Tải bản đầy đủ (.pdf) (113 trang)

Kiểm định hiệu ứng đường cong j bất đối xứng trường hợp việt nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.09 MB, 113 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP HỒ CHÍ MINH


NGUYỄN ĐỨC HẠNH NGUYÊN

KIỂM ĐỊNH HIỆU ỨNG
ĐƯỜNG CONG J BẤT ĐỐI XỨNG –
TRƯỜNG HỢP VIỆT NAM

LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ

TP. Hồ Chí Minh - Năm 2016


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP HỒ CHÍ MINH


NGUYỄN ĐỨC HẠNH NGUYÊN

KIỂM ĐỊNH HIỆU ỨNG
ĐƯỜNG CONG J BẤT ĐỐI XỨNG –
TRƯỜNG HỢP VIỆT NAM
Chuyên ngành: Tài Chính– Ngân Hàng
Mã ngành: 60340201

LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
PGS. TS. NGUYỄN THỊ NGỌC TRANG.



TP. Hồ Chí Minh - Năm 2016


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan luận văn “Kiểm định hiệu ứng đường cong J bất đối
xứng – trường hợp Việt Nam” là công trình do chính tôi nghiên cứu dưới sự
hướng dẫn của PGS. TS. Nguyễn Thị Ngọc Trang.
Các số liệu nghiên cứu trong bài được thu thập từ thực tế, xử lý trung thực
và khách quan.
Tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm về nội dung và tính trung thực của đề tài
này.
TP. Hồ Chí Minh, ngày

tháng

Nguyễn Đức Hạnh Nguyên

năm


MỤC LỤC
TRANG PHỤ BÌA
LỜI CAM ĐOAN
MỤC LỤC
DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CHỮ VIẾT TẮT
DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU
DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ, ĐỒ THỊ
TÓM TẮT: ........................................................................................................................... 1
CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU: ................................................................................................ 2

1.1

Lý do chọn đề tài: ................................................................................................... 2

1.2

Mục tiêu nghiên cứu: .............................................................................................. 4

1.3

Đối tượng và phạm vi nghiên cứu: ......................................................................... 4

1.4

Kết cấu của luận văn: .............................................................................................. 5

CHƯƠNG 2: TỔNG QUAN CÁC NGHIÊN CỨU TRƯỚC ĐÂY: .................................. 6
2.1 Điều kiện Bickerdike-Robinson-Metzler (B-R-M) và Điều kiện MarshallLerner (M-L): .................................................................................................................... 6
2.2

Hiệu ứng đường cong J: ........................................................................................ 11

2.2.1

Các nghiên cứu sử dụng cách tiếp cận tuyến tính: ......................................... 12

2.2.2

Các nghiên cứu sử dụng cách tiếp cận bất đối xứng: ..................................... 37


CHƯƠNG 3: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU: ............................................................. 41
3.1

Mô hình nghiên cứu: ............................................................................................. 41

3.1.1

Cách tiếp cận tuyến tính: ................................................................................ 41

3.1.2

Cách tiếp cận bất đối xứng: ............................................................................ 42

3.2

Dữ liệu nghiên cứu:............................................................................................... 43

3.3

Mô hình kiểm định: ............................................................................................... 45

CHƯƠNG 4: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU: ........................................................................ 48
4.1

Cách tiếp cận tuyến tính:....................................................................................... 48

4.1.1

Kiểm định tính dừng: ...................................................................................... 48


4.1.2

Chọn độ trễ tối ưu: .......................................................................................... 48

4.1.3

Kiểm định hiện tượng tự tương quan trong phần dư: ..................................... 49

4.1.4

Kiểm định tính ổn định của mô hình: ............................................................. 49


4.1.5

Kiểm định biên ARDL:................................................................................... 50

4.1.6

Kiểm định mối quan hệ dài hạn: ..................................................................... 51

4.1.7

Kiểm định mối quan hệ ngắn hạn: .................................................................. 52

4.1.8

Kết luận về kết quả kiểm định với cách tiếp cận tuyến tính: .......................... 52

4.2


Cách tiếp cận bất đối xứng: .................................................................................. 53

4.2.1

Kiểm định tính dừng: ...................................................................................... 53

4.2.2

Chọn độ trễ tối ưu: .......................................................................................... 54

4.2.3

Kiểm định hiện tượng tự tương quan trong phần dư: ..................................... 54

4.2.4

Kiểm định tính ổn định của mô hình: ............................................................. 54

4.2.5

Kiểm định biên ARDL:................................................................................... 55

4.2.6

Kiểm định mối quan hệ dài hạn: ..................................................................... 56

4.2.7

Kiểm định mối quan hệ ngắn hạn: .................................................................. 57


4.2.8

Kết luận về kết quả kiểm định với cách tiếp cận bất đối xứng: ...................... 57

CHƯƠNG 5: KẾT LUẬN: ............................................................................................... 59
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC
PHỤ LỤC A: KẾT QUẢ KIỂM ĐỊNH ĐỐI VỚI CÁCH TIẾP CẬN TUYẾN TÍNH
PHỤ LỤC B: KẾT QUẢ KIỂM ĐỊNH ĐỐI VỚI CÁCH TIẾP CẬN BẤT ĐỐI
XỨNG


DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CHỮ VIẾT TẮT
Ký hiệu,

Tiếng Anh

Tiếng Việt

Autoregressive Distributed Lag

Mô hình phân phối trễ tự hồi

chữ viết tắt
ARDL

quy
ADF


Augmented Dickey – Fuller test

Thử nghiệm Augmented
Dickey – Fuller

AIC

Akaike Information Criterion

Tiêu chuẩn thông tin Akaike

BRM

Bickerdike-Robinson-Metzler

Bickerdike-Robinson-Metzler

CUSUM

Cumulative Sum of Recursive

Kiểm định tổng tính lũy

Residuals
Cumulative Sum of Square of

Kiểm định tổng tính lũy hiệu

Recursive Residuals


chỉnh bình phương

CPI

Consumer Price Index

Chỉ số giá tiêu dùng

DF

Dickey – Fuller test

Thử nghiệm Dickey – Fuller

ECM

Error Correction Model

Mô hình hiệu chỉnh sai số

GDP

Gross Domestic Product

Tổng sản lượng quốc nội

GNP

Gross National Product


Tổng sản lượng quốc gia

GBP

Great British Pound

Đồng Bảng Anh

IMF

International Monetary Fund

Quỹ tiền tệ quốc tế

IV

Instrumental Variable

Mô hình biến công cụ

LDC

Less-developed Country

Quốc gia kém phát triển

LM-test

Lagrange Multiplier Test


Thử nghiệm số nhân Lagrange

M-L

Marshall - Lerner

Marshall - Lerner

M-TAR

Momentum Threshold

Mô hình tự hồi quy ngưỡng

Autoregressive

động lượng

Ordinary Least Squares

Mô hình hồi quy theo phương

CUSUMSQ

OLS


pháp bình phương tối thiểu
PPP


Purchasing Power Parity

Lý thuyết ngang giá sức mua

SITC

Standard International Trade

Danh mục phân loại thương

Classification

mại quốc tế tiêu chuẩn

TAR

Threshold Autoregressive

Mô hình tự hồi quy ngưỡng

USD

The United States Dollar

Đồng đô-la Mỹ

VAR

Vector Autoregression


Mô hình tự hồi quy véc-tơ


DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU
- Bảng 3.1: Tỷ trọng thương mại của 20 nước đối tác thương mại chính của Việt

Nam.
- Bảng A.1:Kết quả kiểm định tính dừng của các biến (mô hình tuyến tính).
- Bảng A.2: Kết quả độ trễ tối ưu của các biến (mô hình tuyến tính).
- Bảng A.3: Kết quả kiểm định hiện tượng tự tương quan trong phần dư (mô hình

tuyến tính).
- Bảng A.4: Kết quả kiểm định tính ổn định của mô hình (mô hình tuyến tính).
- Bảng A.5: Kết quả kiểm định biên ARDL (mô hình tuyến tính).
- Bảng A.6: Kết quả kiểm định về hệ số của mối quan hệ dài hạn của các biến

(mô hình tuyến tính).
- Bảng A.7: Kết quả kiểm định về hệ số của mối quan hệ ngắn hạn của các biến

(mô hình tuyến tính).
- Bảng B.1: Kết quả kiểm định tính dừng của các biến (mô hình bất đối xứng).
- Bảng B.2: Kết quả độ trễ tối ưu của các biến (mô hình bất đối xứng).
- Bảng B.3: Kết quả kiểm định hiện tượng tự tương quan trong phần dư (mô hình

bất đối xứng).
- Bảng B.4: Kết quả kiểm định tính ổn định của mô hình (mô hình bất đối xứng).
- Bảng B.5: Kết quả kiểm định biên ARDL (mô hình bất đối xứng).
- Bảng B.6: Kết quả kiểm định về hệ số của mối quan hệ dài hạn của các biến

(mô hình bất đối xứng).

- Bảng B.7: Kết quả kiểm định về hệ số của mối quan hệ ngắn hạn của các biến

(mô hình bất đối xứng).


DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ, ĐỒ THỊ
- Hình 2.1: Hướng tiếp cận độ co giãn - trường hợp cầu nước ngoài.
- Hình 2.2: Điều kiện Marshall - Lerner.
- Hình 2.3: Hiện tượng đường cong J.


1

TÓM TẮT:
Việc mất giá hay giảm giá đồng nội tệ được cho là làm xấu đi cán cân thương
mại của một quốc gia trong ngắn hạn trước rồi mới cải thiện nó trong dài hạn, hiệu ứng
này được gọi là hiệu ứng đường cong J. Các nghiên cứu trước đây về đường cong J giả
định rằng mô hình mối quan hệ giữa tỷ giá hối đoái và cán cân thương mại là tuyến
tính, hay nói cách khác, sự tác động của tỷ giá lên cán cân thương mại là như nhau khi
đồng nội tệ tăng giá và giảm giá. Tuy nhiên, trong thực tế, tỷ giá hối đoái có thể tác
động không đối xứng trong trường hợp biến động tăng và biến động giảm; vì thế sự
giả định nói trên có thể làm che khuất kết quả kiểm định của mô hình.
Xuất phát từ nhận định trên, tác giả sử dụng cách tiếp cận bất đối xứng đối với
dữ liệu tỷ giá hối đoái nhằm làm sáng tỏ thêm bằng chứng về đường cong J, đồng thời
kiểm tra xem sự thay đổi tỷ giá có tác động đối xứng hay không đối xứng lên cán cân
thương mại. Tác giả sử dụng phương pháp tiếp cận kiểm định biên ARDL để phân tích
mối quan hệ ngắn hạn và dài hạn giữa các biến, dữ liệu thương mại song phương giữa
Việt Nam và 20 nước đối tác thương mại chính cho giai đoạn từ quý 1 năm 1999 đến
quý 4 năm 2014. Kết quả kiểm định trong trường hợp tuyến tính không ghi nhận bằng
chứng về đường cong J đối với tất cả các quốc gia. Trong khi đó, kết quả bất đối xứng

cho thấy rằng, trong tất cả 20 nước, sự tác động của tỷ giá hối đoái đều là không đối
xứng và xác nhận mẫu hình đường cong J đối với Nhật Bản, Mỹ và Australia.


