Tải bản đầy đủ (.pdf) (113 trang)

Vận dụng phương pháp chi phí kaizen để hoàn thiện việc kiểm soát chi phí tại công ty TNHH TMDV nông lâm thủy sản tân đại phát

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.47 MB, 113 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP HCM

TRẦN THỊ CẨM HẰNG

VẬN DỤNG PHƯƠNG PHÁP CHI PHÍ
KAIZEN ĐỂ HOÀN THIỆN VIỆC KIỂM SOÁT
CHI PHÍ TẠI CÔNG TY TNHH TM DV NÔNG
LÂM THỦY SẢN TÂN ĐẠI PHÁT

LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ

TP Hồ Chí Minh - năm 2016
---------------


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP HCM

TRẦN THỊ CẨM HẰNG

VẬN DỤNG PHƯƠNG PHÁP CHI PHÍ
KAIZEN ĐỂ HOÀN THIỆN VIỆC KIỂM SOÁT
CHI PHÍ TẠI CÔNG TY TNHH TM DV NÔNG
LÂM THỦY SẢN TÂN ĐẠI PHÁT

Chuyên ngành: Kế toán
Mã ngành: 60340301

LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ
Người hướng dẫn khoa học:


TS. PHẠM NGỌC TOÀN

TP Hồ Chí Minh - năm 2016

---------------


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu
trong luận văn là trung thực. Những kết quả trong luận văn chưa từng được ai công
bố trong bất kỳ công trình nghiên cứu nào khác.

Tác giả luận văn

Trần Thị Cẩm Hằng


MỤC LỤC
Trang
Trang phụ bìa
Lời cam đoan
Mục lục
Danh mục các chữ viết tắt
Danh mục các bảng, hình vẽ, sơ đồ
PHẦN MỞ ĐẦU ...................................................................................................................
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ PHƯƠNG PHÁP CHI PHÍ KAIZEN VÀ
VIỆC KIỂM SOÁT CHI PHÍ. ...........................................................................................1
1.1 TỔNG QUAN VỀ KIỂM SOÁT CHI PHÍ ............................................................1
1.1.1 Sự cần thiết của việc kiểm soát chi phí trong doanh nghiệp ................................1
1.1.2 Khái niệm về kiểm soát chi phí ...............................................................................1

1.1.3 Đặc điểm của hệ thống kiểm soát chi phí...............................................................2
1.1.4 Chu trình kiểm soát chi phí ......................................................................................4
1.2 TỔNG QUAN VỀ PHƯƠNG PHÁP KAIZEN VÀ CHƯƠNG TRÌNH 5S......4
1.2.1 Tổng quan về phương pháp chi phí Kaizen ...........................................................4
1.2.1.1 Khái niệm chi phí Kaizen ......................................................................................4
1.2.1.2 Đặc điểm của phương pháp chi phí Kaizen ........................................................6
1.2.1.3 Lợi ích của phương pháp chi phí Kaizen .............................................................7
1.2.2 Cách thức thực hiện phương pháp chi phí Kaizen.................................................8
1.2.2.1 Thực hiện phương pháp chi phí Kaizen dựa trên chi phí trực tiếp: ..................8
1.2.2.2 Thực hiện phương pháp chi phí Kaizen dựa trên chi phí gián tiếp: .............. 11


1.2.3 Chương trình 5S ...................................................................................................... 13
1.3 KIỂM SOÁT CHI PHÍ THEO PHƯƠNG PHÁP TRUYỀN THỐNG VÀ
KIỂM SOÁT CHI PHÍ THEO PHƯƠNG PHÁP CHI PHÍ KAIZEN ...................... 16
1.3.1 Kiểm soát chi phí theo phương pháp truyền thống ............................................ 16
1.3.2 Kiểm soát chi phí theo phương pháp chi phí Kaizen......................................... 19
1.3.3 So sánh kiểm soát chi phí theo truyền thống với phương pháp chi phí Kaizen
……………………………………………………………………………….21
1.4 KINH NGHIỆM CỦA CÁC CÔNG TY ÁP DỤNG PHƯƠNG PHÁP CHI
PHÍ KAIZEN THÀNH CÔNG ....................................................................................... 23
KẾT LUẬN CHƯƠNG 1 ................................................................................................ 26
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG VỀ VIỆC KIỂM SOÁT CHI PHÍ CỦA CÔNG TY
TNHH TM DV NÔNG LÂM THỦY SẢN TÂN ĐẠI PHÁT ................................... 27
2.1 GIỚI THIỆU KHÁI QUÁT VỀ CÔNG TY TNHH TM DV NLTS TÂN ĐẠI
PHÁT ................................................................................................................................. 27
2.1.1 Lịch sử hình thành, phát triển của công ty ........................................................... 27
2.1.2 Cơ cấu tổ chức công ty ........................................................................................... 28
2.1.3 Tình hình tài sản của công ty ................................................................................. 28
2.1.4 Quy trình hoạt động sản xuất của công ty ........................................................... 28

2.1.5 Tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty qua các năm 2013, 2014,
2015…................................................................................................................................ 28
2.1.6 Sơ lược về tổ chức công tác kế toán tại công ty. ................................................ 32
2.1.6.1 Sơ đồ bộ máy kế toán .......................................................................................... 32
2.1.6.2 Trách nhiệm và quyền hạn từng phần hành kế toán....................................... 32
2.1.6.3 Chế độ, chính sách kế toán áp dụng ................................................................. 33


