Tải bản đầy đủ (.doc) (5 trang)

Phân tích bài thơ Lai Tân của Hồ Chí Minh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (96.89 KB, 5 trang )

[Lê Hiền] Bộ tài liệu 132 đề Ôn thi Đại học môn Ngữ Văn

Đề 17.2. Phân tích bài thơ "Lai Tân".
Khi ta nói đến "Nhật kí trong tù" là ta nói đến tập nhật kí bằng thơ của Bác.
Trong tập nhật kí bằng thơ này, ta thấy hiện lên một tinh thần thép của người
chiến sĩ cách mạng trước cách tù đày. Ta bắt gặp một con người có một niềm khao
khát tự do, khao khát chiến đấu với tinh thần và bản lĩnh của một nhà cách mạng.
Phong cách nghệ thuật của thơ Hồ Chí Minh rất phong phú đa dạng mà thống
nhất: Có thơ trữ tình, thơ tự sự có cả thơ châm biếm, đả kích. Nụ cười châm biếm
của Người thật nhẹ nhàng, dí dỏm mà vô cùng thâm thuý, sâu sắc. Bài "Lai Tân"
là một trong những bài thơ đặc sắc nhất cho nét phong cách châm biếm ấy của thơ
Bác. Lai Tân là một bài thơ được sáng tác trong khoảng thời gian bốn tháng đầu
Hồ Chí Minh bị giam giữ tại các nhà tù của bọn Quốc dân Đảng Trung Quốc ở
Quảng Tây. Lai Tân rút từ tập Nhật ký trong tù của Hồ Chí Minh. Bài thơ mang
nội dung phê phán nhà tù và một phần xã hội Trung Quốc thời Tưởng Giới Thạch
với nghệ thuật châm biếm sắc sảo.
Phiên âm:
“Giam phòng ban trưởng thiên niên đổ,
Cảnh trưởng tham thôn giải phạm tiền;
Huyện trưởng thiêu đăng biện công sự,
Lai Tân y cựu thái bình thiên.”
Dịch nghĩa:
“Ban trưởng nhà giam ngày ngày đánh bạc,
Cảnh trưởng tham lam ăn tiền phạm nhân bị giải;
Huyện trưởng chong đèn làm việc công,
Lai Tân vẫn Thái Bình như xưa.”
Dịch thơ:
‘Ban trưởng nhà lao chuyên đánh bạc,
Giải người, cảnh trưởng kiếm ăn quanh.
Chong đèn, huyện trưởng làm công việc,
Trời đất Lai Tân vẫn thái bình.”


(Bản dịch thơ của Nam Trân)
Lai Tân là một huyện thuộc tỉnh Quảng Tây, Trung Quốc. Ba câu thơ đầu,
đó là ba câu tự sự nói về hành vi thường thấy ở ba viên quan cai quản nhà ngục
Lai Tân. Ở đây Bác dường như không bình luận mà chỉ kể lại sự việc. Nhưng
ngẫm cho kĩ, chúng ta thấy ý nghĩa thật sâu xa. Ba đối tượng mà Bác tập trung phê
phán là "Ba đối tượng từ thấp đến cao những kẻ cầm quyền và quản lý trực tiếp
trật tự an ninh của địa phương" (Hà Minh Đức). Đó là những kẻ cầm cân nẩy mực
thực thi pháp luật, nhưng lại "gương mẫu" nhất trong việc vi phạm pháp luật. Câu
thơ thứ nhất nói về tên "ban trưởng" - một tên cai ngục. Hắn không hung dữ,
không quắt quay như những tên chúa ngục khác, mà chỉ "ngày ngày đánh bạc"
("thiên thiên đổ"). Hắn đã biến nhà tù thành một sòng bạc giữa thanh thiên bạch
nhật. Nhà tù ở đây không phải là để cải tạo phạm nhân, không phải là nơi để thực
thi luật pháp và công lí. Ban trưởng và tù nhân đều có vị thế như nhau: tất cả đều
là con bạc, đều cùng hội đỏ đen, đang sát phạt lẫn nhau, cũng máu mê như nhau.
1


[Lê Hiền] Bộ tài liệu 132 đề Ôn thi Đại học môn Ngữ Văn

Trong câu thơ đầu, tiếng cười bật ra ở cái nghịch lí của sự vật, của con người, của
hiện tượng mà nhà thơ nói đến, nhà thơ nhìn thấy, tiếng cười khẽ, thâm trầm, sâu
sắc giàu trí tuệ. Người dân đánh bạc ở ngoài thì bị bắt, bị tù, còn kẻ bảo vệ pháp
luật, giáo dục phạm nhân lại đánh bạc ngay tại nơi cải tạo; hơn nữa con bạc ở
ngoài thì đánh lén lút, trốn tránh pháp luật nhưng vào tù họ được đánh bạc công
khai, thỏa thê, lại được đánh với cả người cầm quyền. Trong bài thơ "Đánh bạc"
Bác viết rõ hơn:
"Đánh bạc ở ngoài quan bắt tội,
Trong tù đánh bạc được công khai
Vào tù con bạc ăn năn mãi:
Sao trước không vo quách chốn này?"

