Tải bản đầy đủ (.pdf) (69 trang)

Phân tích danh mục hàng sản xuất của công ty cổ phần dược vật tư y tế nghệ an năm 2015

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (692.78 KB, 69 trang )

BỘ Y TẾ
TRƯỜNG ĐẠI HỌC DƯỢC HÀ NỘI

TRẦN BÁ LINH

PHÂN TÍCH DANH MỤC
HÀNG SẢN XUẤT CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN
DƯỢC – VẬT TƯ Y TẾ NGHỆ AN NĂM 2015

LUẬN VĂN DƯỢC SỸ CHUYÊN KHOA CẤP I

HÀ NỘI 2016


BỘ Y TẾ
TRƯỜNG ĐẠI HỌC DƯỢC HÀ NỘI

TRẦN BÁ LINH

PHÂN TÍCH DANH MỤC
HÀNG SẢN XUẤT CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN
DƯỢC – VẬT TƯ Y TẾ NGHỆ AN NĂM 2015

LUẬN VĂN DƯỢC SỸ CHUYÊN KHOA CẤP I
CHUYÊN NGÀNH: TỔ CHỨC QUẢN LÝ DƯỢC
MÃ SỐ: CK 60 72 04 12

Người hướng dẫn khoa học:
PGS. TS. Nguyễn Thị Thanh Hương
Nơi thực hiện: Công ty cổ phần dược – vật tư y tế Nghệ An
Thời gian thực hiện: 18/7/2016 - 18/11/2016



HÀ NỘI 2016


LỜI CẢM ƠN
Để hoàn thành luận văn này tôi xin được bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến
PGS.TS Nguyễn Thị Thanh Hương – Phó Trưởng bộ môn Quản lý và kinh
tế dược, người đã tận tình hướng dẫn, chỉ bảo cho tôi trong suốt quá trình
thực hiện đề tài.
Tôi xin chân thành cảm ơn Ban giám hiệu nhà trường, phòng đào tạo sau
đại học, các thầy cô trong bộ môn Quản lý và kinh tế dược đã tận tình
truyền đạt những kiến thức bổ ích, giúp tôi xây dựng nền tảng trong quá trình
học tập và nghiên cứu của mình. Cảm ơn đến tất cả các thầy cô trong trường
Đại học dược Hà Nội đã giúp đỡ tạo điều kiện cho tôi hoàn thành tốt đề tài
của mình.
Tôi xin gửi lời cảm ơn tới Tổng Giám đốc Công ty Cổ phần Dược – Vật
tư Y tế Nghệ An (DNA Pharma), cùng tập thể cán bộ nhân viên các Phòng
ban: Marketing, Kế toán Tài vụ, Kế hoạch kinh doanh, phòng nghiên cứu và
phát triển, phòng đảm bảo chất lượng, đặc biệt là phòng kế hoạch của DNA
Pharma đã cung cấp cho tôi nhiều tư liệu trong đề tài này.
Tôi rất biết ơn sự ủng hộ của gia đình, bạn bè, đồng nghiệp – những
người thân yêu luôn là chỗ dựa vững chắc cho tôi trong suốt thời gian qua.
Tôi xin chân thành cảm ơn.
Nghệ An, ngày

tháng
Học viên

Trần Bá Linh


năm 2016


MỤC LỤC

ĐẶT VẤN ĐỀ .................................................................................................. 1
Chương 1. TỔNG QUAN ............................................................................... 3
1.1. Sản phẩm...................................................................................................................................... 3
1.1.1. Khái niệm về sản phẩm ..................................................................... 3
1.1.2. Cấu trúc sản phẩm ............................................................................ 3
1.1.3. Các yếu tố liên quan đến sản phẩm................................................... 3
1.2. Sử dụng thuốc ........................................................................................................................... 6
1.2.1. Thị trường Dược phẩm Việt Nam ...................................................... 6
1.2.2. Sử dụng thuốc sản xuất trong nước................................................... 8
1.3. Tình hình sản xuất trong nước giai đoạn 2010- 2015 ................................. 10
1.4. Khái quát về Công ty Cổ phần Dược – Vật tư Y tế Nghệ An ............... 17
1.4.1. Thông tin chung ............................................................................... 17
1.4.2. Quá trình hình thành và phát triển.................................................. 18
1.4.3. Cơ sở vật chất .................................................................................. 19
1.4.4. Tầm nhìn .......................................................................................... 19
1.4.5. Một số đặc điểm đặc trưng .............................................................. 20
Chương 2. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNGPHÁP NGHIÊN CỨU ................ 22
2.1. Đối tượng nghiên cứu ........................................................................................................ 22
2.2. Địa điểm và thời gian nghiên cứu ............................................................................. 22
2.3. Phương pháp nghiên cứu................................................................................................ 22
2.3.1. Thiết kế nghiên cứu: mô tả hồi cứu. ................................................ 22
2.3.2.Biến số nghiên cứu ........................................................................... 22
2.3.3. Cỡ mẫu, phương pháp thu thập số liệu ........................................... 26
2.3.4. Phương pháp phân tích và xử lý số liệu .......................................... 26
Chương 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ........................................................ 27

