Tải bản đầy đủ (.pdf) (88 trang)

Đa dạng sinh học cá và mối quan hệ của chúng với chất lượng môi trường nước ở vùng Hồ Quan Sơn, huyện Mỹ Đức, Hà Nội

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.21 MB, 88 trang )

Header Page 1 of 16.

ðẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ðẠI HỌC KHOA HỌC TỰ NHIÊN


ðào Thị Nga

ðA DẠNG SINH HỌC CÁ VÀ MỐI QUAN HỆ CỦA
CHÚNG VỚI CHẤT LƯỢNG MÔI TRƯỜNG NƯỚC Ở
VÙNG HỒ QUAN SƠN, HUYỆN MỸ ðỨC, HÀ NỘI

LUẬN VĂN THẠC SỸ KHOA HỌC

Hà Nội - 2010

Footer Page 1 of 16.


Header Page 2 of 16.

ðẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ðẠI HỌC KHOA HỌC TỰ NHIÊN


ðào Thị Nga

ðA DẠNG SINH HỌC CÁ VÀ MỐI QUAN HỆ CỦA
CHÚNG VỚI CHẤT LƯỢNG MÔI TRƯỜNG NƯỚC Ở
VÙNG HỒ QUAN SƠN, HUYỆN MỸ ðỨC, HÀ NỘI


Chuyên ngành: Sinh thái học
Mã số: 60 42 60

LUẬN VĂN THẠC SỸ KHOA HỌC

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
PGS.TS NGUYỄN XUÂN HUẤN

Hà Nội - 2010

Footer Page 2 of 16.


Header Page 3 of 16.

LỜI CẢM ƠN
Tôi xin chân thành cảm ơn PGS.TS Nguyễn Xuân Huấn, người ñã hết lòng
tận tình hướng dẫn và giúp ñỡ tôi trong quá trình học tập, nghiên cứu và hoàn
thành bản luận văn này.
Tôi xin cảm ơn toàn thể thầy cô trong Bộ môn ðộng vật có xương sống,
Phòng thí nghiệm Sinh thái học và Sinh học môi trường, Trường ðại học Khoa
học Tự nhiên - ðại học Quốc gia Hà Nội ñã tạo mọi ñiều kiện thuận lợi giúp ñỡ
tôi trong quá trình thực hiện luận văn.
Tôi xin cảm ơn Công ty Cổ phần Thuỷ sản và Du lịch Quan Sơn, UBND xã
Hợp Tiến, Hồng Sơn, Tuy Lai, UBND huyện Mỹ ðức- Hà Nội, Viện Sinh Thái và
Tài nguyên Sinh vật ñã tạo mọi ñiều kiện thuận lợi cho tôi trong quá trình thu
mẫu, ñiều tra nghiên cứu phục vụ luận văn.
Cuối cùng tôi xin cảm ơn tất cả bạn bè, ñồng nghiệp, người thân ñã cùng
góp sức ñộng viên tôi hoàn thành bản luận văn này.


Hà nội, ngày 15 tháng 11 năm 2010
Người thực hiện

ðào Thị Nga

Footer Page 3 of 16.


Header Page 4 of 16.

NHỮNG CHỮ VIẾT TẮT
BOD5: Hàm lượng oxy sinh học
BTTN: Bảo tồn thiên nhiên
COD: Hàm lượng oxy hoá học
DO: Hàm lượng oxy hoà tan trong nước
ðDSH: ða dạng sinh học
TB: Trung bình
HST: Hệ sinh thái
IBI (index of biotic integrity): Chỉ số tổ hợp sinh học
NXB: Nhà xuất bản
SL: Số lượng
TL: Tài liệu
TT: Thứ tự
TDS: Tổng chất rắn hoà tan
TSS: Tổng các chất rắn lơ lửng

Footer Page 4 of 16.


Header Page 5 of 16.


MỤC LỤC
MỞ ðẦU ............................................................................................................... 1
Chương 1. TỔNG QUAN TÀI LIỆU .................................................................... 3
1.1. ða dạng sinh học và vai trò của ña dạng sinh học cá trong các hệ
sinh thái nước .................................................................................................. 3
1.1.1. Khái niệm về ña dạng sinh học............................................................ 3
1.1.2. ða dạng sinh học ở Việt Nam ............................................................. 4
1.1.3. ða dạng sinh học của hệ sinh thái hồ................................................... 6
1.1.4. Vai trò của ña dạng sinh học cá trong các hệ sinh thái nước............... 7
1.2. ðặc ñiểm ñặc trưng của hệ sinh thái hồ chứa ....................................... 8
1.2.1. Các ñặc trưng về hình thái, cấu tạo và ñiều kiện sống trong hồ
chứa.................................................................................................... 8
1.2.2. Quá trình hình thành và phát triển của các quần xã sinh vật trong hồ
chứa.............................................................................................................. 11
1.3. Quan hệ của ðDSH với một số yếu tố sinh thái chính ở hồ............... 13
1.3.1. Quan hệ với các yếu tố thuỷ lí .......................................................... 14
1.3.2. Quan hệ với các yếu tố thuỷ hoá ....................................................... 14
1.4. Những nghiên cứu sử dụng chỉ số tổng hợp quần xã cá ñể ñánh giá
chất lượng nước trên thế giới và ở Việt Nam ............................................. 19
1.4.1. Khái quát về sinh vật chỉ thị, chỉ số tổ hợp sinh học cá và khả năng
sử dụng các chỉ số tổ hợp sinh học cá ñể ñánh giá chất lượng môi trường
nước ............................................................................................................. 19
1.4.2. Những nghiên cứu sử dụng chỉ số tổ hợp sinh học cá ñể ñánh giá
chất lượng môi trường nước ........................................................................ 23
1.5. Một số nét khái quát về khu vực nghiên cứu ...................................... 25
1.5.1. Quá trình hình thành và chức năng của vùng hồ Quan Sơn ............. 25
1.5.2. ðiều kiện khí hậu ............................................................................. 27
1.5.3. ðiều kiện nguồn nước ...................................................................... 29
1.5.4. Tài nguyên ñộng thực vật .................................................................. 30

1.5.5. Tài nguyên du lịch ............................................................................ 30
Footer Page 5 of 16.


Header Page 6 of 16.

