Tải bản đầy đủ (.pdf) (25 trang)

Chính sách truy cập mở đến kết quả nghiên cứu số sử dụng kinh phí công trên thế giới và một số đề xuất đối với Việt Nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (980.89 KB, 25 trang )

CHÍNH SÁCH TRUY CẬP MỞ ĐẾN KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU SỐ SỬ DỤNG
KINH PHÍ CÔNG TRÊN THẾ GIỚI VÀ MỘT SỐ ĐỀ XUẤT ĐỐI VỚI VIỆT NAM (* )
ThS. Cao Minh Kiểm**
Tóm tắt: Công bố khoa học và dữ liệu nghiên cứu là kết quả của hoạt động nghiên cứu và
phát triển. Nhiều kết quả dạng số trên được hình thành từ các nghiên cứu sử dụng tài trợ công.
Các nước phát triển đã phát triển những chính sách quan tâm thực hiện chính sách truy cập
mở đến kết quả nghiên cứu số từ nghiên cứu sử dụng tài trợ công. Xây dựng kế hoạch truy cập
mở và quản lý dữ liệu là một trong những giải pháp tăng cường truy cập mở. Hoạt động
nghiên cứu và phát triển ở Việt Nam được tài trợ không nhỏ từ ngân sách nhà nước và tạo ra
nhiều kết quả. Một số ý kiến về tăng cường truy cập mở đến kết quả nghiên cứu được nhà nước
cấp kinh phí đã được đề xuất, bao gồm thay đổi nhận thức về truy cập mở, xây dựng hành lang
pháp lý về truy cập mở, ban hành những quy định về truy cập mở, đẩy mạnh truy cập mở đối
với các tạp chí KH&CN, phát triển hệ thống VJOL.
Từ khóa: Truy cập mở; Chính sách; Nghiên cứu số; Kinh phí công
Kết quả hoạt động nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ (NC&PT) (*** ) đã tạo
ra tài nguyên thông tin khoa học và công nghệ (KH&CN) khổng lồ trên thế giới - đó là các
công bố KH&CN và những dữ liệu nghiên cứu. Trong thời đại thông tin và kỹ thuật số, những
tài nguyên này được hình thành và phổ biến chủ yếu ở dạng số (digital format). Nhà nước có
vai trò quan trọng trong cung cấp kinh phí cho hoạt động KH&CN. Vì thế những kết quả
nghiên cứu được tạo ra từ các hoạt động nghiên cứu có sử dụng kinh phí từ ngân sách nhà
nước (có thể gọi là kinh phí công) cần được quản lý và đưa ra sử dụng phù hợp. Theo mô hình
xuất bản KH&CN truyền thống, đa số tài nguyên số là các công bố KH&CN được cung cấp
thông qua hệ thống các tạp chí KH&CN thương mại. Việc phát triển nguồn tài nguyên số dạng
này cũng được thực hiện chủ yếu thông qua con đường thương mại: mua quyền truy cập đến
các tạp chí điện tử. Điều này đã hạn chế sự truy cập công cộng đến tài nguyên KH&CN được
tạo lập bằng kinh phí công vì những rào cản về tài chính và những quy định pháp lý về bản
quyền và cấp phép, hạn chế sự chia sẻ, sử dụng, trao đổi, phổ biến, tái sử dụng, lưu trữ của
cộng đồng đối với các kết quả nghiên cứu, thậm chí với kết quả được tạo lập từ những nghiên
cứu sử dụng tài chính công.
Một trong những giải pháp để phát triển tài nguyên KH&CN số, tăng cường sự truy cập,
chia sẻ, sử dụng, tái sử dụng nguồn tài nguyên số này vì lợi ích của xã hội, cộng đồng nói


chung và của cộng đồng KH&CN, các nhà nghiên cứu, giảng viên, nghiên cứu sinh, sinh viên
nói riêng là tăng cường các quy định về thực hiện truy cập mở hay truy cập công cộng đến kết
quả KH&CN từ các nghiên cứu sử dụng kinh phí công.Bài này giới thiệu kết quả tìm hiểu
chính sách của một số nhóm nước, quốc gia về chính sách truy cập mở đến công bố KH&CN
và dữ liệu ngiên cứu từ những nghiên cứu KH&CN sử dụng kinh phí công, và nêu ra một số
suy nghĩ đối với Việt Nam.
*

Bài tham luận trình bày tại Hội thảo "Xây dựng và phát triển thư viện số Việt Nam - Hiện tại - Tương lai".
Hội Thông tin Khoa học và Công nghệ Việt Nam
***
Thuật ngữ tiếng Anh là "Research and Development", trước đây thường dịch là "Nghiên cứu và triển khai".
**

1


1. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU SỬ DỤNG KINH PHÍ CÔNG TRONG TRUY CẬP
MỞ
Trong ngữ cảnh của hoạt động nghiên cứu khoa học, phát triển công nghệ, đổi mới sáng
tạo, kết quả nghiên cứu KH&CN có thể được thể hiện dưới hai dạng chính:
- Tài liệu KH&CN (các công bố KH&CN đăng tải trên các tạp chí KH&CN, các sáng
chế, chuyên khảo, sách, các báo cáo kết quả nhiệm vụ KH&CN, các bài trình bày tại các hội
nghị, hội thảo KH&CN, một số tài liệu KH&CN khác...);
- Dữ liệu nghiên cứu.
Công bố KH&CN là dạng tài liệu KH&CN trình bày những kết quả và tri thức thu
nhận được từ hoạt động nghiên cứu KH&CN hoặc được rút ra, được nhận thức từ các hoạt
động KH&CNvà các hoạt động khác, được đăng tải trên các tạp chí KH&CN. Công bố
KH&CN có thể bao gồm những bài báo nghiên cứu, những thông báo (communication) ngắn,
những bài tổng quan, tổng luận, được đăng trên các tạp chí KH&CN. Để đảm bảo chất lượng

khoa học, những bản thảo của các công bố KH&CN thường được bình duyệt (peer-reviewed)
và được biên tập kỹ càng trước khi được công bố trên các tạp chí.
Dữ liệu nghiên cứu (research data) có thể được định nghĩa là “những sự kiện, con số,
ký tự, và các ký hiệu mô tả một đối tượng, ý tưởng, điều kiện, hoàn cảnh, hoặc các yếu tố
khác” hoặc “sự trình bày có thể diễn giải lại của thông tin theo cách thức hình thức hoá phù
hợp để truyền thông, giải thích, hoặc xử lý. Thí dụ về các dữ liệu bao gồm một chuỗi các bit,
một bảng các số, các ký tự trên một trang, ghi âm âm thanh của một người nói, hoặc một mẫu
đá mặt trăng" hay “bất kỳ thông tin có thể được lưu trữ ở dạng kỹ thuật số, bao gồm cả văn
bản, số, hình ảnh, video hoặc phim ảnh, âm thanh, phần mềm, thuật toán, phương trình, hình
động, mô hình, mô phỏng, v.v.. Những dữ liệu này có thể được tạo ra bằng các phương tiện
khác nhau bao gồm quan sát, tính toán, hoặc thử nghiệm”[National Academy of Sciences,
2009]. Tổng cục Nghiên cứu và Đổi mới sáng tạo của Uỷ ban Châu Âu EC định nghĩa dữ liệu
nghiên cứu (Research data) là thông tin, dữ kiện, số liệu được thu thập để nghiên cứu và xem
xét làm cơ sở cho suy luận, thảo luận, tính toán [Directorate-General for Research &
Innovation, 2016]. OECD thì định nghĩa Dữ liệu nghiên cứulà dữ kiện (điểm số, hồ sơ văn
bản, hình ảnh và âm thanh) được sử dụng như là nguồn sơ cấp cho nghiên cứu khoa học, và
thường được chấp nhận trong cộng đồng khoa học là cần thiết để xác nhận kết quả nghiên cứu
[OECD, 2007]. Trong ngữ cảnh của hoạt động nghiên cứu, thí dụ về dữ liệu nghiên cứu có thể
bao gồm số liệu thống kê, các kết quả thí nghiệm, đo đạc, quan sát từ các hoạt động thực địa,
điều tra khảo sát, các hình ảnh và bản ghi âm phỏng vấn,.. Dữ liệu nghiên cứu ở dạng số
(digital form) là vấn đề được chú trọng, quan tâm. Một tập hợp/bộ dữ liệu nghiên cứu bao gồm
sự trình bày có hệ thống và từng phần của đối tượng được điều tra/nghiên cứu.
Dữ liệu nghiên cứu có thể được tạo ra cho nhiều mục đích khác nhau và thông qua
nhiều quá trình khác nhau, và có thể được phân chia thành một số dạng Dữ liệu quan sát
(Observational data), Dữ liệu thực nghiệm (Experimental data); Dữ liệu mô phỏng (Simulation
data); Dữ liệu liệu phái sinh hoặc tổng hợp (Derived or compiled data); Dữ liệu tham chiếu
hoặc dữ liệu kinh điển (Reference or canonical data) [Boston University's Library].
Khi đề cập đến truy cập mở kết quả nghiên cứu sử dụng kinh phí công (hoặc được tài
trợ công - Research data from public funding) chúng ta nói đến những kết quả nghiên cứu,
2



bao gồm các công bố KH&CN và dữ liệu nghiên cứu, được tạo ra hoặc thu được từ các nghiên
cứu được tiến hành bởi các cơ quan chính phủ hoặc các phòng ban của chúng, hoặc được tiến
hành bằng công quỹ được cung cấp bởi bất cứ cấp chính quyền nào.
2. TÌM HIỂU MỘT SỐ CHÍNH SÁCH TRUY CẬP MỞ ĐẾN KẾT QUẢ
NGHIÊN CỨU SỐ SỬ DỤNG KINH PHÍ CÔNG
Những kết quả nghiên cứu từ đầu tư công được coi là tài sản công và cần được khuyến
khích khai thác, sử dụng tối đa vì lợi ích của người dân, xã hội, cộng đồng. Nhiều nhóm nước,
chính phủ các nước, tổ chức tài trợ đã quan tâm đến việc tăng cường truy cập công cộng
(public access) đến những kết quả nghiên cứu có nguồn gốc từ các nghiên cứu KH&CN sử
dụng kinh phí công. Các nhóm nước (như G7, EU), các chính phủ, các tổ chức tài trợ nghiên
cứu (như các quỹ KH&CN,...) đều nhận thức rõ rằng tài nguyên thông tin KH&CN được hình
thành từ kết quả nghiên cứu (bao gồm công bố KH&CN và dữ liệu nghiên cứu) sẽ đóng góp
quan trọng vào phát triển KH&CN, đổi mới sáng tạo. Những tài nguyên này có thể có được
thông qua truy cập mở. Việc chia sẻ và phổ biến kết quả nghiên cứu sử dụng kinh phí công sẽ
tối đa hoá lợi ích của các kết quả nghiên cứu, nâng cao giá trị sử dụng của những kết quả
nghiên cứu sử dụng kinh phí công, làm cho đầu tư từ kinh phí công cho nghiên cứu và phát
triển mang lại nhiều lợi ích và ý nghĩa hơn.
2.1. Chính sách của nhóm G7, OECD và EU
Các nước G7 là một tập hợp các nước công nghiệp phát triển hàng đầu thế giới, bao
gồm: Anh, Hoa Kỳ, Pháp, Đức, Canađa, Italia và Nhật Bản (1).Tháng 6/2013, các Bộ trưởng
phụ trách KH&CN của các nước G7đã nhóm họp tại London, Anh và thông qua Tuyên bố
London về vấn đề truy cập đến dữ liệu[G8 UK, 2013]. Tuyên bốđã khẳng định dữ liệu nghiên
cứu KH&CN mở và tăng cường truy cập đến các kết quả nghiên cứu KH&CN được công bố
và bình duyệt là cần thiết để đảm bảo cho sự phát triển của thế giới trong hiện tại và tương lai.
Các nước G7 đã khẳng định nhận sự cam kết thực hiện "sự mở của dữ liệu nghiên cứu khoa
học để đẩy nhanh tiến độ của các khám phá khoa học, tạo ra sự đổi mới sáng tạo, đảm bảo
rằng các kết quả của nghiên cứu khoa học như phổ biến rộng rãi như thực tế, cho phép minh
bạch trong khoa học và thu hút công chúng vào thực hiện tiến bộ khoa học". Các nước G7 đã

xác định nguyên tắc rằng "Dữ liệu nghiên cứu khoa học được tài trợ bằng kinh phí công cần
được được mở đến mức cao nhất với ít cản trở nhất trong khi đồng thời vẫn tôn trọng các mối
quan tâm liên quan đến sự riêng tư, an toàn, an ninh và lợi ích thương mại, thừa nhận những
quan ngại chính đáng của các đối tác tư nhân". Đối với việc truy cập mở đến các công bố
KH&CN, các nước G7 nhận thức rằng "nghiên cứu khoa học toàn cầu hiệu quả, sự hiểu biết
của công chúng về khoa học và đổi mới sáng tạo thương mại của các doanh nghiệp được hỗ
trợ bằng sự truy cập công cộng miễn phí và nhanh chóng đến các công bố từ nghiên cứu được
tài trợ công. Sự tạo ra, chia sẻ và khai thác các kiến thức khoa học là không thể thiếu để tạo ra
sự thịnh vượng và nâng cao chất lượng sống...". Nhóm các nước G7nhận thức rằng họ có trách
nhiệm để thúc đẩy các chính sách tăng cường tiếp cận đến các kết quả KH&CN từ những
nghiên cứu được tài trợ công để thúc đẩy những phát minh khoa học, cho phép cộng tác quốc
tế tốt hơn và phối hợp nghiên cứu, tăng cường sự tham gia của xã hội và giúp hỗ trợ sự thịnh
1