3.1. Cơ cấu danh mục hàng sản xuất DNA Pharma năm 2015 ..................... 27


3.1.1. Danh mục thuốc phân theo nhóm điều trị ....................................... 27
3.1.2. Cơ cấu danh mục thuốc phân theo thành phần............................... 30
3.1.3. Danh mục thuốc theo dạng bào chế ................................................ 31
3.1.4. Danh mục thuốc đăng ký mới, đăng ký lại và gia hạn số đăng ký .. 32
3.2. Doanh số bán các sản phẩm hàng sản xuất của DNA Pharma năm
2015 ................................................................................................................................................ 33
3.2.1. Doanh số bán hàng qua các đối tác ................................................ 33
3.2.2. Doanh số bán hàng sản xuất theo nhóm điều trị ............................ 34
3.2.3. Doanh số bán hàng qua các kênh ................................................... 35
3.2.4. Doanh số bán mặt hang Lyzatop ……………………………………. 40
Chương 4. BÀN LUẬN ................................................................................. 47
4.1. Cơ cấu danh mục hàng sản xuất DNA Pharma năm 2015 ..................... 47
4.1.1. Danh mục thuốc phân theo nhóm điều trị ....................................... 47
4.1.2. Danh mục thuốc phân theo thành phần .......................................... 47
4.1.3. Danh mục thuốc theo dạng bào chế ................................................ 47
4.1.4. Danh mục thuốc đăng ký mới, đăng ký lại, gia hạn số đăng ký ..... 48
4.2. Doanh số bán các sản phẩm hàng sản xuất của DNA Pharma năm
2015 ................................................................................................................................................ 48
4.2.1. Doanh số bán hàng qua các đối tác ................................................ 48
4.2.1. Doanh số theo nhóm điều trị ………………………………………… 49
4.2.3. Doanh số bán hàng qua các kênh ................................................... 49
4.2.3. Doanh số hàng thương hiệu mạnh Lyzatop .................................... 51
4.3. Một số tồn tại cần khắc phục ....................................................................................... 52
KẾT LUẬN .................................................................................................... 53
KIẾN NGHỊ ................................................................................................... 54
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC



DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CHỮ VIẾT TẮT

DSĐH: Dược sỹ đại học
GMP:

Thực hành sản xuất thuốc tốt (Good manufacturing practice)

THD:

Trung học dược

TPP:

Hiệp định đối tác xuyên Thái Bình Dương (Trans- Pacific
Strategic Economy Partnership Agreement)

UNIDO: Tổ chức phát triển công nghiệp Liên Hiệp Quốc(United Nations
Industrial Development Organization)
WTO:

Tổ chức thương mại thế giới (World Trade Organization)

WHO:

Tổ chức Y tế thế giới (World Health Organization)

TPCN:


Thực phẩm chức năng


DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 2.1:

Biến số nghiên cứu ................................................................... 22

Bảng 3.2:

Cơ cấu mặt hàng thuốc tân dược đông dược và TPCN ............ 27

Bảng 3.3:

Phân nhóm thuốc tân dược ....................................................... 30

Bảng 3.4:

Phân nhóm thuốc đông dược .................................................... 31

Bảng 3.5:

Số lượng hoạt chất cấu thành .................................................... 31

Bảng 3.6:

Số lượng thuốc theo dạng bào chế ............................................ 31

Bảng 3.7:


1 số hoạt chất công ty sản xuất nhiều dạng bào chế ................. 31

Bảng 3.8:

Cấp số đăng ký năm 2015 ......................................................... 32

Bảng 3.9:

Theo đối tác năm 2015.............................................................. 33

Bảng 3.10:

Doanh thu hàng sản xuất theo nhóm điều trị ............................ 34

Bảng 3.11:

Doanh thu qua kênh bảo hiểm và OTC 2015 ........................... 36

Bảng 3.12:

Doanh thu bán bảo hiểm 2015 .................................................. 36

Bảng 3.13:

Doanh thu OTC nội, ngoại tỉnh 2015 ....................................... 37

Bảng 3.14: Doanh thu OTC ngoại tỉnh 2015 ………………… …………. 38
Bảng 3.15: Doanh thu, lợi nhuận Lyzatop trong nhóm hàng đông dược….41
Bảng 3.16: Doanh thu Lyzatop ở thị trường nội, ngoại tỉnh ……………. .42



DANH MỤC HÌNH

Hình 1.1: Siro thuốc ho bổ phế ....................................................................... 4
Hình 1.2: Doanh thu của ngành dược phẩm VN so với tổng thu nhập quốc
dân ................................................................................................... 7
Hình 1.3: Chỉ số lợi nhuận của ngành dược qua các năm .............................. 8
Hình 1.4: Cơ cấu nhập khẩu nguyên liệu của ngành dược Việt Nam theo
quốc gia ........................................................................................... 9
Hình 1.5: Cơ cấu khách hàng của ngành dược phẩm Việt Nam................... 14
Hình 1.6: Chênh lệch giữa thuốc kê đơn và không kê đơn tại thị trường mua
của Việt Nam ................................................................................ 16
Hình 1.7: Sơ đồ tổ chức DNA Pharma ......................................................... 20


