1001 câu
trắc nghiệm sinh học
ôn thi thpt quốc gia năm 2017
Năm 2017
1
NỘI DUNG CHÍNH
Phần I. Di truyền học
- Chương 1: Các quy luật di truyền
- Chương 2: Biến dị
- Chương 3: Ứng dụng di truyền học vào chọn giống
- Chương 4: Di truyền học người
Phần II. Thuyết tiến hoá
- Chương 5: Sự phát sinh sự sống
- Chương 6: Sự phát triển của sinh vật
- Chương 7: Nguyên nhân và cơ chế tiến hoá
- Chương 8: Sự phát sinh loài người.
Phần III. Sinh thái học
Phần IV. Tế bào học
Phần V. Sinh học hiện đại – Đặc điểm và triển vọng
Mỗi chương gồm có 2 nội dung: Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm, bên cạnh những
câu hỏi và bài tập cơ bản có một số câu hỏi và bài tập vận dụng nâng cao hơn giúp học
sinh có điều kiện tự ôn luyện tốt hơn.
Tác giả
2
Hãy chọn phương án đúng hoặc đúng nhất cho mỗi câu sau, giải thích ngắn gọn tại
sao chọn như vậy.
Phần I. DI TRUYỀN HỌC
Chương 1: Các quy luật di truyền
1. Tính trạng là những đặc điểm.........(g: kiều gen, h: kiểu hình, c: cấu tạo, hình thái,
sinh lí) giúp phân biệt cá thể này với (b: bố mẹ, l: các cá thể trong loài, k: các cá thể
khác).
A. g, l
B. h, b
C. c, l
D. c, k
E. h, k
2. Kiểu gen nào dưới đây là kiểu gen đồng hợp?
A. Aa Bb
B. AABb
C. AA bb
D. aaBb
E. Aa BB
3. Kiểu gen nào dưới đây là kiểu gen dị hợp?
A. AaBB
B. AAbb
C. AABB
D. aabb
4. Giống thuần chủng là giống có đặc tính di truyền........(k: khác nhau, o: đồng nhất
nhưng không ổn định, d: đồng nhất và ổn định) qua các thế hệ, các thế hệ con cháu
không có hiện tượng............(t: đồng tính, p: phân tính) và có kiểu hình luôn luôn
..............(g: giống nhau, b: giống bố mẹ).
A. o, p, g
B. o, t, b
C. d, p, b
D. k, p, g
E. d, t, b
5. Tính trạng trội là tính trạng biểu hiện ở
A. cơ thể mang kiểu gen đồng hợp trội và dị hợp.
B. cơ thể mang kiểu gen dị hợp.
C. cơ thể mang kiểu gen đồng hợp lặn.
D. cơ thể mang kiểu gen đồng hợp và dị hợp.
6. Tính trạng trung gian là tính trạng xuất hiện ở cá thể mang kiểu gen dị hợp trong đó
A. gen trội gây chết ở trạng thái đồng hợp.
B. gen trội không át chế hoàn toàn gen lặn.
C. gen lặn gây chết.
D. gen nằm trên nhiễm sắc thể X và không có alen trên Y.
3
E. gen lặn át chế ngược trở lại gen trội.
7. Phương pháp nghiên cứu của Men đen được gọi là
A. phương pháp lai phân tích.
B. phương pháp phân tích di truyền giống lai.
C. phương pháp tạp giao các cây đậu Hà Lan.
D. phương pháp tự thụ phấn.
E. phương pháp lai thuận nghịch.
8. Trong nghiên cứu của mình, Men đen đã theo dõi................(I: một cặp tính trạng, II: 2
cặp tính trạng , III: từ 1 đến nhiều cặp tính trạng) qua.........(a: một thế hệ, b: nhiều thế
hệ) để đánh giá sự di truyền của các tính trạng.
A. I, a
B. III, a
C. III, b
D. I, b
E. II, b
9. Phương pháp nghiên cứu của Men đen có đặc điểm:
A. lai giữa hai bố mẹ thuần chủng khác nhau về một hoặc vài cặp tính trạng tương
phản.
B. sử dụng thống kê toán học trong việc phân tích kết quả nghiên cứu.
C. làm thí nghiệm lặp lại nhiều lần để xác định tính chính xác của kết quả nghiên
cứu.
D. tất cả đều đúng.
10. Phép lai nào sau đây được thấy trong phép lai phân tích?
I. Aa x aa.
II. Aa x Aa.
III. AA x aa.
IV. AA x Aa.
V. aa x aa.
Câu trả lời đúng là:
A. I,III, V
B. I, III
C. II, III
D. I, V
E. II, IV
11. Phép lai được thực hiện với sự thay đổi vai trò của bố mẹ trong quá trình lai được
gọi là
A. lai thuận nghịch.
B. lai phân tích.
C. tạp giao.
D. tự thụ phấn.
E. lai gần.
12. Cặp phép lai nào dưới đây là lai thuận nghịch?
A. ♂AA x ♀aa và ♀Aa x ♂Aa
B. ♂Aa x ♀Aa và ♀aa x ♂AA
C. ♂AA x ♀AA và ♀ aa x ♂aa
D. ♂Aa x ♀aa và ♀AA x ♂aa
4
E. ♂AA x ♀aa và ♀ AA x ♂aa.
13. Đặc điểm nào dưới đây là không đúng với đậu Hà Lan?
A. Tự thụ phấn chặt chẽ.
B. Có thể tiến hành giao phấn giữa các cá thể khác nhau.
C. Thời gian sinh trưởng khá dài.
D. Có nhiều cặp tính trạng tương phản.
14. Với 2 alen B và b của một gen, trong quần thể của loài sẽ có những kiểu gen bình
thường sau:
A. BB, bb.
B. BBbb, BBBB, bbbb.
C. Bb.
D. BB, Bb, bb.
E. BBbb.
15. Phép lai Bb x bb cho kết quả
A. 3 Bb : 1bb.
B. 1Bb : 1bb.
C. 1BB : 1Bb.
D. 1 BB : 2 Bb : 1bb.
16. Khi lai giữa hai bố mẹ thuần chủng........(G: giống nhau, K: khác nhau) về........(1:
một cặp tính trạng tương phản, 2: hai cặp tính trạng đối lập) thì...............(F1, F2) đồng
loạt có kiểu hình giống bố hoặc mẹ, tính trạng biểu hiện ở F1 được gọi là tính trạng trội.
A. K, 1, F2
B. G, 1, F1
C. K, 1, F1
D. G, 2, F2
E. K, 2, F1
17. Điều kiện cho định luật phân tính của Men đen nghiệm đúng là
A. bố mẹ thuần chủng và khác nhau bởi một cặp tính trạng tương phản.
B. tính trạng chỉ do một cặp gen quy định và tính trạng trội phải trội hoàn toàn.
C. sự biểu hiện của tính trạng không phụ thuộc vào tác động của ngoại cảnh.
D. A và B đúng.
E. A, B và C đều đúng.
18. Trong trường hợp gen trội hoàn toàn, tỉ lệ phân tính 1 : 1về kiểu hình ở F1 sẽ xuất
hiện trong kết quả của phép lai
A. Aa x Aa.
B. Aa x aa.
C. AA x Aa.
D. AA x aa.
19. Menđen đã giải thích định luật phân tính bằng
A. sự phân li ngẫu nhiên của các cặp nhiễm sắc thể đồng dạng trong giảm phân.
B. giả thuyết giao tử thuần khiết.
C. hiện tượng phân li của các cặp NST trong nguyên phân.
D. hiện tượng trội hoàn toàn.
E. hiện tượng tác động qua lại giữa các gen trong cặp alen.
20. Cơ sở tế bào học của định luật phân tính là
5
A. sự phân li ngẫu nhiên của các cặp NST tương đồng trong giảm phân và tổ hợp
tự do trong thụ tinh.
