ĐỀ CƯƠNG MÔN VĂN HÓA LÀNG VÀ DU LỊCH BẢN LÀNG
GV: Nguyễn Thị Suối Linh
Câu 1 :Nguồn gốc và nội dung của hương ước làng xã các tỉnh đồng
bằng bắc bộ và Bắc trung bộ . Vai trò của hương ước trong đời sống làng
quê?
Trả lời :
Hương ước là danh từ thông dụng và có ý nghĩa đầy đủ nhất để gọi bản
ghi chép hệ thống lệ làng. GS.Đinh Gia Khánh viết:“Hương ước là bản ghi
chép các điều lệ liên quan đến tổ chức xã hội cũng như đến đời sống xã hội
trong làng, các điều lệ hình thành dần trong lịch sử, được điều chỉnh và bổ
sung mỗi khi cần thiết”(1, tr.62).
Hương ước còn có các tên gọi khác như hương biên, hương lệ, hương
khoán, khoán làng...
Trong làng xã Việt Nam xưa, luật lệ tồn tại dưới nhiều hình thức, từ luật
lệ truyền miệng đến luật lệ thành văn. Một số hương ước thành văn đã thể
hiện, chính nó đã kế thừa luật lệ truyền miệng trước đó. Điều đó chứng tỏ
rằng, từ rất sớm các công xã cổ truyền rồi đến công xã nông thôn đã xuất hiện
các khoán ước mà phổ biến là quy ước truyền miệng.
Nguồn gốc hương ước :
Về thời điểm xuất hiện hương ước, các nhà nghiên cứu lịch sử, dân tộc
học từ trước đến nay vẫn chưa khẳng định. Bằng vào các thư tịch cổ, chúng ta
mới chỉ biết rằng đến triều đại vua Lê Thánh Tông triều đình đã ra sắc lệnh
thể chế hoá hương ước. Bộ luật Hồng Đức đã ghi lại chỉ dụ của vua Lê Thánh
Tông về việc biên soạn và thi hành hương ước như sau:
- Các làng xã không nên có khoản ước riêng vì đã có luật chung của nhà
nước.
- Riêng làng xã nào có những tục khác lạ thì có thể lập khoán ước và
cấm lệ
- Trong trường hợp đó, thảo ra hương ước phải là người có trình độ nho
học, có đức hạnh, có chức và có tuổi tác.
1
- Thảo xong, phải được quan trên kiểm duyệt và có thể bị bác bỏ.
- Khi đã có khoán ước rồi, mà vẫn có người không chịu tuân theo, cứ
nhóm họp riêng, thì những kẻ ấy sẽ bị quan trên trị tội.
Như vậy, có thể thấy rằng, đến đời vua Lê Thánh Tông đã có hương ước
rồi nhưng hiện nay chúng ta vẫn chưa tìm thấy bản hương ước nào được soạn
thảo vào thế kỷ XVI chứ chưa nói gì đến thế kỷ XV.
Tìm hiểu các văn bản hương ước có thể thấy chúng luôn được điều
chỉnh sửa đổi qua các thời kỳ. Xét một trong những bản hương ước thành văn
cổ nhất mà chúng ta hiện có là hương ước làng Mộ Trạch, huyện Đường An,
phủ Thương Hồng (nay là huyện Bình Giang, tỉnh Hải Dương) ra đời từ năm
1665 sau đó đã được sửa đổi, bổ sung tới 16 lần, từ 30 điều ban đầu lên tới 82
điều ở bản cuối cùng (2, tr.160).
Nội dung của hương ước:
Nhìn chung, nội dung của hương ước là các vấn đề cụ thể gắn với hoàn
cảnh, phong tục tập quán lâu đời của từng làng, đến lợi ích thiết thân của dân
làng. Hương ước ra đời dựa trên các nguyên tắc đạo đức, các quan niệm tín
ngưỡng truyền thống, xuất phát từ nền kinh tế nông nghiệp tự cấp, tự túc, cơ
sở xã hội là thiết chế làng xã với nhiều hình thức tổ chức và các quan hệ đan
xen chồng chéo, cơ sở kinh tế là chế độ công điền, công thổ.
Hương ước được soạn thảo thành văn, nhưng cũng có khi bất thành văn.
Có loại được soạn thảo với đầy đủ các quy định về mọi lĩnh vực như cơ cấu
tổ chức, các quan hệ xã hội, văn hóa giáo dục, tôn giáo, tín ngưỡng, vệ nông,
vệ sinh, trật tự, an ninh…, nó được xem như một bộ luật của làng. Có loại
hương ước chỉ đề cập đến một vấn đề như sử dụng công điền, tế tự. Hương
ước thành văn có loại được viết trên giấy, hàng năm được đọc trước dân làng
để duy trì, bổ sung, sửa đổi, có loại được khắc vào bia đá, chuông đồng để
lưu truyền (như thể lệ cúng giỗ, ruộng công).
Dù được duy trì dưới dạng văn bản hay truyền miệng thì hương ước vẫn
là sản phẩm văn hoá của làng, là một thứ luật tục buộc mọi thành viên trong
làng phải thực hiện.
Nội dung của các bản hương ước thường gồm 4 quy ước:
2
- Quy ước về chế độ ruộng đất
- Quy ước về khuyến nông, bảo vệ sản xuất, môi trường
- Quy ước về tổ chức xã hội và trách nhiệm các chức dịch của làng
- Quy ước về văn hoá tinh thần và tín ngưỡng
Trong các quy ước trên thì quy ước về chế độ ruộng đất có vị trí quan
trọng nhất, bởi vì đại đa số người dân cua các làng đều làm nông nghiệp là
chủ yếu.
Ngoài bốn loại quy ước cơ bản trên, có làng lại ghi thêm vào hương ước
những điều khoản về sự đóng góp các loại công quỹ, về tổ chức khao vọng,
về “lễ ra làng” (lễ thành đinh)…
Vai trò của hương ước trong đời sống văn hóa làng quê:
Hương ước tồn tại song song cùng luật pháp, giữ vai trò là công cụ để
điều chỉnh các mối quan hệ trong cộng đồng và quản lý làng xã. Trong làng
xã Việt Nam xưa, người nông dân tập hợp lại với nhau bằng nhiều hình thức
tổ chức: xóm ngõ, dòng họ, phe giáp, phường hội và theo các thiết chế của bộ
máy chính trị - xã hội ở địa phương. Mỗi thiết chế hoặc tổ chức ấy có quy
định riêng, độc lập, tách biệt với nhau. Hương ước đóng vai trò quan trọng
trong việc điều hoà các thiết chế, là sợi dây ràng buộc hữu cơ mọi thành viên,
tổ chức.
Hương ước là phương tiện để chuyển tải pháp luật và tư tưởng Nho giáo
vào làng xã , hỗ trợ và bổ sung cho pháp luật khi cần xử lí những việc cụ thể
nảy sinh từ nếp sống đặc thù của làng. Nó phản ánh văn hoá làng, uốn dân
làng vào khuôn phép, gắn bó họ thành một cộng đồng chặt chẽ vì trách nhiệm
và quyền lợi chung của làng.
Hương ước cũng là công cụ để Nhà nước can thiệp, quản lý, điều hoà lợi
ích giữa làng xã với Nhà nước. Khi Nhà nước phong kiến củng cố địa vị và
quyền lực của mình thì làng xã trở thành các đơn vị cống nạp cho chính
quyền trung ương. Tuy nhiên Nhà nước chỉ tập trung quản lý các nguồn thuế,
lính và phu, còn lại làng tự điều chỉnh các mối quan hệ của mình. Nhờ vậy,
làng xã có quyền tự trị tương đối để duy trì những tập tục mà nội dung không
đối lập với luật pháp của triều đình.
