Tải bản đầy đủ (.doc) (23 trang)

Khảo sát kiến thức chăm sóc bệnh nhồi máu cơ tim của điều dưỡng tại các khoa nội bệnh viện đa khoa tỉnh XXX trong năm 2013

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (251.56 KB, 23 trang )

1

KHẢO SÁT KIẾN THỨC CHĂM SÓC BỆNH NHÂN
NHỒI MÁU CƠ TIM CỦA ĐIỀU DƯỠNG CÁC KHOA NỘI
BỆNH VIỆN ĐA KHOA TỈNH XXX NĂM 2013
Võ Minh Tâm
TÓM TẮT
Mục tiêu nghiên cứu :Khảo sát những kiến thức chăm sóc bệnh NMCT của điều
dưỡng tại các khoa Nội Bệnh viện đa khoa Tỉnh XXX trong năm 2013”
Phương pháp nghiên cứu : cắt ngang mô tả.
Kết quả Kiến thức chung của điều dưỡng về bệnh Nhồi máu cơ tim (NMCT) nhận
biết dấu hiệu sớm của NMCT 65% Đau thắt ngực ,21% điện tâm đồ có sóng ST chênh .
46,6% NMCT là do tổn thương hoại tử một vùng cơ tim, 22,8% không rõ cơ chế bệnh
sinh của NMCT,40% biết dấu hiệu nguy hiểm của NMCT là cơn rung thất.. Kiến thức
chăm sóc bệnh nhân NMCT,72% phải làm công tác tư tưởng bệnh nhân trước khi làm
thủ tuật, 90% nằm nghỉ tuyệt đối trong cơn NMCT là cần thiết, nguyên nhận thở oxy
trong cơn đau 11,6% điều dưỡng do tim bị tổn thương không đủ khả năng bơm máu,
81,6% bệnh nhân thở yếu và đau ngực. Lý do bệnh nhân cần được giảm đau trong cơn
NMCT 85% đề phòng choáng ,8,3% không rõ lý do vì sao. Hướng dẫn tập luyện cho
bệnh nhân trong sau khi ra viện (67%), tư vấn để loại bỏ căng thẳng tâm lý (91,7%),
hướng dẫn chế độ sinh hoạt, thuốc men (98,3%), khuyến cáo bệnh nhân kiêng bia,
rượu, thuốc lá (100%)


2

ĐẶT VẤN ĐỀ
Nhồi máu cơ tim (NMCT) là một trong những nguyên nhân gây tử vong hàng
đầu ở các nước phát triển. Tại Mỹ mỗi năm có khoảng 1 triệu người bị NMCT, trung
bình mỗi phút có 2 người bị NMCT. Tại các nước đang phát triển trong đó có Việt
Nam, số bệnh nhân NMCT đang có xu hướng gia tăng nhanh chóng. Theo nghiên cứu


mới đây của Viện Tim mạch Quốc gia, tỷ lệ bệnh nhân NMCT hàng năm tăng từ 15 –
20% và bệnh có chiều hướng phức tạp với độ tuổi mắc ngày càng trẻ hóa. NMCT được
hiểu là do sự tắc nghẽn hoàn toàn một hoặc nhiều nhánh động mạch vành (ĐMV), gây
tình trạng thiếu máu cơ tim đột ngột và hoại tử vùng cơ tim được tưới máu bởi nhánh
ĐMV đó. Bệnh nhân cần được chẩn đoán sớm và xử trí kịp thời.
Bên cạnh công việc điều trị đúng, sớm, kịp thời cũng rất cần đến việc tư vấn và
chăm sóc tinh thần của các điều dưỡng viên, chế độ dùng thuốc, chế độ sinh hoạt phù
hợp thì bệnh mới có thể giảm nhanh tỷ lệ tử vong và không để lại những biến chứng
xấu. Bởi vậy vai trò của điều dưỡng viên thành thạo nghề nghiệp, tận tụy với nghề và
những phương tiện kỹ thuật đóng góp phần to lớn trong công việc cứu chữa bệnh nhân
NMCT. Hầu hết điều dưỡng đều hiểu rằng theo dõi mạch huyết áp liên tục là yêu cầu
bắt buộc của bệnh, số không đồng ý lý do này chỉ có 10%.
Vì vậy, để góp phần nâng cao chất lượng công tác chăm sóc điều dưỡng bệnh
NMCT trong các khoa Nội, Bệnh viện đa khoa Bình Thuận, chúng tôi tiến hành đề tài
nghiên cứu : “Khảo sát kiến thức chăm sóc bệnh nhồi máu cơ tim của điều dưỡng tại
các khoa Nội Bệnh viện đa khoa Tỉnh XXX trong năm 2013”


