Tải bản đầy đủ (.pdf) (112 trang)

Nghiên cứu hiện trạng các loài thực vật rừng nguy cấp, quý hiếm và đề xuất một số giải pháp bảo tồn tại khu bảo tồn thiên nhiên nà hẩu, huyện văn yên, tỉnh yên bái

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (4.41 MB, 112 trang )

i
ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƢỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM
-------------------------

NGUYỄN VIỆT PHƢƠNG

NGHIÊN CỨU HIỆN TRẠNG CÁC LOÀI THỰC VẬT RỪNG
NGUY CẤP, QUÝ HIẾM VÀ ĐỀ XUẤT MỘT SỐ GIẢI PHÁP
BẢO TỒN TẠI KHU BẢO TỒN THIÊN NHIÊN NÀ HẨU,
HUYỆN VĂN YÊN, TỈNH YÊN BÁI

LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC LÂM NGHIỆP

THÁI NGUYÊN, 2015

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN




ii
ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƢỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM
----------------------------

NGUYỄN VIỆT PHƢƠNG

NGHIÊN CỨU HIỆN TRẠNG CÁC LOÀI THỰC VẬT RỪNG
NGUY CẤP, QUÝ HIẾM VÀ ĐỀ XUẤT MỘT SỐ GIẢI PHÁP
BẢO TỒN TẠI KHU BẢO TỒN THIÊN NHIÊN NÀ HẨU,


HUYỆN VĂN YÊN, TỈNH YÊN BÁI
Chuyên ngành : Lâm học
Mã số ngành: 60.62.02.01

LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC LÂM NGHIỆP
Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: PGS.TS. Trần Thị Thu Hà

THÁI NGUYÊN, 2015

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN




iii

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN




iv
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi cùng với sự hỗ
trợ từ Giáo viên hƣớng dẫn PGS.TS. Trần Thị Thu Hà. Các nội dung nghiên cứu
và kết quả trong luận văn là hoàn toàn trung thực. Các số liệu, các bảng biểu phục
vụ cho việc phân tích, nhận xét đánh giá đƣợc chính tác giả điều tra từ hiện
trƣờng và thu thập từ các nguồn khác nhau có ghi trong phần tài liệu tham khảo.
Các thông tin, tài liệu trích dẫn trình bày trong luận văn này đều đã đƣợc
ghi rõ nguồn gốc.

Tác giả

Nguyễn Việt Phương

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN




v

LỜI CẢM ƠN
Trong quá trình nghiên cứu tác giả đã nhận đƣợc nhiều sự giúp đỡ quý báu
của các thầy cô, các nhà khoa học cùng các đồng nghiệp, bạn bè và gia đình.
Tôi xin đƣợc gửi lời cảm ơn sâu sắc nhất tới PGS.TS. Cô giáo Trần Thị Thu
Hà, đã hết sức tận tâm chỉ bảo, hƣớng dẫn tôi trong quá trình học tập cũng nhƣ trong
quá trình thực hiện luận văn này.
Tôi xin gửi lời cảm ơn tới: Lãnh đạo Chi cục Kiểm lâm Tỉnh Yên Bái, Lãnh
đạo Hạt Kiểm lâm huyện Văn Yên, tỉnh Yên Bái, Ban quản lý Khu bảo tồn thiên
nhiên Nà Hẩu, đã tạo mọi điều kiện giúp đỡ chúng tôi trong suốt thời gian tiến hành
điều tra, nghiên cứu ngoài thực địa và cung cấp cho tôi những số liệu quan trọng.
Xin trân trọng cảm ơn Ban Lãnh đạo trƣờng Đại học Nông lâm - Đại học
Thái Nguyên, Khoa Lâm học, Khoa Sau đại học và các thầy cô giáo trong khoa đã
tạo mọi điều kiện giúp đỡ tôi trong quá trình học tập và hoàn thành luận văn.
Đồng thời xin chân thành cảm ơn Lãnh đạo Sở Giáo dục và Đào tạo Yên Bái;
Trƣờng Trung cấp Kinh tế - Kỹ thuật Yên Bái đã tạo mọi điều kiện thuận lợi để tôi yên
tâm học tập và công tác.
Cuối cùng tôi xin bày tỏ lòng biết ơn đến toàn thể gia đình, bạn bè và đồng
nghiệp đã luôn ủng hộ, động viên và tạo điều kiện thuận lợi cho tôi trong suốt quá
trình học tập và nghiên cứu.

Trong quá trình thực hiện luận văn do còn hạn chế về thời gian, kinh phí
cũng nhƣ trình độ chuyên môn nên không tránh khỏi những thiếu xót. Rất mong
nhận đƣợc những ý kiến quý báu của các thầy cô giáo, các nhà khoa học, bạn bè
và đồng nghiệp để luận văn của tôi đực hoàn thiện hơn.
Thái Nguyên, ngày 30 tháng 9 năm 2015
Tác giả

Nguyễn Việt Phương

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN




vi
MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN ................................................................................................................ i
LỜI CẢM ƠN.................................................................................................................... v
MỤC LỤC ....................................................................................................................... vi
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT ................................................................................. viii
DANH MỤC CÁC BẢNG ............................................................................................... x
MỞ ĐẦU .......................................................................................................................... 1
1. Tính cấp thiết của đề tài ................................................................................................ 1
2. Mục tiêu nghiên cứu ......................................................................................................... 2
2.1. Mục tiêu chung .......................................................................................................... 2
2.2. Mục tiêu cụ thể ........................................................................................................... 2
3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu ................................................................................. 3
3.2. Phạm vi nghiên cứu ....................................................................................................... 3
3.2.1. Phạm vi không gian ..................................................................................................... 3
3.2.2. Phạm vi thời gian ........................................................................................................ 3

4. Ý nghĩa nghiên cứu ....................................................................................................... 3
4.2.Ý nghĩa thực tiễn ......................................................................................................... 3
CHƢƠNG 1. TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU ................................................. 4
1.1. Cơ sở khoa học về nghiên cứu thực vật rừng nguy cấp, quý hiếm ............................. 4
1.1.1. Một số khái niệm ..................................................................................................... 4
1.2.1. Những nghiên cứu về thực vật ................................................................................ 7
1.2.2. Nghiên cứ

ực vật rừng nguy cấp, quý hiếm..................................................... 8

1.2.3. Hệ thống bảo tồn trên thế giới ................................................................................. 9
1. 3. Ở Việt Nam ............................................................................................................. 10
1.3.2. Nghiên cứu về thực vậ

ấp, quý hiếm ...................................................... 13

1.3.3. Hệ thống văn bản chính sách.................................................................................... 14
1.3.4. Vấn đề bảo tồn thực vật quý hiếm ở Việt Nam ........................................................ 16
1.3.5. Hoạt động khai thác buôn bán thực vậ

