Tải bản đầy đủ (.doc) (82 trang)

Tình hình sử dụng bao bì trong 10 năm gần đây của Việt Nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (3.37 MB, 82 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC QUỐC GIA –ĐẠI HỌC BÁCH KHOA TPHCM
KHOA KỸ THUẬT HÓA HỌC
BỘ MÔN CÔNG NGHỆ THỰC PHẨM

—˜&™ –

MÔN KỸ THUẬT BAO BÌ THỰC PHẨM

GVHD:
NHÓM SVTH:

PGS.TS Đống Thị Anh Đào
Nguyễn Hoàng Vũ
60903349
Cao Thị Huyền Trân
60902885
Phan Thị Kiều Mai
60901526
Ngô Hoàng Hiền Triết
60902898
Lê Văn Hiếu

60900804
Đặng Hải Thành
60702198


TP. HỒ CHÍ MINH, 05/2012
TRƯỜNG ĐẠI HỌC QUỐC GIA –ĐẠI HỌC BÁCH KHOA TPHCM
KHOA KỸ THUẬT HÓA HỌC
BỘ MÔN CÔNG NGHỆ THỰC PHẨM



—˜&™ –

MÔN KỸ THUẬT BAO BÌ THỰC PHẨM

GVHD:

PGS.TS Đống Thị Anh Đào

NHÓM SVTH:

Nguyễn Hoàng Vũ
60903349
Cao Thị Huyền Trân
60902885
Phan Thị Kiều Mai
60901526
Ngô Hoàng Hiền Triết
60902898
Lê Văn Hiếu

60900804
Đặng Hải Thành
60702198
2


TP. HỒ CHÍ MINH, 05/2012
MỤC LỤC
MỤC LỤC.......................................................................................................................................3


3


Mở đầu
Theo xu thế phát triển của xã hội, bao bì dần vượt lên chức năng cổ truyền của nó là bao gói, trở
thành một trong những yếu tố trọng tâm đưa sản phẩm thực phẩm của nhà sản xuất tới gần người
tiêu dùng hơn. Điều này làm thúc đẩy cạnh tranh, tăng giá trị sử dụng của sản phẩm. Với những
đặc tính vượt trội mà bao bì đã mang lại, các doanh nghiệp phần nào khẳng định thương hiệu
của mình và góp phần đưa công nghiệp thực phẩm có những bước tiến xa hơn.
Bên cạnh đó, một ngành thực phẩm tiên tiến, vì sức khoẻ của cộng đồng, vì một môi trường xanh
cũng chính là mục tiêu chúng ta cần đạt tới. Chúng ta cần quan tâm nghiên cứu cải tiến để bao bì
nói chung và vật liệu chế tạo bao bì nói riêng ngày càng trở nên thân thiện với môi trường hơn.
Do thời gian hạn hẹp, việc tìm hiểu chưa được chuyên sâu nên bài báo cáo của chúng em chỉ ở
mức tổng hợp chưa cụ thể phân tích so sánh giữa các loại vật liệu bao bì.
Cùng với những hiểu biết còn hạn hẹp, bài báo cáo chắc rằng không thể tránh khỏi những thiếu
sót. Vì vậy, chúng em rất mong sự đóng góp của cô và các bạn để bài trở nên thiết thực và hoàn
thiện hơn.
Sau cùng, xin chân thành cảm ơn sự quan tâm giảng dạy và chỉ dẫn của cô tạo cho chúng cơ hội
tiếp cận lĩnh vực chuyên ngành đang học trở nên thiết thực hơn.
Tp .HCM, ngày 17 tháng 5 năm 2012
Nhóm sinh viên thực hiện

4


PHẦN MỘT : VẬT LIỆU BAO BÌ GIẤY
I.
1.


TỒNG QUAN VỀ GIẤY
Lịch sử hình thành & phát triển

Ngành giấy là một trong những ngành được hình thành từ rất sớm tại Việt Nam, khoảng năm
284. Từ giai đoạn này đến đầu thế kỷ 20, giấy được làm bằng phương pháp thủ công để phục
vụ cho việc ghi chép, làm tranh dân gian, vàng mã…
Năm 1912, nhà máy sản xuất bột giấy đầu tiên bằng phương pháp công nghiệp đi vào hoạt
động với công suất 4000 tấn giấy/năm tại Việt Trì. Trong thập niên 1960, nhiều nhà máy giấy
được đầu tư xây dựng nhưng hầu hết đều có công suất nhỏ (dưới 20000 tấn/năm) như Nhà
máy giấy Việt Trì; Nhà máy bột giấy Vạn Điểm; Nhà máy giấy Đồng Nai; Nhà máy giấy Tân
Mai v.v… Năm 1975, tổng công suất thiết kế của ngành giấy Việt Nam là 72000 tấn/năm
nhưng do ảnh hưởng của chiến tranh và mất cân đối giữa sản lượng bột giấy và giấy nên sản
lượng thực tế chỉ đạt 28000 tấn/năm.
Năm 1982, Nhà máy giấy Bãi Bằng do Chính phủ Thụy Điển tài trợ đã đi vào sản xuất với
công suất thiết kế là 53000 tấn bột giấy/năm và 55000 tấn giấy/năm, dây chuyền sản xuất khép
kín, sử dụng công nghệ cơ-lý và tự động hóa. Nhà máy cũng xây dựng được vùng nguyên liệu,
cơ sở hạ tầng, cơ sở phụ trợ như điện, hóa chất và trường đào tạo nghề phục vụ cho hoạt động
sản xuất.
Ngành giấy có những bước phát triển vượt bậc, sản lượng giấy tăng trung bình 11%/năm trong
giai đoạn 2000 – 2006; Tuy nhiên, nguồn cung như vậy vẫn chỉ đáp ứng được gần 64% nhu
cầu tiêu dùng (năm 2008) phần còn lại vẫn phải nhập khẩu. Mặc dù đã có sự tăng trưởng đáng
kể tuy nhiên, tới nay đóng góp của ngành trong tổng giá trị sản xuất quốc gia vẫn rất nhỏ.( H.1)

