Tải bản đầy đủ (.docx) (82 trang)

PHÂN TÍCH CÁC CHỈ TIÊU TÀI CHÍNH TRONG CHĂN NUÔI HEO THỊT Ở TỈNH HẬU GIANG

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (844.13 KB, 82 trang )

PHÂN TÍCH CÁC CHỈ TIÊU TÀI CHÍNH
TRONG CHĂN NUÔI HEO THỊT
Ở TỈNH HẬU GIANG

1


MỤC LỤC
Trang

2


DANH SÁCH BẢNG
Trang

3


DANH SÁCH HÌNH
Trang

4


DANH SÁCH MỤC TỪ VIẾT TẮT
ĐBSCL

:

Đồng bằng sông Cửu Long



TĂNN

:

Thức ăn nông nghiệp

TĂCN

:

Thức ăn công nghiệp

CPLĐGĐ

:

Chi phí lao động gia đình

LN

:

Lợi nhuận

CP

:

Chi phí


DT

:

Doanh thu

HĐND

:

Hội đồng nhân dân

UBND

:

Ủy ban nhân nhân

HTX

:

Hợp tác xã

KH

:

Kế hoạch


NGTVBCN

:

Nuôi gà thả vườn bán công nghiệp

5


CHƯƠNG 1
GIỚI THIỆU
1.1 ĐẶT VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) được xem là vùng trọng điểm phát
triển nông nghiệp của cả nước, trong đó chăn nuôi được xem là một trong
những thế mạnh của nông nghiệp vùng. Sản phẩm của ngành chăn nuôi gia
súc gia cầm mà đặc biệt là sản phẩm heo trong những năm gần đây đã gia tăng
đáng kể góp phần cung cấp lương thực thực phẩm cần thiết cho người tiêu
dùng trong nước và xuất khẩu đóng góp đáng kể vào nền kinh tế quốc dân.
Năm 2015 cả nước có khoảng 27,75 triệu con heo, tăng 3,7%, trong đó heo nái
có 4,06 triệu con, tăng 3,69% so với cùng kỳ 2014 và sản lượng thịt heo hơi
xuất chuồng năm 2015 ước tính đạt 3,48 triệu tấn, tăng 4,2 % so với cùng kỳ
năm trước (Bộ nông nghiệp và Phát triển nông thôn, 2015). Chăn nuôi heo thịt
được xem là một ngành có từ rất lâu đời và dần dần đã trở thành một trong
những ngành truyền thống và ngày càng phát triển bởi những đặc tính riêng
biệt của nó như thời gian sinh trưởng ngắn, kỹ thuật khá đơn giản vốn đầu tư
không cao. Bên cạnh đó chăn nuôi heo còn cung cấp phân bón cho ngành
trồng trọt, phân chuồng cung cấp dưỡng chất cho cây trồng và cải tạo cơ cấu
đất về mặt lí tính đồng thời nuôi heo còn tiêu thụ phụ phẩm trong nông nghiệp
và người chăn nuôi heo có thể tận dụng phân heo để sử dụng biogas tiết kiệm

được nguồn chất đốt và góp phần cải thiện vệ sinh môi trường.
Về khía cạnh tiêu dùng thì thịt heo được xem là thực phẩm loại thực
phẩm phổ biến, rất quan trọng đối với sức khỏe chứa rất nhiều loại vitamin và
khoáng chất cần thiết cho cơ thể không thể thiếu trong đời sống của người
Việt Nam. Bữa ăn hàng ngày của người dân cần có gạo và thịt là hai sản phẩm
quan trọng do đó việc cung cấp ngày càng nhiều thịt cho nhu cầu đời sống
giúp nâng cao mức sống của người dân, tăng cường sức khỏe cho người lao
động. Ngày nay heo không những cung cấp lương thực thực phẩm mà còn
đóng vai trò quan trọng trong kinh tế gia đình mang lại thu nhập cho nông hộ,
tạo công ăn việc làm, góp phần cải thiện mức sống cho người dân.
Hậu Giang nằm ở trung tâm Đồng bằng sông Cửu Long, giữa một mạng
lưới sông ngòi, kênh rạch chằng chịt như: sông Hậu, sông Cái Tư, kênh Phụng
Hiệp, kênh Xà No. Các tuyến đường lớn chạy qua tỉnh là quốc lộ 1A, quốc lộ
61, quốc lộ 61B. Có khí hậu điều hòa điều kiện tự nhiên thuận lợi vì thế Hậu
Giang được xem là thế mạnh để phát triển ngành chăn nuôi gia súc nói chung
trong đó chăn nuôi nuôi heo nói riêng. Năm 2015 tổng số đàn heo là 165.987
con trong tập trung chủ yếu ở huyện Long Mỹ và huyện Châu Thành A (Chi
6


cục thú y tỉnh Hậu Giang, 2015). Tổng đàn tuy tăng nhanh nhưng người chăn
nuôi không đăng ký, khai báo, tổ chức tiêm phòng ngừa bệnh đầy đủ, phần lớn
đàn heo nuôi phân tán theo hộ gia đình. Nông hộ chăn nuôi heo còn mang tính
chất truyền thống, trình độ thâm canh chăn nuôi còn thấp chủ yếu dựa vào
kinh nghiệm một số hộ có thu nhập từ chăn nuôi nhưng chưa cao, gặp phải
những khó khăn do giá heo biến động trong khi giá thức ăn có xu hướng tăng.
Với những khó khăn mà ngành chăn nuôi gặp phải thì cần có giải pháp
hữu hiệu để vực dậy lĩnh vực này. Làm thế nào để nâng cao hiệu quả chăn
nuôi heo là mối quan tâm lớn nhất của chính quyền địa phương và nông hộ
nuôi heo, đây cũng là mục tiêu để phát triển chăn nuôi. Vì thế, đề tài “Phân

tích các chỉ tiêu tài chính trong chăn nuôi heo thịt ở tỉnh Hậu Giang” đưa
ra để phân tích, đánh giá hiệu quả chăn nuôi heo của các hộ chăn nuôi nhằm
tìm ra những mặt tồn tại và các yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả chăn nuôi, từ
đó đề ra các giải pháp cho nông hộ chăn nuôi heo thịt để góp phần phát triển
kinh tế nông hộ cũng như phát triển nghề chăn nuôi heo thịt tại tỉnh Hậu
Giang.
1.2 MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU
1.2.1 Mục tiêu nghiên cứu chung
Phân tích các chỉ tiêu tài chính trong chăn nuôi heo thịt nhằm đề xuất các
giải pháp mang tính khoa học và khả thi giúp nâng cao hiệu quả nuôi heo thịt
cho nông hộ tỉnh Hậu Giang.
1.2.2 Mục tiêu nghiên cứu cụ thể
(1)
(2)
(3)
(4)

Phân tích thực trạng chăn nuôi theo thịt ở tỉnh Hậu Giang.
Phân tích các chỉ tiêu tài chính trong chăn nuôi heo thịt ở Tỉnh Hậu
Giang.
Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến năng suất, lợi nhuận của chăn nuôi
heo thịt ở tỉnh Hậu Giang.
Đề xuất giải pháp để cải thiện và nâng cao hiệu quả chăn nuôi heo thịt
ở tỉnh Hậu Giang.