2.1.7 Đặc điểm của ngành sản xuất kinh doanh thuốc thú y thủy sản tại Việt Nam
ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty TNHH NLTS Tân Đại
Phát ………………………………………………………………………………..33
2.2 KHẢO SÁT THỰC TRẠNG CÔNG TÁC KIỂM SOÁT CHI PHÍ TẠI CÔNG
TY TNHH TM DV NLTS TÂN ĐẠI PHÁT................................................................ 34
2.2.1 Phương pháp khảo sát............................................................................................. 34
2.2.2 Kết quả khảo sát: ..................................................................................................... 35
2.2.2.1 Định mức chi phí tại công ty: ............................................................................. 37
2.2.2.2 Công tác lập dự toán và việc kiểm soát chi phí tại công ty ............................ 39
2.2.2.3 Phân tích biến động chi phí trong sản xuất: ...................................................... 44
2.3 ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG KIỂM SOÁT CHI PHÍ TẠI CÔNG TY ........... 50
2.3.1 Ưu điểm ................................................................................................................... 50
2.3.2 Những mặt còn hạn chế ......................................................................................... 51
2.3.3 Nguyên nhân những hạn của hệ thống kiểm soát chi phí tại công ty .............. 54
KẾT LUẬN CHƯƠNG 2 ................................................................................................ 56
CHƯƠNG 3: MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM HOÀN THIỆN VIỆC KIỂM SOÁT
CHI PHÍ TẠI CÔNG TY TNHH TM DV NLTS TÂN ĐẠI PHÁT ......................... 57
3.1 CÁC GIẢI PHÁP NHẰM HOÀN THIỆN HỆ THỐNG KIỂM SOÁT CHI
PHÍ TẠI CÔNG TY ......................................................................................................... 57
3.1.1 Hoàn thiện về công tác tổ chức kiểm soát chi phí.............................................. 57
3.1.2 Hoàn thiện về công tác lập định mức chi phí ...................................................... 57
3.1.3 Hoàn thiện về công tác lập dự toán ...................................................................... 59

3.1.4 Hoàn thiện về công tác phân tích biến động chi phí .......................................... 60


3.2 Hoàn thiện việc kiểm soát chi phí theo phương pháp chi phí Kaizen tại công ty
………………………………………………………………………………..64
3.2.1 Thực hiện cắt giảm chi phí tại công ty ................................................................. 65
3.2.2 Áp dụng kỹ thuật chi phí Kaizen để kiểm soát chi phí....................................... 67
3.2.3 Thực hiện việc cắt giảm chi phí liên tục thông qua chương trình 5S ............... 71
3.2.4 Điều kiện để vận dụng phương pháp chi phí Kaizen vào kiểm soát chi phí tại
công ty TNHH NLTS Tân Đại Phát ............................................................................... 74
3.3 Các kiến nghị thực hiện .......................................................................................... 76
KẾT LUẬN CHƯƠNG 3 ................................................................................................ 77
KẾT LUẬN ....................................................................................................................... 78


DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
TYTS

: Thú y thủy sản

ĐBSCL

: Đồng Bằng Sông Cửu Long

NN&PTNT

: Nông nghiệp & Phát triển nông thôn

ĐHGHN


: Đại học Quốc Gia Hà Nội

TNHH TM DV NLTS: Trách nhiệm hữu hạn thương mại dịch vụ nông lâm thủy sản
KTQT

: Kế toán quản trị

CSVC

: Cơ sở vật chất

KMCP

: Khoản mục chi phí

CPSX

: Chi phí sản xuất

CPBH

: Chi phí bán hàng

CPQL

: Chi phí quản lý

PX

: Phân xưởng


SX

: Sản xuất

SXKD

: Sản xuất kinh doanh

SP

: Sản phẩm

NVL

: Nguyên vật liệu

NCTT

: Nhân công trực tiếp

SXC

: Sản xuất chung

CNV

: Công nhân viên



DANH MỤC CÁC BẢNG, HÌNH, SƠ ĐỒ
Tên Bảng

Trang

Bảng 1.1 Sự khác biệt giữa chi phí định mức và chi phí Kaizen ................................22
Bảng 2.1: Bảng phân tích Kết quả hoạt động kinh doanh của công ty TĐP qua các
năm 2013, 2014, 2015......................................................................................................31
Bảng 2.2 Kết quả khảo sát về phân định quyền hạn và trách nhiệm...........................36
Bảng 2.3 Kết quả khảo sát về hoạt động dự toán và kiểm soát chi phí ......................37
Bảng 2.4: Định mức chi phí NVL cho 1000 kg sản phẩm TĂCN dạng viên ...................39
Bảng 2.5: Bảng phân tích tình hình biến động chi phí sản xuất của quy trình chế
biến TĂCN dạng viên trong quý 1,2,3/2015 ..................................................................49
Bảng 3.1: Kế ho ạch kinh doanh tháng 1/2015 ..............................................................65
Bảng 3.2: Chi phí cắt giảm được của T1/2015 so với T12/2014.................................67
Bảng 3.3: Chi phí Kaizen mong muốn của tất cả các phân xưởng T1/2015............69
Bảng 3.4: Chi phí Kaizen mong muốn của từng phân xưởng T1/2015 ....................71
Bảng 3.5: Nội dung thực hiện Shitsuke .........................................................................73
Bảng 3.6: Đánh giá ảnh hưởng của 5S đến các hoạt động của công ty .......................74
Tên Sơ đồ ...............................................................................................................................
Sơ đồ 1.1 Các loại hình chi phí Kaizen ............................................................................ 6
Sơ đồ 1.2 Quy trình giai đoạn Kaizen từ trên xuống và từ dưới lên ............................. 9
Sơ đồ 1.3: Chương trình Kaizen áp dụng với chi phí sản xuất chung ........................12
Sơ đồ 1.4: Sơ đồ tổng quát phân tích biến động chi phí sản xuất ..............................17
Sơ đồ 2.1: Sơ đồ bộ máy kế toán tại công ty TNHH NLTS Tân Đại Phát ...............33
Sơ đồ 2.2: Quy trình quản lý đối với quá trình thu mua - nhập kho NVL .................42


Sơ đồ 2.3: Quy trình quản lý đối với quá trình xuất kho cho sản xuất sản phẩm ....43
Sơ đồ 3.1: Các bước thực hiện chương trình 5S tại công ty TNHH NLTS Tân Đại

Phát ......................................................................................................................................73