Trước năm 2014, nhóm này được gọi là G8 vì LB Nga cũng tham gia. Từ 2014, do một số vấn đề chính trị, Nga không
tham gia nhóm G8 vì thế hiện tại nhóm này được gọi G7

3


vượng kinh tế. Lãnh đạo các nước G7 xác nhận "cần thiết tối ưu hóa tăng cường tiếp cận công
cộng đến kết quả nghiên cứu được công bố và bình duyệt từ những nghiên cứu được tài trợ
công và những dữ liệu cơ bản của nó và phối hợp và hợp tác quốc tế sẽ đảm bảo cho một sự
chuyển tiếp hiệu quả đến truy cập mở" và cần "tiếp tục những nỗ lực hợp tác và xem xét cách
thức tốt nhất để thúc đẩy toàn cầu việc tăng cường tiếp cận công cộng đến các kết quả của
nghiên cứu được công bố từ nghiên cứu được tài trợ công bao gồm những công bố và dữ liệu
nghiên cứu."Những nguyên tắc, quan điểm trong Tuyên bố của các nước G7 về truy cập mở
đến công bố KH&CN và dữ liệu nghiên cứu là cơ sở để các nước thành viênG7, các tổ chức
quốc tế và nhiều nước khác xem xét và chấp nhận trong quá trình xây dựng và thực hiện chính
sách truy cập mở của mình.

Tháng 1/2004, Bộ trưởng KH&CN của các nước Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế
(OECD - Organization for Economic Cooperation and Development), một tổ chức bao gồm
nhiều nước phát triển trên thế giớiđã ban hành"Tuyên bố về truy cập đến dữ liệu nghiên cứu từ
kinh phí công" [OECD, 2004] trong đó khẳng định ý nghĩa quan trọng của việc đảm bảo truy
cập công cộng đến dữ liệu nghiên cứu được tạo lập từ kinh phí công và đề ra một tập hợp
nguyên tắc chung về quản trị dữ liệu nghiên cứu. Những nguyên tắc chính nêu trong Tuyên bố
gồm:tính mở; minh bạch; phù hợp pháp lý; trách nhiệm hình thức: tính chuyên nghiệp; bảo vệ
sở hữu trí tuệ; tính liên tác; chất lượng và an ninh; hiệu quả; trách nhiệm. OECD đã xây dựng
và ban hành "Nguyên tắc và hướng dẫn về truy cập đến dữ liệu nghiên cứu từ tài trợ công"
[OECD, 2007] (sau đây gọi tắt là Nguyên tắc và Hướng dẫn OECD). Những nguyên tắc được
khuyến nghị trên là cơ sở để các nước thành viên hoặc các tổ chức nghiên cứu, các cơ quan tài
trợ kinh phí nghiên cứu dựa vào đó xây dựng những chính sách và hướng dẫn cụ thể đối với
quản lý và đảm bảo truy cập đến dữ liệu được tài trợ bằng kinh phí công.
Uỷ ban Châu Âu (European Commission) ủng hộ phát triển truy cập mở đến kết quả
nghiên cứu sử dụng kinh phí công với quan điểm rằng công chúng đã thanh toán cho thông tin
KH&CN (thông qua cấp kinh phí công cho nghiên cứu KH&CN) không nên phải thanh toán
lần nữa mỗi lẫn truy cập thông tin đó và họ phải được hưởng lợi từ sử dụng thông tin. Thông
tin KH&CN từ nghiên cứu được tài trợ công phải có được miễn phí trên trực tuyến và truy cập
được bởi các nhà nghiên cứu và công dân Châu Âu thông qua hạ tầng thông tin số (einfrastructures) bền vững và đảm bảo truy cập lâu dài để tránh mất đi những thông tin khoa
họccó giá trị [EC, 2012]. Khuyến nghị của Uỷ ban Châu Âu về truy cập và bảo quản thông tin
KH&CN nhấn mạnh truy cập mở là công cụ then chốt để đưa con người và ý tưởng đến với
nhau theo cách thức thúc đẩy khoa học và đổi mới sáng tạo [EC, 2012]. EC đã khuyến nghị
rằng các nước cần thực hiện chính sách đảm bảo truy cập mở đến kết quả nghiên cứu được tài
trợ công; coi truy cập mở là một điểm then chốt trong các chính sách của các nước thành viên
về nghiên cứu và đổi mới sáng tạo có trách nhiệm thông qua việc làm cho kết quả nghiên cứu
tiếp cận được với mọi người và tạo thuận lợi cho sự tham gia của xã hội.
Từ 2013, Hội đồng Nghiên cứu Châu Âu (European Research Councils - ERC) do Ủy
ban Châu Âu thành lập, đã ban hành hướng dẫn về truy cập mở đến kết quả nghiên cứu cho
những nghiên cứu do Hội đồng tài trợ [ERC, 2013]. Hướng dẫn đã được cập nhật vào năm
2016[ERC, 2016a]. ERC đã cụ thể hoá hướng dẫn về truy cập mở đối với kết quả nghiên cứu

do Hội đồng nghiên cứu Châu Âu tài trợ trong khuôn khổ Chương trình Horizon 2020 [ERC,
2016b].
4


Năm 2016, Tổng cục Nghiên cứu và Đổi mới sáng tạo của Uỷ ban Châu Âu đã xây
dựng và công bố Hướng dẫn về Truy cập mở đến công bố khoa học và dữ liệu nghiên cứu
trong khuôn khổ Chương trình nghiên cứu Horizon 2020 (H2020 Programme) [DirectorateGeneral for Research & Innovation, 2016].
Để thực hiện truy cập mở đến công bố KH&CN, Hướng dẫn chỉ ra hai con đường:
- Truy cập mở "Xanh" (Green OA): tác giả hoặc đại diện, kho lưu trữ nội bộ
(repositories) lưu giữ trực tuyến bản sao bài báo đã được công bố hoặc bản thảo cuối cùng đã
được bình duyệt và chấp nhận đăng trên tạp chí vào thời điểm bài báo được xuất bản hoặc sau
một thời gian cấm vận (embargo);
- Truy cập mở "Vàng": bài báo được truy cập mở ngay lập tức trên tạp chí truy cập mở.
Trong phương thức này, chi phí xử lý bài báo (APCs) có thể được hỗ trợ bởi đơn vị chủ quản
hoặc cơ quan tài trợ nghiên cứu. Trong những trường hợp khác, chi phí duy trì tạp chí truy cập
mở có thể được bảo đảm bởi tổ chức tài trợ.
Lược đồ về truy cập mở đến kết quả nghiên cứu của Hướng dẫn được trình bày trong
hình 1.

Hình 1. Lược đồ về con đường truy cập mở
(Nguồn: EC Directorate-General for Research & Innovation, 2016)
EC quy định rõ trách nhiệm của người/tổ chức được nhận kinh phí nghiên cứu
(người/đơn vị thụ hưởng) trong thực hiện truy cập mở đến kết quả nghiên cứu từ nghiên cứu
được tài trợ trong khuôn khổ Chương trình Chương trình nghiên cứu Horizon 2020. Trong
Hợp đồng tài trợ nghiên cứu yêu cầu, "mọi người/đơn vị thụ hưởng phải đảm bảo truy cập mở
đến tất cả các công bố khoa học được bình duyệt liên quan đến kết quả nghiên cứu. Để đáp
ứng yêu cầu này, mọi người/đơn vị thụ hưởng phải đảm bảo rằng mọi công bố khoa học được
5



bình duyệt có thể đọc được trực tuyến, tải xuống được hoặc in được. Vì một số quyền khác như
quyền sao chép, phổ biến, tìm kiếm, liên kết, hoặc khai phá (crawl and mine) làm cho công bố
khoa học trở nên hữu ích hơn, mọi người thụ hưởng phải thực hiện những nỗ lực để cung cấp
những quyền này càng nhiều càng tốt". Các đơn vị thụ hưởng lớn được khuyến khích cung cấp
truy cập mở đến các loại hình công bố khoa học khác như: chuyên khảo, sách, kỷ yếu hội nghị,
tài liệu xám (các báo cáo). Việc thực thi đảm bảo truy cập mở đến công bố khoa học từ các
nghiên cứu được tài trợ bao gồm 2 bước:
- (1) Lưu chiểu công bố vào kho lưu trữ nội bộ (repositories);
- (2) Cung cấp truy cập mở đến các công bố này.
Để hỗ trợ việc lưu chiểu bản sao công bố KH&CN, EC đã xây dựng Hạ tầng truy cập
mở cho nghiên cứu ở Châu Âu OpenAIRE [Open Access Infrastructure for Research in
Europe].
Hướng dẫn cũng yêu cầu mọi người/tổ chức thụ hưởng phải cung cấp truy cập mở đến
thông tin thư mục (siêu dữ liệu) mô tả công bố khoa học được lưu chiểu. Dữ liệu mô tả cần
tuân thủ những khổ mẫu chuẩn.
Về dữ liệu nghiên cứu, Uỷ ban Châu Âu đã tạo điều kiện truy cập mở và tái sử dụng dữ
liệu nghiên cứu tạo ra bởi những dự án nghiên cứu thuộc Horizon 2020 thông qua Open
Research Data Pilot (ORD Pilot). Hợp đồng tài trợ nghiên cứu trong khuôn khổ Chương trình
H2020 yêu cầu nếu dữ liệu nghiên cứu số được tạo lập, hình thành trong hoạt động nghiên cứu,
người/tổ chức thụ hưởng tài trợ phải "(a) lưu chiểu dữ liệu vào một kho lưu trữ dữ liệu nghiên
cứu và tiến hành các biện pháp để làm cho bên thứ ba có thể truy cập, khai phá, khai thác, tái
tạo và phổ biến miễn phí, trong đó (i) dữ liệu, bao gồm cả siêu dữ liệu liên quan, cần thiết để
xác minh kết quả nghiên cứu được trình bày trong công bố khoa học càng sớm càng tốt, (ii)
những dữ liệu khác, bao gồm cả siêu dữ liệu liên quan, theo thời hạn được quy định trong „kế
hoạch quản lý dữ liệu‟; (b) cung cấp thông tin - thông qua kho lưu trữ - về công cụ và phương
tiện mà người thụ hưởng có và cần thiết để xác minh kết quả (và nếu có thể, cung cấp cả công
cụ và phương tiện"[EC, 2016].Người/tổ chức thụ hưởng cần lưu chiểu dữ liệu nghiên cứu vào
một kho lưu trữ dữ liệu trực tuyến (có thể là theo chủ đề, cục bộ hoặc tập trung). EC đã xây
dựng hạ tầng truy cập mở OpenAIRE để hỗ trợ thực hiện trách nhiệm này. Ngoài ra, người/tổ

chức thụ hưởng cũng có thể lưu chiểu dữ liệu nghiên cứu vào kho lưu trữ như Zenodo (một
kho lưu trữ dựa trên hợp tác giữa OpenAIRE và CERN) [Zenodo].
2.2. Hoa Kỳ
Hoa Kỳ là một nước có chính sách rất mạnh trong việc tăng cường truy cập công cộng
(Public access) đến những kết quả nghiên cứu được tạo lập từ các dự án do Chính phủ cấp kinh
phí. Chính phủ Hoa Kỳ đã nhận thức rằng việc tạo điều kiện cho nhiều đối tượng (nhà nghiên
cứu, những người thực hiện đổi mới sáng tạo trong các doanh nghiệp, giảng viên, sinh viên và
công chúng) tiếp cận dễ dàng đến những kết quả nghiên cứu của các dự án do Chính phủ cấp
kinh phí có thể nâng cao hiệu quả của đầu tư của Chính phủ cho hoạt động NC&PT [CENDI].
Việc truy cập được nâng cao sẽ làm tăng cơ hội cho tri thức KH&CN mới được ứng dụng vào
những các lĩnh vực khác nhau như y tế, năng lượng, bảo vệ môi trường, nông nghiệp, anh ninh
quốc gia và là xúc tác cho những đổi mới sáng tạo giúp phát triển kinh tế và phúc lợi.
6


