Tải bản đầy đủ (.docx) (12 trang)

phân tích cấu trúc hệ thống chính trị nước ta hiện nay trình bày suy nghĩ của nhóm về văn hóa chính trị của giới trẻ hiện nay

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (138.85 KB, 12 trang )

Nhóm 3
Đề bài: Phân tích cấu trúc hệ thống chính trị nước ta hiện nay. Trình bày suy nghĩ của
nhóm về văn hóa chính trị của giới trẻ hiện nay.

1 Hệ thống chính trị của Việt nam
1.1 Các bộ phận trong cấu trúc hệ thống chính trị Việt Nam
Trong mọi xã hội có giai cấp, quyền lực của chủ thể cầm quyền được thực
hiện bằng một hệ thống thiết chế và tổ chức chính trị nhất định. Đó là hệ thống
chính trị. Hệ thống chính trị là một chỉnh thể các tổ chức chính trị trong xã hội
bao gồm các đảng chính trị, Nhà nước và các tổ chức chính trị - xã hội hợp pháp
được liên kết với nhau trong một hệ thống tổ chức nhằm tác động vào các quá
trình của đời sống xã hội, để củng cố, duy trì và phát triển chế độ đương thời
phù hợp với lợi ích của chủ thể giai cấp cầm quyền.Hệ thống chính trị xuất hiện
cùng với sự thống trị của giai cấp, Nhà nước và thực hiện đường lối chính trị của
giai cấp cầm quyền, do đó hệ thống chính trị mang bản chất giai cấp của giai cấp
cầm quyền.
Trong chủ nghĩa xã hội, giai cấp công nhân và nhân dân lao động là chủ
thể thực sự của quyền lực, tự mình tổ chức và quản lý xã hội, quyết định nội
dung hoạt động của hệ thống chính trị xã hội chủ nghĩa. Ở nước ta, giai cấp
công nhân và nhân dân lao động là chủ thể chân chính của quyền lực. Bởi vậy,
hệ thống chính trị ở nước ta là cơ chế, là công cụ thực hiện quyền làm chủ của
nhân dân lao động dưới sự lãnh đạo của Đảng. Hệ thống chính trị ở nước ta
hiện nay bao gồm: nhà nước CHXHCNVN, Đảng CSVN, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, Tổng
Liên đoàn Lao động Việt Nam, Đoàn thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh, Hội Liên hiệp phụ nữ
Việt Nam, Hội Nông dân Việt Nam, Hội Cựu chiến binh Việt Nam, ngoài ra còn có các tổ chức
chính trị-xã hội hợp pháp khác của nhân dân.

1.2 Chức năng của các bộ phận trong cấu trúc hệ thống chính trị Việt Nam
1.2.1 Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.

Nhà nước là trụ cột của hệ thống chính trị ở nước ta, là công cụ tổ chức


thực hiện ý chí và quyền lực của nhân dân, thay mặt nhân dân, chịu trách nhiệm
trước nhân dân để quản lý toàn bộ hoạt động của đời sống xã hội. Đó chính là
Nhà nước của nhân dân, do nhân dân và vì nhân dân. Mặt khác, Nhà nước chịu
sự lãnh đạo của giai cấp công nhân, thực hiện đường lối chính trị của Đảng.
Đảng lãnh đạo Nhà nước thực hiện và đảm bảo đầy đủ quyền làm chủ của nhân
dân. Như vậy, Nhà nước xã hội chủ nghĩa vừa là cơ quan quyền lực, vừa là bộ


