Tải bản đầy đủ (.pdf) (139 trang)

Luận văn thạc sĩ hoàn thiện chuỗi cung ứng cá tra xuất khẩu tại công ty cổ phần hùng vương

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.39 MB, 139 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP.HCM
------------------

NGUYỄN THỊ HỒNG HẠNH

HOÀN THIỆN CHUỖI CUNG ỨNG CÁ TRA XUẤT KHẨU
TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN HÙNG VƢƠNG

LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ

TP. Hồ Chí Minh – Năm 2016


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP.HCM
------------------

NGUYỄN THỊ HỒNG HẠNH

HOÀN THIỆN CHUỖI CUNG ỨNG CÁ TRA XUẤT KHẨU
TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN HÙNG VƢƠNG

Chuyên ngành: Kinh Doanh Thƣơng Mại
Mã số: 60340121

LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ
NGƢỜI HƢỚNG DẪN KHOA HỌC
GS. TS. ĐOÀN THỊ HỒNG VÂN

TP. Hồ Chí Minh – Năm 2016




LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan luận văn “Hoàn thiện chuỗi cung ứng Cá Tra Xuất khẩu tại
Công ty Cổ Phần Hùng Vƣơng” là công trình nghiên cứu của bản thân, các thông tin
thu thập đƣợc và kết quả nghiên cứu trình bày trong luận văn này là trung thực.
Luận văn chƣa từng đƣợc công bố trƣớc đây.
Tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm về nội dung của luận văn này.
Thành phố Hồ Chí Minh, năm 2016
Ngƣời thực hiện nghiên cứu

Nguyễn Thị Hồng Hạnh


MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN
LỜI CẢM ƠN
MỤC LỤC
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU
DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ VÀ ĐỒ THỊ
DANH MỤC PHỤ LỤC
PHẦN MỞ ĐẦU......................................................................

2

1.

Đặt vấn đề ............................................................................................................... 2


2.

Mục tiêu nghiên cứu .............................................................................................. 3

3.

Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu ........................................................................ 3
3.1.

Đối tƣợng nghiên cứu .................................................................................... 3

3.2.

Phạm vi nghiên cứu ....................................................................................... 4

4.

Câu hỏi nghiên cứu ................................................................................................ 4

5.

Phƣơng pháp nghiên cứu ...................................................................................... 5

6.

5.1.

Phƣơng pháp nghiên cứu .............................................................................. 5

5.2.


Phƣơng pháp thu thập dữ liệu ..................................................................... 5

Các nghiên cứu có liên quan ................................................................................. 5
6.1.

Công trình nghiên cứu của Mai Thùy Dung và Lê Thanh Phong: ........... 5

6.2.

Công trình nghiên cứu của Benita M. Beamon: ......................................... 6

6.3.

Công trình nghiên cứu của Khuất Thị Thu Hƣờng: .................................. 7

7.

Khung nghiên cứu.................................................................................................. 8

8.

Kết cấu của đề tài................................................................................................... 9

CHƢƠNG 1- CƠ SỞ KHOA HỌC VỀ CHUỖI CUNG ỨNG

.................. 10

1.1. Định nghĩa chuỗi cung ứng ................................................................................. 10



1.2. Các thành phần cơ bản trong chuỗi cung ứng .................................................. 11
1.2.1. Nhà cung cấp ................................................................................................ 12
1.2.2. Nhà sản xuất ................................................................................................. 12
1.2.3. Nhà phân phối .............................................................................................. 12
1.2.4. Nhà bán lẻ ..................................................................................................... 12
1.2.5. Khách hàng/ngƣời tiêu dùng ...................................................................... 12
1.3. Vai trò của chuỗi cung ứng ................................................................................. 12
1.4. Các yếu tố tác động đến hiệu quả chuỗi cung ứng ............................................ 14
1.4.1. Sản xuất ........................................................................................................ 14
1.4.2. Hàng tồn kho ................................................................................................ 15
1.4.3. Vị trí .............................................................................................................. 15
1.4.4. Vận chuyển ................................................................................................... 16
1.4.5. Thông tin ...................................................................................................... 17
1.5. Các tiêu chuẩn đo lƣờng hiệu quả chuỗi cung ứng ........................................... 18
1.5.1. Tiêu chuẩn giao hàng .................................................................................. 18
1.5.2. Tiêu chuẩn chất lƣợng................................................................................. 18
1.5.3. Tiêu chuẩn thời gian .................................................................................... 19
1.5.4. Tiêu chuẩn chi phí ....................................................................................... 19
1.6. Bài học kinh nghiệm từ chuỗi cá hồi của Na Uy ............................................... 19
CHƢƠNG 2- THỰC TRẠNG CHUỖI CUNG ỨNG CÁ TRA XUẤT KHẨU
CỦA CÔNG TY CP HÙNG VƢƠNG

.............................................. 23

2.1. Tổng quan ngành thủy sản Việt Nam ................................................................ 23
2.1.1. Kim ngạch xuất khẩu và Cơ cấu thị trƣờng ............................................. 23
2.1.2. Tổng quan các hoạt động chuỗi cung ứng cá tra tại ĐBSCL .................. 26
2.1.2.1. Hoạt động nuôi trồng .................................................................................... 26
2.1.2.2. Hoạt động chế biến ........................................................................................ 28

2.1.2.3. Hoạt động xuất khẩu ..................................................................................... 30


2.1.3. Giới thiệu mô hình chuỗi cung ứng thủy sản và cátra tại ĐBSCL đã
đƣợc nghiên cứu: ......................................................................................... 34
2.2. Phân tích tính liên kết và hiệu quả trong chuỗi cung ứng cá tra xuất khẩu của
công ty CP Hùng Vƣơng .............................................................................................. 36
2.2.1. Tổng quan về công ty cổ phần Hùng Vƣơng ............................................. 36
2.2.1.1. Giới thiệu công ty .......................................................................................... 36
2.2.1.2. Lịch sử hình thành công ty ............................................................................ 38
2.2.1.3. Cơ cấu tổ chức và Tầm nhìn chiến lược ........................................................ 41
2.2.1.4. Tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty .................................. 42
2.2.2. Quy trình sản xuất khép kín ....................................................................... 45
2.2.2.1. Trại cá giống và Vùng nuôi ........................................................................... 49
2.2.2.2. Nhà máy chế biến thức ăn ............................................................................. 53
2.2.2.3. Nhà máy chế biến cá tra ................................................................................ 60
2.2.2.4. Kho lạnh ........................................................................................................ 63
2.2.3. Đánh giá chuỗi cung ứng cá tra Hùng Vƣơng .......................................... 65
2.2.3.1. Phân tích hiệu quả hoạt động của chuỗi ....................................................... 67
2.2.3.2. Phân tích ưu nhược điểm của chuỗi cung ứng cá tra xuất khẩu của Hùng
Vương

