Tải bản đầy đủ (.pdf) (196 trang)

Nghiện internet và tự đánh giá bản thân của học sinh trung học cơ sở

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.8 MB, 196 trang )

Header Page 1 of 148.

VIỆN HÀN LÂM
KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM
HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI

LÊ MINH CÔNG

NGHIỆN INTERNET VÀ TỰ ĐÁNH GIÁ BẢN THÂN
CỦA HỌC SINH TRUNG HỌC CƠ SỞ

C u

T

ọc c u

Mã số: 62 31 04 01

LUẬN ÁN TIẾN S TÂ

HỌC

N ƣời ƣớng dẫn: GS.TS. Trần Thị

HÀ NỘI - 2016
i
Footer Page 1 of 148.

i


Đức


Header Page 2 of 148.

ỜI CA

ĐOAN

Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các kết quả, dữ
liệu nghiên cứu trong luận án là trung thực và chƣa từng công bố trong bất kỳ công
trình nghiên cứu nào khác.

Tác giả luận án

Lê Minh Công

ii
Footer Page 2 of 148.


Header Page 3 of 148.

ỜI CẢ

ƠN

Hoàn thành chƣơng trình tiến sĩ luôn là ƣớc mơ lớn và khát vọng của cuộc
đời tôi. Trải qua 4 năm học tập và nghiên cứu, dƣới sự hƣớng dẫn, giúp đỡ của
nhiều ngƣời, đến hôm nay tôi dƣờng nhƣ đã gần hoàn thành ƣớc mơ đó của cuộc

đời mình. Để có đƣợc thành quả nhƣ ngày hôm nay, tôi xin đặc biệt gửi lời cảm ơn
chân thành đến những ngƣời đã hỗ trợ, giúp đỡ tôi trong suốt thời gian qua.
Với tình cảm chân thành và sự kính trọng, tôi xin bày tỏ lời cảm ơn đến GS.
TS Trần Thị Minh Đức, giáo sƣ hƣớng dẫn luận án của tôi. Trong suốt thời gian
qua, Cô đã tận tình hƣớng dẫn, dành thời gian làm việc cùng tôi khi tôi ra Hà Nội
hoặc Cô vào Sài Gòn, cũng nhƣ sẵn sàng trao đổi, giúp đỡ khi tôi cần sự trợ giúp.
Tôi còn học tập đƣợc ở Cô những phẩm chất và kỹ năng quý giá của một nhà khoa
học, một giảng viên và một nhà thực hành. Cô còn là một “chỗ dựa xã hội” cho tôi
trong cuộc sống. Sự chân thành, tình cảm, thấu hiểu, ấm áp, luôn tin tƣởng và lạc
quan là những gì tôi nhận đƣợc từ Cô khi chia sẻ những khó khăn của mình.
Tôi xin gửi lời tri ân sâu sắc đến GS. TS Vũ Dũng, PGS. TS Nguyễn Thị Mai
Lan, những ngƣời đã tạo cho tôi động lực đầu tiên khi bắt đầu vào nghiên cứu.
Những nhận xét, ý kiến và khích lệ của quý Thầy Cô khi tôi mới bắt đầu trình đề
cƣơng nghiên cứu, đến những bài giảng của quý Thầy Cô đã giúp tôi rất nhiều khi
tìm ra con đƣờng đi của mình. Quý Thầy Cô cũng là ngƣời giúp đỡ tôi rất nhiều khi
trong suốt quá trình tôi học tập, nghiên cứu tại Học viện. Tôi đã thực sự coi Khoa
Tâm lý học, Học viện Khoa học Xã hội là gia đình của mình.
Tôi xin chân thành cảm ơn PGS. TS Nguyễn Văn Thọ, PGS. TS Trần Thị Lệ
Thu, những ngƣời Thầy rất quan trọng trong cuộc sống của tôi. Thầy, Cô là chỗ dựa
tinh thần cũng nhƣ luôn hỗ trợ tôi hết mình khi tôi gặp bất cứ khó khăn nào. Đƣợc
làm việc với Thầy, Cô trong những năm qua giúp tôi rất nhiều trong định hƣớng giá
trị, rèn luyện các kỹ năng nghiên cứu và thực hành.
Tôi xin chân thành cảm ơn đến các đồng nghiệp yêu quý của tôi tại Khoa
Tâm lý học, Trƣờng Đại học KHXH& NV, Đại học Quốc gia TP. Hồ Chí Minh,
nhất là TS Ngô Xuân Điệp, trƣởng khoa, luôn hỗ trợ, giúp đỡ, khích lệ và đồng cảm
iii
Footer Page 3 of 148.


Header Page 4 of 148.


với tôi trong suốt những năm qua, nhất là khi tôi có khó khăn trong cuộc sống, công
việc và nghiên cứu.
Tôi xin chân thành cảm ơn sự cộng tác, giúp đỡ nhiệt tình của Ban giám
hiệu, Thầy Cô giáo và các em học sinh tại Trƣờng THCS Tam Hiệp, THCS Song
Ngữ Lạc Hồng (Biên Hòa, Đồng Nai) và THCS Phú Lâm (Tân Phú, Đồng Nai)
trong suốt quá trình thu thập số liệu và thực nghiệm của đề tài.
Lời cảm ơn đặc biệt cuối cùng, tôi xin dành cho những ngƣời thân trong gia
đình của tôi: Mẹ tôi, ngƣời mà cuộc đời bà đã tạo cảm hứng và giá trị để tôi theo
đuổi, và vợ tôi, ngƣời luôn ủng hộ và chia sẻ với tôi trong suốt những năm qua. Gia
đình là chỗ dựa cả về tinh thần và vật chất, luôn sát cánh và tạo mọi điều kiện thuận
lợi để tôi có thể theo đuổi ƣớc mơ học tập của mình. Nếu không có sự hỗ trợ của họ,
tôi khó có thể hoàn thành luận án này.
Trong điều kiện thời gian nghiên cứu chƣa nhiều, kinh nghiệm nghiên cứu
khoa học còn hạn chế nên luận án của tôi vẫn có những thiếu sót, kính mong quý
Thầy Cô giáo và quý đồng nghiệp đóng góp ý kiến, giúp tôi hoàn thiện luận án này
tốt hơn.
Xin chân thành cảm ơn!
Hà Nội, ngày 01 tháng 05 năm 2016
NCS Lê Minh Công

iv
Footer Page 4 of 148.


Header Page 5 of 148.

MỤC LỤC
Lời cam đoan ............................................................................................................... i
Mục lục ...................................................................................................................... iii

Danh mục các ký hiệu, chữ viết tắt .......................................................................... vi
Danh mục các bảng ................................................................................................. vii
Danh mục các biểu đồ ............................................................................................. viii
MỞ ĐẦU .....................................................................................................................1
Chƣơng 1. TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU ..........................................7
1.1. Tổng quan tình hình nghiên cứu ........................................................................7
1.2. Một số vấn đề lý luận về nghiện internet và tự đánh giá bản thân của học sinh
trung học cơ sở .........................................................................................................34
Chƣơng 2. TỔ CHỨC VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU .................................53
2.1. Địa bàn và khách thể nghiên cứu ......................................................................53
2.2. Tổ chức nghiên cứu ............................................................................................56
2.3. Phƣơng pháp nghiên cứu....................................................................................63
CHƢƠNG 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU THỰC TIỄN ..........................................76
3.1. Nghiện internet của học sinh trung học cơ sở ...................................................76
3.2. Các biểu hiện tâm lý của học sinh trung học cơ sở ........................................101
3.3. Tự đánh giá của học sinh trung học cơ sở ......................................................106
3.4. Mối quan hệ giữa nghiện internet và tự đánh giá bản thân của học sinh trung
học cơ sở ................................................................................................................114
3.5. Các yếu tố ảnh hƣởng tới tình trạng nghiện internet của học sinh trung học cơ
sở ............................................................................................................................125
3.6. Tham vấn trƣờng hợp nghiện internet theo liệu pháp nhận thức - hành vi .....129
3.7. Đề xuất biện pháp giảm tình trạng nghiện internet và nâng cao tự đánh giá bản
thân của học sinh trung học cơ sở ...........................................................................139
KẾT LUẬN .............................................................................................................144
DANH MỤC CÔNG TRÌNH KHOA HỌC LIÊNQUAN ĐẾN LUẬN ÁN .........150
TÀI LIỆU THAM KHẢO .......................................................................................151
PHỤ LỤC ....................................................................................................................1
v
Footer Page 5 of 148.



Header Page 6 of 148.

