KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
LỜI CẢM ƠN
Lời đầu tiên tôi xin gửi lời cảm ơn sâu sắc đến Th.S Nguyễn Đức Cửu - Phó Chi
Cục Trưởng, Chi cục Bảo vệ Môi trường thuộc Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh
Bình Phước người thầy đã trực tiếp hướng dẫn, giúp đỡ tôi về mọi mặt, luôn theo sát
và chỉ dẫn để tôi có thể hoàn thành được luận văn này, nhờ có thầy mà từ những kiến
thức lý thuyết tôi có thể chuyển thành những kinh nghiệm thực tế trong quá trình
nghiên cứu và thực hiện đề tài.
Lòng biết ơn chân thành xin gửi đến các thầy cô trong khoa Môi trường và Công
nghệ sinh học - Trường Đại học Kỹ thuật Công nghệ đã tận tình hướng dẫn, bồi đắp
kiến thức cho tôi suốt gần hai năm qua.
Lòng cảm ơn trân trọng gửi đến Ban Lãnh đạo, các anh chị đồng nghiệp ở Bình
Phước đã tạo điều kiện cung cấp thông tin, tài liệu ở địa phương, đóng góp nhiều ý
kiến quý báu và tạo điều kiện cho tôi hoàn thành khoá học.
Cuối cùng xin được bày tỏ lòng biết ơn đến gia đình và tất cả các bạn bè đã động
viên ủng hộ tôi trong mọi chuyện, luôn giúp đỡ và là chỗ dựa vững chắc cho tôi.
Do thời gian nghiên cứu và kiến thức còn nhiều hạn chế nên chắc chắn đề tài
không tránh khỏi những sai sót. Tôi mong nhận được ý kiến đóng góp của các thầy cô,
các anh chị và các bạn để luận văn của tôi được hoàn chỉnh hơn.
Một lần nữa xin chân thành cảm ơn tất cả sự giúp đỡ của mọi người đối với tôi!
Thành phố Hồ Chí Minh, tháng 07 năm 2010
Nguyễn Thị Hương Thủy
i
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
MỤC LỤC
LỜI CẢM ƠN I
NGUYỄN THỊ HƯƠNG THỦY I
MỤC LỤC II
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT V
DANH MỤC CÁC BẢNG VI
DANH MỤC CÁC HÌNH VII
MỞ ĐẦU 1
1. ĐẶT VẤN ĐỀ 1
2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU 2
3. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU 2
4. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU 2
4.1. Đối tượng nghiên cứu 2
4.2. Phạm vi nghiên cứu 3
5. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 3
6. Ý NGHĨA KHOA HỌC VÀ THỰC TIỄN 3
6.1. Ý nghĩa khoa học 3
6.2. Ý nghĩa thực tiễn 4
CHƯƠNG 1 4
TỔNG QUAN VỀ ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN, 4
KINH TẾ - XÃ HỘI TỈNH BÌNH PHƯỚC 4
1.1. TỔNG QUAN VỀ ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN 4
1.1.1. Vị trí địa lý 4
1.1.2. Địa hình 6
1.1.3. Đặc điểm khí hậu 7
1.2. TÌNH HÌNH PHÁT TRIỂN KINH TẾ XÃ HỘI TỈNH BÌNH PHƯỚC 8
1.2.1. Về kinh tế 8
1.2.2. Văn hoá - Xã hội 10
1.3. HIỆN TRẠNG CHẤT LƯỢNG MÔI TRƯỜNG 12
1.3.1. Môi trường Công nghiệp 12
1.3.1.1. Tình hình phát triển các KCN 12
1.3.1.2. Tình hình phát triển các cơ sở sản xuất công nghiệp không tập trung 21
1.3.2. Môi trường đô thị 31
1.3.2.1. Tình hình hạ tầng kỹ thuật 31
1.4. HIỆN TRẠNG QUẢN LÝ MÔI TRƯỜNG TẠI ĐỊA PHƯƠNG 37
1.4.1. Hiện trạng tổ chức bộ máy quản lý môi trường 37
ii
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
1.4.2. Những tồn tại trong quản lý môi trường của tỉnh Bình Phước 39
CHƯƠNG 2 42
TỔNG QUAN VỀ LƯU VỰC SÔNG ĐỒNG NAI 42
TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH BÌNH PHƯỚC 42
2.1. TỔNG QUAN VỀ LƯU VỰC HỆ THỐNG SÔNG ĐỒNG NAI 42
2.1.1. Địa hình 43
2.1.2. Về địa chất thủy văn 43
2.1.3. Đất đai và thảm xanh thực vật 43
2.1.4. Các sông nhánh của hệ thống sông Đồng Nai 43
2.2. TẦM QUAN TRỌNG CỦA NGUỒN NƯỚC HỆ THỐNG SÔNG ĐỒNG NAI ĐỐI VỚI PHÁT
TRIỂN KT-XH TRÊN LƯU VỰC 44
2.2.1 Vai trò của hệ thống sông Đồng Nai: 44
2.2.2. Tiềm năng kinh tế của hệ thống sông Đồng Nai 45
2.3. LƯU VỰC HỆ THỐNG SÔNG ĐỒNG NAI TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH BÌNH PHƯỚC 47
2.3.1. Tổng quan 47
2.3.2. Diễn biến chất lượng môi trường nước tại lưu vực sông Đồng Nai thuộc địa bàn tỉnh Bình Phước 49
2.3.3. Hiện trạng chất lượng nước mặt tại các hồ trên địa bàn tỉnh Bình Phước 60
2.3.4. Đánh giá chung về nước mặt trên các lưu vực sông và các hồ 64
2.4. CƠ SỞ KHOA HỌC VÀ THỰC TIỄN TRONG VIỆC ĐIỀU TRA NGUỒN THẢI CÔNG NGHIỆP
VÀ ĐỀ XUẤT CÁC GIẢI PHÁP BVMT LƯU VỰC SÔNG 64
2.4.1. Mối quan hệ giữa phát triển công nghiệp và BVMT 64
2.4.2. Tình hình nghiên cứu, thực hiện các giải pháp giảm thiểu ô nhiễm công nghiệp và BVMT lưu vực sông
66
2.4.3. Cơ sở pháp lý của việc điều tra nguồn thải công nghiệp và đề xuất giải pháp BVMT lưu vực sông 75
CHƯƠNG 3 77
ĐIỀU TRA, ĐÁNH GIÁ CÁC NGUỒN THẢI CÔNG NGHIỆP 77
TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH BÌNH PHƯỚC 77
3.1. CÁC NGUỒN THẢI CÔNG NGHIỆP GÂY Ô NHIỄM NƯỚC MẶT 77
3.1.1. Hiện trạng phát sinh nước thải công nghiệp 77
3.1.2. Điều tra tình hình, công nghệ áp dụng trong xử lý nước thải công nghiệp 98
3.2. DỰ BÁO TỔNG TẢI LƯỢNG Ô NHIỄM DO NGUỒN THẢI CÔNG NGHIỆP TRÊN ĐỊA BÀN
TỈNH BÌNH PHƯỚC ĐẾN NĂM 2020 99
3.2.1. Đối với nước thải công nghiệp 99
3.2.2. Đối với nước thải chăn nuôi giết mổ, chế biến và tiêu thụ gia súc, gia cầm 104
CHƯƠNG 4 107
ĐỀ XUẤT CÁC GIẢI PHÁP BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG ĐỐI VỚI CÁC NGUỒN THẢI
CÔNG NGHIỆP TRÊN LƯU VỰC SÔNG ĐỒNG NAI TỈNH BÌNH PHƯỚC 107
4.1. XÂY DỰNG KẾ HOẠCH BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG LƯU VỰC SÔNG 107
