậy, muốn phát triển đất
nƣớc trong điều kiện hiện nay, phải hiểu sâu sắc những bài học kinh nghiệm của quá
khứ và phải biết sử dụng những hiểu biết về lịch sử vào thực tiễn sinh động, phong

phú, đa dạng.
Thứ ba, sử học trang bị cho chúng ta những kiến thức tinh hoa của văn
hóa nhân loại, của dân tộc để học hỏi, giao lưu

Đinh Xuân Lâm, Trƣơng Hữu Quýnh (CB), Từ điển nhân vật lịch sử Việt Nam, Nxb.Giáo dục,
2005, trang 565
6

22


Xu hƣớng toàn cầu hóa hiện nay đã làm cho các quốc gia, dân tộc không phân
biệt thể chế chính trị xích lại gần nhau. Để xây dựng tình hữu nghị, hợp tác giúp đỡ
nhau cùng phát triển, chúng ta phải làm cho mọi ngƣời hiểu về ta. Muốn vậy, chúng
ta phải tuyên truyền nói rõ cho nhân dân thế giới và khu vực hiểu đúng về lịch sử dân
tộc ta. Bởi vì, nếu nhân dân các nƣớc hiểu không đúng về lịch sử quá khứ của nhau
thì khó lòng xây dựng đƣợc một tình hữu nghị thực sự trong hiện tại. Vì vậy, muốn
hội nhập phải nói rõ lịch sử dân tộc mình cho thế giới hiểu đúng. Đồng thời nƣớc ta
là nƣớc đang phát triển, cần phải học hỏi kinh nghiệm của các nƣớc khác. Việc tìm
hiểu lịch sử nƣớc ngoài, nhất là lịch sử các nƣớc láng giềng trong khu vực, các nƣớc
lớn có quan hệ mật thiết với chúng ta để hiểu họ và học hỏi tinh hoa văn hóa của họ
là điều không thể thiếu. Vì nhƣ, nhờ những hiểu biết về công cuộc cải tổ ở Liên Xô
(1985 -1991), sự nghiệp cải cách mở cửa ở Trung Quốc từ 1978, chúng ta đã học tập
đƣợc nhiều kinh nghiệm vô giá cho công cuộc đổi mới của nƣớc ta. Hiểu biết sâu sắc
về những nguyên nhân dẫn tới sự phát triển thần kỳ của Nhật Bản từ sau chiến tranh
thế giới thứ hai, chúng ta sẽ học hỏi đƣợc nhiều bài học cho sự nghiệp xây dựng,
phát triển đất nƣớc hiện nay, trong đó có một yếu tố vô cùng quan trọng là đào tạo,
bồi dƣỡng nguồn lực con ngƣời. Hoặc, tại sao một số nƣớc Đông Nam Á nhƣ Xin ga
pho, Malai xi a … có những nét tƣơng đồng với Việt nam, nhƣng từ sau khi giành
đƣợc độc lập, đất nƣớc lại phát triển nhƣ vậy? Việt Nam đã học hỏi đƣợc gì ở các

nƣớc này trong công cuộc xây dựng đất nƣớc? Rõ ràng muốn học hỏi tinh hoa văn
hóa, kinh nghiệm lịch sử của các nƣớc và giao lƣu phải có kiến thức lịch sử sâu sắc.
Thứ tư, sử học có tác dụng to lớn trong giáo dục các thế hệ người Việt Nam
về truyền thống, bản sắc dân tộc để không bị hòa tan khi hội nhập với thế giới,
khu vực
Lịch sử là bản thân những hoạt động xã hội loài ngƣời, dân tộc trên tất cả các
lĩnh vực với những biểu hiện muôn màu, muôn vẻ, mà nhờ đó con ngƣời có thể đúc
kết đƣợc các kinh nghiệm làm gƣơng cho đời sau. Chính vì vậy, Phạm Công Trứ
trong lời tựa của cuốn Đại Việt sử ký toàn thƣ tục biên đã viết “Ví sao mà làm quốc
sử. Vì sử chủ yếu là để ghi chép. Có chính trị của một đời, tất phải có sử của một đời.
Một ngòi bút chép sử giữ nghị luận rất nghiêm. Ca ngợi thời thịnh trị thì sáng tỏ
ngang Mặt trời, Mặt trăng, lên án kẻ loạn tặc thì gay gắt giống sƣơng thu lạnh buốt”7.
Sử học không chỉ nghiên cứu quá trình phát triển của xã hội loài ngƣời mà nó còn
tích cực tham gia vào đời sống xã hội, khi thực hiện chức năng giáo dục. Nó làm cho
mỗi ngƣời suy nghĩ, cảm thụ, tự hào về quá khứ của sự nghiệp xây dựng và bảo vệ
Tổ quốc, góp phần vào sự phát triển tƣơng lai của dân tộc và nhân loại. Vì vậy, trong
quá trình hoạt động cách mạng, Chủ tịch Hồ Chì Minh đã viết cuốn “Lịch sử nƣớc

