Tải bản đầy đủ (.pdf) (82 trang)

Nghiên cứu một số đặc điểm dịch tễ, đánh giá đáp ứng miễn dịch vaccin thương phẩm phòng hội chứng rối loạn sinh sản và hô hấp (PRRS) trên đàn lợn nuôi tại tỉnh thái nguyên

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.51 MB, 82 trang )

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƢỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM

NGUYỄN VĂN THỊNH

NGHIÊN CỨU MỘT SỐ ĐẶC ĐIỂM DỊCH TỄ, ĐÁNH GIÁ
ĐÁP ỨNG MIỄN DỊCH VACXIN THƢƠNG PHẨM PHÒNG HỘI
CHỨNG RỐI LOẠN SINH SẢN VÀ HÔ HẤP (PRRS) TRÊN ĐÀN
LỢN NUÔI TẠI TỈNH THÁI NGUYÊN

LUẬN VĂN THẠC SĨ THÚ Y

THÁI NGUYÊN - 2015

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN




ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƢỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM

NGUYỄN VĂN THỊNH

NGHIÊN CỨU MỘT SỐ ĐẶC ĐIỂM DỊCH TỄ, ĐÁNH GIÁ
ĐÁP ỨNG MIỄN DỊCH VACXIN THƢƠNG PHẨM PHÒNG HỘI
CHỨNG RỐI LOẠN SINH SẢN VÀ HÔ HẤP (PRRS) TRÊN ĐÀN
LỢN NUÔI TẠI TỈNH THÁI NGUYÊN
Chuyên ngành: Thú y
Mã số: 60 64 01 01


LUẬN VĂN THẠC SĨ THÚ Y

Ngƣời hƣớng dẫn khoa học:
1. TS. Sa Đình Chiến
2. GS. TS. Nguyễn Quang Tuyên

THÁI NGUYÊN - 2015
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN




i

LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi, các số liệu
và kết quả nghiên cứu trong luận văn này là trung thực và chưa từng được ai
công bố trong bất kỳ công trình nào khác và chưa từng sử dụng để bảo vệ một
học vị nào.
Tôi xin cam đoan mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện đề tài nghiên cứu và
hoàn thành luận văn đều đã được cảm ơn, các thông tin trích dẫn chính xác và
đã được chỉ rõ nguồn gốc.
Thái Nguyên, ngày

tháng

năm 2015

TÁC GIẢ LUẬN VĂN


Nguyễn Văn Thịnh

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN




ii

LỜI CẢM ƠN
Trong suốt quá trình thực hiện đề tài và hoàn thành bản luận văn, tôi
luôn nhận được sự giúp đỡ của nhiểu tổ chức và cá nhân. Nhân dịp này tôi xin
trân trọng cảm ơn Ban giám đốc, Ban quản lý Sau đại học Đại học Thái
Nguyên, phòng Quản lý đào tạo Sau đại học, khoa Chăn nuôi Thú y, trường
Đại học Nông Lâm Thái Nguyên đã tạo điều kiện cho tôi được theo học
chương trình đào tạo thạc sỹ tại trường.
Tôi xin trân trọng cảm ơn tập thể cán bộ khoa Chăn nuôi Thú y, trường
Đại học Nông Lâm Thái Nguyên; Phòng Virus - Trung tâm Chẩn đoán Thú y
trung ương và Chi cục Thú y tỉnh Thái Nguyên đã nhiệt tình giúp đỡ, tạo điều
kiện thuận lợi nhất để tôi hoàn thành đề tài nghiên cứu.
Đặc biệt, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến các thầy hướng dẫn
khoa học là TS. Sa Đình Chiến và GS.TS. Nguyễn Quang Tuyên đã trực tiếp
hướng dẫn, giúp đỡ tôi trong suốt quá trình thực hiện đề tài và hoàn thành
luận văn.
Tôi luôn biết ơn gia đình, bạn bè và các học viên cao học động viên và
giúp đỡ tôi hoàn thành luận án này.
Tôi xin chân thành cảm ơn./.
Thái Nguyên, tháng

năm 2015


HỌC VIÊN

Nguyễn Văn Thịnh

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN




iii

MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN ........................................................................................................... i
LỜI CẢM ƠN ................................................................................................................ ii
MỤC LỤC .....................................................................................................................iii
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT VÀ KÝ HIỆU .................................................. vi
DANH MỤC CÁC BẢNG .......................................................................................... vi
DANH MỤC CÁC HÌNH ..........................................................................................vii
MỞ ĐẦU........................................................................................................................ 1
1. Tính cấp thiết của đề tài............................................................................................. 1
2. Mục tiêu của đề tài ..................................................................................................... 2
3. Ý nghĩa khoa học và thực tế...................................................................................... 2
Chƣơng 1. TỔNG QUAN TÀI LIỆU ...................................................................... 3
1.1. Tình hình Hội chứng rối loạn hô hấp và sinh sản ở lợn ...................................... 3
1.1.1. Tên bệnh ........................................................................................... 3
1.1.2. Tình hình bệnh Tai xanh trên thế giới.............................................. 3
1.1.3. Tình hình bệnh Tai xanh tại Việt Nam ............................................ 4
1.2. Bệnh nguyên............................................................................................................ 7
1.2.1. Hình thái, cấu tạo ............................................................................. 7

1.2.2. Phân loại ......................................................................................... 10
1.2.3. Sức đề kháng của virus .................................................................. 11
1.2.4. Đặc tính nuôi cấy virus trong môi trường tế bào ........................... 12
1.3. Dịch tễ học............................................................................................................. 12
1.3.1. Loài vật và lứa tuổi mắc bệnh ........................................................ 12
1.3.2. Chất chứa mầm bệnh ...................................................................... 13
1.3.3. Đường truyền lây ........................................................................... 14
1.4. Cơ chế sinh bệnh................................................................................................... 16
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN




iv

1.5. Triệu chứng, bệnh tích ............................................................................. 17
1.5.1. Triệu chứng ................................................................................... 17
1.5.2. Bệnh tích........................................................................................ 18
1.6. Chẩn đoán ................................................................................................. 18
1.6.1. Chẩn đoán lâm sàng ...................................................................... 19
1.6.2. Chẩn đoán trong phòng thí nghiệm ............................................... 19
1.7. Đáp ứng miễn dịch của vật chủ chống lại PRRS ..................................... 20
1.7.1. Miễn dịch dịch thể ......................................................................... 20
1.7.2. Miễn dịch qua trung gian tế bào .................................................... 22
1.8. Phòng và điều trị bệnh.............................................................................. 23
1.8.1. Vệ sinh phòng bệnh ....................................................................... 23
1.8.2. Phòng bệnh bằng vaccin ................................................................ 23
1.9. Vaccin phòng, chống Hội chứng rối loạn hô hấp và sinh sản ở lợn ........ 24
Chƣơng 2. NỘI DUNG VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ................ 28
2.1. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ............................................................ 28