1.5.6. §iÒu kiÖn kinh tÕ - x héi c¸c x thuéc khu vùc nghiªn cøu............. 31
1.5.7. Tình hình nghiên cứu về ðDSH cá ở vùng hồ Quan Sơn, huyện Mỹ
ðức, Hà Nội........................................................................................................ 35
Chương 2. THỜI GIAN, ðỊA ðIỂM VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ...... 36
2.1. Thời gian và ñịa ñiểm nghiên cứu ........................................................ 36
2.1.1. Thời gian nghiên cứu......................................................................... 36
2.1.2. ðịa ñiểm nghiên cứu.......................................................................... 36
2.2. Phương pháp nghiên cứu ...................................................................... 38
2.2.1. Phương pháp khảo sát thu thập các dẫn liệu về ñiều kiện tự nhiên và
các yếu tố chính về thuỷ lý, thuỷ hoá. ......................................................... 38
2.2.2. Phương pháp thu mẫu cá ngoài thực ñịa ........................................... 38
2.2.3. Phương pháp phân tích trong phòng thí nghiệm ............................... 39
2.2.4. Cơ sở ñánh giá môi trường nước theo phương pháp thuỷ lí hoá ...... 41
2.2.5. Phương pháp dùng chỉ số tổ hợp quần xã cá ñể ñánh giá chất lượng
môi trường nước .......................................................................................... 41
2.2.6. Phương pháp xử lý số liệu (theo thuật toán thống kê) ...................... 43
Chương 3. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN ............................................................ 44
3.1. ða dạng thành phần loài cá ở vùng hồ Quan Sơn, huyện Mỹ ðức,
Hà Nội............................................................................................................. 44
3.1.1. Cấu trúc thành phần loài cá ............................................................... 44
3.1.2. Tính ña dạng của khu hệ cá theo bậc phân loại................................. 50
3.1.3. Tính ña dạng của khu hệ cá ở khu vực nghiên cứu so với một số khu
vực khác ...................................................................................................... 53
3.1.4. Tính chất ñộc ñáo của cá ở khu vực nghiên cứu ............................... 57

3.2. Biến ñồng về thành phần loài cá theo thời gian và không gian phân
bố..................................................................................................................... 57
3.2.1. Biến ñộng về thành phần loài cá theo thời gian ................................ 57
3.2.2. Biến ñộng thành phần loài cá theo không gian phân bố.................... 65
3.3. Mối quan hệ giữa thành phần loài cá và ñộ phong phú của chúng với
một số yếu tố sinh thái chính ở vùng hồ Quan Sơn, huyện Mỹ ðức, Hà
Nội................................................................................................................... 66
Footer Page 6 of 16.


Header Page 7 of 16.

3.3.1. Quan hệ với các yếu tố thuỷ lý .......................................................... 66
3.3.2. Quan hệ với các yếu tố thuỷ hoá ....................................................... 68
3.4. Sử dụng chỉ số tổ hợp quần xã cá ñể ñánh giá chất lượng nước ở
vùng hồ Quan Sơn huyện Mỹ ðức, Hà Nội năm 2010 .............................. 71
3.4.1. Ma trận các chỉ số tổ hợp cá ở vùng hồ Quan Sơn huyện Mỹ ðức,
Hà Nội năm 2010......................................................................................... 71
3.4.2. ðánh giá chất lượng nước ở vùng hồ Quan Sơn, huyện Mỹ ðức, Hà
Nội năm 2010 .............................................................................................. 72
3.4.3. So sánh kết quả ñánh giá chất lượng nước bằng chỉ số tổ hợp cá với
kết quả ñánh giá chất lượng nước bằng phương pháp hoá học ................... 73
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ........................................................................... 74
TÀI LIỆU THAM KHẢO ................................................................................. 75
PHỤ LỤC ............................................................................................................ 80
Phụ lục 1: PHIẾU ðIỀU TRA CÁ ......................................................................
Phụ lục 2: DANH SÁCH CÁ NHÂN ðƯỢC PHỎNG VẤN TRONG QUÁ
TRÌNH LÀM LUẬN VĂN ..................................................................................

Phụ lục 3. SO SÁNH THÀNH PHẦN LOÀI CÁ Ở HỒ QUAN SƠN THUỘC

HUYỆN MỸ ðỨC, THÀNH PHỐ HÀ NỘI NĂM 2010 VỚI THÀNH PHẦN
LOÀI CÁ CỦA MỘT SỐ KHU VỰC ..................................................................

Phụ lục 4. CÁC YẾU TỐ THUỶ LÝ TẠI CÁC SINH CẢNH ...............................
Phụ lục 5. HÀM LƯỢNG OXY TRONG NƯỚC VÀ ðỘ PH ................................
Phụ lục 6: HÀM LƯỢNG MỘT SỐ MUỐI HOÀ TAN TRONG NƯỚC ...............
Phụ lục 7. HÀM LƯỢNG MỘT SỐ KIM LOẠI TRONG NƯỚC ........................
Phụ lục 8: QUY CHUẨN KỸ THUẬT QUỐC GIA VỀ CHẤT LƯỢNG NƯỚC
MẶT (QCVN 08 : 2008/BTNMT)..............................................................................

Phụ lục 9. MỘT SỐ HÌNH ẢNH TRONG QUÁ TRÌNH THỰC HIỆN LUẬN
VĂN ...................................................................................................................

Footer Page 7 of 16.


Header Page 8 of 16.

DANH MỤC BẢNG BIỂU
Bảng 1. Thành phần loài sinh vật ñã biết ở Việt Nam năm 2005.......................... 5
Bảng 2: Phân chia hồ chứa nước ở Việt Nam theo kích thước ........................... 10
Bảng 3: Số lượng và diện tích các hồ theo vùng khác nhau ở Việt Nam .......... 10
Bảng 4. Các mức ñộ về chất lượng nước của thuỷ vực....................................... 42
Bảng 5. Thành phần loài cá và phân bố cá ở vùng hồ Quan Sơn - huyện Mỹ ðức
- Hà Nội ................................................................................................................ 44
Bảng 6: Tỷ lệ các họ, giống, loài trong các bộ tại khu vực nghiên cứu.............. 51
Bảng 7: Thành phần giống, loài trong các họ cá ở vùng hồ Quan Sơn - huyện
Mỹ ðức - Hà Nội.................................................................................................. 51
Bảng 8: Số lượng loài, giống, họ, bộ cá tại khu vực nghiên cứu và ở các vùng
khác ở Việt Nam................................................................................................... 54

Bảng 9. Danh sách các loài cá ngoại lai/ nhập nội ở vùng hồ Quan Sơn - huyện
Mỹ ðức - Hà Nội.................................................................................................. 56
Bảng 10. Danh sách các loài cá ở hồ Quan Sơn - huyện Mỹ ðức -Hà Nội ghi
trong Sách ðỏ Việt Nam cần ñược bảo vệ........................................................... 57
Bảng 11. Sự biến ñộng thành phần loài cá theo thời gian ở vùng hồ Quan Sơn huyện Mỹ ðức - Hà Nội....................................................................................... 58
Bảng 12. Giá trị TB của các yếu tố thuỷ lý tại các hồ ño ngày 20 tháng 8 năm
2010 ...................................................................................................................... 67
Bảng 13. Giá trị TB về hàm lượng oxy trong nước và ñộ pH ở các hồ ño ngày
20 tháng 8 năm 2010 ............................................................................................ 68
B¶ng 14: Giá trị TB mét sè muèi hoµ tan trong n−íc ở các hồ ®o ngµy 20 tháng
8 năm 2010 ........................................................................................................... 69
Bảng 15. Giá trị TB về hàm lượng một số kim loại trong nước ở các hồ ño ngày
20 tháng 8 năm 2010 ............................................................................................ 70
Bảng 16. Phân hạng cách tính ñiểm cho các chỉ số chỉ số tổ hợp sinh học cá áp
dụng cho việc ñánh giá chất lượng nước ở vùng hồ Quan Sơn ........................... 71
Bảng 17. Ma trận chỉ số tổ hợp cá ñánh giá chất lượng môi trường nước ở hồ
Quan Sơn - huyện Mỹ ðức - Hà Nội năm 2010 .................................................. 72
Footer Page 8 of 16.