ấp, quý hiếm ở Việt Nam..... 20

1.4. Điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội khu vực nghiên cứu [5] ...................................... 22
1.4.2. Điều kiện kinh tế, xã hội ....................................................................................... 30
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN




vii

Chƣơng 2 NỘI DUNG VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU .................................. 36
2.1. Nội dung nghiên cứu.................................................................................................. 36
2.2. Phƣơng pháp nghiên cứu .......................................................................................... 36
2.2.1. Phƣơng pháp điều tra thu thập số liệu .................................................................... 36
2.2.1.1. Phƣơng pháp kế thừa các tài liệu cơ bản............................................................... 36
2.2.1.3. Thu thập số liệu ngoài thực địa .......................................................................... 36
2.2.2. Phân tích số liệu .................................................................................................... 41
Chƣơng 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN ......................................... 42
3.1. Thực trạng quản lý tài nguyên rừng ở khu bảo tồn thiên nhiên Nà Hẩu .................... 42
3.1.1. Thực trạng về bộ máy tổ chức và năng lực của ban quản lý.................................... 42
3.1.2. Thực trạng về quản lý, bảo vệ và phát triển tài nguyên rừng .................................. 45
3.1.3. Thực trạng về khai thác, sử dụng rừng và đất rừng................................................ 50
3. 2. Đánh giá hiện trạng các loài thực vật quý hiếm trong KBTTN Nà Hẩu, huyện Văn Yên,
Yên Bái................................................................................................................ 55
3.2.1. Danh lục và cấp bảo tồn các loài thực vật quý hiếm trong khu bảo tồn............... 55
3.2.2. Giá trị sử dụng của các loài thực vậ

, quý hiếm trong khu bảo tồn ............. 63

3.2.3. Phân bố của các loài thực vật quý hiếm theo tuyến ................................................ 66
3.2.4. Phân bố của các loài thực vật quý hiếm theo trạng thái rừng ................................ 68
3.2.5. Phân bố của các loài thực vật quý hiếm theo độ cao .............................................. 70
3.2.6. Tái sinh các loài quý hiếm trong khu bảo tồn........................................................ 73
3.3. Đánh giá những yếu tố tác động tới việc bảo tồn các loài thực vật nguy cấp, quý
hiếm trong KBTTN Nà Hẩu, huyện Văn Yên, tỉnh Yên Bái ................................ 74
3.4. Đề xuất một số giải pháp bảo tồn chủ yếu trong KBTTN Nà Hẩu, huyện Văn Yên,
tỉnh Yên Bái......................................................................................................... 79
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ .......................................................................................... 86
1. Kết luận ....................................................................................................................... 86
2. Kiến nghị ..................................................................................................................... 87

TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................................ 88
PHỤ LỤC

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN




viii
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT

BQL

: Ban quản lý

BTTN

: Bảo tồn thiên nhiên

CITES

: Convention on International Trade in Endangered Species of Wild
Fauna and Flora - Công ƣớc về buôn bán quốc tế các loài động thực
vật hoang dã, nguy cấp

CR

: Cực kì nguy cấp (Critically Endangered)

DD


: Thiếu dẫn liệu (Data Deficient)

D1.3

: Đƣờng kính thân cây tịa vị trí 1,3m

ĐDSH

: Đa dạng sinh học

EN

: Nguy cấp (Endangered)

EX

: Tuyệt chủng (Extinct)

EW

: Tuyệt chủng trong tự nhiên (Extinct in the Wild )

Hvn

: Chiều cao vút ngọn

Hdc

: Chiều cao dƣới cành


HST

: Hệ sinh thái

IUCN

: International Union for Conservation of Nature and Natural
Resources - Liên minh Quốc tế Bảo tồn Thiên nhiên và Tài nguyên
Thiên nhiên

KBT

: Khu bảo tồn

KBTTN : Khu Bảo tồn thiên nhiên
NE

: Không đƣợc đánh giá (Not Evaluated)

ÔDB

: Ô dạng bản

ÔTC

: Ô tiêu chuẩn

VQG


: Vƣờn quốc gia

VU

: Sắp nguy cấp (Vulnerable)

WWF

: Quỹ Bảo vệ thiên nhiên Quốc tế

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN




ix
* Viết tắt các dạng sống:
GOL:
Cây gỗ lớn
GON:
Cây gỗ nhỏ
GNB:
Cây gỗ nhỏ hoặc bụi
TRE:
Cây dạng tre trúc
BTR:
Cây bụi trƣờn
COL:
Dây leo thân cỏ
CKS:

Cây ký sinh
* Viết tắt các công dụng của cây:
LGO:
Lấy gỗ
DTC:
Đồ thủ công mỹ nghệ
ANQ:
Ăn quả
CAN:
Làm cảnh
DOC:
Cây độc
CNH:
Cho nhựa
TAN:
Cho tanin, thuốc nhuộm

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN

GOT:
BUI:
CAU:
DLG:
COD:
CPS:
CHS:

Cây gỗ trung bình
Cây bụi
Cây dạng cau dừa

Dây leo thân gỗ
Cỏ đứng thẳng
Cây phụ sinh
Cây hoại sinh

XAY:
AND:
AGS:
THU:
CTD:
SOI:

Vật liệu xây dựng
Ăn đƣợc
Thức ăn gia súc
Làm thuốc
Cho tinh dầu
Cho sợi




x
DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 1.1. Bảng đánh giá số loài thực vật đƣợc mô tả trên thế giới ....................... 9
Bảng 1.2. Số lƣợng loài thực vật nguy cấp quý hiếm tại một số khu rừng
đặc dụng .................................................................................................... 17
Bảng 1.3: Số liệu về các chỉ tiêu khí hậu cơ bản ................................................. 26
Bảng 1.4: Dân số và thành phần dân tộc xã toàn vùng quy hoạch ..................................28
Bảng 1.5: Hiện trạng sử dụng đất đai các xã thuộc KBT (đvt: ha) ...................... 29

Bảng 1.6: Thành phần thực vật bậc cao ở Khu bảo tồn Nà Hẩu .......................... 30
Bảng 1.7: Dân số và thành phần dân tộc của các xã trong KBT .......................... 31
Bảng 3.1: Thống kê vi phạm công tác QLBVR tại KBTTN Nà Hẩu .................. 46
Bảng 3.2: Kết quả giao khoán bảo vệ rừng, Khoanh nuôi tái sinh và trồng
rừng của Khu bảo tồn thiên nhiên Nà Hẩu................................................ 47
Bảng 3.3: Kết quả công tác tuyên truyền, tập huấn từ 2009-2014 ....................... 49
Bảng 3.4. Phƣơng thức quản lý đối với phân khu bảo vệ nghiêm ngặt ....................................... 52
Bảng 3.5. Các loại lâm sản thƣờng đƣợc sử dụng....................................................... 53
Bảng 3.6. Phƣơng thức quản lý đối với phân khu phục hồi sinh thái ....................... 54
Bảng 3.7: Danh sách thực vật quý hiếm ở Khu Bảo tồn thiên nhiên Nà Hẩu ...... 55
Bảng 3.8: Phân loại thực vật theo giá trị sử dụng của HTV Nà Hẩu ........................ 63
Bảng 3.9: Danh mục các loài cây quý hiếm đƣợc ngƣời dân sử dụng..........................65
Bảng 3.10: Số lƣợng loài thực vật quý hiếm phân bố theo tuyến ........................... 66
Bảng 3.11 : Bảng phân bố các loài thực vật quý hiếm theo các
trạng thái rừng .......................................................................................... 69
Bảng 3.12: Bảng số lƣợng loài thực vật quý hiếm phân bố theo
trạng thái rừng ............................................................................................... 73
Bảng 3.13: Mức độ tái sinh của các loài quý hiếm (Đvt: cây) ................................ 74
Bảng 3.14: Mức độ tái sinh của các loài quý hiếm (Đvt: cây)................................. 75
Bảng 3.15. Phân hạng các tác động đến thực vật quý hiếm..................................... 79