PHẦN MỞ ĐẦU
1. Sự cần thiết của đề tài
Ở vị trí địa lý của nước ta, với hệ thống sông ngòi dày đặc, ngành sản xuất
thủy sản là một trong những ngành quan trọng. Tuy nhiên có một thực tế đang
diễn ra ở các vùng nuôi trồng thủy sản trọng điểm của nước ta là nông dân ngày
càng lâm vào cảnh khó khăn do giá bán sản phẩm không tăng (chính sách giá
cạnh tranh của nhà nước khi xuất khẩu), trong khi dịch bệnh ngày càng hoành
hành, môi trường bị ô nhiễm nghiêm trọng, chất lượng các loại thức ăn, thuốc thú
y thủy sản không được đảm bảo và tăng giá vô tội vạ. Thuốc Thú y thủy sản luôn
đứng hàng thứ 3 (5-10%) trong tổng chi phí cho nuôi cá tra và nuôi tôm, chỉ sau
chi phí thức ăn (50-80%) và con giống (7-15%). Nhu cầu về thuốc thú y thủy sản
sẽ còn tiếp tục tăng; tính từ 2000 tới 2003 số công ty kinh doanh thuốc TYTS
cho nuôi cá tra ở khu vực trung tâm ĐBSCL đã tăng từ 18 lên 115 và số mặt
hàng thuốc TYTS đã tăng lên tới 145. Đối với nuôi tôm ven biển của ĐBSCL thì
từ nuôi quảng canh cải tiến có sử dụng khoảng 15 mặt hàng thuốc TYTS đã tăng
tới 983 mặt hàng cho nuôi TC/BTC (trong trại sản xuất tôm giống sử dụng 35
mặt hàng,…).1
Trước những khó khăn của người nông dân, cơ quan nhà nước đã tiến hành
kiểm soát giá cả của các mặt hàng thuốc thú y thủy sản; Bên cạnh đó, với số
lượng doanh nghiệp tham gia vào thị trường thuốc thú y thủy sản ngày càng tăng
khiến cho mức độ cạnh tranh giữa các doanh nghiệp trong ngành càng trở nên
gay gắt. Và tại công ty TNHH TM DV NLTS Tân Đại Phát, vấn đề kiểm soát chi
phí được xem là tôn chỉ hàng đầu trong công tác quản trị; Tuy nhiên, các nhà
quản trị công ty vẫn chưa tìm được một công cụ giúp kiểm soát tốt chi phí như
mong muốn. Họ chưa có những bộ phận chuyên về lập dự toán cũng như phân
1


(Nguồn: Trích từ luận án của nhóm tác giả Nguyễn Thị Phương Nga, Lê Xuân Sinh và Nguyễn Thị Kim

Quyên "phân tích của hoạt động của các cơ sở sản xuất kinh doanh thức ăn thủy sản cho nuôi tôm sú và cá tra ở
đồng bằng sông Cửu Long",2014, ĐH Cần Thơ)


tích các biến động chi phí để tìm ra nguyên nhân của những biến động nhằm đưa
ra các giải pháp ứng phó kịp thời. Việc kiểm soát chi phí tại công ty chủ yếu dựa
vào các báo cáo của phòng kế toán, báo cáo bán hàng và áp dụng theo những quy
trình sản xuất đã lập sẵn. Chính vì vậy công ty không chủ động được dòng tiền,
tiền tồn quỹ khá nhiều nhưng vẫn không mua được nguyên liệu giá rẻ; Sau năm
năm hoạt động công ty vẫn chưa là công ty lớn, hoạt động sản xuất kinh doanh
của công ty bị ảnh hưởng bởi tình hình xuất khẩu thủy sản, giá cả các chế phẩm
hóa học, sinh học và cả mức độ cạnh tranh của các đối thủ trong ngành.
Trong khi đó, qua nghiên cứu, tìm hiểu, người viết nhận thấy có nhiều
công cụ khá hiện đại đáp ứng được mong muốn mà công ty đặt ra và nổi bật
trong số đó chính là phương pháp chi phí Kaizen của người Nhật Bản. Bằng
chứng là hiện tại có rất nhiều công ty trên thế giới đang áp dụng phương pháp
này và một số công ty đã thành công trên thế giới, tiêu biểu như Toyota, Canon,
Coca Cola…Hiện tại ở Việt Nam cũng đã có nhiều doanh nghiệp áp dụng
phương pháp này.
Vì những lý do trên, người viết đã lựa chọn đề tài “Vận dụng phương pháp
chi phí Kaizen để hoàn thiện việc kiểm soát chi phí tại công ty TNHH TM DV
NLTS Tân Đại Phát”
2. Phần tổng quan các nghiên cứu trước đây:
Qua nghiên cứu tìm hiểu, người viết nhận thấy có rất nhiều đề tài nghiên cứu
về kế toán quản trị chi phí trong các doanh nghiệp, một số luận văn tiêu biểu như
sau:
2.1 Các nghiên cứu nước ngoài:
Felipe Nogueira Mendes (2015) – “Kaizen aplicado a logistica

Farmaceutica”
Báo cáo này viết bằng tiếng Tây Ban Nha, được thực hiện ở công ty Plural
- Cooperative. Logistics là một trong những lĩnh vực quan trọng nhất của tổ
chức. Việc tiến hành cải tiến các hoạt động Logistics là công việc khó khăn, đòi


