Tải bản đầy đủ (.pdf) (106 trang)

Công nghiệp hóa, hiện đại hóa gắn với phát triển kinh tế tri thức tại TPHCM đến năm 2025

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (956.39 KB, 106 trang )

1

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP.HCM

NGUYỄN THỊ PHƯƠNG NAM

CÔNG NGHIỆP HÓA, HIỆN ĐẠI HÓA
GẮN VỚI PHÁT TRIỂN KINH TẾ TRI THỨC
TẠI TP.HCM ĐẾN NĂM 2025

LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ

Tp. Hồ Chí Minh - Năm 2016


2

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP.HCM

NGUYỄN THỊ PHƯƠNG NAM

CÔNG NGHIỆP HÓA, HIỆN ĐẠI HÓA
GẮN VỚI PHÁT TRIỂN KINH TẾ TRI THỨC
TẠI TP.HCM ĐẾN NĂM 2025
Chuyên ngành
Mã số

: Kinh tế chính trị
: 60310102



LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
TS. ĐINH SƠN HÙNG

Tp. Hồ Chí Minh - Năm 2016


3

LỜI CAM ĐOAN
Tôi tên: Nguyễn Thị Phương Nam là học viên cao học khóa 24 chuyên ngành
Kinh tế chính trị - Trường Đại học Kinh tế TP.HCM. Tôi xin cam đoan luận văn
cao học với đề tài: “CÔNG NGHIỆP HÓA, HIỆN ĐẠI HÓA GẮN VỚI PHÁT
TRIỂN KINH TẾ TRI THỨC TẠI THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH ĐẾN NĂM
2025” là công trình nghiên cứu của riêng tôi, các số liệu và nguồn trích dẫn rõ ràng,
kết quả nghiên cứu trong luận văn là trung thực.
Tác giả luận văn

NGUYỄN THỊ PHƯƠNG NAM


4

MỤC LỤC
Trang phụ bìa
Lời cam đoan
Mục lục
Danh mục các từ viết tắt

Danh mục các bảng
Danh mục các biểu đồ
MỞ ĐẦU

1

Chương 1 - CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ CNH, HĐH GẮN VỚI PHÁT
TRIỂN KTTT

9

1.1 Tổng quan lý luận và thực tiễn về CNH, HĐH, KTTT và sự cần
thiết phải thực hiện CNH, HĐH gắn với phát triển KTTT

9

1.1.1. Tổng quan lý luận về CNH, HĐH, KTTT

9

1.1.1.1 Tổng quan về CNH

9

1.1.1.2 Tổng quan về HĐH

10

1.1.1.3. Tổng quan về kinh tế tri thức


13

1.1.1.4 Quan niệm về CNH, HĐH gắn liền với phát triển KTTT Việt Nam

15

1.2 Sự cần thiết phải đẩy mạnh CNH, HĐH gắn với phát triển KTTT
ở Việt Nam

18

1.2.1 Đẩy mạnh CNH, HĐH gắn với phát triển KTTT là cách thức để
đất nước sớm thoát khỏi tình trạng lạc hậu

18

1.2.2 Đẩy mạnh CNH, HĐH gắn với phát triển KTTT là yêu cầu bắt
buộc để tạo ra cơ sở vật chất-kỹ thuật của giai đoạn quá độ lên chủ nghĩa xã
hội

19
1.2.3 Đẩy mạnh CNH, HĐH gắn với phát triển KTTT bắt nguồn từ yêu

cầu hội nhập kinh tế quốc tế sâu hơn, đầy đủ hơn

20

1.2.4 Đẩy mạnh CNH, HĐH gắn với phát triển KTTT còn do tác động
nhiều mặt của quá trình này đối với đời sống kinh tế, chính trị và xã hội


20


5

1.3 Nội dung và các nhân tố ảnh hưởng đến CNH, HĐH gắn với phát triển
KTTT trên phạm vi địa phương (tỉnh/thành phố)

21

1.3.1 Nội dung cơ bản CNH, HĐH gắn với phát triển KTTT trên phạm
vi địa phương (cấp tỉnh)

21

1.3.1.1 Lựa chọn việc trang bị công nghệ tiên tiến, hiện đại cho các
ngành kinh tế

21

1.3.1.2 Chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng tăng nhanh các ngành
công nghiệp, dịch vụ có hàm lượng tri thức và giá trị gia tăng cao

22

1.3.1.3 Coi trọng việc gắn kết giữa nghiên cứu và triển khai

23

1.3.1.4 Coi trọng phát triển công nghệ thông tin (CNTT)


23

1.3.1.5 Kết hợp phát triển công nghệ nội sinh và công nghệ ngoại sinh

24

1.3.1.6 Chuyển dịch cơ cấu lao động theo hướng tri thức hóa

24

1.3.2 Những yếu tố ảnh hưởng đến CNH, HĐH gắn với phát triển
KTTT ở địa phương (cấp tỉnh)

25

1.3.2.1 Nguồn lực tài nguyên thiên nhiên

25

1.3.2.2 Tiềm năng trí tuệ của nhân lực

26

1.3.2.3 Năng lực tạo lập nguồn vốn đầu tư phát triển

26

1.3.2.4 Trình độ phát triển khoa học-công nghệ


27

1.3.2.5 Giáo dục và đào tạo nhân lực cho phát triển KTTT

27

1.3.2.6 Độ mở cửa của nền kinh tế với thế giới

27

1.3.2.7 Hiệu lực quản lý nhà nước

28

1.4 Kinh nghiệm trong và ngoài nước về CNH, HĐH gắn với phát
triển KTTT

28

1.4.1 Kinh nghiệm một số nước

28

1.4.1.1 Kinh nghiệm CNH, HĐH gắn với phát triển KTTT của Trung Quốc

28

1.4.1.2 Kinh nghiệm CNH, HĐH gắn với phát triển KTTT của Hàn Quốc

29


1.4.2 Kinh nghiệp CNH, HĐH gắn với KTTT của một số địa phương
trong nước
1.4.2.1 Kinh nghiệm của Thành phố Hà Nội

30
30


6

1.4.2.2 Kinh nghiệm của Thành phố Đà Nẵng

31

1.4.3 Bài học kinh nghiệm để TP.HCM có thể tham khảo

31

Tóm tắt chương 1

32

Chương 2 - THỰC TRẠNG CNH, HĐH GẮN VỚI PHÁT TRIỂN
KTTT Ở TP.HCM, GIAI ĐOẠN 2007-2015

33

2.1 Điều kiện tự nhiên, kinh tế và xã hội đối với CNH, HĐH gắn với
phát triển KTTT ở TP.HCM


33

2.1.1 Điều kiện tự nhiên

33

2.1.2 Điều kiện kinh tế, xã hội

34

2.2 Quá trình thực hiện CNH, HĐH gắn với phát triển KTTT ở
TP.HCM, giai đoạn 2007-2015

35

2.2.1 Đường lối, chủ trương của Đảng và Nhà nước về đẩy mạnh CNH,
HĐH gắn với phát triển KTTT ở TP.HCM