....................................................................................................................... 76

CHƢƠNG 3- GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN CHUỖI CUNG ỨNG CÁ TRA
XUẤT KHẨU TẠI CÔNG TY HÙNG VƢƠNG ................................. 82
3.1. Mục đích và quan điểm đề xuất các giải pháp .................................................. 82
3.2. Các giải pháp đề xuất .......................................................................................... 83
3.2.1. Nhóm giải pháp tăng cƣờng giá trị đầu vào của chuỗi ............................ 83
3.2.1.1. Nâng cao chất lượng giống: .......................................................................... 83

3.2.1.2. Xây dựng nhà máy thuốc thủy sản: ............................................................... 84
3.2.1.3. Nâng cao chất lượng cá nguyên liệu mua từ nông dân: ............................... 84


3.2.2. Nhóm giải pháp tăng cƣờng và phối hợp giữa các thành viên trong chuỗi
....................................................................................................................... 85
3.2.2.1. Xây dựng hệ thống phần mềm chung: ........................................................... 85
3.2.2.2. Công ty liên kết chặt chẽ với nông dân: ........................................................ 87
3.2.2.3. Thành lập ban quản trị chuỗi của công ty: ................................................... 88
3.2.3. Nhóm giải pháp nâng cao thời gian giao hàng, hạn chế chi phí: ............ 89
3.2.3.1. Nâng cao công suất sản xuất: ....................................................................... 89
3.2.3.2. Hoàn thiện công tác dự báo: ......................................................................... 91
3.2.3.3. Công ty kiểm soát lại chi phí quản lý ............................................................ 92
3.2.4. Một số giải pháp kiến nghị: ........................................................................ 93
3.2.4.1. Hùng Vương tiếp tục thực hiện cam kết theo các chứng nhận đã được cấp .....
....................................................................................................................... 93
3.2.4.2. Đề xuất đối với Nhà nước: ............................................................................ 96
KẾT LUẬN ........................................................................... 99
TÀI LIỆU THAM KHẢO ......................................................... 102
PHỤ LỤC ........................................................................... 106


DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
ASC:

Aquaculture Stewardship Council - Hội Đồng Quản Lý Nuôi Trồng Thủy

Sản
BAP:


Best Aquaculture Practices - Thực hành nuôi trồng thủy sản tốt nhất

BRC:

British Retail Consortium – Hiệp hội các nhà bán lẻ Anh

DN XK:

Doanh nghiệp xuất khẩu

ĐBSCL:

Đồng bằng sông Cửu Long

Global G.A.P: Global Good Agricultural Practice - Thực hành nông nghiệp tốt toàn cầu
GMP:

Good Manufacturing Practice – Thực hành sản xuất tốt

HACCP:

Hazard Analysis Critical Controll Point - Kỹ thuật đƣợc dùng để nhận

dạng, ngăn ngừa và giảm thiểu các mối nguy hại về an toàn thực phẩm
IFS:

International food standard - Tiêu chuẩn thực phẩm quốc tế

L/C:


Letter of credit – Thƣ tín dụng

LK:

Liên kết

NFI:

National Fishery Institude- Hiệp hội thủy sản quốc gia Hoa Kỳ

NSEC:

Norway Seafood Export Council – Tổ chức xuất khẩu thủy sản Na Uy.

NTTS:

Nuôi trồng thủy sản

SQF-1000:

SAFE QUALITY FOOD – Tiêu chuẩn vệ sinh an tòan thực phẩm

VASEP:

Vietnam Association of Seafood Exporters and Producers -Hiệp hội chế

biến và xuất khẩu thủy sản Việt Nam
VINAFIS:

Vietnam fisheries Society - Hội nghề cá Việt Nam


WWF:

World Wildlife Fund - Quỹ quốc tế bảo vệ thiên nhiên


DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU
Bảng 2.1: Bảng tốc độ tăng trƣởng sản lƣợng thủy sản xuất khẩu phân theo ngành hoạt
động giai đoạn 2012 – 2014 (Tổng hợp từ Tổng cục thống kê và Vasep)..................... 25
Bảng 2.2: Bảng số lƣợng và năng lực chế biến của các nhà máy chế biến cá tra .......... 29
Bảng 2.3: Bảng so sánh số liệu tỷ trọng xuất khẩu của ngành cá tra trong tổng các
ngành thủy sản xuất khẩu của Việt Nam ........................................................................ 33
Bảng 2.4: Tốc độ gia tăng doanh thu cá tra xuất khẩu của Hùng Vƣơng giai đoạn
2007– 2014 ..................................................................................................................... 43
Bảng 2.5: Bảng tổng hợp số lƣợng cá theo kích cỡ ....................................................... 50
Bảng 2.6: So sánh ƣu và nhƣợc điểm của hai nguồn cá nguyên liệu của Hùng Vƣơng 52
Bảng 2.7: Bảng tính giá thành định mức cá nguyên liệu của Hùng Vƣơng .................. 53
Bảng 2.8: Số liệu của các nhà máy chế biến thức ăn trong tập đoàn Hùng Vƣơng ....... 55
Bảng 2.9: Thị phần theo thị trƣờng phân phối của Việt Thắng ..................................... 56
Bảng 2.10: Sản lƣợng bã đậu nành nhập khẩu và nguồn cung cấp cho Hùng Vƣơng
trong 2 năm 2013 và 2014 .............................................................................................. 58
Bảng 2.11: Số liệu các nhà máy chế biến cá của Hùng Vƣơng ..................................... 61
Bảng 2.12: Tóm tắt kết quả phỏng vấn đánh giá chuỗi cung ứng cá tra xuất khẩu của
công ty Cổ Phần Hùng Vƣơng ....................................................................................... 66
Bảng 2.13: Định mức và giá bán của Hùng Vƣơng vào tháng 08 - 10/2015 theo từng
loại sản phẩm cá tra đông lạnh ....................................................................................... 70
Bảng 2.14: Tình trạng trễ giao hàng so với lệnh xuất hàng năm 2014 .......................... 75
Bảng 2.15: Phân tích GTGT cho 1 kg cá tra nguyên liệu CBXK, ĐBSCL, tháng 8-10/
2015 ............................................................................................................................... 78



DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ VÀ ĐỒ THỊ
Hình 2.1: Chuỗi cung ứng thủy sản xuất khẩu của ĐBSCL .......................................... 34
Hình 2.2: Chuỗi cung ứng cá tra tại ĐBSCL ................................................................. 35
Hình 2.3: Mô hình sở hữu của tập đoàn Hùng Vƣơng ................................................... 40
Hình 2.4: Cơ cấu tổ chức của công ty Hùng Vƣơng ...................................................... 41
Hình 2.5: Phác thảo 1- Chuỗi cung ứng cá tra xuất khẩu của Công ty cổ phần Hùng
Vƣơng ............................................................................................................................. 46
Hình 2.6: Phác thảo 2- Chuỗi cung ứng cá tra xuất khẩu của Công ty cổ phần Hùng
Vƣơng ............................................................................................................................. 46
Hình 2.7: Chuỗi cung ứng cá tra xuất khẩu của Công ty cổ phần Hùng Vƣơng ........... 48
Hình 2.8: Quy trình sản xuất thức ăn thủy sản ............................................................... 55
Hình 2.9: Quy trình chế biến cá tra phi lê đông lạnh của công ty Hùng Vƣơng ........... 62
Hình 3.1: Mô hình chuỗi cung ứng cá tra xuất khẩu đề nghị của Công ty cổ phần Hùng
Vƣơng ............................................................................................................................. 95
Đồ thị 2.1: Kim ngạch xuất khẩu thủy sản giai đoạn 2005 - 2014 .................. ..............23
Đồ thị 2.2: Tỷ trọng kim ngạch xuất khẩu thủy sản Việt Nam theo thị trƣờng năm 2013
và 2014 ........................................................................................................................... 24
Đồ thị 2.3: Kim ngạch xuất khẩu cá tra của Việt Nam giai đoạn 2007 - 2014 .............. 32
Đồ thị 2.4: Thị phần xuất khẩu của Hùng Vƣơng năm 2014 ........................... ..............42
Đồ thị 2.5: Biểu đồ so sánh doanh thu xuất khẩu theo thị trƣờng của Hùng Vƣơng năm
2013 và 2014 (USD) ...................................................................................................... 44


DANH MỤC PHỤ LỤC
Phụ lục 1: Bảng thông tin các công ty thuộc tập đoàn Hùng Vƣơng
Phụ lục 2: Hệ thống số liệu về giá thành sản xuất cá tra năm 2007 - 2012 (đồng)
Phụ lục 3: Bảng tổng hợp số liệu cá của Hùng Vƣơng theo vùng nuôi
Phụ lục 4: Cơ cấu tổ chức Nhà máy chế biến cá
Phụ lục 5: Bảng danh sách chuyên gia phỏng vấn

Phụ lục 6: Biên bản phỏng vấn chuyên gia công ty Cổ Phần Hùng Vƣơng (Bảng số 1/2)
Phụ lục 7: Biên bản phỏng vấn chuyên gia công ty Cổ Phần Hùng Vƣơng (Bảng số 2/2)
Phụ lục 8: Hình ảnh sản phẩm công ty


2

PHẦN MỞ ĐẦU
1.

Đặt vấn đề
Ngành xuất khẩu cá tra vốn đƣợc xem là thế mạnh của Việt Nam đang gặp rất

nhiều khó khăn. Một trong những điển hình cho các thử thách mà con cá tra Việt Nam
sắp phải đối đầu chính là sự kiện USDA ban hành các quy định mới đối với các nhà
cung cấp cá da trơn, yêu cầu tiến hành thanh tra tại chỗ các trang trại và nhà xƣởng chế
biến đối với tất cả các nhà sản xuất trong và ngoài nƣớc (hầu hết từ Việt Nam), nhằm
đảm bảo đáp ứng các tiêu chuẩn đồng nhất. Theo đó, tất cả những tiêu chuẩn mà các cơ
sở nuôi, nhà máy chế biến cá tra Việt Nam đạt đƣợc đều không có giá trị, mà sẽ phải
tuân theo quy định của USDA. Cá tra ở Mỹ nuôi theo tiêu chuẩn nào thì cá tra Việt
Nam phải đáp ứng những điều kiện đó và nhƣ vậy chi phí sản xuất chế biến sẽ tăng rất
nhiều, thậm chí doanh nghiệp Việt Nam có thể mất luôn cả thị trƣờng to lớn này.
Bên cạnh đó, vẫn có những thông tin mang đến cho chúng ta nhiều kỳ vọng.
Việt Nam và Liên minh châu Âu đã ký tuyên bố về việc chính thức kết thúc đàm phán
Hiệp định Thƣơng mại tự do giữa Việt Nam và Liên minh châu Âu (EVFTA) và Cộng
đồng kinh tế ASEAN (AEC) thành lập cuối tháng 12/2015 sẽ mang đến triển vọng cho
ngành thủy sản Việt Nam, trong đó có ngành cá tra xuất khẩu.
Nhìn lại nội bộ, mấy năm nay, nuôi cá tra ở Việt Nam đã đạt năng suất cao với
diện tích lớn nhƣng cũng phải chống đỡ gần chục loại bệnh, mà theo Tổng cục thủy sản
có 4 nguyên nhân chính gây ra dịch bệnh là quản lý môi trƣờng kém, liên kết sản xuất

yếu, quản lý chất lƣợng giống, thuốc thú y, chất xử lý môi trƣờng chƣa tốt, quản lý
vùng nuôi tập trung chƣa hiệu quả. Ngoài ra, vấn đề biến động giá cá cũng là một trăn
trở của nông dân và doanh nghiệp. Giá cá lên xuống thất thƣờng gây ra các hệ lụy về
sự bền vững của nguồn nuôi, tính cạnh tranh giá xuất khẩu…Chính vì vậy việc tổ chức
lại sản xuất theo hƣớng chuỗi giá trị là cách thức gắn kết chặt chẽ và đảm bảo hài hòa
lợi ích giữa các khâu nuôi, chế biến, xuất khẩu, đây cũng chính là giải pháp cho các
thực trạng yếu kém nói trên, trong môi trƣờng cạnh tranh toàn cầu khắc nghiệt sắp tới.