ĐẶT VẤN ĐỀ
Ngày 10/01/2014, Thủ tướng Chính phủ đã có Quyết định số 68/QĐTTg phê duyệt Chiến lược quốc gia phát triển ngành dược Việt Nam giai
đoạn đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2030. Dự kiến năm 2020, thuốc sản
xuất trong nước chiếm 80% tổng giá trị thuốc tiêu thụ trong năm, sản xuất
được 20% nhu cầu nguyên liệu cho sản xuất thuốc trong nước[21].
Để đạt được mục tiêu đề ra đòi hỏi các doanh nghiệp Việt Nam phải nỗ
lực rất nhiều. Bởi Việt Nam hiện đã là thành viên của Tổ chức thương mại
thế giới WTO. Thị trường Việt Nam là miếng đất màu mỡ của rất nhiều
doanh nghiệp dược phẩm nước ngoài như Sanofi-Aventis, GSK, Pfizer…Và
xu thế hiện giờ, dòng sản phẩm thuốc ngoại rất được người dân ưa chuộng và
tin dùng.
Những lý do trên đã đặt ra yêu cầu đối với các doanh nghiệp dược phẩm
trong nước nếu muốn tồn tại và phát triển thì không những phải chú trọng
đầu tư về công nghệ, nhân lực mà quan trọng nhất là phải tạo ra được các sản
phẩm dược có chất lượng, có vị thế trên thị trường.

Công ty Cổ phần Dược – Vật tư y tế Nghệ An cũng không nằm ngoài xu
thế đó. Công ty xác định rõ, để tồn tại và phát triển thì không còn con đường
nào khác là phải không ngừng đổi mới để thích nghi với thị trường. Để đạt
được mục tiêu chăm sóc sức khỏe cho cộng đồng thì phải tạo ra các sản phẩm
chất lượng. Để đạt được mục tiêu kinh tế xã hội thì danh mục sản phẩm phải
chiếm vị thế trên thị trường, được thị trường chấp nhận. Như vậy, vấn đề
quan trọng nhất chính là Công ty phải sản xuất được một danh mục sản phẩm
đáp ứng và thỏa mãn được nhu cầu thị trường.
Xuất phát từ thách thức đó, cần có chiến lược hoàn thiện danh mục sản
phẩm công ty sản xuất cạnh tranh với các công ty khác. Vì vậy việc phân tích
danh mục mặt hàng đã sản xuất của công ty hàng năm là rất cần thiết. Chính
1


vì thế tôi tiến hành nghiên cứu đề tài: “Phân tích danh mục hàng sản xuất
của Công ty cổ phần Dược – Vật tư y tế Nghệ An năm 2015” được thực
hiện với các mục tiêu sau:
1. Phân tích cơ cấu danh mục hàng sản xuất của Công ty cổ phần Dược –
Vật tư y tế Nghệ An năm 2015.
2. Phân tích doanh số bán các sản phẩm hàng sản xuất của Công ty cổ
phần Dược – Vật tư y tế Nghệ An năm 2015.
Từ đó làm rõ những lợi thế và nhược điểm trong sản xuất của công ty và
đề xuất một số ý kiến nhằm hoàn thiện danh mục sản phẩm của công ty.

2


Chương 1. TỔNG QUAN
1.1. Sản phẩm
1.1.1. Khái niệm về sản phẩm

Sản phẩm là những cái gì có thể cung cấp ra thị trường nhằm thoả mãn
nhu cầu hay ước muốn của thị trường.
Những sản phẩm được mua bán trên thị trường bao gồm hàng hóa vật
chất (ví dụ: ôtô, sách), dịch vụ (ví dụ: hớt tóc, buổi hòa nhạc), địa điểm (ví
dụ: Hawail, Venice), tổ chức (ví dụ: hiệp hội Tim Mỹ, Nữ Hướng Đạo), và ý
tưởng (ví dụ: Kế hoạch hóa gia đình, lái xe an toàn).
1.1.2. Cấu trúc sản phẩm
Cấu trúc của sản phẩm, bao gồm: [14]
-

Lợi ích cốt lõi: Là dịch vụ hay lợi ích cơ bản mà khách hàng thực sự mua.

-

Đặc điểm hữu hình: Tập hợp những thuộc tính và những điều kiện mà
người mua thường mong đợi và chấp thuận khi họ mua sản phẩm.

-

Đặc điểm dịch vụ: Tập hợp những dịch vụ và lợi ích phụ thêm làm gia
tăng giá trị của sản phẩm.

-

Lợi ích cốt lõi: Siro thuốc ho bổ phế chữa các chứng bệnh ho.

-

Đặc điểm hữu hình: Thuốc nước 1 lọ 125 ml, tiện lợi cho người uống. Vỏ
hộp bên ngoài nhỏ gọn, dễ cầm, dễ sử dụng, dễ bảo quản.


-

Đặc điểm dịch vụ: Khách hàng có thể mua thuốc tại tất cả các hiệu thuốc
trên toàn quốc, dễ mua.

1.1.3. Các yếu tố liên quan đến sản phẩm
* Nhãn hiệu sản phẩm
-

Khái niệm: Nhãn hiệu là tên gọi, thuật ngữ, biểu tượng, hình vẽ hay sự
phối hợp giữa chúng, được dùng để xác nhận sản phẩm của người bán hay
nhóm người bán và để phân biệt chúng với các đối thủ cạnh tranh. Nhãn
hiệu bao gồm: [13]

3


+ Tên nhãn hiệu
+ Dấu hiệu của nhãn hiệu: hình vẽ, màu sắc, đặc thù,…
Ví dụ: Nhãn hiệu Siro thuốc ho bổ phế, có:
Tên nhãn hiệu: Siro thuốc ho bổ phế
Dấu hiệu nhận biết nhãn hiệu: Chữ “Siro thuốc” in hoa ở trên, chữ “bổ
phế” in hoa ở dưới, màu xanh.