DANH
Viết tắt

Tiế

ỤC CÁC K HIỆU, CHỮ VIẾT TẮT
A

Tiế

Việt

APA

American Psychiatric Association

Hiệp hội Tâm thần Hoa Kỳ.

CBT

Cognitive behavioral therapy

Trị liệu tâm lý nhận thức hành vi

DSM

Diagnostic and Statistical Manual Sổ tay chẩn đoán và thống kê các

of Mental Disorders

rối loạn tâm thần.

ĐTB

Mean

Điểm trung bình

Đ C

Standard Deviation

Độ lệch chuẩn

ICD

International Classification of

Bảng phân loại các bệnh tật quốc tế

Diseases
Internet Addiction

Nghiện Internet

IAT

Internet Addiction Test


Trắc nghiệm nghiện Internet

TĐG

Self – esteem

Tự đánh giá bản thân

THCS

Junior high school students

Trung học sơ cở

IA

Nhà xuất bản

NXB
WHO

World Health Organization

Tổ chức Y tế thế giới.

vi
Footer Page 6 of 148.



Header Page 7 of 148.

DANH

ỤC CÁC BẢNG

Bảng 1.1. Tổng quan một số nghiên cứu tại Hoa Kỳ về mức độ của nghiện Internet .....8
Bảng 1.2. Các mức độ nghiện internet của học sinh THCS ......................................45
Bảng 2.1. Phân bố mẫu nghiên cứu tỷ lệ thịnh hành nghiện internet ......................55
Bảng 2.2. Khách thể nghiên thực trạng nghiện internet và mối quan hệ giữa nghiện
internet và tự đánh giá bản thân của học sinh THCS tại Đồng Nai ..........................56
Bảng 3.1. Nhu cầu sử dụng internet của học sinh .....................................................77
Bảng 3.2. Ảnh hƣởng của nghiện internet đến sức khỏe của học sinh………….80
Bảng 3.3. Ảnh hƣởng của nghiện internet tới quan hệ xã hội và thành tích học tập
của học sinh ...............................................................................................................97
Bảng 3.4. Ảnh hƣởng của nghiện internet tới an ninh cá nhân .................................99
và sử dụng chất của học sinh.....................................................................................99
Bảng 3.5. Khác biệt mức độ nghiện internet theo các nhân tố ảnh hƣởng .............100
Bảng 3.6. Biểu hiện nhận thức của học sinh ...........................................................102
Bảng 3.7. Biểu hiện cảm xúc của học sinh .............................................................103
Bảng 3.8. Biểu hiện về hành vi của học sinh ..........................................................105
Bảng 3.9. Các mặt biểu hiện cái Tôi của học sinh ..................................................106
Bảng 3.10. Tự đánh giá về thể chất của học sinh nghiện internet ..........................108
Bảng 3.11. Tự đánh giá về cảm xúc của học sinh nghiện internet..........................109
Bảng 3.12. Tự đánh giá về gia đình của học sinh nghiện internet ..........................110
Bảng 3.13. Tự đánh giá về học đƣờng của học sinh nghiện internet ......................112
Bảng 3.14. Tự đánh giá về xã hội của học sinh nghiện internet .............................113
Bảng 3.15. Tự đánh giá về tƣơng lai của học sinh nghiện internet.........................114
Bảng 3.16. So sánh về điểm trung bình giữa các mặt biểu hiện cái Tôi với các mức
độ nghiện internet ....................................................................................................118

Bảng 3.17. Tƣơng quan giữa các ứng dụng của nghiện Internet và các khía cạnh của
tự đánh giá bản thân ................................................................................................121
Bảng 3.18. Các nhân tố khách quan ảnh hƣởng tới nghiện internet của học sinh ..126
Bảng 3.19. Các yếu tố chủ quan ảnh hƣởng tới internet của học sinh ....................128
vii
Footer Page 7 of 148.


Header Page 8 of 148.

DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ
Biểu đồ 3.1. Các hình thức sử dụng internet ở học sinh ...........................................78
Biều đồ 3.2. Kinh phí chi trả trung bình một tháng cho các dịch vụ Internet ...........79
Biểu đồ 3.3. Tuổi bắt đầu sử dụng internet của học sinh ..........................................80
Biểu đồ 3.4. Địa điểm thƣờng sử dụng internet của học sinh ...................................82
Biểu đồ 3.5. Thời gian sử dụng internet trung bình một ngày của học sinh .............84
Biểu đồ 3.6. Thời điểm sử dụng internet trong ngày của học sinh ...........................85
Biểu đồ 3.7. Phƣơng tiện truy cập internet của học sinh ..........................................86
Biểu đồ 3.8. Nguồn hiểu biết sử dụng Internet ở học sinh........................................87
Biểu đồ 3.9. Mức độ nghiện internet của học sinh ...................................................88
Biểu đồ 3.10. Mức độ nghiện internet của học sinh theo giới tính ...........................89
Biểu đồ 3.11. Mức độ nghiện internet của học sinh theo khối lớp ...........................90
Biểu đồ 3.12. Mức độ nghiện internet của học sinh theo điều kiện kinh tế gia đình
và tình trạng quan hệ của bố mẹ................................................................................92
Biểu đồ 3.13. Mức độ nghiện internet của học sinh theo địa bàn cƣ trúvà loại hình
trƣờng ........................................................................................................................93
Biểu đồ 3.14. Tƣơng quan giữa tự đánh giá bản thân và các mức độ nghiện internet
................................................................................... Error! Bookmark not defined.
Biểu đồ 3.15. Tƣơng quan giữa nghiện Internet và các mặt biểu hiện cái Tôi . Error!
Bookmark not defined.

Biều đồ 3.16. Tƣơng quan giữa tự đánh giá bản thân và các ứng dụng mà học sinh
nghiện internet sử dụng ...........................................................................................120
Bảng 3.17. Tƣơng quan chung giữa hậu quả của nghiện Internet và tự đánh giá bản
thân của học sinh………………………………………………………………..122
Biểu đồ 3.18. Tƣơng quan giữa tự đánh giá bản thân và các yếu tố gây hậu quả của
nghiện Internet ở học sinh .......................................................................................123
Biểu đồ 3.19. Tƣơng quan giữa yếu tố hậu quả do nghiện internet và các mặt biểu
hiện của tự đánh giá bản thân ..................................................................................124

viii
Footer Page 8 of 148.


Header Page 9 of 148.

Ở ĐẦU

1. Tính cấp thiết của đề tài
Internet đang ngày càng trở thành phƣơng tiện hữu ích cho đời sống con
ngƣời bởi những ứng dụng mang tính cách mạng của nó. Chính vì thế, số lƣợng
ngƣời sử dụng internet ngày càng tăng nhanh và hiếm có một một lĩnh vực hoạt
động nào mà không có ứng dụng từ internet [108]. Đồng thời với sự phát triển
nhanh chóng của các dịch vụ internet, các báo cáo về ảnh hƣởng tiêu cực của
internet, nhất là những hậu quả của nghiện internet cũng tăng nhanh trong thời gian
gần đây. Báo cáo tổng quan của Griffiths (2008) cho thấy, tại Hoa Kỳ có khoảng 5 –
19,8% ngƣời nghiện internet [71]. Báo cáo của Regina, Hechanova và Jennifer
Czincz (2009) cho thấy, Trung Quốc có khoảng 8% ngƣời nghiện internet, Đài Loan
là 5% và Hàn Quốc là 6% ngƣời nghiện internet, và nhóm nghiện internet chủ yếu
là thanh thiếu niên [113].
Các báo cáo nghiên cứu cũng cho thấy, nghiện internet thƣờng có những ảnh

hƣởng tiêu cực đối với cuộc sống của ngƣời nghiện nhƣ sức khỏe tâm thần (Young,
2004; Ju - Yu Yen và cs, 2007; Young Sik Lee và cs, 2008; Chih - Hung Ko, 2008;
Aykut Ceyhan và cs, 2008 [13][104] [105]; mối quan hệ xã hội (Young, 1996;
Quittner, 1997; Ngô Anh Đức, 2008; Trần Thị Minh Đức, 2013) [8] [92] [108]; vấn
đề học hành (Brady, 1996; Murphey, 1996; Young; 1996; Barber, 1997; Trần Hữu
Luyến, 2014) [27] [113]; quấy rối tình dục trên mạng (Garlick, 2004; Mitchell,
2007; Wolak, Finkelhor, 2008) và bắt nạt trên mạng (Raskauskas, Stoltx, 2007;
Kowalski, Limber, 2007; Slonje, Smith, 2008) [50].
Tự đánh giá bản thân (self-esteem), hiểu một cách ngắn gọn là những gì mà
bản thân một ngƣời nghĩ về mình, nói cách khác đó là điều mà một ngƣời tự đánh
giá về bản thân mình nhƣ thế nào theo quan điểm của chính mình (Burger, 2006)
[dẫn theo 20]. Theo Maslow (2004), nếu không đƣợc thỏa mãn hay bị thiếu hụt nhu
cầu tự đánh giá bản thân, con ngƣời thƣờng có cảm giác tự ti, yếu đuối và bất lực
[22]. Ở lứa tuổi học sinh trung học cơ sở (THCS) tự đánh giá bản thân đang đƣợc