7

Dẫn theo PGS Nguyễn Tài Thƣ, Lịch sử tư tưởng Việt Nam, Tập 1, Nxb. KHXH 1993, trang 311

23


ta” bằng thể thơ lục bát, nhắc lại lịch sử dân tộc từ họ Hồng Bàng đến năm 1941
chình là làm gƣơng để giáo dục. Trong hội nhập quốc tế và khu vực, bên cạnh việc
làm cho thế giới hiểu mình, còn cần củng cố độc lập chủ quyền gắn liền với bảo vệ
truyền thống, bản sắc dân tộc. Muốn vậy, cần phải giáo dục cho mọi ngƣời, đặc biệt
là thế hệ trẻ những tƣ tƣởng tình cảm đúng đắn trong đó truyền thống dân tộc nói

chung, truyền thống yêu nƣớc nói riêng là một nội dung quan trọng. Từ chức năng
giáo dục, nêu gƣơng mà sử học có ý nghĩa to lớn trong công việc này.
Những con ngƣời thật, việc làm thật trong lịch sử có tác dụng giáo dục mạnh
mẽ cho mọi ngƣời truyền thống yêu nƣớc. Bởi ví, lòng yêu nƣớc của nhân dân ta
đƣợc hính thành trong lao động sản xuất và chiến đấu bảo vệ tổ quốc, giải phóng dân
tộc, phát triển trong công cuộc xây dựng CNXH ngày nay. Nó đã trở thành đạo lý
của ngƣời Việt Nam, là tiêu chí cao nhất để đánh giá tính cảm của ngƣời dân đối với
Tổ quốc8. Chủ nghĩa yêu nƣớc Việt Nam là một động lực phát triển của dân tộc, có
sức mạnh nhƣ một “làn sóng vô cùng mạnh mẽ, to lớn, lƣớt qua mọi sự nguy hiểm,
khó khăn, nó nhấn chìm tất cả bè lũ bán nƣớc và lũ cƣớp nƣớc”9. Lòng yêu nƣớc của
ngƣời Việt Nam đƣợc biểu hiện ở tính yêu gia đính, làng xóm, quê hƣơng, lòng căm
thù kẻ cƣớp nƣớc, ý chì độc lập, tự do, niềm tự hào về quê hƣơng đất nƣớc…trong
đó đỉnh cao là ý thức trách nhiệm đối với sự nghiệp xây dựng, bảo vệ Tổ quốc và gìn
giữ, phát huy những di sản văn hóa dân tộc. Sử học cung cấp bằng chứng khoa học
khẳng định rằng, Việt nam là một vùng đất xa xƣa, một trong những chiếc nôi sinh
trƣởng của con ngƣời trên trái đất. Trải qua quá trính lao động, tổ tiên ta đã từng
bƣớc làm thay đổi bộ mặt xã hội, hình thành một lãnh thổ chung, một nền văn minh
sơ khai đầu tiên. Nhà nƣớc Văn Lang – Âu Lạc. Từ đó, trong quá trính xây dựng đất
nƣớc, ông cha ta đã tạo dựng đƣợc nhiều thành tựu, để lại nhiều bài học quí báu.
Những hiểu biết này sẽ khơi dậy trong trái tim mọi ngƣời niềm tự hào về quê hƣơng
đất nƣớc. Qua đó thấy đƣợc trách nhiệm của bản thân trong xây dựng, bảo vệ Tổ
quốc giàu đẹp hiện nay và mai sau. Những sự kiện cụ thể về việc cải tạo thiên nhiên
(khai khẩn đất hoang, đắp đê lấn biển …) để phát triển kinh tế, đặc biệt là cuộc đấu
tranh liên tục, anh dũng chống ngoại xâm đã thể hiện sáng ngời truyền thống yêu
nƣớc của nhân dân ta. Tính từ cuộc kháng chiến đầu tiên của dân tộc ta chống quân
Tần xâm lƣợc đến cuộc kháng chiến chống Mĩ, cứu nƣớc thắng lợi, nhân dân ta đã
nhiều lần khởi nghĩa, tiến hành cuộc kháng chiến để giành độc lập dân tộc, thống
nhất đất nƣớc. Trong quá trính đấu tranh giữ nƣớc ấy, ý chì độc lập, tự do và tinh
thần quyết chiến, quyết thắng để bảo vệ Tổ quốc là một nội dung mà sử học có khả