1.3 PHẠM VI NGHIÊN CỨU
1.3.1 Phạm vi về không gian
Đề tài được thực hiện tại tỉnh Hậu Giang, cụ thể nghiên cứu trên cơ sở
điều tra số liệu của các nông hộ chăn nuôi heo thịt ở 2 huyện của tỉnh Hậu
Giang là huyện Long Mỹ và huyện Châu Thành A .


7


1.3.2 Phạm vi về thời gian
Đề tài được thực hiện từ tháng 8 đến tháng 11 năm 2016. Số liệu thứ cấp
trong đề tài được thu thập từ năm 2013 đến năm 2015 tại chi cục chăn nuôi thú
y tỉnh Hậu Giang và sở ban ngành. Số liệu sơ cấp của đề tài được được điều
tra trực tiếp từ các nông hộ chăn nuôi heo thịt tại huyện Long Mỹ và huyện
Châu Thành A tỉnh Hậu Giang vào tháng 9 năm 2016.
1.3.3 Phạm vi nội dung
Nội dung của nghiên cứu là khảo sát đánh giá tình hình chăn nuôi, đánh
giá hiệu quả chăn nuôi heo thịt thông qua các chỉ tiêu tài chính và xác định các
yếu tố ảnh hưởng đến năng suất, lợi nhuận của nông hộ nuôi heo. Từ đó đề ra
các giải pháp nâng cao hiệu quả chăn nuôi heo thịt cho nông hộ ở tỉnh Hậu
Giang.
1.4 LƯỢC KHẢO TÀI LIỆU
Chăn nuôi heo là một trong những ngành quan trọng trong nền kinh tế,
được hình thành rất lâu đời vẫn được lưu truyền lại đến nay, nó được xem là
một ngành nhiều triển vọng và đầy tiềm năng để phát triển, mang lại nhiều giá
trị kinh tế, vì vậy mà đã không ít các bài nghiên cứu về chăn nuôi heo ở Việt
Nam nhằm để cải thiện và nâng cao hiệu quả để góp phần phát triển và mở ra
hướng đi mới cho ngành chăn nuôi. Các bài viết trước các tác giả cho biết rằng
lợi nhuận của nông hộ chịu tác động của một số yếu tố. Nguyễn Quốc Nghi và
cộng sự (2011) với nghiên cứu “Phân tích hiệu quả kinh tế mô hình nuôi gà
thả vườn bán công nghiệp ở huyện Châu Thành A, tỉnh Hậu Giang” cho rằng
chi phí giống, chi phí thức ăn, chi phí thuốc, học vấn và tập huấn ảnh hưởng
đến lợi nhuận của nông hộ. Và tiếp theo đó thì nghiên cứu của Lê Thị Diệu
Hiền và cộng sự (2013) với nghiên cứu “phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến
hiệu quả kinh tế trong chăn nuôi heo thịt ở TP Cần Thơ” cũng cho rằng chi

phí thức ăn và chi phí giống chi phí thuốc ảnh hưởng đến hiệu quả chăn nuôi
heo của nông hộ. Bên cạnh đó thì Phạm Thị Kim Quyên (2007) cũng cho rằng
các yếu tố chi phí giống, chi phí thức ăn, chi phí lao động, chi phí thú y, chi
phí máy móc, chi phí chuồng trại là các yếu tố ảnh hưởng đến lợi nhuận của
nông hộ nuôi heo. Nguyễn Đức Nghị (2010) và Đặng Thị Kim Xuyến (2011)
cũng đồng tình với quan điểm của bài viết trên khi chỉ ra các chi phí ảnh
hưởng đến lợi nhuận của nông hộ nuôi heo là chi phí giống, chi phí thức ăn,
chi phí thú y, chi phí chuồng trại, chi phí lao động. Cụ thể, kết quả nghiên cứu
cho thấy lợi nhuận tỉ lệ nghịch với các yếu tố như chi phí giống, chi phí thú y,
chi phí thức ăn… khi tăng các yếu tố đầu vào này thì lợi nhuận của nông hộ
chăn nuôi giảm. Ngoài ra thì yếu tố kỹ thuật (Đặng Thị Kim Xuyến, 2011), giá
8


bán (Đặng Thị Kim Xuyến, 2011, Nguyễn Đức Nghị, 2010) được xem là
những yếu tố tác động đến lợi nhuận của nông hộ khi các yếu này tăng thì lợi
nhuận của nông hộ cũng tăng theo. Ngoài những chi phí được đề cập trên thì
nghiên cứu của Trương Ngọc Thảo (2008) cũng cho rằng các yếu khác như:
chi phí điện chi phí điện, chi phí lãi, chi phí lao động, chi phí dụng cụ tác động
nghịch chiều làm giảm lợi nhuận của nông hộ, bên cạnh đó năng suất của được
xem là yếu tố ảnh hưởng đến lợi nhuận của nông hộ, khi năng suất tăng sẽ làm
cho lợi nhuận của nông hộ tăng (Nguyễn Thanh Xuân, 2011).
Lê Bảo Lâm và Phạm Văn Rạng (2011) Với nghiên cứu “các yếu tố tác
động đến năng suất bò sữa huyện Đức Hòa tỉnh Long An” tác giả nhận định
có 9 biến ảnh hưởng đến năng suất chăn nuôi bò sữa, trong đó có 4 biến có
mối tương quan nghịch chiều là hộ có tham gia chương trình khuyến nông của
huyện, hộ sử dụng rơm hơi để nuôi bò, kinh nghiệm, thế hệ con. Các biến có
mối tương quan thuận chiều với năng suất của bò sữa là chi phí thức ăn, nguồn
giống, nguồn thức ăn, số lao động tham gia nuôi. Còn Nguyễn Thanh Xuân
(2011) cho rằng các các yếu tố ảnh hưởng đến năng suất là chi phí thức ăn,

kinh nghiệm nuôi, tập huấn, trình độ học vấn các biến này có tác động thuận
chiều đến năng suất chăn nuôi của nông hộ, khi tác động tăng các biến này thì
năng suất chăn nuôi của nông hộ cũng tăng lên. Tiếp theo đó thì nghiên cứu
của Đặng Thị Kim Xuyến (2011) thì cho rằng giống nuôi, chi phí giống và qui
mô ảnh hưởng đến năng suất của nông hộ chăn nuôi mà cụ thể là giống nuôi
và chi phí giống có tác động thuận chiều với năng suất chăn nuôi, tác giả cho
rằng việc lựa chọn giống rất quan trọng chọn giống tốt thì sẽ giúp tăng năng
suất chăn nuôi và ngược lại thì khi tăng qui mô chăn nuôi thì sẽ làm giảm năng
suất do không chăm sóc kĩ. Thạch Thúy Dương (2013) đồng tính với quan
điểm của Nguyễn Thanh Xuân (2011) khi cho rằng trình độ học vấn và tham
gia tập huấn cũng tác động đến năng suất của hoạt động chăn nuôi của nông
hộ và tác giả cũng chỉ ra thêm lượng thức ăn tác động theo hướng tích cực đến
năng suất cụ thể là khi tăng lượng thức ăn thì năng suất sẽ tăng lên do thức ăn
đóng một một phần rất quan trọng và quyết định sự tăng trưởng trong chăn
nuôi.
Phần lớn các tác giả để sử dụng các chỉ số tài chính bao gồm chi phí,
doanh thu, lợi nhuận và một số tỷ số tài chính tỷ suất lợi nhuận, doanh thu/ chi
phí, lợi nhuận/ doanh thu, lợi nhuận/ chi phí… để xác định hiệu quả của nông
hộ đạt được trong chăn nuôi Nguyễn Đức Nghị (2010), Đặng Thị Kim Xuyến
(2011) và Thạch Thúy Dương (2013). Trong đó thì Đặng Thị Kim Xuyến
(2011) cho rằng tỷ suất lợi nhuận của nông hộ tăng theo qui mô, và tỷ suất lợi
nhuận cũng tăng theo qui mô. Hoạt động chăn nuôi của nông hộ trong các
9