Header Page 9 of 16.

DANH MỤC HÌNH

Hình 1. Bản ñồ vùng hồ Quan Sơn, huyện Mỹ ðức, TP Hà Nội........................ 37
Hình 2. Các chỉ số ño Cá .................................................................................... 39
Hình 3. Tỷ lệ % các họ, giống, loài trong các bộ ................................................ 53
Hình 4. Biểu ñồ so sánh số lượng loài, giống, họ, bộ cá tại khu vực nghiên cứu
và ở các vùng khác ở Việt Nam ........................................................................... 54


Footer Page 9 of 16.


Luận văn thạc sỹ khoa học

ðào Thị Nga

Header Page 10 of 16.

MỞ ðẦU
Hồ Quan Sơn, huyện Mỹ ðức, Hà Nội là một hồ chứa lớn có nhiều vai trò
ñối với huyện Mỹ ðức và các vùng lân cận như: ñiều hoà khí hậu, cung cấp
nguồn lợi thuỷ sản cho người dân trong vùng, cũng như ñảm bảo chống lũ an
toàn, ñảm bảo ổn ñịnh nguồn nước tưới tiêu cho trên 1000 ha ñất nông nghiệp và
tạo ñiều kiện cho huyện phát triển du lịch sinh thái vào mùa mưa, .
Trong các nhóm sinh vật, cá và các loài thuỷ sản khác ñóng vai trò ñặc biệt
quan trọng ñối với ñời sống kinh tế của ñịa phương. Hiện nay vùng hồ Quan
Sơn do Công ty Cổ phần Thuỷ sản và Du lịch Quan Sơn quản lí và kinh doanh.
Tuy nhiên, chức năng chính của hồ là lưu trữ nước trong mùa mưa ñể cung
cấp nguồn nước tưới vào mùa khô cho khoảng 1000 ha ñất canh tác nông nghiệp
của huyện, nên Công ty Cổ phần Thuỷ sản và Du lịch Quan Sơn chỉ thực hiện
ñược nhiệm vụ nuôi trồng thuỷ sản và kinh doanh du lịch chủ yếu vào thời kì hồ
ngập nước. Vào các tháng mùa khô, hầu hết nước trong các hồ bị tháo cạn nên
nuôi trồng thuỷ sản và kinh doanh du lịch bị hạn chế rất nhiều và các thuỷ vực
có nhiều thay ñổi về chất lượng nước, chế ñộ thuỷ văn gây bất lợi cho ñời sống
của cá, từ ñó cũng gây bất lợi cho nghề cá. Cùng với việc khai thác nguồn lợi cá
tự nhiên bằng mọi hình thức ñể tận thu sản lượng như: ñánh bắt cá bằng lưới
mắt nhỏ, bằng kích ñiện,... mà không có biện pháp bảo vệ và phát triển thích
hợp; cộng với nguồn nước hồ bị ô nhiễm do chất thải sinh hoạt và thuốc trừ sâu,
thuốc bảo vệ thực vật làm cho hệ ®éng thực vật thuỷ sinh không ổn ñịnh, thành

phần và SL các loài cá bị giảm sút. Ngược lại, do hồ Quan Sơn ñược lưu thông
với sông ðáy và sông ñào Mỹ Hà nên tình trạng trên cũng ñược cải thiện một
phần.
Mục ñích của luận văn này là nghiên cứu ðDSH cá và mối quan hệ của
chúng với chất lượng môi trường nước ở vùng Hồ Quan Sơn, huyện Mỹ ðức,
Hà Nội ñể ñánh giá ñúng hiện trạng thành phần loài cá và chất lượng nước của
Hồ Quan Sơn, huyện Mỹ ðức, Hà Nội góp phần giúp chính quyền ñịa phương

Footer Page 10 of 16.

1


Luận văn thạc sỹ khoa học

ðào Thị Nga

Header Page 11 of 16.

có những giải pháp hữu hiệu và ứng dụng trong phát triển nghề cá, bảo tồn
ðDSH, phát triển du lịch sinh thái. ðể ñạt ñược mục tiêu nêu trên, luận văn
nghiên cứu các nội dung sau:
1. Xác ñịnh thành phần loài cá ở vùng hồ Quan Sơn, Huyện Mỹ ðức,
Hà Nội.
2. Nghiên cứu sự biến ñộng về thành phần loài và phân bố cá ở vùng hồ
Quan Sơn, huyện Mỹ ðức, Hà Nội theo thời gian và không gian.
3. Nghiên cứu mối quan hệ giữa thành phần loài cá và ñộ phong phú của
chúng với một số yếu tố thuû lÝ, thuû ho¸.
4. Sử dụng chỉ số tổ hợp cá ñể ñánh giá chất lượng nước ở vùng hồ Quan
Sơn, huyện Mỹ ðức, Hà Nội.


Footer Page 11 of 16.

2


Luận văn thạc sỹ khoa học

ðào Thị Nga

Header Page 12 of 16.

Chương 1. TỔNG QUAN TÀI LIỆU
1.1. ðDSH và vai trò của ðDSH cá trong các hệ sinh thái nước
1.1.1. Khái niệm về ðDSH
Thuật ngữ ðDSH (biodiversity) ra ñời từ những năm 80 của thế kỉ 20. ðến
nay có ít nhất 25 ñịnh nghĩa về thuật ngữ "ðDSH”.
Theo WWF, 1989, ðDSH là sự khác nhau giữa các sinh vật sống ở tất cả
mọi nơi, bao gồm: các HST trên cạn, trong ñại dương và các HST thuỷ vực
khác, cũng như các phức hệ sinh thái mà các sinh vật là một thành phần,....Thuật
ngữ này bao hàm sự khác nhau trong một loài, giữa các loài và giữa các HST
[22].
ðDSH ñược hiểu “là sự phồn thịnh của sự sống trên trái ñất, là hàng triệu
loài thực vật, ñộng vật và vi sinh vật, là những gen chứa trong các loài, là những
HST vô cùng phức tạp cùng tồn tại trong môi trường [22].
ðDSH một thuật ngữ bao trùm mọi mức ñộ biến ñổi của thiên nhiên gồm
cả SL và tần suất xuất hiện của HST, của loài hay gen trong một tập hợp ñã biết.
Hiện nay ðDSH ñược xét ở 3 cấp ñộ: ða dạng về loài sinh vật, ña dạng về gen
chứa trong các loài (ña dạng di truyền) và ña dạng về HST.
ðDSH có vai trò rất quan trọng ñối với việc duy trì các chu trình tự nhiên

và cân bằng sinh thái. ðDSH là cơ sở của sự sống còn và thịnh vượng của loài
người và sự bền vững của thiên nhiên trên trái ñất. Theo ước tính giá trị của tài
nguyên ðDSH toàn cầu cung cấp cho con người là 33.000 tỷ ñô la mỗi năm
[22]. Nguồn tài nguyên ðDSH trong tự nhiên tập trung trong các HST.Vì vậy:
- HST là cơ sở sinh tồn của mọi sự sống trên trái ñất. Nó ñảm bảo ñược sự
tuần hoàn vật chất và chuyển hoá năng lượng thông qua chuỗi thức ăn và lưới
thức ăn trong quần xã.
- Cung cấp trực tiếp lương thực, thực phẩm, dược liệu, nguyên liệu, nhiên
liệu cho con người.