Hình 1.1: Siro thuốc ho bổ phế
-

Vai trò quan trọng của nhãn hiệu sản phẩm: Gắn nhãn hiệu cho sản phẩm
sẽ thể hiện được niềm tin của người mua đối với nhà sản xuất khi họ dám

khẳng định sự hiện diện của mình trên thị trường thông qua nhãn hiệu,
làm căn cứ cho việc lựa chọn của người mua, và hiện nay làm cơ sở quản
lý chống làm hàng giả.

-

Cách đặt tên cho nhãn hiệu:
+ Tên nhãn hiệu riêng biệt được sử dụng cho cùng 1 loại mặt hàng nhưng
có đặc tính khác nhau ít nhiều. Ví dụ: Hãng Honda có các dòng xe:
Airblade, Wave RSX, Lead, SH.
+ Tên nhãn hiệu đồng nhất cho tất cả các sản phẩm được sản xuấ bởi công
ty. Ví dụ: Dép Biti’s.

4


+ Tên thương mại của công ty kết hợp với tên nhãn hiệu riêng biệt của sản
phẩm. Ví dụ: Nokia N9, Nokia N500, Nokia X2...
+ Tên nhãn hiệu tập thể cho từng dòng sản phẩm (từng chủng loại hàng)
do công ty sản xuất.Ví dụ: gốm sứ Bát Tràng, chiếu cói Nga Sơn…
-

Yêu cầu tên nhãn hiệu:
+ Tên nhãn hiệu phải hàm ý được lợi ích về sản phẩm.
+ Tên nhãn hiệu phải hàm ý được chất lượng về sản phẩm.
+ Tên nhãn hiệu phải dễ đọc, dễ nhận biết và dễ nhớ.
+ Tên nhãn hiệu phải khác biệt hẳn những tên khác.

* Bao gói:
-


Các yếu tố cấu thành bao gói của sản phẩm:
+ Lớp tiếp xúc trực tiếp với sản phẩm.
+ Lớp bảo vệ lớp tiếp xúc, bao bì vận chuyển.
+ Nhãn hiệu.
+ Các thông tin mô tả sản phẩm trên bao gói.

-

Vai trò quan trọng của bao gói:
+ Bảo vệ sản phẩm.
+ Tạo ra hình ảnh về công ty và nhãn hiệu.
+ Tác động tới hành vi mua của khách hàng.

-

Để có một bao gói hiệu quả, phải thông qua các quy trình sau:
+ Xây dựng quan niệm về bao gói: Bao gói phải tuân theo nguyên tắc
nào? Đóng vai trò như thế nào đối với một mặt hàng cụ thể? Cung cấp
những thông tin gì về sản phẩm?
+ Quyết định về các khía cạnh: Kích thước, hình dáng, vật liệu, màu sắc,
nội dung trình bày…
+ Cân nhắc các khía cạnh lợi ích xã hội, lợi ích của người tiêu dùng và lợi
ích của bản thân Công ty.

5


+ Quyết định về các thông tin trên bao gói: Thông tin về sản phẩm (chỉ ra
đó là hàng gì?), thông tin về phẩm chất sản phẩm, thông tin về ngày,

người, nơi sản xuất và các đặc tính sản phẩm, thông tin về nhãn hiệu….
Các thông tin có thể được in trực tiếp lên bao bì hoặc dán lên bao bì.
1.2. Sử dụng thuốc
1.2.1. Thị trường Dược phẩm Việt Nam
-

Tốc độ tăng trưởng ổn định: Tốc độ tăng trưởng doanh thu của thị trường
dược phẩm Việt Nam tăng ổn định qua các năm. Với sự nhận thức về
chăm sóc sức khỏe và nhu cầu về y tế ngày càng tăng của người dân Việt
Nam, doanh thu ngành thuốc không ngừng tăng. Tốc độ tăng trưởng
doanh thu trung bình giai đoạn 2009-2013 đạt 18.8%/năm.

-

Ngành dược tiếp tục tăng trưởng trong thời gian tới: BMI đã dự báo
lượng tiêu thụ thuốc sẽ tăng lên 117,802.35 tỷ VND vào năm 2017, tương
ứng với tốc độ tăng trưởng trung bình là 15.5%. Hơn nữa, tỉ lệ đóng góp
của ngành cho GDP của cả nước cũng tăng qua các năm và được dự đoán
tiếp tục giữ xu hướng này trong vòng 5 năm tới. Ngành dược phẩm được
dự báo tiếp tục tăng trưởng trong giai đoạn 5 năm tới. Mức chi tiêu cho
dược phẩm bình quân đầu người thấp (31.6 đô la Mỹ), cùng với sự bùng
nổ dân số, nhận thức cao dần về chăm sóc sức khỏe, sẽ tạo tiền đề vững
mạnh cho sức mua dược phẩm, dẫn đến tăng trưởng ngành.