Phan Ngọc Liên (CB), Trịnh Đính Tùng, Nguyễn Thị Côi, Phương pháp dạy học lịch sử, tập 1, Tái
bản có sửa chữa, bổ sung, Nxb. ĐHSP, 2009, trang 213
9
Hồ Chí Minh, Toàn tập, Nxb. Chính trị Quốc gia, Hà Nội, 1996, xuất bản lần thứ hai, Tập 6, trang
171
8

24


năng giáo dục cho các thế hệ ngƣời Việt Nam. Hiểu rõ bài học của quá khứ, chúng ta
càng hiểu sâu sắc tƣ tƣởng của Chủ tịch Hồ Chì Minh “thà hy sinh tất cả, nhất định
không chịu mất nƣớc, nhất định không chịu làm nô lệ” và biết vận dụng kinh nghiệm
của quá khứ để bảo vệ Tổ quốc hôm nay.
Mặt khác những tấm gƣơng sáng ngời của các anh hùng liệt sỹ, đã hy sinh ví
Tổ quốc trong dựng nƣớc và giữ nƣớc không chỉ khơi dậy trong trái tim mọi ngƣời
Việt nam lòng khâm phục, kính trọng, biết ơn mà còn trở thành những tấm gýõng soi
cho chúng ta học tập, suy ngĩ về trách nhiệm của mính đối với đất nƣớc. Chính vì
vậy, kiến thức lịch sử còn có tác dụng điều chỉnh hành vi của con ngƣời trong xã hội.
Rõ ràng tri thức lịch sử có vai trò vô cùng quan trọng trong việc giáo dục truyền
thống, bản sắc dân tộc cho mọi ngƣời, đặc biệt là thế hệ trẻ - những chủ nhân của đất
nƣớc hôm nay và mai sau.
Tìm hiểu chức năng, nhiệm vụ của sử học, chúng ta càng hiểu sâu sắc vai trò
to lớn của tri thức lịch sử đối với sự phát triển đất nƣớc trong xu thế toàn cầu hóa.
Biết khai thác, sử dụng tri thức lịch sử sẽ tạo ra cho chúng ta sức mạnh để hội nhập
mà không bị hòa tan. Để sử học phát huy đƣợc ƣu thế của mình, cần đặt khoa học
lịch sử và bộ môn lịch sử ở trƣờng phổ thông đúng với vị trí vốn có của nó. Mặt khác
cần phải tuyên truyền, giáo dục, phổ biến kiến thức lịch sử cho các thế hệ ngƣời Việt
nam, để “dân ta phải biết sử ta, cho tƣờng gốc tìch nƣớc nhà Việt Nam”.


Tài liệu tham khảo

1. Đảng Cộng sản Việt Nam, Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IX,
Nxb. Chính trị Quốc gia Hà Nội, 2001
2. Đinh Xuân Lâm, Trƣơng Hữu Quýnh (CB), Từ điển nhân vật lịch sử Việt
Nam, Nxb. Giáo dục, 2005
3. Hồ Chí Minh, Toàn tập, Tập II, Tập VI, Nxb. Chính trị Quốc gia Hà Nội,
xuất bản lần thứ 2, 1996
4. N.A. Ê Rô phê ep, Lịch sử là gì?, Bản tiếng Việt, Nxb. Giáo dục, Hà Nội,
1981
5. Phan Ngọc Liên (CB), Nhập môn Sử học, Nxb. ĐHSP, 2006
6. Phan Ngọc Liên (CB), Phương pháp dạy học lịch sử, tập 1, Nxb. ĐHSP,
2009
7. Phan Ngọc Liên (CB), Phương pháp luận sử học, Nxb.ĐHSP, 2009
8. V.I Lê nin, Toàn tập, Tập 30, Tiếng Nga