35

2.2.2 Thực trạng thực hiện CNH, HĐH gắn với phát triển KTTT tại
TP.HCM

36

2.2.2.1 Trang bị khoa học-công nghệ tiên tiến, hiện đại cho các ngành
kinh tế

36


2.2.2.2 Chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế theo hướng tích cực

39

2.2.2.3 Phát triển công nghệ thông tin (CNTT) - truyền thông

43

2.2.2.4 Phát triển và ứng dụng công nghệ tiên tiến tại TP.HCM

46

2.2.2.5 Chuyển dịch cơ cấu lao động theo hướng tri thức hóa

50

2.3 Đánh giá thực trạng thực hiện CNH, HĐH gắn với phát triển
KTTT ở TP.HCM
2.3.1. Những kết quả đạt được

53
53

2.3.2 Những hạn chế, bấp cập trong quá trình thực hiện CNH, HĐH
gắn với KTTT ở TP.HCM thời gian qua và nguyên nhân

56

2.3.2.1 Những hạn chế và bất cập


56

2.3.2.2 Nguyên nhân của những hạn chế trên

59

Tóm tắt Chương 2

61


7

Chương 3 - PHƯƠNG HƯỚNG, GIẢI PHÁP CHỦ YẾU THỰC
HIỆN CNH, HĐH GẮN VỚI KTTT Ở TP.HCM

63

3.1 Dự báo và phương hướng thực hiện CNH, HĐH gắn với phát
triển KTTT TP.HCM đến năm 2025

63

3.1.1 Dự báo tình hình thế giới và trong nước có ảnh hưởng đến việc
thực hiện CNH, HĐH gắn với phát triển KTTT ở TP.HCM

63

3.1.2 Mục tiêu, nhiệm vụ CNH, HĐH gắn với phát triển KTTT ở

TP.HCM đến 2025

63

3.1.2.1 Mục tiêu phát triển

63

3.1.2.2 Nhiệm vụ chủ yếu trong thời gian tới

64

3.1.2.3 Dự báo triển vọng CNH, HĐH gắn với KTTT đạt được vào năm
2020, tầm nhìn 2025

65

3.1.3 Phương hướng thực hiện CNH, HĐH gắn với phát triển KTTT ở
TP.HCM đến 2025

67

3.1.3.1 Chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành theo hướng hiện đại

67

3.1.3.2 Phát triển khoa học và công nghệ hiện đại

68


3.1.3.3 Phát triển nguồn nhân lực, tạo nền tảng và động lực cho CNH,
HĐH gắn với phát triển KTTT
3.1.3.4 Thúc đẩy phát triển và hoàn thiện khu công nghệ cao hiện có

69
69

3.2 Các giải pháp chủ yếu thực hiện CNH, HĐH gắn với phát triển
KTTT ở TP.HCM

70

3.2.1 Tăng cường dự báo, quản lý quá trình thực hiện CNH, HĐH gắn
với phát triển TKTTT

70

3.2.1.1 Nâng cao nhận thức của cán bộ, nhân dân về tầm quan trọng và
nội dung đẩy mạnh CNH, HĐH gắn với phát triển KTTT

70

3.2.1.2 Nâng cao chất lượng và coi trọng tính thiết thực của công tác
định hướng phát triển

71

3.2.1.3 Nâng cao năng lực, hiệu quả quản lý của chính quyền các cấp và
phát huy vai trò của hệ thống chính trị


72


8

3.2.2 Khai thác, phát triển và sử dụng các nguồn lực

74

3.2.2.1 Ưu tiên phát triển nguồn nhân lực

74

3.2.2.2 Thu hút và sử dụng có hiệu quả nguồn vốn đầu tư đẩy mạnh
CNH, HĐH gắn với phát triển KTTT

76

3.2.2.3 Hoạt động nghiên cứu, ứng dụng và phát triển mạnh khoa họccông nghệ

77

3.2.2.4 Phát triển các doanh nghiệp vừa và nhỏ (DNVVN), kinh doanh
sản phẩm mới, công nghệ mới

80

3.2.2.5 Mở rộng thị trường để thu hút và phát huy các nguồn lực đẩy
mạnh CNH, HĐH gắn với phát triển KTTT


81

3.2.2.6 Mở rộng quan hệ đối ngoại

82

3.2.2.7 Ứng phó và khắc phục hậu quả các sự cố môi trường

83

Tóm tắt Chương 3

84

KẾT LUẬN

85

Danh mục tài liệu tham khảo
Danh mục các website


9

DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT

Stt

Từ viết tắt


Viết đầy đủ

1

CDCCKT

chuyển dịch cơ cấu kinh tế

2

CNH, HĐH

công nghiệp hóa, hiện đại hóa

3

CNTT

công nghệ thông tin

4

CNSH

công nghệ sinh học

5

CNXH


Chủ nghĩa xã hội

6

DNVVN

doanh nghiệp vừa và nhỏ

7

KCN

khu công nghiệp

8

KCX

khu chế xuất

9

KH-CN

khoa học và công nghệ

10

KHXH


khoa học xã hội

11

KTTT

kinh tế tri thức

12

QLNN

quản lý nhà nước

13

TP.HCM, Thành phố

Thành phố Hồ Chí Minh

10

UNDP

Chương trình phát triển Liên hiệp quốc

15

WB


World Bank – Ngân hàng Thế giới

16

XHCN

Xã hội chủ nghĩa


10

DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 1 – Chỉ số công nghiệp hóa của Việt Nam

12

Bảng 2.1 – Cơ cấu kinh tế ngành TP.HCM, giai đoạn 2007-2015

39

Bảng 2.2 - Cơ cấu kinh tế ngành công nghiệp và xây dựng, giai đoạn
2007-2015

41

Bảng 2.3 – Giá trị sản xuất công nghiệp (giá hiện hành) phân theo ngành
công nghiệp, năm 2007-2015

41


Bảng 2.4 - Cơ cấu kinh tế ngành Nông nghiệp-lâm-thủy sản, giai đoạn
2007-2015
Bảng 2.5 - Cơ cấu kinh tế ngành Dịch vụ giai đoạn 2007-2015

42
43

Bảng 2.6 - Cơ cấu trình độ chuyên môn kỹ thuật của lực lượng lao động ở
TP.HCM, giai đoạn 2007-2015

50

Bảng 2.7 Lao động và cơ cấu lao động theo ngành, giai đoạn 2007-2015

51

Bảng 2.8 Cơ cấu lao động một số ngành, giai đoạn 2007-2015 (%)

52

Bảng 2.9 Tốc độ tăng trưởng kinh tế Thành phố giai đoạn 2007-2015

54

Bảng 3.1 Dự báo cơ cấu GRDP theo ngành và tăng trưởng kinh tế, giai
đoạn 2015-2025

