Tải bản đầy đủ (.pdf) (124 trang)

Hoàn thiện tổ chức công tác kế toán trong các doanh nghiệp nhỏ và vừa ở Việt Nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (868.67 KB, 124 trang )

Header Page 1 of 258.

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHỆ TP. HCM
-----------------------------------

TRẦN THỊ NGỌC CẨM

HOÀN THIỆN TỔ CHỨC CÔNG TÁC KẾ TOÁN
TRONG CÁC DOANH NGHIỆP NHỎ VÀ VỪA
Ở VIỆT NAM

LUẬN VĂN THẠC SĨ
Chuyên ngành: KẾ TOÁN
Mã số ngành: 60340301

CÁN BỘ HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
TS. DƯƠNG THỊ MAI HÀ TRÂM

Footer Page 1 of 258.

TP.HỒ CHÍ MINH, tháng 01 năm 2014


Header Page 2 of 258.

CÔNG TRÌNH ĐƯỢC HOÀN THÀNH TẠI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHỆ TP. HCM

Cán bộ hướng dẫn khoa học: TS. Dương Thị Mai Hà Trâm
(Ghi rõ họ, tên, học hàm, học vị và chữ ký)



Luận văn Thạc sĩ được bảo vệ tại Trường Đại học Công Nghệ TP. HCM
ngày 18 tháng 01 năm 2014
Thành phần Hội đồng đánh giá Luận văn Thạc sĩ gồm:
(Ghi rõ họ, tên, học hàm, học vị của Hội đồng chấm bảo vệ Luận văn Thạc sĩ)
TT

Chức danh Hội đồng

Họ và tên

1

PGS.TS. Phan Đình Nguyên

2

TS. Phạm Thị Phụng

Phản biện 1

3

PGS.TS. Nguyễn Minh Hà

Phản biện 2

4

TS. Phan Mỹ Hạnh


5

TS. Nguyễn Bích Liên

Chủ tịch

Ủy viên
Ủy viên, Thư ký

Xác nhận của Chủ tịch Hội đồng đánh giá Luận văn sau khi Luận văn đã được sửa
chữa (nếu có).
Chủ tịch Hội đồng đánh giá Luận văn

Footer Page 2 of 258.


Header Page 3 of 258.

TRƯỜNG ĐẠI HỌC
CÔNG NGHỆ TP. HCM
PHÒNG QLKH - ĐTSĐH

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

TP. HCM, ngày 15 tháng 02 năm 2014

NHIỆM VỤ LUẬN VĂN THẠC SĨ
Họ tên học viên: Trần Thị Ngọc Cẩm


Giới tính: Nữ

Ngày, tháng, năm sinh: 24/11/1978

Nơi sinh: Cửu Long

Chuyên ngành: Kế toán

MSHV: 1241850004

I- Tên đề tài: HOÀN THIỆN TỔ CHỨC CÔNG TÁC KẾ TOÁN TRONG CÁC
DOANH NGHIỆP NHỎ VÀ VỪA Ở VIỆT NAM
II- Nhiệm vụ và nội dung: Nghiên cứu thực trạng và đề xuất các giải pháp nhằm
hoàn thiện tổ chức công tác kế toán trong các doanh nghiệp nhỏ và vừa ở Việt Nam.
III- Ngày giao nhiệm vụ: 01/07/2013
IV- Ngày hoàn thành nhiệm vụ: 18/12/2013
V- Cán bộ hướng dẫn: TS. Dương Thị Mai Hà Trâm

CÁN BỘ HƯỚNG DẪN
(Họ tên và chữ ký)

TS. Dương Thị Mai Hà Trâm

Footer Page 3 of 258.

KHOA QUẢN LÝ CHUYÊN NGÀNH
(Họ tên và chữ ký)



Header Page 4 of 258.

i

LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu, kết
quả nêu trong Luận văn là trung thực và chưa từng được ai công bố trong bất kỳ công
trình nào khác.
Tôi xin cam đoan rằng mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện Luận văn này đã được
cảm ơn và các thông tin trích dẫn trong Luận văn đã được ghi rõ nguồn gốc.
Học viên thực hiện Luận văn

Trần Thị Ngọc Cẩm

Footer Page 4 of 258.


Header Page 5 of 258.

ii

LỜI CẢM ƠN
Tôi chân thành cảm ơn hướng dẫn khoa học của TS. Dương Thị Mai Hà Trâm,
Cô đã tận tình chỉ dẫn trong suốt thời gian thực hiện đề tài.
Tôi biết ơn các Thầy, Cô đã truyền đạt kiến thức trong quá trình học tập, các
Anh, Chị Phòng Quản Lý Khoa Học - Đào Tạo Sau Đại Học Trường Đại học Công
Nghệ TP.HCM đã giúp đỡ trong quá trình học tập, thực hiện Luận văn.
Xin cám ơn các doanh nghiệp đã hỗ trợ tích cực trong quá trình thu thập thông
tin qua điều tra, khảo sát thực tế và sự giúp đỡ của gia đình, bạn bè, đồng nghiệp đã
giúp Tôi hoàn thành Luận văn này.

Trân trọng kính chào!

Trần Thị Ngọc Cẩm

Footer Page 5 of 258.