3

MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU
1. Mô tả được hiện trạng hiểu biết của các điều dưỡng viên về bệnh nhồi máu cơ tim tại
các khoa nội Bệnh viện da khoa Tỉnh XXX trong năm 2013.
2. Đánh giá kiến thức chăm sóc bệnh nhân nhồi máu cơ tim của điều dưỡng viên các
khoa nội Bệnh viện đa khoa Tỉnh XXX trong thời gian sắp tới.


4

CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN TÀI LIỆU

1.1. Định nghĩa
NMCT là tình trạng của một phần cơ tim bị hủy khi lượng máu cung cấp đến
phần đó bị giảm sút. Tùy theo bao nhiêu cơ tim bị hủy, bệnh có thể nhẹ hoặc nặng. Nếu
cơ chưa bị hủy hẳn thì gọi là “đau tim” (Angina).
Trước khi có máy ghi điện tim, không thể nào chẩn đoán chính xác được chứng
NMCT. Năm 1772, bác sỹ William Heberden có viết về chứng “đau ngực” nhưng
chảng mấy ai hiểu về căn bản nguyên nhân cùa loại bệnh tim mạch này.
Năm 1912 James Herrick miêu tả căn bệnh về tim và là người đầu tiên đưa ra
giả thuyết về huyết khối làm nghẽn mạch vành tim. Sau đó mới có khám phá về
nguyên nhân chính (màng xơ vữa bị nứt gây tụ máu).
Năm 1956 các cuộc khảo cứu (của nhóm y sĩ Anh) khám phá về các yếu tố nguy
cơ của bệnh tim mạch – nhất là tác hại của thuốc lá.
Nguyên nhân chính gây ra NMCT là do cục máu đông hình thành làm tắc động
mạch vành, khi mảng xơ vữa bị nứt, vỡ ra (thường xảy ra trên nền của bệnh cảnh động
mạch vành bị hẹp do mỡ tụ trong thành mạch máu và xơ vữa từ trước). Ngoài ra, tình
trạng co thắt mạch vành cũng có thể làm ngừng trệ dòng máu dẫn đến nuôi cơ tim.

1.2. Triệu chứng điển hình và thường gặp nhất của nhồi máu cơ tim
- Đau ngực: với cảm giác đau như bị đè ép, bóp chặt ở giữa ngực, diễn ra trong
khoảng 5–15 phút (khác về thời hạn và độ đau với cơn đau ngực thông thường),
thường không quá 1 giờ.
- Cơn đau có thể lan lên vai, cổ, hàm hoặc lan dọc theo cánh tay, đặc biệt là tay
trái.


5

- Các triệu chứng phụ như: Vã mồ hôi, buồn nôn, chóng mặt, bất tỉnh, mệt nhọc,
khó thở, tái nhợt, tim đập mạnh.
- Nhiều trường hợp nhồi máu cơ tim lại có biểu hiện không rõ ràng như tiêu

chảy, đau bụng, hoặc chẳng hề có triệu chứng (NMCT thầm lặng – thấy nhiều trong
các bệnh nhân đái tháo đường), hoặc lại hết sức đột ngột, biểu hiện bằng biến chứng
hôn mê, rối loạn nhịp tim, ngừng tim hay chết bất ngờ …
Vì NMCT nguy hiểm đến tính mạng và diễn biến nhanh chóng, phương châm
chẩn bệnh là tuyệt đối tránh bỏ sót. Bất cứ bệnh nhân nào tuổi trên 45, bị đau ngực
(nhất là bên trái) hay khó thở và nhất là có các yếu tố nguy cơ trên, cần phải chứng
minh không bị NMCT trước khi nghĩ đến căn bệnh gì khác. Thường nên đưa vào bệnh
viện để theo dõi.

Hình 1.1. Điện tâm đồ đoạn ST nâng lên trong phần II,III, AVF. Nhồi máu phần
dưới cơ tim.