25


MẤY Ý KIẾN VỀ VẤN ĐỀ XÁC ĐỊNH ĐỐI TƯỢNG
NGHIÊN CỨU LỊCH SỬ QUÂN SỰ Ở NAM BỘ
Đại tá PGS.TS. Hồ Sơn Đài
Phòng Khoa học công nghệ-Môi trường Quân khu VII

Viện Lịch sử Quân sự Việt Nam ra đời năm 1981; cũng từ năm ấy, hệ thống
tổ chức ngành lịch sử quân sự Việt Nam hình thành. Tuy vậy, do nhu cầu thực tiễn,
công tác tổng kết chiến tranh, biên soạn lịch sử quân sự ở Nam Bộ đƣợc đặt ra từ
ngay sau ngày miền Nam hoàn toàn giải phóng. Do điều kiện chiến tranh, “lãnh địa”
sử học quân sự có thể nói đang là vùng đất hoang hóa với ngồn ngồn sự kiện, tƣ liệu
chƣa đƣợc đối chiếu, thẩm định, nhiều vấn đề chƣa đƣợc tổng kết, đánh giá. Công

việc hết sức mới mẻ, phần đông cán bộ nghiên cứu lịch sử vừa tạm rời tay súng để
cầm bút chƣa đƣợc đào tạo cơ bản, thiếu kiến thức chuyên môn và kinh nghiệm thực
tiễn. Trong lúc đó, nhiệm vụ tổng kết chiến tranh, biên soạn lịch sử đòi hỏi phải thực
hiện ngay, nhằm kịp thời lƣu giữ các nguồn tài liệu (thành văn và trì nhớ) đang có
nguy cơ ngày càng mai một, nhằm ghi nhớ và tôn vinh công lao của các thế hệ cán
bộ, chiến sĩ từng chiến đấu hy sinh trong kháng chiến, và quan trọng hơn để tìm rút
những bài học kinh nghiệm hầu vận dụng thực hiện trong thời kỳ cách mạng mới.
Ngành lịch sử quân sự ở Nam Bộ ra đời và hoạt động trong điều kiện nhƣ vừa
nêu ở trên, và trong giới hạn trách nhiệm của mính, đã đạt đƣợc những thành tích
đáng ghi nhận, nhất là trên lĩnh vực tổng kết hai cuộc chiến tranh chống thực dân
Pháp, đế quốc Mỹ và biên soạn lịch sử các tổ chức quân sự.
Tình đến năm 2010, đã biên soạn xong và xuất bản hàng trăm cuốn sách về
tổng kết hai cuộc chiến tranh trên từng địa bàn, tổng kết cuộc chiến đấu bảo vệ biên
giới Tây Nam và mƣời năm làm nghĩa vụ quốc tế ở Campuchia; tổng kết các trận
đánh, chiến dịch và chuyên đề nhƣ công tác hậu cần, công tác kỹ thuật, công tác
quân báo, công tác đảng công tác chính trị…; hàng trăm cuốn sách về lịch sử các đơn
vị từ Bộ Tƣ lệnh Miền đến các trung đoàn, tiểu đoàn, lịch sử lực lƣợng vũ trang tỉnh,
huyện, lịch sử kháng chiến các cấp, các lĩnh vực hoạt động của lực lƣợng vũ trang.
Trong số hàng ngàn1 cuốn sách đã đƣợc xuất bản, bên cạnh những ƣu điểm,
có không ít khuyết nhƣợc điểm cần trao đổi bàn luận thêm. Một trong những nhƣợc

Theo TS. Trần Thị Nhung, từ năm 1975 đến năm 2010, toàn Nam Bộ có 2250 đầu sách đề tài lịch
sử kháng chiến đã đƣợc xuất bản, (Tổng quan về viết lịch sử kháng chiến 1945-1975 ở Nam Bộ qua
các ấn phẩm xuất bản trong nước, đề tài cấp viện, Viện Phát triển bền vững vùng Nam Bộ).
1