nghiên cứu đạt được hiệu quả (Thạch Thúy Dương, 2013) nhưng trong nghiên
cứu của Nguyễn Đức Nghị (2010) Nông hộ chưa đạt được hiệu quả cao do
người chăn nuôi phải đầu tư chi phí cao phải mất gần thời gian lâu thì mới đạt
trọng lượng đạt 91,4 kg/con lợi nhuận đạt được là 1200đồng/kg chưa tính lao
động nhà.

Chọn mẫu thuận tiện là kỹ thuật lấy mẫu được đa số các nhà nghiên
cứu sử dụng trong đề tài (Nguyễn Thanh Xuân, 2011, Trương Thị Ngọc Thảo,
2009, Lê Bảo Lâm và Phạm Văn Rạng, 2011, Nguyễn Đức Nghị, 2010, Thạch
Thúy Dương, 2013, Nguyễn Quốc Nghi và cộng sự, 2011) có thể được sử
dụng nhiều là do được ưu điểm chi phí thấp, dễ dàng tiếp cận với đối tượng
nghiên cứu không cần phải có danh sách các cá thể trong quần thể. Bên cạnh
đó kỹ thuật chọn mẫu ngẫu nhiên cũng được một số tác giả sử dụng (Đặng Thị
Kim Xuyến, 2011, Phạm Thị Kim Quyên, 2007, Nguyễn Minh Thông và cộng
sự, 2013) để đảm bảo tính đại diện mẫu và xác định được sai số do mẫu. Cở
mẫu được các tác giả sử dụng ít nhất là 50 hộ và nhiều nhất 241 hộ tùy theo
phương pháp tính của tác giả. Về phương pháp nghiên cứu thì tác giả đa phần
là sử dụng phương pháp phân tích hồi qui tuyến tính đối với mô hình hồi qui
đa biến để xác định biến phụ thuộc Y (năng suất, lợi nhuận) và sử dụng thống
kê mô tả để phân tích tình hình chăn nuôi và các biến X i có liên quan mô hình
hồi qui đưa ra. Ngoài ra thì Mai Văn Nam (2004) sử dụng phương pháp xếp
hạng theo tiêu chí để xác định yếu tố ảnh hưởng trực tiếp đến phát triển sản
xuất heo còn Phạm Thị Kim Quyên (2007) sử dụng phương pháp phân tích
chéo để kiểm định mối quan hệ giữa các biến định tính với nhau.

10


Bảng 1.1 Tổng hợp các nghiên cứu
Tác giả
Phương pháp
Phương pháp
(năm)
phân tích
thu thập số liệu
Nguyễn

Thống kê mô Phương
pháp
Quốc Nghi tả được sử chọn mẫu thuận
và cộng sự dụng để phân tiện được sử dụng
(2011)
tích
thực trong bài viết, cỡ
trạng.Phương
mẫu điều tra là 90
pháp phân tích hộ NGTVBCN.
lợi ích-chi phí
được sử dụng
để phân tích
hiệu quả mô
hình. Mô hình
hồi quy tuyến
tính đa biến
được sử dụng
để xác định các
nhân tố ảnh
hưởng đến lợi
nhuận của mô
hình.

Nguyễn
Thanh
Xuân
(2011)

Sử

dụng
phương pháp
thống kê mô tả,
Phân tích mô
hình hồi qui
Phân tích các tỷ
số tài chính

Sử dụng phương
pháp chon mẫu
thuận tiện để
phỏng vấn 50 hộ
huyện Đại Bình,
Bến Tre.

11

Kết quả chính
Các biến chi phí giống,
chi phí thức ăn và chi
phí thuốc có tương quan
nghịch với lợi nhuận của
mô hình NGTVBCN.
Các biến qui mô nuôi,
trình độ học vấn và tập
huấn kỹ thuật có tương
quan thuận với lợi
nhuận của mô hình.
Tỷ số giữa thu nhập và
doanh thu là 0,111 lần,

Tỷ số giữa lợi nhuận và
chi phí có lao động nhà
là 0,038 lần. Tỷ số giữa
lợi nhuận và chi phí lao
động nhà là 0,494 lần.
Tỷ số giữa lợi nhuận và
thu nhập là 0,03. Mô
hình mang lại hiệu quả
kinh tế khá cao cho
người nuôi.
Các yếu tố ảnh hưởng
lợi nhuận: năng suất, chi
phí thức ăn, chi phí
nhiên liệu.Các yếu tố
ảnh hưởng đến năng
suất: chi phí thức ăn,
kinh nghiệm nuôi, tập
huấn, trình độ học vấn.
Kết quả phân tích những
thuận lợi, khó khăn và
đưa ra các giải pháp
nâng cao hiệu quả tài
chính.


Tác giả
(năm)
Lê Bảo
Lâm và
Phạm

Văn
Rạng
(2011)

Phương pháp
phân tích
Sử dụng hàm
Cobb-Douglas
Phân tích hàm
hồi qui đa biến.

Phương pháp
thu thập số liệu
Sử dụng phương
pháp chọn mẫu
thuận tiện, đã
phóng vấn 241 hộ
ở Huyện Đức
Hòa tỉnh Long
An.

Nguyễn
Phân tích hồi qui
Đức Nghị tuyến tính để xác
(2010)
định các yếu tố
ảnh hưởng và
dùng
phương
pháp thống kê

mô tả. Sử dụng
các chỉ tiêu tài
chính để đánh
giá hiệu quả

Sử dụng phương
pháp thuận tiện,
đề tài phỏng vấn
60 hộ ở Tân Phú,
Tiền Giang.

