ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
BÀI TẬP MÔN HỌC
PHƯƠNG PHÁP VÀ PHƯƠNG PHÁP LUẬN TRONG NGHIÊN CỨU
MÔI TRƯỜNG VÀ PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG
Giảng viên:
Hà Nội, tháng 1/2016
ĐỀ CƯƠNG SƠ BỘ ĐỀ TÀI
"Nghiên cứu đánh giá tác động của BĐKH đến xâm nhập mặn trên địa bàn
tỉnh An Giang và đề xuất các giải pháp ứng phó"
ĐẶT VẤN ĐỀ
An Giang là một tỉnh thuộc khu vực ĐBSCL, cũng chịu sự tác động của hai
khối nước lớn là nước sông Mê Công và thủy triều của biển, do đó chế độ nước
thủy văn của khu vực phức tạp, vừa chịu ảnh hưởng của dòng chảy thượng lưu
sông Mê Công vừa chịu ảnh hưởng của thủy triều biển Đông và biển Tây.
Trong mùa cạn, khi nước từ thượng nguồn về thấp, thủy triều mang nước
mặn xâm nhập sâu vào nội đồng gây khó khăn cho sinh hoạt và sản xuất.
Nguyên nhân gây xâm nhập mặn ở tỉnh An Giang là do sự kết hợp phức tạp của
nhiều yếu tố tự nhiên như dòng chảy từ thượng lưu, mưa và bốc hơi nội đồng,
thủy triều, cũng như các yếu tố khác như việc sử dụng nước phục vụ cho các
phát triển kinh tế - xã hội và vận hành các công trình thủy lợi ngăn mặn và giữ
ngọt. Trong bối cảnh biến đổi khí hậu, nước biển dâng, mực nước biển có thể
dâng cao làm cho xâm nhập mặn càng nghiêm trọng.
Việc nghiên cứu xâm nhập mặn trong bối cảnh biến đổi khí hậu (nhiệt độ
tăng, biến đổi lượng mưa và tổng lượng bốc hơi ...) sẽ là căn cứ khoa học cho
việc đề xuất các giải pháp ứng phó và thích ứng, bảo đảm cho sự phát triển bền
vững của tỉnh An Giang.
1. Mục tiêu của đề tài
Mục tiêu của nghiên cứu này sẽ tập trung vào việc đánh giá hiện trạng xâm
nhập mặn dựa trên chuỗi số liệu đến năm 2012, xác định nguyên nhân gây xâm
nhập mặn và dự tính xâm nhập mặn dựa trên các kịch bản biến đổi khí hậu đối
với tỉnh An Giang, từ đó đề xuất các giải pháp ứng phó với xâm nhập mặn trong
điều kiện biến đổi khí hậu.
2. Cách tiếp cận và phương pháp nghiên cứu
• Cách tiếp cận:
Nhóm nghiên cứu sẽ tiếp cận nghiên cứu cụ thể như sau:
- Kế thừa có chọn lọc kinh nghiệm những tri thức, cơ sở dữ liệu của các
nghiên cứu trước đây về xâm nhập mặn ở An Giang;
2
- Kế thừa các kết quả tính toán xâm nhập mặn;
- Khai thác sử dụng tối đa các nguồn số liệu điều tra, khảo sát mặn thuộc
mạng lưới điều tra cơ bản ngành khí tượng thủy văn quốc gia và của tỉnh An
giang;
- Khai thác sử dụng hiệu quả thiết bị tính toán và lưu trữ của Trung tâm
KTTV quốc gia.
• Phương pháp nghiên cứu, kỹ thuật sử dụng:
Để đạt được mục tiêu của đề tài và thực hiện tốt các nội dung đề ra, nhóm
nghiên cứu sẽ sử dụng các phương pháp nghiên cứu và kỹ thuật như sau:
- Phương pháp điều tra, khảo sát;
- Phương pháp kế thừa;
- Phương pháp phân tích, thống kê.