3
Qua việc thực hiện hương ước, truyền thống hiếu nghĩa, hoà thuận đạo
hiếu gia đình, tình làng nghĩa xóm và sự gắn kết cộng đồng được củng cố,
việc công ích, nghĩa vụ với nhà nước được thực hiện tốt. Và hơn hết, việc
thực hiện hương ước đã làm phong phú đời sống văn hoá làng xã, giữ gìn
được các giá trị truyền thống. Tuy nhiên, có thể thấy hương ước còn thể hiện
tư tưởng bè phái, cục bộ, địa vị, ngôi thứ, đẳng cấp trong các quan hệ ứng xử
làng xã, và thực tế đã xẩy ra việc tranh chấp địa vị, sự thao túng của các chức
sắc có đẳng cấp cao. Tuy vậy, hương ước vẫn giữ vai trò quan trọng trong
việc ổn định cuộc sống trong làng. Sức mạnh của hương ước một phần dựa
vào các hình phạt (nộp tiền phạt, làm cỗ lớn để tạ tội, nặng hơn nữa là đánh
đòn giữa sân đình, đuổi ra khỏi làng) đối với kẻ vi phạm, ngoài ra còn ở sự
khen thưởng nhằm biểu dương những người đã làm được việc có ích cho
làng. Tuy nhiên, sức mạnh của hương ước chủ yếu bắt nguồn từ không khí xã
hội, từ dư luận khen chê, vì vậy, từ chỗ là quy ước về lối sống, hương ước
đóng vai trò là “Cương lĩnh tinh thần” điều chỉnh các hoạt động của mọi tổ
chức và cá nhân trong làng xã.
Như vậy, có thể thấy rằng, trong suốt chiều dài lịch sử xã hội phong kiến
hương ước luôn giữ vị trí quan trọng trong việc ổn định cuộc sống của dân
làng, là công cụ đắc lực để Nhà nước điều chỉnh và quản lý làng xã.
Thực dân dân Pháp khi đặt ách đô hộ vào Việt Nam đã lợi dụng bộ máy
và cơ chế hoạt động sẵn có của làng xã để cai trị nhân dân ta. Cuộc “Cải
lương hương chính” đã được thực hiện trong những năm đầu thế kỷ XX với
mục tiêu củng cố bộ máy chính quyền thực dân phong kiến ở nông thôn Việt
Nam. Nhà nước thực dân phong kiến đã trực tiếp quản lý hương ước của các
làng xã bằng cách soạn thảo “Hương ước mẫu”, buộc các làng lấy đó làm căn
cứ để soạn thảo hương ước cho từng làng. Hương ước cải lương đã được tổ
chức soạn thảo và thực hiện ở hầu hết các làng xã (nhất là ở vùng đồng bằng
Bắc Bộ). Mặc dù với mục đích dùng hương ước để nắm và quản lý làng xã
theo định hướng có lợi cho chính quyền thực dân nhưng nhiều bản hương ước
thời kỳ này cũng có những yếu tố tích cực. Đó là những điều giáo huấn về
nếp sống, về bảo vệ tính mệnh và tài sản chung của làng xã. ..
4
Câu 2 : phân tích khái niệm làng, bản, mường,buôn, phum, sóc, play. Lấy
ví dụ cụ thể?
Trả lời :
• khái niệm làng :
Có nhiều định nghĩa về làng
+ Trần Từ : “Làng là một tế bào sống của xã hội việt, là sản phẩm tự
nhiên tiết ra từ quá trình định cư và cộng cư của người việt trồng trọt”
Người việt trồng trọt ngụ ý nhắc đến nền văn minh lúa nước, sống lâu
dài ( định cư) và giàng buộc với nhau cả về phương diện vật chất và
tinh thần. Trần Từ nhấn mạnh đến văn hóa gốc nông nghiệp khi nhắc
đến làng xã
+ Định nghĩa của Trần Quốc Vượng:
“ Về hình thức làng xã là một điểm tụ cư nhưng thực chất nó đã trở thành
một hình thức xã hội nông nghiệp tiểu nông tự cung tự cấp, tự túc. Mặt khác,
là một mẫu hình xã hội phù hợp đảm bảo sự cân bằng và bền vững của xã
hội ấy.
Xét về nguồn gốc, làng thời phong kiến và hiện đại là sự phát triển mở rộng
của một gia đình lớn, một gia tộc từ thủa khởi đầu.
chỉ ra những đặc điểm của làng trên phương diện nguồn gốc, kinh tế ,
xã hội.
+ Khái niệm của giáo sư Bùi Xuân Đính: “làng là đơn vị tụ cư truyền thống
của người nông dân Việt, có địa vực riêng, cơ cấu tổ chức, cơ sở hạ tầng, các
tục lệ (về cheo cưới, tang ma, khao vọng) thờ cúng riêng, tâm lý tính cách
riêng và cả “thổ ngữ” (tiếng làng) riêng, hoàn chỉnh và tương đối ổn định trong
quá trình lịch sử”
Câu 3: So sánh hương ước với luật tục. Minh họa qua các ví dụ cụ thể ?
Trả lời :
Tiêu chí
Hương ước
Luật tục
5
Địa bàn
Hình thức
Nội dung
Phạm vi điều chỉnh
Tính nghiêm ngặt
Chỉ có ở các làng việt
từ trung bộ trở ra
Chủ yếu viết bằng chữ
hán
Đề cập đến một số mặt
của đời sống làng xã
chủ yếu là các chính
sách về ruộng đất, các
quy định thưởng phạt…
Chỉ có giá trị trong
phạm vi từng làng, mỗi
làng có những hương
ước riêng với những
quy định riêng của làng
đó
Chỉ cho phép điều
chỉnh những hành vi vi
phạm nếp sống còn vi
phạm nặng hơn thì xử
phạt bằng pháp luật
Chỉ có ở một vài dân
tộc thiểu số
Cố định bằng văn vần,
nằm trong trí nhớ của
già làng , bô lão.
Ví dụ: luật tục của
người Ê đê :
ống cháo sao bỏ bãi cỏ\
Ống cá sao bỏ giữa
buôn\ Có con sao bỏ
cho ai\ Cha mẹ bỏ rơi
con có tội.
Đề cập hầu hết các
phương diện , cả
phương diện về đạo đức
Có giá trị trong một
vùng rộng lớn
Toàn quyền xử lí các
hành vi vi phạm. trong
đó có cả hình thức phạt
tử hình
Câu 4: Những đặc điểm cơ bản của nền kinh tế làng xã. Theo anh chị yếu
tố nào là vật cản chon sự phát triển kinh tế ngày nay.
6
Câu 5: Điểm diện các thành phần xã hội cơ bản của làng xã Việt nam
thời phong kiến. Những yếu tố lịch sử, văn hóa nào ảnh hưởng đến tính
cách con người làng quê?
Câu 6: Phân tích tính cách văn hóa nổi bật của con người làng xã.
2). Nguồn gốc và thực chất của tính tự trị của làng xã.
Tự trị là cách thức, phương thức thực hiện quyền lực Nhà nước thể hiện mức
độ trao quyền cho cấp chính quyền địa phương mà ở đó cấp chính quyền địa
phương được quyền độc lập trong việc thực thi quyền lực Nhà nước. Tự
quản là phương thức giải quyết mối quan hệ giữa quyền lực Nhà nước và
quyền tự quản lý của nhân dân, thể hiện mức độ và phạm vi tác động của
quyền lực Nhà nước tới đời sống xã hội. Tự quản là sự quản lý nằm ngoài
phạm vi của chính quyền, là quyền tự quyết định đối với những vấn đề riêng
của từng đơn vị dân cư, một dạng quản lý không phải nhân danh chính
quyền và pháp luật mà nhân danh các thiết chế tự quản được thực hiện thông
qua các quy ước riêng của nó.
Mỗi làng xã từ khi mới thành lập đều có một sự độc lập nhất định hay còn
gọi là tính tự trị - tự quản. Dưới góc độ dân tộc học – pháp luật, thiết chế
hoặc tổ chức xã hội nào cũng có cách quản lý của nó để nắm các thành viên
theo một quy chế thống nhất. Mỗi làng xã cũng vậy, nó cũng có cách tổ chức
quản lý của riêng nó. Không có một cách quản lý dùng chung cho mọi làng
xã. Như vậy bản thân làng xã có sự “độc lập tương đối” với các đơn vị xã
hội khác, kể cả nhà nước.