1
Footer Page 9 of 148.


Header Page 10 of 148.

hình thành và phát triển một cách mạnh mẽ. Các em thƣờng tự đánh giá bản thân
mình theo các khía cạnh về Thể chất, Gia đình, Xã hội, Học đƣờng, Cảm xúc,
Tƣơng lai và tự đánh giá thƣờng ảnh hƣởng đến nhiều vấn đề khó khăn cảm xúc,
vấn đề hành vi, sự cô đơn (Junghyun Kim, Robert LaRose, Wei Peng, 2009), sự gắn
bó, nhân cách hƣớng ngoại (Bibi Eshrat Zamani, Yasamin Abedini, Ali
Kheradmand, 2011), trầm cảm, cô đơn, tính nhút nhát (Silvia Casale, Giulia
Fioravanti, 2011) [113].
Trong các yếu tố tâm lý có mối liên hệ với nghiện internet ở lứa tuổi học sinh
THCS, tự đánh giá bản thân là một nhân tố đƣợc nhiều nhà nghiên cứu quan tâm

(Greenberg, Lewis&Dodd, 1999; Ellison, Steinfield & Lampe, 2007; Steinfield,
Ellison & Lampe, 2008) [113].
Đồng Nai là một tỉnh công nghiệp, là trung tâm kinh tế lớn của cả phía
Nam.Những đặc điểm về phát triển kinh tế, xã hội và văn hóa, ứng xử trong gia
đình đã tạo ra nhiều vấn đề ở giới trẻ. Các vấn đề về bạo lực học đƣờng, tệ nạn xã
hội, lạm dụng tình dục, các vấn đề rối nhiễu tâm lý và nghiện internet đang ngày
càng gia tăng cao [11] [41]. Trong quá trình làm thực hành tham vấn tâm lý với các
đối tƣợng là học sinh THCS nghiện internet, chúng tôi nhận thấy có mối quan hệ
mật thiết giữa tình trạng nghiện internet và tự đánh giá bản thân ở các em. Hiện nay,
những nghiên cứu về mối quan hệ này còn khá ít ỏi và mới chỉ dừng lại ở việc kiểm
định mối tƣơng quan giữa hai nhân tố này, mà chƣa phân tích thực trạng hay các
khía cạnh của tự đánh giá với các mức độ của nghiện internet. Chính vì thế, việc đi
sâu vào phân tích tƣơng quan giữa các mức độ của nghiện internet với các khía cạnh
của tự đánh giá bản thân, thực trạng tự đánh giá của thanh thiếu niên nghiện internet
ở học sinh THCS là vô cùng cần thiết để phân loại, xây dựng các biện pháp nhằm
giảm nghiện internet ở các em.
Xuất phát từ các lý do trên, chúng tôi lựa chọn đề tài “Nghiện Internet và tự
đánh giá bản thân của học sinh trung học cơ sở” làm đề tài luận án nghiên cứu
sinh của mình.

2
Footer Page 10 of 148.


Header Page 11 of 148.

2. Mục đíc

i


cứuvà n iệ

vụ

i

cứu

2.1. Mục đích nghiên cứu
Trên cơ sở nghiên cứu lý luận, thực trạng của nghiện internet và tự đánh giá
bản thân của học sinh THCS, luận án sử dụng tham vấn bằng liệu pháp Nhận thứcHành vi nhằm giảm tình trạng nghiện internet và nâng cao tự đánh giá bản thân cho
các em.
2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
Xây dựng cơ sở lý luận nghiên cứu nghiện internet và tự đánh giá bản thân ở
học sinh THCS.
Làm rõ thực trạng mức độ, biểu hiện của nghiện internet và tự đánh giá bản
thân của học sinh THCS nghiện internet.
Phân tích mối tƣơng quan giữa các mức độ nghiện internet và các khía cạnh
tự đánh giá bản thân của học sinh THCS nghiện.
Đề xuất thử áp dụng biện pháp nâng cao tự đánh giá bản thân và giảm tình
trạng nghiện internet ở học sinh THCS.
3. Đối tƣợ

v p ạ

vi

i

cứu


3.1. Đối tượng nghiên cứu
Mức độ, biểu hiện và mối quan hệ giữa nghiện internet và tự đánh giá bản
thân của học sinh THCS nghiện internet.
3.2. Phạm vi nghiên cứu
Giới hạn phạm vi nghiên cứu sàng lọc là học sinh đang theo học từ lớp 6 đến
lớp 9 tại các trƣờng THCS trên địa bàn tỉnh Đồng Nai, trong đó THCS Tam Hiệp là
368 em, THCS Phú Lâm 472 em và THCS Song ngữ Lạc Hồng 214 em.
Đề tài giới hạn nội dung nghiên cứu ở 3 mức độ nghiện internet (nhẹ, vừa và
nặng) đánh giá theo các tiêu chí: giới tính, khối lớp, kết quả học tập, điều kiện kinh
tế gia đình, tình trạng hôn nhân của cha mẹ, địa bàn sinh sống, đặc điểm trƣờng theo
học.
Đề tài chỉ phân tích một số biểu hiện tâm lý về nhận thức, cảm xúc và hành
vi của học sinh THCS nghiện internet. Đồng thời, phân tích một số yếu tố khách
quan và chủ quan ảnh hƣởng đến tình trạng nghiện internet của học sinh THCS,

3
Footer Page 11 of 148.


Header Page 12 of 148.

cũng nhƣ những yếu tố bị ảnh hƣởng bởi tình trạng nghiện internet ở các em. Đề tài
không nghiên cứu các yếu tố ảnh hƣởng tới mối quan hệ giữa nghiện internet và tự
đánh giá bản thân của học sinh (vì trên thực tế không thấy có báo cáo nghiên cứu
nào về các yếu tố ảnh hƣởng đến mối liên hệ này).
Đề tài chỉ tập trung nghiên cứu những học sinh THCS nghiện internet (163
em) tự đánh giá bản thân theo khía cạnh nhƣ Thể chất, Cảm xúc, Gia đình, Học
đƣờng, Xã hội và Tƣơng lai mà không nghiên cứu đại trà tất cả các học sinh đƣợc
sàng lọc (1054 em). Về mặt lý luận, đề tài không tập trung phân tích sâu về cấu trúc

của tự đánh giá bản thân, mà chỉ phân tích các mặt biểu hiện của chúng (đã đƣợc
các tác giả trên thế giới và Việt Nam áp dụng và khảng định từ nghiên cứu thực tế)
trên học sinh THCS nghiện internet ở Đồng Nai.
4. P ƣơ

p áp uậ v p ƣơ

p áp

i

cứu cụ thể

4.1. Phương pháp luận nghiên cứu
Nghiên cứu đƣợc thực hiện dựa trên cơ sở một số nguyên tắc phƣơng pháp
luận trong tâm lý học sau:
Nguyên tắc hoạt động – nhân cách: Nghiên cứu học sinh THCS nghiện
internet và tự đánh giá bản thân của học sinh nghiện internet không tách rời các hoạt
động học tập, giao tiếp và các đặc điểm nhân cách của các em ở lứa tuổi THCS. Các
kết quả khảo sát về mức độ nghiện internet và tự đánh giá bản thân của học sinh sẽ
đƣợc phân tích, nhận xét trên cơ sở lứa tuổi (khối lớp), kết quả học tập, địa bàn sinh
sống,… của chính nhóm học sinh này.
Nguyên tắc hệ thống: Nghiên cứu mức độ nghiện internet và tự đánh giá bản
thân, cũng nhƣ mối quan hệ giữa nghiện internet với tự đánh giá bản thân của các
em đƣợc xem xét trong mối quan hệ tác động qua lại giữa các yếu tố từ chính cá
nhân học sinh, gia đình, trƣờng học và cộng đồng dân cƣ ở Đồng Nai.
4.2. Phương pháp nghiên cứu
Để giải quyết các nhiệm vụ nghiên cứu đề ra, trong nghiên cứu này, đề tài sử
dụng một số phƣơng pháp nghiên cứu nhƣ sau: Phƣơng pháp nghiên cứu tài liệu,


4
Footer Page 12 of 148.


Header Page 13 of 148.

