Tải bản đầy đủ (.pdf) (79 trang)

Khóa luận Mang thai hộ vì mục đích nhân đạo

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.39 MB, 79 trang )

MỤC LỤC
LỜI MỞ ĐẦU ............................................................................................................1
CHƢƠNG 1: LÝ LUẬN CHUNG VỀ MANG THAI HỘ.....................................6
1.1 SỰ HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN CỦA VẤN ĐỀ MANG THAI HỘ ...........................6
1.2 KHÁI NIỆM, Ý NGHĨA CỦA MANG THAI HỘ ........................................................11
1.2.1 Khái niệm mang thai hộ ............................................................................11
1.2.2 Ý nghĩa của việc pháp luật cho phép mang thai hộ ..................................16
1.3 QUY ĐỊNH VỀ MANG THAI HỘ Ở MỘT SỐ NƯỚC TRÊN THẾ GIỚI .........................17
1.3.1 Nhóm các quốc gia không quy định về mang thai hộ ...............................19
1.3.2 Nhóm các quốc gia cấm mang thai hộ ......................................................19
1.3.3 Nhóm các quốc gia cho phép mang thai hộ ..............................................22
1.4 MANG THAI HỘ TRONG PHÁP LUẬT VIỆT NAM TRƯỚC NGÀY 01 THÁNG 01 NĂM
2015 .......................................................................................................................28
CHƢƠNG 2: PHÁP LUẬT HÔN NHÂN GIA ĐÌNH VIỆT NAM HIỆN HÀNH
VỀ MANG THAI HỘ VÌ MỤC ĐÍCH NHÂN ĐẠO, THỰC TIỄN ÁP DỤNG
VÀ GIẢI PHÁP PHÁP LÝ HOÀN THIỆN..........................................................33
2.1 PHÁP LUẬT HÔN NHÂN GIA ĐÌNH VIỆT NAM HIỆN HÀNH VỀ MANG THAI HỘ VÌ
MỤC ĐÍCH NHÂN ĐẠO. ............................................................................................33

2.1.1 Nguyên tắc áp dụng kỹ thuật mang thai hộ vì mục đích nhân đạo ...........33
2.1.2 Điều kiện mang thai hộ vì mục đích nhân đạo ..........................................40
2.1.2.1 Điều kiện đối với vợ chồng nhờ mang thai hộ....................................40
2.1.2.2 Điều kiện đối với người được nhờ mang thai hộ ................................43
2.1.3. Thỏa thuận về mang thai hộ vì mục đích nhân đạo .................................46
2.1.3.1 Nội dung thỏa thuận mang thai hộ vì mục đích nhân đạo ..................47
2.1.3.2 Hình thức thỏa thuận mang thai hộ vì mục đích nhân đạo .................49
2.1.4 Quyền và nghĩa vụ của bên nhờ mang thai hộ và bên mang thai hộ ........50
2.1.4.1 Quyền và nghĩa vụ của bên mang thai hộ vì mục đích nhân đạo .......51
2.1.4.2 Quyền và nghĩa vụ của bên nhờ mang thai hộ vì mục đích nhân đạo.
.........................................................................................................................54
2.1.5 Xác định cha mẹ trong trường hợp mang thai hộ vì mục đích nhân đạo ..56


2.1.6 Xử lý hành vi vi phạm về mang thai hộ vì mục đích nhân đạo .................60


2.2 THỰC TIỄN ÁP DỤNG PHÁP LUẬT VỀ MANG THAI HỘ VÌ MỤC ĐÍCH NHÂN ĐẠO VÀ
MỘT SỐ GIẢI PHÁP PHÁP LÝ HOÀN THIỆN. ...............................................................64

2.2.1 Thực tiễn áp dụng pháp luật mang thai hộ vì mục đích nhân đạo ............64
2.2.2 Vướng mắc bất cập và giải pháp hoàn thiện cơ chế pháp lý về mang thai
hộ vì mục đích nhân đạo.....................................................................................67
KẾT LUẬN CHUNG ..............................................................................................76


LỜI MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của việc nghiên cứu đề tài
Gia đình là tập hợp những người gắn bó với nhau do hôn nhân, quan hệ huyết
thống hoặc quan hệ nuôi dưỡng, làm phát sinh các quyền và nghĩa vụ giữa họ với
nhau theo quy định của Luật này Luật Hôn nhân và gia đình năm 20141. Trong đó,
quan hệ hôn nhân là một trong những cơ sở quan trọng để hình thành nên gia đình.
Bên cạnh việc thực hiện chức năng kinh tế, chức năng giáo dục và đáp ứng nhu cầu
tâm sinh lý, tình cảm của các thành viên thì chức năng sinh sản, duy trì nòi giống
cũng là một chức năng đặc thù của gia đình.
Tuy nhiên, không phải gia đình nào cũng thực hiện được chức năng này một
cách tự nhiên. Thực tế cho thấy, nhiều cặp vợ chồng vô sinh không thể thực hiện
được chức năng sinh sản. Có nhiều nguyên nhân để lý giải cho hiện trạng này. Có
thể là vô sinh tự nhiên; do môi trường sống; điều kiện lao động độc hại, nguy hiểm.
Ngoài ra lối sống thiếu lành mạnh như nghiện bia rượu, nghiện ma túy, mắc bệnh
lây nhiễm qua đường tình dục do quan hệ tình dục không an toàn, biến chứng do
nạo phá thai... cũng là một trong những nguyên nhân dẫn đến tình trạng trên.
Có thể nói vô sinh trở thành hiện tượng phổ biến trong xã hội ngày nay. Nó đã
và đang lấy đi của con người nhiều thời gian và tiền bạc, ảnh hưởng rất lớn đến

cuộc sống của mỗi gia đình, mỗi cặp vợ chồng. Nghiên cứu trên toàn quốc năm
2014 do Bệnh viện Phụ sản Trung ương và Đại học Y Hà Nội tiến hành trên 14.300
cặp vợ chồng trong độ tuổi sinh đẻ (15-49) ở 8 tỉnh đại diện cho 8 vùng sinh thái ở
nước ta cũng xác định tỷ lệ vô sinh của các cặp vợ chồng trong độ tuổi sinh đẻ là
7.7%, nghĩa là có từ 700.000 đến một triệu cặp vợ chồng vô sinh. Trong đó, vô sinh
nguyên phát là 3,9% và vô sinh thứ phát là 3,8%. Vấn đề vô sinh đang là một gánh
nặng của ngành y tế Việt Nam. Đáng báo động, có khoảng 50% cặp vợ chồng vô
sinh có độ tuổi dưới 30. Theo tổ chức y tế thế giới, tỷ lệ vô sinh trên thế giới trung
bình từ 6%-12%.
Vô sinh không chỉ là nỗi lo riêng của một gia đình nào đó mà là nỗi lo chung
của xã hội. Mặc dù đã có sự tiến bộ vượt bậc trong lĩnh vực y học, một số cặp vợ
chồng vô sinh đã có thể có con nhờ kỹ thuật thụ tinh trong ống nghiệm hay những

1

Khoản 2 Điều 3 Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014.
1


kỹ thuật hỗ trợ sinh sản khác nhưng không phải cặp vô sinh nào cũng may mắn như
vậy. Những cặp vợ chồng vô sinh thuộc ba nhóm sau đây không thể mang thai và
sinh con một cách bình thường ngay cả khi đã áp dụng kỹ thuật thụ tinh trong ống
nghiệm hay những kỹ thuật hỗ trợ sinh sản khác: Nhóm thứ nhất là nhóm những
người phụ nữ không có tử cung nhưng vẫn có một hoặc cả hai buồng noãn hoạt
động bình thường, phụ nữ đã bị cắt bỏ tử cung nhưng vẫn giữ lại buồng noãn vì bất
cứ lý do gì; nhóm thứ hai là nhóm những người phụ nữ có tử cung không bình
thường, có thể là tử cung bị dị dạng, tử cung bị bệnh lý như u xơ hay bệnh về nội
mạc...; nhóm thứ ba là nhóm những người phụ nữ có tử cung bình thường nhưng
sức khỏe không cho phép để mang thai cụ thể là những người phụ nữ có thể mang
thai, nuôi dưỡng thai nhi phát triển nhưng quá trình mang thai ảnh hưởng đến sức

khoẻ của chính mình, phổ biến nhất là những người mắc bệnh tim mạch, suy gan,
suy thận…
Mong muốn có con của nhiều cặp vợ chồng trở nên bức thiết hơn bao giờ hết
nên những cặp vợ chồng này thường tìm đến những dịch vụ đẻ thuê. Tùy vào điều
kiện kinh tế của mỗi gia đình mà họ ra nước ngoài hoặc lén lút thực hiện trong
nước. Hiện tượng này dẫn đến nhiều hệ lụy cho bản thân các cặp vợ chồng, cho
những người liên quan và cho cả xã hội. Những biến chứng xảy ra trong quá trình
mang thai hay sinh nở do không có phương hướng xử lý đúng đắn dẫn đến những
thiệt hại về vật chất cũng như tinh thần cho người trong cuộc, không gì có thể đo
đếm được. Bên cạnh đó, còn có nhiều tranh chấp xảy ra nhưng chưa có cơ sở pháp
lý để giải quyết.
Thấy được những vấn đề phức tạp trên trong lĩnh vực hôn nhân và gia đình,
ngày 01/01/2015, Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014 có hiệu lực thi hành, chính
thức thay thế Luật Hôn nhân và gia đình năm 2000. Luật mới được Quốc hội nước
Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam khóa XIII, Kỳ họp thứ 7 thông qua với tỷ lệ
79,52% số phiếu tán thành. Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014 cho phép mang
thai hộ vì mục đích nhân đạo và quy định vấn đề mang thai hộ vì mục đích nhân
đạo khá chi tiết, chặt chẽ, có sự liên kết và thống nhất với các chế định khác của
Luật Hôn nhân và gia đình cũng như các quy định của các văn bản pháp luật có liên
quan.