4.1.1. Phòng ngừa và hạn chế các tác động xấu đến môi trường 107
4.1.2. Khắc phục tình trạng ô nhiễm và cải thiện môi trường 108
4.1.3. Bảo vệ và khai thác bền vững các nguồn tài nguyên thiên nhiên 109
4.1.4. Bảo tồn thiên nhiên và đa dạng sinh học 110
5.1.5. Bảo vệ môi trường các khu vực trọng điểm 110
iii
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
4.2. XÂY DỰNG CÁC GIẢI PHÁP HỖ TRỢ NHẰM KHUYẾN KHÍCH ÁP DỤNG CÔNG NGHỆ XỬ
LÝ CHẤT THẢI 112
4.2.1. Trợ giúp về mặt thông tin kỹ thuật 112
4.2.2. Trợ giúp về mặt tài chính 112
4.2.3. Xây dựng chương trình hỗ trợ các doanh nghiệp trong tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế, trong đó có
hội nhập trong lĩnh vực bảo vệ môi trường (ISO 9000, ISO 14000) 112
4.3. TĂNG CƯỜNG NĂNG LỰC QUẢN LÝ MÔI TRƯỜNG 114
4.3.1. Tăng cường tài chính cho công tác bảo vệ môi trường 114
4.3.2. Tăng cường công tác thanh, kiểm tra việc chấp hành pháp luật về bảo vệ môi trường của các cơ sở sản
xuất kinh doanh 116
4.3.3. Giáo dục, đào tạo và nâng cao nhận thức về bảo vệ môi trường 117
4.3.4.Tăng cường công tác quản lý nhà nước về bảo vệ môi trường 118
4.4 XÂY DỰNG CHƯƠNG TRÌNH QUẢN LÝ MÔI TRƯỜNG LƯU VỰC SÔNG VÀ CÁC HỒ CHỨA
124
4.4.1. Mục tiêu 124
4.4.2. Giải pháp thực hiện 124
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 127
1. KẾT LUẬN 127
2. KIẾN NGHỊ 128
TÀI LIỆU THAM KHẢO 129
iv
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
CLMT : Chất lượng môi trường
CNH : Công nghiệp hoá
CNPT : Công nghiệp phát triển
COD : Nhu cầu ô xy hóa học
CTR : Chất thải rắn
BOD : Nhu cầu ôxy sinh hóa
BQL : Ban quản lý
BVMT : Bảo vệ Môi trường
BVTV : Bảo vệ thực vật
BTNMT : Bộ Tài nguyên và Môi trường
KCN : Khu công nghiệp
KT-XH : Kinh tế - Xã hội
KTTĐPN : Kinh tế trọng điểm phía Nam
HĐH : Hiện đại hoá
LVHTSĐN : Lưu vực hệ thống sông Đồng Nai
ONMT : Ô nhiễm môi trường
TĐMT : Tác động môi trường
TW : Trung ương
TN&MT : Tài nguyên và Môi trường
TCVN : Tiêu chuẩn Việt Nam
QCVN : Quy chuẩn Việt Nam
UBND : Uỷ ban nhân dân
SXSH : Sản xuất sạch hơn
v
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
DANH MỤC CÁC BẢNG
vi
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
DANH MỤC CÁC HÌNH
vii
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
MỞ ĐẦU
1. ĐẶT VẤN ĐỀ
Bình Phước là một tỉnh thuộc vùng Đông Nam Bộ, giáp với Campuchia ở phía
Bắc và Tây Bắc, tỉnh có địa phận liền kề với Đăk Nông ở phía Đông Bắc, giáp Đồng
Nai và Lâm Đồng ở phía Đông, phía Nam giáp Tây Ninh và Bình Dương. Tỉnh Bình
Phước có dân số là 874.961 người (năm 2009). Bình Phước có 10 đơn vị hành chính
cấp huyện gồm 03 thị xã và 07 huyện. Hiện tỉnh Bình Phước đã qui hoạch 8 khu công
nghiệp với tổng diện tích trên 2.100 ha, một số khu công nghiệp đã có chủ đầu tư xây
dựng cơ sở hạ tầng và có nhà máy đã và đang đi vào hoạt động như khu công nghiệp:
Chơn Thành, Minh Hưng, Tân Khai và Tân Thành.
Tỉnh Bình Phước có mạng lưới sông suối khá phong phú. Trên địa bàn tỉnh có 3
con sông chính là sông Bé, sông Đồng Nai và sông Sài Gòn với tổng lượng dòng chảy
trung bình khoảng 26 tỷ m
3
/năm. Tài nguyên nước mặt của tỉnh Bình Phước thuộc loại
tương đối với mật độ 0,7 – 0,8 km/km
2
. Tuy nhiên, sông suối trong vùng có lòng sông
hẹp, dốc, lũ lớn trong mùa mưa và khô kiệt trong mùa khô. Vì vậy, khả năng khai thác
nguồn nước này cấp cho sản xuất nông nghiệp cần lượng vốn đầu tư rất cao.
Trong đó nguồn nước mặt từ sông Sài Gòn - Đồng Nai và sông Bé có vai trò vô
cùng quan trọng, là nguồn cung cấp nước chính phục vụ cho sinh hoạt, tưới tiêu và các
hoạt động sản xuất công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp trên địa bàn tỉnh. Ngoài ra còn
có một số hồ, đập như hồ Suối Lam, hồ Suối Cam, đập nước thủy điện Thác Mơ (dung
tích 1,47 tỷ m
3
), đập thủy điện Cần Đơn, đập thủy điện Sork phú miêng,…
Tốc độ phát triển kinh tế liên tục cao qua hơn 10 năm (bình quân trên 10%)
cùng với chính sách ưu đãi nhằm thu hút đầu tư nên đến nay toàn tỉnh đã có hơn 2.000
Doanh nghiệp trong và ngoài nước đầu tư sản xuất kinh doanh. Điều này đã chứng tỏ
cùng với những nỗ lực cải thiện môi trường đầu tư của tỉnh, Bình Phước đã trở thành
địa điểm đầu tư tin cậy của các Doanh nghiệp và Nhà đầu tư trong và ngoài nước.
Cùng với quá trình công nghiệp hóa và đô thị hóa, nhiều vấn đề về môi trường
trên địa bàn tỉnh đã nảy sinh. Các sông suối, ao hồ trên địa bàn tỉnh là nơi tiếp nhận
các nguồn thải của các hoạt động sản xuất công nghiệp đang ngày càng bị ô nhiễm. Do
đó vấn đề quản lý lưu vực sông nói chung và Lưu vực hệ thống sông Đồng Nai
1
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
(LVHTSĐN) nói riêng với yêu cầu rất cao về lưu trữ, quản lý dữ liệu, nên việc “Điều
tra, đánh giá các nguồn thải trên lưu vực hệ thống sông Đồng thuộc địa bàn tỉnh Bình
Phước, đề xuất các giải pháp bảo vệ môi trường phù hợp” được thực hiện là cấp thiết,
sẽ góp phần cung cấp các cơ sở khoa học cho các cơ quan quản lý trong tỉnh đề ra các
biện pháp quản lý và xử lý các nguồn thải hiệu quả hơn, góp phần ngăn ngừa ô nhiễm
và phòng chống các sự cố môi trường có thể xảy ra.
