Tải bản đầy đủ (.doc) (18 trang)

báo cáo thực tập tổng hợp tại doanh nghiệp tư nhân trường thiềm

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (322.55 KB, 18 trang )

Trường Đại học Thương Mại

Khoa Quản trị doanh nghiệp

CHƯƠNG I: KHÁI QUÁT VỀ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA
DOANH NGHIỆP TƯ NHÂN TRƯỜNG THIỀM
1.1. Giới thiệu khái quát về doanh nghiệp:
1.1.1. Quá trình hình thành và phát triển của doanh nghiệp Tư nhân Trường
Thiềm
DNTN Trường Thiềm cũng là một doanh nghiệp vừa và nhỏ hoạt động kinh
doanh chủ yếu là hoạt động mua bán và phân phối các sản phẩm chế biến tái chế từ
nhựa, bao bì, phế liệu chủ yếu là ống nhựa và bao bì.
Tên: Doanh nghiệp tư nhân Trường Thiềm.
Tên viết tắt: DNTN Trường Thiềm
Địa chỉ trụ sở chính: Xóm Kiều Chính, Xã Xuân Phương, Huyện Phú Bình,
Tỉnh Thái Nguyên.
Điện thoại: 0280 3867 342
Vốn đầu tư: 950.000.000 VNĐ
Chủ doanh nghiệp: Dương Xuân Trường.
Tổng lao động: 13 nhân viên.
Lịch sử hình thành và phát triển của DNTN Trường Thiềm.
DNTN Trường Thiềm được thành lập theo quyết định số 1701000642 của sở kế
hoạch đầu tư Tỉnh Thái Nguyên ngày 21/09/2005.
Từ năm 2005 đến cuối năm 2006, doanh nghiệp chủ yếu hoạt động trong lĩnh
vực mua bán các sản phẩm từ gỗ.
Đầu năm 2007, do doanh nghiệp hoạt động không hiệu quả nên giám đốc quyết
định tạm ngừng hoạt động.
Đăng kí kinh doanh thay đổi lần 1 ngày 21/07/2008. Sau khi nghiên cứu thị
trường và tham khảo những người trong ngành, giám đốc quyết định tiếp tục hoạt
động doanh nghiệp nhưng chuyển sang ngành nghề chính là mua bán các sản phẩm từ
nhựa, bao bì, phế liệu tái chế.


Từ cuối năm 2008 đến nay, doanh nghiệp hoạt động bình thường.
Doanh nghiệp hoạt động theo chế độ hạch toán kinh tế độc lập, tự chủ về tài
chính, có con dấu riêng.
1.1.2. Nhiệm vụ, chức năng của doanh nghiệp
GVHD: Th.s Nguyễn Thị Uyên

SVTH: Nguyễn Thị Kim Thành- K45A5
1


Trường Đại học Thương Mại

Khoa Quản trị doanh nghiệp

Nhiệm vụ:
Kinh doanh sản phẩm trong nước và nhập khẩu từ nước ngoài theo giấy phép đã
được cấp bởi Bộ thương mại.
Nâng cao, đa dạng cơ cấu mặt hàng, phong phú về chủng loại và phù hợp với
nhu cầu của thị trường.
Sử dụng hiệu quả nguồn vốn, đảm bảo trang trải về mặt tài chính sản xuất kinh
doanh có hiệu quả và đáp ứng yêu cầu phục vụ việc phát triển kinh tế và nhập khẩu
của đất nước.
Thực hiện nghĩa vụ đóng thuế đầy đủ đem lại nguồn thu cho đất nước.
Tuân thủ các chính sách và chế độ pháp luật của Nhà nước có liên quan đến
hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, thực hiện nghiêm chỉnh các hợp đồng kinh tế,
hợp đồng mua bán ngoại thương và các văn bản mà doanh nghiệp đã kí kết.
Luôn tích cực chăm lo đời sống tinh thần và vật chất cho nhân viên, thường
xuyên bồi dưỡng và nâng cao trình độ chuyên môn kỹ thuật cho nhân viên.
Chức năng:
Mua bán và phân phối các sản phẩn tái chế từ nhựa, bao bì và phế liệu. DNTN

Trường Thiềm luôn cố gắng để trở thành một đối tác tin cậy của khách hàng và mong
muốn mang đến cho người tiêu dùng những sản phẩm tốt nhất và nỗ lực để trở thành
một doanh nghiệp có uy tín trên thị trường tỉnh Thái Nguyên nói riêng và khu vực phía
Bắc nói chung.
1.1.3. Sơ đồ cơ cấu tổ chức
Cơ cấu tổ chức của DNTN Trường Thiềm
Mô hình tổ chức của DNTN Trường Thiềm được tổ chức thành 4 phòng với đội
ngũ gồm 13 nhân viên.
Sơ đồ 1.1 Cơ cấu tổ chức của DNTN Trường Thiềm
Giám đốc