Ở Hoa Kỳ, việc truy cập công cộng đến kết quả và dữ liệu nghiên cứu từ các nhiệm vụ
KH&CN do Chính phủ tài trợ được đảm bảo bằng pháp luật. Từ năm 1966, Hoa Kỳ đã ban
hành Luật Tự do thông tin (Freedom of information Act - FOIA) trong đó quy định rằng công
dân có quyền yêu cầu truy cập đến thông tin của các cơ quan chính phủ liên bang ngoại trừ 9
loại nội dung bị hạn chế truy cập theo luật định (2 ). Năm 1996, để đáp ứng yêu cầu trong điều
kiện phát triển của công nghệ thông tin và truyền thông, mạng Internet và thông tin số, Luật
Luật Tự do thông tin được bổ sung thêm Luật Tự do thông tin điện tử sửa đổi (The Electronic
Freedom of Information Act Amendments hay viết tắt là E-FOIA) [US Department of Justice].
Luật E-FOIA đã quy định mọi cơ quan liên bang phải đảm bảo một số loại thông tin, hồ sơ
theo quy định, được tạo ra bởi cơ quan đó sau ngày 1/11/1996 có thể truy cập được bằng
phương thức điện tử. Các cơ quan liên bang cũng phải thành lập phòng đọc điện tử cho công
dân để truy cập đến những thông tin được phép. Luật sửa đổi quy định trong vòng 20 ngày làm
việc.Những quy định pháp luật trên là cơ sở để Hoa Kỳ ban hành những quy định liên quan
đến tăng cường truy cập công cộng đến kết quả nghiên cứu và dữ liệu nghiên cứu.
Từ năm 2006, các Thượng nghị sỹ John Cornyn và Joe Lieberman của Hoa Kỳ đã đệ

trình dự luật "Truy cập Công cộng đến kết quả nghiên cứu Liên bang" (The Federal Research
Public Access Act - FRPAA) trong đó đề xuất yêu cầu đảm bảo truy cập mở công cộng đến
kết quả của các nghiên cứu do 11 cơ quan chính phủ liên bang tài trợ.Việc yêu cầu đảm bảo sự
truy cập công cộng đến kết quả nghiên cứu do Chính phủ cấp kinh phí xuất phát từ triết lý rằng
kinh phí mà Chính phủ cấp cho các nghiên cứu này về nguyên tắc là tiền thuế của những người
đóng thuế Hoa Kỳ, vì thế họ phải có quyền được tiếp cận đến những kết quả đó được tạo lập
bằng tiền thuế, rằng việc phổ biến và sử dụng chúng phải được tối đa hoá; sự truy cập công
cộng sẽ thúc đẩy sự phát triển của KH&CN, cải thiện cuộc sống và phúc lợi của các công dân
Hoa Kỳ và của thế giới nếu những thông tin đó được chia sẻ với mọi người sử dụng tiềm tàng.
Đến năm 2015, dự luật FRPAA được Thượng nghị sỹ John Cornynđã chỉnh sửa và tiếp
tục trình lên Thượng viện với tên "Luật Truy cập hợp lý đến nghiên cứu KH&CN" (Fair
Access to Science and Technology Research Act) [Congress, 2015]. Dự luật yêu cầu các bộ/cơ
quan Liên bang có chi phí nghiên cứu hàng năm trên 100 triệu USD phải: (1) xây dựng chính
sách truy cập mở công cộng đến kết quả nghiên cứu do Liên bang tài trợ phù hợp với mục tiêu
của Bộ/cơ quan; và (2) thực hiện những thủ tục về thu thập và lưu chiểu các bài báo khoa học
của mình. Dự luật yêu cầu mọi tổ chức, cá nhân phải nộp một bản điện tử của bản thảo cuối
cùng bài báo gốc là kết quả của nghiên cứu sử dụng tài trợ của Chính phủ và được chấp nhận
đăng tải trên các tạp chí có bình duyệt (peer-reviewed journals) vào kho dữ liệu số được chỉ
định hoặc duy trì bởi Bộ hoặc cơ quan chủ quản;sự truy cập công cộng miễn phí đến bản thảo
được bình duyệt cuối cùng hoặc phiên bản được xuất bản sau một khoảng thời gian hợp lý đối
với loại hình nghiên cứu do bộ/cơ quan thực hiện hoặc tài trợnhưng không quá 12 tháng kể từ
thời điểm được xuất bản trên tạp chí; các bộ/cơ quan liên bang phải xây dựng kho lưu trữ số
(repositories) để bảo quản lâu dài, đảm bảo truy cập công cộng miễn phí đến các kết quả

2

Chín loại thông tin không được truy cập bao gồm: thông tin mật cho quốc phòng và chính sách đối ngoại; thông tin về thực
hành và quy định nhân sự nội bộ; những thông tin không được truy cập đã quy định trong một số luật khác; bí mật kinh
doanh và thông tin kinh doanh mật; những bản ghi nhớ hoặc văn bản nội bộ được bảo vệ theo quy định pháp luật; thông tin
và hồ sơ y tế cá nhân; hồ sơ hoặc thông tin thi hành pháp luật; thông tin liên quan đến giám sát ngân hàng; thông tin địa

chất và địa vật lý.

7


nghiên cứu trong những kho lưu trữ số bền vững do Bộ/cơ quan duy trì hoặc ở kho khác đảm
bảođáp ứng điều kiện được quy định bởi bộ/cơ quan.
Năm 2013, trong khi Dự luật "Luật Truy cập hợp lý đến nghiên cứu KH&CN" chưa
được thông qua, để đảm bảo thực thi tăng cường truy cập đến kết quả của hoạt động KH&CN
được Chính phủ liên bang tài trợ, Ngài Dr. John Holdren, Trợ lý về KH&CN của Tổng thống,
kiêm Giám đốc Văn phòng Chính sách KH&CN (OSTP - Office of S&T Policy) của Nhà trắng
đã ban hành "Thông tri cho Thủ trưởng các Bộ và cơ quan chính phủ" về tăng cường sự
truy cập đến kết của của các nghiên cứu khoa học được Liên bang tài trợ [OSTP, 2013],
trong đó yêu cầu các bộ/cơ quan liên bang phải xây dựng Kế hoạch Truy cập công
cộng(Public Access Plan) của bộ/cơ quan;xác lập mục tiêu của truy cập công cộng đến công
bố KH;xác lập mục tiêu của truy cập công cộng đến dữ liệu khoa học ở dạng số; và thực hiện
Kế hoạch truy cập công cộng. Thông tri quy định, các Bộ/cơ quan liên bang có mức chi/tài
trợ cho hoạt động KH&CN hàng năm trên 100 triệu USD phải xây dựng Kế hoạch truy cập
công cộng của bộ/cơ quan (Agency Public Access Plan) đến các kết quả nghiên cứu mà bộ/cơ
quan cấp hoặc hỗ trợkinh phí, đặc biệt đến các công bốkhoa học và các dữ liệu nghiên cứu số.
Về mục tiêu của truy cập công cộng đến công bố KH số, Thông tri yêu cầu các bộ/cơ
quan, trên cơ sở phù hợp với các quy định pháp luật và chính sách; sứ mệnh/chức năng của cơ
quan, nguồn lực, những vấn đề về an ninh kinh tế, trong nước, quốc gia,....phải thực hiện các
biện pháp đảm bảo rằng các công bố khoa học được bình duyệt (peer-reviewed) là kết quả trực
tiếp từ những nghiên cứu KH&CN không xếp hạng mật có sử dụng ngân sách Liên bang, phải
được lưu giữ để bảo quản lâu dài và truy cập được một cách công cộng cho tìm kiếm, phân tích
theo cách thức tối đa hoá tác động và trách nhiệm giải trình của đầu tư cho KH&CN của Liên
bang. Thông tri quy định rằng các bộ/cơ quan liên bang phải quy định khoảng thời gian cấm
vận phù hợp với mỗi loại hình nghiên cứu do bộ/cơ quan thực hiện hoặc cấp kinh phí thực
hiện, nhưng về cơ bản là áp dụng mức thời gian cấm vận (embargo) là 12 tháng sau khi kết quả

được công bốchính thức. Thông tri cũng yêu cầu công bố KH dạng số và siêu dữ liệu liên quan
được lưu giữ bằng giải pháp lưu trữ đảm bảo sự bảo quản lâu dài và truy cập miễn phí đến nội
dung, áp dụng các chuẩn quốc tế; sử dụng các định dạng lưu trữ không độc quyền đối với văn
bản và những nội dung liên quan (như hình ảnh, video, dữ liệu kèm theo,...);đảm bảo sự truy
cập cho người khuyết tật;cho phép tích hợp và liên tác với các giải pháp lưu trữ khác của Liên
bang.Những kho lưu trữ này có thể được duy trì bởi bộ/cơ quan cấp kinh phí nghiên cứu hoặc
bởi những bên khác thông qua hợp tác với bộ/cơ quan, bao gồm (không giới hạn) các hội hàn
lâm và nghề nghiệp, các nhà xuất bản và thư viện.
Đối với mục tiêu của truy cập công cộng đến dữ liệu khoa học số, Thông tri yêu cầu
các bộ/cơ quan, trên cơ sở phù hợp với các quy định pháp luật và chính sách; sứ mệnh/chức
năng của cơ quan, nguồn lực, những vấn đề về an ninh kinh tế, trong nước, quốc gia,....những
dữ liệu nghiên cứu dạng số có nguồn gốc từ những nghiên cứu không phân hạng mật được
Liên bang tài trợ toàn bộ hoặc một phần phải được lưu trữ và truy cập được một cách công
cộng cho tìm kiếm, phân tích. Kế hoạch truy cập công cộng của bộ/cơ quan phải:
- Tối đa hoá sự truy cập miễn phí của công chúng đến dữ liệu nghiên cứu đã được định
dạng số tạo lập từ những nghiên cứu sử dụng kinh phí Liên bang, nhưng đồng thời: bảo vệ tính
bí mật và riêng tư cá nhân; công nhận quyền lợi sở hữu, thông tin bí mật kinh doanh, quyền sở
hữu trí tuệ và tránh những tác động tiêu cực đến quyền sở hữu trí tuệ, đổi mới sáng tạo và sự
8