2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU
Điều tra, đánh giá được các nguồn thải công nghiệp trên lưu vực hệ thống sông
Đồng Nai thuộc địa bàn tỉnh Bình Phước để từ đó có những biện pháp nhằm ngăn
ngừa và phòng chống các sự cố về môi trường có thể xảy ra.
Bảo vệ an toàn nguồn nước lưu vực hệ thống sông Đồng Nai thuộc địa bàn tỉnh
Bình Phước (về chất lượng và lưu lượng) là một vấn đề rất cần thiết và hết sức quan
trọng nhằm đạt tiêu chuẩn nước sạch tự nhiên, phục vụ cho khai thác bền vững và
công bằng trên lưu vực phục vụ lâu dài cho phát triển bền vững KT – XH toàn lưu
vực.
3. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU
- Thu thập tình hình cơ bản về điều kiện tự nhiên kinh tế xã hội của tỉnh Bình
Phước và đánh giá hiện trạng chất lượng môi trường công nghiệp và môi trường đô thị
trên địa bàn tỉnh Bình Phước.
- Đánh giá diễn biến chất lượng môi trường nước lưu vực hệ thống sông
Đồng Nai trên địa bàn tỉnh Bình Phước.
- Điều tra, đánh giá các nguồn thải công ngiệp thải ra lưu vực hệ thống sông
Đồng Nai thuộc địa bàn tỉnh Bình Phước.
- Đề xuất các giải pháp bảo vệ môi trường phù hợp với nguồn thải trên lưu
vực sông.
4. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU
4.1. Đối tượng nghiên cứu
- Các Khu công nghiệp, cụm công nghiệp;
- Các cơ sở sản xuất công nghiệp riêng lẻ không nằm trong khu công nghiệp;
2
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
- Các trang trại, các cơ sở chăn nuôi, giết mổ gia súc, gia cầm.
4.2. Phạm vi nghiên cứu
Phạm vi nghiên cứu được giới hạn chủ yếu là điều tra, đánh giá các nguồn thải
công nghiệp có phát sinh nước thải, thải ra lưu vực hệ thống sông Đồng Nai thuộc địa
bàn tỉnh Bình Phước từ đó đề xuất các biện pháp bảo vệ môi trường phù hợp.
5. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Nghiên cứu các tài liệu về các chính sách, các qui định và các chương trình
quy hoạch phát triển công nghiệp tại tỉnh Bình Phước đến năm 2010 và định hướng
đến năm 2020.
Phương pháp thu thập thông tin, số liệu: Thu thập thông tin về hiện trạng
môi trường, số liệu về các nguồn thải, kết quả phân tích mẫu của các nhà máy công
nghiệp trên địa bàn tỉnh Bình Phước, đồng thời kế thừa nguồn dữ liệu từ những
nghiên cứu trước để làm cơ sở dữ liệu cho đề tài.
Phương pháp đánh giá nhanh: dựa trên các hệ số ô nhiễm của Tổ chức Y tế
Thế giới (WHO) nhằm ước tính tải lượng ô nhiễm do chất thải trên địa bàn tỉnh Bình
Phước.
Phương pháp chuyên gia, hội thảo khoa học: tổ chức hội thảo chuyên đề để
xin ý kiến góp ý của các nhà khoa học, nhà quản lý về các giải pháp xử lý chất thải và
bảo vệ môi trường để lựa chọn các giải pháp phù hợp thực tiễn.
Phương pháp đánh giá phân tích: tổng hợp các số liệu và dữ liệu thu thập
được nhằm phân tích, đánh giá và đề xuất các giải pháp bảo vệ môi trường phù hợp
cho hệ thống lưu vực sông trên địa bàn tỉnh Bình Phước.
6. Ý NGHĨA KHOA HỌC VÀ THỰC TIỄN
6.1. Ý nghĩa khoa học
Trên cơ sở điều tra, đánh giá về các nguồn thải công nghiệp và đề xuất các giải
pháp bảo vệ môi trường lưu vực sông Đồng Nai trên địa bàn tỉnh Bình Phước sẽ là cơ
sở nhằm hiểu rõ thực trạng xả thải trên địa bàn tỉnh, đây cũng là cơ sở khoa học cho
việc xây dựng kế hoạch bảo vệ môi trường lưu vực sông và những nghiên cứu tiếp
3
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
theo của hệ thống quản lý lưu vực sông Đồng Nai trên địa bàn toàn tỉnh Bình Phước
nói riêng và lưu vực sông Đồng Nai nói chung.
6.2. Ý nghĩa thực tiễn
Thông qua việc điều tra, khảo sát, đánh giá các nguồn thải công nghiệp trên địa
bàn tỉnh Bình Phước và đề xuất các giải pháp bảo vệ môi trường lưu vực sông Đồng
Nao trên địa bàn tỉnh góp phần cung cấp các cơ sở khoa học cho các cơ quan quản lý
trong tỉnh đề ra các biện pháp quản lý và xử lý các nguồn thải hiệu quả hơn, góp phần
ngăn ngừa ô nhiễm và phòng chống các sự cố môi trường có thể xảy ra.
CHƯƠNG 1
TỔNG QUAN VỀ ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN,
KINH TẾ - XÃ HỘI TỈNH BÌNH PHƯỚC
1.1. TỔNG QUAN VỀ ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN
1.1.1. Vị trí địa lý
Tỉnh Bình Phước nằm ở phía Tây của vùng Đông Nam Bộ, có diện tích tự
nhiên là 6.874,41 km
2
(chiếm khoảng 2,07 diện tích cả nước và bằng khoảng 30 %
diện tích vùng Đông Nam Bộ), được giới hạn trong tọa độ từ 11
0
17
’
đến 12
0
19
’
vĩ độ
Bắc và 106
0
24
’
đến 107
0
25
’
kinh độ Đông. Là một tỉnh miền nuùi, nối tiếp giữa Tây
4
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
Nguyên và đồng bằng Nam Bộ; phía Bắc và Tây Bắc giáp tỉnh Tây Ninh và
Campuchia với chiều dài biên giới 240 km, phía Đông giáp tỉnh Đắk Nông, Lâm Đồng
và Đồng Nai, phía Nam giaùp tỉnh Bình Dương. Thị xã Đồng Xoài là thủ phủ của tỉnh
Bình Phước cách thành phố Hồ Chí Minh 128 km. Tổng diện tích tự nhiên của tỉnh
Bình Phước là 6.888,24 km
2
, được chia thành 10 đơn vị hành chính với 18 phường, thị
trấn và 93 xã.
Ranh giới hành chính được xác định bởi:
- Phía Bắc giáp với Campuchia;
- Phía Tây và Tây Bắc giáp với tỉnh Tây Ninh và Campuchia;
- Phía Đông giáp tỉnh Đak Nông, Lâm Đồng và Đồng Nai;
- Phía Nam và Đông Nam gíap tỉnh Bình Dương và Đồng Nai.
Bình Phước được coi là bản lề chiến lược, tiếp giáp giữa trung du và đồng bằng,
là tỉnh của đường biên giới với Campuchia daì 240 km nên có vị trí chiến lược rất
quan trọng đối với an ninh Quốc gia.