Phòng kinh doanh

GVHD: Th.s Nguyễn Thị Uyên

Phòng kỹ thuật

Phòng kế toán hành
chính tổng hợp

SVTH: Nguyễn Thị Kim Thành- K45A5
2


Trường Đại học Thương Mại

Khoa Quản trị doanh nghiệp

(Nguồn: Phòng kế toán - hành chính tổng hợp)
1.1.4.Ngành nghề đăng ký kinh doanh

Doanh nghiệp đã trải qua 1 lần thay đổi đăng kí kinh doanh nhưng các ngành
nghề không thay đổi nhiều.
Doanh nghiệp kinh doanh chủ yếu trong các lĩnh vực sau:
Mua bán và xuất nhập khẩu hàng nông, lâm sản, thực phẩm.
Mua bán và sản xuất các sản phẩm từ nhựa, bao bì, phế liệu tái chế.
1.2. Tình hình sử dụng lao động của doanh nghiệp:
Đối với mọi tổ chức, doanh nghiệp, con người luôn là yếu tố then chốt, quyết
định sự thành công hay thất bại. Tìm kiếm và triển khai một công cụ hỗ trợ các nhà
quản trị trong việc quản lý nhân sự, xác lập cũng như theo đuổi định hướng phát triển
nhân sự đã trở thành một yêu cầu bắt buộc đối với các doanh nghiệp.
DNTN Trường Thiềm cũng vậy, tuy chỉ là một doanh nghiệp nhỏ nhưng cũng
chú trọng đến đến việc dùng người.
Tổng số nhân viên của doanh nghiệp là 13 người, trong đó:
Giám đốc: Có 1 giám đốc
Phòng kinh doanh: Gồm 7 người
Phòng kỹ thuật: Gồm 2 người
Phòng kế toán -hành chính – tổng hợp: Gồm 3 người
Trong số cán bộ công nhân viên của doanh nghiệp có 5 người có trình độ đại
học, 8 người trình độ trung cấp, cao đẳng được đào tạo đầy đủ các ngành nghề kinh tế,
kỹ thuật, có tinh thần trách nhiệm cao, có kinh nghiệm. Lãnh đạo của doanh nghiệp từ
kinh doanh nhỏ lẻ thành lập doanh nghiệp nên còn nhiều hạn chế.
Ngoài ra doanh nghiệp có 20 công nhân lao động lành nghề có chuyên môn cao,
giàu kinh nghiệm, nhiệt tình với công việc, có tinh thần trách nhiệm cao.
1.3 Quy mô vốn kinh doanh của doanh nghiệp:
1.3.1 Cơ cấu vốn kinh doanh.
Bảng 1.1: Cơ cấu vốn kinh doanh của DNTN Trường Thiềm
Nội dung
Vốn cố định
Vốn lưu động
Tổng tài sản


Năm 2009
234.456.303
515.780.216
759.236.519

30.88%
69.12%
100%

Năm 2010
193.628.776
605.129.179
798.757.955

24,24%
75,76%
100%

Năm 2011
307.073.256
569.079.544
876.152.800

35.05%
64,95%
100%

(Nguồn: Bảng cân đối kế toán, Phòng kế toán – hành chính tổng hợp)
GVHD: Th.s Nguyễn Thị Uyên


SVTH: Nguyễn Thị Kim Thành- K45A5
3


Trường Đại học Thương Mại

Khoa Quản trị doanh nghiệp

Từ bảng số liệu ta có thể thấy tổng nguồn vốn của công ty tăng qua các năm từ
năm 2009 đến năm 2011 tăng 117 triệu đồng. Vốn lưu động luôn chiếm tỷ lệ cao trên
65% do yêu cầu của hoạt động đầu tư. Vốn cố định cũng tăng do công ty đầu tư mua
các thiết bị máy móc phục vụ hoạt động sản xuất và thi công công trình.
1.3.2 Cơ cấu nguồn vốn kinh doanh
Bảng 1.2: Cơ cấu nguồn vốn kinh doanh của DNTN Trường Thiềm
Nội dung
Vốn chủ sở hữu
Vốn vay
Tổng nguồn vốn

Năm 2009
690.450.100
68.786.419
759.236.519

Năm 2010

90,94%
9,06%
100%


798.757.955

0
798.757.955

Năm 2011

100%
0
100%

687.190.008
188.962.792
876.152.800

78,43%
21,57%
100%

(Nguồn: Bảng cân đối kế toán, Phòng kế toán – hành chính tổng hợp)

Từ bảng số liệu ta thấy vốn chủ sở hữu thay đổi qua các năm, tăng cao nhất
năm 2010(798.757.955đ). Cũng trong năm 2010, vốn vay của doanh nghiệp bằng 0,
chứng tỏ doanh nghiệp đang làm chủ về nguồn vốn của mình. Vốn chủ sở hữu cũng
chiếm tỷ lệ cao trong tổng nguồn vốn (trên 75%).
1.4

Kết quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp:
Bảng 1.3: Bảng báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh

của DNTN Trường Thiềm ( năm 2009-2011)

Chỉ tiêu

Năm 2009

(A)

(1)

1.Doanh
thu
2.Các
khoản giảm
trừ
3.Doanh
thu thuần
4.Giá vốn
hàng bán
5.Lợi
nhuận gộp
6.Chi phí
quản lý
7.Lợi

542.327.400

0

Chênh lệch


Năm 2010 Năm 2011
(2)

(3)

(4)=(2)-(1)

934.615.700 651.831.500

0

Tương đối

0

Tuyệt đối %

(5)=(3)-(2)

392.288.300 (282.784.200)

(6)

(7)

=(4)/(1)

=(5)/(2)


72,33

(30,26)

0

0

0

0

542.327.400

934.615.700 651.831.500

392.288.300

(282.784.200)

72,33

(30,26)

497.534.230

858.965.952 580.053.872

361.431.722 (278.912.080)


72,64

(32.47)

44.793.170

75.649.748

71.777.628

30.856.578

(3.872.120)

68.89

(5,12)

40.563.760

54.064.810

67.643.523

13.501.050

13.578.713

33,28


25,12

4.229.410

21.584.938

4.143.105

17.361.528

(17.441.293)