Header Page 6 of 258.

iii

TÓM TẮT
Ở Việt Nam, DNNVV là cơ sở kinh doanh đã đăng ký kinh doanh theo quy định
pháp luật, được chia thành ba cấp: siêu nhỏ, nhỏ, vừa theo quy mô tổng nguồn vốn
hoặc số lao động bình quân năm. DNNVV giữ vai trò quan trọng trong nền kinh tế,
chiếm số lượng lớn, đóng góp hơn 40% GDP cho cả nước, góp phần xóa đói giảm
nghèo, tăng cường an sinh xã hội. Tuy nhiên, trong công tác tổ chức quản lý đặc biệt là
trong tổ chức công tác kế toán còn nhiều hạn chế, ảnh hưởng đến sự phát triển trong
hoạt động sản xuất kinh doanh. Do đó, việc tìm hiểu thực trạng và nguyên nhân gây
ảnh hưởng đến tổ chức công tác kế toán và đánh giá mức độ ảnh hưởng đến hoạt động
sản xuất kinh doanh, từ đó đề xuất các giải pháp phù hợp là mục tiêu của đề tài “Hoàn
thiện tổ chức công tác kế toán trong các doanh nghiệp nhỏ và vừa ở Việt Nam”.
Tổ chức công tác kế toán trong doanh nghiệp là việc xác định những công việc,
những nội dung mà kế toán phải thực hiện hay phải tham mưu cho các bộ phận, phòng
ban khác thực hiện nhằm hình thành một hệ thống kế toán đáp ứng được các yêu cầu
của doanh nghiệp. Tổ chức công tác kế toán thực chất cũng là tổ chức quản lý trong
doanh nghiệp nhưng nó là sự kết hợp uyển chuyển giữa tính bắt buộc của pháp luật và
sự vận dụng phù hợp của từng doanh nghiệp. Mọi hoạt động kinh tế, tài chính của
doanh nghiệp được quản lý và kiểm soát chặt chẽ, chi phí thấp tương ứng với hiệu quả
mang lại, cung cấp thông tin kế toán hữu ích cho các đối tượng sử dụng, tất cả được thể

hiện trong việc tổ chức công tác kế toán của doanh nghiệp.
Tổ chức công tác kế toán trong doanh nghiệp gồm các nội dung chủ yếu sau:
Tổ chức vận dụng chế độ chứng từ kế toán;
Tổ chức vận dụng hệ thống tài khoản kế toán;
Tổ chức vận dụng chế độ sổ sách kế toán;
Tổ chức cung cấp thông tin qua hệ thống báo cáo kế toán;
Tổ chức bộ máy kế toán;
Tổ chức kiểm tra kế toán;

Footer Page 6 of 258.


Header Page 7 of 258.

iv

Tổ chức phân tích hoạt động kinh doanh trong doanh nghiệp;
Tổ chức trang bị cơ sở vật chất kỹ thuật phục vụ cho việc thu thập, xử lý và
cung cấp thông tin.
Đề tài nghiên cứu tổ chức công tác kế toán của các DNNVV ở Việt Nam thuộc
khu vực tư nhân (không bao gồm hợp tác xã) và chưa niêm yết. Thực trạng tổ chức
công tác kế toán được thu thập thông qua việc trả lời phiếu khảo sát của kế toán trưởng
hoặc phụ trách kế toán hoặc kế toán tổng hợp của 100 DNNVV hoạt động trên địa bàn
Thành phố Hồ Chí Minh. Tác giả sử dụng phương pháp thống kê mô tả để xử lý và
trình bày kết quả thu được.
Qua khảo sát thực tế thì bên cạnh những ưu điểm vẫn còn tồn tại nhiều hạn chế
trong tổ chức công tác kế toán như chứng từ kế toán còn ghi sơ sài; doanh nghiệp chưa
xây dựng quy trình luân chuyển chứng từ cụ thể; tồn tại một doanh nghiệp hai hệ thống
sổ sách kế toán, sổ kế toán chưa được ghi sổ kịp thời; báo cáo tài chính lập chủ yếu nộp
cho cơ quan quản lý thuế, báo cáo kế toán quản trị chưa được quan tâm đúng mức; sự

can thiệp mang tính chủ quan của chủ doanh nghiệp đã ảnh hưởng đến tính khách quan
của số liệu kế toán; kiểm tra kế toán không mang tính thường xuyên; trình độ của nhân
viên kế toán còn nhiều hạn chế...
Những hạn chế trên đã ảnh hưởng rất lớn đến niềm tin của các đối tượng sử
dụng thông tin kế toán, gây khó khăn cho doanh nghiệp trong việc huy động vốn, cả
trong điều hành quản lý của chính doanh nghiệp cũng như của Nhà nước. Tác động đến
sự tồn tại và phát triển của doanh nghiệp qua hoạt động sản xuất kinh doanh bị ngưng
trệ, ảnh hưởng đến trật tự xã hội và sự phát triển chung của nền kinh tế đất nước.
Trên cơ sở các tồn tại thực tế, tác giả chia thành hai nhóm nguyên nhân bên
trong doanh nghiệp và bên ngoài đã tác động đến tổ chức công tác kế toán. Trong hai
nhóm nguyên nhân này, các giải pháp cụ thể được đề xuất đồng bộ, tương ứng với từng
nội dung của tổ chức công tác kế toán nhằm hoàn thiện những mặt hạn chế, phát huy
những ưu điểm hiện có trong tổ chức công tác kế toán hiện nay của các DNNVV.

Footer Page 7 of 258.


Header Page 8 of 258.

v

ABSTRACT
In Vietnam, small and medium enterprises is the business (SMEs), which had
registered in accordance with law. It is divided into 3 levels: micro, small and medium
following the total capital or the average number of labor in years. SMEs plays an
important role in the economy, it accounting for large amounts, bringing over 40% of
GDP for the country and contributing to poverty reduction, strengthening social
security. However, in the management of the organization, particularly in the
accounting organizations are limited, it affecting to the development of production and
business activities. Therefore, finding out the situation and the causes, which affecting

the accounting organization and assessing the impact of business operations, thence,
proposing the appropriate measures,it is the targets of entitled “Improving the
accounting organization of small and medium enterprises in Vietnam”.
Organization of accounting in business is the identification of the work and the
contents, in which the accounting have implemented or advice to the department or
others to establish an accounting system how to meet the requirements of business. It is
essentially the management organized in business, but it is a combination between
flexibility required by law and the appropriate use of each business. All the economic
and the financial activity of enterprise had tight managed and controled with the low
cost and corresponding to the effective, providing useful information accounting for
the users, all of it can be showed in the organization of the accounting of the business.
Organization of accounting include the following main contents:
To apply the accounting vouchers mode;
To apply the system of accounts;
To apply the accounting books;
To provide the information through the accounting system reports;
To organize an accounting apparatus;
To organize the examine of accounting;

Footer Page 8 of 258.


