Tải bản đầy đủ (.doc) (8 trang)

Phân tích tình huống truyện ngắn Vợ nhặt của Kim Lân

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (116.1 KB, 8 trang )

[Lê Hiền] Bộ tài liệu 132 đề Ôn thi Đại học môn Ngữ Văn

Đề 25.2. Một trong những sáng tác nghệ thuật đặc sắc của Kim Lân
trong truyện ngắn “Vợ nhặt” là đã xây dựng đựơc tình huống truyện đặc sắc
và hấp dẫn. Hãy phân tích truyện “Vợ nhặt” để chứng minh ý kiến trên.
Kim Lân (1920-2007), tên khai sinh là Nguyễn Văn Tài, quê ở làng Phù
Lưu, xã Tân Hồng, huyện Từ Sơn, tỉnh Bắc Ninh. Ông là một nhà văn tiêu biểu
trong văn học Việt Nam hiện đại, ngòi bút sở trường về truyện ngắn. Ông thường
viết về nông thôn và nông dân, bằng tình cảm, tâm hồn của một người vốn là con
đẻ của đồng ruộng. Nói như Nguyên Hồng, ông là nhà văn một lòng đi về với
“đất”, với “người”, với “thuần hậu nguyên thủy” của cuộc sống nông thôn. Đặc
điểm người nông dân trong sáng tác của Kim Lân, họ đều là những người dân lam
lũ, vất vả nhưng tâm hồn trong sáng nhân hậu, giàu lòng lạc quan. Tác phẩm "Vợ
nhặt" là một trong những truyện ngắn tiêu biểu cho phong cách, tư tưởng ấy, và là
một trong những truyện ngắn xuất sắc nhất của ông. Giá trị hiện thực và giá trị
nhân đạo nhân đạo sâu sắc và cảm động của tác phẩm "Vợ nhặt" được thể hiện
qua một tình huống truyện độc đáo, một tình huống vừa éo le, vừa cảm động, đó là
tình huống nhân vật Tràng bỗng dưng có được vợ giữa nạn đói đang hoàng hành.
Qua tình huống đó, truyện ngắn ''Vợ nhặt'' của Kim Lân tái hiện lại nạn đói thê
thảm của nguời nông dân nước ta năm 1945, đồng thời còn thể hiện được vẻ đẹp
tình người và sức sống kì diệu của họ: ngay trên bờ vực của cái chết, họ vẫn
hướng về sự sống, khát khao tổ ấm gia đình và thương yêu đùm bọc lẫn nhau
Ngay từ tựa đề của tác phẩm cũng gợi lên sự chua xót, mai mỉa, một nỗi đau
không thể nói thành lời: "Vợ nhặt". Nhặt vợ, một hành động nghe sao đơn giản và
dễ dàng đến như vậy? Điều đó hoàn toàn trái ngược với quan niệm của dân gian:
“Tậu trâu, lấy vợ, làm nhà
Trong ba việc ấy thật là khó thay”
Vậy mà ở đây nhân vật Tràng trong tác phẩm đã nhặt được vợ hẳn hoi,
trong cơn đói khủng khiếp mà có lẽ “đến năm 2000 con cháu chúng ta vẫn kể cho
nhau nghe để rùng mình” đang hoành hành. Cái lạ thường, kì dị của hành động đã
tạo nên một tình huống vô cùng éo le.


Trong tác phẩm nhân vật Tràng xuất hiện với hình ảnh: là một gã trai nghèo
khổ, dân cư ngụ, làm nghề đẩy xe bò thuê, nuôi mẹ già. Dân cư ngụ là nhưng
người vốn từ nơi khác đến. Vì thế, dân cư ngụ không có ruộng đất, những thứ vô
cùng quan trọng đối với người nôn dân thời xưa. Đã vậy, họ còn bị phân biệt đối
xử, thường phải ở nơi bìa làng, hoặc ở chỗ hẻo lánh. Nhà cửa của anh ta, cái được
gọi là "nhà" thì luôn vắng teo đứng rúm ró trên mảnh vườn mọc lổn nhổn những
búi cỏ dại. Hơn nữa, vì là dân ngụ cư, Tràng bị coi khinh, chẳng mấy ai thèm nói
chuyện, trừ lũ trẻ hay chọc ghẹo khi anh ta đi làm về. Tràng có ngoại hình xấu xí,
thô kệch. Mỗi buổi chiều về, hắn bước ngật ngưỡng trên con đuờng khẳng khiu
luồn qua cái xóm chợ của những người ngụ cư vào bên trong bến. Hắn vừa đi vừa
tủm tỉm cười, hai con mắt nhỏ tí, gà gà đắm vào bóng chiều, hai bên quai hàm
bạnh ra, rung rung làm cho cái bộ mặt thô kệch của hắn lúc nào cũng nhấp nhỉnh
những ý nghĩ vừa lý thú vừa dữ tợn... Còn đầu của Tràng thì cạo trọc nhẵn, cái
lưng to rộng như lưng gấu, ngay cả cái cuời cũng lạ, cứ phải ngửa mặt lên cười
1