410.49

(80.80)

nhuận

GVHD: Th.s Nguyễn Thị Uyên

SVTH: Nguyễn Thị Kim Thành- K45A5
4


Trường Đại học Thương Mại
thuần
8.Thu nhập
khác
9.Chi phí
khác

10.Lợi
nhuận khác
11.Tổng
lợi nhuận

Khoa Quản trị doanh nghiệp

243.000

0

540.900

(243.000)

540.900

(100)

-

130.500

0

210.900

(130.500)

210.900


(100)

-

112.500

0

330.000

(112.500)

330.000

(100)

-

4.341.910

21.584.938

4.473.105

17.243.028

(17.111.833)

397.13


(79.28)

3.256.432

16.188.299

2.853.079

12.931.867

(13.335.220)

397.13

(79.28)

trước thuế
12.Lợi
nhuận sau
thuế

(Nguồn: Báo cáo tài chính ,Phòng kế toán – hành chính tổng hợp)
Đơn vị tính: Đồng

Nhận xét:
Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ năm 2010 tăng so với năm 2009
(392.288.300 đồng tương ứng 72.33%) do năm 2009 doanh nghiệp bước đầu trở lại
hoạt động kinh doanh nên doanh thu còn thấp. Sau năm 2010 hoạt động ổn định và sản
phẩm doanh nghiệp được biết đến nhiều hơn nên đã có sự tăng doanh thu trên. Doanh

thu bán hàng và cung cấp dịch vụ năm 2011 giảm 282.784.200 đồng tương ứng so với
năm 2010.
Giá vốn năm 2010 cao hơn hẳn là 858.965.952 tăng 72.64% so với năm 2009.
Giá vốn hàng bán năm 2011 là 580.053.872 đồng giảm 278.912.080 đồng tương ứng
với 32,47% so với năm 2010. Mức độ giảm của giá vốn hàng bán do nhiều yếu tố tác
động như: sự sụt giảm giá hạt nhựa bán ra nên nguyên vật liệu mua vào cũng bị giảm
giá, đầu ra gặp nhiều khó khăn.
Dựa vào báo cáo kết quả kinh doanh của năm 2009, năm 2010 và năm 2011 của
DNTN Trường Thiềm có thể thấy tình hình kinh doanh của donh nghiệp có nhiều biến
chuyển, không ổn định qua các năm.

GVHD: Th.s Nguyễn Thị Uyên

SVTH: Nguyễn Thị Kim Thành- K45A5
5


Trường Đại học Thương Mại

Khoa Quản trị doanh nghiệp

CHƯƠNG II: PHÂN TÍCH VÀ ĐÁNH GIÁ NHỮNG TỒN TẠI CHÍNH CẦN
GIẢI QUYẾT TRONG CÁC LĨNH VỰC QUẢN TRỊ CHỦ YẾU TẠI DOANH
NGHIỆP TƯ NHÂN TRƯỜNG THIỀM
Tổng quan phương pháp thu thập số liệu
A. Nguồn thông tin, số liệu phỏng vấn
Đối tượng phỏng vấn:
1. Ông: Dương Xuân Trường (Giám đốc công ty)
2. Bà: Dương Thị Hương (Phòng kế toán – hành chính tổng hợp)
3.


Ông: Hà Quốc Hưng (Trưởng phòng kinh doanh)

B. Nguồn thông tin, số liệu điều tra trắc nghiệm
Đối tượng: 10 cán bộ công nhân viên đang làm việc tại doanh nghiệp
Số phiếu phát ra: 10
Số phiếu thu về:10
Mẫu phiếu câu hỏi điều tra được đính kèm ở Phụ lục 1
C. Nguồn thông tin, số liệu thứ cấp: Thông tin từ báo cáo kết quả hoạt động
kinh doanh, hồ sơ năng lực, thông tin từ Phòng kế toán – Hành chính tổng hợp.
Các nội dung dưới đây được phân tích tổng hợp dựa trên kết quả điều tra,
phỏng vấn và các nguồn dữ liệu thứ cấp (các báo cáo nội bộ của doanh nghiệp).
2.1. Tình hình thực hiện các chức năng quản trị; vấn đề thu thập thông tin
và ra quyết định quản trị; kỹ năng quản trị của nhà quản trị ở các cấp quản trị
trong doanh nghiệp
2.1.1. Tình hình thực hiện các chức năng quản trị của doanh nghiệp.

Biểu đồ 2.1. Tình hình thực hiện chức năng quản trị của doanh nghiệp
Nguồn: Điều tra trắc nghiệm năm 2013