2.1.1. Đối tượng, vật liệu nghiên cứu ...................................................... 28
2.1.2. Phạm vi nghiên cứu ....................................................................... 28
2.2. Nội dung nghiên cứu ................................................................................ 28
2.2.1. Điều tra một số đặc điểm dịch tễ bệnh Tai xanh ở lợn nuôi
tại tỉnh Thái Nguyên từ năm 2008-2013 ................................................. 28
2.2.2. Xác định khả năng đáp ứng miễn dịch và độ dài miễn dịch
của vaccin phòng bệnh Tai xanh ............................................................ 29
2.3. Phương pháp nghiên cứu .......................................................................... 29
2.3.1. Phương pháp nghiên cứu dịch tễ học ............................................ 29
2.3.2. Phương pháp xử lý số liệu ............................................................. 36
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN




v

Chƣơng 3. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN ................................................... 39
3.1. Tỷ lệ lợn mắc bệnh Tai xanh và chết tại Thái Nguyên từ năm 2010-2013 ....... 39
3.2. Tỷ lệ lợn mắc bệnh Tai xanh và chết ở các loại lợn ................................ 41
3.3. Tỷ lệ lợn mắc bệnh Tai xanh theo hình thức chăn nuôi........................... 44
3.4. Tỷ lệ lợn nái mắc bệnh Tai xanh tại các địa phương ............................... 46
3.5. Tỷ lệ lợn mắc bệnh Tai xanh theo mùa vụ ............................................... 47
3.6. Kết quả xác định nguy cơ lợn mắc bệnh Tai xanh và chết ...................... 49
3.6.1. Kết quả xác định nguy cơ mắc bệnh Tai xanh ở các loại lợn ....... 49
3.6.2. Kết quả xác định nguy cơ lợn chết do mắc bệnh Tai xanh ........... 50
3.7. Kết quả xác định tỷ lệ lưu hành kháng thể PRRS .................................... 51
3.8. Kết quả xác định chỉ tiêu sinh lý, biểu hiện lâm sàng của lợn trước
và sau khi tiêm vaccin ..................................................................................... 53
3.8.1. Kết quả xác định một số chỉ tiêu sinh lý của lợn trước và sau

khi tiêm vaccin ........................................................................................ 53
3.8.2. Kết quả xác định biểu hiện lâm sàng của lợn trước và sau
khi tiêm phòng vaccin ............................................................................. 54
3.9. Kết quả xác định hiệu giá kháng thể của lợn sau khi tiêm vaccin ........... 55
3.9.1. Kết quả xác định hiệu giá kháng thể của lợn sau khi tiêm
vaccin 1 tháng .......................................................................................... 55
3.9.2. Kết quả xác định hiệu giá kháng thể của lợn sau khi tiêm
vaccin được 3 tháng................................................................................ 57
3.9.3. Kết quả xác định hiệu giá kháng thể của lợn sau khi tiêm
vaccin được 4 tháng................................................................................. 58
3.10. Kết quả theo dõi các mô hình................................................................. 59
TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................ 62
HÌNH ẢNH MINH HỌA .............................................................................. 70

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN




vi

DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT VÀ KÝ HIỆU

ADN

:

Acid Deoxyribonucleic

AEC


:

3 - Amino - 9 - ethylcarbazole

Cs

:

Cộng sự

ELISA

:

Enzyme - linked Immuno sorbant assay

IPMA

:

Immuno Peroxidase Monolayer Assay

MARC-145

:

Tế bào thận khỉ xanh Châu Phi

mARN


:

Messenger Acide RiboNucleotide

MEM

:

Modified Eagles medium

OIE

:

Tổ chức Thú y thế giới

PAM

:

Porcine alveolar macrophages

PBS

:

Phosphat buffer solution

PCR


:

Polymerase Chain Reaction

PRRS

:

Porcine Reproductive and Respiratory Syndrome

PRRSV

:

Porcine Reproductive and Respiratory Syndrome Virus

RR

:

Relative Risk

TCID50

:

50 % tissue culture infective dose

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN





vii

DANH MỤC BẢNG
Bảng 3.1.

Tỷ lệ lợn mắc bệnh Tai xanh và chết tại Thái Nguyên từ
năm 2010-2013 ........................................................................... 39

Bảng 3.2.

Tỷ lệ lợn mắc bệnh Tai xanh và chết ở các loại lợn .................. 41

Bảng 3.3.

Tỷ lệ lợn mắc bệnh Tai xanh theo hình thức chăn nuôi ............. 44

Bảng 3.4.

Tỷ lệ lợn nái mắc bệnh Tai xanh tại các địa phương ................. 46

Bảng 3.5.

Tỷ lệ lợn mắc bệnh Tai xanh theo mùa vụ ................................. 47

Bảng 3.6.


Nguy cơ mắc bệnh Tai xanh ở các loại lợn ................................ 49

Bảng 3.7.

Nguy cơ lợn chết do mắc bệnh Tai xanh ở các loại lợn ............. 50

Bảng 3.8.

Tỷ lệ lưu hành kháng thể PRRS trên đàn lợn tại Thái Nguyên.......... 51

Bảng 3.9.