2

CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU:
1.1 Lý do chọn đề tài:
-

Sự phản ứng của cán cân thương mại đối với sự thay đổi trong tỷ giá hối

đoái là một đề tài cơ bản trong nền kinh tế mở. Có hai lý do làm cho chủ đề này quan
trọng. Thứ nhất, các nhà hoạch định chính sách thường quan tâm đến việc liệu tỷ lệ
cán cân thương mại trên tổng thương mại có ở mức hợp lý hay không. Việc nhận thức
được rằng sự thay đổi trong tỷ giá hối đoái ảnh hưởng như thế nào đến cán cân thương
mại trong dài hạn sẽ giúp các nhà chính sách đặt ra mục tiêu cán cân thương mại hợp
lý. Thứ hai, sự biến động trong cán cân thương mại ảnh hưởng đến thu nhập quốc gia
trong ngắn hạn. Vì vậy, việc hiểu được tác động của sự thay đổi trong tỷ giá hối đoái
đến cán cân thương mại có thể giúp các nhà chính sách đặt ra mục tiêu đối với thu
nhập và cấu trúc thương mại của quốc gia.
-

Việc nghiên cứu về mối quan hệ giữa cán cân thương mại và tỷ giá hối

đoái còn đặc biệt quan trọng hơn đối với các nền kinh tế đang phát triển, nơi dòng
chảy thương mại đóng vai trò dẫn dắt cán cân thanh toán bởi sự phát triển yếu kém của
thị trường vốn.
-


Theo lẽ thường, sự mất giá thực của đồng nội tệ làm cho xuất khẩu rẻ

hơn và nhập khẩu đắt hơn và do đó sẽ cải thiện cán cân thương mại của quốc gia. Trên
cơ sở này, các nước trên thế giới thường nhắm vào chính sách “phá giá cạnh tranh”
trong một nỗ lực nhằm cải thiện vị thế giao thương của mình. Tuy nhiên, chính sách
này không phải luôn thành công trong mọi trường hợp. TheoMarshall (1923) và
Learner (1944), sự thành công của một chính sách phá giá hoàn toàn phụ thuộc vào
liệu rằng độ lớn của giá trị tuyệt đối của tổng độ co giãn của nhu cầu xuất khẩu và
nhập khẩu có lớn hơn 1 đơn vị hay không (điều kiện Marshall-Lerner (M-L)) .
-

Theo cách tiếp cận độ co giãn, vì độ co giãn ngắn hạn thường nhỏ hơn so

với độ co giãn dài hạn, tác động ngắn hạn và dài hạn của sự thay đổi trong tỷ giá hối
đoái có thể khá khác nhau. Cụ thể, cán cân thương mại có thể không được cải thiện


3

trong ngắn hạn. Một lý do cho sự khác biệt giữa tác động ngắn hạn và dài hạn đó là
khối lượng giao dịch thường chậm điều chỉnh trước sự biến động của tỷ giá do trong
vài tháng đầu sau một sự mất giá thực của đồng nội tệ, các hợp đồng xuất khẩu và
nhập khẩu đã được ký kết nhiều tháng trước và phản ứng trong ngắn hạn của cán cân
thương mại được điều khiển bởi các hợp đồng này. Vì thế, ban đầu, số lượng xuất
khẩu và nhập khẩu sẽ chỉ thay đổi chút ít nhưng giá của hàng nhập khẩu sẽ tăng lên
nên sự mất giá thực của đồng nội tệ không gây tác động ngay lập tức đến cán cân
thương mại mà vẫn làm xấu đi cán cân thương mại trong ngắn hạn. Tuy nhiên, qua
thời gian, hàng xuất khẩu sẽ được giao dịch nhiều hơn và hàng nhập khẩu sẽ ít được
giao dịch hơn do giá trị đồng nội tệ rẻ hơn, do đó cán cân thương mại được cải thiện
trong dài hạn. Magee (1973) đặt tên đây là hiện tượng đường cong J, vì trong trường

hợp này, đường phản ứng của cán cân thương mại trước sự thay đổi của tỷ giá hối đoái
có hình dáng tương tự như chữ cái J.
-

Tuy nhiên, theo các nghiên cứu trước đây, hiện tượng đường cong J hầu

như chỉ được tìm thấy ở các nền kinh tế phát triển và tiên tiến, nơi mà ngân hàng trung
ương có cơ chế tự chủ cho việc thực hiện chính sách tiền tệ. Hiệu lực của hiện tượng
đường cong J còn chưa thật sự phù hợp đối với các nền kinh tế đang phát triển, nơi mà
tỷ giá hối đoái bị kiểm soát nhiều hơn bởi ngân hàng trung ương và bởi việc thực hiện
tỷ giá hối đoái cố định hay thả nổi có quản lý (theo Phouphet Kyophilavong,
Muhammad Shahbaz, Gazi Salah Uddin (2013)).
-

Đối với Việt Nam, chính sách tăng trưởng dựa vào xuất khẩu là một

trong những chính sách quan trọng. Việt Nam có xu hướng muốn gia tăng xuất khẩu
và cải thiện cán cân thương mại mà không ảnh hưởng sự ổn định kinh tế vĩ mô. Có rất
nhiều sự lựa chọn để đạt được mục tiêu này, ví dụ như sử dụng thuế quan và trợ cấp
xuất khẩu. Tuy nhiên, việc tham gia vào các hiệp định thương mại song phương và đa
phương đòi hỏi Việt Nam phải giảm thuế quan và các hàng rào phi thuế quan khác. Vì
thế, một lựa chọn đã thu hút sự chú ý của các nhà hoạch định chính sách ở Việt Nam là
dựa vào chính sách tỷ giá. Điều này chủ yếu là do nỗi sợ hãi rằng những đợt giảm giá


