Tải bản đầy đủ (.pdf) (69 trang)

Vi phạm cơ bản nghĩa vụ hợp đồng theo quy định của công ước vienna 1980

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.27 MB, 69 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHỆ TP. HCM
KHOA LUẬT

KHOÁ LUẬN TỐT NGHIỆP

VI PHẠM CƠ BẢN NGHĨA VỤ HỢP ĐỒNG
THEO QUY ĐỊNH CỦA CÔNG ƯỚC VIENNA 1980

Ngành: LUẬT KINH TẾ

Tp. Hồ Chí Minh - 2018


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHỆ TP. HCM
KHOA LUẬT

KHOÁ LUẬN TỐT NGHIỆP

VI PHẠM CƠ BẢN NGHĨA VỤ HỢP ĐỒNG
THEO QUY ĐỊNH CỦA CÔNG ƯỚC VIENNA 1980

Ngành: LUẬT KINH TẾ

Giảng viên hướng dẫn: TH.S NGUYỄN CHÍ THẮNG
Sinh viên thực hiện: LÊ ANH THÁI
MSSV: 1511271725
Lớp: 15DLK15

Tp. Hồ Chí Minh - 2018




LỜI CẢM ƠN
Được sự phân công của quý thầy cô Khoa Luật, Trường Đại Học Công nghệ
TP.HCM, sau hơn hai tháng nghiên cứu, em đã hoàn thành Khóa luận tốt nghiệp với đề
tài “Vi phạm cơ bản nghĩa vụ hợp đồng theo quy định của Công ước Vienna 1980”.
Trong suốt thời gian từ khi bắt đầu học tập tại trường đến nay, em đã nhận được rất
nhiều sự quan tâm, giúp đỡ và giảng dạy nhiệt tình từ thầy cô khoa Luật.
Để hoàn thành bài khóa luận tốt nghiệp, ngoài sự nỗ lực học hỏi của bản thân còn
có sự hướng dẫn tận tình của thầy cô khoa Luật. Đặc biệt, em chân thành gửi lời cảm ơn
đến thầy – Thạc sĩ Nguyễn Chí Thắng, người đã dành thời gian chỉ dẫn, định hướng và
luôn theo sát giúp em hoàn thành khóa luận. Một lần nữa em trân trọng cảm ơn thầy.
Tuy nhiên vì kiến thức chuyên môn còn hạn chế, bản thân còn thiếu nhiều kinh
nghiệm thực tiễn và lần đầu viết khóa luận nên nội dung của khóa luận không tránh khỏi
những thiếu xót, em rất mong nhận được sự góp ý, chỉ bảo thêm của quý thầy cô để bài
khóa luận này được hoàn thiện hơn.
Một lần nữa em xin gửi đến quý thầy cô, bạn bè lời cảm ơn chân thành và tốt đẹp nhất!
Sinh viên

Lê Anh Thái


LỜI CAM ĐOAN
Tôi tên Lê Anh Thái

MSSV: 1511271275

Lớp: 15DLK15

Tôi xin cam đoan các số liệu, thông tin sử dụng trong bài Khóa luận tốt nghiệp này được

thu thập từ nguồn tài liệu khoa học chuyên ngành (có trích dẫn đầy đủ và theo đúng quy định);
Nội dung khóa luận KHÔNG SAO CHÉP từ các nguồn tài liệu khác.
Nếu sai sót tôi xin chịu hoàn toàn trách nhiệm theo qui định của nhà trường và pháp luật.
Sinh viên

Lê Anh Thái


DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT

STT

Từ viết tắt

Tiếng Anh

Tiếng Việt

Convention on Contracts Công ước Vienna của Liên Hợp
1

CISG

for the International Sale quốc về hợp đồng mua bán hàng
of Goods
hóa quốc tế năm 1980
The

2


UNIDROIT

International

Institute
for
the
Viện Thống nhất Tư pháp quốc tế
Unification of Private
Law

3

UNCITRAL

United
Nations
Ủy ban Liên Hợp Quốc về Luật
Commission
On
Thương mại quốc tế
International Trade Law

4

UCC

Uniform
Code


5

CIETAC

China
International
Ủy ban trọng tài thương mại và
Economic and Trade
kinh tế quốc tế Trung Quốc
Arbitration Commissio

6

PECL

Principles of European Những nguyên tắc Luật hợp đồng
Contract Law
châu Âu

7

PICC

Commercial

Principles
International
Commercial Contract

Bộ luật Thương mại thống nhất


of Những nguyên tắc hợp đồng
thương mại quốc tế của
UNIDROIT

8

HĐMBHHQT

Hợp đồng mua bán hàng hóa quốc
tế

9

BLDS

Bộ luật Dân sự

10

LTM

Luật Thương mại


MỤC LỤC
LỜI MỞ ĐẦU ................................................................................................................. 1
1. Lý do chọn đề tài .......................................................................................................... 1
2. Mục tiêu nghiên cứu..................................................................................................... 2
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ................................................................................ 2

4. Phương pháp nghiên cứu.............................................................................................. 2
5. Kết cấu của khóa luận .................................................................................................. 2
CHƯƠNG I: TỔNG QUAN VỀ VI PHẠM CƠ BẢN NGHĨA VỤ HỢP ĐỒNG
THEO CÔNG ƯỚC VIENNA 1980 ............................................................................. 3
1.1. Khái niệm và đặc điểm của vi phạm cơ bản theo Công ước Vienna 1980 ..... 3
1.1.1. Khái niệm vi phạm cơ bản theo Công ước Vienna 1980 ............................. 3
1.1.2. Đặc điểm vi phạm cơ bản ............................................................................ 6
1.2. Các yếu tố xác định vi phạm cơ bản trong hợp đồng mua bán hàng hóa ...... 8
1.2.1. Sự thỏa thuận giữa các bên về vi phạm cơ bản trong hợp đồng .................. 8
1.2.2. Mức độ nghiêm trọng của thiệt hại đối với bên bị vi phạm ...................... 10
1.2.3. Hàng hóa không phù hợp với hợp đồng có khả năng thương mại hay không
................................................................................................................................ 14
1.2.4. Khả năng tiên liệu được hậu quả do hành vi vi phạm gây ra .................... 16
1.2. Hệ quả pháp lý của vi phạm cơ bản theo Công ước Vienna 1980 ................ 17
CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG ÁP DỤNG QUY ĐỊNH VỀ VI PHẠM CƠ BẢN
THEO CÔNG ƯỚC VIENNA 1980 – LIÊN HỆ PHÁP LUẬT VIỆT NAM ......... 33
2.1. Thực trạng áp dụng vi phạm cơ bản theo Công ước Vienna 1980 ............... 33
2.2. Vi phạm cơ bản theo pháp luật Việt Nam ....................................................... 39
2.2.1. Quy định về vi phạm cơ bản trong Luật Thương mại 2005 ...................... 39
2.2.2. Quy định về vi phạm nghiêm trọng trong Bộ luật Dân sự 2015 ............... 48
2.3. Bình luận quy định về vi phạm cơ bản theo Công ước Vienna 1980 với pháp
luật Việt Nam ............................................................................................................ 50
KẾT LUẬN ................................................................................................................... 60
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO .................................................................... 61


PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Tháng 12/2015, Việt Nam trở thành thành viên thứ 84 của Công ước Vienna về
Hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế của Liên Hợp Quốc 1980. Công ước Vienna bắt

đầu có hiệu lực ràng buộc tại Việt Nam từ ngày 1/1/2017. Việc chính thức gia nhập
vào CISG đã đánh dấu một mốc mới trong quá trình tham gia vào các điều ước quốc
tế đa phương về thương mại, tăng cường mức độ hội nhập của Việt Nam, mang lại
cho Việt Nam và doanh nghiệp Việt Nam những lợi ích đáng kể. Ngoài ra, gia nhập
CISG sẽ giúp thống nhất pháp luật về mua bán hàng hóa quốc tế của Việt Nam với
nhiều quốc gia trên thế giới, tạo điều kiện hoàn thiện pháp luật về mua bán hàng hóa
quốc tế nói riêng và pháp luật về mua bán hàng hóa nói chung của Việt Nam. Trong
bối cảnh hội nhập quốc tế, Việt Nam tham gia vào nhiều hiệp định thương mại song
phương và đa phương nên các doanh nghiệp Việt Nam hợp tác, ký kết hợp đồng với
các doanh nghiệp nước ngoài ngày càng nhiều. Trong quá tình thực hiện hợp đồng,
việc xảy ra vi phạm giữa các bên là điều không thể tranh khỏi. Do đó, việc xác định
nguồn luật điều chỉnh hợp đồng để giải quyết tranh chấp là rất quan trọng. Trong đó,
Công ước Vienna có khả năng rất cao được áp dụng làm nguồn luật điều chỉnh. Công
ước Vienna được áp dụng trong các trường hợp sau: Khi các bên có có trụ sở thương
mại tại hai quốc gia là thành viên của Công ước; Khi theo các quy tắc tư pháp quốc
tế thì luật được áp dụng là luật của nước thành viên Công ước; Khi các bên lựa chọn
Công ước Vienna là luật áp dụng cho hợp đồng của mình; Các bên thỏa thuận chọn
luật quốc gia khác là nguồn luật điều chỉnh hợp đồng và quốc gia đó là thành viên
của Công ước.
Công ước hiện có gần 90 thành viên và Việt Nam là thành viên 84 của Công ước,
do đó việc CISG được áp dụng khi các cơ quan tài phán giải quyết tranh chấp hợp
đồng là rất lớn. Khi xảy ra vi phạm hợp đồng thì vi phạm cơ bản là một trong các vi
phạm mang lại hậu quả nặng nề nhất và đó là căn cứ để áp dụng chế tài nặng nhất là
hủy bỏ hợp đồng. Xác định vi phạm cơ bản là căn cứ quan trọng để các bên áp dụng
các chế tài, là khái niệm trung tâm trong việc giải quyết các tranh chấp phát sinh do
vi phạm hợp đồng. Thực tiễn tranh chấp trong các hợp đồng kinh doanh quốc tế cho
thấy không dễ dàng để xác định đâu là vi phạm cơ bản. Vì vậy, việc nghiên cứu vi
phạm cơ bản trong hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế theo CISG là vô cùng cấp
thiết. Từ đó, xác định các yếu tố cấu thành vi phạm cơ bản, rút ra kinh nghiệm cho
các bên khi soạn thảo hợp đồng và so sánh với vi phạm cơ bản theo pháp luật Việt