5
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
Hình 1. 1. Bản đồ hành chính tỉnh Bình Phước
1.1.2. Địa hình
Tỉnh Bình Phước có địa hình rất đa dạng và phức tạp, trong tỉnh vừa có đồi núi
thấp lại vừa có địa hình trung du xen lẫn với đồng bằng nhỏ hẹp và bàu trũng. Địa hình
có xu hướng thoải dần từ Đông, Đông Bắc về phía Tây, Tây Nam, bề mặt địa hình bị
phân cách mạnh bởi hệ thống sông, suối khá dày dạng cành cây; dựa vào hình thái có
thể phân chia thành các dạng địa hình chính như sau:
- Địa hình núi thấp: cao độ tuyệt đối từ 300-600m, tạo thành chủ yếu từ những
núi lửa cũ hoặc núi sót rải rác thuộc phần cuối của dãy Trường Sơn từ Tây Nguyên đổ
xuống. Tập trung kiểu địa hình này có ở Phước Long, Bù Đăng, Bắc Đồng Phú và một
số ít ở Bình Long, Lộc Ninh.
6
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
- Địa hình đồi và đồi núi thấp: cao độ tuyệt đối từ 100-300 m, có bề mặt lượn
sóng nhẹ, kết nối với các dãy Bazan đá phiến thuộc huyện Lộc Ninh, Bù Đăng, Bắc
Đồng Xoài. Các đồi có đỉnh bằng, sườn dốc và thoải (3 - 5
0
). Đây là kiểu địa hình bóc
mòn - tích tụ.
- Địa hình bằng trũng: địa hình này thuộc các vùng đất tích tụ là các bồi trũng,
các vùng bằng phẳng giữa đồi núi và độ cao < 100m và nơi đây vật liệu hình thành đất
thô, chứa nhiều xác thực vật kém phân hủy, do quá trình canh tác đất ngày một thuần
thục hơn.
- Về độ dốc địa hình: thống kê diện tích đất theo độ dốc địa hình cho thấy, địa
hình có độ dốc < 15
0
(cấp I, II, III), thuận lợi cho sử dụng đất và sản xuất nông nghiệp
chiếm 70% diện tích lãnh thổ, trong đó địa hình rất thuận lợi 50,9%; thuận lợi. Địa
hình không thuận lợi cho sản xuất nông nghiệp chỉ có khoảng 16,4% diện tích lãnh
thổ.
1.1.3. Đặc điểm khí hậu
Tỉnh Bình Phước thuộc khí hậu miền Đông Nam Bộ mang đặc điểm khí hậu
nhiệt đới xích đạo gió mùa, chia thành 02 mùa rõ rệt: mùa mưa kéo dài từ tháng 5 đến
tháng 11 và mùa khô thường kéo dài từ tháng 12 đến tháng 4 năm sau. Các đặc điểm
khí hậu thể hiện qua các yếu tố khí tượng như sau:
- Chế độ mưa: lượng mưa bình quân hàng năm biến động từ 2.045 - 2.325 mm.
Mùa mưa thường diễn ra từ tháng 5 đến tháng 11 và chiếm 90% lượng mưa cả năm.
Số ngày mưa trong năm khoảng 142 ngày, mưa nhiều nhất vào tháng 7, 8 và tháng 9,
các tháng 1, 2, 3 thường có ít mưa. Mưa gây lũ thường xảy ra vào các tháng 8, 9, 10.
- Nhiệt độ không khí: do nằm trong vùng nội chí tuyến Bắc bán cầu, cận xích
đạo nên Bình Phước có nhiệt độ bình quân trong năm cao đều và ổn định từ 25,8 - 26,2
0
C. Nhiệt độ bình quân thấp nhất là 21,5 - 22
0
C. Nhiệt độ bình quân cao nhất từ 31,7 -
32,2
0
C. Nhìn chung sự thay đổi nhiệt độ qua các tháng trong năm không lớn, khoảng
0,7 - 3
0
C.
- Nắng: Bình Phước nằm trong vùng dồi dào nắng. Tổng tích ôn bình quân
trong năm từ 9.288 - 9.260
0
C. Tổng số giờ nắng trong năm trung bình từ 2.400 - 2.500
giờ. Số giờ nắng bình quân trong ngày 6,2 - 6,6 giờ. Thời gian nắng nhiều nhất vào các
tháng 1,2,3,4; thời gian ít nắng nhất vào các tháng 6,7,8,9.
7
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
- Độ ẩm không khí: độ ẩm tương đối trung bình năm tại các trạm đo từ 80,8 -
81,4%. Bình quân năm thấp nhất là 45,6 - 53,2%. Tháng có độ ẩm cao nhất là 88,2%,
tháng có độ ẩm thấp nhất là 16%.
- Gió: Bình Phước chịu ảnh hưởng của 03 hướng gió: chính Đông, Đông - Bắc
và Tây - Nam theo 02 mùa. Mùa khô gió chính Đông chuyển dần sang Đông - Bắc, tốc
độ bình quân 3,2 m/s.
- Nguồn nước:
+ Nguồn nước mặt: có hệ thống sông suối tương đối nhiều với mật độ 0,7 -
0,8km/km
2
, bao gồm sông Sài gòn, Sông Bé, sông Đồng Nai, sông Măng và nhiều suối
lớn. Ngoài ra còn có một số hồ, đập như hồ Suối Lam, hồ Suối Cam, đập nước thuỷ
điện Thác Mơ dung tích 1,47 tỷ m
3
), đập thuỷ điện Cần Đơn, đập thuỷ điện Sork phú
miêng.v.v
+ Nguồn nước ngầm: vùng thấp dọc theo các con sông và suối, nhất là phía Tây
Nam tỉnh, nguồn nước khá phong phú có thể khai thác phục vụ phát triển kinh tế - xã
hội.
Tầng chứa nước Bazal (QI-II) phân bố trên quy mô hơn 4000km
2
, lưu lượng
nước tương đối khá 0,5 - 16 l/s, tuy nhiên do biến động lớn về tính thấm nên tỷ lệ
khoan khai thác thành công không cao. Tầng chứa nước Pleitocen (QI-III), đây là tầng
chứa nước có trữ lượng lớn, chất lượng nước tốt, phân bố vùng huyện Bình Long và
nam Đồng Phú. Tầng chứa nước Plioxen (N2) lưu lượng 5-15 l/s, chất lượng nước tốt.
Ngoài ra còn có tầng chứa nước Mezozol (M2) phân bố ở vùng đồi thấp (từ 100-
250m).
1.2. TÌNH HÌNH PHÁT TRIỂN KINH TẾ XÃ HỘI TỈNH BÌNH PHƯỚC
1.2.1. Về kinh tế
Nông, lâm nghiệp:
- Diện tích gieo trồng cây hàng năm thực hiện 53.268ha, giảm 4% so năm 2008,
đạt 95,4% kế hoạch (nguyên nhân giảm chủ yếu do khoai mỳ giảm giá). Sản lượng
lương thực có hạt 69.952 tấn, tăng 16%.