26


điểm ấy là sự thiếu rạch ròi, sự “chồng lấn” đối tƣợng nghiên cứu. Xác định đối

tƣợng nghiên cứu lịch sử quân sự nhƣ thế nào, từ thực tiễn hoạt động nghiên cứu và
chất lƣợng ấn phẩm lịch sử quân sự, bài viết này xin đề cập đến một số nội dung vừa
có ý nghĩa đặc điểm riêng của ở Nam Bộ, vừa hàm chứa những yếu tố có thể có liên
quan chung.
1.
Chúng ta biết rằng khoa học lịch sử quân sự bao gồm các bộ phận hợp thành:
lịch sử chiến tranh, lịch sử tổ chức quân sự, lịch sử nghệ thuật quân sự, lịch sử tƣ
tƣởng quân sự, lịch sử kỹ thuật quân sự… Mỗi loại đề tài có những quy định, yêu cầu
riêng về đối tƣợng nghiên cứu, những nội dung cần đề cập trong tác phẩm. Vì nhƣ,
lịch sử chiến tranh thì nghiên cứu nguyên nhân tính chất, quá trình diễn biến và đánh
giá kết quả của cuộc chiến tranh trên tất cả các mặt biểu hiện của nó; còn lịch sử tổ
chức quân sự thì nghiên cứu sự hình thành, phát triển và đặc điểm của một tổ chức
vũ trang qua các giai đoạn lịch sử. Không kể các công trình tổng kết chiến tranh, lâu
nay, ngành khoa học lịch sử quân sự ở Nam Bộ chủ yếu tập trung nghiên cứu ba
nhóm đề tài : 1- Lịch sử chiến tranh (lịch sử kháng chiến của Nam Bộ, của các quân
khu, tỉnh, huyện); 2- Lịch sử tổ chức quân sự (lịch sử lực lƣợng vũ trang các địa
phƣơng, quân đoàn, sƣ đoàn, lữ đoàn, trung đoàn, nhà trƣờng, các cục tham mƣu,
chính trị, hậu cần, kỹ thuật); 3- Lịch sử chuyên đề (lịch sử công tác đảng công tác
chính trị, lịch sử công tác bảo đảm hậu cần, kỹ thuật, lịch sử căn cứ địa…).
Có một thực tế là, khi thực hiện các đề tài nghiên cứu nêu trên, việc xác định
ranh giới các loại đề tài thƣờng rất mờ nhạt, nhiều khi chồng lấn lên nhau. Đọc cuốn
lịch sử kháng chiến thấy gần giống nhƣ lịch sử tổ chức đơn vị, và ngƣợc lại. Làm thế
nào để một công trình sử học phản ánh trực tiếp, cô đọng đối tƣợng nghiên cứu? Mỗi
một đề tài chỉ nghiên cứu riêng điều gí để tránh trùng lặp, dẫm chân lên đề tài khác?
Đây là công việc không dễ dàng thực hiện.
Để tiệm cận đến điều đó, ngƣời nghiên cứu lịch sử quân sự phải định rõ nội
dung nghiên cứu của đề tài, loại bỏ ngay từ đầu những khu vực không thuộc chủ đề
nghiên cứu, từ đó xây dựng đề cƣơng và chỉ sƣu tầm khai thác tƣ liệu khía cạnh phù
hợp với đề tài. Đồng thời sử dụng thuần thục phƣơng pháp lôgìc và kết hợp giữa
phƣơng pháp lôgìc với phƣơng pháp lịch sử để trình bày, luận giải đối tƣợng nghiên

cứu, bám chắc đối tƣợng nghiên cứu để phân định nội dung đề cập.
Cùng một bối cảnh lịch sử, một sự kiện, hiện tƣợng, một số liệu, nhƣng tùy
theo thể loại, đối tƣợng nghiên cứu mà ngƣời nghiên cứu có ý định và cách thức sử
dụng nó trên từng bình diện khác nhau. Một tƣ liệu lịch sử do đó sẽ xuất hiện trong
cuốn lịch sử kháng chiến khác với trong cuốn lịch sử tổ chức đơn vị hoặc lịch sử
chuyên ngành. Nếu ngƣời nghiên cứu biên soạn không nắm chình xác đối tƣợng,
phân tích lựa chọn các khía cạnh nội dung phù hợp với đề tài nghiên cứu và có
27