Nam, nhìn ra những bất cập chưa phù hợp với những quy định chung của pháp luật
quốc tế để đề xuất hướng hoàn thiện. Vì những lý do nêu trên, em đã chọn đề tài “Vi
phạm cơ bản nghĩa vụ hợp đồng theo quy định của Công ước Vienna 1980” làm đề
tài Khóa luận tốt nghiệp.
1


2. Mục tiêu nghiên cứu của đề tài
Đề tài tập trung nghiên cứu làm rõ về vấn đề vi phạm cơ bản hợp đồng mua bán
hàng hóa quốc tế theo quy định của CISG và so sánh với pháp luật Việt Nam. Trong
đó, làm rõ những vấn đề lý luận về vi phạm cơ bản hợp đồng mua bán hàng hóa quốc
tế, phân tích hệ quả pháp lý của vi phạm cơ bản. Đồng thời, đưa ra các vụ kiện thực
tế để nhận xét về thực trạng vận dụng các quy định về vi phạm cơ bản theo CISG. Đề
tài còn đối chiếu vi phạm cơ bản theo CISG với pháp luật Việt Nam, từ đó rút ra một
điểm bất cập để đề xuất định hướng hoàn thiện pháp luật nhằm tạo sự thống nhất giữa
pháp luật Việt Nam và Công ước Vienna và tạo cơ sở pháp lý thuận lợi và dễ áp dụng
cho các doanh nghiệp Việt Nam trong giao kết và thực hiện hợp đồng, cho các cơ
quan giải quyết tranh chấp của Việt Nam trong việc giải quyết tranh chấp về hợp đồng
mua bán hàng hóa quốc tế khi phải áp dụng quy định về vi phạm cơ bản.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Đối tượng của đề tài này là các quy định của CISG liên quan đến vi phạm cơ bản
và những án lệ, tranh chấp thực tiễn.
Phạm vi nghiên cứu của đề tài được giới hạn bằng việc phân tích, làm rõ hậu quả
pháp lý của vi phạm cơ bản trong hợp đồng mua bán hàng hóa theo các quy định của
CISG. Thực tiễn áp dụng quy định về vi phạm cơ bản từ các vụ án, án lệ tòa án, trọng
tài ở một số nước đã gia nhập CISG. Khóa luận còn nghiên cứu về quy định vi phạm
cơ bản trong pháp luật Việt Nam thông qua pháp luật Dân sự và luật Thương mại. Từ
đó, người viết so sánh quy định vi phạm cơ bản của CISG với pháp luật Việt Nam.
4. Phương pháp nghiên cứu
Đề tài được viết dựa trên các phương pháp:

- Phương pháp phân tích.
- Phương pháp tổng hợp.
- Phương pháp so sánh.
- Phương pháp tìm kiếm, tổng hợp tài liệu.
5. Kết cấu của khóa luận: gồm 2 chương
Chương 1: Tổng quan về vi phạm cơ bản nghĩa vụ hợp đồng theo Công ước
Vienna 1980
Chương 2: Áp dụng vi phạm cơ bản theo Công ước Vienna 1980 – Liên hệ Pháp
luật Việt Nam

2


CHƯƠNG I: TỔNG QUAN VỀ VI PHẠM CƠ BẢN NGHĨA VỤ HỢP ĐỒNG
THEO CÔNG ƯỚC VIENNA 1980
1.1. Khái niệm và đặc điểm của vi phạm cơ bản theo Công ước Vienna 1980
Khi HĐMBHHQT được giao kết hợp pháp thì nó có giá trị bắt buộc thi hành đối
với các bên tham gia xác lập và thực hiện hợp đồng. Sự ràng buộc pháp lý và lợi ích
kinh tế của các bên sẽ bị ảnh hưởng ở mức độ khác nhau khi quyền và nghĩa vụ do
các bên tạo ra không được tuân thủ bởi một trong các bên xác lập và thực hiện hợp
đồng. CISG còn quy định quyền và nghĩa vụ của người bán, người mua, đồng thời
chỉ rõ những chế tài khi một trong hai bên vi phạm hợp đồng.1 Một bên trong quan
hệ mua bán hàng hóa quốc tế có thể áp dụng chế tài yêu cầu giao hàng thay thế hoặc
bồi thường thiệt hại hoặc hủy bỏ hợp đồng nếu chứng minh được bên còn lại “vi
phạm cơ bản hợp đồng”. Xác định vi phạm cơ bản là căn cứ vô cùng quan trọng để
các bên trong hợp đồng cũng như các cơ quan giải quyết tranh chấp giải quyết vụ án,
áp dụng các chế tài thương mại. Doanh nghiệp khi giao kết hợp đồng cũng cần nắm
rõ quy định về các trường hợp vi phạm cơ bản để thỏa thuận điều khoản chế tài một
cách chặt chẽ và thống nhất. Nội dung sau đây làm rõ khái niệm và đặc điểm vi phạm
cơ bản HĐMBHHQT.

1.1.1. Khái niệm vi phạm cơ bản theo Công ước Vienna 1980
Có thể nói rằng, “vi phạm cơ bản hợp đồng” là khái niệm phức tạp và khiến nhiều
học giả quan tâm, bàn luận. Trước khi định nghĩa về khái niệm vi phạm cơ bản thì
cần phải hiểu thế nào là vi phạm hợp đồng. LTM Việt Nam 2005 định nghĩa vi phạm
hợp đồng là việc một bên không thực hiện, thực hiện không đầy đủ hoặc thực hiện
không đúng nghĩa vụ theo thỏa thuận giữa các bên hoặc theo quy định của LTM.2
Theo các chuyên gia, dấu hiệu của vi phạm hợp đồng là không thực hiện, thực
hiện không đúng hoặc thực hiện không đầy đủ các nghĩa vụ hợp đồng. Nhìn từ góc
độ pháp lý, quy định này có phần thừa và chưa chính xác bởi lẽ thực hiện không đầy
đủ với ý nghĩa là có thực hiện nghĩa vụ, tuy nhiên còn thiếu ở các khía cạnh cụ thể,
ví dụ giao thiếu hàng, giao hàng không đúng chất lượng chủng loại… như đã cam kết
chính là thực hiện không đúng nghĩa vụ theo thỏa thuận. Do đó, chỉ cần quy định rằng
vi phạm hợp đồng là việc một bên không thực hiện hoặc thực hiện không đúng nghĩa

1

PGS. TS. Nguyễn Minh Hằng - Trọng tài viên, Trung tâm Trọng tài Quốc tế Việt Nam (2018), Khác biệt giữa
CISG và Luật Thương mại, xem thêm tại />125323.html, truy cập ngày 9/10/2018.
2
Khoản 12 Điều 3 LTM 2005.