Hàng loạt các vấn đề liên quan đến biến đổi khí hậu, nước biển dâng, thay
đổi dòng chảy thượng nguồn sông Mê Công theo các kịch bản thủy điện dòng
chính, chuyển nước và các khai thác sử dụng nước khác đã được đặt ra, tính toán
trong nhiều nghiên cứu trước đây. Việc kế thừa các kết quả này cùng với phân
tích, đánh giá hiện trạng xâm nhập mặn, nguyên nhân gây xâm nhập mặn dựa
trên chuỗi số liệu gần đây sẽ góp phần nâng cao kiến thức quản lý xâm nhập
mặn ở tỉnh An Giang. Đây sẽ là vấn đề mới và cũng là thách thức của đề tài.
3. Nội dung nghiên cứu:
1) Điều tra, thu thập thông tin dữ liệu về xâm nhập mặn tỉnh An Giang;
2) Phân tích đánh giá chung về đặc điểm tự nhiên, sông suối và nguồn
nước tỉnh An Giang;
3) Tổng hợp, phân tích, đánh giá hiện trạng xâm nhập mặn tỉnh An Giang:
- Nghiên cứu, phân tích, đánh giá hiện trạng xâm nhập mặn;
- Đánh giá hiện trang mạng lưới trạm quan trắc mặn;
4) Phân tích, xác định các yếu tố ảnh hưởng đến xâm nhập mặn, cơ chế
-
xâm nhập mặn ở ĐBSCL:
Phân tích, đánh giá chế độ dòng chảy trên sông, kênh rạch tỉnh An Giang;
Phân tích, đánh giá chế độ triều ở An Giang;
Phân tích, đánh giá chế độ mưa, bốc hơi nội đồng;
Phân tích, đánh giá phân bố dòng chảy giữa các nhánh sông chính ở An Giang;
Phân tích, đánh giá hiện trạng khai thác sử dụng nước (sinh hoạt, nông nghiệp,
công nghiệp, thủy sản, giao thông thủy);
- Nghiên cứu, đánh giá ảnh hưởng của các yếu tố đến xâm nhập mặn.
5) Nghiên cứu, tổng hợp, phân tích, đánh giá xu thế thay đổi xâm nhập
mặn trong điều kiện BĐKH:
3
-
Phân tích, đánh giá xu thế thay đổi của các yếu tố ảnh hưởng đến xâm nhập
mặn trong điều kiện BĐKH;
- Phân tích, đánh giá xu thế thay đổi của xâm nhập mặn trong điều kiện BĐKH.
6) Nghiên cứu, đề xuất các giải pháp ứng phó với xâm nhập mặn trong
điều kiện biến đổi khí hậu:
- Nghiên cứu, phân tích và tổng hợp các giải pháp ứng phó với xâm nhập mặn;
- Phân tích, đánh giá các giải pháp ứng phó với xâm nhập mặn đã áp dụng ở
ĐBSCL;
- Đề xuất các giải pháp ứng phó xâm nhập mặn trong điều kiện biến đổi khí hậu.
4. Phạm vi nghiên cứu:
Phạm vi nghiên cứu của đề tài là tỉnh An Giang . Các kết quả tính toán theo
kịch bản biến đổi khí hậu đề tài kế thừa, tham khảo kết quả nghiên cứu từ các dự
án của Ủy hội sông Mê Công, Viện Khoa học Khí tượng Thủy văn và BĐKH để
đánh giá xu thế biến đổi xâm nhập mặn trong tương lai.
Đề tài chỉ tập trung đánh giá hiện trạng xâm nhập mặn dựa trên số liệu đến
năm 2012 và tìm nguyên nhân gây xâm nhập mặn. Kết hợp kết quả phân tích
hiện trạng và xu thế thay đổi trong điều kiện biến đổi khí hậu, tìm nguyên nhân
làm gia tăng xâm nhập mặn, từ đó đề xuất giải pháp đề xuất các giải pháp ứng
phó với xâm nhập mặn trong điều kiện biến đổi khí hậu.
TỔNG QUAN
Nằm ở cuối hạ lưu sông Mê Công, ĐBSCL có diện tích rộng gần 3,9 triệu
ha với tổng dân số 18 triệu người (theo số liệu thống kê ngày 1/4/2010), trong
đó 80% dân số sống ở khu vực nông thôn với nghề nông là chính, hàng năm
đóng góp khoảng 50% sản lượng lúa quốc gia và hơn 80% sản lượng gạo xuất
khẩu (GSOV, 2006), góp phần đưa vị trí xuất khẩu gạo của Việt Nam đứng thứ
hai trên thế giới.