- Tổng diện tích cây lâu năm là 332.518ha, tăng 2,75% so năm 2008. Trong đó,
cao su 144.024ha (diện tích cho sản phẩm 91.108ha), tăng 7,6%; điều 156.054ha (cho
8
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
sản phẩm 143.878ha), giảm 0,9%. Năng suất, sản lượng hầu hết các loại cây trồng chủ
lực đều tăng, trong đó cao su đạt năng suất 19,77 tạ/ha, tăng 6,6%, sản lượng 186.137
tấn, tăng 15,9%. Riêng cây điều giảm do thời tiết bất thường (năng suất 9,35 tạ/ha,
giảm 20%; sản lượng 134.547 tấn, giảm 12,68%).
- Chăn nuôi phát triển khá nhờ giá đầu ra ổn định, một số trại chăn nuôi gia
công quy mô lớn đi vào hoạt động, dịch bệnh được kiểm soát. Tính đến ngày
09/12/2009, toàn tỉnh có 89.048 con trâu, bò, giảm 2,4%; 194.738 con heo, tăng 23,2%
và trên 1,9 triệu con gia cầm, tăng 29,6%.
- Lâm nghiệp tiếp tục có sự phát triển, hoàn thành triển khai thực hiện quy
hoạch 3 loại rừng; thực hiện tốt chương trình trồng cây phân tán. Kiểm tra thẩm định
hồ sơ thiết kế trồng rừng phòng hộ 07 đơn vị với diện tích 715/1.090ha.
Công nghiệp: Sản xuất công nghiệp tiếp tục phát triển, tập trung vào những
tháng cuối năm, một số doanh nghiệp trong các khu công nghiệp bắt đầu hoạt động.
Giá trị sản xuất cả năm đạt 3.394,68 tỷ đồng, tăng 12,65% so cùng kỳ. Trong đó, khu
vực nhà nước tăng 12,55%, khu vực ngoài nhà nước tăng 5,5% và khu vực có vốn đầu
tư nước ngoài tăng 36,1%.
Đây là mức tăng trưởng tương đối thấp so với những năm qua nhưng là mức
tăng trưởng khá trong bối cảnh của nền kinh tế hiện nay. Nguyên nhân tăng thấp do
một số sản phẩm có tỷ trọng lớn ở khu vực nhà nước và ngoài nhà nước tăng không
đáng kể. Mặt khác, trong kế hoạch dự kiến sẽ có 200 ngàn tấn xi măng của Nhà máy xi
măng Bình Phước nhưng đến nay nhà máy vẫn chưa hoạt động.
Thu hút đầu tư: Năm 2009, cấp phép đăng ký kinh doanh cho khoảng 850
doanh nghiệp trong nước với tổng vốn đăng ký 4.300 tỷ đồng, so với cùng kỳ tăng
76% về số doanh nghiệp nhưng giảm 21,6% về số vốn đăng ký.
Đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) thu hút được 06 dự án với tổng vốn đăng ký
103,9 triệu USD, giảm hai lần về số dự án và giảm 31,8% số vốn đăng ký so với cùng
kỳ năm 2008.
Thu hút đầu tư vào các khu công nghiệp chưa đạt kết quả theo yêu cầu, một số
khu công nghiệp chậm triển khai đầu tư hạ tầng. Các dự án ngoài khu công nghiệp
chậm đưa vào sản xuất so dự kiến, các nhà máy chế biến tinh bột mỳ gặp khó khăn do
9
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
nguyên liệu giảm…UBND tỉnh đã chỉ đạo thanh, kiểm tra, xử lý thu hồi đất theo quy
định đối với các dự án đã được thuận chủ trương và các khu công nghiệp đã có chủ
đầu tư hạ tầng nhưng tiến độ thực hiện chậm.
Thương mại, dịch vụ: Tình hình cung - cầu hàng hóa được cân đối, lưu thông
thông suốt, không xảy ra tình trạng thiếu hàng, giá các mặt hàng thực phẩm được kiềm
chế do nguồn hàng dồi dào. Tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng
cả năm ước thực hiện 9.806,5 tỷ đồng, tăng 30,2% so cùng kỳ năm trước.
Kim ngạch nhập khẩu năm 2009 đạt 98,7 triệu USD, giảm 1,3% so kế hoạch và
giảm 10,2% so với cùng kỳ năm 2008. Nguyên nhân giảm do doanh nghiệp hạn chế
nhập khẩu nguyên, phụ liệu sản xuất.
Hoạt động vận tải: Tình hình vận tải phát triển ổn định,một số hệ thống xe bus,
taxi và các tuyến xe chất lượng cao đi các tỉnh được mở rộng và phát triển, đảm bảo
lưu thông hàng hóa và nhu cầu đi lại của nhân dân. Năm 2009, sản lượng vận tải hành
khách ước thực hiện được 5.710 ngàn hk và 703.046 ngàn hk.km, tăng 4,1% vận
chuyển và tăng 7,8% luân chuyển; sản lượng vận tải hàng hóa ước thực hiện được
1.211 ngàn tấn và 80.771 ngàn tấn.km, tăng 4% vận chuyển và tăng 10,3% về luân
chuyển so với cùng kỳ năm 2008.
Tài chính, tín dụng: Tổng thu ngân sách mới phát sinh trên địa bàn cả năm là
1.631,663 tỷ đồng, đạt 116,5% kế hoạch năm, tăng 14,5% so với cùng kỳ năm 2008.
Trong đó, thu từ DNNN 414,613 tỷ đồng; thu thuế công thương nghiệp, ngoài quốc
doanh đạt 433,335 tỷ đồng; thu tiền thuế xuất nhập khẩu 27,521 tỷ đồng.
Tổng chi ngân sách địa phương cả năm thực hiện 3.027,218 tỷ đồng, đạt 125,6
% kế hoạch năm, giảm12,1 % so với cùng kỳ năm 2008. Trong đó, chi thường xuyên
1.645,066 tỷ đồng; chi đầu tư phát triển 1.056,141 tỷ đồng.
1.2.2. Văn hoá - Xã hội
Hoạt động khoa học và công nghệ: tập trung vào chuyển giao khoa học kỹ thuật
sản xuất nông nghiệp cho nông dân. Hội đồng Khoa học và Công nghệ tỉnh đã xét
chọn tổ chức, cá nhân chủ trì thực hiện và thẩm tra kinh phí của 06 đề tài, nghiệm thu
hoàn thành 09 đề tài và nghiệm thu mô hình 04 đề tài, tổ chức theo dõi 35 đề tài
chuyển tiếp từ các năm trước, trong đó tiến hành kiểm tra tiến độ và nội dung của 14
đề tài.
10
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
Hoạt động văn hóa, thông tin, thể thao: đạt kết quả trên nhiều lĩnh vực, hoàn
thành các chỉ tiêu nhiệm vụ đặt ra. Công tác thông tin, tuyên truyền cổ động bằng
nhiều hình thức đã không ngừng nâng cao hiệu quả, kịp thời chuyển tải các thông tin
của Đảng và Nhà nước đến các tầng lớp nhân dân, đặc biệt là tuyên truyền phòng,
chống dịch cúm A/H1N1. Công tác quản lý nhà nước được tăng cường, duy trì thường
xuyên hoạt động thanh, kiểm tra nhằm kịp thời chấn chỉnh các hoạt động văn hóa, kinh
doanh dịch vụ văn hóa.