Thứ hai, Nhà nước ra đời trên cơ sở tập hợp các làng xã. Hay nói cách khác
nhà nước xuất hiện là tổ chức của nhiều làng. Điều đó có nghĩa là trước khi
Nhà nước ra đời thì làng xã đã tồn tại như một thực thể riêng biệt. Sự tồn tại
các phe phái, các quan hệ chồng chéo trong làng làm nảy sinh những mâu
thuẫn ngầm trong nội bộ làng mà Nhà nước không thể điều hòa được nên
đành “để mặc” cho làng xã tự giải quyết, miễn không làm tổn hại đến Nhà
nước. Thêm nữa, Nhà nước để có sức người sức của dùng vào việc công và
quốc phòng cần phải có sự đóng góp của người dân. Nhưng người dân lại
7
chịu sự kiểm soát của làng xã về mọi mặt từ lâu đời. Muốn đạt được mục
đích Nhà nước phải đi đến người dân thông qua làng xã. Nhà nước giao chỉ
tiêu, làng xã trực tiếp thực hiện từ việc thu thuế, bắt lính, huy động lao
dịch…Như vậy, nhà nước chỉ biết đến làng xã mà không biết đến từng cá
nhân. Có thể nói, về mặt này, làng xã là công cụ khá lý tưởng phục vụ cho
Nhà nước. Đổi lại Nhà nước muốn làm lợi cho mình thì đương nhiên phải
tôn trọng quyền tự trị - tự quản - quyền “độc lập tương đối” của làng xã.
Những điểm này chính là nguồn gốc và thực chất của cái gọi là “tự trị” của
làng xã.
II). NHỮNG BIỂU HIỆN CỦA TÍNH TỰ TRỊ CỦA LÀNG XÃ.
Chế độ xã, thôn tự trị là một chế độ đặc biệt của Nhà nước Việt Nam , được
hình thành và phát triển từ thời rất xa xưa. Theo chế độ này thì xã thôn Việt
Nam được hưởng một nền tự trị hết sức rộng rãi về các phương diện sau:
·
Thứ nhất, tự trị về chính trị: xã nào cũng có một ban quản trị gần như
biệt lập đối với nhà chức trách hành chính cấp trên.
·
Thứ hai, tự trị về kinh tế: xã nào cũng có tài sản riêng và có quyền tự
do quản trị và sử dụng tài sản đó.
·
Thứ ba, tự trị về xét xử.
·
Thứ tư, tự trị về việc đảm bảo an ninh trong làng xã.
·
Thứ năm, tự trị về văn hóa tín ngưỡng.
·
Thứ sáu là tự trị về luật tục và hương ước.
·
Thứ bảy, tính tự trị của làng xã thể hiện qua mối quan hệ giữa làng và
nước.
1). Tự trị về chính trị.
Ban quản trị làng xã có tính cách hầu như biệt lập với các nhà chức trách cấp
trên. Việc quản trị làng xã gồm 2 cơ quan: 1 cơ quan quyết nghị và 1 cơ
quan chấp hành.
a). Cơ quan quyết nghị xã.
Ø Thành phần Hội đồng kỳ mục và vị thứ các Kỳ mục.
8
Cơ quan quyết nghị xã nói ở đây là một tập thể gồm nhiều người, trước khi
quyết định về mọi việc gì thường hội họp lại để thảo luận chung. Cơ quan đó
được gọi là Hội đồng kỳ mục (hay còn gọi là Hội đồng làng, Hội đồng xã).
Hội đồng kỳ mục là một tập thể không hạn định về mặt số lượng các thân
hào danh tiếng trong xã, đã từng đỗ đạt như tú tài, cử nhân, tiến sĩ; đã làm
quan hoặc đang làm quan. Khác với cơ quan chấp hành xã, Hội đồng kỳ mục
thời đó không phải do một cơ quan do nhân dân trong xã bầu ra. Họ được
quyền tham dự Hội đồng kỳ mục khi có đủ các điều kiện qui định trong
hương ước của xã, làng. Đối với Hương ước trọng phẩm hàm thì thành phần
Hội đồng kỳ mục chỉ bao gồm những người đã từng hoặc đang làm quan lại
trong triều. Hoặc có địa phương trọng cả hai. Dù có đủ tiêu chuẩn như qui
định trong Hương ước đi chăng nữa muốn tham dự Hội đồng kỳ mục, đương
sự phải nộp vọng và khao dân mới có thể ngồi trong Hội đồng kỳ mục được.
Nộp vọng là sửa một lễ vật để tế thần trong xã. Đây là vị Thần Thành Hoàng
bản xã. Còn khao dân là bữa tiệc mời nhân dân trong làng đến dự để tuyên
bố cho mọi người biết đương sự đã đủ điều kiện để vào Hội đồng kỳ mục
rồi. Trong trường hợp không nộp vọng, không khao dân thì không đủ điều
kiện để vào Hội đồng theo câu tục ngữ “Vô vọng bất thành quan”. Vì số kỳ
mục không hạn định và không hạn định thời gian , nên tương đối đông. Nhất
là ở những làng xã danh tiếng, có nhiều người thành đạt.
Thứ tự chức vị trong Hội đồng kỳ mục được sắp xếp hết sức chặt chẽ theo
qui định của Hương ước. Ở xã nào trọng thiên tước, thì đệ nhất kỳ mục, tức
là tiên chỉ, phải là người cao niên nhất Hội đồng. Nếu trọng phẩm hàm thì
người có phẩm hàm cao nhất là tiên chỉ. Tiên chỉ là người đứng đầu Hội
đồng kỳ mục, được ngồi chiếu cao nhất ở đình trung. Thứ bậc trong Hội
đồng kỳ mục thường được sắp xếp theo tuổi tác hoặc theo phẩm hàm quan
chức. Nếu cùng phẩm hàm, cùng khoa bảng, nhưng tuổi tác cao hơn, thì bao
giờ cũng được sắp xếp cao hơn. Dưới tiên chỉ là thứ chỉ, và các thành viên
khác theo thứ tự phẩm hàm và tuổi tác, được gọi là các kỳ mục. Kỳ mục là
những cựu chánh, phó tổng, tuần tổng, cựu chánh, phó lý.
Ø Cách thức hoạt động và thẩm quyền của Hội đồng kỳ mục.
9
Về nguyên tắc, các việc cai quản trong xã, làng đều do Hội đồng kỳ mục
quyết định. Trên thực tế tiên chỉ là người có quyền quyết định cao nhất mọi
việc trong xã. Tuy nhiên, ông không giữ trọn quyền quyết định, vì phải hỏi ý
kiến các vị kỳ mục khác, thường là các mục đại diện cho các dòng họ trong
xã. Thời bấy giờ dòng họ được coi là có thế lực nhất là dòng họ có nhiều
người đỗ đạt và làm quan nhất trong xã.
Nơi họp Hội đồng kỳ mục là đình làng, tức là nơi thờ Thần Thành Hoàng
trong xã. Theo tục lệ Hội đồng họp vào ngày mồng 1 và ngày rằm trong
tháng. Những việc đem bàn là những việc liên quan đến toàn dân, như phân
bổ thuế, tuyển binh, việc phân công điền.
b). Cơ quan chấp hành xã.
Cơ quan chấp hành xã do một người đại diện, có nhiệm vụ thi hành
các quyết nghị của Hội đồng kỳ mục, do đó, được gọi là cơ quan chấp hành.
Cơ quan này do xã trưởng hoặc lý trưởng tượng trưng.
Ø Cách thức chỉ định xã trưởng.
Các cơ quan này ở thời kỳ ban đầu của triều đại phong kiến nhà Lý, nhà
Trần đều do chính quyền cấp trên bổ nhiệm. Đến khi nhà Minh ( Trung
Quốc) xâm lược, việc tổ chức làng xã rập khuôn theo kiểu của Trung Quốc.
Đứng đầu là lý trưởng do toàn dân đinh trong xã bầu lên. Số xã trưởng nhiều
ít tùy theo số lượng nhiều ít các gia đình trong làng xã. Xã trên 500 gia đình
(hộ) có 5 xã trưởng, trên 300 hộ có 4 xã trưởng, có 100 hộ thì 2 xã trưởng.
Các xã trưởng đều không được xếp vào đẳng cấp quan lại, tức là
không phải viên chức của triều đình, do dân đinh trong làng xã cử ra và được
quan trên phê duyệt. Từ thời nhà Lý đã có lệ mỗi làng lập một trương tịch, là
quyển sổ kê khai đầy đủ các loại dân đinh: số lượng quan văn, quan võ, thơi
lại, quân lính, hoàng nam, lão nhiêu, tàn tật, và những người ngoại cư. Có
thể nói rằng xã (lý) trưởng là mắt xích liên hệ Nhà nước phong kiến và cộng
đồng dân cư trong xã thông qua Hội đồng kỳ mục. Tuy sau này không được
triều đình bổ nhiệm, nhưng phải được phê chuẩn. Xã trưởng là người đại
diện cho nhân dân toàn xã. Triều đình xác nhận kết quả bầu xã trưởng bằng
cách cấp cho xã lý trưởng một tấm bằng. Trước khi cấp, nhà chức trách cấp
10
huyện phải điều tra tiêu chuẩn của người được bầu, cùng với cách thức tiến
hành bầu cử, phù hợp của cách thức bầu cử với pháp luật hiện hành của triều
đình.
