Tải bản đầy đủ (.pdf) (93 trang)

Cải thiện sinh kế người dân vùng trồng lúa mùa nổi trước sự thay đổi điều kiện thiên nhiên trường hợp tại xã vĩnh phước, huyện tri tôn, tỉnh an giang

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.22 MB, 93 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
CHƯƠNG TRÌNH GIẢNG DẠY KINH TẾ FULBRIGHT

LÊ TẤN ĐẠT

CẢI THIỆN SINH KẾ NGƯỜI DÂN VÙNG TRỒNG LÚA MÙA NỔI
TRƯỚC SỰ THAY ĐỔI ĐIỀU KIỆN THIÊN NHIÊN:
TRƯỜNG HỢP TẠI XÃ VĨNH PHƯỚC,
HUYỆN TRI TÔN, TỈNH AN GIANG

LUẬN VĂN THẠC SỸ CHÍNH SÁCH CÔNG

TP. HỒ CHÍ MINH – NĂM 2016


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
CHƯƠNG TRÌNH GIẢNG DẠY KINH TẾ FULBRIGHT

LÊ TẤN ĐẠT

CẢI THIỆN SINH KẾ NGƯỜI DÂN VÙNG TRỒNG LÚA MÙA NỔI
TRƯỚC SỰ THAY ĐỔI ĐIỀU KIỆN THIÊN NHIÊN:
TRƯỜNG HỢP TẠI XÃ VĨNH PHƯỚC,
HUYỆN TRI TÔN, TỈNH AN GIANG
Chuyên ngành: Chính sách công
Mã số: 60340402
LUẬN VĂN THẠC SỸ CHÍNH SÁCH CÔNG

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC


TS. LÊ VIỆT PHÚ

TP. HỒ CHÍ MINH – NĂM 2016


-i-

LỜI CAM ĐOAN
Tôi cam đoan luận văn này hoàn toàn do tôi thực hiện. Các đoạn trích dẫn và số liệu
được sử dụng trong luận văn đều được dẫn nguồn và có độ chính xác cao nhất trong
phạm vi hiểu biết của tôi. Luận văn này không nhất thiết phản ánh quan điểm của trường
Đại học Kinh tế thành phố Hồ Chí Minh hay Chương trình Giảng dạy Kinh tế Fulbright.

Tác giả luận văn

Lê Tấn Đạt


-ii-

LỜI CẢM ƠN
Tôi xin chân thành cám ơn quý thầy, cô Chương trình Giảng dạy Kinh tế Fulbright đã
nhiệt tình giảng dạy, hướng dẫn và chỉ dạy tôi trong suốt quá trình học tập và nghiên cứu
tại trường.
Xin chân thành cám ơn thầy Lê Việt Phú đã trực tiếp hướng dẫn tôi thực hiện đề tài luận
văn này. Thầy đã nhiệt tình định hướng và gợi ý để tôi có thể thực hiện đề tài trong
những lúc khó khăn, cám ơn những góp ý, truyền đạt kinh nghiệm quý báu của thầy cũng
như sự hỗ trợ trong tiếp cận thông tin, tài liệu, gặp gỡ và trao đổi với những chuyên gia
trong lĩnh vực nghiên cứu để giúp đề tài ngày càng hoàn thiện hơn.
Tôi xin chân thành cám ơn ông Trần Văn Đàng – Chủ tịch hội Nông dân xã Vĩnh Phước

đã nhiệt tình hỗ trợ tôi trong quá trình khảo sát và tiếp cận thông tin để hoàn thành luận
văn này.
Cuối cùng, xin chân thành cám ơn gia đình và bạn bè đã luôn đồng hành và hỗ trợ tôi
trong suốt hai năm qua.

Lê Tấn Đạt
Học viên MPP7 - Chương trình Giảng dạy Kinh tế Fulbright


-iii-

TÓM TẮT
Trước kịch bản biến đổi khí hậu và tình trạng xây dựng các đập thủy điện trên dòng
chính sông MêKông, chắc chắn hiện tượng hạn hán, lũ lụt, xâm ngập mặn sẽ còn lặp lại ở
Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL). Việc tiếp tục hướng theo mục tiêu “an ninh lương
thực” và làm sao có thể trồng được càng nhiều lúa mà không nghĩ đến những tác động
của biến đổi khí hậu sẽ không còn phù hợp và khả thi trong tương lai ở khu vực này.
Xã Vĩnh Phước một trong ít địa phương vẫn còn tồn tại hệ thống canh tác Lúa mùa nước
nổi (LMN), một hệ thống canh tác thân thiện với môi trường và phù hợp với việc ứng
phó hiện tượng biến đổi khí hậu ở ĐBSCL. Nhưng do đặc điểm phụ thuộc vào tự nhiên,
nên đời sống người dân luôn phải đối mặt với các cú sốc từ thiên nhiên như lũ lụt, hạn
hán.
Theo kết quả phân tích, nhóm hộ LMN – hoa màu là đối tượng chịu ảnh hưởng nặng nhất
từ cú sốc không có lũ. Ngoài việc mất gần như toàn bộ nguồn thu nhập từ cây LMN và
nguồn lợi thủy sản, xu hướng công việc làm thuê liên quan đến nông nghiệp ngày càng ít,
thị trường tiêu thụ sản phẩm LMN hạn chế làm cho cuộc sống người dân càng thêm khó
khăn. Mặc dù có nhiều giải pháp được người dân áp dụng, nhưng cuộc sống vẫn còn đó
nhiều khó khăn. Họ không có tài sản để tiếp cận nguồn vốn lãi suất thấp. Nguồn lao động
gia đình thiếu kỹ năng nên việc chuyển đổi sinh kế chủ yếu là làm thuê với nguồn thu
nhập rất thấp. Mạng lưới hỗ trợ và chuỗi liên kết sản xuất chưa đủ mạnh nên thường bị

