Tải bản đầy đủ (.docx) (16 trang)

Sự phát triển của thai nhi tuần từ 21 đến tuần 25

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (317.83 KB, 16 trang )

SỰ PHÁT TRIỂN CỦA THAI NHI TUẦN 21 – TUẦN 25


Sự phát triển của thai nhi tuần thứ 21
Thai nhi 21 tuần tuổi đã nặng gần 450g với các đường nét trên khuôn
mặt như môi, mắt, lông mày đã trở nên rõ ràng hơn. Mẹ cũng cần để ý vì
những vết rạn da khi mang thai bắt đầu xuất hiện rồi đấy!
Sự phát triển của thai nhi
Từ tuần thứ 21 của quá trình mang thai, với kích thước khoảng 28cm và nặng gần
450g, bé đang bắt đầu có hình dáng của trẻ sơ sinh. Môi, mí mắt và lông mày của
bé đã trở nên rõ ràng hơn và bé thậm chí phát triển những chồi răng tí hon bên dưới
lợi. Đôi mắt của bé đã hình thành nhưng tròng mắt vẫn thiếu sắc tố.
Nếu có thể quan sát bên trong tử cung, mẹ có thể nhận thấy lông tơ phủ kín
người bé và những nếp nhăn sâu hiện trên bề mặt da cho đến khi được lấp đầy bởi
lớp mỡ đệm dưới da. Ở trong bụng bé, tuyến tụy đang phát triển đều đặn cho vai
trò tạo một số nội tiết tố quan trọng.


Thai 21 tuần tuổi to gần bằng một trái lựu và đã có hình dạng của một đứa trẻ sơ sinh

Cuộc sống của mẹ thay đổi ra sao?
Lúc này, mẹ có thể thấy bụng mình nhô cao khiến nhiều người quan tâm chú ý.
Đừng ngại nói nếu mẹ không muốn bị đụng chạm nhé. Nếu có ai nói là bụng trông
có vẻ hơi nhỏ hoặc lớn so với tuổi thai, mẹ hãy nhớ rằng sự phát triển của thai nhi
không có một mẫu số chung. Quan trọng là trong quá trình mang thai mẹ cần thăm
khám thường xuyên để chắc chắn bé phát triển theo đúng lộ trình.
Mẹ có thể bắt đầu nhận thấy những vết rạn da trên bụng do da bụng giãn ra
để điều chỉnh với kích thước bé đang lớn dần. Ít nhất có một nửa số phụ nữ mang
thai gặp phải vấn đề này. Các vệt rạn da này có màu từ hồng đến nâu sẫm tùy thuộc
vào màu da của mẹ bầu. Rạn da xảy ra phổ biến nhất ở bụng và cũng có thể xuất



hiện ở mông, đùi, hông và ngực. Tuy không có bằng chứng nào cho thấy sữa
dưỡng có thể giúp tránh rạn da, nhưng dưỡng ẩm cho da có thể giúp mẹ giảm ngứa.
Gợi ý cho tuần này:
Hãy viết ra giấy những điều mẹ cảm nhận trong quá trình mang thai: Nhật ký
phát triển của bé; Những ước mong và tình cảm bạn gửi gắm vào con. Nhật ký là
một cách tuyệt vời để lưu giữ lại những kỷ niệm, cảm xúc và hơn thế, mẹ có thể
chia sẻ điều này với mọi người và để dành cho bé xem khi đã lớn.
Xem lại kích thước nhẫn. Những ngón tay sẽ thường bị sưng khi thai phát
triển. Nếu cảm thấy nhẫn của mình hơi chật, mẹ hãy giải thoát cho mình bằng cách
tháo ra trước khi quá trễ. Nếu đó là nhẫn cưới, mẹ có thể dùng nhẫn để thay cho
mặt dây chuyền, rất thời trang mà không làm rơi mất nữa.