hỏi phải được thực hiện trong suốt cuộc đời của công ty. Các vấn đề được đề cập
trong báo cáo này là phù hợp với các phương pháp cải tiến liên tục theo các
nguyên tắc của chi phí Kaizen. Nghiên cứu đã chỉ ra rằng:
 Mô hình quản lý hiện tại là thiếu thời gian để cải tiến liên tục, do
đó nó bị lỗi thời
 Một mô hình pull – flow dựa trên chuỗi cung ứng của ngành
Logistics và phát triển chương trình Kaizen ở Toyota là những
nguyên tắc cơ bản cho sự phát triển của một Logistics có thể giúp
thêm giá trị cho cả công ty và khách hàng. (Hệ thống này gồm:
Chất lượng; định hướng chiến lược; Loại bỏ chất thải; Phát triển
nhân sự; Các quá trình và kết quả;....)
Olabisi Jayeola et al (2012) – “Kaizen cost management technique and
profitability of small and medium scale enterprise (SMEs) in Ogun state,
Nigeria”
Sử dụng phương pháp nghiên cứu định lượng, nghiên cứu này tập trung vào
việc xem xét mối quan hệ giữa phương pháp chi phí Kaizen và các doanh nghiệp
vừa & nhỏ tại Nigeria thông qua việc đánh giá các thành phần chi phí có trong
doanh nghiệp vừa & nhỏ; phân tích kỹ thuật quản lý chi phí của loại hình doanh
nghiệp này và chỉ ra được mối liên quan giữa phương pháp chi phí Kaizen và lợi
nhuận của doanh nghiệp vừa và nhỏ. Kết quả nghiên cứu chỉ ra rằng:
 Các doanh nghiệp vừa và nhỏ khi chủ động thực hiện việc cắt giảm
chi phí liên tục sẽ đạt được thành công dù là thời kỳ kinh tế suy thoái
hay phục hồi.
 Các doanh nghiệp vừa và nhỏ có khả năng xác định và ứng dụng kỹ

thuật quản lý chi phí hiệu quả để đạt được các lợi thế cạnh tranh, dẫn
đầu chi phí.
 Các doanh nghiệp này nên áp dụng chi phí Kaizen trong một thời gian
dài để đảm bảo được khả năng cắt giảm chi phí, tăng lợi nhuận và có
khả năng loại bỏ đối thủ cạnh tranh.


Osisioma (2010) – “ Product Cost Management via the Kaizen Costing
System: Perception of Accountants”
Tác giả sử dụng phương pháp đánh giá thực nghiệm với cỡ mẫu là 60
người bao gồm kế toán trong các doanh nghiệp sản xuất và dịch vụ ở Anambra
và Đông Nam Nigeria. Ba giả thuyết đã được xây dựng và thử nghiệm trong
nghiên cứu. Ngoài thống kê mô tả, kiểm định phi tham số Mann-Whitney và
kiểm định Kolmogorov-Smirnov; phân tích đa biến (MANOVA) đã được sử
dụng trong việc phân tích các dữ liệu sơ cấp. Kết quả của các phân tích cho thấy:
Việc thực hiện kiểm soát chi phí theo chi phí Kaizen sẽ giúp giảm chi phí nguyên
liệu và cũng làm giảm chi phí sử dụng lao động. Dựa vào đó, nghiên cứu khuyến
cáo rằng các công ty sản xuất Nigeria nên chấp nhận việc áp dụng hệ thống chi
phí Kaizen. Tuy nhiên, cần phải kết hợp với chiến lược công ty và nền văn hóa
kaizen.
2.2 Các nghiên cứu trong nước:
Hiện tại ở Việt Nam có rất ít nghiên cứu ứng dụng liên quan đến phương
pháp chi phí Kaizen. Một số nghiên cứu liên quan tiêu biểu như sau:
 Nguyễn Thị Hạ (2014) – “Vận dụng phương pháp chi phí Kaizen để tổ
chức hệ thống kế toán chi phí cho công ty TNHH SungWoo Vina”
Mục tiêu của luận văn này là hệ thống hóa và phát triển các lý luận chung về
chi phí Kaizen phục vụ hiệu quả cho công việc quản trị nội bộ. Luận văn phân
tích, đánh giá thực trạng hệ thống kế toán chi phí tại công ty sản xuất Sung Woo
Vina, từ đó xây dựng cách thức để thực hiện hệ thống chi phí Kaizen giúp tiết
kiệm chi phí một cách hiệu quả, có thể cung cấp thông tin hữu ích cho nhà quản

trị trong việc ra quyết định trong môi trường cạnh tranh khắc nghiệt như ngày
nay. Luận văn trình bày khá cụ thể các khái niệm liên quan đến chi phí Kaizen,
tuy nhiên luận văn cũng chỉ dừng lại ở mặt lý thuyết chung chung.
 Trần Thị Dự (2012) - “Hoàn thiện kế toán chi phí với việc tăng cường
quản trị chi phí trong các doanh nghiệp chế biến thức ăn chăn nuôi.”


Luận văn đã hệ thống hoá và phát triển lý luận về kế toán chi phí trong các
doanh nghiệp sản xuất đồng thời thực hiện khảo sát và đánh giá thực trạng công
tác kế toán chi phí trong các doanh nghiệp chế biến thức ăn chăn nuôi tại Việt
Nam. Từ đó, đưa ra các giải pháp và điều kiện áp dụng kế toán chi phí trong các
doanh nghiệp chế biến thức ăn chăn nuôi tại Việt Nam nhằm tăng cường công
tác quản trị chi phí trong loại hình doanh nghiệp này…
3. Mục tiêu nghiên cứu của Luận Văn:
Mục tiêu chính của luận văn là vận dụng phương pháp chi phí Kaizen để
hoàn thiện việc kiểm soát chi phí tại công ty TNHH TM DV NLTS Tân Đại
Phát.Tác giả sẽ đi theo hướng nghiên cứu ứng dụng, tìm hiểu kỹ thuật tính toán
của phương pháp chi phí Kaizen và gợi ý những giải pháp thiết thực nhất giúp
hoàn thiện hệ thống kiểm soát chi phí của công ty TNHH TM DV NLTS Tân Đại
Phát để có thể đáp ứng tốt hơn với môi trường cạnh tranh mới. Mục tiêu chính
này được tác giả cụ thể hóa thành các mục tiêu cụ thể như sau:
Thứ nhất: Hệ thống hóa những nền tảng lý thuyết về kiểm soát chi phí,
phương pháp chi phí Kaizen và các chương trình ứng dụng liên quan đến kiểm
soát chi phí.
Thứ hai: Tìm hiểu thực trạng, từ đó phân tích, đánh giá ưu, nhược điểm của
hệ thống kiểm soát chi phí tại Công ty TNHH TM DV NLTS Tân Đại Phát và
xác định nguyên nhân những tồn tại, hạn chế hiện nay và gợi ý giải pháp giúp
hoàn thiện hệ thống kiểm soát chi phí của công ty dựa theo kỹ thuật tính của
phương pháp chi phí Kaizen.
4. Phạm vi nghiên cứu