66



11

DANH MỤC BIỂU ĐỒ
Biểu đồ 2.1 – Cơ cấu kinh tế ngành TP.HCM năm 2007

39

Biểu đồ 2.2 – Cơ cấu kinh tế ngành TP.HCM năm 2015

40

Biểu đồ 2.3 – Tăng trưởng kinh tế TP.HCM

55


12
MỞ ĐẦU

1. Lý do chọn đề tài
Công nghiệp hóa, hiện đại hóa (CNH, HĐH) là con đường tất yếu mà các
nước phải trải qua trong quá trình phát triển để trở thành nền kinh tế hiện đại. Đến
nay, có nhiều quốc gia hoàn thành công nghiệp hóa và đang tiến vào nền kinh tế
hiện đại theo hướng phát triển nền kinh tế tri thức. Đối với nước ta, quá trình CNH,
HĐH được thực hiện từ những năm 60 của thế kỷ XX. Đến nay, đường lối CNH,
HĐH hóa đất nước có những điều chỉnh cơ bản theo hướng gắn với phát triển kinh
tế tri thức, cụ thể: Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ X, Đảng ta đã ghi vào văn kiện
luận điểm quan trọng về phát triển kinh tế tri thức (KTTT) với tư cách là một yếu tố
mới cấu thành đường lối CNH, HĐH đất nước. Đại hội XI, Đảng xác định: “Thực
hiện CNH, HĐH đất nước gắn với phát triển kinh tế tri thức và bảo vệ tài nguyên,

môi trường…”. Đến Đại hội XII, Đảng tiếp tục khẳng định: “Công nghiệp hóa, hiện
đại hóa trong giai đoạn tới là tiếp tục đẩy mạnh thực hiện mô hình CNH, HĐH
trong điều kiện phát triển kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội
nhập quốc tế gắn với phát triển kinh tế tri thức, lấy khoa học, công nghệ, tri thức và
nguồn nhân lực chất lượng cao làm động lực chủ yếu”. Đây là chủ trương đúng đắn,
thể hiện sự nhất quán, tư duy mới và quyết tâm chính trị của Đảng về phát triển nền
kinh tế ở nước ta hiện nay.
TP.HCM là địa phương đã phát huy tính năng động, sáng tạo đi đầu cả nước
về phát triển kinh tế, thực hiện CNH, HĐH, nhất là phát triển các ngành công
nghiệp, dịch vụ có hàm lượng khoa học công nghệ cao, hiện đại, phát triển nông
nghiệp công nghệ cao, nông nghiệp sinh thái, bảo vệ tốt môi trường; đi đầu trong
việc nâng cao chất lượng, hiệu quả phát triển kinh tế, trong cạnh tranh và hội nhập
kinh tế với thế giới. Tuy nhiên, trước yêu cầu đến năm 2020 “phấn đấu sớm đưa
nước ta trở thành nước công nghiệp theo hướng hiện đại1”, quá trình CNH, HĐH
gắn với phát triển kinh tế tri thức ở Thành phố HCM nói riêng vẫn đang đối mặt với
không ít khó khăn, thách thức. Đó là: Tăng trưởng kinh tế vẫn dựa chủ yếu vào tài
1

Đảng Cộng sản Việt Nam, 2016, Báo cáo chính trị tại Đại hội đại biểu toàn quốc lần XII.


13

nguyên thiên nhiên và sử dụng nhiều lao động, ít kỹ năng, chưa dựa nhiều vào tri
thức, khoa học và công nghệ. Trình độ khoa học công nghệ của nhiều doanh nghiệp
còn lạc hậu, chi phí sản xuất cao, chất lượng sản phẩm thấp; nguồn nhân lực chưa đáp
ứng được yêu cầu phát triển của Thành phố. Do vậy quá trình CNH, HĐH gắn với
phát triển kinh tế tri thức ở Thành phố còn nhiều vấn đề cần được giải quyết.
Để góp phần vào giải quyết vấn đề trên, tôi chọn vấn đề: “Công nghiệp hóa,
hiện đại hóa gắn với phát triển kinh tế tri thức tại TP.HCM đến 2025” làm đề tài

luận văn thạc sỹ chuyên ngành Kinh tế chính trị.
2. Tổng quan lịch sử các đề tài nghiên cứu có liên quan
Vấn đề CNH, HĐH và phát triển KTTT đã có nhiều công trình trong và ngoài
nước nghiên cứu ở nhiều giác độ khác nhau, như những công trình dưới đây.
2.1 Những công trình nghiên cứu liên quan đến CNH, HĐH
Nguyễn Văn Hoàn, 2003. Chính sách nhập khẩu công nghệ mới, công nghệ
cao đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa của Việt Nam - Thực trạng và
giải pháp. Tác giả nêu cao vai trò của chính sách nhập khẩu công nghệ mới, công
nghệ cao đáp ứng yêu cầu CNH, HÐH. Ðánh giá thực trạng chính sách nhập khẩu
công nghệ mới, công nghệ cao của Việt Nam giai đoạn 1991-2002. Ðề xuất những
vấn đề cần điều chỉnh chính sách nhập khẩu công nghệ mới, công nghệ cao của Việt
Nam đến năm 2020.
Lê Ðăng Doanh, 2007. Cơ sở khoa học hình thành đồng bộ hệ thống chính
sách kinh tế vĩ mô của nhà nước thúc đẩy công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Viện
Nghiên cứu Quản lý Kinh tế TW. Đề tài trình bày cơ sở khoa học và kinh nghiệm
quốc tế hình thành đồng bộ chính sách kinh tế vĩ mô. Nêu một số bài học thực tiễn ở
Việt Nam từ năm 1986 đến nay: cơ sở khoa học, thực tiễn, kết quả. Ðề xuất hình
thành đồng bộ các chính sách kinh tế vĩ mô của nhà nước thúc đẩy công nghiệp hóa,
hiện đại hóa.
Lê Đình Tiến, 2011. Đổi mới cơ chế quản lý nhà nước nhằm nâng cao hoạt
động của khoa học xã hội trong giai đoạn đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa
đất nước. Giới thiệu cơ sở lý luận của đổi mới cơ chế quản lý nhà nước (QLNN) về


14

khoa học xã hội (KHXH). Trình bày hiện trạng cơ chế QLNN về KHXH giai đoạn
2001-2010. Trình bày những cải tiến, hạn chế, nguyên nhân và bài học của cơ chế
QLNN về KHXH giai đoạn 2001-2010. Đề xuất phương hướng đổi mới cơ chế
QLNN nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động của KHXH giai đoạn 2011-2020.