[Lê Hiền] Bộ tài liệu 132 đề Ôn thi Đại học môn Ngữ Văn

hềnh hệnh. Một người với ngoại hình, thân thế như Tràng thì khó có thể lấy được
vợ nếu không nói là không thể, thế mà Tràng lại có được vợ một các dễ dàng.
Cái “kẻ” mang bộ dạng giống như con gấu hoặc gốc cây xù xì, trần trụi ấy,
lại trong một cuộc đời đang bị đẩy sát tới cái ranh giới phân chia giữa tồn tại và
không tồn tại thế kia, mà lại nhặt được “thứ” vốn biểu trưng cho hạnh phúc. Tràng
có vợ một cách hiển hách, oanh liệt, cứ như một anh chàng tốt số, đào hoa: chỉ
buông ra có một lời ỡm ờ tán tỉnh, mà “cô nàng” đã vội vã theo không. Đó không
phải là một chuyện cổ tích hay theo một mô tuýp chàng ngốc gặp tiên nữ, mà là
một sự thật, hiện thực não lòng. Người vợ mà được Tràng "nhặt" về được trên
đường đời thảm đạm cũng thuộc về một dạng người giống như Tràng. Chân dung
của chị ta cũng là một bức ký họa khác với tự nhiên, với những đường nét không

mấy đẹp của người phụ nữ: "ngồi vêu ra", "Hôm nay thị rách quá, áo quần tả tơi
như tổ đỉa, thì gầy xọp hẳn đi, trên cái khuân mặt lưỡi cày xám xịt chỉ còn thấy hai
con mắt", "cái ngực gầy lép nhô lên". Nhưng khéo nhất là những dòng được viết,
Kim Lân cho ta nhận thấy: cái người phụ nữ đói rách kia còn xa mới có thể coi là
hiền thục với những hành động không mấy thiện cảm: "liếc mắt, cười tít", "sầm
sập chạy đến", "sưng sỉa nói", "cắm đầu ăn một chặp bốn bát bát đúc liền chẳng
chuyện trò gì"… Kim Lân cũng rất tài tình khi tả vợ của Tràng rất cong cớn nhưng
không nanh nọc, trơ trẽn. Và cũng chính cái cong cớn, sưng sỉa, đanh đá, trơ trẽn
kia, nó có thể sinh ra từ rách nát, đói nghèo, tăm tối chứ tuyệt không sinh ra từ cái
ác, cái xấu xa.
Vậy là hai thân phận bọt bèo ấy đã dạt đến nhau qua những lời yêu đại loại
như: "Rích bố cu, hở", "Hà, ngon! Về chị ấy thấy hụt tiền thì bỏ bố", "Làm đếch gì
có vợ. Này nói đùa chứ có về với tớ thì ra khuân hàng lên xe rồi cùng về". Thế là
thị theo Tràng về làm vợ. Đó là ngôn ngữ của tình duyên, hay cũng chỉ là bốn bát
bánh đúc mà người đàn ông nổi hứng khao và người đàn bà cắm đầu ăn liền một
chập, chẳng buông một lời trò chuyện gì. Bốn bát bánh đúc trong những ngày
tháng đói kém, chúng đủ phép màu để làm hai con mắt trũng hoáy của người phụ
nữ đói rách sáng lên. Có xót xa không, khi cái đói tuy mang lại nhiều đau khổ lại
cũng có thể xe duyên cho một mối tình giữa hai tâm hồn cũng nghèo khó. Điều đó,
ta nhận thấy dường như không có sự cách biệt giữa Kim Lân và người nông dân,
nên ông mới có thể miêu tả người nông dân trong những năm nghèo đói mới chân
thật đến như vậy, và những tình tiết có vẻ buồn cười thì bên dưới đó lại là những
nỗi buồn và niềm thương cảm.
Những trang viết về những con người đói rách thế này thì không làm ta
khinh ghét họ mà xót thương và buồn cho họ vì họ không thể sống trong điều kiện
tốt hơn trong cái xã hội mà được mọi người gọi là con người mà chính cái xã hội
đó cũng đang từ bỏ họ, để mặc họ trong cái nghèo đói. Hiện thực được tác giả
phơi bày bằng cách lấy bối cảnh chung là nạn đói năm 1945 đã giết chết hơn hai
triệu đồng bào ta. Nhưng không gian hẹp hơn được tác giả miêu tả là không gian
xóm ngụ cư nghèo trong những nhày đói kém... Không gian ấy hiện lên trong lúc

