Tải bản đầy đủ (.pdf) (107 trang)

Thế giới nghệ thuật thơ Hoàng Cầm

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (4.49 MB, 107 trang )

Header Page 1 of 258.

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
….o0o….

NGUYỄN HỮU CHÍNH

THẾ GIỚI NGHỆ THUẬT THƠ HOÀNG CẦM

LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC

Thành phố Hồ Chí Minh, 2001

Footer Page 1 of 258.


Header Page 2 of 258.

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
….o0o….

NGUYỄN HỮU CHÍNH

THẾ GIỚI NGHỆ THUẬT THƠ HOÀNG CẦM

LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC
Chuyên ngành : Ngữ văn
Mã số : 50433


Người hướng dẫn khoa học
TS. Lê Tiến Dũng

Thành phố Hồ Chí Minh, 2001

Footer Page 2 of 258.


Header Page 3 of 258.

LỜI CẢM TẠ
Để hoàn thành luận văn này chúng tôi xin chân thành cám ơn.
Các thầy cô phòng Khoa học Công nghệ và sau đại học Trường Đại học Sư phạm
thành phố Hồ Chí Minh.
Các thầy cô, khoa ngữ văn trường Đại học Sư phạm, Đại học Khoa học Xã hội và
Nhân văn thành phố Hồ Chí Minh, Đại học Sư phạm Hà Nội I, Viện Văn học, Viện Khoa
học Xã hội tại thành phố Hồ Chí Minh.
Sở giáo dục và Đào tạo Bạc Liêu.
Thầy Lê Tiến Dũng, người trực tiếp hướng dẫn luận văn này.
Nhà thơ Hoàng Cầm, nhà thơ Hoàng Hưng, những người cung cấp cho tôi tài liệu để
hoàn thành luận văn này.
Thầy Nguyễn Sáu, thầy Đào Đức Hạnh người đã hướng dẫn tôi những bước đầu tiên
đến với văn học.
Bạn bè, thân hữu lớp cao học Văn khóa 7 và khóa 8.
Cha mẹ những người đã sinh ra và dưỡng dục tôi.
Vợ và con, những người trực tiếp tạo điều kiện giúp tôi hoàn thành luận văn này.
Nhân dịp luận văn được bảo vệ, một lần nữa chúng tôi xin chân thành tri ân.

Footer Page 3 of 258.



Header Page 4 of 258.

MỤC LỤC
LỜI CẢM TẠ.............................................................................................. 3
MỤC LỤCPHẦN MỞ ĐẦU ...................................................................... 4
PHẦN MỞ ĐẦU ......................................................................................... 5
1. Lý do chọn đề tài................................................................................................... 5
2. Lịch sử vấn đề ....................................................................................................... 5
3. Đối tượng nghiên cứu .......................................................................................... 9
4. Phạm vi, phương pháp nghiên cứu ..................................................................... 9

Chương 1: CHẤT TRỮ TÌNH TRONG THƠ HOÀNG CẦM ........... 11
1. Vấn đề chất thơ ................................................................................................... 11
2. Chất trữ tình trong thơ Hoàng Cầm.................................................................. 13

Chương 2: TƯ DUY NGHỆ THUẬT THƠ HOÀNG CẦM ................ 42
1. Quan niệm về tư duy nghệ thuật thơ. ................................................................ 42
2. Tư duy nghệ thuật thơ Hoàng Cầm, từ tư duy lãng mạn đến tư duy tượng
trưng. ....................................................................................................................... 44

KẾT LUẬN ............................................................................................... 92

Footer Page 4 of 258.


Header Page 5 of 258.

PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài

1.1/- Hoàng Cầm là một nhà thơ khá tiêu biểu của nền văn học Việt Nam hiện
đại. Tác phẩm của ông từ lâu đã được đưa vào giảng dạy trong nhà trường phổ thông.
Qua nhiều lần cải cách,thay đổi chương trình, sách giáo khoa, Hoàng cầm vẫn giữ
được vị trí của mình. Điều đó chứng tỏ tầm quan trọng của Hoàng Cầm trong tiến
trình văn học Việt|Nam nói chung và thơ Việt Nam hiện đại nói riêng. Do đó việc
nghiên cứu về ông là một điều hết sức cần thiết .
1.2/- Hoàng Cầm là nhà thơ trưởng thành trong kháng chiến chống Pháp. Ông
không thuộc lớp những nhà thơ tiền chiên nhu Xuân Diệu, Huy Cân, Chế Lan Viên
... và cũng không đi theo lối đi của những nhà thơ kháng chiến như Nguyễn Đình
Thi, Chính Hữu, Quang Dũng ... và cả những nhà thơ chống Mỹ sau này. Ồng có một
lối đi riêng, âm thầm, lặng lẽ. Chính vì vậy nghiên cứu về Hoàng cầm một mặt giúp
chúng ta nhận diện được sự phát triển của tư duy thơ Việt Nam hậu lãng mạn, mặt
khác cho thấy sự phong phú, đa dạng của nền thơ ca Việt Nam hiện đại .
Do đó, mục đích của đề tài này nhằm nghiên cứu về thơ Hoàng Cầm một cách
toàn diện và có hệ thống. Từ đó nhận diện được con đường phát triển của tư duy
nghệ thuật thơ ông từ lãng mạn đến hậu lãng mạn. Đồng thời qua đó thấy được
những đóng góp nhất định của Hoàng Cầm cho nền văn học Việt Nam nói chung và
thơ ca Việt Nam hiện đại nói riêng .

2. Lịch sử vấn đề
Về tác giả Hoàng Gầm có thể kbẳng định chưa có một công trình nào nghiên
cứu về ông một cách toàn diện và có hệ thống. Toàn bộ nghiên cứu về ông chỉ là
những bài viết, những tiểu luận, những bài giới thiệu ngắn. Chúng được tập hợp lại
trong hai quyển sách tiêu biểu: Thứ nhất làiquyển "Phê bình, bình luận văn
học" do NXB Văn Nghệ TP. Hồ Chí Minh ấn hành (không ghi rõ năm) giới thiệu các
tác giả Hồng Nguyên, Chính Hữu, Trần Hữu Thung, Quang Dũng và
Hoàng Cầm. Quyển thư hai tương đối đầy đặn hơn, đó là quyển "Hoàng Cầm thơ văn
và cuộc đời" do Hoài Việt sưu tầm ; biên soán, NXB Văn hóa Thông tin ấn hành năm
Footer Page 5 of 258.