Ø Nhiệm vụ xã trưởng
Xã trưởng có trách nhiệm thi hành các quyết định của Hội đồng kỳ mục và
các quyết định của cơ quan Nhà nước cấp trên có liên quan đến dân trong xã.
Nhiệm vụ của xã trưởng cũng như của lý trưởng cũng như của lý trưởng rất
phức tạp, có thể tóm tắt như sau: thu thuế, mộ lính, cung ứng các tạp dịch vụ
khác cho Nhà Vua và Triều đình như sửa đường, đào kênh, đắp đường, vét
sông, chuyên chở…
Ø Nhiệm vụ của các viên chức phụ tá xã trưởng.
Để thi hành công vụ, lý trưởng có một số cộng sự phụ tá. Đó là: phó lý,
trương tuần và các tuần đinh.
Phó lý là người giúp việc trực tiếp cho lý trưởng, cũng do dân trong xã bầu
ra, theo tục bầu lý trưởng. Theo một đạo luật ban hành dưới triều Minh
Mạng thì nhiệm kỳ của phó lý cũng như của lý trưởng là 3 năm. Tuy nhiên
đạo luật này không được một số nơi áp dụng, thành thử có những xã làm tới
20 – 30 năm.
Trương tuần thường không do dân bầu ra, mà do Hội đồng kỳ mục chỉ định,
có nhiệm vụ phụ trách các việc tuần phòng trong xã, thường được lựa chọn
từ những người khỏe mạnh và phải có đôi chút tài sản để có khả năng bồi
thường cho dân khi xảy ra những vụ trộm cắp mà nguyên nhân là do sự sơ
suất của trương tuần và tuần đinh trong công việc canh phòng. Trương tuần
có các tuần đinh phụ tá. Trương tuần và tuần đinh có chức năng thực hiện
việc giữ gìn trật tự trị an trong xã. Chính nhờ lực lượng tuần đinh này mà
triều đình được rảnh tay rất nhiều, không phải lo lắng nhiều về vấn đề an
ninh cơ sở.
Lý trưởng, phó lý, trương tuần đều không được hưởng lương bổng. Để thù
lao cho lý trưởng, phó lý, xã nào cũng có lệ để dành mấy sào ruộng (gọi là
ruộng bút) cho họ cày cấy thu hoa lợi trong khi đảm nhiệm chức sắc. Dĩ
nhiên hoa lợi trong số ruộng này không thể đủ đài thọ nổi các khoản kinh
11
phí mà họ phải chịu trong khi đương chức. Do đó thường xảy ra những vụ
phụ thu, lạm bổ. Các trương tuần và tuần đinh không được hưởng ruộng bút
như phó, lý trưởng, nhưng được thu lúa sương của các chủ điền. Những
người có ruộng hằng năm mỗi vụ gặt thường phải dành cho trương tuần và
tuần đinh mỗi sào mấy lượm lúa gọi là lúa sương.
Như vậy, làng xã Việt Nam là sự tự trị tự quản hoàn toàn. Bởi các cơ quan
này là cơ quan cao nhất ở làng xã để quản lý tất cả những vấn đề quan trọng
nhất ở làng. Chính sự tự trị về chính trị là cơ sở để làng xã tự trị trên tất cả
các mặt như kinh tế, văn hóa, tư tưởng…
2. Tự trị về kinh tế
Thời đó, xã nào, làng nào cũng có tài sản riêng và cũng có quyền quản trị
cùng là sử dụng các tài sản đó. Đó là những khoản thu nhập từ những hoa
lợi, những ao đầm, ruộng đất công, tiền vọng ngôi thứ, tiền nộp cheo, tiền
thuế chộ, thuế đò, nghĩa thương. Những khi làm đình, làm chùa, làm quán
chợ, bắc cầu cống là những việc cần phải mua vật liệu, mướn thợ làm các
làng thường bán ngôi thứ (bán nhiêu, bán thứ) hoặc bán hậu để có tiền chi
dùng. Những việc to khác như đắp đường, đắp đê, đào sông, hầu hết dân
trong làng đóng góp công sức không phải dùng đến tiền. Quỹ làng là quỹ tự
trị, Nhà nước không có quyền sử dụng, cũng không dùng pháp luật để điều
chỉnh việc sử dụng. Nhiều làng có ruộng công và tư thường có tập tục lập
nghĩa thương là kho thóc đề phòng những năm đói kém về thiên tai hạn hán
hay lũ lụt. Nghĩa thương là kho thóc dùng cho việc nghĩa. Từ xa xưa nhiều
làng đã tự tổ chức nghĩa thương. Có làng lập ra những bản hương ước riêng
về các vấn đề này như bản hương ước về lập và sử dụng quỹ nghĩa thương
của làng Đề Kiều (nay thuộc huyện Thuận Thành, tỉnh Bắc Ninh) mang tên
“Đề Kiều xã dân tục”; hoặc làng Hậu ái (nay thuộc xã Vân Canh, huyện
Hoài Đức, tỉnh Hà Tây) lập bản Hương ước mang tên “Hậu ái thôn khoán
lệ” (năm Đồng Khánh 2, 1887) chỉ gồm các quy định về lập hội tư cấp để
giúp nhau trong đời sống hàng ngày. Từ thời Lê, chính quyền nhận thấy việc
này là cần thiết nên thường hay khuyến khích. Thời Tự Đức quyết định cho
các xã thôn đều phải lập quỹ nghĩa thương, và phải chọn những người liêm
12
khiết giữ kho và giữ sổ. Thóc nghĩa thương thu được chia làm 3 phần: 1
phần cấp cho phu tuần, 2 phần lưu trữ. Các triều đại nhà Nguyễn thường
khuyên các nhà hòa phú tùy tâm cho vay tiền và thóc giao cho nghĩa thương,
gặp những năm đói kém tùy nghi mà trợ cấp cho những người nghèo khổ.
3. Tự trị về xét xử (pháp đình hàng xã).
Ta có thể nói xã nào cũng có pháp đình riêng do nhân vật quan trọng nhất
trong xã chủ tọa. Trước đời nhà Nguyễn, vị chủ tịch pháp đình hàng xã
thường là vị xã trưởng vì trong thời kỳ này xã trưởng là người có uy tín nhất
trong xã. Nhưng tình trạng này đã thay đổi hẳn dưới triều Nguyễn. Kể từ
năm 1802 trở đi, nhân vật có uy tín nhất trong làng không là lý trưởng mà là
vị Tiên chỉ, vị đệ nhất kỳ mục. Tiên chỉ có quyền hòa giải các vụ tranh chấp
trong làng. Ngoài ra những vụ hình sự nhỏ xảy ra trong làng cũng do Tiên
chỉ trừng trị. Ví dụ trong xã có 2 người tranh chấp nhau về ruộng đất thì
Tiên chỉ có quyền xét xử trước tiên. Ông này có quyền tìm cách hòa giải để
dập tắt vụ tranh chấp này, có quyền không những căn cứ vào pháp luật của
triều đình, thậm chí chỉ căn cứ vào lệ làng và lẽ công bằng để phán xét vụ
việc. Chỉ với những vụ án quan trọng, hoặc các bên đương sự không phục
tùng quyết định của làng mới được đệ lên quan trên xét xử. Hình phạt mà
Tiên chỉ có quyền đưa ra là phạt tiền gọi là ngân hình, hoặc có thể đánh đòn
bằng roi. Đối với các án tụng phải xét xử ở cấp Nhà nước, vai trò của làng
xã vẫn được nhấn mạnh như một cấp thụ lý đầu tiên. Điều 6 của Hương ước
làng Mộ trạch (Hải Hưng) năm canh tỵ thứ 3 (1665) còn ghi rõ: “Nếu một
dân làng nào muốn thưa kiện thì người đó trước hết phải nộp đơn cho xã
trưởng, để xã trưởng là người đầu tiên được biết về việc đó và là người đầu
tiên xét đơn. Cấm không được vượt qua thứ bậc đó. Người vi phạm sẽ bị
làng phạt vạ một con trâu và 6 vò rượu”.