Tác giả
(năm)
Nguyễn
Minh
Thông và
cộng sự
(2013)

Phương pháp
thu thập số liệu
Điều tra 187 hộ
trong 6 xã của
huyện Kế Sách và
huyện
Châu
Thành tỉnh Sóc

Phương pháp
phân tích

Excel 2003 và
được xử lý thống
kê bằng phần
mềm SPSS 16.0.
(phân tích hàm

12

Kết quả chính
Kết quả cho thấy 9 biến
ảnh hưởng đến năng
suất chăn nuôi bò sữa,
trong đó có 4 biến có
mối tương quan nghịch
chiều là hộ có tham gia
chương trình khuyến
nông của huyện, hộ sử
dụng rơm hơi để nuôi
bò, kinh nghiệm, thế hệ
con. Các biến có mối
tương quan thuận chiều
với năng suất của bò sữa
là chi phí thức ăn, nguồn
giống, nguồn thức ăn, số
lao động tham gia nuôi.
Các yếu tố tác động đến
lợi nhuận là chi phí
giống, chi phí thức ăn,
chi phí thú y, chi phí
máy móc, chi phí

chuồng trại, chi phí lao
động và giá bán heo.
Các yếu tố ảnh hưởng
đến sản lượng heo khi
xuất chuồng là giống,
lao động nhà.
Nông hộ chưa đạt được
hiệu quả cao do người
chăn nuôi phải đầu tư
chi phí cao nuôi phải
mất gần 4 tháng trọng
lượng đạt 91,4 kg/con
lợi nhuận đạt được là
1200đồng/kg chưa tính
lao động nhà.
Kết quả chính
Cho rằng hiệu quả kinh
tế trong chăn nuôi phụ
thuộc vào nhiều yếu tố
như giống, thức ăn, kỹ
thuật, dịch bệnh, giá thị


hồi qui)

Trăng. Mỗi xã
chọn ngẫu nhiên
khoảng 30 hộ có
chăn nuôi heo thịt
để phỏng vấn


trường... Trong đó nổi
bật nhất là yếu tố thức
ăn và giá cả thị trường,
hai yếu tố này có ảnh
hưởng rất lớn đến sự
phát triển của ngành
chăn nuôi trong thời
gian qua. Ngoài ra tác
giả cũng cho rằng các hộ
chăn nuôi nhỏ lẻ sẽ tiết
kiệm được chi phí về
giống và thức ăn hơn và
công lao động nhưng lại
tăng rủi ro về bệnh tật
(tăng chi phí thuốc thú
y).

Phạm Thị
Kim
Quyên
(2007)

Phương
pháp
thống kê mô tả,
phân tích chéo
và phương pháp
phân tích hồi qui
được tác giả sử

dụng

Các nhân tố ảnh hưởng
đến trọng lượng xuất
chuồng bình quân của
heo là chi phí chuồng
trại, giống nuôi, năng
suất, thời gian, lao động
nhà và các yếu tố ảnh
hưởng đến lợi nhuận của
nông hộ là chi phí
giống, chi phí thức ăn,
chi phí thú y, chi phí
chuồng trại, chi phí máy
móc.

Tác giả
(năm)
Thạch
Thúy
Dương
(2013)

Phương pháp
phân tích
Sử dụng thống
kê mô tả, so sánh
số tương đối,
tuyệt đối.
Phân tích các chỉ

tiêu tài chính
Sử dụng mô hình
Cobb-Douglas
để phân tích

Sử dụng phương
pháp chọn mẫu
ngẫu nhiên phân
tầng trong huyện
chọn ra 3 xã, mỗi
xã chọn 2, mỗi ấp
chọn ra 10 hộ để
phỏng vấn các hộ
này được chọn
một cách ngẫu
nhiên . Phỏng vấn
trực tiếp 60 hộ tại
huyện
Vĩnh
Thạnh, Cần Thơ.
Phương pháp
thu thập số liệu
Sử dụng phương
pháp chọn mẫu
thuận tiện, trực
tiếp phỏng vân
100 hộ ở 3 xã ở
thị xã Vĩnh Châu

Kết quả chính


Các yếu tố ảnh hưởng
đến năng suất lượng
giống, lượng thức ăn,
trình độ học vấn và tham
gia tập huấn.Các yếu tố
ảnh hưởng đến lợi nhuận
là giá giống, giá thức ăn,
lượng giống.
Qua nghiên cứu thì cho
thấy phần lớn nông hộ
đạt được lợi nhuận khá
cao từ việc nuôi tôm.
Đặng Thị Sử dụng phương Phương pháp lấy Các yếu tố ảnh hưởng
13


Kim
Xuyến
(2011)

pháp phân tích
chi phí- lợi ích
Phân tích hồi qui
tuyến tính

mẫu ngẫu nhiên
phân tầng, phỏng
vẫn trực tiếp 50
hộ tại huyện Lai

Vun, Đồng Tháp.

Trương
Thị Ngọc
Thảo
(2009)

Sử dụng thống
kê mô tả
Sử dụng phương
pháp phân tích
chi phí- lợi ích
Phân tích mô
hình hồi qui đa
biến

Chọn mẫu thuận
tiện, phỏng vấn
50 hộ ở 3 huyện
và 5 quận tại TP.
Cần Thơ.

14

đến lợi nhuận của nông
hộ là chi phí giống, chi
phí thức ăn, chi phí lao
động, kỹ thuật và giá
bán. Các yếu tố ảnh
hưởng đến năng suất

heo là giống nuôi, chi
phí giống, qui mô.Kết
quả cho thấy lợi nhuận
của nông hộ tăng theo
qui mô,tỷ suất lợi nhuận
cũng tăng theo qui mô.
Kết quả phân tích cho
biết chăn nuôi đã mang
lại hiệu quả tài chính
cho nông hộ. Và cho
biết chi phí giống, chi
phí thức ăn, chi phí điện,
chi phí lãi, chi phí lao
động, chi phí dụng cụ
tác động đến lợi nhuận
của nông hộ.


Tác giả
(năm)

Phương pháp
phân tích

Phương
Kết quả chính
pháp thu
thập số liệu
Mai
Văn Phương pháp

Tác giả đã chỉ ra việc chăn
Nam (2004) xếp hạng theo
nuôi heo với qui mô nhỏ
tiêu thức để
kém hiệu quả hơn chăn
xác định các
nuôi heo với qui mô lớn
yếu tố chính
bởi vì người chăn nuôi heo
ảnh hưởng trực
phải đầu tư chi phí cao,
tiếp đến kết
thời gian đầu tư chăn nuôi
quả sản xuất và
dài, thu nhập đạt được còn
tiêu thụ sản
rất thấp.
phẩm

Nguồn: Tác giả tự tổng hợp

Qua những nghiên cứu được lược khảo về hiệu quả của mô hình chăn nuôi
và trồng trọt nói chung mà những tác giả trước đã nghiên cứu. Các nhân tố ảnh
hưởng đến lợi nhuận của mô hình cũng được nhiều tác giả lựa chọn ra các biến
để đưa vào mô hình nghiên cứu: chi phí thú y, chi phí giống, chi phí thức ăn,
kinh nghiệm, trình độ học vấn, quy mô, tập huấn. Bên cạnh đó các tác giả còn
xác định các nhân tố ảnh hưởng năng suất của nông hộ bao gồm các yếu tố chi
phí thú y, lượng thức ăn nông nghiệp, lượng thức ăn công nghiệp, kinh
nghiệm, học vấn, tập huấn. Qua những nghiên cứu được lược khảo về hiệu quả
của mô hình chăn nuôi và trồng trọt nói chung mà những tác giả trước đã

nghiên cứu, kế thừa và phát huy từ các nghiên cứu trước nên đề tài nghiên cứu
“Phân tích các chỉ tiêu tài chính trong chăn nuôi heo thịt ở tỉnh Hậu
Giang” sử dụng phương pháp thống kê mô tả và phương pháp phân tích hồi
qui tuyến tính để phân tích và xác định các yếu tố ảnh hưởng đến năng suất
cũng như lợi nhuận của nông hộ nuôi heo thịt.