Phạm vi về nội dung nghiên cứu: Nghiên cứu về phương pháp chi phí
Kaizen giúp kiểm soát chi phí theo hướng kỹ thuật tính toán kết hợp với phương
pháp phân tích chênh lệch; chương trình 5S.
Phạm vi về không gian nghiên cứu: công ty TNHH TM DV NLTS Tân
Đại Phát, 71/4A Bình Thới, Phường 11, Quận 11 TPHCM.
Thời gian nghiên nghiên cứu: Năm 2013,2014, 2015


5. Phương pháp nghiên cứu của luận văn:
Phương pháp nghiên cứu định tính được vận dụng chủ yếu trong luận văn
là:
* Phương pháp thống kê kinh tế
Mục đích nhằm:
-

Sử dụng dữ liệu từ thống kê của các tổ chức như tổng cục thống kê, tổng

cục thủy sản, cục thú y….;
-

Điều tra, thu thập số liệu sơ cấp và thứ cấp về định mức, chi phí sản xuất

trong năm 2015 đặc biệt là của quý 1,2 và 3 của quy trình sản xuất thức ăn dạng
viên tại phân xưởng sản xuất.
-

Tổng hợp, phân loại, phân tích số liệu phản ánh tình hình chi phí sản xuất

kinh doanh của quy trình sản xuất cũng như việc kiểm soát chi phí tại công ty.
* Phương pháp phân tích thông tin chi phí

-

Phân tích thông tin chi phí bao gồm phân tích tình hình thực hiện dự toán

chi phí, phân tích tính hình biến động chi phí thực hiện của ký này so với kỳ
trước, phương pháp phân tích thay thế liên hoàn, phân tích hiệu quả của việc
kiểm soát chi phí…
* Phương pháp phỏng vấn :
Trong đề tài này tác giả có thực hiện phỏng vấn chuyên sâu đối với các nhà
quản lý - người chịu trách nhiệm trong vấn đề kiểm soát chi phí, để nắm bắt được
nguyên nhân của việc phát sinh chi phí.
Mặc khác, vì đây là đề tài nghiên cứu khoa học ứng dụng nên người viết đã
tìm hiểu thật sâu về kỹ thuật tính chi phí Kaizen, các bước thực hiện cũng như
điều kiện vận dụng chi phí Kaizen. Kiểm định, khảo sát từ nền tảng lý thuyết ứng
dụng vào thực tiễn tại công ty TNHH TM DV NLTS Tân Đại Phát nhằm giúp
cho việc kiểm soát chi phí tại công ty được hoàn thiện hơn.
6. Kết cấu của đề tài:
Ngoài phần phần mở đầu và kết luận, nội dung chính của luận văn được


trình bày trong ba chương:
Chương 1: Cơ sở lý luận về phương pháp chi phí Kaizen và việc kiểm soát chi
phí
Chương 2: Thực trạng về việc kiểm soát chi phí của công ty TNHH TM DV
NLTS Tân Đại Phát
Chương 3: Một số giải pháp nhằm hoàn thiện việc kiểm soát chi phí tại công ty
TNHH TM DV NLTS Tân Đại Phát


1


CHƯƠNG 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ PHƯƠNG PHÁP CHI PHÍ KAIZEN
VÀ VIỆC KIỂM SOÁT CHI PHÍ.
1.1 TỔNG QUAN VỀ KIỂM SOÁT CHI PHÍ
1.1.1 Sự cần thiết của việc kiểm soát chi phí trong doanh nghiệp
Có nhiều quan điểm, cách lập luận khác nhau nhưng nhìn chung, các công
ty, các nhà quản trị đều hiểu rằng việc kiểm soát chi phí là cần thiết và rất quan
trọng trong hoạt động sản xuất kinh doanh. Bởi:
+ Ngày nay, cùng với tốc độ phát triển của khoa học kỹ thuật, yêu cầu của
khách hàng ngày càng phức tạp. Việc kiểm soát chi phí tốt sẽ giúp các công ty
nâng cao năng suất lao động, giảm chi phí. Từ đó làm giảm giá thành sản phẩm,
cải thiện vị thế cạnh tranh và nâng cao lợi nhuận.(chapter 1, cost control)
+ Kiểm soát chi phí là nhu cầu cơ bản nhằm hoàn thiện các quyết định quản
lý trong lĩnh vực tài chính. Thẩm định tính đúng sai, hiệu quả của các khoản chi
phí. Đồng thời kiểm soát được những yếu tố ảnh hưởng đến tính hợp lý và khi
kiểm soát chi phí được mở rộng đối tượng tham gia trong toàn doanh nghiệp sẽ
tăng khả năng hợp tác hiệu quả giữa các ban ngành, các bộ phận, các cá nhân.
(TS Nguyễn Đại Thắng, 2003)
+ Việc có hệ thống kiểm soát chi phí sẽ giúp phân chia chức năng của các
phòng ban. Từ đó việc giám sát và quy trách nhiệm sẽ rõ ràng; các nhân viên sẽ
làm việc hiệu quả hơn. ()
+ Kiểm soát chi phí giúp công ty có quy trình làm việc minh bạch, rõ ràng,
gọn nhẹ, tiết kiệm và dễ giám sát hơn. Và thông qua các thủ tục kiểm soát các
công ty sẽ hạn chế được việc lạm dụng quyền hành của nhân viên. Bên cạnh đó,
việc kiểm soát chi phí còn giúp công ty chủ động trong việc lập dự toán ngân
sách và có kế hoạch tài chính tốt hơn.;…. ()
1.1.2 Khái niệm về kiểm soát chi phí