Sự phát triển của thai nhi tuần thứ 22

Tuần thứ 22 trong quá trình phát triển của thai kỳ, bé đã trở nên nhạy
cảm hơn với âm thanh và những di chuyển của bên ngoài. Mẹ đã có thể cảm
nhận được chuyển động rõ ràng của bé, cơ thể mẹ thời gian tới có thể gặp tình
trạng phù nề tại chân do trữ nước.
Sự phát triển của thai nhi
Nhờ giác quan về di chuyển của bé đủ phát triển, bé đã có thể cảm nhận được
những chuyển động của mẹ. Thế nên, mẹ đừng bỏ lỡ cơ hội “khiêu vũ” cùng bé,
hãy bật nhạc lên và lắc lư nhẹ nhàng, bé sẽ cảm nhận được điệu nhảy của mẹ đấy!
Tuần này, bé đã dài hơn 28cm và nặng hơn 450g, bằng kích cỡ của một trái
đu đủ nhỏ. Mẹ có thể nhìn thấy được chuyển động của bé dưới lớp áo của mình.
Mạch máu ở phổi của bé đang phát triển để chuẩn bị cho cho hoạt động thở và tai
của bé trở nên nhạy cảm hơn với âm thanh để chuẩn bị tiếp xúc với thế giới bên
ngoài. Những âm thanh ồn ào như tiếng chó sủa, hay tiếng ồn của máy hút bụi trở
nên quen thuộc sẽ không làm bé bối rối khi chào đời.



Thai 22 tuần tuổi to bằng một trái đu đủ và đã có thể cảm nhận những
âm thanh bên ngoài bụng mẹ
Cuộc sống của mẹ thay đổi ra sao?
Mắt cá chân và bàn chân của mẹ có thể bắt đầu hơi sưng trong thời gian sắp tới,
nhất là vào cuối ngày hoặc trong những ngày nóng nực. Sự lưu thông máu chậm ở
chân cùng với những thay đổi hóa chất trong máu dẫn đến hiện tượng trữ nước có
thể gây sưng, hay còn gọi là phù chân khi mang thai.
Cơ thể mẹ sẽ loại bỏ lượng nước thừa sau khi sinh bé, đó cũng là lý do khiến
mẹ sẽ đi tiểu và ra mồ hôi rất nhiều trong vài ngày sau khi sinh. Trong lúc này, mẹ


nên cố gắng nằm nghiêng bên trái hoặc kê cao chân, duỗi chân thẳng ra phía trước,
và tránh ngồi hoặc đứng ở một tư thế trong thời gian dài.
Mẹ cũng nên ưu tiên thời gian buổi sáng cho việc tập thể dục thường xuyên
để tăng lưu thông máu, đi những đôi giày rộng rãi thoải mái. Mẹ cũng cần uống
nhiều nước để giúp ngăn ngừa tình trạng giữ nước gây phù chân khi mang thai,
đừng vì thấy chân hơi phù nề mà giảm uống nước nhé.
Đặc biệt lưu ý, tình trạng phù chân quá mức lại có thể là dấu hiệu của vấn đề
nghiêm trọng, đó là chứng “tiền sản giật”. Nếu bị sưng nặng hoặc đột ngột ở bàn
chân, mắt cá, sưng hơn mức nhẹ ở bàn tay, sưng trên mặt hoặc sưng húp quanh
mắt, mẹ hãy đến gặp bác sĩ.
Gợi ý cho tuần này:
Viết thư cho bé. Đây sẽ là kỷ niệm quý giữa bạn và bé trong những năm sau. Mẹ
hãy dành tâm huyết để thực hiện nhé. Một vài gợi ý cho mẹ:


Thử miêu tả cảm xúc mẹ dành cho bé và hình dung của mẹ về bé đang lớn
trong bụng mình.




Tưởng tượng ra ngày kỳ diệu được gặp bé và những điều sẽ làm cùng con.



Viết ra những hy vọng, ước mơ, mong muốn dành cho con trẻ.



Nghĩ đến việc làm mẹ có ý nghĩa như thế nào với mẹ và định nghĩa của mẹ
về một người mẹ tốt.
Nếu viết lách không phải là sở trường của mẹ, hãy thay bằng album hình ảnh

hoặc tạo một hộp lưu niệm cho quá trình mang thai.


