Tải bản đầy đủ (.pdf) (67 trang)

Ảnh hưởng của giá dầu đến cán cân thương mại ở việt nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.17 MB, 67 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP. HỒ CHÍ MINH

------------------

LÊ HUỲNH SƠN

ẢNH HƯỞNG CỦA GIÁ DẦU ĐẾN CÁN CÂN
THƯƠNG MẠI Ở VIỆT NAM

LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ

TP. Hồ Chí Minh, năm 2015


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP. HỒ CHÍ MINH

--------------

LÊ HUỲNH SƠN

ẢNH HƯỞNG CỦA GIÁ DẦU ĐẾN CÁN CÂN
THƯƠNG MẠI Ở VIỆT NAM

Chuyên ngành

: TÀI CHÍNH - NGÂN HÀNG

Mã số


: 60340201

LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
PGS.TS. NGUYỄN THỊ LIÊN HOA

TP. Hồ Chí Minh, năm 2015


LỜI CAM ĐOAN
Tôi cam đoan luận văn Thạc sĩ kinh tế với đề tài “Ảnh hưởng của giá dầu đến cán
cân thương mại ở Việt Nam” là công trình nghiên cứu của riêng tôi dưới sự hướng
dẫn của PGS. TS. Nguyễn Thị Liên Hoa.
Các số liệu, kết quả trong luận văn là trung thực và chưa từng được công bố trong bất
kỳ công trình nào khác. Tôi sẽ chịu trách nhiệm về nội dung tôi đã trình bày trong luận
văn này.
TP. Hồ Chí Minh, ngày 31 tháng 10 năm 2015
Tác giả

Lê Huỳnh Sơn


DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
AIC: Tiêu chuẩn Akaike
ARDL: Mô hình phân phối trễ tự hồi quy
CGE: Mô hình cân bằng tổng thể
CPI: Chỉ số giá tiêu dùng
DCGE: Mô hình cân bằng tổng thể động
ECM: Mô hình hiệu chỉnh sai số

EU: Liên minh Châu Âu
FDI: Vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài
FPI: Vốn đầu tư gián tiếp nước ngoài
GDP: Tổng sản phẩm quốc nội
IFS: Thống kê tài chính quốc
IMF: Quỹ tiền tệ quốc tế
ODA: Vốn hỗ trợ phát triển chính thức
OLS: Phương pháp bình phương nhỏ nhất
OPEC: Tổ chức các nước xuất khẩu dầu
TCTK: Tổng cục Thống kê
VAR: Mô hình vector tự hồi quy
VECM: Mô hình vector hiệu chỉnh sai số
VN: Việt Nam


DANH MỤC CÁC HÌNH
Hình 4.1. Sản lượng xuất khẩu dầu thô Việt Nam giai đoạn 2000-2014 .................... 31
Hình 4.2. Kim ngạch xuất khẩu dầu thô Việt Nam giai đoạn 2000-2014................... 32
Hình 4.3. Sản lượng nhập khẩu xăng dầu các loại giai đoạn 2004–2014 ................... 34
Hình 4.4. Kim ngạch nhập khẩu xăng dầu các loại giai đoạn 2004–2014 .................. 35
Hình 4.5. Sản lượng xuất khẩu so với nhập khẩu xăng dầu Việt Nam giai đoạn 20072014 ............................................................................................................................. 36
Hình 4.6. Kim ngạch xuất khẩu so với nhập khẩu xăng dầu Việt Nam giai đoạn 20072014 ............................................................................................................................. 37
Hình 4.7. Chênh lệch giữa nhập khẩu – xuất khẩu và thâm hụt cán cân thương mại cả
nước giai đoạn 2007-2014........................................................................................... 38
Hình 4.8. Các mô hình ARDL có chỉ tiêu AIC thấp nhất. .......................................... 42
Hình 4.9. Cơ cấu nhập khẩu hàng hóa phân theo nhóm hàng. .................................... 44
Hình 4.10. Cơ cấu xuất khẩu hàng hóa phân theo nhóm hàng. .................................. 45
Hình 4.11. Kiểm định tổng tích lũy phần dư CUSUM ............................................... 49
Hình 4.12. Kiểm định tổng tích lũy hiệu chỉnh phần dư CUSUM. ............................ 49



DANH MỤC BẢNG BIỂU
Bảng 2.1. Minh họa tổng quát tài khoản vãng lai ......................................................... 6
Bảng 3.1. Mô tả biến ................................................................................................... 29
Bảng 4.1: Cân đối xuất – nhập khẩu xăng dầu so với tổng thâm hụt cán cân thương mại
giai đoạn 2007-2014 .................................................................................................... 37
Bảng 4.2. Kết quả kiểm định nghiệm đơn vị của các biến.......................................... 39
Bảng 4.3. Kết quả lấy sai phân bậc I của các biến ...................................................... 40
Bảng 4.4. Kết quả của kiểm định bound test .............................................................. 41
Bảng 4.5. Kết quả xác định hệ số cân bằng trong dài hạn .......................................... 42
Bảng 4.6. Kết quả xác định hệ số trong ngắn hạn ....................................................... 47


MỤC LỤC
TRANG PHỤ BÌA
LỜI CAM ĐOAN
MỤC LỤC
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
DANH MỤC CÁC HÌNH
DANH MỤC BẢNG BIỂU
Tóm tắt .......................................................................................................................1
CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU NGHIÊN CỨU ...........................................................2
1.1. Lý do chọn đề tài ..............................................................................................2
1.2. Mục tiêu nghiên cứu của đề tài ........................................................................3
1.3. Phương pháp nghiên cứu ..................................................................................3
1.4. Câu hỏi nghiên cứu ..........................................................................................4
CHƯƠNG 2: TỔNG QUAN LÝ THUYẾT VÀ CÁC NGHIÊN CỨU TRƯỚC
ĐÂY ............................................................................................................................5
2.1. Tổng quan lý thuyết .........................................................................................5
2.1.1. Cán cân thương mại theo xuất nhập khẩu .................................................7

