Tải bản đầy đủ (.pdf) (66 trang)

Phân tích kết quả hoạt động kinh doanh của công ty cổ phần dược VTYT nghệ an cho các chi nhánh trực thuộc năm 2015

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (768.93 KB, 66 trang )

BỘ Y TẾ
TRƯỜNG ĐẠI HỌC DƯỢC HÀ NỘI

LÊ KẾ TRƯỜNG

PHÂN TÍCH KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH
DOANH CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN DƯỢC VTYT NGHỆ AN CHO CÁC
CHI NHÁNH TRỰC THUỘC NĂM 2015

LUẬN VĂN DƯỢC SĨ CHUYÊN KHOA CẤP I

HÀ NỘI – 2016


BỘ Y TẾ
TRƯỜNG ĐẠI HỌC DƯỢC HÀ NỘI

LÊ KẾ TRƯỜNG

PHÂN TÍCH KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH
DOANH CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN DƯỢC VTYT NGHỆ AN CHO CÁC
CHI NHÁNH TRỰC THUỘC NĂM 2015

LUẬN VĂN DƯỢC SĨ CHUYÊN KHOA CẤP I
CHUYÊN NGÀNH: Tổ chức quản lý Dược
MÃ SỐ: CK 60 72 0412

Người hướng dẫn khoa học: DSCK II. Trần Minh Tuệ
Thời gian thực hiện: 18/7/2016 – 18/11/2016

HÀ NỘI - 2016




LỜI CẢM ƠN

Trước hết tôi xin trân trọng cảm ơn Ban giám hiệu, Phòng Đào tạo, các
Bộ môn và các thầy cô giáo đã tận tình truyền đạt kiến thức và tạo điều kiện
thuận lợi cho tôi trong quá trình học tập và nghiên cứu tại trường. Với vốn
kiến thức được tiếp thu trong quá trình học tập không chỉ là nền tảng cho quá
trình viết luận văn mà còn là hành trang quý báu sẽ đi suốt cuộc đời và hỗ trợ
rất nhiều cho công việc của tôi.
Tôi xin gửi lời biết ơn sâu sắc và lời cảm ơn chân thành đến
DSCK2.Trần Minh Tuệ - Trưởng Phòng Quản lý Dược- Sở Y Tế Nghệ An,
TS. Đỗ Xuân Thắng người đã trực tiếp hướng dẫn tôi để luận văn được hoàn
thành.
Cảm ơn Ban Giám đốc và các đồng nghiệp của Công ty cổ phần Dược
VTYT Nghệ An, gia đình và bạn bè đã luôn tạo điều kiện, ủng hộ tôi trong
suốt quá trình học tập, nghiên cứu và hoàn thành luận văn của mình.
Trân trọng cảm ơn!
Hà Nội, ngày

tháng

năm 2016

NGƯỜI VIẾT LUẬN VĂN

LÊ KẾ TRƯỜNG


MỤC LỤC

ĐẶT VẤN ĐỀ .................................................................................................. 1
CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN ........................................................................... 3
1.1. KHÁI QUÁT CHUNG VỀ PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG KINH
DOANH

.................................................................................................... 3

1.1.1. Chỉ tiêu phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh ............................ 3
1.1.2 Chỉ tiêu đánh giá, phân tích về vốn .............................................. 6
1.2. ĐẶC TRƯNG CỦA THUỐC VÀ THỊ TRƯỜNG DƯỢC PHẨM ...... 9
1.2.1. Tính đặc thù của thuốc ................................................................. 9
1.2.2. Tính đặc thù của thị trường thuốc: ............................................. 10
1.3 NGHÀNH DƯỢC VIỆT NAM VÀ HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT KINH
DOANH DƯỢC .......................................................................................... 11
1.3.1 Một số điểm chính về ngành dược Việt Nam. .............................. 11
1.3.2 Thực trạng hoạt động sản xuất kinh doanh dược. ....................... 14
1.3.3 Các quy định quản lý nhà nước liên quan đến doanh nghiệp dược. . 15
1.4 MỘT SỐ ĐẶC ĐIỂM VỀ HOẠT ĐỘNG CỦA Y TẾ NGHỆ AN..... 17
1.5. MỘT VÀI NÉT VỀ CÔNG TY CỔ PHẦN DƯỢC – VẬT TƯ Y TẾ
NGHỆ AN ................................................................................................... 19
1.5.1. Cơ sở vật chất ............................................................................. 20
1.5.2. Tiềm lực về sản xuất ................................................................... 20
1.5.3. Tiềm lực về kinh doanh ............................................................... 21
1.5.4. Xúc tiến bán hàng ....................................................................... 21
1.5.5. Hệ thống chi nhánh trên địa bàn tỉnh Nghệ An mà công ty phân
phối : ..................................................................................................... 22
1.6 TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI ....................................................... 23