1.3. Chẩn đoán nhồi máu cơ tim
Bệnh sử: đặc điểm của đau ngực
Kiểm tra: các biến đổi trên điện tâm đồ: Nhồi máu cơ tim thường làm ST chênh
lên và thay đổi sóng T. Sau khi cơ tim bị hủy thành sẹo, thường có biến đổi sóng Q.
Điều cần biết là đôi khi bệnh nhân bị NMCT nhưng điện tâm đồ vẫn hoàn toàn bình


6

thường. Dựa theo thay đổi của phần nào của điện tâm đồ có thể biết phần nào của tim
bị nhồi máu (Zimetbaum & Josephson, 2003):
- Vách tim trước (I21.0): V1-V4
- Vách tim dưới (I21.1): II, III, F
- Vách tim bên (I21.2): I, F, V5, V6
- Vách tim sau (I21.2): V1, V2
Kiểm tra: các thay đổi về nồng độ men tim và Troponin. Khi cơ tim bị
thiếu oxygen, màng tế bào của cơ bị rạn nứt và các chất bên trong bị phóng thích vào
máu. Nồng lượng trong máu của số chất đặc biệt của cơ tim (“men tim”Creatinine

kinase (CK) và Troponin – dạng I hay T) có thể được dùng để chẩn đoán sự hủy hoại
cơ tim. Điều cần biết là đôi khi mặc dầu bệnh nhân đang bị NMCT nồng độ men tim
có thể vẫn bình thường trong vài giờ đầu. Do đó, trong khi bệnh nhân nằm tại bệnh
viện để theo dõi, điện tâm đồ và nồng độ men tim phải được lập lại sau 6 – 8 tiếng để
xác định bệnh.
Kiểm tra: chụp động mạch vành (Coronary Angiogram) sẽ xác định được mạch
nào bị nghẽn. Đây là cách chắc chắn nhất để xác định, định dạng và quyết định phương
thức điều trị nhồi máu cơ tim. Theo Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) chẩn đoán xác định
bệnh nhồi máu cơ tim phải có hai trong ba tiêu chuẩn sau:
- Đau ngực thắt (như trên) trên 20 phút.
- Thay đổi trên một loạt 2 (hoặc 3) điện tâm đồ (cách nhau vài tiếng).
- Men tim tăng (rồi giảm).


7

1.4. Điều trị

Hình 1.2. Hình quang tuyến (dùng chất cản quang) động mạch vành tim. Mũi tên chỉ 1
khúc nghẽn.
Nguyên tắc chính của điều trị là đưa oxygen tới phần cơ tim đang bị tiêu hủy vì mạch
nghẽn.

1.5. Cấp cứu
- Bệnh nhân có triệu chứng đau thắt ngực cần được điều trị trong phòng cấp
cứu.
+ Dưỡng khí oxygen.
+ Điện tâm đồ.
+ Aspirin: thuốc này có cộng dụng làm loãng máu và làm giảm sự tăng trưởng
của cục máu đông.

+ Glyceryl trinitrate: thuốc này có thể cho vào dưới lưỡi bệnh nhân – có nhiều
tác dụng: làm thư giãn mạch máu (tăng đường kínhmạch máu dễ cho máu đi qua chỗ
nghẽn, giảm lượng máu trở về tim phải (bớt công việc cho tim – preload), giảm huyết
áp (dễ cho tim thất trái bơm máu ra – Afterload).
+ Chống đau: Morphine có thể dùng để chống đau, làm bệnh nhân bớt sợ hãi
(giảm Adrenaline, giảm độ nhịp tim, bớt công việc cho tim)
+ Theo dõi biến chứng: loạn nhịp tim, thay đổi huyết áp.[2]


8

1.5.1. Làm thông động mạch vành tim
Điều trị nội khoa: thuốc làm tan cục máu đông (Thrombolysis): Streptokianse,
Urokinase...trong giai đoạn cấp cứu, điều trị duy trì chống cục máu đông bằng Asprin
hoặc Vasopolis (trong trường hợp dị ứng với Aspirin hoặc ở những bệnh nhân loét dạ
dày, hành tá tràng)
- Điều trị ngoại khoa: thò ống thông xuyên qua động mạch đùi đi vào động
mạch vành tim, làm nong mạch, phá vỡ cục máu đông và mảng xơ vữa, đồng thời có
thể nhét ống căng mạch (Cardiac catherization & angioplasty +/- stent).
1.5.2. Giải phẫu ghép động mạch tim