2.1.2. Các yếu tố tác động đến cán cân thương mại ............................................8
2.1.3. Ảnh hưởng của giá dầu đến cán cân thương mại ....................................10
2.2. Tổng quan các nghiên cứu trước đây về ảnh hưởng của giá dầu đến cán cân
thương mại ............................................................................................................15
2.2.1. Một số nghiên cứu thực nghiệm trên thế giới .........................................15
2.2.2. Một số nghiên cứu thực nghiệm trong nước ...........................................17
CHƯƠNG 3: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ..................................................21
3.1. Phương pháp nghiên cứu ................................................................................21
3.2. Trình tự thực hiện ...........................................................................................22
3.3. Mô tả biến ......................................................................................................24
3.4. Dữ liệu nghiên cứu .........................................................................................27
CHƯƠNG 4: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN..............................30
4.1. Tình hình xuất khẩu dầu thô và nhập khẩu xăng dầu ở Việt Nam từ năm 2000
đến năm 2014 ........................................................................................................30
4.1.1. Tình hình xuất khẩu dầu thô ở Việt Nam ................................................30
4.1.2. Tình hình nhập khẩu xăng dầu ở Việt Nam ............................................34


4.1.3. Cán cân thương mại đối với xuất nhập xăng dầu ở Việt Nam ................36
4.2. Kết quả nghiên cứu và các kiểm định ............................................................38
4.2.1. Kết quả kiểm định nghiệm đơn vị ...........................................................38
4.2.2. Kết quả kiểm định đồng liên kết- Bound test .........................................41
4.2.3. Kết quả lựa chọn độ trễ của các biến trong mô hình ARDL ...................41
4.2.4. Kết quả xác định hệ số cân bằng trong dài hạn .......................................42
4.2.5. Kết quả xác định hệ số cân bằng trong ngắn hạn ....................................47
4.3. Mức độ ổn định của các hệ số ước lượng ......................................................48
CHƯƠNG 5: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ.........................................................51
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC



1

ẢNH HƯỞNG CỦA GIÁ DẦU ĐẾN CÁN CÂN THƯƠNG MẠI
Ở VIỆT NAM

Tóm tắt
Mục tiêu của bài nghiên cứu là phân tích ảnh hưởng của cú sốc giá dầu đối với
cán cân thương mại ở Việt Nam. Bài nghiên cứu sử dụng mô hình phân phối độ trễ
tự hồi quy – ARDL với dữ liệu hàng quý từ quý 1/2000 đến quý 4/2014 để kiểm tra
thực nghiệm mối quan hệ giữa cú sốc giá dầu, tỷ giá, giá trị sản lượng và cân bằng
cán cân thương mại ở Việt Nam. Kết quả nghiên cứu cho thấy tồn tại mối liên hệ
dài hạn giữa tỷ giá hối đoái, giá dầu và lỗ hổng sản lượng đến cán cân thương mại
Việt Nam. Việc tìm ra các mối quan hệ này góp phần đưa ra các khuyến nghị giúp
hạn chế tình trạng thâm hụt thương mại hiện nay.


2

CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU NGHIÊN CỨU
1.1. Lý do chọn đề tài
Dầu thô luôn là loại hàng hóa mà những biến động giá cả của nó thu hút được
sự chú ý đặc biệt của tất cả các quốc gia, kể cả nước xuất khẩu cũng như nước nhập
khẩu dầu. Có người nghĩ rằng thế giới đang trên lộ trình dành cho các nguồn năng
lượng tái tạo và hạt nhân; Tuy nhiên, đó chỉ là một nhận xét không hiện thực. Than,
dầu, khí đốt được xác định là nguồn năng lượng chính đến năm 2030 (Deutch,
2010). Theo Lund (2008): trong năm 2006, thế giới tiêu thụ 83,7 triệu thùng dầu
mỗi ngày và gần một ngàn thùng dầu mỗi giây. Các dự báo mới nhất của IEA dự
đoán một cơn khát dầu toàn cầu vào năm 2015 là 99 triệu thùng dầu mỗi ngày và
năm 2030 là 116 triệu thùng . Tại châu Âu, tình hình cũng không khác biệt. Vì vậy,

đây rõ ràng không phải là sự kết thúc của thời đại dầu và trong những lời của Javier
Solana, phát ngôn viên ngoại giao của EU, ông nói, "Chúng ta nên đi để tìm kiếm
thêm dầu và khí đốt."
Tất cả các ngành trong nền kinh tế đều chịu ảnh hưởng to lớn của ngành xăng
dầu. Khi giá dầu biến động, chắc chắn giá cả các mặt hàng khác cũng biến động
theo, từ đó gây tác động đến tính ổn định của nền kinh tế và đặc biệt là tác động đến
đời sống của người dân. Cú sốc giá dầu năm 1970 cùng với những hệ lụy đi kèm
theo nó đã khiến cho nền kinh tế toàn cầu rơi vào tình trạng khủng hoảng: lạm phát
cao, tỉ lệ thất nghiệp gia tăng, sản lượng sụt giảm một cách nghiêm trọng. Đồng
thời, sự mất cân bằng liên tục của cán cân thương mại cũng đã gióng lên hồi chuông
báo động cho những nhà điều hành chính sách trên khắp thế giới bởi ảnh hưởng
mạnh mẽ của giá dầu tới các nền kinh tế có hoạt động xuất nhập khẩu.
Việt Nam là quốc gia nhập khẩu xăng dầu ròng, nước ta tuy có xuất khẩu dầu
mỏ nhưng sản phẩm lại chỉ là dầu thô chưa qua xử lý, còn xăng dầu thì hầu như
phải nhập khẩu từ nước ngoài. Điều này khiến giá xăng dầu nhập khẩu phụ thuộc
chặt chẽ vào giá xăng dầu thế giới, do đó nền kinh tế trong nước cũng không thể