CHƯƠNG 2 . ĐỐI TƯỢNG - PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ............ 24

2.1. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU ............................................................. 24
2.1.1. Đối tượng nghiên cứu ................................................................. 24
2.1.2. Địa điểm nghiên cứu ................................................................... 24
2.1.3. Thời gian nghiên cứu .................................................................. 24
2.1.4. Phương tiện nghiên cứu .............................................................. 24
2.2. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ....................................................... 24
2.2.1. Thiết kế nghiên cứu ..................................................................... 24
2.2.2. Biến số nghiên cứu ...................................................................... 24
2.2.3. Mẫu nghiên cứu .......................................................................... 27
2.2.4. Phương pháp thu thập ................................................................ 27
2.2.4.1 Nguồn thu thập: ........................................................................ 27
2.2.4.2 Phương pháp thu thập: ............................................................. 27
2.2.5. Phương pháp xử lý số liệu .......................................................... 28
CHƯƠNG 3 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU .................................................... 29
3.1. KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA CÔNG TY CỔ
PHẦN DƯỢC VTYT NGHỆ AN CHO CÁC CHI NHÁNH NĂM 2015 . 29
3.1.1. Chỉ tiêu về doanh thu thuần tại các chi nhánh của công ty Cổ
phần Dược – VTYT Nghệ An năm 2015 ............................................... 29
3.1.2. Chỉ tiêu về số khoản mục các mặt hàng tiêu thụ tại các chi nhánh
của công ty Cổ phần Dược – VTYT Nghệ An năm 2015 ...................... 31
3.1.3. Chỉ tiêu về doanh thu thuần bán tại các chi nhánh của công ty cổ
phần Dược – VTYT Nghệ An năm 2015 theo nguồn hàng: .................. 32
3.1.4. Chỉ tiêu về tỷ suất lợi nhuận các mặt hàng bán tại các chi nhánh
của công ty cổ phần Dược – VTYT Nghệ An năm 2015 ....................... 33
3.1.5. Chỉ tiêu về doanh thu thuần các mặt hàng khai thác bán cho các chi
nhánh của công ty cổ phần Dược – VTYT Nghệ An năm 2015 ..................... 34
3.1.6. Chỉ tiêu về tỷ suất lợi nhuận các mặt hàng khai thác bán tại các


chi nhánh của công ty cổ phần Dược – VTYT Nghệ An năm 2015: ..... 35

3.2. KẾT QUẢ BÁN HÀNG TRÊN CÁC NHÓM HÀNG CỤ THỂ CHO
CÁC CHI NHÁNH TRỰC THUỘC TRONG NĂM 2015 ....................... 37
3.2.1. Chỉ tiêu về doanh thu thuần các mặt hàng sản xuất bán tại các
chi nhánh của công ty cổ phần Dược – VTYT Nghệ An năm 2015: ..... 37
3.2.2. Chỉ tiêu về tỷ suất lợi nhuận các mặt hàng sản xuất bán tại các
chi nhánh của công ty cổ phần Dược – VTYT Nghệ An năm 2015: ..... 39
CHƯƠNG 4. BÀN LUẬN .............................................................................. 44
4.1. Về kết quả hoạt động kinh doanh vào các chi nhánh năm 2015.......... 44
4.1.1. Về Doanh thu .............................................................................. 44
4.1.2 Về lợi nhuận ................................................................................. 44
4.1.3

