Tải bản đầy đủ (.pdf) (48 trang)

Đề xuất biện pháp dạy trẻ mẫu giáo 5 6 tuổi định hướng trong không gian thông qua hoạt động giáo dục thể chất

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (725.5 KB, 48 trang )

TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM HÀ NỘI 2
KHOA GIÁO DỤC MẦM NON

TRƢƠNG THỊ THẢO

ĐỀ XUẤT BIỆN PHÁP DẠY TRẺ MẪU GIÁO 5 - 6 TUỔI
ĐỊNH HƢỚNG TRONG KHÔNG GIAN THÔNG QUA
HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC THỂ CHẤT

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
Chuyên ngành: Giáo dục mầm non

HÀ NỘI, 2016


TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM HÀ NỘI 2
KHOA GIÁO DỤC MẦM NON

TRƢƠNG THỊ THẢO

ĐỀ XUẤT BIỆN PHÁP DẠY TRẺ MẪU GIÁO 5 - 6 TUỔI
ĐỊNH HƢỚNG TRONG KHÔNG GIAN THÔNG QUA
HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC THỂ CHẤT

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
Chuyên ngành: Giáo dục mầm non

Ngƣời hƣớng dẫn khoa học:
Ths. Lê Thu Phƣơng

HÀ NỘI, 2016




LỜI CẢM ƠN
Em xin chân thành cảm ơn cô giáo Lê Thu Phương, người đã tận tình
hướng dẫn, chỉ bảo em, cung cấp cho em những tri thức, kinh nghiệm q
báu, động viên giúp đỡ em hồn thành khóa luận này. Song do hạn chế về
kiến thức, kinh nghiệm trong giảng dạy, nên khóa luận tốt nghiệp của em cịn
nhiều hạn chế, thiếu sót. Em rất mong nhận được sự đóng góp ý kiến của các
thầy cơ giáo và các bạn để khóa luận tốt nghiệp của em được hồn thiện hơn.
Em xin chân thành cảm ơn!
Hà Nội, tháng 05 năm 2016
Người thực hiện

Trương Thị Thảo


LỜI CAM ĐOAN
Em xin cam đoan khóa luận này là kết quả nghiên cứu của riêng em có
sự hướng dẫn và giúp đỡ của Thạc sĩ Lê Thu Phương và tham khảo qua các
tài liệu có liên quan.
Em xin cam đoan kết quả nghiên cứu của mình khơng trùng với kết
quả nghiên cứu của tác giả khác.
Hà Nội, tháng 05 năm 2016
Người thực hiện

Trương Thị Thảo


MỤC LỤC
MỞ ĐẦU

1. Lí do chọn đề tài ........................................................................................ 1
2. Mục đích nghiên cứu ................................................................................. 2
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ............................................................. 2
4. Nhiệm vụ nghiên cứu................................................................................. 2
5. Giả thuyết khoa học ................................................................................... 2
6. Phương pháp nghiên cứu ........................................................................... 2
7. Cấu trúc của đề tài ..................................................................................... 3
CHƢƠNG 1. CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA VIỆC DẠY TRẺ
5 - 6 TUỔI ĐỊNH HƢỚNG TRONG KHÔNG GIAN THÔNG QUA
HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC THỂ CHẤT
1.1. Cơ sở lí luận ............................................................................................ 4
1.1.1. Một số khái niệm .............................................................................. 4
1.1.2. Đặc điểm nhận thức biểu tượng về không gian và sự định hướng
trong không gian của trẻ mẫu giáo 5 - 6 tuổi ............................................ 5
1.1.3. Quá trình hình thành biểu tượng về định hướng trong không gian
cho trẻ mẫu giáo 5 - 6 tuổi ......................................................................... 6
1.1.4. Hoạt động giáo dục thể chất ở trường mầm non với việc dạy trẻ
định hướng trong không gian ................................................................... 10
1.2. Cơ sở thực tiễn ...................................................................................... 13
1.2.1. Thực trạng sử dụng các biện pháp dạy trẻ mẫu giáo 5 - 6 tuổi định
hướng trong không gian thông qua hoạt động giáo dục thể chất ............ 13
1.2.2. Nguyên nhân ................................................................................... 14


CHƢƠNG 2. XÂY DỰNG MỘT SỐ BIỆN PHÁP DẠY TRẺ MẪU GIÁO
5 - 6 TUỔI ĐỊNH HƢỚNG TRONG KHÔNG GIAN THÔNG QUA
HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC THỂ CHẤT
2.1. Nguyên tắc đề xuất biện pháp............................................................... 16
2.1.1. Đảm bảo thực hiện mục tiêu giáo dục mầm non, mục đích phát
triển nhận thức và phát triển thể chất cho trẻ .......................................... 16

2.1.2. Phù hợp với đặc điểm sinh lí và nhận thức của lứa tuổi và của từng
cá nhân trẻ ................................................................................................ 17
2.1.3. Các biện pháp xây dựng cần tạo ra sự lồng ghép hợp lý nội dung
dạy trẻ định hướng trong không gian trong quá trình tổ chức các hoạt
động giáo dục thể chất cho trẻ mẫu giáo 5 - 6 tuổi ................................. 18
2.1.4. Đảm bảo phát huy tính tích cực nhận thức và tích cực tham gia các
hoạt động vận động .................................................................................. 18
2.2. Đề xuất một số biện pháp dạy trẻ mẫu giáo 5 - 6 tuổi định hướng trong
không gian thông qua hoạt động giáo dục thể chất ..................................... 19
2.2.1. Lập kế hoạch lồng ghép nội dung dạy trẻ định hướng trong không
gian vào hoạt động giáo dục thể chất ...................................................... 19
2.2.2. Sử dụng hệ thống bài tập đội hình đội ngũ nhằm nâng cao mức độ
định hướng trong không gian khi trẻ lấy mình, người khác làm chuẩn và
khả năng định hướng khi di chuyển cho trẻ 5 - 6 tuổi ............................ 22
2.2.3. Sử dụng hệ thống bài tập phát triển chung nhằm củng cố và phát
triển kiến thức, kĩ năng định hướng trong khơng gian khi trẻ lấy mình,
người khác làm chuẩn và định hướng khi di chuyển ................................ 24
2.2.4. Sử dụng hệ thống bài tập vận động cơ bản nhằm củng cố, phát triển
cho trẻ mẫu giáo 5 - 6 tuổi khả năng định hướng trong không gian khi trẻ