điều tra bằng bảng hỏi, trắc nghiệm nghiện internet, phỏng vấn sâu, lấy ý kiến
chuyên gia, tham vấn tâm lý và phân tích dữ liệu qua phần mềm SPSS 11.5.
5. Đó

óp

ới của luận án

Kết quả nghiên cứu cho thấy, tỷ lệ học sinh THCS tại Đồng Nai nghiện
internet ở mức khá cao. Tuy nhiên,học sinh chủ yếu nghiện internet ở mức độ nhẹ
và vừa, rất ít em nghiện internet ở mức nặng, nghiện internet chỉ có sự khác biệt có
ý nghĩa thống kê theo tiêu chí giới tính, không có sự khác biệt có ý nghĩa theo các
tiêu chí khối lớp, thành tích học tập, địa bàn sinh sống, tình trạng kinh tế gia đình,
tình trạng hôn nhân của cha mẹ, đặc điểm của trƣờng học sinh theo học.
Kết quả của luận án cũng cho thấy, học sinh THCS nghiện internet có các
biểu hiện tiêu cực về nhận thức, cảm xúc và hành vi. Tình trạng nghiện internet ảnh
hƣởng đến sức khỏe, quan hệ xã hội, thành tích học tập, an toàn cá nhân và sử dụng
chất của học sinh, tuy nhiên mức độ ảnh hƣởng không quá nghiêm trọng.
Luận án cho thấy, có các yếu tố chủ quan và khách quan ảnh hƣởng tới tình
trạng nghiện internet ở học sinh, bao gồm các yếu tố về đặc điểm tâm lý lứa tuổi
học sinh THCS, sự căng thẳng, bị bạn bè cô lập, thiếu sân chơi, có nhiều thời gian
rảnh, bị cha mẹ mắng chửi. Tuy vậy, các yếu tố ảnh hƣởng này không nhiều, chỉ ở
mức trung bình tới tình trạng nghiện internet ở các em.
Các khía cạnh tự đánh giá bản thân của học sinh THCS nghiện internet ở

mức độ thấp. Đồng thời, tự đánh giá bản thân chỉ có tƣơng quan với nghiện internet
mức độ nặng theo các khía cạnh gia đình và cảm xúc, không có tƣơng quan có ý
nghĩa giữa nghiện internet mức độ nhẹ và vừa với tự đánh giá bản thân theo các
khía cạnh xã hội, học đƣờng, thể chất, tƣơng lai.
Tham vấn tâm lý bằng liệu pháp Nhận thức – hành vi có hiệu quả tích cực
giúp giảm nghiện internet và tự đánh giá bản thân, đồng thời cần phải có sự hỗ trợ
của nhiều nguồn lực khác nhau. Tuy nhiên, các kết quả nghiên cứu này có tính chất
gợi ý, tham khảo và là cơ sở cho các nghiên cứu tiếp theo.
6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận án
6.1. Về mặt lý luận
Kết quả nghiên cứu lý luận đã khái quát hóa đƣợc các xu hƣớng nghiên cứu
về nghiện internet, tự đánh giá bản thân, và mối quan hệ giữa nghiện internet và tự
5
Footer Page 13 of 148.


Header Page 14 of 148.

đánh giá bản thân của học sinh THCS. Làm sáng tỏ các vấn đề: khái niệm và biểu
hiện của nghiện internet, khái niệm tự đánh giá bản thân, khái niệm nghiện internet
và tự đánh giá bản thân của học sinh THCS, mối quan hệ giữa nghiện internet và tự
đánh giá bản thân của học sinh THCS.
6.2. Về mặt thực tiễn
Kết quả nghiên cứu về mặt thực tiễn của luận án đóng góp vào các lĩnh vực
nghiên cứu về sự thịnh hành nghiện internet, các biểu hiện về nghiện internet ở học
sinh THCS cũng nhƣ việc ảnh hƣởng của tình trạng nghiện internet đến sức khỏe, học
tập, quan hệ xã hội, an toàn cá nhân và sử dụng chất ở các em. Đồng thời, kết quả
nghiên cứu về mặt thực tiễn của luận án cũng cho thấy, mối tƣơng quan giữa nghiện
internet ở mức độ nặng với các khía cạnh tự đánh giá về cảm xúc và gia đình.
Nghiên cứu đề xuất 04 giải pháp nhằm nâng cao tự đánh giá và giảm nghiện

internet của học sinh. Đồng thời bƣớc đầu thử nghiệm giải pháp can thiệp bằng hình
thức tham vấn tâm lý theo tiếp cận Nhận thức – Hành vi cho 2 học sinh có kết quả
tự đánh giá thấp và nghiện internet. Kết quả tham vấn cho thấy, để giảm tình trạng
nghiện internet của học sinh THCS nghiện internet cần phải nâng cao tự đánh giá
của các em, đồng thời cần phải có sự hỗ trợ của nhiều nguồn lực khác nhau.
Các đóng góp này của luận án giúp bổ sung vào cơ sở lý luận của chủ đề,
đồng thời mở ra các hƣớng nghiên cứu tiếp theo, nhất là trong bối cảnh Việt Nam.
Đóng góp của luận án cũng giúp cho các nhà thực hành trong lĩnh vực tâm thần học,
tâm lý lâm sàng và tâm lý trƣờng học có cơ sở thực chứng trong thực hành công
việc của mình.
7. Cơ cấu của luận án
Cấu trúc của luận án gồm: Phần mở đầu; Chƣơng 1. Tổng quan tình hình
nghiên cứu về nghiện internet và tự đánh giá bản thân của học sinh THCS;Chƣơng
2.Tổ chức và phƣơng pháp nghiên cứu; Chƣơng 3. Kết quả nghiên cứu thực tiễn
nghiện internet và tự đánh giá bản thân của học sinh THCS tại Đồng Nai; Kết luận
và Phụ lục.

6
Footer Page 14 of 148.


Header Page 15 of 148.

C ƣơ

1

TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU VỀ NGHIỆN INTERNET VÀ TỰ
ĐÁNH GIÁ BẢN THÂN CỦA HỌC SINH TRUNG HỌC CƠ SỞ
1.1. TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU VỀ NGHIỆN INTERNET VÀ

TỰ ĐÁNH GIÁ BẢN THÂN CỦA HỌC SINH TRUNG HỌC CƠ SỞ
1.1.1. N

i

cứu ở ƣớc

o i

1.1.1.1. Nghiên cứu về nghiện internet
Nghiện internet đƣợc nghiên cứu lần đầu tiên năm 1996 bởi Kimberly S
Young (Giám đốc Trung tâm phục hồi nghiện Internet Hoa Kỳ) trên 600 trƣờng
hợp sử dụng internet quá mức và biểu lộ dấu hiện của nghiện internet, đƣợc đánh
giá trên bảng câu hỏi phỏng theo bảng câu hỏi của DSM-IV về nghiện đánh bạc.
Những nghiên cứu sau đó của bà đã khám phá nhiều hƣớng khác nhau của
nghiện internet, đƣa ra khái niệm nghiện internet, giải thích sự khác nhau giữa
nghiện internet và sử dụng internet thông thƣờng, mức độ, biểu hiện, hậu quả của
nghiện internet và các chƣơng trình can thiệp nghiện internet [107].
Nhiều nghiên cứu của các tác giả khác gần đây nhƣ Young (1996), David
(1999), Griffths (1998), Davis (1999), Cao&Su (2006), Whang, Lee, Chang (2006)
đã chỉ ra mức độ và tỷ lệ thịnh hành của nghiện internet, các nguyên nhân của
nghiện internet, hay các yếu tố liên quan.
-

Nghiên cứu về thực trạng mức độ và nhu cầu ứng dụng nghiện internet ở
thanh thiếu niên
Nghiên cứu về tỷ lệ thịnh hành hay mức độ nghiện internet ở thanh thiếu

niên đang là một chủ đề rất đƣợc quan tâm và nhiều tranh cãi. Nghiên cứu đầu tiên
là của Young (1996) cho thấy có một tỷ lệ không nhỏ thanh thiếu niên tại Hoa Kỳ

lạm dụng internet[1]. Nghiên cứu khác của David Greenfield (1999) cũng tại Hoa
Kỳ cho thấy, có khoảng 5,7% ngƣời đủ tiêu chuẩn nghiện internet. Hiện nay, tại
Hoa Kỳ có khá nhiều nghiên cứu khác nhau về mức độ nghiện internet của thanh
thiếu niên, tuy nhiên, các nghiên cứu này cho thấy một kết quả đa dạng và không có
sự đồng nhất (có thể xem bảng 1.1) [45]. Theo chúng tôi, các kết quả nghiên cứu về
mức độ và tỷ lệ nghiện internet đƣa ra còn quá khác nhau có thể do số lƣợng mẫu
7
Footer Page 15 of 148.