Câu chuyện không chỉ dừng lại ở đó, tù nhân cờ bạc có người bị hành hạ,
đói rét chết ngay trong nhà tù ("Đêm qua còn ngủ bên tôi - Sáng ra anh đã về nơi
suối vàng"), thật là thê thảm! Có thể nói nhà tù là nơi thực thi luật pháp, nhưng
nhà tù Lai Tân lại thủ tiêu luật pháp. Ban trưởng nhà lao đã biến nhà tù thành chỗ
hắn kiếm chác. Đánh bạc với tù cờ bạc trong tù là một cách ăn cướp trằng trợn của
tên ban trưởng đối với tù nhân.
Với ra ngoài nhà tù, ở câu thơ thứ hai, tác giả lại "tóm" ngay được một tên
"trưởng" nữa làm bậy. Lại cũng là một quan chức thi hành pháp luật: cảnh sát
trưởng, một "ông cò" ở Lai Tân:
"Cảnh trưởng tham thôn giải phạm tiền"
(Giải người cảnh trưởng kiếm ăn quanh)
Câu thơ 2 đối ý với câu thơ 1, tạo nên hai bức chân dung biếm hoạ làm hoàn
chỉnh thêm bộ mặt thối nát xấu xa của nhà tù Lai Tân. Ban trưởng thì suốt ngày lo
ăn chơi cờ bạc, còn cảnh trưởng thì "móc tiền" ăn tiền hối lộ của phạm nhân một
cách trắng trợn và bẩn thỉu. Chuyện bọn cảnh sát trưởng, cai ngục vì ham tiền mà
bòn rút những đồng tiền khốn khổ của phạm nhân một cách bất lương không
còn là cá biệt, mà đã thành chuyện phổ biến, thành thông "lệ":
"Mới đến nhà lao phải nộp tiền
Lệ thường ít nhất năm mươi "Nguyên"!
Nếu anh không có tiền đem nộp
Mỗi bước anh đi, một bước phiền"
(Tiền vào nhà giam)
Mỉa mai hơn:
"Lệ thường tù mới đến
Phải nằm cạnh cầu tiêu
Muốn ngủ cho ngon giấc
Anh phải trả tiền nhiều "
Bình diện không gian xã hội trong bài thơ "Lai Tân" được mở rộng ở bức
chân dung thứ ba:
"Huyện trưởng thiêu đăng biện công sự"

"Thiêu đăng" là chong đèn, "biện công sự" nghĩa là làm việc công. Câu thơ
dịch đã đảo việc công thàn công việc. Những năm 60, nhiều bài viết về "Ngục
trung nhật kí" đều cho rằng tên huyện trưởng này chong đèn đêm đêm hút thuốc
2