3
Ở Việt Nam, trong ngành xuất khẩu cá tra, công ty CP Hùng Vƣơng đƣợc xem là một
trong số những nhà tiên phong sớm nhận ra giá trị của chuỗi cung ứng và cũng đã đầu
tƣ không ít cho các hoạt động trong chuỗi, sớm xây dựng cho mình một quy trình sản
xuất khép kín. Tuy nhiên, Hùng Vƣơng cũng không nằm ngoài những khó khăn chung
mà cả ngành thủy sản đang gặp phải, có thể ở vấn đề về thiếu hụt nguyên liệu hoặc
cách vận hành chƣa đồng bộ nên việc cung ứng đầu ra chƣa đảm bảo hiệu quả cao nhất
cho công ty, còn nhiều trƣờng hợp bị khách hàng phàn nàn do chậm tiến độ. Với sự
đồng ý và hƣớng dẫn của Giáo sƣ Đoàn thị Hồng Vân, tác giả chọn đề tài “HOÀN
THIỆN CHUỖI CUNG ỨNG CÁ TRA XUẤT KHẨU TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN
HÙNG VƢƠNG” để tìm hiểu rõ hơn cách thức hoạt động chuỗi cung ứng cá tra xuất
khẩu của công ty, đánh giá tính bền vững của chuỗi hiện nay và từ đó đề xuất các giải
pháp hoàn thiện chuỗi nhằm giúp công ty có thể tồn tại và phát triển trong môi trƣờng
cạnh tranh khốc liệt này; đồng thời thông qua chuỗi điển hình của Hùng Vƣơng làm
các cơ sở cho hƣớng đi đúng đắn đối với các doanh nghiệp đã, đang và sẽ cùng tham
gia vào ngành xuất khẩu cá tra.
Mục tiêu nghiên cứu

2.

(a) Phân tích thực trạng hoạt động và tính liên kết của các thành phần trong chuỗi

cung ứng cá tra xuất khẩu của công ty CP Hùng Vƣơng
(b) Nhận diện các ƣu nhƣợc điểm của chuỗi cung ứng cá tra xuất khẩu của công ty
CP Hùng Vƣơng.
(c) Đề xuất các giải pháp giúp hoàn thiện chuỗi cung ứng cá tra xuất khẩu của công
ty CP Hùng Vƣơng, từ đó tăng cƣờng tính liên kết giữa các khâu trong chuỗi và
đẩy mạnh xuất khẩu cá tra theo hƣớng bền vững.
3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
3.1.

Đối tƣợng nghiên cứu

(a) Các thành phần trong chuỗi cung ứng cá tra xuất khẩu của công ty CP Hùng
Vƣơng.


4
(b) Mối liên kết giữa các khâu trong chuỗi.
(c) Cấp quản lý của công ty.
3.2.

Phạm vi nghiên cứu
* Về không gian và thời gian:
Nghiên cứu chỉ tập trung vào lĩnh vực sản xuất kinh doanh xuất khẩu cá tra của

Hùng Vƣơng và giới hạn trong khoảng từ năm 2009 đến nay. Trong đó làm nổi bật
những số liệu của kết quả hoạt động kinh doanh năm 2014và 2015 cho thấy những
thành công từ mô hình chuỗi của công ty.
* Về nội dung và hƣớng tiếp cận nghiên cứu của luận văn:
Vì hạn chế về thời gian và năng lực nên đề tài chỉ dừng lại nghiên cứu từ
nguyên liệu đầu vào đến sản xuất chế biến và bảo quản ở kho lạnh của chuỗi, chứ

không đề cập quá trình xuất khẩu, marketing và chăm sóc khách hàng. Nghiên cứu này
chỉ tập trung chuyên sâu vào luồng thông tin và luồng hàng hóa, không nhấn mạnh
dòng tài chính.
4. Câu hỏi nghiên cứu
Để nghiên cứu này giải quyết tốt mục tiêu nghiên cứu, cần phải làm rõ các câu hỏi
nghiên cứu sau:
(i)

Thế nào là chuỗi cung ứng? Cấu trúc của chuỗi cung ứng? Xu hƣớng phát triển

của chuỗi cung ứng?
(ii)

Mô hình chuỗi cung ứng cá tra xuất khẩu của công ty CP Hùng Vƣơng nhƣ thế

nào?
(iii)

Tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh chính của từng thành viên trong chuỗi

và mối liên hệ giữa họ ra sao?
(iv)

Ƣu và nhƣợc điểm cũng nhƣ tính bền vững của chuỗi mà công ty đang áp dụng

là gì?
(v)

Những hƣớng tác động nào có thể giúp hoàn thiện chuỗi cung ứng cá tra xuất


khẩu của công ty CP Hùng Vƣơng?


5
5. Phƣơng pháp nghiên cứu
5.1.

Phƣơng pháp nghiên cứu

Đề tài thực hiện dựa trên phƣơng pháp nghiên cứu định tính.
-

Phƣơng pháp thống kê mô tả đƣợc sử dụng trong nghiên cứu nhằm đánh giá hiệu

quả chuỗi cung ứng cá tra xuất khẩu của Hùng Vƣơng.
-

Nghiên cứu đã sử dụng các số liệu thống kê thông qua thu thập dữ liệu có sẵn, tiến

hành lập bảng biểu, vẽ các đồ thị phục vụ cho bài nghiên cứu.
-

Ngoài ra, trong nghiên cứu này còn dùng phƣơng pháp chuyên gia thông qua việc

phỏng vấn sâu các cá nhân cấp lãnh đạo có liên quan đến từng mắc xích trong chuỗi
nhằm thiết lập mô hình chuỗi cung ứng cá tra xuất khẩu của Hùng Vƣơng cho phù hợp.
Đầu tiên nghiên cứu dựa vào số liệu có sẵn để đƣa ra đánh giá chủ quan.
5.2.

Phƣơng pháp thu thập dữ liệu


Đề tài đƣợc thực hiện dựa trên 2 công cụ thu thập dữ liệu.
-

Trƣớc tiên là quan sát, để có cái nhìn riêng về cách thức hoạt động của chuỗi

Hùng Vƣơng.
-

Phƣơng pháp chuyên gia sử dụng hình thức phỏng vấn bán cấu trúc để biết thêm

về quan điểm, kinh nghiệm của từng quản lý về các mắt xích còn yếu trong chuỗi.
-

Nguồn số liệu thứ cấp đƣợc thu thập từ Hiệp hội chế biến và xuất khẩu thủy sản

Việt Nam (VASEP), Cục nuôi trồng thủy sản - Bộ NN& PTNT, Tổng cục Hải quan,
Tổng cục thống kê, các báo cáo thƣờng niên năm của công ty CP Hùng Vƣơng, website
của công ty CP Hùng Vƣơng.
6. Các nghiên cứu có liên quan
6.1.