Hình 1: Đóng góp của giá trị sản xuất ngành giấy trong GDP
5


2.

Các sản phẩm giấy


Tùy theo mục đích sử dụng khác nhau sản phẩm giấy được chia thành 4 nhóm:


Nhóm 1: Giấy dùng cho in, viết (giấy in báo, giấy in và viết…).



Nhóm 2: Giấy dùng trong công nghiệp (giấy bao bì, giấy chứa chất lỏng …).



Nhóm 3: Giấy dùng trong gia đình (giấy ăn, giấy vệ sinh…).



Nhóm 4: Giấy dùng cho văn phòng (giấy fax, giấy in hóa đơn…).

Hiện nay ở Việt Nam chỉ sản xuất được các loại sản phẩm như giấy in, giấy in báo, giấy bao
bì công nghiệp thông thường, giấy vàng mã, giấy vệ sinh chất lượng thấp, giấy tissue chất
lượng trung bình… còn các loại giấy và các tông kỹ thuật như giấy kỹ thuật điện - điện tử,
giấy sản xuất thuốc lá, giấy in tiền, giấy in tài liệu bảo mật vẫn chưa sản xuất được.
3.
Các loại nguyên liệu giấy
Nguyên liệu chính để sản xuất bột giấy là sợi cellulose có hai nguồn chính là từ gỗ và phi gỗ.
Bên cạnh đó giấy loại đang ngày càng trở thành nguồn nguyên liệu chủ yếu trong sản xuất
giấy.
Bột giấy từ nguyên liệu nguyên thủy (gỗ hay phi gỗ)
• Nguyên liệu từ gỗ là các loại cây lá rộng hoặc lá kim.
• Nguyên liệu phi gỗ như các loại tre nứa, phế phẩm sản xuất công-nông nghiệp như

rơm rạ, bã mía và giấy loại. Nguyên liệu để sản xuất bột giấy từ các loại phi gỗ có chi
phí sản xuất thấp nhưng không phù hợp với nhà máy có công suất lớn do nguyên
liệu loại này được cung cấp theo mùa vụ và khó khăn trong việc cất trữ.
Tại Việt Nam năng lực sản xuất bột giấy mới chỉ đáp ứng được ½ nhu cầu sản xuất giấy.
Do đó ngành công nghiệp giấy luôn phải phụ thuộc vào nguồn bột giấy nhập khẩu.
Bảng 1: Bột giấy từ nguyên liệu nguyên thủy (gỗ hay phi gỗ)
Loại nguyên liệu
Gỗ mềm 2
Gỗ cứng 3
Rơm

Chiều dài sợi L (mm)
4
2

Đường kính sợi d (μm)
20
22

Tỷ số L/d
100
90

0.5 – 1.5

9 - 13

60 - 120

Bã mì


1.7

20

80

Tre

2.8

15

180

Lanh

55

20

2600

Lá dứa dại

2.8

21

130


Sợi cotton

30

20

1500

(lúa gạo, lúa mì)

6


Bột giấy từ giấy loại
• Giấy loại ngày càng được sử dụng nhiều làm nguyên liệu cho ngành giấy do
ưu điểm tiết kiệm được chi phí sản xuất. Giá thành bột giấy từ giấy loại luôn
thấp hơn các loại bột giấy từ các loại nguyên liệu nguyên thủy vì chi phí vận
chuyển, thu mua và xử lý thấp hơn. Tính trung bình sản xuất 1 tấn giấy từ
giấy loại tiết kiệm được 17 cây gỗ và 1500 lít dầu so với sản xuất giấy từ
nguyên liệu nguyên thủy. Hơn nữa, chi phí đầu tư dây chuyền xử lý giấy loại
thấp hơn dây chuyền sản xuất bột gỗ từ các nguyên liệu nguyên thủy. Bên
cạnh đó sản xuất giấy từ giấy loại có tác động bảo vệ môi trường. Tính trung
bình sản xuất giấy từ bột tái sinh giảm được 74% khí thải và 35% nước thải so
với sản xuất giấy từ bột nguyên (Tạp chí công nghiệp tháng 12/2008).
• So với bột giấy làm từ nguyên liệu nguyên thủy, bột giấy tái chế có chất
lượng kém hơn do đó không thể sử dụng để sản xuất các loại sản phẩm chất
lượng cao như các loại bao bì yêu cầu độ bền và độ dai lớn. (Bảng 2)
Bảng 2 :Tình hình sử dụng giấy tái chế ở Việt Nam (1999 -2007)
Năm