lấy mình, người khác làm chuẩn và định hướng khi di chuyển, xác định
mối quan hệ không gian giữa các vật ....................................................... 26
2.2.5. Củng cố và phát triển sự định hướng trong khơng gian cho trẻ khi
trẻ lấy mình, người khác làm chuẩn và định hướng khi di chuyển, xác định
mối quan hệ không gian giữa các vật thông qua việc sử dụng hệ thống trò
chơi vận động ............................................................................................ 32
2.3. Điều kiện thực hiện các biện pháp dạy trẻ mẫu giáo 5 - 6 tuổi định
hướng trong không gian thông qua hoạt động giáo dục thể chất ................ 37
2.3.1. Điều kiện về giáo viên .................................................................... 37

2.3.2. Điều kiện về trẻ .............................................................................. 37
2.3.3. Điều kiện cơ sở vật chất ................................................................. 38
2.3.4. Gia đình và nhà trường .................................................................. 38
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ...................................................................... 39
TÀI LIỆU THAM KHÁO ............................................................................ 40


MỞ ĐẦU
1. Lí do chọn đề tài
Phát triển nhận thức cho trẻ mẫu giáo là một trong những nhiệm vụ
chính trong quá trình giáo dục ở trường mầm non. Hình thành biểu tượng tốn
học cho trẻ có vai trị quan trọng trong việc cung cấp những kiến thức ban đầu
về tốn học. Trong đó, dạy trẻ sự định hướng trong không gian không chỉ là
một trong những nhiệm vụ mà còn là nội dung dạy học quan trọng nhằm phát
triển nhận thức cho trẻ mẫu giáo, có tác dụng hình thành ở trẻ những khả năng
tìm tịi, quan sát,... thúc đẩy sự phát triển tư duy, phát triển ngôn ngữ cho trẻ.
Đối với trẻ 5 - 6 tuổi, dạy trẻ định hướng trong không gian giúp trẻ ý thức được
vị trí của cơ thể mình trong mơi trường, ý thức được vị trí của các vật so với nhau
và giúp trẻ có khả năng tự tổ chức, sắp đặt vị trí, phương hướng của bản thân, của
các sự vật trong khơng gian.
Ngồi dạy trẻ định hướng khơng gian trong các tiết học tốn thì trong
hoạt động giáo dục thể chất cũng là phương tiện quan trọng giúp trẻ có sự
định hướng trong không gian tốt. Trong các hoạt động giáo dục thể chất trẻ
vận dụng những kiến thức và kĩ năng định hướng khơng gian vào trong q
trình thực hiện các nhiệm vụ vận động theo yêu cầu của giáo viên về các
hướng không gian khác nhau giúp khả năng định hướng trong không gian của
trẻ phát triển hơn. Tuy nhiên, hiệu quả dạy trẻ định hướng trong không gian
hiện nay vẫn chưa đạt hiệu quả cao. Giáo viên vẫn chưa lồng ghép và thực
hiện có hiệu quả các hoạt động dạy trẻ định hướng trong không gian thông
qua hoạt động giáo dục thể chất.

Vì vậy, tơi chọn nghiên cứu đề tài “Đề xuất biện pháp dạy trẻ mẫu
giáo 5 - 6 tuổi định hướng trong không gian thông qua hoạt động giáo
dục thể chất” nhằm nâng cao mức độ định hướng trong không gian cho trẻ
lứa tuổi này.

1


2. Mục đích nghiên cứu
Nghiên cứu và đề xuất biện pháp dạy trẻ mẫu giáo 5 - 6 tuổi định
hướng trong không gian thông qua hoạt động giáo dục thể chất nhằm góp
phần nâng cao hiệu quả của q trình giáo dục này.
3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
3.1. Đối tượng nghiên cứu
Một số biện pháp dạy trẻ mẫu giáo 5 - 6 tuổi định hướng trong không
gian thông qua hoạt động giáo dục thể chất.
3.2. Phạm vi nghiên cứu
Tiến hành nghiên cứu việc dạy trẻ mẫu giáo 5 - 6 tuổi thơng qua các
hình thức giáo dục thể chất như: tiết học thể dục và trò chơi vận động.
4. Nhiệm vụ nghiên cứu
Nghiên cứu cơ sở lí luận và cơ sở thực tiễn của việc dạy trẻ mẫu giáo 5
- 6 tuổi định hướng trong không gian thông qua hoạt động giáo dục thể chất.
Xây dựng một số biện pháp dạy trẻ mẫu giáo 5 - 6 tuổi định hướng
trong không gian thông qua hoạt động giáo dục thể chất.
5. Giả thuyết khoa học
Hiệu quả việc dạy trẻ mẫu giáo 5 - 6 tuổi định hướng trong không gian
thông qua hoạt động giáo dục thể chất chưa cao. Nếu xây dựng được cách
thức lập kế hoạch lồng ghép nội dung dạy trẻ định hướng trong không gian
thông qua hoạt động giáo dục thể chất kết hợp việc cho trẻ luyện tập với các
bài tập vận động và hệ thống trị chơi vận động thì hiệu quả của q trình dạy

trẻ định hướng trong khơng gian sẽ được nâng cao.
6. Phƣơng pháp nghiên cứu
- Phương pháp nghiên cứu tài liệu
- Phương pháp điều tra
- Phương pháp quan sát

