Tải bản đầy đủ (.pdf) (97 trang)

So sánh một số giống lúa lai ba dòng nhập nội từ trung quốc tại huyện tân yên tỉnh bắc giang

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.35 MB, 97 trang )

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƢỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM

NGUYỄN VĂN TOÀN

SO SÁNH MỘT SỐ GIỐNG LÚA LAI BA DÒNG
NHẬP NỘI TỪ TRUNG QUỐC TẠI HUYỆN
TÂN YÊN, TỈNH BẮC GIANG

LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC CÂY TRỒNG

THÁI NGUYÊN - 2015
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN




ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƢỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM

NGUYỄN VĂN TOÀN

SO SÁNH MỘT SỐ GIỐNG LÚA LAI BA DÒNG
NHẬP NỘI TỪ TRUNG QUỐC TẠI HUYỆN
TÂN YÊN, TỈNH BẮC GIANG
Ngành: KHOA HỌC CÂY TRỒNG
Mã số: 60.62.01.10

LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC CÂY TRỒNG

Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: PGS.TS. NGUYỄN HỮU HỒNG



THÁI NGUYÊN - 2015
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN




i
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số
liệu, kết quả nêu trong luận văn là trung thực và chƣa đƣợc sử dụng bảo vệ
một học vị nào.
Tôi xin cam đoan rằng các thông tin trích dẫn trong luận văn đều đƣợc
chỉ rõ nguồn gốc và đƣợc cảm ơn đầy đủ.
Thái Nguyên, tháng 8 năm 2015
Tác giả luận văn

Nguyễn Văn Toàn

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN




ii
LỜI CẢM ƠN
Để hoàn thành bản luận văn này, bên cạnh sự nỗ lực cố gắng của bản
thân, tôi đã nhận đƣợc sự giúp đỡ quý báu tận tình của các cấp lãnh đạo, các
tập thể, cá nhân và gia đình.
Đầu tiên tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến: PGS.TS. Nguyễn Hữu

Hồng đã trực tiếp hƣớng dẫn tôi hoàn thành luận văn này.
Tôi xin gửi lời cảm ơn lãnh đạo trƣờng Đại học Nông Lâm Thái
Nguyên, Phòng đào tạo, Khoa Nông học, các Thầy Cô giáo đã giúp đỡ, hƣớng
dẫn tôi trong suốt quá trình học tập và hoàn thành luận văn.
Toàn bộ thí nghiệm trong luận văn đƣợc thực hiện tại thôn Chung 2, xã
Liên Sơn, huyện Tân Yên, tỉnh Bắc Giang. Tại đây tôi đã nhận đƣợc sự giúp
đỡ và tạo mọi điều kiện của các đồng chí lãnh đạo thôn cũng nhƣ sự giúp đỡ
của các hộ dân trong suốt quá trình thực hiện đề tài. Tôi xin chân thành cảm
ơn những sự giúp đỡ quý báu đó.
Cuối cùng tôi xin bày tỏ lòng biết ơn đến gia đình và bạn bè đã luôn
quan tâm, động viên khích lệ tôi.
Mặc dù bản thân đã cố gắng hoàn thành luận văn trong phạm vi và khả
năng cho phép nhƣng chắc chắn sẽ không tránh khỏi những thiếu sót. Kính
mong nhận đƣợc sự cảm thông và tận tình chỉ bảo của quý Thầy Cô và các bạn.
Thái Nguyên, tháng 8 năm 2015
Tác giả luận văn

Nguyễn Văn Toàn

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN




iii
MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN .............................................................................................. i
LỜI CẢM ƠN ................................................................................................... ii
MỤC LỤC ........................................................................................................ iii
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT ................................................................. vi

DANH MỤC CÁC BẢNG.............................................................................. vii
DANH MỤC CÁC HÌNH .............................................................................. viii
MỞ ĐẦU .......................................................................................................... 1
1. Đặt vấn đề...................................................................................................... 1
2. Mục đích của đề tài ....................................................................................... 3
3. Yêu cầu của đề tài ......................................................................................... 3
4. Ý nghĩa khoa học và ý nghĩa thực tiễn.......................................................... 3
Chƣơng 1: TỔNG QUAN TÀI LIỆU ............................................................ 4
1.1. Ƣu thế lai và biểu hiện ƣu thế lai về tính trạng nông sinh học ở
lúa lai F1 ........................................................................................................... 4
1.1.1. Khái niệm ƣu thế lai ................................................................................ 4
1.1.2. Biểu hiện ƣu thế lai ................................................................................. 5
1.2. Tình hình sản xuất lúa lai trên Thế giới và Việt Nam ............................. 10
1.2.1. Tình hình sản xuất lúa lai trên Thế giới ................................................ 10
1.2.2. Tình hình sản xuất lúa lai tại Việt Nam ................................................ 12
1.3. Công tác khảo nghiệm các giống lúa lai mới tại Việt Nam ..................... 15
1.4. Tình hình sản xuất lúa lai ở Bắc Giang .................................................... 21
1.4.1. Cơ cấu giống lúa lai tỉnh Bắc Giang ..................................................... 21
1.4.2. Hiện trạng sản xuất lúa và lúa lai của huyện Tân Yên.......................... 22
Chƣơng 2: VẬT LIỆU, NỘI DUNG VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN
CỨU ................................................................................................................ 29
2.1. Vật liệu nghiên cứu .................................................................................. 29
2.2. Nội dung nghiên cứu ................................................................................ 29
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN




iv
2.3. Thuận lợi, khó khăn địa điểm nghiên cứu................................................ 30

2.3.1. Thuận lợi ............................................................................................... 30
2.3.2. Khó khăn ............................................................................................... 30
2.4. Thời gian, địa điểm nghiên cứu ............................................................... 31
2.5. Phƣơng pháp nghiên cứu .......................................................................... 31
2.5.1. Phƣơng pháp bố trí thí nghiệm.............................................................. 31
2.5.2. Các biện pháp kỹ thuật .......................................................................... 32
2.5.3. Các chỉ tiêu theo dõi .............................................................................. 32
2.6. Phƣơng pháp xử lý số liệu........................................................................ 39
Chƣơng 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN ........................ 40
3.1. Một số đặc điểm cây mạ của các giống lúa lai ........................................ 40
3.2. Thời gian sinh trƣởng của các giống lúa lai ............................................. 41
3.3. Chiều cao cây của các giống lúa lai ......................................................... 45
3.4. Động thái ra lá của các giống lúa lai ........................................................ 49
3.5. Số nhánh đẻ của các giống lúa lai ............................................................ 52
3.6. Một số đặc điểm nông sinh học của các giống lúa lai ............................. 57
3.6.1. Đặc điểm về kiểu hình của lá, thân và hạt các giống lúa lai ................. 57
3.6.2. Kích thƣớc lá đòng và bông của các giống lúa lai ................................ 59
3.6.3. Độ thuần đồng ruộng, độ cứng cây, độ tàn lá và độ rụng của hạt ........ 61
3.7. Khả năng chống chịu sâu bệnh của các giống lúa lai .............................. 62
3.8. Năng suất và các yếu tố cấu thành năng suất của các giống lúa lai ......... 66
3.9. Chất lƣợng gạo của các giống lúa lai ....................................................... 72
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ...................................................................... 75
1. Kết luận ....................................................................................................... 75
2. Kiến nghị ..................................................................................................... 76
TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................ 77
PHỤ LỤC ....................................................................................................... 81
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN





v

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN




vi
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
TT

Từ viết tắt

Tên đầy đủ

1.