Giấy
(tấn)

2000
tái

chế

2001

2002

2003

2004

2005

2006

2007

240500 233966 329157 481650 522262 533000 708500

903045

Thu gom (tấn)

120960 153626 194618 242675 280079 331751 388645


450058

Nhập khẩu (tấn)

119540

80341

452988

Tỉ lệ giấy thu
hồi trong tổng
NLSX giấy (%)

53%

48%

50%

62%

65%

62%

64%

70%


Tỉ lệ thu hồi
giấy đã qua sử
dụng (%)

24%

24%

24%

25%

25%

25%

25%

25%

134540 238975 242184 201249 319856

(Nguồn: Tạp chí công nghiệp giấy tháng 1/2009)

7


4. Xuất khẩu, nhập khẩu và tiêu thụ giấy
• Xuất khẩu giấy
Chủ yếu xuất khẩu những sản phẩm chất lượng trung bình và thấp

Năm 2008 Việt Nam xuất khẩu khoảng 127000 tấn giấy, giảm 34% so với năm 2007 do nhu
cầu về giấy trên thế giới giảm sút mạnh dưới tác động của cuộc khủng hoảng tài chính
toàn cầu.
Chiếm phần lớn trong các mặt hàng giấy xuất khẩu của Việt nam là giấy vàng mã sang thị
trường Đài Loan và Nhật Bản, đây là nhóm giấy sản xuất từ bột kiềm không đòi hỏi chất lượng
cao nhưng gây ô nhiễm môi trường. Ngoài ra Việt Nam cũng xuất được một phần giấy Tissue
và giấy in viết chất lượng trung bình và thấp.


Nhập khẩu giấy

Do nhu cầu về giấy tăng nhanh hơn năng lực sản xuất nội địa, hàng năm Việt Nam phải nhập
một lượng giấy khá lớn. Năm 2008, cả nước nhập khẩu 970,8 tấn giấy các loại chiếm 50%
tổng nhu cầu của cả nước.
Giấy được nhập khẩu vào Việt Nam từ rất nhiều nước trên thế giới tuy nhiên hơn 90% giấy
được nhập khẩu từ các nước Châu Á. Ba nước xuất khẩu giấy lớn nhất vào Việt Nam là Thái
Lan (chiếm 23% khối lượng, 20% giá trị), Đài Loan (19% khối lượng, 20% giá trị) và
Indonesia (19% khối lượng, 20% giá trị); Ngoài ra là nhập khẩu từ một số thị trường như
Trung Quốc, Hàn Quốc, Nhật Bản, Mỹ v.v…
Về cơ cấu nhập khẩu, giấy bao bì chiếm tỷ trọng cao nhất do nhu cầu của mảng sản phẩm
này tăng cao trong các năm gần đây.
Bảng 3: Cơ cấu giấy nhập khẩu



Tiêu thụ giấy

Năm 2008, nhu cầu tiêu thụ giấy giảm do ảnh hưởng của khủng hoảng kinh tế nhưng bình quân
giai đoạn 2000 - 2008, nhu cầu tiêu dùng giấy của Việt Nam tăng trưởng 16,2% - tương đương
tốc độ tăng trưởng của sản xuất. Tổng nhu cầu giấy năm 2008 đạt hơn 2 triệu tấn, cao gấp

khoảng 4 lần 504 ngàn tấn năm 2000.
8


Về cơ cấu tiêu dùng, giấy bao bì chiếm tỷ trọng cao nhất trong tổng nhu cầu về giấy của Việt
Nam và có tốc độ tăng trưởng tương đối cao. Giấy bao bì chủ yếu phục vụ cho ngành công
nghiệp đặc biệt là sản xuất xi măng đang tăng trưởng mạnh tại Việt Nam. Năm 2008 nhu cầu
về giấy làm bao xi măng tăng 10% so với năm 2007 (Hiệp hội giấy Việt Nam). Năm 2008,
nhu cầu giấy bao bì tăng 15,8% so với năm 2007.
Bảng 4 :Cơ cấu tiêu dùng

Do vậy, giấy bao bì chiếm tỷ trọng lớn nhất trong ngành giấy Việt Nam nói riêng.

Hình 2: Sản lượng sản xuất giấy theo từng sản phẩm (2000-2008)
Mặt khác, về sử dụng nguồn nguyên vật liệu giấy, carton thì Châu Á có bước phát triển mạnh so
với các nước Mỹ, Nhật và Châu Âu.