chạng vạng tối với những dãy phố, heo hút, xác xơ trong gió, không nhà nào có
ánh đèn… một không gian hoàn toàn tăm tối thiếu sức sống. Trong không gian ấy,
âm thanh người ta có thể nghe thấy chỉ là âm thanh của những con quạ kêu lên
2


[Lê Hiền] Bộ tài liệu 132 đề Ôn thi Đại học môn Ngữ Văn

từng hồi thê thiết ngoài bãi chợ, là tiếng khóc tỉ tê vẳng lại từ đâu đó. Âm thanh ấy
chỉ làm cho xóm chợ trở nên càng heo hút, tăm tối, bóng dáng của cái chết như đã
dật đờ, ẩn hiện... Và bầu không khí được nhà văn miêu tả cũng là 1 bầu không khí
ngột ngạt, không khí vẩn lên mùi ẩm mốc của rác rưởi, mùi gây của xác người
chết. Trong bức tranh ấy, hình ảnh con người hiện lên cũng thật tội nghiệp đáng
thương. Là những đứa trẻ mặt buồn rười rượi ngồi trong xó cửa, là những khuôn
mặt u tối của những người dân trên đường Tràng về nhà, và đó cũng là hình ảnh
những buổi chiều chạng vạng khi đi làm về ''Tràng bước những bước mệt mỏi, cái
đầu trọc chúi về phía trước, các áo nâu tàng vắt trên vai, dường như những gánh
nặng vật chất đang đè nặng lên đôi vai rộng như lưng gấu của hắn''. Đến lúc này
con người hiện lên vẫn là những con người có sự sống, nhưng sự sống của họ cũng
đang độ héo úa, sự sống ấy cũng đang bị đe doạ. Họ sống như những bóng ma ''đi
lại dật đờ như những bóng ma''.
Trong không gian, trong âm thanh, trong hình ảnh con người, cái chết, cái
đói như đang ngự trị. Nhà văn đã miêu tả hình ảnh xóm chợ thật xót xa, đau
thương. Hình ảnh người chết được miêu tả mang một sức ám ảnh rất lớn ''không
sáng nào những người đi chợ không bắt gặp vài ba cái xác nằm còng queo giữa
đường''. Bằng cách sử dụng từ phủ định ''không'' ở ngay đầu câu văn, Kim Lân đã
phơi bày 1 hiện tượng vô cùng đau xót, cái chết đã hiện hình 1 cách rõ nét và phổ
biến, triền miên, không thể tránh khỏi. Và rõ nhất là những giờ phút hạnh phúc của
đôi vợ chồng son trên cái nền âm thanh của tiếng ai hờ khóc người chết đói cứ tỉ tê
lúc to lúc nhỏ, dai dẳng tận đêm khuya. Sự đan xen tình huống truyện ngây ngô