ép giá trong các giao dịch thương mại. Điều kiện hạ tầng giao thông, điện, nước rất hạn
chế làm cho việc học tập, sinh hoạt và sản xuất của người dân gặp nhiều trở ngại.
Để cải thiện tình trạng trên, đề tài khuyến nghị hai nhóm chính sách trong ngắn và dài
hạn. Đầu tiên trong ngắn hạn, chính sách tập trung nâng cao giá trị sản phẩm LMN – hoa
màu sạch, cải thiện khả năng tiếp cận nguồn vốn tự nhiên và vật chất, từng bước giúp
người dân nâng cao thu nhập trong hoạt động bảo tồn LMN. Tiếp theo trong dài hạn,
chính sách hướng theo việc tăng cường khả năng ứng phó và thích nghi với nhiều kịch


-iv-

bản biến đổi khí hậu khác nhau, nhằm giảm những tác động bất lợi từ môi trường và đảm
bảo đời sống sinh kế, sản xuất của người dân theo hướng bền vững.


-v-

MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN ................................................................................................................ i
LỜI CẢM ƠN ..................................................................................................................... ii
TÓM TẮT .......................................................................................................................... iii
MỤC LỤC .......................................................................................................................... v
DANH MỤC KÝ HIỆU, TỪ VIẾT TẮT ........................................................................ viii
DANH MỤC BẢNG ......................................................................................................... ix
DANH MỤC BIỂU ĐỒ...................................................................................................... x
DANH MỤC SƠ ĐỒ ......................................................................................................... xi
DANH MỤC PHỤ LỤC ................................................................................................... xii
Chương 1. GIỚI THIỆU ..................................................................................................... 1
1.1. Bối cảnh chính sách.................................................................................................. 1
1.2. Mục tiêu nghiên cứu ................................................................................................. 3

1.3. Câu hỏi chính sách ................................................................................................... 4
1.4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ............................................................................ 4
1.5. Phương pháp nghiên cứu và nguồn thông tin........................................................... 4
1.6. Kết cấu đề tài ............................................................................................................ 5
Chương 2. TỔNG QUAN CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ CÁC KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
LIÊN QUAN ....................................................................................................................... 6
2.1. Khung sinh kế bền vững của DFID .......................................................................... 6
2.1.1. Bối cảnh dễ bị tổn thương ................................................................................. 7
2.1.2. Các tài sản, nguồn vốn sinh kế .......................................................................... 7


-vi-

2.1.3. Chính sách của chính quyền .............................................................................. 8
2.1.4. Các chiến lược lựa chọn sinh kế ....................................................................... 8
2.1.5. Kết quả sinh kế và mối quan hệ tương tác giữa các nhân tố đến kết quả sinh
kế bền vững .................................................................................................................. 9
2.2. Các nghiên cứu liên quan ......................................................................................... 9
Chương 3. THIẾT KẾ NGHIÊN CỨU............................................................................. 13
3.1. Chiến lược nghiên cứu ........................................................................................... 13
3.2. Thiết kế bảng câu hỏi ............................................................................................. 14
3.3. Cách thức chọn mẫu và thu thập số liệu................................................................. 14
3.4. Phương pháp thu thập số liệu ................................................................................. 15
3.5. Phương pháp phân tích và xử lý số liệu ................................................................. 16
Chương 4. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ............................................................................. 17
4.1. Địa điểm nghiên cứu .............................................................................................. 17
4.1.1. Điều kiện tự nhiên ........................................................................................... 17
4.1.2. Đặc điểm dân số và sinh kế hộ gia đình .......................................................... 18
4.1.3. Điều kiện kinh tế xã hội ................................................................................... 18
4.2. Giới thiệu về LMN ................................................................................................. 19

4.2.1. Nguồn gốc LMN .............................................................................................. 19
4.2.2. Đặc điểm LMN ................................................................................................ 19
4.3. Chính sách hiện hành có liên quan đến sinh kế vùng trồng LMN ......................... 20
4.3.1. Chính sách ứng phó với biến đổi khí hậu ........................................................ 20
4.3.2. Chính sách khắc phục hậu quả hạn hán, xâm ngập mặn ................................ 21
4.3.3. Chính sách bảo tồn LMN ................................................................................ 21


-vii-

4.4. Các tài sản và nguồn vốn sinh kế ........................................................................... 22
4.4.1. Nguồn vốn con người ...................................................................................... 22
4.4.2. Nguồn vốn tự nhiên ......................................................................................... 24
4.4.3. Nguồn vốn vật chất .......................................................................................... 26
4.4.4. Nguồn vốn tài chính ........................................................................................ 28
4.4.5. Nguồn vốn xã hội ............................................................................................. 30
4.5. Bối cảnh dễ bị tổn thương ...................................................................................... 31
4.6. Các chiến lược thích nghi/ứng phó của người dân ................................................. 34
4.7. Đánh giá khả năng tiếp cận các loại nguồn vốn đến chiến lược lựa chọn sinh kế và
kết quả sinh kế của người dân ....................................................................................... 37
4.8. Đánh giá ảnh hưởng của chính sách đến chiến lược lựa chọn sinh kế và kết quả
sinh kế của người dân .................................................................................................... 39
4.8.1. Các chính sách chung ứng phó với các cú sốc từ sự thay đổi điều kiện thiên
nhiên .......................................................................................................................... 39
4.8.2. Chính sách của chính quyền địa phương ........................................................ 41
4.9. Ý kiến phỏng vấn chuyên gia, doanh nghiệp và chính quyền địa phương............. 43
Chương 5. KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ CHÍNH SÁCH........................................ 45
5.1. Kết luận .................................................................................................................. 45
5.2. Khuyến nghị chính sách ......................................................................................... 46
5.3. Hạn chế của đề tài .................................................................................................. 48