2


Việc luật hóa vấn đề mang thai hộ ở Việt Nam hiện nay là một bước tiến mới,
một sự phát triển trong nhận thức của con người trước những vấn đề đặt ra của đời
sống xã hội, đặc biệt là những vấn đề mới phát sinh. Đồng thời nó cũng là một
thành công lớn trong việc bảo đảm thực thi quyền cơ bản của con người trên mọi
lĩnh vực của đời sống xã hội. Đây cũng được coi là bước đột phá trong nhận thức
với sự hòa nhập chung cùng sự phát triển của pháp luật thế giới.

Tuy pháp luật đã có quy định chính thức cho phép mang thai hộ vì mục đích
nhân đạo nhưng quy định này còn khá mới mẽ, việc áp dụng quy định của pháp luật
vào thực tiễn còn gặp nhiều khó khăn. Thực tế cho thấy, quy định của pháp luật về
mang thai hộ đã đi vào thực tế cuộc sống nhưng bản thân nó vẫn chưa phát huy hết
hiệu lực, hiệu quả. Nguyên nhân một phần do những quy định về vấn đề này còn có
nhiều điều khó thực hiện. Những quy định về điều kiện mang thai hộ, đối tượng
mang thai hộ còn gặp nhiều vướng mắc vì thủ tục phức tạp, thiếu những văn bản
hướng dẫn cụ thể, chi tiết. Do đó, để hiểu rõ hơn về vấn đề này, phát hiện ra được
những điểm chưa phù hợp với thực tiễn để hoàn thiện hơn nữa quy định của pháp
luật thì vấn đề nghiên cứu sâu hơn nữa về vấn đề mang thai hộ là điều cần thiết.
Vì những lý do trên, tác giả chọn đề tài: “Mang thai hộ vì mục đích nhân đạo:
Pháp luật và thực tiễn áp dụng” để nghiên cứu trong khóa luận tốt nghiệp cử nhân
luật của mình.
2. Tình hình nghiên cứu
Mặc dù mang thai hộ chỉ mới được quy định chi tiết trong pháp luật hôn nhân
và gia đình từ năm 2014 nhưng đề tài liên quan đến vấn đề này đã được nghiên cứu
từ rất sớm và cũng khá nhiều tác giả quan tâm. Có thể kể đến như:
- “Một số vấn đề pháp lý về mang thai hộ” của tác giả Trần Thị Hương,
Trường Đại học Luật Thành phố Hồ Chí Minh đăng trên Tạp chí Khoa học pháp lý
số 4 năm 2001.
- “Vấn đề xác định cha mẹ con và mang thai hộ theo dự thảo Luật Hôn nhân
và gia đình sửa đổi” của tác giả Nguyễn Thị Lan đăng trên tạp chí Dân chủ và pháp
luật số 05 năm 2014.
- “Cho phép mang thai hộ - nhân đạo nhưng còn nhiều vướng mắc” của tác
giả Ngô Thị Hồng Ánh đăng trên Tạp chí Luật sư Việt Nam, Liên Đoàn Luật sư
Việt Nam số 5 năm 2015.
3


- “Mang thai hộ và những vấn đề phát sinh” của tác giả Nguyễn Thị Lan đăng

trên tạp chí Luật học số 4 năm 2015.
- “Quy định về mang thai hộ - một nội dung mới trong Luật Hôn nhân và gia
đình năm 2014” của tác giả Nguyễn Quế Anh đăng trên tạp chí Dân chủ và pháp
luật số 8 (281) năm 2015.
- “Quy định về mang thai hộ - điểm mới trong Luật Hôn nhân và gia đình năm
2014” của tác giả Nguyễn Văn Lâm đăng trên tạp chí Quản lý Nhà nước – Học viện
Hành chính số 237.
- “Một số vấn đề về thực hiện quy định của pháp luật hiện hành về mang thai
hộ ở Việt Nam” của tác giả Ths.Trần Đức Thắng đăng trên tạp chí Nghề Luật số 2
năm 2016.
- Ngoài ra, hai khóa luận tốt nghiệp của sinh viên trường Đại học Luật thành
phố Hồ Chí Minh về vấn đề này đó là Khóa luận “Pháp luật mang thai hộ tại Việt
Nam và một số kiến nghị hoàn thiện” của tác giả Trần Thị Phương Thanh năm 2014
và Khóa luận “Mang thai hộ vì mục đích nhân đạo theo pháp luật Hôn nhân và gia
đình” của tác giả Vũ Huy Cường năm 2015.
Các tác giả trên nghiên cứu, phân tích và bày tỏ quan điểm của mình về điều
kiện mang thai hộ, quyền và nghĩa vụ của các bên, thỏa thuận mang thai hộ, xác
định cha mẹ con trong quan hệ mang thai hộ vì mục đích nhân đạo khi vấn đề mang
thai hộ vì mục đích nhân đạo chưa được quy định trong Luật Hôn nhân và gia đình
năm 2014; chỉ mới tồn tại trong dự thảo luật hay chỉ mới có hiệu lực ban hành mà
chưa tìm hiểu cụ thể thực tiễn áp dụng quy định mang thai hộ vì mục đích nhân đạo
trong thời gian Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014 có hiệu lực pháp luật. Mặc dù
mỗi tác giả đã nghiên cứu những khía cạnh nhất định về vấn đề mang thai hộ nhưng
đề tài mang thai hộ không mất đi tính thời sự của nó và còn ẩn chứa nhiều bất cập
khi áp dụng vào thực tiễn nên việc tác giả chọn đề tài liên quan đến vấn đề này để
nghiên cứu là cần thiết.
3. Đối tƣợng nghiên cứu và phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của đề tài là những vấn đề liên quan đến mang thai hộ
vì mục đích nhân đạo dưới góc độ pháp lý và thực tiễn.
Mang thai hộ là một hiện tượng xã hội tương đối phức tạp và nhạy cảm, liên

quan đến nhiều lĩnh vực như y tế, pháp luật, văn hóa, xã hội, phong tục truyền
4


thống… Tuy nhiên trong phạm vi khóa luận này, tác giả chỉ tập trung nghiên cứu
vấn đề mang thai hộ vì mục đích nhân đạo dưới khía cạnh pháp lý trong khuôn khổ
quy định của pháp luật hôn nhân và gia đình.
4. Phƣơng pháp nghiên cứu
Đề tài tiến hành nghiên cứu trên cơ sở phương pháp luận là chủ nghĩa duy vật
biện chứng và lịch sử của học thuyết Mác-Lênin. Theo đó, việc nghiên cứu luôn gắn
liền giữa lý luận và thực tiễn để làm sáng tỏ vấn đề, phương pháp này được áp dụng
xuyên suốt đề tài.
Ngoài ra, tác giả còn sử dụng phương pháp phân tích (khi tiến hành làm rõ các
khái niệm, các nguyên nhân, những quy định của pháp luật…); phương pháp bình
luận (khi đưa ra những quan điểm cá nhân về những điểm bất cập hay có những
quan điểm trái chiều cần làm rõ…); phương pháp so sánh (so sánh quy định pháp
luật của các nước hay quy định pháp luật của các nước trên thế giới với pháp luật
của Việt Nam về vấn đề mang thai hộ) và phương pháp tổng hợp (tổng hợp lại
những quan điểm, những vấn đề đã nêu để đưa ra những kết luận).
5. Cấu trúc chung của khóa luận
Đề tài được trình bày thành hai chương với nội dung và bố cục như sau:
Chương 1: Lý luận chung về mang thai hộ
Chương này tác giả tập trung làm rõ sự hình thành và phát triển của vấn đề
mang thai hộ trong nước và ngoài nước, phân tích khái niệm mang thai hộ, đưa ra ý
nghĩa của việc cho phép mang thai hộ đồng thời phân tích mức độ cho phép mang
thai hộ ở một số quốc gia trên thế giới và ở Việt Nam.
Chương 2: Pháp luật hôn nhân và gia đình Việt Nam hiện hành về mang thai
hộ vì mục đích nhân đạo, thực tiễn áp dụng và giải pháp pháp lý hoàn thiện.
Chương này là phần trọng tâm của đề tài. Tác giả tập trung phân tích các quy
định trong Luật Hôn nhân và gia đình Việt Nam và các văn bản quy phạm pháp luật

có liên quan về vấn đề mang thai hộ. Trên cơ sở đó, tác giả đưa ra một số giải pháp
pháp lý hoàn thiện từ việc nghiên cứu thực tiễn áp dụng pháp luật về mang thai hộ
vì mục đích nhân đạo.