4. Về vấn đề tuần phòng trong xã.
Mỗi xã có một ban tuần riêng. Ban tuần này có một số tuần đinh do một
Trương tuần điều khiển. Ban tuần này phụ trách công việc tuần phòng trong
xã, giữ gìn trật tự an ninh. Chính nhờ có ban tuần nói đây mà triều đình được
rảnh tay rất nhiều, không phải lo lắng về vấn đề an ninh trong xã cả, không
13
phải phái binh lính về mỗi xã để giữ gìn trật tự. Các xã thời đó được tự do
lựa chọn những dân đinh nào cần được xung ban tuần. Về vấn đề này, tục lệ
trong xã đều không giống nhau. Có xã áp dụng nguyên tắc luân phiên để cử
các trai tráng xung vào ban tuần. Cũng có nguyên tắc tình nguyện. Ở những
xã nói đây những người ban tuần thường làm việc rất lâu. Triều đình cũng
như các quan không hề can thiệp vào việc lựa chọn các tuần đinh. Riêng
Trương tuần, vì là một chức dịch hàng xã nên cần phải được thuận của quan
bản hạt thì việc chỉ định Trương tuần mới định được. Chính vì được tự do
lựa chọn ban tuần mà đài thọ về khoản kinh phí về ban tuần sau này. Thực ra
các ban tuần không được lĩnh lương và chỉ sống bằng số lúa sương do cá
nhân hoặc các người lĩnh canh ruộng trong xã đóng góp
5. Về văn hóa tín ngưỡng.
Mỗi xã có riêng một ngôi đình để thờ Thành Thành Hoàng của xã đó. Dân
gian đã có câu: “trống làng nào làng ấy đánh, thánh làng nào làng ấy thờ”.
Cùng đó mỗi làng có một lễ hội khác nhau. Thời gian và cách thức tổ chức
lễ hội phụ thuộc vào mỗi vị thánh làng thờ.
Mỗi làng xã có cá tính khác nhau. Thậm chí nhờ vào tính cách đặc trưng đó
của làng người ta có thể nhận biết được làng. Chúng ta đã từng nghe những
câu tục ngữ như “Trai Cầu Vồng Yên Thế, gái Nội Duệ Cầu Lim”, “Văn
chương Xuân Mỹ, lý sự Thủy Khê”, “Chua ngoa là đất Kẻ Đình, dài váy
Đốc Tín, cậy mình Kẻ Siêu”…
6. Tự trị về luật tục và hương ước.
Hương ước ra đời là văn bản hóa lệ làng, Đó là sự khẳng định thêm một lần
nữa tính tự quản của làng xã. Trong phần mở đầu của phần lớn các hương
ước đều khẳng định “làng có hương ước cũng như nhà nước có pháp luật”,
“nước có luật lệ của nước, làng có hương ước riêng” hay “nước có chính
lệnh, làng có tư ước” như một lẽ tự nhiên, “tất yếu”. Ví dụ, Hương ước làng
Phú Cốc (xã Hà Hồi, nay thuộc huyện Thường Tín, tỉnh Hà Tây) soạn năm
Chính Hòa 18 (1697) mở đầu có đoạn “Từng nghe, nước có trăm điều pháp
luật để làm cho chính sự được ngay ngắn, xóm làng có từng ước lệ để mà
cho phong tục thêm thuần hậu”. Hoặc Hương ước làng Mộ Trạch (nay thuộc
14
xã Tân Hồng, huyện Cẩm Giàng, tỉnh Hải Dương) soạn năm Cảnh Trị thứ 3
(1665) mở đầu bằng đoạn: “từng nghe, quốc gia nói cái đạo trị bình, phải
cắt đặt hết mọi kỷ cương; làng mạc hun cái thòi thuần hậu, cần làm sáng tỏ
mọi điều thúc ước. Thể thức làm sao cho hợp, điều khoản cốt được rõ ràng”
Có thể nói những phát biểu trên đây không đơn thuần chỉ là sự phản ánh nội
dung quan niệm về sự cần thiết có công cụ quản lý riêng của làng xã mà còn
là “lời tuyên ngôn về quyền tự trị - tự quản” của mỗi làng đối với Nhà nước.
Như vậy, làng xã công khai tuyên bố quyền tự trị của mình với nhà nước và
được nhà nước thừa nhận
Hương ước ra đời là kết quả của sự thỏa hiệp giữa tính tự trị làng xã và tính
áp chế của chính quyền nhà nước. Có thể nói nó thể hiện rất rõ tính tự trị của
làng xã đối với nhà nước. Làng xã thay đổi thì hương ước sẽ được sửa đổi,
bổ sung sao cho phù hợp với tình hình mới. Ngày nay, hương ước cũng có
nhiều những thay đổi về tên gọi, nội dung cũng như phạm vi điều chỉnh.
7. Tính tự trị của làng xã thể hiện qua mối quan hệ giữa làng với nước.
Tính cách tự trị của làng thể hiện rất rõ trong mối quan hệ giữa làng xã với
quan trên hay với triều đình. Về nguyên tắc, Nhà Vua hay triều đình không
được trực tiếp giao dịch với dân trong làng xã. Triều đình không cần phải
biết người dân trong xã phải đi lính cho nhà Vua là ai, hay ai là người phải
nộp bao nhiêu, và những ai là người phải đi lính. Theo quyết định của triều
đình, các nhà chức trách xã bao gồm Lý trưởng, Tiên chỉ, bàn bạc với các kỳ
mục có uy tín trong làng, để ấn định danh sách dân đinh phải đóng thuế hay
phải đi lính. Nhà nước quản lý làng xã về cơ bản đều thông qua đại diện của
làng xã. Đó là các xã trưởng. Quản lý người đứng đầu làng xã như thế nào là
câu hỏi phải đặt ra cho mọi Nhà nước. Nhà nước dùng sức mạnh hành chính
luật pháp để chi phối người làng xã.
Các cơ quan quản trị ở xã đều do dân xã bầu ra nhưng kết quả bầu cử phải
được cơ quan cấp tỉnh duyệt y mới được quyền hành động. Do vậy triều
đình mới có dịp kiểm soát tiêu chuẩn cũng như trình độ hạnh kiểm và nhất là
lòng trung thành với triều đình. Đối với Hội đồng kỳ mục, sự kiểm sát không
chặt chẽ bằng các cơ quan quản trị, vì các kỳ mục là những người không do
15
dân xã bầu mà chỉ là những người đạt những chỉ tiêu theo qui định cuả
Hương ước. Đa số các Hương ước qui định kỳ mục phải là những người có
phẩm hàm hay bằng cấp khoa mục. Mà bằng cấp cũng như phẩm hàm đều
do nhà Vua ban cho. Vì vậy triều đình chỉ cần giáng chức hoặc bằng cấp
xuống, là có thể gạt một ai đó ra khỏi thành viên của Hội đồng kỳ mục.
Như vậy, mặc dù được hưởng một nền tự trị rộng rãi như vậy nhưng các
làng, các xã vẫn bị sự kiểm soát thường xuyên của các quan lại cấp trên của
triều đình phong kiến.
Thời Pháp thuộc, do người Pháp muốn quản lý làng xã một cách chặt chẽ
hơn nên đã tiến hành cuộc cải cách được gọi là cải lương hương chính, Hội
đồng kỳ mục được thay thế bằng Hội đồng tộc biểu. Hội đồng tộc biểu còn
được gọi là Hội đồng hương chính, gọi tắt là Hương hội. Cũng theo thể lệ
bầu cử Hương hội cử Chánh phó hội, thư ký, thủ quỹ. Hương hội họp mỗi
năm 2 kỳ dưới sự chủ trì của Chánh hội. Các nghị quyết của Hương hội phải
được quá nửa số Hương hội tham dự đồng ý mới có giá trị thi hành. Nhưng
chẳng bao lâu, người Pháp đã thấy rằng Hội đồng tộc biểu hoạt động kém
hơn Hội đồng kỳ mục. Bởi vì những người đại diện cho các dòng họ thường
không phải là những người có phẩm hàm, có bằng cấp như Hội đồng kỳ hào.