3

tránh khỏi những hệ quả do các cú sốc trong giá dầu thế giới gây ra. Vì thế, việc
phân tích và tìm hiểu tác động của giá dầu thế giới lên các yếu tố vĩ mô ở Việt Nam
sẽ rất cần thiết. Đặc biệt là cán cân thương mại do cân bằng cán cân thương mại
luôn là mối quan tâm hàng đầu của các nhà hoạch định chính sách ở Việt Nam.
Việt Nam luôn phải đối mặt với tình trạng thâm hụt cán cân thương mại liên
tục trong nhiều năm qua và chỉ có thặng dư trong vài năm gần đây. Tuy nhiên mức
độ thặng dư là rất thấp và khả năng tình hình nhập siêu trở lại là rất cao. Đã có rất
nhiều bài nghiên cứu về nguyên nhân gây ra tình trạng thâm hụt cán cân thương mại
ở Việt Nam, nhưng vẫn chưa có nghiên cứu nào đi sâu phân tích ảnh hưởng của giá
dầu đến cán cân thương mại, trong khi đó tác động của giá dầu thế giới đến nền

kinh tế là rất lớn. Chính vì lý do đó, tác giả đã chọn đề tài nghiên cứu “Ảnh hưởng
của giá dầu đến cán cân thương mại ở Việt Nam” để tìm hiểu vai trò của giá dầu
đối với cán cân thương mại ở Việt Nam trong thời kỳ 2000 - 2014.
1.2. Mục tiêu nghiên cứu của đề tài
Mục tiêu của bài nghiên cứu là kiểm định mối quan hệ giữa cú sốc giá dầu thế
giới và cân bằng cán cân thương mại ở Việt Nam trong giai đoạn từ quý 1/2000 đến
quý 4/2014, cụ thể như sau:
- Tìm hiểu tác động ngắn hạn và mối quan hệ dài hạn giữa cán cân thương mại
với giá dầu, tỷ giá hối đoái và lỗ hổng sản lượng.
- Tìm ra hướng của mối quan hệ giữa cú sốc giá dầu và sự mất cân bằng
thương mại ở Việt Nam giai đoạn 2000-2014.
1.3. Phương pháp nghiên cứu
Để phân tích tác động ngắn hạn và xác định mối quan hệ cân bằng trong dài
hạn giữa các biến số, nghiên cứu sử dụng kiểm định bound test dựa trên mô hình
nghiên cứu ARDL của Pesaran (2001) cho dữ liệu chuỗi thời gian ở Việt Nam từ
quý 1/2000 đến quý 4/2014. Bên cạnh đó còn thực hiện thống kê mô tả dữ liệu, các
phương pháp kiểm định sự phù hợp của mô hình khác.


4

1.4. Câu hỏi nghiên cứu
1) Giá dầu trên thế giới có tác động đến cán cân thương mại Việt Nam hay
không?
2) Sự mất cân bằng thương mại ở Việt Nam còn do yếu tố nào khác gây ra
hay không?
3) Tác động ngắn hạn và dài hạn của các yếu tố này đến cán cân thương
mại như thế nào?
Phần còn lại của bài nghiên cứu được cấu trúc như sau.
-Chương 2 trình bày tổng quan về lý thuyết và một số kết quả nghiên cứu

trước đây.
-Chương 3 trình bày phương pháp nghiên cứu.
-Chương 4 trình bày nội dung và kết quả nghiên cứu.
-Chương 5 kết luận bài nghiên cứu và đưa ra một số khuyến nghị.


5

CHƯƠNG 2: TỔNG QUAN LÝ THUYẾT VÀ CÁC NGHIÊN CỨU TRƯỚC
ĐÂY
2.1. Tổng quan lý thuyết
Cán cân thanh toán, hay còn gọi là cán cân thanh toán quốc tế, ghi chép những
giao dịch kinh tế phát sinh của một quốc gia với các quốc gia khác trên thế giới
trong một thời kỳ nhất định. Những giao dịch này có thể được tiến hành bởi các cá
nhân, các doanh nghiệp cư trú trong nước hay chính phủ của quốc gia đó. Đối tượng
giao dịch bao gồm các loại hàng hóa, dịch vụ, tài sản thực, tài sản tài chính, và một
số chuyển khoản. Thời kỳ xem xét có thể là một tháng, một quý, song thường là
một năm.
Tài khoản vãng lai (còn gọi là cán cân vãng lai) trong cán cân thanh toán của
một quốc gia ghi chép những giao dịch về hàng hóa và dịch vụ giữa người cư trú
trong nước với người cư trú ngoài nước. Tài khoản vãng lai là thước đo rộng nhất
của mậu dịch quốc tế về hàng hóa và dịch vụ của một quốc gia. Tài khoản vãng lai
bao gồm 4 thành phần sau:
-

Cán cân thương mại

-

Cán cân dịch vụ


-

Thu nhập

-

Chuyển giao vãng lai


6

Bảng 2.1 Minh họa tổng quát tài khoản vãng lai

1. Cán cân
thương mại

Đo lường giá trị giao dịch của hoạt động xuất
nhập khẩu hàng hóa. Đây là thành phần chủ yếu
của tài khoản vãng lai.
Đo lường giá trị xuất khẩu và nhập khẩu dịch

2. Cán cân
dịch vụ

vụ giữa các nước. Các dịch vụ quốc tế phổ biến
nhất là dịch vụ ngân hàng, dịch vụ du lịch, dịch
vụ hàng không, dịch vụ xây dựng bởi các công
ty nội địa thực hiện ở nước ngoài.
Thu nhập vãng lai đi kèm với các khoản đầu tư


Các thành

đã được thực hiện trong những thời kỳ trước đó.

phần của tài
khoản vãng

3. Thu nhập

lai

Bao gồm phần thu nhập ròng từ công ty con ở
nước ngoài chuyển về cho công ty mẹ ở trong
nước, tiền lương và tiền thưởng của những
người lao động ở nước ngoài chuyển về…
Ghi nhận các khoản thanh toán phát sinh liên
quan đến việc thay đổi quyền sở hữu của một
loại tài sản nào đó, tài sản thực hoặc tài sản tài

4. Chuyển

chính. Bất kỳ các giao dịch nào có tính một

giao vãng lai chiều từ quốc gia này đến quốc gia khác (quà
tặng, hàng viện trợ, cứu trợ nhân đạo,..) đều
được phản ánh lên cán cân chuyển giao vãng
lai.