Header Page 9 of 258.

vi

To analyze the business operations of the enterprise;
To equip the technical facilities for serving the process to income and
provide information.
The topic of studying about the accounting organizations of SMEs in Vietnam

in the private sector (not including the cooperatives) and unlisted. Status of
organization of accounting was collected by responding the survey of the chief
accountant or accountant or general accounting of 100 SMEs operating in HCM city.
The author used description statistical methods to process and presentation the results.
Through the fact survey, besides the advantages still exist many the limitations
in the accounting organizations such as accounting records are very sketchy, the
enterprise do not building the process of documentation specific rotation; exist two
systems bookkeeping in the business, the accounting book not timely to note, the
financial reports to established for submitted the tax administration, the accounting
management report has not been enough attention; the subjective intervention of
business owners was influenced to the objectivity of accounting data, accounting
inspection non-routine, the level of the accountants are limited ...
These restrictions have a great influence on the confidence of the users of
accounting information, making the difficult for businesses in the way to raise capital,
both in the administration and management of the business as well as the State. The
impact on the survival and development of enterprises through the business operations
was disrupted, affecting to the social order and the general development of the
country's economy.
The author divided into two groups, inside and outside causes of the enterprise,
which has affected the accounting organization. In both, the specific solutions was
proposed synchronization, corresponding to the content of the accounting organization
in order to improve the shortcomings and develop the existing strengths in the current
accounting organization activities of SMEs.

Footer Page 9 of 258.


Header Page 10 of 258.

vii


MỤC LỤC
Lời cam đoan.................................................................................................................i
Lời cảm ơn ................................................................................................................... ii
Tóm tắt ........................................................................................................................iii
Mục lục ...................................................................................................................... vii
Danh mục các từ viết tắt .............................................................................................. xi
Danh mục các bảng .................................................................................................... xii
Danh mục các biểu đồ, đồ thị, sơ đồ, hình ảnh ........................................................... xiv
Chương 1: GIỚI THIỆU ............................................................................................ 1
1.1. Tính cấp thiết của đề tài ......................................................................................... 1
1.2. Mục tiêu nghiên cứu .............................................................................................. 3
1.3. Câu hỏi nghiên cứu ................................................................................................ 3
1.4. Phạm vi nghiên cứu ............................................................................................... 3
1.5. Nội dung nghiên cứu ............................................................................................. 3
1.6. Phương pháp nghiên cứu ....................................................................................... 4
1.7. Tầm quan trọng và ý nghĩa của nghiên cứu ............................................................ 5
1.8. Kết cấu của luận văn .............................................................................................. 5
Chương 2: TỔNG QUAN VỀ TỔ CHỨC CÔNG TÁC KẾ TOÁN VÀ DOANH
NGHIỆP NHỎ VÀ VỪA ........................................................................................... 6
2.1. Tổng quan về tổ chức công tác kế toán .................................................................. 6
2.1.1. Vai trò của tổ chức công tác kế toán ................................................................ 6
2.1.2. Mục tiêu của tổ chức công tác kế toán ............................................................. 7
2.1.2.1. Đáp ứng yêu cầu cung cấp thông tin cho các đối tượng sử dụng ............ 7
2.1.2.2. Phù hợp đặc điểm kinh doanh, yêu cầu quản lý của doanh nghiệp ......... 8
2.1.2.3. Ứng dụng thành tựu khoa học công nghệ trong công tác kế toán ........... 8
2.1.3. Yêu cầu về tổ chức công tác kế toán ................................................................ 8

Footer Page 10 of 258.



Header Page 11 of 258.

viii

2.1.3.1. Yêu cầu về tính pháp lý ......................................................................... 8
2.1.3.2. Yêu cầu về tính kiểm soát, hiệu quả, sự phù hợp và linh hoạt .............. 11
2.1.4. Các nhân tố tác động đến tổ chức công tác kế toán ........................................ 12
2.1.4.1. Hệ thống các quy định của Nhà nước .................................................. 12
2.1.4.2. Đối tượng sử dụng thông tin kế toán ................................................... 12
2.1.4.3. Yêu cầu về quản lý, hệ thống kiểm soát nội bộ trong doanh nghiệp ..... 12
2.1.4.4. Ứng dụng công nghệ thông tin trong công tác kế toán ......................... 14
2.1.4.5. Các dịch vụ hỗ trợ kế toán ................................................................... 14
2.1.5. Nội dung của tổ chức công tác kế toán ......................................................... 15
2.1.5.1. Tổ chức vận dụng chế độ chứng từ kế toán.......................................... 15
2.1.5.2. Tổ chức vận dụng hệ thống tài khoản kế toán ...................................... 17
2.1.5.3. Tổ chức vận dụng chế độ sổ sách kế toán ............................................ 18
2.1.5.4. Tổ chức cung cấp thông tin qua hệ thống báo cáo kế toán ................... 19
2.1.5.5. Tổ chức bộ máy kế toán ...................................................................... 20
2.1.5.6. Tổ chức kiểm tra kế toán ..................................................................... 23
2.1.5.7. Tổ chức phân tích hoạt động kinh doanh trong doanh nghiệp .............. 23
2.1.5.8. Tổ chức trang bị cơ sở vật chất kỹ thuật phục vụ cho việc thu thập, xử lý
và cung cấp thông tin ....................................................................................... 24
2.2. Một số vấn đề chung về DNNVV ........................................................................ 25
2.2.1. Tiêu chuẩn xác định DNNVV...................................................................... 25
2.2.1.1. Các nước trên thế giới ....................................................................... 25
2.2.1.2. Ở Việt Nam ....................................................................................... 27
2.2.2. Vai trò của các DNNVV trong nền kinh tế .................................................. 28
KẾT LUẬN CHƯƠNG 2 ........................................................................................ 30
Chương 3: THỰC TRẠNG TỔ CHỨC CÔNG TÁC KẾ TOÁN CỦA CÁC

DNNVV Ở VIỆT NAM ............................................................................................ 31
3.1. Quy định pháp lý về công tác kế toán cho các DNNVV ....................................... 31

Footer Page 11 of 258.