Header Page 6 of 258.

1997. Ở đây chúng tôi xin giới thiệu sơ lược một vài bài viết tiêu biểu,có khen và có
chê. Đó là những bài viết ít nhiều có ảnh hưởng đến quá trình nghiên cứu chuyên
luận này của chúng tôi .

Trước hết đó là bài về:"Mấy ý nghĩ nhỏ về thơ Hoàng Cầm'' của nhà nghiên cứu
Nguyễn Đăng Mạnh. Đọc tập "Mưa thuận thành" của Hoàng Cầm, ông viết "Những vần
thơ cứ ngân nga, cứ ám ảnh hoài và nhói lên trong ta một nỗi xót xa, một niềm thương nhớ
khôn nguôi" (72 - tr229). Những nhận xét tuy có phần cảm tính và chủ quan nhưng
được ông chứng minh và phân tích khá cụ thể. Ông khái quát;"Hình như có một không
gian Kinh Bắc, một thời gian Kinh Bắc rất đỗi cổ kính trong thơ anh". Những nhận xét
trên được Đỗ Đức Hiểu chia sẻ trong bài viết'"Hoàng Cầm" (107 –tr280). Ông viết
: "Tính hiện đại trong thơ Hoàng Cầm không phải như Vũ Hoàng Chương (nhà thơ đô thị
với phố xá đô thị sàn nhảy, đô thị, tiệm hút đô thị ...) mà là một vùng cỏ cây, sông hồ nhẹ
bay của thôn quê Kinh Bắc, được siêu thực hóa thành cỏ Bồng Thi, cầu Bà sấm, bến Cô
Mưa và Lá Diêu Bông, hay những người con gái mờ ảo, những mối tình hư ảo xứ Kính Bắc
xóa nhòa trong mùa bụi bay". Những nhận xét như vậy cho phép chúng ta, ở một góc
nhìn bao quát tiếp cận được hệ thống thi pháp thơ Hoàng Cầm. Nó tạo nên phẩm chất
trữ tình trong thơ ông. Đi xa hơn vào thế giới nghệ thuật thơ Hoàng Cầm, Nguyễn
Đăng Mạnh xem thơ Hoàng Cầm như là "một thứ thơ hướng nội ở độ sâu thẳm nhất. Nó
đi hẳn vào cõi tiềm thức, vô thức và diễn tả bằng chính ngôn ngữ mông lung, vô thức'1 (72 tr 334). Có lẽ đây cũng là một hướng đi của tư duy nghệ thuật thơ Hoàng Cầm .
Điểm tương đồng giữa nhà nghiên cứu Nguyễn Đăng Mạnh và Đỗ Đức Hiểu ở
chỗ,cả hai ông gợi ra một hướng tiếp cận mới trong thế giới nghệ thuật thơ Hoàng
Cầm mà cả hai tác giả đều gọi là "Siêu thơ". Có thể nói đây là một trong những
hướng tìm tòi về hình thức thơ ca Việt Nam hậu lãng mạn theo xu hướng tượng
trưng. Phải chăng tư duy thơ Hoàng cầm phát triển theo hướng đó? và ông đạt được
ở những mức độ nào? Hoàng Cầm rõ ràng mang những yếu tố lãng mạn nhưng ông
cũng vượt ra ngoài những yếu tố đó để tìm đến "một thế giới không tuân theo những lô

gic thông thường, không nói năng bằng cú pháp thông thường" (72 - tr234)

Footer Page 6 of 258.


Header Page 7 of 258.

Hoài Việt trong bài "Đền với Hoàng Cầm" giới thiệu tương đối đầy đủ về
Hoàng Cầm với tư cách một nhà thơ mà theo ông utrước 1945, trong bảng phong thần
của các nhà thơ mới chưa có tên anh"(107 tr 7). Cũng cần nói thêm, đây cũng chỉ là bài
giới thiệu chung chung chưa đi vào phân tích cụ thể thuyết phục trên tư liệu thơ
Hoàng Cầm, ông gọi Hoàng Cầm là "....một người làm vườn cần mẫn, cuốc xới trên
mảnh đài hương hỏa, gieo vải những hạt hoa nhài, hoa ngầu. Đến đó vẫn là một tư duy nền
mạch. Nhưng rồi vườn hoa ấy bỗng xen vào hoa Păng xê, hoa Tuỵlíp" (107 – tr12), có lẽ
ông muốn nhận xét quá trình phát triển của tư duy nghệ thuật thơ Hoàng Cầm, nên ở
phần sau, trên cơ sở phân tích những tìm tòi của Hoàng cầm về dùng từ, đặt câu, xây
dựng hình ảnh ông kết luận : " Theo tôi, Hoàng Cầm là cuộc hôn phối giữa dân tộc và
hiện đại; Anh đã bỏ qua thời kỳ thử nghiệm để đi thẳng tới cái đích đã nhắm". Những nhận
xét như trên có tính gợi mở hơn là những khẳng định có tính khoa học, có tính thuyết
phục cao .
Có lẽ đáng chú ý hơn cả và có tính chặt chẽ hơn cả là bài viết "Ấn tượng thơ
Hoàng Cầm"của nhà nghiên cứu phê bình Chu Văn Sơn. Bài viết có dung lượng và
kết cấu của một tiểu luận hơn là một bài báo. Trong bài viết trên tác giả đã cố gắng
lý giải những ẩn ức trong thế giới tình cảm thơ Hoàng Cầm. ông viết: "Thơ Hoàng
cầm là thứ hoa trái vật vã mộng du, óng ả thanh cao mà phong trần lận đận của nỗi nghẹn
ngào đó" (85 - tr286). Ông nói nhiều đến hồn thơ, đến điệu thơ và nhạc thơ
Hoàng Cầm. Ông cố gắng đi tìm cái giọng điệu riêng của thơ Hoàng Cầm, "Có cảm
giác điêu thơ Hoàng Cầm như con hạc đầu đình, muốn bay không cất nổi mình mà bay, nó
là những sải cánh, đập cánh chới với, chơi vơi".(85 - tr289)
Ngoài ra ông còn nói đến : "Một sự hội nhập của nghệ thuật thơ Hoàng Cầm" với

những bi kịch của cuộc đời được biểu đạt bằng những lớp nghĩa chồng lên nhau, để
nén lại, để ẩn chứa : ''Hoàng Cầm đã nén chìm tính biểu cảm của câu chữ, để nỗi nghẹn
ngào khuất chìm trong câu chữ, đặng kýthác trọn vẹn vết thương tủi cực của số phận
mình." (85 - tr293). Hồn thơ Hoàng Cầm, do đó theo ông, là những ẩn ức của cuộc
đời. Bài viết trên có ý nghĩa lớn trong quá trình nghiên cứu thơ Hoàng Cầm.
Chia sẻ với Chu Văn Sơn là bài viết của nhà văn Phạm Thị Hoài "Đọc Mưa
thuận thành của Hoàng Cầm". Thực chất bài viết chỉ trình bày những cảm nhận của tác
giả về thơ Hoàng Cầm. Đó là những cảm nhận có tính rời rạo, chưa xâu chuỗi theo
Footer Page 7 of 258.