4

lớn của các nước láng giềng sẽ làm xói mòn khả năng cạnh tranh của hàng xuất khẩu
Việt Nam. Do vậy, áp lực đang gia tăng tại Việt Nam đối với việc giảm giá trị tiền
Đồng. Vì lẽ đó, việc xác định rõ mối quan hệ giữa sự mất giá (phá giá) tiền tệ và sự

biến động của cán cân thương mại là vô cùng cần thiết để Việt Nam có thể thiết lập
một chính sách tỷ giá thích hợp.
1.2 Mục tiêu nghiên cứu:
Xuất phát từ những ý tưởng trên, bài luận văn này được thực hiện với mục tiêu
chính là kiểm tra sự tồn tại của giả thuyết đường cong J đối với thương mại song
phương của Việt Nam với 20 đối tác thương mại lớn nhất, với hai trường hợp: tác
động của tỷ giá hối đoái lên cán cân thương mại là đối xứng và tác động của tỷ giá
hối đoái lên cán cân thương mại là không đối xứng.
1.3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu:
-

Bài luận văn này phân tích mối quan hệ giữa tỷ giá hối đoái và cán cân

thương mại song phương giữa Việt Nam với hai mươi đối tác thương mại chính, bao
gồm: Trung Quốc, Nhật Bản, Mỹ, Hàn Quốc, Singapore, Thái Lan, Malaysia,
Australia, Đức, Hongkong, Indonesia, Ấn Độ, Vương Quốc Anh, Hà Lan, Pháp, Italy,
Philippines, Nga, Thụy Sỹ và Bỉ.
-

Đối tượng nghiên cứu của đề tài là các biến có tác động đến quan hệ

thương mại song phương giữa Việt Nam và các đối tác thương mại:
Cán cân thương mại song phương giữa Việt Nam và 20 nước đối tác,
được định nghĩa là tỷ lệ xuất khẩu trên nhập khẩu.
Chỉ số GDP của Việt Nam và của 20 nước đối tác.
Chỉ số tỷ giá hối đoái thực song phương giữa Việt Nam và 20 nước đối
tác.
-

Phạm vi nghiên cứu: Bài luận văn sử dụng dữ liệu theo quý trong khoảng


thời gian từ quý 1 năm 1999 đến quý 4 năm 2014.


5

1.4 Kết cấu của luận văn:
Bài luận văn này được chia thành 5 phần. Phần 1 trình bày các nội dung
chính của luận văn, lý do cần phải thực hiện nghiên cứu này cũng như đối tượng và
phạm vi nghiên cứu. Phần 2 giới thiệu tổng quan các nghiên cứu trước đây liên quan
đến hiệu ứng đường cong J, đây là nền tảng lý thuyết của đề tài. Phần 3 phác thảo về
cách thu thập dữ liệu và phương pháp nghiên cứu được sử dụng trong bài. Phần 4 trình
bày, đánh giá về kết quả nghiên cứu thực nghiệm khi áp dụng phương pháp nghiên cứu
trên. Phần cuối cùng - phần 5 tổng kết lại các kết quả nghiên cứu chính. Bên cạnh đó,
tác giả cũng nêu những hạn chế của luận văn và hướng nghiên cứu tiếp theo.


6

CHƯƠNG 2: TỔNG QUAN CÁC NGHIÊN CỨU TRƯỚC ĐÂY:
-

Từ lâu, các nhà kinh tế đã nhấn mạnh về mối quan hệ giữa tỷ giá và cán

cân thương mại. Tuy nhiên, đến tận giữa thế kỷ 20 dựa trên sự phát triển trong phân
tích kinh tế vĩ mô và kinh tế lượng, một số nghiên cứu mới bắt đầu trình bày các kết
quả thực nghiệm liên quan đến chủ đề này. Ngay cả với sự hiện diện của dữ liệu
thương mại, chủ đề này vẫn còn mang tính tranh luận cao và không đạt được sự đồng
thuận về kết quả nghiên cứu.
-


Hầu hết các công trình nghiên cứu liên quan đến chủ đề mối quan hệ

giữa tỷ giá hối đoái và cán cân thương mại đều xoay quanh cách tiếp cận “độ co giãn”
với hai khái niệm song hành là điều kiện Marshall-Lerner (tiền thân là điều kiện
Bickerdike-Robinson-Metzler) và lý thuyết đường cong J1.
2.1 Điều kiện Bickerdike-Robinson-Metzler (B-R-M) và Điều kiện
Marshall-Lerner (M-L):
-

Phương pháp tiếp cận độ co giãn thường được biết đến là điều kiện

Bickerdike-Robinson-Metzler, với Bickerdike (1920) là người thực sự phát triển đầu
tiên và đặt nền tảng cho phương pháp này bằng cách thiết lập mô hình giá nhập khẩu
và xuất khẩu danh nghĩa là hàm của khối lượng nhập khẩu và xuất khẩu, sau đó
Robinson (1947) và Metzler (1948) góp phần vào cách tiếp cận độ co giãn bằng cách
làm rõ và cụ thể hóa những ý tưởng của Bickerdike.
-

Điều kiện này ngụ ý rằng sự thay đổi trong giá trị ngoại tệ của cán cân

thương mại phụ thuộc vào độ co giãn cung và cầu nhập khẩu và xuất khẩu và khối

1

Nhìn chung, có bốn hướng tiếp cận chính cho chủ đề về mối quan hệ giữa tỷ giá hối đoái và cán cân thương
mại, được trình bày theo thứ tự thời gian sau: (1) Lý thuyết tiêu chuẩn về thương mại quốc tế, gắn liền với đóng
góp của Adam Smith với tác phẩm Wealth of Nations (1776) và David Ricardo với Political Economy and
Taxation (1817); (2) Phương pháp tiếp cận “độ co giãn”, được biết đến đầu tiên là điều kiện Bickerdike (1920) –
Robinson (1947) - Metzler (1948), tiếp theo được mở rộng thành điều kiện Marshall (1923) - Lerner (1944) và

sau đó hình thành lý thuyết đường cong J (được giới thiệu đầu tiên bởi Magee (1973)); (3) Phương pháp “chi
tiêu” của Keynes, được mô hình hóa vào đầu những năm 1950 bởi Meade (1951) và Alexander (1952); (4)
Phương pháp tiếp cận tiền tệ với những đóng góp chủ yếu của Harry Johnson (1972) và Jacob Frenkel (1975).