2

Kiểm soát là quá trình theo dõi, xem xét, đối chiếu, đánh giá toàn bộ các
chính sách, thủ tục do doanh nghiệp thiết lập, thực hiện nhằm ngăn chặn những
gian lận, giảm thiểu sai sót, ngăn ngừa rủi ro để đạt được mục tiêu kinh doanh,
đảm bảo tốt việc thực hiện các chính sách và thủ tục đã được thiết lập.
Kiểm soát chi phí là việc thực hành quản lý hoặc cắt giảm chi phí bằng cách
tổng hợp, xác định, phân tích chi phí và đánh giá xem liệu những chi phí là hợp
lý?. (www.investopedia.com).
Mosby's Medical Dictionary, 8th edition (2009), định nghĩa kiểm soát chi
phí là quá trình kiểm soát chi tiêu trong giới hạn ngân sách bằng việc giám sát và
đánh giá việc thực hiện chi phí. Hay nói cách khác: Kiểm soát chi phí là quá trình
giám sát và điều tiết chi tiêu.
Accountlearning.blogspot, khẳng định rằng kiểm soát chi phí là việc để đảm
bảo rằng chi phí thực tế cho từng yếu tố chi phí phải nằm trong ngân sách.
Nói tóm lại, theo quan điểm của tác giả thì kiểm soát chi phí là một quá
trình gồm nhiều bước như: tổng hợp, xác định, phân tích, đánh giá,… chi phí để
đảm bảo những chi phí là phù hợp và nằm trong một giới hạn nhất định. Quá
trình này giúp các nhà quản lý doanh nghiệp xác định các mục tiêu cắt giảm chi
phí để đạt được mục tiêu trong kinh doanh.
1.1.3 Đặc điểm của hệ thống kiểm soát chi phí
Một hệ thống kiểm soát chi phí hiệu quả có những đặc điểm sau:
Độ chính xác: Kiểm soát chi phí hiệu quả hướng đến việc phát triển một hệ
thống cung cấp những thông tin chính xác nhất có thể. Thông tin chính xác là
điều cần thiết cho các quyết định quản lý có hiệu quả và ngược lại, thông tin
không chính xác có thể khiến cho việc ra quyết định trở nên sai lầm/
Kịp thời: Có rất nhiều vấn đề cần chú ý ngay lập tức. Nếu thông tin về vấn
đề không được quản lý một cách kịp thời, sau đó thông tin như vậy có thể trở
nên vô ích và thiệt hại có thể xảy ra. Theo đó kiểm soát phải đảm bảo rằng thông
tin đến với nhà quản trị khi họ cần để có thể đưa ra giải pháp hoặc đưa ra quyết

định quan trọng.


3

Tính linh hoạt: Môi trường kinh doanh rất năng động; công nghệ thay đổi
rất nhanh, một hệ thống kiểm soát cứng nhắc sẽ không phù hợp với một môi
trường thay đổi. Những thay đổi này làm nổi bật sự cần thiết của tính linh hoạt
trong kế hoạch cũng như trong kiểm soát chi phí.
Lập kế hoạch chiến lược phải cho phép điều chỉnh cơ hội và các yếu tố rủi
ro bất ngờ. Tương tự vậy, các nhà quản lý cũng phải điều chỉnh các phương
pháp, kỹ thuật kiểm soát và cả hệ thống khi cần thiết.
Sự chấp nhận: Một hệ thống kiểm soát mà khó hiểu có thể gây ra những
sai sót ngoài ý muốn; có thể khiến người lao động thất vọng và thậm chí là bực
bội.
Theo đó, hệ thống kiểm soát chi phí phải được người lao động đồng ý rằng
nó là cần thiết, thích hợp và bản thân nó không tác động tiêu cực đến nỗ lực của
người lao động trong việc đạt được những mục tiêu cá nhân và mục tiêu của cả
công ty.
Sự hòa hợp: Khi việc kiểm soát phù hợp với các giá trị và văn hóa, hài hòa
với các chính sách của công ty thì sẽ dễ dàng hơn trong thực hiện.
Tính khả thi về kinh tế: Hệ thống phải hợp lý và có tính khả thi về mặt
kinh tế, những lợi ích nhận được phải lớn hơn chi phí bỏ ra để thực hiện một hệ
thống kiểm soát.
Vị trí chiến lược: Kiểm soát chi phí nhấn mạnh những điểm kiểm soát then
chốt, những nơi chiếm nhiều thời gian và tiền bạc và nếu thất bại (hay nói cách
khác là khi có độ lệch quá lớn so với dự kiến ban đầu) thì tổn thất là lớn nhất.
Những khu vực này bao gồm kiểm soát sản xuất, bán hàng, tài chính và dịch vụ
khách hàng.
Hành động khắc phục: Một hệ thống kiểm soát chi phí không chỉ kiểm tra

và xác định độ lệch mà còn được lập trình để đề xuất các giải pháp khắc phục
những sai lệch.
Nhấn mạnh vào ngoại lệ: Một hệ thống kiểm soát chi phí nên làm việc
trên nguyên tắc ngoại lệ, nhà quản trị không phải bận tâm với các hoạt động đang
chạy trơn tru, họ hướng về lỗi và sự không phù hợp. Điều này sẽ loại bỏ việc


4

giám sát không cần thiết, các báo cáo ít hơn, có lợi hơn và giúp tránh lãng phí
thời gian quản lý.
( www.yourarticlelibrary.com)
1.1.4 Chu trình kiểm soát chi phí
Để tiến hành kiểm soát chi phí các nhà quản lý doanh nghiệp cần phải đưa
ra các tiêu chuẩn, nội dung và mục tiêu kiểm soát chi phí dựa trên các nguyên tắc
thống nhất. Từ đó xây dựng hệ thống kiểm soát chi phí trong doanh nghiệp với
những hình thức, phương tiện, công cụ kiểm soát thích hợp và cuối cùng là có
các giải pháp điều chỉnh.
Bốn bước sau đây có liên quan đến việc kiểm soát chi phí:
+ Bước 1: Thiết lập mục tiêu và chi phí định mức: kết quả thực hiện đo về
số lượng, chất lượng, chi phí, hoặc thời gian trong thực hiện nhiệm vụ.
+ Bước 2: Đo hiệu suất thực tế: Phải xác định sự khác biệt đáng kể giữa kết
quả thực tế và kế hoạch ban đầu.
+ Bước 3: So sánh kết quả với các mục tiêu và định mức
+ Bước 4: Hành động khắc phục, đưa ra tình huống cần chú ý (những ngoại
lệ có thể phát sinh,…)
(chapter 13- control processes and systems of John Wiley & Sons Canada)
Chu trình kiểm soát chi phí liên tục lặp đi lặp lại và được thực hiện song
song với quá trình lập, thực hiện và điều chỉnh kế hoạch của doanh nghiệp.
1.2 TỔNG QUAN VỀ PHƯƠNG PHÁP KAIZEN VÀ CHƯƠNG TRÌNH 5S