6


Hình 1.2: Doanh thu của ngành dược phẩm VN so với tổng thu nhập
quốc dân (Nguồn: Cục quản lý Dược)
-


Lợi nhuận còn biến động: Mặt hàng thuốc và dược phẩm là nhu yếu
phẩm cần thiết cho cuộc sống, vì vậy, doanh thu tăng trưởng đều. Tuy
nhiên, lợi nhuận của ngành có phần biến động, khi ngành ghi nhận tăng
trưởng âm vào năm 2011 (-2.05%) cũng như sự giảm dần của các chỉ số
sinh lời của ngành. Điều nay có thể được giải thích bởi nhiều nguyên
nhân. Trong đó, nguyên nhân chính có thể kể đến là sự bắt đầu tăng giá
đột ngột vào năm 2011 của nguyên vật liệu đầu vào. Trung bình năm
2011, giá đầu vào cho ngành tăng gần 10%.

7


-

Hình 1.3: Chỉ số lợi nhuận của ngành dược qua các năm
(Nguồn: Cục quản lý Dược)
1.2.2. Sử dụng thuốc sản xuất trong nước
- Thực trạng thuốc sản xuất trong nước: hiện nay đang gặp rất nhiều khó
khăn cả trong lẫn ngoài nước
+ Ảnh hưởng của môi trường bên ngoài: Việt Nam đã tiến hành cam kết
mở cửa về thị trường Dược phẩm khi tham gia vào WTO nên chắc chắn
rằng số lượng các tập đoàn dược phẩm lớn trên thế giới sẽ xâm nhập vào
thị trường Việt Nam ngày càng nhiều. Đây là cơ hội cũng đồng thời là
thách thức rất lớn.Sự mở rộng giao thương, buôn bán với các nước khác
sẽ mang đến cho Việt Nam nhiều nguồn đầu tư và thu hút, bên cạnh đó
với sự xuất hiện của các tập đoàn Dược phẩm nước ngoài sẽ mang đến
sự cạnh tranh với các công ty dược phẩm nước ta.

8



+ Trong nước là sự cạnh tranh với các tập đoàn dược phẩm nước ngoài:
Hiện nay, nói về thị trường thuốc tại Việt Nam chủ yếu được cung ứng
bởi hai nguồn chính, một là thuốc sản xuất trong nước và hai là thuốc
nhập khẩu.Tân dược 90% nguyên liệu dược nhập từ nước ngoài. Việc
phụ thuộc quá nhiều vào nguyên liệu dược nước ngoài khiến cho ngành
dược gặp rất nhiều rủi ro về tỷ giá, thanh toán tín dụng cũng như về cung
cầu trên thị trường nguyên liệu dược. Theo Bộ Thống Kê, giá nguyên
liệu dược tăng qua các năm. Phần lớn, nguyên liệu dược nhập khẩu chủ
yếu từ Trung Quốc và Ấn Độ.

Hình 1.4: Cơ cấu nhập khẩu nguyên liệu của ngành dược Việt Nam
theo quốc gia (Nguồn: Cục quản lý Dược)
-

Sản xuất nguyên liệu thuốc trong nước:
Chính sách của Chính phủ Việt Nam là ưu tiên sử dụng thuốc sản xuất

trong nước, với phương châm “ người Việt dùng hàng Việt”.

9


Tân dược chủ yếu được nhập khẩu từ nước ngoài. Hiện nay Việt Nam mới có
một nhà máy sản xuất nguyên liệu kháng sinh bán tổng hợp, sản lượng thiết
kế khoảng 200 tấn Amoxycillin và 100 tấn Ampicillin mỗi năm. Đây đều là
những kháng sinh phổ biến để điều trị bệnh. Nguồn nguyên liệu cho công
nghiệp đông dược được thu góp từ trong nước thay vì nhập khẩu như tân
dược. Với hơn 4,000 loài thảo dược, Việt Nam đứng thứ ba thế giới về đa

dạng sinh học. Hiện nay, theo thống kê, cả nước có 80 doanh nghiệp sản xuất
đông dược, trong đó chỉ có 5 doanh nghiệp đạt chuẩn GMP của WHO. Bên
cạnh đó, có 400 cơ sở sản xuất nhỏ không có đăng ký. Năm 2009, số đông
dược đăng kí chỉ bằng 10% số dược phẩm đăng kí của toàn ngành. Hơn nữa,
tỉ lệ sử dụng đông dược ngày càng tăng, và theo dự báo của bộ Y tế, con số
này sẽ tăng lên 30% trong vòng 5 năm tới. Vì vậy, đông dược là phân ngành
đầy tiềm năng phát triển do nhu cầu ngày càng cao và chi phí sản xuất chủ
động, giảm bớt sự phụ thuộc vào nhập khẩu của ngành dược phẩm nói chung.
Nhìn chung việc sản xuất nguyên liệu trong nước còn gặp nhiều hạn chế về:
+ Chủng loại còn đơn điệu, chưa đa dạng.
+ Dạng bào chế phổ biến ở dạng thuốc viên, thuốc gói. Thuốc tiêm
truyền và dạng thuốc đặc biệt như chuyên khoa sâu còn hạn chế, chưa
có công nghệ kỹ thuật và máy móc để sản xuất.
+ Đầu tư về các loại dược phẩm đặc hiệu phức tạp còn yếu kém:Các
doanh nghiệp dược nội địa, vào thời điểm này, phần lớn mới chỉ sản
xuất thuốc dạng thông thường (generic). Các doanh nghiệp dược Việt
chưa sản xuất được các loại thuốc như thuốc gây mê, giải độc đặc hiệu,
chống ung thư, Parkinson.
1.3. Tình hình sản xuất trong nước giai đoạn 2010- 2015
Sản xuất dược phẩm trong nước đã đáp ứng được khoảng trên 50% nhu
cầu sử dụng thuốc của người dân. Tuy nhiên, trên thực tế thì ngành dược
phẩm Việt Nam vẫn còn đang phải đứng trước nhiều thử thách gay gắt.