Ở tuần thứ 23, bé đã nặng 600g và các mạch máu trong phổi đang được
hình thành. Đây cũng là thời điểm mẹ nên tiến hành xét nghiệm tiểu đường
thai kỳ
Sự phát triển của thai nhi
Tuần thứ 23 trong thai kỳ, bé vẫn đang phát triển đều đặn, đạt chiều dài 30cm và
nặng khoảng 600 g, cỡ một quả bưởi chùm. Bé tăng thêm khoảng 110 g so với tuần
trước. Cơ thể của bé đang phát triển cân đối và bé sẽ bắt đầu đầy đặn lên.
Não và các gai vị giác của bé phát triển nhanh chóng. Đồng thời, phổi của bé
đang hình thành các “nhánh” của “cây” hô hấp và các tế bào sản xuất surfactant,
một chất giúp phổi hít đầy không khí ngay khi bé tiếp xúc với thế giới bên ngoài.
Da của bé vẫn mỏng và trong suốt nhưng sẽ sớm xảy ra sự thay đổi.


Thai 23 tuần tuổi có kích thước của một quả bưởi chùm, dài 30 cm và nặng
khoảng 600 g


Cuộc sống của mẹ thay đổi ra sao?
Trong vài tuần qua, phần chóp tử cung đã vượt cao hơn rốn và hiện có kích thước
của một quả bóng đá. Hầu hết các thai phụ thực hiện xét nghiệm đường huyết GCT
trong khoảng thời gian từ lúc này đến khi thai được 28 tuần. Xét nghiệm này nhằm
kiểm tra “tiểu đường thai kỳ”, tình trạng lượng đường trong máu cao khi mang
thai.
Nếu không được điều trị, tình trạng này sẽ làm tăng nguy cơ sinh khó hoặc
phải mổ lấy thai do bé sẽ phát triển quá lớn, nhất là ở phần trên cơ thể. Nó cũng
làm tăng nguy cơ các biến chứng ở trẻ như hạ đường huyết ngay sau sinh. Kết quả
xét nghiệm dương tính sẽ không có nghĩa là đường huyết của mẹ cao và sẽ cần làm
thêm xét nghiệm dung nạp glucose GTT sau đó để khẳng định chắc chắn.
Gợi ý cho tuần này:
Thực hiện các kế hoạch cải thiện nhà cửa. Bố mẹ hãy xem xét việc sắp đặt trong
nhà trước khi bé chào đời. Hãy để bố thực hiện các công việc này vì mẹ không nên
tiếp xúc với hóa chất hoặc lên xuống cầu thang nhiều. Tham khảo một số việc mẹ
có thể lên danh sách nhé:


Chuẩn bị phòng cho bé, chọn màu sơn, giấy dán tường, treo rèm, chùm trang
trí, lắp các vật dụng mới.



Sửa chữa hoặc tháo bỏ những đồ vật, thiết bị hư gãy.




Lắp đặt hoặc kiểm tra thiết bị báo cháy, bình chữa cháy, thiết lập đường
thoát hiểm khi có hỏa hoạn.


Sự phát triển của thai nhi tuần thứ 24
Bé bắt đầu tích mỡ và dần căng da, bé cũng mọc tóc nhiều hơn. Giai
đoạn này mẹ cần chú ý vận động với cường độ hợp lý và dành nhiều thời gian
để gắn kết với bố cả về thể chất và tình cảm.
Sự phát triển của thai nhi
Ở tuần thứ 24 của thai kỳ, từ đầu đến gót chân, bé lúc này dài khoảng 34cm. Trọng
lượng của bé khoảng 680g. Bé không còn gầy nữa mà đã bắt đầu tích mỡ, vì thế,
làn da nhăn nheo dần căng ra và bé dần giống trẻ sơ sinh hơn. Bé cũng mọc tóc
nhiều hơn, nếu nhìn thấy được, mẹ có thể xác định được màu sắc và dạng tóc.

