Tải bản đầy đủ (.doc) (7 trang)

thư của cố tt Mỹ Lincoln gửi thầy hiệu trưởng

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (185.57 KB, 7 trang )

Lá thư của tổng thống Mỹ Abraham Lincoln (1809-1865)
Đây là lá thư của tổng thống Mỹ Abraham Lincoln (1809-1865) gửi thầy giáo của con
mình vốn được lưu truyền qua rất nhiều sách, báo, blog…
“Thưa thầy,
Con tôi sẽ phải học tất cả những điều này, rằng không phải tất cả mọi người đều công
bằng, tất cả mọi người đều chân thật. Nhưng xin thầy hãy dạy cho cháu biết cứ mỗi một kẻ
vô lại ta gặp trên đường phố thì ở đâu đó sẽ có một con người chính trực; cứ mỗi một
chính trị gia ích kỷ, ta sẽ có một nhà lãnh đạo tận tâm. Xin thầy hãy dạy cho cháu biết cứ
mỗi kẻ ghét bỏ ta thì ta lại có thêm một người bạn.
Bài học này sẽ mất nhiều thời gian, tôi biết; nhưng xin thầy hãy dạy cho cháu biết rằng một
đồng đôla kiếm được do công sức lao động của mình bỏ ra còn quí giá hơn nhiều so với
năm đôla nhặt được trên hè phố.
Xin thầy dạy cho cháu biết cách chấp nhận thất bại và cách tận hưởng niềm vui chiến
thắng. Xin hãy dạy cháu tránh xa sự đố kỵ.
Xin dạy cháu biết được bí quyết của niềm vui chiến thắng thầm lặng. Dạy cho cháu biết
được rằng những kẻ hay bắt nạt người khác nhất lại là những kẻ dễ bị đánh bại nhất.
Xin hãy giúp cháu nhìn thấy thế giới kỳ diệu của sách... nhưng cũng cho cháu có đủ thời
gian để lặng lẽ suy tư về sự bí ẩn muôn thuở của cuộc sống: đàn chim tung cánh trên bầu
trời, đàn ong bay lượn trong ánh nắng và những bông hoa nở ngát bên đồi xanh.
Xin thầy dạy cho cháu biết thà rằng bị điểm kém vẫn còn hơn là gian lận trong thi cử.
Xin giúp cháu có niềm tin vào ý kiến riêng của bản thân, dù tất cả mọi người xung quanh
đều cho rằng ý kiến đó hoàn toàn sai lầm.
Xin hãy dạy cho cháu biết cách đối xử dịu dàng với những người hòa nhã và cứng rắn với
những kẻ thô bạo.
Xin tạo cho cháu sức mạnh để không chạy theo đám đông khi tất cả mọi người đều chỉ biết
chạy theo thời thế.
Xin hãy dạy cho cháu biết phải lắng nghe tất cả mọi người nhưng cũng xin thầy dạy cho
cháu biết cần phải sàng lọc những gì nghe được qua một tấm lưới chân lý để cháu chỉ đón
nhận những gì tốt đẹp.
Xin hãy dạy cho cháu biết cách mỉm cười khi buồn bã.
Xin hãy dạy cháu biết rằng không có sự xấu hổ trong những giọt nước mắt. Xin hãy dạy


cho cháu biết chế giễu những kẻ yếm thế và cẩn trọng trước sự ngọt ngào đầy cạm bẫy.
Xin hãy dạy cho cháu rằng có thể bán cơ bắp và trí tuệ cho người ra giá cao nhất, nhưng
không bao giờ cho phép ai ra giá mua trái tim và tâm hồn mình.
Xin hãy dạy cho cháu ngoảnh tai làm ngơ trước một đám đông đang gào thét và đứng
thẳng người bảo vệ những gì cháu cho là đúng.
Xin hãy đối xử dịu dàng với cháu nhưng đừng vuốt ve nuông chiều cháu bởi vì chỉ có sự
thử thách của lửa mới tôi luyện nên được một con người cứng rắn.
Xin hãy giúp cháu có được sự dũng cảm để không dung thứ sự sai trái và giúp cho cháu có
được sự bền chí để là người dũng cảm. Xin hãy dạy cho cháu biết rằng cháu phải luôn có
niềm tin tuyệt đối vào bản thân mình, bởi vì khi đó cháu sẽ luôn có niềm tin tuyệt đối vào
nhân loại.
Đây quả là một yêu cầu quá lớn, tôi biết, thưa thầy. Nhưng xin thầy cố gắng hết sức mình,
nếu được vậy, con trai tôi quả thật là một cậu bé hạnh phúc và may mắn”.
__________________