của những ngừơi nông dân chất phác, bình thường với những ước mơ nhỏ nhoi
giữa một thế giới, một tương lai mở nhạt, một cuộc sống u ám, ranh giới giữa sự
sống và cái chết. Hạnh phúc của anh cu Tràng được đặt trên nền của bóng tối,
cảnh nạn đói thê thảm. Với việc đặt nhân vật vào một khoảng sống mờ tối, lắt lay,
nhà văn đã tìm ra một cơ hội song để biểu hiện nỗi bất diệt của niềm khao khát
thèm được sống, được thương yêu và hy vọng. Nó cứ âm thầm vươn lên từ đói
khát, tối tăm và chính bởi thế mà nó trở nên cảm động và đáng qúy biết chừng
nào. Tác giả đã đặt tương phản giữa hạnh phúc và cái chết cận kề để tạo nên tình
huống cảm động.
Một người như Tràng lấy được vợ là một ước mơ nay bỗng dưng có vợ, sự
kiện ấy đem lại cho tất cả những nhân vật trong truyện những tâm trạng trái ngược
nhau. Trước hết là gây ngạc nhiên cho người dân xóm ngụ cư của anh, khi thấy
anh cu Tràng có nhiều cái khác lạ nhất là việc dẫn người theo một người đàn bà
nữa. Đã từ lâu, dân làng cái xóm ngụ cư này đã quá quen với hình ảnh vộp vạp,
thô kệch của Tràng với cái cười “hềnh hệch” vô hồn lúc nào cũng nở trên môi,
Tràng nghèo túng, xấu xí, đần độn hơn cả những con người tồi tàn, bèo bọt ở cái
xóm làng. Trước kia mỗi khi đi làm về, Tràng chỉ đi một mình, đến nay thì "một
buổi chiều người trong xóm bỗng thấy Tràng về với một người đàn bà nữa". Thái
độ của Tràng cũng khác, mọi hôm thì anh tỏ ra mệt mỏi, đăm chiêu, lo lắng nhưng
hôm nay thì "mặt hắn có một vẻ gì phớn phở khác thường. Hắn tủm tỉm cười nụ
một mình và hai mắt thì sáng lên lấp lánh.". Trước kia thì anh thường đùa một
cách hồn nhiên với lũ trẻ trong xóm ngụ cư, nhưng hôm nay khi mấy đứa trẻ chạy
3


[Lê Hiền] Bộ tài liệu 132 đề Ôn thi Đại học môn Ngữ Văn

ra đón xem thì "Sợ chúng nó đùa như ngày trước, Tràng vội nghiêm nét mặt, lắc
đầu ra hiệu không bằng lòng". Sự tòm mò, xoi mói cứ lan dần theo từng bước đi
của Tràng và người đàn bà trên con đường xao xác, heo hút. Họ đứng cả ra

ngưỡng cửa nhìn ra bàn tán: “Ai đấy nhỉ?... Hay là người dưới quê bà cụ Tứ mới
lên?”, “Chả phải, từ ngày còn mồ ma ông cụ Tứ có thấy họ mạc nào lên thăm
đâu?”, "Quái nhỉ?", "Hay là vợ anh cu Tràng? Ừ khéo mà vợ anh cu Tràng thật
anh em ạ, trông chị ta thèn thẹn hay đáo để.". Từ ngạc nhiên, ngờ vực, những
người dân xóm ngụ cư cũng "hình như họ cũng hiểu được đôi phần" và thương xót
cho anh cu Tràng, cho những con người sống lay lắt, vật vờ như họ: “Ôi chao!
Giời đất này còn rước cái của nợ đời về. Biết có nuôi nổi nhau sống qua được cái
thì này không”. Sự việc Tràng dẫn vợ về nhà không chỉ gây ngạc nhiên, hiếu kỳ,
thương cảm của người dân xóm ngụ cư mà nó còn như là ánh sáng của niềm tin,
của hy vọng, gợi nhắc cho họ về những thứ hạnh phúc trong cuộc sống mà bấy lâu
lay cái đói, cái chết đã cướp mất của họ: "Những khuân mặt hốc hác u tối của họ
bỗng dưng dạng dỡ hẳn lên. Có cái gì lạ lùng và tươi mát thổi vào cuộc sống đói
khát, tăm tối ấy của họ.".
Khi “nhặt” vợ về, Tràng không phải là không biết suy nghĩ. Mới đầu Tràng
cũng chợn (sợ), nghĩ: "thóc gạo này đến cái thân mình cũng chả biết có nuôi nổi
không, lại còn đèo bòng”. Nhưng rồi anh lại tặc lưỡi một cái: "Chậc,kệ!”. Một
quyết định có vẻ rất tầm thường với một sự việc hết sức trọng đại trong thời điểm
bấy giờ. Nhưng ta có thể hiều rằng, cái tặc lưỡi đó đồng nghĩa với việc là Tràng đã
đánh cuộc với đời, với cái nghèo đói, để sống “đầy đủ” cuộc sống bình thường
như mọi người. Đó là khát vọng làm người mà một kẻ thô kệch, chất phác như
Tràng vẫn có đã khiến Tràng liều lĩnh một phen. Và Tràng cũng đã được đền bù:
"Trong một lúc, Tràng hình như quên hết những cảnh sống ê chề, tăm tối hàng
ngày, quên cả cái đói khát ghê gớm đang đe dọa từng ngày, và quên cả những
tháng ngày trước mặt. Trong lòng hắn bây giờ chỉ còn tình nghĩa giữa hắn và
ngừơi đàn bà đi bên. Một cái gì mới mẻ, lạ lắm, chưa từng thấy ở người đàn ông
nghèo khổ ấy, nó ôm ấp, mơn man khắp da thịt Tràng, tựa hồ như có bàn tay vuốt
nhẹ trên sống lưng.”. Qua đó, Kim Lân đã gieo vào lòng người đọc những cảm
xúc: khác với những người có đầu óc bi quan thường nghi, sự đói khát, nghèo khổ
không làm giảm đi giá trị của lòng người. Bao giờ cái hạnh phúc được thương yêu
cũng qúy hơn tất cả, ngay cả khi người ta tưởng như rằng không còn cần gì hơn là