Về nhóm khách hàng .............................................................. 45

4.2. Về kết quả bán hàng từng nhóm hàng cụ thể cho các đơn vị khám chữa
bệnh năm 2015 ............................................................................................ 46
4.2.1. Về nhóm hàng khai thác ............................................................. 46
4.2.2. Về nhóm hàng sản xuất ............................................................... 46
KẾT LUẬN .................................................................................................... 48
1. Về kết quả hoạt động kinh doanh của công ty cổ phần Dược VTYT Nghệ
An cho các chi nhánh trực thuộc: ............................................................... 48
2. Kết quả bán hàng trên các nhóm hàng cụ thể cho các chi nhánh trực
thuộc .......................................................................................................... 49
KIẾN NGHỊ ................................................................................................... 50
TÀI LIỆU THAM KHẢO .............................................................................. 1


DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
Từ viết tắt
WTO


Tiếng Anh
World Trade Organization

Tiếng Việt
Tổ chức y tế thế giới

VTYT

Vật tư y tế

HĐKD

Hoạt động kinh doanh

DN

Doanh nghiệp

PTKD

Phân tích kinh doanh

CTTH

Chỉ tiêu thực hiện

DHG

Dược Hậu Giang


Mekophar

Công ty Cổ phần Hoá - Dược
phẩm Mekophar

Imexpharm

Công ty cổ phần Dược phẩm
Imexpharm

HĐND

Hội đồng nhân dân

UBND

Ủy ban nhân dân

Yoy

Năm sau so với năm trước

GMP

Good

manufacturing Thực hành tốt sản xuất thuốc

Practices

GPP

Good Pharmacy Practice

Thực hành tốt nhà thuốc

GSP

Good storage Practice

Thực hành tốt bảo quản

GLP

Good Laboratory Practice

Thực hành tốt phòng kiểm
nghiệm

TSLN

Tỷ suất lợi nhuận

DTT

Doanh thu thuần

BHYT

Bảo hiểm y tế



DANH MỤC BẢNG
Bảng 1.1 Các quy định quản lý liên quan đến doanh nghiệp dược. ............... 15
Bảng 1.2: Danh sách chi nhánh trực thuộc công ty Dược VTYT Nghệ An ... 22
Bảng 3.1. Doanh thu thuần tại các chi nhánh của công ty cổ phần Dược –
VTYT Nghệ An năm 2015.............................................................................. 29
Bảng 3.2. Số khoản mục các mặt hàng tiêu thụ tại các chi nhánh của công ty
Cổ phần Dược – VTYT Nghệ An năm 2015 .................................................. 31
Bảng 3.3. Doanh thu thuần tại các chi nhánh của công ty cổ phần Dược –
VTYT Nghệ An năm 2015 theo nguồn hàng .................................................. 32
Bảng 3.4. Tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu thuần tại các chi nhánh của công
ty cổ phần Dược – VTYT Nghệ An năm 2015 ............................................... 33
Bảng 3.5. Tỷ suất lợi nhuận trên giá vốn tại các chi nhánh của công ty cổ phần
Dược – VTYT Nghệ An năm 2015................................................................. 34
Bảng 3.6: Doanh thu thuần các mặt hàng khai thác bán cho các chi nhánh của
công ty cổ phần Dược – VTYT Nghệ An năm 2015 ...................................... 34
Bảng 3.7 : Tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu thuần các mặt hàng khai thác bán
tại các chi nhánh của công ty cổ phần Dược – VTYT Nghệ An năm 2015 ... 35
Bảng 3.8:. Tỷ suất lợi nhuận trên giá vốn các mặt hàng khai thác bán tại các
chi nhánh của công ty cổ phần Dược – VTYT Nghệ An năm 2015 ............... 36
Bảng 3.9. Doanh thu thuần các mặt hàng sản xuất bán tại các chi nhánh của
công ty cổ phần Dược – VTYT Nghệ An năm 2015 ...................................... 37
Bảng 3.10: Doanh thu thuần các mặt hàng nhóm tân dược của công ty Dược
– VTYT Nghệ An sản xuất tiêu thụ tại các chi nhánh năm 2015 ................... 37
Bảng 3.11. Tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu thuần các mặt hàng sản xuất bán
tại các chi nhánh của công ty cổ phần Dược – VTYT Nghệ An năm 2015 ... 39
Bảng 3.12: Tỷ suất lợi nhuận trên giá vốn các mặt hàng sản xuất bán tại các
chi nhánh của công ty cổ phần Dược – VTYT Nghệ An năm 2015 ............... 39