15


CHƯƠNG 2
Ơ SỞ LÍ LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

C

2.1 CƠ SỞ LÍ LUẬN
2.1.1 MỘT SỐ KHÁI NIỆM CƠ BẢN
2.1.1.1 Khái niệm chăn nuôi
Chăn nuôi là một trong hai ngành sản xuất quan trọng của nông nghiệp
hiện đại. Chăn nuôi là nuôi lớn vật nuôi để sản xuất ra những sản phẩm như:
thực phẩm, lông và sức lao động. Chăn nuôi xuất hiện rất lâu đời trong nhiều
nền văn hóa kể từ khi loài người chuyển đổi từ lối sống săn bắn hái lượm sang
định canh, định cư. Chăn nuôi cung cấp nhiều sản phẩm có giá trị kinh tế và
giá trị dinh dưỡng cao. Một xu hướng tiêu dùng có quy luật là khi xã hội càng
phát triển thì nhu cầu tiêu dùng về các sản phẩm chăn nuôi này ngày càng tăng
lên cả về số lượng và chủng loại. Chăn nuôi còn là ngành cung cấp nhiều sản
phẩm là nguyên liệu quý cho công nghiệp chế biến. Phát triển chăn nuôi còn
có mối quan hệ khắng khít thúc đẩy phát triển ngành trồng trọt, tạo nên một
nền nông nghiệp cân đối bền vững. Chăn nuôi là ngành sản xuất có đối tượng
tác động là cơ thể sống đòi hỏi phải có đầu tư duy trì thường xuyên. Chăn nuôi
có thể phát triển theo phương thức di động phân tán theo phương thức tự

nhiên, sản phẩm của ngành chăn nuôi rất đa dạng có sản phẩm chính và phụ có
giá trị kinh tế cao (Vũ Đình Thắng, 2003).
2.1.1.2 Sản xuất
Là hoạt động chuyển hóa yếu tố sản xuất (đầu vào) thành sản phẩm (đầu
ra) nhằm đáp ứng nhu cầu của người tiêu dùng. Yếu tố sản xuất (còn gọi là
yếu tố đầu vào) là các loại hàng hóa được dùng để sản xuất ra hàng hóa khác.
Yếu tố sản xuất bao gồm đất đai, nguyên liệu, nhiên liệu, lao động, v.v. Sản
phẩm là yếu tố đầu ra của quá trình sản xuất. Yếu tố đầu ra được đo lường bởi
sản lượng (Lê Khương Ninh, 2004).
2.1.1.3 Nông hộ
Nông hộ được định nghĩa là “các hộ gia đình làm nông nghiệp, tự kiếm
kế sinh nhai trên mảnh đất của mình, sử dụng chủ yếu sức lao động của gia
đình để sản xuất, thường nằm trong hệ thống kinh tế lớn hơn, nhưng chủ yếu
đặc trưng bởi sự tham gia cục bộ vào các thị trường và có xu hướng hoạt động
không hoàn hảo cao.” (Ellis, 1993)
Nông hộ có những đặc trưng riêng, có cơ chế vận hành khá đặc biệt,
không giống như các đơn vị kinh tế khác như: ở nông hộ có sự thống nhất chặt
chẽ giữa việc sở hữu, quản lý, sử dụng các yếu tố sản xuất, có sự thống nhất
giữa quá trình sản xuất trao đổi, phân phối, sử dụng và tiêu dùng. Do đó, nông
16


hộ có thể cùng lúc thực hiện được nhiều chức năng mà các đơn vị khác không
có được.
2.1.2 MỘT SỐ KHÁI NIỆM HIỆU QUẢ
2.1.2.1 Hiệu quả
Hiệu quả là “kết quả mong muốn, cái sinh ra kết quả mà con người chờ
đợi và hướng tới. Trong sản xuất, hiệu quả có nghĩa là hiệu suất, năng suất.
Trong kinh doanh hiệu quả là lãi suất hay lợi nhuận. Trong lao động nói chung,
hiệu quả lao động là năng suất lao động được đánh giá bằng số lượng thời gian

hao phí để sản xuất ra một đơn vị sản phẩm” (Từ Điển Bách Khoa Việt Nam 2,
trang 289).
Hiệu quả là việc xem xét và lựa chọn thứ tự ưu tiên các nguồn lực sao cho
đạt hiệu quả cao nhất. Hiệu quả bao gồm ba yếu tố: không sử dụng nguồn lực
lãng phí, sản xuất với chi phí thấp nhất, sản xuất để đáp ứng nhu cầu của con
người.
2.1.2.2 Hiệu quả sản xuất
Trong hoạt động sản xuất, người sản xuất luôn phải xem xét và lựa chọn
việc sử dụng các nguồn lực sao cho đạt kết quả cao nhất với mức chi phí thấp
nhất. Khi nói đến hiệu quả sản xuất thì người ta thường đề cập đến 3 khía
cạnh: hiệu quả kinh tế, hiệu quả kỹ thuật và hiệu quả phân phối (Nguyễn Phú
Son và cộng sự, 2005).
2.1.3 CÁC CHỈ TIÊU SỬ DỤNG TRONG PHÂN TÍCH
2.1.3.1 Khái niệm về chi phí
Chi phí sản xuất là số tiền mà cá nhân hay doanh nghiệp chi ra để sản
xuất ra một số lượng sản phẩm nhất định trong một khoảng thời nào đó.
Chi phí gồm có 2 loại là định phí và biến phí. Sự thay đổi của tổng chi
phí là do sự biến đổi của biến phí. Khi sản lượng bằng không đồng nghĩa với
việc không sản xuất lúc này chi phí bằng định phí.
Chi phí = Biến phí + Định phí

(2.1)

Biến phí là chi phí biến đổi là những khoản chi phí thay đổi theo sự tăng
giảm của sản lượng. Hộ gia đình không phải chịu khoản phí này khi ngừng sản
xuất. Cụ thể biến phí bao gồm: chi phí giống, chi phí thức ăn, chi phí thú y, chi
phí điện.
Định phí là chi phí cố định không thay đổi khi sản lượng thay đổi. Chi
phí cố định là khoản phí hộ gia đình buộc phải chi ra trong quá trình sản xuất
hay ngay cả khi hộ gia đình ngừng sản xuất vẫn phải chịu chi phí này. Bao

gồm chi phí khấu hao chuồng trại, chi phí máy móc…
17


2.1.3.2 Khái niệm về doanh thu
Doanh thu là giá trị sản phẩm hay toàn bộ số tiền thu được do tiêu thụ
sản phẩm, tức là tất cả số tiền mà nông hộ nhận được sau khi bán sản phẩm.
Hay bói cách khác, doanh thu chính bằng sản lượng heo hơi khi tiêu thu nhân
với giá bán heo hơi.
Doanh thu = Sản lượng * Đơn giá

(2.2)