Header Page 8 of 258.

một đề tài nhất định. Tác giả viết "Vậy thì trước hết tôi thấy Hoàng Cầm đẹp và xa
cách", ở đây nhà văn muốn nổi đến một hệ lời Hoàng Cầm với những ẩn ức nào đó,
vừa gần gũi vừa xa xôi. Tác giả đi tìm "trường liên tường rất đặc trưng trong thơ Hoàng
Cầm" với những khám phá, "những hình ảnh không ngờ có thể đặt nối tiếp nhau để xuất
hiện những thi tứ không ngờ và một nhạc điệu không ngờ" (50 - tr255). Bằng những cảm
nhận như vậy tác giả đã cố gắng đi tìm cái riêng trong hồn thơ của Hoàng Cầm.
Việc làm ấy là cần thiết nhưng chưa đủ. Chưa đủ vì bài viết cũng chỉ dừng lại ở mức
độ gợi mở, giới thiệu, chỉ dừng lại ở sự đồng cảm của một nhà văn với một nhà thơ .
Trần Mạnh Hảo trong bài "phê bình "Hoàng Cầm và 99 tình khúc"trên văn số 71
- 97 và được in lại trong "Phê bình, bình luận văn học" do Vũ Tiến Quỳnh tuyển chọn
đã nhìn nhận và đánh giá thơ Hoàng cầm ở một khía cạnh khác. Tác giả Trần Mạnh
Hảo chủ yếu tập trung vào phê hơn là bình. Ông phê phán sự thiếu trong sáng, các
yếu tố sex trong thơ tính Hoàng Cầm, cách dùng chữ, câu "Nhũng chữ cầu kỳ quá mức
của ông đôi khi đánh bạt nghĩa kỹ thuật thơ đánh hỏng tình thơ khiến người đọc không còn
thấy thơ đâu nữa mà chỉ toàn những chữ mạ kền, chữ vàng mà nhống nhánh, thông
thênh...."(43 - tr 117). Nói chung tác giả có phần cực đoan khi phê phán thơ tình
Hoàng Cầm theo hướng xã hội học mà chưa thấy được những đóng góp nhất định

của ông. Bài nghiên cứu còn mang nặng yếu tố chủ quan cả trong khen và chê do đó
chưa thật sự là những cứ liệu khoa học khả dĩ có thể giúp được gì trong quá trình
nghiên cứu thơ Hoàng Cầm
Ngoài ra còn có một số bài viết của các tác giả Nguyễn Thị Minh Thái, Đặng
Tiến, Mai Thục .... chủ yếu là các bài viết ngắn cảm nhận về thơ Hoàng Cầm với tư
cách là những người đọc thơ ông và yêu thơ ông. Những bai viết trên là những tham
khảo bổ ích trong quá trình nghiên cứu chuyên luận này.
Tóm lại, lịch sử nghiên cứu thơ Hòang Cầm, có thể thấy hai đặc điểm sau:
Thứ nhát: Chưa có một công trình nào nghiên cứu về thơ Hoàng Cầm một
cách đầy đủ và có hệ thống .
Thứ hai: Nhiều nhệ nghiên cứu đã chỉ ra được những đặc trưng của tư duy
nghệ thuật thơ Hoàng Cầm,nhưng chưa chỉ rõ quá trình phát triển của tự duy nghệ
thuật thơ ông trong bối cảnh những tìm tòi về hình thức của thơ ca Việt Nam sau
1945.
Footer Page 8 of 258.


Header Page 9 of 258.

3. Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng khoa học của chuyển luận là thế giới nghệ thuật thơ Hoàng Cầm ở
hai bình diện :
Thứ nhất là ở bình diện chất trữ tình của thơ Hoàng Cầm. Trong đó, chúng tôi
chủ yếu nghiên cứu tư duy nghệ thuật trên chất liệu nội dung của thơ ông, những
cảm nhận của ông về thời gian, không gian nghệ thuật, những quan niệm về tình
yêu. Đó là những cảm hứng sáng tạo chủ quan của nhà thơ .
Bình diện thứ hai đi sâu nghiên cứu những đặc trưng vá quá trình phát triển
của tư duy nghệ thuật thơ Hoàng Cầm trong bối cảnh những tìm tòi về hình thức thơ
ca Việt Nam sau 1945. Ở đây chúng tôi nghiên cứu Hoàng Cầm với tư duy nghệ
thuật từ lãng mạn đến tượng trung. Từ đó chúng ta thấy được những đóng góp nhất

định của ông đối với quá trình phát triển của thơ ca Việt Nam hiện đại.

4. Phạm vi, phương pháp nghiên cứu
Tác phẩm của Hoàng Cầm khá phong phú : Từ kịch thơ, thơ đến văn xuôi.
Chuyên luận này chỉ chủ yếu nghiên cứu thơ Hoàng Cầm. Kịch thơ và văn xuôi là
những phần tham khảo bổ ích của chúng tôi. Cho đến nay Hoàng Cầm đã xuất bản
năm tập thơ : "Bên kia sông Đuống" NXB Văn hóa 1993, "Về kinh Bắc\ NXB Văn học
1994, "Mưa Thuận Thành", NXB Văn hóa 1991. "Men đá vàng\ NXB văn học 1995
và "99 tình khúc\ NXB văn học-1996. Có thể nói số lượng các tập thơ được xuất bản
là nhiều. Tuy nhiên, số lượng các bài thơ không nhiều lắm bởi lẽ có nhiều bái trùng
lặp ở nhiều tập thơ khác nhau. Do đó, đơn vị khảo sát của chúng tôi ở đây là bài thơ .
Ngoài ra từ 1990 trở lại đây Hoàng Cầm có khá nhiều thơ trên các báo và tạp
chí. Đó không phải là đối tượng nghiên cứu của chuyên luận này mà chỉ là những
phần để tham khảo.
Trong chuyên luận này, phương pháp nghiên cứu chủ yểu của chúng tôi là
phương pháp phân tích trên văn bản tác phẩm thơ Hoàng Cầm và một phần cuộc đời
ông .
Ngoài ra chúng tôi cũng sử dụng các phương pháp lịch sử cụ thể, đặc biệt,
phương pháp so sánh đổi chiếu, được ưu tiên sử dụng. Qua đó thấy được những nét
tương đồng và dị biệt giữa Hoàng cầm và các nhà thơ hiện đại khác .
Footer Page 9 of 258.