Footer Page 12 of 16.

3


Luận văn thạc sỹ khoa học

ðào Thị Nga

Header Page 13 of 16.

- Là kho dự trữ nguồn gen quan trọng ñể bổ sung cho vật nuôi và cây trồng.
- Phục vụ ñời sống tinh thần và ñáp ứng nhu cầu thẩm mỹ, nâng cao tri
thức khoa học và khát vọng khám phá thế giới tự nhiên.[28]
1.1.2. ðDSH ở Việt Nam
1.1.2.1. ða dạng về các HST
Các nhóm HST chính là: HST trên cạn, HST nước và HST biển.Trong mỗi
nhóm có các kiểu HST khác nhau, HST ñất ngập nước rất ña dạng, có 69 kiểu
ñất ngập nước, bao gồm:
- ðất ngập nước tự nhiên 30 kiểu.

- ðất ngập nước ven biển 11 kiểu.
- ðất ngập nước nội ñịa 19 kiểu.
- ðất ngập nước nhân tạo 9 kiểu.
Một số kiểu ñất ngập nước có nguồn tài nguyên ðDSH phong phú như ñầm
lầy than bùn, rừng ngập mặn, rạn san hô, ñầm phá, vụng biển, vũng biển,
các vùng ñất ngập nước cửa sông Hồng, ñất ngập nước ñồng bằng sông
Cửu Long,... [7].
1.1.2.2. ða dạng về loài
Việt Nam ñược coi là ñiểm nóng về ðDSH trên thế giới với các lí do:
- Việt Nam ñược quốc tế công nhận là một trong 16 quốc gia có tính ðDSH
cao nhất thế giới, với nhiều kiểu rừng, ñầm lầy, sông suối, ao hồ, rạn san hô,...
tạo nên môi trường sống cho khoảng 10% tổng số loài sinh vật trên thế giới,
10% tổng số loài chim và thú hoang dã trên thế giới trong khi chỉ chiếm 1% diện
tích ñất liền của thế giới [3,4]. SL các loài sinh vật ñã biết ñến năm 2005 ở Việt
Nam ñược thể hiện ở bảng 1.

Footer Page 13 of 16.

4


Luận văn thạc sỹ khoa học

ðào Thị Nga

Header Page 14 of 16.

Bảng 1- Thành phần loài sinh vật ñã biết ở Việt Nam năm 2005 [40]

Số TT

1

2

3

4

Số loài ñã xác ñịnh ñược

Nhóm sinh vật
Thực vật nổi

1.939

- Nước ngọt

1.402

- Biển

537

Rong, tảo

697

Nước ngọt

Khoảng 20


Biển

682

Cỏ biển

15

Thực vật ở cạn

13.766

Thực vật bậc thấp

2.393

Thực vật bậc cao

11.373

ðộng vật không xương sống ở nước

8.203

Nước ngọt

782

Biển


7.421

5

ðộng vật không xương sống ở ñất

6

Côn Trùng

7.750

7



2.738

Nước ngọt

1027

Biển

2.438

8

khoảng 1.000


Bò sát

296

Rắn biển

50

Rùa biển

4

9

Lưỡng cư

162

10

Chim

840

11

Thú

310


Thú biển

16

Footer Page 14 of 16.

5


Luận văn thạc sỹ khoa học

ðào Thị Nga

Header Page 15 of 16.

Việt Nam có khoảng hơn 22.458 loài ñộng vật, hơn 16.400 loài thực vật và
khoảng 30.000 loài vi sinh vật. Riêng ở dưới nước ñã xác ñịnh ñược 2740 loài
và dưới loài thuỷ sinh vật nước ngọt và trên 11.000 loài thuỷ sinh vật nước mặn.
Nhiều loài ñộng thực vật ñược bổ sung vào danh sách các loài của Việt Nam.
- Thành phần loài của Việt Nam rất phong phú, ña dạng và có mức ñộ ñặc
hữu cao so với các nước trong phân vùng ðông Dương [28].
- Hiện nay, nguồn tài nguyên ðDSH của Việt Nam ñã và ñang bị suy giảm,
thất thoát nghiêm trọng vào bậc nhất thế giới . Nhiều HST và môi trường sống bị
thu hẹp diện tích, nhiều Taxon loài và dưới loài ñang ñứng trước nguy cơ bị
tuyệt chủng trong một tương lai gần.[28]
ðể bảo vệ và duy trì các HST này, trong những năm qua, Việt Nam ñã
tăng cường ñầu tư cho các chương trình, dự án nhằm bảo tồn tốt hơn tài nguyên
ðDSH của ñất nước. Tổng kinh phí ñầu tư cho bảo tồn ðDSH năm 2005 ñạt xấp
xỉ 51,8 triệu USD, gấp 10 lần so với một thập kỷ trước.[22]

1.1.2.3. ða dạng nguồn gen
Việt Nam là một trong 12 trung tâm nguồn gốc giống cây trồng và cũng là
trung tâm thuần hóa vật nuôi nổi tiếng thế giới.
Các loài cá nuôi có nguồn gốc từ nước ngoài ñược nhập và thuần dưỡng ở
Việt Nam khoảng 50 loài. Trong ñó có 35 loài cá cảnh còn lại là các loài cá nuôi
lấy thịt.
Theo Jucovki (1970) Các giống cây trồng ở Việt Nam rất ña dạng và phong
phú. Hiện nay ñã thống kê ñược 802 loài cây trồng phổ biến thuộc 79 họ. [22]
1.1.3. ðDSH của HST hồ
ðDSH trong các hồ tự nhiên và hồ nhân tạo khác cơ bản với các hệ thống
sông, biển hoặc trên ñất liền. Các sinh vật trên ñất liền hoặc trong sông, biển
sống trong các môi trường mà ít nhiều có sự liên tục trên một vùng rộng lớn, và
các loài sẽ có sự ñiều chỉnh nhất ñịnh phạm vi phân bố của chúng khi các ñiều
kiện khí hậu hoặc sinh thái bị thay ñổi. Còn những nơi cư trú nước ngọt ở các hồ
Footer Page 15 of 16.

6


Luận văn thạc sỹ khoa học

ðào Thị Nga

Header Page 16 of 16.

là không liên tục. Vì vậy nhiều loài nước ngọt ở trong hồ không di chuyển dễ
dàng qua vùng ñất liền do hồ là các ñơn vị riêng biệt. ðiều này gây ra các ảnh
hưởng:
- Các loài phải tiếp tục tồn tại khi có những thay ñổi về khí hậu và sinh thái
ở nơi cư trú.