ĐBSCL chịu tác động của chế độ thủy văn bán nhật triều biển Đông biên
độ lớn và chế độ nhật triều biển Tây biên độ nhỏ. Chế độ thủy văn của ĐBSCL
chịu sự chi phối mạnh của chế độ dòng chảy thượng nguồn sông Mê Công đổ
vào Việt Nam, chế độ mưa nội đồng và thủy triều. Độ dốc lòng sông nhỏ, sông
rộng và sâu, địa hình khá bằng phẳng tạo điểu kiện thuận lợi cho nước mặn xâm
nhập sâu vào dòng chính và kênh rạch nội đồng. Xâm nhập mặn do nước biển
chảy ngược vào các kênh tăng lên do nước biển dâng làm giảm chất lượng nước
4
ngọt gây bất lợi cho ĐBSCL. Hiện tượng xâm nhập mặn ở ĐBSCL là sự kết hợp
phức tạp của nhiều yếu tố tự nhiên như dòng chảy từ thượng lưu, mưa và bốc
hơi nội đồng, thủy triều, cũng như các yếu tố khác như việc sử dụng nước phục
vụ cho các phát triển kinh tế - xã hội và vận hành các công trình thủy lợi ngăn
mặn và giữ ngọt... Sự xâm nhập mặn là yếu tố chính cản trở kế hoạch tưới tiêu
và ảnh hưởng mạnh lên sản lượng lương thực và sản lượng nuôi trồng thủy sản ở
ĐBSCL.
Do tính chất của hiện tượng xâm nhập triều mặn có liên quan đến hoạt
động kinh tế - xã hội của nhiều quốc gia nên vấn đề tính toán và nghiên cứu đã
được đặt ra từ lâu. Mục tiêu chủ yếu của công tác nghiên cứu là nắm được quy
luật của quá trình này để phục vụ các hoạt động kinh tế - xã hội, quốc phòng
vùng cửa sông như ở các nước như Mỹ, Nga, Hà Lan, Nhật, Trung Quốc, Thái
Lan…
Việc nghiên cứu, tính toán xâm nhập mặn ở nước ta đã được quan tâm từ
những năm 60 khi bắt đầu tiến hành quan trắc độ mặn ở hai vùng đồng bằng
sông Hồng và sông Cửu Long. Tuy nhiên, đối với ĐBSCL do đặc điểm địa hình
bằng phẳng (trước đây không có đê bao) và mức độ ảnh hưởng có tính quyết
định đến sản xuất nông nghiệp ở vựa lúa quan trọng nhất toàn quốc nên việc
nghiên cứu xâm nhập mặn ở đây được chú ý nhiều hơn, đặc biệt là thời kỳ sau
năm 1976. Khởi đầu là các công trình nghiên cứu, tính toán của Uỷ hội sông Mê
Công (1973) về xác định ranh giới xâm nhập mặn theo phương pháp thống kê
trong hệ thống kênh rạch thuộc 9 vùng cửa sông thuộc ĐBSCL. Vào những năm
1990, Ủy hội Mê Công quốc tế đã tiến hành nghiên cứu về xâm nhập mặn ở
ĐBSCL, chủ yếu là phục vụ cho các dự báo xâm nhập mặn. Tuy đã rất cố gắng
nhưng kết quả vẫn còn rất hạn chế, các kết quả dự báo chỉ mang tính tham khảo.
Vào những năm 1996, Ủy hội Mê Công quốc tế đã tiến hành nghiên cứu về cải
tạo đất chua phèn ở ĐBSCL. Biện pháp sử dụng nguồn nước ngọt để thau rửa đã
được khẳng định là hiệu quả, song việc tạo nguồn nước ngọt lại là một vấn đề
nan giải.
5
Đã có rất nhiều nghiên cứu về xâm nhập mặn vùng ĐBSCL như nghiên cứu
về đặc điểm xâm nhập mặn của ĐBSCL do GS Nguyễn Như Khuê thực hiện
năm 1994. Nghiên cứu về xâm nhập mặn ở Việt Nam do GS. TSKH Nguyễn Ân
Niên và KS Nguyễn Văn Lân thực hiện năm 1999 đã phác họa một bức tranh
tổng quát về vấn đề xâm nhập mặn cho thời kỳ 1993 - 1998, giải bài toán thủy
lực để tính toán, dự báo xâm nhập cho các vùng đồng bằng Bắc Bộ và Nam Bộ,
phân tích đề xuất một số giải pháp ứng phó đối với xâm nhập mặn. PGS. TS Lê
Sâm đã chủ trì dự án “Khảo sát điều tra chua mặn ĐBSCL” năm 1993 - 2000.