Header Page 10 of 258.

Ở đây chúng tôi không chủ trương tách rời các yếu tố nội dung và hình thức
trong quá trình nghiên cứu. Chúng tôi nghiên cứu đồng thời nội dung va hình thức
như là một quá trình sáng tạo. Có chăng đôi khi có sự tách rời chỉ là những trừu xuất
để tiện nghiên cứu mà thôi .
Chúng tôi xin chân thành cám ơn Phòng nghiên cứu khoa học; khoa Ngữ Văn,

Đại Học Sư Phạm thành phố Hồ Chí Minh; khoa Ngữ Văn và Báo Chí, Đại học
Khoa Học Xã Hội và Nhấn Văn thành phố Hồ Chí Minh; khoa Ngữ Văn Đại học Sư
Phạm và Đại học Khoa Học Xã Hội và Nhân Văn Hà Nội; Viện Văn Học. Viện Khoa
Học Xã Hội tại thành phố Hồ Chí Minh. Đặc biệt chúng tôi xin chân thành cảm ơn
TS Lê Tiến Dũng người trực tiếp hướng dẫn chúng tôi hoàn thành chuyên luận này .

Footer Page 10 of 258.


Header Page 11 of 258.

Chương 1: CHẤT TRỮ TÌNH TRONG THƠ HOÀNG CẦM
1. Vấn đề chất thơ
Nói đến thơ trước hết là nói đến chất thơ. Chất thơ như là một yếu tố quan
trọng trong hệ thống giá trị của thơ ca. Chất thơ không chỉ là một phương diện của
nội dung trữ tình mà còn là sự thống nhất giữa những phẩm chất của đối tượng
khách quan và cảm hứng sáng tạo chủ quan. Do đó, chất thơ là mạch nguồn, là sự
rung động của nhà thơ trước thế giới, là chất men tạo nên cái say, cái đẹp của thơ
ca
1.1/- Tuy nhiên chúng ta vẫn chưa có một quan niệm rõ ràng, có hệ thống về
chất thơ dù nhiều nhà nghiên cứu phê bình dùng thuật ngữ này. Trước hết người ta
hay nói đến chất thơ trong cuộc sống hoặc sâu hơn tác phẩm này giàu chất thơ.
Thực chất đây là cách nói chưa đi vào nội dung khái niệm. Hà Minh Đức cho
rằng:"khi nói đến chất thơ là nói tới nhân tố thuộc nội dung" (34 - tr 33) và ở phần khác
ông viết "Những nhân tố đặc biệt quan trọng để tạo nên chất thơ là phần cảm xúc và suy
nghĩ chủ quan của nhà thơ" (34 - tr35). Như vậy chất thơ không chỉ là nội dung trữ tình
của thơ, nó chính là sự thống nhất nội dung, hình thức trong thơ, chất thơ,do đó
không phải là khách thể thẩm mỹ mà là sự thống nhất khách thể chủ thể thẩm mỹ.
Chất tho trong cuộc sống khác với chất thơ trong thơ ca : "Chất thơ trong nghệ thuật
bao gồm sự thống nhất giữa những phẩm chất của đối tượng khách quan và cảm hứng

sáng tạo chủ quan của nhà thơ" (34 - tr35) .
Chất thơ, đương nhiên bắt nguồn từ cuộc sống. Nhưng nó là cuộc sống đã
được "chuyển hóa” được "cải hóa" trong sự đồng cảm của tâm hồn nhà thơ. Trong
cồng trình "Tâm lý văn nghệ", nghiên cứu quá trình hoạt động của tâm lý sáng tạo,
Chu Quang Tiềm gọi đó là hình thức "Di tình tác dụng". Như vậy chất thơ là sản phẩm
của quá trình hoạt động tâm lý sáng tạo, là chức năng khứu biệt của thơ ca : "tác
phẩm trữ tình làm sống dậy cái chủ thể của hiện thực khách quan, giúp ta đi sâu vào thế

Footer Page 11 of 258.


Header Page 12 of 258.
giới của những suy tư, tâm trạng, nỗi niềm - một phương diện rất, năng động, hấp dẫn của
hiện thực"(70 - tr358).
Từ đó, Hà Minh Đức cho rằng : "Song để tìm hiểu và đánh giá cho đúng một tiếng
nói thi ca thì phải thấy được từ bên trong chất thơ tầm vóc về tư tưởng của mỗi tác giả. Tầm
vốc tư tưởng chỉ ra độ sâu và chiều cao của hồn thơ" (34 - tr54). Cái mà tác giả gọi là tư
tưởng ỏ đây chính là tư tưởng nghệ thuật. Do đó, ông cho rằng chất thơ gắn liền với
trí tưởng tượng, với tình cảm và cái đẹp. Nó là cái đẹp của tâm hồn nhà thơ biểu đạt
trọn vẹn trên trang thơ. Như vậy, nghiên cứu chất thơ là nghiên cứu nội dung trữ
tình được biểu đạt qua hệ thống thi pháp.
1.2/- Trong "Mỹ học" Hegel viết "Khi bàn đến nội dung của cái làm đối tượng cho
cách quan niệm cái nên thơ (tức là chất thơ) - ít nhất là làm một cách tương đối - ngay từ
đầu, loại trừ cái bên ngoài, tức là gạt bỏ các sự vật tự nhiên .. Đối tượng của thơ là những
hứng thú tinh thần" (44 - tr483). Ở đây gạt bỏ quan niệm duy mỹ của nhà nghiên cứu
chúng ta cũng phải nhận rằng chất thơ không thể tách rời với trí tưởng tượng, với
đời sống tình cảm và sự rung động của nhá thơ trước thế giới. "Cái hành trình của trí
tưởng tượng mang tính chất ngẫu nhiên bao nhiêu về mặt hình ảnh trực quan thì mang tính
tất yếu bấy nhiêu về mục đích biểu hiện, mục đích tư tưởng (93 - tr77). Như vậy, chất
thơ, tất nhiên bắt nguồn từ cuộc sống thông qua quá trình "thanh lọc" của nhà thơ và