Chỉ tiêu sinh lý của lợn trước và sau khi tiêm vaccin ................ 53

Bảng 3.10. Biểu hiện lâm sàng của lợn trước và sau khi tiêm vaccin .......... 54
Bảng 3.11. Hiệu giá kháng thể của lợn sau khi tiêm vaccin 1 tháng ............ 56
Bảng 3.12. Hiệu giá kháng thể của lợn sau khi tiêm vaccin 3 tháng ............ 57
Bảng 3.13. Hiệu giá kháng thể của lợn sau khi tiêm vaccin 4 tháng ............ 59
Bảng 3.14. Kết quả theo dõi đàn lợn nuôi tại các mô hình .......................... 64

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN




viii

DANH MỤC CÁC HÌNH
Hình 3.1:


Biểu đồ tỷ lệ lợn mắc bệnh Tai xanh và chết tại Thái Nguyên
từ năm 2010-2013.................................................................................. 41

Hình 3.2:

Biểu đồ Lợn mắc bệnh Tai xanh và chết ở các loại lợn trên
địa bàn tỉnh Thái Nguyên............................................................ 43

Hình 3.3:

Biểu đồ tỷ lệ lợn mắc bệnh Tai xanh theo hình thức chăn nuôi........ 45

Hình 3.4:

Tỷ lệ lợn nái mắc bệnh Tai xanh tại các địa phương .................. 47

Hình 3.5:

Tỷ lệ lợn mắc bệnh Tai xanh theo mùa vụ ................................. 48

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN




1

MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Hội chứng rối loạn hô hấp và sinh sản ở lợn (PRRS) hay còn gọi là

“Bệnh Tai xanh ở lợn” là bệnh truyền nhiễm nguy hiểm do virus thuộc họ
Arteriviride gây nên. Bệnh gây suy giảm hệ thống miễn dịch của lợn, tạo điều
kiện cho các vi khuẩn, virus khác xâm nhập gây bệnh kế phát. Lợn mắc bệnh
khó điều trị với tỷ lệ chết cao.
Ở nước ta, bệnh xuất hiện vào những năm cuối thập kỷ 90 của thế kỷ
XX, bùng phát và gây ra thành dịch lớn từ năm 2007 ở hầu hết các tỉnh, thành
trong cả nước.
Tại Thái Nguyên, dịch xuất hiện gây hại từ năm 2008 đến năm 2013
đã có 56/181 xã, phường, thị trấn có dịch Tai xanh ở lợn. Số lợn chết và tiêu
hủy do mắc bệnh là 5.431 con gây thiệt hại nhiều tỷ đồng cho Nhà nước
cũng như nhân dân.
Là bệnh truyền nhiễm cấp tính xảy ra ở mọi lứa tuổi của lợn, chúng lây
lan nhanh, làm suy giảm hệ thống miễn dịch của lợn. Bệnh gây chết nhiều
lợn, làm tổn thất lớn về kinh tế cho người chăn nuôi. Mầm bệnh thường
xuyên có trong tự nhiên và động vật, đặc biệt là ở lợn, khi gặp điều kiện thuận
lợi chúng bùng phát thành dịch.
Đây là bệnh mới, nên việc ứng dụng và đánh giá khả năng đáp ứng
miễn dịch của các loại vaccin phòng bệnh Tai xanh trên địa bàn tỉnh vẫn chưa
được thực hiện trong thời gian qua.
Xuất phát từ tình hình thực tế, để có các giải pháp mang tính khoa học và
công nghệ nhằm phòng, khống chế bệnh Tai xanh một cách có hiệu quả, chúng
tôi tiến hành thực hiện đề tài: "Nghiên cứu một số đặc điểm dịch tễ, đánh giá
đáp ứng miễn dịch vaccin thương phẩm phòng Hội chứng rối loạn sinh sản
và hô hấp (PRRS) trên đàn lợn nuôi tại tỉnh Thái Nguyên".
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN




2


2. Mục tiêu của đề tài
- Nghiên cứu một số đặc điểm dịch tễ bệnh Tai xanh ở lợn nuôi tại tỉnh
Thái Nguyên;
- Đánh giá được khả năng đáp ứng miễn dịch của một số loại vaccin
phòng bệnh Tai xanh ở lợn nuôi tại tỉnh Thái Nguyên.
3. Ý nghĩa khoa học và thực tế
- Ý nghĩa khoa học: Kết quả của đề tài là những thông tin khoa học về
một số đặc điểm dịch tễ và khả năng đáp ứng miễn dịch của một số loại
vaccin phòng bệnh Tai xanh ở lợn nuôi tại Thái Nguyên.
- Ý nghĩa thực tiễn: Đề xuất được biện pháp phòng, chống bệnh Tai xanh
có hiệu quả, qua đó hạn chế những thiệt hại do dịch bệnh Tai xanh gây ra.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN




3

Chƣơng 1
TỔNG QUAN TÀI LIỆU
1.1. Tình hình Hội chứng rối loạn hô hấp và sinh sản ở lợn
1.1.1. Tên bệnh
Hội chứng rối loạn hô hấp và sinh sản ở lợn là một bệnh truyền nhiễm
nguy hiểm đối với lợn, do virus gây ra. Bệnh lây lan nhanh với các biểu hiện
đặc trưng viêm đường hô hấp rất nặng như: Sốt, ho, thở khó và ở lợn nái là
các rối loạn sinh sản như: sẩy thai, thai chết lưu, lợn sơ sinh chết yểu.
Bệnh được ghi nhận lần đầu tiên tại Hà Lan năm 1986 và sau đó ở Mỹ,
tại vùng Bắc của bang California, bang Iowa và bang Minnesota vào khoảng

năm 1987. Thời gian đầu do chưa xác định được nguyên nhân và chưa có
những hiểu biết rõ ràng về bệnh nên các triệu chứng lâm sàng và bệnh tích đã
được sử dụng để đặt tên cho bệnh với những tên gọi khác nhau như sau:
- Hội chứng hô hấp và vô sinh của lợn (SIRS);
- Bệnh bí hiểm ở lợn (MDS) như ở châu Mỹ;
- Hội chứng hô hấp và sảy thai ở lợn (PEARS);
- Bệnh Tai xanh như ở châu Âu.
Năm 1992, Hội nghị Quốc tế về Hội chứng này được tổ chức tại Minesota
(Mỹ), Tổ chức Thú y thế giới (OIE) đã thống nhất tên gọi là Hội chứng rối
loạn hô hấp và sinh sản ở lợn viết tắt là PRRS.
1.1.2. Tình hình bệnh Tai xanh trên thế giới
Bệnh được phát hiện lần đầu tiên ở Hà Lan năm 1986 và sau đó tại Hoa
Kỳ năm 1987 (Keffaber, 1989) [42]; (Loula, 1991) [44]. Bệnh có tốc độ lây
lan nhanh, đã có hơn 3.000 ổ dịch được ghi nhận tại CHLB Đức vào năm
1992. Sau đó, Hội chứng tương tự cũng đã xuất hiện ở nhiều nước có chăn
nuôi lợn ở quy mô công nghiệp như Canada (1987); các nước vùng châu Âu:
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN




4

Hà Lan, Tây Ban Nha, Bỉ, Anh, Pháp năm 1991 (Baron và cs, 1992) [33] và
Đan Mạch, Hà Lan năm 1992. Tại Châu Á, năm 1988 bệnh xuất hiện tại Nhật
Bản (Hirose và cs, 1995) [40], 1991 tại Đài Loan (Chang và cs, 1993) [36].
Chỉ tính từ năm 2005 trở lại đây, 25 nước và vùng lãnh thổ thuộc tất cả các
châu lục trên Thế giới đều có dịch Tai xanh lưu hành (trừ châu Úc và Newzeland).
Tại Hồng Kông và Đài Loan đã xác định có cả hai chủng Châu Âu và
Bắc Mỹ cùng lưu hành; dịch Tai xanh cũng được thông báo ở Thái Lan từ các

năm 2000 - 2007.
Từ tháng 6/2006, đàn lợn tại các trại chăn nuôi vừa và nhỏ ở Trung
Quốc đã bị ảnh hưởng nghiêm trọng bởi: “Hội chứng sốt cao ở lợn”, với biểu
hiện sốt cao và tỉ lệ tử vong cao (50%) trong vòng 5-7 ngày kể từ khi xuất
hiện triệu chứng lâm sàng bệnh. Hội chứng thấy ở lợn các lứa tuổi nhưng ở
lợn con bệnh nặng hơn (Kegong Tian và cs, 2007) [43].
Tháng 7/2007, Philippines là nước thứ 3 (sau Trung Quốc và Việt
Nam) báo cáo có dịch Tai xanh do chủng virus độc lực cao gây ra. Tiếp theo,
vào tháng 9/2007, Nga cũng đã báo cáo có dịch bệnh Tai xanh do chủng virus
độc lực cao này gây ra. Hiện nay, Hội chứng rối loạn hô hấp và sinh sản dạng
cổ điển đã trở thành dịch địa phương ở nhiều nước trên thế giới, kể cả các
nước có ngành chăn nuôi lợn phát triển như Mỹ, Hà Lan, Anh … và đã gây ra
những tổn thất rất lớn về kinh tế cho người chăn nuôi. Riêng bệnh Tai xanh
thể độc lực cao xuất hiện lần đầu vào năm 2006 tại Trung Quốc và đã lây lan
sang các nước xung quanh (Nguyễn Tiến Dũng, 2011) [6].
1.1.3. Tình hình bệnh Tai xanh tại Việt Nam
Virus PRRS (PRRSV) dạng cổ điển đã xuất hiện và lưu hành tại nước
ta năm 1997, trên đàn lợn nhập từ Mỹ vào các tỉnh phía Nam, 10 trong số 51
con có huyết thanh dương tính với PRRSV và cả đàn được tiêu hủy ngay. Tuy
nhiên, theo điều tra ở một số địa bàn thuộc thành phố Hồ Chí Minh và các
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN




5

tỉnh lân cận cho thấy 25% mẫu huyết thanh lợn có kháng thể virus PRRS
(596/2308 mẫu) và 5/15 trại (chiếm 33%) nhiễm PRRS (Nguyễn Lương Hiền
và cs, 2001) [11]. Một nghiên cứu khác cũng cho thấy tỷ lệ nhiễm ở một trại

chăn nuôi công nghiệp tại TP. Hồ Chí Minh là 5,97% (Trần Thị Bích Liên và
Trần Thị Dân, 2003) [15]. Năm 2003, tỷ lệ nhiễm virus PRRS trên lợn nuôi
tập trung ở Cần Thơ là 66,86% (La Tấn Cường, 2005) [5].
Năm 2007: Dịch Tai xanh thể độc lực cao xuất hiện tại 405 xã, thuộc
75 huyện của 21 tỉnh, thành phố. Tổng số gia súc mắc bệnh là 88.945 con, số
chết và phải tiêu hủy là 19.217 con, cụ thể:
Đợt dịch thứ nhất: Ngày 12/3/2007, lần đầu tiên dịch Tai xanh xuất
hiện tại nước ta trên đàn lợn tại Hải Dương. Do việc buôn bán, vận chuyển
lợn không được kiểm soát triệt để nên dịch đã lây lan nhanh. Sau đó, dịch đã
lây lan nhanh và phát triển mạnh tại 146 xã, phường thuộc 25 huyện, thị xã
của 9 tỉnh là: Hải Dương, Hưng Yên, Quảng Ninh, Thái Bình, Bắc Ninh, Bắc
Giang, Bắc Kạn, Nam Định và Hải Phòng. Số lợn mắc bệnh là 31.928 con, số
lợn chết và xử lý là 7.464 con.
Đợt dịch thứ 2: Ngày 25/6/2007, dịch bắt đầu xuất hiện tại tỉnh Quảng
Nam và đã lây lan ra diện rộng. Trong đợt dịch này, dịch đã lây lan ra 178 xã,
phường của 40 huyện, thị xã thuộc 14 tỉnh, thành phố là: Cà Mau, Long An,
Bà Rịa - Vũng Tàu, Khánh Hoà, Bình Định, Quảng Ngãi, Quảng Nam, Đà
Nẵng, Thừa Thiên Huế, Quảng Trị, Lạng Sơn, Hà Nội, Thái Bình, Hải
Dương. Tổng số lợn ốm là 57.0177 con, số chết và xử lý là 11.753 con.
Năm 2008: Ngày 20/3/2008, dịch xuất hiện ở nhiều xã thuộc tỉnh Hà
Tĩnh và Thanh Hóa. Sau đó dịch đã xuất hiện ở 949 xã, phường của 99 huyện,
thị xã thuộc 28 tỉnh là: Bạc Liêu, Lâm Đồng, Quảng Nam, Thừa Thiên Huế,
Hà Tĩnh, Nghệ An, Thanh Hoá, Ninh Bình, Nam Định, Thái Bình, Thái
Nguyên… Tổng số lợn mắc bệnh là 298.095 con, số chết và phải tiêu huỷ là
286.351 con.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN





6

Năm 2009: Từ đầu năm 2009, dịch xảy ra ở 49 xã thuộc 14 huyện của 8
tỉnh, thành phố: Hưng Yên, Quảng Ninh, Bắc Giang, Quảng Nam, Gia Lai,
Bạc Liêu, Bà Rịa - Vũng Tàu và Đắk Lắk với 5.044 lợn mắc bệnh và 4.363
lợn buộc phải tiêu huỷ.
Năm 2010: Đợt dịch thứ nhất/2010 (tại miền Bắc): Dịch lợn Tai xanh
đã xảy ra từ ngày 23/3/2010 tại Hải Dương. Tính đến hết tháng 6/2010, toàn
quốc ghi nhận các ổ dịch tại 461 xã, phường thuộc 71 quận, huyện thuộc 16
tỉnh, thành phố: Hải Dương, Hưng Yên, Hải Phòng, Thái Bình, Bắc Ninh, Bắc
Giang, Thái Nguyên, Lạng Sơn, Hà Nội, Nam Định, Hà Nam, Nghệ An,
Quảng Ninh, Hòa Bình, Cao Bằng, Sơn La. Tổng số lợn mắc bệnh là 146.051
con trong đó số tiêu hủy là 65.911 con. Đợt dịch thứ 2/2010 (tại miền Nam):
theo kết quả điều tra, đợt dịch này bắt đầu từ ngày 11/6/2010 tại Sóc Trăng.
Trong đợt dịch này dịch xảy ra tại 42.080 hộ chăn nuôi của 1.517 xã, phường,
thị trấn thuộc 215 quận huyện của 36 tỉnh, thành phố: Sóc Trăng, Quảng Trị,
Tiền Giang, Lào Cai, Long An, Bình Dương, Bạc Liêu, Quảng Nam, Đồng
Nai, Bình Phước, Đà Nẵng, Vĩnh Long, Khánh Hòa, Đắk Lắk, Hậu Giang, Bà
Rịa-Vùng Tàu, Lâm Đồng, Tây Ninh, Đồng Tháp, An Giang, Cần Thơ, Kiên
Giang, Bến Tre, Cà Mau, KonTum, Đắc Nông, Gia Lai, Trà Vinh, Bình
Thuận, Quảng Ninh, Ninh Thuận, Phú Yên, Sơn La, Nam Định, Thanh Hóa,
Hà Tĩnh. Tổng số lợn trong đàn mắc bệnh là 968.115 con, trong đó, số mắc
bệnh là 666.896 con, số chết, tiêu hủy là 372.788 con.
Năm 2011- Đợt 1: Dịch xảy ra từ đầu năm đến ngày 10/6/2011 tại 127
xã, phường, thị trấn của 20 quận, huyện thuộc 7 tỉnh là Bắc Ninh, Hải Dương,
Thái Bình, Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Trị và Bình Dương. Tổng số lợn mắc
bệnh là 14.759 con trong đó có 1.468 con lợn nái, 5.346 con lợn thịt và 7.665
con lợn con; tổng số lợn phải tiêu hủy là 14.158.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN





7

Năm 2011 - Đợt 2: Dịch xảy ra từ ngày 30/8/2011 tại tỉnh Tây Ninh,
đến hết năm 2011 toàn quốc ghi nhận các ổ dịch Tai xanh tại 137 xã, phường,
thị trấn của 29 quận, huyện thuộc 8 tỉnh là Tây Ninh, Long An, Tiền Giang,
Sóc Trăng, Quảng Nam, Cần Thơ, Khánh Hòa và Hà Nội. Tổng số lợn mắc
bệnh là 27.558 con; tổng số lợn phải tiêu hủy là 12.361 con.
Năm 2012: Dịch lợn Tai xanh đã xảy ra từ ngày 11/01/2012 tại tỉnh Lào
Cai, toàn quốc ghi nhận các ổ dịch Tai xanh tại 353 xã, phường, thị trấn của 74
quận, huyện thuộc 23 tỉnh là Bắc Cạn, Bạc Liêu, Bắc Ninh, Bình Dương, Cao
Bằng, Đắk Lắk, Điện Biên, Đồng Nai, Hoà Bình, Khánh Hòa, Phú Yên, Lai
Châu, Lạng Sơn, Lào Cai, Long An, Nam Định, Nghệ An, Phú Thọ, Quảng
Nam, Quảng Ninh, Tuyên Quang, Thái Bình và Yên Bái. Tổng số lợn mắc bệnh
là 77.482, tổng số chết là 13.290 con, tổng số lợn phải tiêu hủy là 44.962 con.
Qua giám sát diễn biến của từng ổ dịch theo từng tháng của năm, có thể thấy
rằng dịch bắt đầu xuất hiện lẻ tẻ vào đầu tháng 1 đến cuối tháng 3, sau đó phát
triển lây lan trên diện rộng trong giai đoạn tháng 4 đến cuối tháng 7.
Như vậy, hiện nay tại Việt Nam cùng tồn tại 2 dạng bệnh Tai xanh là
dạng thể độc lực cao và dạng cổ điển. Điều này gây ra rất nhiều khó khăn
trong việc chẩn đoán phân biệt và áp dụng các biện pháp phòng, chống bệnh
Tai xanh cho đàn lợn nuôi tại các địa phương.
1.2. Bệnh nguyên
1.2.1. Hình thái, cấu tạo
* Cấu trúc virus
Virus gây Hội chứng rối loạn hô hấp và sinh sản ở lợn thuộc họ
Arteriviridae, giống Nidovirales, chứa duy nhất hệ gen ARN sợi đơn dương.
Dưới kính hiển vi điện tử PRRSV là loại có vỏ bọc, hình cầu, gồm 20 mặt

đối xứng, đường kính hạt virion của virus vào khoảng 45 - 55 nm, thậm chí lên
đến 80 nm. Nhân nucleocapsid có kích thước từ 25 - 35 nm, trên bề mặt có gai
nhô ra rõ, có vỏ là lipit (William T.Christianson và Han Soo Joo, 2001) [31].
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN




8

Virus gây bệnh Tai xanh là ARN virus với bộ gen là một phân tử ARN
sợi đơn dương, có những đặc điểm chung của nhóm Arterivirus. Sợi ARN này
có kích thước khoảng 15 kilobase, có chín ORF (open reading frame) mã hoá
cho chín protein cấu trúc. Tuy nhiên, có sáu phân tử protein chính có khả năng
trung hoà kháng thể bao gồm bốn phân tử glycoprotein, một phân tử protein
xuyên màng (M) và một protein nucleocapsid (N) (Tô Long Thành, 2007) [22].
Nguyễn Bá Hiên và cs (2013) [10] cho biết, sợi đơn ARN của virus bao
gồm một bộ gen có khoảng 15 kb, mã hóa 9 ORFs. Bộ gen PRRSV bao gồm
hai gen polymerase là ORF1a và ORF1b và bẩy gen cấu trúc là ORF2a, 2b, 3,
4, 5, 6 và 7. ORF1a và ORF1b cấu thành khoảng 75% bộ gen của virus và
được đặc trưng bởi một quá trình khung ribosome chuyển dịch thành một
polyprotein lớn mà sự phân tách làm phát sinh các protein không cấu trúc
(NSP) bao gồm cả ARN phụ thuộc polymerase. Các khung đọc mở ORF2a, 3,
4 và 5 tất cả mã hóa cho các protein glycosyl hóa là GP2a, GP3, GP4, GP5
tương ứng. Các ORF2b mới được định nghĩa mã hóa các protein nhỏ nhất của
các hạt virus được chỉ định GP2b. ORF7 mã hóa các protein nuclocapsid
không glycosyl hóa (N).
PRRSV không có khả năng ngưng kết hồng cầu của lợn, dê, cừu, thỏ,
chuột lang, vịt, gà và nhóm máu O của người. Bộ gen của virus là chuỗi
dương ARN có kích thước từ 13- 15kb. Sợi ARN của virus có đầu 5’ và đầu

3’. Gen ARN polymeraza chiếm khoảng 75% đầu 5’ của bộ gen. Gen này mã
hoá cho các protein cấu trúc của virus nằm ở đầu 3’.
Hạt virus bao gồm protein nucleocapsid (N) có khối lượng phân tử
1.200bp, protein màng (M) không có đường hình cầu với khối lượng phân tử
16.000bp, protein peplomer N - glycosylate (GS) có khối lượng phân tử
25.000bp và protein GL có khối lượng phân tử 42.000. Acid Nucleic: Sự nhân
lên của virus không bị ảnh hưởng khi dùng hợp chất ức chế tổng hợp ADN là
5-bromo-2-deoxyuridin, 5-iodo-2-deoxyuridin và mitomycin C chứng tỏ axit
nucleic đó là ARN. Sợi ARN này có kích thước khoảng 15kb.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN




9

Cấu trúc hệ gen của PRRSV bao gồm 7 khung đọc mở (ORF), gồm:
ORF1, ORF2, ORF3, ORF4, ORF5, ORF6 và ORF7.
Bảng 1.1: Protein cấu trúc của PRRSV
Protein

KL phân tử

Gen mã hóa

Vai trò

GP 3

45 KD


ORF 3

Quan trọng trong miễn dịch

GP 4

31 KD

ORF 4

GP 2

29 KD

ORF 2

GP 5

25 KD

ORF 5

Bám dính tế bào đa dạng nhất

M

19 KD

ORF 6


Có tính bảo tồn cao nhất

N

19 KD

ORF 7

Tính kháng nguyên cao nhất

Trong đó, ORF1 được chia làm hai phần bao gồm ORF1a và ORF1b,
chiếm tới khoảng 80% tổng số độ dài hệ gen của virus, chịu trách nhiệm mã
hoá ARN thông tin tổng hợp các enzym ARN polymerase của virus. ORF2,
ORF3, ORF4, ORF5, ORF6 và ORF7 là các phần gen tạo nên khung đọc mở
mã hoá các protein tương ứng, đó là GP2 (glycoprotein 2), GP3, GP4, GP5
(hay còn gọi là glycoprotein vỏ (E, envelope), protein màng M (membrane
protein) và protein cấu trúc nucleocapsid N. Các protein được glycosyl hóa (là
hiện tượng gắn thêm hydrat cacbon vào một vị trí axit amin xác định) là: GP2,
GP3, GP4, GP5 và các protein không được glycosyl hóa là M và N.
Các nghiên cứu đã dựa vào phân tích trình tự axit amin của virus chủng
2332 và chủng Lelystad cho thấy rằng các virus này đang tiến hóa do đột biến
ngẫu nhiên và tái tổ hợp trong gen.
Những nghiên cứu của Benfield, Wensvoort và cs (1992) [34] cho thấy
các chủng virus thuộc dòng Châu Âu tương tự nhau về cấu trúc kháng nguyên
nhưng chúng có những sai khác nhất định so với chủng virus của Châu Mỹ.
Tương tự, dòng virus Châu Mỹ cũng có sự tương đồng nhau về cấu trúc
kháng nguyên.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN





10

Trong các tế bào bị nhiễm virus PRRS, virus sinh ra 6 ARNm. Tất cả 6
ARNm có trình tự sắp xếp chung ở đầu 5' của hệ gen ARN và tất cả chúng
đều có đuôi 3' polyA. Meulenberg và cs (1993) [47] dựa trên cấu trúc chuỗi
nucleotit, tổ chức hệ gen, cũng như cách nhân lên của virus đã xếp chúng vào
nhóm virus động mạch (Arteri virus).
1.2.2. Phân loại
Dựa vào phân tích cấu trúc gen người ta đã xác định được hai nhóm virus.
Hiện nay có 2 kiểu gen PRRS chính, được công nhận là:
Nhóm I gồm: Các virus thuộc chủng Châu Âu (gọi là virus Lelystad)
gồm nhiều phân nhóm đã được xác định. Nhóm virus này được Wensvoort và
cs (1991) [53] thuộc Viện Thú y Trung ương - Lelystad - Hà Lan phân lập
được trên tế bào đại thực bào phế nang của lợn và đặt tên là virus Lelystad-LV.
Nhóm II gồm: Các virus thuộc dòng Bắc Mỹ với tên gọi là VR-2332;
nhóm này được Collins và cs (1992) [38] phân lập được ở lợn tại Mỹ vào năm
1992. Về mặt di truyền và tính kháng nguyên, hai nhóm virus này hoàn toàn
khác nhau. Sự khác nhau về cấu trúc chuỗi nucleotide của virus thuộc hai
chủng Châu Âu và Bắc Mỹ là khoảng 40% (Han và cs, 2006) [40], do đó có
ảnh hưởng đến đáp ứng miễn dịch bảo hộ chéo giữa 2 chủng này.
Qua nghiên cứu giải mã gen của virus tại Mỹ và Trung Quốc cho thấy các
chủng PRRSV tại Việt Nam có mức tương đồng về amino acid từ 99 đến 99,7%
so với chủng virus gây bệnh thể độc lực cao ở Trung Quốc và đều bị mất 30 axit
amin. Điều này cho thấy các chủng PRRSV ở nước ta hiện nay thuộc dòng Bắc
Mỹ, có độc lực cao giống chủng ở Trung Quốc (Cục thú y, 2008) [4].
Nhiều nghiên cứu của các tác giả trong nước từ năm 2009 đến nay đã
nhận định PRRSV tại Việt Nam hiện nay được xác định thuộc chủng Bắc Mỹ

dòng Trung Quốc (Lê Thanh Hòa và cs, 2009 [13]; Nguyễn Văn Cảm và cs,
2011 [2]; Cao Văn Thật và cs, 2012 [27]; Lý Thị Liên Khai và Võ Thị Cẩm
Giàng, 2012 [14]).
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN




11

Dựa vào những kết quả nghiên cứu tổn thương đại thể và vi thể của tổ
chức phổi ở lợn mắc bệnh, người ta chia ra hai nhóm virus:
Dạng cổ điển: Có độc lực thấp, ở dạng này khi lợn mắc bệnh thì các triệu
chứng bệnh không rõ ràng, có tỷ lệ chết thấp, chỉ từ 1 - 5% trong tổng đàn.
Bảng 1.2: Sự tƣơng đồng về nucleotide của các chủng PRRS
khi so sánh với chủng Bắc Mỹ VR2332
Chủng

Nƣớc phát hiện

Tỷ lệ % tƣơng đồng

VR2332

Hoa Kỳ

100

Taiwan


Đài Loan

97

807/94

Canada

92

Olot

Tây Ban Nha

66

110

Hà Lan

66

Dạng biến thể độc lực cao: Gây nhiễm và chết nhanh, nhiều lợn
(Kegong Tian và Yu, 2007)[44]; (Tô Long Thành và Nguyễn Văn Long,
2008)[23]. Dạng biến thể độc lực cao thuộc kiểu gen nhóm 2 (Bắc Mỹ).
1.2.3. Sức đề kháng của virus
Virus gây bệnh Tai xanh có thể tồn tại một năm ở nhiệt độ lạnh từ -20 đến 700C; trong điều kiện 40C virus có thể sống một tháng; nhiệt độ cao virus đề
kháng kém ở 370C chịu được 48 giờ, còn ở 560C bị chết sau một giờ. Virus thích
hợp ở pH 5 - 7. Với các chất sát trùng thông thường và môi trường có pH axit,
virus dễ dàng bị tiêu diệt. Dưới tác động của ánh nắng mặt trời hoặc tia tử ngoại

virus bị vô hoạt một cách nhanh chóng (Tô Long Thành, 2007) [22].
Tính gây nhiễm của PRRSV bị ảnh hưởng bởi pH, PRRSV chịu đựng
được pH trong khoảng 6,5 - 7,5, khả năng gây nhiễm của PRRSV bị bất hoạt
nhanh chóng ở pH < 6 và pH > 7 (Benfield và cs, 1992)[34] (Bùi Quang Anh
và cs, 2008)[1].
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN




12

Trong thịt đông lạnh ở 40C PRRSV tồn tại tới 48 giờ. PRRSV bất hoạt
nhanh chóng trong điều kiện khô hạn ở môi trường bên ngoài, nhưng tồn tại
được 9 ngày trong nước giếng, 11 ngày trong nước máy (Trần Thị Bích Liên,
2008) [15].
Trong mẫu huyết thanh giữ ở 250C, thì vẫn phân lập được virus từ
47%, 14%, 7% mẫu huyết thanh trong 24, 48, 72 giờ, một cách tương ứng.
Giữ ở 40C hoặc - 250C, thì 85% mẫu huyết thanh vẫn phân lập được PRRSV
trong 72 giờ (Zimmermen và cs, 1999) [58]
1.2.4. Đặc tính nuôi cấy virus trong môi trường tế bào
PRRSV phát triển ở mật độ 105-107
TCID50 ở các loại tế bào:
- Đại thực bào phế nang lợn (pulmonary alveolar marcrophage - PAM).
- Dòng tế bào CL261.
- Tế bào thận khỉ Châu Phi (MA104) và biến thể của MA104 là
MARC-145.
Ảnh hưởng bệnh lý tế bào ở môi trường PAM gây ra những tế bào kết
thành khối hình tròn và phân hủy nhanh chóng (1-4 ngày). Trong các tế bào
dòng CL261 hoặc MA104, bệnh lý tế bào phát triển chậm hơn, xuất hiện 2-6

ngày sau khi cấy truyền. Virus PRRS gây bệnh lý ở tế bào CL261 và MA104
với đặc điểm tế bào bị phân giải, đầu trên tế bào tròn lại, tập trung thành cụm,
sau đó dày lên, nhân co lại và cuối cùng bong ra.
1.3. Dịch tễ học
1.3.1. Loài vật và lứa tuổi mắc bệnh
Người và các động vật khác không mắc bệnh Tai xanh. Tuy nhiên,
trong các loài thuỷ cầm chân màng có vịt trời (Mallard duck) lại rất mẫn cảm.
Virus có thể nhân lên ở loài động vật này và chính đây là nguồn reo rắc mầm
bệnh trên diện rộng nên rất khó khống chế (Albina và cs, 1994) [32].
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN




13

Virus gây bệnh cho lợn ở tất cả các lứa tuổi, nhưng lợn con và lợn nái
mang thai thường mẫn cảm hơn cả. Lợn rừng là động vật mang trùng và có
thể coi là nguồn dịch thiên nhiên (Tô Long Thành, 2007) [22]. Các cơ sở
chăn nuôi công nghiệp với quy mô lớn, bệnh thường lây lan rộng, tồn tại lâu
dài trong đàn lợn nái, rất khó thanh toán. Lợn nái, thường truyền mầm bệnh
cho bào thai, gây sẩy thai, thai chết lưu và lợn chết yểu với tỷ lệ cao. Lợn
rừng, ở các lứa tuổi đều có thể cảm nhiễm virus, có thể phát bệnh, nhưng
thường không có triệu chứng lâm sàng và trở thành nguồn tàng trữ mầm
bệnh trong tự nhiên.
Về độc lực, người ta thấy virus gây bệnh Tai xanh tồn tại dưới 2 dạng
đó là dạng cổ điển và dạng biến thể độc lực cao. Dạng cổ điển có độc lực
thấp, ở dạng này khi lợn mắc bệnh thì có tỷ lệ chết thấp, chỉ từ 1 - 5% trong
tổng đàn. Dạng biến thể độc lực cao gây nhiễm bệnh cho lợn lây lan nhanh,
trầm trọng và chết nhiều (Kegong Tian, Yu, 2007) [44].