3


vụ giữa các bên là phù hợp về mặt pháp lý.3 Nhìn ra một số quy định của pháp luật
thế giới thì khái niệm về vi phạm hợp đồng lại không được định nghĩa trực tiếp trong
các đạo luật của các quốc gia này mà thay vào đó pháp luật của nhiều quốc gia quy
định các dạng vi phạm hợp đồng.
Điều 11 Luật mua bán hàng hóa năm 1979 của Anh quy định “Ở Scotland, người
bán không thực hiện bất kỳ phần quan trọng nào của hợp đồng mua bán là vi phạm

hợp đồng…”.4 Còn theo điểm b khoản điều 1-201 Bộ luật thương mại thống nhất Hoa
Kỳ năm 1952 không đưa ra khái niệm vi phạm nhưng quy định “lỗi là khiếm khuyết,
vi phạm hay hành động sai trái hoặc không làm đầy đủ”. Từ quy định này có thể hiểu
vi phạm là lỗi, là sự khiếm khuyết hay hành động sai trái hay không làm đầy đủ.5 Dù
được định nghĩa, giải thích theo các cách khác nhau nhưng nhìn chung cách hiểu về
vi phạm hợp đồng của pháp luật một số quốc gia là việc không thực hiện hoặc thực
hiện không đúng nghĩa vụ mà các bên đã thỏa thuận trong hợp đồng. CISG không
đưa ra định nghĩa về vi phạm hợp đồng nhưng qua nội dung những quy định cụ thể
tại Công ước này thì có thể hiểu vi phạm hợp đồng là việc không thực hiện đúng
nghĩa vụ hai bên đã thỏa thuận trong hợp đồng.
Vi phạm cơ bản được quy định tại Điều 25 của CISG, theo đó “Một sự vi phạm
hợp đồng do một bên gây ra là vi phạm cơ bản nếu sự vi phạm đó làm cho bên kia bị
thiệt hại mà người bị thiệt hại, trong một chừng mực đáng kể bị mất cái mà họ có
quyền chờ đợi trên cơ sở hợp đồng, trừ phi bên vi phạm không tiên liệu được hậu quả
và một người có lý trí bình thường cũng sẽ không tiên liệu được nếu họ cũng ở vào
hoàn cảnh tương tự”. CISG chỉ đưa ra một định nghĩa khá mơ hồ về vi phạm cơ bản
mà không có một điều luật nào trong Công ước hay một văn bản cụ thể giải thích rõ
nội dung về khái niệm này. Nhiều câu hỏi xoay quanh khái niệm này vẫn chưa có lời
giải đáp: thiệt hại do hành vi vi phạm hợp đồng gây ra đến mức nào thì được coi là vi
phạm cơ bản hợp đồng? Mục đích của các bên khi giao kết hợp đồng là gì? Chính vì
vậy, vi phạm cơ bản hợp đồng là khái niệm phức tạp và trừu tượng, gây khó khăn cho
các bên trong hợp đồng khi xảy ra tranh chấp và cả các cơ quan giải quyết.
Trong PICC và PECL, thuật ngữ vi phạm hợp đồng không xuất hiện mà thay vào
đó là không thực hiện hợp đồng. Theo PICC quy định: “Không thực hiện hợp đồng
3

Phan Thị Thanh Thủy (2014), “So sánh các quy định về trách nhiệm do vi phạm hợp đồng trong Luật Thương
mại Việt Nam 2005 và Công ước Vienna 1980”, Tạp chí Khoa học ĐHQGHN: Luật học, Tập 30, Số 3, tr.5060.
4
Báo cáo 350/UBTVQH11 của Ủy ban thường vụ Quốc hội ngày 18/5/2005 về việc giải trình, tiếp thu chỉnh

lý dự thảo Luật thương mại (sửa đổi) trình Quốc hội thông qua.
5
Trương Văn Dũng (2003), Luận án Tiến sĩ Luật học Trách nhiệm do vi phạm hợp đồng mua bán hàng hóa quốc
tế và vấn đề hoàn thiện pháp luật Việt Nam, Trưòng Đại học Luật Hà Nội.

4


là việc một bên không thực hiện một nghĩa vụ nào đó phát sinh từ hợp đồng, kể cả
việc thực hiện hợp đồng không đúng hay chậm trễ ”6; PECL quy định: “Không thực
hiện hợp đồng có nghĩa là việc không thực hiện nghĩa vụ theo hợp đồng, bao gồm
thực hiện chậm, thực hiện không đúng và không hợp tác để làm cho hợp đồng có hiệu
lực”.7
Vi phạm cơ bản hợp đồng là vi phạm hợp đồng nhưng không phải vi phạm hợp
đồng nào cũng là vi phạm cơ bản hợp đồng. Yếu tố tạo nên sự khác biệt giữa vi phạm
cơ bản hợp đồng với các loại vi phạm hợp đồng khác là tính cơ bản của hành vi vi
phạm. Theo Từ điển Black’s Law, tính chất cơ bản của hành vi vi phạm được thể hiện
ở chỗ vi phạm hợp đồng phải đủ nghiêm trọng để cho phép bên bị vi phạm xem vi
phạm này như là vi phạm toàn phần hơn là vi phạm từng phần, vì vậy bên bị vi phạm
không phải tiếp tục thực hiện hợp đồng và có quyền khởi kiện yêu cầu bồi thường
thiệt hại.8 Vi phạm hợp đồng có tính chất cơ bản nếu đó là vi phạm điều khoản cơ
bản của hợp đồng hay vi phạm nghĩa vụ chính/cốt lõi của hợp đồng. Nội dung của
hợp đồng được cấu thành bởi các điều khoản cơ bản, điều khoản tùy nghi và điều
khoản thông thường.9
Tuy nhiên, điều khoản cơ bản của hợp đồng là gì thì hiện nay còn tồn tại nhiều
cách hiểu khác nhau. Về mặt thuật ngữ, điều khoản cơ bản của hợp đồng có thể hiểu
là điều khoản mà nếu một bên vi phạm điều khoản đó thì bên kia có quyền chấm dứt
hoặc hủy bỏ hợp đồng. Hay, điều khoản cơ bản là điều khoản trong hợp đồng và có
tầm quan trọng như hợp đồng, nếu bỏ qua nó sẽ làm cho hợp đồng vô hiệu.10 Trong
pháp luật thực định của một số quốc gia cũng quy định về điều khoản cơ bản hợp

đồng. Chẳng hạn, khoản 3 Điều 11 Luật mua bán hàng hóa năm 1979 của Anh quy
định rằng “Trong từng trường hợp, tùy theo cấu trúc hợp đồng, một điều khoản có
thể là điều khoản cơ bản của hợp đồng nếu việc vi phạm điều khoản đó sẽ dẫn tới
quyền từ bỏ hợp đồng, hoặc có thể là điều khoản thứ yếu nếu việc vi phạm điều khoản
đó sẽ dẫn đến quyền yêu cầu bồi thường thiệt hại nhưng không có quyền từ bỏ hàng
hóa và từ bỏ hợp đồng. Một điều khoản có thể là cơ bản mặc dù nó được gọi là điều
khoản thứ yếu trong hợp đồng”. Điều khó hiểu của quy định này nằm ở việc điều
khoản nào trong hợp đồng là điều khoản cơ bản bởi một điều khoản có thể là cơ bản,

Điều 7.1.1 Những nguyên tắc hợp đồng thương mại quốc tế của UNIDROT.
Điều 1.301 Những nguyên tắc Luật hợp đồng châu Âu.
8
Bryan, A.Garner, Black’s Law Dictionary, 9th ed., West, 2009.
9
Trường Đại học Luật Hà Nội, Giáo trình Luật Dân sự Việt Nam, Tập 2, Nxb Công an Nhân dân, Hà Nội, 2005.
10
Từ điển Kinh doanh và quản lý, Nxb Oxford University, xem thêm tại
truy cập ngày 11/10/2018.
6
7

5


có thể là thứ yếu. Như vậy, có thể hiểu nếu bên vi phạm một điều khoản mà làm cho
bên bị vi phạm từ bỏ hợp đồng thì đó là điều khoản cơ bản.
Trong pháp luật Mỹ, cơ sở xác định tính chất cơ bản của hành vi vi phạm hợp
đồng được quy định tại Điều 241 Văn bản pháp điển hợp đồng (bản thứ hai) năm
1981, theo đó không thực hiện hợp đồng bị coi là vi phạm cơ bản hợp đồng căn cứ
vào các tình tiết sau: Quy mô lợi ích mong đợi hợp lý trên cơ sở hợp đồng mà bên bị

vi phạm bị lấy đi; Mức bồi thường mà bên bị vi phạm có thể yêu cầu để bù đắp phần
lợi ích đã bị mất đi; Mức độ mà bên không thực hiện hợp đồng hoặc không sẵn sàng
thực hiện hợp đồng sẽ phải gánh chịu mất mát; Khả năng bên không thực hiện hợp
đồng khắc phục được vi phạm hợp đồng, có tính đến tất cả các trường hợp bao gồm
bất kỳ sự bảo đảm hợp lý nào; Mức độ phù hợp của hành vi của bên không thực hiện
hợp đồng với các tiêu chuẩn thiện chí và kinh doanh công bằng.11
Pháp luật thực định của các quốc gia cũng như văn bản pháp lý quốc tế đều xác
định vi phạm cơ bản tính dựa trên tính nghiêm trọng, mức độ ảnh hưởng đáng kể của
hậu quả do hành vi vi phạm của một bên gây ra đối với bên còn lại trong hợp đồng.
Mức độ ảnh hưởng đáng kể của hậu quả hành vi vi phạm hợp đồng đa số đều được
đo bằng mức độ tổn hại của lợi ích cốt yếu mà bên bị vi phạm mong muốn đạt được
khi giao kết hợp đồng.
1.1.2. Đặc điểm vi phạm cơ bản
Để có cơ sở xác định vi phạm cơ bản, cần phải nắm rõ đặc điểm về vi phạm cơ
bản. Một vi phạm được xem là vi phạm cơ bản thì vi phạm đó phải xâm phạm đến
tính cơ bản của hợp đồng, làm cho hợp đồng không mang lại đúng giá trị như mục
đích ban đầu mà hai bên kỳ vọng. Cơ bản là những gì cốt lỗi, chủ yếu nhất, làm cơ
sở cho cho những phần khác trong hợp đồng và trong hợp đồng mua bán hàng hóa
thì đó chính là lợi ích chính mà các bên có quyền mong muốn đạt được khi thực hiện
hợp đồng. Do đó, đặc điểm đầu tiên của vi phạm cơ bản đó là sự ảnh hưởng nghiêm
trọng đến lợi ích mong muốn từ hợp đồng của bên bị vi phạm.
Khi hợp đồng được xác lập hợp pháp và có hiệu lực pháp lý thì trong hoàn cảnh
thông thường bất kỳ bên nào tham gia xác lập, giao kết hợp đồng cũng đều kỳ vọng
các bên còn lại phải tôn trọng, thực hiện đúng hợp đồng và đạt được kết quả tốt nhất.