Công trình nghiên cứu của Mai Thùy Dung và Lê Thanh Phong:

Với phƣơng pháp nghiên cứu ứng dụng kết hợp phƣơng pháp nghiên cứu [7] phân tích,
so sánh, đề án khẳng định: Xây dựng chuỗi cung ứng mặt hàng cá tra xuất khẩu là một
hƣớng đi mới, cần thiết để khắc phục những hạn chế và đẩy mạnh sự phát triển hiệu
quả, bền vững của mặt hàng xuất khẩu chủ lực này. Vì xây dựng chuỗi cung ứng sẽ



6
khắc phục những hạn chế do mô hình hợp nhất theo ngành dọc tạo ra; giúp liên kết các
thành phần tham gia vào quá trình sản xuất, cung ứng là cơ sở để giải quyết tốt những
tồn tại, hạn chế trong hoạt động sản xuất cá tra khu vực ĐBSCL, đảm bảo đƣa sản xuất
cá tra đi vào ổn định; xây dựng chuỗi cung ứng mặt hàng sản xuất cá tra xuất khẩu làm
tăng tính cạnh tranh, củng cố vị trí thƣơng hiệu của sản phẩm và đƣợc coi là chiến lƣợc
phát triển ngành phù hợp với xu hƣớng phát triển tất yếu.
Nghiên cứu xem Hợp tác xã là Ngƣời đại lý trữ hàng của các cơ sở nuôi trồng
và thay mặt để ký Hợp đồng và giao hàng cho doanh nghiệp chế biến, còn Doanh
nghiệp chế biến là ngƣời khởi xƣớng và giữ vai trò chủ đạo trong chuỗi.
Đề tài chỉ ra ƣu và nhƣợc điểm cũng nhƣ tính bền vững của mô hình hợp nhất theo
ngành dọc mà một số doanh nghiệp chế biến và xuất khẩu đang áp dụng, những cơ sở
cần thiết để triển khai mô hình phân phối trong chuỗi hiệu quả, tuy nhiên nghiên cứu
này chỉ giới hạn trong 4 thành phần chính của hoạt động sản xuất mà không tính đến
các thành phần phụ trợ khác nhƣ nhà cung cấp thức ăn…do đó cần phải mở rộng thêm
đối với các nghiên cứu kế thừa về sau.
6.2.

Công trình nghiên cứu của Benita M. Beamon:
Nghiên cứu cho rằng chuỗi cung ứng là một quá trình sản xuất tích hợp mà

trong đó các nguyên vật liệu đƣợc chuyển đổi vào sản phẩm cuối cùng và sau đó là
phân phối cho khách hàng. Ở mức độ cao nhất, một chuỗi cung ứng bao gồm hai quá
trình tích hợp cơ bản: Quá trình hoạch định sản xuất và kiểm soát tồn kho và Quá trình
phân phối và Logistics.
Quá trình hoạch định sản xuất và kiểm soát hàng tồn kho bao gồm việc sản xuất
và quy trình phụ hỗ trợ việc lƣu trữ, và những hệ thống của nó. Cụ thể hơn, hoạch định
sản xuất mô tả việc thiết kế và quản lý toàn bộ quá trình sản xuất (bao gồm lập kế
hoạch mua nguyên vật liệu, thiết kế quy trình sản xuất, thiết kế khâu xử lý và kiểm soát
nguyên vật liệu). Kiểm soát hàng tồn kho mô tả việc thiết kế và quản lý các chính sách



7
lƣu trữ và thủ tục đối với nguyên liệu, tồn kho theo quy trình, và cả sản phẩm cuối
cùng.
Quy trình phân phối và Logistics xác định cách mà sản phẩm đƣợc lấy ra và vận
chuyển từ kho đến các nhà bán lẻ. Những sản phẩm này có thể đƣợc vận chuyển đến
các nhà bán lẻ trực tiếp, hoặc có thể đầu tiên đƣợc chuyển đến các cơ sở phân phối,
theo đó lần lƣợt, các sản phẩm đƣợc chuyển đến các nhà bán lẻ. Quá trình này bao gồm
việc quản lý hàng tồn kho thu hồi, vận chuyển và phân phối sản phẩm cuối cùng.
Mục tiêu của bài nghiên cứu này là: (1) cung cấp một sự xem xét tập trung các tài liệu
trong việc phân tích và thiết kế chuỗi cung ứng, và (2) phát triển một chƣơng trình
nghiên cứu có thể làm cơ sở phục vụ cho việc nghiên cứu chuỗi cung ứng trong tƣơng
lai.
6.3.

Công trình nghiên cứu của Khuất Thị Thu Hƣờng:
Kế thừa từ các nghiên cứu trƣớc, tác giả [5] đã đƣa ra mô hình nghiên cứu gồm

14 nhân tố dựa trên 4 giả thuyết:
Giả thuyết H1: Sử dụng công nghệ thông tin (4 yếu tố) tác động đồng biến đến kết quả
của chuỗi cung ứng.
Giả thuyết H2: Quản trị chất lƣợng (2 yếu tố) tác động đồng biến đến kết quả của
chuỗi cung ứng.
Giả thuyết H3: Mối quan hệ giữa các thành viên (6 yếu tố) tác động đồng biến đến kết
quả của chuỗi cung ứng.
Giả thuyết H4: Các yếu tố môi trƣờng bên ngoài (2 yếu tố) tác động đồng biến đến kết
quả của chuỗi cung ứng.
Sau quá trình phân tích kết quả khảo sát, nghiên cứu nhận định chuỗi cung ứng
cá tra xuất khẩu từ ĐBSCL đến thị trƣờng Mỹ La Tinh chịu tác động cả 4 nhân tố với

mức độ tác động từ mạnh nhất đến yếu dần tƣơng ứng: Sử dụng công nghệ thông tin,
Quản trị chất lƣợng, Mối quan hệ giữa các thành viên, Các yếu tố môi trƣờng bên
ngoài. Nghiên cứu của tác giả Khuất Thị Thu Hƣờng dành cho phạm vi đầu ra thị