TÀI LIỆU THAM KHẢO ................................................................................................ 49
PHỤ LỤC ......................................................................................................................... 53


-viii-

DANH MỤC KÝ HIỆU, TỪ VIẾT TẮT
Từ viết tắt

Tên tiến Anh

Tên tiếng Việt

CIEM

Central Institute for Economic

Viện Nghiên cứu Quản lý Kinh tế

Management

Trung ương
Nhóm nghiên cứu Kinh tế Phát triển

DERD
DFID

Department for International

Cục Phát triển Quốc tế - Vương Quốc


Development

Anh
Đồng bằng sông Cửu Long

ĐBSCL
GIZ
IPSARD

Deutsche Gesellschaft fur

Tổ chức Hợp tác quốc tế Cộng hòa Liên

International Zusammenarbeit

bang Đức

Institute of Policy and Strategy for

Viện Chính sách và Chiến lược Phát

Agriculture and Rural Development

triển Nông nghiệp Nông thôn
Lúa mùa nước nổi

LMN
MARD


Ministry of Agriculture and Rural

Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn

Development
MPI

Ministry of Planning and Investment

Bộ Kế hoạch và Đầu tư

NC&PTNN

Nghiên cứu và Phát triển Nông thôn

NN&PTNT

Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn

UBND

Ủy ban nhân dân

UoC

University of Copenhagen

Trường Đại học Tổng hợp Copenhagen



-ix-

DANH MỤC BẢNG

Bảng 3.1: Các tiêu chí lấy mẫu ......................................................................................... 15
Bảng 4.1: Số hộ dân sống tại xã Vĩnh Phước ................................................................... 18
Bảng 4.2: Tỷ lệ thành viên bình quân theo nhóm hộ ........................................................ 23
Bảng 4.3: Tỷ lệ trẻ em nghỉ học sớm bình quân theo nhóm hộ ........................................ 24
Bảng 4.4: Lịch thời vụ khu vực trồng LMN (tính theo lịch âm) ...................................... 34


-x-

DANH MỤC BIỂU ĐỒ

Biểu đồ 1.1: Biến động diện tích LMN .............................................................................. 2
Biểu đồ 4.1: Tỷ lệ thu nhập bình quân theo nhóm hộ....................................................... 25
Biểu đồ 4.2: Tỷ lệ sở hữu đất sản xuất (m2) bình quân theo nhóm hộ ............................. 25
Biểu đồ 4.3: Hiện trạng nhà ở theo nhóm ......................................................................... 26
Biểu đồ 4.4: Tỷ lệ sử dụng tài sản sinh hoạt theo nhóm hộ .............................................. 27
Biểu đồ 4.5: Tỷ lệ sử dụng tài sản xuất theo nhóm hộ ..................................................... 27
Biểu đồ 4.6: Thu nhập và chi tiêu (1.000 đồng) bình quân đầu người theo nhóm hộ ...... 28
Biểu đồ 4.7: Các hình thức tiếp cận vốn theo nhóm hộ gia đình ...................................... 29
Biểu đồ 4.8: Nguyên nhân không tiếp cận được nguồn vốn vay lãi suất thấp.................. 29
Biểu đồ 4.9: Tỷ lệ hộ dân tham gia thành viên các Tổ chức, Hội ở địa phương .............. 30
Biểu đồ 4.10: Tỷ lệ hộ gia đình và các cú sốc gặp phải trong 5 năm gần nhất................. 33
Biểu đồ 4.11: Các biện pháp thích nghi/ứng phó của người dân phân theo nhóm hộ ...... 36
Biểu đồ 4.12: Những khó khăn mà các nhóm hộ gia đình gặp phải khi chuyển đổi/đa
dạng hóa nguồn sinh kế .................................................................................................... 37
Biểu đồ 4.13: Tác động của chính sách đến tài sản sinh kế hộ gia đình ........................... 42



-xi-

DANH MỤC SƠ ĐỒ

Sơ đồ 2.1: Khung sinh kế người dân vùng trồng LMN ...................................................... 6
Sơ đồ 3.1: Quy trình thực hiện nghiên cứu ....................................................................... 13
Sơ đồ 4.1: Mạng lưới hoạt động các ngành nghề tại xã Vĩnh Phước ............................... 31


-xii-

DANH MỤC PHỤ LỤC
Phụ lục 1: Bản đồ hiện trạng sử dụng đất xã Vĩnh Phước ................................................ 53
Phụ lục 2: Bản đồ vệ tinh xã Vĩnh Phước......................................................................... 53
Phụ lục 3: Mực nước hai tháng đầu năm 2016 so với cùng thời điểm một số năm trước 54
Phụ lục 4: Những con đập thủy điện dòng chính sông Mêkông ....................................... 54
Phụ lục 5: Xâm nhập mặn tại Đồng bằng sông Cửu Long ............................................... 55
Phụ lục 6: Diện tích lúa bị thiệt hại do xâm ngập mặn tại ĐBSCL .................................. 55
Phụ lục 7: Quá trình phát triển đê bao vùng ĐBSCL ....................................................... 56
Phụ lục 8: Diện tích đất trồng các loại lúa khác nhau ở ĐBSCL trước 1975 ................... 57
Phụ lục 9: Sơ đồ lịch gieo sạ và thu hoạch LMN tại huyện Châu Phú, tỉnh An Giang. ... 57
Phụ lục 10: Lịch thời vụ vùng trồng LMN – hoa màu (tính theo lịch âm) ....................... 58
Phụ lục 11: Mức hỗ trợ dự án bảo tồn LMN – màu giai đoạn 2013-2015 ....................... 59
Phụ lục 12: Tỷ lệ hộ nghèo, cận nghèo xã Vĩnh Phước (2015) ........................................ 61
Phụ lục 13: Biến động thu nhập (1.000 đồng) do không có lũ của nhóm hộ LMN .......... 61
Phụ lục 14: Tỷ lệ biến động nguồn thu nhập/năng suất phân theo nhóm hộ .................... 62
Phụ lục 15: Tỷ lệ biến động chi phí sản xuất phân theo nhóm hộ .................................... 62
Phụ lục 16: Tỷ lệ hộ sử dụng nước phân theo nhóm hộ ................................................... 63