GVHD: Th.s Nguyễn Thị Uyên

SVTH: Nguyễn Thị Kim Thành- K45A5
6


Trường Đại học Thương Mại

Khoa Quản trị doanh nghiệp


Theo kết quả điều tra trắc nghiệm được thể hiện trên biểu đồ 2.1 thì công tác
quản trị tại doanh nghiệp là khá tốt đặc biệt trong công tác tổ chức và lãnh đạo( trên
60%). Ngoài ra, theo kết quả phỏng vấn ông Dương Xuân Trường – Giám đốc doanh
nghiệp cho biết do là doanh nghiệp tư nhân nên mọi hoạt động quản trị đều xuất phát
từ giám đốc. Lợi thế ở đây là giám đốc doanh nghiệp nhận thức được tầm quan trọng
của các chức năng quản trị (hoạch định, tổ chức, lãnh đạo và kiểm soát) và coi trọng
tất cả các chức năng đó. Giám đốc của doanh nghiệp là người quyết định các chiến
lược và hoạch định chiến lược nhưng dựa trên nền tảng của các nhà quản trị cấp dưới
là trưởng phòng kế toán – hành chính tổng hợp, trưởng phòng sản xuất, trưởng phòng
kinh doanh.
Về thành công: Việc hoạch định chiến lược tổng thể, xây dựng hệ thống các
hoạt động; tổ chức triển khai các kế hoạch, xác định những việc phải làm, người nào
phải làm, phối hợp hoạt động giữa các cá nhân, giữa các bộ phân; lãnh đạo, phân cấp
lãnh đạo điều khiển cũng như động viên tinh thần làm việc của nhân viên tương đối
tốt.
Về tồn tại: Việc đánh giá, kiểm tra chưa mang lại kết quả tích cực, nhiều lúc
những thành quả đạt được không phù hợp với kế hoạch đề ra trước đó. Giám đốc phải
ôm đồm quá nhiều việc, đôi khi dẫn đến quá tải. Công ty chưa có bộ phận riêng biệt
tìm hiểu, đánh giá sự thay đổi của môi trường hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp,
chưa có bộ phận nghiên cứu, thăm dò thị trường, khách hàng. Phòng kinh doanh hiện
tại phải kiêm nhiệm nhiều công việc ngoài chuyên môn như: marketing, vận chuyển
hàng…Sự thống nhất trong hệ thống quản lý vẫn chưa chặt chẽ, có sự chồng chéo giữa
các bộ phận, các khâu trong sản xuất và kinh doanh, chưa thực sự có sự phối hợp
nhiều khi còn tạo ra sự dư thừa và thiếu hụt nguồn lực.
2.1.2. Vấn đề thu thập thông tin và ra quyết định quản trị
Theo kết quả phỏng vấn Bà Dương Thị Hương (Trưởng phòng kế toán – hành
chính tổng hợp) cho biết thông tin được chuyển đến giám đốc từ nhiều nguồn các
nhau. Tuy nhiên phần lớn là từ phòng Kế toán – Hành chính tổng hợp dưới dạng văn
bản, một số thông qua phản ảnh trực tiếp từ nhân viên và công nhân. Từ quá trình
tổng hợp các thông tin đó Giám đốc sẽ đưa ra các quyết định chiến lược mang tính

tổng thể và vĩ mô. Tất cả các quy trình như: quy trình xây dựng kế hoạch 5 năm và
GVHD: Th.s Nguyễn Thị Uyên

SVTH: Nguyễn Thị Kim Thành- K45A5
7


Trường Đại học Thương Mại

Khoa Quản trị doanh nghiệp

hàng năm, quy trình tuyển dụng và đào tạo nhân sự, quy trình quản lý và thực hiện các
dự án đầu tư, quy trình kiểm soát tổ chức hạch toán trên toàn bộ doanh nghiệp, quy
chế liên thông giữa các phòng ban quản trị chất lượng… Hệ thống quản trị chất lượng
của doanh nghiệp được thực hiện theo tiêu chuẩn HACCP kiểm soát về an toàn vệ sinh
thực phẩm.
Tuy nhiên doanh nghiệp chưa thiết lập được cho mình mạng lưới thu nhận riêng
để đảm bảo tính chính xác và kịp thời, cũng như tăng khả năng tìm kiếm thị trường
mới.
2.1.3. Kỹ năng quản trị của nhà quản trị ở các cấp quản trị trong doanh
nghiệp
Theo kết quả phỏng vấn ông Hà Quốc Hưng – Trưởng phòng Kinh doanh thì
Đội ngũ lãnh đạo trong toàn doanh nghiệp đã thực hiện khá tốt các kỹ năng quản trị,
bao gồm: kỹ năng chuyên môn, kỹ năng lãnh đạo và kỹ năng tư duy. Việc hoàn thiện
kỹ năng quản trị cho các nhà quản trị trong doanh nghiệp đã được chú ý ngay từ ban
đầu ở khâu tuyển dụng, và trong quá trình làm việc, doanh nghiệp cũng rất chú ý đến
việc hoàn thiện các kỹ năng của ban lãnh đạo thông qua các khóa đào tạo kỹ năng,
việc luân chuyển cán bộ cũng được thực hiện nhằm đảm bảm đúng người đúng việc.
2.2. Công tác quản trị chiến lược của doanh nghiệp
2.2.1. Hoạch định chiến lược

2.2.1.1. Đánh giá về tình thế môi trường kinh doanh
Theo kết quả phỏng vấn, Ông Dương Xuân Trường – Giám đốc doanh nghiệp
cho biết công ty đang có các cơ hội, thách thức, điểm mạnh, điểm yếu sau:
Cơ hội: Thị trường của doanh nghiệp đang phát triển khi Thái Nguyên đang
đẩy mạnh phát triển công nghiệp và có những chính sách hỗ trợ và khuyến khích phát
triển các doanh nghiệp vừa và nhỏ trong tỉnh.
Thách thức: Tỷ lệ lạm phát gia tăng ảnh hưởng không nhỏ đến kết quả kinh
doanh của doanh nghiệp. Trong khi đó, doanh nghiệp vẫn đang phải đối mặt với tỷ lệ
cạnh tranh cao của các doanh nghiệp nước ngoài cung cấp hạt nhựa vào Việt Nam.
Điểm mạnh: Doanh nghiệp có nguồn lực tài chính ổn định, khả năng quay vòng
vốn nhanh. Bên cạnh đó, doanh nghiệp có đội ngũ nhân viên và công nhân với dây
chuyền sản xuất ổn định làm ra tăng chất lượng công việc và chất lượng sản phẩm.
GVHD: Th.s Nguyễn Thị Uyên