(Nguồn: Sách Tài chính quốc tế, ĐH Kinh tế TP.HCM, năm 2011)



7

Cán cân thương mại là một mục nằm trong tài khoản vãng lai của cán cân
thanh toán quốc tế. Bài nghiên cứu chủ yếu thảo luận về biến động cán cân thương
mại hơn là tài khoản vãng lai, bởi vì cán cân thương mại là một bộ phận quan trọng
trong cán cân vãng lai, đặc biệt là đối với các nước đang phát triển như Việt Nam
thì cán cân thương mại hàng hóa luôn chiếm tỷ trọng lớn trong cán cân vãng lai. Do
đó, thông qua việc phân tích, ta có thể thấy được tầm quan trọng của cán cân thương
mại đối với nền kinh tế nói riêng và của tài khoản vãng lai nói chung.
Cán cân thương mại ghi lại những thay đổi trong xuất khẩu và nhập khẩu của
một quốc gia trong một khoảng thời gian nhất định (quý hoặc năm) cũng như mức
chênh lệch giữa chúng (xuất khẩu trừ đi nhập khẩu). Khi mức chênh lệch là lớn hơn
0, thì cán cân thương mại có thặng dư. Ngược lại, khi mức chênh lệch nhỏ hơn 0,
thì cán cân thương mại có thâm hụt. Khi mức chênh lệch đúng bằng 0, cán cân
thương mại ở trạng thái cân bằng.
2.1.1. Cán cân thương mại theo xuất nhập khẩu
Theo góc độ xuất nhập khẩu, cán cân thương mại là phần chênh lệch giữa giá
trị xuất khẩu và giá trị nhập khẩu của một nước trong một khoảng thời kỳ xác định.
Nếu cán cân thương mại của một quốc gia có giá trị dương thì quốc gia đó đang ở
trong tình trạng thặng dư thương mại (giá trị xuất khẩu vượt quá giá trị nhập khẩu),
còn nếu cán cân thương mại có giá trị âm thì quốc gia đó đang bị thâm hụt thương
mại (giá trị nhập khẩu vượt quá giá trị xuất khẩu).
Cán cân thương mại (TB) = Giá trị xuất khẩu (X) – Giá trị nhập khẩu (M)
Cán cân thương mại thặng dư khi (X – M)> 0. Thặng dư thương mại làm tăng
lượng tài sản của nền kinh tế. Ngoài ra, thặng dư còn góp phần thúc đẩy tăng trưởng
kinh tế, tạo thêm công ăn việc làm mới, tăng tích lũy quốc gia dưới dạng ngoại hối,
tạo uy tín và tiền đề để đồng nội tệ tự do chuyển đổi.
Ngược lại khi (X – M)< 0 thì cán cân thương mại bị thâm hụt. Nếu tình trạng

thâm hụt kéo dài nhiều năm, điều này cũng đồng nghĩa với việc phải cắt bớt nhập
khẩu như là một phần của những biện pháp tài chính và tiền tệ khắc khổ. Kết quả là


8

làm giảm tăng trưởng kinh tế, ổn định kinh tế vĩ mô, gia tăng tình trạng thất nghiệp.
Tuy nhiên, tình trạng cán cân thương mại thặng dư hay thâm hụt trong ngắn hạn
chưa nói lên trạng thái thực của nền kinh tế, vấn đề là ở chỗ thâm hụt cán cân
thương mại ở mức có thể đảm bảo mức chịu đựng của cán cân tài khoản vãng lai và
nợ nước ngoài.
Cán cân thương mại hàng hóa và dịch vụ (X - M) cùng với các yếu tố khác
như chi cho tiêu dùng (C), chi cho đầu tư (I), chi tiêu của chính phủ (G) cấu thành
tổng thu nhập quốc dân (GDP). Như vậy,cán cân thương mại là một bộ phận cấu
thành tổng thu nhập quốc dân, thặng dư hay thâm hụt cán cân thương mại ảnh
hưởng trực tiếp đến tăng trưởng kinh tế.
GDP = C + I + G + (X - M)
Như vậy cán cân thương mại có mối quan hệ mật thiết với các chỉ số kinh tế vĩ
mô cơ bản. Trạng thái của cán cân thương mại thể hiện động thái của nền kinh tế ở
những điểm khác nhau. Chính vì vậy, biến động của cán cân thương mại trong ngắn
hạn và dài hạn là cơ sở để các chính phủ điều chỉnh chiến lược và mô hình phát
triển kinh tế, chính sách cạnh tranh...
2.1.2. Các yếu tố tác động đến cán cân thương mại
Nhập khẩu: có xu hướng tăng khi GDP tăng và thậm chí nó còn tăng nhanh
hơn. Sự gia tăng của nhập khẩu khi GDP tăng phụ thuộc xu hướng nhập khẩu biên
(MPZ). MPZ là phần của GDP có thêm mà người dân muốn chi cho nhập khẩu. Ví
dụ, MPZ bằng 0,1 nghĩa là cứ 1 đồng GDP có thêm thì người dân có xu hướng dùng
0,1 đồng cho nhập khẩu. Ngoài ra, nhập khẩu phụ thuộc giá cả tương đối giữa hàng
hóa sản xuất trong nước và hàng hóa sản xuất tại nước ngoài. Nếu giá cả trong nước
tăng tương đối so với giá thị trường quốc tế thì nhập khẩu sẽ tăng lên và ngược lại.

Ví dụ: nếu giá xe đạp sản xuất tại Việt Nam tăng tương đối so với giá xe đạp Nhật
Bản thì người dân có xu hướng tiêu thụ nhiều xe đạp Nhật Bản hơn dẫn đến nhập
khẩu mặt hàng này cũng tăng.


9

Xuất khẩu: chủ yếu phụ thuộc vào những gì đang diễn biến tại các quốc gia
khác vì xuất khẩu của nước này chính là nhập khẩu của nước khác. Do vậy nó chủ
yếu phụ thuộc vào sản lượng và thu nhập của các quốc gia bạn hàng. Chính vì thế
trong các mô hình kinh tế người ta thường coi xuất khẩu là yếu tố tự định.
Tỷ giá hối đoái: là nhân tố rất quan trọng đối với các quốc gia vì nó ảnh hưởng
đến giá tương đối giữa hàng hóa sản xuất trong nước với hàng hóa trên thị trường
quốc tế. Khi tỷ giá của đồng tiền của một quốc gia tăng lên thì giá cả của hàng hóa
nhập khẩu sẽ trở nên rẻ hơn trong khi giá hàng xuất khẩu lại trở nên đắt đỏ hơn đối
với người nước ngoài. Vì thế việc đồng nội tệ tăng giá sẽ gây bất lợi cho xuất khẩu
và thuận lợi cho nhập khẩu dẫn đến kết quả là xuất khẩu ròng giảm. Ngược lại, khi
giá đồng nội tệ giảm xuống, xuất khẩu sẽ có lợi thế trong khi nhập khẩu gặp bất lợi
và xuất khẩu ròng tăng lên.
Ảnh hưởng của dòng vốn: Cán cân thương mại là một trong những yếu tố của
tài sản quốc gia. Cán cân thương mại phụ thuộc vào chênh lệch giữa đầu tư và tiết
kiệm trong nền kinh tế. Mức chênh lệch giữa tiết kiệm và đầu tư được bù đắp bởi
các dòng vốn đầu tư nước ngoài như FDI, ODA, FPI, kiều hối và các dòng vốn vay
thương mại khác.
Ảnh hưởng của thu nhập: Khi thu nhập trong nước tăng, nhu cầu nhập khẩu
hàng hóa cũng đồng thời tăng theo. Trong khi đó, khi kinh tế nước ngoài tăng
trưởng, họ cũng tăng nhu cầu nhập khẩu hàng hóa từ nước khác và làm cho xuất
khẩu của đối tác thương mại tăng lên. Do vậy cán cân thương mại phụ thuộc vào
tăng trưởng kinh tế.
Các chính sách thương mại và phát triển kinh tế: Các chính sách thuế, bảo hộ