được biểu hiện trên văn bản tác phẩm thơ, chất thơ do đó được biểu hiện qua hệ
thống thi pháp. Nghiên cứu chất trữ tình của một tác phẩm, tác giả, một trào lưu tất
nhiên gắn liền với đời sống thẩm mỹ và các phương thức, phương tiện biểu hiện đời
sống thẩm mỹ đó.
Từ hai phần trên, chúng ta có thể khẳng định, nghiên cửu chất thơ không phải
là nghiên cứu cái hiện thực, cái đề tài ở bên ngoài nhà thơ. Nghiên cứu chất thơ
cũng không phải là nghiên cứu nội dung trữ tình được phản ảnh trong thơ ca.
Nghiên cứu chất thơ là nghiên cứu đời sống thẩm mỹ của nhà thơ được biểu đạt
như thế nào qua hệ thống thi pháp. Nó bao gồm việc chiếm lĩnh và biểu đạt không
gian, thời gian nghệ thuật, những quan niệm thẩm mỹ về con người và cuộc đời.
Footer Page 12 of 258.


Header Page 13 of 258.

2. Chất trữ tình trong thơ Hoàng Cầm
Mỗi nhà văn, nhà thơ đều có những mảng đề tài, những nguồn cảm hứng
riêng, nó tạo nên phong cách của chính họ. Với thơ, điều này được hiện ra rõ hơn
“nhà thơ phải có một kinh nghiệm hết sức rộng, hất sức sâu về cải đề tài anh ta muốn viết.
yêu cầu anh ta phải có thể nói là sống với đề tài ấy, sáp nhập nó vào cái tôi của anh ta sau
khi đã đào sâu nó và hoán cải nó đi".(44 – tr519). Cái mà Hegel chỉ ra ở đây là "vùng
thẩm mỹ" của mỗi nhà thơ. Nó cho phép nhà thơ đi sâu hơn vào đời sống nội tâm,
đời sống tinh thần của cộng đồng và của chính mình. Nói đến Hồ Xuân Hương là
người ta nghĩ- ngay đến thân phận người phụ nữ trong xã hội phong kiến; nói đến
Xuân Diệu là nói đến những khát vọng về tình yêu. Nếu như Vũ Hoàng Chương là
một nhà thơ lãng mạn của thị thành thì Nguyễn Bính lại là mọt nhà thơ lãng mạn
của vùng quê chiêm trũng. Điều này không chỉ tạo nên phong cách, hệ thống thi
pháp mà nó còn biểu hiện cá tính sáng tạo, tư tưởng nghệ thuật của nhà thơ
Hoàng Cầm là nhà thơ vùng quan họ Bắc Ninh, là "đất kinh Bắc huê tình, diễm lệ
đầy ắp huyền thoại và bảng lảng một làn sương khói dân ca", "Thơ Hoàng Cầm dìu chúng

ta qua những chùa chiền lăng miếu, những cầu, những bến, những cây lá hội hè, qua
những cặp mắt đa tình của những người gái xứ quê”(49 -tr227). Chất thơ
Hoàng Cầm chính là men say nồng nàn của đất trời kinh Bắc đầy huyền thoại và ảo
ảnh .
2.1. Không gian, thời gian nghệ thuật trong thơ Hoàng Cầm
2.1.1/- Như đã trình bày ở trên, mỗi nhà thơ đều có một không gian tinh thần
riêng. Nó chính là mảnh đất nuôi dưỡng tâm hồn và tinh lực của nhà thơ. Với
Hoàng Cầm, thơ ông đắm chìm trong không gian của vùng đất kinh Bắc giàu
truyền thống văn hóa. Đó là mạch nguồn chảy suốt trong hồn thơ của ông. Không
gian nghệ thuật trong thơ Hoàng Cầm là không gian của vùng đất kinh Bắc với con
sông Đuống "nằm nghiêng nghiêng trong kháng chiến trường kỳ", con sông Cầu "Gấm
sông cầu khoác lại áo ngày xưa” là vùng quê với hội Lim, hội Dóng, hội chen Nga
Footer Page 13 of 258.


Header Page 14 of 258.
Hoàng; là Lý cây đa, lý huê tình, là quan họ Bắc Ninh ngọt ngào diễm lệ; tà vùng
quê của hhững huyền thoại về Ỷ Lan, Chiêu Thánh, là những địa danh lảng
bảng "Cầu bà sấm, bến cô Mưa"
Mỗi nhà thơ đều tạo dựng cho mình một hoạt không gian tinh thần riêng. Với
Hoàng Cầm đó là không gian của hội hè, quan họ. Không gian quan họ có trong
Hoàng Cầm từ máu thịt. Ông có hẳn một tập thơ "Về kinh Bắc".

"Cúi lạy mẹ con trở về kinh Bắc
Chiều mưa giẻ quạt voi lồng"

(Đêm Thổ)
"Về kinh Bắc phải đâu con hế miệng
Khế chua vôi bột lòng tay"




(Đêm Mộc)

" Về kinh Bắc phải đâu con nhắm mắt
Gài mảnh gương giàn thiên lý đợi tua rua"

(Đêm Thủy)
Thơ ông trở về kinh Bắc sau bao thăng trầm của đời người, sau bao bể dâu
như còn lắng đọng hồn ông, như đứa con trở về Đất Mẹ. Đấy là lời tâm sự của ông
: "Vâng đúng là năm Kỷ Hợi 1959, từ khi chiếc lá bàng rụng xuống báo tin thu, hồn tôi cứ
chìm dần chìm sâu. Chìm và lắng thật sâu vào vùng quê tôi ngày xưa. Thời tôi còn nhỏ dại,
với biết bao bóng dáng, màu sắc, đường nét hương vị đã quá xa, đã không còn nữa". (9 –
tr147). Với Hoàng Cầm quê hương la "bóng dáng", là "đường nét" là "hương vị", tất cả
như hòa nhập lại tạo nên một không gian vừa gần gũi, vừa xa xăm, vừa hiển hiện,
vừa mờ nhạt:
"Em ơi thử đến mấy giêng hai
Đêm hội Lim về
đê quai rảo bước
Đuổi tà lụa nhạt
ánh trăng đầm thấm đường sương"

(Theo đuổi)
Footer Page 14 of 258.