Header Page 12 of 258.

ix

3.1.1. Quy định pháp lý ......................................................................................... 31
3.1.2. Những hạn chế của các DNNVV ................................................................ 34
3.2. Tình hình tổ chức công tác kế toán tại các DNNVV............................................. 36
3.2.1. Tổ chức vận dụng chế độ chứng từ kế toán .................................................. 37
3.2.2. Tổ chức vận dụng hệ thống tài khoản kế toán .............................................. 38
3.2.3. Tổ chức vận dụng chế độ sổ sách kế toán .................................................... 40
3.2.4. Tổ chức cung cấp thông tin qua hệ thống báo cáo kế toán ........................... 42
3.2.5. Tổ chức bộ máy kế toán............................................................................... 43
3.2.6. Tổ chức kiểm tra kế toán ............................................................................. 44
3.2.7. Tổ chức phân tích hoạt động kinh doanh trong doanh nghiệp ...................... 46
3.2.8. Tổ chức trang bị cơ sở vật chất kỹ thuật phục vụ cho việc thu thập, xử lý và
cung cấp thông tin ................................................................................................. 47
KẾT LUẬN CHƯƠNG 3 ......................................................................................... 49
Chương 4: ĐÁNH GIÁ TÌNH HÌNH THỰC HIỆN TỔ CHỨC CÔNG TÁC KẾ
TOÁN TẠI DNNVV VÀ CÁC GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN .................................. 50
4.1. Đánh giá tình hình thực hiện tổ chức công tác kế toán tại các DNNVV ............... 50
4.1.1. Những ưu điểm............................................................................................ 50
4.1.2. Những hạn chế ............................................................................................ 52
4.2. Đánh giá ảnh hưởng của tổ chức công tác kế toán đến hoạt động sản xuất kinh
doanh của các DNNVV .............................................................................................. 59

4.3. Nguyên nhân ảnh hưởng đến tổ chức công tác kế toán của các DNNVV ............. 61
4.3.1. Về phía doanh nghiệp .................................................................................. 61
4.3.2. Về phía Nhà nước........................................................................................ 62
4.4. Các giải pháp hoàn thiện tổ chức công tác kế toán ............................................... 63
4.4.1. Phương hướng hoàn thiện ............................................................................ 63
4.4.1.1. Phù hợp với môi trường pháp lý của công tác kế toán ở Việt Nam và
thông lệ kế toán quốc tế ................................................................................. 63

Footer Page 12 of 258.


Header Page 13 of 258.

x

4.4.1.2. Phù hợp với quy mô, trình độ quản lý của các DNNVV .................... 65
4.4.1.3. Đảm bảo vai trò cung cấp thông tin của báo cáo kế toán .................... 65
4.4.2. Các giải pháp hoàn thiện tổ chức công tác kế toán ....................................... 66
4.4.2.1. Giải pháp về tổ chức vận dụng chế độ chứng từ kế toán .................... 66
4.4.2.2. Giải pháp về tổ chức vận dụng hệ thống tài khoản kế toán................. 83
4.4.2.3. Giải pháp về tổ chức vận dụng chế độ sổ sách kế toán ....................... 85
4.4.2.4. Giải pháp về tổ chức cung cấp thông tin qua hệ thống báo cáo kế toán ...... 87
4.4.2.5. Giải pháp về tổ chức bộ máy kế toán ................................................. 89
4.4.2.6. Giải pháp về tổ chức kiểm tra kế toán ................................................ 91
4.4.2.7. Giải pháp về tổ chức phân tích hoạt động kinh doanh ........................ 92
KẾT LUẬN CHƯƠNG 4 ......................................................................................... 93
Chương 5: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ................................................................ 94
5.1. Kết luận ............................................................................................................... 94
5.2. Kiến nghị ............................................................................................................. 96
TÀI LIỆU THAM KHẢO ........................................................................................ 97

PHỤ LỤC

Footer Page 13 of 258.


Header Page 14 of 258.

xi

DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
BTC

: Bộ tài chính

BCTC

: Báo cáo tài chính

DNNVV

: Doanh nghiệp nhỏ và vừa

Nxb

: Nhà xuất bản

Footer Page 14 of 258.


Header Page 15 of 258.


xii

DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 2.1: Phân loại các DNNVV theo khối EU ............................................................. 26
Bảng 2.2: Phân loại các DNNVV ở Thái Lan ................................................................ 26
Bảng 2.3: Phân loại các DNNVV ở Việt Nam theo Nghị định 56/2009/NĐ-CP ............. 27
Bảng 3.4: Nơi nhận BCTC theo Quyết định 15/2006/QĐ-BTC ..................................... 33
Bảng 3.5: Nơi nhận BCTC năm theo Quyết định 48/2006/QĐ-BTC .............................. 34
Bảng 3.6: Thông tin chung về doanh nghiệp trả lời phiếu khảo sát ................................ 36
Bảng 3.7: Kết quả khảo sát về vận dụng chế độ chứng từ kế toán .................................. 37
Bảng 3.8: Kết quả khảo sát về vận dụng chế độ chứng từ kế toán theo các đại lượng
thống kê mô tả ............................................................................................................... 37
Bảng 3.9: Kết quả khảo sát về vận dụng hệ thống tài khoản kế toán ............................. 38
Bảng 3.10: Kết quả khảo sát về vận dụng hệ thống tài khoản kế toán theo các đại lượng
thống kê mô tả ............................................................................................................... 39
Bảng 3.11: Kết quả khảo sát về vận dụng chế độ sổ sách kế toán................................... 40
Bảng 3.12: Kết quả khảo sát về vận dụng chế độ sổ sách kế toán theo các đại lượng
thống kê mô tả ............................................................................................................... 40
Bảng 3.13: Kết quả khảo sát về cung cấp thông tin qua hệ thống báo cáo kế toán .......... 42
Bảng 3.14: Kết quả khảo sát về cung cấp thông tin qua hệ thống báo cáo kế toán theo
các đại lượng thống kê mô tả ......................................................................................... 42
Bảng 3.15: Kết quả khảo sát về tổ chức bộ máy kế toán ................................................ 43
Bảng 3.16: Kết quả khảo sát về tổ chức bộ máy kế toán theo các đại lượng thống kê mô
tả ................................................................................................................................... 43
Bảng 3.17: Kết quả khảo sát về tổ chức kiểm tra kế toán .............................................. 44
Bảng 3.18: Kết quả khảo sát về tổ chức kiểm tra kế toán theo các đại lượng thống kê
mô tả ............................................................................................................................. 45

Footer Page 15 of 258.