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN




xi
DANH MỤC CÁC SƠ ĐỒ VÀ HÌNH VẼ
Hình 1.1: Bản đồ quy hoạch phát triển bền vững Khu BTTN Nà Hẩu giai đoạn
2013 – 2020 ................................................................................................ 23

3.1: Cơ cấu Ban quản lý Khu BTTN Nà Hẩu (kiêm nhiệm) ...................... 42
3.2: Tổ chức bảo vệ và phát triển rừng của cộng đồng địa phƣơng ............ 44
Hình 3.3. Biểu đồ số vụ vi phạm qua các năm..................................................... 46
Hình 3.4. Hình thái cây Pơ mu - Fokienia hodginsii (Dunn) A.Henry &H.H
Thomas ................................................................................................... 58
Hình 3.5. Hình thái cây Sồi phảng Lithocarpus cerebrinus (Hickel et A. Camus)
A Camus ..............................................................................................................58
Hình 3.7. Hình thái cây Chò chỉ - Parashorea chinensis Wang Hsie .........................59
Hình 3.8. Lan Kim tuyến - Anectochilus setaceu Blumse .............................................60
Hình 3.9. Lá khôi tím - Ardisia silvestris Pit ..................................................................60
Hình 3.10: Biểu đồ tỷ lệ các loài thực vật quý hiếm ở các ngành ..........................................61
Hình 3.11: Củ cốt toái bổ - Drynaria fortunei (L) J.Sm ................................................64
Hình 3.12: Rễ cây ba kích - Morinda officinalis How ..................................................64
Hình 3.13 : Biểu đồ phân bố loài thực vật quý hiếm theo tuyến ............................ 67
Hình 3.14: Biểu đồ phân bố loài thực vật quy hiếm theo trạng thái rừng ........... 70

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN




1
MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Việt Nam đƣợc ghi nhận là một trong những nƣớc có đa dạng sinh học cao
của thế giới, với nhiều kiểu hệ sinh thái, các loài sinh vật và nguồn gen phong
phú và đặc hữu [14]. Đa dạng sinh học (ĐDSH) ở Việt Nam có ý nghĩa to lớn,
các hệ sinh thái với nguồn tài nguyên sinh vật phong phú đã mang lại những lợi
ích trực tiếp cho con ngƣời và đóng góp to lớn cho nền kinh tế, đặc biệt là trong
sản xuất nông, lâm nghiệp và thủy sản; là cơ sở đảm bảo an ninh lƣơng thực quốc

gia; duy trì nguồn gen tạo giống vật nuôi, cây trồng; cung cấp vật liệu cho xây
dựng và các nguồn dƣợc liệu, thực phẩm…. Ngoài ra, các hệ sinh thái còn đóng
vai trò quan trọng trong điều tiết khí hậu và bảo vệ môi trƣờng.
Nền kinh tế Việt Nam đã tăng trƣởng nhanh chóng, đem lại nhiều lợi ích
kinh tế xã hội nhƣng cũng gây suy giảm đa dạng sinh học nghiêm trọng. Theo
thống kê hiện nƣớc ta có khoảng 2,2 triệu ha rừng, trong đó có 2/3 diện tích rừng
tự nhiên đƣợc coi là rừng nghèo và tái sinh. Mất rừng làm cho diện tích các hệ
sinh thái tự nhiên quan trọng liên tục bị thu hẹp, số lƣợng cá thể của các loài
hoang dã đang bị suy giảm mạnh, nguồn gen hoang dã và nhiều loài hoang dã
đang có nguy cơ bị tuyệt chủng.
Đứng trƣớc những hiểm họa đó, những năm gần đây Đảng và Nhà nƣớc
ta đã có những giải pháp nhằm bảo vệ rừng nói riêng và đa dạng sinh học nói
chung. Một trong những giải pháp quan trọng là việc thành lập hệ thống các khu
rừng đặc dụng trên phạm vi toàn quốc. Ngày 08 tháng 9 năm 1986, Hội đồng Bộ
trƣởng (nay là Thủ tƣớng Chính phủ) đã ban hành Chỉ thị số 194-CT về việc thành
lập hệ thống rừng đặc dụng với 73 khu và đƣợc chia làm 03 loại, bao gồm: Vƣờn
Quốc gia, Khu BTTN và khu rừng văn hóa lịch sử và môi trƣờng.
Ngày 07 tháng 02 năm 2014 Chính phủ đã ban hành Quyết định 218/QĐTTg phê duyệt Chiến lƣợc quản lý hệ thống rừng đặc dụng, khu bảo tồn biển,
khu bảo tồn vùng nƣớc nội địa Việt nam đến năm 2020, tầm nhìn năm 2030.
Hiện nay, hệ thống khu bảo tồn thiên nhiên của Việt Nam gồm 164 khu rừng đặc
dụng (bao gồm 30 Vƣờn quốc gia, 69 khu dự trữ thiên nhiên, 45 khu bảo vệ cảnh


2
quan, 20 khu nghiên cứu thực nghiệm khoa học) và 03 khu bảo tồn biển chứa đựng
các hệ sinh thái, cảnh quan đặc biệt trọng với giá trị đa dạng sinh học tiêu biểu
cho hệ sinh thái trên cạn, đất ngập nƣớc và trên biển [36].
Khu bảo tồn thiên nhiên Nà Hẩu đƣợc UBND tỉnh Yên Bái phê duyệt tại
Quyết định số 512/QĐ-UB ngày 09/10/2006 với tổng diện tích 16.950 ha nằm
trên địa phận 4 xã Nà Hẩu, Đại Sơn, Mỏ Vàng và Phong Dụ thƣợng thuộc huyện

Văn Yên. Đây là khu vực có điều kiện tự nhiên đặc thù, nguồn tài nguyên động
vật, thực vật phong phú, có nhiều cảnh quan đẹp, nơi hội tụ của nhiều luồng thực
vật càng làm cho hệ sinh vật, đặc biệt là hệ thực vật ở đây thêm đa dạng, phong
phú, nhiều loài, trong khu vực còn sự xuất hiện của nhiều loài quí hiếm [5], [6].
Các hệ sinh thái tự nhiên mang tính điển hình của vùng núi phía Bắc nƣớc ta,
không chỉ có giá trị cao về đa dạng sinh học, về sinh thái, môi trƣờng mà còn có
ý nghĩa về du lịch sinh thái, phục vụ tham quan, học tập, nghiên cứu.
Mặc dù khu BTTN Nà Hẩu đã và đang đƣợc bảo vệ nghiêm ngặt nhƣng
một số hoạt động nhƣ: khai thác gỗ củi, lâm sản và lâm sản ngoài gỗ trái phép
vẫn diễn ra, đe dọa tới đa dạng sinh học đặc biệt là các loài quý hiếm và loài có
vai trò quan trọng đối với các hệ sinh thái trong khu bảo tồn. Nhằm mục tiêu
đánh giá nhanh hiện trạng tài nguyên thực vật rừng phục vụ cho phân loại các
kiểu rừng, đặc biệt là hiện trạng thực vật rừng nguy cấp, quý hiếm để đề xuất ý
kiến cho công tác phục hồi rừng, trồng rừng, bảo vệ rừng, cũng nhƣ bảo tồn thực vật
và cảnh quan trong khu vực nghiên cứu, tôi tiến hành thực hiện đề tài: “Nghiên cứu
hiện trạng các loài thực vật rừng nguy cấp, quý hiếm và đề xuất một số giải pháp
bảo tồn tại Khu bảo tồn thiên nhiên Nà Hẩu, huyện Văn Yên, tỉnh Yên Bái”.
2. Mục tiêu nghiên cứu
2.1. Mục tiêu chung
Góp phần nghiên cứu tính đa dạng thực vật nguy cấp, quý hiếm làm cơ sở
cho việc bảo tồn nguồn gen thực vật và bảo vệ cảnh quan tại Khu BTTN Nà Hẩu,
huyện Văn Yên, tỉnh Yên Bái.
2.2. Mục tiêu cụ thể
Đề tài nghiên cứu nhằm đạt các mục tiêu cụ thể:


3
- Xác định danh lục các loài thực vật rừng nguy cấp, quý hiếm của Khu
BTTN Nà Hẩu.
- Đánh giá các yếu tố tác động đến các loài thực vật rừng nguy cấp, quý

hiếm.
- Đề xuất các giải pháp nhằm bảo tồn có hiệu quả những loài cây quý hiếm và
các loài cây có nguy cơ bị đe doạ cao tại Khu BTTN Nà Hẩu.
3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
3.1. Đối tượng nghiên cứu của đề tài: các loài thực vật rừng nguy cấp, quý hiếm
trong Khu BTTN Nà Hẩu.
3.2. Phạm vi nghiên cứu
3.2.1. Phạm vi không gian
Khu Bảo tồn thiên nhiên Nà Hẩu, huyện Văn Yên, tỉnh Yên Bái.
3.2.2. Phạm vi thời gian
Đề tài đƣợc thực hiện từ tháng 6 năm 2014 đến 8 năm 2015.
4. Ý nghĩa nghiên cứu
4.1. Ý nghĩa khoa học
Góp phần nghiên cứu tính đa dạng, sự phân bố và khả năng tái sinh của các
loài thực vật nguy cấp, quý hiếm tại khu bảo tồn.
4.2.Ý nghĩa thực tiễn
Phân tích đƣợc các yếu tố đã và đang và có nguy cơ đe dọa đến bảo tồn các
loài thực vật rừng nguy cấp, quý hiếm từ đó đề xuất đƣợc một số biện pháp góp phần
xây dựng chiến lƣợc bảo tồn và phát triển các loài thực vật rừng nguy cấp, quý
hiếm.


4
CHƢƠNG 1
TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
1.1. Cơ sở khoa học về nghiên cứu thực vật rừng nguy cấp, quý hiếm
1.1.1. Một số khái niệm
Thảm thực vật và rừng
Theo J.Schmithusen(1976): “Thảm thực vật là lớp thực bì của trái đất và
các bộ phận hợp thành khác nhau của nó” [30]. Theo Thái Văn Trừng (1978):

“Thảm thực vật gồm các quần hệ thực vật phủ trên mặt đất nhƣ một tấm thảm xanh”
[37]. Còn theo Trần Đình Lý (1998), “Thảm thực vật là toàn bộ lớp phủ thực vật ở
một vùng cụ thể hay toàn bộ lớp phủ thực vật trên toàn bộ trái đất” [20].
Nhƣ vậy thực vật mới chỉ là khái niệm chung, chƣa rõ đặc trƣng hay phạm
vi không gian của một đối tƣợng cụ thể, nó chỉ có nội hàm cụ thể khi có tính ngữ
đi kèm theo nhƣ “Thảm thực vật Yên Bái”, “Thảm thực vật cây gỗ”, hay “Thảm
thực vật cây bụi”,… Thành phần chủ yếu của thảm thực vật là cá thể của các loài
cây cỏ, nhƣng đối tƣợng nghiên cứu của thảm thực vật lại là những quần thể thực
vật đƣợc hình thành do một số lƣợng lớn hay nhỏ những cá thể của các loài tập
hợp [20].
- Rừng là một hệ sinh thái bao gồm quần thể thực vật rừng, động vật rừng,
vi sinh vật rừng, đất rừng và các yếu tố môi trƣờng khác, trong đó cây gỗ, tre, nứa
hoặc hệ thực vật đặc trƣng là thành phần chính có độ che phủ của tán rừng >0,1.
Rừng gồm có rừng trồng và rừng tự nhiên trên đất rừng sản xuất, đất rừng phòng hộ,
đất rừng đặc dụng (quy định trƣớc đây đƣợc ghi trong văn bản tiêu chuẩn kĩ thuật
lâm sinh rừng phải có độ tàn che của cây gỗ từ K=0.3 trở lên) [25].
Đa dạng sinh học
Năm 1989, Quỹ Bảo vệ thiên nhiên Quốc tế (WWF) đã định nghĩa:
“ĐDSH là sự phồn thịnh của sự sống trên trái đất, là hàng triệu loài thực vật,
động vật và vi sinh vật, là những gen chứa đựng trong các loài và là những HST
vô cùng phức tạp cùng tồn tại trong môi trƣờng” [18]. ĐDSH bao gồm 3 cấp độ:
Đa dạng nguồn gen, đa dạng loài và đa dạng HST. Trong đó, đa dạng loài bao
gồm toàn bộ các loài sinh vật sống trên Trái đất, từ vi khuẩn đến các loài động


5
vật, thực vật và các loài nấm. Ở mức độ vi mô hơn, ĐDSH bao gồm sự khác biệt
về gen giữa các loài, khác biệt về gen giữa các cá thể cùng chung sống trong một
quần thể. ĐDSH còn bao gồm cả sự khác biệt giữa các quần xã mà trong đó các
loài sinh sống, và cả sự khác biệt của mối tƣơng tác giữa chúng với nhau [18].