5


CHƢƠNG 1: LÝ LUẬN CHUNG VỀ MANG THAI HỘ
1.1 Sự hình thành và phát triển của vấn đề mang thai hộ
Mang thai hộ trở thành một hiện tượng của thế giới vào thập niên 70 của thế
kỷ XX. Tuy nhiên theo nhiều nguồn thông tin, việc mang thai hộ và đẻ con cho
người khác đã xuất hiện từ rất lâu. Theo tờ Newsweek, mô hình thụ tinh trong ống
nghiệm (IVF) mới xuất hiện từ những năm 1970 nhưng ý tưởng về việc một phụ nữ
mang bầu cho một người mẹ khác đã là chuyện rất xưa. Mang bầu và đẻ thay người
khác đã được nêu trong Bộ luật Hammurabi – một bộ luật cổ xưa nhất thế giới, ra
đời dưới thời vua thứ 6 của Vương quốc Babylon là Hammurabi (1792-1750 TCN)
và được nhắc một vài lần trong Kinh thánh của đạo Do Thái (Hebrew Bible).
Ngoài ra, trong chương thứ 16 của sách sáng thế Genesis có nói rằng bà Sarah
không có khả năng sinh con đã gửi người hầu Hagar của mình tới chỗ chồng là
Abraham để Hagar mang thai cho vợ chồng bà. Sau này, Jacob cũng làm cha của
những đứa con do các người hầu của hai bà vợ Leah và Rachel sinh ra2.
Ngoài ra, ở Mỹ vào thời kỳ Nội chiến (vào khoảng những năm 1860), những
nô lệ người Mỹ gốc Phi đã bị buộc phải trở thành người mang thai hộ cho chủ sở
hữu của họ. Một trong những trường hợp đáng chú ý tại Ilinois (Mỹ), một nữ nô lệ
đã bị bắt và bán lại cho chủ nô ở Misissippi, cô mang thai với ông chủ và khi sinh ra
bé gái bị buộc phải trao cho gia đình chủ nô. Sau đó, cô đã khởi kiện ra Tòa và đã
thắng kiện, nhờ đó lần đầu tiên cô có được tự do và quyền chăm sóc, giám hộ đứa
con gái của mình, cô được mọi người biết đến với cái tên “the Black surrogate
mother”3.
Trong giai đoạn đầu của sự hình thành và phát triển, mang thai hộ được hiểu

theo nhiều nghĩa khác nhau. Cách nhìn nhận đơn giản nhất, mang thai hộ là việc
một người phụ nữ mang thai và sinh con cho một cặp vợ chồng mà người vợ không
thể mang thai và đẻ con, dù tự nguyện hay bị ép buộc và sau đó giao lại con cho cặp
vợ chồng ấy. Chính vì khái niệm đó nên khái niệm về mang thai hộ gần tương đồng

2

“Dịch vụ đẻ thuê trên thế giới – Bài 1: Bùng nổ hiện tượng đẻ thuê”,

truy cập ngày 12/05/2016.
3

Carla Spivack (2010), “The law of Surogate motherhood in the United States”, The

American journal of comparative Law (58), p.98.
6


với khái niệm “đẻ mướn”, “đẻ giúp”. Người ta chỉ quan tâm đến yếu tố có sự thay
thế của một người phụ nữ khác (thường được gọi là người mẹ thay thế - the
surrogate mother) trong quá trình tạo ra đứa bé.
Trong giai đoạn này, đứa bé sinh ra mang gen di truyền của người cha sinh
học (the biological father) và người mẹ thay thế (the surrogate mother) mà không
mang gen của người mẹ sinh học (the biological mother) bởi vì việc mang thai hộ
lúc này được thực hiện bằng cách người vợ không thể mang thai đồng ý để người
chồng quan hệ trực tiếp với người phụ nữ mang thai hộ.Việc mang thai hộ theo cách
này chứa đựng nhiều rủi ro. Mặc dù đem lại cho cặp vợ chồng nhờ mang thai hộ
một đứa con như mong muốn của họ nhưng lại tiềm ẩn nguy cơ hạnh phúc gia đình
của họ bị tan vỡ bởi quan hệ tình cảm giữa người chồng và người phụ nữ mang thai
hộ cũng như các nguy cơ khác…

Về sau, khi khoa học và công nghệ tiến bộ, đặc biệt là những bước tiến trong
lĩnh vực y học cũng có ảnh hưởng nhất định đến sự phát triển của mang thai hộ.
Bước tiến mới trong lĩnh vực y học đầu tiên có thể kể đến phương pháp thụ
tinh trong ống nghiệm – IVF (In – vitro Fertilization) được phát triển bởi Robert
Geofrey Edwards và đồng nghiệp Patrick Steptoe. Robert Geofrey Edwards là nhà y
học người Anh và được coi là cha đẻ của phương pháp này, người đã tạo ra một
“cuộc cách mạng” trong việc hỗ trợ sinh sản trên thế giới.
Và thành tựu đầu tiên khi ứng dụng phương pháp này vào thực tế cuộc sống
đó là giúp cho cặp vợ chồng Lesley và John Brown có một đứa con. Cặp vợ chồng
này không thể có con, đã tìm mọi cách để thụ thai trong chín năm nhưng không
thành công bởi vì ống dẫn noãn của Lesley bị tắt. Ngày 10 tháng 11 năm 1977, cặp
vợ chồng này đã trải qua quy trình thụ tinh trong ống nghiệm. Ngày 25 tháng 7 năm
1978, Louise Joy Brown là con của cặp vợ chồng này được sinh ra bằng con đường
sinh mổ lấy thai tại bệnh viện đa khoa Oldham, Oldham, Greater Manchester, Anh.
Louise Joy Brown là em bé đầu tiên trên thế giới sinh ra nhờ phương pháp thụ tinh
trong ống nghiệm. Bốn năm sau, em gái của cô là Natalie Brown cũng được sinh ra
bằng phương pháp thụ tinh trong ống nghiệm và trở thành em bé thứ bốn mươi trên
thế giới sinh ra bằng phương pháp thụ tinh trong ống nghiệm nhưng lại là em bé đầu

7


tiên trên thế giới được thụ tinh trong ống nghiệm và được sinh ra bằng con đường
sinh tự nhiên vào năm 19994.
Việc tìm ra phương pháp sinh sản bằng thụ tinh trong ống nghiệm đã đánh dấu
bước ngoặt làm thay đổi cách thức thực hiện mang thai hộ. Giờ đây, người cha sinh
học không còn quan hệ trực tiếp với người mẹ thay thế mà người này sẽ cung cấp
tinh trùng, người mẹ sinh học sẽ cung cấp noãn của mình hoặc noãn của người phụ
nữ khác, thậm chí có thể là noãn của người mẹ thay thế. Sau đó, noãn và tinh trùng
này được cấy trong môi trường ống nghiệm để tạo thành phôi, phôi được cho vào tử

cung của người mẹ thay thế. Người mẹ thay thế mang thai và đẻ con. Sau đó giao
lại đứa bé cho cặp vợ chồng nhờ mang thai hộ.
Như vậy, với sự phát triển của y học, mang thai hộ được biết đến với hai hình
thức, đó là: mang thai hộ một phần (Partial surrogacy) hay mang thai hộ truyền
thống (Traditional surrogacy) và mang thai hộ hoàn toàn (Full surrogacy). Cả hai
hình thức mang thai hộ này đều áp dụng kỹ thuật thụ tinh trong ống nghiệm.
Mang thai hộ một phần được tiến hành bằng cách cấy tinh trùng của người cha
sinh học với noãn của người mẹ thay thế để tạo thành phôi thai, phôi này cho vào tử
cung của người mẹ thay thế.
Theo các tài liệu y học ghi nhận thì trường hợp mang thai hộ áp dụng kỹ thuật
thụ tinh trong ống nghiệm đầu tiên trên thế giới xảy ra cách đây hơn 30 năm. Năm
1979, một cặp vợ chồng mà người vợ không thể mang thai trong nhiều năm đã đến
và tìm gặp bác sĩ Richard M.Levin. Hiểu được mong muốn có một đứa con của cặp
vợ chồng này, bác sĩ nghĩ đến phương án nhờ một phụ nữ khác mang thai và sinh
con bằng cách lấy noãn của người phụ nữ đó cấy với tinh trùng của người chồng.
Tuy nhiên, để thực hiện được ý định này, ông phải mất chín tháng hợp tác với các
luật sư, nghiên cứu pháp luật của các bang và liên bang Hợp chúng quốc Hoa Kỳ
(Mỹ) để nắm được các khía cạnh pháp lý liên quan đến vấn đề mang thai hộ (còn
gọi là “làm mẹ thuê”, “đẻ thuê”). Ông cũng tham khảo ý kiến của nhiều nhà chức
sắc tôn giáo và nhà xã hội học liên quan đến các khía cạnh về đạo lý của mối quan
hệ mang thai hộ để đi đến một thỏa thuận không xúc phạm đến giá trị đạo đức của
cộng đồng. Sau khi nắm rõ các khía cạnh pháp lý và các khía cạnh đạo lý, một “hợp
4