một miếng cơm ăn.
Con người ai ai cũng mong có được hạnh phúc. Với Kim Lân, hạnh phúc lại
có thể làm thay đổi cả một con người như chính Tràng chẳng hạn. Tràng hôm nay
đã không còn giống như Tràng của những ngày hôm qua. Anh Tràng hôm nay
ngượng nghịu, khổ sở, tay nọ xoa xoa mãi vai kia, chỉ vì đi bên một người đàn bà
ở một nơi vắng vẻ, muốn buông một câu tình tứ mà chịu không sao nói nổi. Rồi
đến khi vợ hỏi, anh chàng to xác ấy lại trả lời một cách đến là vô cùng ngờ
nghệch,ngây thơ: "Có một mình tui mấy u”. Ắt hẳn nhiều người sẽ cười Tràng,
cũng đúng thôi, nhưng có ai đã từng sống qua mà không thấy: có những cái
ngượng nghịu, cái ngẩn ngơ, những sự “khổ sở êm ái” chỉ đến với con người vào
những phút giây thật là hạnh phúc. Cái xúc động mà Tràng đang có vào buổi lần
4


[Lê Hiền] Bộ tài liệu 132 đề Ôn thi Đại học môn Ngữ Văn

đầu đi bên người vợ nhặt, ngẫm ra cũng không ít điều xót xa, cay đắng, nhưng ít
nhất cũng là một thứ xúc động, lâng lâng, bồi hồi, biến người đàn ông thô nhám và
chai sạn thành một đứa trẻ lớn tuổi hiền lành. Cái chi tiết Tràng khoe chai dầu con
trong tay cũng thế. Có lẽ cũng nên nhận ra dưới cái cười, một tiếng thở dài thương
cảm cho những kiếp người mà cuộc đời khốn khổ đến mức việc mua có hai hào
dầu là cũng đã là một cái gì hoang phí lắm,một cử chỉ có vẻ lãng mạn, ga-lăng lắm
lắm. Nhưng dẫu sao thì Tràng đã có cái hãnh diện mà trước kia anh ta chưa từng
có, cái hãnh diện được làm một người chồng, đuợc có một đêm tân hôn, được biết
mùi vị tiêu hoang một chút để có lấy một lần sáng sủa trong cái thực tại mù mờ:
"Hai hào đấy, đắt quá,có mà thôi chả cần.”, một lời nói nghe sao mà thật tội
nghiệp, nhưng trong cái tội nghiệp đó là một niềm vui không tầm thường, bởi
trong hoàn cảnh như thế của Tràng lúc ấy, được coi thường đồng tiền vì một điều
gì đó lớn hơn, trong trẻo, qúy báu hơn đâu có thể cho là một niềm vui hạ cấp.
Cũng có thể nghĩ như vậy về cái câu Tràng giới thiệu vợ mình với mẹ: "Kìa