11

Võ Sỹ Mạnh (2015), Luận án Tiến sĩ Luật học Vi phạm cơ bản hợp đồng theo Công ước Vienna năm 1980
về hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế và định hướng hoàn thiện các quy định có liên quan của Pháp luật
Việt Nam, Trường Đại học Luật Thành phố Hồ Chí Minh.


6


Như một học giả đã từng nhận xét: “Chức năng của pháp luật hợp đồng, suy cho
cùng là tạo ra sự tự do cho các bên định đoạt và các cơ chế hỗ trợ để sự tự định đoạt
đó được tuân thủ, góp phần biến các thỏa ước giữa các cá nhân hoặc tổ chức trở
thành có hiệu lực như là luật”12. Đối với HĐMBHHQT, khi giao kết hợp đồng mục
đích của người bán là mong muốn nhận được khoản tiền từ hàng hóa, mục đích của
người mua là mong muốn nhận được hàng hóa như đúng cam kết trong hợp đồng.
Trong quá trình thực hiện hợp đồng, cả hai bên có thể có những vi phạm hợp đồng
làm ảnh hưởng tới lợi ích của các bên. Những ảnh hưởng đó có thể là người bán
không nhận đủ số tiền thanh toán, người mua nhận hàng hóa không đảm bảo chất
lượng hoặc hàng hóa được giao không đúng thời gian. Tuy nhiên, để xác định là vi
phạm cơ bản hợp đồng thì mức độ ảnh hưởng tới bên bị vi phạm phải đến mức độ lấy
đi đáng kể hoặc tước đoạt nghiêm trọng lợi ích mà các bên mong muốn đạt được khi
thực hiện hợp đồng.
Đặc điểm thứ hai của vi phạm cơ bản là hệ quả pháp lý của nó, tức là vi phạm cơ
bản hợp đồng là căn cứ để cho bên bị vi phạm lựa chọn các chế tài áp dụng với bên
vi phạm: chấm dứt hợp đồng; bồi thường thiệt hại; yêu cầu giao hàng thay thế hay
tiếp tục duy trì hợp đồng. Khi hợp đồng có hiệu lực, các bên không được từ chối thực
hiện nghĩa vụ hoặc cố tình thực hiện không đúng các điều khoản trong hợp đồng và
không có quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng, nếu điều đó không được quy định
trong luật hoặc không được các bên thỏa thuận trong hợp đồng. Bởi lẽ, một khi hợp
đồng đã được xác lập và có hiệu lực pháp luật thì không chỉ làm phát sinh quyền,
nghĩa vụ của các bên, buộc các bên phải tôn trọng và thực hiện mà còn ngăn cản và
không cho phép các bên được từ chối thực hiện nghĩa vụ hay chấm dứt hợp đồng. Vi
phạm cơ bản hợp đồng được xem như căn cứ hợp pháp để các bên được đơn phương
chấm dứt thực hiện hợp đồng khi lợi ích mong muốn từ hợp đồng không đạt được
hoặc có nguy cơ không đạt được một cách đáng kể. Do đó, để đảm bảo các bên thực

hiện đúng hợp đồng, cần quy định chế tài cụ thể đối với vi phạm cơ bản hợp đồng
nhằm ràng buộc bên vi phạm hợp đồng gánh chịu trách nhiệm tương xứng và bảo vệ
thỏa đáng quyền và lợi ích hợp pháp của bên bị vi phạm.

12

Phạm Duy Nghĩa (2003), Điều chỉnh thông tin bất cân xứng và quản lý rủi ro trong pháp luật hợp đồng Việt
Nam, trong quyển "Một số vấn đề lý luận và thực tiễn về pháp luật hợp đồng ở Việt Nam hiện nay", Nguyễn
Như Phát và Lê Thị Thu Thủy (Cb), Nxb. CAND, Hà Nội.

7


1.2. Các yếu tố xác định vi phạm cơ bản trong hợp đồng mua bán hàng hóa
Điều quan trọng để bước đầu xác định vi phạm cơ bản là một bên trong hợp đồng
bằng ý thức chủ quan của mình và không bị tác động bởi các yếu tố khách quan khác
làm ảnh hưởng đáng kể hoặc tước bỏ lợi ích mà bên còn lại được kỳ vọng khi thực
hiện hợp đồng.
CISG không liệt kê cụ thể các yếu tố cấu thành vi phạm cơ bản HĐMBHHQT, từ
quy định tại Điều 25 và thực tiễn giải quyết tranh chấp về hợp đồng có áp dụng CISG,
Tòa án và Trọng tài một số nước thường áp dụng bốn căn cứ để xác định hành vi vi
phạm hợp đồng cấu thành vi phạm cơ bản theo quy định tại Điều 25 CISG. Đó là thỏa
thuận của các bên trong hợp đồng về vi phạm cơ bản; mức độ nghiêm trọng của thiệt
hại đối với bên bị vi phạm, tức là hành vi vi phạm phải tước đoạt đi đáng kể lợi ích
mà bên bị vi phạm kỳ vọng khi thực hiện hợp đồng; khả năng bán được của hàng hóa
không phù hợp hợp đồng và khả năng tiên liệu được hậu quả do hành vi vi phạm gây
ra.
1.2.1. Sự thỏa thuận giữa các bên về vi phạm cơ bản trong hợp đồng
Nếu các bên giao kết hợp đồng thỏa thuận rằng trong trường hợp người bán giao
hàng không phù hợp với hợp đồng mà sự tuân thủ nghiêm ngặt hợp đồng là yếu tố

cần thiết thì bất kỳ sự vi phạm nghĩa vụ hợp đồng nào cũng đều bị xem là vi phạm cơ
bản hợp đồng. Ví dụ, nếu người mua tuyên bố rằng hàng hóa không phù hợp sẽ khiến
cho người mua không đạt được một mục đích cụ thể hoặc nếu người mua thông báo
cho người bán biết rõ mục đích mua hàng của người mua nhầm nhắc người bán phải
giao hàng như hợp đồng quy định thì bất kỳ hành vi vi phạm nào ảnh hưởng tới mục
đích cụ thể đó đều cấu thành một vi phạm cơ bản hợp đồng. Căn cứ vào những thỏa
thuận rõ ràng trong hợp đồng, lúc này, người bán không thể lập luận rằng anh ta
không nhìn thấy trước được (không tiên liệu được) những thiệt hại có thể xảy đến cho
người mua nếu anh ta không giao hàng theo những quy định đó. Như vậy, tòa án sẽ
dễ dàng xác định được một sự vi phạm cơ bản hợp đồng nếu hàng hóa được giao
không đúng những gì đã thỏa thuận trong hợp đồng. Trong trường hợp này, tòa án dễ
dàng kết luận người bán đã có sự vi phạm cơ bản hợp đồng.13
Người mua muốn áp dụng căn cứ này để áp dụng các chế tài về vi phạm cơ bản
thì phải có nghĩa vụ chứng minh rằng có điều khoản trong hợp đồng quy định rằng

Thạc sĩ Võ Sỹ Mạnh (2011), Bàn về khái niệm vi phạm cơ bản hợp đồng theo Công ước Vienna 1980, Xem
thêm
tại
/>ph%E1%BA%A1mc%C6%A1-b%E1%BA%A3n-h%E1%BB%A3p-d%E1%BB%93ng-theocong-%C6%B0%E1%BB%9Bc-vien-1980/, truy cập ngày 05/11/2018.
13

8


không thực hiện một nghĩa vụ liên quan đến giao hàng sẽ được coi là vi phạm cơ bản
hợp đồng. Nếu không, người mua không thể tuyên bố hành vi vi phạm đó của người
bán là vi phạm cơ bản và làm cơ sở để tuyên bố hủy hợp đồng theo Điều 49 của CISG.
Vụ án kinh điển sau đây sẽ chứng minh rõ căn cứ trên: 14
Tên vụ kiện: Garden flowers
Nguyên đơn


