MỘT VÀI ĐIỂM ĐÁNG CHÚ Ý VỀ NHAN ĐỀ VÀ TÌNH
HUỐNG TRUYỆN TRONG TRUYỆN NGẮN "VỢ NHẶT"
CỦA KIM LÂN
1/ Nhan đề truyện:
Truyện hấp dẫn, cuốn hút người đọc ngay từ đầu bởi một nhan đề rất lạ:
“Vợ nhặt”.Nhà văn ở đây không đặt là “Nhặt vợ” mà đặt là “Vợ nhặt”?
+ “Nhặt vợ”: còn có cái gì đó là chủ động, có tính toán của Tràng.
+ “Vợ nhặt”:là một sự bị động, thậm chí là được vợ theo.
Trong một lần trả lời phỏng vấn, chính Kim Lân đã hào hứng giải thích:
“Trong cảnh đói năm 1945, người dân lao động dường như khó ai thoát khỏi cái chết.
Bóng tối của nó phủ xuống xóm làng. Trong hoàn cảnh ấy, giá trị của một con người
thật vô cùng rẻ rúng, người ta có thể có vợ theo, chỉ nhờ mấy bát bánh đúc ngoài chợ-
đúng là “nhặt” được vợ như tôi nói trong truyện”.
2/ Tình huống truyện độc đáo:
Sáng tạo tình huống truyện là vấn đề then chốt của nghệ thuật viết truyện ngắn.
Nó khẳng định tài năng cũng như phong cách của nhà văn.
* Tình huống truyện:
Tình huống truyện là diễn biến của sự việc, sự phức tạp của tình tiết; là cái éo
le, nghịch lí ở đời. Sự việc, câu chuyện "xảy ra như thế mà ta cứ ngỡ không phải
thế”.tình huống càng lạ bao nhiêu thì truyện càng hay, hấp dẫn bấy nhiêu.
* Tình huống truyện độc đáo trong “Vợ nhặt”:
Đó là việc Tràng “nhặt” được vợ- một tình huống đầy kịch tính, xưa nay chưa
từng có; vừa lạ lại vừa éo le:
- Lạ:
+ Người như Tràng mà lấy được vợ, thậm chí lại có vợ theo. Tràng:
• Xấu xí
• Tính cách có phần hơi dở hơi
• Nghèo, dân ngụ cư
→ Hội tụ đầy đủ những yếu tố để Tràng khó, thậm chí không lấy được vợ.
+ Giữa lúc đói khát, nuôi thân còn chẳng xong vậy mà Tràng lại dám “đèo
bòng”, “rước cái của nợ đời ấy về”.
+ Tràng lấy vợ, nhặt được vợ cũng chỉ qua hai lần gặp tình cờ, chỉ với mấy câu
nửa đùa nửa thật vậy mà người đàn bà đã theo Tràng về.→ Cái công việc mà xưa nay
người ta vẫn cho là khó lại vô cùng tình cờ, dễ dàng đối với Tràng.
- Éo le:
+ Tràng lấy vợ- hưởng cái hạnh phúc lớn nhất của một dời người giữa cảnh “tối
sầm lại vì đói khát”, giữa cái lúc mà cái chết và sự sống ranh gới mong manh, tưởng
như âm- dương không có sự cách biệt→ Chen vào hạnh phúc là nỗi lo chạy trốn cái
đói, nỗi lo níu kéo sự sống.
+ Duyên cớ để đưa họ đến với nhau cũng thật buồn lòng: đó là cái đói.Ở đây,
mấy bát bánh đúc thay cho trầu cau dẫn cưới. Nếu không vì cái đói đưa đẩy thì Tràng
cũng khó lòng lấy được vợ.→ Sự thật đáng buồn.
* Phản ứng của mọi người trước sự kiện độc nhất vô nhị này:
- Những người dân trong xóm ngụ cư:
+ “Người trong xóm lạ lắm”, họ “đứng cả trong ngưỡng cửa nhìn ra bàn tán”→
Ngạc nhiên tột độ.
+ Sự kiện lạ lùng ấy đem đến một “cái gì lạ lùng và tươi mát thổi vào cuộc
sống đói khát, tăm tối” của họ, làm những khuôn mặt “hốc hác, u tối” bỗng dưng
“rạng rỡ hẳn lên”.
+ Họ “cười rung rúc”.
+ Rồi có ngưới thở dài.
+ Tất cả cùng “nín lặng” khi có người nói “ Giời đất này còn rước cái của nợ
đời về. Biết có nuôi nổi nhau sống qua được cái thì này không?”
- Bản thân Tràng:
+ Mọi chuyên nhanh chóng quá đến mức chính Tràng – người trong cuộc cũng
cảm thấy ngạc nhiên. Khi đã đưa người vợ nhặt về nhà, nhìn thị ngồi giữa nhà mà
Tràng “vẫn còn ngờ ngợ như không phải thế”
- Bà cụ Tứ- mẹ Tràng:
+ Vô cùng ngạc nhiên trươc thái độ vồn vã, khác thường của đứa con trai, bà
“hấp háy hay con mắt nhìn Tràng” rồi băn khoăn hỏi Tràng “có việc gì thế vây?”
+ Ngạc nhiên hơn nữa khi nhìn thấy người đàn bà trong nhà:
● Bà “đứng sững lại”→ Quá đỗi ngạc nhiên.
● Trong đầu bà cụ hiện lên một loạt những câu hỏi : “Quái sao lại có người đàn
bà nào ở trong ấy nhỉ?”, “sao lại chào mình bằn u?”….→ Băn khoăn, ngạc nhiên.
+ Khi đã hiểu rõ cơ sự bà lão “cúi đầu nín lặng”, thương xót cho số kiếp đứa
con mình.
+ Tủi thân, xót xa vì chưa làm tròn bổn phận làm cha mẹ “người ta dựng vợ gả
chồng cho con là lúc trong nhà ăn nên làm nổi, những mong sinh con đẻ cái mở mặt
sau này, còn mình thì ”→ Độc thoại nội tâm thể hiện tâm lí nhân vật.
+ Sau đó là “mừng lòng”,chấp nhận con dâu, khuyên nhủ các con đầy lạc
quan…
* Ý nghĩa của tình huống truyện độc đáo này:
- Tình huống truyện là yếu tố để làm nổi bật chủ đề tác phẩm đồng thời tạo
điều kiện cho nhà văn miêu tả tâm lí nhân vật.
- Nhà văn Kim Lân đã rất thành công khi xây dựng nên một tình huống truyện
độc đáo. Tình huống ấy vừa phần nào nói lên tình cảnh thê thảm của người dân; vừa
thể hiện sự xót xa trước thân phận của những người dân nghèo.
→Đây là tình huống vừa mừng vừa tủi, vừa vui vừa lo→ Tình huống hi hữu,
có một không hai.