SVTH: Nguyễn Thị Kim Thành- K45A5
8


Trường Đại học Thương Mại

Khoa Quản trị doanh nghiệp

Điểm yếu: Doanh nghiệp chưa chú trọng đầu tư vào hoạt động Marketing,
nghiên cứu thị trường còn hạn chế do còn nhiều chồng chéo trong cơ cấu tổ chức.
2.2.1.2. Đánh giá về quy trình và các nội dung hoạch định chiến lược

Biểu đồ 2.2 Công tác thực hiện hoạch định chiến lược
Nguồn: Điều tra trắc nghiệm năm 2013

Nhận xét chung: Theo kết quả điều tra trắc nghiệm được thể hiện trên biểu đồ

2.2, công tác hoạch định chiến lược của doanh nghiệp được đánh giá là khá, đặc biệt
trong việc xây dựng tầm nhìn và sứ mạng kinh doanh trên 40% nhân viên đánh giá tốt.
Ngoài ra, theo kết quả phỏng vấn Ông Dương Xuân Trường– Giám đốc doanh
nghiệp, việc đánh giá hiệu quả hoàn thành các sứ mạng, mục tiêu của doanh nghiệp là
tốt, mặc dù hiện nay doanh nghiệp đang trong quá trình cơ cấu lại bộ máy tổ chức và
chịu nhiều sự ảnh hưởng của sự biến động nền kinh tế trong nước và quốc tế, tuy nhiên
với toàn thể đội ngũ cán bộ, công nhân viên chức của doanh nghiệp luôn nỗ lực từng
bước hoàn thành sứ mạng, mục tiêu ngắn hạn cũng như dài hạn.
Về thành công: Sứ mệnh, tầm nhìn chung của doanh nghiệp được hình thành
ngay từ ban đầu một cách rõ ràng, cụ thể, phù hợp với xu thế phát triển chung của
ngành.
Về tồn tại: Do doanh nghiệp mới hoạt động trở lại, các phòng ban vẫn đang
trong quá trình hoàn thiện cơ cấu tổ chức, nhân sự chưa ổn định nên vẫn còn gặp nhiều
khó khăn trong việc phân tích môi trường kinh doanh để đưa ra các chiến lược mang
lại hiệu quả cho hoạt động kinh doanh.
2.2.1.3. Đánh giá về chiến lược thâm nhập và phát triển thị trường của doanh
nghiệp
Theo kết quả phỏng vấn ông Dương Xuân Trường – Giám đốc doanh nghiệp,
trong thời gian qua doanh nghiệp áp dụng chiến lược thâm nhập thị trường, phát triển
GVHD: Th.s Nguyễn Thị Uyên

SVTH: Nguyễn Thị Kim Thành- K45A5
9


Trường Đại học Thương Mại

Khoa Quản trị doanh nghiệp

thị trường với thị trường mục tiêu là tỉnh Thái Nguyên, Hà Nội, Lạng Sơn, Bắc Giang.

Với định hướng thực hiện là mở rộng mạng lưới phân phối một cấp đến nhà bán lẻ để
đáp ứng tốt hơn nhu cầu khách hàng, đồng thời doanh nghiệp cũng sử dụng các công
cụ xúc tiến như quảng cáo qua báo, truyền hình và internet. Nhận thấy được vai trò
của các công cụ xúc tiến, doanh nghiệp đã có những đầu tư hợp lý với tần suất đều đặn
hàng tuần.
2.2.1.4. Đánh giá về thực trạng sử dụng các công cụ hoạch định chiến lược
Theo kết quả phỏng vấn, Ông Dương Xuân Trường – Giám đốc doanh nghiệp
cho biết doanh nghiệp đã sử dụng các công cụ phân tích chiến lược và hỗ trợ hoạch
định chiến lược như EFAS, IFAS, TOWS…Quá trình hoạch đinh chiến lược luôn
được doanh nghiệp đánh giá cao và quan tâm. Tuy nhiên, do nguồn lực còn hạn chế
nên việc phân tích môi trường kinh doanh còn chưa đạt hiệu quả cao.
2.2.2. Thực thi chiến lược
2.2.2.1. Đánh giá về quy trình và nội dung thực thi chiến lược

Hình 2.3 Công tác thực hiện chức năng thực thi chiến lược
Nguồn: Điều tra trắc nghiệm năm 2013

GVHD: Th.s Nguyễn Thị Uyên

SVTH: Nguyễn Thị Kim Thành- K45A5
10


Trường Đại học Thương Mại

Khoa Quản trị doanh nghiệp

Nhận xét chung: Theo kết quả điều tra trắc nghiệm được thể hiện trên biểu đồ
2.1 thì công tác thực hiện chức năng thực thi chiến lược được đánh giá ở mức khá (trên
40%). Tuy nhiên việc phân bổ nguồn lực chỉ được đánh giá ở mức trung bình ( 60%).

Ngoài ra, theo kết quả phỏng vấn, ông Dương Xuân Trường – Giám đốc doanh
nghiệp cho biết toàn thể đội ngũ cán bộ, công nhân viên chức của doanh nghiệp luôn
nỗ lực từng bước hoàn thành sứ mạng, mục tiêu ngắn hạn cũng như dài hạn, phát huy
văn hóa doanh nghiệp đã gây dựng trong 7 năm qua.
2.2.2.2. Đánh giá về hiệu lực chính sách nhân sự và marketing trong triển khai
chiến lược thâm nhập và phát triển thị trường của doanh nghiệp
Theo kết quả phỏng vấn, ông Hà Quốc Hưng – Trưởng phòng kinh doanh cho
biết doanh nghiệp sẽ tiến hành tuyển dụng thêm một số nhân viên kinh doanh có kinh
nghiệm, đồng thời vẫn tiến hành đào tạo bồi dưỡng cán bộ nhân viên định kỳ một năm
2 lần /năm để có đủ nhân lực phục vụ cho việc thực hiện chiến lược thâm nhập và phát
triển thị trường. Bên cạnh đó, doanh nghiệp tiết tục hoàn thiện chính sách sản phẩm đi
kèm với chất lượng dịch vụ ngày càng tốt hơn, hoàn thiện hơn. Tuy nhiên, chính sách
phát triển Chính sách phát triển thị trường của doanh nghiệp còn có nhiều điểm hạn
chế. Mặc dù xuất khẩu mang lại doanh thu khá lớn, nhưng doanh nghiệp còn chưa thực
sự quan tâm và đầu tư.
2.2.3. Đo lường và kiểm soát chiến lược