Thai nhi 24 tuần tuổi đang từ từ tích mỡ và to ngang bằng một quả dưa lưới


Cuộc sống của mẹ thay đổi ra sao?
Bé không phải người duy nhất trong nhà đang mọc thêm tóc mỗi ngày vì tóc
của mẹ cũng dày và bóng hơn bao giờ hết. Không phải do tóc mọc thêm mà bởi sự
thay đổi hormone trong cơ thể khiến tóc ít rụng hơn bình thường. Mẹ hãy tận
hưởng mái tóc dày óng ả này đi nhé vì lượng tóc thêm này sẽ rụng bớt sau khi sinh
con.
Mẹ cũng thấy mình không thể di chuyển dễ dàng như trước đây. Tuy vậy,
việc duy trì tập thể dục sẽ không ảnh hưởng gì trừ khi bác sĩ khuyến cáo, nhưng
cần tuân theo một vài quy tắc an toàn: Đừng tập khi đang cảm thấy mệt mỏi quá
mức và dừng lại nếu cảm thấy đau, chóng mặt, khó thở.
Không nằm ngửa, tránh những môn thể thao có va chạm cũng như bất kỳ bài
tập nào khiến mẹ dễ mất thăng bằng. Nên uống nhiều nước, dành thời gian cho cả

hai giai đoạn khởi động và thả lỏng.
Khi kiểm tra đường huyết ở tuần thứ 24-28, bác sĩ có thể sẽ lấy thêm một
ống máu để xét nghiệm xem mẹ có bị thiếu máu không. Nếu xét nghiệm máu cho
thấy mẹ bị chứng thiếu sắt, một trong những dạng phổ biến nhất của thiếu máu, bác
sĩ có thể sẽ đề nghị uống bổ sung sắt.
Mẹ đã bắt đầu tìm tên cho con chưa? Chọn tên là quyết định quan trọng,
nhưng cũng là một công việc vui vẻ nữa. Mẹ có thể tham khảo tiểu sử gia đình, các
địa danh ưa thích, hoặc các nhân vật tiểu thuyết, trong bộ phim yêu thích. Mẹ cũng
có thể tham khảo gợi ý đặt tên cho con của MarryBaby để có ý tưởng cho những
cái tên hay và ý nghĩa.
Gợi ý cho tuần này:
Dành nhiều thời gian hơn cho bố. Ghi lại tất cả những điểm bạn yêu thích của
bố, cho bố biết lý do mẹ nghĩ bố sẽ là người cha tuyệt vời, hoặc chỉ cần nắm tay
cùng nhau đi dạo. Dành thời gian để gần gũi với nhau về thể chất lẫn tình cảm, trân


trọng những gì đã gắn kết và khiến hai người yêu thương nhau. Thử làm điều gì đó
ít nhất một lần/tuần để chứng minh tầm quan trọng của bố, mẹ nhé.


Sự phát triển của thai nhi tuần thứ 25
Tuần này, bé đang bắt đầu bài tập hít thở một lượng nhỏ nước ối. Cơ
thể mẹ mệt mỏi hơn và di chuyển cũng nặng nề. Lưu ý, mẹ cần chú ý theo dõi
bản thân kỹ để phát hiện triệu chứng của tiền sản giật
Sự phát triển của thai nhi
Ở tuần thứ 25 của thai kỳ, mạng lưới các dây thần kinh trong tai của bé phát
triển tốt hơn và nhạy cảm hơn so với trước đây. Bé có thể nghe thấy giọng
nói của ba mẹ.
Bé hít vào và thở ra một lượng nhỏ nước ối, việc này cần thiết cho sự phát
triển của phổi. Những động tác tương tự như hít thở này cũng là bài thực hành tốt

chuẩn bị cho lúc bé sinh ra và hít không khí lần đầu tiên.
Cơ thể bé tiếp tục tích mỡ. Lúc này bé nặng khoảng 750g và dài 35cm từ
đầu đến gót chân. Nếu là bé trai, trong khoảng 2-3 ngày tinh hoàn của bé di chuyển
dần vào bìu.


