Làm thế nào để viết thành một bài
văn hay và có dung tích dài?
Thật ra, một bài văn hay văn tốt đều do cảm xúc, suy nghĩ của chúng ta.
Đúng vậy, bài văn hay hoặc dở là bắt đầu từ nguồn cảm hứng và mạch
cảm xúc của chúng ta. Uhm, nói sao nhỉ?
Đây, lúc viết văn thì bạn tuyệt đối đừng suy nghĩ rằng bạn đang viết
văn, bạn hãy nghĩ rằng là bạn đang bình luận chứ không phải viết. Dù
hay hoặc dở thì coi như bạn đã thành công rồi, bạn không thử nghĩ xem
lúc mình bình luận một vấn đề nào đấy thì văn vẻ cho dù có dở đi nữa
thì vẫn có thể bị bạn xổ nguyên một tràng dài mà vẫn cảm thấy là mình
xổ quá ít. Nghĩ đi, không phải trong lúc ấy bạn nghĩ rằng mình xổ hay
thế này thì tại sao lúc viết văn nó vừa ngắn, vừa cụt lủn ừ là “câu cụt
câu què” đi. Thôi đừng nghĩ, tôi là nạn nhân của việc này đây. Mình cảm
thấy lúc xổ văn chửi người thì hoa mỹ lắm mà sao lúc viết văn thì cứ bị
“trụi lủi” hoài. Bi kịch là đây, mấy ông thầy bà cô cứ bảo là lúc viết văn
thì phải cho cái này cái kia hay là phải áp dụng cái này cái nọ vào vậy nó
mới hay, đó hay đâu không thấy mà tôi viết nó cứ “trần trụi” chứ có thế
quái nào mà hay. Đó, vậy đó thì lấy đâu ra văn hay, văn dài.
Đây mới ghê hơn nữa, cho bài văn mẫu hoặc là dàn ý chi tiết, mấy ổng
bả bảo là mình phải “ăn cắp” cái ý đó để biến thành của mình. Rồi,
thánh của năm là đây, hèn gì mình cứ nghĩ mình ngu văn, chẳng lẽ mình
vô duyên với văn? Đồ của người ta mình ăn cắp cho dù mất cũng chả
thấy tiếc, chả thấy đau lòng, huống chi là ý văn, cứ cho là mình ăn cắp
được đi vấn đề là mình có hiểu nó đang nói cái gì không đã? Cùng là
một ý mà người ta viết hay bao nhiêu hoa mỹ bao nhiêu tới mình thì
“trụi lủi” bấy nhiêu? Thì đúng rồi, ý của người ta là những cảm xúc của
người ta không phải của mình, cho dù ăn cắp cũng chả viết được như
người ta vậy mắc mớ gì phải ăn cắp? Mình cũng có ý của riêng mình, có
cảm xúc của riêng mình vậy là được rồi.
Lúc làm văn đừng suy nghĩ là phải viết cho hay và phải viết dài và tuyệt
đối đừng xem mấy cái bài văn mẫu linh ta linh tinh. Lúc bạn làm văn thì
bạn cũng nghĩ ra ý đấy nhưng không biết diễn đạt thế nào mà tò mò
xem bài văn mẫu thì thôi rồi, cái “ý” sẽ biến mất thay vào đó là “ý” của
người ta. Đấy bảo sao là dốt văn, đến “ý” của mình còn không giữ được
thì lấy đâu ra văn hay văn dài. Bạn cứ nghĩ gì viết nấy, tốt nhất là viết ra
giấy nháp (lúc kiểm tra) hoặc gõ word trên điện thoại (điện thoại cảm
ứng nào có thể tải word được ấy) hoặc máy tính (thời gian rảnh). Tốt
nhất là gõ máy tính để dễ kiểm tra và trau chuốt lại câu văn.
Văn là nguồn cảm hứng hoặc là cái cảm xúc mà bạn muốn viết ra để
truyền tải đến người đọc hay lưu giữ nó lại để mình nhớ mãi không bao
giờ quên. Nên lúc viết bạn nên thả lỏng không nên gò bó theo một
khuôn phép nào nếu không bạn khó mà thể hiện được những điều bạn
đang nghĩ đến hoặc lúc viết ra lại không đủ ý. Ví dụ văn nghị luận xã hội,
bạn nên nghĩ gì viết nấy, đừng nghĩ là mình nên viết hậu quả, thực
trạng, hay nguyên nhân, giải pháp. Lập luận theo kiểu song hành, quy
nạp, diễn dịch hoặc sử dụng phép lập luận so sánh, móc xích, nhân quả,
phản bác gì gì đó. Hay là lúc viết mở đoạn đừng suy nghĩ là nên viết trực
tiếp hay gián tiếp, dẫn dắt như thế nào, thời gian không đủ mà suy nghĩ
viết cái mở đoạn mất 30’ thì lấy đâu ra thời gian cho phát triển đoạn và
kết đoạn. Chi vậy? trong suy nghĩ mà cứ muốn sử dụng cái này cái kia
thì câu cụt câu què, ý từ trụi lủi thì lấy đâu ra viết hay, dung tích dài,
cuối cùng là không đủ thời gian cho phần kết đoạn. Cơ bản là hiểu mà
không biết áp dụng hay là lúc kiểm tra làm gì nhớ tới cái phép lập luận
ấy thì làm thế nào? Không nghe nói văn là cần phải sáng tạo à? Mỗi lần
viết văn không phải là thêm điểm sáng tạo à? Người ta có thể sáng tạo
thì mình cũng có thể sáng tạo. Nói cho oách chứ thật ra chả biết sử
dụng cái gì? Thích gì viết nấy miễn sao cái lí luận đó đúng, chuẩn, đủ sức
thuyết phục là được chứ chả ai quan tâm hay bắt buộc bạn phải sử
dụng mấy cái phép lí luận có sẵn trong sách đâu. Nếu có chắc cũng bị
điên hết rồi. Nhiều khi người ta đọc cũng chả biết mình đang sử dụng
cái gì. Cái chính ở đây là đọc thấy hay, thấy đúng, đủ thuyết phục.