Hoạt động du lịch đạt nhiều kết quả khả quan với tổng lượt khách đến 97.438
lượt (đạt 150,4% kế hoạch, tăng 53,24% so với năm 2008); doanh thu ước đạt 51,94 tỷ
đồng (đạt 67% kế hoạch, tăng 21% so với năm 2008). Trong đó, khách nội địa 92.618
lượt (đạt 155,3% kế hoạch, tăng 53,9% so với năm 2008), khách quốc tế 4.819 lượt
(đạt 93,9% kế hoạch, tăng 41% so với năm 2008). Các công trình trọng điểm tiếp tục
được triển khai, Khu du lịch Bà Rá - Thác Mơ đã khởi công xây dựng, dự kiến hoàn
thành và đưa vào sử dụng trong tháng 01/2010; xây dựng dự án phục hồi không gian
văn hóa sóc Bom Bo, tôn tạo khu di tích lịch sử, du lịch sinh thái Bộ chỉ huy Miền Tà
Thiết; xây dựng tour du lịch Bình Phước - Campuchia - Lào - Thái Lan…
Giáo dục và Đào tạo: phát triển cả về quy mô và chất lượng, kết thúc năm học
2008 - 2009, tỷ lệ học sinh khá, giỏi đều tăng, tỷ lệ học sinh yếu kém giảm, tỷ lệ học
sinh tốt nghiệp THPT và bổ túc THPT, tỷ lệ đậu đại học, cao đẳng và số học sinh đạt
giải Quốc gia đều cao hơn năm trước. Năm học 2009 - 2010, toàn tỉnh có 410 trường
với tổng số 7.142 lớp và 208.771 học sinh, tăng 15 trường và tăng 3.347 học sinh; tình
trạng học sinh bỏ học được cải thiện. Ngành giáo dục đã tích cực triển khai chủ đề
năm học “Đổi mới quản lý, nâng cao chất lượng giáo dục”, tiếp tục triển khai phong
trào “Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực”.
Về công tác phổ cập, đã có 100% huyện, thị xã đạt chuẩn phổ cập THCS, 101
xã, phường, thị trấn đạt chuẩn phổ cập THCS. Ngành giáo dục đang hoàn thiện các thủ
tục để Bộ Giáo dục và Đào tạo công nhận tỉnh Bình Phước đạt chuẩn quốc gia phổ cập
THCS vào thời điểm tháng 10/2009.
Năm học 2009 - 2010, ngành giáo dục đã tuyển thêm 786 giáo viên và 205 nhân
viên, đưa tổng số cán bộ, giáo viên, CNV toàn ngành lên 14.853 người. Tuy vậy, vẫn
còn thiếu một số giáo viên Mầm non, Tin học, Toán và Anh Văn.
11
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
Y tế: Triển khai công tác phòng, chống dịch bệnh, đảm bảo các loại dịch bệnh
được kiểm soát chặt chẽ. Tuy nhiên, các bệnh sốt xuất huyết, sởi, thủy đậu vẫn còn cao
và tăng so với cùng kỳ; dịch cúm A/H1N1 vẫn đang diễn biến phức tạp, UBND tỉnh đã
chỉ đạo ngành y tế, giáo dục và các cơ quan, công sở chủ động phòng, chống dịch, hạn
chế lây lan, không để dịch bệnh ảnh hưởng đến phát triển kinh tế - xã hội. Tính đến
ngày 31/12/2009, tổng số ca nghi nhiễm và nhiễm cúm trên địa bàn tỉnh là 2013
trường hợp, trong đó 305 trường hợp dương tính với cúm A/H1N1, 02 trường hợp tử
vong, còn lại đều đã được xuất viện.
1.3. HIỆN TRẠNG CHẤT LƯỢNG MÔI TRƯỜNG
1.3.1. Môi trường Công nghiệp
1.3.1.1. Tình hình phát triển các KCN
Hiện nay trên địa bàn tỉnh Bình Phước đã được Thủ tướng Chính Phủ phê duyệt
quy hoạch các KCN đến năm 2015, và định hướng đến 2020 là 08 Khu công nghiệp
(KCN) với tổng diện tích 5.205 ha, được chia làm 19 khu nhỏ, trong 19 khu này đã có:
05 KCN được thành lập, 03 KCN chuẩn bị được thành lập, 08 KCN đang triển khai
thủ tục và 03 khu chưa có nhà đầu tư.
Từ năm 2006 trở về trước, tốc độ thu hút đầu tư vào tỉnh Bình Phước nói chung
và vào các KCN nói riêng còn rất chậm. Trong 4 năm qua (từ năm 2003 đến năm
2006) tổng số dự án đầu tư vào các KCN trong tỉnh chỉ có 29 dự án (bao gồm 12 dự án
đầu tư trong nước và 17 dự án nguồn vốn đầu tư nước ngoài) với tổng vốn đăng ký là
330,780 tỷ đồng và 62,24 triệu USD, thuê 174,20 ha đất trong các KCN. Nhưng sau
khi các dự án chiến lược của vùng, của quốc gia bắt đầu khởi động, nhất là khi trục
Quốc lộ 13, đường ĐT741 được nâng cấp 4 đến 6 làn xe đã cơ bản hoàn thành thì
dòng chảy đầu tư về các KCN của tỉnh ngày càng tăng nhanh. Trong năm 2007, Ban
quản lý các KCN đã cấp Giấy chứng nhận đầu tư cho 36 dự án (bao gồm 4 dự án trong
nước và 32 dự án nguồn vốn đầu tư nước ngoài) với tổng vốn đăng ký là 307,170 tỷ
đồng và 114,65 triệu USD, diện tích thuê đất 141,65 ha (số lượng dự án thu hút đầu tư
riêng năm 2007 đã gấp 1.24 lần so với 4 năm trước cộng lại). Tám tháng đầu năm
2008, Ban quản lý các KCN đã cấp Giấy chứng nhận đầu tư cho 12 dự án đầu tư nước
ngoài và 3 dự án trong nước, với tổng vốn đầu tư đăng ký là 144 triệu USD và 367 tỷ
đồng. Năm 2009 mặc dù tình hình kinh tế ở trong nước và trên thế giới đã có nhiều cải
12
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
thiện song các nhà đầu tư trong nước và nước ngoài vẫn còn nhiều do dự khi quyết
định bỏ vốn đầu tư tại Việt Nam, 6 tháng đầu năm 2009 BQL các KCN Bình Phước
cũng đã cấp mới được 2 dự án đầu tư tại KCN Minh Hưng- Hàn quốc, đồng thời điều
chỉnh giấy chứng nhận đầu tư cho 8 doanh nghiệp trong các KCN của tỉnh. Giá trị sản
xuất công nghiệp trong 6 tháng đầu năm 2009 tại các KCN tỉnh đạt khoảng 48,87 triệu
USD; xuất khẩu đạt 44,90 triệu USD; nhập khẩu đạt 36,20 triệu USD; nộp Ngân sách
khoảng 859.550 USD (15,3 tỷ đồng).