hàng hóa trong nước cũng ảnh hưởng mạnh đến cán cân thương mại. Những rào cản
này hạn chế nhập khẩu một số mặt hàng để cải thiện cán cân thương mại. Các chính
sách liên quan đến phát triển kinh tế và xuất nhập khẩu khác cũng sẽ ảnh hưởng
mạnh đến cán cân thương mại. Ngoài ra, cán cân thương mại còn phụ thuộc vào cơ
cấu của nền kinh tế và chiến lược phát triển công nghiệp của quốc gia.


10

Tỷ lệ trao đổi: tỷ lệ trao đổi biểu hiện giá mà một nước có thể chấp nhận trả
cho hàng hoa nhập khẩu với giá xuất khẩu của nước đó. Nói cách khác là tỷ số giữa
giá xuất khẩu và giá nhập khẩu. Do đó tỷ lệ trao đổi có ảnh hưởng đến cán cân
thương mại.
Phá giá tiền tệ: là một trong những chính sách của chính phủ nhằm giảm giá
đồng nội tệ. Phá giá đưa đến tăng giá hàng nhập khẩu và giảm giá hàng xuất khẩu
của quốc gia. Do đó tạo ra một khoản thặng dư trong tài khoản vãng lai của cán cân
thanh toán.
2.1.3. Ảnh hưởng của giá dầu đến cán cân thương mại
Theo kết quả nghiên cứu của Kilian và cộng sự (2009) thì mức độ chịu ảnh
hưởng của cán cân thương mại khi giá dầu tăng phụ thuộc vào nguyên nhân gây ra
các cú sốc giá dầu và phương thức truyền dẫn của các cú sốc này.
Nguyên nhân gây ra các cú sốc giá dầu bao gồm: tổng cầu của nền kinh tế thế
giới, sự co giãn của cầu dầu theo giá, “tài chính hóa” thị trường dầu, sự biến động
của đồng USD, các sự kiện địa lý chính trị, chính sách xuất khẩu dầu của các quốc
gia OPEC, các yếu tố về công nghệ, và kỳ vọng của các nhà đầu tư trên thị trường
dầu mỏ.
Tổng cầu của nền kinh tế thế giới. Mặc dù tỷ lệ sử dụng dầu trong tiêu thụ
năng lượng trên thế giới đã giảm dần từ những năm 1970 và dầu đã dần được thay
thế bằng các loại năng lượng khác, dầu vẫn là một yếu tố đầu vào quan trọng trong
quá trình sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp bên cạnh các yếu tố sản xuất

khác như vốn, lao động, đất đai… Chính vì vậy, tổng cầu của nền kinh tế thế giới có
tác động trực tiếp đến nhu cầu sử dụng dầu tại các quốc gia. Khi nền kinh tế thế giới
tăng trưởng mạnh mẽ, nhu cầu sử dụng nhiên liệu tăng khiến nhu cầu dầu tăng, làm
giá dầu trên thế giới tăng lên. Ngược lại, khi nền kinh tế thế giới rơi vào suy thoái,
các hoạt động sản xuất kinh doanh bị đình trệ và cắt giảm, nhu cầu về dầu giảm
xuống và làm giảm giá dầu.


11

Sự co giãn của cầu dầu theo giá và thu nhập. Nhiều nghiên cứu đã ước tính và
cho thấy độ co giãn của cầu dầu thô theo giá là rất thấp. Điều này có nghĩa là sự
thay đổi của lượng cầu khi giá thay đổi là rất nhỏ. Khi đó, một cú sốc giảm sản
lượng sẽ làm giá dầu tăng mạnh và một cú sốc tăng sản lượng sẽ làm giá dầu giảm
mạnh. Bên cạnh đó, tỷ lệ chi tiêu cho dầu trong tổng thu nhập cũng là yếu tố ảnh
hưởng tới sự biến động của giá dầu. Khi tỷ lệ này thấp, giá dầu tăng lên cũng chưa
ảnh hưởng tới ngân sách tiêu dùng, do vậy sẽ chưa ảnh hưởng tới lượng cầu dầu và
khiến giá tiếp tục tăng. Tuy nhiên, khi giá tăng lên đến mức khiến tỷ lệ chi tiêu cho
dầu trong tổng thu nhập tăng lên quá cao, lượng cầu dầu sẽ giảm xuống, tác động
làm giảm giá dầu.
“Tài chính hóa” thị trường dầu vật chất. Sự “tài chính hóa” thị trường thương
phẩm nói chung và thị trường dầu nói riêng bởi các nhà đầu tư tài chính khi coi dầu
là một loại tài sản đầu tư riêng biệt và hình thành thị trường dầu tương lai từ những
năm 1980s đã tác động tới sự biến động của giá dầu. Sự gia tăng/cắt giảm nguồn
vốn đầu tư vào dầu tạo áp lực làm tăng/giảm giá dầu. Bên cạnh đó, với sự tham gia
của nhiều nhà đầu cơ trên thị trường hơn, mức độ biến động của giá dầu cũng nhanh
và mạnh hơn. Những biến động của giá dầu còn bị khuếch đại hơn nữa dưới tác
động của hiệu ứng tâm lý bầy đàn trên thị trường dầu tương lai.
Sự biến động của đồng USD. Đồng USD biến động có thể ảnh hưởng tới giá
dầu chủ yếu là do dầu được coi là một loại tài sản đầu tư ngang hàng với các loại

thương phẩm khác cũng như đồng USD. Khi đồng USD lên giá, các nhà đầu tư
chuyển sang đầu tư vào đồng USD khiến các loại tài sản khác trong đó có dầu mất
giá. Ngược lại, khi đồng USD mất giá, các nhà đầu tư chuyển sang đầu tư vào tài
sản khác trong đó có dầu làm dầu lên giá. Bên cạnh đó, tác động của sự biến động
của USD tới giá dầu còn mạnh hơn là do dầu được yết giá bằng đồng USD trên thị
trường quốc tế. Đồng USD lên giá so với các đồng tiền khác làm giảm sức mua của
các nước không sử dụng đồng USD, qua đó có thể làm giảm nhu cầu nhập khẩu dầu
của các nước này, từ đó làm giá dầu giảm.