truy cập ngày 14/5/2016.
8


đồng” hay còn gọi với tên gọi khác “biên bản ghi nhớ” đã được soạn thảo chặt chẽ
để đảm bảo quyền lợi cho cặp vợ chồng nhờ mang thai hộ, người phụ nữ mang thai

hộ và đặc biệt là đứa trẻ. Theo đúng thỏa thuận ghi trong hợp đồng, người ta tiến
hành thụ tinh nhân tạo vào năm 1980. Trải qua thời kỳ mang thai, người phụ nữ này
sinh ra một em bé khỏe mạnh. Năm ngày sau, người phụ nữ mang thai hộ đã trình
diện trước Tòa án để chính thức chấm dứt những quyền liên quan đến việc làm mẹ
của mình và trao lại con cho cặp vợ chồng nhờ mang thai hộ. Sau thành công này,
bác sĩ Levin đã được nhiều người biết đến. Nhưng ông cũng phải giải trình vấn đề
này trước một Ủy ban của Thượng viện Mỹ cũng như trước nhiều cơ quan pháp lý
của nhiều bang khác. Với những cố gắng của ông, khái niệm “làm mẹ thuê” đã dần
dần được thế giới chấp nhận. Quy trình và cách thức tiến hành mẫu về việc làm mẹ
thuê do Levin soạn thảo đã được các cơ sở có dịch vụ này trên toàn thế giới áp
dụng. Năm 1981, Hội hoạt động cho công nghệ mang thai hộ (Surrogate Parenting
Associates) đã chính thức được thành lập ở bang Kentucky do bác sĩ Levin đứng
đầu5. Đây là trường hợp mang thai hộ một phần hợp pháp, được chuẩn bị kỹ lưỡng
đầu tiên trên thế giới và không có tranh chấp liên quan đến vấn đề nuôi dưỡng em
bé sau khi sinh.
Tuy nhiên, trường hợp em bé Melissa Stern trong vụ án Baby M, 573 A.2d
1227, 109 N.J. 396 (N.J. 02/03/1988), một trong những vụ án đầu tiên gây nên sự
quan tâm đặc biệt của báo chí lẫn giới học giả trên thế giới về những tranh cãi pháp
lý liên quan đến vấn đề mang thai hộ, mặc dù được chuẩn bị kỹ lưỡng, có hợp đồng
chặt chẽ nhưng lại phát sinh tranh chấp.
William Stern và Elizabeth Stern là một cặp vợ chồng có nghề nghiệp ổn định
sống ở Tenafly, tiểu bang New Jersey, Mỹ. Elizabeth Stern không vô sinh nhưng cô
lo ngại chứng tê liệt tạm thời mà cô đang mang trong người sẽ ảnh hưởng, tác động
trong thời kì mang thai nên vợ chồng cô đã liên lạc với một trung tâm chữa bệnh vô
sinh có cung cấp dịch vụ mang thai hộ ở Asbury Park Pres, New York. Trung tâm
này đã đưa tin quảng cáo tìm kiếm người phụ nữ mang thai hộ cho vợ chồng
5

BS. Đào Xuân Dũng, “Sự ra đời của công nghệ mang thai hộ”, xem tại


truy cập ngày 15/5/2016.
9


William Stern và Elizabeth Stern và sẽ trả tiền công cho người này khi người này
giao lại đứa trẻ cho cặp vợ chồng William Stern và Elizabeth Stern. Mary Beth
Whitehead là người phụ nữ hai mươi chín tuổi và đã có hai con đã phản hồi, chấp
nhận mang thai hộ cho cặp vợ chồng William Stern và Elizabeth Stern. Vợ chồng
William Stern và Elizabeth Stern đã ký một hợp đồng mang tên “hợp đồng đẻ thuê”
với Mary Beth Whitehead, theo đó noãn của Mary Beth Whitehead sẽ được thụ tinh
với tinh trùng của William. Cô sẽ mang thai và sinh con, sau đó chuyển giao đứa trẻ
cho vợ chồng William Stern và Elizabeth Stern và từ bỏ quyền làm mẹ, đổi lại cô
nhận được mười ngàn đô la Mỹ cùng các chi phí y tế khác. Ngày 27 tháng 3 năm
1986, Mary Beth sinh ra một bé gái, gia đình Stern đặt tên là Melissa Stern. Tuy
nhiên, lúc này Mary Beth lại không muốn giao đứa trẻ nên cô đã mang đứa trẻ bỏ
trốn qua Florida. William Stern và Elizabeth Stern đã kiện ra Tòa án để được công
nhận là cha mẹ hợp pháp của đứa trẻ. Cuộc đấu tranh giành quyền nuôi đứa trẻ diễn
ra ở Tòa án bang New Jersey.
Vào thời điểm đó, tiểu bang New Jersey chưa có quy định cấm hay cho phép
mang thai hộ. Thẩm phán Tòa sơ thẩm R.Harvey Sorknow đã viện dẫn tính ràng
buộc của hợp đồng để bắt buộc thực hiện các thỏa thuận đã giao kết trong hợp đồng,
trao quyền nuôi dưỡng Melissa Stern cho vợ chồng William Stern và Elizabeth
Stern. Không đồng ý với phán quyết của Tòa sơ thẩm, Mary Beth Whitehead đã xin
phúc thẩm bản án ở Tòa tối cao bang New Jersey. Chánh án Tòa án tối cao Robert
Wilentz đã xem xét và quyết định theo hướng hợp đồng mang thai hộ vô hiệu
nhưng vẫn trao quyền nuôi Melissa Stern cho vợ chồng William Stern và Elizabeth
Stern vì cho rằng điều này sẽ tốt hơn cho Melissa đồng thời vẫn xác nhận quyền
thăm con cho Mary Beth Whitehead6.
Trong vụ án này, việc mang thai hộ của Mary Beth Whitehead là trường hợp
mang thai hộ một phần nên về mặt sinh học, Mary Beth Whitehead vẫn là mẹ của

Melissa Stern, không có Tòa án nào có thể tước bỏ đi quyền làm mẹ của Mary Beth
Whitehead.
Cùng với sự phát triển của kỹ thuật thụ tinh trong ống nghiệm thì khái niệm
mang thai hộ hoàn toàn ra đời. Mang thai hộ hoàn toàn được tiến hành bằng cách
6

Michael J.Sandel (2014), “Phải trái đúng sai”, Nxb Trẻ, Thành phố Hồ Chí Minh, tr.136.
10


thay vì sử dụng noãn của người mẹ thay thế, phương pháp này lại dùng noãn của
chính người mẹ sinh học hay noãn của một người phụ nữ khác (không phải là noãn
của người mẹ thay thế) để kết hợp với tinh trùng của người cha sinh học tạo thành
phôi thai, phôi này sau đó được cho vào tử cung của người mẹ thay thế.
Ưu điểm nổi trội của mang thai hộ hoàn toàn so với mang thai hộ một phần là
nó loại trừ được mối quan hệ huyết thống giữa đứa trẻ sinh ra với người mẹ thay
thế. Tuy nhiên, hình thức mang thai hộ hoàn toàn này vẫn có mặt hạn chế. Nó tác
động mạnh mẽ làm cho mang thai hộ trở thành một nghành kinh doanh theo chiều
hướng trầm trọng hơn về mặt đạo đức như xuất hiện thị trường buôn bán tinh trùng
hay noãn phục vụ cho nhu cầu mang thai hộ, những trung tâm môi giới cho hành vi
này… đồng thời còn gây ra nhiều tranh cãi về mặt pháp lý xung quanh việc có nên
hay không nên công nhận hợp đồng mang thai hộ có tính chất thương mại.
Như vậy có thể thấy mang thai hộ đã hình thành từ rất lâu trong lịch sử, sự
phát triển của nó gắn liền với sự phát triển của nghành y học. Tuy nhiên cho đến
nay, việc mang thai hộ được áp dụng trong cuộc sống thì chưa thật sự hiệu quả, nó
vẫn còn là vấn đề giành nhiều sự quan tâm của nhiều nhà lập pháp trên thế giới,
trong đó có Việt Nam.
1.2 Khái niệm, ý nghĩa của mang thai hộ
1.2.1 Khái niệm mang thai hộ
Dưới những góc độ tiếp cận khác nhau thì mang thai hộ có những khái niệm

khác nhau. Để hiểu một cách đầy đủ và rõ ràng về mang thai hộ, tác giả tập trung
nghiên cứu khái niệm mang thai hộ dưới ba góc độ: góc độ xã hội, góc độ y học và
góc độ pháp lý.