Phụ lục 17: Tỷ lệ sử dụng điện phân theo nhóm hộ ......................................................... 63
Phụ lục 18: Phương án cải thiện sinh kế trong tương lai phân theo nhóm hộ .................. 64
Phụ lục 19: Thông tin về các khoảng vay vốn .................................................................. 64
Phụ lục 20: Phỏng vấn chuyên gia, chính quyền địa phương ........................................... 66
Phụ lục 21: Phiếu khảo sát hộ gia đình ............................................................................. 72


-1-

Chương 1.
GIỚI THIỆU
1.1. Bối cảnh chính sách
Năm 2015, do ảnh hưởng hiện tượng El Nino nên tổng lượng mưa trên lưu vực thiếu so
với trung bình nhiều năm từ 20% – 50% (Viện Khoa học Thủy Lợi Miền Nam, 2016),
cộng với lượng nước đổ về hạ lưu từ dòng chính sông Mêkông bị giảm mạnh do tình
trạng hàng loạt các đập thủy điện được xây dựng từ các quốc gia thượng nguồn. ĐBSCL
phải đối mặt với hiện tượng hạn hán, xâm ngập mặn trên diện rộng và kéo dài như hiện
nay, ảnh hưởng đến nhiều diện tích cây trồng, đe dọa đến tình hình sản xuất và đời sống
người nông dân nơi đây.
Tuy chưa có số liệu thống kê chính thức, nhưng theo ước tính của Bộ NN&PTNN vụ lúa
Đông Xuân 2015 - 2016 diện tích lúa bị nhiễm mặn, hạn hán tại các tỉnh ven biển
ĐBSCL lên đến 340.000 ha (chiếm 35% diện tích xuống giống các tỉnh ven biển và
khoảng 22% toàn vùng ĐBSCL) và hàng ngàn hecta cây ăn trái tại nhiều địa phương
trong vùng bị ảnh hưởng từ hiện tượng này. Trung tâm dự báo Khí tượng Thủy văn trung
ương ước tính, hiện tại nếu có 160.000 ha lúa bị thiệt hại, mỗi gia đình có diện tích sản
xuất 0,5 ha, thì xâm ngập mặn đã làm khoảng 300.000 hộ gia đình trong những tháng qua
không có nguồn thu nhập. Từ những kịch bản biến đổi khí hậu và tình hình phát triển hệ
thống đập thủy điện của các quốc gia thượng nguồn sông Mêkông, rõ ràng những gì đang
diễn ra tại ĐBSCL chắc chắn sẽ còn lặp lại, việc tiếp tục hướng theo mục tiêu “an ninh
lương thực” và làm sao có thể trồng được càng nhiều lúa mà không nghĩ đến những tác

động của biến đổi khí hậu và những lợi ích mà người nông dân bị mất vì phải bám theo
việc trồng lúa có giá trị thấp sẽ không còn phù hợp và khả thi trong tương lai ở khu vực
này.
LMN được xem là một hệ thống canh tác thân thiện với môi trường và phù hợp với việc
ứng phó hiện tượng biến đổi khí hậu ở ĐBSCL. Theo Võ Tòng Xuân (1975), trước năm
1975 LMN từng là một trong những giống lúa phổ biến của vùng ĐBSCL, được trồng


-2-

chủ yếu ở vùng ngập lũ Tứ giác Long Xuyên và Đồng Tháp mười. Kỹ thuật canh tác
LMN rất thân thiện với môi trường do không cần sử dụng phân thuốc, hàng năm nước lũ
tràn đồng mang lượng phù sa đủ bù đắp chất dinh dưỡng mà cây lúa đã lấy đi. Ngoài ra,
nước lũ còn rửa độc chất, rửa phèn, mặn ra khỏi vùng đất sản xuất và cung cấp một
lượng lớn thủy sản cho người dân vùng ĐBSCL (Nguyễn Bảo Vệ, 2013).
Nhưng do phụ thuộc hoàn toàn vào điều kiện tự nhiên, thời gian sinh trưởng dài (khoảng
6 tháng), năng suất chỉ bằng một nửa (2-3 tấn/ha/năm) lúa thường (Nguyễn Bảo Vệ,
2013), giá cả lại bấp bênh hơn so với các loại lúa và hoa màu khác làm cho việc canh tác
LMN không thật sự hấp dẫn người nông dân. Từ đó, người trồng LMN dần chuyển sang
các loại hình sản xuất khác mang lại thu nhập ổn định và ít phụ thuộc vào điều kiện thiên
nhiên hơn. Ngoài ra, việc phát triển hệ thống thủy lợi trồng lúa 2 vụ - 3 vụ/năm để đáp
ứng nhu cầu an ninh lương thực (Thủ tướng Chính phủ, 1996,1999), hàng loạt công trình
đê bao ngăn lũ đã được xây dựng (phụ lục 7). Tính đến năm 2012, hệ thống đê và bờ bao
toàn vùng ĐBSCL có tổng chiều dài 13.000 km, trong đó có 7.000 km chống lũ tháng 8
để bảo vệ lúa Hè thu (Viện Quy hoạch Thủy lợi miền Nam, 2012) đã làm cho diện tích
trồng LMN ngày càng giảm và có nguy cơ tuyệt chủng. Theo số liệu thống kê năm 2012,
tại tỉnh An Giang chỉ còn lại khoảng 50 ha trên địa bàn xã Vĩnh Phước, huyện Tri Tôn
(Biểu đồ 1.1).
Biểu đồ 1.1: Biến động diện tích LMN