YIM: tieukhong Mobile: 0947.583.683
Abraham Lincoln còn để lại cho hậu thế những câu nói đã trở nên bất hủ. Tôi xin trích lại
vài câu trong số đó.
- "A house divided against itself cannot stand.
I believe this government cannot endure, permanently half slave and half free.
I do not expect the Union to be dissolved -- I do not expect the house to fall -- but I do
expect it will cease to be divided.
It will become all one thing or all the other."
Một ngôi nhà bị chia rẽ nội bộ thì không thể đứng vững.
Tôi tin rằng chính phủ này không thể chịu đựng nổi tình cảnh nửa nô lệ và nửa tự do.
Tôi không mong Liên bang tan rã - Tôi cũng không mong ngôi nhà bị sụp đổ - nhưng tôi
mong rằng nó sẽ chấm dứt việc bị chia rẽ.
Tất cả sẽ phải trở thành một mà thôi: hoặc là nô lệ hoặc là tự do.
- "You can fool all the people some of the time, and some of the people all the time, but
you cannot fool all the people all the time."

Bạn có thể lừa mọi người một lúc nào đó, và lừa một số người mãi mãi, nhưng bạn không
thể lừa tất cả mọi người mãi mãi.
Đây không còn là một lá thư riêng nữa, nó đã trở nên một thông điệp của mọi thời đại; nó
không chỉ là tài sản của Tổng thống Abraham Lincoln hay của Hoa Kỳ, mà là tài sản của
nhân loại. Nó làm cho những kẻ độc tài phải ganh tị, làm những tên quan vô lại và bỉ ổi
phải giật mình, nó làm cho những bậc phụ huynh kính phục, nó làm người ta đã kính nể
ông, càng nể phục ông hơn.
Nhắc tới Abraham Lincoln làm tôi nhớ lại một bài diễn văn của ông. Một bài diễn văn
chính trị được cho là hay nhất của mọi thời đại, và được nhiều người trích dẫn nhất trong
lịch sử Hoa Kỳ. Trong bài diễn văn đó có câu mà nhiều quốc gia đã "mượn" lại:
"chính phủ của Dân, do Dân và vì Dân".
Abraham Lincoln, the 16th President of the United States of America (February 12, 1809 –
April 15, 1865)
Đó là bài diễn văn tại Gettysburg, Pennsylvania. Gettysburg là chiến trường (battle field)
đẫm máu nhất (the bloodiest battle field) trong cuộc Nội chiến nước Mỹ giữa Bắc và Nam.
Tổng cộng đã có khoảng 160,000 lính Mỹ cả hai miền đã hy sinh nơi đây. Và trận chiến
nơi đây đã trở thành bước ngoặc cho cả cuộc chiến về tổng thể.
Tổng thống của miền Bắc Hoa Kỳ Abraham Lincoln tới đây đọc bài diễn văn để tôn vinh
sự hy sinh của những người lính đã ngã xuống, và qua đó ông muốn tái xác nhận với nước
Mỹ sự quyết tâm của ông để tiếp tục theo đuổi lý tưởng tự do. Lúc đó nước Mỹ chia rẽ
trầm trọng về vấn đề người nô lệ da đen. Miền Nam ly khai và thành lập "quốc gia" riêng
gồm 13 tiểu bang gọi là The Confederates và có Tổng thống hẳn hoi. Miền Nam theo đuổi
chủ trương không giải phóng nô lệ. Điều này cũng dễ hiểu: họ có những đồn điền bạt ngàn
và thiếu nhân công trầm trọng. Giải phóng nô lệ có nghĩa là tước đoạt quyền sinh sát với
nô lệ mà họ đã được thụ hưởng tự thuở Hoa Kỳ mới lập quốc.
Bài diễn văn được Tổng thống Abraham Lincoln đọc vào buổi chiều thứ Năm ngày 19
tháng 11 năm 1863 tại Gettysburg mà lịch sử đã gọi là "The Gettysburg Address".
Nguyên văn như sau:
Four score and seven years ago our fathers brought forth on this continent a new nation,
conceived in Liberty, and dedicated to the proposition that all men are created equal.