BQ

Bình quân

2.

CC

Cơ cấu

3.


CCCC

Chiều cao cuối cùng

4.

CD

Chiều dài

5.

CR

Chiều rộng

6.

DT

Diện tích

7.

FAO

Tổ chức Lƣơng thực và Nông nghiệp Liên Hợp Quốc

8.


HH

Hữu hiệu

9.

IRRI

Viện nghiên cứu lúa gạo Quốc tế

10. LĐNN

Lao động nông nghiệp

11. NN

Nông nghiệp

12. NSC

Ngày sau cấy

13. NSLT

Năng suất lý thuyết

14. NSTT

Năng suất thực thu


15. TGST

Thời gian sinh trƣởng

16. TNHH

Trách nhiệm hữu hạn

17. UNDP

Chƣơng trình phát triển của liên hợp quốc

18. UTL

Ƣu thế lai

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN




vii
DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 1.1. Diện tích, năng suất lúa lai thƣơng phẩm ở Việt Nam............. 14
Bảng 1.2: Năng suất của một số dòng siêu lúa lai có triển vọng tại ........ 16
Bảng 1.4: Danh sách một số giống lúa lai đƣợc công nhận năm 20092011 ...................................................................................................... 20
Bảng 1.5: Cơ cấu giống lúa lai vụ Xuân, Mùa năm 2012 ........................ 22
Bảng 1.6: Cơ cấu giống lúa vụ Xuân, vụ Mùa năm 2013 của huyện
Tân Yên ................................................................................................ 24
Bảng 1.7: Diện tích, sản lƣợng, năng suất lúa lai của huyện từ 20102014 ...................................................................................................... 27

Bảng 2.4: Thang điểm với từng chỉ tiêu ................................................. 39
Bảng 3.1. Chất lƣợng mạ khi cấy của các giống thí nghiệm ................... 40
Bảng 3.2. Thời gian sinh trƣởng của các giống thí nghiệm (ngày) .......... 42
Bảng 3.3. Động thái tăng trƣởng chiều cao cây ở các giai đoạn (cm) ...... 46
Bảng 3.4. Động thái ra lá của các giống lúa lai (lá) ............................... 50
Bảng 3.5. Động thái đẻ nhánh của các giống lúa lai (nhánh/khóm) ........ 54
Bảng 3.6: Đặc điểm về kiểu hình của lá, thân và hạt các giống lúa lai .... 58
Bảng 3.7: Một số đặc điểm lá đòng và bông của các giống lúa lai .......... 59
Bảng 3.8: Một số đặc điểm nông học của các giống lúa lúa lai ............... 61
Bảng 3.9: Mức độ nhiễm sâu bệnh của các giống lúa lai ....................... 64
Bảng 3.10: Năng suất và các yếu tố cấu thành năng suất của các
giống lúa lai .......................................................................................... 67
Bảng 3.11: Kết quả đánh giá chất lƣợng gạo của các giống lúa lúa lai .... 73
Bảng 3.12: Đánh giá chất lƣợng cơm của các giống lúa thí nghiệm ........ 74

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN




viii
DANH MỤC CÁC HÌNH
Hình 3.1: Động thái đẻ nhánh của các giống lúa thí ngiệm vụ Xuân năm
2014 ................................................................................................................. 53
Hình 3.2: Động thái đẻ nhánh của các giống lúa thí ngiệm vụ Mùa năm
2014 ................................................................................................................. 53
Hình 3.3: Độ tàn lá của lúa lai ........................................................................ 62
Hình 3.4: Năng suất lý thuyết của các giống trong vụ Xuân và Mùa 2014 .... 69
Hình 3.5: Năng suất thực thu của các giống trong vụ Xuân và Mùa 2014 ..... 69


Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN




1
MỞ ĐẦU
1. Đặt vấn đề
Cây lúa (Oryza sativa L.) là cây lƣơng thực quan trọng bậc nhất ở nƣớc
ta và đứng hàng thứ hai trên Thế giới sau lúa mỳ. Khoảng 40% dân số Thế
giới coi lúa gạo là nguồn lƣơng thực chính và 25% dân số sử dụng lúa gạo
trên 1/2 khẩu phần lƣơng thực hàng ngày. Chính vì thế, việc tăng sản lƣợng
và chất lƣợng của lúa gạo để đáp ứng nhu cầu của con ngƣời luôn đƣợc Thế
giới qua tâm hàng đầu nhằm đảm bảo an ninh lƣơng thực, thực phẩm cho
khoảng 9 tỷ ngƣời với mức tăng sản lƣợng lƣơng thực toàn cầu khoảng 70%
đến năm 2050 là một thách thức lớn trong bối cảnh các nguồn tài nguyên
thiên nhiên đang bị khai thác quá mức và sử dụng lãng phí, chƣa kể tác động
ngày càng lớn của thiên tai, biến đổi khí hậu. Để đạt đƣợc mục tiêu này đòi
hỏi các quốc gia phải có các chính sách thông minh và toàn diện trong phát
triển nông nghiệp, lồng ghép đầy đủ vào chiến lƣợc phát triển tổng thể của
các nƣớc.
Trong các châu lục sản xuất lúa thì Châu Á là châu lục có diện tích và
sản lƣợng lúa lớn nhất Thế giới (chiếm trên 90% sản lƣợng lúa gạo Thế giới).
Trong đó, Việt Nam là một nƣớc nông nghiệp với trên 75% dân số sống phụ
thuộc chủ yếu vào nông nghiệp và 100% ngƣời Việt Nam sử dụng lúa gạo
làm lƣơng thực chính. Tính đến năm 2011 diện tích gieo trồng lúa cả nƣớc
7651,4 nghìn ha, tổng sản lƣợng đặt 43.324,9 nghìn tấn. Vì vậy, chúng ta
không những có đủ lƣơng thực tiêu dùng trong nƣớc, đảm bảo an ninh lƣơng
thực mà còn dƣ một lƣợng lớn để phục vụ xuất khẩu.
Tuy nhiên, để đáp ứng nhu cầu lƣơng thực cho dân số ngày một tăng

mà vẫn dành một phần cho xuất khẩu trong khi diện tích trồng lúa có xu
hƣớng giảm do tốc độ phát triển công nghiệp và đô thị hoá ngày càng cao,
chúng ta cần phải cố gắng nhiều trong việc áp dụng các tiến bộ khoa học kỹ
thuật nhằm tăng năng suất lúa trên đơn vị diện tích. Muốn tăng năng suất lúa
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN




2
trên đơn vị diện tích chúng ta cần phải cải tiến điều kiện trồng trọt và áp dụng
giống mới, trong đó thì việc áp dụng giống mới là biện pháp vừa rẻ, ít tốn
kém và cho hiệu quả kinh tế cao.
Lúa ƣu thế lai hay còn gọi là lúa lai là một khám phá lớn nhất để nâng
cao năng suất, sản lƣợng và hiệu quả canh tác lúa. Ƣu thế lai là một thuật ngữ
để chỉ tính hơn hẳn của con lai F1 so với bố mẹ của chúng về các tính trạng
hình thái, khả năng sinh trƣởng, sinh sản, năng suất, chất lƣợng hạt và các tính
trạng khác. Ƣu thế lai biểu hiện cao nhất ở thế hệ F1 và giảm nhanh ở các thế
hệ tiếp theo. Lúa lai đã đƣợc nghiên cứu rất thành công ở Trung Quốc và hiện
diện tích gieo trồng lúa lai của nƣớc này lên đến 18 triệu ha, chiếm 66% diện
tích trồng lúa. Lúa lai cũng đã đƣợc nghiên cứu thành công ở nhiều quốc gia
châu Á khác trong đó có Việt Nam. Lúa lai với năng suất vƣợt trội hơn lúa
truyền thống (lúa thuần) từ 15-20%, khoảng 1-1,5 tấn/ha. Nhƣ vậy sản xuất
lúa lai đã góp phần làm tăng năng suất lúa, tăng thu nhập cho ngƣời nông dân,
đồng thời tạo thêm công ăn việc làm cho ngƣời nông dân thông qua khâu sản
xuất hạt lai F1, cùng với việc cho năng suất cao sẽ tạo ra nhiều quỹ đất cho
các hoạt động phi nông nghiệp mang lại lợi ích cao hơn. Nhất là trong điều
kiện diện tích đất trồng lúa của Việt Nam ngày càng thu hẹp cho các hoạt
động khác.
Tỉnh Bắc Giang, trong những năm gần đây tốc độ phát triển công

nghiệp hoá nhanh, diện tích đất nông nghiệp ngày càng thu hẹp. Để đảm bảo
an ninh lƣơng thực, Tỉnh uỷ đã có chủ trƣơng cải tạo bộ giống lúa theo hƣớng
nâng cao năng suất và chất lƣợng, với mục tiêu giai đoạn 2011-2015 diện tích
lúa lai cả năm đặt 37-40% tổng diện tích. Trong đó vụ Xuân lúa lai đạt 60%
diện tích trở lên, vụ Mùa đạt 15-20% diện tích. Để thực hiện đƣợc chủ trƣơng
của Tỉnh đề ra thì cần phải đƣa các giống lúa mới vào khảo nghiệm, trình diễn
để từ đó tìm ra giống lúa lai có năng suất cao, chống chịu tốt, thích hợp với
khí hậu và đất đai của địa phƣơng. Xuất phát từ vấn đề trên tôi tiến hành thực
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN




3
hiện đề tài: “So sánh một số giống lúa lai ba dòng nhập nội từ Trung Quốc
tại huyện Tân Yên tỉnh Bắc Giang”.
2. Mục đích của đề tài
Lựa chọn ra đƣợc 1-2 giống lúa lai năng suất cao, chất lƣợng tốt, khả
năng chống chịu sâu bệnh tốt, thích hợp với điều kiện đất đai, khí hậu của
huyện Tân Yên tỉnh Bắc Giang.
3. Yêu cầu của đề tài
- Đánh giá đặc điểm sinh trƣởng và phát triển của các giống lúa lai.
- Đánh giá một số chỉ tiêu sinh lý của các giống lúa lai.
- Đánh giá tình hình sâu bệnh hại của các giống lúa lai.
- Đánh giá năng suất và các yếu tố cấu thành năng suất của các giống
lúa lai.
- Đánh giá chất lƣợng của các giống lúa lai.
4. Ý nghĩa khoa học và ý nghĩa thực tiễn
4.1. Ý nghĩa khoa học
- Kết quả nghiên cứu của đề tài là cơ sở khoa học để bổ sung giống

lúa lai mới cho năng suất cao, chất lƣợng tốt thích hợp với điều kiện khí
hậu đất đai của địa phƣơng, nhằm hoàn thiện cơ cấu giống cây trồng của
huyện Tân Yên.
- Trên cơ sở nghiên cứu mối liên quan giữa năng suất và các yếu tố cấu
thành năng suất sẽ xác định đƣợc các tính trạng tốt phục vụ cho công tác chọn
tạo giống lúa lai, xây dựng hoàn thiện quy trình sản xuất cho từng giống.
4.2. Ý nghĩa thực tiễn
Đề tài là cơ sở để bổ sung một số giống lúa lai mới có năng suất cao,
chất lƣợng và khả năng chống chịu sâu bệnh tốt cho cơ cấu giống cây trồng
của huyện Tân Yên và một số vùng lân cận có điều kiện tƣơng tự trên địa bàn
tỉnh Bắc Giang, nhằm nâng cao hiệu quả kinh tế trong sản xuất nông nghiệp,
phát triển kinh tế, xã hội của huyện Tân Yên - tỉnh Bắc Giang.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN




4
Chƣơng 1
TỔNG QUAN TÀI LIỆU
1.1. Ưu thế lai và biểu hiện ưu thế lai về tính trạng nông sinh học ở
lúa lai F1
1.1.1. Khái niệm ưu thế lai
Ƣu thế lai (ƢTL) là một thuật ngữ để chỉ tính hơn hẳn của con lai F1 so
với bố mẹ của chúng về các tính trạng hình thái, khả năng sinh trƣởng, sức
sống và khả năng sinh sản, chất lƣợng hạt và các tính trạng khác. ƢTL biểu
hiện cao nhất ở thế hệ F1 và giảm nhanh chóng ở các thế hệ tiếp theo [1].
ƢTL là hiện tƣợng sinh học tổng hợp thể hiện các ƣu việt theo nhiều
tính trạng ở thế hệ F1 khi lai các dạng bố mẹ đƣợc phân biệt theo nguồn gốc,
độ xa cách di truyền, theo hình thái…Tạo giống ƢTL là con đƣờng nhanh và