Nguồn: Nguyễn Văn Kiền (2013)


-3-

Từ việc bị lãng quên và có nguy cơ tuyệt chủng, vào năm 2013 khi Tổ chức Hợp tác
quốc tế Cộng hoà Liên bang Đức (GIZ) và UBND xã Vĩnh Phước, huyện Tri Tôn, tỉnh
An Giang cùng nhau ký kết Chương trình bảo tồn hệ thống canh tác LMN – hoa màu trên
diện tích 55,4 ha với sự tham gia của 19 hộ dân (UBND xã Vĩnh Phước, 2013), thì hình
ảnh cây LMN một giống lúa sạch và tốt cho sức khỏe người tiêu dùng được nhiều người
biết đến, giá trị cây lúa được nâng lên và cuộc sống người nông dân nơi đây bắt đầu có
sự chuyển đổi tích cực. Bảo tồn vùng trồng LMN cũng chính là bảo tồn tính đa dạng sinh
học vùng ĐBSCL, tạo không gian chứa lũ, giảm áp lực vỡ đê cũng như ứng phó với hiện
tượng biến đổi khí hậu, là khu vực trú ẩn của nhiều loại cá nước ngọt, các loại chim và là
nguồn cung cấp lương thực rất lớn cho sinh kế người dân khu vực này (Nguyễn Văn
Kiền, 2013). Tuy nhiên, năm 2015 ĐBSCL không có mùa nước nổi (lũ rất nhỏ), người
nông dân trồng LMN mất trắng nguồn thu nhập từ cây lúa và nguồn lợi thủy sản dẫn đến
đời sống sinh kế gặp rất nhiều khó khăn.
Vấn đề đặt ra là cần phải có nghiên cứu, đánh giá tác động của các cú sốc từ thiên nhiên
như lũ lụt, hạn hán, xâm ngập mặn đến sự thay đổi sinh kế của người nông dân như thế
nào. Những ảnh hưởng đến thu nhập, tiêu dùng và các giải pháp khắc phục, thích ứng mà
người dân áp dụng, để có cơ sở đưa ra các khuyến nghị chính sách cho chính quyền địa
phương nhằm đảm bảo sinh kế người dân trước các tác động bất thường của điều kiện
thiên nhiên.
1.2. Mục tiêu nghiên cứu
Phân tích những tác động của hiện tượng lũ không về đến thu nhập, chi tiêu dẫn đến sự
thay đổi đời sống sinh kế người dân vùng trồng LMN, các giải pháp khắc phục, thích
nghi, các khả năng tiếp cận nguồn vốn tài chính, nguồn vốn xã hội để chuyển đổi sinh kế
và vai trò các chính sách hiện tại của chính quyền địa phương đối với sinh kế của người
dân trong vùng trồng LMN. Qua kết quả phân tích và tổng hợp các ý kiến đa chiều, đề tài

khuyến nghị các chính sách nhằm cải thiện đời sống sinh kế của người dân nơi đây trước
sự thay đổi bất thường của điều kiện thiên nhiên.


-4-

1.3. Câu hỏi chính sách
Câu hỏi 1: Thực trạng đời sống sinh kế của người dân vùng trồng LMN thay đổi như thế
nào trước hiện tượng nước lũ không về?
Câu hỏi 2: Các biện pháp thích nghi/thích ứng hay ứng phó nhằm làm giảm tác hại mà
người dân nơi đây thực hiện là gì?
Câu hỏi 3: Giải pháp chính sách nào nhằm cải thiện điều kiện sinh kế của người dân
vùng trồng LMN trước sự thay đổi bất thường của điều kiện thiên nhiên?
1.4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của đề tài bao gồm ba nhóm LMN – hoa màu, Lúa 2 vụ và Loại
hình khác (gồm các ngành nghề như dịch vụ, sửa chữa cơ khí, làm thuê, buôn bán tạp
hóa và nước giải khát) tại xã Vĩnh Phước, huyện Tri Tôn, tỉnh An Giang.
Phạm vi nghiên cứu của đề tài tại xã Vĩnh Phước thuộc huyện Tri Tôn, tỉnh An Giang.
1.5. Phương pháp nghiên cứu và nguồn thông tin
Đề tài sử dụng phương pháp phân tích định tính trên cơ sở phỏng vấn các hộ dân tại địa
bàn trồng LMN, các số liệu thứ cấp, sơ cấp và các tài liệu nghiên cứu khác dựa theo
khung phân tích sinh kế DFID để tìm hiểu sinh kế của những người dân và đưa ra các
khuyến nghị chính sách.
Nguồn thông tin thứ cấp được thu thập từ những văn bản pháp lý, thông tin sơ cấp được
thu thập bằng việc lập bảng câu hỏi phỏng vấn trực tiếp các hộ dân vùng trồng LMN tại
xã Vĩnh Phước thuộc huyện Tri Tôn, tỉnh An Giang, các văn bản chính sách liên quan và
các nghiên cứu khác.