Header Page 15 of 258.

"Chấp chới chè non
Cầu Lim, Nội Duệ

The Hà Đông đón kiệu bỏ quê Xim "

(Sương cầu Lim)
Và không gian ấy, quê hương ấy thấm đẫm những khúc nhạc buồn :

"Mồ hôi tháng giêng mưa sũng
Đằm ca dao sáo diều chiều lịm tím lưng trâu"

(Đêm Thổ)
"Một tiếng buông khoan giữa nhịp
Vì chơi vơi điệu lúc tàu trăng
Ai ngờ để lòng em muốn đổ
Đông hoài đuổi mãi sao Hôm"

(Đếm sao)
Khúc nhạc ấy rất thực và cũng rất mơ :
"Trách gì ai sáo trúc gây mê
Trách gì ai cặm cụi vót tre
Đan lồng vàng tía
Ngờ trời mây trăm sắc ước ao"

(Đếm nắng)
Có thể nói, khống gian nghệ thuật trong thơ Hoàng Cầm là không gian của âm
nhạc. Nó vừa nhẹ nhàng, vừa lắng đọng, vừa réo rắt, vừa trầm bổng thiết tha. Đó là
không gian của vùng quê quan họ ông sinh ra trên vùng quê quan họ, lớn lên bằng
câu hát quan họ, và ông đắm chìm vào đó, tận hưỏng cái say của quan họ Bắc Ninh.
Chất thơ Hoàng Cầm là chất men của quan họ Bắc Ninh:
. .... À ... ơi ...
Câu ru mẹ mới
Có bàn tay vỗ tốc ...

... ngủ đi con
Footer Page 15 of 258.


Header Page 16 of 258.

(Đứa trẻ)
"Lý lý ơi khát khô cháy giọng
Tình tình ơi chớ động mành thưa
Chìa vôi quệ gió hững hờ
Bờ ao sáo tắm bạo giờ ...
...hở Em" (Theo đuổi)
I

''Từ thuở ấy
Em cầm chiếc lá
Đi đầu non cuối bể
Gió quê vi vút gọi
Diêu bông hời ...
... ới Diêu bông

(Lá diêu bông)
"Lý cây đa, lý huê tình
Nguyệt cầm long phím dỗ dành ai ca
Người ơi! người ở ... hay là"

!

(Thể phách tinh anh)
Và bên cạnh những câu quan họ ngọt ngào là những hội hè đình đám. Nhưng

với, Hoàng Cầm nó không phải là cái rộn ràng của hội hè mà là cái sâu lắng chất
ngất của tình yêu. Với Hoàng Cầm hội hè là tiếng vọng qua tình yêu :
Hôi thi bún :
" Ôi đêm đông hồ
Nát nhàu thân tố nữ
Sợi bún ngà vá lại dung nhan"

(Hội thi đội bún)
Hội đánh đu :
"Luồn tay ôm say
giấc bay lay đỉnh núi
Tuột hàng khuy rơi tóc yếm buông mành"

(Hội đánh đu)
Footer Page 16 of 258.


Header Page 17 of 258.

Hội thi dệt vải :
"Thoi chim khách đến năm đi hết
Vải gột hồ hai má gột môi hoang"

(Thi dệt vai)
Hội gióng :
"Cầm gậy tre đì se duyên cô Tấm ông Hoàng
Vớt Trương Chi về gấm đỏ lầu tây"

(Hội Gióng)
Hội Vân Hà :

"Hội tàn men
Quẩn quanh nghiên ngửa
Giật yếm đào túm vội đôi bầu"

(Hội Vân Hà)
Hội chen Nga Hoàng :
"Nhẩn nha thôi ôi tiếng cuối âm vang
Tay không rời tay người chưa nguôi tê mê thầm”

(Hội chen Nga Hoàng)
Hội thêu gấm :
"Dừng mũi kim giải áo buộc đêm mơ
Chàng lưu ứa nước mắt
Bước ra thềm hong mưa"

(Hội thêu gấm)
i

Không gian hội hè với Hoàng Cầm là cái tĩnh lặng của tình yêu, là những khát
khao ẩn ức. Nó chứa đựng những tình cảm sâu lắng trong mạch nguồn của văn hóa
kinh Bắc .
Nguyễn Bính - nhà thơ cụng có một không gian vùng quê nhưng đó là một
không gian cụ thể "Thôn Đoài ngồi nhớ thôn Đông" với những mối tình thiết tha nồng
nàn. Với Hoàng Cầm th ì lại khác, nó là một không gian chứa đựng, là một không
Footer Page 17 of 258.


Header Page 18 of 258.
gian hóa giải những tiềm thức tuổi thơ lặn trong hồn ông. Ông có một không gian rất
thực với con sông Đuống "nằm nghiêng nghiêng" với "Cầu Lim, Nội Duệ" với "Gấm

sông Cầu khoác lại áo ngày xưa". Trong một không gian huyền sử của "Bến Lúy
Lâu" của "Cổ loa cú vúc chòi canh" của "Ngựa ô truy lao cầu vồng, Yên Thế". Và hơn thế
trong thơ ông có cả một không gian huyền thoại "Qua cầu bà Sấm, bến cô Mưa"
"Những có Bồng Thi với dế đầu si. Những lá diêu bông với đôi xe Hồng. Và trong cái
không gian vừa thực vừa mơ ấy là tiếng vọng buồn man mác, sâu lắng của quan họ
Bắc Ninh. Đó không chỉ là không gian thực của Kinh Bắc hội hè mà là một không
giàn văn hóa đã trầm tích trong cảm hứng thi ca của ông tạo nên một chất say kỳ lạ.
"Cái hệ lời ới hời, vi vút sấp ngửa, khép nép nghiêng ngửa mê và tê tê, vời vợi ấy lại đi đôi
với một âm vận rất riêng..." (50 - tr251) . Cái riêng ấy, như đã nói ở trên,đã nhập vào
tiềm thức của ông từ khi còn là một tuổi thơ đầy vương vấn, đầy khát khao .
Chất say trong thơ ông khộng chỉ là âm thanh mà còn là cái say của màu sắc.
Cái màu sắc thấm đậm, cái màu sắc rất riêng vừa lảng bảng, vừa nhạt nhòa sương
khói. Đó là cái màu của "đồng chiều, cuống rạ" cái màu của "nắng quái chiều
đông", của "nhạt nắng xiên khoai". Khác với Xuân Diệu, người có một màu sắc không
gian đầy ấn tượng, một màu sắc mơn mởn, rực rỡ tràn đầy khát vọng. Và cũng khác
với Nguyễn Bính với một không gian xanh của vùng quê. Hoàng Cầm có một vùng
quê, một vùng thơ mờ nhạt sương khói, mịt mờ xa xăm. Không phải ông không có
những gam màu sáng, nhưng rất ít và chỉ xuất hiện ở tập "Bên kia sông Đuống"
"Xanh xanh bãi mía bờ dâu
Ngô khoai biêng biết "