[Lê Hiền] Bộ tài liệu 132 đề Ôn thi Đại học môn Ngữ Văn

phiện, từ đó nhấn mạnh giá trị tố cáo hiện thực xấu xa thối nát của chính quyền
Tưởng Giới Thạch. Sự thật không phải như thế, chính Hồ Chủ tịch đã lấy mực đỏ
gạch bỏ ba chữ "hút thuốc phiện" trong bức thư của nhóm dịch giả gửi hỏi ý kiến
Người. Trong xã hội cũ, quan lại được gọi là bậc "phụ mẫu" của dân, là "đèn trời
soi xét", người "cầm cân nảy mực". Trong câu thơ phiên âm chữ Hán "Huyện
trưởng thiêu đăng biện công sự" có một chữ "đăng rất đặc biệt. Đó không phải là
ngọn đèn công lý tỏa sáng vầng trán huyện trưởng, một vị quan "tai to mặt lớn"
quang minh lỗi lạc. Thoạt qua thì có vẻ ông ta "mẫn cán" lắm, lo công việc suốt
ngày chưa đủ, đêm đêm còn chong đèn làm việc công? Nhưng đâu phải thế, ông
huyện trưởng Lai Tân là một kẻ rất quan liêu! Chuyện đánh bạc của ban trưởng,
chuyện ăn tiền phạm nhân bị giải của cảnh trưởng sờ sờ ra đó, sao ông ta không
hay, sao ông ta không biết. Hay huyện trưởng Lai Tân này là "cái ô" để bao che
bọn thuộc hạ làm bậy "kiếm ăn quanh"? Tưởng chừng như "huyện trưởng" là một
vị quan rất lo cho dân, rất thương dân nên khi đêm đã về, vạn vật như chìm đắm
trong giấc mộng thì ông lại "thiêu đăng" để làm việc. Điều này thật là quý hóa!
Nhưng câu hỏi đặt ra nếu như ông ta lo lắng cho dân, cho nước như thế thì tại sao
cấp dưới của ông ta lại xảy ra, xuất hiện những thói đời như thế. Phải chăng ông là
người có tài nhưng lại bất lực; hay ông cố tình cho qua và "cho phép" cấp dưới
được quyền như thế? Vấn đề đặt ra tiếp theo rằng phải chăng "huyện trưởng" đã
được cấp dưới đút lót? Đó quả là một câu hỏi lớn - một câu hỏi phải để cho chính
chế độ đó trả lời. Một mặt khác, nếu như đánh đồng những đối tượng trong ba câu
thơ đầu thì có lẽ huyện trưởng hằng đêm "thiêu đăng" để hút thuốc phiện. Không

phải một cách cường điệu mà ghép hết tội này đến tội khác cho ông; nhưng dù có
cố tìm một lý do chính đáng cho những hành động giữa đêm như thế trong bối
cảnh này cũng là khó khăn. Còn gì trớ trêu bằng quan bận bịu làm việc hết mình
mà vẫn không biết được kẻ dưới đục khoét ngày ngày không dứt. Đó là giọng
chân biếm kín đáo, sâu cay của Hồ Chí Minh đối với quan lại dưới chế độ Tưởng
Giới Thạch. Đây là bút pháp gợi, lấy không nói có, lấy cái nọ nói cái kia vốn xuất
hiện nhiều trong thơ văn truyền thống của dân tộc. Nguyễn Khuyến cũng từng viết
:
“Anh mừng cho chú đỗ ông nghè
Chẳng đỗ thì trời cũng chẳng nghe
Ân tứ dám đâu coi rẻ rúng
Vinh qui ắt hẳn rước tùng xoè”
Nhưng Nguyễn Khuyến là một nhà nho ở ẩn, còn Hồ Chí Minh lại là nhà
cách mạng, cái nhìn của Người là tiếng cười châm biếm tố cáo mang tính giai cấp.
Ba bức chân dung biếm họa song hành, cùng nối tiếp xuất hiện mang một ý
nghĩa thẩm mĩ đặc sắc, nó cho thấy một hệ thống quan lại Lai Tân thối nát, hỏng
từ trên xuống dưới. Câu kết của bài thơ bất ngờ, một câu trữ tình, nhà thơ đã xé
toang bức màn của sự dối trá :
“Lai Tân y cựu thái bình thiên”
Câu cuối không đi theo mạch lô gic của ba câu trên. Câu cuối có thể hiểu:
"Lai Tân vẫn Thái Bình như xưa" hoặc " Lai Tân vẫn thái bình mãi mãi ". Câu
cuối lời thơ không lên án hay kết tội mà lại rất thản nhiên, có vẻ bằng lòng. Vẻ
3


[Lê Hiền] Bộ tài liệu 132 đề Ôn thi Đại học môn Ngữ Văn

ngoài câu thơ như một lời ca ngợi. Người ngoài nhìn vào Lai Tân thật thái bình.
Bọn quan lại vẫn thấy Lai Tân thái bình. Vì từ trên xuống dưới, bọn quan lại vẫn
mặc nhiên cho rằng đất nước Trung Hoa đang ở thời thái bình thịnh trị. Nó thái