Văn là mạch cảm xúc chung quy do chính mình tạo ra. Cho dù là vấn đề
đó nhưng phát triển của mỗi người là khác nhau, cảm xúc khác nhau
hay suy nghĩ khác nhau thì không ai giống ai, cho nên chúng ta cứ việc
sáng tao. Trong văn nghị luận xã hội nhiều khi phát triển thành những ý
khác nhau nhưng lại rất đúng, chỉ cần lí lẽ đủ thuyết phục người đọc là
được. Có điểm chung giữa nghị luận văn học và nghị luân xã hội là “nghị
luận” sao cho phải thuyết phục người đọc. Mà muốn vậy trước tiên cái
lập luận đó phải thuyết phục được bản thân mình rằng cái đó đúng hay
sai. Hơn nữa phải tự đặt bản thân mình vào từng hoàn cảnh và tự đặt
câu hỏi. Bạn có thể tham khảo “thất bại là mẹ thành công-thử thách lớn
nhất của con người là lúc thành công rực rỡ” từ tài liệu của mình để
hiểu rõ hơn.
Văn là cả một đời con người, là những sóng gió mà con người đã trải
qua viết thành lời để truyền đạt hoặc lưu giữ những cảm xúc khó phai
trong cuộc đời mình. Cho nên chúng ta chưa trải qua sóng gió cuộc đời
chỉ có thể tự đặt câu hỏi nghi vấn cho bản thân mình, ai đó hay cuộc
đời. Quan trọng là chúng ta phải tự đặt bản thân vào từng hoàn cảnh
thì mới có nghi vấn nghĩa là chúng ta phải nhập vai vào cái cuộc sống
hay vấn đề cần được giải quyết nào đó cũng giống như diễn viên nhập
vào vai nhân vật mình diễn để kể về cuộc đời của nhân vật đã trải qua
như thế nào? “Mình là nhân vật kia và nhân vật kia chính là mình”
Tóm lại văn là đại biểu cho cuộc đời người, sẽ kể lại chính cuộc đời
người hoặc cuộc đời của chính nhân vật do người tạo ra để thuật lại
một câu chuyện buồn, vui, hay một tình yêu, hạnh phúc; để lên án, để
tố cáo; hay để lí luận một vấn đề đúng hay sai. Cũng giống như kịch
bản, nó cũng kể lại câu chuyện của những nhân vật xoay quanh là
những vấn đề tâm lý xã hội, tình người. Chúng ta sử dụng văn là để kể,
để lưu giữ, hoặc để luận, là để sáng tạo những cái mới chứ không phải
dùng văn để tạo sự trói buộc cho chính mình. Cho nên lúc viết văn bạn
hãy thả lỏng để tạo cảm hứng cho bản thân, hay “nhập tâm” vào vai
diễn và bình luận những gì bạn đang nghĩ đến. Đó chỉ cần bạn làm được
điều này thì cho dù muốn bài văn ngắn thôi cũng không được.
Cũng như bây giờ, tôi đang ngồi và viết tất cả những gì tôi biết, tôi đã
viết đủ tất cả như những gì tôi nghĩ, tôi không dùng những cách lập
luận có sẵn trong sách. Bởi vì tôi biết cho dù có dùng cũng chả viết dài
được như thế này. Tôi lí luận theo quan điểm của tôi, lấy ví dụ từ bản
thân và sự hiểu biết của bản thân đối với con người. Và tự đặt bản thân
vào hoàn cảnh của người khác mà bình luận. Tùy theo hoàn cảnh mà
chúng ta lí luận, bởi vì con người cho dù có khác nhau đi mấy thì cũng
sẽ có chỗ giống nhau chứ không sẽ bị gọi là “khác người”.
Tôi có thể được xem như là minh chứng đang viết một bài văn có dung
lượng dài đi. Một bài văn hay hoặc dở có dung tích dài hay ngắn là do
chính cảm hứng và mạch cảm xúc của bạn tạo ra chính vì thế bạn làm
văn chứ không phải để văn trói buộc bạn.
Chúc các bạn may mắn và thành công!!!