nhà tôi nó chào u.”. Kim Lân quả thật rất tài trong việc sử dụng những lời thoại ít
chữ, văn xuôi hết sức, những câu văn không hề cầu kỳ, gọt giũa, mơ mộng,mà
mang đậm phong cách làng quê và lại rất tình cảm chứa đọng trong từng câu nói.
Người mà Tràng gọi là “nhà tôi” ấy, cái người con dâu đang thực hiện những nghi
lễ đầu tiên ra mắt mẹ chồng tuy là chỉ nhặt được, chưa trải qua cưới hỏi, chưa gặp
mặt qua một lần, chưa được mẹ chồng diện kiến “nhan sắc” của mình một lần
nhưng những tiếng của Tràng gọi nghe thật nở ruột nở gan như một sự chứng nhận
hẳn hoi, rành rọt trước mẹ Tràng, người đàn bà ấy và chính Tràng, một sự thật
hiển nhiên: "Ra hắn đã có vợ rồi đấy ư? Hà!…”. Tuy sự xác nhận ấy có chút nặng
nề nhưng cũng giúp Tràng có được một cuộc sống của con người bình thường:
"Bỗng nhiên hắn thấy hắn thương yêu gắn bó với cái nhà của hắn lạ lùng. Hắn đã
có một gia đình. Hắn sẽ cùng vợ sinh con đẻ cái ở đấy. Cái nhà như cái tổ ấm che
mưa che nắng. Bây giờ hắn mới thấy hắn nên người". Đó cũng là những ao ước
của những người nông dân luôn mong có được một gia đình hạnh phúc. Giống
như nhân vật Chí Phèo trong tác phẩm cùng tên của Nam Cao, từng có khát vọng
cùng Thị Nở xây dựng gia đình, dù rằng đi làm thuê mướn cho người ta, cùng
nhau mỗi ngày được thưởng thức “bát cháo hành” của vợ. Chính những cái ước
mơ vô cùng giản đị như thế đã tạo nên nét đẹp trong tâm hồn người nông dân Việt,
và Kim Lân đã đưa vào tác phẩm những điều tinh túy và tiếng nói đầy tính nhân
bản , tạo nên sự đồng cảm thiết tha cho người đọc.
Nói về người vợ của Tràng, người đã tìm ra một chốn để nương tựa thân
phận người phụ nữ của mình trong cảnh đói nghèo, cũng có nhiều biến đổi lớn
trong tâm trạng và hành động. Trên đường “rước dâu” dài dặc giữa xóm ngụ cư về
nhà Tràng, cái người đàn bà cong cớn và trơ trẽn hồi nào bỗng trở nên rón rén, e
thẹn: "Thị cắp cái thúng con, đầu hơi cúi xuống, cái nón rách tàng nghiêng
nghiêng che khuất đi nửa mặt", "thị càng ngượng nghịu, chân nọ bước díu cả vào
chân kia"…, và có khó chịu lắm trước những sự tò mò trêu cợt thì cũng chỉ dám
càu nhàu trong miệng, khẽ đến mức ông chồng đi bên cũng không nghe thấy. Khi
về đến nhà, anh Tràng muốn vợ mình được tự nhiện, cứ giục ngồi, nhưng thị chỉ
dám ngồi mớm xuống mép giường. Khi bà cụ Tứ về, người đàn bà ấy chủ động