10


Thị trường Dược phẩm trong nước đã bị thuốc ngoại chiếm giữ đến
khoảng 60% thị phần. Đa số các doanh nghiệp trong nước vẫn chưa có khả
năng sản xuất ra những loại thuốc đặc trị, mà chủ yếu vẫn là thuốc thông
thường nhưng chủng loại thì chưa phong phú.

Ngoài ra nhiều loại thuốc trong nước mặc dù có chất lượng tương đương
với thuốc ngoại nhập nhưng do vẫn chưa xây dựng được thương hiệu cho
chính mình nên khả năng cạnh tranh còn thấp.
Tính đến năm 2015, hệ thống các doanh nghiệp sản xuất thuốc trong nước
tương đối phong phú, cả nước có khoảng 178 doanh nghiệp sản xuất thuốc
(trong đó có khoảng 98 doanh nghiệp sản xuất thuốc tân dược, 80 doanh
nghiệp sản xuất thuốc đông dược, ngoài ra có trên 300 cơ sở sản xuất thuốc
đông dược (bao gồm các tổ hợp, hợp tác xã hoặc hộ kinh doanh cá thể tham
gia sản xuất thuốc YHCT).công nghệ sản xuất thuốc ngày một nâng cao, đặc
biệt là từ khi có sự hiện diện của các doanh nghiệp có yếu tố nước ngoài hoạt
động. Các đơn vị trong nước đã nhập khẩu thiết bị hiện đại, mua dây chuyền
công nghệ cũng như tăng cường sản xuất nhượng quyền các sản phẩm công
nghệ cao.
Thuốc sản xuất tại Việt Nam đã đa dạng về chủng loại và số lượng. Ví dụ
như: các nhóm thuốc dung dịch tiêm truyền, thuốc tiêm, kháng sinh và các
nhóm thuốc khác. Giá trị tiền thuốc sản xuất tại Việt Nam tăng mạnh qua các
năm đáp ứng đến 50% trị giá tiền thuốc sử dụng.
Theo đánh giá của các tổ chức quốc tế, hiện nay công nghiệp dược Việt
Nam mới ở gần cấp độ 3 (Có công nghiệp dược nội địa; có sản xuất thuốc
generic; xuất khẩu được một số dược phẩm) theo thang phân loại của WHO.
Còn nếu theo thang phân loại 5 mức phát triển của UNIDO thì công nghiệp
dược của ta mới chỉ ở mức 3, nghĩa là “công nghiệp dược nội địa sản xuất đa
số thành phẩm từ nguyên liệu nhập”. Tuy vậy, cũng phải nhận thấy ngành

11


công nghiệp dược Việt Nam trong 10 năm gần đây đã tăng trưởng nhanh
chóng.
Theo báo cáo của BMI, năm 2008, Việt Nam đã chi khoảng 1,1 tỷ USD

cho dược phẩm. Trong năm 2009, con số này sẽ tăng lên khoảng 1,2 tỷ USD
do chi phí mua thuốc để phòng chống các dịch bệnh tăng lên.
Vào năm 2013, chi phí này sẽ tăng lên khoảng 1,7 tỷ USD. Giá trị thị
trường thuốc kê đơn ước đạt 1,45 tỷ USD vào năm 2013, chiếm khoảng
73,2% thị trường dược phẩm; thuốc không kê đơn sẽ đạt khoảng 529 triệu đô
la Mỹ, chiếm khoảng 26,8%.
Hiện nay, năng lực của ngành dược trong nước đáp ứng được gần 50% về
doanh thu, phần còn lại chủ yếu phụ thuộc vào nhập khẩu. Vào năm 2013,
kim ngạch nhập khẩu thuốc sẽ vượt 1,37 tỷ USD so với con số 923 triệu USD
trong năm 2008. Trong khi đó, xuất khẩu dược phẩm chỉ đạt 216 triệu USD.
Trong 9 tháng đầu năm nay cả nước đã nhập khẩu 1.6 tỷ USD các mặt
hàng dược phẩm tăng khoảng 10.8% so với cùng kỳ năm trước. Với mức tăng
trưởng từ nay đến cuối năm nhập khẩu có thể vượt trên 2 tỷ USD dù các tháng
cuối năm giá trị nhập khẩu có chậm lại so với cùng kỳ. Danh mục nhập khẩu
từ các quốc gia nhiều nhất có Pháp, Ấn Độ, Đức, Hàn Quốc chiếm 40% tổng
giá trị nhập khẩu. Pháp vẫn là nguồn cung lớn nhất thị trường dược phẩm VN
năm nay hơn 208 triệu USD, tăng 20% so với năm trước. Một số thị trường có
biến động tăng mạnh hơn 30% có Nga, Tây Ban Nha, Ba Lan, Thụy Điển. Thị
trường thuốc Việt hàng năm cung cấp khoảng 50% nhu cầu hơn 3 tỷ USD cả
nước. Chi tiêu thuốc bình quân đầu người Việt Nam hiện nay quanh mức 35 –
37 USD/năm vẫn ở mức thấp so với nhiều nước lân cận như Thái Lan (60
USD người/năm), Trung Quốc (100 USD người/năm). Với tốc độ phát triển
kinh tế và nhu cầu khám chữa bệnh ngày càng tăng cao thì trong 5 năm tới giá
trị thị trường dược phẩm Việt Nam có thể đạt mức 8 tỷ USD. Đến nay Việt
Nam vẫn nằm trong top đầu thế giới về tăng trưởng chi tiêu cho dược phẩm.