7

lượng ban đầu của thương mại. Hình 2.1 tóm tắt các trường hợp độ co giãn của cầu
nước ngoài khi một quốc gia giảm giá đồng nội tệ.
Sự giảm giá trong nước
Sản phẩm trong nước trở nên rẻ hơn
Cầu nước ngoài không co giãn

Khối lượng xuất khẩu không đổi,
trong khi giá hàng nhập khẩu giảm

Cầu nước ngoài co giãn

Khối lượng xuất khẩu tăng, trong
khi giá hàng nhập khẩu giảm

Hình 2.1: Cách tiếp cận độ co giãn - Trường hợp cầu nước ngoài
-

Như mô tả trong hình 2.1, giá nội địa thấp hơn do sự mất giá đồng nội tệ

thường sẽ làm tăng nhu cầu nước ngoài đối với hàng hóa trong nước, nhưng chỉ khi
cầu nước ngoài là co giãn. Mặt khác, nếu độ co giãn của cầu nước ngoài đối với hàng
hóa trong nước còn thấp, khối lượng hàng hóa trong nước sẽ không tăng đến mức mà
nó vượt quá sự sụt giảm trong giá hàng xuất khẩu do giảm giá đồng nội tệ. Lập luận

tương tự cho trường hợp cầu trong nước. Nếu cầu trong nước đối với hàng hoá nước
ngoài là co giãn, sự giảm giá đồng nội tệ sẽ khiến người tiêu dùng trong nước có xu
hướng tiêu thụ hàng hóa trong nước thay vì hàng hóa nước ngoài, từ đó khối lượng
nhập khẩu giảm. Nếu sự sụt giảm trong giá trị nhập khẩu trong nước lớn hơn sự sụt
giảm trong giá trị xuất khẩu trong nước, cán cân thương mại sẽ được cải thiện.
-

Các nhà hoạch định chính sách áp dụng phương pháp tiếp cận độ co giãn

trong thực tế khi một quốc gia phải đối mặt với thâm hụt cán cân thương mại. Họ sẽ
phải xem xét phản ứng của hàng nhập khẩu và xuất khẩu đối với một sự thay đổi trong
tỷ giá hối đoái để đo lường mức độ mà sự mất giá ảnh hưởng đến cán cân thương mại.
Tuy nhiên, nếu cầu trong nước và nước ngoài đối với hàng nhập khẩu và xuất khẩu là


8

co giãn, một sự thay đổi nhỏ trong tỷ giá hối đoái giao ngay có thể có tác động đáng kể
lên cán cân thương mại.
-

Về mặt toán học, cách tiếp cận này có thể được lập luận như sau:
Ta có, cán cân thương mại tính bằng ngoại tệ là:
𝐵𝑓 ≡ 𝑝𝑓𝑥 𝑋 − 𝑝𝑓𝑚 𝑀

(8)

Một sự thay đổi trong cán cân thương mại sau một sự giảm giá được thể
hiện như sau:
∆𝐵𝑓 ≡ (𝑝𝑓𝑥 ∆𝑋 + 𝑋∆𝑝𝑓𝑥 ) − (𝑝𝑓𝑚 ∆𝑀 + 𝑀∆𝑝𝑓𝑚 )


(9)

Đặt giá trị ban đầu của xuất khẩu và nhập khẩu là:
𝑉𝑓𝑥 ≡ 𝑝𝑓𝑥 𝑋

:

Giá trị xuất khẩu tính bằng ngoại tệ
(10)

𝑉𝑓𝑚 ≡ 𝑝𝑓𝑚 𝑀 :

Giá trị nhập khẩu tính bằng ngoại tệ
(11)

Từ (9), (10), (11) ta có:
∆𝐵𝑓 ≡ 𝑉𝑓𝑥 (

∆𝑋 ∆𝑝𝑓𝑥
∆𝑀 ∆𝑝𝑓𝑚
) + 𝑉𝑓𝑚 (−
)
+
+
𝑋
𝑝𝑓𝑥
𝑀
𝑝𝑓𝑚
(12)


Độ co giãn của cung và cầu xuất khẩu và nhập khẩu được thể hiện như
đẳng thức (13) đến (16) dưới đây:

𝜀𝑥 ≡

∆𝑋
𝑋

/

∆𝑝ℎ𝑥
𝑝ℎ𝑥

Độ co giãn cung xuất khẩu tính bằng nội tệ
(13)

𝜂𝑥 ≡ −

∆𝑋
𝑋

/

∆𝑝𝑓𝑥
𝑝𝑓𝑥

Độ co giãn cầu xuất khẩu tính bằng ngoại tệ
(14)



9

𝜀𝑥 ≡

∆𝑀
𝑀

/

∆𝑝𝑓𝑚
𝑝𝑓𝑚

Độ co giãn cung nhập khẩu tính bằng ngoại tệ
(15)