Header Page 16 of 258.

xiii

Bảng 3.19: Kết quả khảo sát về tổ chức phân tích hoạt động kinh doanh ....................... 46
Bảng 3.20: Kết quả khảo sát về tổ chức phân tích hoạt động kinh doanh theo các đại
lượng thống kê mô tả ..................................................................................................... 46
Bảng 3.21: Kết quả khảo sát về tổ chức trang bị cơ sở vật chất kỹ thuật phục vụ cho
việc thu thập, xử lý và cung cấp thông tin ...................................................................... 47
Bảng 3.22: Kết quả khảo sát về tổ chức trang bị cơ sở vật chất kỹ thuật phục vụ cho
việc thu thập, xử lý và cung cấp thông tin theo các đại lượng thống kê mô tả ................ 47

Footer Page 16 of 258.


Header Page 17 of 258.

xiv

DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ, ĐỒ THỊ, SƠ ĐỒ, HÌNH ẢNH
Hình 2.1: Đối tượng sử dụng thông tin kế toán ............................................................... 7
Hình 2.2: Sơ đồ tổ chức bộ máy kế toán tập trung ......................................................... 22
Hình 2.3: Sơ đồ tổ chức bộ máy kế toán phân tán .......................................................... 22
Hình 3.4: Ý kiến về hệ thống tài khoản theo quy định đủ để doanh nghiệp sử dụng ....... 39
Hình 3.5: Cơ cấu hình thức kế toán đang áp dụng ở các DNNVV .................................. 41
Hình 3.6: Cơ cấu phần mềm kế toán DNNVV đang sử dụng ......................................... 48
Hình 4.7: Ý kiến về chứng từ kế toán phát sinh ở đơn vị đều dùng để ghi sổ kế toán ..... 53
Hình 4.8: Ý kiến về BCTC chỉ phản ánh một phần tình hình tài chính, kinh doanh,

luồng tiền của doanh nghiệp .......................................................................................... 55
Hình 4.9: Ý kiến về BCTC chỉ cung cấp cho cơ quan quản lý Nhà nước và ngân hàng .. 55
Hình 4.10: Ý kiến về mọi sự thay đổi ở bộ máy kế toán đều phải thông qua chủ doanh
nghiệp ........................................................................................................................... 56
Hình 4.11: Ý kiến về kiểm tra kế toán là kiểm tra tiền tồn quỹ, hàng tồn kho, các loại
tài sản hiện có của doanh nghiệp ................................................................................... 57
Hình 4.12: Ý kiến về việc doanh nghiệp chỉ phân tích hoạt động kinh doanh khi cần
thiết ............................................................................................................................... 58
Hình 4.13: Quy trình mua hàng thanh toán ngay ............................................................ 69
Hình 4.14: Quy trình mua hàng chưa thanh toán ............................................................ 71
Hình 4.15: Quy trình thanh toán cho người bán ............................................................. 73
Hình 4.16: Quy trình xuất kho vật liệu, công cụ dụng cụ cho sản xuất ........................... 75
Hình 4.17: Quy trình bán hàng chưa thu tiền ................................................................. 77
Hình 4.18: Quy trình phải thu của khách hàng ............................................................... 79
Hình 4.19: Quy trình chi tiền khác ................................................................................. 81

Footer Page 17 of 258.


Header Page 18 of 258.

1

CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU
1.1. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI
Nghị định 56/2009/NĐ-CP ngày 30/06/2009 của Chính phủ cho rằng DNNVV
là cơ sở kinh doanh đã đăng ký kinh doanh theo quy định pháp luật, được chia thành ba
cấp: siêu nhỏ, nhỏ, vừa theo quy mô tổng nguồn vốn hoặc số lao động bình quân năm.
Theo Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI), tính đến ngày 31/12/2011
cả nước có 543.963 doanh nghiệp với số vốn khoảng 6 triệu tỷ đồng. Trong tổng số

doanh nghiệp này có khoảng 97% quy mô vừa và nhỏ. Các DNNVV sử dụng 51% lao
động của xã hội, các doanh nghiệp này còn tạo ra hơn một triệu việc làm mới mỗi năm
cho số lao động phần lớn chưa qua đào tạo, góp phần xóa đói giảm nghèo, tăng cường
an sinh xã hội và đóng góp hơn 40% GDP cả nước 1.
Hệ thống pháp luật về kế toán cho các doanh nghiệp ở Việt Nam ngày càng
được hoàn thiện phù hợp với đặc điểm của doanh nghiệp và phù hợp với thông lệ kế
toán quốc tế. Ngày 17/06/2003 Quốc Hội đã thông qua Luật kế toán và có hiệu lực thi
hành từ ngày 01/01/2004. Hệ thống chuẩn mực kế toán Việt Nam được xây dựng với
26 chuẩn mực kế toán đã được ban hành. Để cụ thể hóa Luật kế toán và chuẩn mực kế
toán thì chế độ kế toán đã được ban hành theo hướng mở phù hợp với quy mô của
doanh nghiệp. Đó là chế độ kế toán doanh nghiệp theo Quyết định số 15/2006/QĐBTC ban hành ngày 20/3/2006 của Bộ trưởng BTC áp dụng cho tất cả các doanh
nghiệp. Và một chế độ kế toán riêng đã được ban hành phù hợp với quy mô và trình độ
kế toán của các DNNVV đó là chế độ kế toán doanh nghiệp nhỏ và vừa theo Quyết
định số 48/2006/QĐ-BTC ngày 14 tháng 9 năm 2006 của Bộ trưởng BTC.
Tuy nhiên, có một thực tế là hầu như các DNNVV khó tiếp cận nguồn vốn vay
của ngân hàng mà một trong những nguyên nhân liên quan đến công tác kế toán. Cụ
thể, DNNVV thường không đảm bảo tính minh bạch trong BCTC, sổ sách kế toán chưa
được thực hiện đầy đủ, chính xác, minh bạch, công khai. Việc quản lý hoạt động kinh

1

Thúy Hải (2012). Doanh nghiệp nhỏ và vừa Việt Nam - Những điều trăn trở [online], viewed 02/03/2013,

Footer Page 18
of 258.
from:
< />

Header Page 19 of 258.


