Tải bản đầy đủ (.pdf) (85 trang)

Luận văn thạc sĩ đánh giá ảnh hưởng của chuyển đổi cơ cấu sản xuất nông nghiệp đến thu nhập của hộ nông dân tại huyện châu thành a, tỉnh hậu giang

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.83 MB, 85 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ HỒ CHÍ MINH
-------------

LÊ QUANG DUY

ĐÁNH GIÁ ẢNH HƯỞNG CỦA CHUYỂN ĐỔI CƠ CẤU SẢN
XUẤT NÔNG NGHIỆP ĐẾN THU NHẬP CỦA HỘ NÔNG
DÂN TẠI HUYỆN CHÂU THÀNH A, TỈNH HẬU GIANG
Chuyên ngành: Quản lý kinh tế
Mã số: 60310105

LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ
NGƢỜI HƢỚNG DẪN KHOA HỌC:
TS. Nguyễn Hữu Dũng
Tp. Hồ Chí Minh, năm 2016


LỜI CẢM ƠN
Đề tài tốt nghiệp này là sản phẩm của quá trình học tập và nghiên cứu thực tế của
bản thân trong suốt thời gian theo học chƣơng trình đào tạo sau đại học lớp Quản lý kinh tế
Tây Nam Bộ K23, ngành quản lý kinh tế thuộc trƣờng Đại học Kinh tế thành phố Hồ Chí
Minh.
Ngoài sự cố gắng, nổ lực của bản thân, tôi đã và đang nhận đƣợc sự ủng hộ, đóng
góp rất nhiệt tình, có trách nhiệm của tập thể Thầy, Cô đã tham gia giảng dạy và hƣớng
dẫn đề tài tốt nghiệp. Trong đó, những ý kiến đóng góp quý báu của Tiến sĩ Nguyễn Hữu
Dũng - Giáo viên hƣớng dẫn đã giúp cho tôi có những điều chỉnh và định hƣớng phân tích
tốt hơn trong quá trình thực hiện.
Cuối lời, tôi xin gửi đến tất cả Quý Thầy, Cô đã tham gia giảng dạy và quản lý
chƣơng trình đào tạo lời biết ơn chân thành và sâu sắc nhất.



LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan số liệu và kết quả nghiên cứu trình bày trong luận văn này là
trung thực và chƣa đƣợc sử dụng để bảo vệ một học vị nào. Nội dung đề tài do chính tôi
thực hiện thông qua quá trình khảo sát thực tế và thu thập số liệu từ 150 hộ nông dân tại
huyện Châu Thành A, tỉnh Hậu Giang trong khoảng thời gian tháng 10 - 12/2015.
Tp. Hồ Chí Minh, ngày

tháng 05 năm 2016

Học viên thực hiện

Lê Quang Duy


MỤC LỤC
TRANG PHỤ BÌA
LỜI CẢM ƠN
LỜI CAM ĐOAN
MỤC LỤC
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
DANH MỤC BẢNG
DANH MỤC HÌNH
Chƣơng I .............................................................................................................................. 1
GIỚI THIỆU ........................................................................................................................ 1
1.1 Lý do chọn đề tài: ...................................................................................................... 1
1.2 Mục tiêu nghiên cứu: ................................................................................................. 2
1.2.1 Mục tiêu tổng quát: ............................................................................................. 2
1.2.2 Mục tiêu cụ thể: .................................................................................................. 3
1.3 Câu hỏi nghiên cứu: ................................................................................................... 3

1.4 Phạm vi nghiên cứu: .................................................................................................. 3
1.4.1 Phạm vi về nội dung ........................................................................................... 3
1.4.2 Phạm vi về không gian: ...................................................................................... 3
1.4.3 Phạm vi về thời gian: .......................................................................................... 3
1.5 Kết cấu luận văn ........................................................................................................ 4
Chƣơng 2 ............................................................................................................................. 5
CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA VẤN ĐỀ CHUYỂN ĐỔI .............................. 5
2.1. Cơ sở lý luận về chuyển đổi cây trồng, vật nuôi trong sản xuất nông nghiệp .......... 5
2.1.1. Khái niệm về nông thôn, hộ, nông hộ và kinh tế hộ .......................................... 5
2.1.2. Đặc điểm của nông nghiệp hàng hóa ................................................................. 5
2.1.3. Tính ƣu việt của nông nghiệp hàng hóa ............................................................ 7
2.1.4. Chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp – đa dạng hóa sản xuất ..................... 7
2.1.5. Tính tất yếu của chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp................................. 9
2.1.6. Thu nhập của nông hộ ..................................................................................... 11
2.2. Tình hình nghiên cứu, giải quyết vấn đề chuyển đổi cơ cấu kinh tế ..................... 12
2.2.1. Trên thế giới .................................................................................................... 12
2.2.2. Tại Việt Nam ................................................................................................... 13
Chƣơng 3 ........................................................................................................................... 16
ĐẶC ĐIỂM ĐỊA BÀN VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ........................................ 16
3.1. Đặc điểm cơ bản của huyện Châu Thành A ........................................................... 16
3.1.1. Giới thiệu chung về địa bàn huyện Châu Thành A ......................................... 16
3.1.2. Các đặc điểm tự nhiên ..................................................................................... 17
3.1.3. Các đặc điểm kinh tế xã hội............................................................................. 17
3.2. Phƣơng pháp nghiên cứu ........................................................................................ 20
3.2.1. Phƣơng pháp chọn điểm nghiên cứu, khảo sát ................................................ 20
3.2.2. Phƣơng pháp thu thập số liệu .......................................................................... 20


3.2.3. Phƣơng pháp phân tích xử lý số liệu ............................................................... 20
3.2.4. Hệ thống chỉ tiêu sử dụng trong nghiên cứu đề tài .......................................... 24