cạnh tranh Hoa Kỳ; bảo đảm cân bằng giữa giá trị tương đối của bảo quản lâu dài và truy cập;
chi phí và gánh nặng hành chính kèm theo;
- Đảm bảo rằng mọi nhà nghiên cứu nhận tài trợ của Liên bang hoặc ký hợp đồng với
Liên bang để nghiên cứu khoa học, các nhà khoa học được tuyển dụng phải xây dựng Kế
hoạch quản lý dữ liệu, trong đó mô tả cách thức họ đảm bảo sự bảo quản lâu dài, sự truy cập
đến dữ liệu nghiên cứu ở dạng số từ những nghiên cứu sử dụng ngân sách Liên bang; trong
trường hợp không thể thực hiện được truy cập mở phải giải thích rõ vì sao việc bảo quản lâu
dài những dữ liệu nghiên cứu đó không thể thực hiện được.
Thông tri cũng đồng ý cho phép đưa những chi phí phù hợp liên quan đến quản trị dữ

liệu và đảm bảo truy cập vào thuyết minh nhiệm vụ khi xin cấp kinh phí Liên bang cho hoạt
động nghiên cứu.
Trên cơ sở Thông tri của Văn phòng Chính sách KH&CN (OSTP), nhiều Bộ, cơ quan
của Chính phủ Hoa Kỳ đã xây dựng kế hoạch truy cập công cộng đến kết quả nghiên cứu được
tạo ra từ nghiên cứu do Chính phủ cấp kinh phí. Theo thông tin tổng hợp của Uỷ ban Liên bộ
của các lãnh đạo về thông tin KH&CNCENDI [3], đến 2016, đã có 16 bộ/cơ quan chính phủ đã
xây dựng Kế hoạch truy cập công cộng đến kết quả nghiên cứu KH&CN sử dụng kinh phí
Liên bang [CENDI, 2016]. Tổng kinh phí của Những bộ/cơ quan chính phủ này đã chiếm đến
khoảng 98% tổng kinh phí NC&PT Liên bang và bao gồm hầu hết những bộ/cơ quan tài trợ
NC&PT lớn nhất của Chính phủ Liên bang như: Bộ Quốc phòng (DOD), Viện quốc gia về y tế
(NIH), Bộ Năng lượng (DOE), Cơ quan hàng không vũ trụ (NASA), Quỹ Khoa học quốc gia
(NSF). Một số cơ quan chính phủ có kinh phí NC&PT dưới 100 triệu USD cũng tự nguyện xây
dựng Kế hoạch truy cập công cộng.
Đối với truy cập đến công bố KH&CN, hầu hết các bộ/cơ quan đều yêu cầu những nhà
nghiên cứu có các bài báo nghiên cứu là kết quả từ nghiên cứu sử dụng sử dụng ngân sách
Liên bang và đăng trên các tạp chí được bình duyệt phải làm cho các bài báo đó có thể truy cập
công cộng được tại các kho dữ liệu với thời gian cấm vận không quá 1 năm (12 tháng) kể từ
khi bài báo được xuất bản chính thức. Các cơ quan thuộc Bộ Y tế và Dịch vụ con người, Bộ
Cựu chiến binh (VA), Cơ quan Hàng không Vũ trụ (NASA), Viện Tiêu chuẩn và Công nghệ
(NIST), and Cơ quan Bảo vệ Môi trường (EPA) yêu cầu các nhà nghiên cứu phải nộp lưu
chiểu công bố KH từ các nghiên cứu sử dụng ngân sách Liên bang vào hệ thống PubMed
Central của Viện Y tế Quốc gia (NIH). Cơ quan Khí quyển và đại dương (NOAA), Bộ Giao
thông (DOT) yêu cầu sử dụng hệ thống do Trung tâm Kiểm soát và Phòng chống Bệnh tật xây
dựng để lưu chiểu bài báo công bố. Bộ Giáo dục, Cơ phát triển quốc tế Hoa Kỳ (U.S. AID),
Cục Điều tra Địa chất Hoa Kỳ (USGS), và Viện Smithsonian Institution yêu cầu sử dụng
những hệ thống đang có của mình để lưu chiểu và đưa ra truy cập (như Trung tâm Thông tin
Tài nguyên Giáo dục ERIC của Bộ Giáo dục; Kho công bố KH USGS Publications
Warehouse, Hệ thống thông tin trực tuyến Smithsonian Research Online,...). Bộ Nông nghiệp
Hoa kỳ (USDA) đang xây dựng hệ thống PubAg từ năm 2013. Bộ Quốc phòng (DOD) xây
3


CENDI là tên viết tắt từ "Commerce, Energy, NASA, Defense Information Managers Group". Đây là một uỷ ban liên bộ
của các lãnh đạo về thông tin KH&CN của 14 bộ/cơ quan chính phủ liên bang. Các thành viên của CENDI hợp tác thông
qua trao đổi thông tin và ý tưởng, phối hợp giải quyết những vấn đề chung, tiến hành các sáng kiến chung. Hoạt động của
CENDI trải rộng từ xây dựng chính sách thông tin liên bang đến đào tạo trong mọi hoạt động liên quan đến hệ thống thông
tin KH&CN liên bang.

9


dựng hệ thống DOD Public Access Search; Quỹ Khoa học Quốc gia xây dựng NSF-Public
Access Repository (NSF-PAR); Bộ Năng lượng phát triển hệ thống Public Access Gateway to
Energy and Science (PAGES) từ năm 2014.
Thực tế, Viện Y tế quốc gia (NIH) và Quỹ Khoa học quốc gia (NSF) đã triển khai thực
hiện quản trị dữ liệu nghiên cứu trước khi Văn phòng chính sách KH&CN (OSTP) ban hành
Thông tri về truy cập mở. Từ năm 2001, NIH đã công bố chính sách về chia sẻ dữ liệu nghiên
cứu, theo đó “dữ liệu cần được làm cho có thể có được một cách tự do và miễn phí một cách
có thể trong khi vẫn đảm bảo sự riêng tư của người tham gia và bảo vệ dữ liệu bí mật và riêng”
[NIH, 2003]. Ngoài ra, NIH yêu cầu những nhà nghiên cứu đăng ký thực hiện nhiệm vụ
KH&CN với mức kinh phí 500.000 USD trở lên trong một năm phải đính kèm kế hoạch về
việc họ sẽ chia sẻ thế nào dữ liệu nghiên cứu của họ hoặc giải thích lý do vì sao việc chia sẻ dữ
liệu không thể thực hiện.
Quỹ Khoa học quốc gia (NSF) yêu cầu nhà nghiên cứu chia sẻ dữ liệu với các nhà
nghiên cứu khác mà không có bổ sung kinh phí trong sau một khoảng thời gian phù hợp những
dữ liệu gốc, mẫu, các sưu tập và những tư liệu hỗ trợ khác tạo lập hoặc thu thập được bằng
kinh phí nghiên cứu do NSF tài trợ [NFS, 2016]. Năm 2011, NSF đã đưa ra yêu cầu rằng mọi
đề xuất nghiên cứu cần có kèm theo một tài liệu bổ sung không quá 2 trang “Kế hoạch quản
lý dữ liệu". Kế hoạch này cần mô tả rõ nhóm nghiên cứu đáp ứng chính sách chia sẻ dữ liệu
nghiên cứu như thế nào. Quỹ Khoa học Quốc gia (NSF) cũng đã xây dựng một kế hoạch trong
đó đề ra một khung khổ cho việc nâng cao khả năng truy cập công cộng đến các công bố khoa

học và dữ liệu nghiên cứu từ các nghiên cứu sử dụng kinh phí của Quỹ với tên gọi "Dữ liệu
hôm nay, Phát minh ngày mai" (Today's Data, Tomorrow's Discoveries) trên cơ sở đáp ứng đòi
hỏi của Thông tri của Văn phòng Chính sách Khoa học[NSF, 2016]. NSF cũng đã xây dựng
Kho truy cập công cộng của NSF (NSF Public Access Repository - NSF-PARBET A) [NSF
Public Access Repository].NSF-PAR sẽ cung cấp truy cập đến toàn văn bản thảo được chấp
nhận đăng hoặc bài báo đã công bố sau thời gian cấm vận 12 tháng.
2.3. Canađa
Là một nước thành viên G7 và OECD, Canađa cũng cam kết đẩy mạnh truy cập công
cộng đến kết quả nghiên cứu KH&CN. Chiến lược KH&CN, đổi mới sáng tạo Canađa 2014 đã
xác định khoa học mở là một ưu tiên và là một sáng kiến của Chính phủ. Để thực hiện cam kết
này, Chính phủ Canađa đã xây dựng Kế hoạch hành động Chính phủ mở với ba khía cạnh: truy
cập mở, dữ liệu mở và sự tham gia của công chúng [Government of Canada, 2014]. Theo
Chiến lược này, Chính phủ Canađa sẽ xây dựng Kế hoạch hành động về Chính phủ mở với
sáng kiến khoa học mở để hỗ trợ truy cập mở đến các công bố KH&CN và dữ liệu nghiên cứu
tạo lập từ các nhhiên cứu do chính phủ tài trợ để thúc đẩy nghiên cứu, đẩy mạnh đổi mới sáng
tạo và đem lại lợi ích cho kinh tế. Theo chiến lược, Chính phủ sẽ thực thi Chính sách truy cập
mở Ba Cơ quan (Tri-Agency Open Access Policy) trong đó yêu cầu kết quả từ nghiên cứu
được Nhà nước tài trợ phải được truy cập mở sau 12 tháng kể từ khi công bố chính thức; xây
dựng và đưa truy cập tuyến danh mục các nghiên cứu được công bố do các nhà khoa học của
Chính phủ làm tác giả và thực thi chính sách truy cập mở đến kết quả KH của Liên bang thông
qua cổng thông tin science.gc.ca; thực hiện sáng kiến dữ liệu mở ở các hội đồng/cơ quan cấp
kinh phí và ở các tổ chức KH&CN để tăng cường truy cập đến dữ liệu và kết quả từ các
nghiên cứu được nhà nước cấp kinh phí; đầu tư 3 triệu đôla Canađa trong vòng 3 năm vào
10


Mạng Truyền thông số Canađa để tạo ra Viện dữ liệu mở (Open Data Institute) - một viện
đóng vai trò quan trọng trong việc tích hợp những bộ dữ liệu lớn, thông tin về phát triển những
tiêu chuẩn liên tác và khuyến khích thương mại hoá các ứng dụng dựa trên dữ liệu mới.
Năm 2010, ba cơ quan cấp kinh phí nghiên cứu chính của Chính phủ là Viện Nghiên