Hình 1.3: Giải phẫu ghép động mạch vành tim.
Mục đích của phẫu thuật này tiếp tế máu cho phần tim đang bị khủng hoảng do
động mạch khu vực bị nghẽn.
Tĩnh mạch từ chân bệnh nhân được cắt lấy và đem lên nối từ động mạch chủ
vào phần động mạch phía sau khúc bị nghẽn.[3]

1.5.3. Theo dõi
Sau khi qua giai đoạn hiểm nghèo ban đầu của nhồi máu cơ tim, bệnh nhân cần
nằm một thời gian (2–3 ngày) trong đơn vị điều trị tim hoặcđơn vị điều trị tăng cấp đề

phòng để chữa kịp thời những biến chứng như loạn nhịp tim.


9

Trong thời gian hồi phục sau khi xuất viện, bệnh nhân nên tránh hoạt động quá
sức (thí dụ giao hợp), mang vác vật nặng... khoảng một vài tháng, tránh hồi hộp, căng
thẳng, xúc động mạnh (không xem bóng đá, phim kinh dị...). Nhiều địa phương cấm lái
xe vài tuần. Duy trì Vasopolis ở những bệnh nhân mẫn cảm với thuốc chống đông
khác.
Bác sĩ sẽ gặp lại bệnh nhân sau vài tuần để theo dõi và tra cứu xét nghiệm thêm.

1.5.4. Phòng ngừa biến chứng khác
Đa số bệnh nhân sẽ phải tiếp tục dùng thuốc điều trị tránh bị nhồi máu cơ tim
lần nữa và những bệnh tương tự như tai biến mạch máu não.
- Aspirin: liều thấp, cần theo dõi tác dụng phụ trên đường tiêu hóa (loét dạ dày,
tá tràng, rối loạn tiêu hóa), những trường hợp mẫn cảm với Aspirin có thể dự phòng
bằng các sản phẩm giúp phòng nhồi máu cơ tim khác (Vasopolis).
- Clopidogrel.
- Thuốc ngăn β.
- Thuốc ngăn ACE.
- Thuốc giảm mỡ máu.


10

CHƯƠNG 2: ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP
NGHIÊN CỨU
2.1. Đối tượng nghiên cứu
- Các điều dưỡng viên tại các khoa Nội của BVĐK Tỉnh XXX

- Cỡ mẫu: 60
- Phương pháp chọn mẫu: lấy trọn

2.2. Thời gian nghiên cứu
Từ tháng 15 tháng 5 đến 15 tháng 8 năm 2013

2.3. Phương pháp nghiên cứu
Nghiên cứu cắt ngang mô tả
- Mẫu nghiên cứu:
Các điều dưỡng viên thuộc các khoa Nội BVĐK Tỉnh XXX
- Phương tiện nghiên cứu:
Phiếu thăm dò ý kiến gửi tới các điều dưỡng viên của các khoa Nội BVĐK Tỉnh
XXX (mẫu phụ lục)
- Các nội dung nghiên cứu
+ Hiểu biết về bệnh NMCT
+ Thái độ và thực hành về chế độ điều dưỡng bệnh
+ Nhu cầu nâng cao chất lương chăm sóc bệnh NMCT.
- Biện pháp khống chế sai số :
Các cộng tác viên tham gia nghiên cứu được tập huấn kỹ với các mẫu phiếu


11

Các phiếu thăm dò ý kiến được thu hồi bằng cách không công khai để người
được xin ý kiến có điều kiện nói ra hiểu biết và suy nghĩ thực của mình.
+ Đạo đức trong nghiên cứu: Chấp nhận mọi ý kiến của những người được xin ý
kiến (điều dưỡng), hoặc từ chối trả lời thư xin ý kiến.


12


CHƯƠNG 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
3.1. Kiến thức chung của điều dưỡng về bệnh (NMCT)
3.1.1. Dấu hiệu sớm của bệnh NMCT
Bảng 3.1. Dấu hiệu sớm của bệnh NMCT
Dấu hiệu

Đau thắt ngực

ECG có ST chênh

39

21

65,0

35,0

Kết quả khảo sát
Tỷ lệ %

Có 65% điều dưỡng cho rằng đau thắt ngực là dấu hiệu sớm, 21% xác định điện
tâm đồ có sóng ST chênh là dấu hiệu sớm .