B. sự tiếp hợp và trao đổi chéo của cặp NST đồng dạng.
C. sự phân li của cặp NST tương đồng trong nguyên phân và tổ hợp tự do trong
thụ tinh.
D. cơ chế tự nhân đôi trong gian kì và sự tổ hợp trong thụ tinh.
21. Để có thể xác định được cơ thể mang kiểu hình trội là thể đồng hợp hay dị hợp người
ta dùng phương pháp
A. lai xa.
B. lai trở lại.
C. lai phân tích.
D. lai thuận nghịch.
22. Tính trạng trội không hoàn toàn được xác định khi
A. tính trạng đó gồm 3 tính trạng tương ứng.
B. lai giữa hai bố mẹ thuần chủng, F1 đồng loạt có kiểu hình khác với bố mẹ.
C. phép lai giữa 2 cá thể được xác định là mang cặp gen dị hợp làm xuất hiện tỉ lệ
phân tính 1: 2 : 1.
D. lai phân tích cá thể dị hợp làm xuất hiện tỉ lệ 1: 1.
E. Tất cả đều đúng.
23. Việc sử dụng cá thể F1 làm giống sẽ dẫn đến kết quả:
A. duy trì được sự ổn định của tính trạng qua các thế hệ.
B. tạo ra hiện tượng ưu thế lai.
C. cá thể F2 bị bất thụ.
D. có hiện tượng phân tính làm giảm phẩm chất của giống.
E. cải thiện phẩm chất của giống.
(24-26). Ở cà chua quả đỏ (D) là trội đối với quả vàng (d), khi lai giữa hai thứ cà chua
thuần chủng quả đỏ và quả vàng được F1, cho F1 tự thụ phấn thu được F2.
24. Khi lai giữa F1 với 1 cây quả đỏ ở F2 sẽ thu được ở thế hệ sau có tỉ lệ kiểu gen là:
A. dd
B. 1DD : 1Dd
C. 1 DD : 2 Dd : 1dd
D. 1 Dd : 1 dd
E. B và C đúng
25. Khi lai giữa F1 với một cây quả đỏ ở F2, thế hệ sau sẽ xuất hiện tỉ lệ phân tính là:
A. toàn quả đỏ.
B. toàn quả vàng.
C. 1 quả đỏ : 1 quả vàng.
D. 3 quả đỏ : 1 quả vàng.
E. A và D đúng.
26. Khi cho lai giữa các cây quả vàng ở F2 sẽ thu được kết quả:
A. toàn quả đỏ.
B. 1 quả đỏ : 1 quả vàng.
C. 3 quả đỏ : 1 quả đỏ.
D. toàn vàng.
E. B và D đúng.
6
27. Trong trường hợp gen trội gây chết không hoàn toàn, phép lai giữa 2 cá thể dị hợp
sẽ làm xuất hiện tỉ lệ phân tính:
A. 3 : 1.
B. 1 : 1.
C. 1 : 2 : 1.
D. 2 : 1.
E. Không có hiện tượng phân tính.
(28- 30) Ở người mắt nâu (N) là trội đối với mắt xanh (n).
28. Bố mắt nâu, mẹ mắt nâu, sinh con có đứa mắt nâu có đứa mắt xanh, kiểu gen của bố mẹ
sẽ là:
A. đều có kiểu gen NN.
B. đều có kiểu gen Nn.
C. bố kiểu gen NN, mẹ có kiểu gen Nn hoặc ngược lại.
D. bố có kiểu gen NN, mẹ có kiểu gen nn hoặc ngược lại.
E. bố có kiểu gen Nn, mẹ có kiểu gen nn hoặc ngược lại.
29. Bố mắt nâu, mẹ mắt nâu sinh con trai mắt nâu, có thể kết luận:
A. bố, mẹ đều có kiểu gen NN.
B. bố, mẹ đều có kiểu gen Nn.
C. bố có kiểu gen NN, mẹ có kiểu gen Nn hoặc ngược lại.
D. Không thể kết luận vì chưa đủ thông tin.
30. Bố mắt nâu, mẹ mắt xanh, sinh con mắt xanh, bố mẹ có kiểu gen:
A. bố có kiểu gen NN, mẹ có kiểu gen nn
B. bố có kiểu gen Nn, mẹ có kiểu gen nn
C. bố có kiểu gen nn, mẹ có kiểu gen NN
D. bố có kiểu gen nn, mẹ có kiểu gen Nn
E. A và B đúng.
(31-33) Ở hoa phấn, kiểu gen đồng hợp DD quy định màu hoa đỏ, Dd quy định màu hoa
hồng và dd quy định màu hoa trắng.
31. Lai phân tích cây có hoa màu đỏ, ở thế hệ sau sẽ xuất hiện tỉ lệ kiểu hình:
A. toàn hoa màu đỏ.
B. toàn hoa màu hồng.
C. 1 hoa màu đỏ : 1 hoa màu hồng.
D. 1 hoa màu đỏ : 1 hoa màu trắng.
E. 1 hoa màu hồng : 1 hoa màu trắng.
32. Tíến hành lai giữa 2 cây hoa màu hồng, ở thế hệ sau sẽ xuất hiện tỷ lệ phân tính:
A. toàn hoa màu hồng.
B. toàn hoa màu đỏ.
C. 3 hoa màu đỏ : 1 hoa màu trắng.
D. 1 hoa màu hồng : 1 hoa màu trắng.
E. 1 hoa màu đỏ : 2 hoa màu hồng : 1 hoa màu trắng
33. Phép lai giữa cây hoa màu hồng với hoa màu trắng sẽ xuất hiện tỷ lệ kiểu hình:
A. 1 hoa màu hồng : 1 hoa màu trắng.
B. 1 hoa màu đỏ : 1 hoa màu trắng.
C. 1 hoa màu đỏ : 1 hoa màu hồng.
D. 1 hoa màu đỏ : 2 hoa màu hồng : 1 hoa màu trắng.
E. Toàn hoa màu trắng.
7
(34 – 38) Ở người nhóm máu ABO do 3 gen alen IA , IB , i quy định:
- Nhóm máu A được quy định bởi các kiểu gen IA IA , IAi.
- Nhóm máu B được quy định bởi các kiểu gen IB IB , IBi.
- Nhóm máu O được quy định bởi các kiểu gen ii.
- Nhóm máu AB được quy định bởi các kiểu gen IA IB.
34. Hôn nhân giữa những người có kiểu gen như thế nào sẽ cho con cái có thể có đủ 4
loại nhóm máu?