Người bán Đan Mạch

Bị đơn

Người mua Úc

Hàng hóa

Cúc châu Phi

Cơ quan giải
quyết tranh chấp

Tòa án Austria

Diễn biến tranh Mùa xuân 1991, bị đơn đến Đan Mạch để ký hợp đồng với
nguyên đơn về việc đặt mua cây cúc châu Phi. Cùng với Andreas
chấp
Schwabe – nhân viên của nguyên đơn, bị đơn đã đến vườn hoa
của Anders Jonsson – người bán loại cây Osteospermum
ecklonis – một loại cúc Châu phi. Bị đơn đã kiểm tra những cây
này, Schwabe đã giải thích cho bị đơn rằng đây là cây trồng trong
vườn và cần chỗ có ánh nắng. Schwabe không hướng dẫn gì
thêm cho nguyên đơn về việc bảo quản và chăm sóc cây, cũng
như không có bất cứ bảo đảm nào rằng hoa sẽ nở suốt mùa hè.
Bị đơn đã bán lại số cúc Châu phi nói trên cho một khách hàng
và cam kết với khách hàng này rằng cúc sẽ nở suốt mùa hè. Tuy
nhiên, khách hàng này đã khiếu nại bị đơn vì cúc không nở suốt
mùa hè. Vì thế, bị đơn đã khiếu nại lại nguyên đơn với lý do là

chất lượng hàng hóa giao tức là cúc Châu phi không phù hợp với
quy định về chất lượng trong hợp đồng vì hoa không nở suốt
mùa hè. Theo bị đơn, đây là sự vi phạm cơ bản hợp đồng và đã
từ chối thanh toán cho người bán. Nguyên đơn không đồng ý và
khởi kiện bị đơn ra tòa án.
Vấn đề pháp lý

Bị đơn có được quyền không thanh toán vì cho rằng nguyên đơn
đã vi phạm cơ bản theo Điều 25 CISG?

14

Xem tình tiết và phán quyết vụ kiện tại truy
cập ngày 05/11/2018.

9


Phán quyết của Tòa án đã bác bỏ lập luận này với lý do là người mua đã không
chứng minh được rằng người bán có đưa ra một sự bảo đảm rằng
Tòa án
hoa sẽ nở suốt mùa hè.

Qua vụ tranh chấp thấy rằng, khi các bên giao kết hợp đồng đã có thỏa thuận rõ
ràng trong hợp đồng về các điều khoản vi phạm cơ bản thì tòa án chỉ căn cứ vào thỏa
thuận đó của các bên để quyết định hành vi vi phạm của một bên có phải là vi phạm
cơ bản hợp đồng hay không. Tuy nhiên, nếu các bên không có thỏa thuận về vi phạm
cơ bản hợp đồng thì tòa án sẽ cố gắng suy luận dựa trên ngôn ngữ hợp đồng, tập quán,
thói quen và giao dịch giữa các bên. Điều này thường là rất phức tạp vì luật pháp chưa
đưa ra những quy định cụ thể về cái gọi là vi phạm cơ bản hợp đồng.

1.2.2. Mức độ nghiêm trọng của thiệt hại đối với bên bị vi phạm
Yếu tố then chốt để xác định vi phạm cơ bản đó là hành vi vi phạm hợp đồng phải
là nguyên nhân dẫn đến thiệt hại nghiêm trọng (đáng kể) cho bên bị vi phạm. Vậy thế
nào là thiệt hại nghiêm trọng? CISG cho rằng thiệt hại nghiêm trọng là những thiệt
hại mà làm cho bên bị vi phạm bị mất cái mà họ có quyền kỳ vọng hoặc chờ đợi trên
cơ sở hợp đồng. Tính nghiêm trọng của hậu quả do hành vi vi phạm gây nên được
xem như sự thiệt hại đáng kể mà bên bị vi phạm phải gánh chịu do hành vi vi phạm
của bên vi phạm, là yếu tố đóng vai trò quan trọng trong việc xác định vi phạm cơ
bản hợp đồng. CISG không giải thích rõ sự kỳ vọng mà một bên chờ đợi là gì. Kỳ
vọng từ hợp đồng là nội dung chủ yếu để xác định liệu một vi phạm hợp đồng gây
tổn hại đáng kể có bị coi là vi phạm cơ bản hợp đồng hay không. Vi phạm hợp đồng
tới mức nào thì bị coi là vi phạm cơ bản phụ thuộc vào các yếu tố liên quan để đạt
được những gì bên bị vi phạm kỳ vọng từ hợp đồng.15 Câu hỏi đặt ra là cơ sở nào để
xác định những gì bên bị vi phạm có quyền kỳ vọng từ hợp đồng? Đây là vấn đề pháp
lý phức tạp bởi lẽ việc xác định kỳ vọng của bên bị vi phạm từ hợp đồng không chỉ
dựa vào giải thích nội dung hợp đồng mà còn dựa vào thực tiễn, tập quán hoặc những
quy định bổ sung của Công ước.16 Vì vậy, việc xác định mức độ thiệt hại là đáng kể
hay không đáng kể sẽ do cơ quan có thẩm quyền giải quyết tranh chấp quyết định căn
cứ vào từng trường hợp, từng vụ tranh chấp cụ thể. Ví dụ, phải căn cứ vào giá trị kinh
Eric C.Schneider (1989), The Seller‟s Right to Cure under the Uniform Commercial Code and CISG, 7
Ariz.J.Int’l & Comp.L.69.
16
Bộ Công thương (2007), Một số điều ước đa phương thường được sử dụng trong thương mại quốc tế: Công
ước Vienna năm 1980 của Liên Hợp quốc về hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế, NXB Đại học Sư Phạm, Hà
Nội.
15

10



tế của hợp đồng, tỷ lệ hàng hóa bị tổn thất trên tổng giá trị của hàng hóa được giao,
sự tổn hại về mặt tiền bạc do hành vi vi phạm hợp đồng hoặc mức độ mà hành vi vi
phạm hợp đồng gây cản trở đến các hoạt động khác của bên bị vi phạm.
Trong thực tiễn giải quyết tranh chấp về vấn đề này, tòa án đã sử dụng một số tiêu
chí để xác định tính nghiêm trọng của hậu quả do hành vi vi phạm gây nên, tức là xác
định mức độ đáng kể của thiệt hại mà bên bị vi phạm phải gánh chịu. Tiêu chí đầu
tiên mà Tòa án áp dụng để xác định vi phạm cơ bản là căn cứ vào tỷ lệ hàng hóa bị
tổn thất trên tổng giá trị của hàng hóa được giao. Ví dụ vụ kiện sau:17
Tên vụ kiện: Delchi v. Rotorex
Nguyên đơn

Người mua Italy

Bị đơn

Người bán Hoa Kỳ

Hàng hóa

Máy nén khí

Cơ quan giải
Tòa án liên bang Hoa Kỳ
quyết tranh chấp
Diễn biến tranh Tháng 1/1988, bị đơn bán 10.800 máy nén khí cho nguyên đơn
để sử dụng cho máy điều hòa trong phòng. Trước khi ký kết hợp
chấp
đồng, bị đơn gửi cho nguyên đơn mẫu máy nén kèm theo chi tiết
kỹ thuật về hiệu suất sử dụng. Tuy nhiên, trong khi lô hàng thứ
hai đang trên đường vận chuyển cho nguyên đơn, nguyên đơn

phát hiện rằng một số lượng lớn máy nén của lô hàng thứ nhất
có chất lượng không phù hợp với mẫu và tiêu chí kỹ thuật kèm
theo. Cụ thể, bị đơn phát hiện có đến 93% số máy nén điều hòa
được giao có khả năng làm lạnh yếu và tiêu thụ nhiều điện năng
hơn so với hàng mẫu cùng chi tiết kỹ thuật kèm theo hàng mẫu
Vấn đề pháp lý

Bị đơn có vi phạm cơ bản theo Điều 25 CISG?

Phán quyết của Tòa phúc thẩm Liên bang cho rằng bị đơn đã có sự vi phạm cơ
Tòa án
bản hợp đồng vì khả năng làm lạnh và tiêu thị điện năng của điều
hòa là yếu tố quan trọng xác định giá trị về chất lượng sản phẩm,
tỷ lệ 93% hàng hóa có chất lượng không phù hợp quy định hợp

17

Xem tình tiết và phán quyết vụ kiện tại />truy cập ngày 05/11/2018.