Dƣới góc độ xã hội

Dưới góc độ xã hội, mang thai hộ được xếp vào loại hình “đẻ mướn” và bao
gồm hai hình thức là: “đẻ mướn truyền thống” và “thai đẻ mướn”.
Hình thức “đẻ mướn truyền thống” được hiểu là noãn của người phụ nữ mang
thai hộ sẽ thụ tinh trong ống nghiệm cùng với tinh trùng của người chồng trong cặp
vợ chồng vô sinh để tạo thành phôi thai. Sau đó, phôi này cho vào tử cung của
người phụ nữ mang thai hộ để người phụ nữ này mang thai và sinh con cho cặp vợ
chồng trên. Đứa trẻ sinh ra mang gen di truyền của người chồng và người phụ nữ
mang thai hộ.
11


Còn hình thức “thai đẻ mướn” thì đứa trẻ sinh ra không mang gen di truyền
của người chồng và người phụ nữ mang thai hộ mà mang gen di truyền của cặp vợ
chồng nhờ mang thai hộ. Bởi vì, hình thức “thai đẻ mướn” đó là việc thụ tinh trong
ống nghiệm noãn và tinh trùng của chính cặp vợ chồng nhờ mang thai hộ để tạo
thành phôi thai. Sau đó, phôi này cho vào tử cung của người phụ nữ mang thai hộ
để mang thai và sinh con.
Như vậy, theo góc độ xã hội, mang thai hộ là một hiện tượng nảy sinh, tồn tại
và phát triển trong đời sống của con người. Nó phản ánh mối quan hệ chặt chẽ,
không thể tách rời của ba chủ thể: cặp vợ chồng vô sinh nhờ mang thai hộ - người
phụ nữ mang thai hộ - đơn vị hỗ trợ sinh sản.7



Dƣới góc độ y học

Mang thai hộ được hiểu là việc một người phụ nữ mang thai và sinh con cho
cặp vợ chồng vô sinh có áp dụng phương pháp thụ tinh trong ống nghiệm.
Có hai hình thức mang thai hộ: mang thai hộ một phần và mang thai hộ toàn
phần.
Mang thai hộ một phần được tiến hành bằng cách kết hợp tinh trùng của người
cha sinh học với noãn của người mẹ thay thế để tạo thành phôi thai, việc thụ tinh để
tạo thành phôi này có thể được tiến hành trong ống nghiệm.
Mang thai hộ toàn phần là việc sử dụng một trong ba cách sau đây để thụ tinh
trong ống nghiệm tạo thành phôi thai:
- Tinh trùng của người chồng kết hợp với noãn của người vợ.
- Hoặc tinh trùng của người chồng kết hợp với noãn do người phụ nữ khác
hiến tặng (người phụ nữ này không phải là người phụ nữ mang thai hộ) trong trường
hợp người vợ không có noãn.
- Hoặc tinh trùng và noãn của người khác hiến tặng trong trường hợp cả vợ và
chồng không thể cung cấp noãn và tinh trùng.
Sau khi phôi thai được tạo thành mới thực hiện cấy vào tử cung của người phụ
nữ mang thai hộ.

7

Trần Thị Phương Thanh (2014), “Pháp luật về mang thai hộ tại Việt Nam và một số kiến

nghị hoàn thiện, Khóa luận tốt nghiệp”, Trường Đại học Luật Tp.Hồ Chí Minh, tr.10
12


Dù là áp dụng hình thức mang thai hộ toàn phần hay mang thai hộ một phần
thì người vợ cũng phải đáp ứng điều kiện về tình trạng sức khỏe, cụ thể thuộc một

trong ba nhóm sau đây:
- Nhóm thứ nhất là nhóm những người phụ nữ không có tử cung nhưng vẫn có
một hoặc cả hai buồng noãn hoạt động bình thường, phụ nữ đã bị cắt bỏ tử cung
nhưng vẫn giữ lại buồng noãn vì bất cứ lý do gì
- Nhóm thứ hai là nhóm những người phụ nữ có tử cung không bình thường,
có thể là tử cung bị dị dạng, tử cung bị bệnh lý như u xơ hay bệnh về nội mạc...
- Nhóm thứ ba là nhóm những người phụ nữ có tử cung bình thường nhưng
sức khỏe không cho phép để mang thai cụ thể là những người phụ nữ có thể mang
thai, nuôi dưỡng thai nhi phát triển nhưng quá trình mang thai ảnh hưởng đến sức
khoẻ của chính mình, phổ biến nhất là những người mắc bệnh tim mạch, suy gan,
suy thận…
Theo các chuyên gia y tế, việc mang thai hộ chỉ là biện pháp “mượn bụng” của
người khác làm “vườn ươm” thai nhi. Người chồng trong cặp vợ chồng nhờ mang
thai hộ không quan hệ trực tiếp với người phụ nữ mang thai hộ mà chỉ cung cấp tinh
trùng để thụ tinh trong ống nghiệm cùng noãn của người vợ để tạo thành phôi thai
rồi cấy vào tử cung của người phụ nữ này.


Dƣới góc độ pháp lý

Vấn đề mang thai hộ đã xuất hiện từ rất lâu trên thế giới. Tuy nhiên các quốc
gia lại không đưa ra khái niệm mang thai hộ trong các đạo luật hay các văn bản quy
phạm pháp luật của nước mình.
Về sau, khi khái niệm mang thai hộ xuất hiện thì khái niệm này lại có sự khác
nhau giữa các quốc gia, các vùng lãnh thổ. Sự khác nhau này là do mỗi quốc gia,
mỗi vùng lãnh thổ có thể chế chính trị, điều kiện kinh tế, tôn giáo, phong tục tập
quán, mức độ cho phép mang thai hộ khác nhau…
Ở một số quốc gia, mang thai hộ được hiểu như là một dịch vụ “đẻ thuê”. Để
ràng buộc về mặt pháp lý, cặp vợ chồng vô sinh giao kết với người phụ nữ mang
thai hộ một hợp đồng dịch vụ. Trong trường hợp này, mang thai hộ là vì mục đích

thương mại. Ở một số quốc gia khác thì mang thai hộ lại mang tính chất, mục đích
nhân đạo, không phải là một hợp đồng dịch vụ và không vì mục đích thương mại.
Người phụ nữ tự nguyện và không vì mục đích thương mại mang thai hộ cặp vợ
13


chồng mà người vợ không thể mang thai và sinh con. Cũng có một số quốc gia,
phạm vi mang thai hộ rất rộng, không chỉ là câu chuyện dành cho cặp vợ chồng mà
người vợ không thể mang thai mà còn dành cho những ông bố, bà mẹ đơn thân hay
những cặp đồng tính muốn trở thành cha mẹ8.
Ở Việt Nam, Luật Hôn nhân và gia đình năm 2000 được Quốc hội khóa X
thông qua tại kỳ họp thứ 7 trên cơ sở kế thừa Luật Hôn nhân và gia đình năm 1959
và năm 1986 không ghi nhận vấn đề mang thai hộ. Đến ngày 12 tháng 02 năm
2003, Nghị định 12/2003/NĐ-CP của Chính Phủ về sinh con theo phương pháp
khoa học được ban hành thì thuật ngữ “mang thai hộ” được đề cập. Tuy nhiên, Nghị
định này không đưa ra khái niệm mang thai hộ mà chỉ dự liệu “cấm mang thai hộ”.
Cụ thể, tại Khoản 1 Điều 6 Nghị định này quy định nghiêm cấm hành vi mang thai
hộ, không phân biệt là mang thai hộ vì mục đích nhân đạo hay mang thai hộ vì mục
đích thương mại.
Tuy nhiên, sau 15 năm áp dụng quy định của Luật Hôn nhân và gia đình năm
2000, với thực tiễn khoa học ngày càng phát triển, Bộ Y Tế đã đề xuất xem xét bỏ
quy định cấm mang thai hộ tại Việt Nam và quy định cho phép mang thai hộ cũng
như cơ chế kiểm soát chặt chẽ các trường hợp này vào năm 2011. Trên cơ sở đó,
ngày 19 tháng 6 năm 2014, tại kỳ họp thứ 7, Quốc hội khóa XIII đã thông qua Luật
Hôn nhân và gia đình năm 2014 thay thế cho Luật Hôn nhân và gia đình năm 2000.
Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014 cũng không có quy định nào về khái niệm
mang thai hộ mà chỉ ghi nhận khái niệm mang thai hộ vì mục đích nhân đạo và
mang thai hộ vì mục đích thương mại.
Cụ thể, Khoản 22 Điều 3 Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014 quy định:
“Mang thai hộ vì mục đích nhân đạo là việc một người phụ nữ tự nguyện, không vì

mục đích thương mại giúp mang thai cho cặp vợ chồng mà người vợ không thể
mang thai và sinh con ngay cả khi áp dụng kỹ thuật hỗ trợ sinh sản, bằng việc lấy
noãn của người vợ và tinh trùng của người chồng để thụ tinh trong ống nghiệm, sau
đó cấy vào tử cung của người phụ nữ tự nguyện mang thai để người này mang thai
và sinh con”. Về khái niệm mang thai hộ vì mục đích thương mại, Khoản 23 Điều 3
8