phƣơng pháp nghiên cứu đúng đắn, chúng ta sẽ cho ra đời những sản phẩm sử học có
nội dung bàng bạc, trùng lắp, na ná nhƣ nhau giữa các cuốn sách khác nhau khi cùng
phản ánh một giai đoạn lịch sử.
2.
Vấn đề thƣờng gặp khi nghiên cứu các đề tài lịch sử ở Nam Bộ là xác định
phạm vi không gian của đối tƣợng nghiên cứu. Phạm vi không gian của đối tƣợng
nghiên cứu vốn là một trong những động tác cần đƣợc xác định ngay từ đầu đối với
bất kỳ một đề tài khoa học lịch sử nào, đặc biệt đối với các đề tài khoa học lịch sử ở
vùng, miền, tức ở địa phƣơng. Địa phƣơng, theo từ điển ngôn ngữ là những vùng,
khu vực trong quan hệ với những vùng và khu vực khác trong cả nƣớc. Bản thân lịch
sử địa phƣơng chƣa phải là một ngành khoa học độc lập mà chỉ là một bộ phận của
việc nghiên cứu lịch sử chung cả nƣớc, và vì thế nó cần đƣợc phân định phạm vi
không gian một cách rõ ràng.
Phạm vi không gian nghiên cứu trong các đề tài khoa học lịch sử ở Nam Bộ
thƣờng có các trƣờng hợp sau : 1- Lịch sử B2, quân khu, phân khu (tổ chức quân sự
theo lãnh thổ, có thể cả Nam Bộ và Cực Nam Trung Bộ, hoặc từng miền, vùng, liên
tỉnh); 2- Lịch sử các đơn vị hành chính (tỉnh, huyện, xã); 3- Lịch sử các đơn vị (địa
bàn đóng quân và hoạt động). Trong thời kỳ chiến tranh, trên địa bàn Nam Bộ, tổ
chức quân sự Miền (cả Nam Bộ và Cực Nam Trung Bộ); lại có nhiều quân khu nhƣ
quân khu miền Đông, quân khu Sài Gòn – Gia Định và một số tỉnh thuộc Quân khu

6, Quân khu 8, Quân khu 10. Bản thân phạm vi các quân khu này thƣờng xuyên thay
đổi do yêu cầu nhiệm vụ trong từng thời đoạn lịch sử cụ thể. Phạm vi hành chính
từng tỉnh, huyện, xã cũng vậy; có mở rộng – thu hẹp, thành lập – giải thể, nhập –
tách…). Mỗi tổ chức quân sự hay đơn vị hành chính hoặc vùng, khu vực nhận sự
lãnh đạo chỉ đạo của cơ quan cấp trên trực tiếp khác nhau.
Do không làm rõ đặc điểm nêu trên, nhiều cuốn sách có nội dung trùng lặp
nhau. Một sự kiện lịch sử đồng thời là nội dung chính của lịch sử các địa phƣơng liền
kề và của tổ chức quân sự thuộc hoặc bao gồm địa phƣơng đó. Lịch sử một tổ chức
quân sự, một khu vực, một đơn vị hành chính gồm nhiều tổ chức quân sự hoặc địa
phƣơng nhập lại, không thể làm một phép cộng đơn thuần các tổ chức hoặc địa
phƣơng nhỏ với nhau, mặc dù các mảnh nhỏ ấy nằm trong mối tƣơng quan không thể
tách biệt về địa bàn – phạm vi chung của đối tƣợng nghiên cứu.
Cần xây dựng một cái “cây” đối tƣợng nghiên cứu, ở đó có hệ thống lãnh đạo,
chỉ huy, tổ chức và địa bàn hoạt động của đối tƣợng trong từng thời đoạn cụ thể với
các “nhánh”, “rễ” liên quan; từ đó tím ra mạch đi chình để khai thác tƣ liệu và phục
dựng lại quá khứ lịch sử. Nhƣ thế, chúng ta mới có thể có đƣợc những công trình sử
học vừa bảo đảm tính nhất quán, tổng thể, vừa phản ánh riêng rẽ, đầy đủ sắc thái
riêng của đề tài, tránh chung chung, hời hợt.
28