2


- Phương pháp thực nghiệm
- Phương pháp đàm thoại.
7. Cấu trúc của đề tài
Ngoài phần mở đầu, kết luận, kiến nghị và tài liệu tham khảo. Phần nội
dung chính của khóa luận gồm hai chương:
Chương 1. Cơ sở lí luận và thực tiễn của việc dạy trẻ định hướng trong
không gian thông qua hoạt động giáo dục thể chất
Chương 2. Xây dựng một số biện pháp dạy trẻ mẫu giáo 5 - 6 tuổi định
hướng trong không gian thông qua hoạt động giáo dục thể chất

3


CHƢƠNG 1
CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA VIỆC DẠY TRẺ 5 - 6 TUỔI
ĐỊNH HƢỚNG TRONG KHÔNG GIAN THƠNG QUA HOẠT ĐỘNG
GIÁO DỤC THỂ CHẤT
1.1. Cơ sở lí luận
1.1.1. Một số khái niệm
1.1.1.1. Không gian
Theo từ điển Tiếng Việt, khái niệm khơng gian có hai nét nghĩa như

sau:
Thứ nhất: Là hình thức tồn tại cơ bản của vật chất (cùng với thời gian),
trong đó các vật thể có độ dài và độ lớn tương quan khác nhau, cái nọ ở cách
cái kia (vật chất vận động trong không gian và thời gian).
Thứ hai: Là khoảng không bao chùm mọi vật xung quanh con người.
Trong triết học duy vật biện chứng, không gian và thời gian được coi là
hai hình thức tồn tại của vật chất đang vận động. Mọi sự vật trong thế giới vật
chất đều có vị trí, hình thức, kết cấu, độ dài ngắn, cao - thấp. Tất cả những cái
đó được gọi là khơng gian.
1.1.1.2. Sự định hướng trong không gian
Định hướng được hiểu là sự xác định vị trí của cá nhân đối với sự vật
xung quanh và xác định vị trí của một vật nào đó thơng qua quan sát nhìn
hoặc nhớ lại. Sự định hướng trong không gian của con người được thực hiện
trên cơ sở tri giác trực tiếp không gian và biểu thị bằng lời các phạm trù
không gian như vị trí, độ xa, mối quan hệ khơng gian giữa các vật.
Theo Đỗ Thị Minh Liên, khái niệm “định hướng trong không gian” bao
gồm cả sự đánh giá khoảng cách, xác định kích thước, hình dạng và vị trí

4


tương đối của chúng so với vật thể chuẩn. Sự định hướng trong không gian
được hiểu theo nghĩa hẹp là sự xác định vị trí, bao gồm:
+ Sự xác định vị trí của chủ thể định hướng so với khách thể xung
quanh nó;
+ Sự xác định vị trí của các vật xung quanh so với chủ thể định hướng;
+ Sự xác định vị trí của các vật một các tương đối so với nhau.
Sự định hướng trong không gian xảy ra khi chủ thể có tác động qua lại
với mơi trường sống.
1.1.1.3. Giáo dục thể chất

Thể chất là cơ thể con người (nói về mặt sức khoẻ) có thể sử dụng vào
thực hiện một việc nào đó trong học tập, lao động, thể dục,... Thể chất của con
người gồm bốn mặt: tầm vóc cơ thể, năng lực cơ thể, năng lực thích ứng và
trạng thái tâm lý.
Giáo dục thể chất gọi tắt là thể dục, được hiểu theo nghĩa rộng của thể
dục là một quá trình giáo dục mà đặc trưng của nó thể hiện ở việc giảng dạy
các động tác nhằm hồn thiện về mặt hình thể và chức năng sinh học của cơ
thể người. Thơng qua đó giúp hình thành, rèn luyện kĩ năng, kĩ xảo vận động
và phát triển các tố chất thể lực của cơ thể con người. Như vậy, có thể hiểu
giáo dục thể chất cho trẻ mầm non là quá trình tác động nhiều mặt vào cơ thể
trẻ, tổ chức cho trẻ vận động và sinh hoạt hợp lý nhằm làm cho cơ thể trẻ phát
triển đều đặn, sức khoẻ được tăng cường, tạo cơ sở cho sự phát triển toàn
diện.
1.1.2. Đặc điểm nhận thức biểu tượng về không gian và sự định hướng
trong không gian của trẻ mẫu giáo 5 - 6 tuổi ( xem [4] tr 34 - 35)
Trẻ mẫu giáo lớn đã hiểu rõ việc phân nhỏ các phần trong không gian
là sự thống nhất, trẻ cũng cảm nhận được các hướng chính của khơng gian.
Trẻ hiểu khơng gian là một thể thống nhất hồn chỉnh có cả tính liên tục và

5


rời rạc. Trẻ đã biết chia không gian thành từng cặp theo hai hướng đối xứng
nhau (trên - dưới, trước - sau, phải - trái). Và khi đó trẻ chia không gian phản
ánh thành thành hai vùng lớn là vùng phía trước - vùng phía sau và vùng bên
phải - bên trái. Đồng thời, mỗi vùng lại phân thành hai vùng nhỏ hơn.
Q trình định hướng trong khơng gian của trẻ ngày càng phát triển
hơn, điều này được thể hiện qua việc đứa trẻ bắt đầu nhận biết được các mối
quan hệ không gian giữa các vật. Khi xác định sự sắp đặt các vật thể trong
không gian trẻ dần dần thấy các sự vật xung quanh nó đều có tọa độ riêng.