Trong khuôn khổ Chương trình Bảo vệ Môi trường và Phòng tránh thiên tai, Đề
tài độc lập cấp nhà nước KC08-18 “Nghiên cứu xâm nhập mặn phục vụ phát
triển kinh tế - xã hội vùng ven biển Đồng bằng sông Cửu Long” được thực hiện
từ tháng 10/2001 đến tháng 9/2004 do PGS.TS. Lê Sâm làm chủ nhiệm đã có
các nghiên cứu tương đối toàn diện về phân tích diễn biến xâm nhập mặn cho 14
năm (1991 - 2004), tác động ảnh hưởng của xâm nhập mặn đến quy hoạch sử
dụng đất cho khu vực đồng bằng sông Cửu Long, cung cấp cơ sở khoa học cho
việc sử dụng có hiệu quả nguồn tài nguyên đất và nước dải ven biển phục vụ
phát triển bền vững nông - lâm ngư - nghiệp các tỉnh vùng ven biển ĐBSCL.
Tác giả đã sử dụng các mô hình: SAL (Nguyễn Tất Đắc), VRSAP (Nguyễn Như
Khuê), KOD (Nguyễn Ân Niên) và HydroGis (Nguyễn Hữu Nhân) để dự báo
xâm nhập mặn cho một số sông chính theo các thời đoạn dài hạn (6 tháng), ngắn
hạn (nửa tháng) và cập nhật (ngày). Kết quả của đề tài góp phần quy hoạch sử
dụng đất vùng ven biển thuộc ĐBSCL và các lợi ích khác về kinh tế - xã hội.
Còn rất nhiều nghiên cứu, báo cáo dưới các hình thức công bố khác nhau đã xây
dựng các bản đồ xâm nhập mặn từ số liệu cập nhật và xem xét nhiều khía cạnh
tác động ảnh hưởng các nhân tố địa hình, KTTV và tác động các hoạt động kinh
tế đến xâm nhập mặn ở đồng bằng sông Cửu Long.
Các nghiên cứu gần đây đã nhận định rằng, ĐBSCL là khu vực nhạy cảm
cao rất dể bị tổn thương dưới ảnh hưởng của biến đổi khí hậu toàn cầu (Nijssen
và cs 2001, Hoanh và cs 2003, World Bank, 2007, IPCC, 2007,...). Sự thay đổi
6
lượng dòng chảy sông và sự dâng cao mực nước biển là hai yếu tố chính gây ra
bởi tác động của biến đổi khí hậu. Những năm gần đây, diễn biến mặn ở ĐBSCL
phức tạp, bất thường, năm sớm năm muộn so với cùng kỳ nhiều năm. Năm
2011, xâm nhập mặn sớm hơn, từ giữa tháng II, nhiều địa phương vùng ĐBSCL,
Tây Nguyên đã phải đối phó với hạn hán và đặc biệt là tình trạng nước mặn xâm
nhập. Tại một số tỉnh ven biển ĐBSCL, nước biển xâm nhập sâu vào các sông
rạch khiến các dòng sông bị nhiễm mặn sớm, việc nghiên cứu bổ sung, phân tích
xu thế, diễn biến xâm nhập mặn, tìm hiểu các nguyên nhân gây ra tình trạng bất
thường và gia tăng xâm nhập mặn cho các năm gần đây là rất cần thiết.
Theo Quy hoạch phát triển thủy lợi ĐBSCL giai đoạn 2012 - 2020 và định
hướng đến 2050 trong điều kiện biến đổi khí hậu, nước biển dâng được Thủ
tướng Chính phủ phê duyệt năm 2012 đã đặt ra mục tiêu đến năm 2050 đảm bảo
an toàn dân sinh, sản xuất, cơ sở hạ tầng cho khoảng 32 triệu dân và chủ động
ứng phó với tác động của biến đổi khí hậu nước biển dâng, xâm nhập mặn. Do
vậy nghiên cứu đánh giá ảnh hưởng của biến đổi khí hậu đến sự xâm nhập mặn
ở ĐBSCL càng trở nên cấp thiết.