Now we are engaged in a great civil war, testing whether that nation, or any nation, so
conceived and so dedicated, can long endure. We are met on a great battle-field of that war.
We have come to dedicate a portion of that field, as a final resting place for those who here
gave their lives that that nation might live. It is altogether fitting and proper that we should
do this.
But, in a larger sense, we can not dedicate—we can not consecrate—we can not hallow—
this ground. The brave men, living and dead, who struggled here, have consecrated it, far
above our poor power to add or detract. The world will little note, nor long remember what
we say here, but it can never forget what they did here. It is for us the living, rather, to be
dedicated here to the unfinished work which they who fought here have thus far so nobly
advanced. It is rather for us to be here dedicated to the great task remaining before us—that
from these honored dead we take increased devotion to that cause for which they gave the
last full measure of devotion—that we here highly resolve that these dead shall not have
died in vain—that this nation, under God, shall have a new birth of freedom—and that
government of the people, by the people, for the people,
shall not perish from the earth.
Dưới đây là tôi dịch thoát ý:
Tám mươi bảy năm trước đây (tức năm 1776 – năm mà Hoa Kỳ tuyên bố độc lập tách khỏi
mẫu quốc Anh), những người cha của đất nước chúng ta đã khai sinh một quốc gia mới
trên lục địa này, quốc gia đó đặt niềm tin ở Tự Do, và tận hiến với ý tưởng rằng mọi người
sinh ra đều bình đẳng.
Giờ đây chúng ta đang lâm vào một cuộc Nội chiến vĩ đại, nó thử thách quốc gia này – hay
bất cứ quốc gia nào khác - với niềm tin và tận hiến của mình, liệu có thể chịu đựng được
cuộc chiến đó lâu dài hay không. Chúng ta hội tụ tại một chiến trường vĩ đại của cuộc
chiến đó. Chúng ta đến đây để cống hiến phần mình cho chiến trường đó, nơi đây là nơi
yên nghỉ vĩnh hằng cho những người đã hi sinh tính mạng của mình để quốc gia đó có thể
sống còn. Chúng ta phải làm điều này, vì đó phù hợp và phải lẽ.
Nhưng trong một khái niệm rộng hơn, chúng ta không thể hiến dâng hay thần thánh hóa
vùng đất này được; vì những chiến binh dũng cảm – dù còn sống hay đã mất - những
người đã chiến đấu ở nơi đây đã tự biến vùng đất này thành vùng đất thánh rồi. Nó vượt

mọi khả năng của chúng ta để tăng thêm hay làm giảm giá trị của nó. Thế giới sẽ không
chú ý hoặc cũng chẳng thể nhớ lâu những gì chúng ta đã nói nơi đây, nhưng thế giới sẽ mãi
không quên những gì chúng ta đã làm ở đây. Trách nhiệm của chúng ta, những người đang
sống, là phải tiếp tục tận hiến cho công việc mà họ đã làm – tuy còn dang dở nhưng đã có
những tiến bộ đáng quý trọng. Nhiệm vụ của chúng ta là tiếp tục tận hiến cho nhiệm vụ vĩ
đại phía trước; rằng từ những sự hy sinh rất danh dự này, chúng ta sẽ tiếp tục cống hiến
cho lý tưởng mà họ đã tận hiến cho đến phút cuối cùng; rằng chúng ta nhất quyết không để
họ hy sinh trong vô vọng; rằng quốc gia này, dưới sự chở che của Thượng đế, sẽ khai sinh
một nền Tự do mới; và rằng chính phủ của dân, do dân, và
vì dân sẽ không bao giờ biến mất khỏi trần
gian.
Nghe bài diễn văn tại đây. Lưu ý rằng bài diễn văn được đọc năm 1863. Do vậy, rất có thể
"người đọc" diễn văn không phải là Abraham Lincoln. Rất có thể ai đó đã nhái giọng của
ông. Dù sao thì nghe lại cũng thấy thú vị.
Xin thầy hãy dạy cho con tôi
(Trích thư của Tổng thống Mỹ Abraham Lincoln gửi thầy hiệu trưởng ngôi trường
nơi con trai ông theo học)
Con tôi sẽ phải học tất cả những điều này, rằng không phải tất cả mọi người đều công
bằng, tất cả mọi người đều chân thật. Nhưng xin thầy hãy dạy cho cháu biét cứ mỗi
một kẻ vô lại ta gặp trên đường phố thì ở đâu đó sẽ có một con người chính trực, cứ
mỗi một chính trị gia ích kỷ, ta sẽ có một nhà lãnh đạo tận tâm. Bài học này sẽ mất

×