1.2.1 Tổng quan về phương pháp chi phí Kaizen
1.2.1.1 Khái niệm chi phí Kaizen
Kaizen là thuật ngữ tiếng Nhật. Kaizen là những cải tiến nhỏ thực hiện từng
bước trong một thời gian dài.
“Chi phí Kaizen là một phương pháp quản lý sản xuất để đảm bảo rằng một
sản phẩm đáp ứng được yêu cầu của khách hàng về chất lượng, chức năng và giá
cả để duy trì năng lực cạnh tranh của sản phẩm”. (Ellram, 2000).


5

Theo Yashihuro Monden, phương pháp chi phí Kaizen là việc duy trì mức
chi phí hiện tại cho các sản phẩm hiện đang được sản xuất thông qua những nỗ
lực có hệ thống để đạt mức chi phí mong muốn.
Theo Adeniji (2011), chi phí Kaizen là quá trình liên tục cải tiến, khuyến
khích liên tục giảm chi phí bằng cách thắt chặc các “tiêu chuẩn”. Mục tiêu giảm
chi phí để thiết lập cho mỗi quá trình, và sau đó áp dụng phân tích giá trị và giá
trị kỹ thuật để đạt được các mục tiêu đề ra. Adeniji kết luận rằng chi phí Kaizen
dựa trên việc trao quyền rộng rãi cho nhân viên vì nhân viên được cho là có kiến
thức chuyên sâu về cải tiến quy trình sản xuất, họ được xem là gần gũi nhất với
quy trình sản xuất và khách hàng, điều này luôn mang đến cho họ cái nhìn sâu
sắc hướng tới việc giảm chi phí.
Tổng hợp các quan điểm của Adenniji, 2011; Ellram, 2000 và Yashihuro
Monden, có thể hiểu rằng: chi phí Kaizen là một phương pháp quản lý nhằm cải
tiến liên tục hệ thống sản xuất để cắt giảm chi p hí, được thực hiện trong quá
trình sản xuất sản phẩm thông qua các mục tiêu cắt giảm chi phí.
Phương pháp chi phí Kaizen tập trung vào quá trình sản xuất - cải thiện quá
trình cài đặt, cải thiện tình hình sử dụng máy để giảm lãng phí, tăng cường đào
tạo, động viên công nhân nhằm khuyến khích công nhân phát hiện và thực hiện
những thay đổi hàng ngày có lợi, có thể cải thiện chi phí và chất lượng sản phẩm.

Trong phương pháp chi phí Kaizen, người quản lý sẽ thiết lập những mục
tiêu cắt giảm chi phí cho sản phẩm; Sau đó, các nhóm làm việc được thành lập.
Một khi mục tiêu giảm chi phí được hoàn tất, các nhóm làm việc được tự do
trong cách thức đạt được các mục tiêu này. Nói chung, chỉ có chi phí sản xuất sản
phẩm là được kiểm soát trực tiếp bởi các nhà xưởng. Kết quả tạm thời được xác
định sau ba tháng để đánh giá liệu rằng các nhóm làm việc có tiến triển nhằm đạt
được các mục tiêu đó. Nếu các nhóm làm việc không đáp ứng tiến độ trong mục
tiêu đã đề ra, nhà quản lý phải tìm hiểu lý do. Nguyên do có thể là mục tiêu đã
được thiết lập một cách vô lý như: mục tiêu quá cao hay ngoài tầm kiểm soát của
họ. Thông thường, chi phí trước kia của mỗi sản phẩm nên được sử dụng làm cơ


6

sở để bắt đầu cho mục tiêu cắt giảm chi phí Kaizen hiện tại. Chi phí sau đó phải
giảm trong từng giai đoạn kế tiếp để đáp ứng các mục tiêu về lợi nhuận (Monden,
2000).
1.2.1.2 Đặc điểm của phương pháp chi phí Kaizen
Khi áp dụng ở nơi làm việc, Kaizen nghĩa là cải tiến liên tục và nó đòi hỏi
sự cam kết và nỗ lực liên tục của mọi người, các cán bộ quản lý cũng như mỗi
cán bộ công nhân viên. Kaizen không phục vụ cho mục đích ngắn hạn. Kaizen là
những cải tiến nhỏ thực hiện từng bước trong một thời gian dài.
Kiểm soát chi phí theo chi phí Kaizen gồm 2 loại: kiểm soát chi phí Kaizen
chung (general Kaizen costing) và chi phí Kaizen cụ thể (item-specific Kaizen
costing).
Chi phí trực tiếp
Chi phí Kaizen
chung
Chi phí
Kaizen


Chi phí gián tiếp

Sản phẩm cụ thể
Chi phí Kaizen
cụ thể
Bộ phận cụ thể
Sơ đồ 1.1 Các loại hình chi phí Kaizen

(Nguồn: Chapter 8: Kaizen Costing for existing Products - Handbook of Cost
Management)
Chi phí Kaizen chung: gồm chi phí trực tiếp (nguyên vật liệu trực tiếp,
nhân công trực tiếp, bảo trì trang thiết bị) và chi phí gián tiếp. Khi thực hiện các
chương trình chi phí Kaizen chung sẽ làm giảm chi phí sản xuất của toàn bộ các
sản phẩm mà công ty sản xuất. Chi phí này bao gồm các chương trình “giai đoạn
qua giai đoạn” (period by period) nhằm làm giảm chi phí trực tiếp và các chương
trình “nhiều giai đoạn” (multiperiod) làm giảm chi phí gián tiếp. Các công ty sử
dụng chương trình chi phí Kaizen trực tiếp nhằm làm giảm liên tục các chi phí
trực tiếp như nguyên vật liệu và lao động được tính vào sản phẩm trong giai đoạn