8
trƣờng Mỹ La Tinh, tuy nhiên sẽ không sai nếu cho rằng các yếu tố này cũng sẽ tác
động đến chuỗi cung ứng cá tra vào các thị trƣờng khác, hay nói cụ thể hơn thì muốn
hoàn thiện chuỗi cung ứng của công ty Hùng Vƣơng cũng cần xem xét đến các yếu tố
này.
7. Khung nghiên cứu
Từ công trình nghiên cứu của các tác giả trong và ngoài nƣớc, tác giả đã xây dựng
khung nghiên cứu cho luận văn nhƣ sau:
Cơ sở khoa học của chuỗi cung ứng

Các thành phần

Các tiêu chuẩn đo lường tính

Chuỗi TS ĐBSCL, Chuỗi cá
tra đã nghiên cứu, Bài học

hiệu quả

Chuỗi cung ứng cá Hồi Na Uy

Thực trạng chuỗi cung ứng cá tra xuất khẩu của công ty Hùng Vương

Nghiên cứu tình hình hoạt


Nghiên cứu mức độ liên kết

Phỏng vấn chuyên gia của

động cung ứng cá tra xuất

các thành phần trong chuỗi

Hùng Vương về tính liên kết

khẩu ở ĐBSCL

cung ứng cá tra xuất khẩu của

của chuỗi

Hùng Vương

Đánh giá hiệu quả hoạt động của chuỗi cung ứng cá tra xuất khẩu của công ty Hùng Vương

Các giải pháp nhằm hoàn thiện chuỗi cung ứng cá tra xuất khẩu của công ty Hùng Vương

Mục tiêu quan điểm và cơ sở đề

Các giải pháp đề xuất cho các thành phần trong chuỗi và kiến

xuất giải pháp

nghị cơ quan Nhà nước



9
8. Kết cấu của đề tài
Đề tài nghiên cứu gồm 3 chƣơng nghiên cứu nhƣ sau:
Chƣơng 1: Cơ sở khoa học về chuỗi cung ứng
-

Định nghĩa chuỗi cung ứng

-

Cấu trúc chuỗi cung ứng

-

Vai trò của chuỗi cung ứng

-

Xu hƣớng phát triển chuỗi cung ứng

-

Các yếu tố tác động đến hiệu quả chuỗi cung ứng

Chƣơng 2: Thực trạng chuỗi cung ứng cá tra xuất khẩu của công ty CP Hùng Vƣơng
-

Tổng quan ngành thủy sản xuất khẩu của Việt Nam.


-

Phân tích tính liên kết trong chuỗi cung ứng cá tra xuất khẩu của công ty
CP Hùng Vƣơng.

Chƣơng 3: Giải pháp hoàn thiện chuỗi cung ứng cá tra xuất khẩu của Công ty CP Hùng
Vƣơng.
-

Mục đích và quan điểm đề xuất các giải pháp.

-

Đề xuất một số giải pháp hoàn thiện chuỗi cung ứng cá tra xuất khẩu của
Công ty CP Hùng Vƣơng.

Ngoài ra, còn có Phần mở đầu, Kết luận, Danh mục Tài liệu tham khảo và Phần phụ lục.


10

CHƢƠNG 1
CƠ SỞ KHOA HỌC VỀ CHUỖI CUNG ỨNG
1.1.

Định nghĩa chuỗi cung ứng
Trong “Fundaments of Logistics Management” các tác giả đã đề cập chuỗi

cung ứng chính là sự liên kết các công ty nhằm đƣa sản phẩm hay dịch vụ vào thị
trƣờng. [23]

“Chuỗi cung ứng bao gồm mọi công đoạn có liên quan, trực tiếp hay gián tiếp,
đến việc đáp ứng nhu cầu khách hàng. Chuỗi cung ứng không chỉ bao gồm nhà sản
xuất và nhà cung cấp, mà còn bao gồm cả vận chuyển, kho bãi, ngƣời bán lẻ và bản
thân khách hàng. Trong mỗi tổ chức, nhƣ nhà sản xuất, chuỗi cung ứng bao gồm
(nhƣng không giới hạn) việc phát triển sản phẩm mới, marketing, điều hành sản xuất,
phân phối, tài chính và dịch vụ khách hàng” [30]
Theo Benita M. Beamon, một chuỗi cung ứng có thể đƣợc định nghĩa là một quá
trình tích hợp trong đó gồm một số các thực thể kinh doanh khác nhau (ví dụ, các nhà
cung cấp, nhà sản xuất, nhà phân phối và bán lẻ) làm việc nổ lực cùng nhau để: (1) có
đƣợc nguyên liệu, (2) chuyển đổi những nguyên liệu thành sản phẩm cuối cùng đƣợc
xác định, và (3) cung cấp những sản phẩm cuối cùng đến các nhà bán lẻ. Chuỗi truyền
thống đặc trƣng bởi dòng chảy về phía trƣớc của nguyên vật liệu và một dòng chảy
ngƣợc của thông tin.
Nhìn chung các khái niệm đều quan niệm chuỗi cung ứng là một tổng thể giữa
hàng loạt các nhà cung ứng và khách hàng đƣợc kết nối với nhau, trong đó mỗi khách
hàng đến lƣợt mình lại là nhà cung ứng cho các tổ chức tiếp theo cho đến khi thành
phẩm đến tay ngƣời tiêu dùng. Chuỗi này đƣợc bắt đầu từ việc khai thác các nguyên
liệu nguyên thủy, và ngƣời tiêu dùng là mắt xích cuối cùng của chuỗi. Nói cách khác,
chuỗi cung ứng là chuỗi thông tin và các quá trình kinh doanh cung cấp một sản phẩm/
dịch vụ cho khách hàng từ khâu sản xuất và phân phối đến ngƣời tiêu dùng cuối cùng.