11


đồng trong mối tương quan với tổng giá trị hợp đồng là tổn hại
rất đáng kể và vi phạm hợp đồng như vậy được coi là vi phạm
cơ bản theo Điều 25 CISG
Tỷ lệ phần trăm hàng tổn thất dẫn đến thỏa mãn vi phạm cơ bản hợp đồng là
không giống nhau tùy vào từng vụ tranh chấp cụ thể. Trong vụ Frozen bacon giữa
người bán Italy và người mua Đức. Theo đó, người bán đã ký hợp đồng với người
mua giao 200 tấn thịt lợn muối xông khói, hàng được giao thành 10 lần. Người bán
đã giao 4 lần với tổng số 83,4 tấn thịt. Tuy nhiên, người mua đã từ chối nhận số hàng

còn lại với lý do người bán đã vi phạm cơ bản hợp đồng vì người bán, trong 22,4 tấn
thịt lợn muối xông khói đã giao trong lô hàng thứ tư có 420 kg thịt bị bẩn. Tòa án
phúc thẩm Hamm (Đức) cho rằng tỷ lệ phần trăm của hàng bị bẩn là quá nhỏ nên
không thể coi đó là vi phạm cơ bản hợp đồng và bác bỏ lập luận của người mua.18
Qua các vụ tranh chấp trên, có thể thấy rằng việc áp dụng tỷ lệ hàng hóa bị tổn
thất trên tổng giá trị của hàng hóa được để xác định vi phạm cơ bản thì việc áp dụng
nó hoàn toàn linh hoạt, không có sự cố định, dập khuôn máy móc, tùy thuộc vào từng
tình huống cụ thể. Tỷ lệ hàng hóa tổn thất càng cao thì khả năng là vi phạm cơ bản
càng lớn. Điều này giúp cho việc giải quyết các tranh chấp phát sinh từ HĐMBHHQT
đạt được hiệu quả.
Tiêu chí thứ hai mà các cơ quan giải quyết tranh chấp áp dụng là căn cứ vào chi
phí sửa chữa dự tính trên tổng giá trị hàng hóa được giao. Tranh chấp Scaffold fittings
giữa người bán Trung Quốc và người mua Úc về cột chống dàn giáo. Người bán ký
hợp đồng bán 80.000 cột chống dàn giáo cho người mua theo mẫu. Tuy nhiên, số cột
chống dàn giáo này hoàn toàn không phù hợp với mẫu. Tòa án nhận thấy rằng chi phí
dự tính để phân loại cột chống kém chất lượng trong số cột chống dàn giáo tốt chiếm
hơn 1/3 giá mua, vì thế tòa tuyên hành vi vi phạm của người bán là vi phạm cơ bản
với lý do phần quan trọng của 80.000 cột chống dàn giáo không phù hợp với mẫu.19
Hành vi không thực hiện nghĩa vụ thanh toán tiền hàng của người mua thường
cũng được Tòa án xem là căn cứ cấu thành vi phạm cơ bản. Vụ tranh chấp Hat giữa
người bán Trung Quốc và người mua Hoa Kỳ là một ví dụ. Người bán và người mua
đã thực hiện 14 hợp đồng mua bán mũ, trong đó những hợp đồng đầu, người mua đã

18

Xem tình tiết và phán quyết vụ kiện tại truy cập ngày
06/11/2018.
19
Xem tình tiết và phán quyết vụ kiện tại truy cập ngày
06/11/2018.


12


thanh toán đầy đủ nhưng các hợp đồng về sau, người mua đã không thanh toán mặc
dù người bán đã yêu cầu nhiều lần. Hai bên thực hiện thêm một hợp đồng nhưng lần
này người mua cũng không thanh toán dẫn đến thực tế là người bán tuyên bố hủy hợp
đồng. Người bán kiện người mua ra CIETAC yêu cầu người mua trả những khoản nợ
quá hạn và các chi phí có liên quan. Hội đồng trọng tài thuộc CIETAC cho rằng người
bán đã giao hàng và thực hiện các nghĩa vụ của hợp đồng, người mua đã nhận hàng
nhưng không thanh toán tiền hàng. Hội đồng trọng tài phán quyết rằng, căn cứ Điều
25 CISG, việc người mua không thanh toán tiền hàng đã cấu thành một vi phạm cơ
bản hợp đồng vì đã tước đi của người bán những gì người bán kỳ vọng từ hợp đồng
– khoản thanh toán tiền hàng.20
Việc người mua không nhận hàng cũng được xem như thỏa mãn yếu tố tước đi
những gì bên bị vi phạm kỳ vọng từ hợp đồng, từ đó cấu thành vi phạm cơ bản hợp
đồng. Vụ tranh chấp Mung bean giữa người bán Trung Quốc và người mua Thụy Sỹ
là một minh chứng. Trong vụ tranh chấp này, người bán và người mua ký hợp đồng
mua bán đậu xanh theo điều kiện giao hàng FOB. Người bán đã tập kết hàng ở cảng
bốc hàng và thông báo với người mua rằng hàng hóa đã sẵn sàng để giao theo điều
kiện quy định tại hợp đồng. Tuy nhiên, người mua đã không đưa tàu đến nhận hàng
mặc dù hạn cuối thời gian giao hàng đã hết và ngay cả khi người bán đã gia hạn. Sau
đó, người mua đã gửi thông báo về việc họ sẽ không đưa tàu đến nhận hàng. Do đó,
người bán đã phải bán lại hàng hóa cho khách hàng khác và kiện người mua ra
CIETAC yêu cầu hủy hợp đồng. Hội đồng trọng tài ra phán quyết rằng, vì hợp đồng
giao hàng theo điều kiện FOB, người mua có trách nhiệm trong việc thuê tàu và điều
tàu đến đúng thời gian, địa điểm quy định để nhận hàng. Việc tàu của người mua
không đến chứng tỏ người mua không thực hiện nghĩa vụ của mình theo Điều 60
CISG khiến người bán không thể giao hàng ngay cả sau khi người bán đã gia hạn
thêm cho người mua. Vì vậy, việc người mua không điều tàu đến cảng quy định để

nhận hàng khiến người bán không thể thực hiện được nghĩa vụ của mình theo hợp
đồng đã cấu thành vi phạm cơ bản hợp đồng chiếu theo tinh thần của Điều 25 CISG.21
Ngoài ra, các cơ quan giải quyết tranh chấp còn xem lợi nhuận bị mất đi, tổn hại về
uy tín, quyền và lợi ích pháp lý là yếu tổ để xác định vi phạm cơ bản hợp đồng.

Xem tình tiết và phán quyết vụ kiện tại truy cập ngày
06/11/2018.
20

21

Xem tình tiết và phán quyết vụ kiện tại truy cập ngày

06/11/2018.

13


1.2.3. Hàng hóa không phù hợp với hợp đồng có khả năng thương mại
hay không
Trong kinh doanh quốc tế, xét đến cùng, mục đích mà người bán và người mua
hướng tới là lợi nhuận. Như vậy, xét trên khía cạnh người bán, hàng hóa không có
khả năng bán được có nghĩa là mục đích của người bán khi giao kết hợp đồng là
không thể đạt được, hay nói cách khác sự không phù hợp của hàng hóa có thể dẫn
đến hàng hóa không có khả năng bán được, hậu quả, cấu thành vi phạm cơ bản. Vì
vậy, có thể nói, tiêu chí đáng chú ý nhất mà các tòa án một số nước thường hay áp
dụng là dựa vào khả năng bán được của hàng hóa giao không phù hợp với hợp đồng
để xác định xem sự không phù hợp của hàng hóa có cấu thành vi phạm cơ bản hay
không.22
Tiêu chí về khả năng bán được của hàng hóa giao không phù hợp với hợp đồng

cũng được nhiều tòa án sử dụng để xác định vi phạm cơ bản hợp đồng. Trong vụ tranh
chấp giữa Sacovini/M Marrazza v. Les fils de Henri Rame , người bán Ý đã ký hợp
đồng để bán rượu cho người mua Pháp vào năm 1988. Tuy nhiên, lô rượu mà người
bán đã bán không bán được trên thị trường Pháp. Tòa án tối cao Pháp cho rằng, vi
phạm của công ty Ý là vi phạm cơ bản vì rượu do công ty này cung cấp không có khả
năng bán được trên thị trường Pháp. Hơn nữa, việc người bán cho thêm đường vào
rượu đã vi phạm quy định về rượu của Pháp và ảnh hưởng tới chất lượng của rượu.
Hậu quả là rượu không thể tiêu thụ tại Pháp và hành vi của người bán trong việc giao
hàng như vậy đã dẫn đến việc người mua Pháp không thể khắc phục được khả năng
bán lại lô rượu nói trên tại thị trường Pháp.23
Cũng cần nói thêm rằng, trong các vụ tranh chấp, Tòa án dường như chỉ chú trọng
đến khả năng bán được của hàng hóa mà quên đi thiệt hại đáng kể mà người mua phải
gánh chịu do hành vi vi phạm hợp đồng của người bán. Rõ ràng, trong một số trường
hợp, hàng hóa bị tổn thất vẫn có thể bán lại được với mức giá thấp hơn. Điều này sẽ
ảnh hưởng đến lợi nhuận của người mua và có thể dẫn đến thiệt hại đáng kể cho người
mua.
Vụ tranh chấp Frozen vegetable giữa người bán Tây Ban Nha và người mua Đức
về hợp đồng mua bán rau đông lạnh. Theo đó, người bán đã giao hàng cho người
Thạc sĩ Võ Sỹ Mạnh (2011), Bàn về khái niệm vi phạm cơ bản hợp đồng theo Công ước Vienna 1980, Xem
thêm
tại
truy cập ngày 05/11/2018.
23
Xem tình tiết và phán quyết vụ kiện tại truy cập ngày
22

06/11/2018.