Các nghiên cứu gần đây đã nhận định rằng, An Giang là một trong những
tỉnh thuộc lưu vực ĐBSCL là khu vực nhạy cảm cao rất dể bị tổn thương dưới
ảnh hưởng của biến đổi khí hậu toàn cầu (Nijssen và cs 2001, Hoanh và cs 2003,
World Bank, 2007, IPCC, 2007,...). Sự thay đổi lượng dòng chảy sông và sự
dâng cao mực nước biển là hai yếu tố chính gây ra bởi tác động của biến đổi khí
hậu. Những năm gần đây, diễn biến mặn ở ĐBSCL phức tạp, bất thường, năm
sớm năm muộn so với cùng kỳ nhiều năm. Năm 2011, xâm nhập mặn sớm hơn,
từ giữa tháng II, nhiều địa phương vùng ĐBSCL, Tây Nguyên đã phải đối phó
với hạn hán và đặc biệt là tình trạng nước mặn xâm nhập. Tại một số tỉnh ven
biển ĐBSCL, nước biển xâm nhập sâu vào các sông rạch khiến các dòng sông bị
nhiễm mặn sớm, việc nghiên cứu bổ sung, phân tích xu thế, diễn biến xâm nhập
mặn, tìm hiểu các nguyên nhân gây ra tình trạng bất thường và gia tăng xâm
nhập mặn cho các năm gần đây là rất cần thiết.
7
BỐ CỤC LUẬN VĂN
Chương 1. ĐẶC ĐIỂM ĐỊA LÝ TỰ NHIÊN TỈNH AN GIANG
1.1. Vị trí địa lý
1.2. Địa chất, địa hình, địa mạo
1.3. Mạng lưới sông ngòi, kênh rạch
1.4. Đặc điểm khí tượng thủy văn
1.4.1. Mạng lưới trạm khí tượng thủy văn và tình hình số liệu
1.4.2. Đặc điểm khí hậu
1.4.3. Đặc điểm thủy văn
1.4.3.1. Tổng lượng dòng chảy năm
1.4.3.2. Phân phối dòng chảy trong năm
1.4.3.3. Chế độ dòng chảy mùa lũ
1.4.3.4. Chế độ dòng chảy mùa cạn
1.4.3.5. Sự phân phối dòng chảy giữa sông Tiền và sông Hậu
1.4.3.6. Chế độ thủy triều ở tỉnh An Giang
1.5. Công trình khai thác sử dụng nước, kiểm soát lũ và triều, xâm nhập mặn
ở tỉnh An Giang
Chương 2. ĐẶC ĐIỂM XÂM NHẬP MẶN TỈNH AN GIANG
2.1. Mạng lưới trạm đo mặn
2.2. Phân bố độ mặn trên các sông và chiều dài xâm nhập mặn
2.3. Đặc điểm xâm nhập mặn ở các vùng thuộc ĐBSCL
2.3.1. Vùng ven sông Vàm Cỏ
2.3.2. Vùng cửa sông Tiền - sông Hậu
2.3.3. Vùng ven biển Tây
2.3.4. Bán đảo Cà Mau
2.4. Diến biến độ mặn trong các năm điển hình
Chương 3. CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN XÂM NHẬP MẶN TỈNH
AN GIANG
3.1. Dòng chảy thượng nguồn và phân bố dòng chảy trên các sông thuộc tỉnh
Kiên Giang
3.1.1. Dòng chảy từ thượng nguồn
8
3.1.2. Phân phối dòng chảy giữa dòng chính và các phân lưu
3.1.3. Dòng chảy trên sông, kênh rạch nội đồng
3.2. Chế độ thủy triều
3.3. Mưa và bốc hơi nội đồng
3.4. Khai thác, sử dụng nước
3.5. Quan hệ giữa xâm nhập mặn và các yếu tố ảnh hưởng
Chương 4 - XU THẾ THAY ĐỔI XÂM NHẬP MẶN Ở AN GIANG
TRONG ĐIỀU KIỆN BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU
4.1. Các kịch bản BĐKH lưu vực sông Mê Công
4.1.1 Kịch bản biến đổi khí hậu của Ban thư ký Ủy hội sông Mê Công
4.1.2. Kịch bản biến đổi khí hậu và nước biển dâng của Viện KHKTTV