A. IAi x IA IB.
B. IBi x IA IB.
C. IA IB x IA IB.
D. IAi x IBi.
E. IA IB x ii.
35. Người con có nhóm máu A, bố mẹ người này sẽ có:
A. bố: nhóm máu A, mẹ: nhóm máu B.
B. bố: nhóm máu B, mẹ: nhóm máu AB.
C. bố: nhóm máu AB, mẹ: nhóm máu O.
D. bố: nhóm máu A, mẹ: nhóm máu A.
E. Tất cả các trường hợp trên đều có khả năng cho người con có nhóm máu A.
36. Mẹ có nhóm máu AB, sinh con có nhóm máu AB. Nhóm máu nào dưới đây chắc chắn
không phải là nhóm máu của người bố?
A. Nhóm máu AB
B. Nhóm máu O
C. Nhóm máu B
D. Nhóm máu A
37. Mẹ có nhóm máu A sinh con có nhóm máu O, nhóm máu của bố là:
A. nhóm máu A
B. nhóm máu O
C. nhóm máu B
D. Các trường hợp A, B, C đều có thể.
38. Mẹ có nhóm B, con có nhóm máu O, người có nhóm máu nào dưới đây không thể là bố
đứa bé?
A. Nhóm máu A.
B. Nhóm máu B.
C. Nhóm máu AB.
D. Nhóm máu O.
39. Khi lai cặp bố mẹ khác nhau về............(H: hai, N: hai hay nhiều) cặp tính
trạng............(T: trội, L: lặn, P: tương phản) thì sự di truyền của cặp tính trạng này (F:
phụ thuộc, K: không phụ thuộc) vào sự di truyền của cặp tính trạng khác, do đó ở F2 xuất
hiện những tổ hợp tính trạng............(X: khác bố mẹ, Y: giống bố mẹ).
A. H, T, F, Y.
B. H, L, F, X.
C. N, P, K, X.
D. N, P, F, X.
E. N, T, K, Y.
40. Cơ sở tế bào học của hiện tượng di truyền phân li độc lập là...........(P: sự phân li của
cặp nhiễm sắc thể (NST) tương đồng, L: tiếp hợp và trao đổi chéo trong cặp NST tương
8
đồng, N: sự phân li ngẫu nhiên của các cặp NST tương đồng) trong giảm phân tạo ra các
giao tử. Các giao tử kết hợp tự do trong quá trình.............(F: gián phân, M: giảm phân,
T: thụ tinh) tạo hợp tử.
A. N, T.
B. L, T.
C. P, F.
D. N, M.
E. P, M.
(41- 46). Trong quy luật phân li độc lập, nếu P thuần chủng khác nhau bởi (n) cặp tính
trạng tương phản thì:
41. Tỉ lệ kiểu gen ở F2:
A. (3 : 1)n
B. (1 : 2: 1)2
C. (1 : 2: 1)n
D. 9 : 3 : 3 : 1
42. Tỉ lệ kiểu hình ở F2 là:
A. (3 : 1)2
B. 9 : 3 : 3 : 1
C. (1 : 2 : 1)n
D. (3 : 1)n
43. Số loại kiểu gen ở F2 là:
A. 3n
B. 2n
C. 4n
D. 16
44. Số loại kiểu hình ở F2 là:
A. 4
B. 2n
C. 3n
D. (3:1)n
45. Số loại kiểu gen đồng hợp ở F2 là:
A. 4
B. 3n
C. 2n
D. 4n
46. Số loại kiểu hình lặn về tất cả các tính trạng là:
A. 4
B. 2
C. 3n
D. 1
E. 2n
47. Cơ thể có kiểu gen AaBbddEe qua giảm phân sẽ cho số loại giao tử là:
A. 7
B. 8
C. 9
D. 12
9
E. 16
48. Định luật phân li độc lập góp phần giải thích hiện tượng
A. biến dị tổ hợp vô cùng phong phú ở loài giao phối.
B. hoán vị gen.
C. liên kết gen hoàn toàn .
D. các gen phân li trong giảm phân và tổ hợp trong thụ tinh.
49. Phép lai giữa 2 cá thể có kiểu gen AaBbDd x aaBBDd (mỗi gen quy định một tính trạng,
các gen trội là trội hoàn toàn) sẽ cho ra:
A. 4 loại kiểu hình ; 8 loại kiểu gen
B. 8 loại kiểu hình ; 27 loại kiểu gen
C. 8 loại kiểu hình ; 12 loại kiểu gen
D. 6 loại kiểu hình ; 4 loại kiểu gen
E. 4 loại kiểu hình ; 12 loại kiểu gen
(50 – 56). ở đậu Hà Lan gen A quy định hạt vàng, a quy định hạt xanh, B: hạt trơn, b:
hạt nhăn. Hai cặp gen này phân li độc lập với nhau.
50. Cây mọc từ hạt vàng, nhăn giao phấn với cây mọc từ hạt xanh, trơn đời con thu được
2 loại kiểu hình là hạt vàng, trơn và hạt xanh, trơn với tỉ lệ 1 : 1, kiểu gen của hai cây bố
mẹ sẽ là:
A. Aabb x aabb
B. AAbb x aaBB
C. Aabb x aaBb
D. Aabb x aaBB
E. AAbb x aaBb
51. Để thu được toàn hạt vàng trơn, phải thực hiện việc giao phấn giữa các cá thể bố mẹ
có kiểu gen:
A. AABB x aabb
B. aaBB x AAbb
C. AaBb x AABB
D. A và B đúng
E. A, B và C đúng
52. Phép lai nào dưới đây sẽ không làm xuất hiện kiểu hình xanh, nhăn ở thế hệ sau?
A. AaBb x AaBb
B. Aabb x aaBb
C. aabb x AaBB
D. AaBb x Aabb
E. aaBb x aaBb
53. Phép lai nào dưới đây sẽ cho số loại kiểu hình nhiều nhất?
A. aabb x aabb
B. AaBb x AABb
C. Aabb x aaBB
D. aaBb x Aabb
E. AABB x AABB
54. Phép lai nào dưới đây sẽ cho số loại kiểu gen và số loại kiểu hình ít nhất?
A. AABB x AaBb
B. AABb x Aabb
C. AAbb x aaBB
10
D. AABB x AABb
E. AaBb x AABB
55. Lai phân tích một cây đậu Hà Lan mang kiểu hình trội, thế hệ sau được tỉ lệ 50%
vàng trơn: 50% xanh trơn, cây đậu Hà Lan đó có kiểu gen
A. aabb
B. AaBB
C. AABb
D. AABB
E. Aabb
56. Tiến hành lai giữa hai cây đậu Hà Lan thuần chủng hạt vàng, trơn và xanh, trơn
được F1 , cho F1 tự thụ phấn ở F2 sẽ xuất hiện tỉ lệ phân tính
A. 3 vàng, trơn : 1 xanh, trơn
B. 9 vàng, trơn : 3 vàng, nhăn : 3 xanh, trơn : 1 xanh, nhăn
C. 3 vàng, nhăn : 3 xanh, trơn : 1 vàng, trơn : 1 xanh, nhăn
D. 3 vàng, trơn : 1 xanh, trơn E. 1 vàng, trơn : 1 xanh, trơn
(57 – 60). Ở người, A quy định mắt đen, a: mắt xanh, B: tóc quăn, b: tóc thẳng; liên quan
đến nhóm máu ABO có 4 kiểu hình:
- Nhóm máu A do gen IA quy định.
- Nhóm máu B do gen IB quy định.
- Nhóm máu AB tương ứng với kiểu gen IA IB.
- Nhóm máu O tương ứng với kiểu gen ii.