cứu Y tế Canađa (Canadian Institutes of Health Research -CIHR), Hội đồng Nghiên cứu khoa
học tự nhiên và Kỹ thuật Canađa (Natural Sciences and Engineering Research Council of
Canada - NSERC) và Hội đồng nghiên cứu khoa học xã hội và nhân văn Canađa (Social
Sciences and Humanities Research Council of Canada - SSHRC) đã thống nhất tuyên bố xây
dựng bộ nguyên tắc liên quan đến truy cập công cộng đến kết quả nghiên cứu [Government of
Canada, 2016]. Tuyên bố khẳng định CIHR, NSERC và SSHRC cam kết phát triển cách tiếp
cận chia sẻ để cải thiện sự truy cập đến kết quả nghiên cứu được tài trợ bằng kinh phí công
theo những thực hành, tiêu chuẩn và chính sách được quốc tế công nhận về cấp kinh phí và
tiến hành nghiên cứu.Theo nguyên tắc ba cơ quan này, tất cả các nhà nghiên cứu nhận tài trợ từ
các cơ quan cấp kinh phí trên phải đảm bảo rằng những công bố khoa học có nguồn gốc từ
những nghiên cứu được tài trợ và công bố trên các tạp chí được bình duyệt phải được truy cập
tự do sau 12 tháng kể từ khi chính thức xuất bản. Các nhà nghiên cứu có thể thực hiện lưu
chiểu bản thảo cuối cùng đã được bình duyệt vào kho lưu trữ trực tuyến của cơ quan hoặc của
lĩnh vực nghiên cứu và làm cho nó truy cập được miễn phí sau 12 tháng kể từ khi công bố;
công bố bài báo trong tạp chí truy cập mở ngay lập tức hoặc cho phép truy cập mở sau 12
tháng. Vì một số tạp chí có thể yêu cầu tác giả trả kinh phí cho việc xử lý bản thảo (APC) và
làm cho nó truy cập miễn phí, chi phí đăng tải trên tạp chí truy cập mở kiểu này có thể được
thanh toán theo quy định trong tài trợ nghiên cứu.
Một số cơ quan tài trợ nghiên cứu Canađa cũng đưa ra những chính sách quản lý dữ liệu
nghiên cứu công. Viện Nghiên cứu Y tế Canađa (Canadian Institutes of Health Research CIHR) yêu cầu mọi cán bộ nghiên cứu nhận kinh phí của Viện phải giữ bộ dữ liệu gốc từ các
nghiên cứu do Viện tài trợ trong vòng ít nhất 5 năm kể từ khi kết thúc tài trợ. Quy định này áp
dụng cho cả dữ liệu được công bố và không công bố.Ngoài ra đối với một số lĩnh vực nghiên
cứu (như dữ liệu sinh tin học, dữ liệu toạ độ nguyên tử, hạt nhân), dữ liệu phải được lưu chiểu
trên những kho lưu trữ công cộng.Hội đồng nghiên cứu KHXH và NV (SSHRC) yêu cầu mọi
dữ liệu nghiên cứu được thu thập bằng kinh phí do SSHRC cấp phải được lưu giữ và cho
người khác truy cập sau một khoảng thời gian phù hợp (có thể là sau hai (02) năm kể từ khi kết
thúc nhiệm vụ nghiên cứu).Năm 2008, Dự án Genome Canađa đã đưa ra “Chính sách chia sẻ
tài nguyên và dữ liệu nghiên cứu”. Theo chính sách này, dữ liệu sẽ được phát hành và chia sẻ
không muộn hơn ngày công bố ban đầu của những phát hiện chính từ bất kỳ bộ dữ liệu được
tạo ra bởi dự án; những nhà nghiên cứu nộp đơn xin cấp kinh phí nghiên cứu phải xây dựng Kế

hoạch chia sẻ tài nguyên và dữ liệu đơn đề xuất nghiên cứu của họ [GenomeCanada, 2008].
Quỹ Tim và đột quỵ (Heart and Stroke Foundation), tổ chức tài trợ khoảng 38 triệu đô la
Canađa cho khoảng 1.500 nhà nghiên cứu trong năm 2013, yêu cầu các nhà nghiên cứu nhận
tài trợ phải nộp lưu chiểu các dữ liệu về sinh tin học, dữ liệu toạ độ hạt nhân và nguyên tử vào
một CSDL công cộng phù hợp ngay sau khi công bố kết quả nghiên cứu [HSF, 2016].
Đại học PEI, Canađa, có chính sách về truy cập mở và phổ biến kết quả nghiên cứu,
theo đó khuyến khích việc nộp lưu chiểu dữ liệu nghiên cứu vào Môi trường Nghiên cứu ảo
của Đại học PEU (UPEI Virtual Research Environment (VRE)). Đại học PEI cho rằng dữ liệu
11


nghiên cứu phải đảm bảo truy cập được theo cách thức phù hợp với các nhà nghiên cứu, nhóm
nghiên cứu và khi phù hợp, truy cập công cộng được ngay sau khi công công bố kết quả
nghiên cứu, đảm bảo phù hợp với quy định về bảo đảm tính riêng tư [UPEI, 2014]. Đối với các
bài báo nghiên cứu, bài công bố tại hội thảo/hội nghị, Đại học UPEI yêu cầu các nhà nghiên
cứu nộp bản thảo chính thức cuối cùng vào kho lưu trữ cục bộ không kinh doanh của nhà
trường (IslandScholar) và lưu chiểu vào những kho lưu trữ truy cập mở khác theo yêu cầu của
cơ quan cấp kinh phí hoặc theo mong muốn của tác giả. Việc truy cập công cộng có thể được
thực hiện nay hoặc có thể áp đặt mnột khoảng thời gian cấm vận nhưng không quá 6 tháng kể
từ thời điểm công bố chính thức bài báo.
2.4. Anh
Anh đã thông qua Luật Tự do Thông tin (FOIA) năm 2000, theo đó quy định người dân
có quyền truy cập đến thông tin chính phủ hoặc của cơ quan chính phủ trừ những thông tin
không được truy cập theo luật định (thông tin mật, thông tin cá nhân, thông tin liên quan đến
an ninh quốc gia,....) [The National Archives]. Đây là cơ sở pháp lý để xây dựng những chính
sách về chính phủ mở, dữ liệu mở.
Hầu hết các chính sách truy cập kết quả nghiên cứu của Anh là dựa trên cơ sở chính
sách chung của Hội đồng nghiên cứu Anh (Research Council UK, viết tắt là RCUK), theo đó
dữ liệu nghiên cứu từ những nghiên cứu được tài trợ công được coi là hàng hoá công và được
tạo lập vì lợi ích công; và cần được mở cho truy cập với sự hạn chế tối thiểu [University of

Bath]. Hội đồng nghiên cứu Anh mỗi năm đầu tư khoảng 3 tỷ bảng Anh cho hoạt động nghiên
cứu [RCUK,2015]. Từ năm 2011, RCUK đã đưa ra một bộ nguyên tắc về chung về chính sách
dữ liệu đối với các nghiên cứu được tài trợ từ kinh phí công [RCUK, 2015] và ban hành chính
sách và hướng dẫn của RCUK về truy cập mở [RCUK, 2016]. Đối với những công bố khoa
học, RCUK khuyến nghị các tác giả của những bài báo khoa học có nguồn gốc từ nghiên cứu
được tài trợ của RCUK phải chọn công bố trên các tạp chí đáp ứng yêu cầu: cho phép truy cập
đến bài báo thông qua website của tạp chí ngay lập tức và không hạn chế đến phiên bản cuối
cùng của bài báo theo dạng Giấy phép truy cập mở Creative Commons Attribution (CC BY) và
cho phép được lưu chiểu phiên bản cuối cùng vào kho lưu trữ khác để sử dụng. Đối với các bài
báo trong lĩnh vực toán - khoa học kỹ thuật và tự nhiên (STEM - Science, Technology,
Engineeringvà Math), RCUK cho phép thời gian cấm vận tối đa là 6 tháng kể từ ngày công bố
trực tuyến chính thức trước khi trở thành truy cập mở. Đối với các bài báo trong lĩnh vực
KHXH và nhân văn từ các nghiên cứu được tài trợ công (chủ yếu do Hội đồng nghiên cứu
Nghệ thuật và Nhân văn (AHRC) và Hội đồng nghiên cứu xã hội và kinh tế (ESRC) tài trợ),
thời hạn cấm vận tối đa là 12 tháng. Trường hợp tác giả không được hỗ trợ chi phí xử lý bài
báo (APC) trong thời gian chuyển tiếp, thời gian cấm vận có thể dài hơn. Các bài báo nghiên
cứu trong lĩnh vực y tế nên được công bố ngay và thời gian cấm vận là không quá 6 tháng. Các
nhà nghiên cứu được lựa chọn kênh lưu giữ hoặc công bố kết quả nghiên cứu có tài trợ công
theo sơ đồ mà RCUK đề xuất (Hình 2).
Để đảm bảo thực thi chính sách truy cập mở, RCUK đã cấp kinh phí cho thực thi truy
cập mở. Báo cáo của RCUK năm 2015 cho thấy RCUK đã cung cấp cho 107 tổ chức (bao gồm
các trường đại học, các viện nghiên cứu của Hội đồng và những tổ chức đáp ứng tiêu chí khác)
khoản kinh phí trọn gói 16,9 triệu Bảng cho năm tài chính 2013/14 và 19,8 triệu Bảng Anh cho
năm tài chính 2014/15 [RCUK, 2015]. Các đơn vị nhận kinh phí được trao sự linh hoạt về cách
12


thức họ tài trợ cho mục đích đảm bảo truy cập mở, thí dụ cho trả phí xử lý bài báo (APCs).
Một số số liệu tổng hợp về chi phí cho hỗ trợ thực hiện truy cập mở của RCUK trình bày trong
bảng 1.


Nghiên cứu có được tài trợ công không?


Không

NXB có phương án Truy cập mở "Vàng"không?


Không
Truy cập mở "Xanh" sau 6 tháng
(Lĩnh vực KHXH, NV - sau 12 tháng)

Cơ quan tài trợ có cấp kinh phí xử lý
bài báo (APC) cho tác giả không?

Truy cập mở "Vàng" ngay lập tức

Không
Truy cập mở "Xanh" sau 12-24 tháng

Hình 2.Hướng dẫn của RCUK về lựa chọn cách công bố truy cập mở
Bảng 1. Một số số liệu tổng hợp về chi phí cho hỗ trợ thực hiện truy cập mở của RCUK
Năm tài chính 2013/14

Năm tài chính
2014/15

16,85 triệu bảng £


19,83 triệu bảng £

Số tổ chức nhận được tài trợ trọn gói

107

107

Số tổ chức NC mà RCUK hỗ trợ không có
tài trợ trọn gói

89

89

Gói tài trợ lớn nhất

1.151.812£

1.355.073£

Gói tài trợ nhỏ nhất

6.220£

7.317£

Giá trị tài trợ trung bình

41.184£


48.451£

Tổng chi phí của RCUK cho OA

Số bài báo uớc tính ban đầu nhận hỗ trợ
10.165£
11.959£
APC
(Nguồn: RCUK, 2015. Review of the implementation of the RCUK Policy on Open Access.
Truy cập 29/11/2016)

13


2.5. Cộng hoà Liên bang Đức
Hoạt động về truy cập mở đến kết quả nghiên cứu KH&CN được cho là khởi xướng từ
Cộng hoà Liên bang (CHLB) Đức. Từ năm 2003, Liên minh Các tổ chức KH Đức (German
Science Organisations) và một số cơ quan quốc gia, quốc tế đã ký Tuyên bố Berlin về truy cập
mở (Berlin Declaration on Open Access to Knowledge in the Sciences and Humanities)
[Berlin-Declaration on Open Access]. Từ đó đến nay đã có hơn 400 tổ chức ký Tuyên bố này.
Bốn tổ chức nghiên cứu lớn (không thuộc trường đại học) của Đức (gồm FraunhoferGesellschaft, Hiệp hội Helmholtz Association, Hiệp hội Leibniz Association and Hội Max
Planck Society) đã tiến hành nhiều biện pháp để thực hiện truy cập mở đến kết quả nghiên cứu
[EFI, 2013].
Được thông qua vào 2008, mục tiêu của chính sách truy cập mở của Tổ chức
Fraunhofer-Gesellschaft là đảm bảo toàn văn của các bài báo nghiên cứu được các cán bộ của
Fraunhofer-Gesellschaft là có thể truy cập được một cách miễn phí trên các phương tiện quốc
tế. FraunhoferGesellschaft đã thiết lập kho lưu trữ nội bộ của mình (institutional repository),
gọi là e-Prints. Đây là một phần của CSDL công bố khoa học của Fraunhofer-Gesellschaft
(Fraunhofer-Publica). Các nhà khoa học của Fraunhofer-Gesellschaft được khuyến khích đưa