&MT
4.2. Thay đổi của lượng mưa trong điều kiện BĐKH
4.2.1. Đánh giá của Ban Thư ký Ủy hội sông Mê Công
4.2.1.1.Lượng mưa năm
4.2.1.2. Lượng mưa mùa mưa
4.2.1.3. Lượng mưa mùa khô
4.2.2. Đánh giá của Viện KHKTTV&MT
4.2.2.1. Lượng mưa trên ĐBSCL
4.2.2.2.Lượng mưa tại các vùng thuộc ĐBSCL
4.3. Thay đổi của bốc thoát hơi tiềm năng
4.4. Mực nước biển dâng
4.5.Thay đổi của dòng chảy do BĐKH
4.5.1. Đánh giá của Ban thư ký Ủy hội sông Mê Công
4.5.1.1. Kịch bản phát triển khai thác, sử dụng tài nguyên nước
4.5.1.2.Tác động của biến đổi khí hậu đến dòng chảy sông Cửu Long
4.5.2. Đánh giá của Viện KHKTTV&MT
4.6. Thay đổi của xâm nhập mặn trong điều kiện biến đổi khí hậu
Chương 5. CÁC GIẢI PHÁP ỨNG PHÓ VỚI XÂM NHẬP MẶN Ở TỈNH
AN GIANG TRONG ĐIỀU KIỆN BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU
9
5.1. Những tác động của xâm nhập mặn ở tỉnh An Giang
5.2. Hệ thống công trình kiểm soát mặn ở tỉnh An Giang
5.2.1. Hệ thống kênh rạch đào dẫn nước tại tỉnh An Giang
5.2.2.Các công trình ngăn mặn tại tỉnh An Giang
5.2.3. Các tác động của hệ thống công trình thuỷ lợi
5.3. Xâm nhập mặn và một số giải pháp ứng phó tại An Giang trong những
năm gần đây
5.4. Đề xuất một số giải pháp để ứng phó với xâm nhập mặn ở An Giang
trong điều kiện BĐKH
Chương 6. KẾT QUẢ ĐẠT ĐƯỢC
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
TÀI LIỆU THAM KHẢO
[1].
A.D. Nguyen et al. / Estuarine (2008). Using salt intrusion
measurements to determine the freshwater discharge distribution over the
branches of a multi-channel estuary: The Mekong Delta case. Coastal and Shelf
Science 77 -2008.
[2].
Bách khoa toàn thư mở.
[3].
Biến đổi khí hậu 2007: bản tổng hợp dành cho các nhà hoạch định
chính sách - Trung tâm giáo dục và truyền thông môi trường dịch và xuất bản.
[4].
Biến đổi khí hậu 2010 do IPCC, WMO và VNEP xuất bản.
[5].
Bộ Tài nguyên và Môi trường (2012) - Kịch bản biến đổi khí hậu nước
biển dâng cho Việt Nam - Nhà xuất bản TN, MT và bản đồ VN.
[6].
Bùi Đạt Trâm (1985) - Đặc điểm thủy văn An Giang, Ủy ban Khoa
học kĩ thuật An Giang.
[7].
Bùi Đạt Trâm, Nguyễn Văn Nghiệp, Phan Cao Cát, Phan Bạch Nhật,
Nguyễn Quang Cầu (1987) - Chế độ thủy văn vùng Tứ giác Long Xuyên - Ủy
ban KHKT An Giang xuất bản.
10
[8].
Chương trình nghiên cứu khoa học cấp nhà nước. Mã số KC12
(1995)-Cân bằng bảo vệ và sử dụng có hiệu quả nguồn nước quốc gia - Báo cáo
tổng kết - Ủy ban Khoa học Nhà nước (nay là Bộ Khoa học và Công nghệ).
[9].
Chương trình Tiến bộ khoa học cấp nhà nước. Mã số 42A (1989). Tập
số liệu khí tượng thủy văn. Uỷ ban Khoa học và Kỹ thuật Nhà nước (nay là Bộ
Khoa học và Công nghệ).
[10].
Cục Quản lý Tài nguyên ( 2012). Danh mục lưu vực sông .
PHỤ LỤC
11