2.1.3.3 Lợi nhuận
Lợi nhuận là kết quả tài chính cuối cùng từ hoạt động sản xuất kinh
doanh, là chỉ tiêu chất lượng để đánh giá hiệu quả kinh tế các hoạt động của
doanh nghiệp (Trần Ái Kết và cộng sự, 2008). Lợi nhuận chịu ảnh hưởng của
nhiều yếu tố, bao gồm các yếu tố chủ quan và khách quan. Vì vậy việc tính lợi
nhuận trong sản xuất sẽ bằng tất cả các khoản doanh thu của người sản xuất
trừ đi tất cả các khoản chi phí mà người sản xuất đã bỏ ra để đạt được doanh
thu đó từ hoạt động sản xuất.
Lợi nhuận = Doanh thu – Chi phí

(2.3)

2.1.4 MỘT SỐ CHỈ TIÊU TÀI CHÍNH KHÁC
2.1.4.1 Tỷ số lợi nhuận trên chi phí (LN/CP)
Tỷ số lợi nhuận trên chi phí nhằm để đánh giá về hiệu quả lợi nhuận của
chi phí đầu tư. Tỷ số này phản ánh một đồng chi phí đầu tư vào sản xuất thì
chủ đầu tư sẽ thu lại bao nhiêu đồng lợi nhuận. Nếu tỷ số này là dương thì

người sản xuất có lời và chỉ số này càng lớn càng tốt.
Tỷ số lợi nhuận trên chi phí = Lợi nhuận / chi phí
2.1.4.2

(2.4)

Tỷ số doanh thu trên chi phí (DT/CP)

Tỷ số doanh thu trên chi phí phản ánh một đồng chi phí đầu tư thì nông
hộ sẽ thu được bao nhiêu đồng doanh thu. Nếu chỉ số DT/CP nhỏ hơn 1 thì
nông hộ bị lỗ, nếu bằng 1 thì hòa vốn, và lớn hơn 1 thì nông hộ mới có lời.
Tỷ số doanh thu trên chi phí =Doanh thu / chi phí

(2.5)

2.1.4.3 Tỷ số lợi nhuận trên doanh thu (LN/DT)
Tỷ số lợi nhuận trên doanh thu cho biết một đồng doanh thu có bao nhiêu
đồng lợi nhuận, nó phản ánh mức lợi nhuận so với tổng doanh thu.
Tỷ số lợi nhuận trên doanh thu = Lợi nhuận / doanh thu

18

(2.6)


2.2 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.2.1 Phương pháp thu thập số liệu
2.2.1.1 Số liệu thứ cấp
Số liệu điều kiện tự nhiên, tình hình kinh tế xã hội được sử dụng trong đề
tài được thu thập từ báo cáo thống kê tình hình kinh tế xã hội của UBNN tỉnh

Hậu Giang. Đề tài sử dụng số liệu về tình hình chăn nuôi nói chung và chăn
nuôi heo nói riêng được thu thập từ chi cục chăn nuôi thú y tỉnh Hậu Giang,
tổng cục thống kê và niên giám thống kê qua các năm 2013 - 2015.
2.2.1.2 Số liệu sơ cấp
Số liệu sơ cấp trong đề tài được thu thập bằng cách sử dụng phương pháp
chọn mẫu thuận tiện thông qua việc lập phiếu điều tra và phỏng vấn trực tiếp
nông hộ nuôi heo thịt tại huyện Long Mỹ và huyện Châu Thành A, tỉnh Hậu
Giang. Phương pháp lấy mẫu này lại có nhược điểm sai số không đo lường và
kiểm soát được và tính đại diện không cao. Vì thế mà số lượng mẫu thu thập
phải đủ lớn, phân bố rộng khắp để có thể mang tính đại diện cao và nghiên
cứu mang tính khoa học hơn.
Theo số liệu của chi cục chăn nuôi thú y tỉnh Hậu Giang thì huyện Long
Mỹ và huyện Châu Thành A là những địa phương nuôi heo khá lớn so với các
địa phương khác ở tỉnh Hậu Giang. Qui mô sản xuất mang tính đặc trưng cho
địa bàn nghiên cứu. Vì vậy, mà đề tài đã chọn 2 địa bàn này để thu thập số
liệu.
Xác định cỡ mẫu:
Ba yếu tố chủ yếu ảnh hưởng đến cỡ mẫu là:
+ Độ biến động dữ liệu: V = p(1-p) trong trường hợp bất lợi nhất thì độ
biến động của dự liệu đạt mức tối đa

V = p(1 − p) max → V ' = 1 − 2 p = 0 ⇒ p = 0,5
+ Độ tin cậy ở mức 90% nên
ứng với độ tin cậy 90% là
+ Tỉ lệ sai số (

α = 10% . Tra bảng của phân phối chuẩn

Z α = 1,645
2


ε 2)

Ta có cỡ mẫu n được xác định như sau:

n=

[ p(1 − p)] Ζ 2
ε2

α /2

với (p = 0,5)
19


[ 0,5(1 − 0,5)] *1,6452
2

(0,1)
→n=
= 68 (mẫu)
Với độ tin cậy 90% và sai số cho phép 10% thì có thể ước tính cỡ mẫu
thấp nhất là 68 mẫu. Để đảm bảo mức độ tin cậy đề tài sẽ tiến hành phỏng vấn
183 hộ chăn nuôi heo thịt tại 2 huyện Long Mỹ và Châu Thành A tỉnh Hậu
Giang.
Bảng 2.2 Cơ cấu mẫu điều tra ở địa bàn nghiên cứu
STT
Địa bàn nghiên cứu
Số hộ

Huyện Châu Thành A
102
1
Trường Long
2
2
Xã Tân Hòa
30
3
Xã Trường Long A
30
4
Xã Trường Long Tây
40
Huyện Long Mỹ
81
1
Xã Vĩnh Viễn A
4
2
Xã Vĩnh Viễn
21
3
Xã Thuận Hưng
26
4
Xã Xà Phiên
30
Tổng
183


Tỷ lệ (%)
1,09
16,39
16,39
21,86
2,19
11,48
14,21
16,39
100

Nội dung của phiếu điều tra bao gồm: thông tin chung về nông hộ (tuổi
đáp viên, trình độ học vấn, giới tính…), thông tin về chăn nuôi heo (kinh
nghiệm, qui mô…), lao động, diện tích, vốn chăn nuôi, chi phí và doanh thu,
các thông tin về lợi thuận lợi và khó khăn trong quá trình chăn nuôi.
2.2.2 Phương pháp phân tích số liệu
-Mục tiêu (1): Để phân tích thực trạng chăn nuôi heo thịt ở tỉnh Hậu
Giang, sử dụng các phương pháp phân tích sau đây:
Phương pháp thống kê mô tả:
Thống kê mô tả được sử dụng trong nghiên cứu nhằm để mô tả hiện
trạng sản xuất, nuôi heo trên địa bàn nghiên cứu về những vấn đề cơ bản: kinh
nghiệm, mật độ, số nhân khẩu, số lao động tham gia chăn nuôi heo, tuổi, trình
độ học vấn, v.v…
-Bảng thống kê: là một hình thức trình bày các tài liệu thống kê một
cách có hệ thống, hợp lí, rõ ràng, nhằm nêu lên các đặc trưng về mặt lượng
của hiện tượng nghiên cứu.
-Bảng phân phối tần số: là bảng tóm tắt dữ liệu được sắp xếp thành
từng tổ khác nhau, dựa trên tần số xuất hiện của các đối tượng trong cơ sở dữ
liệu để so sánh tỷ lệ, phản ánh số liệu.