Bảng 3.13. Kết quả bán hàng về số khoản mục các mặt hàng trên các nhóm
hàng theo tác dụng dược lý của các chi nhánh công ty cổ phần Dược – VTYT
Nghệ An năm 2015 ......................................................................................... 40
Bảng 3.14. Kết quả bán hàng về doanh thu trên các nhóm hàng theo tác dụng dược
lý của các chi nhánh công ty cổ phần Dược – VTYT Nghệ An năm 2015............41
Bảng 3.15. Doanh thu các mặt hàng trong nhóm Kháng sinh ........................ 42


DANH MỤC HÌNH

Hình 1.1: Tăng trưởng tổng giá trị tiêu thụ thuốc và chi tiêu bình quân đầu
người cho dược phẩm. .................................................................................... 11
Hình 1.2 : Cơ cấu thị trường thuốc ở Việt Nam .............................................. 12
Hình 1.3: Cơ cấu doanh thu thuốc theo bệnh ở Việt Nam, 2013. .................. 12
Hình 1.4: Tình hình nhập khẩu thuốc của Việt Nam ...................................... 13
Hình 1.5: Thị trường nhập khẩu thuốc của Việt Nam, năm 2013. ................ 14


ĐẶT VẤN ĐỀ

Kể từ khi gia nhập tổ chức thương mại thế giới (WTO), Việt Nam đang
phát triển nền kinh tế với tốc độ nhanh chóng. Hòa cùng với chính sách mở
của của cả nước, ngành Dược Việt Nam đã vươn lên và cùng hòa nhập với
các nước trong khu vực và trên thế giới với nhiều mặt hàng thuốc ngày càng
đa dạng, phong phú, chất lượng luôn được cải tiến và nâng cao đã đáp ứng
được nhu cầu chăm sóc bảo vệ sức khoẻ cho nhân dân.
Tuy nhiên, trong điều kiện hiện nay, thời cơ, vận hội mới cũng là rủi ro
và thách thức mới với ngành dựơc Việt Nam. Các doanh nghiệp Dược Việt
Nam vừa phải cạnh tranh với thuốc ngoại nhập, với các thuốc sản xuất trong

nước, vừa phải đảm bảo cung cấp đầy đủ thuốc cho toàn dân, đảm bảo chất
lượng, giá cả phù hợp, đảm bảo sử dụng thuốc an toàn, có hiệu quả. Vì vậy,
ngành dược Việt Nam phải tìm cho mình một hướng đi đúng nhằm thực hiện
tốt các nhiệm vụ đã đề ra và từng bước phát triển ngang tầm với các nước
trong khu vực và thế giới.
Để đáp ứng được mục tiêu đó, thực hiện chủ trương của Đảng và nhà
nước các doanh nghiệp Dược đã mạnh dạn thực hiện cổ phần hoá và bước đầu
đã thu được những kết quả khả quan, công ty cổ phần Dược – VTYT Nghệ
An là một trong những doanh nghiệp đó.
Công ty cổ phần Dược - VTYT Nghệ An được cổ phần hóa từ doanh
nghiệp nhà nước năm 2002. Sau khi thực hiện cổ phần hoá công ty đã đạt
được nhiều thành tựu đáng kể, tiến hành đa dạng hoá kinh doanh, kết hợp sản
xuất và kinh doanh nhập khẩu, không ngừng đổi mới công nghệ dây chuyền
sản xuất, đưa các sản phẩm ra các tỉnh thành trong cả nước, đời sống của cán
bộ công nhân viên của công ty từng bước được cải thiện.
Với mong muốn tìm hiểu thực trạng hoạt động kinh doanh của Công ty

