Tải bản đầy đủ (.doc) (1 trang)

Khái quát tác giả, tác phẩm: Truyện ngắn Rừng xà nu của Nguyễn Trung Thành

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (76.54 KB, 1 trang )

[Lê Hiền] Bộ tài liệu 132 đề Ôn thi Đại học môn Ngữ Văn

Đề 23.1. Khái quát tác giả, tác phẩm: Truyện ngắn “Rừng xà nu” của
Nguyễn Trung Thành.
Nguyễn Trung Thành (bút danh khác là Nguyên Ngọc) tên khai sinh là
Nguyễn Văn Báu, sinh năm 1932, quê ở huyện Thăng Bình, tỉnh Quảng Nam.
Năm 1950 ông vào bộ đội, sau đó làm phóng viên báo ''Quân đội nhân dân'' Liên
khu V. Những năm tháng lăn lộn trong cuộc kháng chiến chống Pháp ở Liên khu
V đã giúp ông hiểu biết sâu sắc về Tây Nguyên, để sau khi tập kết ra Bắ có thể
viết cuốn tiểu thuyết đầu tay ''Đất nước đứng lên'' (Tác phẩm được tặng giải NhấtGiải thưởng Hội Văn nghệ VN 1954-1955). Sau năm 1954, ông còn có những
sáng tác phục vụ công cuộc xây dựng cuộc sống mới ở miền Bắc, như tập truyện
ngắn ''Rẻo cao'' (1961). Năm 1962, ông tình nguyện trở về chiến trường Miền
Nam, hoạt động ở Quảng Nam và Tây Nguyên. Với bút danh Nguyễn Trung
Thành, ông đã viết nhiều tác phẩm có tiếng vang lớn trong đời sống lúc bấy giờ,
như tập truyện và kí ''Trên quê hương những anh hùng Điện Ngọc (1969) và tiểu
thuyết ''Đất Quảng'' (1971-1974). Sau thắng lợi của cuộc kháng chiến chống Mĩ
cứu nước, ông tiếp tục cống hiến cho phong trào văn nghệ của nước nhà. Ông từng
là Uỷ viên Ban Chấp hành Hội nhà văn VN, Tổng biên tập báo Văn nghệ.
Truyện ngắn ''Rừng xà nu'' được viết năm 1965, ra mắt lần đầu tiên trên tạp
chí Văn nghệ Quân giải phóng Trung Trung Bộ số 2/1965, sau đó in trong tập
''Trên quê hương những anh hùng Điện Ngọc". ''Rừng xà nu'' là một tác phẩm nổi
tiếng nhất trong số các sáng tấc của Nguyên Ngọc viết trong những năm kháng
chiến chống đế quốc Mĩ. ''Rừng xà nu'' là một thiên truyện mang ý nghĩa và vẻ đẹp
của một khúc sử thi trong văn xuôi hiện đại. Với lời văn trau chuốt, giàu hình ảnh,
tác phẩm đã tái hiện được vẻ đẹp tráng lệ, hào hùng của núi rừng, của con người
và của truyền thống văn hoá Tây Nguyên. Thông qua câu truyện về những người
con ở một bản làng hẻo lánh, bên những cánh rừng xà nu bạt ngàn, xanh bất tận,
tác giả đã đặt ra một vấn đề có ý nghĩa lớn lao của dân tộc và thời đại: để cho sự
sống của đất nước và của nhân dân mãi mãi trường tồn, không có cách nào khác
hơn là phải cùng nhau đứng lên cầm vũ khí chống lại kẻ thù tàn ác.
***



1



×