Trần Thị Tuyết Mai, 2014. Lý luận, phương pháp luận và phương pháp nghiên
cứu xây dựng chiến lược phát triển nguồn nhân lực đáp ứng yêu cầu công nghiệp
hóa, hiện đại hóa đất nước đến năm 2020. Trình bày cơ sở lý luận, phương pháp
luận nghiên cứu xây dựng chiến lược phát triển nguồn nhân lực. Ðề xuất nội dung,
phương pháp nghiên cứu xây dựng chiến lược và quy hoạch phát triển nguồn nhân
lực phục vụ CNH - HÐH đến năm 2020.
Nguyễn Văn Hòa, 2004. Nâng tầm tư tưởng và trí tuệ của Ðảng đáp ứng yêu
cầu của sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Ðánh giá thực trạng tầm
tư tưởng và tầm trí tuệ của Ðảng và những yêu cầu đối với lãnh đạo của Ðảng trong
sự nghiệp CNH, HÐH đất nước. Ðề xuất một số giải pháp nhằm nâng tầm tư tưởng
và trí tuệ của Ðảng.
Hoàng Thái Triển, 2005. Nhân tố con người trong sự nghiệp công nghiệp hóa,
hiện đại hóa ở Việt Nam hiện nay. Luận án tiến sĩ. Phân tích vai trò nhân tố con
người trong sự nghiệp CNH, HĐH và giải pháp về con người trong thúc đẩy sự
nghiệp CNH, HĐH ở nước ta.
Nguyễn Bắc Sơn, 2005. Nâng cao chất lượng đội ngũ công chức quản lý nhà
nước đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Luận án tiến sĩ kinh
tế. Đánh giá thực trạng chất lượng đội ngũ cán bộ công chức Việt Nam hiện nay đặc
biệt đi sâu vào đội ngũ cán bộ công chức quản lí nhà nước. Phân tích tìm ra nguyên
nhân dẫn tới những hạn chế về chất lượng của đội ngũ công chức, đề xuất những
quan điểm, phương hướng, giải pháp góp phần nâng cao chất lượng đội ngũ công
chức quản lí nhà nước.
2.2 Những công trình nghiên cứu liên quan đến phát triển KTTT
Phạm Ðắp, 2010. Con người Việt Nam với kỹ thuật và công nghệ trong thời kỳ
công nghiệp hóa và hiện đại hóa hướng tới nền kinh tế tri thức. Giới thiệu cơ sở lý


15

thuyết nghiên cứu con người Việt Nam công nghiệp. Xác định chỉ số trình độ công

nghệ của con người Việt Nam công nghiệp qua điều tra thực trạng và đánh giá trình
độ công nghệ sản xuất công nghiệp, chỉ số trình độ đào tạo, tác phong và tư duy
công nghiệp của con người Việt Nam, chỉ số trình độ tiêu chuẩn hóa trong sản xuất
công nghiệp của con người Việt Nam công nghiệp.
Phạm Văn Quý, 2005. Các giải pháp chủ yếu nhằm phát triển nguồn nhân lực
khoa học công nghệ phục vụ sự nghiệp công nghiệp hóa hiện đại hóa. Luận án tiến
sĩ. Đánh giá thực trạng nguồn nhân lực khoa học công nghệ ở Việt Nam. Đề xuất
phương hướng và giải pháp chủ yếu nhằm phát triển nguồn nhân lực khoa học công
nghệ đáp ứng yêu cầu của thời kì công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.
Trần Thị Như Quỳnh, 2011. Công nhân trí thức ở thành phố Hồ Chí Minh thời
kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa, luận án tiến sĩ. Phân tích thực trạng và
những vấn đề đặt ra trong quá trình phát triển của công nhân trí thức ở thành phố
Hồ Chí Minh. Từ đó xác định quan điểm cơ bản và đề xuất những giải pháp chủ yếu
nhằm phát triển công nhân trí thức đáp ứng yêu cầu đẩy mạnh công nghiệp hóa,
hiện đại hóa.
Phan Thanh Tâm, 2000. Các giải pháp chủ yếu nâng cao chất lượng nguồn
nhân lực phục vụ nhu cầu công nghiệp hóa và hiện đại hóa đất nước. Luận án tiến
sĩ kinh tế. Trình bày luận cứ khoa học về vai trò quyết định của nguồn nhân lực và
chất lượng nguồn nhân lực trong phát triển kinh tế xã hội. Đưa ra các chỉ tiêu đánh
giá chất lượng trí lực của nguồn nhân lực. Đánh giá chất lượng và hạn chế của
nguồn nhân lực Việt Nam hiện nay và phân tích các nguyên nhân tạo ra các hạn chế
đó, làm rõ sự bức xúc phải nâng cao chất lượng nguồn nhân lực và đặt vấn đề nâng
cao chất lượng đó thông qua cải thiện chất lượng về giáo dục, đào tạo. Đề xuất hệ
thống giải pháp nhằm nâng cao chất lượng của nguồn nhân lực ở Việt Nam hiện
nay.
Vương Phương Hoa, 2014. Công nghiệp hóa, hiện đại hóa gắn với phát triển
kinh tế tri thức ở thành phố Đà Nẵng. Luận án tiến sĩ kinh tế - Học viện chính trị
quốc gia Hồ Chí Minh. Tác giả làm nổi bật mối quan hệ giữa CNH, HĐH và kinh tế



16

tri thức tại Đà Nẵng và những giải pháp thúc đẩy CNH, HĐH gắn với phát triển
kinh tế tri thức.
Ngoài ra, phải kể đến một số tác giả nghiên cứu về KTTT, như Đặng Hữu,
2001, Kinh tế tri thức, thời cơ và thách thức đối với Việt Nam, Nxb Văn hóa, Hà
Nội. Vũ Đình Cự - Trần Xuân Sầm (2006), Lực lượng sản xuất mới và kinh tế tri
thức, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội. Nguyễn Kế Tuấn (2004), Phát triển kinh tế
tri thức, đẩy nhanh quá trình CNH, HĐH ở Việt Nam, Nxb Chính trị quốc gia, Hà
Nội. Trần Văn Tùng (2001), Nền kinh tế tri thức và yêu cầu đổi mới giáo dục Việt
Nam, Nxb Thế giới, Hà Nội. Trần Cao Sơn (2004), Môi trường xã hội nền kinh tế
tri thức – những nguyên lý cơ bản, Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội. Trần Đình Thêm
và Trần Đức Ba (2011), Kinh tế tri thức và khoa học, công nghệ cao, Nxb Thanh
Niên. Nguyễn Thanh Tuyền, Đào Duy Huân, Lương Minh Cừ (2005), Hướng đến
nền kinh tế tri thức Việt Nam, Nxb Thống kê, Hà Nội. Đặng Mộng Lân (2002), Kinh
tế tri thức, những khái niệm và vấn đề cơ bản, Nxb Thanh Niên, Hà Nội. Lê Thị
Ngân (2005), Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực tiếp cận kinh tế tri thức ở Việt
Nam, Luận án tiến sĩ. Nguyễn Thị Ngọc Hương, Phát triển kinh tế tri thức ở Việt
Nam trong bối cảnh toàn cầu hóa và hội nhập quốc tế hiện nay, Luận án tiến sĩ.
Những công trình nghiên cứu trên đề cập đến nền kinh tế tri thức Việt Nam về các
vấn đề chính sau: quá trình hình thành, phát triển kinh tế tri thức ở Việt Nam, thực
trạng xã hội Việt Nam trên con đường đến kinh tế tri thức và đề xuất các biện pháp
chủ yếu đảm bảo xây dựng nền kinh tế tri thức ở Việt Nam.
Một số bài viết về chủ đề CNH, HĐH và vấn đề kinh tế tri thức được đăng tạp
chí chuyên ngành:
Bùi Quang Bình, 2014. Mô hình tăng trưởng kinh tế và việc thực hiện công
nghiệp hóa, hiện đại hóa nền kinh tế Việt Nam. TC Kinh tế & Phát triển, số 200
tr.25-37; Nguyễn Hồng Sơn, Trần Quang Tuyến, 2014. Công nghiệp hóa, hiện đại
hóa ở Việt Nam: Tiêu chí và mức độ hoàn thành. Những vấn đề Kinh tế & Chính trị
Thế giới, số 5 tr.30-44; Hoàng Thị Thu Hường, 2014. Công nghiệp hóa, hiện đại