11
Về mặt lý thuyết, việc tích hợp chuỗi cung ứng cho phép tổ chức tập trung vào
việc thực hiện một vài công đoạn mà tổ chức, doanh nghiệp mình có thế mạnh. Sau đó
các hoạt động không chủ yếu đƣợc chuyển sang cho kênh khác chuyên biệt hơn. Đến
một lúc nào đó thì mối quan hệ khăng khít đƣợc lập nên nhằm đảm bảo cho công việc
đạt kết quả tốt nhất. Trên thực tế, đó là các mắt xích bao gồm các nhà cung ứng, nhà
sản xuất, nhà cung ứng dịch vụ, nhà bán lẻ nhằm tạo ra và phân phối sản phẩm tốt nhất
đến ngƣời tiêu dùng. Những mắt xích này sau đó hình thành nên chuỗi cung ứng tích

hợp đủ sức cạnh tranh với chuỗi cung ứng của doanh nghiệp khác.
Khi một tổ chức mô tả chuỗi cung ứng riêng của họ, họ thƣờng tự coi mình là
công ty đầu mối để xác định nhà cung cấp và khách hàng của họ. Các nhà cung cấp và
khách hàng này đƣợc xem là các thành viên chuỗi cung ứng. [22]
Trong chuỗi cung ứng chỉ có một nguồn duy nhất tạo ra lợi nhuận cho toàn
doanh nghiệp đó là khách hàng cuối cùng. Khi các doanh nghiệp riêng lẻ trong chuỗi
cung ứng ra các quyết định kinh doanh mà không quan tâm đến các thành viên khác
trong chuỗi, điều này dẫn đến giá bán cho khách hàng cuối cùng rất cao, mức phục vụ
chuỗi cung ứng thấp, do đó làm giảm nhu cầu ngƣời tiêu dùng cuối cùng. Một chuỗi
cung ứng có ba dòng chảy chính đó là: dòng chảy hàng hóa, dòng chảy thông tin, và
dòng chảy tài chính. Và một chuỗi cung ứng hoạt động tốt khi ba dòng chảy trên vận
hành một cách xuyên suốt, không bị gián đoạn.
1.2.

Các thành phần cơ bản trong chuỗi cung ứng

Thuật ngữ chuỗi cung ứng gợi nên hình ảnh sản phẩm dịch chuyển từ nhà cung cấp
đến nhà sản xuất, nhà phân phối, nhà bán lẻ và cuối cùng đến khách hàng dọc theo
chuỗi cung ứng. Song song đó các dòng thông tin, sản phẩm và tài chính dọc cả hai
hƣớng của chuỗi này. Trong thực tế, nhà sản xuất có thể nhận nguyên liệu từ vài nhà
cung cấp và sau đó cung ứng đến nhà phân phối, chính vì vậy đa số các chuỗi cung ứng
thực sự là các mạng liên kết (network). Trong “Fundamentals Of Supply Chain


12
Management: Twelve Rivers Of Competitive Advantage”, Mentzer, J.T. đã đề cập rằng
một chuỗi cung ứng có thể phân tích thành các thành phần cơ bản sau đây: [29]
1.2.1. Nhà cung cấp
Nhà cung cấp đƣợc xem nhƣ một thành viên bên ngoài - có năng lực sản xuất không
giới hạn. Tuy nhiên, bởi vì những nhân tố không chắc chắn trong tiến trình chuyển

phát, nhà cung cấp có thể sẽ không cung cấp nguyên liệu thô cho nhà sản xuất đúng
lúc.
1.2.2. Nhà sản xuất
Bao gồm các nhà chế biến nguyên liệu ra thành phẩm, sử dụng nguyên liệu và các
sản phẩm gia công của các nhà sản xuất khác để làm nên sản phẩm.
1.2.3. Nhà phân phối
Là các doanh nghiệp mua lƣợng lớn sản phẩm từ các nhà sản xuất và phân phối sỉ
các dòng sản phẩm đến khách hàng, còn đƣợc gọi là các nhà bán sỉ. Chức năng chính
của nhà bán sỉ là điều phối các dao động về cầu sản phẩm cho các nhà sản xuất bằng
cách trữ hàng tồn và thực hiện nhiều hoạt động kinh doanh để tìm kiếm và phục vụ
khách hàng. Nhà phân phối có thể tham gia vào việc mua hàng từ nhà sản xuất để bán
cho khách hàng, đôi khi họ chỉ là nhà môi giới sản phẩm giữa nhà sản xuất và khách
hàng. Bên cạnh đó chức năng của nhà phân phối là thực hiện quản lý tồn kho, vận hành
kho, vận chuyển sản phẩm, hỗ trợ khách hàng và dịch vụ hậu mãi.
1.2.4. Nhà bán lẻ
Họ là những ngƣời chuyên trữ hàng và bán với số lƣợng nhỏ hơn đến khách hàng.
Họ luôn theo dõi nhu cầu và thị hiếu của khách hàng.
1.2.5. Khách hàng/ngƣời tiêu dùng
Những khách hàng hay ngƣời tiêu dùng là những ngƣời mua và sử dụng sản phẩm.
Khách hàng có thể mua sản phẩm để sử dụng hoặc mua sản phẩm kết hợp với sản
phẩm khác rồi bán cho khách hàng khác.
1.3.

Vai trò của chuỗi cung ứng


13
Quản lý hiệu quả đầu ra và vào của doanh nghiệp: Việc đầu tƣ trong chuỗi cung
ứng có thể sẽ gây tốn kém bƣớc đầu cho các doanh nghiệp và khiến họ nản lòng. Tuy
nhiên, xét về mặt lâu dài thì chuỗi cung ứng chính là một xu hƣớng tất yếu. Nếu ta hình

dung một chu trình trong đó nó sẵn sàng tiếp tế nguồn thành phẩm kịp thời cho khách
hàng trong những giai đoạn cầu sản phẩm nhiều bằng lƣợng mà nó đã tích trữ trong
mùa cung vƣợt cầu, thì rõ ràng tính chất linh động của chuỗi cung ứng rất có ích đối
với doanh nghiệp trong việc quản lý đầu ra của doanh nghiệp đó. Tƣơng tự nhƣ vậy,
đầu vào của doanh nghiệp cũng cần phải có sự tính toán tốt về phƣơng diện tồn kho,
khả năng đáp ứng của thị trƣờng, giá cả…
Tiết kiệm chi phí: Thông qua việc tập trung sản xuất ở một cơ sở lớn, nhà sản
xuất sẽ hƣởng lợi hơn về quy mô, hơn nữa các nhà bán sỉ cũng có thể nhận đƣợc chiết
khấu cao đối với các đơn hàng lớn…Nhƣ đã trình bày ở trên, việc tiết kiệm của chuỗi
cung ứng là xét về mặt lâu dài, về tổng quan của cả quá trình, cả chuỗi, chứ không nên
chỉ nhìn riêng lẻ cho từng bộ phận, từng khâu.
Hỗ trợ cho hoạt động tiếp thị: Nhà bán sỉ giữ nhiều loại sản phẩm tồn kho, từ
nhiều nhà sản xuất cung cấp đa dạng sự lựa chọn cho khách hàng bán lẻ, nhà bán lẻ có
thể dự trữ tồn kho thấp vì ở gần nhà bán sỉ và đƣợc cung cấp kịp thời, nhà bán lẻ kinh
doanh với quy mô nhỏ nên có thể phục vụ khách hàng nhanh chóng và dễ dàng nhận
đƣợc phản hồi từ khách hàng cụ thể để thông truyền ngƣợc các kênh lại cho nhà sản
xuất.
Đƣa sản phẩm đến đúng nơi: Điểm này đặt biệt dễ thấy đối với những doanh
nghiệp có khách hàng ở xa mình. Việc thiết lập những trung gian phân phối nằm ở các
vị trí thích hợp sẽ giúp doanh nghiệp tiếp cận khách hàng tốt hơn và cung cấp đúng loại
sản phẩm họ cần một cách kịp thời.
Tăng mức độ cạnh tranh: Khi chi phí đƣợc giảm dẫn đến giá cạnh tranh hơn,
tiếp thị dễ dàng và mạnh hơn thì tất nhiên khả năng cạnh tranh sẽ tăng so với đối thủ.