Chƣơng 4 ........................................................................................................................... 25
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ................................................................................................ 25
4.1. Giới thiệu về địa bàn khảo sát nghiên cứu ............................................................. 25
4.2. Phân tích thực trạng chuyển dịch cơ cấu kinh tế của huyện Châu Thành A .......... 27
4.2.1. Chuyển dịch cơ cấu kinh tế ............................................................................. 27
4.2.2. Chuyển dịch cơ cấu ngành nông nghiệp .......................................................... 30
4.2.2.1. Chuyển dịch cơ cấu giá trị sản xuất .............................................................. 30
4.2.2.2. Chuyển dịch cơ cấu cây trồng, vật nuôi ....................................................... 35
4.2.3. Chuyển dịch cơ cấu lao động........................................................................... 38
4.2.4. Thay đổi thu nhập ............................................................................................ 40
4.3. Thực trạng chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi trong sản xuất ......................... 40
4.3.1. Phân tích chuyển đổi sản xuất của hộ nông dân .............................................. 40
4.3.1.1. Chuyển đổi cây trồng, vật nuôi theo hƣớng chuyển dịch ............................. 40
4.3.2.1. Hoạt động chuyển đổi theo hƣớng chuyển dịch cơ cấu nông nghiệp ........... 43
4.3.2.2. Chuyển đổi theo hƣớng tham gia hoạt động phi nông nghiệp ...................... 43
4.3.2. Phân tích các yếu tố ảnh hƣởng đến khả năng chuyển đỏi trong sản xuất ...... 44
4.3.2.1. Yếu tố sản xuất ............................................................................................. 44
4.3.2.2. Yếu tố thị trƣờng tiêu thụ ............................................................................. 45
4.3.2.3. Chính sách hỗ trợ .......................................................................................... 45
4.3.2.4. Hệ thống kết cấu hạ tầng nông thôn ............................................................. 46
4.3.3. Hiệu quả chuyển đổi trong sản xuất nông nghiệp của hộ nông dân ................ 46
Chƣơng 5 ........................................................................................................................... 55
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ........................................................................................... 55
5.1 Một số giải pháp nâng cao thu nhập qua việc chuyển đổi cây trồng ....................... 50
5.2 Kết luận ................................................................................................................... 52
5.3 Kiến nghị ................................................................................................................. 54

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC


DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
CNH, HĐH

Công nghiệp hóa, hiện đại hóa

ĐBSCL

Đồng bằng sông Cửu Long

FAO

Food and Agriculture Organization of the United Nations

NN

Nông nghiệp

KV

Khu vực

Tp

Thành phố

Tr

Trang



Tr.đ

Triệu đồng

GDP

Gross Domestic Product

ns

No significant

SID

Simpson Index of Diversity

SD

Standard Deviation

UNDP

United Nations Development Progarm

WTO

World Trade Organization

DANH MỤC BẢNG
Bảng 3.1. Diện tích, dân số, mật độ dân số năm 2014 ........................................... 17

Bảng 3.2. Tóm lƣợc và kỳ vọng dấu của các biến giải thích trong mô hình .......... 22
Bảng 4.1 Các chỉ tiêu cơ bản của 3 xã khảo sát ..................................................... 26
Bảng 4.2. Thống kê tăng trƣởng kinh tế huyện giai đoạn 2010 - 2014 .................. 27
Bảng 4.3.Chuyển dịch cơ cấu kinh tế và thu nhập giai đoạn 2010 - 2014 ............. 28
Bảng 4.4. Giá trị sản xuất nông nghiệp theo giá cố định ....................................... 30
Bảng 4.5. Giá trị sản xuất phân theo ngành nông nghiệph ..................................... 31
Bảng 4.6. Giá trị sản xuất thủy sản trên địa bàn ..................................................... 33
Bảng 4.7. Diện tích, năng suất, sản lƣợng cây lƣơng thực của huyện ................... 35
Bảng 4.8. Diện tích, năng suất và sản lƣợng rau đậu các loại ................................ 36
Bảng 4.9. Số lƣợng và sản lƣợng thịt gia súc, gia cầm .......................................... 37
Bảng 4.10. Sản lƣợng thủy sản chủ yếu ................................................................. 37
Bảng 4.11. Lao động đang làm việc trong các ngành kinh tế ................................ 38
Bảng 4.12. Một số đặc điểm khác biệt giữa hai nhóm ........................................... 40
Bảng 4.13. Cơ cấu thu nhập của hộ nông dân ........................................................ 42
Bảng 4.14. Thu nhập của hộ nông dân trong sản xuất lúa ..................................... 42
Bảng 4.15. Mức độ chuyển đổi trong hoạt động sản xuất của 66 hộ ..................... 43
Bảng 4.16. Thu nhập của hộ chuyển đổi trong sản xuất nông nghiệp .................. 43
Bảng 4.17. Mức độ chuyển đổi trong sản xuất và thu nhập ................................... 46
Bảng 4.18. Số lƣợng hoạt động và thu nhập của hộ nông dân ............................... 47
Bảng 4.19. Kết quả ƣớc lƣợng các yếu tố ảnh hƣởng đến thu nhập ....................... 48


DANH MỤC HÌNH
Hình 3.1 Bản đồ đơn vị hành chính huyện Châu Thành A, tỉnh Hậu Giang.......... 16
Hình 4.1. Diện tích và dân số của 3 xã khảo sát..................................................... 26
Hình 4.2. Diện tích đất của 3 xã khảo sát ................................................................. 27
Hình 4.3 Tăng trƣởng kinh tế huyện Châu Thành A, tỉnh Hậu Giang. .................. 28
Hình 4.4. Cơ cấu kinh tế huyện Châu Thành A, tỉnh Hậu Giang ........................... 29



Chƣơng 1
GIỚI THIỆU
1.1 Lý do chọn đề tài:
Trong quá trình vận động và phát triển, các nước trên thế giới luôn xem
nông nghiệp là một ngành kinh tế quan trọng, để đảm bảo an ninh lương thực, tăng
thu nhập cho nông hộ, cải thiện đời sống của nông dân ở mỗi quốc gia. Tại Việt
Nam, sau gần 30 năm đổi mới, sản xuất nông nghiệp đã có sự tăng trưởng khá, dần
hình thành nền nông nghiệp sản xuất hàng hóa theo kinh tế thị trường, nhiều vùng
chuyên canh đã xác lập, một số hàng hóa nông nghiệp được thế giới biết đến và có
vị thế. Mặc dù tỷ lệ đóng góp của ngành nông nghiệp còn thấp, trong năm 2014
tuy tăng trưởng Việt Nam ở mức 5,98%, cơ cấu tăng trưởng là 3,49% và đóng góp
10% cho tăng trưởng GDP (Năm 2014, Niên giám thống kê, Tổng cục Thống kê)
nhưng khối lượng và giá trị sản phẩm do ngành nông nghiệp tạo ra không ngừng
tăng lên, nhờ đó nông nghiệp đã góp phần quan trọng vào ổn định và đảm bảo an
ninh lương thực quốc gia. Bên cạnh, nông nghiệp còn là khu vực tạo thêm nhiều
việc làm cho phần lớn lực lượng lao động của xã hội, ngoài ra nông nghiệp còn là
“bệ đỡ” cho nền kinh tế trong những năm kinh tế Việt Nam gặp khó khăn do ảnh
hưởng của cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới, từ đó giúp giảm nhẹ các ảnh hưởng
tiêu cực của khủng hoảng kinh tế đến nền kinh tế.
Tuy nhiên, sản xuất nông nghiệp ở nước ta hiện vẫn còn nhiều vấn đề cần
phải được quan tâm giải quyết, đó là sản xuất nông nghiệp diện tích đất sản xuất
nhỏ, cơ cấu kinh tế nông nghiệp và nông thôn chuyển dịch còn chậm, thiếu mang
tính định hướng thị trường, một bộ phận nông hộ đời sống còn khó khăn, phụ
thuộc chủ yếu vào tín dụng phi chính thức với lãi suất cao, hạn chế trong tiếp cận
thị trường, thiếu việc làm phi nông nghiệp, đất đai manh mún,… đồng thời, các
nông dân thường phải đối mặt với sự thay đổi bất lợi của thời tiết làm ảnh hưởng
đến thu nhập và đời sống. Do đó, họ phải thay đổi phương thức sản xuất, cơ cấu