9


Hình 3: Nhu cầu giấy & carton trên thế giới
Từ các con số thông kê trên thì việc sản xuất bao bì giấy là một trong những thế mạnh của thị
trường hôm nay và tương lai.
5. Tình hình tái chế giấy
Một giải pháp được đặt ra để giảm thiểu lượng chất thải trong công nghiệp giấy là sử dụng nguồn
nguyên liệu là giấy đã được sử dụng là nguồn nguyên liệu chính để sản xuất giấy. Giải pháp này
đã được áp dụng và phổ biến rộng rãi. Nguồn nguyên liệu từ giấy tái chế có thể coi là vô tận vì
có sản xuất là có giấy thải. Mặt khác tái chế còn là một biện pháp hữu hiệu giảm chi phí xử lý
chất thải và do đó giảm giá thành sản phẩm. Xét trong tổng thể, sản xuất giấy tái chế đem lại môi
trường trong sạch hơn, cải thiện sức khoẻ cộng đồng và là một trong những giải pháp quan trọng

đảm bảo cho sự phát triển bền vững của xã hội.
Bảng 5 :Mức độ sử dụng và thu gom giấy loại ‘%’ của một số quốc gia trên thế giới

Nước

% tái sử
dụng

% thu gom

Đan Mạch
Tây Ban Nha
Thụy sĩ
Đức
Pháp
Áo
Trung Quốc
Liên Bang Nga
Bỉ

115
81
68
61
54
41
39
15
--


49
43
65
71
44
62
26
30
43

Nước
Đài Loan
Hàn Quốc
Hà Lan
Úc
Nhật Bản
USA
Thụy Điển
Phần Lan
Canada

10

% tái sử
dụng

% thu gom

90
75

61
58
53
40
18
5
--

58
75
65
48
54
45
58
-42


II.

TỔNG QUAN VỀ BAO BÌ GIẤY
Ngày nay giấy chiếm hơn phân nửa trong tổng số nguyên liệu làm bao bì. Nhờ tiến bộ của khoa
học kỹ thuật, giấy các loại được sản xuất đại trà với giá thành thấp.
Một số đặc tính của giấy:
+ Giấy là vật liệu lâu đời không gây hại môi trường, đã được xử lý để có thể tăng cường
tính kháng hơi ẩm, chống oxy hóa, kháng vi khuẩn...
+ Giấy có thể làm từ nguyên liệu rơm rạ, gỗ vụn, vỏ cây, bột gỗ, giấy thải, gỗ thân mềm,
gỗ thân cứng.
+ Chất lượng giấy được quyết định bởi nguyên liệu cellulose ban đầu hơn là các chất phụ
gia, đó chính là chiều dài của cellulose. Ngoài ra, tỷ trọng của gỗ cũng ảnh hưởng lớn đến cấu

tạo của giấy.
1. Tiềm năng phát triền và sử dụng bao bì carton
Cùng với tiến bộ vượt bậc của khoa học kỹ thuật, ngày nay bao bì carton có thể cung cấp
hầu hết các tính chất cơ học cần thiết với chất lượng cao và ổn định (chịu được sự đè
nén, va chạm, áp lực trong môi trường có độ ẩm cao…).
Ngoài ra với tư cách là loại bao bì được dùng lâu đời, bao bì carton vẫn còn giữ
được các đặc tính riêng hết sức quý, đó là: Nhẹ, chịu được va đập, bảo đảm vệ
sinh an toàn thực phẩm, dễ in ấn trình bày với mẫu mã đa dạng chất lượng cao,
chính điều này tạo điều kiện cho các doanh nghiệp trong việc quảng bá thương
hiệu và giới thiệu sản phẩm của mình một cách hiệu quả và có sự lan tỏa mạnh
nhất,… và đặc biệt là nó đứng đầu trong các loại bao bì không gây hại môi
trường với tỷ lệ tái sinh 100% nên có xu hướng thay thế các loại bao bì mềm
khác.
Ngày nay, v ớ i chính sách tăng trưởng bền vững và ổn định, hầu hết các nước
trên thế giới, đặc biệt là các nước phát triển đã và đang sử dụng những sản
phẩm bao bì có tính thân thiện môi trường cao và loại dần những sản phẩm có
xu hướng gây ô nhiễm hoặc gây tác hại đến môi trường thì bao bì giấy với tỷ lệ
tái sinh 100% đã nói ở trên thì khả năng phát triển và được thế giới yêu
chuộng ngày càng cao trong thời gian sắp tới.
Chính những điều này đã làm cho bao bì carton trở thành một loại bao bì có
thể thay thế cho nhiều loại hàng hóa và đựơc sử dụng ngày càng nhiều và là
loại bao bì đa dạng cho mọi loại sản phẩm công nghiệp từ thực phẩm, bia,
nước giải khát, cho đến tivi, tủ lạnh, máy vi tính, ….