Trần Thị Phương Thanh (2014), “Pháp luật về mang thai hộ tại Việt Nam và một số kiến

nghị hoàn thiện”, Khóa luận tốt nghiệp, Trường Đại học Luật Tp.Hồ Chí Minh, tr.11
14


của Luật này quy định: “Mang thai hộ vì mục đích thương mại là việc một người
phụ nữ mang thai cho người khác bằng việc áp dụng kỹ thuật hỗ trợ sinh sản để
được hưởng lợi về kinh tế hoặc lợi ích khác.”
Hai khái niệm trên chỉ khác nhau về mục đích mang thai hộ đó là vì mục đích
nhân đạo hay mục đích thương mại còn về bản chất hành vi mang thai hộ thì không
khác nhau. Do đó, khái niệm mang thai hộ có thể hiểu đó là sự kiện pháp lý phát
sinh dựa trên việc một người phụ nữ giúp mang thai cho cặp vợ chồng mà người vợ
không thể mang thai và sinh con ngay cả khi áp dụng kỹ thuật hỗ trợ sinh sản, bằng
việc lấy noãn của người vợ và tinh trùng của người chồng để thụ tinh trong ống
nghiệm, sau đó cấy vào tử cung của người phụ nữ tự nguyện mang thai để người
này mang thai và sinh con.
Mặc dù Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014 có quy định về vấn đề mang thai
hộ nhưng phạm vi, chủ thể và mục đích trong quan hệ mang thai hộ hẹp hơn so với
các quốc gia khác trên thế giới. Sự giới hạn về cơ chế pháp lý này thể hiện:
- Thứ nhất, bên nhờ mang thai hộ chỉ có thể là một cặp vợ chồng đang tồn tại
quan hệ hôn nhân hợp pháp. Pháp luật Việt Nam không cho phép cặp vợ chồng
đồng tính, song tính; cặp vợ chồng chuyển giới; các ông bố, bà mẹ đơn thân được

nhờ mang thai hộ.
- Thứ hai, người vợ trong cặp vợ chồng nhờ mang thai hộ không thể mang thai
và sinh con ngay cả khi áp dụng kỹ thuật hỗ trợ sinh sản.
- Thứ ba, chỉ được sử dụng noãn và tinh trùng của cặp vợ chồng nhờ mang thai
hộ để thụ tinh trong ống nghiệm mà không được sử dụng noãn và tinh trùng của
người khác hiến tặng.
- Cuối cùng, pháp luật hôn nhân và gia đình Việt nam chỉ thừa nhận người phụ
nữ tự nguyện mang thai hộ vì tinh thần tương trợ, giúp đỡ chứ không vì lợi ích vật
chất.
Thiết nghĩ, pháp luật Việt Nam quy định như vậy là phù hợp với bối cảnh đời
sống xã hội, kinh tế, phong tục tập quán, truyền thống đạo đức ở Việt Nam vào thời
điểm hiện tại. Vì trước khi Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014 ra đời thì pháp luật
cấm hành vi mang thai hộ và Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014 là văn bản pháp
lý đầu tiên thừa nhận và cho phép mang thai hộ vì mục đích nhân đạo. Do đó, các

15


nhà làm luật cần thiết thận trọng đưa ra những quy định chặt chẽ để pháp luật đi vào
cuộc sống.
Như vậy, dù tiếp cận ở góc độ xã hội, góc độ y học hay góc độ pháp lý thì khái
niệm mang thai hộ đều mang một ý nghĩa chung nhất đó là việc áp dụng kỹ thuật
thụ tinh trong ống nghiệm noãn của người vợ và tinh trùng của người chồng trong
cặp vợ chồng mà người vợ không thể mang thai để tạo thành phôi, sau đó cho vào
tử cung của một người phụ nữ tự nguyện thực hiện mang thai và sinh con giúp cặp
vợ chồng này.
1.2.2 Ý nghĩa của việc pháp luật cho phép mang thai hộ
Khi nói đến hôn nhân, ta thường nói đến quan hệ giữa vợ và chồng. Khi nói
đến gia đình, không thể không bàn đến quan hệ giữa cha, mẹ và con. Gia đình là tế
bào của xã hội. Khi gia đình hạnh phúc thì xã hội mới ổn định. Nhưng hiện nay vô

sinh lại đang lấy đi hạnh phúc của rất nhiều gia đình. Do đó, vô sinh không còn là
nỗi lo riêng của mỗi gia đình mà còn là nỗi lo chung của toàn xã hội.
Từ những năm 2000, Việt Nam là một trong những nước áp dụng thành công
kỹ thuật hỗ trợ sinh sản bằng phương pháp thụ tinh trong ống nghiệm (IVF – In
Vitro Fertilisation). Phương pháp này đã mang lại niềm hi vọng cho các cặp vợ
chồng vô sinh hiến muộn, đem lại niềm vui cho nhiều gia đình. Tuy nhiên, nó chỉ có
thể áp dụng cho các cặp vợ chồng không thể mang thai một cách bình thường, còn
những cặp vợ chồng khác, những người bị dị tật hoặc có vấn đề về sức khỏe thì bản
thân họ không thể áp dụng phương pháp này, mặc dù họ có đủ điều kiện để trở
thành cha mẹ. Mãi đến khi Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014 có hiệu lực cho
phép mang thai hộ đã đem lại một niềm hi vọng trở thành cha mẹ cho nhiều cặp vợ
chồng.
Về mặt xã hội:
- Mang thai hộ mang lại cho các cặp vợ chồng vô sinh một cơ hội trở thành
cha thành mẹ, đem lại hạnh phúc gia đình trọn vẹn. Được làm mẹ là một quyền
thiêng liêng mà tạo hóa đã ban tặng cho người phụ nữ. Nhưng không may họ lại bị
những khiếm khuyết về khả năng sinh sản. Mang thai hộ mang đến một cơ hội để
những cặp vợ chồng mà người vợ không thể mang thai và sinh con này được trở
thành cha mẹ. Ngoài ra, qua một số nghiên cứu cũng cho thấy, vợ chồng không thể
có con chung cũng là một trong những lý do dẫn đến ly hôn. Như vậy, pháp luật cho
16


phép mang thai hộ không những mang lại hạnh phúc, đảm bảo chức năng duy trì nòi
giống mà còn góp phần giữ vững mối quan hệ hôn nhân cho mỗi gia đình.
- Đồng thời mang thai hộ còn thể hiện tính nhân văn sâu sắc đó là sự giúp đỡ
của những người phụ nữ với nhau trong xã hội để thực hiện quyền làm mẹ. Sự giúp
đỡ này xuất phát từ sự đồng cảm, chia sẻ sâu sắc giữa người phụ nữ trong xã hội
loài người.
- Không dừng lại ở đó, mang thai hộ góp phần mang lại cho xã hội những thế

hệ tương lai, nguồn nhân lực để phát triển kinh tế cho đất nước. Ngoài ra, còn góp
phần ổn định xã hội, hạn chế được tình trạng ly hôn giữa các cặp vợ chồng chỉ vì
không thể có con. Thêm vào đó, mang thai hộ có sự hỗ trợ của kỹ thuật thụ tinh
trong ống nghiệm là một thành tựu trong lĩnh vực y học, từ những thành tựu như
vậy sẽ là động lực cho sự phát triển hơn nữa trong lĩnh vực này.
Về mặt pháp luật, việc quy định chặt chẽ vấn đề mang thai hộ trong hệ thống
pháp luật có ý nghĩa đáng ghi nhận:
- Thứ nhất, pháp luật về mang thai hộ tạo khung pháp lý an toàn trong các giao
dịch mang thai hộ và có cơ chế phân biệt được các hình thức mang thai hộ để có
hướng xử lý thích hợp khi có sự vi phạm; giúp các cơ quan chức năng có thể kiểm
soát được một phần nào đó thực trạng mang thai hộ hiện nay.
- Thứ hai, pháp luật về mang thai hộ bảo vệ quyền lợi của phụ nữ và trẻ em,
tránh tình trạng lạm dụng phụ nữ để phục vụ cho các dịch vụ đẻ thuê một cách tràn
lan, không chỉ gây ra thiệt hại về thể chất mà còn thiệt hại về tinh thần cho người
phụ nữ. Đồng thời, pháp luật cho phép mang thai hộ cũng tạo ra một cơ chế để bảo
vệ những đứa trẻ được sinh ra, tránh tình trạng bị bỏ rơi hoặc những tranh chấp liên
quan đến quyền nuôi dưỡng.
- Thứ ba, khi được pháp luật điều chỉnh thì các bên sẽ có cơ sở pháp lý chặt
chẽ hơn để ràng buộc lẫn nhau, tránh tình trạng vi phạm như không trả con hoặc
không nhận con hay những tranh chấp liên quan đến những nội dung thỏa thuận
mang thai hộ… góp phần thực hiện tốt hơn công tác quản lý nhà nước trong lĩnh
vực hôn nhân và gia đình.
1.3 Quy định về mang thai hộ ở một số nƣớc trên thế giới
Đến nay, mặc dù vấn đề mang thai hộ không còn là vấn đề mới mẻ nhưng vẫn
thu hút nhiều sự quan tâm. Xuất phát từ sự khác biệt về thể chế chính trị, về văn
17