Hình 2.2.3. Công tác đo lường và kiểm soát chiến lược
Nguồn: Điều tra trắc nghiệm năm 2013

Theo kết quả điều tra trắc nghiệm được thể hiện trên bảng 2.2.3, công tác đo
lường và kiểm soát chiến lược của doanh nhiệp được đánh giá trung bình ( trên 40%),
trong đó, hoạt động xét lại môi trường bên trong và bên ngoài đánh giá 50% trung
bình. Ngoài ra, theo kết quả phỏng vấn ông Hà Quốc Hưng – Trưởng phòng kinh
GVHD: Th.s Nguyễn Thị Uyên

SVTH: Nguyễn Thị Kim Thành- K45A5
11



Trường Đại học Thương Mại

Khoa Quản trị doanh nghiệp

doanh, công tác đo lường và đánh giá chiến lược của doanh nghiệp đã chặt chẽ, tuy
nhiên lại chưa có hướng khắc phục cụ thể. Đề xuất hành động điều chỉnh chưa đi vào
trọng tâm vấn đề và không mang lại hiệu quả cao.
2.2.4. Thực trạng xây dựng năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp
Ông Dương Xuân Trường – Giám đốc doanh nghiệp cho biết trong một vài
năm trở lại đây tình hình kinh tế thế giới có nhiều bất ổn, làm ảnh hưởng không nhỏ
đến tình hình sản xuất và tiêu thụ của công ty. Tuy nhiên, doanh nghiệp đang có sẵn
thị trường, có sẵn khách hàng do vậy việc kinh doanh gặp nhiều thuận lợi hơn.
Về thành công: Doanh nghiệp đang ngày càng mở rộng quy mô sản xuất kinh
doanh, ngành nghề kinh doanh để có thể đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của thị
trường.
Về tồn tại: Tốc độ hội nhập vào cơ chế thị trường của doanh nghiệp chậm, chưa
mạnh dạn đề xuất các phương án kinh doanh mới và chưa quyết tâm đổi mới trong
chiến lược Marketing, vẫn nặng nề cơ chế khoán quản, tỷ trọng kinh doanh thương
mại, dịch vụ có tăng trưởng khá nhưng tỷ trọng kinh doanh thương mại, dịch vụ có
tăng trưởng khá nhưng còn hạn chế, chưa tương xứng với tiềm năng hiện có.
2.3. Công tác quản trị tác nghiệp của doanh nghiệp
Bảng 2.3. Tình hình thực hiện công tác quản trị tác nghiệp
Chức năng
TT
1
2
3
4
5
6

7

Kém
Xây dựng kế hoạch bán hàng
Tổ chức mạng lưới và lực lượng bán

1

Mức độ đáp ứng
Không
Trung
tốt
3

bình
3

0
2
4
hàng
Kiểm soát hoạt động bán hàng
0
2
4
Lập kế hoạch mua hàng
0
1
5
Tổ chức thực hiện mua hàng

0
1
2
Hoạt động dự trữ hàng
0
0
5
Hoạt động cung ứng hàng
0
1
3
Nhận xét chung: Theo bảng điều tra tình hình thực hiện công tác

Khá

Tốt

3

0

3

1

3
1
3
1
4

3
3
2
4
2
quản trị tác

nghiệp, thì doanh nghiệp thực hiện công tác mua hàng ở mức khá (5/10 nhân viên
đánh giá ở mức khá). Tuy nhiên với công tác bán hàng, tổ chức mạng lưới bán hàng và
kiểm soát hoạt động bán hàng được 4/10 nhân viên đánh giá là không tốt.
GVHD: Th.s Nguyễn Thị Uyên

SVTH: Nguyễn Thị Kim Thành- K45A5
12


Trường Đại học Thương Mại

Khoa Quản trị doanh nghiệp

Ngoài ra, theo kết qua phỏng vấn Bà Dương Thị Hương (Phòng kế toán – hành
chính tổng hợp) cho biết vào cuối mỗi năm, phòng Kế hoạch tổng hợp cung ứng xây
dựng mức dự trữ kế hoạch hàng năm trình Giám đốc phê duyệt; đảm bảo nguyên tắc
mức dự trữ đem lại hiệu quả kinh tế trong hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Lợi
thế của DNTN Trường Thiềm chính là đất đai rộng lớn do vậy hệ thống kho bãi dự trữ
hàng hóa càng dồi dào hơn, phân loại hàng hóa cũng tốt hơn.
Về thành công: Doanh nghiệp đã làm tốt các nghiệp vụ trong mua bán sản
phẩm, đảm bảo đúng quy trình đã đề ra. Dự trữ nguyên vật liệu và hàng hóa tồn kho
được duy trì ở mức hợp lý nên chi phí cho công tác dự trữ của doanh nghiệp không
cao.