Header Page 16 of 148.

nghiên cứu và độ tuổi là khác nhau và đặc biệt các tiêu chí đƣa ra để đánh giá
nghiện cũng rất khác nhau (Vì thực tế tiêu chuẩn đánh giá nghiện đƣợc chỉ ra theo
tiêu chuẩn chẩn đoán lâm sàng, trong khi các nghiên cứu trên mẫu lớn lại phải định
lƣợng cụ thể để đo đạc). Vì vậy sự khác nhau trong các kết quả nghiên cứu này là
điều tự nhiên.
Bả

1.1. Tổ

qua

ột số

i

cứu tại Hoa Kỳ về

ức độ của


iệ

Internet
Tác iả

Tỷ ệ

K ác t ể

Độ tuổi

1999

5.6

Không rõ

33

16 333

2000

8.1

Sinh viên

20.7


277

Anderson

2001

8.8

DiNicola

2004

7

Sinh viên

731

Yuen_Lavin

2004

15.9

Sinh viên

283

Fortson và cộng sự


2007

26.3

Sinh viên

20.4

411

Zhang và cộng sự

2008

4

Sinh viên

22

171

Gentile

2009

19.8

Học sinh


8-18

1 178

Saville và cộng sự

2010

5

Sinh viên

Greenfield
Morahan; Martin;
Schumacher



Sinh viên

Số ƣợ

1 078

276

Nghiên cứu tại Phần Lan trên cộng đồng thanh thiếu niên từ 12 - 18 tuổi cho
thấy có khoảng 4,7% nữ và 4,6% nam hội tụ đủ tiêu chuẩn của nghiện internet.
Nghiên cứu cũng cho thấy nghiện tình dục trực tuyến là nhiều nhất và có dấu hiệu
nặng nề hơn cả, theo nghiên cứu có khoảng 9% thanh thiếu niên rơi vào tình trạng

nghiện hành vi tình dục trực tuyến (Cooper, 2002) [1].
Tại Thổ Nhĩ Kỳ, nghiên cứu của Aysegul Yolga Tahiroglu và cộng sự trên
cỡ mẫu là 3975 thanh thiếu niên và cho thấy có 7,6% trong số họ sử dụng trên 12
tiếng mỗi tuần [113].
Tại Hy Lạp, Konstantinos E. Siomos và cộng sự nghiên cứu 2200 học sinh từ
12 - 18 tuổi ở Thessaly cho thấy, có khoảng 70,8% thanh thiếu niên có truy cập
internet, hầu hết sử dụng internet để chơi trò chơi trực tuyến (khoảng 50,9%), tìm
kiếm thông tin (46,8%). Nghiên cứu cũng cho thấy có khoảng 8,2% thanh thiếu niên
đƣợc đánh giá là nghiện internet, trong đó nam là chủ yếu [80].
8
Footer Page 16 of 148.


Header Page 17 of 148.

Có thể nói các nghiên cứu về chủ đề nghiện internet tại các nƣớc Châu Âu
cho thấy: đây là Châu lục phát triển các nghiên cứu về chủ đề này cùng với Hoa Kỳ.
Các vấn đề tập trung nghiên cứu bao gồm sự thịnh hành của nghiện internet, nghiên
cứu về yếu tố nguyên nhân và hậu quả của nghiện internet. Một bức tranh khá rõ
ràng từ các nghiên cứu chỉ ra rằng, tình trạng nghiện internet chủ yếu tập trung vào
lứa tuổi thanh thiếu niên. Đây là lứa tuổi rất nhạy cảm và có thể rơi vào các vấn đề
của hành vi xã hội, nhất là các vấn đề nhƣ nghiện internet. Mặc dù là Châu lục có sự
phát triển về kinh tế, văn hóa, xã hội khá ổn định nhƣng tỷ lệ thanh thiếu niên
nghiện internet là khá cao.
Tại châu Á, báo cáo nghiện internet nhƣ là một vấn đề sức khỏe cộng đồng
nghiêm trọng. Ở Trung Quốc, nghiên cứu của F. Cao và L. Su (2006) trên học sinh
từ 12 - 18 tuổi tại Thƣợng Hải cho thấy có khoảng 2,4% học sinh đủ tiêu chuẩn
nghiện internet. Hầu hết các dữ liệu gần đây về nghiện internet tại Trung Quốc (Cui,
Zhao, Wu & Xu, 2006, Tao; 2008; Tsai&Lin,2001; Yang&Tung, 2007) cho thấy có
khoảng từ 9,72% đến 11,06% thanh thiếu niên có dấu hiệu nghiện internet [1] [113].

Tại Đài Loan, nghiên cứu của Yang (2001) cho thấy có khoảng 10% nghiện
internet [113]. Một nghiên cứu khác cũng vào năm 2001 bởi nhóm tác giả Bai, Lin,
Chen trên cỡ mẫu là 100 nhà thực hành lâm sàng trong lĩnh vực sức khỏe tâm thần
tham vấn trị liệu cho 251 thân chủ đã nhận định rằng khoảng 38 thân chủ (chiếm
khoảng 15%) hội đủ tiêu chuẩn của rối loạn nghiện internet [1].
Tại Hàn Quốc, nghiên cứu của nhóm Whang, Lee và Chang (2003) cho thấy
có khoảng 3,5% đủ tiêu chuẩn nghiện internet và chỉ có khoảng 18,4% đƣợc coi là
sử dụng internet có hiệu quả [78]. Nghiên cứu của nhóm Jang, Wang, Choi (2008)
trên cỡ mẫu là 912 học sinh từ lớp 7 đến lớp 12 (tuổi trung bình là 13,9 tuổi) tại 4
trƣờng ở Seoul (Hàn Quốc) cho thấy khoảng 3,7% học sinh cấp 2 và 5,1% học sinh
cấp 3 nghiện internet [113].
Tại Singapo, nghiên cứu của Subramaniam Mythily, Shijia Qiu và Munidasa
Winslow (2008) trên tổng cộng 2735 thanh thiếu niên, trong đó có 49,4% nam và
50,6% là nữ, tuổi trung bình là 13,9 tuổi. Kết quả cho thấy khoảng 17,1% thanh
thiếu niên báo cáo là đã sử dụng internet hơn 5 giờ mỗi ngày, và tất cả trong số họ
có những dấu hiệu của lạm dụng internet [96].

9
Footer Page 17 of 148.


Header Page 18 of 148.

Tổng quan các nghiên cứu về mức độ nghiện internet ở cộng đồng châu Á
cho thấy rằng đây là Châu lục mới nổi và điều này dẫn tới nhiều tình trạng hành vi
xã hội ở thanh thiếu niên, đặc biệt là nghiện internet. Thực trạng phát triển mạnh mẽ
về kinh tế, xã hội và hòa nhập nhiều nền văn hóa làm cho các quốc gia này nảy sinh
nhiều vấn đề. Toàn bộ các kết quả nghiên cứu về nghiện internet trên là cơ sở để đề
tài đánh giá mức độ nghiện internet ở học sinh THCS tại tỉnh Đồng Nai.
Ngoài việc nghiên cứu về mức độ nghiện internet, nhiều tác giả cũng nghiên

cứu về nhu cầu các ứng dụng mà ngƣời nghiện thƣờng sử dụng khi trực tuyến. Đa
phần các tác giả cho rằng, ngƣời nghiện sử dụng đa dạng các ứng dụng trên internet
nhƣ lƣớt website, đánh bạc, trò chơi trực tuyến, mua sắm, xem phim tình dục, quan
hệ trên mạng (Young, 1998; David Greenfield, 1999), tình dục trực tuyến (Cooper,
2002), chơi trò chơi, tiếp đến là tìm kiếm thông tin (Aysegul Yolga Tahiroglu, 2004),
chơi trò chơi trực tuyến, tìm kiếm thông tin, mạng xã hội (Konstantinos E. Siomos,
2002). Các nghiên cứu này chủ yếu trên nhóm đối tƣợng là thanh thiếu niên [113].
-