Biết rằng IA và IB là trội hoàn toàn so với i, các cặp gen quy định các tính trạng
trên nằm trên các cặp NST thường khác nhau.
57. Với các cặp tính trạng trên, số loại kiểu hình khác nhau ở người là:
A. 8
B. 16
C. 4
D. 32
E. 24
58. Số loại kiểu gen khác nhau có thể có (về các tính trạng nói trên):
A. 32
B. 54
C. 16
D. 24
E. 27
59. Bố mắt đen, tóc thẳng, nhóm máu B, mẹ mắt xanh, tóc quăn, nhóm máu A, có con mắt
đen, tóc thẳng, nhóm máu O. Kiểu gen có thể có của bố mẹ là:
A. Bố: Aabb IBi; mẹ: aaBB IAi.
B. Bố: Aabb IBi; mẹ: aaBb IAi.
C. Bố: AAbb IBi; mẹ: aaBB IAi.
D. B và C đúng.
E. A, B và C đều đúng.
60. Con của cặp bố mẹ nào dưới đây sẽ không có kiểu hình mắt xanh, tóc thẳng, nhóm
máu O?
A. Bố: Aabb IAi; mẹ: Aabb IAi.
B. Bố: AaBb IA IB; mẹ: aabb IBi.
11
Website : luyenthithukhoa.vn
C. Bố aaBb IAi; mẹ AaBb IBi.
D. Bố: AaBb ii; mẹ: AaBb ii.
E. Bố: Aabb IAi; mẹ: aaBb IBi.
61. Trường hợp di truyền liên kết xảy ra khi:
A. bố mẹ thuần chủng và khác nhau bởi 2 cặp tính trạng tương phản.
B. các gen chi phối các tính trạng phải trội hoàn toàn.
C. không có hiện tượng tương tác gen và di truyền liên kết với giới tính.
D. các cặp gen quy định các cặp tính trạng nằm trên cùng một cặp nhiễm sắc thể
tương đồng.
E. các cặp gen nằm trên các cặp NST tương đồng khác nhau.
62. Đặc điểm nào sau đây không phù hợp với ruồi giấm?
A. Bộ nhiễm sắc thể có ít nhiễm sắc thể.
B. Dễ nuôi và dễ tiến hành thí nghiệm.
C. Ít biến dị và các biến dị khó quan sát.
D. Thời gian sinh trưởng ngắn, đẻ nhiều.
E. Ruồi đực có hiện tượng liên kết gen hoàn toàn.
63. Để phát hiện ra quy luật liên kết gen, Moocgan đã thực hiện:
A. Cho F1 của cặp bố mẹ ruồi thuần chủng mình xám, cánh dài và mình đen, cánh
ngắn tạp giao.
B. Lai phân tích ruồi cái F1 của bố mẹ ruồi thuần chủng mình xám, cánh dài và
mình đen, cánh ngắn.
C. Lai phân tích ruồi đực F1 của bố mẹ ruồi thuần chủng mình xám, cánh dài và
mình đen, cánh ngắn.
D. Lai phân tích ruồi đực F1 của bố mẹ ruồi thuần chủng mình đen, cánh ngắn và
mình xám, cánh ngắn.
E. Kiểm tra bằng lai phân tích kiểu gen của các cá thể ruồi xám - dài, xám - ngắn
và đen - dài ở F2 của bố mẹ ruồi thuần chủng xám - dài và đen - ngắn.
(64 – 66). Trong thí nghiệm của Moocgan, cho các ruồi thuần chủng mình xám, cánh dài
lai với mình đen, cánh ngắn ở F1 thu được toàn mình xám cánh dài.
64. Khi tiến hành lai phân tích ruồi cái F1, Moocgan thu được kết quả:
A. 100% xám - dài.
B. 41% xám - dài : 41% đen - ngắn : 9 % xám - ngắn : 9% đen – dài.
C. 25% xám - dài : 25% đen - ngắn : 25 % xám - ngắn : 25% đen - ngắn.
D. 50% xám - dài : 50% đen - ngắn.
E. 75% xám - dài : 25% đen - ngắn.
65. Moocgan phân tích kết quả lai phân tích F1 như sau: ruồi đen - ngắn dùng lai phân
tích.............(L: đồng hợp về 2 cặp gen lặn, T: đồng hợp về tính trạng trội, D: dị hợp về 2
cặp gen) nên cho ...........(M: một loại giao tử, H: 2 loại gao tử). F1 mang kiểu gen dị hợp
về 2 cặp gen nhưng đã cho..............(X: hai loại giao tử với tỉ lệ xấp xỉ bằng nhau, Y: 4
loại giao tử với tỉ lệ bằng nhau) dẫn đến sự hình thành ở FB 2 loại kiểu hình xám - dài,
đen - ngắn với tỉ lệ xấp xỉ bằng nhau, chứng tỏ có sự di truyền liên kết giữa hai tính trạng
màu sắc thân và hình dạng cánh.
A. T, M, X
B. D, H, X
C. D, H, Y
D. L, M, X
12
Website : luyenthithukhoa.vn
E. L, M, Y
66. Cơ sở tế bào học của hiện tượng di truyền liên kết là các.........(T: gen trội quy định
màu thân và chiều dài cánh, L: gen trội quy định màu thân và gen lặn quy định chiều dài
cánh) nằm.............(M: trên một nhiễm sắc thể (NST), N: trên các NST thuộc các cặp
tương đồng khác nhau), cùng phân li với nhau trong..........(G: nguyên phân, Gi: giảm
phân) sau đó tổ hợp trong quá trình thụ tinh.
A. T, M, Gi
B. L, N, Gi
C. T, N, G
D. L, M. Gi
E. T, M, G
67. Kiểu gen nào được viết dưới đây là không đúng?
AB
A.
ab
Ab
B.
aB
Aa
C.
bb
Ab
D.
ab
ab
E.
ab
68. Các.........(G: gen, T: tính trạng ) nằm trên.............(M: một nhiễm sắc thể, C: các cặp
NST tương đồng khác nhau) phân li cùng với nhau và làm thành.............(L: nhóm gen
liên kết, A: nhóm gen alen). Số nhóm này tương ứng với số NST trong............(Gi: giao tử,
B: tế bào 2n) của loài đó.
A. T, C, A, Gi.
B. T, C, A, Gi.
C. G, C, L, Gi.
D. G, M, L, Gi.
E. G, M, L, B.
69. Hiện tượng liên kết gen có ý nghĩa:
A. cung cấp nguyên liệu cho quá trình tiến hoá và chọn giống.
B. làm tăng khả năng xuất hiện biến dị tổ hợp, làm tăng tính đa dạng của sinh
giới.
C. hạn chế sự xuất hiện của biến dị tổ hợp, tạo điều kiện cho các gen quý trên 2
nhiễm sắc thể tương đồng có điều kiện tái tổ hợp và di truyền cùng nhau.
D. đảm bảo sự di truyền bền vững của từng nhóm gen quý và hạn chế sự xuất hiện của
biến dị tổ hợp.
E. cho phép lập bản đồ gen, giúp rút ngắn thời gian chọn giống.
(70 – 78) Ở cà chua: gen A quy định thân cao, a: thân thấp; B: quả tròn, b: bầu dục; các
gen cùng nằm trên một cặp nhiễm sắc thể tương đồng (giả thiết không xảy ra hoán vị gen).