Về tồn tại: Việc đánh giá nhà năng lực của nhà cung ứng và tiềm năng của
khách hàng đang yếu do hạn chế về việc thu thập thông tin đối tác. Hoạt động tổ chức
mạng lưới bán hàng và xây dựng kế hoạch bán hàng còn chưa tốt, doanh nghiệp chủ
yếu mua sỉ, bán sỉ. Doanh nghiệp chưa đưa ra chính sách cụ thể cho khách hàng và nhà
cung ứng mới để phân biệt với nhà cung ứng cũ. Chính sách về mức giá, mức chiết
khấu, thời gian thanh toán chưa cụ thể nên chưa khuyến khích khách hàng mới cũng
như giữ chân các nhà cung cấp truyền thống. Kế hoạch mở rộng thị trường bán hàng
còn chưa rõ ràng, khách hàng chủ yếu là là khách đã có mối quan hệ lâu dài với doanh
nghiệp, các phòng ban chưa chủ động trong việc mở rộng khách hàng. Doanh nghiệp
vẫn chỉ tập trung vào bán buôn chứ chưa chú trọng vào hệ thống bán lẻ.
2.4. Công tác quản trị nhân lực của doanh nghiệp

Biểu đồ 2.4 Công tác quản trị nhân sự
Nguồn: Điều tra trắc nghiệm năm 2013

2.4.1. Công tác tuyển dụng và đào tạo nhân lực

GVHD: Th.s Nguyễn Thị Uyên

SVTH: Nguyễn Thị Kim Thành- K45A5
13


Trường Đại học Thương Mại

Khoa Quản trị doanh nghiệp

Theo kết quả điều tra trắc nghiệm được thể hiện trên biểu đồ 2.4, công tác quản
trị nhân sự của doanh nghiệp được đánh giá tốt ( trên 50%). Khâu đào tạo được đánh
giá trên 70% tốt trong khi đó tuyển dụng và đãi ngộ nhân sự chỉ được đánh giá ở mức

trung bình khá ( khoảng hơn 50%). Ngoài ra, theo kết quả phỏng vấn Bà Dương Thị
Hương (Phòng kế toán – hành chính tổng hợp cho biết chủ yếu biến động về nhân sự
xảy ra bên bộ phận sản xuất. Công tác tuyển dụng nhân sự ngay từ đầu đã được giám
đốc rất quan tâm, hồ sơ của các ứng viên phải được sự thông qua của Giám đốc và các
trưởng phòng mới mời ứng viên đến phỏng vấn. Các nhân viên sau khi trúng tuyển sẽ
được doanh nghiệp tiến hành đào tạo lại nhằm phù hợp với tình hình sản xuất và kinh
doanh của doanh nghiệp. Trong nội bộ doanh nghiệp cũng đưa ra các chỉ tiêu để cán
bộ công nhân viên thực hiện. Hằng năm doanh nghiệp đều tổ chức đào tạo, luân
chuyển lao động nhằm nâng cao hiệu quả công việc. Phương pháp được doanh nghiệp
sử dụng phổ biến là đào tạo tại chỗ, người có kinh nghiệm kèm cặp người ít kinh
nghiệm hơn.
2.4.2. Công tác bố trí sử dụng và đãi ngộ nhân sự
Theo kết quả phỏng vấn Ông Dương Xuân Trường– Giám đốc doanh nghiệp,
doanh nghiệp đã có những văn bản quy định chức năng nhiệm vụ cho từng phòng ban,
các phòng ban dựa vào đó để phân công nhiệm vụ cho từng cá nhân trong bộ phận,
cũng như trong việc liên hệ công việc giữa các bộ phận. Ngoài ra doanh nghiệp cũng
thường xuyên tiến hành đánh giá năng lực làm việc của nhân viên trên cơ sở công việc
của họ từ đó có các quyết định trong bố trí, đào tạo và sử dụng lao động một cách hợp
lý. Với đãi ngộ nhân sự, ông Dương Xuân Trường cũng cho biết thêm, chế độ đãi ngộ
được thực hiện dựa trên 2 phương thức là đãi ngộ tài chính và đãi ngộ phi tài chính. Về
đãi ngộ tài chính, chế độ lương thưởng linh hoạt gồm lương theo bằng cấp cộng lương
theo năng suất. Về đãi ngộ phi tài chính thì nhân viên được làm công việc đúng
chuyên môn trình độ, phù hợp với khả năng bản thân. Công việc không gây nhàm
chán, kích thích được tinh thần làm việc, lòng say mê sáng tạo của nhân viên. Các
công việc đó mang lại rất nhiều cơ hội thăng tiến.
Về thành công: Công tác tuyển dụng đảm bảo đúng quy trình, có hoạt động
đào tạo đảm bảo chất lượng lao động. Đa phần các cán bộ nhân viên đều được sắp xếp
vào các bộ phận phù hợp với chuyên môn ngay từ lúc ban đầu vào doanh nghiệp nên
GVHD: Th.s Nguyễn Thị Uyên


SVTH: Nguyễn Thị Kim Thành- K45A5
14


Trường Đại học Thương Mại

Khoa Quản trị doanh nghiệp

đảm bảo được tính ổn định. Chế độ đãi ngộ hợp lý, tạo hứng thú cho nhân viên trong
công việc.
Về hạn chế: Công tác tuyển chọn, sàng lọc những cán bộ công nhân viên vừa
hồng vừa chuyên vẫn còn một số bất cập, chưa quyết đoán, dứt điểm. Công tác đào tạo
nhân viên còn chưa chú trọng đào tạo về Văn hóa doanh nghiệp. Nhiều công nhân có
xuất phát điểm từ nông nghiệp nên trình độ còn hạn chế. Đãi ngộ nhân sự chỉ được
đánh giá ở mức khá.
2.5.