Chính sách cải lương này thực hiện không được bao lâu, chính quyền thực
dân lại phải quay dùng thiết chế cũ, tức là Hội đồng kỳ mục.
IV). NHẬN XÉT – TÍCH CỰC VÀ HẠN CHẾ
Ø Nhận xét
Qua những phân tích trên ta thấy rằng chế độ tự trị của làng xã Việt Nam là
sự tự trị hoàn toàn, từ chính trị, kinh tế, văn hóa đến trật tự an ninh thôn
xóm. Tóm lại, trong suốt chiều dài của lịch sử làng xã, tư tưởng tự trị - tự
quản ở làng xã được thể hiện đậm đặc và điển hình trong nhận thức của cộng
đồng cư dân các làng xã. Cái quy định nó chính là những điều kiện kinh tế xã hội đặc thù của làng xã mà nổi lên trên hết là trạng thái đóng kín, tự cấp,
tự túc của nền kinh tế dẫn đến xu hướng biệt lập về xã hội của mỗi làng xã.
Bên cạnh đó, truyền thống tự quản có từ trước khi Nhà nước áp đặt bộ máy
quản lý lên các đơn vị tụ cư cơ bản của người nông dân Việt cũng như sau
16
này là khả năng chi phối không cao của Nhà nước trung ương đối với từng
đơn vị tụ cư dẫn đến quan hệ lỏng lẻo giữa Nhà nước và làng xã là những
chất xúc tác để tư tưởng đó được bảo lưu và tiếp tục phát triển.
Ø Tích cực
Việc quản lý làng xã do 2 cơ quan đảm nhiệm làm bớt các công việc quản lý
của Nhà nước cấp trên, đồng thời không phải mất nhiều khoản chi phí cho
những hoạt động của làng xã. Tính tự trị của làng xã mang rất nhiều nét dân
chủ. Như ở chỗ nhân dân xã trực tiếp bầu ra người điều hành quản trị ở địa
phương. Xã trưởng do nhân dân xã tự bầu ra. Triều đình không phải lo lắng
gì về vấn đề lương bổng cho các viên chức trong xã. Chính nhờ chế độ thôn
xã tự trị mà công cuộc nam tiến của nước chúng ta được dễ dàng thực hiện
hơn. Thiết nghĩ rằng nền dân chủ của chúng ta cần phải gìn giữ và phát triển
chế định bầu cử trực tiếp người đứng đầu hành pháp ở làng xã như trước kia.
Với chế định này, nhân dân xã có điều kiện cho việc kiểm tra, giám sát chính
quyền nhà nước ở địa phương cơ sở hơn. Hiện nay nhân dân địa phương chỉ
có quyền kiểm tra giám sát chính quyền địa phương một cách gián tiếp
thông qua cấp ủy Đảng và Hội đồng nhân dân địa phương.
Nhờ làng xã có tính tự trị tương đối góp phần làm cho đất nước có một nền
văn hóa phong phú, đa dạng. Chúng ta đã có những làng văn hóa với những
nét văn hóa đặc trưng nổi bật, nó không bị xóa bỏ bởi văn hóa làng khác,
vùng miền khác, hay sự can thiệp của chính quyền trung ương, thậm chí là
chính quyền của ngoại xâm.
Với tính tự trị tự quản của mình, làng xã là nơi bảo lưu tốt nhất những giá trị
văn hóa truyền thống tốt đẹp, đáng quý để cho con cháu đời sau noi gương
học tập như: truyền thống yêu nước chống giặc ngoại xâm, truyền thống giữ
đạo hiếu, nhân nghĩa…
Ø Tiêu cực
Bên cạnh những điểm có lợi trên chế độ tự trị làng xã cũng đem lại tệ hại
cho nhiều làng cũng như của xã hội Việt Nam nói chung. Đó là tệ nạn cường
hào nhũng nhiễu.
17
Thứ hai, với chế độ tự trị làng xã như một Nhà nước, có tính chất khép kín,
người dân làng này đến làng khác như một nơi xa lạ, người dân không chịu
đi nơi khác làm ăn sợ mang tiếng là “tha phương cầu thực”, không chịu học
hỏi mở mang trí tụê, sống trong lũy tre làng, nhãn quan của họ không có
điều kiện vượt ra ngoài ngôi đình cái chợ…
Thứ ba, chúng ta vẫn nghe câu “phép vua thua lệ làng”. Thật ra nói như vậy
cũng hơi cường điệu vị trí của làng xã. Lệ làng thế nào thì cũng không được
trái với phép nước. Nhìn chung là hương ước của làng xã thống nhất với
pháp luật của nhà nước. Cơ cấu quyền lực của làng xã là quyền lực kép, có
sự hòa hợp của quyền tự trị và quyền nhà nước. Nhưng câu nói đó đúng
trong trường hợp nhà nước yếu, không quản lý nổi làng xã như trên. Khi đó
làng xã tự vận hành theo tục lệ riêng, theo sự điều khiển của một số cá nhân
chức sắc trong làng, bất chấp cả phép nước.
Thứ tư, làng xã với tính tự trị của nó bảo lưu rất tốt các giá trị truyền thống
nhưng đồng thời nó cũng lưu giữ những hủ tục “thâm căn cố đế”, không dễ
dàng xóa bỏ vì nhà nước có muốn can thiệp vào cũng khong đơn giản. Như
những hủ tục về khao vọng, cưới xin, ma chay cỗ bàn đình đám, trọng nam
khinh nữ…mà đến ngày nay chúng ta vẫn chưa xóa bỏ được hết, thậm chí để
xóa bỏ được một vài hủ tục cũng rất khó khăn và mất một thời gian không
phải là ngắn.
Câu 7 : Diện mạo của nông thôn việt nam qua một số truyện ngăn của
nhà văn Nam Cao?
Câu 8: Những đặc điểm nổi bật của tổ chức gia đình dòng họ, làng bản
của vùng Đông Bắc
Câu 9: Những đặc điểm nổi bật của tổ chức gia đình dòng họ, làng bản
của vùng Tây Bắc.
Câu 10 : Mối quan hệ giữa văn hóa làng và du lịch bản làng
Câu 11: Chứng minh rằng văn hóa làng vừa là động lực vừa là vật cản
cho du lịch cộng đồng?
18
•
•
•
•
•
•
•
•
•
Câu 12: Giới thiệu các loại hình du lịch giải trí ở nông thôn. Nông thôn
việt nam có tiềm năng gì cho phát triển du lịch.
Trả lời:
Các loại hình du lịch giải trí ở nông thôn:
Trãi nghiệm nghĩ dưỡng (Roam): Trước hết là chúng ta hãy cùng nhau tìm
hiểu và lĩnh vực thứ nhất, trãi nghiệm nghĩ dưỡng gồm những hoạt động
như:
Cảm nhận những vất vả, trãi nghiệm cuộc sống bình dị ở nông thôn
Sự khác nhau về mùa vụ, cảnh vật, văn hóa.. cũng tạo cho những hình
ảnh cuộc sống nông trại, môi trường tự nhiên.
Dùng những tách trà hoặc chất lên men với không gian xinh đẹp hoặc
cùng tham gia làm đồ gốm, đồ thủ công.
Cùng tham gia trồng cây, hoa và lắng nghe sự giải thích để bạn không
chỉ hiểu biết địa phương và một số kiến thức làm vườn.
Trãi nghiệm giải trí (Lohas)
Du khách có thể theo người bản địa xuống cánh đồng để xem các loại
cây, côn trùng…Qua đó trẻ em có thể hiểu được như thế nào là trồng cây và
cuộc sống của động vật.
Tham gia nướng khoai mỡ tại các lò nung ngoài trời hoặc đến các
vườn hoa lan và cây ăn trái, hái chúng và tạo thành những bộ quần áo trên
những chiếc áo thun.
Du khách có thể tự cầm những cái xẻng đến những vườn rau hoặc đi
chân trần vào trong các thửa ruộng để gieo các hạt giống hoặc xay bột bằng
các máy cối xay, xem cách sửa soạn những bữa ăn.
Về đêm, du khách có thể thấy nhiều loại côn trùng hoạt động về đêm,
du khách có thể tự tạo các đèn lồng trời và ghi những điều ước trên đó.
Giải trí tại các khu rừng tre, và cây cối mọc tự nhiên, bắt cá…vui chơi
cùng với thiên nhiên. Và nhiều hoạt động khác.