3.1.2. Cơ chế bệnh sinh của bệnh NMCT
Bảng 3.2. Cơ chế bệnh sinh của bệnh NMCT
Cơ chế

Tổn thương hoại tử


Chỉ có nghẽn mạch

1 vùng cơ tim

vành tạm thời

28

19

13

46,6

31,6

22,8

Kết quả khảo sát
Tỷ lệ %

Không rõ

Chỉ có 46,6% điều dưỡng cho rằng NMCT là do tổn thương hoại tử một vùng cơ
tim, 22,8% không rõ cơ chế bệnh sinh của NMCT.

3.1.3. Dấu hiệu nguy hiểm của bệnh NMCT
Bảng 3.3. Dấu hiệu nguy hiểm của bệnh NMCT
Dấu hiệu


Cơn rung thất

Tần số mạch vượt
110 lần/f

Đau ngực
kéo dài

Kết quả khảo sát

24

7

29


13

Tỷ lệ %

40,0

11,7

48,3

Dấu hiệu nguy hiểm nhất của bệnh NMCT là cơn rung thất, có 40% điều dưỡng
xác nhận dấu hiệu nguy hiểm này là dấu hiệu nguy hiểm nhất.


3.1.4. Bệnh không có nguy cơ liên quan với bệnh NMCT
Bảng 3.4. Bệnh không có nguy cơ liên quan với bệnh NMCT
Tên bệnh

Đái tháo đường

Xơ vữa

Rối loạn

Hen phế

động mạch

Lipid máu

quản

8

2

8

42

13,3

3,4


13,3

70,0

Kết quả khảo sát
Tỷ lệ %

3.2 Kiến thức chăm sóc bệnh nhân NMCT của điều dưỡng
3.2.1. Cần động viên giải thích cho bệnh nhân NMCT khi
Bảng 3.5. Cần động viên giải thích cho bệnh nhân NMCT
Thời điểm

Bệnh đã qua
cơn nguy kịch

Trước khi làm bất

17

43

0

28,0

72,0

0


Kết quả khảo sát
Tỷ lệ %

Không cần thiết

cứ thủ thuật gì

Có 72% điều dưỡng cho rằng trước khi làm bất cứ thủ thuật gì đều cần phải làm
“công tác tư tưởng” cho bệnh nhân NMCT.

3.2.2 Hướng dẫn bệnh nhân NMCT
Bảng 3.6. Hướng dẫn bệnh nhân NMCT
Nội dung
Kết quả khảo sát
Tỷ lệ %

Hạn chế

Nằm nghỉ

Đi lại

Không rõ

vận động

tuyệt đối

bình thường


3

54

1

2

5,0

90,0

1,7

3,4


14

Có 90% điều dưỡng cho rằng nằm nghỉ tuyệt đối trong cơn NMCT là yêu cầu
của bệnh và có 3,4% không biết hướng dẫn điều này như thế nào.

3.2.3. Sự hiểu biết của điều dưỡng về lý do bệnh nhân phải được thở oxy
trong cơn NMCT
Bảng 3.7. Sự hiểu biết của điều dưỡng về lý do bệnh nhân phải được thở
oxy trong cơn NMCT
Bệnh nhân phải

Tim tổn thương


Hơi thở

Đau

Gồm cả các

thở oxy

không đủ khả năng

yếu

ngực

lý do này

7

1

3

49

11,6

1,8

5,0


81,6

bơm máu
Kết quả khảo sát
Tỷ lệ %

Nguyên nhân bệnh NMCT phải thở oxy trong cơn đau được 11,6% điều dưỡng
cho là do tim bị tổn thương không đủ khả năng bơm máu, tuy nhiên, số đông (81,6%)
giải thích gồm cả lý do bệnh nhân thở yếu và đau ngực.

3.2.4. Lý do bệnh nhân phải được giảm đau trong NMCT
Bảng 3.8. Lý do bệnh nhân phải được giảm đau trong NMCT
Lý do

Cơn đau có

Để làm chậm

Để làm giảm

Không rõ

thể gây sốc

tần số mạch

huyết áp cao

Kết quả khảo sát


51

4

0

5

Tỷ lệ %

85

6,7

0

8,3

Lý do bệnh nhân cần được giảm đau trong cơn NMCT thì có 85% điều dưỡng
cho là đề phòng choáng cho bệnh nhân, nhưng vẫn có 8,3% không rõ lý do vì sao.