2


mùa vụ, chuyển đổi cây trồng, vật nuôi và tham gia nhiều hoạt động nhằm giảm
bớt rủi ro và ổn định thu nhập.
Là một tỉnh vùng ĐBSCL, Hậu Giang có nhiều tiềm năng, thế mạnh để sản
xuất nông nghiệp bao gồm trồng trọt, chăn nuôi và thủy sản,... nhưng sản xuất
nông nghiệp của Hậu Giang nhìn chung còn mang tính tự cung, tự cấp, chế độ
canh tác còn lạc hậu, nhỏ lẽ, manh mún, chưa chuyển mạnh sang sản xuất hàng
hóa gắn với thị trường tiêu thụ. Thu nhập từ sản xuất nông nghiệp còn thấp, đời
sống của một bộ phận người nông dân vẫn gặp khó khăn.
Cùng với sự phát triển chung của cả nước, cơ cấu kinh tế nông nghiệp tỉnh
Hậu Giang nói chung, huyện Châu Thành A nói riêng có nhiều bước phát triển
nhất định, đã hình thành nhiều vùng chuyên canh, khai thác mặt nước để nuôi thủy
sản. Sự chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi gắn liền với thị trường đã mang lại
hiệu quả kinh tế đáng kể. Tuy nhiên, chưa tạo được sự cân bằng giữa trồng trọt và
chăn nuôi, giải quyết việc làm và nâng cao thu nhập đối với nông hộ, sự chuyển
đổi cây trồng, vật nuôi còn mang tính tự phát, đôi khi gây ra lãng phí lao động,
vốn. Từ đó, đặt ra yêu cầu bức thiết phải tìm ra phương thức và giải pháp khả thi
để tiếp tục chuyển đổi cây trồng, vật nuôi mạnh mẽ hơn nhằm nâng cao thu nhập
của nông hộ. Đó là lý do thôi thúc tôi chọn và thực hiện đề tài “Đánh giá ảnh
hưởng của chuyển đổi cơ cấu sản xuất nông nghiệp đến thu nhập của hộ nông dân
tại huyện Châu Thành A, tỉnh Hậu Giang” để thực hiện và viết luận văn tốt
nghiệp.
1.2 Mục tiêu nghiên cứu:
1.2.1 Mục tiêu tổng quát:
Phân tích đánh giá ảnh hưởng của chuyển đổi cây trồng, vật nuôi đến thu
nhập của nông hộ nhằm tìm kiếm giải pháp nâng cao thu nhập của nông hộ trong
quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế của huyện Châu Thành A, tỉnh Hậu Giang.


3


1.2.1 Mục tiêu cụ thể:
(1) Phân tích thực trạng chuyển dịch cơ cấu kinh tế của huyện Châu Thành
A, tỉnh Hậu Giang từ năm 2010-2014.
(2) Xem xét ảnh hưởng của việc chuyển đổi cây trồng vật nuôi đến thu
nhập của nông hộ.
(3) Đề xuất một số giải pháp nhằm đẩy mạnh quá trình chuyển đổi cây
trồng, vật nuôi trong nông nghiệp góp phần tăng thu nhập của hộ nông dân trong
thời gian tới.
1.3 Câu hỏi nghiên cứu:
Để đạt được mục tiêu nghiên cứu đề ra, đề tài nghiên cứu tìm câu trả lời
cho hai câu hỏi như sau:
1.3.1. Việc chuyển đổi cây trồng, vật nuôi hiện nay đã diễn ra như thế nào
tại huyện Châu Thành A?
1.3.2. Việc chuyển đổi cây trồng, vật nuôi có ảnh hưởng ra sao đến thu
nhập của nông hộ?
Do đó cần có những giải pháp cụ thể nào để thúc đẩy việc chuyển đổi cây
trồng vật nuôi nhằm nâng cao thu nhập của nông hộ.
1.4 Phạm vi nghiên cứu:
1.4.1 Phạm vi về nội dung
- Hoạt động chuyển đổi cơ cấu trong sản xuất nông nghiệp của hộ nông
dân.
- Thu nhập của hộ chuyển đổi và không chuyển đổi.
1.4.2 Phạm vi về không gian:
Địa bàn huyện Châu Thành A, tỉnh Hậu Giang.
1.4.3 Phạm vi về thời gian:
Số liệu phân tích trong giai đoạn từ năm 2010 đến năm 2014.


4


1.5 Kết cấu luận văn
Luận văn được viết gồm 5 chương:
Chương 1: Giới thiệu tổng quan sự cần thiết của luận văn, trong chương này
tác giả nêu rõ mục tiêu tổng quan và mục tiêu cụ thể của luận văn là phân tích việc
chuyển đổi cây trồng vật nuôi tác động đến thu nhập của nông hộ tại huyện Châu
Thành A.
Chương 2: Tổng quan lý thuyết và nghiên cứu có liên quan, trong chương
này tác giả chủ yếu nêu rõ những lý thuyết về đa dạng hóa, những yếu tố cơ bản
mà các bài nghiên cứu trước đây đã thực hiện để phân tích các nhân tố ảnh hưởng
đến hiệu quả sản xuất, và giới thiệu tổng quát phương pháp phân tích dữ liệu cũng
như các nhóm biến cơ bản ảnh hưởng đến hiệu quả của việc chuyển đổi cây trồng,
vật nuôi của nông hộ.
Chương 3: Phương pháp thực hiện nghiên cứu, trong chương này tác giả mô
tả phương pháp thu thập dữ liệu thứ cấp và phương pháp phỏng vấn nông hộ trong
việc chuyển đổi trong sản xuất nông nghiệp của huyện Châu Thành A, bên cạnh
đó, để phân tích từng mục tiêu cụ thể, tác giả đề xuất hướng phân tích thống kê mô
tả, phân tích mô hình thu nhập và một số kiểm định T-test, Chi-test để so sánh hai
trung bình, so sánh hai tỷ lệ nhằm mục tiêu phân tích và làm rõ mục tiêu nghiên
cứu.
Chương 4: Kết quả nghiên cứu, đây là chương trọng tâm của bài viết, trong
chương này tác giả mô tả về địa bàn nghiên cứu, những kết quả nổi bật và đặc
điểm của mẫu số liệu điều tra, cũng như đánh giá những nhân tố ảnh hưởng đến
hiệu quả việc chuyển đổi sản xuất của nông hộ và những điểm mới, nhấn mạnh đạt
được thành công của bài viết.
Chương 5: Kết luận và kiến nghị, đây là chương tổng kết lại toàn bộ bài viết
đồng thời đề xuất những kiến nghị và giải pháp cơ bản để nâng cao hiệu quả sản
xuất cho nông hộ trong việc chuyển đổi cây trồng, vật nuôi tại huyện Châu Thành