- ðDSH trong hồ thường có tính ñịa phương hoá cao, thậm chí các hệ
thống hồ và suối nhỏ cũng thường có những dạng sống tiến hoá ñơn nhất và có
tính ñịa phương
- ða dạng loài trong các hồ tự nhiên thường cao, ngay cả ở những vùng có
SL loài tại từng ñiểm cụ thể thấp. ðiều này là do có sự khác nhau về thành phần
loài giữa các ñịa ñiểm.
- Có tính ñặc hữu cao và khá ña dạng về thành phần loài.
- ða dạng di truyền thể hiện ở mức ñộ ña dạng về kiểu hình của các loài. Số
lượng loài càng nhiều thì ña dạng di truyền càng lớn.
Các kiểu gen ở Việt Nam thường có nhiều biến dị, ñột biến vì vậy có nhiều
kiểu hình ña dạng phong phú. Ngay cả khi cùng một kiểu gen ở sinh vật thủy
sinh cũng biểu hiện ra nhiều kiểu hình khác nhau phụ thuộc vào sự phức tạp của
các HST hồ và ñiều kiện tự nhiên, khí hậu, môi trường khác biệt giữa các vùng
miền có hồ phân bố.[29]
1.1.4. Vai trò của ðDSH cá trong các HST nước
Thủy sản hàng năm cung cấp cho ñất nước khoảng 2 tỷ ñô la [22]. Nguồn
lợi thuỷ sản còn:
- ðảm bảo cân bằng sinh học trong các thuỷ vực từ ñó tạo ra cân bằng sinh
thái. Mỗi loài cá là một mắt xích trong chuỗi và lưới thức ăn của các quần xã
dưới nước, nó ñảm bảo sự tuần hoàn vật chất và sự chuyển hóa năng lượng ở các
HST nước, làm cho không một loài nào ñó phát triển hoặc suy giảm SL một
cách quá mức.
- Là nguồn dự trữ gen.
Footer Page 16 of 16.

7


Luận văn thạc sỹ khoa học


ðào Thị Nga

Header Page 17 of 16.

- Cung cấp nguồn thực phẩm phong phú cho con người. Hiện nay HST hồ,
ao là nguồn cung cấp cá nước ngọt chủ yếu có chất lượng cao về thịt (cá Chép,
cá Mè, cá Trắm cỏ ...) do các loài cá tự nhiên trong sông bị khai thác kiệt quệ.
- Cung cấp nguồn dược liệu do một số loài cá nước ngọt có thể dùng làm
thuốc. Ví dụ: Mật cá trắm ñen có thể làm thuốc sát trùng [33].
- ðáp ứng nhu cầu thẩm mỹ của con người : Có rất nhiều loài cá ñược
dùng làm cảnh. Trong ñó ở Việt Nam có khoảng 35 loài cá cảnh nhập từ nước
ngoài.
- Phục vụ cho công tác nghiên cứu khoa học ñể phát triển nghề cá và bảo
tồn ðDSH.
- HST nước có ðDSH cá có thể phát triển du lịch. Ví dụ: suối cá thần Cẩm
Lương- Cẩm Thủy- Thanh Hoá thu hút rất nhiều khách du lịch trong và ngoài
nước ñến thăm quan.
1.2. ðặc ñiểm ñặc trưng của HST hồ chứa
Nước ngọt bao phủ gần 2% bề mặt trái ñất, xấp xỉ 2,5 x 106 km2, phần lớn
tập trung trong các hồ tự nhiên và hồ chứa.
Hồ chứa hình thành là do con người ñắp ñập ngăn dòng chảy ở vùng trung
và thượng lưu các dòng sông. [29]
1.2.1. Các ñặc trưng về hình thái, cấu tạo và ñiều kiện sống trong hồ chứa
Hồ chứa có khối nước vận ñộng rất chậm. Theo chiều dọc hồ, tốc ñộ dòng
chảy giảm dần từ ñầu hồ ñến cuối hồ. Vì vậy ở phần ñầu hồ tính chất dòng chảy
thể hiện rất rõ nét, nhưng ở cuối hồ khối nước mang ñặc trưng của nước ñầm hồ.
Hình dạng hồ kéo dài theo dạng dòng chảy, ñường bờ rất khúc khuỷu, uốn
lượn tạo cho hồ có dạng cành cây. Trên mặt hồ lác ñác nổi lên các ñảo là những
ñỉnh núi không bị ngập chìm. Nền ñáy hồ thấp dần từ phía ñầu hồ xuống cuối
hồ, lặp lại diện mạo của thung lũng dòng sông và các lưu vực xung quanh bị

ngập nước.

Footer Page 17 of 16.

8


Luận văn thạc sỹ khoa học

ðào Thị Nga

Header Page 18 of 16.

Khối nước của hồ ñược chia thành 2 phần: Phần nước hữu ích và phần
nước chết. Phần nước hữu ích của hồ luôn ñược ñổi mới, phụ thuộc vào nguồn
nước của lưu vực dòng chảy cấp theo mùa cho hồ và nhu cầu sử dụng nước theo
chế ñộ canh tác.
Do mực nước hồ chứa dao ñộng rất lớn nên vùng ven bờ trở lên bất lợi ñối
với ñời sống của sinh vật. Ở ñó thường không có mặt của ñại ña số các loài ñộng
vật và thực vật ñáy. Hồ chứa có diện tích mặt nước rộng, gió thịnh hành trong
các mùa thường gây sóng lớn, vỗ ñập vào bờ gây huỷ hoại nơi sống ven hồ và
gây xói lở, làm tăng ñộ ñục của vùng nước nông ven bờ.
Một chỉ số quan trọng của hồ chứa là hệ số ñổi mới của khối nước (lưu
lượng dòng chảy năm) thuộc các sông cung cấp cho hồ so với thể tích hồ. Hệ số
này càng cao, khối nước càng ñược ñổi mới nhanh kéo theo sự dao ñộng mực
nước càng lớn, gây ảnh hưởng mạnh ñến ñời sống của thuỷ sinh vật trong hồ. Ở
những hồ có dung tích nhỏ, hệ số ñổi mới của nước nhanh hơn so với hệ số ñổi
mới của nước ở những hồ có dung tích lớn làm cho ñiều kiện sống của các quần
xã sinh vật trong hồ khó khăn và kém ổn ñịnh hơn. Những hồ chứa ñược xây
dựng trên những sông ở vùng ñồng bằng hệ số ñổi mới của khối nước thường

dao ñộng trong phạm vi 1-10. Hơn nữa, giá trị ñó càng lớn ñiều kiện sống trong
hồ chứa càng gần với ñiều kiện sống của dòng chảy.
Tuổi thọ của hồ phụ thuộc vào tốc ñộ bồi lắng lòng hồ do các vật liệu ñược
dòng sông chuyển vào từ lưu vực xung quanh. Tốc ñộ bồi lắng càng nhanh khi
rừng ñầu nguồn và rừng thuộc lưu vực gom nước cho hồ không ñược bảo vệ, bị
chặt trắng. Chính vì vậy, các hồ chứa của Việt Nam chỉ sau một số năm ngập
nước, lòng hồ ñược tôn cao khá nhanh do khối lượng trầm tích ñưa vào hồ ngày
một nhiều từ các khu vực xung quanh mất rừng. Hậu quả là trong mùa khô vào
những năm ít nước dung tích hữu ích giảm nhiều làm cho tuổi thọ của hồ bị rút
ngắn so với tuổi thọ thiết kế. [29]
Trong khoảng 30 - 40 năm gần ñây hồ chứa ở nước ta phát triển khá nhiều
với khoảng 2470 hồ có kích cỡ khác nhau với tổng diện tích 183.580 ha (bảng 2)
Footer Page 18 of 16.