máy chính trị, hành chính, vừa là tổ chức quản lý kinh tế, văn hoá, xã hội của
nhân dân. Quyền lực Nhà nước là thống nhất, có sự phân công và phối hợp chặt
chẽ giữa các cơ quan trong việc thực hiện các quyền lập pháp, hành pháp và tư
pháp. Sơ đồ tổ chức bộ máy nhà nước Cộng Hòa Xã Hội Chủ nghĩa Việt Nam:
- Quốc hội: Quốc hội là cơ quan đại diện cao nhất của nhân dân, cơ quan quyền
lực Nhà nước cao nhất của nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Quốc hội
do nhân dân trực tiếp bầu ra, Quốc hội là cơ quan duy nhất có quyền lập ra Hiến
pháp và luật pháp (lập hiến và lập pháp). Quốc hội quyết định những chính sách
cơ bản về đối nội, đối ngoại, nhiệm vụ phát triển kinh tế-xã hội, những nguyên
tắc chủ yếu về tổ chức và hoạt động của bộ máy Nhà nước, về quan hệ xã hội
và hoạt động của công dân. Quốc hội thực hiện quyền giám sát tối cao với toàn
bộ hoạt động của Nhà nước. Với ý nghĩa đó, Quốc hội được gọi là cơ quan lập
pháp. Chính phủ là cơ quan chấp hành của Quốc hội, cơ quan hành chính cao
nhất của nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Sơ đồ cơ cấu tổ chức văn
phòng Quốc Hội:
- Chính phủ: Chính phủ thống nhất quản lý việc thực hiện các nhiệm vụ chính trị,
kinh tế, văn hoá, xã hội, an ninh, quốc phòng và đối ngoại của Nhà nước. Chính
phủ là cơ quan chấp hành, chịu trách nhiệm trước Quốc hội và phải báo cáo
công tác với Quốc hội. Trên ý nghĩa đó, Chính phủ được gọi là cơ quan hành
pháp.
- Cơ quan tư pháp: Cơ quan tư pháp gồm: Toà án, Viện kiểm sát và các cơ quan
điều tra. Đây là những cơ quan được lập ra trong hệ thống tổ chức Nhà nước để

xử lý những tổ chức và cá nhân vi phạm pháp luật, đảm bảo việc thực thi pháp
luật một cách nghiêm minh, chính xác. Toà án các cấp là cơ quan nhân danh
Nhà nước, thể hiện thái độ và ý chí của Nhà nước trước các vụ án thông qua
hoạt động độc lập và chỉ tuân theo pháp luật. Toà án là cơ quan duy nhất có
quyền áp dụng chế tài hình sự, không ai bị coi là có tội và phải chịu hình phạt khi
chưa có bản án kết tội của toà án đã có hiệu lực pháp luật. Để đảm bảo pháp
luật được chấp hành nghiêm chỉnh, đảm bảo việc xét xử đúng người đúng tội,
Viện kiểm sát nhân dân được tổ chức thành hệ thống, tập trung thống nhất và
độc lập thực hiện thẩm quyền của mình đối với các cơ quan khác của Nhà nước.
Thực hiện các quyền khởi tố, kiểm sát các hoạt động điều tra, truy tố…Với ý
nghĩa đó, các tổ chức Toà án, Viện kiểm sát được gọi là cơ quan tư pháp. Nhà
nước thực hiện quản lý xã hội bằng pháp luật, đồng thời coi trọng giáo dục nâng


cao ý thức chấp hành pháp luật của nhân dân. Vì vậy, cần tăng cường pháp chế
xã hội chủ nghĩa.
1.2.2

Đảng Cộng sản Việt Nam.

Đảng Cộng sản Việt Nam – đội tiên phong của giai cấp công nhân, đại
biểu trung thành lợi ích giai cấp công nhân, nhân dân lao động và của cả dân
tộc. Đảng là một bộ phận của hệ thống chính trị nhưng lại là hạt nhân lãnh đạo
của toàn bộ hệ thống chính trị. Vai trò lãnh đạo của Đảng thể hiện trên những nội
dung chủ yếu sau:
- Đảng đề ra Cương lĩnh chính trị, đường lối, chiến lược, những quan điểm, chủ
trương phát triển kinh tế-xã hội; đồng thời Đảng là người lãnh đạo và tổ chức
thực hiện Cương lĩnh, đường lối của Đảng.
- Đảng lãnh đạo xã hội chủ yếu thông qua Nhà nước và các đoàn thể quần
chúng. Đường lối, chủ trương, quan điểm của Đảng được Nhà nước tiếp nhận,