Theo Công ƣớc đa dạng sinh học thì ĐDSH là sự phong phú các sinh vật
sống gồm các hệ sinh thái trên cạn, hệ sinh thái biển, các hệ sinh thái nƣớc ngọt,
và tập hợp các HST mà sinh vật chỉ là một bộ phận. ĐDSH bao gồm sự đa dạng
trong một loài (đa dạng gen) hay còn gọi là đa dạng di truyền, sự đa dạng giữa
các loài (đa dạng loài) và sự đa dạng hệ sinh thái (đa dạng HST). Nói cách khác
ĐDSH là sự đa dạng của sự sống ở các cấp độ và các tổ hợp [4].
Nguyễn Nghĩa Thìn (1998), đã định nghĩa “ĐDSH là toàn bộ các dạng
sống khác nhau của cơ thể sống trên trái đất, gồm các sinh vật phân cắt đến động
- thực vật trên cạn cũng nhƣ dƣới nƣớc. Khoa học nghiên cứu về tính đa dạng gọi
là “ĐDSH”, theo đó ĐDSH đƣợc hiểu theo 3 khía cạnh: Đa dạng ở mức độ di
truyền, đa dạng ở mức độ loài, đa dạng ở mức độ sinh thái [33].
1.1.2. Cơ sở khoa học về nghiên cứu thực vật rừng nguy cấp, quý hiếm
Hiện nay trên thế giới nói chung và Việt Nam nói riêng đa dạng sinh học
đang ngày càng suy thoái nghiêm trọng làm cho số lƣợng các loài động thực vật
giảm từng ngày từng giờ, đặc biệt là các loài động, thực vật quý hiếm. Chính vì
vậy việc phân cấp đánh giá các loài động, thực vật để từ đó có thể đề xuất các
giải pháp nhằm bảo tồn chúng một cách có hiệu quả là nhiệm vụ hết sức cần thiết.
Dựa trên các tiêu chuẩn đánh giá tình trạng các loài của sách đỏ thế giới [42],
Chính phủ Việt Nam cũng công bố Sách đỏ Việt Nam (2007) [2], để hƣớng dẫn,
thúc đẩy công tác bảo vệ tài nguyên sinh vật thiên nhiên. Đây cũng là tài liệu
khoa học đƣợc sử dụng vào việc soạn thảo và ban hành các qui định, luật pháp
của Nhà nƣớc về bảo vệ tài nguyên sinh vật thiên nhiên, tính đa dạng sinh học và
môi trƣờng sinh thái. Các loài đƣợc xếp vào 9 bậc theo các tiêu chí về mức độ
đe dọa tuyệt chủng nhƣ: tốc độ suy thoái (rate of decline), kích thƣớc quần thể
(population size), phạm vi phân bố (area of geographic distribution) và mức độ
phân tách quần thể và khu phân bố (degree of population and distribution


6
fragmentation).

+ Tuyệt chủng (EX): Là một trạng thái bảo tồn của sinh vật đƣợc quy định
trong Sách đỏ IUCN. Một loài hoặc dƣới loài bị coi là tuyệt chủng khi có những
bằng chứng chắc chắn rằng cá thể cuối cùng đã chết.
+ Tuyệt chủng trong tự nhiên (EW): Là một trạng thái bảo tồn của sinh vật.
Một loài hoặc dƣới loài bị coi là tuyệt chủng trong tự nhiên khi các cuộc khảo sát kỹ
lƣỡng ở sinh cảnh đã biết và hoặc sinh cảnh dự đoán, vào những thời gian
thích hợp (theo ngày, mùa năm) xuyên suốt vùng phân bố lịch sử của loài đều
không ghi nhận đƣợc cá thể nào. Các khảo sát nên vƣợt khung thời gian thích
hợp cho vòng sống và dạng sống của đơn vị phân loại đó. Các cá thể của loài
này chỉ còn đƣợc tìm thấy với số lƣợng rất ít trong sinh cảnh nhân tạo và phụ
thuộc hoàn toàn vào chăm sóc của con ngƣời.
+ Cực kì nguy cấp (CR): Là một trạng thái bảo tồn của sinh vật. Một loài
hoặc nòi đƣợc coi là cực kỳ nguy cấp khi nó phải đối mặt với nguy cơ tuyệt chủng
trong tự nhiên rất cao trong một tƣơng lai rất gần .
+ Nguy cấp (EN): Là một trạng thái bảo tồn của sinh vật. Một loài bị coi
là Nguy cấp khi nó phải đối mặt với nguy cơ tuyệt chủng trong tự nhiên rất cao
trong một tƣơng lai rất gần nhƣng kém hơn mức cực kỳ nguy cấp.
+ Sắp nguy cấp (VU): Là một trạng thái bảo tồn của sinh vật. Một loài
hoặc nòi bị đánh giá là Sắp nguy cấp khi nó không nằm trong 2 bậc CR và Nguy
cấp (EN) nhƣng phải đối mặt với nguy cơ tuyệt chủng trong tự nhiên cao trong
một tƣơng lai không xa.
+ Sắp bị đe dọa (Near Threatened) - NT: Là một trạng thái bảo tồn của
sinh vật. Một loài hoặc nòi bị đánh giá là Sắp bị đe dọa khi nó sắp phải đối mặt
với nguy cơ tuyệt chủng trong tự nhiên cao trong một tƣơng lai không xa.
+ Ít lo ngại (Least Concern) – LC: Bao gồm các taxon không đƣợc coi là
phụ thuộc bảo tồn hoặc sắp bị đe dọa.
+ Thiếu dẫn liệu (Data Deficient) - DD: Một taxon đƣợc coi là thiếu dẫn liệu
khi chƣa đủ thông tin để có thể đánh giá trực tiếp hoặc gián tiếp về nguy cơ tuyệt
chủng, căn cứ trên sự phân bố và tình trạng quần thể.



7
+ Không đƣợc đánh giá (Not Evaluated) - NE: Một taxon đƣợc coi là
không đánh giá khi chƣa đƣợc đối chiếu với các tiêu chuẩn phân hạng.
Dựa vào tiêu chuẩn đánh giá tình trạng các loài của IUCN và các tài liệu
kế thừa của khu bảo tồn thiên nhiên Nà Hẩu cho thấy: tại đây tồn tại rất nhiều loài
động, thực vật đƣợc xếp vào cấp bảo tồn CR, EN, VU

cần đƣợc bảo tồn nhằm gìn

giữ nguồn gen quý giá cho đa dạng sinh học ở Việt Nam nói riêng và thế giới nói
chung. Cho nên việc nghiên cứ

ột số loài thực vật quý hiếm và đề

xuất các phƣơng thức bảo tồn, nhằm tránh khỏi sự mai một của các loài thực vật
quý hiếm và nguồn gen của chúng là điều hết sức cần thiết.
1.2. Trên thế giới
1.2.1. Những nghiên cứu về thực vật
Beard (1938) đƣa ra hệ thống phân loại gồm 3 cấp (quần hợp, quần hệ và
loạt quần hệ). Ông cho rằng rừng nhiệt đới có 5 loạt quần hệ: loạt quần hệ rừng
xanh từng mùa; loạt quần hệ khô thƣờng xanh; loạt quần hệ miền núi; loạt quần
hệ ngập từng mùa và loạt quần hệ ngập quanh năm (Dẫn theo Hoàng Thị Thanh
Thủy) [31].
Maurand (1943) nghiên cứu về thảm thực vật Đông Dƣơng đã chia thảm
thực vật Đông Dƣơng thành 3 vùng: Bắc Đông Dƣơng, Nam Đông Dƣơng và vùng
Trung gian. Đồng thời ông đã liệt kê 8 kiểu quần lạc trong các vùng đó [43].
Năm 1962, G.N.Slucop đã đƣa ra số lƣợng các loài thực vật hạt kín phân
bố ở các châu lục nhƣ sau (Dẫn theo Nguyễn Thị Ngần) [22]:
Châu Mỹ có khoảng 97.000 loài trong đó: Hoa Kỳ + Canada: 25.000 loài;