70. Số kiểu gen khác nhau có thể được tạo ra từ 2 cặp gen trên:
A. 4
B. 9
13
Website : luyenthithukhoa.vn
C. 8
D. 10
E. 6
71. Số kiểu gen đồng hợp tử về 2 cặp gen trên là:
A. 4
B. 8
C. 2
D. 6
72. Số kiểu gen dị hợp tử về 1 cặp gen:
A. 8
B. 6
C. 4
D. 2
E. 1
73. Số kiểu gen dị hợp về 2 cặp gen:
A. 4
B. 2
C. 1
D. 6
E. 8
74. Phép lai giữa 2 thứ cà chua thân cao, quả tròn dị hợp tử về 2 cặp gen ở thế hệ sau sẽ thu
được tỉ lệ phân tính:
A. 3 : 1.
B. 1: 2 : 1.
C. 3 : 3 : 1 : 1.
D. 9 : 3 : 3 : 1.
E. A và B đúng.
75. Phép lai nào dưới đây sẽ cho kết quả giống phép lai phân tích cá thể dị hợp về 2 cặp
gen di truyền phân li độc lập?
AB aB
A.
x
ab
Ab
Ab
ab
B.
x
aB
ab
AB ab
C.
x
ab
ab
Ab aB
D.
x
ab
ab
Ab AB
E.
x
aB
ab
76. Những phép lai nào dưới đây làm xuất hiện tỉ lệ kiểu gen là 1 : 2: 1?
AB Ab
A.
x
aB
ab
Ab
Ab
B.
x
aB
aB
14
Website : luyenthithukhoa.vn
Ab Ab
x
aB
ab
AB aB
D.
x
.
Ab
ab
E. A và B đúng
77. Phép lai nào dưới đây làm xuất hiện tỉ lệ phân tính 3 : 1?
AB Ab
A.
x
.
aB
ab
Ab
Ab
B.
x
.
aB
aB
AB AB
C.
x
.
ab
ab
D. A và B đúng.
E. Tất cả đều đúng.
78. Phép lai nào dưới đây sẽ làm xuất hiện tỉ lệ phân tính 1: 1?
AB Ab
A.
x
aB
Ab
Ab Ab
B.
x
aB
Ab
AB aB
C.
x
ab
aB
D. Chỉ có B và C đúng
E. Cả A, B, C đều đúng
(79 – 83). Ở lúa gen H quy định thân cao, h: thân thấp, E: chín sớm, e: chín muộn, các
gen liên kết hoàn toàn.
79. Phép lai nào dưới đây làm xuất hiện tỉ lệ phân tính 1 : 1?
HE hE
A.
x
hE hE
HE He
B.
x
hE He
hE He
C.
x
he he
HE hE
D.
x
He hE
80. Phép lai nào dưới đây làm xuất hiện tỉ lệ phân tính 1 : 1 : 1 : 1?
HE he
x
A.
he he
He hE
x
B.
he hE
He he
C.
x
hE he
HE HE
x
D.
he hE
C.
15
Website : luyenthithukhoa.vn
E. Không có trường hợp nào đúng.
81. Tỉ lệ 75% thân cao, chín sớm: 25% thân thấp, chín sớm là kết quả của phép lai:
He he
A.
x
hE he
HE HE
B.
x
he hE
He hE
C.
x
he hE
D. A và C đúng
E. A, B và C đúng
82. Phép lai nào dưới đây không làm xuất hiện ở thế hệ sau đồng loạt kiểu hình thân
cao, chín sớm?
HE HE
A.
x
he HE
HE HE
B.
x
hE HE
HE HE
C.
x
He hE
HE He
D.
x
he He
He HE
E.
x
He hE
83. Ở ruồi giấm, bướm tằm, hiện tượng hoán vị gen xảy ra ở
A. cơ thể cái.
B. cơ thể đực.
C. cả hai giới.
D. 1 trong 2 giới.
E. cơ thể đực hoặc cái phụ thuộc chủ yếu vào yếu tố ngoại cảnh.
84. Hiện tượng hoán vị gen và phân li độc lập có đặc điểm chung là:
A. các gen phân li ngẫu nhiên và tổ hợp tự do.
B. làm tăng sự xuất hiện của biến dị tổ hợp.
C. làm hạn chế xuất hiện biến dị tổ hợp.
D. các gen cùng nằm trên một cặp nhiễm sắc thể tương đồng.
85. Nhờ hiện tượng hoán vị gen mà các gen.............(M: alen, N: không alen) nằm
trên...............(C: các cặp nhiễm sắc thể tương đồng khác nhau, D: các nhiễm sắc thể
khác nhau của cặp tương đồng) có điều kiện tổ hợp với nhau trên ..............(K: cùng một
kiểu gen, S: cùng một nhiễm sắc thể) tạo thành nhóm gen liên kết.
A. M, C, K.
B. M, C, S.
C. N, C, S .
D. N, C, K.
E. N, D, S.
86. Nguyên tắc nào sau đây được sử dụng vào việc lập bản đồ gen?
16
Website : luyenthithukhoa.vn
A. Dựa vào hiện tượng phân li ngẫu nhiên và tổ hợp tự do của các gen trong giảm
phân.
B. Tự thụ phấn hoặc tạp giao.
C. Dựa vào tần số hoán vị gen để suy ra vị trí tương đối của các gen trên NST.
D. Dựa vào đột biến chuyển đoạn để suy ra vị trí của gen trên NST.
E. Căn cứ vào kết quả lai phân tích cá thể mang kiểu hình trội.
87. Trong lai phân tích cá thể dị hợp tử về 2 cặp gen, tần số hoán vị gen được tính dựa
vào
A. tổng tỉ lệ 2 loại kiểu hình tạo bởi giao tử không hoán vị.
B. tổng tỉ lệ giữa một loại kiểu hình tạo bởi giao tử hoán vị và một loại kiểu hình
tạo bởi giao tử không hoán vị.
C. tổng tỉ lệ 2 loại kiểu hình tạo bởi các giao tử hoán vị.
D. tỉ lệ của kiểu hình tương ứng với kiểu gen đồng hợp lặn.
E. tỉ lệ của các cá thể có kiểu hình trội.
88. Sự trao đổi chéo xảy ra ở:
I. giữa 2 crômatít của cặp NST kép tương đồng.
II. giữa 2 NST kép khác cặp tương đồng.
III. kì đầu của nguyên phân.
IV. kì đầu của giảm phân.
V. kì đầu của lần phân bào giảm phân I.
Tổ hợp câu trả lời đúng là:
A. I, IV.
B. II, III.
C. II, V.
D. I, V.
E. I, III.
89. Hiện tượng hoán vị gen được giải thích bằng
A. sự phân li ngẫu nhiên giữa các cặp nhiễm sắc thể (NST) tương đồng trong
giảm phân và tổ hợp tự do của chúng trong thụ tinh.
B. sự phân li và tổ hợp của cặp NST giới tính trong giảm phân và thụ tinh.
C. bắt chéo và trao đổi đoạn giữa hai crômatít của cặp NST kép tương đồng trong
kỳ đầu của giảm phân I.
D. hiện tượng đột biến cấu trúc NST dạng chuyển đoạn tương hỗ.
90. Đặc điểm nào dưới đây không phải là đặc điểm của hiện tượng hoán vị gen?