12


Rõ ràng tiềm năng của ngành dược phẩm là còn rất lớn và việc thông qua

hiệp định TPP đã có thêm nhiều cơ hội và thách thức cho ngành dược trong
những năm tới.Các doanh nghiệp ngành dược đang gặp một số khó khăn và
thách thức khi mức độ cạnh tranh trên thị trường trong và ngoài nước ngày
càng gây gắt. Thông tư 01 của Bộ Y tế và Nghị định 63/2014 của chính phủ
liên quan đến quy trình đấu giá thuốc vào các bệnh viện công trên cả nước
(ETC), một mặt sẽ làm minh bạch về hoạt động kinh doanh thuốc, mặt khác
sẽ làm tăng tính cạnh tranh các doanh nghiệp trong ngành. Việc Việt Nam
tham giaTPP đã tác động tiêu cực đến các doanh nghiệp dược trong nước.
Chủ yếu các doanh nghiệp trong ngành phải xem xét các vấn đề: mức độ cạnh
tranh, thuế và các qui định về sở hữu trí tuệ trong sử dụng thuốc gốc
(generic). Ngành thuốc sẽ mất đi thế độc quyền trong nước khi hiệp định TPP
được thực hiện, khi các doanh nghiệp thuốc nước ngoài vào thị trường Việt
Nam với chất lượng thuốc tốt hơn và giá thành rẻ hơn, các doanh nghiệp
thuốc trong nước sẽ gặp khó khăn nếu không nâng cao nâng lực và sức
cạnh tranh
Hiện trạng ngành công nghiệp dược Việt Nam hiện nay: các hoạt động
sản xuất, kinh doanh, lưu thông phân phối thuốc trong thời gian qua đều biến
đổi theo chiều hướng tích cực so với các năm trước. Nhìn chung thị trường
dược phẩm đã đi vào ổn định, bảo đảm tốt việc cung cấp đủ thuốc có chất
lượng cho nhu cầu phòng và chữa bệnh của nhân dân. Tình trạng khan hiếm
thuốc, đầu cơ, tăng giá đột biến đã được kiểm soát và hầu như không xảy ra
trên toàn quốc.
Các cơ sở đạt GMP đã thực sự cố gắng vươn lên, cải tạo nhà xưởng cũ
hoặc xây dựng nhà máy mới đạt yêu cầu theo tiêu chuẩn GMP và tiếp tục đầu
tư, nâng cấp duy trì theo tiêu chuẩn GMP. Đặc biệt các công ty, xí nghiệp ở
các tỉnh phía Nam đã tích cực huy động mọi nguồn vốn như vốn tự có, vốn ưu

13



đãi với sự giúp đỡ của Uỷ ban nhân dân địa phương, đã cải tạo xây dựng và
mua sắm trang thiết bị để đáp ứng yêu cầu GMP.
Hiện nay, Việt Nam đã có 8 đơn vị tham gia sản xuất vắc xin, sinh phẩm y
tế và đã sản xuất được cả 3 loại theo phân loại vắc xin trên của WHO, trong
đó có 04 cơ sở có dây chuyền đạt GMP, doanh thu sản xuất của vắc xin, sinh
phẩm y tế sản xuất tại Việt Nam năm 2009 là: 130 tỉ VNĐ.
Trong năm 2015, tổng giá trị tiền thuốc sản xuất trong nước đạt hơn 1,649
tỷ USD, tăng 18% so với cả năm 2014, đáp ứng được 48% nhu cầu sử dụng
thuốc của nhân dân. Cùng với đó, tiền sử dụng thuốc bình quân đầu người ở
nước ta đạt mức 37,9 USD/người/năm, tăng 10% so với năm 2014 và tăng
gần gấp đôi so với năm 2009.

Hình 1.5: Cơ cấu khách hàng của ngành dược phẩm Việt Nam
(Nguồn: Cục quản lý Dược)

14


Dược phẩm được đưa đến người dùng qua rất nhiều kênh, từ bệnh viện,
phòng khám đa khoa khu vực, trạm y tế, nhà thuốc tư nhân, quầy thuốc trực
thuộc doanh nghiệp, trung ương và địa phương.
- Cơ sở y tế: Hơn 70% doanh thu thuốc tại Việt Nam đến từ các bệnh viện.
Doanh thu đến từ cơ sở y tế đến từ việc dùng thuốc chữa trị trực tiếp trong
bệnh viện, và qua đơn thuốc bác sĩ kê khai. Việc số lượng đơn vị cơ sở y tế
tăng qua các năm, hay người dân có thói quen đi khám bác sĩ tăng lên tạo
điều kiện cho việc tăng trưởng doanh thu ngành từ phân khúc này. Khi tính
riêng trên các sản phẩm thuốc nội, con số này chưa đến 50%. Bên cạnh đó,
hiện tỷ lệ sử dụng thuốc nội tại các bệnh viện là không giống nhau khi các
bệnh viện tuyến trung ương chỉ sử dụng 12%, các bệnh viện tỉnh và thành
phố sử dụng 34%, còn các bệnh viện trạm y tế tuyến huyện dùng đến hơn