9


Luận văn thạc sỹ khoa học

ðào Thị Nga

Header Page 19 of 16.

Bảng 2: Phân chia hồ chứa nước ở Việt Nam theo kích thước [11]
( Theo ñiều tra của Viện kinh tế và quy hoạch thuỷ sản năm 1999)
Loại
hồ

Qui cỡ


Số lượng

Diện tích

ha

n

%

ha

%

I

>10.000

4

0,17

102.700

55,90

II

1.000 - 10.000


12

0,50

30.540

16,70

III

100 - 1.000

104

4,20

28.481

15,50

IV

10 - 100

556

22,50

14.904


8,10

V

5 - 10

727

29,40

4548

2,50

VI

<5

1.067

43,20

2.406

1,50

Tổng cộng

2.470


100

183.580

100

Các hồ cỡ nhỏ dưới 100 ha có số lượng chiếm tới 96,1% và diện tích chiếm
11,9%. Ngược lại hồ từ 100 ha trở lên về số lượng chỉ chiếm 4,9% nhưng diện
tích lại chiếm tới 88,1%.
Số lượng và diện tích hồ có sự phân bố khác nhau theo các vùng (bảng 3) .
Bảng 3: SL và diện tích các hồ chứa theo vùng khác nhau ở Việt Nam [12]
TT

Các vùng

Số hồ

Số

Diện tích

tỉnh

SL

%

ha

%


1

Trung du vùng núi Bắc Bộ

14

1.750

69,03

65.629

35,8

2

Bắc trung bộ

6

151

6,11

20.884

11,4

3


Nam trung bộ

7

227

9,19

11.290

6,1

4

Tây Nguyên

4

287

11,62

12.672

6,9

5

ðông Nam Bộ


4

100

4,05

73.105

39,8

35

2.470

100

183.580

100

Tổng cộng

Một số hồ chứa lớn tiêu biểu ở miền Bắc nước ta như Thác Bà, Hoà Bình,
hồ Núi Cốc, hồ Cấm Sơn, hồ ðồng Mô - Ngải Sơn, Suối Hai, Quan Sơn, ....
Các hồ chứa lớn ở Bắc Trung Bộ: hồ Sông Mực, hồ Kẻ Gỗ, hồ Cẩm Ly.

Footer Page 19 of 16.

10



Luận văn thạc sỹ khoa học

ðào Thị Nga

Header Page 20 of 16.

Các hồ chứa tiêu biểu Nam Trung Bộ là hồ Phú Ninh, hồ Núi I.
Các hồ chứa tiêu biểu ở Tây Nguyên là hồ: Ea Kao, Yaly, ðắc Uy.
Các hồ chứa tiêu biểu ðông Nam Bộ là hồ Trị An, hồ Dầu Tiếng.
1.2.2. Quá trình hình thành và phát triển của các quần xã sinh vật trong hồ
chứa [29]
Thành phần loài và SL sinh vật trong hồ chứa ñứng vị trí trung gian giữa
sinh vật dòng chảy và hồ tự nhiên. Những hồ chứa ñược xây dựng từ thung lũng
dòng chảy thì ở phần ñầu hồ mang ñiều kiện sống của sông và những cư dân của
nó vẫn ñược duy trì, còn ở cuối hồ ñiều kiện sống và cư dân sống mang ñậm nét
của hồ. Trong giai ñoạn ñầu mới ngập nước, thành phần ñộng thực vật giới gần
với ñộng thực vật giới của các thuỷ vực ban ñầu trước khi ngập nước; càng về
sau chúng càng biến ñổi và mang những nét ñặc trưng của vùng ñịa lí thuỷ vực.
Qúa trình hình thành khu hệ thuỷ sinh vật hồ chứa trải qua 3 giai ñoạn:
- Giai ñoạn ñầu là sự huỷ diệt khu hệ sinh vật dòng chảy (reophil và
phytophil) và những nhóm thuỷ sinh vật khác thuộc các HST ñã từng tồn tại
trong lòng hồ trước khi hồ tích nước. ðây cũng là thời kì giàu dưỡng khi hồ mới
ngập nước, trong hồ hàm lượng muối vô cơ và hữu cơ rất cao, sinh vật trong hồ
ưu thế thuộc về các dạng sống nổi, cơ hội tồn tại tạm thời, phân bố một cách
ngẫu nhiên vào hồ; ñối với ñộng vật ñáy, ấu trùng Chironomidae phân bố ồ ạt
ngay ở những ngày ñầu mới ngập nước, còn Zooplankton, Crustacea và
Rotatoria phát triển rất mạnh nhờ nguồn thức ăn sẵn có trong hồ.
- Giai ñoạn 2: ðiều kiện sống trong hồ ổn ñịnh dần, ổ sinh thái của các loài

và mối quan hệ của chúng ñược xác lập, thành phần các loài ñi vào trạng thái ổn
ñịnh, liên quan với sự mất ñi của các loài ưa nước chảy, nhưng thế vào ñó là sự
ưu thế của các loài có nguồn gốc ñầm hồ. Quá trình khoáng hoá giảm, nhưng sự
lắng ñọng trầm tích tăng lên, nước phân tầng trong các hồ sâu, do ñó năng suất
sinh học của hồ giảm dần.

Footer Page 20 of 16.

11


Luận văn thạc sỹ khoa học

ðào Thị Nga

Header Page 21 of 16.

- Giai ñoạn 3: Hồ bước vào trạng thái cân bằng ổn ñịnh, sự khoáng hoá kết
thúc. Do các loài sinh vật hồ chứa ñã hoàn thành sự phân chia nơi ở và nguồn
dinh dưỡng; các mối quan hệ giữa các loài và SL cá thể của mỗi loài cũng như
các mối quan hệ sinh học khác giữa các loài ñược xác lập. Ở giai ñoạn này mới
chính thức hình thành sinh vật ñáy với sự tập trung trên vỏ ñáy hồ một khu hệ
ñơn ñiệu. Quá trình này diễn ra 3 – 4 năm kể từ khi hồ tích nước và ñi kèm với
ñiều ñó là sự suy giảm mạnh sinh khối của ñộng vật ñáy; thành phần loài của
Zooplankton cũng nghèo ñi rõ dệt. Giai ñoạn này năng suất sinh học của hồ thấp
và ổn ñịnh, phù hợp với ñiều kiện ñịa lí của vùng.
Plankton gồm chủ yếu là Bacteria (phong phú gấp nhiều lần ở sông),
Cyanophyta, Bacillariophyta và Chlorophyta, Infusoria, Rotatoria, Crustacea.
- Phytoplankton trong hồ thay ñổi liên quan chặt chẽ với ñộ ñục và chế ñộ
chiếu sáng của tầng nước. Phần giữa và cuối hồ Phytoplankton nghèo do nguồn