5

A. Qua đó, nhận xét điểm yếu của bài và hướng nghiên cứu trong tương lai để
hoàn thiện bài viết và nội dung đề tài khi có điều kiện.


6

Chƣơng 2
CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA VẤN ĐỀ CHUYỂN ĐỔI
CÂY TRỒNG, VẬT NUÔI TRONG SẢN XUẤT NÔNG NGHIỆP VÀ
THU NHẬP CỦA HỘ NÔNG DÂN
2.1. Cơ sở lý luận về chuyển đổi cây trồng, vật nuôi trong sản xuất
nông nghiệp và thu nhập của nông hộ
2.1.1. Khái niệm về nông thôn, hộ, nông hộ và kinh tế hộ
- Nông thôn là một hình thức cư trú mang tính không gian - lãnh thổ, xã hội
của con người, nơi sinh sống của những người chủ yếu làm nghề nông và những
nghề khác có liên quan trực tiếp hay gián tiếp đến hoạt động sản xuất nông nghiệp
(Phan Văn Thạng, 2008).
- Hộ và nông hộ đã hình thành và tồn tại từ rất lâu đời, đến nay còn nhiều
quan điểm khác nhau chưa đi đến thống nhất. Nhưng trong phạm vi nghiên cứu
này hộ và nông hộ được hiểu như sau:
+ Hộ gia đình là một khái niệm để chỉ hình thức tồn tại của một kiểu nhóm
xã hội lấy gia đình làm nền tảng. Hộ gia đình trước hết là một tổ chức kinh tế có
tính chất hành chính và địa lý. Trong đó, gia đình là một nhóm người mà các thành
viên gắn bó với nhau bằng quan hệ hôn nhân, quan hệ huyết thống (kể cả nhận con
nuôi) vừa đáp ứng nhu cầu riêng tư của mình, vừa thỏa mãn nhu cầu xã hội (Phan
Văn Thạng, 2008).
+ Nông hộ là gia đình sống bằng nghề nông.
- Theo Ellis. F (1998), kinh tế hộ nông dân có thể tóm tắt như sau: "Kinh tế

hộ nông dân là kinh tế của những hộ gia đình có quyền sinh sống trên các mảnh
đất đai, sử dụng chủ yếu sức lao động gia đình. Sản xuất của họ thường nằm
trong hệ thống sản xuất lớn hơn và tham gia ở mức độ không hoàn hảo vào hoạt
động của thị trường".


7

2.1.2. Đặc điểm của nông nghiệp hàng hóa
Nông nghiệp là một lĩnh vực rất phong phú. Nông dân sống ở khu vực nông
nghiệp gắn liền với nông thôn, sản xuất gắn liền với thiên nhiên, với môi trường
và gặp nhiều rủi ro, đặc biệt là đối với nước chưa phát triển, khoa học kỹ thuật còn
lạc hậu. Người nông ở đây, họ vừa là những người sản xuất vừa là những người
tiêu thụ sản phẩm của chính bản thân họ làm ra. Bởi vậy, tính phối hợp liên ngành
(cung ứng vật tư, chế biến, tiêu thụ sản phẩm) còn ở mức độ thấp, đóng góp từ khu
vực nông nghiệp và thu nhập quốc dân chưa cao và bất ổn định.
Hình thành những đơn vị kinh tế không thuần nhất, số lượng những đơn vị
kinh tế thực hiện một chức năng kinh tế giống nhau giảm xuống, số lượng những
ngành kinh tế riêng biệt tăng lên. Công nghiệp tách ra khỏi nông nghiệp, sản xuất
và trao đổi hàng hóa trở thành phổ biến, các ngành kinh tế mới trong nội bộ ngành
nông nghiệp mới có điều kiện phát triển mạnh, thị trường từng bước được mở rộng
dẫn đến ngành công nghiệp ngày càng tăng lên và tách ra khỏi ngành nông nghiệp.
Xu hướng phát triển này không những biến việc sản xuất mang tính riêng biệt tạo
ra những sản phẩm riêng lẻ mà còn sản xuất bộ phận riêng của sản phẩm, cá biệt
có từng thao tác trong việc chế biến sản phẩm thành một ngành công nghiệp hoặc
dịch vụ riêng. Quá trình này đồng thời cũng diễn ra trong nội bộ ngành nông
nghiệp dẫn đến nảy sinh những khu vực nông nghiệp chuyên môn hóa, đưa tới sự
trao đổi sản phẩm nông nghiệp lấy sản phẩm công nghiệp, giữa những sản phẩm
nông nghiệp với nhau.
Xã hội ngày một phát triển dẫn đến sự phân công và ra đời lĩnh vực thương

nghiệp. Ban đầu thương nghiệp chỉ đón những sản phẩm thừa ra, về sau nó tác
động vào nền sản xuất, hướng sản xuất vốn nhằm vào nhu cầu tiêu dùng trực tiếp
chuyển sang sản xuất nhằm vào thị trường và từng bước sát nhập lưu thông thành
một khâu của quá trình tái sản xuất và thị trường ngày càng mở rộng. Sự phát triển
của sản xuất hàng hóa sẽ chấm dứt tình trạng phân chia của những đơn vị kinh tế
nhỏ (trong kinh tế tự nhiên) và sẽ tập hợp các thị trường nhỏ địa phương thành