Trãi nghiệm hương vị - Slow food:
19
•
•
Nó liên quan đến sử dụng nguyên liệu có nguồn gốc địa phương trong
việc chuẩn bị và không phải thực phẩm đã được chế biến hay thực phẩm đã
được vận chuyển từ nơi khác đến.
Tự tay trồng và hái rau, các sản phẩm vật nuôi tự nuôi và nhất là luôn
tươi ngon.
Khám phá kiến thức mới
•
Du khách có thể cảm nhận thấy tâm lý cuộc sống của người chủ nông
trại, về sự thoải mái và ấm cúng trong khi trú ngụ ở các ngôi nhà của họ.
Tiềm năng du lịch nông thôn:
Ở Việt Nam, cho đến nay, khái niệm du lịch nông thôn vẫn chưa được nhắc
tới trong các văn bản pháp lý, mặc dù nước ta có tiềm năng lớn để phát triển
du lịch nông thôn. Với phong cảnh thiên nhiên đẹp, địa hình đa dạng gồm
núi đồi, sông suối, biển đảo, hang động, hệ động, thực vật phong phú, vùng
nông thôn với những làng quê cổ kính vùng Bắc Bộ, những nét văn hóa
truyền thống đặc sắc, những vùng đất có lịch sử hình thành lâu đời, nơi lưu
giữ nhiều di tích lịch sử và truyền thống văn hóa tập tục của người xưa,
những cánh đồng bát ngát, phì nhiêu ở Nam Bộ... là những điều kiện cần và
đủ để nước ta phát triển du lịch nông thôn.
Người Việt Nam nhân hậu, thủy chung, yêu chuộng hòa bình và giàu lòng
mến khách cùng với đôi bàn tay khéo léo, trí thông minh, nhạy bén và giàu
lòng quả cảm, đã làm nên những nét văn hóa truyền thống đặc sắc Việt Nam
từ chính tâm hồn mộc mạc ấy của mình. Làng quê với những hoạt động của
nghề nông, những nghề thủ công kiếm sống hằng ngày của người dân cư
ngụ, là cả một tài nguyên lớn của du lịch nông thôn mà du khách quốc tế rất
quan tâm.
Bên cạnh đó, Việt nam là một quốc gia có bề dày lịch sử phát triển nền sinh
thái nông nghiệp dựa trên nền sinh thái thiên nhiên có tài nguyên đa dạng
sinh học thuộc 16 nước cao nhất thế giới. Đa dạng sinh học là chiếc nôi
sống, nơi sản sinh ra các thảm phủ sinh thái tự nhiên cho việc phát triển và
tồn tại bền vững một nền sinh thái nông nghiệp với các sản vật thiên nhiên
độc đáo. Đó cũng là cái lõi chính để đặt nền móng cho việc phát triển các
20
sản phẩm du lịch nông nghiệp bền vững đủ sức cạnh tranh trên thi trường
quốc tế ở một nước nông nghiệp như Việt Nam.
Nội dung của sản phẩm du lịch nông nghiệp rất phong phú làm gốc để phát
triển ra các sản phẩm khác như du lịch ẩm thực đồng quê ,du lịch nâng cao
sức khỏe, du lịch học đường ( studing-tour ),du lịch chuyên đề ,du lịch về
cội v..v . Nói cách khác, các sản vật mang tính văn hóa địa phương đã được
các cộng đồng dân cư nông nghiệp của các làng quê sản sinh ra theo dòng
lịch sử. Đó chính là nguồn tài nguyên vô tận để tạo ra các sản phẩm du lịch
rất hấp dẫn cho du khách nếu biết tổ chức và khai thác vì ngoài yếu tố thiên
nhiên còn là sản phẩm của trí tuệ và kinh nghiệm.
Lượng khách quan tâm tới du lịch nông nghiệp ngày càng lớn vì đa số rất
quan tâm tới thực phẩm ngon sạch và không gian sinh hoạt của các nông
hộ ,các gia trại ,các cộng đồng nông nghiệp làng xã tối lửa tắt đèn ấm cúng
có nhau . Một không gian sống rất thực và thoáng đạt mang tính đồng quê
luôn có sức lôi cuốn đặc biệt với du khách trong và ngoài nước với mọi lứa
tuổi khác nhau.
Năm 1986, loại hình du lịch nông thôn lần đầu tiên được xuất hiện tại Việt
Nam với mô hình du lịch sinh thái ở nông thôn từ ngôi nhà ba gian truyền
thống của Nam Bộ gắn liền với sông nước, kênh rạch, miệt vườn.
Trải nghiệm “độc” từ A đến Z
Mới lạ, hấp dẫn là cảm nhận chung của nhiều du khách khi lựa chọn các tour
du lịch về nông thôn. Ở đây, họ được trực tiếp tham gia vào những công việc
rất giản dị như lội ruộng, tát cá, trồng rau, chẻ nan, đan cót, tạo dáng cho sản
phẩm gốm...; được trải nghiệm để trở thành nông dân, thợ thủ công thực thụ.
Với nền văn minh lúa nước, hệ thống làng xã và các thiết chế văn hóa độc
đáo, cách làm này đang là hướng mở cho các đơn vị kinh doanh du lịch hiện
nay.
Tận dụng lợi thế, đặc điểm từng vùng, miền, các đơn vị kinh doanh lữ hành
tung ra các tour du lịch nông nghiệp hấp dẫn, thu hút khách du lịch, đặc biệt
là người nước ngoài.
21
Miền Bắc nổi tiếng với mô hình du lịch nông nghiệp tại Khu bảo tồn thiên
nhiên Vân Long, Ninh Bình - làng quê đặc trưng vùng Đồng bằng Bắc Bộ,
có “ cây đa bến nước mái đình”. Trên chiếc xe… trâu, du khách sẽ được ghé
thăm các thôn, làng, viếng các đình chùa, nghe hát chèo, thụ lộc, được sinh
hoạt cùng người dân bản địa, cùng nông dân ra đồng mò cua, bắt ốc, gặt lúa,
tắm giếng, cùng nấu nướng và thưởng thức bữa cơm trưa đạm bạc, ngủ trên
chiếc chõng tre…
Miền Trung lại nổi tiếng với những tour du lịch gắn liền với truyền thống,
tập tục nơi đây. Điển hình phải kể đến ngôi làng Cẩm Nam, hay còn gọi là
cồn Nam Ngạn thuộc thị xã Hội An- Quảng Nam. Ðến đây, du khách như
bước vào một làng quê yên bình với những nếp nhà tranh phủ khói lam
chiều, thơm ngát hương hoa cau trong những khu vườn đầy cây trái. Du
khách cũng sẽ gặp những chiếc ghe chở đầy bắp mới bẻ còn thơm mùi sữa,
được các cô thôn nữ hối hả chèo về, gió bay nghiêng cả tà áo. Theo chân họ,
du khách đến thăm các lò nấu bắp, chỉ đỏ lửa khi màn đêm buông xuống.
Không chỉ có vậy, những món ăn dân dã như hến trộn, hến xào xúc bánh
tráng, bánh tráng dập chấm mắm nêm, chè bắp Cẩm Nam... đã khiến cho
nhiều người xa quê phải nao lòng vì nhớ, ước mong một lần trở lại.
Du khách còn có thể thưởng thức trọn vẹn khung cảnh tái hiện cảnh lao động
ở những làng nghề xưa như: chuốt gốm Thanh Hà, đan chiếu Bàn Thạch,
làm mía đường Quế Sơn, trui rèn Cẩm Nam... Được thưởng thức không gian
văn hóa ẩm thực đậm chất “nhà quê” như: gói bánh chưng, bánh tét vào dịp
lễ, Tết của người Việt. Hay cùng những lều, chõng, quán nước chè xanh,
quán ăn cổ với những món cổ truyền đặc sản của xứ Quảng như mì Quảng,
cao lầu, bánh bao, bánh bèo...”. Lấy chất liệu từ chính cuộc sống và sinh
hoạt thường nhật, bình dân nhưng đậm chất văn hóa truyền thống, những
nông dân làm du lịch ở đô thị cổ Hội An đã và đang làm nên một thương
hiệu độc đáo và rất riêng của mình.