thể chế hoá cụ thể bằng pháp luật và những chủ trương, chính sách, kế hoạch,
chương trình cụ thể. Vì vậy, Đảng luôn quan tâm đến việc xây dựng Nhà nước
và bộ máy của Nhà nước, đồng thời kiểm tra việc Nhà nước thực hiện các Nghị
quyết của Đảng.
- Đảng lãnh đạo xã hội thông qua hệ thống tổ chức Đảng các cấp và đội ngũ cán
bộ, đảng viên của Đảng. Đảng lãnh đạo công tác cán bộ bằng việc xác định
đường lối, chính sách cán bộ, lựa chọn, bố trí, giới thiệu cán bộ có đủ tiêu chuẩn
vào các cơ quan lãnh đạo của Nhà nước và các đoàn thể quần chúng và các tổ
chức chính trị – xã hội.
- Ngoài ra, Đảng lãnh đạo bằng phương pháp giáo dục, thuyết phục và nêu
gương, làm công tác vận động quần chúng, lãnh đạo thực hiện tốt quy chế dân
chủ…
1.2.3 Mặt trận Tổ quốc Việt Nam.

Đây là những tổ chức chính trị-xã hội hợp pháp được tổ chức để tập hợp
rộng rãi các tầng lớp nhân dân theo nguyên tắc tự nguyện, tự quản đại diện cho
lợi ích của nhân dân, tham gia vào hệ thống chính trị, tuỳ theo tính chất, tôn chỉ,
mục đích của mình nhằm bảo vệ quyền lợi dân chủ của nhân dân. Mặt trận Tổ
quốc Việt Nam, các đoàn thể nhân dân có vai trò rất quan trọng trong sự nghiệp
đại đoàn kết toàn dân tộc để xây dựng và bảo vệ đất nước; phát huy dân chủ,
nâng cao trách nhiệm công dân của các hội viên, đoàn viên, giữ gìn kỷ cương
phép nước, thúc đẩy công cuộc đổi mới, thắt chặt mối quan hệ giữa nhân dân


với Đảng và Nhà nước. Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, các đoàn thể nhân dân là cơ
sở chính trị của chính quyền nhân dân, nơi thể hiện ý chí và nguyện vọng; phát
huy khả năng tham gia bầu cử Quốc hội và Hội đồng Nhân dân; tuyên truyền vận
động nhân dân thực hiện đường lối, chính sách của Đảng và Nhà nước; thực
hiện giám sát của nhân dân với cán bộ, công chức và giải quyết những mâu
thuẫn trong nội bộ nhân dân.

1.2.4 Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam.

Tổng Liên đoàn lao động Việt Nam là tổ chức chính trị - xã hội rộng lớn
của giai cấp công nhân, đội ngũ trí thức và những người lao động tự nguyện lập
ra nhằm mục đích tập hợp, đoàn kết lực lượng, xây dựng giai cấp công nhân
Việt Nam lớn mạnh về mọi mặt; đại diện và bảo vệ các quyền, lợi ích hợp pháp,
chính đáng của người lao động, phấn đấu xây dựng nước Việt Nam độc lập,
thống nhất đi lên chủ nghĩa xã hội. Tổng Liên đoàn lao động Việt Nam có tính
chất quần chúng và tính chất giai cấp công nhân, có chức năng: Đại diện và bảo
vệ các quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng của công nhân viên chức lao động;
tham gia quản lý Nhà nước, quản lý kinh tế - xã hội, tham gia kiểm tra, giám sát
hoạt động của cơ quan nhà nước, tổ chức kinh tế; giáo dục, động viên công
nhân viên chức lao động phát huy quyền làm chủ đất nước, thực hiện nghĩa vụ
công dân, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
1.2.5 Đoàn thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh.

Đoàn thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh là tổ chức chính trị - xã hội tập
hợp tầng lớp thanh niên, là đoàn thể của các thanh niên ưu tú, đội hậu bị của
Đảng. Tổ chức Đoàn được thành lập trên phạm vi cả nước, có mặt ở hầu hết
các cơ quan, đơn vị, tổ chức từ trung ương đến cơ sở nhằm thu hút thế hệ trẻ
vào những hoạt động xã hội bổ ích, lành mạnh, qua đó giáo dục ý thức tôn trọng
pháp luật cho đoàn viên thanh niên.
1.2.6 Hội Liên hiệp phụ nữ Việt Nam.

Hội Liên hiệp phụ nữ Việt Nam là tổ chức chính trị - xã hội của giới nữ, có
chức năng đại diện cho quyền bình đẳng, dân chủ, lợi ích hợp pháp và chính
đáng của phụ nữ, tham gia quản lý Nhà nước, tham gia xây dựng Đảng. Hội
đoàn kết, vận động, tổ chức, hướng dẫn phụ nữ thực hiện chủ trương, chính
sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước, góp phần xây dựng và bảo vệ Tổ quốc
Việt Nam xã hội chủ nghĩa.