hiệu quả nhằm phối hợp đƣợc nhiều tính trạng có giá trị của bố và mẹ vào con
lai F1, tạo ra giống cây trồng có năng suất cao và chất lƣợng tốt [3].
ƢTL chính thức đƣợc phát hiện, mô tả và ứng dụng đầu tiên trên cây
thuốc lá vào năm 1760 bởi Joseph Koelreuter, sau đó trên cây ngô năm 1878
mô tả bởi Beall và ứng dụng thành công do Shull năm 1904. Nhờ ứng dụng
ƣu thế lai mà con ngƣời đã tạo ra nhiều giống cây trồng cho năng suất cao,
chất lƣợng tốt phục vụ nhu cầu con ngƣời. ƢTL do Jones (nhà thực vật học
ngƣời Mỹ) báo cáo đầu tiên vào năm 1926 trên các tính trạng số lƣợng và
năng suất, sau đó có rất nhiều nghiên cứu tiếp theo về ƢTL trên cây lúa và họ
đã khẳng định việc khai thác ƢTL ở lúa là hƣớng rất có triển vọng [2].
Lúa là cây tự thụ phấn điển hình, tỷ lệ giao phấn rất thấp khoảng
0,02%, vì vậy ứng dụng ƢTL trên lúa gặp khó khăn ở khâu sản xuất hạt lai
F1. Đề xuất đầu tiên về vấn đề sản xuất hạt lai F1 do các nhà khoa học Ấn
Độ, sau đó tới các nhà khoa học chọn giống ngƣời Mỹ, Nhật Bản và Viện
Nghiên cứu lúa gạo Quốc Tế (IRRI) nhƣng thủa đó vấn đề này chƣa thực hiện
đƣợc vì chƣa tìm ra đƣợc phƣơng pháp sản xuất hạt lai thích hợp. Trong
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN




5
những năm đầu của thập kỷ 60, Viên Long Bình (Yuan Longping) nhà khoa
học ngƣời Trung Quốc cùng đồng nghiệp đã phát hiện đƣợc cây lúa dại bất
dục đực trong loài lúa dại Oryza fatua spontanea tại đảo Hải Nam, Trung
Quốc. Qua quá trình nghiên cứu ông lắm vững đƣợc quy luật tạo cƣờng lực
ƣu thế lai trên lúa và khả năng sản xuất hạt giống ƣu thế lai từ loài tự thụ phấn
này. Ông đã phát hiện đƣợc dòng bất dục đực tế bào chất từ cây lúa hoang và
kỹ thuật tạo giống lúa ƣu thế lai ba dòng đƣợc ông nghiên cứu và sử dụng
thành công. Với kỹ thuật này để có hạt giống ƣu thế lai có cƣờng lực giống

lai, một dòng bất dục đực tế bào chất (dòng A) đƣợc lai với một dòng duy trì
(dòng B) có nhị đực hữu thụ để tạo ra đƣợc hạt F1 bất dục đực. Sau đó hạt F1
này đƣợc trồng thành cây và lai với một dòng phục hồi (dòng R) để tạo hạt ƣu
thế lai thƣơng phẩm. Gọi là hạt lúa lai ba dòng vì cần phải có ba dòng lúa và
hai công đoạn lai thì mới tạo ra đƣợc hạt lai thƣơng phẩm. Qua quá trình phát
triển hiện nay lúa lai chủ yếu là lúa lai thế hệ hai dòng. Trong quá trình tạo
giống F1 hai dòng, chỉ cần lai một lần giữa dòng phục hồi (dòng R) và dòng
bất dục đực là có đƣợc hạt lai thƣơng phẩm. Trong trƣờng hợp này dòng bất
dục đực có đƣợc bằng một trong hai cách sau: Thứ nhất dòng bất dục đực di
truyền đƣợc do cảm ứng môi trƣờng nhƣ nhiệt độ, chu kỳ ánh sáng…Thứ hai
dòng bất dục đực đƣợc tạo ra bằng hoá chất. Điều này có đƣợc bằng cách
phun hoá chất (Gametocide) để giết chết túi phấn nhƣng không ảnh hƣởng
đến bầu noãn của hoa lúa do đó sau khi xử lý dòng mang hoa cái này (bất dục
đực) vẫn có thể thụ phấn và thụ tinh từ hạt phần của các dòng phục hồi (dòng
R) do đó chỉ cần một lần lai giữa hai dòng là có đƣợc hạt ƣu thế lai thƣơng
phẩm. Lúa lai ba dòng cho năng suất cao hơn lúa thuần từ 15-20% trong khi
đó lúa lai hai dòng tăng từ 20-30% [2].
1.1.2. Biểu hiện ưu thế lai
1.1.2.1. Ưu thế lai về thời gian sinh trưởng
Lúa lai có thời gian sinh trƣởng ngắn hơn lúa thƣờng bởi vì có dòng mẹ
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN




6
đang sử dụng hiện nay có thời gian sinh trƣởng cực ngắn đến ngắn. Khi lai
với dòng R có thời gian sinh trƣởng trung bình, con lai có thời gian sinh
trƣởng trung gian giữa bố và mẹ [11].
Những giống lúa lai nào có thời gian sinh trƣởng ngắn thì thời gian

chiếm đất ngắn. Do đó sẽ sử dụng tiết kiệm nƣớc, phân bón, tốn ít công chăm
sóc, phòng trừ sâu bệnh cho nên hiệu quả kinh tế cao [17].
1.1.2.2. Ưu thế lai về chiều cao cây
Nhiều kết quả nghiên cứu cho biết chiều cao cây của lúa lai hoàn toàn
phụ thuộc vào đặc điểm của dòng bố và dòng mẹ. Singh (1978) cho biết tuỳ
từng giống lúa chiều cao cây của F1 có lúc biểu hiện ƣu thế lai dƣơng, có lúc
biểu hiện ƣu thế lai âm, và có thể trung gian giữa bố và mẹ vì chiều cao cây
có liên quan đến tính chống đổ và tính chịu phân trên đồng ruộng nên khi
chọn bố mẹ phải có tính nửa lùn để con lai có chiều cao cây nửa lùn.
Chiều cao cây liên quan đến tính đổ trên đồng ruộng nên khi chọn bố
mẹ phải chú ý đúng mức để con lai F1 cao tƣơng đƣơng với giống bán lùn là
thích hợp nhất [21].
1.1.2.3. Ưu thế lai về đẻ nhánh và số nhánh hữu hiệu
Lúa lai có khả năng đẻ nhánh cao, đẻ nhánh sớm, đẻ nhánh tập trung và
tỷ lệ nhánh hữu hiệu cao. Khi cấy một khóm một dảnh sau 23 ngày cấy sẽ
đẻ 15,7 nhánh. Trong khi đó giống Guang Xuan 3 là giống lúa truyền thống
chỉ đẻ 10-12 nhánh với cùng thời gian. 37 ngày sau cấy giống Shan You 2
còn lại 11 nhánh một gốc trong khi giống lúa Guang Xuan 3 chỉ còn 8
nhánh trên một gốc [20].
Lúa lai có khả năng đẻ nhánh rất khoẻ, đẻ liên tục, trong sản xuất đại
trà lúa lai có thể đẻ từ 18-20 nhánh, bình thƣờng đẻ 12-14 nhánh, tỷ lệ nhánh
hữu hiệu đạt 65-70% đó là đặc điểm nổi bật của các giống lúa lai, tạo điều
kiện có số bông hữu hiệu cao, có năng suất cao [15].
Các con lai F1 có ƣu thế lai cao hơn bố mẹ về tỷ lệ hình thành
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN




7

nhánh hữu hiệu và số nhánh hữu hiệu [11].
Đa số các giống lúa truyền thống có khả năng đẻ nhánh khoẻ, khi lai
chúng với giống nửa lùn để rút ngắn thân thƣờng không làm giảm khả năng
đẻ nhánh mà còn tăng lên. Nếu một trong hai bố mẹ có khả năng đẻ nhánh
khoẻ thì con lai có khả năng đẻ nhánh khoẻ [21].
1.1.2.4. Ưu thế lai về rễ
Khác với bộ rễ lúa thƣờng bộ rễ lúa lai có khả năng phát triển nhanh.
Rễ ăn sâu và lan toả rộng 22-23 cm. Rễ ra từ các đốt có vị trí thấp có xu
hƣớng ăn sâu, hƣớng đất âm nên càng ở vị trí cao rễ phát triển ngang dần, lớp
rễ gần mặt đất trong khoảng 4cm nhiều rễ to khoảng 2mm. Có thể ra 4-5 lần
rễ nhánh tạo thành lớp rễ đan xen dầy đặc ở tầng sát mặt đất, lông hút rễ lúa
lai nhiều và dài (0,1-0,25 mm) hơn lúa thƣờng (0,01-0,013mm). Khả năng
hấp thu và vận chuyển gấp 2-3 lần lúa thƣờng. Rễ lúa lai có khả năng hút oxy
trong không khí.
Theo dõi sinh trƣởng và phát triển của bộ rễ lúa trong từng thời kỳ Viện
Khoa Học Nông Nghiệp Zhejiang cho biết: 10 ngày sau khi gieo hạt số lƣợng
rễ của giống lúa lai Nan You 2 nhiều hơn số lƣợng rễ ở giống lúa tốt truyền
thống Guang Lu Ai 13%. Viện Khoa Học Nông Nghiệp Quảng Tây cũng đã
chứng minh rằng giống lúa lai Nan You 2 có ƣu thế đáng kể so với giống lúa
tốt truyền thống Gui Zhao 2 về tổng số rễ cũng nhƣ số rễ trắng khoẻ ở mỗi
cây trong các giai đoạn sinh trƣởng [14].
Khi gặp điều kiện thiếu nƣớc rễ lúa lai ăn sâu hơn lúa thƣờng nên khả năng
chịu hạn tốt hơn. Đƣờng kính rễ lớn giúp cho quá trình vận chuyển nƣớc và dinh
dƣỡng thuận tiện. Rễ lúa lai phát triển mạnh trong suốt quá trình sống của cây [19].
1.1.2.5. Ưu thế lai về diện tích lá
Lá lúa lai rộng từ 1,5-1,6cm, dài 32-36cm, thịt phiến lá có 10-11 lớp tế
bào, số bó mạch to nhiều. Diện tích lá đều hơn so với các giống lúa thƣờng 11,5 lần. Lá lúa đứng, hàm lƣợng diệp lục trên một đơn vị diện tích lá cao do
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN





8
đó hiệu suất quang hợp cao. Trái lại cƣờng độ hô hấp của các giống lúa lai
thấp hơn các giống lúa thƣờng do đó khả năng tích luỹ cao. Yuan (1985) so
sánh giống Nam You 2 với dòng phục hồi của nó thấy con lai F1 có diện tích
lá 6.913,5 cm2/m2 đất, lúc trỗ, 4.122,8 cm/m2 đất lúc chín trong khi dòng phục
hồi có diện tích lá tƣơng ứng là 4.254,2 cm2/m2 đất và 2.285,1 cm2/m2 đất. Vì
vậy cƣờng độ quang hợp của con lai F1 cao hơn dòng phục hồi bố là 35%,
cƣờng độ hô hấp thì ngƣợc lại thấp hơn lúa thƣờng là (5,6-27,1%) ở các giai
đoạn sinh trƣởng [20].
Ở giai đoạn chín sáp thì tất cả các con lai F1 đều có diện tích lá thấp
hơn bố mẹ điều này chứng tỏ khả năng chuyển vàng lá của con lai F1 tốt hơn
dòng bố mẹ, đồng nghĩa với việc vận chuyển hydrat cacbon về hạt tốt hơn là
cơ sở để tạo năng suất hạt cao hơn [7].
1.1.2.6. Ưu thế lai về quang hợp
Hiệu suất sử dụng đạm đối với hàm lƣợng chlorophyll và hoạt tính
của enzyme cố định CO 2. Trong nghiên cứu gần đây của Phạm Văn Cƣờng
và cộng sự, (2004) khi nghiên cứu về ảnh hƣởng của nhiệt độ và ánh sáng
đến ƢTL về các đặc tính quang hợp của con lai F1 ở các vụ trồng khác
nhau đã chỉ ra rằng: Trong điều kiện ánh sáng và nhiệt độ thấp con lai F1
không cho ƢTL về cƣờng độ quang hợp, cƣờng độ thoát hơi nƣớc, hay độ
nhạy khí khổng. Ở điều kiện nhiệt độ cao và ánh sáng mạnh thì có ƢTL về
cƣờng độ quang hợp, điều này là do con lai có ƢTL về cấu trúc và khả
năng đóng mở cửa khí khổng, sự phân bố của khí khổng và ƢTL về cƣờng
độ thoát hơi nƣớc. Hơn nữa có thể do ƢTL về hoạt tính của enzyme cố
định C02 (Rubisco) [19].
1.1.2.7. Ưu thế lai về tích luỹ chất khô
Hiệu suất tích luỹ chất khô của lúa lai hơn hẳn so với lúa thƣờng nhờ
vậy mà tổng lƣợng chất khô trong một cây tăng, trong đó lƣợng vật chất tích

luỹ vào bông tăng mạnh, còn lƣợng vật chất tích luỹ ở các cơ quan sinh
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN




9
dƣỡng nhƣ thân lá giảm [15].
Kết quả theo dõi chỉ ra các loại aminoaxit chuyển từ rễ lên thân lá ở
thời kỳ trỗ bông của lúa lai là 13 thì lúa thuần là 8. Lúa lai F1 có sự vận
chuyển và tích luỹ chất khô nhanh, sớm ngay ở giai đoạn đầu [11].
1.1.2.8. Ưu thế lai về năng suất và các yếu tố cấu thành năng suất
Năng suất là mục tiêu lớn nhất của các nhà chọn giống cũng nhƣ
ngƣời sản xuất. Vì vậy biểu hiện ƢTL về các tính trạng này đƣợc quan tâm
nhiều nhất. Tính trạng năng suất cá thể do một số gen lặn điều khiển. Vì vậy
ƢTL về năng suất thƣờng có biểu hiện dƣơng. Nghiên cứu của một số tác giả
cho thấy ƢTL của nhiều giống lúa lai khác nhau ngƣời ta đều thấy con lai có
năng suất cao hơn bố mẹ từ 20-70% khi gieo cấy trên diện rộng và lúa ƣu việt
hơn hẳn lúa lùn cải tiến tốt nhất từ 20-30% [6].
Các kết quả nghiên cứu ở Viện nghiên cứu lúa Quốc tế Virmani
(1981,1982) đã xác định ƢTL giả định về năng suất là 73%, ƢTL thực là
54%, ƢTL chuẩn là 34%, ở Mùa mƣa ƢTL chuẩn là 22% [8].
Các yếu tố cấu thành năng suất biểu hiện ƢTL cao hơn rõ rệt. Nhiều
giống lúa có ƢTL cao ở chỉ tiêu số hạt/bông, số bông/khóm, trọng lƣợng trung
bình bông, tỷ lệ hạt chắc cao. Các chỉ tiêu đó thể hiện rõ: ở gié cấp 1 có 7 hạt,
gié cấp 2 có 4-5 hạt, số gié cấp 1 khoảng 14, gié cấp 2 khoảng 30, mỗi bông lúa
có khoảng 250-280 hạt, trọng lƣợng nghìn hạt là 25-28g có giá trị trung gian
giữa bố và mẹ, đôi khi có biểu hiện ƢTL dƣơng hoặc âm với giá trị thấp [6].
1.1.2.9. Ưu thế lai về tính thích ứng và khả năng chống chịu
Lúa có thể sinh trƣởng mạnh, năng suất cao, khả năng thích ứng rộng,

tính chống chịu tốt biểu hiện ở nhiều mặt, có thể trồng ở mọi chân đất, chống
rét khá, chống chịu sâu bệnh đặc biệt là đạo ôn, khô vằn (vào loại khá). Ví dụ
giống lúa TH3-3 (T29s/R3) do Nguyễn Thị Trâm chọn tạo.
Lúa lai còn có khả năng chịu phân rất tốt. Tuy nhiên còn phải phụ
thuộc điều kiện kinh tế và tình hình phát triển của từng địa phƣơng mà sử
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN




10
dụng loại giống khác nhau để đạt năng suất cao nhất tránh thiệt hại do sâu
bệnh phá hoại [13].
1.2. Tình hình sản xuất lúa lai trên Thế giới và Việt Nam
1.2.1. Tình hình sản xuất lúa lai trên Thế giới
Lúa lai đƣợc nghiên cứu thành công ở Trung Quốc năm 1970. Năm
2003, diện tích trồng lúa lai của Trung Quốc lên đến 15.210 nghìn ha, chiếm
52% tổng diện tích trồng lúa của quốc gia này và chiếm hơn 90% diện tích
trồng lúa lai của châu Á. Năng suất lúa lai trung bình năm 2004 là 7 tấn/ha, cao
hơn lúa thuần 1,4 tấn/ha. Trung Quốc đã phát triển siêu lúa lai từ năm 1996 với
năng suất đạt 12 tấn/ha, và mong muốn trong tƣơng lai sẽ đạt 13 tấn/ha. Tuy
nhiên, do nhu cầu tiêu dùng đang thay đổi nên sự chấp nhận lúa lai có xu
hƣớng giảm, mức thu nhập của ngƣời Trung Quốc ngày càng tăng dẫn đến nhu
cầu về gạo chất lƣợng cũng tăng lên, trong khi đó các giống lúa lai chƣa đáp
ứng đƣợc yêu cầu này [19].
Nƣớc Mỹ bắt đầu nghiên cứu lúa lai từ năm 1980. Mục tiêu nghiên cứu
lúa lai của Mỹ là: Năng suất cao, có khả năng chống bệnh phổ rộng, sinh
trƣởng và phát triển ổn định trong vùng sinh thái mục tiêu, sản phẩm đáp ứng
yêu cầu ngƣời tiêu dùng, bảo vệ các đặc tính gia tăng (về năng suất, kháng
bệnh, chống đổ…), có khả năng mở rộng sản xuất nhanh. Các giống lúa lai

của Mỹ phải hội tụ đƣợc 5 đặc tính cơ bản ở mức cao so với lúa thuần là:
năng suất hạt, năng suất xay xát, khả năng chống bệnh, chất lƣợng gạo và khả
năng chống đổ. Tổ hợp lúa lai đƣa ra sản xuất đầu tiên của Mỹ là XL6, cho
năng suất cao xấp xỉ 10 tấn/ha, tiếp sau là các giống XL7, XL8. Năm 2003,
diện tích lúa lai của Mỹ đạt vào khoảng 10 ngàn ha, năm 2004 đạt trên 40
ngàn ha, gấp 8 lần năm 2001 và chiếm 2% diện tích toàn nƣớc Mỹ, năng suất
trung bình 7,78 tấn/ha, vƣợt trội về năng suất 15 - 20% và khả năng cải thiện
năng suất là 20 - 40% [18].
Viện nghiên cứu lúa của Bangladesh đã khởi xƣớng nghiên cứu lúa lai
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN




11
từ năm 1983 nhƣng chỉ phục vụ cho mục đích nghiên cứu của viện. Chính
phủ khuyến khích các công ty nhập khẩu hạt giống lúa lai và phổ biến chúng
đến ngƣời nông dân. Một số công ty tƣ nhân đã nhập khẩu hạt giống lúa lai và
tiến hành đánh giá chúng trên đồng ruộng vào năm 1997 - 1998. Đến năm
2001, diện tích lúa lai của quốc gia này đƣợc mở rộng khoảng 20.000 ha, và
tăng lên đến 49.655 ha năm 2003 chiếm dƣới 1% tổng diện tích trồng lúa.
Năng suất của lúa lai cao hơn 14% năng suất lúa thuần. Việc trồng lúa lai ở
Bangladesh phụ thuộc vào nhiều yếu tố nhƣ giá hạt giống cao, cần có kỹ năng
quản lý tốt hơn, mức độ thâm canh cao hơn và đầu tƣ nhiều hơn thuốc bảo vệ
thực vật để đạt đƣợc năng suất lúa cao [10].
Ấn Độ bắt đầu nghiên cứu lúa lai từ năm 1980 bằng việc nhập giống từ
Trung Quốc, tuy nhiên giống nhập về không thích nghi với điều kiện địa
phƣơng. Với sự giúp đỡ của Fao (Tổ chức Lƣơng thực và Nông nghiệp Liên
Hợp Quốc), Chƣơng trình Phát triển của Liên hợp quốc (UNDP), Ấn Độ đã
sớm phát triển mạng lƣới nghiên cứu lúa lai từ năm 1990, có khu vực riêng để