hóa đất nước: Chính sách - Cuộc sống. TC Kinh tế và Dự báo, số 8 tr.3-5; Phạm Thị


17

Thanh Hồng, 2014. Công nghiệp hóa, hiện đại hóa dựa vào mạng sản xuất quốc tế.
TC Nghiên cứu Kinh tế, số 8 tr.3-13; Nguyễn Xuân Cường, 2014. Chính sách quản
lý đất đai trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa hiện đại hóa đất nước. TC Tài
nguyên & Môi trường, số 17 tr.8-9; Ninh Thị Thu Thủy, 2013. Chuyển dịch cơ cấu
thành phần kinh tế của Việt Nam trong thời kỳ công nghiệp hóa - hiện đại hóa. TC
Khoa học & Công nghệ Đại học Đà Nẵng, số 11 tr.82-87; Trần Khánh Hưng, 2013.
Giải pháp thúc đẩy sự gắn kết giữa chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế và cơ cấu lao
động xã hội trong công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở Việt Nam. Nghiên cứu Kinh tế. –
số. 07. -tr. 12-19; Vũ Đức Khiển, 2013. Tìm hiểu về thực trạng đội ngũ trí thức
thành phố Hồ Chí Minh trong sự nghiệp công nghiệp hóa - hiện đại hóa. Phát triển
nhân lực. Số 2. -tr. 11-19; Nguyễn Minh Quang, 2013. Nâng cao hiệu lực, hiệu quả
quản lý sử dụng đất đai, phát huy nguồn lực đất đai phục vụ công cuộc công nghiệp
hóa, hiện đại hóa đất nước. Tài nguyên & Môi trường. Số 24. -tr. 4-7; Thảo Hà,
2012. Công nghệ mới đẩy nhanh quá trình công nghiệp hóa - hiện đại hóa đất nước;
Lê Thành Ý, 2012. Công nghệ thông tin-hạ tầng của hạ tầng quốc gia trong công
nghiệp hóa hiện đại hóa. Khoa học Công nghệ Môi trường, số 7 tr.4-9; Vũ Văn
Phúc, 2012. Công nghiệp hóa, hiện đại hóa gắn với phát triển nhanh, bền vững ở
nước ta hiện nay. Nghiên cứu Kinh tế, số 3 tr.3-13; Lê Quốc Lý, 2012. Một số kinh
nghiệm trong công nghiệp hóa - hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn ở nước ta. TC
Thương mại, số 33 tr.6-10; Nguyễn Tiệp, Lê Xuân Cử. Một số vấn đề nâng cao chất
lượng lao động chuyên môn kỹ thuật trình độ cao đáp ứng công nghiệp hóa, hiện
đại hóa. Nghiên cứu Kinh tế, số 12 tr.46-52; Nguyễn Đình Phan, 2012. Nâng cao
chất lượng giáo dục đại học đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa hiện đại hóa. TC
Kinh tế & Phát triển, số 182 tr.73-77;
Nội dung những bài báo trên tập trung về những nhân tố tác động đến phát

triển CNH, HĐH cùng với các giải pháp, như phát triển nguồn nhân lực, lực lượng
lao động trí thức, nâng cao giáo dục đào tào, thu hút vốn FDI, nâng cao trình độ lao
động chuyên môn kỹ thuật, dạy nghề và kinh tế tri thức phục vụ cho quá trình CNH
HĐH ở nước ta nói chung.


18

Bên cạnh nghiên cứu về CNH, HĐH gắn với phát triển KTTT trên phạm vi cả
nước, đã có không ít công trình đề cập ở phạm vi địa phương cấp tỉnh, thành phố ở
Việt Nam. Nhưng cho đến nay chưa có công trình nghiên cứu đánh giá sâu sắc và
toàn diện về CNH, HĐH gắn với phát triển kinh tế tri thức tại TP.HCM giai đoạn
2007-2015 theo phương diện kinh tế chính trị.
3. Mục tiêu nghiên cứu
- Hệ thống hóa lý luận và tìm hiểu kinh nghiệm phát triển CNH, HĐH gắn với
phát triển kinh tế tri thức của một số nước và tỉnh thành ở Việt Nam. Từ đó, rút ra
bài học kinh nghiệm về thực hiện CNH, HĐH gắn với phát triển kinh tế tri thức tại
TP.HCM đến năm 2025;
- Phân tích, đánh giá thực trạng phát triển CNH, HĐH gắn với phát triển kinh
tế tri thức TP.HCM giai đoạn 2007-2015;
- Đề xuất các giải pháp chủ yếu nhằm thúc đẩy phát triển CNH, HĐH gắn với
phát triển kinh tế tri thức tại TP.HCM đến năm 2025.
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
- Đối tượng nghiên cứu: Luận văn nghiên cứu CNH, HĐH gắn với phát triển
kinh tế tri thức thành phố Hồ Chí Minh.
- Phạm vi nghiên cứu:
+ Về không gian: được giới hạn trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh để
nghiên cứu về thực trạng và đề xuất giải pháp thúc đẩy CNH, HĐH gắn với phát
triển kinh tế tri thức.
+ Về thời gian: Phân tích đánh giá thực trạng CNH, HĐH gắn với phát triển

kinh tế tri thức tại TP.HCM từ 2007 đến 2015. Dự báo, đề xuất phương hướng, giải
pháp chủ yếu thúc đẩy CNH, HĐH gắn với phát triển kinh tế tri thức đến năm 2025.
5. Phương pháp nghiên cứu
Cơ sở phương pháp luận của luận văn là phép duy vật biện chứng và duy vật
lịch sử. Luận văn sử dụng các phương pháp nghiên cứu khoa học chuyên ngành
kinh tế chính trị, gồm: Phương pháp phân tích tổng hợp; Phương pháp thống kê, mô
tả; Phương pháp trừu tượng hóa, phương pháp logic lịch sử và phương pháp so sánh
để nghiên cứu.