các công trình nghiên cứu của mình lên e-Prints sau khi nó được xuất bản trên tạp chí truyền
thống. Để hỗ trợ các nhà nghiên cứu công bố công trình của mình theo mô hình truy cập mở
Vàng (Gold OA), Fraunhofer-Gesellschaft triển khai quỹ truy cập mở.
Hiệp hội Helmholtz (Helmholtz Association)là hiệp hội của 18 trung tâm nghiên cứu
Đức, được thành lập 1995. Hiệp hội Helmholtz phân bổ kinh phí nghiên cứu từ Bộ liên bang
về Giáo dục và Nghiên cứu Đức (BMBF) cho 18 trung tâm nghiên cứu của hiệp hội[Helmholtz
Association].Từ năm 2013, Hiệp hội Helmholtz đã ban hành quy định rằng các nhà nghiên cứu
được cấp kinh phí nghiên cứu của Hiệp hội phải đảm bảo rằng công bố khoa học của họ có thể
truy cập được miễn phí trên Internet. Chính sách sách truy cập mở của Hiệp hội yêu cầu từ
2016, mọi công bố khoa học của các nhà khoa học thuộc hiệp hội phải làm truy cập được miễn
phí sau thời gian công bố 6 tháng (riêng đối với lĩnh vực KHXH và NV, thời gian này là 12
tháng)[Helmholtz Association]. Gần đây Hiệp hội đã tuyên bố về quan điểm truy cập mở đối
với kết quả nghiên cứu sử dụng kinh phí từ hiệp hội [Helmholtz Associationopen acccess].
Hiện nay hầu hết các trung tâm nghiên cứu là thành viên của Hiệp hội Helmholtz đều xây dựng
Kho lữu trữ nội bộ (institutional repositories). Đây là những cơ sở dữ liệu truy cập mở chứa
những kết quả nghiên cứu có thể chia sẻ Helmholtz Association.Nhiều nhà khoa học của Hiệp
hội Helmholtz là thành viên Ban biên tập của nhiều tạp chí truy cập mở. Các thư viện của các
trung tâm thuộc Helmholtz đã có những thoả thuận hợp tác với một số nhà xuất bản vể công bố
truy cập mở trên các tạp chí của các nhà xuất bản.
Từ 2007, Hiệp hội Leibniz (Leibniz Association; Tiếng Đức là LeibnizGemeinschaft or Wissenschaftsgemeinschaft Gottfried Wilhelm Leibniz) là một hiệp hội của
khoảng 87 viện nghiên cứu không thuộc đại học (non-university research institutes) của CHLB
Đức, đã xây dựng hướng dẫn về truy cập mở. Theo hướng dẫn này, những kết quả nghiên cứu
của các thành viên hiệp hội phải được công bố ở dạng số và làm cho truy cập được một cách
14


công cộng khi có thể. Hiệp hội đã xây dựng cổng thông tin điện tử LeibnizOpen như là một
cổng thông tin truy cập mở tập trung cho các viện thuộc Hiệp hội [LeibnizOpen]. Tại Cổng
thông tin truy cập mở này, người sử dụng có thể truy cập toàn văn các công bố KH&CN của
nhiều viện nghiên cứu của Hiệp hội. Cổng thông tin dựa trên cơ sở kết nối mạng của các kho

lưu trữ truy cập mở của các viện nghiên cứu. Ngoài ra các viện của Hiệp hội còn xuất bản các
tạp chí truy cập mở của riêng mình.
Hội Max Planck (Max Planck Society (MPG)) là đồng sáng lập của phong trào truy cập
mở. Hội Max Planck được thành lập 1948, hiện có khoảng 83 viện và trung tâm nghiên Max
Planck, thực hiện các nghiên cứu cơ bản trong lĩnh vực khoa học tự nhiên, khoa học sự sống và
nhân văn [Max Planck Society]. Hàng năm các nhà khoa học thuộc Hội Max Planck tạo ra
hơn 15.000 công bố khoa học trên các tạp chí khoa học quốc tế. Hội cam kết thực hiện chính
sách truy cập mở. Mục tiêu của chính sách truy cập mở của Hội Max Planck là làm cho kết quả
nghiên cứu của các nhà khoa học của mình trở nên truy cập được vì lợi ích của toàn nhân loại,
miễn phí khi có thể. Hội Max Planck thúc đẩy truy cập mở theo một số cách thức.Thứ nhất,
các nhà khoa học được hỗ trợ để chấp nhận chiến lược truy cập mở khi chuẩn bị công bố công
trình nghiên cứu của mình. Họ có thể sử dụng mô hình "Truy cập mở xanh" (Green OA) bằng
cách sử dụng kho công bố truy cập mở nội bộ của Hội MPG.PuRe. Ngoài ra Hội còn hỗ trợ áp
dụng mô hình "Truy cập mở Vàng" (Gold OA) bằng cách cấp kinh phí công bố cho các tạp chí
truy cập mở từ ngân sách của Hội. Để làm điều này, Hội Max Planck xây dựng Thư viện số
Max Planck làm hệ thống kỹ thuật trung tâm để đàm phán với các nhà xuất bản tạp chí truy
cập mở. Để hỗ trợ các nhà khoa học của Hội trong công bố truy cập mở, Thư viện số Max
Planck (MPDL) đã thương thảo và có những thoả thuận với hàng trăm tạp chí truy cập mở, chi
trả chi phí xử lý bài báo (APC) khi các nhà khoa học nộp bài cho tạp chí (Max Planck
Society). Để tổ chức, thực hiện được hàng nghìn yêu cầu về chi phí xử lý bài báo, Thư viện số
Max Planck (MPDL) đã triển khai Sáng kiến ESAC (Efficiency and Standards for Articles
Charges Initiative) [ESAC] -với các tổ chức khoa học, nhà xuất bản và các cơ quan tài trợ để
đưa ra các tiêu chuẩn và hạ tầng phù hợp cho xử lý bài báo khi công bố. Hội Max Planck cũng
liên kết với sáng kiến Truy cập mở thông qua nhiều dự án, hỗ trợ hoặc xuất bản các công bố
truy cập mở (như Tạp chí điện tử eLIFE[eLIFE] hoặc the Edition Open Access website-cung
cấp truy cập mở đến Thư viện nghiên cứu của Max Planck về Lịch sử và Phát triển tri thức
[Edition Open Access].
Quỹ Nghiên cứu Đức (German Research Foundation - DFG), một trong những tổ chức
tài trợ nghiên cứu lớn của CHLB Đức cũng có yêu cầu về đảm bảo truy cập công cộng đến
nghiên cứu do quỹ tài trợ. Trong hướng dẫn về xây dựng các đề xuất xin tài trợ của Quỹ có

mục hướng dẫn về quản lý dữ liệu [DFG], theo đó việc quản lý dữ liệu nghiên cứu là một trong
những ưu tiên của các tổ chức nghiên cứu quốc gia và quốc tế và cho KH&CN nói chung. Để
đảm bảo việc lưu giữ lâu dài và xử lý dữ liệu nghiên cứu, DFG yêu cầu các dự án được Quỹ tài
trợ phải tìm cách lưu giữ hiệu quả dữ liệu nghiên cứu cho việc tái sử dụng dữ liệu. Nếu dữ liệu
hoặc thông tin nghiên cứu được sử dụng có hệ thống thì nhà nghiên cứu phải mô tả dữ liệu đó
được lưu giữ thế nào để đảm bảo truy cập được và tái sử dụng bởi các nhà nghiên cứu khác
trong tương lai; mô tả các chuẩn sử dụng trong lưu giữ dữ liệu và các kho dữ liệu hoặc lưu trữ
được sử dụng.

15


3. MỘT SỐ SUY NGHĨ VỀ VỀ TĂNG CƯỜNG TRUY CẬP MỞ/TRUY CẬP
CÔNG CỘNG ĐẾN KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU SỐ SỬ DỤNG KINH PHÍ CÔNG Ở
VIỆT NAM
3.1. Hiện trạng truy cập công cộng đến kết quả nghiên cứu sử dụng kinh phí công
ở Việt Nam.
Thống kê KH&CN ở Việt Nam cho thấy ngân sách nhà nước là nguồn chi lớn nhất cho
hoạt động KH&CN nói chung và hoạt động NC&PT nói riêng (Bảng 2)[Bộ KH&CN, 2015].
Năm 2014, Ngân sách nhà nước (bao gồm ngân sách trung ương và ngân sách địa phương)
chiếm 56% trong tổng chi quốc gia cho NC&PT. Các tổ chức thuộc nhà nước cũng là những
đơn vị thực hiện nhiều hoạt động NC&PT (nếu cho rằng đa số các trường đại học có nhiều
hoạt động NC&PT ở Việt Nam là đại học công lập) và chiếm đến 47% tổng chi trong nước cho
NC&PT. Điều đó cho thấy lượng kết quả nghiên cứu (công bố KH&CN và dữ liệu KH&CN)
được tạo lập từ nghiên cứu KH&CN sử dụng kinh phí công ở Việt Nam sẽ chiếm tỷ lệ rất lớn
trong toàn bộ kết quả nghiên cứu.
Hàng năm ngân sách nhà nước cho KH&CN được chi để thực hiện hàng chục nghìn
nhiệm vụ KH&CN các cấp. Số liệu của cuộc điều tra NC&PT năm 2012 cho thấy năm 2011
các bộ ngành thực hiện trên 14.000 nhiệm vụ KH&CN[Bộ KH&CN, 2014]. CSDL Kết quả
nghiên cứu có trên 22.000 biểu ghi về các báo cáo kết quả thực hiện các nhiệm vụ KH&CN sử

dụng ngân sách nhà nước các cấp (Bảng 3), trong đó hầu hết đã được số hoá.

Bảng 2. Đầu tư xã hội cho KH&CN và cho NC&PT năm 2013
Nguồn đầu tư
Đầu tư cho KH&CN
Đầu tư cho NC&PT
(tỷ VNĐ)
Tỷ lệ
(tỷ VNĐ)
Tỷ lệ %
31.159,2
100%
13.390,6
100%
TOÀN BỘ
19.560,0
62,8%
7.591,6
56,7%
 Ngân sách nhà nước
 Doanh nghiệp

10.454,6

33,6%

5.597,3

41,8%


1.144,6
3,7%
201,7
1,5%
 Vốn nước ngoài
(Nguồn: Bộ KH&CN, 2015. Khoa học và công nghệ Việt Nam 2014. Hà Nội : NXB
KHKT, 2015)
Bảng 3. Số lượng biểu ghi CSDL KQNC theo năm/giai đoạn báo cáo
STT

Năm/Giai đoạn

Số biểu ghi

1

Trước 1980

8

2

1981-1985

482

3

1986-1990


1.016

4

1991-1995

2.219
16


5

1996-2000

2.281

6

2001-2005

5.035

7

2006-2010

7.369

8


2011-2015

3.655

8.1

2011

1049

8.2

2012

760

8.3

2013

507

8.4

2014

693

8.5


2015

646

9

tháng 1-10/2016

33

Tổng cộng

22.098

Ghi chú: Tác giả tra cứu từ CSDL. Số liệu những năm gần đây có thể thay đổi khi triển
khai mạnh Thông tư 14/2014/TT-BKHCN. (Nguồn: Tra cứu từ CSDL KQNC của Cục Thông
tin KH&CN quốc gia. http://203.191.52.10/ncpt/kq_advance.asp)
Hàng năm có hơn chục nghìn bài báo KH&CN được công bố trên các tạp chí KH&CN
Việt Nam, trong đó có không ít bài được hình thành từ các nhiệm vụ KH&CN sử dụng ngân
sách nhà nước hoặc do các cán bộ nghiên cứu của các tổ chức KH&CN công lập thực hiện.
CSDL Tài liệu KH&CN Việt Nam của Cục Thông tin KH&CN Quốc gia hiện có trên 200.000
biểu ghi, trong đó có trên 150.00 bài đã số hoá (Bảng 4).
Bảng 4. Số lượng biểu ghi CSDL Công bố KH&CN Việt Nam trong từng giai đoạn
STT

Giai đoạn

Số biểu ghi

1


1985-1990

1.034

2

1991-1995

8.820

3

1996-2000

25.950

4

2001-2005

37.453

5

2006-2010

65.663

6


2011-2015

71.759*

TỔNG CỘNG

210.679

Ghi chú: * số liệu tạm thời do dữ liệu đang tiếp tục được cập nhật
Nguồn: Tác giả tra cứu từ CSDL Tài liệu KH&CN Việt
/>
Nam.
17