7

sản xuất. Đối với chương trình kiểu này, công ty đặt mục tiêu giảm chi phí cho
từng giai đoạn. Ngân sách của mỗi giai đoạn đều có mục tiêu tiết kiệm một phần
nhỏ ngân sách, nhưng nó sẽ được tích lũy qua thời gian. Chi phí Kaizen cho các
chi phí gián tiếp thường làm giảm nhu cầu đối với các hoạt động hỗ trợ sản xuất
và công ty thường đạt được các khoản tiết kiệm qua nhiều giai đoạn ngân sách.
Chi phí Kaizen cụ thể: làm giảm giá thành của sản phẩm riêng biệt và
các thành phần cấu thành chúng. Chi phí loại này làm tăng tỷ lệ giảm chi phí cho

các sản phẩm riêng biệt mà phải đối mặt với sự cạnh tranh về giá một cách mãnh
liệt trên thị trường. Công ty sử mdungj kỹ thuật này để đảm bảo rằng các sản
phẩm sẽ kiếm được lợi nhuận mục tiêu trong suốt vòng đời của nó.
Chi phí Kaizen cụ thể tập trung vào các sản phẩm đặc biệt hoặc các chức
năng chính hoặc các nhóm bộ phận mà công ty đã xác định là đối tượng để giảm
chi phí. Các công ty khởi xướng các chương trình sản phẩm cụ thể khi vấn đề
chi phí xảy ra ở cấp độ sản phẩm và một sản phẩm cụ thể nào đó có nguy cơ
không có lợi nhuận hoặc thua lỗ.
1.2.1.3 Lợi ích của phương pháp chi phí Kaizen
- Đơn giản, dễ áp dụng, ít tốn kém. Các mục tiêu dài hạn và ngắn hạn của
công ty được xác định dễ dàng và có hệ thống, đảm bảo rằng các mục tiêu này có
thể đạt được.
-

Giảm các lãng phí trong lĩnh vực hàng tồn kho, thời gian chờ đợi, thao tác

nhân viên, kỹ năng nhân viên, sản xuất thừa, chất lượng không đạt và giảm lãng
phí qua các quá trình. Tạo ý thức luôn hướng tới giảm thiểu các lãng phí, Kaizen
đi trước các vấn đề có thể xảy ra, ngăn ngừa ngay từ đầu dẫn đến nhu cầu kiểm
tra giảm đáng kể vì phạm vi sai sót ít đi.
- Xây dựng nền văn hoá công ty; Tạo tinh thần làm việc tập thể, đoàn kết,
giữ chân nhân viên. Tạo động lực thúc đẩy cá nhân có các ý tưởng cải tiến bởi tất
cả những người tham gia vào nó có trách nhiệm nhất định.
- Các yêu cầu của khách hàng được đặt lên hàng đầu trong những nỗ lực
của công ty và tất cả các sản phẩm và dịch vụ đều hướng đến nhu cầu của khách
hàng. Chính điều này sẽ giúp công ty cải thiện mặt bằng sản xuất, chất lượng sản


8


phẩm làm thỏa mãn khách hàng, khiến họ hài lòng và có niềm tin vào sản phẩm
của công ty. Đó là yếu tố giúp công ty gia tăng lợi nhuận và nâng cao uy tín của
mình.
1.2.2

Cách thức thực hiện phương pháp chi phí Kaizen
Quá trình ứng dụng chi phí Kaizen dựa trên nhiều cách thức khác nhau như:

dựa trên chi phí trực tiếp; chi phí gián tiếp; sản phẩm cụ thể; các thành phần cụ
thể; và dựa trên cơ sở hoạt động. Tuy nhiên, trong phạm vi đề tài nghiên cứu, tác
giả chỉ trình bày cách thức thực hiện chi phí Kaizen dựa trên chi phí trực tiếp và
chi phí gián tiếp.
1.2.2.1 Thực hiện phương pháp chi phí Kaizen dựa trên chi phí trực tiếp:
Việc thiết lập chi phí Kaizen cho các chi phí trực tiếp nhằm loại bỏ những
yếu tố không hiệu quả và không cần thiết trong quy trình thiết kế và sản xuất sản
phẩm hiện có, từ đó sẽ làm giảm chi phí sản phẩm. Các cá nhân của một nhóm
nhỏ chịu trách nhiệm về một phần riêng biệt trong quy trình sản xuất.
Bắt đầu từ kế hoạch lợi nhuận công ty sẽ xác định mức độ cắt giảm chi phí
phải đạt trong từng giai đoạn. Tiến trình thiết lập mục tiêu cắt giảm chi phí chi
tiết bắt đầu với việc xác định và phân chia mục tiêu của công ty theo mức độ vật
liệu và mức độ lao động, thực hiện qua 4 bước:
Bước 1: Xác định mục tiêu theo cấp độ công ty
Bước 2: Phân chia các mục tiêu cấp độ công ty cho cấp độ phòng ban và
nhà máy.
Bước 3: Phân chia các mục tiêu cấp độ nhà máy cho cấp độ nhóm sản xuất.
Thông thường, một quá trình đàm phán sẽ giúp tạo sự cân đối giữa quản lý nhà
máy và các nhà lãnh đạo nhóm khi thiết lập những mục tiêu này.
Bước 4: Phân bổ các mục tiêu cấp độ nhóm cho cấp độ nguyên vật liệu và
nhân công.
 Mục tiêu cắt giảm chi phí cấp độ công ty: Bộ phận quản lý phát triển các

kế hoạch hàng năm dựa trên kế hoạch dài hạn và/hoặc trung hạn của công ty, có
sự điều chỉnh với điều kiện thị trường hiện tại. Kế hoạch doanh thu bán hàng và
lợi nhuận mục tiêu của năm tới, từ đó sẽ thấy được mức độ cắt giảm chi phí mà


×