5


[Lê Hiền] Bộ tài liệu 132 đề Ôn thi Đại học môn Ngữ Văn

chào bà bằng u, "U đã về ạ !". Thể hiện đúng phép lễ nghĩa khi về nhà chồng.
Trước mặt người mẹ chồng, thị càng rụt rè, vẫn đứng nguyên chỗ cũ, khẽ nhúc
nhích. Sáng hôm sau, thị đã trở thành người vợ đảm đang. Cùng với bà cụ Tứ, thị
thức dậy sớm, lo dọn dẹp nhà cửa, quét tước sân vườn sạch sẽ. Và chính Tràng
cũng ngạc nhiên trước những thay đổi của nàng ta: "Tràng nom thị hôm nay khác
lắm,rõ ràng là người đàn bà hiền hậu đúng mực không còn vẻ gì chao chát chỏng
lỏn như mấy lần Tràng gặp ở ngoài tỉnh.”. Kim Lân đã diễn tả vài sự thất vọng
thầm kín của thị khi thấy cảnh tù túng nhà chồng chồng: một tiếng thở dài cố nén
trong “cái ngực gầy lép nhô hẳn lên” trước túp nhà rách nát và rúm ró; cách nhếch
cười nhạt nhẽo và nét mặt bần thần khi bước vào nơi ở của anh chàng mới lúc ban
ngày còn vỗ túi khoe “rích bố cu”; hai con mắt thoáng tối lại khi được bà lão đon
đả mời ăn bát cám. Cuộc đời éo le và nhận hậu bao nhiêu dưới ngòi bút của Kim
Lân khi chị vợ kia lại chịu đi theo một người đàn ông như Tràng, xấu xí và xa lạ
như để tránh sự cô đơn và nghèo đói. Thế mà khi đến nhà chồng thì nàng ta vẫn
chẳng thoát được cái đói của cuộc đời. Nhưng bù cho điều đó nàng lại nhận được
một món quà khác đó là tình thân, tình thương, một mái ấm gia đình, một nghĩa vụ
phải biết lo lắng cho nửa kia của mình. Đây cũng là điều mà Kim Lân muốn nói:
dù đói khổ, khó khăn vất vả nhưng không thể thiếu trong cuộc sống tình thương
yêu gia đình, điều đó mới có thể giúp ta cảm thấy được mình vẫn là một con người
bình thường như bao người khác.
Và một nhân vật được Kim Lân đưa vào ngay giữa truyện đó là bà cụ Tứ,
mẹ của Tràng, một nhân vật làm nổi bật cái khát khao của hai chữ “gia đình” lúc
bấy giờ và là một nhân vật có diễn biến tâm lý phức tạp trước nghịch cảnh Tràng
nhặt được vợ. Dạo đầu của chuỗi tâm trạng ấy là một loạt những câu hỏi đầy vẻ
ngạc nhiên, thắc mắc: "Người đàn bà nào lại đứng ở đầu giường con mình thế

kia?" "ai thế nhỉ? sao lại chào mình bằng u?". Phải, làm sao bà ngờ được lại có
ngày hôm nay, khi mà giữa nhưng năm đói mòn đói mỏi, nhà lại nghèo mà con
trai bà lại dẫn không về một người vợ. Mọi việc đến với bà quá nhanh. Chính bởi
tình huống hết sức đặc biệt này của câu chuyện "vợ nhặt", mọi diễn biến nội tại đã
được đẩy lên đến cao trào, trở thành một sợi chỉ xuyên suốt làm cho mạch tác
phẩm đi theo một chiều hướng rất logic của tâm lý nhân vật. Bà lão thực sự đi từ
ngạc nhiên này đến ngạc nhiên khác, tới mức: "không còn tin vào mắt, vào tai
mình nữa". "Bà lão nhấp nháy cặp mắt cho đỡ nhoèn vì tự dưng bà lão thấy mắt
mình nhoèn thì phải. Bà lão nhìn kĩ người đàn bà lần nữa, vẫn chưa nhận ra người
nào. Bà quay lại nhìn con tỏ ý không hiểu". Tâm trạng cứ băn khoăn như thế cho
đến khi mọi chuyện được vỡ lẽ thông qua lời xác nhận của con trai: "Nhà tôi nó
mới về làm bạn với tôi đấy u ạ..." Lúc ấy tâm trạng của người mẹ lại bước sang
một trang khác, hứa hẹn nhiều biến động hơn và tinh tế hơn. Kim Lân đã không tả
thêm nữa những suy nghĩ, những căn vặn trong tâm não của nhân vật, hay những
động thái tâm lý phức tạp khác, mà chỉ đơn giản là một cái "cúi đầu nín lặng".
Bà cụ Tứ thương thầm cho cái số kiếp của đứa con trai duy nhất của mình.
Vì người mẹ ấy giờ đây ý thức rõ hơn vợ chồng Tràng rất nhiều về cái nghịch
cảnh quá éo le, nghiệt ngã của cuộc hôn nhân này. Và bà cụ cũng tự nghĩ rằng đó
là một duyên kiếp không nên có: "Chao ôi,người ta dựng vợ gả chồng cho con là
6


[Lê Hiền] Bộ tài liệu 132 đề Ôn thi Đại học môn Ngữ Văn

lúc trong nhà ăn nên làm nổi, những mong sinh con đẻ cái nở mặt sau này. Còn
mình thì…biết rằng chúng nó có nuôi nổi nhau sống qua được cơn đói khát này
không?”. Nhưng sự tình đã rồi, trứơc mắt bà là ngừơi con dâu, mặt cúi xuống, "tay
vân vê tà áo đã rách bợt”. Và rồi bà cụ Tứ cũng chuyển cách nghĩ về việc có vợ là
một cơ may: "Người ta có gặp bước khó khăn đói khổ này, người ta mới lấy đến
con mình. Mà con mình mới có vợ được…Thôi thì bổn phận bà là mẹ, bà đã