Nghiên cứu về các công cụ đo mức độ nghiện internet
Hiệp hội Tâm thần Mỹ (2013) đã chính thức đƣa “Tiêu chuẩn chẩn đoán lâm

sàng nghiện trò chơi trực tuyến” của vào phần 3 trong “Hƣớng dẫn Chẩn đoán và
thống kê các rối loạn tâm thần DSM-V”, và xác định đây là một vấn đề sức khỏe
tâm thần mới của xã hội hiện đại.
Trƣớc đó, nhiều tác giả khác nhau cũng đã cố gắng xây dựng các bộ công cụ
nhƣ trắc nghiệm hay các tiêu chuẩn chẩn đoán để sử dụng đo mức độ nghiện
internet của cá nhân. Sue Fisher (1994) đƣa ra 9 chiều kích của nghiện: 1/ Sự tiến
triển và mối bận tâm, 2/ sự dung nạp, 3/ hội chứng cai và mất kiểm soát, 4/ tránh
thoát, 5/sự săn đuổi, 6/ nói dối và lừa gạt, 7/ hành vi phạm pháp, 8/ phá vỡ mối quan
hệ gia đình/ nhà trƣờng, 9/ mất mát tài chính cần phải cứu trợ. Dựa trên 9 chiều
kích này, tác giả xây dựng một bảng tiêu chuẩn về hành vi nghiện internet với 9 tiêu
chuẩn và nếu cá nhân nào xác nhận có ít nhất 4 trên 9 tiêu chuẩn trên có thể coi là
nghiện internet [68].
Ivan Goldberg (1996) cho rằng nghiện internet là một khuôn mẫu không
thích ứng của sử dụng internet, dẫn tới những sự sút kém có ý nghĩa lâm sàng hay
những khó khăn tâm lý và đƣợc biểu thị bởi ít nhất ba (hay nhiều hơn) 6 triệu chứng

10
Footer Page 18 of 148.



Header Page 19 of 148.

và xuất hiện liên tục trong khoảng thời gian 12 tháng trƣớc đó. Sáu triệu chứng bao
gồm: 1/Sự gia tăng thời gian sử dụng internet, 2/có hội chứng cai, 3/trạng thái thèm
muốn sử dụng internet, 4/nỗ lực không thành công của việc giảm sút sự thèm muốn,
5/ luôn dành nhiều thời gian sử dụng internet, 6/giảm sút chất lƣợng học tập hay
quan hệ xã hội [70].
Kimberly S. Young (1996) xây dựng bảng tiêu chuẩn bệnh lý về nghiện
internet của Young bao gồm 8 câu hỏi (8 vấn đề) đƣợc thay đổi từ tiêu chuẩn đánh
bạc bệnh lý có trong DSM-IV: 1/ Bận tâm cùng với Internet (nghĩ về thời gian sử
dụng online trƣớc đây hay nghĩ về hoạt động online kế tiếp); 2/ Sự cần thiết phải sử
dụng Internet với mức độ ngày càng tăng cả về thời gian và mức độ thỏa mãn đạt
đƣợc; 3/ Thƣờng xuyên lặp đi lặp lại những thất bại cho sự cố gắng kiểm soát, cắt
giảm hoặc đột ngột dừng sử dụng Internet; 4/ Sự bồn chồn, buồn chán, mệt mỏi, dễ
nổi cáu khi cố gắng cắt hoặc dừng sử dụng Internet; 5/ Sử dụng Internet lâu hơn
nhiều so với thời gian dự định; 6/Sử dụng Internet có gây nguy hại hay rủi ro cao
cho cuộc sống (nhƣ mất các quan hệ xã hội; mất việc làm; ảnh hƣởng đến học tập;
mất cơ hội sự nghiệp, công việc); 7/ Nói dối gia đình hay những ngƣời khác về việc
vi phạm hoặc bị lôi cuốn bởi Internet; và 8/Sử dụng Internet nhƣ là cách thoát khỏi
những vấn đề của cuộc sống hay làm khuây khỏa những cảm xúc khó khăn (cảm
giác không thể tự lo liệu, tội lỗi, lo âu, trầm cảm). Nếu cá nhân nào trả lời “có” 5
hoặc hơn trong 8 câu trên thì có thể coi là một trƣờng hợp nghiện internet [109].
Nghiên cứu của Tsai và Lin (2001), Yang và Tung (2007), Mei Sung Li
(2008), Wang Yu Long và cộng sự (2008), Lin và cộng sự (2009) đã sử dụng bảng
hỏi 8 câu của Young đã đƣợc Beard hiệu đính để đƣa ra tiêu chuẩn “5 trong 8”,
ngƣời nghiện internet phải có 5 trong 8 biểu hiện đƣợc đƣa ra. Đồng thời, qua
nghiên cứu thực tế, các tác giả cũng cho rằng trong 8 tiêu chuẩn mà Young đƣa ra,
thì có 5 tiêu chuẩn là bắt buộc, 3 tiêu chuẩn còn lại (chỉ cần xuất hiện một trong 3

tiêu chuẩn đó) thì mới đƣợc chẩn đoán là nghiện internet [1] [102].
Có thể nói, tại nhiều nƣớc châu Á, các công cụ đo đƣợc sử dụng chủ yếu là
mƣợn của nƣớc ngoài, và trong đó chủ yếu là mƣợn tiêu chuẩn chẩn đoán của
Young về bệnh nghiện cờ bạc, sau đó tiến hành hiệu đính để sử dụng. Chính vì thế,
luận án nàysử dụng bảng tiêu chuẩn 8 câu hỏi và trắc nghiệm nghiện internet của

11
Footer Page 19 of 148.


Header Page 20 of 148.

Young (1996) để đo mức độ nghiện internet của học sinh trung học cơ sở. Bản tiêu
chuẩn đã đƣợc thích nghi trong một nghiên cứu trƣớc đó mà chúng tôi đã thực hiện
trên nhóm đối tƣợng thanh thiếu niên tại Đồng Nai [40].
-

Nghiên cứu về hậu quả của nghiện internet ở học sinh
Hậu quả khó khăn về mặt cơ thể. Học sinh THCS nghiện internet thƣờng kéo

dài nhiều giờ ngồi trƣớc máy vi tính, vì vậy mắt họ thƣờng bị khô và nhức, đau lƣng
và nguy cơ tăng cao của các bệnh về cột sống. Ngoài ra, việc sử dụng internet quá
mức dẫn tới các rối loạn về nhịp tim, huyết áp,... Ngƣời sử dụng internet cũng
thƣờng phải sử dụng cổ tay để điều khiển bàn phím, chuột,.. với cƣờng độ cao vì
vậy các khớp cổ tay họ thƣờng bị đau nhức (hội chứng đƣờng ống cổ tay)[113].
Hậu quả khó khăn trong giấc ngủ. Học sinh THCS nghiện internet thƣờng sử
dụng nhiều thời gian để truy cập internet, thậm chí các em thức khuya để truy cập.
Điều này dẫn tới những tổn hại về giấc ngủ của các em [108].
Hậu quả ảnh hưởng đến các mối quan hệ xã hội. Nghiên cứu củaYoung
(1996) nhận thấy rằng có khoảng 53% học sinh nghiện internet có vấn đề thực sự

nghiêm trọng trong các mối quan hệ thực tế nhƣ quan hệ tình cảm, những mối quan
hệ giữa cha mẹ - con cái, và những mối quan hệ thân thiết [108].
Hậu quả giảm sút chất lượng và thành tích học tập. Trong một cuộc khảo sát
tại Hoa Kỳ cho thấy, có đến 86% giáo viên, ngƣời công tác thƣ viện trả lời rằng sử
dụng internet quá mức và không đúng mục đích làm học sinh không cải thiện đƣợc
việc học tập (Barber, 1997). Nhiều tác giả cho rằng những thông tin trên internet quá
lộn xộn và không liên quan nhiều đến chƣơng trình giảng dạy ở trƣờng và sách giáo
khoa nên không thể giúp sinh viên có đƣợc những kết quả tốt hơn trong học tập
[100]. Young (1996) nhận thấy rằng 58% học sinh báo cáo có sự suy sụp về thói quen
học tập, có sự rớt hạng, bỏ học nhiều môn,... do sử dụng internet quá nhiều [113].
Hậu quả liên quan đến hành vi tình dục không tích cực. Quấy rối tình dục
trên mạng là một vấn đề mới trong xã hội ngày nay, nhất là đối với học sinh và
thanh thiếu niên. Tại Anh, nhiều báo cáo cũng cho thấy việc quấy rối tình dục trên
mạng thƣờng dẫn tới quấy rối tình dục ở đời sống thực. Nghiên cứu tại Australia
cho thấy có khoảng 7% thanh thiếu niên sử dụng internet bị quấy rối tình dục
(Garlick, 2004; Mitchell, 2007; Wolak, Finkelhor, 2008). Gạ gẫm và gợi tình trên