𝜂𝑥 ≡ −

∆𝑀
𝑀

/

∆𝑝ℎ𝑚
𝑝ℎ𝑚

Độ co giãn cung nhập khẩu tính bằng nội tệ

(16)
Vì giá đồng ngoại tệ và nội tệ liên hệ với nhau bởi tỷ giá hối đoái, r, nên

ta có:
𝑝𝑓𝑚 ≡ 𝑝ℎ𝑚 𝑟

(17)

Giả định rằng sự mất giá là nhỏ, ta có sự thay đổi trong giá trị tính bằng
ngoại tệ của cán cân thương mại được thể hiện là :

∆𝐵𝑓 = 𝑉𝑓𝑥

𝜂𝑥 − 1
𝜂𝑚 [1 + (1/𝜀𝑚 )]
+
𝑉
𝑓𝑚
𝜂
𝜂
1 + ( 𝑥⁄𝜀𝑥 )
1 + ( 𝑚⁄𝜀𝑚 )
(18)

Phương trình (18) được gọi là điều kiện B-R-M, và chỉ ra rằng sự thay
đổi trong giá trị cán cân thương mại tính bằng ngoại tệ phụ thuộc vào độ co giãn của
cung và cầu xuất khẩu và nhập khẩu và khối lượng thương mại ban đầu.
-

Điều kiện Marshall-Lerner là sự mở rộng sâu hơn của phương pháp tiếp

cận độ co giãn với điều kiện Bickerdike-Robinson-Metzler. Nó được đặt tên theo
Alfred Marshall (1923) - được coi là cha đẻ của khái niệm độ co giãn và được đặt theo

Lerner (1944) cho sự trình bày sau đó của ông về điều kiện này. Theo cách tiếp cận
này, nếu các nhà hoạch định chính sách tiền tệ làm mất giá đồng tiền với mục đích cải
thiện cán cân thương mại, tổng nhu cầu đối với hàng xuất khẩu và nhập khẩu của quốc
gia cần phải co giãn hoàn toàn.


10

-

Phân biệt với cách tiếp cận của Bickerdike, điều kiện Marshall-Lerner

chủ yếu dựa trên hai giả định. Giả định đầu tiên là thương mại ban đầu cân bằng khi sự
giảm giá xảy ra, do đó giá trị ngoại tệ của hàng xuất khẩu bằng giá trị ngoại tệ của
hàng nhập khẩu. Giả định thứ hai và quan trọng nhất đó là giá cả được cố định bằng
đồng tiền của người bán; do đó, độ co giãn của cung là vô cùng.
-

Nếu giả định rằng giá cả được cố định bằng đồng tiền của người bán, thì

độ co giãn của cung là vô cùng :
𝜀𝑥 = 𝜀𝑚 = ∞

(19)

Khi đó phương trình (18) trở thành :
∆𝐵𝑓 = 𝑉𝑓𝑥 (𝜂𝑥 − 1) + 𝑉𝑓𝑚 (𝜂𝑚 )

(20)


Thêm vào đó, nếu giả định rằng thương mại ban đầu cân bằng từ đó giá
trị xuất khẩu tính bằng ngoại tệ bằng với giá trị nhập khẩu tính bằng ngoại tệ :
𝑉𝑓𝑥
⁄𝑉 = 1
𝑓𝑚

(21)

thì giá trị cán cân thương mại tính bằng ngoại tệ sẽ được cải
thiện (∆𝐵𝑓 > 0) nếu tổng độ co giãn của cầu theo giá của nhập khẩu và xuất
khẩu phải lớn hơn một đơn vị :
𝜂𝑥 + 𝜂𝑚 > 1
-

(22)

Đây được gọi là điều kiện M-L. Như vậy, điều kiện M-L chỉ ra rằng

tổng các hệ số co giãn (theo giá trị tuyệt đối) phải lớn hơn 1 để việc phá giá là có hiệu
quả trong việc cải thiện cán cân thương mại của một quốc gia. Ngược lại, nếu tổng này
là nhỏ hơn 1, cán cân thương mại xấu đi khi sự giảm giá xảy ra. Tác động này có thể
được giải thích trong hình 2.2.


11

- Nhu cầu của thị trường nước

- Giá cả tính bằng nội tệ đối với


ngoài đối với hàng xuất khẩu
trong nước tăng lên.
- Cán cân thương mại cải
thiện.

hàng nhập khẩu tăng.
- Khối lượng cầu đối với hàng
nhập khẩu giảm.
- Cán cân thương mại cải thiện.

A

B
GIẢM GIÁ ĐỒNG
NỘI TỆ
C

- Người dân trong nước phải chi

trả nhiều hơn cho các hàng hóa
nhập khẩu còn lại.
- Cán cân thương mại xấu đi.
Hình 2.2: Điều kiện Marshall-Lerner
-

Sau một sự mất giá đồng nội tệ, cán cân thương mại cải thiện chỉ khi

hiệu ứng khối lượng thể hiện trong A và B cao hơn hiệu ứng giá cả ký hiệu là C. Vì
vậy, M-L có hiệu lực khi (A + B)> (C).
2.2 Hiệu ứng đường cong J:

-

Những người ủng hộ điều kiện Marshall-Lerner cho rằng điều kiện này

cung cấp cả điều kiện cần và điều kiện đủ cho việc cải thiện cán cân thương mại. Tuy
nhiên, đã có một số trường hợp mà điều kiện này được thỏa mãn nhưng cán cân
thương mại vẫn tiếp tục xấu đi. Gần ba thập kỷ sau khi khái quát hóa điều kiện M-L, lý
thuyết đường cong J ra đời, với lập luận rằng tồn tại độ trễ trong thời gian mà người
tiêu dùng và nhà sản xuất thực hiện điều chỉnh những thay đổi trong giá tương đối
(mặc dù tỷ giá hối đoái điều chỉnh ngay lập tức). Vì độ co giãn ngắn hạn thường nhỏ