1.2.7 Hội Nông dân Việt Nam.

Hội Nông dân Việt Nam là tổ chức chính trị - xã hội của giai cấp nông dân
do Đảng Cộng sản Việt Nam lãnh đạo và là thành viên của Mặt trận Tổ quốc Việt
Nam, cơ sở chính trị của Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Hội
nông dân Việt Nam vận động giáo dục hội viên, nông dân phát huy quyền làm
chủ, tích cực học tập nâng cao trình độ, năng lực về mọi mặt; đại diện giai cấp
nông dân tham gia xây dựng Đảng và Nhà nước; chăm lo bảo vệ các quyền và
lợi ích của nông dân Việt Nam.
1.2.8 Hội Cựu chiến binh Việt Nam.

Hội Cựu chiến binh Việt Nam là đoàn thể chính trị - xã hội, thành viên của
Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, là cơ sở chính trị của chính quyền nhân dân, một tổ
chức trong hệ thống chính trị do Đảng Cộng sản Việt Nam lãnh đạo, hoạt động
theo đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng, Hiến pháp, pháp luật của Nhà
nước và Điều lệ của Hội. Mục đích của Hội là tập hợp, đoàn kết, tổ chức, động
viên các thế hệ cựu chiến binh giữ gìn và phát huy bản chất, truyền thống “Bộ
đội Cụ Hồ”, tích cực tham gia xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, bảo vệ thành quả
cách mạng, xây dựng và bảo vệ Đảng, chính quyền, chế độ, bảo vệ quyền lợi
chính đáng và hợp pháp của cựu chiến binh, chăm lo giúp đỡ nhau về tinh thần
và vật chất trong cuộc sống, gắn bó tình bạn chiến đấu. Hệ thống chính trị ở cơ
sở có vai trò rất quan trọng trong việc tổ chức và vận động nhân dân thực hiện
đường lối, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước, tăng cường đại đoàn
kết toàn dân tộc, phát huy quyền làm chủ của nhân dân, huy động mọi khả năng
phát triển kinh tế-xã hội, tổ chức cuộc sống của cộng đồng dân cư.
1.2.9 Các tổ chức chính trị-xã hội hợp pháp khác của nhân dân.

Các tổ chức chính trị - xã hội của nhân dân có nhiệm vụ giáo dục chính trị

tư tưởng, động viên và phát huy tính tích cực xã hội của các tầng lớp nhân dân,
góp phần thực hiện nhiệm vụ chính trị; chăm lo bảo vệ lợi ích chính đáng và hợp
pháp của nhân dân; tham gia vào công việc quản lý Nhà nước, quản lý xã hội,
giữ vững và tăng cường mối liên hệ mật thiết giữa Đảng, Nhà nước và nhân
dân, góp phần thực hiện và thúc đẩy quá trình dân chủ hoá và đổi mới xã hội,
thực hiện cơ chế Đảng lãnh đạo, Nhà nước quản lý, nhân dân làm chủ.
1.3 Đánh giá tính hợp lý
Như vậy, có thể nhận thấy rõ rằng trong hệ thống chính trị - xã hội Việt
Nam, các tổ chức chính trị - xã hội đóng vai trò vừa là trung tâm đoàn kết, tập
hợp đông đảo các lực lượng quần chúng nhân dân (tính chất xã hội), đại diện và
bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng của các thành viên vừa thực hiện vai