Việc xác định vị trí của một vật nào đó chỉ có tính chất tương đối. Khi gốc tọa
độ thay đổi thì vị trí của vật cũng thay đổi.
Tuy nhiên, khi xác định các mối quan hệ không gian giữa các vật trẻ
vẫn còn gặp nhiều vấn đề khó khăn. Nguyên nhân của vấn đề là do thay đổi
vật làm chuẩn, trẻ khó xác định do vật chuẩn khơng phải là bản thân trẻ mà là
vật bất kì, nên trẻ thường nhầm lẫn khi xác định các hướng từ vật khác. Hơn
nữa, trẻ cũng gặp khó khăn khi xác định mối quan hệ không gian giữa các vật
ở khoảng cách quá xa hay quá gần với vật chuẩn. Vì vậy, để giúp trẻ có thể
xác định tốt mối quan hệ giữa các vật trong khơng gian lời nói của giáo viên
đóng vai trị to lớn lời nói chính xác, rõ ràng giúp trẻ dễ dàng hơn trong việc
xác định mối quan hệ không gian giữa các vật.
1.1.3. Quá trình hình thành biểu tượng về định hướng trong khơng gian
cho trẻ mẫu giáo 5 - 6 tuổi
Việc dạy trẻ mẫu giáo định hướng trong không gian bao gồm nhiều nội
dung khác nhau. Những nội dung này đã được quy định rõ trong các chương
trình chăm sóc giáo dục trẻ 5 - 6 tuổi, giúp các giáo viên có thể dễ dàng trong
việc lập kế hoạch dạy trẻ định hướng trong không gian. Để việc dạy trẻ định
hướng trong không gian đạt hiệu quả cao giáo viên cũng cần xác định các

6


phương pháp, biện pháp dạy học sao cho phù hợp với trẻ, phù hợp với sự đa
dạng của nội dung chương trình.
1.1.3.1. Nội dung dạy trẻ 5 - 6 tuổi định hướng trong không gian
Nội dung dạy trẻ 5 - 6 tuổi định hướng trong không gian bao gồm:
- Phát triển cho trẻ kĩ năng định hướng trong không gian khi trẻ lấy
mình và người khác làm chuẩn;
- Dạy trẻ xác định các hướng: Phía phải - phía trái của người khác;
- Dạy trẻ xác định mối quan hệ không gian giữa các vật;

- Phát triển cho trẻ kĩ năng định hướng trên mặt phẳng và định hướng
khi di chuyển.
1.1.3.2. Phương pháp dạy trẻ mẫu giáo 5 - 6 tuổi định hướng trong khơng
gian
 Dạy trẻ xác định phía phải - phía trái của người khác (xem [3] tr 196197, xem [4] tr 109)
Việc dạy trẻ xác định phía trái - phía phải của người khác được tiến
hành trên cơ sở dạy trẻ xác định tay phải và tay trái của bạn. Để trẻ xác định
được dễ dàng thì trước hết trẻ cần xác định được tay phải và tay trái của bạn
khi đứng cùng hướng với trẻ, sau đó cho đứng đối diện với trẻ. Khi đứng đối
diện với trẻ, trẻ cần xác định được bên tay phải của mình là tay trái của bạn,
bên tay trái của mình là bên tay phải của bạn. Cuối cùng, là khi các bạn đứng
ở các hướng bất kì.
Dựa trên những kiến thức và kĩ năng mà trẻ có được, giáo viên cho trẻ
tập luyện định hướng trong không gian khi trẻ lấy mình và người khác làm
vật chuẩn. Nhiệm vụ dành cho trẻ mẫu giáo 5 - 6 tuổi cần phức tạp hơn so với
những lứa tuổi mẫu giáo bé và nhỡ như: Mở rộng dần vùng xác định xung
quanh bạn, tăng dần số hướng không gian mà trẻ cần định hướng, số lượng
các dấu hiệu của đối tượng mà trẻ cần xác định là nhiều hơn,...

7


Ví dụ:
+ Cho trẻ xác định phía trái, phía phải của bạn có những đồ vật gì?
+ Cho trẻ xác định xem đối tượng nào đó ở phía nào của bạn?
Ở mọi lúc, mọi nơi giáo viên cần sử dụng các tình huống thích hợp cho
trẻ sử dụng các từ chỉ vị trí khơng gian. Giáo viên khơng nên sử dụng các từ
chỉ rõ phương hướng vào quá trình dạy trẻ: Phía trên trần nhà, phía dưới sàn
nhà.
 Dạy trẻ định hướng khi di chuyển (xem [3] tr 197 - 198)

Ở lớp mẫu giáo 5 - 6 tuổi, trẻ tiếp tục học cách di chuyển theo hướng
cần thiết và thay đổi hướng trong thời gian đi, chạy,... Các bài luyện tập, trị
chơi học tập và trị chơi vận động đóng vai trò to lớn trong việc dạy trẻ định
hướng khi di chuyển.
Khi mới tổ chức cho trẻ chơi trò chơi vận động giúp trẻ xác định các
hướng trong không gian, diện tích chơi cần có sự hạn chế. Cùng với sự tích
luỹ kinh nghiệm ở trẻ thì diện tích chơi dần dần được mở rộng, số lượng các
đồ vật cùng với những dấu hiệu của chúng mà trẻ cần định hướng tăng dần, số
hướng mà trẻ cần xác định ngày càng nhiều hơn. Hơn nữa, trẻ phải biết diễn
đạt bằng lời các hướng không gian theo một trật tự bất kì.
Trong quá trình dạy trẻ định hướng khi di chuyển, giáo viên cần hình
thành cho trẻ một số kĩ năng định hướng theo các hướng bên phải và bên trái,
dạy trẻ một số luật lệ giao thông: Đi bộ phải đi trên vỉa hè và đi ở bên phải, đi
bằng xe cộ thì đi dưới lịng đường và đi ở phần đường bên phải.
Trên các tiết học và trong các hoạt động khác của trẻ, giáo viên cần
phát triển ở trẻ phản ứng nhanh nhẹn và chính xác trước tín hiệu âm thanh,
đồng thời yêu cầu trẻ xác định hướng phát ra âm thanh, di chuyển về hướng
có tín hiệu âm thanh và diễn đạt bằng lời các hướng mà trẻ đã xác định.