(Bên kia sống Đuống)
" Hình nhân má điệp mực tàu"
"Cười như mùa thu tỏa nắng"

(Bên kia sống Đuống)

Footer Page 18 of 258.



Header Page 19 of 258.
Nhưng đến "Về kinh Bắc" thì tất cả dường như chìm trong một màn sương mờ
ảo. Ông, tâm sự : "Tôi chìm vào một quê hương xa, có thực mà như ảo ảnh, là ảo ảnh mà
như gần gũi đâu đây, cứ chập chờn năm tháng và lảng bảng không gian ..." (107 -tr 201) :
"Thờ ơ lắng đọng quê nhà
Nhữhg sương buông khói mờ xa sông Cầu "

(Thờ ơ)

"Lũ lượt ngày đi xám lạnh dần
Mùa nào đất lạ cũng thanh tân
Em vun ngực lép tê chân bước
Đi quá đông già chẳng thấy xuân"

(Bênh)
Nguyễn Đăng Mạnh trong chuyên luận "Mấy ý nghĩ nhỏ về thơ Hoàng
Cầm" (72 - tr231) nhận xét: " Ở bên kia sông Đuống có thơ say mà vần có tỉnh, có màu tối
nhưng cũng có màu sáng, thậm chí tươi tắn nữa. Còn ở Lá diêu bông thì say triền miên và
chỉ có một thứ ánh sáng buổi chiều đông chiếu trên cánh đồng vắng có bóng ai đó đang
ngẩn ngơ tìm kiếm một cái gì".
Quả vậy ta nhận thấy cả tập thơ như chim trong ảo ảnh, chỉ có một thứ màu
sáng le lói của "Đồng chiều cuống rạ", một màu đêm của "Đêm thổ" "Đêm kim" :Đêm
mộc", "Đêm hỏa" của "Anh chớ dìm em đêm nén đau". Cái màu sắc trong "Lá Diêu
Bông" trong "Quả vườn ổi" hay "Cỏ bồng thi" cứ nhạt nhòa cứ mờ xa dĩ vãng :
"Em đi mãi nhưng đường làng ngơ ngắt
Nhặt lá đa đan mũ chiêu quân
Hát vẩn vơ lời sẩm chợ
Gậy mù ngửi hơi đường lạ
Bóng cây rợp mát lưng gù
Chiều lá dứa tít mù chong chóng

Giómát nàymẹ quạt
từ chênh chếch nẻo tàn trăng”

(Đợi mùa)
Footer Page 19 of 258.


Header Page 20 of 258.

Cái riêng của Hoàng Cầm là ở chỗ : Trong găm màu mờ nhạt sương
khói của ông luôn thấm đẫm nhạc điệu và mở rộng ra không gian chứ không hề vì
thế mà thu hẹp lại

Footer Page 20 of 258.


Header Page 21 of 258.
"Đuổi tà lụa nhạt
ánh trăng đầm thấm đường sương"

(Theo đuổi)
"Đằm ca dao sáo diều chiều lịm tím lưng trâu"

(Đêm thổ)


Lơi tình
Chùa vắng
trắng


Xem đêm”

(Hiếu Sinh)
Những chùa chiều lăng miếu của xứ kinh Bắc với hương khói của nó luôn
phảng phất trong thơ ông :
" Ôi chiều kinh Bắc
Chuông chùa nhuộm son"

(Mưa thuận thành)
"Khói li đoài thoai thoải khúc hành vân"

(Đèn nhang 2)
"Chùa Phật tích ruổi trong màn lụa bạch"

(Đêm thủy )
Trong bảng màu của Hoàng C ầm có khá nhiều mảng màu tím dường như có
cái gì đó thiết tha lắm và cũng có cả nữ tính :
"Trên ngực tròn hương tím thức đêm say"

(Ngẩn ngơ)
"Lắc đầu hoa tím rụng"

(Cỏ bồng thi)
"Đài hương tím bỗng uốn mình nở rộ "
" Em không nói chiều nay không bóng tím
Ngậm hình em lá ngọt tím môi chì"

(Ngẩn ngơ)

Footer Page 21 of 258.



Header Page 22 of 258.
"Một mình đi .......
hoa tím mấy cũng thừa"

(Tơ tưởng)
Ị "Đằm ca dao sáo diều chiều lịm tím lưng trâu"

(Đêm thổ)
Tuy nhiên chúng ta cũng nhận thấy màu tím trong thơ ông không phải là màu
thực. Nó là cái màu của "tơ tưởng", của "ngẩn ngờ', là màu sắc của một tâm trạng,
một tâm trạng khát khao và mang đầy nữ tính .
Cái không gian tinh thần trong thơ Hoàng Cầm là một không gian rất riêng
không thể lẫn lộn. Nó là mảnh đất mà nơi ấy ông gieo mầm thơ và nuôi dưỡng mầm
thơ. Nó tạo nên một không gian kinh Bắc vừa cụ thể vừa mang đầy ảo ảnh .
2.1.2. Trong triết học không gian chính là sự tồn tại và thời gian là một quá
trình. Còn trong văn chương thời gian nghệ thuật là thời gian được cảm nhận là thời
gian được quan niệm. Và ở bình diện cao hơn nó là triết luận về cuộc đời. "Những
hình tượng văn học, về mặt hình thức được khai triển theo thời gian (tính tuần tự của văn
bản), về mặt nội dung nó tái tạo bức tranh vừa không gian, vừa thời gian về thế giới, hơn
nữa, lại tái tạo ở bình diện giá trị tư tưởng - tượng trưng của bức tranh ấy (4 - tr317). Như
vậy,cùng với không gian nghệ thuật, thời gian nghệ thuật có giá trị như là những
phương tiện (và là phương tiện quan trọng) biểu đạt những quan niệm nghệ
thuật.Trong thơ ca thời gian, nghệ thuật là một hệ thống thỉ pháp mà nhà thơ biểu
đạt quan niệm nghệ thuật của mình. Chế Lan Viên có thời gian luôn quay về quá
khứ quay "về những phế tích của Chiêm Thành. Do đó thơ ống chính là thời gian
của nỗi sầu vạn cổ, của sự nuôi tiếc ngày qua :
"Ai đâu trở lại mùa thu trước
Nhặt lấy cho tôi những lá văng? Với của ủoa tươi