8

một thị trường lớn trong cả nước và sau đó trên thế giới. Theo quá trình phát triển
thì tất yếu của sản xuất xã hội là kinh tế tự nhiên sẽ chuyển thành kinh tế hàng
hóa, các ngành kinh tế chuyên môn hóa có sự gắn kết nhau hơn. Kinh tế hàng hóa
phát huy được tính năng động, sáng tạo của mỗi người lao động, mỗi đơn vị kinh
tế; tạo điều kiện cho sự tự do phát triển toàn diện của cá nhân; tạo ra những cơ chế
phân bổ và sử dụng các nguồn lực của xã hội có hiệu quả. Kinh tế hàng hóa phát
triển sẽ thúc đẩy và mở rộng giao lưu kinh tế, văn hóa giữa các vùng cả nước và
giữa các quốc gia toàn cầu trên cở sở tôn trọng, hợp tác với nhau và cùng phát
triển. Syrquin (2006) việc chuyển đổi cơ cấu là đặc tính của quá trình phát triển, cả
hai nguyên nhân và tác động của tăng trưởng kinh tế.
2.1.3. Tính ƣu việt của nông nghiệp hàng hóa
Sản xuất hàng hoá tiếp tục tồn tại và phát triển ở nhiều xã hội là sản phẩm
của lịch sử phát triển sản xuất của loài người. Bởi vậy nó có nhiều ưu thế, và là
một phương thức hoạt động kinh tế tiến bộ hơn hẳn so với sản xuất tự cấp tự
túc. Nó làm thúc đẩy sự phát triển của lực lượng sản xuất, nâng cao năng suất lao
động xã hội. Nó thúc đẩy quá trình xã hội hoá sản xuất nhanh tróng làm cho sự
phân công chuyên môn hoá sản xuất ngày càng sâu sắc, hợp tác hoá chặt chẽ hình
thành các mối liên hệ kinh tế và sự phụ thuộc lẫn nhau của những người sản xuất
hình thành thị trường trong nước và thế giới. Tạo sự thúc đẩy nhanh quá trình tích
tụ và tập trung sản xuất, đó là cơ sở để thúc đẩy quá trình dân chủ hoá, bình đẳng

và tiến bộ xã hội.
Ở các nước có quy mô trang trại nhỏ và có khả năng vẫn như vậy trong
nhiều thập niên do áp lực dân số và các quyền tài sản không an toàn, đa dạng hóa
từ sản xuất lương thực chủ yếu cho hàng hóa có giá trị cao hơn sẽ là bước đầu tiên
trong quá trình này. Bước tiếp theo sẽ được di chuyển ngoài sản xuất hàng hóa cơ
bản để truy cập các chuỗi cung ứng giá trị gia tăng cho ngành bán lẻ hiện đại, đặc
biệt là các siêu thị, nơi mà các giá trị gia tăng đi kèm trong các hình thức chất
lượng, kịp thời, an toàn thực phẩm, và các tiêu chuẩn lao động trong sản xuất. Đây
là những yếu tố cao quản lý chuyên sâu và cũng có thể đóng góp cho nền kinh tế


9

của quy mô sản xuất mà không được nhìn thấy trong sản xuất hàng hóa một mình
(Timmer, 2004; Reardon và Timmer, 2007).
2.1.4. Chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp – đa dạng hóa sản xuất
Theo H. Chenery (1988), khái niệm chuyển đổi cơ cấu kinh tế là các thay
đổi về cơ cấu kinh tế và thể chế cần thiết cho sự tăng trưởng liên tục của tổng sản
phẩm quốc dân (GDP), bao gồm sự tích luỹ của vốn vật chất và con người, thay
đổi nhu cầu, sản xuất, lưu thông và việc làm. Ngoài ra còn các quá trình kinh tế xã
hội kèm theo như đô thị hoá, biến động dân số, thay đổi trong việc thu nhập. Khái
niệm chuyển đổi cơ cấu kinh tế được sử dụng đồng nghiã với cụm từ chuyển dịch
cơ cấu kinh tế được một số tài liệu nghiên cứu khác sử dụng, về bản chất chỉ sự
thay đổi trong cơ cấu kinh tế (change hay transformation). R. A. Fisher (1935) phân
biệt ba khu vực kinh tế Sơ cấp (nông nghiệp), Cấp hai (công nghiệp) và Cấp ba
(dịch vụ) và trong sự phát triển việc làm và đầu tư chuyển từ khu vực sơ cấp sang
cấp hai và một phần sang cấp ba. J. M. Clark (1940) phát triển thêm cho rằng
chính năng suất lao động trong các khu vực đã quyết định việc chuyển lao động từ
khu vực năng suất thấp sang khu vực năng suất cao. Timmer (1988) một chuỗi các
bước đa dạng hóa dần dần rộng hơn định nghĩa một chuyển đổi nông nghiệp thành

công là một phần của một chuyển đổi cơ cấu rộng hơn.
Chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp về bản chất chính là đa dạng hóa
trong sản xuất nông nghiệp.
Nông nghiệp là ngành sản xuất vật chất cơ bản của xã hội, sử dụng đất đai
để trồng trọt và chăn nuôi, khai thác cây trồng và vật nuôi làm tư liệu và nguyên
liệu lao động chủ yếu để tạo ra lương thực thực phẩm và một số nguyên liệu cho
công nghiệp. Nông nghiệp là một ngành sản xuất lớn, bao gồm nhiều chuyên
ngành: trồng trọt, chăn nuôi, sơ chế nông sản; theo nghĩa rộng, còn bao gồm cả
lâm nghiệp, thủy sản. (Theo Bách khoa toàn thư mở Wikipedia, nguồn:
/>

10

Nông nghiệp là một hệ thống phức tạp gồm nhiều bộ phận có mối quan hệ
hữu cơ với nhau. Những bộ phận này được coi như là các phần tử trong một cấu
trúc có sự quan hệ mật thiết mà sự thay đổi của phần tử này hay sự biến đổi của
một yếu tố làm cho phần tử này thay đổi thì cũng làm cho các yếu tố khác của
phần tử khác thay đổi và kéo theo đó là những biến đổi của cấu trúc. Làm thay đổi
các phần tử bên trong một cấu trúc chính là làm thay đổi cơ cấu hay là chuyển dịch
cơ cấu. Như vậy, có thể hiểu chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp là quá trình
làm biến đổi cấu trúc và các mối quan hệ tương tác trong hệ thống theo những
định hướng và mục tiêu nhất định, nghĩa là đưa hệ thống đó tới trạng thái khác tối
ưu hơn thông qua sự quản lý, điều khiển của con người theo đúng quy luật khách
quan.
Chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp gắn liền với quá trình phân công
lại lao động xã hội; sẽ tạo ra hệ thống kinh tế nông nghiệp hợp lý, ở đây sẽ cho
phép khai thác tối ưu hóa các nguồn lực (vốn, tài nguyên, lao động, kỹ thuật…),
đảm bảo sự phát triển cân đối, ổn định, bền vững, đáp ứng nhu cầu tiêu dùng của
xã hội; tạo điều kiện để ngành nông nghiệp nhanh chóng thích ứng với yêu cầu hội
nhập và mở rộng hợp tác quốc tế.