60% thuốc nội khi kê đơn cho bệnh nhân. Bên cạnh đó, tỉ lệ sử dụng thuốc
nội ở bệnh viện có nguy cơ giảm do hiệu lực của thông tư 01, khi các loại
thuốc có giá rẻ trúng thầu. Mà nhiều khả năng đó là những loại thuốc nhập
khẩu từ Trung Quốc hay Ấn Độ.
Tỷ lệ thuốc bán qua đơn sẽ tăng lên, thuốc bán không qua đơn sẽ giảm
xuống tương ứng; Hiện nay, chỉ khoảng tầm 20-30% người dân ra quầy thuốc
mua theo đơn. Tuy nhiên, tỉ lệ này sẽ tăng dần lên, chủ yếu là do nhu cầu sử
dụng thuốc trị liệu tăng lên, và tập quán đi khám ở bệnh viện hơn là tự khám
tại gia. Hơn nữa, về phía cung, các doanh nghiệp đang gia tăng doanh thu
bằng cách trả hoa hồng cho các bác sĩ ở bệnh viện nếu họ kê thuốc qua đơn.
Hiện nay, giá hoa hồng cho các bác sĩ là từ 10-30% trên tổng giá trị dược
phẩm.
Tâm lý của người Việt Nam, bao gồm cả bác sĩ và dược sĩ vẫn ưa chuộng
hàng ngoại. Thống kê chính thức cho thấy, bác sĩ Việt Nam chỉ kê 20%-30%
thuốc nội trên tổng số thuốc cho bệnh nhân. Trong tiềm thức của người Việt,
thuốc đắt là thuốc tốt. Mà hiển nhiên rằng, thuốc nhập khẩu vẫn thường đắt

15


hơn thuốc nội. Vì vậy, thuốc nội vẫn đang bị lép vế ở thị trường nội địa do
những quan niệm sai lầm này. Tuy nhiên theo báo cáo năm 2013 của Vụ Thị
trường thuộc Bô Công Thương, thói quen này đang dần được thay đổi. Tỉ lệ
người Việt dùng hàng Việt nói chung đã tăng lên 70% trong khi trước đó tỉ lệ
này chỉ dừng lại ở 30%. Vì vậy, nhóm mặt hàng dược phẩm nói riêng cũng kì
vọng một sự thay đổi.

Hình 1.6: Chênh lệch giữa thuốc kê đơn và không kê đơn tại thị trường
mua của Việt Nam (Nguồn: Cục quản lý Dược)
-


Quầy thuốc bán lẻ: Số lượng bán thuốc qua các quầy ở Việt Nam là khá
cao (50-60%). Tuy nhiên, do giá trị thuốc bán qua quầy là các thuốc
thông thường, thuốc bổ nên giá cả thấp hơn so với thuốc đặc trị được kê
đơn qua bệnh viện, nên tính theo doanh thu, thuốc qua quầy chỉ đạt
26.5% thị phần. Hơn nữa, mạng lưới quầy thuốc tư nhân được mở rộng

16


qua các năm. Đến năm 2012, cả nước có khoảng 57,000 quầy thuốc,
tương đương với cứ 10,000 dân thì sẽ có 6.3 quầy. Vì vậy, doanh thu qua
kênh bán hàng này cũng tăng trưởng đều với tốc độ trung bình
17.5%/năm.
-

Xuất khẩu: Xuất khẩu dược phẩm ở Việt Nam vẫn còn chưa mạnh. Cán
cân thương mại ngành dược phẩm vẫn luôn âm trong những năm vừa qua.
Tuy nhiên, Chính phủ vẫn đang tạo mọi điều kiện khuyến khích doanh
nghiệp xuất khẩu ra thị trường quốc tế như: đốc thúc doanh nghiệp đạt
chuẩn GMP, hỗ trợ đầu tư dự án, giảm thuế nhập khẩu nguyên vật liệu
còn 0%. Cũng giống như các nước láng giềng Bangladesh, Pakistan,
doanh nghiệp dược Việt Nam cũng nhắm đến các thị trường mà có rào cản
gia nhập thấp. Các nước Đông Nam Á như Lào và Campuchia là những
thị trường chính, trong khi khu vực châu Phi và Trung Đông sẽ dần dần
được chú ý.

1.4. Khái quát về Công ty Cổ phần Dược –Vật tư Y tế Nghệ An
1.4.1.Thông tin chung
-


Tên doanh nghiệp: Công ty Cổ phần Dược – Vật tư Y tế Nghệ An

-

Tên viết tắt :DNA PHARMA

-

Ngày thành lập : 10/03/1960

-

Địa chỉ trụ sở chính : 16 - Nguyễn Thị Minh Khai – Tp.Vinh - Nghệ An

-

Điện thoại : 038.3841642; 3842941

-

Fax : 038.3844674; 3848720

-

Email :

-

Website :


-

Mã số thuế : 2900491298

-

Tài khoản số : 102010000383820 tại Ngân hàng công thương Nghệ An

-

Lĩnh vực sản xuất kinh doanh:
+ Sản xuất kinh doanh Dược - Mỹ phẩm, thực phẩm thuốc và TTB y tế.

17


×