-5-


1.6. Kết cấu đề tài
Kết cấu luận văn bao gồm 5 chương, trong đó:
Chương 1: Giới thiệu bối cảnh chính sách, mục tiêu nghiên cứu, câu hỏi chính sách, đối
tượng và phạm vi nghiên cứu.
Chương 2: Trình bày khung phân tích và các nghiên cứu đi trước.
Chương 3: Tổng quan chiến lược nghiên cứu.
Chương 4: Phân tích kết quả nghiên cứu để trả lời câu hỏi nghiên cứu.
Chương 5: Kết luận và khuyến nghị chính sách.


-6-

Chương 2.
TỔNG QUAN CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ
CÁC KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN
2.1. Khung sinh kế bền vững của DFID
Khung phân tích của đề tài được áp dụng trên cơ sở chuyển thể từ khung sinh kế bền
vững của cơ quan Phát triển quốc tế Vương quốc Anh (DFID) để xem xét mối tương
quan giữa bối cảnh dễ bị tổn thương của người nông dân do các cú sốc của điều kiện
thiên nhiên, các chính sách hiện tại của chính quyền địa phương tác động đến đời sống
sinh kế của người dân vùng trồng LMN như thế nào, bao gồm 5 vấn đề sau:
Sơ đồ 2.1: Khung phân tích sinh kế người dân vùng trồng LMN
Ghi chú:
H: Nguồn vốn con người S: Nguồn vốn xã hội
N: Nguồn vốn tự nhiên P: Nguồn vốn vật chất
F: Nguồn vốn tài chính

Kết quả sinh kế


Tài sản sinh kế
Bối cảnh dễ bị
tổn thương
- Các cú sốc: Hạn
hán, xâm ngập
mặn, lũ lụt,
nước biển dâng.
- Các xu hướng.
- Tính mùa vụ.

Chính sách hiện hành

H
N
S

P
F

- Ứng phó với các cú
sốc từ thiên thiên.
- Bảo tồn LMN.
- Các chính sách về
đất đai, vay vốn, đào
tạo nghề.
- Các chương trình
xóa đói, giảm nghèo.
- Hạ tầng cơ sở...

- Tăng cơ hội nghề

nghiệp.
- Cuộc sống ổn định
hơn.
- Nâng cao khả năng
thích ứng.

Chiến lược lựa chọn
sinh kế sinh kế
- Tiết kiệm chi tiêu.
- Chuyển LĐ tìm việc
làm khác.
- Đa dạng hóa sinh kế.

Nguồn: Chuyển thể từ DFID 1999


-7-

2.1.1. Bối cảnh dễ bị tổn thương
Bối cảnh dễ bị tổn thương là các tình huống bất lợi đến từ môi trường bên ngoài, nó tác
động vào cuộc sống của người dân mà họ không đủ khả năng kiểm soát được như các cú
sốc về sức khoẻ, thiên tai, dịch bệnh, hạn hán, ngập mặn, lũ lụt hay các xu hướng thay
đổi về môi trường sống, nguồn lực, công nghệ cũng như các thay đổi mang tính mùa vụ
như giá nông sản, các cơ hội về nghề nghiệp…
Các cú sốc, đối với người nông dân xã Vĩnh Phước cú sốc lớn nhất là sự thay đổi bất
thường của điều kiện thiên nhiên, trong đó hiện tượng lũ lụt (lũ quá lớn) hay hạn hán (lũ
ít hoặc không có lũ) làm thiệt hại mùa màng của người nông dân, dẫn đến mất nguồn thu
nhập, tác động rất lớn đến nguồn sinh kế của họ.
Các xu hướng, lũ về chậm và ít hay việc tăng diện tích đê bao làm lúa vụ 3 trong những
năm gần đây làm suy giảm nguồn lợi thủy sản. Tình trạng ngập mặn, hạn hán, thiếu nước

ngọt cho tưới tiêu nông nghiệp là những khó khăn mà người nông dân phải đối diện.
Tính mùa vụ, giá bán hàng hóa nông sản làm ra thấp và không ổn định (giá thấp vào mùa
thu hoạch, giá cao khi hàng hóa khan hiếm). Bên cạnh đó, tính mùa vụ sẽ tạo ra lao động
nhàn rỗi vào những tháng không có mùa vụ và thiếu lao động nông nghiệp khi vào mùa
vụ thu hoạch chính.
2.1.2. Các tài sản, nguồn vốn sinh kế
Các tài sản, nguồn vốn sinh kế bao gồm 5 nhóm tài sản là nguồn vốn con người, vốn tự
nhiên, vốn vật chất, vốn tài chính và vốn xã hội mà các hộ gia đình sử dụng để kiếm sống
nhằm đảm bảo đời sống sinh kế hay giảm nghèo.
Nguồn vốn con người là các kỹ năng, kiến thức, kinh nghiệm mà mỗi người tự tích luỹ
được trong cuộc sống thông quá trình học tập, lao động, rèn luyện để tạo ra các khả năng
và sức khoẻ tốt giúp con người theo đuổi các sinh kế khác nhau và đạt được các mục tiêu
sinh kế của mình.