Mehico + Trung Mỹ: 17.000 loài; Nam Mỹ: 56.000 loài; Đất lửa + Nam cực:
1.000 loài. Châu Âu có khoảng 15.000 loài trong đó: Trung và Bắc Âu: 5.000
loài; Nam Âu, vùng Bancăng và Capcasơ: 10.000 loài. Khu vực Châu Phi có
khoảng 40.500 loài trong đó: các vùng nhiệt đới ẩm: 15.500 loài; Madagasca:
7.000 loài; Nam Phi: 6.500 loài; Bắc Phi, Angieri, Ma Rốc và các vùng phụ cận
khác: 4.500 loài; Abitxini: 4.000 loài; Tuynidi và Ai cập: 2.000 loài; Xomali và
Eritrea: 1.000 loài. Ở Châu Á có khoảng 125.000 loài trong đó Đông Nam Á:
80.000 loài; các khu vực nhiệt đới Ấn Độ: 26.000 loài; Tiểu Á: 8.000 loài; Viễn


8
đông thuộc Liên bang Nga, Triều Tiên, Đông bắc Trung Quốc: 6.000 loài;
Xibêria thuộc Liên bang Nga, Mông Cổ và Trung Á: 5.000 loài. Khu vực Châu
Úc có khoảng 21.000 loài trong đó: Đông Bắc Úc: 6.000 loài; Tây Nam Úc:
5.500 loài; Lục địa Úc: 5.000 loài; Taxman và Tây tây lan: 4.500 loài [14].
Năm 1965, Al.A.Phêđôrốp đã dự đoán trên thế giới có khoảng: 300.000
loài thực vật hạt kín; 5.000 - 7.000 loài thực vật hạt trần; 6.000 - 10.000 loài
quyết thực vật; 14.000 - 18.000 loài rêu; 19.000 - 40.000 loài tảo; 15.000 20.000 loài địa y; 85.000 - 100.000 loài nấm và các loài thực vật bậc thấp khác
(Dẫn theo Nguyễn Thị Ngần) [22].
Lecointre và Guyader (2001) (Dẫn theo giáo trình Đa dạng sinh học của
Đại học Huế, 2008 [27]) đã đƣa ra bảng đánh giá số loài thực vật bậc cao đƣợc
mô tả trên toàn thế giới nhƣ sau:
Bảng 1.1. Bảng đánh giá số loài thực vật được mô tả trên thế giới
Bậc phân loại

Tên thƣờng gọi

Số loài mô tả % số loài đƣợc mô tả

Fungi


Ngành Nấm

100.800

5,80

Bryophyta

Ngành Rêu

15.000

0,90

Lycopodiophyta Ngành Thông đất 1.275

0,07

Polypodiophyta

Ngành Dƣơng xỉ

9.500

0,50

Pinophyta

Ngành Thông


601

0,03

Magnoliophyta

Ngành Ngọc lan

233.885

13,40

1.2.2. Nghiên cứu

thực vật rừng nguy cấp, quý hiếm

Trong quá trình phát triển kinh tế xã hội, do những nguyên nhân khác
nhau, nhiều loài thực vật đã bị tuyệt chủng hoặc bị đe dọa tuyệt chủng, các nguồn
tài nguyên sinh học không ngừng bị suy giảm. Nhằm nâng cao nhận thức trong
xã hội và cộng đồng về tính cấp thiết của việc bảo tồn đa dạng sinh học và tạo cứ
liệu quan trọng cho công tác bảo tồn, năm 1964 Hiệp hội bảo tồn thiên nhiên thế giới
đã xuất bản các Bộ sách đỏ nhằm cung cấp một cách khoa học và có hệ thống
danh sách về tình trạng bảo tồn và đa dạng của các loài động vật và thực vật đang
có nguy cơ tuyệt chủng trên thế giới.


9
Năm 1994, IUCN đã đề xuất những thứ hạng và tiêu chuẩn mới cho việc
phân hạng tình trạng các loài động vật, thực vật bị đe doạ trên thế giới. Các thứ

hạng và tiêu chuẩn của IUCN đƣợc cụ thể hoá nhƣ sau: loài tuyệt chủng (EX), loài
rất nguy cấp (CR), loài nguy cấp (EN), loài sẽ nguy cấp (VU), Năm 2004 Sách đỏ
IUCN công bố văn bản đánh giá các loài động thực vật gọi là (Sách đỏ 2004) vào ngày
17 tháng 11 năm 2004. Văn bản này đã đánh giá tất cả 38.047 loài, cùng với 2.140
phân loài, giống, chi và quần thể. Trong đó, 15.503 loài nằm trong tình trạng
nguy cơ tuyệt chủng gồm 7.180 loài động vật, 8.321 loài thực vật, và 2 loài nấm.
Danh sách cũng công bố 784 loài tuyệt chủng đƣợc ghi nhận từ năm 1500.
Nhƣ vậy so với bản danh sách năm 2000, năm 2004 đã có thêm 18 loài
tuyệt chủng. Mỗi năm một số ít các loài tuyệt chủng lại đƣợc phát hiện và sắp xếp
vào nhóm DD. Ví dụ, trong năm 2002 danh sách tuyệt chủng đã giảm xuống 759
trƣớc khi tăng lên nhƣ hiện nay.
1.2.3. Hệ thống bảo tồn trên thế giới
Trên thế giới công tác bảo tồn đã đƣợc chú trọng từ rất lâu, đặc biệt
là các nƣớc phát triển, các vƣờn quốc gia khu bảo tồn đã đƣợc thành lập từ rất sớm
[12], [13].
Ở Mĩ: Vƣờn quốc gia Yellowstone đƣợc thành lập ngày 01 tháng 3 năm
1872, là vƣờn quốc gia đầu tiên và xƣa nhất thế giới, nổi tiếng với các loài động,
thực vật hoang dã quý hiếm. Với diện tích 8.980 km², bao gồm các hồ, vực, sông
và các dãy núi. Khu vực này tồn tại hàng trăm loài động vật có vú, chim, cá và
rùa. Một số loài nguy cấp nhƣ: Sói xá; các loài bị đe dọa nhƣ: Linh miêu, Gấu
xám, bò Bizon, Gấu đen, Nai sừng tấm, Nai anxet, Huơu đuôi đen, Dê núi, Linh
dƣơng sừng tỏa, Cừu sừng to và Sƣ tử núi. Hệ thực vật ở đây cũng đa dạng và
phong phú, trong vƣờn có 1.700 loài cây gỗ và các dạng thực vật có mạch khác là
cây bản địa, khoảng 170 loài khác là loài xâm lấn không bản địa. Các rừng thông
chiếm 80% tổng diện tích, các loài cây lá kim nhƣ: Linh sam cận núi cao, Vân
sam Engelmann, Linh sam Douglas núi Rocky và Thông vỏ trắng tồn tại thƣa
thớt. Tại đây còn có loài Cỏ roi ngựa cát Yellowstone là loài hiếm chỉ tìm thấy
tại Yellowstone. Nó có quan hệ họ hàng gần với các loài sinh sống trong khu vực