12
Footer Page 20 of 148.


Header Page 21 of 148.

mạng chƣa có những nghiên cứu cụ thể nhƣng đây thực sự là một vấn đề tiềm tàng
nguy hiểm cho nhiều thanh thiếu niên. Tại Australia, các nghiên cứu đƣa ra con số
khoảng 43-48% thanh thiếu niên sử dụng internet liên quan đến gợi tình và gạ gẫm
tình dục trên mạng [50].
Hậu quả về việc bị bắt nạt trên mạng và hành vi gây hấn. Một số nhà nghiên
cứu (Yen và cs, 2007; Chil - Hung Ko và cs, 2009), cho thấy nghiện internet và
hành vi gây hấn có rất nhiều mối quan hệ ở lứa tuổi thanh thiếu niên, nhất là lứa

tuổi học sinh trung học phổ thông [104]. Ko và cs (2009) cho rằng đánh bạc trực
tuyến, xem phim tình dục, tán gẫu, trò chơi trực tuyến là những yếu tố gây nên các
hành vi gây hấn nhiều nhất [73].
Bắt nạt trên mạng là một vấn đề đang nổi lên trong lĩnh vực an toàn mạng
cho giới trẻ. Tại Hoa Kỳ và Châu Âu, các báo cáo cho thấy có sự gia tăng độ tuổi về
tình trạng bắt nạt qua mạng từ 8% ở độ tuổi lên 7, 23% ở độ tuổi 10-11, và khoảng
50% ở độ tuổi thanh thiếu niên (Raskauskas, Stoltx, 2007; Kowalski, Limber, 2007;
Slonje, Smith, 2008,...). Tại Autralia các nghiên cứu cũng cho thấy có khoảng dƣới
10% thanh thiếu niên trong độ tuổi bị bắt nạt trên mạng (Cross, Shaw, Hearn,
Epstein, Monks, Lester, 2009). Các nghiên cứu cũng cho thấy có sự khác nhau giữa
độ tuổi và giới tính so với hành vi bắt nạt trên mạng. Việt Nam cũng đã có sự ghi
nhận những trƣờng hợp bạo lực học đƣờng liên quan đến mạng internet [50].
Hậu quả về tự phơi bày hình ảnh không thích hợp trên mạng.Nghiên cứu tại
Autralia cho thấy có khoảng 84% nam và 60% nữ cho rằng đã tình cờ phơi bày hình
ảnh bản thân trên mạng. Nghiên cứu cũng cho thấy là khoảng 38% nam và 2% nữ
thanh thiếu niên đã chủ động phơi bày hình ảnh khỏa thân của họ trên mạng (Rimm,
1995; Mehta, 2001; Mehta & Plaza, 1997; Doran, 2008; Eselman, 2009) [50]. Theo
Ngô Anh Đức và cs đó là một cách làm thay đổi nhận dạng và hành vi tình dục ở
lứa tuổi thanh thiếu niên. Điều đó dẫn tới khó khăn trong nhận diện giới và tình dục
sau này của các em. Bên cạnh đó, đôi khi có thể dẫn tới sự gạ gẫm hay lôi kéo tình
dục trong đời sống thực [92].
Một nội dung nữa mà thanh thiếu niên hay phơi bày hình ảnh bản thân trên
mạng là liên quan đến truyền thông bạo lực (các video đánh nhau), tự gây hại hay tự
tử,... Nghiên cứu tại Châu Âu cho thấy có khoảng 15-90% thanh thiếu niên phơi bày

13
Footer Page 21 of 148.


Header Page 22 of 148.


những nội dung bạo lực trên mạng. Tƣơng tự tại Hoa Kỳ khoảng 25% thanh thiếu
niên xem các trang mạng bạo lực [1] [50] [1113].
Ảnh hưởng về việc sử dụng chất.Nghiên cứu của Chih - Hung Ko và cs
(2008) đối với học sinh trung học phổ thông cho thấy có khoảng 18,3% nghiện
internet và 13,5% trong số đó sử dụng rƣợu gây nguy hiểm. Tác giả cho thấy rằng,
các lý thuyết nguyên nhân sử dụng rƣợu gây hại cũng có thể dùng để lý giải cho
việc nghiện internet [69]. Nghiên cứu của Ju-Yu- Yen và cs (2007) đối với sinh viên
đại học cho thấy có khoảng 12,3% nghiện Internet và 6,6% sử dụng rƣợu gây nguy
hiểm, và cả hai yếu tố nghiện này có mối liên quan đến nhau [74].
Một số vấn đề sức khỏe tâm thần kèm theo (tăng động giảm chú ý (ADHD),
trầm cảm, lo âu xã hội, ám ảnh cưỡng chế).Nghiên cứu của Ju - Yu Yen và cs tại
Đài Loan cho thấy rằng nghiện internet có mối quan hệ cao với triệu chứng ADHD
và trầm cảm, lo âu xã hội và hành vi gây hấn [104] [105]. Các nghiên cứu khác về
mối quan hệ giữa trầm cảm và nghiện internet cho thấy có sự gia tăng mức độ trầm
cảm khi ngƣời bệnh nghiện internet và ngƣợc lại (Young, 1998, 2004; Young Sik
Lee và cs, 2008; A. Aykut Ceyhan và cs, 2008; A. Aykut Ceyhan và cs, 2009). Sự
rút lui khỏi các quan hệ cuộc sống có ý nghĩa là hậu quả của sử dụng internet mang
tính bệnh lý. Điều đó làm gia tăng mức độ cách li xã hội, sau đó thời gian sử dụng
máy tính quá mức có thể làm gia tăng trầm cảm hơn. Tính tự định hƣớng và tinh
thần hợp tác kém là đặc trƣng nhân cách có quan hệ với trầm cảm, và những vấn đề
đó thƣờng dẫn tới sử dụng internet bệnh lý (Ju- Yu Yen, 2007) [49] [61]
[68][106][108].
Tổng quan nghiên cứu về chủ đề này cho thấy, ngƣời nghiện internet có các
hậu quả đa dạng nhƣ vấn đề sức khỏe thể chất, sức khỏe tinh thần, giấc ngủ, giảm
sút chất lƣợng quan hệ xã hội, thành tích học tập , vấn đề an toàn cá nhân (bắt nạt,
phơi này hình ảnh không tích hợp, quấy rối, gợi tình và gạ gẫm tình dục trên mạng),
vấn đề sử dụng chất. Đây là những cơ sở để chúng tôi xây dựng thang khảo sát về
các yếu tố ảnh hƣởng (hậu quả) của nghiện internet ở học sinh THCS.
-


Nghiên cứu vấn đề can thiệp nghiện internet
Những nghiên cứu về can thiệp nghiện internet còn là vấn đề rất mới mẻ.

Young (1999) cho rằng, sử dụng Internet có lợi trong kinh doanh và nhiều công

14
Footer Page 22 of 148.


Header Page 23 of 148.