Cơ cấu cây trồng, vật nuôi là thành phần các giống và loại cây, con được bố
trí theo không gian và thời gian trong hệ sinh thái nông nghiệp nhằm tận dụng hợp
lý các nguồn lợi về tự nhiên, kinh tế - xã hội sẵn có của vùng. Cơ cấu cây trồng,
vật nuôi là một phận của cơ cấu kinh tế nông nghiệp, nó còn là một nội dung chủ
yếu của hệ thống canh tác nông nghiệp.
Chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi là chuyển từ trạng thái cây trồng, vật
nuôi cũ sang trạng thái cây trồng, vật nuôi mới để nâng cao năng suất lao động và
hiệu quả kinh tế, phát triển những cây trồng, vật nuôi có triển vọng trên thị trường,
có giá trị gia tăng cao.
Như vậy, việc chuyển đổi cơ cấu kinh tế nông nghiệp và nông thôn thể hiện
ở việc đa dạng hoá sản xuất, phát triển nông nghiệp toàn diện để đáp ứng nhu cầu


11

tiêu dùng tăng lên của xã hội và phát triển ngành nghề phi nông nghiệp nhằm rút
bớt lao động ra khỏi nông nghiệp và nông thôn, tăng năng suất lao động nông
nghiệp và tăng thu nhập của hộ nông dân.
2.1.5. Tính tất yếu của chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp
Cơ cấu ngành kinh tế là tổ hợp các nhóm ngành hợp thành các tương quan
tỷ lệ, biểu hiện mối quan hệ giữa các nhóm ngành của nền kinh tế quốc dân. Cơ
cấu ngành phản ánh trình độ phân công lao động và trình độ phát triển của lực
lượng sản xuất của nền kinh tế.
Chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp nghĩa là có sự thay đổi trong quan
hệ giữa sản xuất - kinh doanh, các khâu, các bộ phận vốn có của nông nghiệp, có
sự thay đổi quan hệ, tỷ lệ giữa chúng và có sự biến đổi cách thức tổ chức, bố trí
các nguồn lực (gồm nhân lực, vật lực); mặc khác sẽ làm thay đổi kết cấu kinh tế cả
chất và lượng, nó là một quá trình lâu dài và khó khăn, cần tiến hành từng bước đi
với qui mô và trình độ hợp lý. Trước yêu cầu phát triển kinh tế thị trường phải có
sự thay đổi từ quan niệm, tập quán, tới các vùng trong cả nước đó là tính tất yếu,

phù hợp quy luật và xu hướng phát triển.
Nền kinh tế hàng hoá, kinh tế thị trường đòi hỏi phải có sự thay đổi cơ cấu
kinh tế phù hợp, từ sản xuất nhỏ lẻ chuyển sang sản xuất nhằm mục đích quan
trọng là để bán. Nền kinh tế hàng hoá đòi hỏi phải hoạt động theo yêu cầu của thị
trường, khi thị trường cần hàng hoá gì thì phải sản xuất hàng hoá đó, chỉ sản xuất
và bán những cái mà thị trường cần. Trong cơ cấu kinh tế có sự phân công và hợp
tác, có chuyên môn hoá sản xuất, có mối quan hệ kinh tế diễn ra trong và ngoài
nước, dựa trên thế mạnh để bổ sung, hỗ trợ trong quá trình phát triển.
Chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp là yêu cầu khách quan trước hết từ
nhu cầu khai thác có hiệu quả tiềm năng sẵn có (điều kiện tự nhiên, kinh tế, kỹ
thuật và lao động) trong nông nghiệp sang kinh tế hàng hoá, mở rộng thị trường và
phát triển kinh tế nông thôn, nhằm khai thác có hiệu quả, do đó một trong những


12

giải pháp quan trọng là phải đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp,
gắn phát triển nông nghiệp với kinh tế nông thôn trong phát triển đất nước, là con
đường rút ngắn khoảng cách về trình độ phát triển giữa thành thị và nông thôn,
góp phần nâng cao đời sống vật chất, tinh thần cho người nông dân.
Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XI của Đảng, phần mục tiêu
phát triển đất nước 5 năm (2011 - 2015), Đảng ta nhấn mạnh: ”Tiếp tục nâng cao
năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu của Đảng; đẩy mạnh toàn diện công cuộc đổi
mới; xây dựng hệ thống chính trị trong sạch, vững mạnh; phát huy dân chủ và sức
mạnh đại đoàn kết toàn dân tộc; phát triển kinh tế nhanh, bền vững; nâng cao đời
sống vật chất, tinh thần của nhân dân; giữ vững ổn định chính trị - xã hội; tăng
cường hoạt động đối ngoại; bảo vệ vững chắc độc lập, chủ quyền, thống nhất, toàn
vẹn lãnh thổ; tạo nền tảng để đến năm 2020 nước ta cơ bản trở thành nước công
nghiệp theo hướng hiện đại. Để phát triển kinh tế nhanh và bền vững đòi hỏi phải
quan tâm đến cơ cấu kinh tế nông nghiệp và chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông

nghiệp trong quá trình phát triển, bởi lẽ trong cơ cấu kinh tế chung ở nước ta, kinh
tế nông nghiệp là bộ phận cấu thành chiếm vị trí đặc biệt quan trọng”.
Với những lý do trên, chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp là tất yếu
khách quan phù hợp với điều kiện phát triển của cả nước nói chung, huyện Châu
Thành A nói riêng.
2.1.6. Thu nhập của nông hộ
Theo Frank Ellis (1998), nông hộ được khái niệm như một hộ gia đình mà
các thành viên trong nông hộ sẽ dành phần lớn thời gian cho các hoạt động nông
nghiệp cũng như một số hoạt động liên quan đến thị trường các yếu tố đầu vào và
đầu ra. Trong nghiên cứu này, những hộ nông dân được khảo sát bao gồm những
nông hộ tham gia chuyển dịch cơ cấu cây trồng, vật nuôi trong sản xuất nông
nghiệp và những hộ không tham gia.