hóa- xã hội, về phong tục tập quán… mà mỗi quốc gia có những cách nhìn nhận,
đánh giá khác nhau để có những quy định pháp luật khác nhau về vấn đề mang thai

hộ. Thậm chí, ngay cả trong pháp luật của một quốc gia cũng có sự khác biệt. Cụ
thể trong pháp luật Hoa Kỳ có sự mâu thuẫn trong pháp luật của Bang và pháp luật
của tiểu bang hay pháp luật giữa các tiểu bang về vấn đề này. Có một số tiểu bang
đã hợp thức hóa mang thai hộ trong hệ thống pháp luật, một số tiểu bang khác lại
quy định cấm, trong khi các tiểu bang khác tình trạng pháp lý của vấn đề này không
rõ ràng.
Khảo sát của Liên đoàn Sinh sản Thế giới về vấn đề mang thai hộ được thực
hiện vào năm 2013 tại 105 quốc gia. Cho thấy có 19 quốc gia quy định về vấn đề
mang thai hộ rõ ràng; 24 quốc gia theo đạo Hồi và Thiên chúa giáo nghiêm cấm
mang thai hộ; 14 quốc gia không có quy định cụ thể nhưng cho phép thực hiện dựa
trên các luật liên quan9.
Hội thảo Tư pháp Quốc tế Hague (HCCH) được tổ chức tại Hà Lan vào năm
2012 rút ra kết luận: Các thiết chế trên thế giới quy định về mang thai hộ đang được
chia ra làm bốn nhóm. Cụ thể: Nhóm nước chưa có quy định, nhóm nước phản đối,
nhóm nước cho phép vì mục đích nhân đạo và nhóm các nước chấp thuận thương
mại hóa10.
Để thuận tiện cho việc nghiên cứu, tác giả tạm chia pháp luật thế giới về mang
thai hộ làm ba nhóm: Nhóm các quốc gia không quy định về mang thai hộ, nhóm
các quốc gia cấm mang thai hộ dưới mọi hình thức và nhóm các quốc gia cho phép
mang thai hộ. Trong nhóm các quốc gia cho phép mang thai hộ, tác giả nêu tổng
quan hai hình thức mang thai hộ chia theo hai nhóm quốc gia: nhóm các quốc gia
cho phép mang thai hộ vì mục đích nhân đạo và nhóm các quốc gia cho phép mang
thai hộ vì mục đích nhân đạo và mang thai hộ vì mục đích thương mại.

9

Vân Sơn, “Luật mang thai hộ dưới góc nhìn của chuyên gia y tế”,
truy cập ngày 28/5/2016.
10


Trung Nhân, “Mang thai hộ: Được, không?”, truy cập ngày 28/5/2016.
18


1.3.1 Nhóm các quốc gia không quy định về mang thai hộ
Mặc dù mang thai hộ mang một ý nghĩa thực tế đối với mỗi gia đình nói
riêng và đối với xã hội nói chung. Tuy nhiên, hiện nay pháp luật một số quốc gia và
một số vùng lãnh thổ trên thế giới không có bất kỳ quy định pháp lý nào điều chỉnh
vấn đề này.
Ví dụ, một số bang của Mỹ như Alaska, New Mexico, North Carolina,
Mississippi không thiết lập các quy định điều chỉnh vấn đề mang thai hộ. Các bang
này không đề cập đến mang thai hộ, không thể hiện sự cho phép cũng không quy
định cấm xuất phát từ điều kiện chính trị, văn hóa – xã hội hay do phong tục, tập
quán của bang mình.
1.3.2 Nhóm các quốc gia cấm mang thai hộ
Bên cạnh một số quốc gia, vùng lãnh thổ không quy định về vấn đề mang thai
hộ trong pháp luật thì một số quốc gia lại quy định về vấn đề này nhưng dưới dạng
quy định cấm.
 Đức
Đức là một trong những quốc gia đầu tiên cấm mang thai hộ trong cơ chế pháp
lý. Việc cấm mang thai hộ được xem là hệ quả trực tiếp của “thuyết ưu sinh”11
(Nazi euganics) về chính sách “thanh trừng chủng tộc” - một chính sách sinh sản
chịu sự chỉ trích nặng nề và đánh dấu thời kỳ lịch sử đen tối của Đức Quốc xã.
Những cuộc tranh luận về vấn đề mang thai hộ ở Đức không ngừng diễn ra. Sự
tiến bộ của công nghệ sinh sản đã tác động to lớn đến đời sống xã hội trên toàn thế
giới về vấn đề mang thai hộ nhưng do ảnh hưởng mạnh mẽ của tôn giáo, đăc biệt là
Công giáo cùng với các nhóm nữ quyền và Đảng xanh đã góp phần bảo vệ quyền
lợi của cả người mẹ và thai nhi nên các nhà lập pháp ở Đức vẫn bảo lưu ý chí cấm
mang thai hộ. Cụ thể, pháp luật Đức quy định mang thai hộ là vi phạm Điều 1 của


11

Thuyết ưu sinh được khởi xướng bởi nhà nhân chủng học người Anh – Francis Golton
vào năm 1883. Nó trở thành học thuyết nổi tiếng những năm cuối thế kỷ thứ XIX, đầu thế
kỷ XX. Nội dung cơ bản là các chủng tộc loài người có thể được cải tiến bằng cách nhân
giống chọn lọc có kiểm soát, tạo ra những đứa trẻ với đặc điểm mong muốn, tính trạng
hoàn hảo về thể chất và trí tuệ. Chính quyền Đức Quốc xã dưới thời Adolf Hitler đã áp
dụng học thuyết này trong chương trình được gọi là “thanh trừng chủng tộc” nhằm tạo ra
một thế hệ người Đức ưu việt nhất phục vụ cho tham vọng chính trị của Hitler. Theo ước
tính, trong giai đoạn từ năm 1934 tới năm 1937, hơn 400.000 người đã phải thực hiện triêt
sản ép buộc.
19


Hiến pháp, trong đó nói rằng phẩm giá con người là bất khả xâm phạm12. Lấy một
con người, bao gồm cả việc sử dụng cơ thể của một bên thứ ba cho mục đích sinh
sản làm đối tượng của hợp đồng là vi phạm điều cấm theo pháp luật Đức. Việc hiến
noãn và đẻ thuê cũng bị cấm theo quy định của Luật Bảo vệ phôi thai năm 1991
(The Embryo Protection Act since 1991) với nội dung “không một người hành nghề
y khoa nào được thực hiện việc thụ tinh nhân tạo hoặc cấy phôi cho một người phụ
nữ sẵn sàng trao con cho người khác thông qua thỏa thuận trước khi sinh”.
Đức cũng không công nhận tư cách công dân cho những đứa trẻ sinh ra bằng
phương pháp mang thai hộ được thực hiện ở nước ngoài. Những đứa bé này không
được cấp hộ chiếu để nhập cảnh vào lãnh thổ Đức. Trong một vụ án diễn ra vào đầu
năm 2008, Tòa án Berlin đã ra phán quyết trao quyền cho Đại sứ quán tại Ấn Độ từ
chối cấp hộ chiếu cho một đứa bé được sinh ra bởi người phụ nữ Ấn Độ với người
đàn ông Đức thông qua mang thai hộ, với lý do theo pháp luật của Đức, người cha
hợp pháp của đứa bé là chồng của người mẹ thay thế, quốc tịch của người đàn ông
Đức (người cha sinh học) này không liên quan đến việc xác định quốc tịch đứa bé.
Bộ ngoại giao Đức cũng đã đưa ra tuyên bố hết sức rõ ràng trên trang web

chính thức của mình rằng trẻ em sinh ra từ mẹ thay thế ở nước ngoài cho các cặp vợ
chồng Đức sẽ không có quốc tịch Đức từ lúc sinh13.
 Nhật Bản
Từ những năm 1970, Nhật Bản đã phải đối mặt với tình trạng gia tăng dân số
ở mức thấp báo động. Tuy nhiên, Hiệp hội Bác sĩ sản khoa của Nhật Bản đã thông
qua một Sắc lệnh cấm sinh thay thế vào năm 1983. Thay vì hợp pháp hóa mang thai
hộ, Chính phủ Nhật đã áp dụng các biện pháp kinh tế để khuyến khích sinh sản tự
nhiên như: tăng chế độ thai sản, tăng trợ cấp cho trẻ em và tạo điều kiện cho phụ nữ
trở lại làm việc sau sinh…
Năm 2005, tỷ lệ phụ nữ có gia đình và sinh con tại Nhật Bản thấp nhất trong
những năm trước đó. Đến năm 2006, Chính phủ Nhật Bản yêu cầu Hội đồng Khoa

12

International surrogacy laws,
truy
cập ngày 30/5/2016.
13
Hannah McDermott (2012), “Surogacy Policy in The United States and Germany:
Comparing the Historical, Economic and Social Context of Two Opposing Policies”,
Senior Capstone Project, p.47.
20


học tổ chức các buổi đàm luận với sự tham gia của các bác sĩ chuyên khoa sinh sản,
các chuyên gia pháp lý và các nhà xã hội học để đưa ra bản dự thảo mới về chính
sách khuyến khích sinh con. Tuy nhiên, quy định cấm mang thai hộ đã một lần nữa
được khẳng định bởi Hội đồng Khoa học Nhật Bản vào tháng 3 năm 2008. Theo đó,
bất kỳ chủ thể nào - bác sĩ, các cặp vợ chồng, những người mang thai hộ, người môi
giới mang thai hộ đều sẽ bị xử phạt nếu thực hiện hành vi mang thai hộ14.