8


 Dạy trẻ xác định vị trí của vật này so với vật khác (xem [3] tr 198 - 199)
Trẻ mẫu giáo lớn cần học cách xác định vị trí của vật này so với vật khác,
học thiết lập mối quan hệ không gian giữa các vật. Đồng thời, trẻ học cách xác
định vị trí của mình giữa những vật xung quanh.
Ví dụ: Con đứng trước bạn Hoa, đứng giữa hai cái bàn, đứng sau cô giáo.
Việc dạy trẻ xác định mối quan hệ không gian giữa các vật diễn ra theo trình tự
như sau:
+ Bước 1: Bằng phương pháp trực quan kết hợp với lời nói giáo viên cần

chỉ cho trẻ thấy rõ mối quan hệ không gian giữa các đồ vật, đồ chơi (ở phía
trước, ở phía sau, ở giữa,…) và diễn đạt vị trí chúng một cách chính xác bằng
lời.
+ Bước 2: Giáo viên thay đổi vị trí của các đồ vật, trẻ phải xác định lại và
diễn đạt bằng lời các mối quan hệ không gian giữa các đồ vật đó.
+Bước 3: Trẻ phải tự tạo ra các tình huống tương ứng với những yêu cầu
của cơ.
Ví dụ: Cơ u cầu trẻ phải xếp các đồ vật sao cho bên phải cái mũ là chiếc
lược, phía phải chiếc lược là cái áo, phía trước cái áo là đơi giày.
+ Bước 4: Trẻ phải tìm kiếm những tình huống tương tự trong mơi trường
xung quanh.
Các trị chơi học tập như: “Cái gì thay đổi”, “cái gì biến mất”,… rất có tác
dụng trong việc dạy trẻ xác định mối quan hệ khơng gian giữa các vật. Ngồi ra,
có thể sử dụng tranh, ảnh hay các cảnh sân khấu nhằm luyện tập cho trẻ xác định
vị trí của từng đối tượng và mối quan hệ không gian giữa chúng. Điều đó có tác
dụng làm sáng tỏ ý nghĩa của các mối quan hệ khơng gian có liên quan tới vật
thể đó. Giáo viên khơng được sử dụng các vật khơng có định tính khơng gian rõ
ràng làm vật chuẩn như: cái xô, cái cây,... vào việc dạy trẻ xác định vị trí của các
vật khác nhau so với chúng.

9


 Dạy trẻ định hướng trên mặt phẳng
Việc dạy trẻ mẫu giáo lớn định hướng trên mặt bảng, tờ giấy,… tức là dạy
trẻ định hướng trong không gian hai chiều là một trong những nhiệm vụ quan
trọng nhằm chuẩn bị cho trẻ vào trường phổ thông.
Để định hướng được trên mặt phẳng, trước hết cô cho trẻ xác định các
hướng chính diện trên mặt phẳng về phía trên - phía dưới; phía phải - phía trái và
ở giữa. Trên cơ sở đó, cơ dạy trẻ xác định vị trí khơng gian của các góc trong

mặt phẳng. Để định hướng được trên mặt phẳng, trẻ cần có kĩ năng phân tích các
vị trí trên mặt phẳng tri giác với mức độ ngày càng sâu hơn.
Ví dụ: Cơ bố trí các chữ số trên mặt giấy giống hình vẽ
1

2

3

4

5

6

7

8

9

Trên tờ giấy nếu các chữ số được sắp sếp như hình thì số 5 - ở giữa; số
2 - ở trên, số 8 - ở dưới, số 4 - bên trái, số 6 - bên phải, số 1 - góc trên bên
trái, số 3 - góc trên bên phải, số 7 - góc dưới bên trái, số 9 - góc dưới bên
phải.
Hiện nay, vấn đề dạy học trong trường mầm non được tích hợp với các
dạng hoạt động khác nhau của trẻ. Vì vậy, để tạo điều kiện tốt nhất để trẻ
được vận dụng những kiến thức đã học vào các hoạt động giáo dục trong
trường mầm non giáo viên cần để trẻ được luyện tập định hướng trong không
gian thông qua các hoạt động khác nhau.