-8-

Nguồn vốn tự nhiên bao gồm tất cả các yếu tố thuộc về tài sản thiên nhiên phục vụ cho
các hoạt động sản xuất kinh doanh, phục vụ cho nhu cầu sinh kế của người dân. Có rất
nhiều nguồn vốn tự nhiên như đất đai, nguồn nước, rừng, biển, chất lượng không khí,
động thực vật… Đời sống sinh kế của người dân nghèo thường phụ thuộc rất nhiều vào
tự nhiên, họ thường bị động và phản ứng yếu ớt trước các cú sốc của các hiện tượng tự
nhiên như biến đổi khí hậu, sự cạn kiệt nguồn tài nguyên hay các dịch bệnh xảy ra.
Nguồn vốn vật chất bao gồm hệ thống cơ sở hạ tầng như điện, đường, trường, trạm, chợ,
các khu vui chơi giải trí, hệ thống viễn thông, xử lý chất thải, năng lượng, thiết bị công
cụ sản xuất, giống cây trồng và các hàng hoá, phương tiện phục vụ nhu cầu sinh kế cho
người dân như xe cộ, máy móc thiết bị, cây giống, con giống, các phương tiện phục vụ
mua bán kinh doanh nhỏ.
Nguồn vốn tài chính bao gồm các tài sản lưu động như tiền, các khoản gửi tiết kiệm, trợ
cấp hay vốn vay và các khoản tương đương tiền có thể chuyển đổi thành tiền mặt để phục

vụ mục tiêu sinh kế của người dân.
Nguồn vốn xã hội là các mối quan hệ được hình thành trong quá trình học tập, làm việc,
mua bán kinh doanh, nó dựa trên niềm tin, sự hiểu biết và phụ thuộc lẫn nhau. Từ đó,
hình thành các tổ hợp tác, mạng lưới, hiệp hội… để cùng nhau chia sẻ kinh nghiệm, hỗ
trợ tài chính cho các thành viên gặp khó khăn mà các hộ gia đình có thể sử dụng để phục
vụ cho mưu cầu sinh kế của mình.
2.1.3. Chính sách của chính quyền
Các quy định của pháp luật được cụ thể hoá thành luật, nghị định, thông tư, các chính
sách, chương trình, kế hoạch hành động của các cấp chính quyền địa phương.
2.1.4. Các chiến lược lựa chọn sinh kế
Là những kế hoạch làm việc trong ngắn và dài hạn gắn với nguồn tài nguyên thiên nhiên
mà các hộ gia đình có thể lựa chọn nhằm đạt được các mục tiêu sinh kế của mình, bao


-9-

gồm các hoạt động sản xuất, các chiến lược đầu tư, tái đầu tư mà người dân phải thích
nghi khi xảy ra các cú sốc.
2.1.5. Kết quả sinh kế và mối quan hệ tương tác giữa các nhân tố đến kết quả sinh kế
bền vững
Nhìn từ khung phân tích sinh kế người dân vùng trồng LMN (Hình 2.1) ta thấy, nếu tiếp
cận theo hướng từ phải sang trái, để đạt các kết quả sinh kế như tăng cơ hội nghề nghiệp,
cuộc sống ổn định hơn và nâng cao khả năng thích ứng cần phải xây dựng các chiến lược
sinh kế bao gồm nhiều hoạt động và phương pháp thực hiện khác nhau. Các chiến lược
này được thực hiện dựa vào khả năng tiếp cận các loại nguồn vốn của người dân địa
phương cũng như những chính sách hiện hành của các cấp chính quyền trong việc ứng
phó với hiện tượng biến đổi khí hậu như thế nào. Trong đó, ảnh hưởng của các nguồn
vốn tiếp cận như vốn con người, vốn tự nhiên, vốn vật chất, vốn tài chính, vốn xã hội sẽ
tác động đến kết quả sinh kế của các hộ dân trong việc ứng phó với các cú sốc của điều
kiện thiên nhiên.

2.2. Các nghiên cứu liên quan
Nghiên cứu hiện tượng lũ bất thường (lũ rất nhỏ/không có lũ) tác động như thế nào đến
thu nhập, chi tiêu dẫn đến sự thay đổi đời sống sinh kế người dân vùng trồng LMN, các
giải pháp mà người dân áp dụng để khắc phục hay thích nghi, các khả năng tiếp cận
nguồn vốn tài chính, nguồn vốn xã hội để ứng phó với các cú sốc là một nghiên cứu mới.
Do đó, việc xem xét các nghiên cứu đi trước để có cái nhìn tổng quan về sinh kế của
người dân nơi đây trước hiện tượng bất thường của điều kiện thiên nhiên là rất cần thiết.
Nghiên cứu của nhóm CIEM (MPI), IPSARD (MARD) và DERG (DoC) (2011) về “Các
cú sốc thu nhập và các chiến lược thích ứng với rủi ro của hộ gia đình: Vai trò của bảo
hiểm chính thức ở nông thôn Việt Nam”. Bài viết cho rằng, các cú sốc mang tính hiệp
biến về mặt không gian (lũ lụt, hạn hán) khó bảo hiểm và phòng ngừa hơn các cú sốc
mang tính đặc trưng (bệnh, chết), nó không đo lường trước được nên không có kế hoạch
để ứng phó. Để ứng phó với các cú sốc tiêu cực về thu nhập, các hộ dân thực hiện cơ chế