trò nền tảng chính trị của chính quyền nhân dân, tổ chức động viên nhân dân
thực hiện thắng lợi các nhiệm vụ chính trị của Đảng và Nhà nước. So với các tổ
chức xã hội khác, vai trò này của các tổ chức chính trị - xã hội có tính trực tiếp
hơn trong việc phục vụ sự nghiệp cách mạng theo đường lối của Đảng, chính
sách, pháp luật của Nhà nước.
Bên cạnh các tổ chức chính trị, chính trị - xã hội truyền thống, còn có hàng
trăm tổ chức xã hội khác. Các tổ chức xã hội loại này đang ngày càng nhiều và
gồm các hình thức tổ chức phong phú như các hiệp hội kinh tế, hội nghề nghiệp,
các hội quần chúng tập hợp theo sở thích, ý nguyện, các tổ chức hoạt động
tương trợ xã hội không nhằm mục đích lợi nhuận... Đặc điểm chung của các tổ
chức xã hội là tính phi chính trị và phi lợi nhuận. Điều này có nghĩa, các tổ chức
này hoạt động trên nguyên tắc tự nguyện, dân chủ, bình đẳng, bảo vệ và phát
triển lợi ích chung của các thành viên. Các tổ chức này về bản chất sinh ra
không phải để trực tiếp thực hiện các nhiệm vụ của Đảng và Nhà nước.
Ngày nay, vai trò của các tổ chức xã hội đang dần được xác định một cách
đúng đắn hơn trong sự nghiệp xây dựng nền kinh tế thị trường, Nhà nước pháp
quyền xã hội chủ nghĩa và một xã hội dân sự. Không phải chỉ bây giờ mà từ rất

xa xưa, việc quản lí xã hội trước hết và phần lớn vốn thuộc về chức năng của
các tổ chức xã hội (trong đó có cả gia đình). Trong xã hội hiện đại cũng cần phải
như vậy, với tư duy “nhà nước nhỏ, xã hội lớn” thì vị trí của các tổ chức xã hội
được mô hình hoá như một “cái bệ đỡ” lớn, vững chắc cho sự tồn tại của các
thiết chế chính trị là Đảng, Nhà nước. Gốc có to, cây mới vững bền, đó là một
triết lí đơn giản nhưng đầy ý nghĩa đối với hệ thống chính trị - xã hội Việt Nam.
Như vậy, trong hệ thống chính trị - xã hội ngày nay, các tổ chức xã hội
đóng vai trò năng động tích cực hơn so với nền kinh tế kế hoạch hóa tập trung.
Hệ thống chính trị đảm bảo tính thống nhất của ý chí, nguyện vọng và quyền lực
nhân dân. Hệ thống xã hội đảm bảo tính nhân bản và tính đa dạng của đời sống
xã hội, cả hai hệ thống chính trị và hệ thống xã hội hòa hợp thành thể thống nhất
được gọi là hệ thống chính trị - xã hội. Tuy nhiên, điểm cần chú ý trong mối liên
hệ biện chứng giữa hai hệ thống này là nếu hệ thống chính trị không có mục
đích tự thân thì ngược lại hệ thống xã hội trong khi hoạt động vì mục tiêu cho
chính hệ thống mình (mang tính xã hội) có nhu cầu và mong muốn tác động đến
hệ thống chính trị một cách tự nhiên. Thành ra, dù khác nhau về phương thức,
nguyên tắc tổ chức và hoạt động nhưng nhìn tổng thể mục tiêu của cả hai hệ
thống cuối cùng đều thống nhất ở chỗ vì con người, vì một xã hội tốt đẹp.


2 Văn hóa chính trị trong giới trẻ hiện nay
2.1 Văn hóa chính trị là gì?
Văn hoá chính trị, với tư cách là một loại hình của văn hoá là khái niệm nói
về sự thẩm thấu của văn hoá vào chính trị, là chính trị có tính văn hoá. Như vậy,
văn hoá chính trị không phải là bản thân chính trị, bản thân văn hoá, hay là sự
cộng gộp giản đơn hai lĩnh vực này, mà đó là chính trị bao hàm tính văn hoá từ
bản chất bên trong của nó. Biểu hiện của văn hoá chính trị thể hiện ở hai
phương diện cơ bản:
Một là, chính trị với ý nghĩa là chính trị dân chủ, tiến bộ phải hướng tới mục
đích cao nhất là vì con người, giải phóng con người, tôn trọng quyền con người,