12

hơn so với độ co giãn dài hạn, cán cân thương mại có thể không được cải thiện trong
ngắn hạn.
-

Đây là phương pháp tiếp cận ưu việt hơn so với cách tiếp cận Marshall –

Lerner bởi những lý do sau đây:
Việc kiểm định thực nghiệm về đường cong J có thể thử nghiệm gián
tiếp cách tiếp cận độ co giãn và điều kiện Marshall-Lerner bằng cách đánh giá các hệ
số dài hạn và ngắn hạn của tỷ giá hối đoái thực trong phân tích kinh tế lượng;
Đường cong J là phương pháp duy nhất cho phép tìm ra tác động của sự
giảm giá thực lên cán cân thương mại theo thời gian;
Việc thu thập dữ liệu thương mại để thử nghiệm lý thuyết này là dễ dàng
hơn nhiều so với việc thu thập dữ liệu về khối lượng và giá trị thương mại để đánh giá
điều kiện Marshall-Lerner .
-


Hầu hết các bài nghiên cứu về các hiện tượng đường cong J rơi vào một

trong hai loại chủ yếu sau đây: (a) các nghiên cứu trước đây về chủ đề này giả định sự
thay đổi của tỷ giá hối đoái là đối xứng, tức là nếu tỷ giá hối đoái giảm làm cải thiện
cán cân thương mại thì tỷ giá hối đoái tăng làm xấu đi cán cân thương mại; (b) các
nghiên cứu gần đây nhất sử dụng cách tiếp cận không đối xứng đối với dữ liệu tỷ giá
hối đoái.
2.2.1

Các nghiên cứu sử dụng cách tiếp cận tuyến tính:
2.2.1.1

-

Các nghiên cứu sử dụng dữ liệu thương mại tổng hợp:

Phá giá tiền tệ là một trong những chủ đề được nghiên cứu rộng rãi trong

các lý thuyết kinh tế, đặc biệt vì vai trò của nó trong việc duy trì ổn định chế độ tỷ giá
hối đoái cố định. Từ lâu, không chỉ các nền kinh tế phát triển mà các quốc gia mới nổi
đã được sử dụng việc phá giá đồng nội tệ như một công cụ để nâng cao khả năng cạnh
tranh thương mại quốc tế của họ. Vào những năm 1930, nền kinh tế toàn cầu chứng
kiến một trong những đợt phá giá tiền tệ lớn nhất trong lịch sử khi có đến 5 trong số 9
nền kinh tế phát triển nhất (bao gồm Australia, Pháp, Ý, Nhật Bản và Mỹ) tiến hành


13

phá giá đồng tiền của mình. Cuộc suy thoái kinh tế đã khiến các quốc gia này dễ tổn

thương hơn trước các cú sốc và họ đã quyết định từ bỏ chế độ bản vị vàng tiêu chuẩn.
Từ lẽ đó, các đồng tiền đã bị phá giá lên đến 40% để ổn định tỷ giá và thúc đẩy tăng
trưởng kinh tế. Tuy nhiên, quan điểm rằng việc phá giá đồng tiền giúp cải thiện cán
cân thương mại chỉ thống trị đến đầu những năm 1970. Để ứng phó với cuộc khủng
hoảng dầu mỏ những năm 1970, một lần nữa chính phủ các nước đã tiến hành phá giá
đồng nội tệ của mình. Tuy nhiên, kết quả đạt được đã không như mong đợi. Điển hình,
cán cân thương mại của Mỹ bắt đầu xấu đi từ một sự thặng dư 2,2 tỷ USD trong năm
1970 xuống còn thâm hụt 2,7 tỷ USD trong năm 1971. Các nhà chức trách đã tìm cách
để khắc phục điều này bằng cách phá giá đồng đô la trong năm 1971. Tuy nhiên điều
này đã không mang lại hiệu quả mà thậm chí cán cân thương mại còn trở nên xấu hơn
nữa (xuống còn thâm hụt của 6,8 tỷ USD) trong năm 1972.
-

Magee (1973) có thể được xem là một trong những người tiên phong

trong việc chứng minh sự tồn tại của hiện tượng đường cong J đối với Mỹ trong giai
đoạn 1969-1973. Ông đã giải thích vấn đề trên bằng khái niệm độ trễ điều chỉnh.
Trong giai đoạn đầu sau khi mất giá, tài khoản vãng lai xấu đi bởi vì trong thời gian
này, giá nhập khẩu đắt hơn so với trước đây nhưng khối lượng xuất khẩu không thay
đổi do các hợp đồng giao thương đã ký kết trước khi mất giá vẫn còn hiệu lực. Nói
cách khác, trong giai đoạn này, hiệu ứng giá cả chi phối hiệu ứng khối lượng. Qua thời
gian, cả nhà sản xuất và người tiêu dùng phản ứng với sự mất giá và khối lượng xuất
khẩu và nhập khẩu bắt đầu điều chỉnh. Vì vậy, cán cân vãng lai bắt đầu được cải thiện.
Tức là, tác động của sự mất giá lên cán cân thương mại chỉ được ghi nhận sau một độ
trễ nhất định. Đường thể hiện phản ứng của cán cân thương mại đối với tỷ giá hối đoái
được gọi là đường cong J vì nó có hình dạng trông giống như chữ cái J. Đường cong J
được mô tả trong hình 2.3.