13

Tổ chức Lương thực và Nông nghiệp của Liên Hiệp Quốc (FAO) cho rằng:
thu nhập của hộ gia đình nông dân trong sản xuất nông nghiệp “chính là phần tiền
thưởng cho người chủ sở hữu các yếu tố sản xuất cố định như đất đai, nguồn vốn
và nguồn lao động khi đưa các yếu tố này tham gia vào quá trình sản xuất để tạo ra
sản phẩm”. Thu nhập của hộ nông dân được xác định là tổng doanh thu từ bán các
sản phẩm trong năm trừ tất cả các khoản chi phí (không bao gồm chi phí lao động
của các thành viên trong gia đình tham gia vào quá trình sản suất trong năm).
Thu nhập của hộ nông dân được xác định bởi các nguồn thu từ các hoạt
động như trồng trọt, chăn nuôi và các hoạt động phi nông nghiệp. Ngoài ra, thu
nhập của hộ nông dân còn các khoản khác như tiền lương, tiền công, trợ cấp từ
người thân, Nhà nước và lãi suất từ tiết kiệm có được và còn có chi phí cơ hội của
lao động.
2.2. Tình hình nghiên cứu, giải quyết vấn đề chuyển đổi cơ cấu kinh tế
trong sản xuất nông nghiệp và thu nhập của nông hộ

2.2.1. Trên thế giới
Theo nghiên cứu của Reardon (1997), tác giả sử dụng phương pháp đo
lường đa dạng hoá thu nhập dựa vào mức độ đóng góp của thu nhập từ hoạt động
phi nông nghiệp, thực hiện tại tiểu vùng Sahara, Châu Phi cho thấy thu nhập từ
hoạt động phi nông nghiệp đóng vai trò quan trọng đối với hộ nông dân, chiếm từ
30%-50% trong tổng thu nhập. Đồng thời, thu nhập từ lao động làm thuê quan
trọng hơn thu nhập từ hoạt động tự kinh doanh của hộ nông dân và thường đối với
những vùng gần thành phố nơi có kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội tốt hơn, đặc biệt
là hạ tầng giao thông.
Theo kết quả nghiên cứu của Delgado và cộng sự (1999), cho thấy vùng
nông thôn ở các nước đang phát triển, việc đa dạng hoá thu nhập bằng cách tham
gia các hoạt động phi nông nghiệp có xu hướng ngày càng tăng và chiếm tỷ lệ cao
trong tổng thu nhập của nông hộ. Do đó, tác giả áp dụng phương pháp xác định
mức độ đóng góp của thu nhập phi nông nghiệp trong tổng thu nhập của hộ nông


14

dân. Kết quả nghiên cứu ở Châu Phi cũng cho thấy mối quan hệ thuận giữa tham
gia hoạt động phi nông nghiệp và thu nhập của hộ nông dân; từ đó, các tác giả cho
rằng tạo việc làm phi nông nghiệp ở vùng nông thôn được xem là công cụ hiệu
quả để thu hút sự hỗ trợ từ các tổ chức phát triển như Ngân hàng thế giới, các tổ
chức phi chính phủ nhằm mục tiêu cải thiện thu nhập của hộ nông dân và phát
triển kinh tế - xã hội tại địa phương.
S. Block và P. Webb (2001) thực hiện nghiên cứu tại Ethiopia, tác giả
không đo lường đa dạng hoá thu nhập dựa vào hoạt động phi nông nghiệp mà dựa
vào thu nhập từ hoạt động trồng trọt để xác định. Kết quả cho thấy hộ nông dân
chuyển dịch cơ cấu trong sản xuất nông nghiệp ngoài hoạt động trồng trọt sẽ góp
phần tăng thu nhập, chủ yếu tham gia các hoạt động chăn nuôi gia cầm. Đồng thời,
một trong những yếu tố tác động đến khả năng chuyển dịch cơ cấu trong sản xuất

nông nghiệp là dịch vụ bảo hiểm nhằm giảm thiệt hại do thiên tai, dịch bệnh xảy
ra.
Theo nghiên cứu của Joshi (2002) thực hiện tại các nước Nam Á, tác giả đã
sử dụng chỉ số Simpson và Herfindal để đo lường mức độ chuyểndịch cơ cấu kinh
tế và cho thấy rằng xu hướng chuyển dịch chủ yếu xảy ra trong nội bộ ngành nông
nghiệp trong hai thập kỷ gần đây đều tăng. Kết quả cũng chỉ ra rằng khả năng
chuyển dịch cơ cấu trong sản xuất gắn liền với các nhân tố có tác động mạnh như
hệ thống giao thông, tốc độ đô thị hóa, qui mô của hộ nông dân và thu nhập của
thành viên trong hộ.
Kết quả nghiên cứu của Akram-Lodhi (2005) cho thấy có sự thay đổi trong
phân bổ nguồn lực của nông hộ như lực lượng lao động, thời gian tham gia vào
các hoạt động từ lĩnh vực trồng trọt sang phi nông nghiệp; cụ thể là chuyển từ hoạt
động canh tác lúa sang cây trồng, vật nuôi, sản xuất hàng hóa có giá trị gia tăng
cao hơn. Mặt khác, do đặc điểm của mùa vụ, nếu như nông dân tăng năng suất lúa
thì ngay lập tức giá lúa sẽ giảm nên thu nhập thực tế là không tăng. Vì vậy, thu


15

nhập từ cây lúa giảm từ 51% năm 1993 còn 44% năm 1998; trong khi đó thu nhập
từ chăn nuôi, thủy sản tăng từ 29% đến 31% trong cùng giai đoạn.
Một nghiên cứu khác về đa dạng hóa thu nhập tại Rwanda, Kenya and Cote
d’ivoire cho kết quả tương tự: tham gia các hoạt động phi nông nghiệp góp phần
tăng thu nhập của nông hộ. Bên cạnh đó, Barrett (2000) đã phát hiện rằng các hộ
nghèo khi thực hiện đa dạng hóa thường gặp phải một số rào cản như: trình độ học
vấn, khả năng vốn.
2.2.2. Tại Việt Nam
Pederson và Annou (1999) đã sử dụng số liệu từ cuộc khảo sát mức sống
1992-1993 cho thấy chuyển dịch cơ cấu cây trồng, vật nuôi trong sản xuất nông
nghiệp chủ yếu là những hộ nông dân có quy mô sản xuất nhỏ, cơ sở hạ tầng cho