1.1.4. Hoạt động giáo dục thể chất ở trường mầm non

10


Giáo dục thể chất cho trẻ mầm non là một trong những bộ phận của
giáo dục toàn diện cho trẻ. Nó tạo ra những điều kiện thuận lợi trong quá trình
giáo dục trẻ. Hình thức giáo dục thể chất ở trường mầm non là sự tổng hợp
giáo dục về những hoạt động vận động nhiều dạng của trẻ mà cơ bản là tính
tích cực vận động của chúng. Sự tổng hợp đó tạo nên một chế độ vận động
nhất định, cần thiết cho sự phát triển đầy đủ về mặt thể chất và củng cố sức
khỏe cho trẻ.
Ở trường mầm non, người ta sử dụng các hình thức giáo dục thể chất
như: tiết học thể dục và giáo dục thể chất trong đời sống hàng ngày của trẻ,
bao gồm: thể dục sáng, trò chơi vận động, thể dục chống mệt mỏi, dạo chơi
thăm quan, hội thể dục thể thao và tổ chức giáo dục thể chất trong thời gian tự
hoạt động của trẻ. Khi tiến hành giáo dục thể chất cho trẻ, người ta sử dụng
một số hình thức tổ chức để trẻ tập luyện. Đó là các hình thức: Tồn thể - cả
lớp, nhóm, cá nhân.
Khi tham gia vào hoạt động giáo dục thể chất chẳng những cơ thể trẻ
được khỏe mạnh mà còn cung cấp cho trẻ nhiều kiến thức, giúp trẻ ôn luyện,
củng cố các kiến thức đã được học trong các hoạt động giáo dục khác. Đặc
biệt, thông qua hoạt động giáo dục thể chất ở trường mầm non có thể giúp trẻ
củng cố, nâng cao khả năng định hướng trong không gian.
Trong các tiết học thể chất của trẻ gồm ba phần: Khởi động, trọng động và
hồi tĩnh.
Phần khởi động có mục đích ổn định lớp, giúp cơ thể sẵn sàng cho buổi tập
luyện về cả thể chất lẫn tinh thần. Đồng thời, nó có tác dụng làm nóng người, giúp
ngăn ngừa chấn thương. Trong phần này, giáo viên tiến hành cho trẻ khởi động
các khớp: đầu, cổ, tay, chân. Khi khởi động cô cho trẻ rèn luyện các kỹ năng đi,

chạy: đi thường, đi gót chân, chạy nhanh, chạy chậm. Thời gian dành cho phần
khởi động thường từ 3 – 4 phút.

11


Phần trọng động là phần trọng tâm của tiết học. Đây là phần có tác
dụng đến sự phát triển của trẻ nhiều nhất, vì nó có nhiệm vụ thực hiện mục
đích của tiết học. Phần này gồm 3 giai đoạn: Tập bài tập phát triển chung, vận
động cơ bản và trị chơi vận động.
Bài tập phát triển chung có tác dụng rèn luyện và phát triển các nhóm
cơ chính: cơ bả vai, cơ mình, cơ chân, động tác phát triển hệ hô hấp, động tác
bổ trợ cho vận động cơ bản. Nội dung và số lần tập các động tác phụ thuộc
vào nội dung của bài tập cơ bản.
Ví dụ: Với bài vận động cơ bản “chuyền và bắt bóng khoảng cách 3m”.
Do bài tập cần sử dụng nhiều đến tay vậy nên bài tập cơ bản cần chú ý rèn
luyện nhóm cơ bả vai hơn. Điều này thể hiện qua số lần tập động tác:
Động tác tay: 4 lần * 4 nhịp;
Động tác bụng: 2 lần * 4 nhịp;
Động tác chân: 2 lần * 4 nhịp;
Động tác bật: 2 lần * 4 nhịp.
Bài vận động cơ bản trong tiết học thể chất có thể là những vận động
mới hoặc vận động trẻ đã biết. Đối với những bài vận động mới, cô cần
hướng dẫn tỷ mỷ. Cách tiến hành như sau: Cô tập mẫu, cho một số trẻ tập thử,
cho cả lớp tập. Với những bài vận động trẻ đã biết, cơ có thể cho trẻ nhắc lại
cách thực hiện và tập thử trước, sau đó cơ hướng dẫn lại bài tập, cuối cùng
cho cả lớp thực hiện.
Trò chơi vận động mà cơ lựa chọn là những trị chơi có nhiệm vụ củng
cố, rèn luyện, hỗ trợ cho vận động cơ bản. Lưu ý, trò chơi vận động phụ thuộc
vào nội dung của vận động cơ bản trước đó: Nếu vận động cơ bản tĩnh thì trị

chơi vận động phải động như trò chơi chạy nhảy “Cáo và Thỏ”, “nhảy lò
cò”... Nếu vận động cơ bản động như “ném kết hợp chạy nhảy” thì trị chơi
vận động phải tĩnh như trò chơi “thổi màu nước”, “tiếng gọi của ai?”. Khi tiến

12


hành, cơ giới thiệu tên trị chơi, cơ có thể cho trẻ nêu cách chơi, luật chơi đối
với những trò chơi trẻ đã biết. Cô nhắc lại cách chơi, luật chơi, sau đó tổ chức
cho trẻ chơi. Thời gian tiến hành phần trọng động chiếm 2/3 thời gian tiết học.
Phần hồi tĩnh có tác dụng đưa trẻ về trạng thái bình thường sau quá
trình vận động liên tục. Làm cho trẻ có cảm giác thoải mái, phấn khởi sau
giờ học. Trong phần này, cô sử dụng các biện pháp hồi sức như: cho trẻ đi
vòng tròn, vừa đi vừa vươn vai hít thở sâu hoặc cơ có thể cho trẻ chơi trị
chơi vận động tĩnh: gieo hạt, bóng bay xa,... thời gian dành cho phần hồi
tĩnh từ 2 - 3 phút.
Kết thúc tiết học, cô tiến hành nhận xét, tuyên dương các bạn tập tốt
và có ý thức tập. Khích lệ, động viên các bạn chưa tập tốt cần chú ý, cố
gắng hơn.
1.2. Cơ sở thực tiễn
1.2.1. Thực trạng của việc dạy trẻ mẫu giáo 5 - 6 tuổi định hướng trong
không gian thông qua hoạt động giáo dục thể chất
Việc hình thành sự định hướng trong khơng gian cho trẻ giữ vai trò đặc
biệt quan trọng ở trường mầm non. Vì thế, việc phát triển khả năng định
hướng trong không gian cho trẻ ngay từ lứa tuổi mầm non là vô cùng cần
thiết. Đặc biệt, đối với trẻ 5 - 6 tuổi khả năng định hướng trong không gian tốt
sẽ giúp trẻ thích nghi cao với việc học tập ở phổ thông. Tuy nhiên, đây lại là
nội dung tương đối trừu tượng đối với trẻ. Chính vì thế, giáo viên cần phải có
những phương pháp, hình thức hướng dẫn luyện tập hợp lý. Qua điều tra,
quan sát ở một số trường mầm non tôi nhận thấy hầu hết giáo viên đều cho

rằng hoạt động giáo dục thể chất là con đường hữu hiệu nhằm hình thành,
củng cố biểu tượng định hướng về không gian. Trong trường mầm non cũng
đã thực hiện việc lồng ghép nội dung này vào trong chương trình dạy học cho
trẻ. Mặc dù vậy, hiệu quả của việc lồng ghép nội dung dạy trẻ định hướng