14



mua, trong số hàng được giao có 36% hàng hóa bị nát và không thể bán được cho
khách hàng. Tòa án quận Munchen (Đức) đã cho rằng vi phạm đó của người bán là
vi phạm cơ bản hợp đồng và người mua không cần thiết phải cố gắng bán lại hàng
hóa với giá thấp hơn. Do đó, việc hủy hợp đồng của người mua là phù hợp quy định
tại khoản 1 Điều 49 CISG.24 Đây là một trong những vụ án điển hình cho hành vi
giao hàng có chất lượng không phù hợp quy định hợp đồng dẫn đến mục đích bán lại
hàng hóa của người mua không thể đạt được.
Về nguyên tắc, khi chất lượng hàng giao không phù hợp với hợp đồng làm cho
mục đích mua hàng để bán lại của người mua không đạt được thì vi phạm đó bị coi
là vi phạm cơ bản hợp đồng nhưng nếu người mua không chứng minh được mục đích
sử dụng hàng hóa là để bán lại thì không thể coi việc người bán giao hàng có chất
lượng không phù hợp hợp đồng quy định là vi phạm cơ bản hợp đồng. Trong vụ tranh
chấp Cobalt sulphate giữa người bán Hà Lan và người mua Đức về hợp đồng mua
bán Cobalt sulphate. Hai bên đã thỏa thuận Cobalt sulphate phải có xuất xứ từ Anh
và bên bán phải cung cấp giấy chứng nhận xuất xứ và chứng nhận chất lượng. Sau
khi nhận được chứng từ, người mua phát hiện ra rằng Cobalt sulfate thật ra có nguồn
gốc từ Nam Phi, giấy chứng nhận xuất xứ là sai và chất lượng sản phẩm không như
chất lượng được quy định trong hợp đồng. Người mua đã tuyên bố hủy hợp đồng.
Phán quyết của Tòa tối cao Đức cho rằng đây không phải là hành vi vi phạm cơ bản
hợp đồng nên không có cơ sở cho việc hủy hợp đồng vì người mua không thể chỉ ra
rằng không thể bán Cobalt sulphate có nguồn gốc từ Nam Phi ở Đức hoặc ở nước
ngoài. Do đó, người mua không thể chứng minh rằng việc này đã tước đi những gì
mình đã kỳ vọng từ hợp đồng.25
Trong một số trường hợp, mặc dù hàng hóa bị tổn thất, thậm chí tổn thất nghiêm
trọng nhưng vẫn có thể sử dụng được. Trong trường hợp này, tòa án sử dụng tiêu chí
về khả năng vẫn còn sử dụng được của hàng hóa được giao không phù hợp với hợp
đồng để xác định vi phạm cơ bản hợp đồng. Tòa án cho rằng bất kỳ sự không phù
hợp nào liên quan đến chất lượng đều không cấu thành vi phạm cơ bản hợp đồng nếu
người mua vẫn có thể thuận tiện sử dụng hàng hóa đó hoặc bán hạ giá được hàng hóa

đó.26

24

Xem tình tiết và phán quyết vụ kiện tại truy cập ngày
06/11/2018.
25
Xem tình tiết và phán quyết vụ kiện tại truy cập ngày
06/11/2018.
26
Nguyễn Minh Hằng (2011), Vi phạm cơ bản hợp đồng, xem thêm tại
truy cập ngày 10/11/2018.

15


1.2.4. Khả năng tiên liệu được hậu quả do hành vi vi phạm gây ra
Tuy nhiên, mặc dù hành vi vi phạm hợp đồng dẫn đến thiệt hại cho bên bị vi phạm
nhưng hành vi vi phạm hợp đồng đó sẽ không bị coi là vi phạm cơ bản hợp đồng nếu
bên vi phạm không thể nhìn thấy trước hậu quả của hành vi vi phạm đó và một người
có lý trí bình thường ở vào hoàn cảnh tương tự cũng không thể tiên liệu được. Chính
xác hơn, khả năng nhìn thấy trước hậu quả của hành vi vi phạm hợp đồng là yếu tố
cần thiết để xác định hành vi vi phạm đó có phải là một sự vi phạm cơ bản hợp đồng
hay không. Khả năng tiên liệu trước được những thiệt hại do hành vi vi phạm hợp
đồng gây ra sẽ phụ thuộc vào kiến thức của bên vi phạm về những sự kiện xoay quanh
giao dịch như kinh nghiệm, mức độ tinh tế và khả năng tổ chức của bên vi phạm.27
Nghĩa vụ của bên bị vi phạm là phải chứng minh rằng, hành vi vi phạm đã gây
tổn hại đến mức tước đi đáng kể những gì anh ta có quyền kỳ vọng từ hợp đồng. Do
đó, bên vi phạm muốn chứng minh hành vi vi phạm của mình không phải là vi phạm
cơ bản thì phải chứng minh được rằng bản thân mình không tiên liệu được hậu quả

xảy ra từ hành vi vi phạm đã gây tổn tại đến mức tước đi đáng kể những gì mà bên bị
vi phạm kỳ vọng từ hợp đồng. Đồng thời cũng phải chứng minh một người có lý trí
bình thường cũng không tiên liệu được nếu họ ở vào địa vị và hoàn cảnh tương tự.
Yếu tố người có lý trí ở vào địa vị và hoàn cảnh tương tự được bổ sung vào quy định
do một thực tế là bên vi phạm thường không thừa nhận rằng mình có khả năng tiên
liệu được hậu quả của tổn hại do hành vi vi phạm của anh ta gây ra đến mức tước đi
đáng kể những gì bên kia có quyền kỳ vọng từ hợp đồng. CISG không quy định thế
nào là một người có lý trí bình thường không tiên liệu được nếu họ ở vào địa vị và
hoàn cảnh tương tự bên bị vi phạm, điều này phụ thuộc vào từng tranh chấp thực tiễn
mà cơ quan giải quyết tranh chấp sẽ xem xét và quyết định cho phù hợp. Như vậy,
để viện dẫn thành công yếu tố không có khả năng tiên liệu được hậu quả của hành vi
vi phạm để không phải chịu trách nhiệm tương xứng thì bên vi phạm phải chứng minh
hai yếu tố trên trước cơ quan giải quyết tranh chấp. Chỉ khi trọng tài hoặc thẩm phán
bị thuyết phục bởi hai luận điểm chứng minh đó thì vi phạm hợp đồngkhông bị coi là
cơ bản.
Tuy nhiên, khả năng tiên liệu được xem xét vào thời điểm nào vẫn là vấn đề
gây nhiều tranh cãi. Sở dĩ như vậy là do lịch sử soạn thảo Điều 25 và Bình luận của
Ban Thư ký đã cho thấy rằng vấn đề thời điểm xác định khả năng tiên liệu đã cố tình

Andrew Babiak (1992), Defining “Fundamental Breach” under the United Nations Convention on Contracts
for the Interntational Sale of Goods, 6 Temple Int’l & Comp. L.J. 113, tr. 119.
27

16


bị bỏ ngỏ. Vì không có quy định rõ ràng về thời điểm xem xét khả năng tiên liệu,
trong giới học giả đã có nhiều tranh luận và có hai trường phái quan điểm chính về
vấn đề này: Thời điểm xem xét khả năng tiên liệu phải là thời điểm ký kết hợp đồng,
tức là việc xác định bên vi phạm có tiên liệu được hay không là xem xét kiến thức và

khả năng của anh ta cũng như người có lý trí ở vào địa vị và hoàn cảnh tương tự anh
ta vào thời điểm ký kết hợp đồng; Thời điểm xem xét khả năng tiên liệu là thời điểm
sau khi ký kết hợp đồng và khi vi phạm hợp đồng.28
1.3. Hệ quả pháp lý của vi phạm cơ bản theo Công ước Vienna 1980
Vi phạm hợp đồng là căn cứ để xác định trách nhiệm hợp đồng của bên vi phạm.
Trách nhiệm do vi phạm hợp đồng do các bên thỏa thuận hoặc áp dụng theo quy định
pháp luật. Vi phạm cơ bản là căn cứ quan trọng để bên bị vi phạm áp dụng các chế
tài đối với bên vi phạm. Quy định về chế tài áp dụng đối với một bên vi phạm hợp
đồng là những quy định quan trọng của CISG. Bởi vì các quy định về chế tài nhằm
đảm bảo các bên thực hiện nghiêm túc hợp đồng và nhằm bảo vệ quyền lợi của bên
bị vi phạm. Để cho các quy định của hợp đồng được thực hiện một cách nghiêm chỉnh
thì nội dung các quy định về chế tài phải thật khắt khe và chặt chẽ. Các chế tài đó có
thể là chế tài mang lại hậu quả pháp lý không nặng nề cho bên vi phạm, vẫn duy trì
quan hệ hợp đồng mà các bên đã xác lập như buộc thực hiện đúng hợp đồng, bồi
thường thiệt hại, phạt vi phạm; hoặc chế tài mang đến hậu quả pháp lý nặng nề cho
bên vi phạm, các bên chấm dứt quan hệ hợp đồng bằng cách hủy bỏ hợp đồng.
Chế tài đầu tiên mà bên vi phạm có thể thực hiện là hủy hợp đồng. Khi đã xác
định là vi phạm cơ bản thì tương ứng với nó là hậu quả pháp lý nặng nhất có thể xảy
ra với bên vi phạm vì khách thể lớn nhất của hợp đồng đã bị xâm phạm đáng kể hoặc
nghiêm trọng. Vì vậy, hủy hợp đồng là chế tài nặng nhất trong các chế tài nhằm trừng
phạt đối với hành vi vi phạm nghĩa vụ HĐMBHHQT. Khi hợp đồng bị hủy bỏ, các
bên phải hoàn trả cho nhau những gì đã nhận được từ nhau và đi kèm là quyền yêu
cầu bồi thường thiệt hại của bên bị vi phạm. Không chỉ thiệt hại về mặt vật chất, hủy
hợp đồng còn làm cho các bên thiệt hại về uy tín và có thể chấm dứt quan hệ hợp tác
với nhau vĩnh viễn sau đó. Các nhà kinh doanh tương đối kỵ áp dụng chế tài này,
thường chỉ buộc phải áp dụng chế tài này đối với bên còn lại khi họ vi phạm nghiêm
trọng nghĩa vụ hợp đồng tức là vi phạm điều khoản cơ bản của hợp đồng, làm ảnh