A. Tần số hoán vị gen không vượt quá 50%.
B. Tần số hoán vị gen tỉ lệ nghịch với khoảng cách giữa các gen.
C. Tần số hoán vị gen được sử dụng để thiết lập bản đồ gen.
D. Hoán vị gen làm tăng khả năng xuất hiện các biến dị tổ hợp.
(91 – 94). Ở ruồi giấm: gen A quy định tính trạng thân xám, alen a quy định tính trạng
thân đen, gen B quy định tính trạng cánh dài, alen b quy định tính trạn cánh ngắn; các
gen di truyền liên kết.
91. Tiến hành lai phân tích ruồi cái F1 dị hợp tử, ở FB thu được 41% mình xám, cánh
ngắn; 41% mình đen, cánh dài; 9% mình xám, cánh dài; 9% mình đen, cánh ngắn. Nhận
định nào dưới đây là không đúng?
Ab
A. Ruồi cái F1 có kiểu gen
.
aB
17
Website : luyenthithukhoa.vn
ab
.
ab
C. Tần số hoán vị được tính bằng tổng tỉ lệ kiểu hình khác bố mẹ.
D. Tần số hoán vị giữa các gen là 18%.
92. Lai giữa 2 bố mẹ ruồi giấm thuần chủng mình xám, cánh ngắn và mình đen, cánh dài,
với tần số hoán vị là 18% thì kết quả ở F2 khi cho F1 tạp giao sẽ là:
A. 25% mình xám, cánh ngắn: 50% mình xám, cánh dài: 25% mình đen, cánh dài.
B. 70,5% mình xám, cánh dài : 4,5% mình xám , cánh ngắn : 4,5% mình đen,
cánh dài : 20,5% mình đen , cánh ngắn.
C. 41% mình xám, cánh ngắn : 41% mình đen , cánh dài : 9% mình xám, cánh
dài : 9% mình đen , cánh ngắn.
D. 75% mình xám, cánh dài : 25% mình đen , cánh ngắn.
93. Lai giữa 2 bố mẹ ruồi thuần chủng mình xám, cánh dài và mình đen, cánh ngắn, với
tần số hoán vị là 20%. Kết quả ở F2 khi cho F1 tạp giao sẽ là:
A. 25% mình xám, cánh ngắn : 50% mình xám, cánh dài : 25% mình đen, cánh
dài.
B. 70% mình xám, cánh dài : 5 % mình xám , cánh ngắn : 5% mình đen, cánh dài
: 20 % mình đen , cánh ngắn.
C. 40% mình xám, cánh ngắn : 40% mình đen , cánh dài : 10% mình xám, cánh
dài : 10% mình đen , cánh ngắn.
D. 75% mình xám, cánh dài : 25% mình đen , cánh ngắn.
94. Moocgan đã phát hiện hiện tượng hoán vị gen bằng cách:
A. cho lai phân tích ruồi giấm đực F1 dị hợp tử.
B. cho F1 dị hợp tử tạp giao với nhau.
C. quan sát hiện tượng tiếp hợp và trao đổi chéo giữa các crômatit của cặp nhiễm
sắc thể kép tương đồng trong giảm phân.
D. lai phân tích ruồi giấm cái F1 dị hợp tử.
95. Cách tính tần số hoán vị gen:
Tổng số kiểu hình khác bố mẹ
f=
x 100
Tổng số cá thể trong kết quả của phép lai phân tích
B. Ruồi đực dùng lai phân tích có kiểu gen
A. đúng khi cá thể dị hợp tử đem lại phân tích có kiểu gen với các gen trội không
alen nằm trên các nhiễm sắc thể khác nhau của của cặp tương đồng.
B. đúng khi cá thể dị hợp tử đem lai phân tích có kiểu gen với các gen trội không
alen nằm trên cùng 1 nhiễm sắc thể của cặp tương đồng.
C. đúng cho mọi trường hợp kiểu gen dị hợp tử.
D. Cách tính trên hoàn toàn sai.
E. Cách tính trên chỉ áp dụng cho các trường hợp cơ thể đem lai phân tích không
có kiểu gen dị hợp tử.
96. Ý nghĩa nào dưới đây không phải của hiện tượng hoán vị gen?
A. Làm tăng số biến dị tổ hợp, cung cấp nguyên liệu cho quá trình chọn giống và
tiến hoá.
B. Giải thích cơ chế của hiện tượng chuyển đoạn tương hỗ trong đột biến cấu trúc
nhiễm sắc thể.
C. Tái tổ hợp lại các gen quý trên các NST khác nhau của cặp tương đồng, tạo
thành nhóm gen liên kết.
18
Website : luyenthithukhoa.vn
D. Là cơ sở cho việc lập bản đồ gen.
E. Góp phần làm cho sinh giới đa dạng và phong phú.
97. Mối quan hệ giữa liên kết gen và hoán vị gen thể hiện ở:
A. sau khi xảy ra hiện tượng hoán vị sẽ xuất hiện trở lại hiện tượng liên kết gen.
B. mặc dù có hiện tượng hoán vị gen nhưng xu hướng chủ yếu giữa các gen vẫn là
hiện tượng liên kết.
C. hoán vị gen xảy ra trên cơ sở của hiện tượng liên kết gen.
D. A và C đúng.
E. A, B và C đều đúng.
(98 – 103). Ở cà chua: gen A quy định thân cao, a: thân thấp, B: quả tròn, b: quả bầu
dục; giả sử 2 cặp gen này nằm trên 1 cặp nhiễm sắc thể.
98. Cho cà chua thân cao, quả tròn (F1) lai với cà chua thân thấp, quả bầu dục, ở đời
con thu được 81 cao - tròn, 79 thấp - bầu dục, 21 cao - bầu dục, 19 thấp - tròn.
Ab
A. F1 có kiểu gen
và tần số hoán vị gen là 20%.
aB
Ab
B. F1 có kiểu gen
và tần số hoán vị gen là 40%.
aB
AB
C. F1 có kiểu gen
và tần số hoán vị gen là 20%.
ab
AB
D. F1 có kiểu gen
và tần số hoán vị gen là 40%.
ab
99. Lai giữa 2 thứ cà chua thuần chủng khác nhau bởi 2 cặp tính trạng tương phản nói
trên thu được F1, cho F1 giao phấn với một cá thể ở F2 thu được kết quả: 51% cao - tròn,
24% thấp - tròn, 24% cao - bầu dục, 1% thấp - bầu dục.
AB
A. F1 và cá thể đem lai với F1 có kiểu gen
, với tần số hoán vị (f) 20%.
ab
Ab
B. F1 và cá thể đem lai với F1 có kiểu gen
, f = 20%.
aB
AB
Ab
C. F1 có kiểu gen
, và cá thể đem lai với F1 có kiểu gen
, f = 40%.
aB
ab
AB
ab
D. F1 có kiểu gen
, và cá thể đem lai với F1 có kiểu gen , f = 25%.
ab
ab
Ab
ab
E. F1 có kiểu gen
, và cá thể đem lai với F1 có kiểu gen , f = 25%.
aB
ab
100. Phép lai nào dưới đây cho tỉ lệ phân tính theo tỉ lệ 25% : 25%: 25%: 25%; với tần
số hoán vị 25%?