3.2.5. Lý do bệnh nhân NMCT cần được theo dõi mạch, huyết áp 2-3h/lần


15

Bảng 3.9. Lý do bệnh nhân NMCT cần được theo dõi mạch, huyết áp 2-3h/lần
Lý do

Đúng


Sai

Kết quả khảo sát

54

6

Tỷ lệ %

90

10

Hầu hết điều dưỡng đều hiểu rằng theo dõi mạch huyết áp liên tục là yêu cầu bắt
buộc của bệnh, số không đồng ý lý do này chỉ có 10%.

3.2.6. Tư vấn giáo dục bệnh nhân NMCT
Bảng 3.10 Tư vấn giáo dục bệnh nhân NMCT
Nội dung



Tỷ lệ %

Không

Tỷ lệ %


Cho bệnh nhân sớm vận động nhẹ nhàng

41

68,3

19

31,7

Trước khi ra viện hướng dẫn BN chế độ tập

40

67,0

23

33,0

Tư vấn để loại bỏ những căng thẳng tâm lý

55

91,7

5

8,3


Điều chỉnh chế độ ăn uống, chế độ thuốc

53

88,3

7

11,7

Bệnh nhân cần đi bộ tối thiểu ngày 2-3 lần

33

55%

27

45%

Mỗi lần đi bộ 20 – 30 phút

42

70,0

18

30,0


Duy trì nhịp tim lúc vận động tăng không

52

86,7

8

13,3

Giáo dục BN chế độ sinh hoạt/ thuốc men

59

98,3

1

1,7

Khuyến cáo BN thường xuyên đem theo

60

100

0

0


60

100

0

0

luyện

men hàng ngày

quá 20 nhịp so với lúc nghĩ

thuốc bên người
Khuyến cáo BN kiêng Bia, rượu, thuốc lá
tuyệt đối
Hướng dẫn chế độ tập luyện cho bệnh nhân trong khi và sau khi ra viện (67%),
tư vấn để loại bỏ căng thẳng tâm lý (91,7%), hướng dẫn chế độ sinh hoạt, thuốc men
(98,3%), khuyến cáo bệnh nhân kiêng bia, rượu, thuốc lá (100%).


16

CHƯƠNG 4: BÀN LUẬN
Kiến thức chung của điều dưỡng về bệnh nhồi máu cơ tim (NMCT)
65% điều dưỡng cho rằng dấu hiệu sớm của NMCT là đau thắt ngực, 35% cho
rằng ECG có ST chênh, thể hiện sự hiểu biết khá cao của các điều dưỡng. Thực tế, đau



17

thắt ngực là dấu hiệu phổ biến, nhưng không gặp trong tất cả các ca NMCT, và thường
đau có hướng lan rất rõ và đau kéo dài 15 – 20 phút hoặc hơn. ST chênh lên cũng là
dấu hiệu tin cậy trong NMCT, tuy nhiên cũng không thường xuyên gặp trong tất cả các
trường hợp.
Cơ chế bệnh sinh của bệnh NMCT là do tổn thương hoại tử một vùng cơ tim.
Thủ phạm ở đây chính là mãng vữa xơ động mạch. Cơ chế chủ yếu của NMCT cấp là
do sự không ổn định và nứt ra của mãng vữa xơ để hình thành huyết khối gây lấn lấp
toàn bộ lòng mạch. Khi cơ tim hoàn toàn không được cung cấp máu thì cơ vùng cơ tim
ấy sẽ hoại tử gây triệu chứng đau ngực dữ dội. Có 46,6% các điều dưỡng hiểu đúng cơ
chế của NMCT.
Theo tài liệu của GS Phạm Gia Khải - Chủ tịch Hội Tim mạch Việt Nam: Cơn
rung thất là dấu hiệu nguy hiểm nhất trong NMCT, đã có 40% điều dưỡng cho rằng
cơn rung thất là dấu hiệu nguy hiểm, đây có thể xem là một sự hiểu biết đúng có tỷ lệ
cao.
Kiến thức chăm sóc bệnh nhân NMCT của điều dưỡng
Việc động viên, giải thích, làm nhẹ đi những lo lắng cho bệnh nhân là nhu cầu
chăm sóc bệnh nhân NMCT, giảm lo lắng sợ hãi cũng giúp làm nhẹ đau đớn cho bệnh.
Tất cả các điều dưỡng đều hiểu điều này và đã thực hành với tỷ lệ cao.
Khi trong cơn NMCT, bệnh nhân phải được nằm nghỉ tuyệt đối, hạn chế vận
động, có 95% điều dưỡng đã thống nhất với ý kiến này.
Thở oxy trong cấp cứu NMCT và nguyên nhân cần cho thở oxy là do tim bị tổn
thương không đủ khả năng bơm máu do đó đau ngực và hơi thở yếu. 81,6% điều
dưỡng cho rằng thở ôxy là cần thiết cho bệnh vì cả 3 lý do này.
Tương tự như vậy, cơn đau điển hình trong NMCT có thể gây ra choáng (sốc)
cho bệnh nhân cho nên đã có 85% điều dưỡng đã ủng hộ lý do này, tuy nhiên vẫn có