hoạt động sản xuất lúa lai, đặc biệt là sản xuất hạt giống. Nhƣng sự chấp nhận
lúa lai của nông dân còn ở mức độ thấp. Năm 2003, diện tích trồng lúa lai
khoảng 200.000 ha, chỉ chiếm dƣới 1% tổng diện tích trồng lúa nhƣng đã làm
tăng sự nhận thức về lúa lai cho ngƣời nông dân, đặc biệt là ở các bang Uttar
Pradesh, Maharashtra và Karnataka [19].
Hoạt động nghiên cứu lúa lai của Myanmar bắt đầu từ 1997, diễn ra
trên cả quy mô tƣ nhân và nhà nƣớc. Trên quy mô tƣ nhân thì các công ty hạt
giống của Trung Quốc chiếm ƣu thế và có ảnh hƣởng lớn, họ đã phổ biến các
giống lúa lai của Trung Quốc vào Myanmar [14].
Phát triển và ứng dụng công nghệ lúa lai nhƣ là phƣơng pháp chính để
tăng sản xuất lúa gạo trong tƣơng lai là sự nỗ lực đáng chú ý của chính phủ
Philippines. Philippines nghiên cứu lúa lai từ năm 1993, từ diện tích trồng là
195 ha năm 2002, đã mở rộng lên 200.000 ha năm 2003, và lên tới 300.000 ha
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN




12
năm 2004. Theo kết quả đánh giá qua 12 vụ gieo trồng từ 2001 - 2007 thì
năng suất lúa lai cao hơn năng suất lúa thuần 33%. Sự chấp nhận trồng lúa lai
của nông dân Philippines còn chậm, diện tích trồng lúa lai chiếm từ 5% năm
2004, đến năm 2005 chỉ là 11% tổng diện tích trồng lúa. Chính phủ
Philippines đã trợ cấp hạt giống lúa lai cho nông dân, điều này đã tạo ra vấn
đề là phổ biến sản xuất lúa lai khi phụ thuộc vào ngân sách của chính phủ, đặc
biệt là trong giai đoạn khủng hoảng tài chính và thiếu hụt ngân sách nhƣ đã ở
trong trƣờng hợp của nhiều năm trƣớc [9].
1.2.2. Tình hình sản xuất lúa lai tại Việt Nam
Trong chọn giống cây trồng, việc sử dụng cƣờng lực giống lai ở hạt
thuộc thế hệ thứ nhất đã đƣợc biết đến một cách rộng rãi từ rất lâu. Tuy nhiên

Việt Nam mới bắt đầu trồng lúa lai từ năm 1992 ở một số tỉnh phía Bắc với
diện tích hạn chế: 11.000 ha, đến năm 2006 diện tích đã tăng lên 588.000 ha.
Hiện nay, Việt Nam là quốc gia có diện tích trồng lúa lai đứng thứ 2 ở Châu Á,
sau Trung Quốc. Năm 2006, diện tích lúa lai chiếm 8% tổng diện tích lúa cả
nƣớc. Mỗi năm, lúa lai đƣợc trồng ở khoảng 40 tỉnh thuộc các vùng sinh thái
khác nhau, miền núi và Bắc Trung Bộ chiếm tỷ lệ cao nhất 21 - 26%, Nam
Trung Bộ và Tây Nguyên chiếm 6 - 7%, chủ yếu sử dụng các giống lúa lai của
Trung Quốc. Ở đồng bằng sông Hồng thƣờng trồng các giống nhƣ: Nhị ƣu 838,
D. ƣu 527, Nhị ƣu 63, Bắc ƣu 523, Bắc ƣu 903, Suyn6. Gần đây một số giống
lúa lai đƣợc chọn tạo trong nƣớc đã đƣợc trồng khá phổ biến: TH3 -3, TH 3-4,
VL 20, HYT 83, HYT 84, đáng chú ý là giống lúa B-TE1 có nguồn gốc từ Ấn
Độ đƣợc trồng với diện tích lớn ở tỉnh Hậu Giang trong vụ Xuân.
Các tỉnh trồng lúa lai nhiều nhất là Nghệ An, Nam Định, Thanh Hoá,
mỗi năm gieo cấy khoảng 2-4 vạn ha. Một số tỉnh lúa lai phát triển kém hơn
nhƣ Hà Nội chỉ cấy 5,3%, Hà Tây 4,9%, Vĩnh Phúc 4,6%, Hƣng Yên 4,1%,
so với tổng diện tích lúa cấy.
Theo báo cáo sơ kết của Cục Trồng trọt, diện tích lúa lai thƣơng phẩm vụ
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN




13
Đông Xuân 2009 đạt 378.509 ha, chiếm 32,6% so với tổng diện tích lúa của
miền Bắc. Vùng đồng bằng sông Hồng đạt 142.246 ha, chiếm 25% diện tích.
Một số tỉnh có diện tích trồng lúa lai tăng mạnh là Hải Dƣơng tăng 4.564 ha, Bắc
Ninh tăng 6.395 ha, Nam Định tăng 6.390 ha…Đến nay, lúa lai đã đƣợc trồng ở
40/64 tỉnh của cả nƣớc, tổng diện tích trồng lúa lai năm 2009 là 700.000 ha.
Lúa lai thƣơng phẩm đƣợc phát triển mạnh ở các tỉnh miền núi phía
Bắc, miền Trung và Tây Nguyên và bƣớc đầu đƣợc đƣa vào đồng bằng sông

Cửu Long (chủ yếu trong vụ Đông Xuân). Vụ Đông Xuân 2010, diện tích lúa
lai tại duyên hải Nam Trung bộ là 14.600 ha (chiếm 8,4% tổng diện tích trồng
lúa), Tây Nguyên là 4.400 ha (chiếm 6%), đồng bằng sông Cửu Long là 6.000
ha (chiếm 0,3%); tƣơng ứng với vụ Đông Xuân 2011 là 8.445 ha (4,8%),
6.728 ha (9%), 9.550 ha (0,6). Tỉnh có diện tích lúa lai lớn là Quảng Nam (1216%), Bình Định (7-15%), Đắc Lắc (6-14%), Đắc Nông (30-45%). Qua 17
năm (1991 - 2008) công nghệ lúa lai đƣa vào Việt Nam, nó đã có chỗ đứng
khá bền vững, nông dân chấp nhận, góp phần đƣa công nghệ trồng lúa của
Việt Nam vƣơn tới trình độ cao của khu vực.
Lúa lai có ƣu thế về sinh trƣởng, phát triển, cứng cây, chống đổ, chống
rét tốt, nhiễm bệnh đạo ôn và khô vằn nhẹ, cho năng suất cao nên đƣợc nông
dân chấp nhận. Năng suất lúa lai vụ Xuân cao hơn vụ Mùa, vùng đột phá về
năng suất là miến núi và Bắc Trung Bộ, vùng thích nghi là đồng bằng sông
Hồng, vùng có triển vọng là Tây Nguyên và Nam Trung bộ.
Nhờ cơ cấu lúa lai đa dạng, thích ứng đƣợc nhiều vùng sinh thái, nên
năng suất lúa lai ngày càng tăng cao. Thực tiễn nhiều năm cho thấy, năng suất
lúa lai cao hơn lúa thuần từ 10-12% trong cùng điều kiện canh tác. Năng suất
lúa lai đạt 6,5 tấn/ha (lúa thuần là 5,27 tấn/ha). Nhiều diện tích lúa lai đạt 9-10
tấn/ha, có nơi cao nhất đã đạt tới 11-14 tấn/ha. Nhìn chung, nhiều tỉnh có diện
tích lúa lai cao đều là những tỉnh có năng suất lúa tăng nhanh. Nhƣ 2 tỉnh
Nghệ An và Thanh Hoá, nhờ đẩy mạnh trồng lúa lai, năng suất lúa năm 2004
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN




14
so với năm 1992 đã tăng gấp 2 lần, góp phần đƣa bình quân lƣơng thực/đầu
ngƣời của Thanh Hoá đạt 420 kg/ngƣời và Nghệ An 360 kg/ngƣời, đã bảo
đảm an ninh lƣơng thực của địa phƣơng. Nam Định tuy có 4 huyện có điều
kiện sản xuất khó khăn, năng suất luôn đạt thấp, nhƣng nhờ đẩy mạnh gieo

cấy lúa lai nên năng suất đã tăng thêm 2 tấn/ha, đuổi gần kịp năng suất lúa của
Thái Bình, tỉnh có trình độ thâm canh cao nhất cả nƣớc [6].
Bảng 1.1. Diện tích, năng suất lúa lai thƣơng phẩm ở Việt Nam
Năm
2000
2003
2004
2005
2006
2007
2008
2009
2010
2011
2012
2013

Lúa
(ha)
6.765.000
7.653.000
7.666.000
7.492.000
7.504.000
7.452.000
7.445.000
7.329.000
7.324.000
7.207.000
7.400.000

7.440.000

Diện tích
Lúa lai Lúa lai/lúa
(ha)
(%)
73.503
1,08
233.000
3,04
435.000
5,68
480.000
6,40
500.000
6,66
600.000
8,05
577.000
7,55
553.000
7,54
572.700
7,81
620.000
8,60
560.000
7,56
709.810
9,54


Lúa
(tạ/ha)
36,9
41
42,4
42,8
45,9
46,4
48,5
49,0
49,0
50,0
52,2
52,3

Năng suất
Lúa lai
Lúa lai/lúa
(tạ/ha)
(%)
61,4
63,39
64,7
57,42
64,4
51,88
64,8
51,40
63,6

38,56
62,6
34,91
63,5
30,92
65,0
32,65
65,0
32,65
65,0
30,0
68,0
30,26
65,0
24,28

(Nguồn: www.vaas.org.vn/Images/Download/ctll-ll.pdf.)
Các tổ hợp lúa lai đang đƣợc gieo trồng ở nƣớc ta hiện nay phần lớn là
các tổ hợp lúa lai 3 dòng, đƣợc nhập nội từ Trung Quốc và một số nƣớc khác
nhƣ: Q.ƣu số 1, D. ƣu 6511, D.ƣu 527, D.ƣu 725, Nhị ƣu 838, Bắc ƣu 903,
Syn 6, B-TE1...
Những năm gần đây một số tổ hợp lúa lai 2 dòng mới đƣợc các nhà
khoa học Việt Nam chọn tạo đã khẳng định đƣợc vị trí của chúng trong cơ cấu
giống lúa ở miền Bắc nhƣ: Việt lai 20, TH 3 - 3, TH 3 - 4, TH 5 - 1, Việt lai
24, Việt lai 45, TH 3 - 5, TH 7 - 2, VL1...
Hiện nay, nhu cầu hạt giống lúa lai cả nƣớc khoảng 15.000 - 18.000
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN





15
tấn/năm, các cơ sở nghiên cứu, sản xuất giống trong nƣớc đã đáp ứng đƣợc
khoảng 20 - 30% nhu cầu trên. Các giống lúa lai trong nƣớc đƣợc chọn tạo
nhƣ Việt lai 20, Việt lai 24, TH 3 - 3, TH 3 - 4... đã đƣợc đƣa vào cơ cấu cây
trồng của nhiều tỉnh, đƣợc nông dân tin dùng vì chất lƣợng gạo khá, chống
chịu sâu bệnh và điều kiện bất thuận, thời gian sinh trƣởng ngắn...
Tại hội nghị tổng kết 10 năm nghiên cứu và phát triển lúa lai, các nhà
khoa học và quản lý đều đánh giá phát triển lúa lai là định hƣớng đúng, không
chỉ là biện pháp để nâng cao năng suất và sản lƣợng, bảo đảm an ninh lƣơng
thực trong nƣớc và xuất khẩu mà còn góp phần tích cực trong việc chuyển
dịch cơ cấu cây trồng. Thông qua chƣơng trình chọn tạo giống, Việt Nam đã
đào tạo đƣợc đội ngũ cán bộ nghiên cứu, cán bộ kỹ thuật và nông dân làm lúa
lai có tay nghề khá.
Kết quả chọn tạo lúa lai trong nƣớc đã đạt đƣợc nhiều thành tựu, mỗi
năm có nhiều giống mới có tiềm năng năng suất cao, thích nghi với các vùng
sinh thái khác nhau đƣợc đƣa vào khảo nghiệm quốc gia để công nhận giống
mới, làm phong phú bộ giống lúa lai, đáp ứng cho nhu cầu thực tiễn sản xuất
về giống mới, có nhiều ƣu điểm tốt nhƣ năng suất cao, chất lƣợng tốt, có khả
năng chống chịu với sâu bệnh và các điều kiện ngoại cảnh bất thuận [17].
1.3. Công tác khảo nghiệm các giống lúa lai mới tại Việt Nam
Công tác khảo nghiệm và đánh giá các giống lúa mới đƣợc tạo ra là việc
hết sức quan trọng. Việc đánh giá các giống mới thƣờng bắt đầu từ việc đánh giá
các đặc tính sinh học, đánh giá sự sinh trƣởng, phát triển, tiềm năng năng suất,
khả năng chống chịu các điều kiện kiện bất thuận và tình hình sâu bệnh, mối
tƣơng quan giữa một số chỉ tiêu nông sinh học đến năng suất cây trồng, sâu bệnh
với cây trồng hay mối quan hệ giữa cây trồng và điều kiện ngoại cảnh.
Nghiên cứu về mối quan hệ giữa chiều cao cây và khả năng đẻ nhánh,
Nakata, Jackson B.R (1973) cho rằng chiều cao cây thƣờng tỷ lệ nghịch với
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN





×