12

Các sự kiện địa lý chính trị. Nhiều đợt biến động giá dầu lớn trong lịch sử gắn
liền với việc nguồn cung dầu mỏ bị ảnh hưởng tiêu cực bởi các sự kiện chính trị
diễn ra tại nhiều khu vực sản xuất dầu mỏ khác nhau trên thế giới. Theo thứ tự thời
gian, có thể kể đến các sự kiện ảnh hưởng đến giá dầu như cuộc chiến tranh Yom
Kippur năm 1973 kéo theo lệnh cấm vận dầu mỏ của Ả rập Xê út năm 1973-1974,
cuộc Cách mạng Iran năm 1978-1979, cuộc chiến tranh Iran-Iraq năm 1980-1988,
cuộc chiến tranh vịnh Ba tư năm 1990-1991, cuộc khủng hoảng tại Venezuela năm
2002, cuộc chiến tranh Iraq năm 2003, cuộc nổi dậy ở Libya năm 2011, và gần đây
nhất là chiến sự tại Iran và Syria. Những sự kiện này ảnh hưởng xấu tới việc sản
xuất cũng như vận chuyển dầu mỏ, làm sụt giảm nguồn cung dầu, qua đó làm giảm
giá dầu.
Chính sách của OPEC và các nước sản xuất dầu lớn. Đóng góp một nguồn
cung lớn trong sản lượng dầu mỏ trên toàn cầu, các nước OPEC và sản xuất dầu lớn
có khả năng tác động tới giá dầu bằng các chính sách của mình. Trước đây, OPEC
có truyền thống điều chỉnh năng lực sản xuất để ảnh hưởng tới nguồn cung và bình
ổn giá trong một biên độ mục tiêu của OPEC. Nếu không có những chính sách điều
chỉnh sản lượng của OPEC, những biến động ngắn hạn trong cung và cầu dầu sẽ có
tác động mạnh hơn nhiều tới giá dầu. Tuy nhiên, các chính sách của OPEC cũng có

thể gây ra những biến động mạnh trong giá dầu khi nhắm tới các mục tiêu khác.
Chẳng hạn, giá dầu tăng mạnh trong giai đoạn năm 1973-1974 là do hồi tháng
10/1973 OPEC tuyên bố cắt giảm 5% sản lượng dầu cho đến khi các lực lượng quân
sự của Israel “hoàn toàn rút khỏi tất cả các vùng lãnh thổ của các nước Ả rập bị
chiếm đóng từ cuộc chiến tranh tháng 6/1967 và các quyền hợp pháp của người dân
Palestin được phục hồi”. Sự tăng giá dầu kỷ lục giai đoạn 2007-2008 cũng được cho
là có sự đóng góp của việc OPEC không tăng sản lượng sản xuất dầu trong bối cảnh
nhu cầu dầu tăng trưởng mạnh.
Các yếu tố về công nghệ và môi trường. Cả cung và cầu dầu đều có thể bị tác
động bởi các yếu tố về công nghệ và môi trường. Về phía cung, do dầu mỏ là một
nguồn năng lượng không thể tái tạo được, các nước trên thế giới đều đang nỗ lực


13

tìm kiếm các nguồn dầu mỏ mới cũng như tìm kiếm các cách khai thác dầu mới để
đáp ứng nhu cầu về dầu mỏ. Với kỹ thuật khoan chiều ngang và bẻ gãy bằng sức
nước, các nhà sản xuất dầu mỏ tại Mỹ đã chứng tỏ khả năng chiết xuất dầu từ đá
phiến với chi phí thấp hơn trong thời gian ngắn hơn so với phương pháp khai thác
dầu truyền thống. Lượng cung tăng cùng với chi phí sản xuất thấp hơn đã có tác
động làm giảm giá dầu. Về phía cầu, với các cam kết về việc cắt giảm khí thải CO2
của các nước phát triển trên thế giới, nhiều công nghệ mới được ra đời nhằm sản
xuất ra các thiết bị thân thiện với môi trường, hạn chế việc sử dụng các loại nhiên
liệu hóa thạch trong đó có dầu. Điều này làm giảm nhu cầu tiêu thụ các sản phẩm từ
dầu, làm giảm nhu cầu về dầu trong dài hạn, qua đó làm giảm giá dầu.
Kỳ vọng của các nhà đầu tư trên thị trường dầu. Một yếu tố vô cùng quan
trọng và có tác động mạnh tới giá dầu là kỳ vọng của các nhà đầu tư trên thị trường
dầu. Giá dầu hiện tại phản ánh kỳ vọng của các nhà đầu tư về tương lai với các kỳ
vọng tích cực sẽ làm tăng giá và ngược lại. Cụ thể, kỳ vọng về rủi ro địa chính trị
tác động đến cung dầu, kỳ vọng về tăng trưởng kinh tế thế giới tác động đến cầu

dầu, kỳ vọng về giá dầu hay về sự dư thừa hay thiếu hụt của cung dầu so với cầu
dầu tác động tới cầu dự trữ, qua đó tác động đến giá dầu. Với thị trường dầu tương
lai quy mô lớn và sự tham gia của giới đầu cơ, giá dầu cũng phản ứng rất nhanh và
mạnh trước các thông tin mới trên thị trường. Thông tin được công bố tốt hơn kỳ
vọng sẽ tác động tích cực đến giá trong khi thông tin xấu hơn kỳ vọng sẽ làm cho
giá dầu diễn biến xấu hơn.
Về phương thức truyền dẫn: một khi cú sốc giá dầu xảy ra, điều này sẽ làm
thay đổi giá cả, khối lượng hàng hóa dịch vụ trong nước và ảnh hưởng đến các danh
mục đầu tư bên ngoài. Giá dầu cao hơn khiến cho cho chi phí nguyên vật liệu nhập
khẩu đầu vào tăng, dẫn đến chi phí sản xuất cao hơn, đồng thời với sự kém linh hoạt
của vòng quay vốn và các chính sách về tiền lương cũng góp phần làm tăng chi phí
sản xuất trực tiếp. Giá cả hàng hóa trong nước tăng, trong khi tiền lương không thay
đổi dẫn đến tình trạng lạm phát. Để ổn định tình hình lạm phát, Chính phủ sẽ tăng
lãi suất trên thị trường tiền tệ. Nhưng điều chỉnh này lại ảnh hưởng đến sự phát triển