19

Các phương pháp nghiên cứu cụ thể:
- Phương pháp phân tích tổng hợp tìm ra các mối quan hệ nhằm luận giải các
vấn đề liên quan CNH, HĐH và kinh tế tri thức.
- Phương pháp thống kê, mô tả, so sánh đối chiếu các số liệu thứ cấp để đưa ra
cái nhìn tổng quát từ đó đánh giá thực trạng CNH, HĐH gắn với phát triển kinh tế
tri thức của địa bàn cấp tỉnh trong thời gian nghiên cứu. Từ đó rút ra những kết quả
tích cực và tiêu cực của CNH, HĐH gắn với phát triển kinh tế tri thức và nguyên
nhân của nó.
Nguồn tài liệu nghiên cứu từ các tư liệu thống kê, điều tra kinh tế xã hội của
Cục thống kê Thành phố; số liệu các ngành, các cấp của thành phố. Văn kiện Đại
hội Đảng CSVN; Các Nghị quyết của Đảng bộ Thành phố Hồ Chí Minh,…
6. Ý nghĩa nghiên cứu
Đề tài góp phần hệ thống hóa và làm sáng tỏ vấn đề lý luận chung về công
nghiệp hóa, hiện đại hóa gắn với phát triển kinh tế tri thức và sự cần thiết thực hiện
vấn đề này ở TP.HCM; những nhân tố ảnh hưởng đến CNH, HĐH gắn với phát
triển KTTT.
Luận văn góp phần vào việc nâng cao nhận thức về vai trò to lớn và lâu dài
CNH, HĐH gắn với phát triển KTTT của cả nước nói chung và TP.HCM nói riêng.

Đề xuất khai thác các giải pháp chủ yếu để đẩy mạnh CNH, HĐH gắn với phát triển
KTTT ở TP.HCM trong thời gian tới. Kết quả nghiên cứu của luận văn có thể làm
tài liệu tham khảo hữu ích cho các đơn vị, cơ quan nghiên cứu và hoạch định chính
sách về CNH, HĐH và KTTT.
7. Kết cấu của luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận, mục lục và tài liệu tham khảo, luận văn gồm có
3 chương:
- Chương 1: Cơ sở lý luận CNH, HĐH gắn với phát triển KTTT.
- Chương 2: Thực trạng CNH, HĐH gắn với phát triển KTTT tại TP.HCM giai
đoạn 2007-2015.
- Chương 3: Phương hướng, giải pháp chủ yếu thúc đẩy CNH, HĐH gắn với
phát triển KTTT ở TP.HCM đến năm 2025.


20

Chương 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ CNH, HĐH
GẮN VỚI PHÁT TRIỂN KTTT
1.1. Tổng quan lý luận và thực tiễn về CNH, HĐH, KTTT và sự cần thiết
phải thực hiện CNH, HĐH gắn với phát triển KTTT
1.1.1. Tổng quan lý luận về CNH, HĐH, KTTT
1.1.1.1 Tổng quan về CNH
Quá trình công nghiệp hóa bắt đầu từ nửa cuối thế kỷ 18 tại Anh với cuộc cách
mạng công nghiệp (1770-1780), khoảng 50 năm sau lan sang Pháp, Bỉ (1820-1830)
và chuyển sang Mỹ, Đức với cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ hai (1870-1880),
sau đó tới Nhật, Nga khoảng 1890. Các nước khác ở châu Âu tiếp nối tiến hành vào
thời gian sau đó.
Sau chiến tranh thế giới lần hai, nhiều nước thuộc Thế giới thứ ba tiến hành
quá trình này với chiến lược riêng của mình. Hướng đi cơ bản là tìm cách khắc phục

những nhược điểm của công nghiệp hóa cổ điển, rút ngắn thời gian, tránh tác hại
đến môi trường. Tính đến nay, một số nước đã thực hiện CNH rút ngắn thành công,
trở thành nước công nghiệp và công nghiệp mới (NICs).
Do thời điểm lịch sử tiến hành CNH ở các nước không giống nhau nên có
những khái niệm khác nhau về CNH. Ở giai đoạn các nước đi đầu về CNH như
Anh, Pháp… vào cuối thế kỷ XVIII, CNH được hiểu là “quá trình thay thế lao
động thủ công bằng lao động sử dụng máy móc, quá trình chuyển nền kinh tế từ
nông nghiệp là chủ yếu lên công nghiệp”. Đến cuối thế kỷ XIX, cuộc cách mạng
công nghiệp lần thứ hai diễn ra với quy mô và thành quả lớn hơn nhiều so với cách
mạng công nghiệp lần thứ nhất. Lúc này con người đã sản xuất ra động cơ điện vào
năm 1872, sản xuất ra động cơ đốt trong vào năm 1883, sản xuất ra kim loại màu và
các hóa phẩm tổng hợp. Quan niệm CNH lúc này gắn với điện khí hóa, hóa học hóa
và cơ giới hóa. Sau chiến tranh thế giới lần hai, cuộc cách mạng công nghiệp lần
thứ ba diễn ra với sự phát triển vượt bậc và có tính đột phá của khoa học công nghệ.
Nhận thức về CNH còn là quá trình tự động hóa và phát triển các công nghệ chất


21

lượng cao. Năm 1963. Liên hiệp quốc đã đưa ra khái niệm về CNH như sau: “CNH
là một quá trình phát triển kinh tế, trong quá trình này nguồn của cải quốc dân được
động viên để phát triển cơ cấu kinh tế nhiều ngành trong nước với kỹ thuật hiện đại.
Đặc điểm của cơ cấu kinh tế này là có một bộ phận luôn thay đổi để sản xuất ra
những tư liệu sản xuất và hàng tiêu dùng có khả năng bảo đảm cho toàn thể nền
kinh tế phát triển với nhịp độ cao, đảm bảo đạt tới sự tiến bộ kinh tế xã hội”. Tôi
cho rằng đây là khái niệm có tính “kinh điển” về CNH, HĐH.
Tuy có những quan niệm khác nhau về CNH, nhưng về cơ bản các quan niệm
trên vẫn có những điểm chung và có thể được hiểu theo hai nghĩa:
- Theo nghĩa hẹp, CNH là quá trình chuyển dịch từ kinh tế nông nghiệp (hay
tiền công nghiệp) lên nền kinh tế lấy công nghiệp làm chủ đạo, từ chỗ tỷ trọng lao