 Pháp
Mang thai hộ xuất hiện ở Pháp cách đây không lâu. Thời kỳ đầu, một số tổ
chức phục vụ cho hoạt động này được thành lập và hoạt động rất mạnh. Nhưng về
sau, nhận thấy quyền lợi của người phụ nữ và trẻ em bị xâm hại nên các cơ quan tư
pháp của Pháp đã giải thể các tổ chức này.
Việc mang thai hộ đã bị cấm tại Pháp từ năm 1991 bằng một tuyên bố của Tòa
án tối cao Pháp: “Cơ thể con người không để cho mượn hay để bán đi”. Tuyên bố
này cấm tuyệt đối mang thai hộ dưới mọi hình thức (vì mục đích nhân đạo hay
thương mại hóa). Mọi trường hợp phát hiện vi phạm sẽ bị hầu tòa, thậm chí còn bị
truy cứu trách nhiệm hình sự.
Lệnh cấm này đã được tái khẳng định trong pháp luật về Đạo đức sinh học
năm 1994 và được hệ thống hóa trong Điều 16.7 Bộ luật Dân sự Pháp. Ngoài ra,
Điều 16.9 Bộ luật Dân sự Pháp còn làm phát sinh thêm một Lệnh cấm công cộng15
với nội dung một hợp đồng với nội dung mang thai hộ sẽ bị coi là vô hiệu, bất kể vì
mục đích gì, các vi phạm sẽ áp dụng các chế tài dân sự theo quy định tại các Điều
311.25, Điều 325 và Điều 332.1 Bộ luật Dân sự hoặc Điều 227.12, Điều 227.13 Bộ
luật Hình sự.
Trên thực tế, việc thực thi lệnh cấm này hết sức khó khăn vì xu thế toàn cầu
hóa. Nhiều quốc gia khác trên thế giới lại cho phép mang thai hộ dẫn đến tình trạng
công dân Pháp tìm đến những người phụ nữ đồng ý mang thai hộ tại các quốc này
để giao kết một hợp đồng “đẻ thuê”. Phán quyết của Tòa Giám Đốc thẩm vào tháng

14

Trần Thị Phương Thanh (2014), “Pháp luật về mang thai hộ tại Việt Nam và một số kiến

nghị hoàn thiện, Khóa luận tốt nghiệp”, Trường Đại học Luật Tp.Hồ Chí Minh, tr.24
15

Lệnh cấm công cộng: là quy định bắt buộc tạo ra từ ý chí đơn phương của nhà nước để


bảo vệ các giá trị cơ bản của xã hội theo quy định của pháp luật Pháp.
21


12 năm 2008 đã bác bỏ Giấy khai sinh do bang California cấp cho hai đứa con của
một cặp vợ chồng mang quốc tịch Pháp sử dụng dịch vụ mang thai hộ ở bang
California, Mỹ và không công nhận hai đứa bé này là con của vợ chồng này cũng
như không thừa nhận mang quốc tịch Pháp. Tòa án Pháp ra phán quyết như thế
nhằm đảm bảo việc thực thi đúng Lệnh cấm công cộng đã ban hành ở Pháp, không
một tài liệu nước ngoài cụ thể nào được thừa nhận nếu nó chống lại trật tự công
cộng quốc tế Pháp hoặc bất hợp pháp.
Việc cấm mang thai hộ tại Pháp lại một lần nữa được khẳng định trong quá
trình sửa đổi Luật Đạo đức sinh học năm 2009-2010. Theo luật này, việc đẻ thay
cho người khác là không phù hợp với nguyên tắc đạo đức và nhân phẩm con người
mặc dù trước đó Hội đồng Nhà nước đã đưa ra những đề xuất cho dự luật mới về
mang thai hộ ở Pháp như: cho phép thiết lập quan hệ cha, mẹ, con nuôi đối với đứa
con sinh ra từ hình thức mang thai hộ với cặp vợ chồng vô sinh; cấm mang thai hộ
trong nước nhưng thừa nhận tư cách công dân đối với công dân Pháp thực hiện
mang thai hộ ở nước ngoài hay táo bạo hơn là hợp pháp hóa mang thai hộ vì mục
đích nhân đạo…
Như vậy, hệ thống pháp luật Pháp cấm mang thai hộ dưới mọi hình thức.
Công dân Pháp thực hiện mang thai hộ ở nước ngoài cũng không được thừa nhận tại
Pháp.
1.3.3 Nhóm các quốc gia cho phép mang thai hộ
Pháp luật một số quốc gia trên thế giới đã hợp pháp hóa vấn đề mang thai hộ.
Do mỗi quốc gia có sự khác nhau về đặc điểm chính trị, kinh tế, văn hóa, tôn giáo...
nên mức độ cho phép mang thai hộ trong pháp luật của mỗi quốc gia cũng không
giống nhau. Một số quốc gia chỉ cho phép mang thai hộ vì mục đích nhân đạo, một
số quốc gia khác lại cho phép cả hai hình thức mang thai hộ: mang thai hộ vì mục

đích nhân đạo và mang thai hộ vì mục đích thương mại.
 Nhóm các quốc gia chỉ cho phép mang thai hộ vì mục đích nhân đạo
Vƣơng quốc Anh
Mang thai hộ là hợp pháp ở nước Anh. Nhưng hợp đồng mang thai hộ vì mục
đích thương mại lại bị cấm bởi Đạo luật thỏa thuận mang thai hộ năm 1985
(Surogacy Arrangements Act 1985) tại Vương quốc này.

22


Đạo luật thỏa thuận mang thai hộ của Anh cấm bên thứ ba (không phải là bên
mang thai hộ và bên nhờ mang thai hộ) có hành vi khởi xướng hoặc tham gia vào
các cuộc đàm phán, chào hàng hoặc đồng ý đàm phán, tạo điều kiện trong việc sắp
xếp mang thai hộ. Việc mang thai hộ phải do hai bên (bên mang thai hộ và bên nhờ
mang thai hộ) tự nguyện tìm đến nhau, không chấp nhận hình thức môi giới. Hơn
nữa, pháp luật Anh cũng không cho phép hành vi một người phụ nữ đăng tin quảng
cáo cho việc sẵn sàng trở thành người mang thai hộ cũng như hành vi đăng tin
quảng cáo tìm người mang thai hộ của cặp vợ chồng vô sinh. Trừ trường hợp được
Tòa án yêu cầu, người nhờ mang thai hộ không được phép chi trả bất kỳ khoản tiền
nào đối với người mang thai hộ vượt quá “các chi phí hợp lý” trong quá trình thai
kỳ. Tuy nhiên, “các chi phí hợp lý” là những chi phí gì thì đạo luật này chưa quy
định.
Sau đó, Đạo luật thỏa thuận mang thai hộ năm 1985 được sửa đổi bởi Luật
Thụ tinh nhân tạo và Phôi 1990 và tiếp tục được sửa đổi vào năm 2008. Khi Luật
Thụ tinh nhân tạo và Phôi 1990 có hiệu lực thì các cặp vợ chồng tại Anh đã có thể
được thừa nhận quyền cha mẹ hợp pháp đối với đứa trẻ mà không lo về tranh chấp
quyền nuôi dưỡng đứa trẻ với người mẹ thay thế theo một văn bản được gọi là Lệnh
cha mẹ. Các tiêu chí của Lệnh cha mẹ được quy định chi tiết tại Luật thụ tinh nhân
tạo và phôi năm 2008 và được cấp bởi Tòa án Anh16.
Hơn nữa, theo quy định của Luật trẻ em năm 2002 (the Adoption and Children

Act of 2002) của Anh, việc sắp xếp mang thai hộ chỉ được thực hiện cho các cư dân
Vương quốc Anh mà không chấp nhận công dân Anh sinh con cho các cặp vợ
chồng có yếu tố nước ngoài nhằm mang đứa trẻ ra khỏi lãnh thổ Anh.
Australia
Hiện nay, hầu hết các tiểu bang Australia cho phép mang thai hộ và người
mang thai hộ được nhận những chi phí hợp lý. Tuy nhiên, những chi phí này không
đồng nhất với những lợi ích vật chất. “Chi phí hợp lý” là những khoản chi phí phát
sinh trong quá trình mang thai hộ như khoản tiền chi trả cho bệnh viện thực hiện kỹ
16

International surrogacy laws,

truy
cập ngày 30/5/2016.
23


×