tạo điều kiện cho con người phát triển tự do, toàn diện, hài hoà. Đây là tính nhân
văn sâu sắc của một nền chính trị có văn hoá.
Hai là, những tư tưởng chính trị tốt đẹp không phải là những ý niệm trừu
tượng mà phải thiết thực, cụ thể, có khả năng đi vào cuộc sống. Nghĩa là nó phải
thấu triệt trong hệ tư tưởng chính trị, thể hiện qua đường lối chính sách của
đảng cầm quyền và nhà nước quản lý, trong ứng xử và trong việc triển khai các
kế hoạch cụ thể nhằm phát triển xã hội và phục vụ cuộc sống của cá nhân cũng
như của cộng đồng xã hội.
Văn hoá chính trị làm cho sự tác động của chính trị đến đời sống xã hội
giống như sức mạnh của văn hoá. Đó là loại sức mạnh không dựa vào quyền
lực hay ép buộc mà thông qua cảm hoá, khơi dậy tinh thần sáng tạo, ý thức tự
giác của các tầng lớp xã hội. Việc xây dựng văn hoá chính trị phải chú trọng
đồng thời cả ba phương diện: giá trị xã hội được lựa chọn, năng lực chính trị và
trình độ phát triển về văn hóa chính trị của chủ thể chính trị.
2.2 Văn hóa chính trị trong giới trẻ
Có thể nói giới trẻ VN hiện nay do được tiếp nhận những nguồn thông tin
đa dạng nên có những nhận thức rất khác nhau. Họ chia thành nhiều nhóm, và
mỗi nhóm có những mối quan tâm, sự hiểu biết và thái độ riêng về những vấn đề
xảy ra trong xã hội.
Có rất nhóm rất tích cực, họ quan tâm đến công tác xã hội, đến những vấn
đề của đất nước bằng con mắt khách quan và họ suy nghĩ về vấn đề 1 cách
thông suốt. Bên cạnh đó cũng có những nguời trẻ tuy được dạy dỗ đàng hoàng,
được tiếp nhận những thông tin vô cùng phong phú nhưng lại không có khả


năng phân tích và đánh giá, cũng như thấu hiểu xem thông tin đó có chính xác
hay không?
Nói về nhận thức, như một trong những yếu tố quan trọng, hàng đầu quyết
định hành động của con người. Việt Nam, dân số trẻ, tầng lớp thanh niên chiếm
số lượng vô cùng lớn trong xã hội. Vì thế, hành động và ý thức của tầng lớp này

có sức mạnh và khả năng tác động to lớn đối với sự phát triển chung của toàn
xã hội.
Nhận thức của giới trẻ Việt Nam về tình hình chính trị hiện nay còn nhiều
hạn chế. Trong đó, cụ thể, có thể ở những dạng sau:
Thứ nhất, đại đa số lớp trẻ Việt Nam không quan tâm đến chính trị. Không
quan tâm ở đây là gì? Nghĩa là xem vấn đề chính trị như một chủ đề không nằm
trong danh mục những điều cần tìm hiểu của mình khi tiếp cận các thông tin
trong đời sống xã hội. Việc giới trẻ quan tâm nhiều hơn đến thời trang, công
nghệ, thể thao, giải trí hay tình yêu là điều hoàn toàn dễ hiều. Dù gì, đó cũng là
những vấn đề hấp dẫn, lôi cuốn từng ngày. Mà lớp trẻ thì luôn thích tiếp cận với
cái mới, ham khám phá những điều mới mẻ, những vấn đề kể trên rõ ràng gần
với giới trẻ hơn so với những phức tạp đang diễn biến trong tình hình chính trị.
Họ sẵn sàng lao vào một cuộc tranh luận bảo vệ cho thần tượng nhưng dường
như lại im bặt trước những vấn đề chính trị - xã hội nóng bỏng. Một số khác lại
rơi vào những tranh cãi chính trị mà không hề có lấy một nền tảng kiến thức
chính trị cơ bản.
Theo một nghiên cứu đánh giá gần đây, giới trẻ Việt Nam ít quan tâm đến
chính trị hơn so với giới trẻ ở các nước phương Tây. Một mặt, điều này phản
ánh tính ổn định của nền chính trị Việt Nam, mặc khác cho thấy một sự thật đáng
buồn là nền chính trị có không nhận được sự tham gia, quan tâm tìm hiểu của
giới trẻ.
Thứ hai, một bộ phận khác lớp trẻ Việt Nam có sự quan tâm nhất định đến
chính trị nhưng không hiểu biết đúng đắn, hoặc có nhiều nhận thức sai lạc về
tình hình chính trị. Sẽ không có gì bất ngờ nếu một người trẻ nghe theo sự kịch
động tham gia biểu tình chống Trung Quốc. Nhận thức không đầy đủ, có phần
lệch lạc, cùng với sự kích động của các thế lực bên ngoài khiến họ tin rằng cứ
tham gia biểu tình chống Trung Quốc là một biểu hiện của lòng yêu nước.
Biểu hiện thứ ba, nguy hiểm hơn khi nói về sự không hiểu biết về chính trị
của giới trẻ Việt Nam, chính là hành động chống đối của nhiều thanh niên Việt