Công tác quản trị dự án, quản trị rủi ro của doanh nghiệp

2.5.1. Công tác quản trị dự án

Biểu đồ 2.5.1 Công tác quản trị dự án
Nguồn: Điều tra trắc nghiệm năm 2013

Theo kết quả điều tra trắc nghiệm được thể hiện trên biểu đồ 2.5.1, công tác
quản trị dự án được đánh giá tốt ( trên 50%). Đặc biệt công tác xây dựng và lựa chọn
dự án được đánh giá tốt nhất (70%). Ngoài ra, theo kết quả phỏng vấn ông Dương
Xuân Trường – Giám đốc doanh nghiệp cho biết doanh nghiệp xây dựng các dự án
đầu tư thêm trang thiết bị kỹ thuật, máy móc phục vụ sản xuất và kinh doanh và dự án
mở rộng thêm các chi nhánh ở một vài tỉnh trong các năm tiếp theo. Một hạn chế trong

công tác quản trị dự án tại DNTN Trường Thiềm đó chính là vấn đề thời gian. Thời
gian thực hiện các dự án đều kéo dài hơn so với dự kiến do vậy hiệu quả mà các dự án
mang lại chưa cao, còn nhiều bất cập.
2.5.2. Công tác quản trị rủi ro

GVHD: Th.s Nguyễn Thị Uyên

SVTH: Nguyễn Thị Kim Thành- K45A5
15


Trường Đại học Thương Mại

Khoa Quản trị doanh nghiệp

Biểu đồ 2.5.2 Công tác quản trị rủi ro
Theo kết quả điều tra trắc nghiệm được thể hiện trên biểu đồ 2.5.1, có thể nhận
thấy doanh nghiệp làm tốt trong khâu đo lường và nhận dạng rủi ro (trên 40%) nên khả
năng phòng ngừa cũng khá tốt (60%).
Ngoài ra, theo kết quả phỏng vấn Bà Dương Thị Hương (Phòng kế toán – hành
chính tổng hợp) cho biết hàng tuần, hàng tháng doanh nghiệp đều tiến hành các cuộc
họp báo cáo tình hình sản xuất và kinh doanh, qua đó kịp thời xử lý các vấn đề hay rủi
ro xảy ra. Trong môi trường nhiều biến động và cạnh tranh khốc liệt như hiện nay
doanh nghiệp thường xuyên phải đối mặt với những rủi ro, mà nếu không lường được
trước hoặc không có biện pháp khắc phục nếu rủi ro xảy ra doanh nghiệp có thể gặp
những bất lợi như: mất khách hàng, mất uy tín, giảm doanh thu và lợi nhuận, ảnh
hưởng đến uy tín của doanh nghiệp. Với quá trình hạch toán trích chi phí rủi ro vào giá
thành. Doanh nghiệp hình thành bộ phận phê duyệt dự án kinh doanh, tập trung vào
tiên lượng các rủi ro có thể xảy ra, gắn các vấn đề về hiệu quả kinh doanh cho các cá
nhân chịu trách nhiệm trên cơ sở thế chấp tài sản cá nhân.


GVHD: Th.s Nguyễn Thị Uyên

SVTH: Nguyễn Thị Kim Thành- K45A5
16


Trường Đại học Thương Mại

Khoa Quản trị doanh nghiệp

CHƯƠNG 3: ĐỀ XUẤT HƯỚNG ĐỀ TÀI KHÓA LUẬN
Trên cơ sở kết quả phân tích thực trạng trên, có 3 vấn đề chính tồn tại trong các
lĩnh vực quản trị chủ yếu của doanh nghiệp cần được giải quyết ngay để hoạt động
kinh doanh của doanh nghiệp được tiến hành một cách có hiệu quả nhằm đạt được các
mục tiêu kinh doanh của công ty là:
Một là: Cơ cấu tổ chức còn chồng chéo, thiếu sự đồng bộ giữa các bộ phận
chức năng và các đơn vị thành viên, nhiều khi xảy ra thiếu hụt và dư thừa nhân lực.
Hai là: Công tác quản trị bán hàng của doanh nghiệp còn non kém. Hoạt động
tổ chức mạng lưới bán hàng và xây dựng kế hoạch bán hàng còn chưa tốt.
Ba là: Chính sách phát triển thị trường của doanh nghiệp còn có nhiều điểm
hạn chế. Tốc độ phát triển, mở rộng thị trường còn chậm trễ, thiếu tính linh hoạt.
Doanh nghiệp vẫn chỉ tập trung vào bán buôn chứ chưa chú trọng vào hệ thống bán lẻ.
Từ 3 vấn đề tồn tại nêu trên, em xin đề xuất cho hướng đề tài khóa luận sắp tới
của mình như sau:
1.

Hoàn thiện cơ cấu tổ chức và phân quyền của doanh nghiệp tư nhân

Trường Thiềm.

2.
Thực trạng và giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả công tác quản trị bán
hàng tại doanh nghiệp tư nhân Trường Thiềm.
3.
Hoàn thiện triển khai chiến lược phát triển thị trường của doanh nghiệp
tư nhân Trường Thiềm.

GVHD: Th.s Nguyễn Thị Uyên

SVTH: Nguyễn Thị Kim Thành- K45A5
17


Trường Đại học Thương Mại

GVHD: Th.s Nguyễn Thị Uyên

Khoa Quản trị doanh nghiệp

SVTH: Nguyễn Thị Kim Thành- K45A5
18



×