a/ Cơ sở hạ tầng các Khu công nghiệp
Mặc dù đã có những chính sách kêu gọi đầu tư, tuy nhiên đến nay các khu công
nghiệp trên địa bàn tỉnh tỷ lệ lấp đầy các KCN vẫn còn thấp. Một số khu công nghiệp
đã đi vào hoạt động, tuy nhiên nhìn chung cơ sở hạ tầng vẫn chưa được xây dựng đồng
bộ, gây hạn chế cho quá trình thu hút đầu tư và công tác bảo vệ môi trường, chỉ có một
vài khu công nghiệp đang trong giai đoạn đầu tư cở sở hạ tầng như: Khu công nghiệp
Chơn Thành, KCN Tân Thành, KCN Minh Hưng - Hàn Quốc và một số KCN đã có
chủ đầu tư hạ tầng cơ sở nhưng chưa tiến hành. Phần lớn các khu công nghiệp trên địa
bàn tỉnh đều chưa có hệ thống thu gom và thoát nước thải riêng với nước mưa, không
có hệ thống xử lý nước thải tập trung nên nước thải từ các khu công nghiệp hiện nay
khi thải ra môi trường đều không qua xử lý hoặc chỉ xử lý sơ bộ. Các KCN còn lại các
chủ đầu tư hạ tầng đang tiến hành triển khai hoàn chỉnh các thủ tục cần thiết như lập
quy hoạch chi tiết, lập dự án đầu tư, đền bù giải tỏa, để tiến hành triển khai đầu tư
xây dựng cơ sở hạ tầng.
b/ Đánh giá chung về hiện trạng môi trường tại các Khu công nghiệp
Chất lượng môi trường không khí:
Trong các KCN, nguồn gây ô nhiễm đáng kể là các loại khí thải. Khu công
nghiệp là nơi tập trung nhiều loại ngành nghề khác nhau, các nhà máy sử dụng các loại
nhiên liệu khác nhau như FO, DO, than đá dùng làm nguyên liệu đốt. Ngoài ra, Trong
quá trình sản xuất của các nhà máy có một vài công đoạn làm phát sinh mùi, do đó đây
chính là nguồn gây ô nhiễm không khí quan trọng tại các KCN. Khí thải của các
phương tiện giao thông lưu thông trong khu công nghiệp chính là nguồn gây ô nhiễm
đáng kể. Bụi thải từ các ngành chế biến gỗ, thiết bị bảo hộ lao động, sản xuất vật liệu
xây dựng, chế biến thức ăn gia súc cũng chính là nguồn gây ô nhiễm môi trường
13
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
không khí. Các ngành luyện kim, sản xuất vật liệu xây dựng, thủy tinh chính là nơi tạo
ra các loại bụi, đặc biệt là bụi kim loại, silic gây ảnh hưởng lớn đến sức khỏe con
người. Ngoài ra, hệ thống giao thông tại một số khu vực chưa được hoàn chỉnh thì việc
lưu thông của các phương tiện giao thông cũng cần phải quan tâm giải quyết.
Bảng 1. 1. Bảng kết quả đo chất lượng môi trường không khí và tiếng ồn bên trong và
bên ngoài KCN Chơn Thành
STT Vị trí đo đạc
Cường
độ ồn
(dBA)
Bụi
(mg/m
3
)
CO
(mg/m
3
)
CO
2
(mg/m
3
)
SO
2
(mg/m
3
)
NO
2
(mg/m
3
)
THC
(mg/m
3
)
1 Phía trước khu
vực trung tâm
điều hành KCN
44,0 -
46,6
0,22 1,66 63 0,112 0,02 0,002
2 Phía sau khu vực
trung tâm điều
hành KCN
44,2 -
46,3
0,23 2,69 100 0,087 0,02 0,003
3 Vị trí đường
giao thông giáp
với xí nghiệp hạt
điều
56,7 –
57,3
0,25 2,56 96 0,050 0,01 <0,001
4 Khu vực đường
giao thông giáp
Công ty CP Ong
mật Đaklak
41,1 –
43,6
0,25 2,30 87 0,112 0,02 <0,001
5 Khu vực đường
giao thông giáp
Công ty TNHH
WORLD TEC
VINA
48,3 –
49,2
0,23 3,20 120 0,125 0,04 0,002
6 Khu vực đường
giao thông giáp
Công ty TNHH
HEGATEC
39,1 –
41,3
0,23 3,07 115 0,162 0,02 0,002
TCVN 5949-1998 (từ
6h-18h)
75
TCVN 5937-2005
(trung bình 1giờ)
0,3 30 - 0,35 0,2 5
14
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
Bảng 1. 2. Kết quả đo đạc chất lượng môi trường vi khí hậu bên trong và bên ngoài KCN Minh Hưng - Hàn Quốc
* TCVN 5949 - 1998 - Âm học - Tiếng ồn khu vực công cộng và dân cư - Mức ồn tối đa cho phép
Bảng 1. 3. Kết quả đo đạc chất lượng môi trường không khí bên trong và bên ngoài KCN Minh Hưng - Hàn Quốc
15
STT Vị trí đo đạc
Nhiệt độ (°C)
Độ ẩm
(%)
Tiếng ồn
(Leq)
(dBA)
Vận tốc gió
(m/s)
Đợt 1 Đợt 2 Đợt 1 Đợt 2 Đợt 1 Đợt 2 Đợt 1 Đợt 2
1
Khu vực giữa KCN, trước cổng công ty
TNHH Sung II Việt Nam
30,2 33,3 67,5 61,4 53,1 60,0 0,2 - 0,7 0,1 - 0,4
2
Khu vực cách cổng KCN Minh Hưng -
Hàn Quốc khoảng 3m
30,8 33,1 65,0 60,8 60,5 64,1 0,1 - 0,5 0,1 - 0,5
3
Khu vực bên ngoài KCN - Hộ dân Lê
Văn Não, tổ 1, ấp 7, xã Minh Hưng,
huyện Chơn Thành, tỉnh Bình Phước
32,0 33,1 61,8 61,2 43,0 60,6 0,5 - 1,0 0,3 - 0,8
4
Khu vực bên ngoài KCN (đầu hướng
gió)
32,5 34,5 60,7 60,9 50,2 59,7 0,2 - 1,3 0,2 - 0,6
5
Khu vực bên ngoài KCN (cuối hướng
gió)
33,0 34,4 60,0 61,1 58,9 59,3 0,5 - 1,5 0,3 - 0,9
TCVN 5937:2005 (trung bình 1 giờ)
- - - -
TCVN 5949:1998 (từ 6h-18h)
- -
75
-
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
Phân tích, đánh giá
- Ô nhiễm bụi: nồng độ bụi đo đạc tại vị trí KCN Chơn Thành I, KCN Minh
Hưng - Hàn Quốc tại đợt quan trắc dao động trong khoảng 0,1-0,25 mg/m
3
, mức trung
bình là 0,2 mg/m
3
đều đạt TCVN 5937-2005. Kết quả đo đạc tại một số vị trí trong
KCN có nồng độ bụi đạt tiêu chuẩn cho phép là do các KCN này đã cơ bản hoàn thành
xong quá trình xây dựng cơ sở hạ tầng hoặc đang dừng xây dựng. Nồng độ bụi tại
KCN Minh Hưng – Hàn Quốc qua hai đợt quan trắc biến động không nhiều do KCN
này đã cơ bản đi vào hoạt động ổn định.
- Ô nhiễm do các chất khí NO
2
, SO
2
, CO: kết quả quan trắc 2 đợt cho thấy
nồng độ các chất khí ô nhiễm vẫn còn thấp và biến động ít. Tại các khu vực này chưa
có dấu hiệu ô nhiễm do các hơi khí độc. Tất cả các kết quả đo đạc đều thấp hơn TCCP
rất nhiều.