Nam. Điều nguy hại là họ xem đó là biểu hiện của tinh thần dân tộc, lòng yêu
nước.
Nhưng nói người trẻ ít quan tâm đến các vấn đề chính trị thì đó lại là đánh
giá một chiều. Đơn giản chỉ nhìn vào những phần comment (bình luận), ý kiến
phản hồi của bạn đọc dưới các bài báo liên quan đến vấn đề chính trị, xã hội,
thay đổi nhân sự lãnh đạo của TP, của đất nước... sẽ thấy có rất nhiều người trẻ
theo dõi và bày tỏ quan điểm. Quan sát một vòng các trang mạng xã hội, báo
điện tử sẽ thấy các bạn trẻ không “ngó lơ” chính trị. Giới trẻ không ngó lơ chính
trị nhưng từ trước đến nay việc tham gia các tổ chức chính trị, xã hội dường như
là “trận địa” không dành cho người trẻ ở khu vực ngoài nhà nước.
Quan điểm trẻ hóa bộ máy nhà nước, cơ quan dân cử, trẻ hóa đội ngũ lãnh

đạo không phải được nêu ra 1 lần. Trao cơ hội cho lớp trẻ - chuyện này đã nghe
nhiều chuyên gia đề xuất, nhiều cán bộ lãnh đạo phát biểu trên báo chí, trong
các kỳ họp, nhưng thực tế tiến hành thì vẫn thấy còn khá xa vời. Cảm giác thế hệ
đi trước còn chưa thật sự mạnh dạn, hoặc chưa yên tâm trao gửi cơ hội, niềm
tin vào năng lực của lớp trẻ; chưa đủ thời gian và tâm sức đóng vai trò hướng
dẫn, cố vấn, hỗ trợ người trẻ trong việc tham gia và trưởng thành dần từ những
quyết định mang tầm chiến lược phát triển cộng đồng, xã hội. Có thể người lớn
đang e dè vì sợ rủi ro, không dám giao trọng trách bởi ngại góc nhìn non trẻ,
thiếu kinh nghiệm của người trẻ. Thế hệ trí thức chân chính đi trước đóng vai trò
“giữ lửa” và can thiệp khi cần thiết tạo nên niềm tin vững chắc, thế hệ trẻ đi sau
“mồi lửa” lao vào bóng tối mang theo khát vọng tuổi trẻ nhằm thắp sáng cho thế
hệ tương lai, bên cạnh một lớp trí thức hèn mọn và một lớp người chỉ biết ăn
bám chờ đợi hưởng thụ thành quả.
Vậy con đường nào giới trẻ nên đi?
Điều này đòi hỏi thế hệ trẻ cần phải tỉnh táo và thận trọng, biết “lấy dài
nuôi ngắn” khi muốn tham gia vào đời sống chính trị là điều cần thiết trong hoàn
cảnh nước ta hiện nay. Khi có nền tảng, hãy đi với trí óc, trái tim và ngọn lửa của

tuổi trẻ. Trong hoàn cảnh hiện nay, giới trẻ trong nước nên hoạt động “Khai
sáng” là điều cần thiết hơn là tham gia hay dấn thân vào đảng phái, tổ chức
chính trị đối lập. Đồng ý là đảng phái và tổ chức chính trị không phải là xấu,
nhưng ở chính thể độc đảng, khi hoạt động theo các tổ chức đối lập thì đây là
đối tượng dễ bị tiêu diệt nhất. Xu thế dân chủ hóa là điều tất yếu, rồi nhất định sẽ
đến trong tương lai.