3.
Trong thời kỳ kháng chiến chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ, ở Nam Bộ,
hệ thống quân sự đƣợc tổ chức thành các cấp : Nam Bộ (hoặc Miền : B2), quân khu,
tỉnh, huyện, xã. Đề tài khoa học lịch sử quân sự cũng theo đó có các cấp tƣơng ứng,
vì nhƣ : lịch sử Bộ Tƣ lệnh Nam Bộ, Bộ chỉ huy Miền (B2), lịch sử bộ đội chủ lực
miền, lịch sử các quân khu… Tuy nhiên, sau ngày miền Nam hoàn toàn giải phóng,
tổ chức Miền (B2) giải thể, các quân khu 5, 7, 9 (mới đƣợc kiện toàn lại) chịu sự lãnh
đạo, chỉ đạo trực tiếp của Trung ƣơng. Theo phân cấp, quân khu nào thực hiện các đề
tài khoa học lịch sử quân sự của quân khu đó. Hệ đề tài cấp Nam Bộ (trong kháng

chiến chống thực dân Pháp), cấp B2 (trong kháng chiến chống đế quốc Mỹ) bị bỏ
trống, không nằm trong chƣơng trính kế hoạch nghiên cứu của các quân khu.
Trong khi đó, việc nghiên cứu lịch sử quân sự ở cấp Nam Bộ, Miền trở thành
nhu cầu tự thân, không thể không thực hiện. Trung ƣơng Đảng, Bộ Quốc phòng lãnh
đạo, chỉ đạo các hoạt động kháng chiến của lực lƣợng vũ trang ở Nam Bộ thông qua
Xứ ủy, Trung ƣơng Cục và Bộ Tƣ lệnh Nam Bộ, Bộ chỉ huy Miền. Mọi hoạt động
của lực lƣợng vũ trang ở Nam Bộ, ở B2 diễn ra trong mối tƣơng quan nhƣ một thực
thể thống nhất. Nghiên cứu lịch sử kháng chiến, lịch sử tổ chức đơn vị, lịch sử
chuyên ngành ở Quân khu 7 hay Quân khu 9, hay Quân đoàn 4 không thể không
nghiên cứu lịch sử Bộ Tƣ lệnh Nam Bộ, Bộ chỉ huy Miền. Lại nữa, do cơ quan Bộ
Tƣ lệnh Nam Bộ hay Bộ Chỉ huy Miền thƣờng đứng chân tại địa bàn Quân khu 7 hay
Quân khu 9, nhiều khi chỉ đạo, chỉ huy vƣợt cấp trực tiếp xuống từng tỉnh, từng cơ
quan đơn vị trực thuộc Quân khu. Một số cơ quan hoặc đơn vị vũ trang vừa làm
nhiệm vụ do Bộ Tƣ lệnh Nam Bộ, Bộ Chỉ huy Miền trực tiếp giao vừa chịu sự chỉ
huy của Bộ Tƣ lệnh Quân khu 7, Bộ Tƣ lệnh Quan khu 9 hay Bộ Tƣ lệnh Quân khu
Sài Gòn – Gia Định.
Việc nghiên cứu khoa học lịch sử quân sự ở các quân khu, quân đoàn trong
những năm qua, do đó, vừa thực hiện các đề tài của cấp mình, vừa “với” lên cấp
trung gian giữa Quân khu và Bộ: cấp miền; nhiều khi “cấp quân khu” và “cấp miền”
trộn lẫn vào nhau. Điều này gây không ìt lúng túng cho ngƣời viết sử khi xác định
phạm vi cấp độ của đối tƣợng nghiên cứu, giải quyết đúng đắn mối quan hệ giữa
phạm vi đề tài của quân khu, quân đoàn với tổ chức chỉ đạo, chỉ huy của cấp trên
(xứ, miền và Trung ƣơng) và minh định, phản ánh đầy đủ hoạt động của lực lƣợng
vũ trang từng cấp thuộc đề tài nghiên cứu…
Để giải quyết tốt các yêu cầu của thực tiễn, cần phải có một hệ đề tài riêng về
cấp Nam Bộ, cấp Miền, nhƣ các đề tài Lịch sử Quân giải phóng miền Nam Việt
Nam, Lịch sử Bộ Chỉ huy Miền, Lịch sử quân giới Nam Bộ, Lịch sử bộ đội Pháo
binh Miền… (Loại đề tài này không thuộc trách nhiệm riêng của các quân khu, quân
đoàn và khó thuyết minh đăng ký loại đề tài cấp Bộ). Đồng thời, khi nghiên cứu loại
29



×