11


Bảng 4: Sản lượng sản phẩm qua các năm

STT


Tên sản phẩm

ĐVT

Sản lượng
2005

2006

2007

2008

2009

1

Bao bì Carton

Tấn

21560

23558

26163

27826


32387

2

Bao bì in offset

Tấn

2678

2960

3005

3788

4234

3

Xeo giấy (giấy bìa

Tấn

2738

2500

2792


2951

2710

hộp)

(Nguồn từ Cty cổ phần bao bì Biên Hòa)

2. Công nghệ sản xuất bao bì carton
Có 3 dạng dây chuyền công nghệ sản xuất bao bì carton. Theo các sơ đồ 1, 2, 3 ở các
trang sau.
GIẢI THÍCH QUY TRÌNH SẢN XUẤT
Nguyên liệu chính:
- Giấy làm mặt (Kraft hoặc Test) của Nhật, Hàn Quốc, Đài Loan, Thái Lan, Việt Nam, …
có định lượng từ 175g/m2 có khổ bề ngang thông dụng từ 0.8; 0.85;…; 2.5 mét.
- Giấy làm sóng (Medium) của Thái Lan, Indo, Việt Nam…có định lượng từ 112g/m 2
đến 200m2, có khổ bề ngang thông dụng từ 0.8; 0.85; …; 2.5 mét.
Tùy theo quy cách, kết cấu giấy, số lượng thùng khách hàng đặt mà lựa chọn loại
giấy, khổ giấy cho thích hợp để đưa vào sản xuất.
DÂY CHUYỀN 1:
(1) Máy làm tấm carton dợn sóng: Các lớp giấy được đưa vào cán sóng, tráng hồ rồi
dán ép lại (quá trình sấy sử dụng hơi nước từ lò hơi) và cắt rời thành từng tấm,
xếp thành từng chồng để chuẩn bị đưa qua máy cắt biên và nhấn lằn.
(2) Máy cắt biên và nhấn lằn: Cắt biên và nhấn lằn tờ carton 3 lớp hoặc 5 lớp từ máy
Giấy đưa sang.
(3) Máy in: In chữ và hình ảnh theo yêu cầu của khách hàng lên tờ carton từ máy cắt
biên nhấn lằn đưa sang.
(4) Máy xẻ rãnh và nhấn lằn: Xẻ rãnh, cắt đuôi mép dán và nhấn lằn trên tấm carton
từ máy in hoặc máy cắt biên nhấn lằn đưa sang.
(5) Máy đóng: Đóng ghép nối 1 mảnh, hoặc 2, 4 mảnh các bán thành phẩm từ máy

xẻ rãnh nhấn lằn đưa sang.
Cuối cùng là cột thành từng bó rồi chở đi giao khách hàng hoặc nhập kho thành
12


phẩm.

13


DÂY CHUYỀN 2:
(1)

Máy làm tấm carton dợn sóng và cắt biên nhấn lằn: Các lớp giấy được đưa vào cán
sóng tráng hồ rồi dán ép lại (quá trình sấy sử dụng hơi nước từ lò hơi). Sau đó
cắt biên, nhấn lằn và cắt rời thành từng tấm, xếp thành từng chồng để chuẩn bị
đưa qua máy in.

(2) Máy in và xẻ rãnh nhấn lằn: Tự động đưa giấy vào để in chữ và hình ảnh theo
yêu cầu của khách hàng, sau đó qua xẻ rãnh nhấn lằn rồi tự động xếp
thành từng chồng để chuẩn bị qua máy đóng hoặc dán.
(3) Máy đóng hoặc dán bán tự động: Đóng hoặc dán 1 mảnh hoặc 2, 4 mảnh các bán
thành phẩm để thành thùng hoàn chỉnh.
(4) Máy cột: Các thùng được cột thành từng bó 10 hoặc 20 thùng tùy theo yêu cầu
khách hàng.
Sau cùng là chở đi giao khách hàng hoặc nhập kho thành phẩm.
DÂY CHUYỀN 3:
(1) Máy làm tấm carton dợn sóng và cắt biên nhấn lằn: Như dây chuyền 2
(2) Máy in, xẻ rãnh nhấn lằn, dán và cột: In chữ và hình ảnh theo yêu cầu của khách
hàng, sau đó nhấn lằn, xẻ rãnh, qua dán nối lại thành thùng hoàn chỉnh rồi cột

lại thành từng bó.
Sau cùng là chở đi giao khách hàng hoặc nhập kho thành phẩm.

14


Hình 4: Quy trình sản xuất bao bì carton

15


3. Ưu, nhược điểm
Ưu điểm của carton:
• Tương đối rẻ tiền để sản xuất và sử dụng.
• Trọng lượng nhẹ, dễ dàng cắt hoặc uốn.
• Chịu lực nén, độ bục tốt. Đa dạng kiểu dáng, mẫu mã thùng hoặc hộp.
• Phong phú màu sắc mẫu in với công nghệ in Flexo & Offset.
• Hỗ trợ nhiều kiểu lắp ráp (đóng ghim, dán, gài).
• Nhỏ gọn, dễ dàng xếp lại lưu trữ dạng phẳng.
• Bảo vệ tốt thực phẩm, chống thấm tốt (cán chống thấm).
• Dễ dàng mạ phủ bề mặt, dễ dàng dập nổi (hộp). Dễ dàng sửa chữa, thay đổi kiểu dáng
ban đầu.
• Dễ dàng xử lý, tái sinh.
• Dễ dàng phân hủy sinh học, thân thiện môi trường.
Nhược điểm của carton:
• Chất lượng giảm dần theo thời gian lưu trữ, sử dụng.
• Kỵ nước và kỵ lửa.
4. Ứng dụng
-


Với trọng lượng nhẹ, khả năng chịu lực cao, hộp, thùng carton được dùng để chứa và bảo
vệ hàng loạt các sản phẩm trong suốt chu kỳ phân phối. Khách hàng sẽ thấy thùng carton
mang các thiết bị lớn nhỏ khác nhau như phụ tùng xe, thiết bị nông - công nghiệp, bia,
rượu, trái cây, thực phẩm… và đó chỉ là 1 phần trong những ứng dụng của thùng carton.