việc khác, do đó, những hình thức ngƣng sử dụng internet không phải là những can
thiệp thực tế khi họ bắt phải cấm sử dụng internet. Việc tập trung can thiệp nên cần
có sự điều độ và sử dụng có kiểm soát, Young cũng chia sẻ quan điểm cho rằng cần
xây dựng phác đồ can thiệp nghiện internet kết hợp cả hóa dƣợc trị liệu lẫn liệu
pháp tâm lý.
Giống nhƣ các tình trạng nghiện nói chung, ngƣời nghiện internet thƣờng lẩn
tránh các vấn đề khó khăn trong cuộc sống thực tế. Trị liệu cho một ngƣời nghiện
ngoài việc hạn chế hoặc tiến đến ngừng hẳn việc việc sử dụng internet đòi hỏi phải
thiết lập mục tiêu giúp họ tự tin để đƣơng đầu với các khó khăn trong thực tế.
Tiếp cận ngƣời nghiện internet trên góc độ ảnh hƣởng của việc lạm dụng
internet quá mức đến sức khỏe cá nhân họ (đặc biệt các vấn đề sức khỏe tâm thần
nhƣ trầm cảm, lo âu, rối loạn nhân cách chống đối xả hội,...) hiện đã có nhiều tác
giả xây dựng nhóm các phƣơng thức trị liệu từ việc dùng thuốc (thuốc chống trầm
cảm nhóm SSRI hoặc naltrexone), cho đến liệu pháp nhận thức – hành vi (Orzack,
1999 ; Hall& Parsons, 2001 ; Yu& Zhao, 2004) [113]. Ngoài ra, việc xây dựng
những chƣơng trình can thiệp bằng hỗ trợ nhóm và áp dụng liệu pháp gia đình
(Young, 1998,2009; Beard, 2008; Liddle, Dakof, Turner, Henderson, Greenbaum,
2008) là những việc làm rất thiết yếu trong việc giúp ngƣời nghiện phục hồi và gia

tăng khả năng hội nhập trở lại vào đời sống thực tế. Bên cạnh đó, một số nhà thực
hành lâm sàng (Shannon Chrismore, Betzelberger, Lybby Bier & Camacho, 2009)
đã đề nghị đƣa chƣơng trình phục hồi 12 bƣớc cho chƣơng trình phục hồi nghiện
internet [113; tr135-205]. Việc đơn thuần cách ly hoặc ngăn cản ngƣời nghiện tiếp
xúc trở lại với tác nhân và hoàn cảnh gây nghiện thƣờng không đủ hiệu quả để ngăn
ngừa sự tái nghiện.
Trong luận án này, sử dụng can thiệp cho học sinh THCS nghiện internet
bằng liệu pháp tâm lý nhận thức – hành vi. Chúng tôi cho rằng, đây là liệu pháp
ngắn, phù hợp với bối cảnh Việt Nam và phù hợp với vấn đề nghiện internet ở lứa
tuổi học sinh.
1.1.1.2. Nghiên cứu về tự đánh giá bản thân
Tự đánh giá bản thân là một vấn đề rất quan trọng của đời sống tâm lý con
ngƣời nên nhận đƣợc sự quan tâm từ khá lâu của nhiều nhà nghiên cứu khác nhau.

15
Footer Page 23 of 148.


Header Page 24 of 148.

Có thể nói, W. James (1890), Cooley (1902) và Mead (1934) là những nhà
tâm lý học đầu tiên cung cấp khái niệm và định hƣớng cho việc nghiên cứu về tự
đánh giá. Quan tâm đến nguồn gốc, mức độ của tự đánh giá, tuy nhiên, họ vẫn còn
bị hạn chế do chƣa chỉ ra đƣợc những nhân tố ảnh hƣởng tới sự tự đánh giá [17].
Trong những năm gần đây, đánh giá bản thân là một đề tài đã và đang đƣợc
quan tâm nghiên cứu nhiều trên thế giới. Theo Bolognini (1998), thống kê cho
thấy, trong vòng hơn 10 năm cuối của thế kỷ XX đã có hơn 20.000 công trình
nghiên cứu về tự đánh giá bản thân. Còn theo đánh giá của Hiệp hội Xã hội học và
Tâm lý học Mỹ, trong hơn 30 năm qua đã có hàng nghìn bài báo, đầu sách viết về
tự đánh giá bản thân và con số này vẫn không ngừng gia tăng (Owens, Stryker và

Goodman, 2001) [20].
-

Nghiên cứu về các tiêu chí đo của tự đánh giá bản thân
Các nhà nghiên cứu đã đƣa ra một số tiêu chí xem xét về tự đánh giá bản

thân. Đó là: Tính phù hợp; tính phân biệt và tính khái quát; độ cao - thấp của và tính
bền vững.
Tính phù hợp: Tự đánh giá là hình ảnh về những đặc điểm, phẩm chất, năng
lực, thái độ… của bản thân trong các tình huống của hiện thực khách quan. Tính
phù hợp của tự đánh giá diễn tả sự tự đánh giá đúng, khách quan, chính xác những
hiện tƣợng đƣợc đánh giá. Cụ thể là cá nhân phải đánh giá đúng mức độ của các
hiện tƣợng tâm lý có ở bản thân [20].
Sự đánh giá bên ngoài và tự đánh giá phải dựa vào một hệ thống mức độ
đánh giá phù hợp với tiêu chuẩn xã hội và cả hai sự đánh giá đó, về mặt nội dung
cùng phải dựa vào hoàn cảnh, tình huống của hiện tƣợng đƣợc đánh giá.
Tính phân biệt và tính khái quát: Một số tác giả nghiên cứu về tính phân biệt
và tính khái quát của tự đánh giả bản thân ở các lứa tuổi khác nhau cho thấy: Ở học
sinh THCS, tự đánh giá đã thể hiện cả hai xu hƣớng, cả phân biệt lẫn khái quát
(Safin, 1975) [20]. Và cùng với sự phát triển của nhân cách, trẻ có khả năng tự đánh
giá về nhiều mặt hơn, mức độ độc lập tăng dần lên (Boivin, 1992) [22].
Nhìn chung, giữa tính phân biệt và tính khái quát của tự đánh giá luôn có sự
thống nhất chặt chẽ với nhau. Đối với mỗi cá nhân, trong các lĩnh vực hoạt động
khác nhau, mức độ biểu hiện của các phẩm chất, năng lực… của cá nhân có sự khác

16
Footer Page 24 of 148.


Header Page 25 of 148.


nhau. Nói cách khác, cá nhân có sự tự đánh giá bản thân trong các dạng hoạt động
khác nhau. Khi đó, tự đánh giá có tính phân biệt.
Từ sự đánh giá, nhận xét từng mặt về bản thân trong các dạng hoạt động
khác nhau, cá nhân có sự đánh giá chung về những phẩm chất, năng lực, những
thuộc tính… nhân cách của bản thân. Khi đó, tự đánh giá có tính khái quát.
Độ cao, thấp: Khi nói tới độ cao, thấp của tự đánh giá có nghĩa là đề cập đến
tiêu chuẩn đánh giá ở mỗi ngƣời. Tiêu chuẩn ấy đƣợc xây dựng trên các chuẩn mực,
quy tắc xã hội của tập thể. Nói cách khác, một tiêu chuẩn đánh giá đƣợc xã hội thừa
nhận thông qua lăng kính chủ quan của mỗi ngƣời; cá nhân tiếp nhận nó, đối chiếu
mình với nó để nhận biết đƣợc những biểu hiện riêng của mình vào vị trí nào đó
trong hệ thống các chuẩn mực định sẵn. Thông qua đó, ta biết đƣợc độ cao, thấp của
tự đánh giá [20] [22].
Tính bền vững: Tính bền vững của tự đánh giá đƣợc xác định trong mối liên
hệ với những yêu cầu khác nhau và những khoảng thời gian khác nhau, nó liên quan
tới một số đặc điểm tâm lý cá nhân: Tính bền vững của tự đánh giá phụ thuộc vào
tính bền vững của sự tự khẳng định trong nhân cách và tính bền vững về mặt xã hội
của nhóm có liên quan (Dissler, 1976) [20] [22].
-

Nghiên cứu về ảnh hưởng của tự đánh giá tới sự phát triển nhân cách
Theo Iarosevski & Petroski (1990), tự đánh giá đóng vai trò là tác nhân điều

chỉnh hành vi và hoạt động của con ngƣời. Ngoài ra, hai ông còn cho rằng mối liên
hệ giữa con ngƣời với thế giới xung quanh, sự phê phán, yêu cầu đối với bản thân
và mối quan hệ thành công cũng nhƣ thất bại đều phụ thuộc vào sự tự đánh giá [22].
Burns (1979) và Covington (1992) cho rằng ngƣời tự đánh giá bản thân cao
thƣờng cƣ xử, hành động có tính cộng đồng hơn, có trách nhiệm hơn, đạt đƣợc
những thành công cao hơn, có xúc cảm xã hội cao hơn và hạnh phúc hơn [18] [19].
Ngƣợc lại, những ngƣời đánh giá bản thân thấp phải đối mặt với một loạt những vấn

đề xã hội và tâm lý bởi vì ngƣời ta cho rằng họ là những ngƣời dễ bị ảnh hƣởng, dễ
chịu tác động, nhạy cảm với những ảnh hƣởng tiêu cực từ môi trƣờng xã hội cũng
nhƣ tâm lý mà họ sống (Mecca, 1989; Owens và Stryker, 2001) [dẫn theo 18].
Cũng có những chứng cứ cho thấy mọi ngƣời muốn chứng tỏ cái tôi của
mình (Swann, Stein-Seroussi và Gisler, 1992), nên khi một ngƣời nào đó cảm thấy

17
Footer Page 25 of 148.


×