18


8,3% điều dưỡng không rõ lý do vì sao phải dùng các loại thuốc giảm đau cho bệnh
nhân (Aspirine, Morpine, Dolargan…)
Hầu hết điều dưỡng đều hiểu rằng theo dõi mạch huyết áp liên tục là yêu cầu bắt
buộc của bệnh, số không đồng ý lý do này chỉ có 10%, nhưng có thể vì một số người
yêu cầu số lần theo dõi mạch huyết áp cần nhiều hơn nữa.
Về tư vấn giáo dục bệnh nhân NMCT
- Khuyến cáo bệnh nhân loại bỏ những căng thẳng tâm lý 91,7%.
- Điều chỉnh chế độ ăn uống, chế độ thuốc men hàng ngày 88,3%.
- Giáo dục bệnh nhân chế độ sinh hoạt/thuốc men 98,3%.
- Khuyến cáo bệnh nhân đem thuốc bệnh thường xuyên bên người và khuyến
cáo bệnh nhân kiêng bia rượu, thuốc lá tuyệt đối đều đạt 100%.
- Cho bệnh nhân sớm vận động nhẹ nhàng, tư vấn đi bộ tối thiểu ngày 2 – 3 lần
có số điều dưỡng ủng hộ thấp (55%- 68,3%), điều này còn có thể do bản thăm dò ý
kiến chưa rõ với các chỉ định cụ thể.

KẾT LUẬN
Kiến thức chung của điều dưỡng về bệnh nhồi máu cơ tim (NMCT) nhận biết
dấu hiệu sớm của NMCT: 65% Đau thắt ngực, 21% điện tâm đồ có sóng ST chênh. Cơ
chế bệnh sinh 46,6% NMCT là do tổn thương hoại tử một vùng cơ tim, 22,8% không


19

rõ cơ chế bệnh sinh của NMCT,40% biết dấu hiệu nguy hiểm của NMCT là cơn rung
thất.
Kiến thức chăm sóc bệnh nhân NMCT: 72% phải làm công tác tư tưởng bệnh
nhân trước khi làm thủ tuật, 90% nằm nghỉ tuyệt đối trong cơn NMCT là cần thiết,
nguyên nhân thở oxy trong cơn đau 11,6% điều dưỡng cho rằng do tim bị tổn thương
không đủ khả năng bơm máu, 81,6% bệnh nhân thở yếu và đau ngực. Lý do bệnh nhân

cần được giảm đau trong cơn NMCT 85% đề phòng choáng, 8,3% không rõ lý do vì
sao.
Về tư vấn giáo dục bệnh nhân NMCT
- Khuyến cáo bệnh nhân loại bỏ những căng thẳng tâm lý 91,7%.
- Điều chỉnh chế độ ăn uống, chế độ thuốc men hàng ngày 88,3%.
- Giáo dục bệnh nhân chế độ sinh hoạt/ thuốc men 98,3%.
- Khuyến cáo bệnh nhân đem thuốc bệnh thường xuyên bên người và khuyến
cáo bệnh nhân kiêng bia rượu, thuốc lá tuyệt đối đều đạt 100%.
- Cho bệnh nhân sớm vận động nhẹ nhàng, tư vấn đi bộ tối thiểu ngày 2 – 3 lần
có số điều dưỡng ủng hộ thấp (55%- 68,3).