-10-

điều chỉnh tiêu dùng bằng cách sử dụng các khoản tiết kiệm dự phòng, bán tài sản dự trữ
có tính thanh khoản hay tăng sự vay mượn để đối phó với các cú sốc. Nghiên cứu chỉ ra
rằng, các cơ quan hoạch định chính sách có vai trò quan trọng trong việc tạo môi trường
pháp lý cạnh tranh và minh bạch nhằm khuyến khích khu vực tư nhân tham gia cung cấp
bảo hiểm, người dân hiểu và mua bảo hiểm nông nghiệp. Đây là biện pháp tăng phúc lợi
trong dài hạn cho người nông dân, giúp họ tăng tiêu dùng và đầu tư cho hoạt động sản
xuất nhiều hơn. Tuy nhiên, trong ngắn hạn cần có các chương trình đào tạo nghề, hướng
nghiệp, hỗ trợ khuyến nông, tiếp cận nguồn vốn để giúp họ vượt qua các cú sốc.
Theo tài liệu nghiên cứu của Tổ chức Liên Hợp quốc tại Việt Nam (2012) về “Giảm
nghèo bền vững và quản lý rủi ro do thảm họa thiên nhiên ở khu vực Duyên hải Miền
Trung: Bài học rút ra và chính sách gợi ý”. Nghiên cứu chỉ ra rằng, mặc dù có nhiều
sáng kiến quản lý rủi ro thiên tai mang lại kết quả cụ thể, nhưng do cộng đồng không
phải là chủ các dự án này hoặc không trực tiếp tham gia giai đoạn lập kế hoạch và thực

hiện dự án, nên các dự án này thiếu tính bền vững. Để giảm thiểu rủi ro của các thảm
họa, cần phải đặt con người vào trung tâm của quá trình ra quyết định và họ phải tham
gia chủ động trong sự phát triển của chính mình. Nghiên cứu cũng cho rằng, cần có một
hệ thống bảo trợ có khả năng thích ứng, toàn diện và tổng thể như các dịch vụ xã hội cơ
bản, bảo hiểm, tiếp cận tín dụng, các chương trình công cộng để giảm tính dễ bị tổn
thương và tăng khả năng chống chọi một cách hiệu quả với các cú sốc do bất kể nguyên
nhân gì.
Nghiên cứu về “Tính tổn thương sinh kế nông hộ bị ảnh hưởng lũ tại tỉnh An Giang và
các giải pháp ứng phó” của Nguyễn Duy Cần và đ.t.g (2012) cho rằng dù lũ là một hiện
tượng thiên nhiên và người dân biết được điều này, nhưng kết quả nghiên cứu cho thấy
khả năng ứng phó của người dân còn rất hạn chế. Sinh kế nông hộ rất dễ bị tổn thương do
phụ thuộc vào điều kiện thiên nhiên và do tự nhiên quyết định, nó ngày càng nghiêm
trọng hơn trong bối cảnh biến đổi khí hậu, tần suất xuất hiện lũ lớn ngày càng nhiều và
khó dự đoán. Nghiên cứu cho rằng, những giải pháp dựa trên cộng đồng được đánh giá
rất cao trong quá trình ứng phó và phục hồi sau lũ. Nghiên cứu đề xuất, cần tạo công ăn


-11-

việc làm tại chỗ cho người dân, hỗ trợ phương tiện đánh bắt và khai thác nguồn lợi tự
nhiên cũng như phát triển các mô hình sản xuất hiệu quả trong mùa lũ.
Nghiên cứu của Lê Hà Phương (2014) về “Đánh giá tác động và tính dễ tổn thương do
biến đổi đổi khí hậu trong sản xuất nông nghiệp và nuôi trồng thủy sản tại huyện Quảng
Ninh, tỉnh Quảng Bình” chỉ ra rằng, hiện tượng hạn hán, mưa lớn có tần suất xuất hiện
nhiều hơn các hiện tượng khác. Trong đó, hạn hán là nguyên nhân gây tác hại nhiều nhất,
sau đó đến lũ lụt và mưa lớn. Để ứng phó, người dân áp dụng rất nhiều giải pháp khác
nhau trong nuôi trồng thủy sản, canh tác nông nghiệp, chăn nuôi và đánh bắt thủy sản để
thích ứng với các điều kiện canh tác hiện tại. Họ vận dụng các kiến thức, kinh nghiệm
bản địa trong dự báo thời tiết nhằm làm giảm thiệt hại cho các hoạt động sản xuất hàng
ngày. Tuy nhiên, do khả năng tiếp cận các loại nguồn vốn thấp, nên không đủ cho việc

khắc phục các thiệt hại do thủy tai.
Kết quả nghiên cứu của Võ Văn Tuấn và Lê Cảnh Dũng (2015) về “Các yếu tố ảnh
hưởng đến kết quả sinh kế nông hộ ở Đồng bằng sông Cửu Long” cho rằng, đa dạng hóa
sinh kế nông hộ là một trong những cách ứng phó với sự gia tăng các hiểm họa tự nhiên
và các biến động kinh tế xã hội. Nghiên cứu chỉ ra rằng, việc đa dạng hóa sinh kế sẽ làm
cho cuộc sống người dân tốt hơn trước các hiểm họa đến từ tự nhiên. Tuy nhiên, nó phụ
thuộc vào nhiều yếu tố như vốn con người, vật chất, xã hội và tài chính. Nghiên cứu đề
cao vai trò chất lượng nguồn lao động và xem nó là động lực tích cực giúp người dân
tham gia vào các hoạt động tạo thu nhập trong lĩnh nông nghiệp, đặc biệt là phi nông
nghiệp để cải thiện nguồn thu nhập.
Dựa vào những nghiên cứu trên, đề tài tiếp cận theo hướng phân tích tác động của hiện
tượng không có lũ đến nguồn thu nhập của người dân vùng trồng LMN ở mức độ nào,
những giải pháp mà các hộ dân áp dụng để ứng phó với cú sốc ra sao, khả năng tiếp cận
các loại nguồn vốn của người dân và vai trò của chính sách hiện tại như thế nào trong
việc đa dạng hóa đời sống sinh kế để ứng phó với các cú sốc đến từ thiên nhiên.
Đầu tiên, trong bối cảnh hiện tượng hạn hán, lũ lụt có tần suất xuất hiện ngày càng nhiều
và khó dự đoán (Nguyễn Duy Cần và đ.t.g, 2012; Lê Hà Phương, 2014; nhóm CIEM


×