màôn cánh rã về đây đem chắn nẻo xuân sang"
(Xuân)
Còn Xuân Diệu ông có một quan niệm khác về thời gian, Lê Tiến Dũng trong
chuyên luận "Những cách tân nghệ thuật trong thơ Xuân Diệu giaị đoạn 1930 - 1945 cho
rằng Xuân Diệu quan niệm thời gian trong sự biến đổi của nó, thời gian là một dòng
Footer Page 22 of 258.


Header Page 23 of 258.
chảy vô tận trong sự hạn hữu của đời người 'Thuyền qua mà nước chẳng
qua". Hoàng Cầm có một thời gian nghệ thuật khác, một quan niệm về thời gian
khác. Với Hoàng Cầm thời gian lả sụ kiếm tìm, là thời gian của những ảo vọng vụt
qua. Nhưng trước hết thời gian nghệ thuật trong thơ Hoàng Cầm luôn gắn chặt với
không gian. Không gian mờ mịt trong thơ ông là không gian của sự giằng xé giữa
ngày và đêm :

"Một nắm cơm khô cạn túi gương tàu
Dùng dằng bẻ đôi chiều nấng quái

(Gái hậu lê)
"Tơ tưởng em
chiều chiều xa lắc
Một mình đi ...
hoa tím mấy cũng thừa"

(Tơ tưởng)
"Tia hoàng hôn xuyên kẽ liếp
Dở khóc dở cười"

(Đen nhang 1)

"Mùa đông sau em tìm thấy lá
Chị lắc đầu
trông năng vãn bên sông"

(Lá Diêu Bông)
Thời gian ở đây không chỉ là sự tương thích với không gian, mà cơ hồ là thời
gian chứa đựng những mất mát, những nuối tiếc u hoài "Thơ Hoàng Cầm âm u lóe
sáng rồi mịt mù, xa tắt như những huyền thoại thuở hoang sơ" (107 - . tr283). Nó mang
cái buồn vời vợi của những câu quan họ, mang đầy những mất mát mà ông cố nén,
cố thu lại :
"Lẽo đẽo em đi vườn mai sau
Cúi nhặt chiều mưa dăm quả rụng"

(Quả vườn ổi)
Nhưng vẫn bật ra :
Footer Page 23 of 258.


Header Page 24 of 258.
"Em đừng lớn nữa chị đừng đi"

(Cây tam cúc)
Dường như có một bi kịch nào đó về thời gian. Nó như đẩy thơ ông ngược
dòng thời gian, chứa đựng những đau thương, mất mát :
"Bốn mùa dông bão vò duyên phận Trả nợ
cuồng phong hết kiếp chưa"

(U ẩn)
"Nhớ em từ một đường khâu
Hai năm bát mẻ đũa còng chia nhau"


(Ngày giỗ)
" Trăm năm nhào quyện hư vô
Biết đâu em vẫn lửng lơ hát buồn"

(Hai ngả)
Dù là bốn mùa, là hai năm, là trăm năm, nhưng nó không phải là một thời gian
định lượng. Nó là thời gian của 'Trăm năm trong cõi người ta" của "Nghìn năm mây
trắng bây giờ còn bay". Nhưng điểm khác là ở chỗ thời gian của Hoàng Cầm là thời
gian chứa đựng : Chứa đựng những tình yêu, những mất mát, những đắng cay,
những khát vọng, những nỗi buồn. Chính vì vậy mà ông nghe thời gian như vọng lại
của huyền thoại :
"Giếng ngọc ễnh ương quát đêm tiền sử"

(Gió lông ngỗng)
I

Và thời gian cứ thế vụt đi như bóng câu qua cửa sổ, như một ánh chớp phù
du
"Chiều em đi không quá một vòng tay"

(Hai ngả)
"Em đi một loáng trăm năm "

(Ngày giỗ)
Footer Page 24 of 258.


Header Page 25 of 258.


Trong thơ Hoàng Cầm quá khứ, hiện tại và tương lai như chập lại, như hòa
vào nhau :

" Về khuya mê bóng, bóng theo
Nhìn chênh thế kỷ bóng vèo qua mi"

(Ngày giỗ)
Và nó tạo nên một "triết luận về thời gian". Thời gian cứ vùn vụt trôi đi trong sự
hạn hữu của đời người. Thời gian không chỉ là khách thể mà nó trở thành chủ thể
trữ tình. Cái chủ thể trữ tình luôn mang tâm trạng hoài vọng, chìm khuất, ẩn chứa :
"Có nét buồn khôi nguyên
Chìm sâu vào đăng đẳng
Có tiếng ca ưu phiền
Chìm sâu vào lẳng lặng"

(Buồn có lý )
Cái sâu lắng của thời gian như cứ chìm dần, chìm dần, cứ qua đi, qua đi mà
nhà thơ như ngồi đó để "đếm giờ", để nhìn sự tàn phai mà tiếc nuối :
" Cây đa đường xứ
lớn lên ai hay.
Vẫn cơn gió cũ
bao nhiêu chiều vụn đá "

(Đếm giờ)
Thời gian trong thơ ông tạo nên nột trường liên tưởng về thời gian. Nó không
chỉ là cái liên tưởng về quá khứ, hiện tại mà còn là sự liên tưởng giữa cuộc đời và
thơ ca. Ca dao có sự liên tưởng cũng rất hay :
"Cây da bến cũ bây giờ còn đây"
Và sự liên tưởng của Huy Cận trong "Tràng Giang'


Footer Page 25 of 258.


×