13


trong không gian thông qua hoạt động giáo dục thể chất vẫn chưa cao. Điều
này xuất phát từ một số ngun nhân sau:
1.2.2. Ngun nhân
+ Do trình độ chun mơn còn hạn chế, một số giáo viên chủ yếu dựa
vào chương trình để thực hiện nội dung biên soạn chứ chưa có sự mở rộng
một số nội dung định hướng trong không gian. Nhiều giáo viên chưa biết cách
lồng ghép việc thực hiện nội dung dạy trẻ định hướng trong không gian vào
các hoạt động giáo dục thể chất.
+ Ngôn ngữ của trẻ chưa phát triển hoàn thiện nên trẻ chưa thể diễn đạt
một cách rõ ràng làm cho giáo viên gặp khó khăn trong q trình hướng dẫn
trẻ. Ngồi ra, do lượng trẻ trong lớp đông, lại mất nhiều thời gian để tổ chức
cho trẻ thực hiện các động tác vì vậy, giáo viên ít khi chú ý sửa sai cho trẻ khi
trẻ thực hiện nhiệm vụ định hướng trong không gian.
+ Hoạt động giáo dục thể chất thường được tổ chức ở ngoài trời nên trẻ
hay mất tập trung, dễ bị thu hút bởi yếu tố khác làm ảnh hưởng đến hoạt động
của trẻ. Hơn nữa, đặc điểm của tiết học thể chất là vị trí của trẻ thường xuyên
có sự thay đổi nên khó lồng ghép nội dung dạy trẻ định hướng không gian
hơn.
+ Cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy học luôn là mối quan tâm của các cô
giáo mầm non. Trang thiết bị cơ sở tốt thì chất lượng dạy học mới đạt hiệu
quả cao. Tuy nhiên, hiện nay việc đầu tư cho giáo dục chưa nhiều, chưa đồng
bộ (chủ yếu tập trung ở thành phố lớn). Ở vùng nông thôn trang thiết bị thiếu

thốn, phần lớn đồ dùng dạy học đều do giáo viên tự làm bằng các vật liệu: vải,
vỏ hộp, giấy xốp,... chưa hấp dẫn thu hút trẻ.

14


Kết luận chƣơng 1
Qua nghiên cứu lí luận và thực tiễn của việc dạy trẻ 5 - 6 tuổi định
hướng trong không gian thông qua hoạt động giáo dục thể chất, chúng tôi rút
ra kết luận sau:
Việc dạy trẻ mẫu giáo 5 - 6 tuổi định hướng trong không gian là rất
quan trọng và cần thiết. Nó có ý nghĩa rất to lớn đối với sự phát triển khả
năng nhận thức của trẻ, tạo điều kiện thuận lợi cho trẻ thực hiện thành công
trong học tập và các hoạt động khác trong cuộc sống. Trong trường mầm non,
lồng ghép việc thực hiện dạy trẻ định hướng trong không gian vào hoạt động
giáo dục thể chất mang lại hiệu quả cao, đã được nhiều giáo viên mầm non
quan tâm. Tuy nhiên, do trình độ có hạn nên giáo viên chưa biết vận dụng các
biện pháp dạy trẻ định hướng trong không gian thông qua hoạt động giáo dục
thể chất làm cho kết quả hình thành sự định hướng trong khơng gian cho trẻ
chưa cao.
Để hiệu quả của việc lồng ghép việc dạy trẻ định hướng trong không
gian thông qua hoạt động giáo dục thể chất đạt kết quả cao thì giáo viên
phải xây dựng các biện pháp cụ thể góp phần nâng cao hiệu quả của quá
trình giáo dục.

15


CHƢƠNG 2
XÂY DỰNG MỘT SỐ BIỆN PHÁP DẠY TRẺ

MẪU GIÁO 5 - 6 TUỔI ĐỊNH HƢỚNG TRONG KHÔNG GIAN
THÔNG QUA HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC THỂ CHẤT
2.1. Nguyên tắc đề xuất biện pháp
2.1.1. Đảm bảo thực hiện mục tiêu giáo dục mầm non, mục đích phát triển
nhận thức và phát triển thể chất cho trẻ
Trong dự thảo chương trình chăm sóc - giáo dục trẻ mẫu giáo T10/2005,
mục tiêu ngành giáo dục mầm non đã được bổ sung theo quan điểm đổi mới.
Ngành giáo dục mầm non đã xây dựng mục tiêu cụ thể cho mỗi độ tuổi nhất
định. Đối với trẻ mẫu giáo lớn (5 - 6 tuổi) phải phát triển năm chỉ tiêu về thể
chất, nhận thức, ngôn ngữ, tình cảm xã hội và thẩm mĩ. Với mục tiêu phát triển
nhận thức, chương trình đã chỉ rõ cần: Hình thành và phát triển ở trẻ:
- Tính tị mị, ham hiểu biết, tích cực tìm tịi, khám phá các hiện tượng
và sự vật xung quanh.
- Khả năng nhận biết, phân biệt bằng các giác quan, khả năng quan sát,
so sánh phân loại, suy luận và phỏng đốn, tìm ra mối liên hệ nhân quả, óc
tưởng tượng, khả năng chú ý, ghi nhớ.
- Khả năng phát hiện và giải quyết vấn đề trong cuộc sống hằng ngày
theo những cách khác nhau, khả năng diễn đạt những suy nghĩ.
- Một số hiểu biết ban đầu về cơ thể con người, cây cối, con vật, đồ vật,
một số hiện tượng thiên nhiên và một số biểu tượng ban đầu về tốn.
Cịn với mục tiêu phát triển thể chất, chương trình đã nêu rõ: Giáo dục
phát triển vận động cho trẻ 5 - 6 tuổi nhằm:
- Thỏa mãn nhu cầu vận động của trẻ, giúp trẻ tăng cường sức khoẻ, cơ
thể phát triển cân đối hài hoà.