2

doanh của doanh nghiệp cũng mang tính chất gia đình, báo cáo chính thức thường thấp
hơn tình trạng thực tế. Mặt khác, DNNVV thường bán hàng không có hợp đồng, không
tuân thủ chế độ phát hành hóa đơn bán hàng, không thanh toán qua ngân hàng…Tất cả
những điều này đã làm cho việc phân tích, đánh giá tình hình tài chính của DNNVV
không đủ độ tin cậy, ảnh hưởng đến quyết định xem xét cấp tín dụng của các tổ chức
tín dụng đối với doanh nghiệp. Do đó, tỷ lệ DNNVV tiếp cận được vốn vay ngân hàng
thấp so với nhu cầu vốn thực sự 2. Trong một khảo sát về tài trợ tín dụng cho các
DNNVV, trong đó BCTC không đủ minh bạch chiếm 39,4% (Trương Quang Thông,
2010) đã ảnh hưởng rất lớn đến việc vay vốn và ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất
kinh doanh của doanh nghiệp.
Đã có nhiều nghiên cứu về công tác kế toán cho các DNNVV trong nước như “
Xây dựng mô hình tổ chức kế toán cho DNNVV ở Việt Nam” của PGS.TS Võ Văn
Nhị, TS. Nguyễn Ngọc Dung, TS. Nguyễn Thị Kim Cúc và TS. Phạm Ngọc Toàn, luận
văn thạc sĩ như “Tổ chức công tác kế toán trong các doanh nghiệp vừa và nhỏ ở Việt
Nam” của Th.S Nguyễn Thị Huyền Trâm. Trong nghiên cứu này tác giả mở rộng quy
mô mẫu khảo sát về tổ chức công tác kế toán thuộc nhiều lĩnh vực hoạt động kinh
doanh của các DNNVV, được thực hiện trong giai đoạn các DNNVV gặp nhiều khó
khăn trong hoạt động kinh doanh. Qua đó, tác giả có cái nhìn cụ thể hơn về thực tế
công tác kế toán được tổ chức ở các doanh nghiệp nhằm hỗ trợ tìm ra nguyên nhân
khách quan hay chủ quan đã ảnh hưởng đến tổ chức công tác kế toán. Trên cơ sở đó,
tác giả đề xuất các giải pháp phù hợp theo từng nội dung của tổ chức công tác kế toán
nhằm hoàn thiện vào sự vận hành một cách có hệ thống và khoa học của tổ chức kế
toán. Nghiên cứu này giúp các doanh nghiệp xác định đúng mục tiêu khi tổ chức công
tác kế toán ở hiện tại và trong tương lai, tạo nền tảng vững chắc cho sự phát triển ổn
định và bền vững về số lượng cũng như chất lượng của các DNNVV, hòa nhập vào nền
kinh tế thế giới - đó là mục tiêu chính của nghiên cứu “Hoàn thiện tổ chức công tác
kế toán trong các doanh nghiệp nhỏ và vừa ở Việt Nam”.


2
Hàn
Ni (2012). Hơn 170.000 doanh nghiệp nhỏ và vừa trên địa bàn TP.HCM được hỗ trợ như thế nào ? [online],
Footer Page 19
of 258.

viewed 15/03/2013, from: < />

Header Page 20 of 258.

3

1.2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU
Mục tiêu tổng quát mà đề tài muốn đề cập đó là thực trạng tổ chức công tác kế
toán và giải pháp để hoàn thiện tổ chức công tác kế toán tại các DNNVV ở Việt Nam.
Mục tiêu cụ thể, gồm ba mục tiêu sau:
Thứ nhất: đánh giá thực trạng tổ chức công tác kế toán trong các DNNVV trong
thời gian qua.
Thứ hai: xác định yêu cầu tổ chức công tác kế toán trong các DNNVV.
Thứ ba: đề xuất các giải pháp nhằm hoàn thiện tổ chức công tác kế toán trong
các DNNVV hiện nay.
1.3. CÂU HỎI NGHIÊN CỨU
Có ba câu hỏi nghiên cứu được đặt ra trong nghiên cứu đề tài, gồm:
Một là thực trạng tổ chức công tác kế toán ở DNNVV trong thời gian qua như
thế nào ?
Hai là ảnh hưởng của tổ chức công tác kế toán đến hoạt động sản xuất kinh
doanh của DNNVV ?
Ba là phương hướng và các giải pháp cụ thể được đề xuất để hoàn thiện tổ chức
công tác kế toán trong DNNVV ra sao ?
1.4. PHẠM VI NGHIÊN CỨU

Đối tượng nghiên cứu: đề tài nghiên cứu về tổ chức công tác kế toán của các
DNNVV ở Việt Nam thuộc khu vực tư nhân (không gồm hợp tác xã) và chưa niêm yết.
Phạm vi nghiên cứu: các DNNVV trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh.
1.5. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU
Thứ nhất là khảo sát thực trạng tổ chức công tác kế toán các DNNVV hiện nay:
Tổ chức vận dụng chế độ chứng từ kế toán;
Tổ chức vận dụng hệ thống tài khoản kế toán;
Tổ chức vận dụng chế độ sổ sách kế toán;
Tổ chức cung cấp thông tin qua hệ thống báo cáo kế toán;

Footer Page 20 of 258.


Header Page 21 of 258.