bình vì người nào việc ấy, tất cả vẫn ổn, nào có sự quấy nhiễu gì, có ai kiện cáo
đâu? Câu thơ cũng toát lên sự châm biếm của tác giả vì những tên quan lại ở Lai
Tân chỉ nhìn được phạm vi Lai Tân, chỉ là " ếch ngồi đáy giếng ", chứ đâu nhìn tới
nơi khác, chỉ Lai Tân "yên ổn" để bọn chúng đục khoét là đủ rồi. "Lai Tân y cựu "
cần gì phải phá vỡ, cần gì phải đổi thay, mặc cho nó tồn tại. Một sự bằng lòng của
lũ quan lại vô trách nhiệm, thật đáng trách. Hai chữ "thái bình " là nhãn tự của bài
thơ. Bài thơ được viết cuối năm 1942 là lúc cuộc chiến tranh thế giới thứ hai đang
ở thời kỳ ác liệt, biết bao biến động, biết bao tang thương, vậy mà bọn người này
vẫn bình chân, vẫn đánh bạc, vẫn ăn tiền, vẫn chong đèn vui thú, vẫn cứ thấy Lai
Tân thái bình thì thật tàn ác. Thật là mỉa mai đau xót cho bọn khua môi, múa mép
là cha mẹ của dân. Họ đã cố tình không hiểu, cố tình bàng quan với cảnh đầu rơi,
máu chảy bên ngoài Lai Tân, họ vẫn cứ yên ổn như không. Hai chữ "thái bình"
không nói chuyện thép vẫn toát lên tinh thần thép. Sức tố cáo của câu thơ thật
mạnh mẽ. Vì điều này, Hoàng Trung Thông đã có lời bình : " Ở đâu đánh giặc thì
cứ đánh, còn cái trời đất Lai Tân này thì vẫn thái bình như muôn thuở. Một chữ
thái bình mà xâu táo lại bao nhiêu việc làm trên vốn là chuyện muôn thuở của xã
hội Trung Quốc còn giai cấp thống trị. Chỉ một chữ ấy mà xé toang tất cả sự thái
bình dối trá nhưng thực sự là đại loạn bên trong ".
Đọc "Nhật kí trong tù" ta cũng bắt gặp một số "quan chức" nhân hậu, công
minh. Là sở trưởng Long An họ Lưu "Ai ai cũng bảo bác công bình". Là tiên sinh
họ Quách "ân cần đối đãi ta". Là trưởng ban họ Mạc "chẳng dùng quyền thế chỉ
dùng ân". Khoa viên họ Trần thì "nho nhã", chủ nhiệm họ Hầu thì "anh minh"…
Cách nhìn của nhà thơ rất nhân hậu, trọng thị, công bằng và khách quan, giữa cái
xấu xa vẫn tìm thấy cái tốt đẹp, cái tình người mà trân trọng. Chính nhờ những
con người này, tấm lòng này, mà ta hiểu thêm cảm hứng chủ đạo của bài thơ "Lai
Tân": một nụ cười châm biếm tỏa rộng. Sau ba chân dung biếm họa là một nhận
xét trào lộng thâm trầm, sâu sắc. Nụ cười châm biếm trong bài thơ "Lai Tân" là nụ
cười của một nhân cách văn hóa lớn: "giàu trí tuệ và đạo đức cao đẹp. trong bài
"Một tiếng nói hướng nội: Thế giới nhà tù và con người kiên nghị - trữ tình của tác
giả", Trần Thị Băng Thanh và Nguyễn Huệ Chi có viết: "Có khi điều trái ngược đã

vượt ra khỏi khung cảnh một nhà tù, trở thành tính chất tiêu biểu cho cả xã hội
Trung Hoa thời ấy (mà thật ra cũng chẳng riêng gì cho Trung Hoa và cho thời ấy):
quan trên trì trệ, vô trách nhiệm, cấp dưới chỉ lo xoay sở kiếm ăn, mặc cho mọi tệ
nạn cứ tự do hoành hành…"
Phong cách châm biếm của Bác không đao to búa lớn, cứ nhẹ nhàng như
không mà đạt hiệu quả đả kích mạnh mẽ, thâm thuý. Bài thơ "Lai Tân" cổ điển ở
thể thơ, ở bút pháp gợi, ở nghệ thuật châm biếm nhưng hiện đại ở giọng điệu, ở
kết cấu, ở đề tài. Bài thơ có giá trị tố cáo hiện thực xã hội cao, thể hiện một trí tuệ
anh minh sắc sảo của nhà thơ. Bài thơ là sự kết tinh sâu sắc của chất tình và chất
thép, giữa hiện thực và lãng mạn, giữa thi sĩ và chiến sĩ. "Lai Tân " cùng "Nhật ký
trong tù " vì thế còn dư ba trong lòng bạn đọc …
4


[Lê Hiền] Bộ tài liệu 132 đề Ôn thi Đại học môn Ngữ Văn

***

5



×