muối khoáng và các phân tử hữu cơ bị lắng chìm xuống ñáy sâu, không quay trở
lại chu trình. Ở những hồ chứa vùng ôn ñới, trong tầng ñược chiếu sáng thường
gặp các ñại diện của Diatomae (Melosia và Asterinella), Cyanophyta (Anabaena,
Aphanizomenon và Mycrocystis), Chlorophyta (Eudorina, Pediastrum và
Chlamydomonas). Trong mùa lạnh vai trò của Diatomae trở lên ưu thế, còn vào
mùa hè là Chlorophyta.
- Zooplankton gồm các ñại diện chính là Trùng Roi không màu, Infusoria,
Rotatoria, Cladocera và Copepoda. Ở các hồ chứa vĩ ñộ thấp trong thành phần
Zooplankton còn gặp nhiều ấu trùng ñộng vật ñáy, nhất là ấu trùng côn trùng
sống trong nước.
- Sinh vật ñáy và Periphyton trong hồ chứa khá phong phú ñối với các hồ
ñược hình thành từ các sông ñồng bằng, nhưng càng về sau càng giảm do ñộ ñục
ở ñáy cao hơn và các phần tử lắng ñọng xuống ñáy ngày một nhiều. Những hồ
chứa nhỏ hệ số ñổi mới của nước cao, sinh vật ñáy nghèo hơn so với những hồ
lớn, vì nền ñáy và khối nước của hồ nhỏ rất kém ổn ñịnh.

Footer Page 21 of 16.

12


Luận văn thạc sỹ khoa học

ðào Thị Nga

Header Page 22 of 16.

+ Phytobenthos tập trung chủ yếu ở ven bờ, nơi ít sóng gió và ñộ ñục giảm,
gồm phần lớn là các cây thân thảo như: lau, sậy, lác,....
+ Zoobenthos trong hồ khác với Zoobenthos của dòng chảy bởi sự có mặt

phong phú của những loài sống dưới nước thứ sinh với các ñại diện chủ yếu là
ấu trùng côn trùng, ñặc biệt là Chironomidae. ðộng vật ưa ñáy ñất (pelophil) có
nhu cầu oxi thấp và các dạng reophil ở phần ñầu hồ thường là nhóm ưu thế.
Theo quy luật ñó, ñi từ ñầu hồ ñến cuối hồ, thành phần loài ñộng vật ñáy nghèo
dần do ñộ sâu tăng và sự xáo trộn của khối nước giảm. Trong các hồ chứa vùng
ôn ñới, những nhóm ñộng vật ñáy có vai trò lớn là Microzoobenthos, ấu trùng
Chironomus, Glyptotendpes và Cryptochironomus; giun ít tơ Limnodrilus và
Tubifex; Thân mềm Anodonta, Unio, Viviparus,....
- ðộng vật nekton gặp chủ yếu trong hồ là cá. Ở giai ñoạn ñầu, nhóm cá
nổi rất phong phú liên quan với nguồn thức ăn nổi giàu có. Những nhóm loài
reophil càng về sau càng giảm và thay vào ñó là những loài ưa nước ñứng.
Không những thế, những loài phytophil nghèo ñi vì ñiều kiện ñẻ trứng không
thuận lợi do thực vật ven bờ bị huỷ hoại.
Ở các hồ chứa nước ta, sau khi ngập nước, nhiều loài cá nuôi ñược thả vào
như: trắm cỏ, cá trôi, rô phi, mè trắng, mè hoa, chép,....ñể tận dụng nguồn thức
ăn giàu có ban ñầu nên sản lượng khai thác của chúng ñóng vai trò chủ yếu. Sau
một số năm, khả năng bổ sung giống giảm, sản lượng cá khai thác cũng giảm
theo và thành phần các loài cá của khu hệ dần quay trở về trạng thái tự nhiên.
1.3. Quan hệ của ðDSH với một số yếu tố sinh thái chính ở hồ
Ở hồ có rất nhiều yếu tố ảnh hưởng ñến ðDSH cá: Các ñặc tính cơ lí học (áp
lực nước, ñộ nhớt, sức căng bề mặt, ánh sáng, nhiệt ñộ, ...), ñặc tính thuỷ học (sự
vận ñộng của khối nước trong thuỷ vực), các ñặc tính thuỷ hoá học của nước
(chất hoà tan, chất vẩn, pH,...), ñặc tính nền ñáy, các yếu tố hữu sinh,....Trong
phạm vi của bản luận văn này tôi chỉ ñề cập ñến các yếu tố có ảnh hưởng mạnh
mẽ tới ðDSH cá: nhiệt ñộ, ñộ ñục, pH, chất hoà tan.

Footer Page 22 of 16.

13



Luận văn thạc sỹ khoa học

ðào Thị Nga

Header Page 23 of 16.

1.3.1. Quan hệ với các yếu tố thuỷ lí
- Nhiệt ñộ của nước: Nhiệt ñộ của nước thay ñổi theo mùa, có ảnh hưởng
rất lớn và mang tính quyết ñịnh ñối với ñời sống thuỷ sinh vật. Trong ñời sống
cá thể, nhiệt ñộ ảnh hưởng tới tốc ñộ trao ñổi chất do ảnh hưởng ñến hoạt ñộng
của các enzim theo ñịnh luật Vanhoff. Do vậy, chế ñộ nhiệt trong thuỷ vực ảnh
hưởng ñến tốc ñộ sinh trưởng, phát triển và sinh sản của thuỷ sinh vật. Cùng với
nồng ñộ muối, chế ñộ nhiệt quyết ñịnh sự phân bố theo vĩ ñộ của các thuỷ sinh
vật trong các thuỷ vực [30].
- ðộ trong: ðộ trong gây ra bởi các phần lơ lửng khác nhau trong thuỷ vực.
Nó rất quan trọng với hệ thống sinh vật ở nước, vì nó làm giảm khả năng xuyên
sâu của ánh sáng bề mặt. Qua ñó ảnh hưởng tới giới hạn quang hợp,tầm nhìn của
các ñộng vật sống trong nước [29]. Khi quang hợp bị giới hạn thì sự sống của hệ
thực vật cũng bị giới hạn theo làm cho các sinh vật tiêu thụ ở các bậc khác nhau
trong ñó có cá cũng bị suy giảm. Hệ số hấp thụ ánh sáng của nước tỷ lệ nghịch
với ñộ trong của nước. ða số các hồ nước sạch ñộ trong khoảng từ 6 – 10m.
Nhiều hồ tự nhiên và hồ chứa ñộ trong của nước rất thấp khoảng 1 -3 m [30].
- Ánh sáng và sự chiếu sáng trong nước: ðiều chỉnh sự tồn tại và phát triển
ñời sống của sinh vật. Ánh sáng tác ñộng lên ñời sống sinh vật qua các dấu
hiệu: ðặc tính của ánh sáng, năng lượng tác ñộng, thời gian tác ñộng. Ánh sáng
chiếu xuống nước bị hấp thụ ngay ở lớp nước mặt dày 1m ánh sáng bị hấp thụ
tới 50% và phản xạ trở lại bầu trời. Càng xuống sâu, cường ñộ chiếu sáng, thành
phần ánh sáng và thời gian chiếu sáng càng giảm. ðộ trong càng lớn thì bức xạ
bề mặt xâm nhập càng sâu. Ánh sáng hồng ngoại tạo nhiệt quan trọng cho các

HST nước. Ánh sáng tán xạ trong nước là phần năng lượng bổ sung cho quá
trình quang hợp và các hoạt ñộng cần ánh sáng khác của thuỷ sinh vật [29].
1.3.2. Quan hệ với các yếu tố thuỷ hoá
1.3.2.1. pH
pH: Hoạt ñộng sống của thuỷ sinh vật như quang hợp, hô hấp làm thay ñổi
ñộ pH của nước trong thuỷ vực. Ngược lại pH của nước ảnh hưởng trực tiếp
hoặc gián tiếp tới sự phân bố và hoạt ñộng sống của thuỷ sinh vật. ðộ pH thay
ñổi làm thay ñổi cân bằng các hệ thống hoá học trong nước, qua ñó gián tiếp ảnh
Footer Page 23 of 16.