-

Nhận biết giấy bìa carton: bao gồm một mặt trắng và một mặt xám, hoặc có hai mặt
trắng.

16


I.

PHẦN HAI: VẬT LIỆU BAO BÌ THỦY TINH
TỔNG QUAN VỀ THỦY TINH
Thủy tinh gồm có 2 loại là thủy tinh đơn nguyên tử và thủy tinh oxit. Trong bài này ta chỉ xét
thủy tinh sillicat là thủy tinh tạo bởi SiO2.
Thủy tinh có tính chất vô định hình, khi ở nhiệt độ thường thủy tinh trong suốt, cứng dòn.
Khi được gia nhiệt thì thủy tinh mềm dần và linh động, chuyển dần sang trạng thái nhớt, khi
độ nhớt đến cực đại và mất tính linh động thì được đưa về nhiệt độ thường. Khi ta nấu chảy
và làm nguội nhiều lần thủy tinh vẫn giữ được tính chất ban đầu.
Để tạo màu sắc và một số tính chất mong muốn cho thủy tinh, ta thêm vào một số oxit trong
quá trình làm thủy tinh: ZnO (tạo màu đục, bền nhiệt), Al 2O3( bền cơ), Fe (tạo màu vàng,
xanh lá cây) …
Thủy tinh có tính chất đẳng hướng, ứng suất theo mọi hướng của nó là như nhau.

1. Tình hình sản xuất thủy tinh trên thế giới


Hình 5 :Biểu đồ lượng thủy tinh xuất khẩu của một số nước năm 2005
2. Tình hình sản xuất thủy tinh tại Việt Nam
Giới thiệu một số nhà máy sản xuất thủy tinh lớn tại Việt Nam:
Nhà máy của Công ty liên doanh Owens-Illinois (O-I), Berli Jucker Public Company Limited
(BJC) và Tổng Công ty Cổ phần Bia - Rượu - Nước giải khát Sài Gòn (SABECO) ở Bà RịaVũng Tàu: sản xuất 84000 tấn thủy tinh/năm trong đó 75000 tấn là chai lọ thủy tinh cao cấp.

17


Hình 6: Nhà máy Lock&Lock ở Bà Rịa-Vũng Tàu:
sản xuất 10.000 tấn thủy tinh chịu nhiệt/năm

Hình 7: Nhà máy Công ty cổ phần Kỹ nghệ khoáng sản Quảng Nam, tỉnh Quảng Nam:
sản xuất 100.000 tấn vải sợi thủy tinh/năm
3. Tái chế thủy tinh
Tái chế thủy tinh là một trong những giải pháp góp phần giảm ô nhiễm môi trường và giảm
tiêu tốn năng lượng nên ngày càng được quan tâm, nguồn nguyên liệu đầu vào là thủy tinh đã
qua sử dụng và bị giảm tính năng cần thiết, vụn thủy tinh và thủy tinh phế liệu.Thuỷ tinh
được tạo hình khi nó đang nóng chảy hoặc biến mềm, do đó những phế liệu có tính chất gần
giống tính chất sản phẩm cần tạo đều có thể tái chế (nấu chảy và tạo hình lại). Ở những nhà
máy lớn sản xuất thuỷ tinh, đa số đều dùng lò bể, là một loại lò có thể nấu liên tục. Người ta
hạn chế tối đa việc dùng lò bởi mỗi lần như thế, lượng thuỷ tinh còn thừa (chiếm khoảng 2030% thể tích lò) sẽ đông cứng, co lại và phá huỷ lớp gạch chịu lửa xây lò và ảnh hưởng đến
kết cấu thành lò. Chi phí xây gạch mới và nhiên liệu cung cấp cho quá trình nâng nhiệt của lò
đến nhiệt độ nấu thuỷ tinh sẽ rất lớn. Chính điều đó dẫn đến việc có một số thuỷ tinh thành
phẩm nhưng cũng được đưa vào tái chế (nấu lại). Điều này xảy ra tại các nhà máy thuỷ tinh
lớn chẳng may hàng bán không chạy, mà hàng tồn đọng lại trong kho quá nhiều; nếu tiếp tục
sản xuất mới sẽ không có chỗ chứa. Biện pháp xử lý là đập vỡ thành phẩm, đem qua lò nấu
lại, mục đích là để duy trì sự hoạt động của lò.
18



Bảng 6 : Tình hình tái chế một số loại vật liệu ở Tp.HCM

Lưu ý: Kết quả thống kê dựa trên số lượng 302 cơ sở TS-TC đã khảo sát
Bảng 7 : Số lượng cơ sở tái sinh tái chế đã khảo sát phân bố trên địa bàn 22 quận/huyện