AB ab
A.
x
ab
ab
Ab Ab
B.
x
ab
aB
Ab AB
C.
x
aB
ab
19
Website : luyenthithukhoa.vn
Ab aB
x
ab
ab
Ab ab
E.
x
aB
ab
101. Với tần số hoán vị là 20%, phép lai nào dưới đây làm xuất hiện tỉ lệ phân tính 75% :
25%:
AB AB
A.
x
ab
aB
AB AB
B.
x
ab
Ab
AB Ab
C.
x
ab
aB
AB AB
D.
x
Ab
Ab
E.Tất cả đều đúng
102. Với tần số hoán vị là 20%, phép lai nào dưới đây sẽ cho tỉ lệ phân tính 50% : 50%?
AB ab
A.
x
ab
ab
Ab AB
B.
x
aB Ab
AB aB
C.
x
ab
ab
AB aB
D.
x
ab
aB
Ab AB
E.
x
aB
aB
103. Với tần số hoán vị là 20% phép lai nào dưới đây sẽ làm xuất hiện hiện tượng đồng
tính?
AB AB
A.
x
AB
Ab
AB AB
B.
x
ab
AB
Ab Ab
C.
x
ab
Ab
AB AB
D.
x
Ab
aB
E. Tất cả đều đúng
104. Alen A lấn át hoàn toàn alen a, bố và mẹ đều là dị hợp tử (Aa x Aa). Xác suất để có
được đúng 3 người con có kiểu hình trội trong một gia đình có 4 người con là
A. 42%.
B. 56%.
C. 36%.
D. 75%.
D.
20
Website : luyenthithukhoa.vn
E. 60%.
105. Giả sử rằng alen b liên kết với giới tính (nằm trên NST X) là lặn và gây chết. Alen
này gây chết hợp tử hoặc phôi. Khi thống kê trên số lượng lớn các cặp vợ chồng có vợ dị
hợp tử về gen này. Tỷ lệ con trai, con gái của họ sẽ là:
Con gái Con trai
A.
1 :
1
B.
2 :
0
C.
3 :
1
D.
3 :
2
E.
2 :
1
106. Lai cây cao hạt tròn với cây thấp hạt dẹt được F1 tất cả đều cây cao hạt tròn. Lai
cây F1 với cây thấp hạt dẹt người ta tạo ra được số cây cao hạt tròn và cây thấp hạt dẹt
nhiều hơn nhiều so với số lượng cây cao hạt dẹt và cây thấp hạt tròn (cho biết mỗi tính
trạng do một gen qui định). Điều kết luận nào được rút ra dưới đây là đúng ?
A. Các gen qui định chiều cao cây và dạng hạt nằm trên các nhiễm sắc thể khác
nhau.
B. Gen qui định chiều cao và hình dạng hạt nằm trên cùng một NST và chúng
liên kết hoàn toàn với nhau.
C. Gen qui định chiều cao và dạng hạt liên kết không hoàn toàn với nhau.
D. Tính trạng cây cao, hạt dẹt là trội.
E. Tính trạng cây thấp, hạt tròn là lặn.
107. Lai ruồi giấm thân vàng thuần chủng với ruồi thân xám thuần chủng người ta thu
được kêt quả như sau:
Bố mẹ
Đời con
Cái xám x đực vàng
Tất cả xám
Cái vàng x đực xám
Tất cả đực vàng
Tất cả ruồi cái xám
Điều nào dưới đây là đúng?
A. Alen qui định thân xám và alen qui định thân vàng là đồng trội.
B. Alen qui định thân xám là lặn và liên kết với NST X.
C. Alen qui định thân vàng là trội và liên kết với X.
D. Alen qui định thân xám là trội và liên kết với X.
E. Alen qui định thân vàng là lặn và nằm trên NST thường.
108. Một ruồi giấm cái mắt đỏ mang một gen lặn mắt trắng nằm trên nhiễm sắc thể X
giao phối với một ruồi giấm đực mắt đỏ sẽ cho ra F1:
A. 1/2 ruồi có mắt trắng.
B. 3/4 ruồi mắt đỏ, 1/4 ruồi mắt trắng ở cả đực và cái.
C. toàn bộ ruồi đực có mắt trắng.
D. 1/2 số ruồi đực có mắt trắng.
E. mắt trắng chỉ biểu hiện ở ruồi cái.
109. Ruồi giấm cái kiểu dại giao phối với ruồi giấm đực cánh tiêu giảm sinh ra F1 đồng
nhất kiểu dại; ở F2 có 1/4 là đực cánh tiêu giảm. Có thể kết luận thế nào về gen làm cánh
tiêu giảm?
A. Trội, trên NST thường.
B. Lặn, trên NST thường.
21
Website : luyenthithukhoa.vn
C. Trội, trên X.
D. Lặn , trên X.
E. Lặn, trên Y.
110. Nếu 2 gen nằm trên cùng một nhiễm sắc thể thì
A. chúng sẽ luôn luôn di truyền cùng nhau.
B. tần số sắp xếp lại nhiễm sắc thể sẽ tăng lên.
C. chúng sẽ di truyền cùng nhau khi không xảy ra trao đổi chéo.
D. chúng phân li độc lập với nhau.
111. Ở người, màu mắt nâu là trội và màu mắt xanh là lặn. Khi một người đàn ông mắt
nâu kết hôn với người phụ nữ mắt xanh và họ có con trai mắt nâu, con gái mắt xanh. Có
thể kết luận chắc chắn rằng:
A. người đàn ông có kiểu gen đồng hợp.
B. người đàn ông là dị hợp tử.
C. gen qui định màu mắt liên kết với X.
D. cả hai cha mẹ đều đồng hợp tử.
112.Gen C và D liên kết với nhau và cách nhau 15 đơn vị bản đồ. Các cơ thể dị hợp tử về
cả hai gen được giao phối với các cơ thể đồng hợp tử lặn. Nếu tổ hợp lai trên cho 1000
cơ thể con, thì số con có kiểu hình tái tổ hợp là:
A. 15.
B. 30.
C. 150.
D. 300.
E. 850.
113. Điều kiện cơ bản để các cơ thể lai F1 chỉ biểu hiện một tính trạng trong cặp tính
trạng tương ứng, hoặc của bố, hoặc của mẹ là:
A. bố mẹ đem lai phải thuần chủng.
B. trong cặp tính trạng tương ứng của bố mẹ thuần chủng đem lai phải có một tính
trạng là trội hoàn toàn.
C. phải có nhiều cá thể lai F1.
D. phép lai thuận và phép lai nghịch cho kết quả giống nhau.
114. Định luật III của Men Đen có nội dung chủ yếu là:
A. F2 có tỉ lệ phân tính là 3 trội : 1 lặn.
B. các cặp tính trạng di truyền độc lập và không phụ thuộc vào nhau.
C. nếu P khác nhau về n cặp tính trạng thì tỷ lệ phân ly về kiểu hình ở F2 ứng với
công thức (3 + 1)n.