1.3.2. Chất chứa mầm bệnh
Khi đã nhiễm virus, lợn có thể thải virus trong dịch họng, nước bọt, nước
tiểu, phân đến ít nhất 28 ngày sau khi nhiễm virus. Virus có rất ít trong phân và
chúng cũng bị bất hoạt nhanh chóng khi ở trong phân. Tuy nhiên, việc bài thải
virus qua phân là một vấn đề còn gây tranh cãi, một số nghiên cứu báo cáo
rằng PRRSV có trong phân từ ngày 28 đến 35 sau khi gây nhiễm thực nghiệm,
trong khi đó một số các nghiên cứu khác lại không phát hiện được virus trong
các mẫu phân (Yoon và cs, 1993)[57]; (Will và cs, 1997a) [55].
Lợn đực có thể thải virus trong tinh dịch trong 43 ngày. Bằng phương
pháp RT - PCR, các nhà nghiên cứu đã phát hiện được ARN của PRRSV
trong tinh dịch 92 ngày sau khi lợn bị nhiễm virus (Swenson và cs, 1994)[52];
(Christopher-Hennings và cs, 1995)[37]. Nguồn gốc của virus trong tinh dịch
lợn đực hiện nay chưa được xác định chính xác, nhưng người ta cũng đã phân
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN




14

lập được virus trong dịch hoàn 25 ngày sau khi nhiễm, trong tuyến củ hành ở
101 ngày sau khi nhiễm virus. Tinh dịch lợn có chứa virus cũng có thể lây
nhiễm sang bào thai và lợn nái khi phối giống.
Lợn nái nhiễm virus có thể truyền sang cho bào thai từ giai đoạn giữa
thai kỳ trở đi và cũng thải qua nước bọt và sữa.
Trong cơ thể lợn nhiễm virus:
- Từ 2 - 4 ngày sau khi nhiễm đã có thể phân lập được virus ở phổi, hạch
lympho, hạch amidan, tuyến Thymus, lách và máu. Lượng virus nhiều nhất ở
hạch amidan và phổi ở 14 ngày sau khi nhiễm, ở hạch lympho sau 3 ngày.
- Ở hạch amydan, hạch lympho và tuyến Thymus vẫn có thể phân lập

được virus sau 21 ngày, ở phổi là sau 35 ngày.
- PRRSV thường cư trú ở phế nang, vùng trung tâm hạch lympho và
lách. Ở những con nái có chửa virus có thể qua được nhau thai. Tuy nhiên, khả
năng qua nhau thai của virus này hiện còn nhiều tranh cãi. Virus cũng có thể
xâm nhập vào thận, não, gan, khí quản, tủy xương và đám rối màng treo ruột.
Virus có thể xâm nhập vào đại thực bào vùng phổi, hạch amidan, hạch
lympho, lách nhưng không xâm nhập được vào các đại thực bào ở gan, thận,
tim. và các tế bào tiền thân của đại thực bào như bạch cầu đơn nhân trung
tính, tế bào tủy xương. Tế bào đích chủ yếu của virus là đại thực bào phế
nang, tại đây virus nhân lên một cách mạnh nhất. Tuy nhiên, chỉ có 2% đại
thực bào phế nang bị virus xâm nhập.
1.3.3. Đường truyền lây
Đường truyền lây là một yếu tố quan trọng, nó ảnh hưởng đến tốc độ
lây lan và quy mô dịch bệnh truyền nhiễm. Các con đường truyền lây bệnh
Tai xanh bao gồm:
Truyền lây trực tiếp: Các đường lây truyền trực tiếp của PRRSV trong
và giữa các quần thể lợn bao gồm các lợn nhiễm bệnh và tinh dịch bị nhiễm
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN




15

virus. PRRSV được phát hiện từ nhiều loại chất tiết và các chất thải từ lợn bao
gồm máu, tinh dịch, nước bọt, dịch họng, phân, nước tiểu, hơi thở ra, sữa và
sữa đầu (Yoon và cs, 1993)[57]; (Rossow và cs, 1994)[51]; (Swenson và cs,
1994)[52]; (Will và cs, 1997a)[55]; (Wagstrom và cs, 2001)[53].
Truyền lây gián tiếp:
- Các dụng cụ, thiết bị: Một số đường truyền lây gián tiếp qua các

dụng cụ, thiết bị đã được xác định trong những năm gần đây. Ủng và quần
áo bảo hộ đã được chứng minh là những nguồn lây nhiễm tiềm năng cho lợn
mẫn cảm (Otake và cs, 2002a)[49]. Kim tiêm cũng là phương tiện lan truyền
PRRSV (Dee và cs, 2002)[39].
- Các phương tiện vận chuyển: Các phương tiện vận chuyển là một
đường chính làm lây lan PRRSV. Sử dụng một mô hình tỷ lệ 1:150, lợn mẫn
cảm đã thu nhận PRRSV qua tiếp xúc ở bên trong mô hình vận chuyển vấy
nhiễm virus; tuy nhiên, làm khô phương tiện vận chuyển đã làm giảm sự lây
nhiễm (Dee và cs, 2002) [39].
- Côn trùng: Các loài côn trùng (muỗi - Aedes vexans và ruồi nhà Musca domestica) được theo dõi thường xuyên suốt các tháng mùa hè và đã
cho thấy virus nằm ở đường tiêu hóa của côn trùng và có hiện tượng lan
truyền PRRSV bằng cơ học từ lợn nhiễm bệnh sang lợn mẫn cảm trong điều
kiện thực nghiệm (Otake và cs, 2002b)[50].
- Các loài có vú khác và gia cầm: Điều tra vai trò của các loài có vú
khác nhau (loài gặm nhấm, gấu trúc Mỹ, chó, mèo, thú có túi, chồn hôi) và
các loài chim (chim sẻ, sáo nuôi) cho thấy không có loài nào là vector sinh
học và cơ học trong việc lây lan PRRSV (Wills và cs, 1997b[56]).
- Lây lan qua không khí: Hiện nay, sự truyền lây PRRSV qua các tiểu
phần lơ lửng trong không khí giữa các trang trại với nhau vẫn còn gây nhiều
tranh cãi. Gần đây, từ một nghiên cứu dịch tễ học trên quy mô lớn cho thấy
các tiểu phần không khí là đường truyền lây gián tiếp giữa các vùng chăn nuôi
lợn với nhau.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN




×