Lưu ý: Kết quả thống kê dựa trên số lượng 100 cơ sở TS-TC đã khảo sát

19


II.
TỔNG QUAN VỀ BAO BÌ THỦY TINH
1. Sản xuất chai lọ thủy tinh
Thành phần thủy tinh:
• Thủy tinh = Cát + Đá vôi + Soda khan + nhôm
• Có thể bổ sung màu dưới dạng các oxit kim loại có màu.
Các phương pháp chế tạo chai lọ thủy tinh:
Thủy tinh gồm các dạng như chai, lọ, cốc,.. gọi chung là thủy tinh bao bì.
• Tạo hình thủy tinh bao bì gồm có các phương pháp sau
• Phương pháp ép: đây là phương pháp lâu đời, dùng làm ra các sản phẩm khá chính
xác, phương pháp này tạo ra sản phẩm rỗng với hình dạng sao cho lõi ép có thể di
chuyển dễ dàng, bên trong bề mặt không được lồi lõm, bên ngoài được phép lồi lõm
do khuôn ép có thể tách ra được.
Hạn chế của phương pháp ép là không thể tạo hình sản phẩm có thành mỏng quá và
cao quá do thuỷ tinh bị lạnh chuyển sang dòn trước khi quá trình tạo hình thực hiện
xong, bề mặt sản phẩm thường bị khuyết tật, trọng lượng sản phẩm tương đối lớn,
hình dạng sản phẩm không sắc nét lắm. Tuy nhiên các hạn chế này có thể được khắc
phục ít nhiều bằng việc gia công bề mặt khuôn, bôi trơn khuôn, gia công bề mặt sản
phẩm (mài, đánh nhẵn).

Ngày nay phương pháp ép đã được cơ khí hóa và tự động hóa cao, thực hiện đơn giản
đem lại năng suất cao và có chi phí rẻ.
• Phương pháp thổi - thổi: đây là phương pháp đã được cơ khí hóa và tự động hóa cao.
Hiện nay phương pháp thổi – thổi đã được áp dụng phổ biến trên thế giới. Giọt thuỷ
tinh rơi vào khuôn. Sau đó được nén hoặc hút để tạo thành cổ chai. Sau đó tiến hành
thổi ngược từ dưới lên để tạo phôi sơ. Phôi sơ hình được quay 180 o đưa vào khuôn
thổi hoàn chỉnh . Trong khuôn thổi hoàn chỉnh sản phẩm bao bì được hình thành bằng
cách thổi khí ở bên trong hay hút chân không ở bên ngoài.
Hạn chế của phương pháp này là có những sản phẩm với bề mặt không đều và thích
hợp đối với việc sản xuất bao bì miệng nhỏ.
• Phương pháp ép – thổi: đây là phương pháp kết hợp giữa phương pháp ép và phương
pháp thổi. Quá trình ép ban đầu nhằm tạo phôi sơ (ép tạo miệng, ép tạo đáy) và quá
trình thổi sẽ hoàn thiện sản phẩm với hình dạng mong muốn. Với phương pháp này ta
có thể tạo ra được sản phẩm có hình dạng phức tạp hơn nhiều so với phương pháp ép
thuần tuý, ngoài ra sản phẩm có miệng ngay từ đầu. Phương pháp ép-thổi rất thích
hợp để sản xuất thủy tinh bao bì miệng rộng có trọng lượng nhẹ và thân mỏng.
Ưu điểm đáng kể nhất của phương pháp này là ngoài việc tạo ra được thủy tinh có
hình dạng phức tạp, năng suất cao còn có lợi ích khác là trong quá trình tạo hình với
khuôn nào hư ta chỉ việc ngừng hoạt động khuôn đó mà không phải ngừng cả hệ
thống.

20


2. Đặc điểm của chai lọ thủy tinh
Ưu điểm
• Nguồn nguyên liệu phong phú
• Tái sinh dễ dàng nên không gây ô nhiễm môi trường.
• Trong suốt.
• Khá trơ về mặt hóa học, có thể dùng kiềm vệ sinh để tái sử dụng, tuy nhiên cần đảm bảo

vệ sinh an toàn thực phẩm nếu chai lọ thủy tinh dùng chứa thực phẩm
Khuyết điểm
• Dẫn nhiệt rất kém
• Bị vỡ do tác động cơ học
• Có tỉ trọng lớn nên nặng.
• Không thể in, ghi nhãn mà chỉ có thể vẽ, sơn logo hay thương hiệu của công ti hoặc dán
giấy đã in sẵn lên chai.

21


PHẦN BA: VẬT LIỆU BAO BÌ KIM LOẠI
I. TỔNG QUAN VỀ KIM LOẠI
1.
Giới thiệu
Kim loại là loại vật liệu có các tính chất được ứng dụng trong công nghiệp như: cường độ
lớn, độ dẻo và độ chống mỏi cao. Nhờ đó mà kim loại được sử dụng rộng rãi trong xây dựng
và các ngành kỹ thuật khác, trong đó có bao bì bằng kim loại
Ở dạng nguyên chất, do cường độ và độ cứng thấp, độ dẻo cao, kim loại có phạm vi sử dụng
rất hạn chế. Chúng được sử dụng chủ yếu ở dạng hợp kim với kim loại và á kim khác.
2.
Vật liệu làm bao bì
a. Sắt tây:
Thành phần chính: Fe, các kim loại hoặc phi kim khác như C, Mn, Si, S, P... có tỷ lệ < 3%.
Chiều dày: 0.14 – 0.49 mm
Thành phần thép lá
C < 0.05 – 0,12 %