Thế hệ trẻ còn một con đường dài ở phía trước. Vẫn còn đó con đường
mà Cụ Phan Chu Trinh còn đang bỏ ngỏ nhưng rất sáng giá và tỏ ra có ưu thế
trong tình hình nước ta hiện nay. Đây không phải là con đường “cầu xin rủ lòng
thương” như nhiều người làm chính trị đã đánh giá, mà nó là lối rẽ cần thiết khi
đứng trước nguy cơ của “bạo lực cách mạng”.
Giới trẻ hiện nay là không bị ràng thuộc vào cuộc chiến mang tính “lịch
sử”, từ đó làm tác nhân độc lập có khả năng kết nối bài học từ lịch sử mà tạo
nên động lực chính cho sự chuyển dịch xu thế chính trị theo chiều hướng tích
cực và dễ dàng hơn thế hệ trước đó. Điều khó khăn lớn nhất trong sự chuyển
dịch này khi còn nhiều tổ chức chính trị muốn bài trừ và tiêu diệt những gì thuộc
về Cộng sản và tất yếu sẽ vấp phải sự kháng cự quyết liệt từ nhiều người dưới
sự yểm trợ của một bộ phận bảo thủ không nhỏ trong Đảng Cộng Sản.
Cho nên giới trẻ nếu không tỉnh táo dễ bị cuốn theo và chịu ảnh hưởng từ
dư chấn của cuộc đối đầu này. Những tiếng nói độc lập, không theo lề lối nào dễ
dàng bị “quy chụp” theo kiểu “cộng sản nằm vùng” hay “thế lực thù địch” của từ
hai phía.
Do đó, đã đến lúc giới trẻ hiện nay cần phải là một con người tự do, độc
lập và tự chủ trong cuộc chơi của mình. Cần phải thay đổi phương pháp và tạo
ra một luật chơi mới.
Thế hệ trẻ ngày hôm nay cần làm một việc là dũng cảm trình bày những
suy nghĩ của mình trước thực trạng của đất nước. Nói lên tiếng nói của mình,
minh bạch tất cả những hiểu biết và hoạt động của mình, và đòi hỏi sự tôn trọng

đó từ những người có trách nhiệm và thế hệ đi trước. Dù vẫn biết rằng khi trình
bày quan điểm của mình có thể bị đội lên cái mũ “phản động” và cáo buộc “tuyên
truyền chống nhà nước”. Nhưng vẫn có sự lạc quan và cho rằng đó chỉ tiếng nói
lạc lõng từ “căn bệnh nghề nghiệp” của một số ít người.
Công cuộc khai sáng đòi hỏi sự tham gia của thế hệ trẻ, đặc biệt là sinh
viên, cần chủ động và tích cực hơn trong sự nghiệp khai sáng nhằm thúc đẩy
tiến trình hướng xã hội và nhà nước đến dân chủ và pháp quyền một cách hiện
hữu, bền vững trong tương lai.
Trước mắt, để thu hút các bạn trẻ tham gia những chuyện đại sự của đất
nước thì trước nhất cần làm cho họ thấy mình được lắng nghe. Những vấn đề
đem ra lấy ý kiến đóng góp của nhân dân thì nên công khai nội dung được tiếp
thu.


Ngoài ra, cần tổ chức nhiều cuộc thi hiến kế, đóng góp cho chiến lược,
sách lược phát triển đất nước, treo giải thật cao để thu hút chất xám từ đủ mọi
khu vực, thành phần. Đừng tổ chức thi kiểu phong trào, đến hẹn lại lên, kiểu “lập
thành tích chào mừng” nhưng chỉ có cán bộ nhà nước, cán bộ trong ngành... gửi
bài thi cho đủ chỉ tiêu mà cấp trên phân bổ.
Không phải ai sinh ra cũng có năng khiếu làm chính trị. Đam mê là một
chuyện, nhưng để thành tài, thành công trong bất cứ lĩnh vực nào cũng cần trui
rèn, học tập bài bản. Cần định hướng, ưu tiên ngay từ khâu giáo dục trong nhà
trường.
Người trẻ không phải ngán học chính trị nhưng các ngành học về chính trị,
hành chính công... cần đổi mới phương pháp sao cho thời sự, “thời thượng”
hơn, hấp dẫn hơn. Muốn hái quả ngọt thì phải nhọc công trồng chứ cứ trông đợi
thiên tài thì rất khó, nhất là khi chính trị lại là một lĩnh vực khó, có đặc thù riêng
và đòi hỏi riêng.




×