Võ Sỹ Mạnh (2015), Luận án Tiến sĩ Luật học Vi phạm cơ bản hợp đồng theo Công ước Vienna năm 1980
về hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế và định hướng hoàn thiện các quy định có liên quan của Pháp luật

Việt Nam, Trường Đại học Luật Thành phố Hồ Chí Minh
28

17


hưởng lớn đến quyền lợi của bên bị vi phạm. Không giống với các chế tài vi phạm
hợp đồng khác, chế tài hủy hợp đồng chỉ áp dụng với những trường hợp nhất định,
với một số loại vi phạm nhất định và vi phạm thường đạt đến mức độ rất nghiêm
trọng. Thông thường khi có vi phạm hợp đồng của một bên thì bên còn lại không áp
dụng ngay chế tài hủy bỏ hợp đồng mà áp dụng các chế tài khác, chỉ đến khi không
còn hi vọng hoặc mong muốn bên vi phạm thực hiện nghĩa vụ hợp đồng nữa thì bên
bị vi phạm mới tuyên bố hủy hợp đồng. Hợp đồng bị hủy bỏ thì các bên không phải
thực hiện hợp đồng nữa, tức là các bên không phải tiếp tục thực hiện nghĩa vụ của
mình theo hợp đồng. Đồng thời các bên có quyền đòi lại lợi ích của mình do đã thực
hiện một phần hợp đồng, bên bị vi phạm có quyền đòi bồi thường hợp đồng do vi
phạm hợp đồng bởi hợp đồng sẽ không có hiệu lực kể từ thời điểm giao kết. Pháp luật
quy định hoặc các bên đặt ra chế tài hủy hợp đồng nhằm ngăn ngừa vi phạm hợp
đồng, buộc các bên tôn trọng cam kết của mình và thực hiện hợp đồng nghiêm chỉnh.
Bởi với chế tài này, các bên sẽ sợ phải gánh chịu hậu quả nặng nề từ chế tài mà cố
gắng thực hiện đúng hợp đồng kể cả trong trường hợp gặp khó khăn. Hủy bỏ hợp
đồng là một chế tài đối với vi phạm hợp đồng mà không phụ thuộc vào ý chí của bất
kỳ bên nào tham gia hợp đồng, mà chỉ do lỗi, do vi phạm của một bên là điều kiện để
hủy hợp đồng.29
Chế tài này được quy định tại Điều 49 và Điều 64 của CISG. Theo đó, người mua
có thể tuyên bố hủy hợp đồng “nếu việc người bán không thực hiện một nghĩa vụ nào
đó của họ phát sinh từ hợp đồng hay từ Công ước này cấu thành một vi phạm cơ bản
hợp đồng…”30; người bán có thể tuyên bố hủy hợp đồng “nếu sự kiện người mua
không thi hành nghĩa vụ nào đó của họ theo hợp đồng hay Công ước hay cấu thành
một sự vi phạm cơ bản hợp đồng…”.31 Qua hai quy định thì có thể hiểu rằng một bên

có quyền hủy hợp đồng chỉ khi bên kia không thực hiện nghĩa vụ hợp đồng và việc
không thực hiện đó cấu thành vi phạm cơ bản hợp đồng.
Theo CISG, người bán có nghĩa vụ giao hàng và hàng hóa giao phải phù hợp với
hợp đồng; chuyển giao quyền sở hữu hàng hóa cho người mua đảm bảo không bị ràng
buộc bởi bất cứ quyền hạn hay khiếu nại nào của bên thứ ba; chuyển giao chứng từ
liên quan đến hàng hóa cho người mua theo hợp đồng hoặc tập quán.32 Vì vậy, nếu
người bán vi phạm bất kỳ nghĩa vụ nào mà các bên không có thỏa thuận về hủy hợp
Nguyễn Thị Hương (2014), Luận văn thạc sĩ Luật học Trách nhiệm do vi phạm hợp đồng mua bán hàng hóa
quốc tế trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế , Đại học Quốc gia Hà Nội – Khoa luật.
30
Điểm a khoản 1 Điều 49 CISG 1980.
31
Điểm a khoản 1 Điều 64 CISG 1980.
32
Điều 30, 31, 34, 35, 41 CISG 1980
29

18


đồng thì người mua có quyền tuyên bố hủy hợp đồng nhưng chỉ khi người bán không
thực hiện nghĩa vụ theo hợp đồng hoặc Công ước và việc không thực hiện nghĩa vụ
này của người bán cấu thành vi phạm cơ bản hợp đồng, tức là thỏa mãn các yếu tố
xác định vi phạm cơ bản hợp đồng quy định tại Điều 25 CISG.
Tòa án, trọng tài của một số quốc gia thành viên Công ước đều thống nhất rằng
các hành vi không thực hiện nghĩa vụ hợp đồng như không giao hàng, không giao
chứng từ liên quan đến hàng và quyền sở hữu hàng hóa cho người mua đều thỏa mãn
yếu tố cấu thành vi phạm cơ bản hợp đồng quy định tại Điều 25. Khi giao kết hợp
đồng, người mua mong muốn nhận được hàng, vì thế những hành vi vi phạm này xem
như đã gây ra cho người mua tổn hại đáng kể, đủ để tước đi lợi ích mà người mua kỳ

vọng khi giao kết hợp đồng. Khi đó, người mua có quyền tuyên bố hủy hợp đồng với
bên bị vi phạm hoặc các chế tài khác.
Hành vi không giao hàng của người bán đôi khi còn được thể hiện dưới hình thức
từ chối giao hàng. Trong vụ Furniture leather, tranh chấp giữa người bán Ý và người
mua Đức, theo đó người bán đã từ chối giao mặt hàng da để làm đồ gia dụng vì họ
cho rằng họ không có trách nhiệm thực hiện hợp đồng do đại lý của họ ký kết. Tuy
nhiên, trên thực tế, người bán đã giao một phần hàng hóa cho người mua. Dựa vào
cơ sở đó, Tòa phúc thẩm Munchen (Đức) kết luận rằng việc người bán từ chối giao
hàng vì cho rằng hợp đồng do đại lý của họ ký kết không chỉ mâu thuẫn với việc
người bán đã giao một phần hàng hóa mà còn cấu thành vi phạm cơ bản hợp đồng
theo điểm a khoản 1 Điều 49 CISG và người mua có quyền tuyên hủy hợp đồng.33
Tuy nhiên, khi một sự chậm trễ hoặc không đúng thời gian trong giao hàng, thanh
toán, hoặc trong việc giao hàng thường không được coi là một vi phạm cơ bản, người
mua không được áp dụng để hủy hợp đồng. Tòa án hoặc trọng tài khi giải quyết các
vụ tranh chấp HĐMBHHQT đều thống nhất rằng, ngày giao hàng cụ thể là yếu tố cơ
bản của hợp đồng khi và chỉ khi người bán đề cập trong hợp đồng. Nếu việc giao
hàng vào một ngày cụ thể không được nhấn mạnh, không thể hiện rõ lợi ích của người
mua trong việc người bán giao hàng đúng ngày cụ thể quy định trong hợp đồng thì
người bán không giao hàng vào ngày cụ thể đó không cấu thành vi phạm cơ bản hợp
đồng.34 Trong vụ Mobile car phones giữa người bán Đức và người mua Israel, người
bán không giao hàng là thiết bị điện thoại cho xe ô tô không đúng thời hạn, người

33

Xem tình tiết và phán quyết vụ kiện tại truy cập ngày
20/11/2018.
34
Võ Sỹ Mạnh (2015), Luận án Tiến sĩ Luật học Vi phạm cơ bản hợp đồng theo Công ước Vienna năm 1980
về hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế và định hướng hoàn thiện các quy định có liên quan của Pháp luật
Việt Nam, Trường Đại học Luật Thành phố Hồ Chí Minh.


19


×