4

Tổ chức bộ máy kế toán;
Tổ chức kiểm tra kế toán;
Tổ chức phân tích hoạt động kinh doanh trong doanh nghiệp;
Tổ chức trang bị cơ sở vật chất kỹ thuật phục vụ cho việc thu thập, xử lý và
cung cấp thông tin.
Thứ hai là đánh giá tình hình tổ chức công tác kế toán gồm:
Đánh giá tình hình thực hiện tổ chức công tác kế toán của DNNVV.
Đánh giá ảnh hưởng của tổ chức công tác kế toán đối với hoạt động sản
xuất kinh doanh của DNNVV.
Thứ ba là đề xuất giải pháp hoàn thiện tổ chức công tác kế toán tại DNNVV:
Phương hướng hoàn thiện
Giải pháp đối với doanh nghiệp
Giải pháp đối với Nhà nước

1.6. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Tác giả sử dụng phương pháp định tính trên cơ sở thu thập số liệu thống kê để
trình bày, diễn giải và phân tích các dữ liệu, công việc cụ thể như sau:
Một là thu thập thông tin thứ cấp: thu thập thông tin từ nguồn đã có sẵn, đây là
những dữ liệu đã qua tổng hợp và xử lý gồm sách, báo, tạp chí chuyên ngành, mạng
internet: dữ liệu từ nguồn này vừa là cơ sở lý luận vừa mang tính thời sự.
Hai là điều tra, khảo sát: nhằm thu thập thông tin sơ cấp để nắm bắt được thực
trạng, qua đó đánh giá tình hình thực hiện tổ chức công tác kế toán bằng cách trả lời
bảng câu hỏi thông phiếu khảo sát được thiết kế phù hợp với nội dung và đối tượng
nghiên cứu của đề tài.
Ba là trình bày, diễn giải và phân tích dữ liệu khảo sát: kết quả nghiên cứu sẽ
được trình bày dưới dạng bảng, biểu đồ, đồ thị thống kê. Tác giả tiến hành diễn giải và
phân tích kết quả khảo sát căn cứ vào các quy định pháp lý về công tác kế toán và căn
cứ quy mô, đặc điểm hoạt động của doanh nghiệp.

Footer Page 21 of 258.


Header Page 22 of 258.

5

1.7. TẦM QUAN TRỌNG VÀ Ý NGHĨA CỦA NGHIÊN CỨU
Củng cố vai trò, vị trí quan trọng của DNNVV trong nền kinh tế, thúc đẩy sự
phát triển ổn định, bền vững và hòa nhập vào sự phát triển chung của nền kinh tế toàn
cầu là yêu cầu ngày càng cấp bách. Nghiên cứu về tổ chức công tác kế toán trong các
DNNVV có ý nghĩa quan trọng trong việc tìm ra những nguyên nhân thực tế đang tồn
tại, gây yếu kém trong tổ chức công tác kế toán cả bên trong lẫn bên ngoài doanh
nghiệp, làm cản trở hoạt động kinh doanh của các DNNVV. Trên cơ sở đó, các giải
pháp được đề xuất đồng bộ, là căn cứ quan trọng để giúp cơ quan Nhà nước ban hành

các quy định phù hợp, là căn cứ để hỗ trợ doanh nghiệp hoàn thiện cơ cấu tổ chức hiện
có. Kết quả đạt được là thông tin do kế toán cung cấp hữu ích, tạo niềm tin cho các đối
tượng sử dụng. Đây là tiền đề cho việc mở rộng, phát triển hoạt động sản xuất kinh
doanh trong và ngoài nước của các DNNVV nói riêng, thúc đẩy sự phát triển lớn mạnh
của cả nền kinh tế nói chung.
1.8. KẾT CẤU CỦA LUẬN VĂN
Luận văn có kết cấu như sau:
Chương 1: Giới thiệu
Chương 2: Tổng quan về tổ chức công tác kế toán và doanh nghiệp nhỏ và vừa
Chương 3: Thực trạng tổ chức công tác kế toán trong các doanh nghiệp nhỏ và vừa ở
Việt Nam
Chương 4: Đánh giá tình hình thực hiện tổ chức công tác kế toán tại các doanh nghiệp
nhỏ và vừa và các giải pháp hoàn thiện
Chương 5: Kết luận và kiến nghị

Footer Page 22 of 258.


Header Page 23 of 258.

6

CHƯƠNG 2: TỔNG QUAN VỀ TỔ CHỨC CÔNG TÁC KẾ TOÁN VÀ
DOANH NGHIỆP NHỎ VÀ VỪA
2.1. TỔNG QUAN VỀ TỔ CHỨC CÔNG TÁC KẾ TOÁN
2.1.1. Vai trò của tổ chức công tác kế toán
Tổ chức công tác kế toán trong doanh nghiệp là việc xác định những công việc,
những nội dung mà kế toán phải thực hiện hay phải tham mưu cho các bộ phận, phòng
ban khác thực hiện, nhằm hình thành một hệ thống kế toán đáp ứng được các yêu cầu
của doanh nghiệp (Nguyễn Phước Bảo Ấn et al., 2012). Trong một doanh nghiệp mỗi

bộ phận có chức năng, nhiệm vụ, vai trò riêng nhưng các bộ phận hợp lại vì mục tiêu
chung là sự phát triển của doanh nghiệp. Kết quả của công tác kế toán được thể hiện
qua báo cáo kế toán nhằm cung cấp thông tin cho các đối tượng sử dụng khác nhau bên
trong lẫn bên ngoài doanh nghiệp. Vì vậy, tổ chức công tác kế toán khoa học, đảm bảo
thông tin mà kế toán cung cấp phải kịp thời, trung thực, đầy đủ là yếu tố quan trọng
ảnh hưởng đến hiệu quả và chiến lược kinh doanh của doanh nghiệp.
Tổ chức công tác kế toán thực chất cũng là tổ chức quản lý trong doanh nghiệp
nhưng nó là sự kết hợp uyển chuyển giữa tính bắt buộc của pháp luật và sự vận dụng
phù hợp trong từng doanh nghiệp. Đó là sự kết hợp của các yếu tố cấu thành nên một
hệ thống kế toán ở doanh nghiệp gồm các quy định pháp lý về kế toán của Nhà nước,
là các cách thức, thủ tục cụ thể để thực hiện từng nội dung công việc kế toán hay còn
gọi là phương pháp kế toán, là việc thu thập, xử lý và cung cấp thông tin thông qua các
quy định của chế độ kế toán hiện hành phù hợp với quy mô, đặc điểm của doanh
nghiệp như hệ thống chứng từ kế toán, tài khoản kế toán, sổ sách kế toán, báo cáo kế
toán, là việc bố trí con người để đảm bảo cho các công việc kế toán vận hành đạt hiệu
quả cao nhất. Thông tin kế toán cung cấp là hữu ích, mọi hoạt động kinh tế, tài chính
của doanh nghiệp được quản lý và kiểm soát chặt chẽ, chi phí thấp tương ứng với hiệu
quả mang lại, tất cả được thể hiện trong việc tổ chức công tác kế toán ở doanh nghiệp.