14


Luận văn thạc sỹ khoa học

ðào Thị Nga

Header Page 24 of 16.

hưởng tới ñời sống của thuỷ sinh vật. Ví dụ pH axit làm muối Fe hoà tan nhiều
trong nước gây ñộc cho thuỷ sinh vật [30].
Riêng ñối với cá thì mang cá là cơ quan ñầu tiên dễ chịu tác ñộng của axit.
Khi cá sống trong môi trường axit thấp, lượng chất nhầy trên bề mặt mang cá
tăng. Từ ñó gây trở ngại cho sự trao ñổi các khí hô hấp và các ion qua mang. Vì
vậy, sự phá vỡ cân bằng các axit trong máu cá dẫn ñến hô hấp không bình
thường làm giảm lượng muối trong máu, gây quá trình thấm lọc không bình
thường. ðây là triệu chứng khá phổ biến khi cá bị sốc axit. Tuy nhiên, khi pH
thấp nồng ñộ ion nhôm tăng, thậm chí tăng gấp nhiều lần so với bình thường,
tăng khả năng gây ñộc của nhôm. Ở pH cao mang cá, mắt cá cũng rất nhạy cảm
[31].

ðiểm gây chết của pH thấp hơn 4 (axit) và lớn hơn 11(kiềm). Với ñộ pH từ
4÷4,5, cá phát triển chậm [55]. Vào buổi sáng, giá trị của pH trong môi trường
thay ñổi trong khoảng 6,5÷9 ñược coi là phù hợp nhất cho cá sinh trưởng và
phát triển [55].
Nếu cá bị chuyển nhanh chóng từ môi trường nước này sang môi trường
nước khác có sự khác nhau nhiều về pH thì cá bị sốc hoặc chết ngay cả khi pH
của môi trường mới chuyển sang trong khoảng chịu ñựng thông thường của loài
cá ñó.
Trong nuôi trồng thuỷ sản ảnh hưởng trực tiếp của pH cao hay thấp thường
ít quan trọng hơn ảnh hưởng gián tiếp của pH. Trong nhiều vực nước có ñộ kiềm
thấp pH không ñủ thấp ñể gây hại cho cá nhưng nó có thể làm giảm lượng phốt
pho và CO2 hoà tan rất cần thiết cho thực vật nổi. pH cao ở những thuỷ vực này
làm tăng tỷ lệ ñạm tổng số ở dạng NH3 gây ñộc cho cá [43].
1.3.2.2. Các chất hoà tan
* Các chất vô cơ hoà tan trong nước thiên nhiên gồm ba thành phần:
- Thành phần chủ yếu của chất vô cơ hoà tan trong nước thiên nhiên là
muối. Trong nước ngọt thành phần này chiếm tới 90 – 95%. Thành phần cơ bản
của các muối là: Clorid, sunfat cacbonat, hydrocacbonat của Na, Mg, Ca, K tồn
tại trong nước thiên nhiên dưới dạng các ion

Footer Page 24 of 16.

15


Luận văn thạc sỹ khoa học

ðào Thị Nga

Header Page 25 of 16.


- Các nguyên tố tạo sinh (biogen) gồm các hợp chất vô cơ và hữu cơ hoà
tan của N, P, Si là những chất cần thiết cho sự tạo thành cơ thể sống. Nitơ trong
nước là NH4+, NO2-, NO3- và ở dạng các chất hữu cơ hoà tan và không hoà tan
trong nước ñược tảo và vi khuẩn hấp thụ cho sinh trưởng. Photpho trong hồ ở
dạng: vô cơ và hữu cơ hoà tan hoặc không hoà tan trong nước: HPO42- và các
dẫn xuất của nó. Si dạng hoà tan có thể là H4SiO4 và các dẫn xuất của nó. Một
số muối dinh dưỡng khác như: Na, Ca, K, Mg,....
- Các nguyên tố vi lượng chỉ cần một lượng rất nhỏ nhưng không thể thiếu
ñối với ñời sống thuỷ sinh vật. Vì các nguyên tố này là thành phần các enzim,
trực tiếp tham gia các phản ứng sinh hoá trong quang hợp. Các nguyên tố vi
lượng phổ biến là: Fe, Ni, Pb, Cu, Mn, Co,....[29]
* Các chất khí hoà tan
Các chất khí hoà tan trong nước thường gặp có hàm lượng cao là: O2, CO2,
N2, CH4, H2S, NH3, H2. Mức ñộ hoà tan của chúng phụ thuộc vào áp suất khí
quyển và trạng thái khối nước.
Các chất khí này từ không khí ñi vào nước (O2, CO2, N2) do các quá trình
sống của thuỷ sinh vật và các quá trình chuyển hoá vật chất xảy ra trong thuỷ
vực (CO2, CH4, H2S, NH3, H2) hoặc do quá trình phân giải khí và chuyển hoá ở
các lớp ñất sâu dưới tác dụng của nhiệt ñộ cao và áp lực cao (CO2, CO, H2S,
NH3, HCl,...). ðối với nước mặt, hai nguồn gốc ñầu là chủ yếu; còn ñối với nước
ngầm nguồn gốc thứ ba là chủ yếu.
Những khí có ý nghĩa sinh thái lớn nhất với ñời sống thuỷ sinh vật là O2,
CO2, CH4, H2S.
- Khí oxi (O2) cung cấp cho các thuỷ vực là từ khí quyển và quá trình quang
hợp của thực vật trong tầng quang hợp. Sự hao hụt O2 xảy ra do quá trình hô hấp
của sinh vật, do khuyếch tán từ nước vào khí quyển và do các phản ứng sinh hoá
các chất xảy ra trong nước và nền ñáy.
ðộ hoà tan của của O2 từ khí quyển vào nước, hệ số hấp thụ, hàm lượng
chuẩn của O2 tỷ lệ nghịch với sự tăng nhiệt ñộ và hàm lượng muối.

Hàm lượng O2 thay ñổi phụ thuộc vào nhiều yếu tố, ở tầng quang hợp
thường bão hoà O2 trong thời gian ñược chiếu sáng. Sự phân bố O2 trong thuỷ
Footer Page 25 of 16.

16


×