-So sánh số tuyệt đối: là chỉ tiêu biểu hiện quy mô, khối lượng dùng để
20


đánh giá và phân tích theo một tiêu thức nào đó trong điều kiện thời gian và
không gian cụ thể.
Công thức: ∆Y = Y1 – Y0
Trong đó:

∆Y là độ tăng (giảm) tuyệt đối
Y1 là trị số kỳ phân tích
Y0 là trị số kỳ gốc

-So sánh số tương đối: là chỉ tiêu thể hiện quan hệ so sánh giữa hai chỉ
tiêu cùng loại nhưng khác nhau về thời gian hay không gian và phải được sử
dụng kết hợp với số tuyệt đối.
Công thức: ∆Y = (Y1/Y0)*100
Trong đó:

∆Y là độ tăng (giảm) tuyệt đối
Y1 là trị số kỳ phân tích
Y0 là trị số kỳ gốc

-Mục tiêu (2): Phân tích doanh thu- chi phí của nông hộ chăn nuôi heo
thịt thông qua các chi tiêu tài chính (doanh thu, chi phí, lợi nhuận, doanh thu/
chi phí, lợi nhuận/ doanh thu, lợi nhuận/ chi phí…) nhằm xác định hiệu quả
trong chăn nuôi heo thịt ở Tỉnh Hậu Giang.
-Mục tiêu (3): Phân tích hồi quy để phân tích và đánh giá sự ảnh hưởng
của các yếu tố đến năng suất và lợi nhuận của nông hộ chăn nuôi heo thịt ở địa
bàn nghiên cứu.

Nhằm phân tích và đánh giá sự ảnh hưởng của các yếu tố đầu vào đến
năng suất chăn nuôi heo của nông hộ ở tỉnh Hậu Giang ta thiết lập hàm hồi qui
đa biến có dạng như sau:

β

Y=
ui

0

+

β

X1 +

1

β

2

X2 +

β

Trong đó:
u: các sai số


β

o

: hệ số tự do

β

i

(với i=1, 2, 3..n): hệ số góc

Xi (i=1, 2, 3…): biến độc lập

21

X3 +

3

β

4

X4 +

β

X5 +


5

β

6

X6 +


Y: là năng suất của nông hộ chăn nuôi heo thịt tại tỉnh Hậu Giang (biến phụ
thuộc).
Bảng 2.3 Diễn giải các biến độc lập trong mô hình nghiên cứu các yếu tố ảnh
hưởng đến năng suất của nông hộ chăn nuôi heo thịt ở tỉnh Hậu Giang.

Tên biến
Đơn vị
Mô tả
Kỳ
hiệu
vọng
X1 Chi phí thú y
1.000đồng/con Là chi phí thuốc thú y
+
/tháng
được sử dụng trong quá
trình chăn nuôi, được tính
là tổng các loại thuốc.
X2

Lượng thức ăn

công nghiệp
(lượng TĂCN)

kg/con/tháng

X3

Kinh nghiệm

Năm

X4

Tập huấn

0= Không
1= Có

X5

X6

Là lượng thức ăn công
nghiệp bao gồm thức ăn
hỗn hợp và đậm đặc cho
heo thịt.
Số năm nuôi heo thịt của
nông hộ tính đến thời điểm
nghiên cứu.


+

+/-

Nhận giá trị 1 nếu nông hộ
có tham gia tập huấn kỹ
thuật chăn nuôi heo và
nhận giá trị 0 nếu ngược
lại.

+

Lượng thức ăn kg/con/tháng
nông nghiệp
(lượng TĂNN)

Là lượng thức ăn phụ
phẩm nông nghiệp (tấm,
cám) cho heo thịt.

+

Trình độ học
vấn

Số năm đi học của nông hộ
tính đến thời điểm nghiên
cứu.

+


Năm

Nguồn: tác giả đề xuất
Ghi chú: Dấu “+” thể hiện mối quan hệ đồng biến với biến phụ thuộc
Dấu “-” thể hiện mối quan hệ nghịch biến với biến phụ thuộc

Diễn giải dấu kì vọng:
Chi phí thú y: được kì vọng tỉ lệ thuận với năng suất của heo. Thú y
đóng vai trò quan trọng trong chăn nuôi heo, khi tiêm phòng vắc xin sẽ hạn
chế khả năng mắc bệnh, và tiêm bồi dưỡng định kỳ sẽ giúp heo khỏe mạnh,
22


tăng khả năng sinh trưởng (Trương Thị Hồng Cẩm, 2010) và (Nguyễn Thanh
Xuân,2011).
Lượng thức ăn: Trong chăn nuôi heo thịt thì thức ăn đóng vai trò quan
trọng ảnh hưởng tốc độ phát triển và tạo nạc ở heo. Lượng thức ăn trong mô
hình được kì vọng tương quan thuận với năng suất của mô hình chăn nuôi heo
thịt. Thạch Thúy Dương (2013), Lê Bảo Lâm và Phạm Văn Rạng (2011) cho
rằng chi phí thức ăn có mối tương quan cùng chiều với năng suất của chăn
nuôi của nông hộ.
Kinh nghiệm: là số năm chăn nuôi của nông hộ nuôi heo tính thời điểm
nghiên cứu. Khi số năm chăn nuôi heo của nông hộ càng cao thì nông hộ sẽ
tích lũy được nhiều kinh nghiệm cho lần chăn nuôi tiếp. Theo Nguyễn Thanh
Xuân (2011) cho rằng kinh nghiệm tỉ lệ thuận với năng suất. Một số nghiên
cứu cho rằng kinh nghiệm có mối tương quan nghịch với năng suất những
nông hộ có nhiều kinh nghiệm nhưng không tiếp thu các khoa học kĩ thuật nên
chăn nuôi kém hiệu quả (Lê Bảo Lâm và Phạm Văn Rạng, 2011). Cùng quan
điểm trên thì Nguyễn Đức Nghị (2010) cho rằng những hộ không có nhiều