Thai nhi 25 tuần tuổi “cao” khoảng 35 cm và to bằng một bông súp lơ trắng
Cuộc sống của mẹ thay đổi ra sao?
Giai đoạn này, nhiều mẹ sẽ tìm các lớp tiền sản để học cách chuẩn bị hoàn hảo cho
việc sinh nở. Bên cạnh đó, mẹ vẫn tiếp tục nhịp sinh hoạt mỗi ngày: Đi làm, thể
dục và nấu nướng, dọn dẹp nhà cửa…, tuy nhiên, bên cạnh tất cả những điều này,
hãy nhớ ăn uống đủ và nghỉ ngơi nhiều nhé.
Khoảng thời gian này, huyết áp có thể tăng nhẹ, mặc dù vậy, vẫn có thể thấp
hơn so với trước lúc có thai. Thông thường, huyết áp giảm vào cuối giai đoạn đầu
thai kỳ, và đạt mức thấp nhất ở khoảng tuần thứ 22 đến 24.


Trong giai đoạn này, mẹ cần hết sức lưu ý những triệu chứng tiền sản giật.
Đó là một rối loạn nghiêm trọng có biểu hiện đặc trưng là huyết áp cao và nồng độ
protein cao trong nước tiểu, xuất hiện thường xuyên nhất sau 37 tuần mang thai,
nhưng cũng có thể xảy ra sớm hơn, vì vậy hãy chú ý một số những dấu hiệu sau:


Nếu mẹ bị sưng mặt, sưng quanh mắt, đồng thời bàn tay, bàn chân và mắt cá
chân cũng sưng đột ngột quá mức hoặc tăng cân nhanh chóng, hơn 2kg trong
một tuần, hãy gọi cho bác sĩ.



Gặp bác sĩ ngay nếu mẹ bị tiền sản giật nghiêm trọng hơn với các triệu

chứng khác như đau đầu nặng hoặc kéo dài, thay đổi thị lực như nhìn mờ hoặc
nhìn một hóa hai, nhìn thấy các đốm sáng, nhạy cảm với ánh sáng, hoặc mất thị
lực tạm thời, đau hoặc sưng dữ dội ở vùng bụng trên, hoặc nôn mửa.
Nếu gần đây phần lưng dưới của mẹ hơi đau nhức, đó là do sự phát triển của

thai nhi làm tử cung ngày càng lớn, làm thay đổi trọng tâm cơ thể, kéo giãn và làm
suy yếu cơ bụng và có thể chèn ép lên dây thần kinh cộng thêm nội tiết tố thay đổi
làm nới lỏng các khớp xương và dây chằng. Thêm vào đó, trọng lượng tăng thêm
khiến các cơ bắp làm việc nhiều hơn và áp lực lên các khớp xương tăng, khiến mẹ
thấy tệ hơn vào cuối ngày.
Cần thả lỏng thường xuyên, không ngồi và đứng trong thời gian dài, nên
nằm ngủ nghiêng với một chiếc gối đệm giữa hai chân và một chiếc gối khác đỡ
vùng bụng. Có thể tắm nước ấm hoặc chườm nóng/lạnh để giảm đau.
Để thư giãn và giảm đau nhức bàn chân, mẹ hãy thử ngâm chân trong một
chậu đầy nước ấm với vài giọt dầu thơm.
Gợi ý cho tuần này:
Thảo luận về một số vấn đề cá nhân. Mẹ có muốn con trai của mình được cắt bao
quy đầu? Có nghi thức tôn giáo nào được tiến hành sau khi con sinh ra không? Mẹ
muốn ở nhà với bé toàn thời gian hay vẫn đi làm? Đây chỉ là một vài ví dụ về
những quyết định lớn mà bố mẹ nên thảo luận ngay bây giờ. Ngay cả khi mẹ nghĩ


rằng cả hai đồng ý với nhau, tốt nhất là chia sẻ ý kiến cởi mở để tránh những hiểu
lầm và tổn thương.



×