Footer Page 23 of 258.


Header Page 24 of 258.

7

2.1.2. Mục tiêu của tổ chức công tác kế toán
2.1.2.1. Đáp ứng yêu cầu cung cấp thông tin cho các đối tượng sử dụng
Đối tượng sử dụng thông tin kế toán của doanh nghiệp đa dạng, bao gồm các đối
tượng bên trong doanh nghiệp như Nhà quản trị cần thông tin cho việc quản lý, điều

hành và ra quyết định chung, vì vậy bên cạnh thông tin của BCTC thì thông tin của báo
cáo kế toán quản trị cũng rất quan trọng. Trình độ và nhận thức của người lao động
ngày càng được nâng cao, họ cũng quan tâm “ngôi nhà thứ hai” của mình hoạt động
như thế nào nhằm đảm bảo công việc ổn định với mức thu nhập phù hợp. Các đối
tượng bên ngoài như cơ quan Nhà nước, các tổ chức tín dụng, các nhà đầu tư... sử dụng
thông tin do BCTC cung cấp để đánh giá hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, phục
vụ cho cho các quyết định quản lý, đầu tư.
Mục tiêu đầu tiên khi tổ chức công tác kế toán phải đáp ứng yêu cầu cung cấp
thông tin khác nhau của các đối tượng sử dụng. Kế toán cung cấp thông tin, mà thông
tin phải hữu ích và kịp thời, nên công tác kế toán được xây dựng từ khâu thu thập, xử
lý đến trình bày được thực hiện một cách hệ thống. Công việc được thực hiện bởi nhân
viên có chuyên môn, theo Luật định và các nguyên tắc riêng được xây dựng ở mỗi đơn
vị, để cùng hướng đến kết quả là thông tin kế toán cung cấp trung thực, đầy đủ, kịp thời
và đáp ứng nhu cầu sử dụng (Nguyễn Phước Bảo Ấn et al., 2012).
Thông tin kế toán

Bên ngoài

Bên trong

Nhà
quản trị

Footer Page 24 of 258.

Người
lao động

Cơ quan
quản lý

Nhà
nước

Tổ chức
tín dụng,
nhà đầu


Nhà
cung cấp

Hình 2.1: Đối tượng sử dụng thông tin kế toán

Đối
tượng
khác


Header Page 25 of 258.

8

2.1.2.2. Phù hợp đặc điểm kinh doanh, yêu cầu quản lý của doanh nghiệp
Tổ chức công tác kế toán cung cấp thông tin phục vụ cho mục đích cuối cùng là
sự phát triển của doanh nghiệp. Để làm được điều này thì hệ thống kế toán phải được
tổ chức phù hợp cho từng loại hình sản xuất kinh doanh từ việc xây dựng hệ thống
chứng từ kế toán, đến xác lập các tài khoản sử dụng và hình thành hệ thống sổ sách kế
toán tổng hợp, sổ, thẻ kế toán chi tiết theo yêu cầu quản lý (Võ Văn Nhị et al., 2010).
Bên cạnh BCTC theo quy định, việc thiết lập, cung cấp các báo cáo kế toán quản trị
đáp ứng yêu cầu quản lý của doanh nghiệp là thật sự cần thiết. Có thể nói, tổ chức công

tác kế toán là sự vận dụng song hành giữa quy định của pháp luật và sự phù hợp cho
từng doanh nghiệp trong các ngành, các lĩnh vực có quy mô và đặc điểm kinh doanh
khác nhau. Đây là mục tiêu quan trọng, có tính chất quyết định đến việc đạt được mục
tiêu là đáp ứng yêu cầu cung cấp thông tin kế toán cho các đối tượng sử dụng.
2.1.2.3. Ứng dụng thành tựu khoa học công nghệ trong công tác kế toán
Tổ chức công tác kế toán mà kết quả là cung cấp thông tin kế toán kịp thời cho
các đối tượng sử dụng. Xu hướng hiện nay là các doanh nghiệp tinh giảm số lượng
nhân viên kế toán bằng việc ứng dụng tiến bộ khoa học công nghệ trong công tác kế
toán. Áp dụng hệ thống mạng nội bộ, sử dụng kê khai thuế qua mạng, sử dụng phần
mềm kế toán, tìm hiểu thông tin chuyên ngành qua mạng internet…góp phần thu thập,
xử lý và cung cấp thông tin nhanh chóng và hiệu quả. Vì vậy, một đơn vị kế toán tốt thì
không thể không tin học hóa trong công tác kế toán, đây là xu hướng phát triển tất yếu
trong nền kinh tế hiện nay và trong tương lai.
2.1.3. Yêu cầu về tổ chức công tác kế toán
2.1.3.1. Yêu cầu về tính pháp lý
Tổ chức công tác kế toán là một trong những nội dung thuộc về tổ chức quản lý
trong doanh nghiệp nhưng phải phù hợp với các quy định pháp lý về kế toán. Như vậy,
khi xây dựng doanh nghiệp phải căn cứ vào các quy định hiện hành của Nhà nước làm
nền tảng để hệ thống kế toán vận hành đúng luật định, cụ thể như sau:

Footer Page 25 of 258.


×