động nông nghiệp chiếm chủ yếu giảm dần và nhường chỗ cho lao động công
nghiệp chiếm tỷ trọng lớn hơn.
- Theo nghĩa rộng, CNH là quá trình chuyển dịch từ kinh tế nông nghiệp (hay
tiền công nghiệp) lên kinh tế công nghiệp, từ xã hội nông nghiệp lên xã hội công
nghiệp, từ văn minh nông nghiệp lên văn minh công nghiệp. Nó không chỉ đơn
thuần là những biến đổi về kinh tế mà bao gồm cả các biến đổi về văn hóa và xã hội
từ trạng thái nông nghiệp lên xã hội công nghiệp, tức là trình độ văn minh cao hơn.
1.1.1.2 Tổng quan về HĐH. Đến nay có nhiều cách nhìn nhận về HĐH, như
theo Từ điển tiếng Việt, “Hiện đại hóa” được hiểu là làm cho một cái gì đó mang
tính chất hiện đại, tiên tiến, mang tính chất của thời đại ngày nay. Hay “HĐH là quá
trình chuyển dịch căn bản từ xã hội truyền thống lên xã hội hiện đại, quá trình làm
cho nền kinh tế và đời sống xã hội mang tính chất và trình độ của thời đại ngày
nay”. (Vương Phương Hoa, 2014). Với quan điểm này, HĐH không chỉ trong lĩnh
vực kinh tế, mà còn bao hàm phạm vi rộng hơn, đó là HĐH toàn bộ đời sống xã hội.
Qua tổng quan về CNH, HĐH đề xuất một số tiêu chí sau đây về nước CNH,
HĐH:


22

- Nhóm chỉ tiêu kinh tế: GDP bình quân đầu người; Tỷ trọng sản phẩm công
nghệ mới, công nghệ cao trong tổng giá trị xuất khẩu; Năng suất lao động bình
quân.
- Nhóm tiêu chí xã hội: Tỷ trọng lao động trình độ cao trong tổng số lao động;
Tỷ lệ thất nghiệp; Chênh lệch thu nhập giữa nhóm cao nhất và nhóm thấp nhất.
- Nhóm chỉ tiêu tri thức hóa và vốn con người: Chỉ số phát triển con người
(HDI); Số sinh viên đại học trên 1 ngàn dân;…
- Nhóm chỉ tiêu chất lượng cuộc sống: Tuổi thọ bình quân; Diện tích xây nhà
ở; Số sử dụng internet trên 100 hộ dân…
- Nhóm chỉ tiêu cơ sở hạ tầng: Mật độ đường chính; Mật độ đường ống thoát

nước chính; Tỷ lệ đường phố chính được chiếu sáng…
- Nhóm chỉ tiêu về sử dụng tài nguyên và cải thiện môi trường: Tỷ lệ chất thải
được xử lý;…
- Nhóm chỉ tiêu về trình độ quản lý nhà nước: Cân đối thu chi ngân sách;…
Về tiêu chí cụ thể đánh giá một nước đạt tiêu chuẩn công nghiệp hóa đã có
nhiều tác giả trong và ngoài nước nghiên cứu đề xuất, như giáo sư người Mỹ H.
Chenery, cố vấn ngân hàng thế giới, đề xuất năm 1989, bộ tiêu chí có 2 nhóm:
nhóm tiêu chí về cơ cấu kinh tế của một nước công nghiệp (bộ tiêu chí này chủ yếu
nhấn mạnh tiêu chuẩn kinh tế). Bộ chỉ tiêu thứ hai do nhà xã hội học người Mỹ A.
Inkeles giới thiệu vào những năm 1980, ngoài các tiêu chí kinh tế, còn các tiêu chí
về văn hóa và xã hội, phù hợp với loại công nghiệp hóa theo nghĩa rộng. Với các giá
trị chuẩn được xác định dựa trên tham khảo một số chuẩn mực quốc tế và căn cứ
vào điều kiện Việt Nam, nhóm nghiên cứu (GS.TS Ngô Thắng Lợi và Ths Nguyễn
Quỳnh Hoa, ĐH Kinh tế quốc dân) đã đưa ra bảng chỉ số công nghiệp hóa để tham
khảo của Việt Nam dưới đây.


23

Bảng 1. Chỉ số công nghiệp hóa của Việt Nam
ST

Tên chỉ tiêu

Đ.vị
tính

Mức chuẩn
nước CN


Mức đạt
của Việt
Nam

Chỉ
số
CNH

Đánh giá mức đạt
của VN

USD
USD

4000-5000
7000-8000

1540
3250

0,34
0,43
0,39

Đạt giai đoạn 1
Đạt đầu GĐ 2
Đạt GĐ mở đầu

Cơ cấu ngành kinh tế
- Khu vực nông lâm nghiệp, thủy sản

- Khu vực dịch vụ
- Khu vực dịch vụ
Chỉ số cơ cấu ngành kinh tế

%
%
%

≤ 10%
≥ 44%
≥ 46%

21
41
38

0,43
0,93
0,82
0,72

Đạt đầu GĐ 2
Đạt cuối GĐ 2
Hoàn thành GĐ2
Đạt giữa GĐ2

Cơ cấu lao động theo ngành
- Khu vực nông lâm nghiệp, thủy sản
- Khu vực công nghiệp, xây dựng
- Khu vực dịch vụ

Chỉ số cơ cấu lao động

%
%
%

≤ 30%
≥ 32%
≥ 38%

50
23
27

0,6
0,71
0,71
0,67

Đạt đầu GĐ2
Đạt giữa GĐ2
Đạt giữa GĐ2
Đạt đầu GĐ2

T
1

2

3


4
5
6
7

GDP bình quân đầu người
- Theo thực tế
- Theo sức mua tương đương
Chỉ số GDP bình quân đầu người

Tỷ trọng ngành công nghiệp chế biến
trong GDP
Độ mở nền kinh tế
Tỷ lệ xuất khẩu hàng chế tác trong
xuất khẩu hàng hóa
Tỷ trọng xuất khẩu hàng công nghệ
cao trong tổng xuất khẩu hàng hóa
Chỉ số cơ cấu ngành kinh tế

Đạt đầu GĐ2
%
%

≥ 35%
≥ 100%

17,34
145%


0,49
1,45

Hoàn thành GĐ3

%

≥ 75%

50

0,66

Đạt đầu GĐ2

%

≥ 30%

10,1

0,33
0,47

Hoàn thành GĐ1
Đạt đầu GĐ2

8

Tốc độ tăng dân số


%

≤ 1%

1,06

0,94

Đạt cuối GĐ3

9

Tỷ lệ sinh viên trong tổng dân số

%

15

11,8

0,78

Đạt giữa GĐ2

10

Số bác sĩ/1000 dân

B.sĩ


15

0,74

0,49

Đạt đầu GĐ2

11

Tuổi thọ bình quân

Tuổi

75

73,2

0,97

Đạt đầu GĐ2

12

Tỷ lệ đô thị hóa (dân số thành thị)%

%

≥ 50


33,47

0,66

Đạt đầu GĐ2

13

Hệ số GINI

4

4,3

0,93

Đạt cuối GĐ3

14

Hệ số giản cách thu nhập

≤8

9,2

0,86

Hoàn thành GĐ2


15

Tỷ lệ dân số sử dụng nước sạch

100%

70(t.thị)