10
có khí hậu nóng hơn, làm cho nó trở thành kỳ dị tại đây. Khoảng 8.000 cụm loài
hoa hiếm này sống trên các vùng đất cát ven bờ hồ Yellowstone, ngay phía trên
mực nƣớc.
Công viên quốc gia lịch sử Olympic thuộc Hoa Kỳ đƣợc thành lập vào năm
1938. Năm 1981, Công viên này đã đƣợc trang web Di sản Thế giới công nhận vẻ
đẹp tự nhiên của nó và sự đa dạng đặc biệt xuất sắc của thực vật và động vật,…
Nƣớc Nga cũng nổi tiếng với các vƣờn quốc gia và khu bảo tồn thiên
nhiên, nơi lƣu trữ và bảo tồn hàng ngàn các loài động thực vật quý hiếm trên thế
giới nhƣ:
Vƣờn quốc gia Taiga chủ yếu là cây lá kim, với các loài chiếm đa số là
thông rụng lá, vân sam, linh sam và thông. Mặc dù rừng Taiga chủ yếu là cây lá
kim, nhƣng một số cây lá rộng (thực vật có hoa) cũng tồn tại, đáng chú ý là các loài
cây quý hiếm nhƣ bạch dƣơng, dƣơng rung, liễu và thanh hƣơng trà (chi
Sorbus) . Bên cạnh đó một loạt các loài động vật hoang dã đang bị đe dọa hay
đang nguy cấp cũng có thể đƣợc tìm thấy trong các rừng phƣơng bắc của Canada,
bao gồm Tuần lộc (Rangifer tarandus), Gấu nâu Bắc Mỹ (Ursus arctos horribilis),
Chồn gulô (Gulo gulo). Nguyên nhân chính dẫn tới sự suy giảm của các loài này là
do bị mất môi trƣờng sinh sống vì sự phát triển mang tính phá hủy, chủ yếu là chặt
đốn gỗ.
Vƣờn thú bò sát Tula là một trong những cơ sở lớn nhất ở Nga mở cửa
vào tháng 9/1987. Hiện tại đây có khoảng 600 loài rắn, thằn lằn, rùa, cá sấu, bò cạp,
loài lƣỡng cƣ và động vật quý hiếm đang sinh sống,…
1. 3. Ở Việt Nam
1.3.1. Những nghiên cứu về thực vật
Một số công trình nghiên cứu về thảm thực vật Việt Nam phải kể đến đó
là Chevalier (1918) là ngƣời đầu tiên đã đƣa ra một bảng phân loại thảm thực vật
rừng Bắc bộ Việt Nam (đây đƣợc xem là bảng phân loại thảm thực vật rừng nhiệt
đới Châu Á đầu tiên trên thế giới). Theo bảng phân loại này rừng ở Miền bắc
Việt Nam đƣợc chia thành 10 kiểu [41].



11
Năm 1953 ở Miền nam Việt Nam xuất hiện bảng phân loại thảm thực vật
rừng miền Nam của Maurand khi ông tổng kết về các công trình nghiên cứu các
quần thể rừng thƣa của Rollet, Lý Văn Hội, Neang Sam Oil. Bảng phân loại đầu
tiên của ngành Lâm nghiệp Việt Nam về thảm thực vật rừng ở Việt Nam là bảng
phân loại của Cục điều tra và quy hoạch rừng (1960)[3].
Theo bảng phân loại này rừng trên toàn lãnh thổ Việt Nam đƣợc chia làm
4 loại hình lớn:
Loại I: đất đai hoang trọc, những trảng cỏ và cây bụi, trên loại này cần
phải trồng rừng;
Loại II: những rừng non mới mọc, cần phải tra dặm thêm cây hoặc tỉa
thƣa;
Loại III: tất cả các loại hình rừng bị khai thác mạnh trở nên nghèo kiệt tuy
còn có thể khai thác lấy gỗ, trụ mỏ, củi, nhƣng cần phải xúc tiến tái sinh, tu bổ,
cải tạo; Loại IV: gồm những rừng già nguyên sinh còn nhiều nguyên liệu, chƣa bị
phá hoại, cần khai thác hợp lý.
Phan Nguyên Hồng (1970) [16], phân chia kiểu thảm thực vật ven bờ biển
miền Bắc Việt Nam thành rừng ngập mặn, rừng gỗ ven biển và thực vật bãi cát
trống.
Trần Ngũ Phƣơng (1970) [28] đƣa ra bảng phân loại rừng ở miền Bắc Việt
Nam, chia thành 3 đai lớn theo độ cao: đai rừng nhiệt đới mƣa mùa; đai rừng á
nhiệt đới mƣa mùa; đai rừng á nhiệt đới mƣa mùa núi cao.
Còn Thái Văn Trừng (1978) [37] đã đƣa ra 5 kiểu quần lạc lớn (quần lạc
thân gỗ kín tán; quần lạc thân gỗ thƣa; quần lạc thân cỏ kín rậm; quần lạc thân cỏ
thƣa và những kiểu hoang mạc) và nguyên tắc đặt tên cho các thảm thực vật.
Năm 1975, trên cơ sở các điều kiện lập địa trên toàn lãnh thổ Việt Nam, tại hội
nghị thực vật học quốc tế lần thứ XII (Leningrat), ông đƣa ra bảng phân loại
thảm thực vật rừng Việt Nam theo quan điểm sinh thái, đây đƣợc xem là bảng

phân loại thảm thực vật rừng ở Việt Nam phù hợp nhất theo quan điểm sinh thái
cho đến nay [38].


12
Dựa trên bảng phân loại của UNESCO 1973, Phan Kế Lộc (1985) [19]
cũng đã xây dựng thang phân loại thảm thực vật rừng Việt Nam thành 5 lớp quần
hệ, 15 dƣới lớp, 32 nhóm quần hệ và 77 quần hệ khác nhau.
Thái Văn Trừng (1998) [39] khi nghiên cứu hệ sinh thái rừng nhiệt đới
Việt Nam đã kết hợp 2 hệ thống phân loại (hệ thống phân loại lấy đặc điểm cấu
trúc ngoại mạo làm tiêu chuẩn và hệ thống phân loại thực vật dựa trên yếu tố hệ
thực vật làm tiêu chuẩn) để phân chia thảm thực vật Việt Nam thành 5 kiểu thảm
(5 nhóm quần hệ) với 14 kiểu quần hệ (14 quần hệ). Bảng phân loại này của ông
từ bậc quần hệ trở lên gần phù hợp với hệ thống phân loại của UNESCO (1973).
Ở nƣớc ta, trong thực vật chí đại cƣơng Đông Dƣơng và các tập bổ sung
tiếp theo đã mô tả và ghi nhận có khoảng 240 họ với khoảng 7.000 loài thực vật
bậc cao có mạch [39].
Những năm gần đây, nhiều nhà thực vật dự đoán con số đó có thể lên tới
10.000 đến 12.000 loài. Trên cơ sở những thông tin mới nhất và những căn cứ
chắc chắn, năm 1997, Nguyễn Tiến Bân đã giới thiệu khái quát những đặc điểm
cơ bản của 265 họ và khoảng 2.300 chi thuộc ngành hạt kín ở nƣớc ta [11]; Phan
Kế Lộc (1998) đã kiểm kê và ghi nhận đến nay trong hệ thực vật Việt Nam đã
biết đƣợc 9.653 loài thực vật bậc cao có mạch mọc tự nhiên, thuộc 2.011 chi và
291 họ. Nếu kể cả khoảng 733 loài cây trồng đã đƣợc nhập nội thì tổng số loài
thực vật bậc cao có mạch biết đƣợc ở Việt Nam đã lên tới 10.386 loài, thuộc
2.257 chi và 305 họ, chiếm khoảng 4% tổng số loài, 15% tổng số chi và 57%
tổng số họ của toàn thế giới (Dẫn theo Nguyễn Thị Ngần) [22].
Cũng do điều kiện khí hậu và địa hình đa dạng, đặc thù nên hệ thực vật
nƣớc ta có thành phần loài khá phong phú mang cả yếu tố của thực vật nhiệt đới
ẩm Indonesia - Malaisia, yếu tố của thực vật nhiệt đới gió mùa, thực vật ôn đới