14


Cán cân thương mại

Đường
cong J

Cán cân thương mại trước khi giảm giá

t0: thời điểm giảm giá

Hình 2.3: Hiện tượng đường cong J
-

Junz và Rhomberg (1973) bổ sung những phát hiện của Magee. Các ông

đã cho rằng những lý do cho việc khối lượng xuất khẩu và nhập khẩu phản ứng chậm
với sự thay đổi của tỷ giá hối đoái là bởi các độ trễ sau đây:
Độ trễ công nhận: độ trễ trong nhận thức của thị trường về việc các điều
kiện cạnh tranh đã thay đổi; và độ trễ này trong thương mại quốc tế có thể dài hơn
trong thương mại trong nước do các rào cản ngôn ngữ và khoảng cách đối với việc
truyền bá thông tin.
Độ trễ quyết định: độ trễ trong các việc thiết lập các đơn hàng và kết nối
kinh doanh mới;
Độ trễ phân phối: độ trễ trong việc thanh toán các đơn hàng cũ (dựa trên
mức giá cũ) cho đến khi giao hàng;
Độ trễ thay thế: độ trễ trong việc thay thế thiết bị lạc hậu hoặc hàng tồn
kho được sử dụng;
Độ trễ sản xuất: độ trễ trong việc thay đổi năng lực cung ứng và các mẫu
cung cấp, do cần có thời gian để các nhà cung cấp được thuyết phục rằng các điều kiện
đã thay đổi là đủ dài và đủ lâu để thực hiện sự cải tiến trong sản xuất.



15

-

Nhiều nghiên cứu khác như Cooper (1971), Connolly và Taylor (1972),

Laffer (1976), và Salant ( 1976) đã chứng minh đường cong J. Tuy nhiên, theo như
Miles (1979) chỉ ra, những nhà nghiên cứu trên gặp phải ít nhất một trong những vấn
đề sau đây:
Các ông không điều tra rằng tác động của cán cân thương mại là tạm thời
hay vĩnh viễn;
Các ông không so sánh mức hậu phá giá của các tài khoản với mức trước
mất giá;
Các ông không tính đến các tác động của các biến khác như chính sách
tiền tệ hoặc tài khóa của chính phủ.
Theo đó, bên cạnh tỷ giá hối đoái, Miles kết hợp chính sách tiền tệ và tài
khóa của chính phủ cũng như tốc độ tăng trưởng vào phân tích của ông:
∆(TB/Y)i = a0 + a1∆(gi – gR) + a2∆(Mi – MR) + a3∆(Gi – GR) + a4∆ERi
(23)
Với TBi = mức cán cân thương mại trong nước i; Yi = mức thu nhập
trong nước i; gi, gR = tốc độ tăng trưởng của thu nhập trong nước i và phần còn lại của
thế giới R; Mi, MR = tỷ lệ mức trung bình của tiền mạnh so với sản lượng trong nước i
và phần còn lại của thế giới R; Gi, GR = tỷ lệ tiêu dùng của chính phủ so với sản lượng
trong nước i và phần còn lại của thế giới R; và ∆ERi = tốc độ thay đổi tỷ giá hối đoái
của nước i.
Sử dụng dữ liệu hàng năm từ 14 quốc gia trong giai đoạn 1956-1972,
Miles thấy rằng sự phá giá không cải thiện cán cân thương mại nhưng làm cải thiện
cán cân thanh toán qua tài khoản vốn. Do đó, ông nhận định rằng sự phá giá gây ra

một sự điều chỉnh nhỏ trong danh mục đầu tư, dẫn đến một sự thặng dư trong tài
khoản vốn (cán cân thanh toán).


16

-

Tuy nhiên, Himarios (1985), cho thấy rằng phá giá làm ảnh hưởng đến

cán cân thương mại và chỉ trích kết quả của Miles rằng:
Các kết quả trên là nhạy cảm với các đơn vị đo lường;
Các biến trong nước và nước ngoài có thể không có tác động giống nhau
đối với cán cân thương mại;
Chính tỷ giá hối đoái thực (hay giá tương đối) chứ không phải tỷ giá hối
đoái danh nghĩa có ảnh hưởng đến dòng chảy thương mại;
Các giá trị độ trễ của tỷ giá hối đoái đóng vai trò quan trọng.
Ông ước tính một mô hình theo cách tiếp cận chi tiêu được thể hiện
trong phương trình 24:
Bt = F(Yt, Y*t, Mt, M*t, Gt, G*t, qt, qt-1, qt-2, rt)

(24)

Với tất cả các biến dưới dạng thực; B = cán cân thương mại bằng ngoại
tệ, Y(Y*) = thu nhập trong nước (nước ngoài), M(M*) = đồng tiền trong nước (nước
ngoài), G(G*) = chi tiêu chính phủ trong nước (nước ngoài), q = tỷ giá hối đoái thực, r
= chi phí cơ hội của tiền. Kết quả của ông chỉ ra rằng việc phá giá thực làm cải thiện
cán cân thương mại.
-


Bahmani-Oskooee (1985) giới thiệu một phương pháp kiểm định mới

cho đường cong J và áp dụng phương pháp này cho bốn quốc gia với cơ chế tỷ giá hối
đoái khác nhau (Hy Lạp, Ấn Độ, Hàn Quốc, và Thái Lan) trong giai đoạn 1973-1980.
Ông xác định cán cân thương mại là phần chênh lệch giữa xuất khẩu so với nhập khẩu
(TBt), ông áp đặt một cấu trúc trễ Almon lên biến tỷ giá hối đoái (E / P), và thêm thu
nhập thế giới (YWt), mức tiền mạnh trong nước trong nước (Mt) , và mức tiền mạnh
của phần còn lại của thế giới (MWt) để phân tích số nhân dựa trên những tác động của
thay đổi tỷ giá hối đoái hoặc sự phá giá được đưa ra bởi Kruger (1983). Mô hình của
ông có dạng sau đây:
TBt = a0 + a1Yt + a2YWt + a3Mt + a4MWt +∑𝑖{𝛽𝑖 (𝐸/𝑃)𝑡−𝑖 } + ut


×