sản xuất nông nghiệp còn thiếu, trình độ học vấn, chủ yếu là sản xuất lúa, do đó
những hộ này có xu hướng chuyển đổi sang các chăn nuôi và làm thuê.
Henin, B (2002) đã mô tả xu hướng đa dạng hóa tại tỉnh Lạng Sơn của Việt
Nam. Tác giả đã sử dụng chỉ số Simpson để đo lường mức độ chuyển dịch cơ cấu
kinh tế của nông hộ. Kết quả nghiên cứu cho thấy rằng chính sách đổi mới đã tác
động tăng thu nhập và thúc đẩy sự đa dạng hóa thu nhập thông qua chuyển dịch cơ
cấu trong sản xuất. Các hoạt động phi nông nghiệp tại vùng nghiên cứu rất giới
hạn do điều kiện kinh tế - xã hội của một tỉnh miền núi, chủ yếu là làm thuê, sửa
chữa xe máy,… Đồng thời, quá trình thực hiện chuyển đổi của người dân cũng gặp
phải một số trở ngại như thiếu tư liệu sản xuất, kết cấu hạ tầng kém, trình độ dân
trí tương đối thấp, khả năng tiếp cận khoa học, công nghệ và thị trường kém.
Khi xem xét tác động của chuyển dịch cơ cấu kinh tế đối với công tác giảm
nghèo ở Việt Nam, Minot (2003) cho rằng đa dạng trong lĩnh vực trồng trọt chiếm
12% tốc độ tăng trưởng về thu nhập trong giai đoạn 1993-1998. Đa dạng hóa nông
nghiệp thật sự có ý nghĩa quan trọng giúp tăng thu nhập cho nông dân, góp phần


16

giảm nghèo vùng nông thôn và đồng thời mang lại sự phát triển các hoạt động phi
nông nghiệp.
Lê Tấn Nghiêm (2003) khảo sát mức độ đa dạng hoá thu nhập tại huyện
Châu Thành, tỉnh Hậu Giang, tác giả cũng sử dụng chỉ số Herfindal để đo lường
mức độ đa dạng hoá thu nhập và kết quả nghiên cứu cho thấy rằng khi hộ nông
dân tham gia các hoạt động phi nông nghiệp sẽ làm tăng thu nhập, chiếm đến
64,33% trong tổng thu nhập của hộ nông dân. Đồng thời, tác giả còn chỉ ra thu
nhập bình quân của hộ nông dân tham gia trên hai hoạt động sẽ lớn gấp hai lần thu
nhập khi chỉ tham gia một hoạt động; trong đó, hai yếu tố có tác động ý nghĩa đến
thu nhập của nông hộ là tỷ lệ lao động và diện tích đất canh tác tự có của nông
dân.

Theo kết quả nghiên cứu của Huỳnh Trường Huy (2005) thực hiện tại Cần
Thơ, An Giang, Tiền Giang và Sóc Trăng cho thấy 47% trong số 201 nông hộ
tham gia hai hoạt động do hạn chế về nguồn lực lao động, đất đai và vốn sản xuất.
Hơn nữa, chỉ số Simpson được áp dụng cho thấy mức độ đa dạng hoá thu nhập
thấp hơn mức trung bình của cả nước và thu nhập phụ thuộc chủ yếu vào lĩnh vực
trồng trọt chiếm đến 41%. Kết quả nghiên cứu còn cho thấy nông hộ ở Hậu Giang
có điều kiện thuận lợi tham gia các hoạt động phi nông nghiệp.
Theo báo cáo của Ngân hàng thế giới thực hiện năm 2005 nhằm cập nhật
thông tin cho báo cáo năm 1998 về “Việt Nam - Thúc đẩy Công Cuộc Phát triển
Nông thôn - Từ Viễn cảnh tới Hành động”, đặc biệt nhấn mạnh đến đa dạng hóa
nông nghiệp. Mục tiêu của nghiên cứu này là khảo sát các hình thức và xu hướng
đa dạng hoá nông nghiệp ở Việt Nam, xác định những khó khăn và triển vọng của
việc đa dạng hoá trong tương lai, đồng thời đề xuất các giải pháp chính sách thích
hợp. Kết quả của nghiên cứu chỉ ra rằng đa dạng hóa nhằm mục đích: tăng thu
nhập cho người dân và giảm nhu cầu các mặt hàng lương thực truyền thống; an
toàn thu nhập và giảm rủi ro; và sử dụng hiệu quả nguồn tài nguyên. Hơn nữa,
nghiên cứu cho thấy các hình thức đa dạng hóa chủ yếu tập trung vào việc sản xuất


17

hàng hóa có giá trị cao hơn; đồng thời, nghiên cứu cũng cho thấy mức độ đa dạng
hóa ở miền núi xảy ra mạnh hơn so với đồng bằng bởi vì do điều kiện sản xuất
nông nghiệp bị hạn chế nên nông dân phải cố gắng tìm kiếm việc làm tạo thu nhập
để sinh sống. Cuối cùng, một số điều kiện quyết định đối với việc đa dạng hóa
được phát hiện gồm: kết cấu hạ tầng, dịch vụ nông nghiệp, sự tham gia của doanh
nghiệp tư nhân và tạo môi trường, chính sách hấp dẫn.
Kết quả từ một nghiên cứu khác cho thấy sự đa dạng hoá sản xuất đối với
nông hộ dẫn đến kết quả là diện tích canh tác lúa bị giảm dần và chuyển sang các
loại cây trồng khác như rau màu, cây ăn trái, mía,…(Theo nghiên cứu mức sống

nông hộ năm 1998). Bên cạnh, hầu hết nông dân cũng tham gia hoạt động chăn
nuôi gia cầm, thuỷ sản với qui mô nhỏ cũng nhằm góp phần cải thiện thu nhập.
Việc chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi theo hướng sản xuất hàng hoá,
sẽ góp phần tích cực vào quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp và từng
bước nâng cao thu nhập cho người dân ngay trên chính mảnh đất quê hương của
mình phù hợp với xu thế chung hiện nay.


18

Chƣơng 3
ĐẶC ĐIỂM ĐỊA BÀN VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.1. Đặc điểm cơ bản của huyện Châu Thành A
3.1.1. Giới thiệu chung về địa bàn huyện Châu Thành A
Huyện Châu Thành A nằm ở phía Bắc của tỉnh Hậu Giang; Bắc giáp Quận
Cái Răng, huyện Phong Điền thành phố Cần Thơ; Nam giáp huyện Phụng Hiệp;
Tây giáp huyện Phong Điền, thành phố Cần Thơ, huyện Gò Quao, tỉnh Kiên
Giang và huyện Vị Thủy cùng tỉnh; Đông giáp huyện Châu Thành, tỉnh Hậu
Giang. Về đơn vị hành chính, huyện có 10 đơn vị, gồm 4 thị trấn: Một Ngàn, Bảy
Ngàn, Rạch Gòi, Cái Tắc và 6 xã: Trường Long Tây, Trường Long A, Tân Hòa,
Nhơn Nghĩa A, Thạnh Xuân, Tân Phú Thạnh.
Hình 3.1 Bản đồ đơn vị hành chính huyện Châu Thành A, tỉnh Hậu Giang

Nguồn: www.haugiang.gov.vn


×