TÀI LIỆU THAM KHẢO
1.Trường ĐHYD Huế, Điều dưỡng nội khoa
2.TS BS Nguyễn Ninh Hải,Chăm sóc và điều trị người mắc bệnh Tim Mạch


20

3. www.cimsi.org.vn, Đại cương về Nhồi máu cơ tim,
4. PGS.TS.BS Nguyễn Quang Tuấn, 2011, Sức khỏe trái tim,
5. GS, TS.BS Nguyễn Huy Dung,Sức khỏe và bệnh tim mạch
6. GS.TS Nguyễn Huy Dung, 2011,Bệnh mạch vành,
7.Giải phẫu ghép động mạch tim – www.medicinenet.com
8. Quỹ Tim Học Úc , Bảng chỉ dẫn cấp cứu hội chứng cấp nghẽn mạch vành
tim
9.Beers MH, Berkow R, editors: The Merck Manual. 17th edition. Whitehouse
Station (NJ): Merck Research Laboratories; 1999. ISBN 0-911910-10-7
10. Smith A, Aylward P, Campbell T, et al.: Therapeutic Guidelines:
Cardiovascular. 4th edition. North Melbourne: Therapeutic Guidelines; 2003. ISSN
1327-9513

11. Zimetbaum PJ, Josephson ME: "Use of the electrocardiogram in acute myocardial
infarction". In: N Engl J Med 2003;348(10):933–40. PMID 12621138.

DANH MỤC CÁC BẢNG
Trang
Bảng 3.1. Dấu hiệu sớm của bệnh NMCT
Bảng 3.2. Cơ chế bệnh sinh của bệnh NMCT
Bảng 3.3. Dấu hiệu nguy hiểm của bệnh NMCT
Bảng 3.4. Bệnh không có nguy cơ liên quan với bệnh NMCT
Bảng 3.5. Cần động viên giải thích cho bệnh nhân NMCT
Bảng 3.6. Hướng dẫn bệnh nhân NMCT
Bảng 3.7. Sự hiểu biết của ĐD về lý do BN phải được thở oxy trong cơn NMCT
Bảng 3.8. Lý do bệnh nhân phải được giảm đau trong NMCT
Bảng 3.9. Lý do BN NMCT cần được theo dõi mạch, huyết áp 2-3h/lần

12
12
13
13
14
14
15
15
16

Bảng 3.10 Tư vấn giáo dục bệnh nhân NMCT

16



21

DANH MỤC CÁC HÌNH
Trang
Hình 1.1. Điện tâm đồ đoạn ST nâng lên

5

Hình 1.2. Hình quang tuyến (dùng chất cản quang) động mạch vành tim

7

Hình 1.3: Giải phẫu ghép động mạch vành tim

8

DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
- NMCT:

Nhồi máu cơ tim

- ĐMV:

Động mạch vành

- WHO:

Tổ chức y tế thế giới

- BVĐK:


Bệnh viện đa khoa

MỤC LỤC
Lời cảm ơn
Lời cam đoan
Danh mục các bảng
Danh mục các hình
Danh mục chữ viết tắt
Mục lục
Trang


22

Tóm tắt

1

Đặt vấn đề

2

Mục tiêu nghiên cứu

3

Chương 1: Tổng quan tài liệu

4


1.1. Định nghĩa

4

1.2. Triệu chứng điển hình và thường gặp nhất của nhồi máu cơ tim 4
1.3. Chẩn đoán nhồi máu cơ tim

5

1.4. Điều trị

6

1.5. Cấp cứu

7

Chương 2: Đối tượng và phương pháp nghiên cứu

10

2.1. Đối tượng nghiên cứu

10

2.2. Thời gian nghiên cứu

10


2.3. Phương pháp nghiên cứu

10

Chương 3: Kết quả nghiên cứu

12

3.1. Kiến thức chung của điều dưỡng về bệnh (NMCT)

12

3.2 Kiến thức chăm sóc bệnh nhân NMCT của điều dưỡng

14

Chương 4: Bàn luận

18

Kết luận

20

Tài liệu tham khảo



×