chẳng lo lắng được cho con…”, câu văn nghe thật cảm động nhưng có chút gì nhoi
nhói, một chút tủi hờn, ai oán số phận, nén cái cảm giác bất đắc dĩ trứơc việc đã
bày ra trứơc mắt, hoà với chút rưng rưng, xao xuyến một niềm vui. Qua đó ta càng
lại thấy qúy trọng người mẹ chồng này hơn khi bà nói nhẹ nhàng với nàng dâu
mới: "Thôi thì các con đã phải duyên phải kiếp với nhau,u cũng mừng lòng", lột tả
cái thần thái của tấm lòng vị tha cao cả, giấu đi những giọt nứơc mắt xót thương vì
sợ gây cho người mình thương xót nhiều lo lắng: "Có đèn đấy à? Ừ thắp lên một tí
cho sáng sủa…Dầu bây giờ đắt gớm lên mày ạ.". Đó là thứ ánh sáng mờ trong
đêm tối, một ánh sáng cho cái tương lai không ổ định,một thứ không biết lúc nào
tắt, nhưng cũng là niềm hy vọng nhỏ nhoi của bà cụ Tứ dành cho vợ chồng Tràng.
Với ngôn ngữ giàu có và đặc sắc, mang đậm tính chất nông thôn, Kim Lân
có lối viết văn tưởng như dễ dàng mà không thể phỏng theo, giản dị vô cùng mà
vẫn ánh lên được chất hào hoa Kinh Bắc. Những tâm trạng kín đáo nhất cũng phải
hiện lên qua những cử chỉ hành động một cách tinh tế: tiếng gắt vô duyên vô cớ,
một tiếng khẽ ho bình thừơng, những bứơc chân bứơc vội ra sân, thái độ điềm
nhiên và miếng cám vào trong miệng… Nhưng cái đọng lại cúôi cùng là cái nhìn
đời, nhìn đời đầy xót xa và thương yêu của nhà văn, là niềm tin mà ông muốn trao
gửi đến tất cả chúng ta qua tác phẩm. Dù cuộc sống có bi thảm đến đâu đi chăng
nữa thì chính cái cội nguồn nhân bản lưu giữ cho nhân dân là bất diệt, và con
ngừơi không có kháo khát chính đáng nào hơn là khao khát được sống như một
con người, được nên người, có được mái ấm gia đình, một cuộc sống ấm no đầy
đủ, tình yêu đôi lứa, niềm hạnh phúc trong cuộc sống và tình thương yêu giữa
người với người, và để bảo vệ chính mình, để thoát khỏi sự áp bức, đói khổ,
những ngừơi nông dân trở thành lá cờ đầu cho công cuộc bảo vệ đất nứơc.
Chỉ một tình huống nhỏ nhoi nhưng Kim Lân đã gợi nên biết bao điều. Mỗi
ý nghĩa của tình huống lại mang một giá trị nhân bản, tấm lòng nhân đạo bao la
của nhà văn. Chính vì thế, tác phẩm mang đầy tình yêu thương nồng ấm như một
ngọn lửa nhỏ lấp loé mãi trong cuộc đời. Và tác phẩm đã cho ta phát hiện thêm
một phẩm chất tuyệt vời, lòng thương người bao la, của những người nông dân
Việt Nam. Dù đứng trước sự mất còn của mạng sống vẫn cưu mạng, vẫn lấy lại

phẩm giá để làm người, để sống với hi vọng, với tương lai. Lá cờ đỏ sao vàng của
Việt Minh dẫn đoàn đói khát đi phá kho thóc của Nhật đâu chỉ là mộng tưởng.
Tương lai mới “bạch sắc” (màu trắng) nhưng “dĩ thành hồng” (đã thành đỏ) rồi.
Cách mạng đã gần kề, suối nguồn của chủ nghĩa nhân đạo sẽ tắm gội những con
người bình dị nhưng có phẩm chất nhân đạo như cụ Tứ, như Tràng và cô “vợ
nhặt” tội nghiệp....Họ sẽ viết tiếp truyền thống về phẩm giá con người Việt Nam
trong tương lai.

7


[Lê Hiền] Bộ tài liệu 132 đề Ôn thi Đại học môn Ngữ Văn

***

8



×