16


- Trẻ thực hiện các động tác hô hấp, tay, chân, lưng, bụng và các bài tập
thể dục một cách thuần thục, nhịp nhàng, uyển chuyển.

- Các vận động cơ bản đi, đứng, chạy thuần thục, nhanh nhẹn. Có thể
thực hiện được một số vận động khó với yêu cầu cao hơn như: đi kiễng chân,
đi bằng gót chân, đi thăng bằng trên đường hẹp,…
- Phối hợp tay - mắt chính xác, biết cắt bằng kéo, sử dụng đồ dùng
trong sinh hoạt thành thạo, có kĩ năng thực hiện tốt một số công việc tự phục
vụ.
Như vậy, các biện pháp dạy trẻ định hướng trong không gian thông qua
hoạt động giáo dục thể chất phải đảm bảo thực hiện đúng mục tiêu giáo dục
mầm non, mục tiêu phát triển nhận thức, phát triển vận động cho trẻ.
2.1.2. Phù hợp với đặc điểm sinh lí và nhận thức của lứa tuổi và của từng
cá nhân trẻ
Trẻ mẫu giáo lớn cơ thể đã phát triển tương đối hoàn thiện, trẻ trở nên
cứng cáp hơn. Các vận động của trẻ như vận động đi, chạy, nhảy, bật, ném,
chuyền, bắt, bò, trườn, trèo,... dần trở lên chính xác, nhịp nhàng, nhịp điệu, ổn
định, trẻ biết phối hợp vận động của mình với các bạn. Trẻ lúc này rất hiếu
động, nhu cầu vận động của trẻ là rất lớn. Vì vậy, các biện pháp khi đề ra và
thực hiện đều phải phù hợp với đặc điểm, nhu cầu và khả năng vận động của
trẻ.
Đối với trẻ 5 - 6 tuổi tư duy trực quan hình tượng vẫn phát triển mạnh
và chiếm ưu thế. Vậy nên, các biện pháp dạy trẻ cần hướng tới sự hình thành
các biểu tượng toán học sơ đẳng. Trên cơ sở đó tích cực hố hoạt động nhận
thức của trẻ.
Tuy nhiên, trong cùng một độ tuổi nhưng mỗi trẻ lại có đặc điểm phát
triển riêng về nhận thức cũng như khả năng vận động. Vì vậy, khi đưa ra các
biện pháp dạy trẻ định hướng trong không gian thông qua hoạt động giáo dục

17


thể chất cũng cần phải lưu ý tới đặc điểm riêng của từng cá nhân để dạy trẻ,

lựa chọn kiến thức, bài tập sao cho phù hợp.
2.1.3. Các biện pháp xây dựng cần tạo ra sự lồng ghép hợp lý nội dung dạy
trẻ định hướng trong không gian trong quá trình tổ chức các hoạt động
giáo dục thể chất cho trẻ mẫu giáo 5 - 6 tuổi
Các biện pháp giáo dục đưa ra phải đảm bảo quá trình nhận thức của trẻ
mẫu giáo, phải phù hợp với nhiệm vụ phát triển vận động cho trẻ. Trong các
giờ hoạt động phát triển thể chất trẻ được học các nội dung khác nhau, mỗi nội
dung đều có thể tổ chức kết hợp với việc luyện tập, củng cố cũng như hình thành
những khả năng định hướng trong không gian mới cho trẻ. Vì vậy, giáo viên cần
dựa vào nội dung và hình thức của bài tập thể chất để lồng ghép vào việc dạy
trẻ định hướng không gian sao cho phù hợp, đạt hiệu quả cao.
Ví dụ:
Trong phần khởi động, cơ có thể lồng ghép nội dung dạy trẻ định
hướng khi di chuyển thơng qua các bài tập đội hình đội ngũ: di chuyển thành
hàng dọc, hàng ngang, quay theo các hướng khác nhau, dồn hàng, dãn hàng.
2.1.4. Đảm bảo phát huy tính tích cực nhận thức và tích cực tham gia các
hoạt động vận động
Các biện pháp mà giáo viên đưa ra phải phát huy được tính tích cực
nhận thức của trẻ, lơi cuốn lịng ham muốn tham gia vận động, tự nguyện
tham gia vào các vận động. Giáo viên cần tạo cơ hội cho trẻ tự giải quyết các
nhiệm vụ một cách độc lập, tự vận dụng kiến thức, khả năng định hướng
trong không gian đã được học vào trong chính hoạt động của mình. Giáo viên
đóng vai trị chủ đạo trong việc đánh giá và uốn ắn những hoạt động của trẻ.
Tuy nhiên, nếu trẻ được tham gia vào quá trình đánh giá hoạt động của bạn sẽ
giúp trẻ nhận thức đúng đắn hơn về động tác, trẻ nhận ra được cái đúng, sai
của động tác, bản thân trẻ sẽ cố gắng và chính xác hơn. Những phương pháp

18



×