D. F2 có tỉ lệ phân tính là 9: 3 : 3 : 1.
115. Ở chim và bướm, NST giới tính của cá thể đực thuộc dạng
A. đồng giao tử.
B. dị giao tử.
C. XO.
D. Không trường hợp nào nói trên là đúng.
116. Hiện tượng di truyền theo dòng mẹ liên quan với trường hợp nào dưới đây?
A. Gen trên X.
B. Gen trên Y.
C. Di truyền qua tế bào chất.
D. Gồm A và C.
22
Website : luyenthithukhoa.vn
E. Gồm B và C.
117. Ở đậu Hà Lan: gen quy định hạt trơn là trội, hạt nhăn là lặn; hạt vàng là trội, hạt
lục là lặn; hai cặp gen nằm trên hai cặp NST tương đồng khác nhau. Cho đậu dị hợp về 2
cặp gen qui định 2 cặp tính trạng nói trên giao phấn với cây hạt nhăn và dị hợp về cặp
gen qui định màu sắc hạt; sự phân li kiểu hình của các hạt lai sẽ theo tỷ lệ:
A. 3 : 1
B. 3 : 3 : 1 : 1
C. 9 : 3 : 3 : 1
D. 1 : 1
E. 1 : 1 : 1 : 1
118. Một cơ thể có kiểu gen AabbCCDd phân li độc lập sẽ tạo ra số loại giao tử là:
A. 2
B. 3
C. 4
D. 6
E. 8
119. Cho 2 cây hoa thuần chủng cùng loài giao phấn với nhau được F1, cho F1tiếp tục
giao phấn với nhau được F2 chỉ xuất hiện hai loại hoa đỏ và hoa vàng. Hiệu tỉ lệ giữa
hai loại hoa này bằng 12,25%. Quy luật di truyền chi phối phép la là:
A. di truyền tuân theo định luật 1,2 của Men Đen.
B. tương tác bổ trợ kiểu 9 : 7.
C. tương tác át chế kiểu 13 : 3.
D. tương tác cộng gộp kiểu 15 : 1.
120. Cho 2 cây hoa thuần chủng cùng loài giao phấn với nhau được F1, cho F1tiếp tục
giao phấn với nhau được F2 có tỉ lệ cây hoa đỏ nhiều hơn hoa vàng là 37,5%, số còn lại
là hoa trắng. Quy luật di truyền chi phối phép lai là
A. quy luật trội không hoàn toàn.
B. tương tác át chế kiểu 12 : 3 : 1.
C. tương tác át chế kiểu 9 : 6 : 1.
D. tương tác bổ trợ kiểu 9 : 3 : 4.
121. ở ruồi giấm, alen B qui định thân xám trội so với alen b qui định thân đen, alen V
qui định cánh dài trội so với alen v qui định cánh cụt. Lai 2 dòng ruồi giấm thuần chủng
xám, dài và đen cụt thu được F1. Cho các ruồi F1 giao phối với nhau thu được F2 phân ly
theo tỉ lệ : 66% xám dài : 9% xám cụt : 9% đen dài : 16% đen cụt. Tần số hoán vị gen là:
A. 36%.
B. 32%.
C. 40%.
D. 16% .
(122-123). Ở lúa, A thân cao trội so với a thân thấp, B hạt dài trội so với b hạt tròn.
122. Cho lúa F1 thân cao, hạt dài dị hợp tử về 2 cặp gen tự thụ phấn thu được F2 gồm
400 cây với 4 loại kiểu hình khác trong đó có 64 cây thân thấp, hạt gạo tròn. Cho biết
mọi diễn biến của NST trong giảm phân là hoàn toàn giống nhau. Tần số hoán vị gen là:
A. 10%.
B. 16%.
C. 20%.
D. 40%.
23
Website : luyenthithukhoa.vn
123. Ở một phép lai khác thu được F2 gồm 2000 cây với 4 loại kiểu hình khác nhau trong
đó có 80 cây thân thấp, hạt tròn. Cho biết mọi diễn biến của NST trong giảm phân là
hoàn toàn giống nhau. Tần số hoán vị gen là:
A. 4%.
B. 20%.
C. 30%.
D. 40%.
124. Ở một loài thực vật, alen A quy định thân cao trội hoàn toàn so với alen a quy định
thân thấp, alen B quy định hoàn toàn so với alen b quy định quả vàng. Cặp bố mẹ đem lai
có kiểu gen AB/ab x AB/ab. Cho biết mọi diễn biến của NST trong giảm phân là hoàn
toàn giống nhau. Kết quả nào dưới đây phù hợp với tỉ lệ kiểu hình thấp vàng ở đời con?
A. 4%.
B. 5.25%.
C. 6,76%.
D. 1%.
125. Cặp bố mẹ đem lai có kiểu gen AB/ab x AB/ab. Cho biết mọi diễn biến của NST
trong giảm phân là hoàn toàn giống nhau, kiểu hình lông thẳng, đuôi ngắn có kiểu gen là
ab/ab. Kết quả nào dưới đây phù hợp với tỉ lệ kiểu hình lông thẳng, đuôi ngắn ở đời con:
A. 4,84%.
B. 7,84%.
C. 9%.
D. 16%.
126. Cặp bố mẹ đem lai có kiểu gen AB/ab x Ab/aB. Hoán vị gen xảy ra ở 2 bên với tần
số bằng nhau, kiểu hình quả vàng, bầu dục có kiểu gen là ab/ab. Kết quả nào dưới đây
phù hợp với tỉ lệ kiểu hình quả vàng, bầu dục ở đời con?
A. 5,25%.
B. 7,29%.
C.12,25%.
D.16%.
127. Cặp bố mẹ đem lai có kiểu gen Ab/Bb x Ab/aB. Hoán vị gen xảy ra ở 2 bên với tần
số bằng nhau, kiểu hình hạt tròn, không râu có kiểu gen là ab/ab. Kết quả nào dưới đây
phù hợp với tỉ lệ kiểu hình hạt tròn, không râu ở đời con?
A.1%.
B. 2.25%.
C. 4%.
D. 9%.
128. Cặp bố mẹ đem lai có kiểu gen AB/ab x AB/ab. Cho biết mỗi gen quy định một tính
trạng, các tính trạng trội đều trội hoàn toàn, hoán vị gen xảy ra ở cả hai bên bố mẹ với
tần số bằng nhau. Phát biểu nào sau đây không đúng?
A. Đời con xuất hiện 4 loại kiểu hình.
B. Có 2 loại kiểu hình ở đời con chiếm tỉ lệ bằng nhau.
C. Kiểu hình lặn về hai tính trạng chiếm tỉ lệ < 6,25% .
D. Kiểu hình trội về một tính trạng và lặn về tính trạng kia chiếm tỉ lệ 18,75% .
(129 – 132). Mỗi cặp trong 3 cặp alen Aa, Bb và Dd quy định một tính trạng khác nhau.
Các alen ký hiệu bằng chữ hoa là trội hoàn toàn so với các alen ký hiệu bằng chữ
thường. Cặp bố mẹ có kiểu gen: AABbDd x AabbDd.
24
Website : luyenthithukhoa.vn
129. Số loại kiểu hình được tạo ra ở đời con là:
A. 2.
B. 4.
C. 8.
D. 16.
130. Số loại kiểu gen được tạo ra ở đời con là:
A. 6.
B. 8.
C. 12.
D. 16.
131. Tỉ lệ kiểu gen AabbDD được tạo ra ở đời con là:
A. 1/2.
B. 1/4.
C. 1/8.
D. 1/6.
132. Tỉ lệ loại kiểu hình A- bbD- được tạo ra ở đời con là:
A. 3/8.
B. 3/16.
C. 1/8.
D. 1/16.
25