14

kinh tế và cán cân thương mại. Cụ thể, đồng nội tệ tăng giá sẽ đẩy mạnh nhập khẩu
và giảm xuất khẩu, từ đó dẫn đến cán cân thương mại ngày càng thâm hụt.
Theo Backus và Crucini (2000) thì có năm kênh truyền dẫn tác động của cú
sốc giá dầu lên cán cân thương mại của một quốc gia, bao gồm: cung, cầu, chính
sách tiền tệ, thương mại và kênh giá trị. Theo đó, khi cú sốc giá dầu xảy ra thường
mang lại những áp lực suy thoái kinh tế và khiến lạm phát tăng cao, các nhà điều
hành chính sách phản ứng lại bằng cách thắt chặt tiền tệ, thông thường là qua kênh
lãi suất. Mặt khác, tác động của giá dầu thông qua kênh thương mại lại dựa trên số
lượng và giá cả hàng hóa xuất khẩu. Còn đối với kênh giá trị, hoạt động truyền dẫn
lại dựa trên sự khác biệt trong tỷ suất sinh lợi của tài sản, được phản ánh qua các
dòng thu nhập và sự thay đổi trong giá tài sản. Mức độ hiệu quả trong hoạt động
truyền dẫn của mỗi kênh sẽ tùy thuộc và trình độ phát triển kinh tế của mỗi quốc gia

cũng như tùy thuộc vào việc đây là quốc gia đang phát triển, đã phát triển hay là có
một nền kinh tế công nghiệp, mặt khác còn tùy thuộc vào quốc gia này nhập khẩu
hay xuất khẩu dầu.
Kết quả nghiên cứu của Hassan và Zaman (2012) cho rằng khi cú sốc giá dầu
tăng xảy ra sẽ làm tăng giá năng lượng, dẫn đến tăng chi phí sản xuất. Khi chi phí
sản xuất tăng, sản lượng đầu ra sẽ giảm từ đó làm giảm GDP. Giá dầu tăng gián tiếp
làm biến động tỷ giá thông qua dòng ngoại tệ từ nhập khẩu dầu thay đổi cũng như
từ sụt giảm sản lượng hàng hóa xuất khẩu ra thế giới. Hàng xuất khẩu giảm vì chi
phí sản xuất tăng cao, giá thành sản phẩm tăng làm giảm sức cạnh tranh của hàng
hóa trên thị trường thế giới. Nhập khẩu tăng, xuất khẩu lại giảm dẫn đến tình trạng
thâm hụt cán cân thương mại và giảm GDP quốc gia. Mất cân bằng cán cân thương
mại gây ảnh hưởng rất lớn đến đời sống của người dân nhiều mặt như tỷ lệ thất
nghiệp tăng, an sinh xã hội sụt giảm, chất lượng cuộc sống đi xuống, và tệ hơn nữa
là gây nên tình trạng phát triển không bền vững. Ngoài ra khi giá dầu tăng cao làm
mất cân bằng cán cân thương mại của một nước thì có thể cũng sẽ xảy ra với một
nước khác, nếu mất cân đối xảy ra trên diện rộng thì sẽ tạo nên khủng hoảng kinh tế


15

toàn cầu. Vì vậy, Chính phủ phải đẩy mạnh nghiên cứu, khai thác các nguồn năng
lượng mới thay thế để giảm sự phụ thuộc vào giá dầu.
Ảnh hưởng của giá dầu đến cán cân thương mại được tóm gọn lại như sau: khi
một cú sốc giá dầu tăng xảy ra sẽ kéo theo chi phí nhập khẩu tăng. Đồng thời, khi
giá dầu tăng cũng kéo theo chi phí nguyên vật liệu đầu vào tăng, làm tăng giá thành
hàng hóa xuất khẩu, làm giảm sức cạnh tranh của hàng hóa xuất khẩu trên thị
trường thế giới. Nhập khẩu tăng, xuất khẩu giảm khiến cho cán cân thương mại bị
thâm hụt.
2.2. Tổng quan các nghiên cứu trước đây về ảnh hưởng của giá dầu đến cán
cân thương mại

2.2.1. Một số nghiên cứu thực nghiệm trên thế giới
Bài nghiên cứu Mohammad (2010) tìm hiểu mối quan hệ giữa giá dầu và
nguồn thu từ xuất khẩu ở Pakistan. Với dữ liệu nghiên cứu hàng năm giai đoạn
1975 đến 2008, kết quả bài nghiên cứu nhấn mạnh rằng có sự tương quan đáng kể
giữa giá dầu với hầu hết các biến kinh tế vĩ mô như tăng trưởng GDP, mức sống,
cán cân thương mại, và cung tiền M2. Để tìm ra sự liên kết lâu dài giữa các biến tác
giả sử dụng phương pháp đồng liên kết Johansen. Sử dụng mô hình vector hiệu
chỉnh sai số VECM để kiểm tra mối quan hệ giữa các biến. Kết quả chỉ ra rằng giá
dầu có tương quan ngược chiều với thu nhập từ xuất khẩu và ảnh hưởng của nó là
bất lợi với xuất khẩu. Nguyên nhân là khi giá dầu tăng kéo theo chi phí sản xuất và
nguyên liệu đầu vào tăng lên, làm ảnh hưởng đến xuất khẩu. Bài nghiên cứu cũng
chỉ ra rằng sự gia tăng trong giá dầu ảnh hưởng tiêu cực đến cán cân thương mại
của Pakistan do thu nhập từ xuất khẩu giảm khi mà chi phí sản xuất gia tăng.
Ahmed và Donoghue (2010) tìm hiểu các yếu tố ảnh hưởng đến những thay
đổi trong cán cân thương mại của Pakistan từ 1998-2002. Kết quả cho thấy rằng sự
tăng trong giá nhập khẩu của xăng dầu, nguyên liệu và các hàng hóa khác làm giảm
thành quả xuất khẩu của quốc gia, ảnh hưởng đến khả năng cạnh tranh của nền kinh