kinh nghiệm trong chăn nuôi nhưng tham gia tập huấn tốt và áp dụng tiến bộ
khoa học trong chăn nuôi nên hiệu quả chăn nuôi tăng cao. Vì vậy biến kinh
nghiệm được kì vọng tương quan thuận hoặc nghịch chiều với năng suất nuôi
heo.
Tập huấn: là yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến năng suất nuôi heo, tập
huấn sẽ giúp nông hộ hiểu biết hơn về kỹ thuật chăm sóc heo đúng cách mang
tính khoa học và có thể nhận biết được triệu chứng để phòng ngừa bệnh cho
heo. Yếu tố tập huấn tương quan thuận chiều với năng suất, tập huấn sẽ làm
tăng năng suất cho hoạt động chăn nuôi (Nguyễn Thanh Xuân, 2011).
Trình độ học vấn: là số năm đến trường của chủ hộ tính đến thời điểm
nghiên cứu trình độ học vấn của chủ hộ càng cao thì càng thuận lợi cho việc
tiếp thu khoa học kỹ thuật, các lớp tập huấn làm tăng kĩ thuật chăn nuôi và khả
năng tiếp cận về thông tin chẳng hạn như xác định đúng bệnh mà đàn heo gặp
phải hay hiểu biết hơn về loại thức ăn, từ đó góp phần làm năng suất và hiệu
quả chăn nuôi, Nguyễn Thanh Xuân (2011) và Thạch Thúy Dương (2013) cho
rằng trình độ học vấn tỉ lệ thuận với năng suất của nông hộ. Nông hộ có trình
độ học vấn cao thì năng suất của nông hộ đó cũng cao.
Sử dụng hàm hồi qui đa biến để dự đoán, ước lượng giá trị của một
biến (biến phụ thuộc) theo giá trị của một hay nhiều biến khác (biến độc
lập).Mục đích của việc thiết lập phương trình hồi quy là tìm các nhân tố ảnh
hưởng đến một chỉ tiêu nào đó và chọn ra những nhân tố ảnh hưởng có ý
23


nghĩa, từ đó phát huy những nhân tố có ảnh hưởng tốt, khắc phục các nhân tố
ảnh hưởng xấu.

β

Y=


β

7

0

+

β

X1 +

1

β

2

X2 +

β

X3 +

3

β

4


X4 +

β

β

X5 +

5

6

X6 +

X7 + ui

Y: là lơi nhuận của nông hộ chăn nuôi heo thịt tại tỉnh Hậu Giang (biến phụ
thuộc).
Bảng 2.4 Diễn giải các biến độc lập trong mô hình nghiên cứu các yếu tố ảnh
hưởng đến lợi nhuận của nông hộ chăn nuôi heo thịt ở tỉnh Hậu Giang.
Ký hiệu
Tên biến
Mô tả
Kỳ vọng
X1
Chi phí thức ăn Là số tiền nông hộ bỏ ra mua thức
ăn sử dụng cho heo (thức ăn nông
nghiệp, thức ăn công nghiệp)
(đồng/kg).

X2

Kinh nghiệm

Số năm chăn nuôi heo (năm).

X3

Chi phí thú y

Là chi phí thuốc thú y được sử
dụng. Được tính là tổng các loại
thuốc (tai xanh, lở mồm long
móng, ecoli…) (đồng/kg).

-

X4

Tập huấn

Nhận giá trị 1 nếu nông hộ có
tham gia tập huấn kỹ thuật chăn
nuôi heo và nhận giá trị 0 nếu
ngược lại.

+

X5


Chi phí giống

Là tổng số tiền phải chi trả để
mua con giống (đồng/kg).

-

X6

Trình độ học
vấn
Quy mô

Là số năm đi học của nông hộ
tính thời điểm nghiên cứu (năm).
Là số heo có trong một đàn (con/
đợt).

+

X7

+/-

+/-

Nguồn: tác giả đề xuất
Ghi chú: Dấu “+” thể hiện mối quan hệ đồng biến với biến phụ thuộc
Dấu “-” thể hiện mối quan hệ nghịch biến với biến phụ thuộc


Diễn giải dấu kỳ vọng:
Chi phí thức ăn (TĂNN, TĂCN): số tiền nông hộ phải tốn khi mua
thức ăn cho heo bao gồm các loại thức ăn công nghiệp và thức ăn nông
24


nghiệp. Chi phí thức ăn được kì vọng tương quan nghịch với lợi nhuận của
nông hộ nuôi heo. Chi phí thức ăn càng giảm thì lợi nhuận của nông hộ càng
cao Đặng Thị Kim Xuyến (2011), Nguyễn Đức Nghị (2010), Nguyễn Thanh
Xuân (2011), Trương Thị Ngọc Thảo (2009), Nguyễn Quốc Nghi và cộng sự
(2011).
Kinh nghiệm: là số năm chăn nuôi của nông hộ nuôi heo tính thời điểm
nghiên cứu. Nguyễn Quốc Nghi và cộng sự (2011) đã kỳ vọng kinh nghiệm
tương quan thuận với lợi nhuận bởi vì khi số năm chăn nuôi heo của nông hộ
càng cao thì nông hộ sẽ tích lũy được nhiều kinh nghiệm cho lần chăn nuôi
tiếp, nông hộ có nhiều kinh nghiệm sẽ đoán được tình trạng ở heo chẳng hạn
như thông qua việc cho ăn heo ăn nhiều ăn ít hay heo có biểu hiện của bệnh thì
họ phát hiện kịp thời. Nguyễn Đức Nghị (2010) cho rằng những hộ không có
nhiều kinh nghiệm trong chăn nuôi nhưng tham gia tập huấn tốt và áp dụng
tiến bộ khoa học trong chăn nuôi nên hiệu quả chăn nuôi tăng cao. Vì vậy
trong bài nghiên cứu thì biến kinh nghiệm được kì vọng tương quan thuận
chiều hoặc nghịch chiều lợi nhuận.
Chi phí thú y: bao gồm chi phí tiêm chích phòng trị bệnh và bồi dưỡng
trong quá trình nuôi heo thịt. Đặng Thị Kim Xuyến (2011), Nguyễn Đức Nghị
(2010) và Phạm Thị Kim Quyên (2007), Nguyễn Quốc Nghi và cộng sự
(2011) cho rằng chi phí thú y tương quan nghịch với lợi nhuận của nông hộ
chăn nuôi heo, họ cho rằng chi phú y càng tăng thì lợi nhuận của nông hộ càng
giảm.
Tập huấn: việc tham gia các lớp tập huấn kỹ thuật chăn nuôi có ý nghĩa
quan trọng đối với hiệu quả kinh tế của hộ chăn nuôi heo (Mai Văn Nam,

2004). Yếu tố tập huấn tương quan thuận với lợi nhuận chăn nuôi, tập huấn sẽ
góp phần tăng lợi nhuận của nông hộ (Thạch Thúy Dương, 2013, Nguyễn
Thanh Xuân, 2011, Huỳnh Thị Bảo Châu, 2015, Nguyễn Quốc Nghi và cộng
sự, 2011). Khi tập huấn người chăn nuôi sẽ được các kỹ sư chăn nuôi truyền
đạt các kỹ thuật chăn nuôi, chăm sóc, các thông tin bổ ích khác góp phần làm
tăng hiệu quả chăn nuôi cho nông hộ.
Chi phí giống: được kỳ vọng nghịch chiều với lợi nhuận. Chi phí giống
càng cao thì lợi nhuận của người chăn nuôi sẽ giảm giá giống càng cao thì
người nông dân sẽ phải bỏ ra nhiều chi phí dẫn đến lợi nhuận thu được sẽ giảm
theo Nguyễn Đức Nghị (2010), Nguyễn Quốc Nghi và cộng sự (2011).
Trình độ học vấn: là số năm đến trường của chủ hộ tính đến thời điểm
nghiên cứu. Trình độ học vấn tương quan thuận với lợi nhuận của nông hộ
Nguyễn Thanh Xuân (2011), Nguyễn Quốc Nghi và cộng sự (2011), trình độ
25


×