Hiện tại chưa có thống kê về lượng dữ liệu nghiên cứu số được tạo lập từ ngân sách nhà
nước nhưng có thể khẳng định rằng hàng năm nhà nước đầu tư rất nhiều kinh phí cho các hoạt
động điều tra, khảo sát, nghiên cứu và chắc chắn những khối lượng dữ liệu này là không nhỏ.
Truy cập mở đến kết quả nghiên cứu số được tạo lập từ ngân sách nhà nước ở Việt Nam
còn rất hạn chế. Cục Thông tin KH&CN Quốc gia là đơn vị có nguồn dữ liệu kết quả KH&CN
lớn nhất Việt Nam hiện nay. Hai CSDL về KH&CN lớn là CSDL Tài liệu KH&CN Việt Nam
và CSDL KQNC (báo cáo tổng hợp các nhiệm vụ KH&CN) do Cục xây dựng đã được đưa lên
mạng Internet để truy cập miễn phí. Tuy nhiên người dùng tin mới chỉ truy cập công cộng đến
thông tin thư mục của các kết quả này. Hầu hết các kết quả của nghiên cứu nói tên đã được số
hoá nhưng chưa được truy cập công cộng miễn phí. Quy định của Bộ KH&CN về thu thập
thông tin liên quan đến kết quả thực hiện nhiệm vụ KH&CN sử dụng ngân sách nhà nước kèm
theo Thông tư 14/2014/TT-BKHCN ngày 11/06/2014 đã quy định việc giao nộp bản số/điện tử
của báo cáo cho cơ quan có chức năng gồm Cục Thông tin KH&CN quốc gia, các tổ chức đầu
mối thông tin KH&CN cấp bộ và cấp tỉnh [Bộ KH&CN, 2014]. Tuy nhiên quy định về công

bố thông tin về kết quả thực hiện nhiệm vụ KH&CN ban hành kèm theo Thông tư 14/2014/TTBKHCN mới chỉ đề cập đến công bố trên trang Web danh mục, thông tin thư mục của các kết
quả thực hiện nhiệm vụ KH&CN sử dụng ngân sách nhà nước. Việc cho phép truy cập công
cộng đến toàn văn trên mạng chưa được đề ra.
Cục Thông tin KH&CN quốc gia cũng đã xây dựng hệ thống tạp chí KH Việt Nam trực
tuyến VJOL (Vietnam Journals Online - ). Hệ thống bao gồm hàng
chục tạp chí khoa học có thể truy cập để đọc và tải về toàn văn các bài tạp chí. Tạp chí khoa
học Việt Nam Trực tuyến (VJOL) được khởi động tháng 6/2006 và chính thức khai trương
tháng 9/2007. Đây là một dự án do Mạng Quốc tế về Ấn phẩm Khoa học(INASP) của Anh tài
trợ. Mục đích của dự án là giúp nâng cao hiểu biết và sử dụng của bạn đọc về các tạp chí khoa
học xuất bản tại Việt Nam trên tất cả các ngành bằng cách cung cấp mục lục, tóm tắt và toàn
văn của những tạp chí này trên Internet.VJOL sử dụng phần mềm Open Journals System do
Dự án Tri thức Công cộng của Canada xây dựng. Phần mềm mã nguồn mở này cho phép
những nội dung đăng trên VJOL được lập chỉ mục trong các công cụ tìm kiếm theo chuẩn
Open Archives Initiatives chuyên thu thập siêu dữ liệu của các bài viết khoa học, giúp cho bài
viết tới được độc giả trên toàn cầu và giúp cho tạp chí được biết đến nhiều hơn trong cộng
đồng nghiên cứu trên toàn thế giới [Lê Thị Hoa, 2013].Đây có thể được coi là một hệ thống tập
hợp các tạp chí khoa học truy cập mở đầu tiên của Việt Nam. Thời gian cấm vận trước khi thực
hiện truy cập mở đối với các bài báo đăng trong các tạp chí KH&CN trong VJOL do từng tạp
chí được quy định tuỳ theo chính sách của mình nhằm đảm bảo quyền lợi của đơn vị xuất bản
tạp chí. Cục Thông tin KH&CN quốc gia khuyến nghị khoảng thời gian cấm vận trước khi mở
cho truy cập là 6 tháng và không nên quá 12 tháng kể từ khi chính thức số tạp chí cụ thể được
xuất bản.
Dù không có nhiều thông tin về truy cập mở đến dữ liệu nghiên cứu số nhưng có thể
cho rằng việc truy cập mở đến dữ liệu nghiên cứu số chưa được thực hiện ở Việt Nam. Điều 4
của Nghị định 102/2008/NĐ-CP ngày 15/09/2008 của Chính phủ về việc thu thập, quản lý,
khai thác và sử dụng dữ liệu về tài nguyên và môi trường đã đề ra nguyên tắc "Khai thác và sử
dụng dữ liệu phải thực hiện nghĩa vụ tài chính" [Chính phủ, 2008]. Điều này nghĩa là việc truy
18



cập mở chưa được đề cập. Ngoài ra những quy định về bảo vệ bí mật nhà nước, danh mục tài
liệu mật của các lĩnh vực đều có những quy định bảo mật các dữ liệu (tài liệu) điều tra cơ bản
chưa công bố, do đó truy cập mở đến dữ liệu này hiện chưa thực hiện.
Từ thực trạng trên có thể thấy chính sách về truy cập mở ở Việt Nam còn hạn chế, chưa
được quan tâm.
3.2. Một số đề xuất về phát triển tài nguyên thông tin KH&CN số thông qua truy
cập mở
Có thể thấy rằng nhiều nước trên thế giới, nhất là ở các nước có nền KH&CN phát triển,
truy cập mở đến kết quả nghiên cứu sử dụng kinh phí công đang được quan tâm thực hiện.
Chính sách và những biện pháp cụ thể để thực hiện truy cập mở đến kết quả nghiên cứu số sử
dụng kinh phí công đã được ban hành. Ở Việt Nam vấn đề này còn chưa được quan tâm đúng
mức và vì thế cần được cải thiện. Từ những xem xét kinh nghiệm quốc tế về thực hiện truy cập
mở đến kết quả nghiên cứu sử dụng kinh phí công và hiện trạng của Việt Nam, tôi có một số
đề xuất về cải thiện truy cập mở ở Việt Nam như sau:
(1) Thay đổi về nhận thức về truy cập mở
Có lẽ đã đến lúc chúng ta cần nhận thức rằng việc tạo điều kiện cho càng nhiều đối
tượng (nhà nghiên cứu, những người thực hiện đổi mới sáng tạo trong các doanh nghiệp, giảng
viên, sinh viên, doanh nghiệp, công chúng, ...) tiếp cận dễ dàng đến những kết quả nghiên cứu
do nhà nước cấp kinh phí có thể nâng cao hiệu quả của đầu tư của Nhà nước cho hoạt động
KH&CN nói chung và NC&PT nói riêng. Việc truy cập được nâng cao sẽ làm tăng cơ hội cho
tri thức KH&CN mới được ứng dụng vào những các lĩnh vực khác nhau như y tế, năng lượng,
bảo vệ môi trường, nông nghiệp, anh ninh quốc gia và là xúc tác cho những đổi mới sáng tạo
giúp phát triển kinh tế và phúc lợi.
Kết quả nghiên cứu từ các nghiên cứu sử dụng ngân sách nhà nước có thể được coi là
hàng hoá công, được tạo lập vì lợi ích công; và vì thế cần được mở cho truy cập công cộng với
sự hạn chế tối thiểu (theo quy định pháp luật và bảo đảm lợi ích hợp pháp của người tạo ra
chúng).
(2)Truy cập mở đến kết quả nghiên cứu sử dụng kinh phí từ ngân sách nhà nước
cần được bảo đảm bằng pháp luật phù hợp
Ngày 06/4/2016, Quốc hội đã thông qua Luật Tiếp cận thông tin (Luật số

104/2016/QH13) [Quốc hội, 2016]. Đây là một bộ luật quan trọng khẳng định công dân được
quyền tiếp cận đến "Thông tin là tin, dữ liệu được chứa đựng trong văn bản, hồ sơ, tài liệu có
sẵn, tồn tại dưới dạng bản viết, bản in, bản điện tử, tranh, ảnh, bản vẽ, băng, đĩa, bản ghi
hình, ghi âm hoặc các dạng khác do cơ quan nhà nước tạo ra." trừ những trường hợp không
được tiếp cận theo quy định của pháp luật; được cung cấp thông tin không phải trả phí, lệ phí
trừ trường hợp luật khác có quy định,.... Những quy định phát luật về quyền truy cập thông tin
là cơ sở pháp lý để xây dựng những chính sách truy cập mở đến kết quả nghiên cứu KH&CN,
bao gồm bài báo KH&CN được bình duyệt và dữ liệu nghiên cứu.
Để Luật tiếp cận thông tin đi vào được cần xây dựng những văn bản dưới Luật (những
Nghị định, thông tư) để hướng dẫn thực hiện các quy định cụ thể của Luật.
19


(3) Xây dựng chính sách về truy cập mở đến kết quả KH&CN từ các nghiên cứu
sử dụng ngân sách nhà nước
Trên cơ sở Luật tiếp cập thông tin, Luật khoa học và công nghệ và một số luật liên quan
khác, Chính phủ, Bộ Khoa học và Công nghệ cần hình thành quan điểm chỉ đạo về truy cập mở
đến kết quả nghiên cứu, xây dựng chính sách về truy cập mở đến kết quả KH&CN từ các
nghiên cứu sử dụng ngân sách nhà nước. Nghiên cứu kinh nghiệm quốc tế cho thấy chính sách
về đảm bảo truy cập mở thường có các mục tiêu như: thúc đẩy phát triển nghiên cứu KH&CN,
đổi mới sáng tạo dựa trên thông tin; hỗ trợ những áp dụng và phát hiện dựa trên sử dụng kết
quả nghiên cứu; tăng cường hợp tác; nâng cao hiệu quả, giá trị của kết quả nghiên cứu; tăng
cường tính giải trình.
Chính sách về truy cập mở cũng cần xác định rõ những nguyên tắc chính sách quản trị
dữ liệu. Những nguyên tắc về đảm bảo truy cập mở đến công bố KH&CN và dữ liệu nghiên
cứu mà các nước G7, OECD hoặc Uỷ ban Châu Âu đã đề ra là những cơ sở để chúng ta tham
khảo, đề ra những nguyên tắc cho mình về thực hiện truy cập mở.
Trên cơ sở quan điểm, chính sách được xây dựng, cần ban hành những văn bản quy
phạm pháp luật cụ thể về truy cập mở, tổ chức thực thi những biện pháp tăng cường truy cập
mở đến kết quả nghiên cứu sử dụng kinh phí công.

(4) Các cơ quan cấp kinh phí cho hoạt động KH&CN nghiên cứu ban hành các
quy định về truy cập mở
Những cơ quan cấp kinh phí cho hoạt động KH&CN của Bộ KH&CN, các bộ, ngành,
các Uỷ ban nhân dân tỉnh/thành phố trực thuộc trung ương, cácquỹ của Nhà nước về KH&CN,
các tổ chức công lập khác tài trợ cho hoạt động NC&PT cần có chính sách về truy cập mở đối
với kết quả nghiên cứu (bao gồm công bố KH&CN và dữ liệu nghiên cứu) có nguồn gốc từ các
nghiên cứu do các đơn vị này cấp toàn bộ hoặc một phần kinh phí.
Những cơ quan, tổ chức này cần xây dựng các hướng dẫn về thực hiện truy cập mở như
yêu cầu về công bố trên tạp chí truy cập mở (mô hình truy cập mở Vàng), hoặc lưu chiểu các
bài báo nghiên cứu vào những kho lưu trữ số (repositories) do tổ chức chủ trì nhiệm vụ
KH&CN xây dựng hoặc vào những kho lưu trữ số được chỉ định.
Những quy định hoặc yêu cầu về đảm bảo thực hiện truy cập mở có thể được tích hợp
ngay vào trong những hợp đồng tài trợ nghiên cứu, coi việc lưu chiểu các kết quả nghiên cứu
như một trong những nghĩa vụ cua tổ chức cá nhân hưởng thụ tài trợ nghiên cứu (hiện nay mới
chỉ có quy định về giao nộp báo cáo kết quả thực hiện nhiệm vụ (báo cáo tổng hợp) cho cơ
quan thông tin KH&CN có thẩm quyền nhưng chưa có quy định về truy cập mở).
(6) Các tạp chí KH&CN do nhà nước cấp kinh phí cần thực hiện truy cập mở
Có thể thấy hiện nay hầu hết các tạp chí KH&CN được xuất bản ở Việt Nam được đảm
bảo bằng ngân sách nhà nước hoặc được các tổ chức KH&CN công lập xuất bản. Khác với các
tạp chí KH&CN thương mại ở nước ngoài, các nhà nghiên cứu khi đăng tải bài nghiên cứu trên
các tạp chí KH&CN của Việt Nam thường không phải nộp phí xử lý bài báo. Chi phí xuất bản
các tạp chí KH&CN trong nước về cơ bản được đảm bảo từ ngân sách của tổ chức KH&CN
công lập. Vì thế các tạp chí KH&CN cũng có thể được coi là những hàng hoá công và nên
được đưa ra truy cập mở. Để đảm bảo quyền lợi chính đáng của các cơ quan xuất bản và những
20


tổ chức mua tạp chí, cần có quy định về thời hạn cấm vận trước khi làm cho các bài báo nghiên
cứu trên các tạp chí này trở thành truy cập mở. Thời hạn cấm vận trước khi thực hiện truy cập
mở nên là khoảng 12 tháng sau khi bài báo được chính thức công bố/xuất bản trên tạp chí.