nam Trung Hoa và các yếu tố của thực vật Ấn Độ - Trung và Nam Tiểu Á [21].
Tuy nhiên, những nghiên cứu về thảm thực vật của các tác giả hầu hết chỉ
tập trung nghiên cứu ở một vùng cụ thể và phần lớn các tác giả đều dựa vào
khung phân loại của UNESCO (1973) trong nghiên cứu của mình (Dẫn theo
Nguyễn Thị Ngần) [22]. Về hệ thực vật trên thế giới và ở Việt Nam: Hầu hết các


13
tác giả đều mới chỉ đƣa ra con số dự đoán về hệ thực vật ở một châu lục, một
quốc gia, hoặc một khu vực cụ thể. Những số liệu này chƣa đƣợc nghiên cứu và
điều tra đầy đủ. Vì vậy, số loài thực vật hiện có chắc chắn còn dao động và cao
hơn nhiều.
1.3.2. Nghiên cứu về thực vật

nguy cấp, quý hiếm

Tuyển tập "Sách đỏ Việt Nam (phần thực vật)" [2] là tài liệu duy nhất công bố
một cách đầy đủ các loài thực vật quý hiếm có nguy cơ tuyệt chủng ở Việt Nam. Cuốn
sách đƣợc xuất bản vào các năm 1992, 1996 dựa trên thang bậc phân hạng mức đe
doạ của IUCN 1978 và 1994 và mới nhất là năm 2007. Trong "Sách đỏ Việt Nam
(phần thực vật)" năm 2007, đã công bố 847 loài (trong 201 họ) quý, hiếm có nguy cơ
tuyệt chủng cần đƣợc gây trồng và bảo vệ.
Theo công ƣớc về buôn bán quốc tế các loài động vật, thực vật hoang dã
nguy cấp (Cơ quan quản lý CITES Việt Nam [7]). Thì các loài động thực vật
hoang dã nguy cấp đƣợc sắp xếp vào phụ lục I, II, III. Thuộc các phần:
Phần A. Ngành động vật có dây sống (Phylumchordata)
Phần B. Ngành da gai (Phylum echinodermata)
Phần C. Ngành chân khớp (Phylum arthropoda)
Phần D. Ngành giun đốt (Phylum annlida)
Phần E. Ngành thân mềm (Phylum mollusca)

Phần G. Ngành Ruột khoang (Cnidaria)
Phần H. Thực vật (Plants/Flora)
Bên cạnh đó còn có một số công trình nghiên cứu đáng chú ý nhƣ là:
Nguyễn Duy Tùng (2013) [32] nghiên cứu hiện trạng các loài thực vật nguy
cấp, quý hiếm và đề cuất một số giải pháp bảo tồn tại khu bảo tồn thiên nhiên Thần Sa
- Phƣợng Hoàng, huyện Võ Nhai, tỉnh Thái Nguyên có 60 loài thực vật quý hiếm
thuộc 38 họ, và nằm trong 2 ngành là ngành hạt Dƣơng xỉ và ngành Hạt kín.
Ngành Dƣơng xỉ xỉ có 2 loài chiếm 3,3% so với tổng số loài thực vật quý hiếm
trong khu vực nghiên cứu, nghành hạt kín có 58 loài chiếm 96,7% (trong đó lớp
2 lá mầm có 44 loài chiếm 75%, lớp 1 lá mầm có 14 loài chiếm 21,7%).
Tại khu BTTN Nà Hẩu, Ban quản lý khu bảo tồn thiên nhiên Nà Hẩu (2009),


14
Báo cáo điều tra hệ thực vật khu bảo tồn thiên nhiên Nà Hẩu, huyện Văn Yên, tỉnh Yên
Bái [1] nghiên cứu hiện trạng hệ thực vật ở KBTTN Nà Hẩu đã thống kê và lập
danh mục số loài thực vật quý hiếm gồm có 27 loài có tên trong Sách đỏ Việt Nam
(2007).
Tóm lại, những nghiên cứu về các loài thực vật quý hiếm có nguy cơ
tuyệt chủng ở Việt Nam còn rất ít. Do nhiều nguyên nhân khác nhau mà số lƣợng
loài thực vật có giá trị đang bị giảm sút, bị đe doạ và có nguy cơ tuyệt chủng. Vì
vậy, cần có nhiều nghiên cứu đầy đủ hơn để đánh giá số loài thực vật có nguy cơ
tuyệt chủng ở từng vùng cụ thể và cần đánh giá thƣờng xuyên nhằm xác định đƣợc
các diễn biến bất lợi theo thời gian, để đƣa ra các giải pháp bảo tồn phù hợp với
những loài thực vật quý hiếm có giá trị ở nƣớc ta.
1.3.3. Hệ thống văn bản chính sách
Việt Nam đã có những cam kết và hành động cụ thể để quản lý, bảo tồn và
phát triển nguồn tài nguyên động thực vật hoang dã. Điều này đƣợc thể hiện bằng
một loạt các văn bản, chính sách đã ra đời. Các mốc quan trọng nhất trong lĩnh vực
bảo tồn của Việt Nam là sự ra đời của Nghị định 18/HĐBT (1992) [15]; Nghị định

48/2002/NĐ-CP (2002) [7]; Nghị định 32/2006/NĐ - CP (2006) [8] và Nghị định
160/2013/NĐ-CP [9].
Nghị định 18/HĐBT nhằm thực hiện Điều 19 của Luật bảo vệ rừng năm
1991 [30] Nghị định này quy định danh mục các loài động thực vật rừng quý hiếm
cần đƣợc bảo vệ. Đây là nghị định đầu tiên có định nghĩa về các loài quý, hiếm và
các loài động, thực vật hoang dã thông thƣờng ở Việt Nam.
Năm 2002, Chính phủ ban hành Nghị định số 48/2002/NĐ- CP để sửa đổi,
bổ sung danh mục thực vật, động vật hoang dã quý hiếm ban hành theo Nghị định
18/HĐBT và chế độ quản lý bảo vệ. Việc ban hành và thực hiện Nghị định này đã
đem lại nhiều cơ hội tồn tại cho nhiều loài động thực vật hoang dã. Ví dụ, trƣớc năm
1992, nhiều loài cây lấy gỗ bị khai thác kiệt, do không có chính sách và cơ chế
quản lý, bảo vệ. Sau 1992, rất nhiều các vụ việc liên quan đến việc khai thác,
buôn bán và sử dụng các loài quí hiếm đƣợc quy định trong Nghị định đã bị xử
phạt, truy tố theo đúng quy định. Tuy nhiên, Nghị định này cũng còn một số vấn


×