14
Tăng hiệu quả liên kết trong chuỗi cung ứng: Đƣợc kết nối với nhau trong một
chuỗi, nhờ vào sự cộng hƣởng lẫn nhau, các thành viên trong chuỗi đƣợc chuyên môn
hóa lĩnh vực kinh doanh đem lại thành tích tốt, và cụ thể chính là lợi nhuận thu đƣợc từ
khách hàng cuối cùng. Khi gia nhập trong chuỗi cung ứng, các thành viên sẽ gắn kết

với nhau một cách an toàn hơn, dựa vào các hợp đồng và lợi nhuận chứ không đơn
thuần chỉ là sự hợp tác tạm thời nhƣ trƣớc đây.
Các công ty đang và sẽ nỗ lực tranh đua lẫn nhau trong kế hoạch xây dựng các
mô hình dây chuyền cung ứng nhằm đẩy mạnh sản xuất và quản lý nguồn cung ứng.
Coi chuỗi cung cứng là chìa khóa để quyết định sự thành công trong kinh doanh, họ đã
và sẽ triển khai nhiều công nghệ thông tin và tài sản khác nhau một cách linh hoạt và
mau lẹ để đuổi theo một năng lực mạng lƣới kênh cung ứng có thể nạp mọi thứ từ việc
phát triển sản phẩm cho đến hoàn thành sản xuất. Và tất cả đều không ngừng tìm kiếm
những giải pháp hiệu quả nhất nhằm cắt giảm chi phí, đáp ứng nhu cầu kịp thời (về
nguyên vật liệu, sản phẩm cuối cùng), đáp ứng yêu cầu nâng cao chất lƣợng sản phẩm
và dịch vụ chăm sóc khách hàng cũng nhƣ tăng trƣởng lợi nhuận.
1.4.

Các yếu tố tác động đến hiệu quả chuỗi cung ứng
Quản lý chuỗi cung ứng hiệu quả trƣớc hết đòi hỏi một sự hiểu biết từng yếu tố dẫn

dắt và cách nó vận hành. Mỗi yếu tố dẫn dắt có khả năng tác động trực tiếp đến chuỗi
cung ứng và củng cố một số năng lực nhất định. Có năm yếu tố chính tác động đến
hiệu quả chuỗi cung ứng nhƣ sau:
1.4.1. Sản xuất
Sản xuất là nói đến năng lực của chuỗi cung ứng để tạo ra và tồn trữ sản phẩm.
Các phƣơng tiện sản xuất là các nhà máy và kho. Quyết định cơ bản đặt ra cho các
nhà sản xuất khi quyết định sản xuất là làm thế nào đáp ứng nhanh và hiệu quả.
Nếu các nhà máy và kho đƣợc xây dựng dƣ thừa công suất, chúng có khả năng đáp
ứng mau chóng nhu cầu sản phẩm đa dạng. Mặt khác, công suất dƣ thừa không


15
phát sinh lợi nhuận. Vì thế càng tồn tại nhiều công suất thừa, sản xuất càng kém
hiệu quả.

Đề tài đang nghiên cứu chuỗi cá tra xuất khẩu của Hùng Vương nên sản xuất
chính là quá trình liên kết giữa khâu nuôi trồng, nhập nguyên liệu sản xuất, bao bì
đóng gói thành các lô hàng.
1.4.2. Hàng tồn kho
Hàng tồn kho luôn tồn tại trong suốt chuỗi cung ứng và bao gồm từ nguyên vật liệu
đến bán thành phẩm, thành phẩm mà đƣợc các nhà sản xuất, nhà phân phối và nhà bán
lẻ trong chuỗi cung ứng nắm giữ. Các giám đốc phải quyết định họ muốn tự đặt mình
vào đâu khi cân nhắc giữa tính sẵn sàng đáp ứng với tính hiệu quả. Tồn trữ một lƣợng
lớn hàng cho phép một công ty hoặc toàn bộ chuỗi cung ứng đáp ứng nhanh với những
thay đổi về nhu cầu khách hàng. Tuy nhiên, việc sản xuất và lƣu trữ hàng tồn kho tốn
kém và để đạt đƣợc tính hiệu quả cao, chi phí cho hàng tồn kho phải càng thấp càng
tốt.
Đối với đặc tính đặc biệt của mặt hàng cá tra đông lạnh thì việc tồn kho chắc chắn
không tránh khỏi, thậm chí có thể rất lớn. Lý do có thể do khách quan vì điều kiện mùa
vụ, thời tiết, dịch bệnh, kích cỡ cá thu hoạch không phù hợp nhu cầu thị trường nên
chưa bán được; cũng có thể do chủ quan bởi biến động giá cá thất thường. Việc này
đòi hỏi cấp lãnh đạo của công ty phải theo sát nhu cầu thị trường và có dự báo thích
ứng để có thể hạn chế tồn kho một cách hiệu quả nhất.
1.4.3. Vị trí
Vị trí là việc chọn địa điểm về mặt địa lý của các phƣơng tiện của chuỗi cung
ứng. Nó cũng bao gồm các quyết định liên quan đến những hoạt động cần đƣợc
thực hiện bởi từng phƣơng tiện. Ở đây, sự cân nhắc giữa tính đáp ứng nhanh với
tính hiệu quả là quyết định có cần tập trung các hoạt động ở một vài vị trí nhằm
giảm đƣợc chi phí nhờ qui mô và hiệu quả, hay giãn hoạt động ra nhiều vị trí gần
với khách hàng và nhà cung cấp để hoạt động đáp ứng nhanh hơn.


×