22
Ở khu vực Nam Bộ, đặc sản là những miệt vườn với hệ thống kênh rạch
chằng chịt cũng mang đến cho du khách nhiều trải nghiệm thú vị với những
tour dã ngoại dài ngày gắn liền với công việc lao động thường nhật như bắt
cá, chăm sóc cây…
Hay đến Tây Nguyên, du khách cũng sẽ được thực sự sống cùng trải nghiệm
nơi núi rừng hoang sơ hoang dã: có vắt cắn, có muỗi bay vo ve về đêm và có
cảm giác săn bắn thật sự. Trâu nhà thả vào rừng sau khi cho du khách săn
bắn được khiêng về, dựng nêu, đốt lửa nướng tại chỗ trong màu sắc, âm
hưởng say đắm của văn hóa Tây Nguyên. Nhiều khách quốc tế đã liên hệ với
các hãng lữ hành đặt tour kèm lời nhắn: “Hãy đưa chúng tôi đến những nơi
mà du khách chưa ai đến”.
Với loại hình du lịch riêng có này, rất nhiều du khách đã “ phải lòng” con
người và cuộc sống trên dải đất hình chữ S, hứa hẹn " tiềm năng vàng" cho
loại hình du lịch nông nghiệp!
Câu 13 : Thế mạnh và hạn chế của du lịch làng nghề ở Việt nam
Trả lời :
Trong những năm gần đây, loại hình du lịch làng nghề truyền thống ở Việt
Namngày càng hấp dẫn du khách, đặc biệt là du khách nước ngoài, bởi
những giá trị văn hóa lâu đời và cách sáng tạo sản phẩm thủ công đặc trưng
ở mỗi vùng.
Đi dọc chiều dài đất nước hình chữ S, du khách gần như có thể dừng chân ở
bất cứ địa phương nào để tìm hiểu về làng nghề truyền thống. Theo thống kê
của Hiệp hội Làng nghề Việt Nam, hiện nay cả nước có khoảng hơn 3000
làng nghề thủ công, thuộc 11 nhóm nghề chính là sơn mài, gốm sứ, thêu ren,
mây tre đan, cói, dệt, giấy, tranh dân gian, gỗ, đá, kim khí.
Thế mạnh :
Lợi thế của phần lớn các làng nghề là nằm trên trục giao thông thuận lợi, cả
đường bộ lẫn đường sông nên thuận tiện để xây dựng các chương trình du
lịch kết hợp. Có thể kế đến các địa phương khá năng động trong việc phát
huy lợi thế làng nghề để phát triển du lịch như Hà Nội, Hà Tây, Hoà Bình,
Bắc Ninh, Thừa Thiên-Huế, Quảng Nam...
23
Hiện cả nước có khoảng 3.000 làng nghề; trong đó có 400 làng nghề truyền
thống với 53 nhóm nghề làm ra khoảng 200 loại sản phẩm thủ công khác
nhau; trong đó nhiều sản phẩm nghề có lịch sử phát triển hàng năm, hàng
nghìn năm.
Hạn chế :
Tại các làng nghề này chưa có những điều kiện để trình diễn, dịch vụ phục
vụ khách tham quan nghèo nàn. Sự tham gia của cộng đồng và phát triển du
lịch chưa cao, bởi họ chưa nhận thức được giá trị của du lịch đem lại. Một
làng nghề được coi là phát triển du lịch khu thu nhập từ du lịch chiếm ít nhất
25% thu nhập của làng. Bên cạnh đó, một số làng nghề hướng phát triển du
lịch nhưng hạ tầng giao thông và môi trường còn nhiều bất cập.
Cả nước hàng nghìn làng nghề, trong đó riêng Hà Nội đã có 1264 làng
nghề với 530 làng nghề truyền thống, 244 làng nghề thủ công mỹ nghệ.
Nhiều về số lượng, phong phú về loại hình sản xuất, nhưng hàng nghìn “mỏ
tài nguyên du lịch” ấy không cho ra nổi một sản phẩm đồ lưu niệm đặc
trưng của du lịch Việt Nam.
Các làng nghề ở Hà Nội như gốm Bát Tràng, gỗ Đồng Kỵ, gỗ Vân Hà, sơn
mài Hạ Thái, thêu Quất Động… có thể nói đã “ăn nên làm ra” nhờ xuất
khẩu các đồ mỹ nghệ, nhưng việc “xuất khẩu tại chỗ” cho khách du lịch lại
không được lưu tâm tới.
Khách Tây Âu rất thích đồ sơn mài. Khách Nhật rất thích tranh thêu. Khách
Mỹ rất thích đồ mỹ nghệ bằng gỗ, tre, rơm… Họ sẵn sàng bỏ nhiều tiền ra
mua những tác phẩm nghệ thuật chất lượng. Đó là lý do vì sao đồ thủ công
mỹ nghệ Việt Nam xuất khẩu rất tốt sang những thị trường này. Nhưng khi
họ sang Việt Nam với mục đích du lịch, thường là dài ngày, họ không thể
mang đi vác lại những món đồ cồng kềnh, dễ vỡ trong suốt cuộc hành trình
cho đến khi về nước và càng không thể mang với số lượng lớn về làm quà
tặng bạn bè.
Ông Nguyễn Hoàng Lưu – Phó Chủ tịch Hiệp hội Thủ công mỹ nghệ và
làng nghề Hà Nội bày tỏ: “Đúng là không có sự rạch ròi trong việc sản xuất
đồ thủ công mỹ nghệ tại các làng nghề. Mặt hàng phục vụ tiêu dùng phải
24
khác, mặt hàng phục vụ du lịch phải khác. Mỗi mặt hàng mang một chức
năng khác nhau nên không thể giống nhau được. Trong khi đó, các làng
nghề lại quá chú trọng vào thị trường tiêu dùng đồ mỹ nghệ cao cấp mà
không quan tâm tới thị trường đồ lưu niệm bình dân khi mà thị trường này
đang rất sôi động và mang lại nguồn thu lớn”.
Đó cũng một trong những lý do khiến du lịch làng nghề Việt Nam hiện nay
chưa phát triển được. -> Hạ tầng văn hoá truyền thống bị phá vỡ bởi quá
trình đô thị hoá, môi trường ô nhiễm do sản xuất phát triển, khách du lịch
không có nhiều điểm để tham quan đã đành, mong muốn mua được những
món đồ lưu niệm do các nghệ nhân Việt Nam chế tác cũng không thực hiện
được.
Ở Hà Nội nói riêng và Việt Nam nói chung thì hiện nay, các tour du lịch gắn
với làng nghề đều còn mang tính tự phát.
Hiện nay, trên địa bàn xã Bát Tràng (Gia Lâm) có hơn 1.000 lò gốm lớn,
nhỏ. Sản phẩm gốm của Bát Tràng không chỉ thu hút khách du lịch trong
nước, mà cả khách du lịch nước ngoài mỗi khi đến Hà Nội. Theo Ban quản
lý chợ gốm sứ Bát Tràng, trung bình hàng tháng, chợ gốm Bát Tràng đón
25-30 nghìn lượt khách trong nước, 5-6 nghìn lượt khách quốc tế. Mặc dù
năm 2009, được coi là năm khó khăn của nền kinh tế, nhiều làng nghề đều
rơi vào hoàn cảnh khó khăn, sản xuất giảm sút, nhưng tại khu vực chợ gốm
Bát Tràng khách đến tham quan vẫn khá tập nập, cho dù không phải là ngày
cuối tuần. Từ khách nội thành tới khách du lịch ở các tỉnh khác, và tất nhiên,
không thể vắng những du khách nước ngoài. Chị Nga, một người bán hàng
tại khu vực chợ gốm Bát Tràng cho biết: “Lượng khách đến tham quan chợ
gốm từ Tết ra đến giờ vẫn đông lắm, cả khách nước ngoài, khách các nơi
khác đến, rồi học sinh, sinh viên các trường đại học cũng đi xe bus đến”.
Trưởng phòng tiểu thủ công nghiệp và làng nghề (Sở Công Thương Hà Nội)
Trịnh Thị Hồng Loan cho biết: “Bát Tràng được quy hoạch từ năm 2001,
nên cơ sở hạ tầng đã khá tốt. Bên cạnh đó, trước Bát Tràng chỉ hướng tới
xuất khẩu là chính, mặc dù có tiêu thụ tại thị trường trong nước nhưng người
dân tự tìm đến chứ không phải qua hệ thống tour du lịch. Còn hiện nay, Bát
25