Mn < 0.6 %


P < 0.02 %

Si < 0.02 %

S < 0.05 %

Cu < 0.2 %

* Một vài loại thép lá đặc biệt
L:

Low Metaloid

MR : Medium Resistance
b. Nhôm: gồm Al có độ tinh khiết đến 99% và những thành phần kim loại khác Si, Fe, Cu, Mn,
Mg, Zn, Ti.
Do đó, thép và nhôm là 2 loại vật liệu chủ yếu và phổ biến được sử dụng trong chế tạo bao bì
tuy nhiên mỗi loại đều có ưu, nhược điểm nhất định.

22


Bảng 8 : Thành phần và tính chất của một số loại thép
Loại

Thành phần các kim loại khác (%)
C

0.1


L

3

Mn

0.6

P

S

0.015 0.05

Si

Cu

0.0

0.0

1

6

Tính chất

Độ tinh sạch cao, Bao bì chứa thực phẩm có
hàm lượng kim tính ăn mòn cao(Táo, Mận,

loại tạp thấp

Độ tinh sạch khá
MR

0.1
3

0.6

0.02

0.05

0.0
1

0.2

cao, Cu và P tăng,
dùng chế tạo thép
tấm tráng thiếc

N

0.1
3

0.6


0.015 0.05

0.0
1

0.2

Ứng dụng

Sỏi, đồ dầm giấm...)

Bao bì đựng rau quả, thực
phẩm có tính ăn mòn trung
bình (mơ, đào, bưởi) tính ăn
mòn thấp (đào, ngô, thịt,
cá...)

Độ tinh sạch cao, Thùng chứa có thể tích lớn,
độ cứng cao

cần cứng vững.

C giảm, P và Cu
D

0.12 0.6

0.02

0.05 0.02 0.2


tăng nên có độ Dùng để kéo sợi chế tạo lon
bền cơ, độ dẻo 2 mảnh.
cao.

3.

Tình hình sản xuất thép
Các quốc gia sản xuất thép lớn:
Năm 2006 thế giới tiêu thụ 1200 triệu tấn, trong đó Việt nam tiêu thụ 7 triệu tấn.
Năm 2007 được đánh giá tăng trưởng 5.2% (Singapore 10 triệu tấn/ năm, Thái lan 20
triệu tấn/năm)
Mỹ, Đức, Nhật, Nga, Trung quốc, Ấn Độ, Brazil.
Từ năm 2002, Trung quốc trở thành cường quốc xuất khẩu Thép trên thế giới.
Trung quốc năm 2003 chiếm 1/3 sản lượng thế giới (300 triệu tấn). Hiện nay là nước sản
xuất mạnh nhất trên thế giới, trên > 50%.
Năm 2007 là 462 triệu tấn.
Mỹ xuất khẩu thép chủ yếu là thép chất lượng cao, nhập khẩu thép chất lượng thấp.

23


Bảng 9 : Số liệu sản xuất thép của Việt Nam những năm gần đây
Đơn vị: Ngàn tấn
STT
1
2

Các số liệu


6 tháng đầu năm

2005

2006

2007

2008

1318

1869

2024

2250

1138

4244

4743

5598

5754

2633


3264

3468

3955

3867

1928

-Thép thanh

2073

2289

2859

2898

1499

- Thép cuộn

938

936

960


887

399

- Thép hình
- Thép cuộn cán

253

243

136

82

30

80

215

392

432

157

450

460


528

550

214

450

600

723

904

334

Sản xuất phôi thép
Sản xuất sản phẩm
thép
Trong đó:
- Sản phẩm dài:

2009

gồm:

nguội
- Ống thép hàn
- Thép mạ kim loại và

phủ màu

Bảng 10 : Nhập khẩu thép sản phẩm và nguyên liệu
sản xuất thép vào Việt Nam những năm gần đây
24


Đơn vị: tấn
Các số liệu

2006

6 tháng đầu năm

2007

2008

3461000 3911000

656717

6198000

2009
3002480

1. Các sản phẩm dẹt

2488000 2658000


1

4273000

2110647

2. Các SP mạ kim

153478

4461242

214000

137051

126000

30125

Các sản phẩm:

2005

147414

loại và phủ màu

275586


3. Thép thanh

-

84794

4. Thép cuộn

-

150995

81786

392000

198459

5. Thép hình

98475

173370

459263

213000

110239


6. Dây thép

72907

101141

236434

98000

33105

7. Ống thép hàn

25092

43411

124410

45000

15737

8. Ống thép không

67621

55150


81304

35000

11154

4504

2822

87559

3000

509

9. Ống khác

307206

337505

5411

541000

238202

10. Thép khác


131478

156452

500184

214000

117252

11. Thép không gỉ
Phôi thép

2157000

182437

253992
2187888 2276000

1074667

260874

4
527263

105121


148100

958811

6

0

hàn

Thép phế liệu

25


×