(7) Nhà nước hỗ trợ kinh phí để duy trì và phát triển hệ thống Tạp chí khoa học
Việt Nam trực tuyến (VJOL)
Trường hợp đơn vị xuất bản không có điều kiện về kỹ thuật để đảm bảo truy cập mở, có
thể xây dựng cơ chế để Cục Thông tin KH&CN Quốc gia có thể đưa ra truy cập mở trên hệ
thống Tạp chí khoa học Việt Nam trực tuyến (VJOL).
Nhà nước cần cấp kinh phí để duy trì và phát triển Hệ thống này để như kênh truy cập
mở đến các tạp chí KH&CN được Nhà nước đảm bảo kinh phí.
(8) Đảm bảo cơ sở hạ tầng cho thực hiện truy cập mở
Để thực hiện truy cập mở, cần thiết phải có tạp chí truy cập mở hoặc có các kho lưu trữ
số (repositories). Nhà nước và các tổ chức
Các tổ chức KH&CN (các viện nghiên cứu, trường đại học) cần xây dựng những hệ
thống lưu trữ số nội bộ (Institutional repositories) là cơ sở hạ tầng kỹ thuật cần thiết cho lưu
chiểu và cung cấp truy cập mở đến các kết quả của nghiên cứu sử dụng kinh phí từ ngân sách
nhà nước.
Bộ KH&CN có thể giao cho Cục Thông tin KH&CN quốc gia xây dựng một Kho lưu
trữ số quốc gia về tài liệu KH&CN sử dụng ngân sách nhà nước. Hiện nay Bộ KH&CN đã
giao cho Cục Thông tin KH&CN quốc gia xây dựng CSDL quốc gia về KH&CN, trong đó
CSDL về nhiệm vụ KH&CN và CSDL về tài liệu KH&CN Việt Nam. Tuy nhiên hiện này
những CSDL này mới cho phép truy cập miễn phí đến thông tin thư mục và. việc truy cập đến
nội dung toàn văn số vẫn hạn chế đối với những tổ chức cá nhân thuê bao.
KẾT LUẬN
Hoạt động NC&PT sử dụng kinh phí công tạo ra nguồn khá lớn tài nguyên thông tin số
có giá trị. Việc thực hiện truy cập mở đến các nguồn tài nguyên thông tin số này là một trong
những phương thức hỗ trợ phát triển, sử dụng và khai thác hiệu quả các kết quả nghiên cứu sử
dụng ngân sách nhà nước.Truy cập mở đến kết quả nghiên cứu sẽ góp phần phát triển hoạt
động NC&PT, đổi mới sáng tạo, tăng cường sự tham gia của công chúng, xã hội vào hoạt động
KH&CN. Kết quả nghiên cứu được tài trợ bằng kinh phí công cần được coi như hàng hoá
công, vì thế quyền truy cập công cộng của công chúng đến kết quả nghiên cứu sử dụng kinh
phí công cần được đảm bảo.
Các nước phát triển trên thế giới đã rất quan tâm triển khai truy cập mở đến kết quả

nghiên cứu sử dụng kinh phí công. Các nước G7 đã đề ra những nguyên tắc rất cơ bản cho việc
thực hiện truy cập công cộng đến kết quả nghiên cứu sử dụng kinh phí công.
Ở Việt Nam, một tỷ lệ rất lớn kinh phí hoạt động KH&CN được đảm bảo từ ngân sách
nhà nước. Hoạt động NC&PT sử dụng ngân sách nhà nước tạo ra nhiều kết quả nghiên cứu.
Truy cập mở, truy cập công cộng đến những kết quả này vẫn còn rất hạn chế. Công chúng mới
chỉ truy cập được đến thông tin thư mục của các kết quả nghiên cứu.
21


Các cơ quan quản lý nhà nước về KH&CNở Việt Nam cần nghiên cứu xây dựng chính
sách về truy cập công cộng đến kết quả nghiên cứu sử dụng ngân sách nhà nước. Các cơ quan
tài trợ nghiên cứu KH&CN của Nhà nươc cần có những quy định cụ thể để thực hiện truy cập
công cộng đến kết quả nghiên cứu do mình tài trợ. Nhà nước cần đầu tư xây dựng hệ thống
thông tin KH&CN lưu giữ và cung cấp truy cộng công cộng đến kết quả nghiên cứu sử dụng
kinh phí công. Hệ thống tạp chí khoa học Việt Nam trực tuyến cần được duy trì và đảm bảo
kinh phí để mở rộng hơn nữa các tạp chí tham gia hệ thống. Những tạp chí KH&CN được xuất
bản trên cơ sở ngân sách nhà nước cũng cần có chính sách truy cập mở để người dùng tin
KH&CN Việt Nam và quốc tế có thể khai thác và sử dụng.
Các tổ chức KH&CN cần nghiên cứu xây dựng hệ thống lưu trữ số nội bộ đồng thời có
chính sách phù hợp yêu cầu các cán bộ nghiên cứu của tổ chức mình thực hiện lưu chiểu kết
quả nghiên cứu số của mình vào kho lưu trữ số nội bộ, tạo điều kiện phát triển truy cập mở đến
các kết quả nghiên cứu.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Berlin Declaration on open access. />2. Bộ KH&CN, 2014a. Khoa học và công nghệ Việt Nam 2013. Hà Nội : NXB KHKT, 2014
3. Bộ KH&CN, 2014b. Thông tư số 14/2014/TT-BKHCN ngày 11/06/2014 của Bộ KH&CN
Quy định về việc thu thập, đăng ký, lưu giữ và công bố thông tinvề nhiệm vụ khoa học và
công nghệ
4. Bộ KH&CN, 2015. Khoa học và công nghệ Việt Nam 2014. Hà Nội : NXB KHKT, 2015
5. Boston University's Library. Background for data and data management.
/>6. CENDI, 2016. Implementation of public access programs in Federal agencies.

ttps://cendi.gov/projects/Public_Access_Plans_US_Fed_Agencies.html#PubAccPlans.
Truy cập 25/11/2006.
7. CENDI. Implementation of public access programs in Federal agencies.
/>8. Chính phủ, 2008. Nghị định 102/2008/NĐ-CP ngày 15/09/2008 của Chính phủ về việc thu
thập, quản lý, khai thác và sử dụng dữ liệu về tài nguyên và môi trường
9. Congress, 2015. S.779 - Fair Access to Science and Technology Research Act of 2015.
/>10. DFG. Proposal preparation instructions. />11. Directorate-General for Research & Innovation, 2016. H2020 Programme: Guidelines on
Open Access to Scientific Publications
and Research Data in Horizon 2020.
Truy cập 5/12/2016
12. EC, 2012a. Communication from the Commission to the European Parliament, the Council,
the European Economic and Social Committee and the Committee of the Regions: Towards
better access to scientific information: Boosting the benefits of public investments in
research. Brussels, 17.7.2012 COM(2012) 401 final. Truy cập 5/12/2016.
22


13. EC, 2012b. Commission recommendations on 17.7.2012 on access to and preservation of
scientific
information.
Truy cập 5/12/2016.
14. EC, 2016. H2020 Programme AGA – Annotated Model Grant Agreement.
amga_en.pdf#page=215
15. EC. Directorate-General for Research & Innovation, 2016. Guidelines on Open Access to
Scientific
Publications
and
Research
Data
in

Horizon
2020.
Truy cập 23/11/2016.
16. Edition Open Access. />17. EFI, 2013. Research, innovation and technological performance in Germany. Report 2013.
Truy cập 29/11/2016
18. eLIFE. />19. ERC, 2013. Open Access Guidelines for research results funded by the ERC - revised
October
2013. Truy cập 5/12/2016
20. ERC, 2016a. Open Access Guidelines for research results funded by the ERC: revised
February
2016.
Truy cập 5/12/2016
21. ERC, 2016b. Guidelines on the Implementation of Open Access to Scientific Publications
and Research Data in Projects supported by the European Research Council under Horizon
2020.
/>en_Access.pdf. Truy cập 5/12/2016
22. ESAC - Efficiency and Standards for Articles Charges. />23. FHSF
Open
Access
to
Research
Outputs
Policy:
Guidelines.
/>24. G8 UK, 2013. G8 Science Ministers Statement London UK, 12 June 2013.
/>Science_Meeting_Statement_12_June_2013.pdf
25. GenomeCanada,
2008.
Data
release

and
resources
sharing.
/>olicy.pdf
26. Government of Canada. Seizing Canada's Moment: Moving Forward in Science,
Technology and Innovation 2014. />27. Helmholtz Association. />28. Helmholtz
Association.
Open
Science
in
the
Helmholtz
Association.
/>29. />30. />23


31. />32. />33. />34. Lê Thị Hoa, 2013. Hệ thống "Tạp chí khoa học Việt Nam trực tuyến": sự hình thành và
hướng phát triển. Thông tin và Tư liệu, no. 1/2013, tr. 4-13.
35. Making
information
resources
more
usable.
/>TG-Forschungsdatenleitlinie_Positionspapier.pdf
36. Max Planck Digital Library. />37. National Academy of Sciences (US), National Academy of Engineering (US) and Institute
of Medicine (US) Committee on Ensuring the Utility and Integrity of Research Data in a
Digital Age (2009). Ensuring the Integrity, Accessibility, and Stewardship of Research
Data in the Digital Age. Washington (DC): National Academies Press (US);
2009. />Truy cập ngày 23/11/2016
38. NIH.

NIH
Data
Sharing
Policy
and
Implementation
Guidance.
/>truy
cập
26/11/2016
39. NSF Public access repository (NSF PAR) Beta. />40. NSF, 2016. />41. NSF.
Dissemination
and
Sharing
of
Research
Results.
Truy cập 25/11/2016
42. OECD, 2004. Declaration on Access to Research Data from Public Funding.
/>43. OECD, 2007. OECD Principles and Guidelines for Access to Research Data from Public
Funding. />44. Open Access Infrastructure for Research in Europe. />45. OSTP, 2013. Memorandum for the Heads of executive departments and agencies.
/>2013.pdf
46. Quốc hội, 2016. Luật tiếp cận thông tin. />47. RCUK,
2015a.
RCUK
Common
Principles
on
Data
Policy.

Truy cập 29/11/2016.
48. RCUK,2015b. Review of the implementation of the RCUK Policy on Open Access.
Truy cập 29/11/2016
49. RCUK.
RCUK
Policy
on
Open
Access
and
Supporting
Guidance.
/>Truy
cập
29/11/2016
50. Tri-Agency
Statement
of
Principles
on
Digital
Data
Management.
/>51. University
of
Bath.
Funder
data
policies.
/>

24


52. UPEI,
2014.
Open
Access
&
Dissemination
/>53. Zenodo. />
of

Research

Output.

25


×