16

tế và đe dọa các thành quả khác. Mô hình cân bằng tổng thể (CGE) với mô hình mô
phỏng vi mô được sử dụng để tìm hiểu ảnh hưởng của cú sốc giá dầu đối với chi phí
nhập khẩu mà Pakistan phải đối mặt. Kết quả cho thấy giá dầu tăng làm tăng chi phí
nhập khẩu đầu vào và giảm xuất khẩu. Trong dài hạn, tương quan ngược chiều giữa
giá dầu và xuất khẩu cho thấy mức tăng giá nhập khẩu của xăng dầu hoặc nguyên
liệu công nghiệp dẫn đến giảm nguồn lợi thu được xuất khẩu, từ đó làm giảm cán
cân thương mại. Ngoài ra, phân tích còn cho thấy rằng các cú sốc giá dầu có tương
quan ngược chiều với hiệu quả hoạt động của nền kinh tế và đời sống xã hội.
Sanchez (2011) nghiên cứu tác động của việc tăng giá dầu đối với cán cân

thương mại ở các quốc gia nhập khẩu dầu trong suốt khoảng thời gian 1990-2008.
Bằng việc sử dụng mô hình cân bằng chung dạng động (DCGE) với 6 nước đang
phát triển có nhập khẩu dầu (Bangladesh, El Salvador, Kenya, Nicaragua, Tanzania
và Thái Lan), kết quả cho thấy rằng sự gia tăng giá dầu trong dài hạn dẫn đến tăng
chi phí sản xuất của khu vực xuất khẩu, tăng hóa đơn nhập khẩu và làm cán cân
thương mại xấu đi. Ngoài ra, bài nghiên cứu còn tìm thấy một mối quan hệ ngược
chiều giữa giá dầu và GDP.
Theo Schubert (2009), đối với các nước có hoạt động nhập khẩu dầu, một cú
sốc trong giá dầu nhập khẩu xảy ra sẽ tác động ngược chiều đối với cán cân thương
mại thông qua việc ảnh hưởng lên những nhà sản xuất. Dầu nhập khẩu được xem là
đầu vào trực tiếp cho nền sản xuất trong nước, vì thế một khi giá dầu tăng sẽ đồng
nghĩa với chi phí đầu vào tăng và kết quả là làm giảm GDP. Khu vực doanh nghiệp
và tư nhân sẽ cắt giảm các kế hoạch đầu tư và chi tiêu của họ khiến cho sản lượng
thực sẽ sụt giảm tạm thời. Nền kinh tế trong nước sẽ sản xuất ít hơn và do đó xuất
khẩu ít hơn, nhưng điều này không có nghĩa là mức tiêu dùng đối với các mặt hàng
nhập khẩu khác giảm xuống. Do đó, kết quả nghiên cứu cho thấy cán cân thương
mại phản ứng ngược chiều đối với giá dầu.
Ngoài ảnh hưởng của cú sốc giá dầu, tỷ giá hối đoái cũng tác động lên cán cân
thương mại. Theo lý thuyết, sự tăng lên hay giảm xuống của tỷ giá hối đoái danh


17

nghĩa đều làm thay đổi tỷ giá hối đoái thực và tác động trực tiếp lên cán cân thương
mại, điều này được thể hiện trong nghiên cứu của Singh (2002). Áp dụng mô hình
hiệu chỉnh sai số ECM cho chuỗi dữ liệu thời gian từ năm 1960 đến 1995, kết quả
bài nghiên cứu cho thấy tỷ giá hối đoái có tác động mạnh mẽ đến cán cân thương
mại ở Ấn Độ. Cụ thể, tỷ giá hối đoái cao làm mất giá đồng nội tệ. Điều này dẫn đến
tăng xuất khẩu, giảm nhập khẩu và cải thiện cán cân thương mại.
Hassan và Zaman (2012) nghiên cứu ảnh hưởng của giá dầu lên cán cân

thương mại ở Pakistan thông qua mô hình phân phối trễ tự hồi quy (ARDL). Ngoài
ra, tác giả còn bổ sung thêm một số biến nghiên cứu như tỷ giá hối đoái và lỗ hổng
sản lượng (output gap). Bằng cách sử dụng một tập hợp dữ liệu trong giai đoạn từ
1975 đến 2010, kết quả nghiên cứu cho thấy trong dài hạn, các biến giá dầu, tỷ giá
hối đoái, lỗ hổng sản lượng đều có tác động nghịch chiều đối với cán cân thương
mại.
Laugerud (2009) cho thấy mối quan hệ ngược chiều giữa lỗ hổng sản lượng và
cán cân thương mại. Tương tự, Mussa (2000) đã tiến hành nghiên cứu tác động của
giá dầu lên nền kinh tế toàn cầu trong giai đoạn 1970 – 2000. Bằng cách thu thập dữ
liệu các nước nhập khẩu dầu như Ấn Độ, Hàn Quốc, Pakistan, Philipine, Thái Lan,
Thổ Nhĩ , kết quả cho thấy một sự gia tăng giá dầu dẫn đến sự gia tăng chi phí sản
xuất hàng hóa và dịch vụ, làm tăng giá năng lượng đầu vào liên quan và đặt áp lực
lên lợi nhuận biên. Bài nghiên cứu còn thừa nhận tác động dài hạn lên thị trường tài
chính do sự thay đổi giá dầu. Các phát hiện cho thấy một sự tăng giá dầu dẫn đến sự
chuyển dịch thu nhập từ những quốc gia tiêu thụ dầu sang quốc gia sản xuất dầu, cụ
thể là 0,25% GDP của các nước nhập khẩu dầu sang cho các nước xuất khẩu dầu.
2.2.2. Một số nghiên cứu thực nghiệm trong nước
Nguyễn Khắc Quốc Bảo (2013) thực hiện nghiên cứu nhằm xem xét tác động
của cú sốc giá dầu lên cán cân thương mại Việt Nam, đồng thời tìm hiểu mối quan
hệ nhân quả giữa cán cân thương mại với các yếu tố vĩ mô khác có liên quan như tỷ


×