0,52

Đạt đầu GĐ2

Chỉ số xã hội

0,75

Đạt giữa GĐ2

Chỉ số CNH

0,54

Đạt đầu GĐ2

%

40(n.thôn

Nguồn: Tạp chí Kinh tế & Phát triển, số 201 tháng 3/2014



24

1.1.1.3. Tổng quan về kinh tế tri thức
Bên cạnh cách giải thích truyền thống về lịch sử phát triển nhân loại tiếp cận
từ phương thức sản xuất xã hội, vào đầu những năm 90 thế kỷ XX nhiều nhà khoa
học còn phân chia giai đoạn lịch sử văn minh nhân loại căn cứ vào trình độ phát
triển của lực lượng sản xuất. Theo cách này, nhân loại đã trải qua nền văn minh
nông nghiệp (từ khi xuất hiện xã hội loài người đến những năm 70 của thế kỷ
XVIII) lên nền văn minh công nghiệp (từ những năm 70 thế kỷ XVIII đến nay) và
đang trong giai đoạn quá độ chuyển lên một nền văn minh cao hơn gọi là nền văn
minh trí tuệ. Trong đó, nền kinh tế được chuyển từ kinh tế nông nghiệp lên kinh tế
công nghiệp và đang quá độ chuyển lên kinh tế tri thức.
Kinh tế tri thức là gì?
Vào đầu những năm 90 thế kỷ XX, do nhận thức về vai trò quan trọng hàng
đầu của sản xuất, phân phối và sử dụng tri thức trong tăng trưởng kinh tế, các nhà
khoa học và tổ chức thực tiễn đã sử dụng thuật ngữ “kinh tế tri thức”. Thuật ngữ
này nhanh chóng được thừa nhận và đưa vào sử dụng rộng rãi. Tuy đã có nhiều
quan niệm và giải thích khác nhau về thuật ngữ này2, song các nhà khoa học đều có
sự thống nhất trong nhận thức về bản chất của nền kinh tế tri thức khác với hai nền
kinh tế trước nó. Nếu trong quá trình sản xuất của cải của nền kinh tế nông nghiệp
dựa chủ yếu vào sức cơ bắp của con người và tài nguyên thiên nhiên, còn trong nền
kinh tế công nghiệp tuy đã có sự trợ giúp của máy móc nhưng sức cơ bắp của con
người và tài nguyên thiên nhiên vẫn giữ trọng yếu, thì trong nền kinh tế tri thức, tri
thức đóng vai trò quyết định hàng đầu đối với sự phát triển kinh tế - xã hội của một
quốc gia.
Trên thực tế, không có một nền kinh tế nông nghiệp hay nền kinh tế công
nghiệp thuần túy. Tức là trong nền kinh tế nông nghiệp cũng đã chứa đựng một số
2


Xem: Ngân hàng Thế giới: Báo cáo về tình hình phát triển thế giới: Tri thức cho phát triển, NXB Chính trị
Quốc gia, Hà Nội, 1998; OECD, The Knowledge-based Economy, A Set of Facts and Figures, Paris 1999;
Nền kinh tế tri thức – nhận thức và hành động, NXB Thống kê, Hà Nội, 2000; Báo Nhân Dân ngày
11/7/2001: Kinh tế tri thức; GS.TS. Nguyễn Kế Tuấn (chủ biên): Phát triển kinh tế tri thức đẩy nhanh quá
trình CNH, HĐH ở Việt Nam, NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội, 2004; Tạp chí Cộng sản, ngày 7/5/2012:
Công nghiệp hóa – hiện đại hóa gắn với phát triển kinh tế tri thức và bảo vệ môi trường trong thời kỳ quá
độ, http://123.30.190.43:8080/tiengviet/tulieuvankien/tulieuvedang/ …


25

yếu tố của nền kinh tế công nghiệp và trong nền kinh tế công nghiệp cũng vẫn còn
một số yếu tố của nền kinh tế nông nghiệp. Trong nền kinh tế nông nghiệp, tri thức
chủ yếu là những kinh nghiệm được tích lũy từ các hoạt động thực tế, năng suất,
chất lượng và hiệu quả sản xuất đều thấp kém. So với nền kinh tế nông nghiệp,
trong nền kinh tế công nghiệp, tri thức đã chiếm vị trí ngày càng quan trọng hơn.
Nó không chỉ là kinh nghiệm từ các hoạt động thực tế, mà còn khám phá ra những
quy luật vận động của tự nhiên, xã hội và tư duy để đưa ra những sáng chế, phát
minh nhằm tăng năng suất, chất lượng và hiệu quả. Trong nền kinh tế tri thức, tri
thức là bộ phận nguồn lực quan trọng nhất, quyết định nhất của lực lượng sản xuất
hiện đại, mà trình độ phát triển của lực lượng sản xuất lại đóng vai trò quyết định sự
phát triển xã hội.
Có nhiều cách hiểu khác nhau, song có thể thấy, nền KTTT có những đặc
trưng cơ bản và tiêu chí sau:
- Tri thức trở thành lực lượng sản xuất trực tiếp, là vốn quý nhất, là nguồn lực
quan trọng hàng đầu quyết định sự tăng trưởng và phát triển kinh tế.
- Trong nền kinh tế tri thức, cơ cấu tổ chức và phương thức hoạt động kinh tế
có những biến đổi sâu sắc, nhanh chóng, trong đó cơ cấu sản xuất dựa ngày càng
nhiều vào ứng dụng các thành tựu của khoa học công nghệ, đặc biệt là công nghệ

cao.
- Cơ cấu lao động trong nền KTTT có những biến đổi, trong đó lao động tri
thức chiếm tỷ trọng cao (70-90%), nguồn lực nhanh chóng được tri thức hóa, sự
sáng tạo, đổi mới, học tập trở thành nhu cầu thường xuyên đối với mọi người.
- Trong nền KTTT, hàm lượng tri thức trong sản phẩm ngày càng cao, quyền
sở hữu đối với tri thức trở nên quan trọng hơn những yếu tố như tài nguyên, đất đai.
- Mọi hoạt động của KTTT đều liên quan đến vấn đề toàn cầu hóa, có tác động
sâu sắc đến nhiều mặt của đời sống xã hội trong mỗi quốc gia và trên thế giới.
Có thể thấy những khác biệt chủ yếu của nền KTTT so với nền kinh tế công
nghiệp: (1) Trong nền kinh tế tri thức, tri thức trở thành nguồn vốn chủ yếu nhất, hơn
cả tài nguyên và lao động, tuy hai yếu tố này vẫn là cơ bản không thể thiếu; (2) Trong


×