- Tiếng ồn: kết quả đo đạc cho thấy hầu hết các vị trí trong KCN hầu như chưa
bị ảnh hưởng bởi tiếng ồn bởi các hoạt động của các nhà máy. Phần lớn nguồn phát
sinh.
Chất lượng môi trường nước ngầm tại các KCN
16
STT Vị trí đo đạc
Bụi
(mg/m³)
NO
2
(mg/m³)
SO
2
(mg/m³)
CO
(mg/m³)
Đợt 1 Đợt 2 Đợt 1 Đợt 2 Đợt 1 Đợt 2 Đợt 1 Đợt 2
1
Khu vực giữa KCN, trước cổng công ty
TNHH Sung II Việt Nam
0,2 0,2 0,11 0,14 0,20 0,23 5,02 6,10
2
Khu vực cách cổng KCN Minh Hưng - Hàn
Quốc khoảng 3m
0,2 0,3 0,15 0,18 0,30 0,33 3,51 5,58
3
Khu vực bên ngoài KCN - Hộ dân Lê Văn
Não, tổ 1, ấp 7, xã Minh Hưng, huyện
Chơn Thành, tỉnh Bình Phước
0,1 0,1 0,13 0,11 0,18 0,20 4,05 2,00
4 Khu vực bên ngoài KCN (đầu hướng gió) 0,2 0,1 0,1 0,16 0,15 0,25 2,67 3,04
5 Khu vực bên ngoài KCN (cuối hướng gió) 0,2 0,2 0,20 0,18 0,31 0,30 3,5 6,12
TCVN 5937:2005 (trung bình 1 giờ) 0,3 0,2 0,35 30
TCVN 5949:1998 (từ 6h-18h) - - - -
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
Qua khảo sát thực tế, các KCN trên địa bàn tình Bình Phước đều mới hình
thành nên số lượng nhà máy còn ít, chỉ có KCN Minh Hưng – Hàn Quốc, KCN Chơn
Thành và KCN Tân Thành có nhà máy hoạt động tương đối nhiều. Để có cơ sở đánh
giá chất lượng nước ngầm của KCN trên địa bàn tỉnh Bình Phước, đơn vị tư vấn đã
tiến hành lấy mẫu nước ngầm 2 đợt tại các KCN Minh Hưng – Hàn Quốc, KCN Chơn
Thành và KCN Tân Thành nhằm phân tích, đánh giá hiện trạng cũng như diễn biến
chất lượng nước ngầm trong KCN trên địa bàn tỉnh.
Bảng 1. 4. Kết quả phân tích chất lượng nước ngầm tại KCN Chơn Thành và Tân
Thành đợt 1 (tháng 4/2009) và đợt 2 tháng (9/2009)
Stt Thông số Đơn vị Kết quả QCVN
09:2008/BTNMT
Đợt 1 Đợt 2
1. KCN Chơn Thành
1.
pH - 6,5 7,2 5,5-8,5
2.
Màu Pt - Co 3 7 -
3.
Đ.cứng mgCaCO
3
/l 22 36 500
4.
TS mg/l 36 47 1500
5.
NO
2
-
mg/l 0 0 1,0
6.
NO
3
-
mg/l 1,24 0,25 15
7.
SO
4
2-
mg/l 3,2 4,4 400
8.
Cl
-
mg/l 1,31 0,25 250
9.
Tổng Fe mg/l 0,02 0,01 5
10.
Mn
2+
mg/l KPH 0,01 3,0
11.
Tổng
Coliform
MPN/100ml 0 0 3
3. KCN Tân Thành
1.
pH - 7,24 6,78 5,5-8,5
2.
Màu Pt - Co 2 11 -
3.
Đ.cứng mgCaCO
3
/l 36 12 500
4.
TS mg/l 25 46 1500
5.
NO
2
-
mg/l 0 0 1,0
6.
NO
3
-
mg/l 0,27 0,36 15
7.
SO
4
2-
mg/l 1,24 2,45 400
8.
Cl
-
mg/l 1,2 2,1 250
9.
Tổng Fe mg/l 1,21 0,12 5
10.
Mn
2+
mg/l KPH KPH 3,0
11.
Tổng
Coliform
MPN/100ml 0 0 3
Bảng 1. 5. Kết quả phân tích chất lượng nước ngầm bên trong và bên ngoài KCN
Minh Hưng - Hàn Quốc đợt 1 (tháng 6/2009) và đợt 2 tháng (10/2009)
STT Chỉ tiêu Đơn vị NN1 NN2 QCVN
09:2008
17
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
/BTNMT
Đợt 1 Đợt 2 Đợt 1 Đợt 2
1.
pH, ở 25°C - 4,29 4,51 4,28 4,27 5,5 - 8,5
2.
Màu sắc Pt - Co 0 6 1 5 -
3.
Độ cứng
tổng mgCaCO
3
5
KPH
(<1) 7 2 500
4.
TDS mg/l 16,9 14,4 95,2 105,0 -
5.
N-NH
4
+
mg/l 0,01 0,08 0,01 0,08 0,1
6.
N-NO
2
-
mg/l
KPH
(<0,01) 0,01
KPH
(<0,01) 0,01 1,0
7.
N-NO
3
-
mg/l 1,14 0,07 1,67 1,87 15
8.
Cl
-
mg/l 2 8 3 8 250
9.
SO
4
2-
mg/l
KPH
(<1)
KPH
(<1)
KPH
(<1) 67 400
10.
Fe tổng mg/l 0,188 0,205 0,015 0,365 5
11.
As mg/l
KPH
(<0,001) 0,002
KPH
(<0,001) 0,004 0,05
12.
Coliform MPN/100ml
KPH
(<3)
KPH
(<3)
KPH
(<3)
KPH
(<3) 3
13.
Fecal coli MPN/100ml
KPH
(<3)
KPH
(<3)
KPH
(<3)
KPH
(<3) KPH
* Ghi chú:
NN1
Nước ngầm tại giếng khoan trong Ban quản lý KCN Minh Hưng - Hàn
Quốc
NN2
Nước ngầm tại giếng khoan của hộ dân Nguyễn Văn Thương - Tổ 2, ấp 7,
xã Minh Hưng, huyện Chơn Thành, tỉnh Bình Phước
Nhận xét: các kết quả phân tích chất lượng nước ngầm cho thấy nguồn nước ngầm tại
hầu hết các KCN hiện nay chưa có dấu hiệu ô nhiễm và sự biến động chất lượng nước
giữa 2 đợt không đáng kể, ngoại trừ kết quả phân tích chất lượng nước ngầm bên trong
và bên ngoài KCN Minh Hưng – Hàn Quốc qua 2 đợt phân tích đều có giá trị pH thấp
hơn giá trị cho phép trong QCVN 09:2008/BTNMT. Hầu hết các chỉ tiêu phân tích cho
thấy các thông số đều nằm trong tiêu chuẩn cho phép là do các KCN trên địa bàn tỉnh
các nhà máy còn ít chưa ảnh hưởng đến chất lượng nguồn nước. Hiện trạng chất lượng
nước ngầm có thể khai thác để sử dụng cho sản xuất và sinh hoạt.
Chất lượng các suối tiếp nhận nước thải của các KCN
Bảng 1. 6. Kết quả phân tích chất lượng nước mặt tại suối Dinh – KCN Tân Thành
STT Thông số Đơn Kết quả đo
18