1


cổ phần Dược - VTYT Nghệ An, đánh giá hoạt động của công ty trong năm
2015 vừa qua, nhìn lại những gì đã làm được, đã thực hiện tốt, những gì chưa
làm được, còn hạn chế, những thuận lợi cũng như những khó khăn trong quá
trình hoạt động sản suất kinh doanh của doanh nghiệp. Từ đó đưa ra các kế
hoạch, chiến lược mới góp phần đưa công ty ngày càng đứng vững và phát
triển trong tương lai.
Với những lý do trên, tôi thực hiện đề tài “Phân tích kết quả hoạt
động kinh doanh của công ty Cổ phần Dược - VTYT Nghệ An cho các chi
nhánh trực thuộc năm 2015 ” với hai mục tiêu:
1. Phân tích kết quả kinh doanh của công ty Cổ phần Dược - VTYT

Nghệ An cho các chi nhánh năm 2015 qua một số chỉ tiêu.
2. Phân tích kết quả bán hàng trên các nhóm hàng cụ thể cho các chi
nhánh trực thuộc trong năm 2015.
Từ các kết quả nghiên cứu đề xuất các kiến nghị nhằm định hướng, góp
phần nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh của công ty cho các chi nhánh
của công ty trong giai đoạn tới.

2


CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN
1.1. KHÁI QUÁT CHUNG VỀ PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG KINH DOANH
Phân tích, hiểu theo nghĩa chung nhất là sự chia nhỏ sự vật và hiện
tượng trong mối quan hệ hữu cơ giữa các bộ phận cấu thành sự vật, hiện
tượng đó [1].
Phân tích hoạt động kinh doanh là quá trình nghiên cứu, để đánh giá
toàn bộ quá trình kết quả hoạt động ở doanh nghiệp, nhằm làm rõ chất lượng
hoạt động kinh doanh và các nguồn tiền năng cần được khai thác, trên cơ sở
đó đề ra các phương án và giải pháp nâng cao hiệu quả sản xuất và kinh
doanh ở doanh nghiệp.
Như vậy “Phân tích hoạt động kinh doanh là quá trình nhận thức và cải
tạo hoạt động kinh doanh một cách tự giác và có ý thức, phù hợp với điều
kiện cụ thể và với yêu cầu của các quy luật kinh tế khách quan, nhằm đem lại
hiệu quả kinh doanh cao hơn ”[1].
Các chỉ tiêu đánh giá hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp dược:
1.1.1. Chỉ tiêu phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh
1.1.1.1 Chỉ tiêu phân tích doanh thu
Doanh thu: Là tổng giá trị các lợi ích kinh tế doanh nghiệp thu được
trong kỳ kế toán, phát sinh từ các hoạt động sản xuất kinh doanh thông
thường của doanh nghiệp góp phần làm tăng vốn chủ sở hữu [1][4]. Gồm các

loại sau:
- Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ: Là tổng giá trị sản phẩm,
hàng hoá, dịch vụ mà doanh nghiệp đã bán ra trong kỳ [5].
- Doanh thu thuần về bán hàng và cung cấp dịch vụ: Là khoản doanh
thu sau khi đã trừ đi các khoản giảm trừ như các khoản giảm giá hàng bán,
chiết khấu, hàng bán bị trả lại, các khoản thuế…
- Doanh thu hoạt động tài chính là doanh thu tiền lãi, tiền bản quyền, cổ

3


tức, lợi nhuận được chia và doanh thu hoạt động tài chính khác của doanh
nghiệp.
Ý nghĩa:
- Doanh thu là một trong những chỉ tiêu quan trọng phản ánh quá trình
hoạt động kinh doanh của đơn vị ở một thời điểm cần phân tích.
Thông qua nó ta có thể đánh giá được hiện trạng của doanh nghiệp có
hiệu quả hoạt động hay không [4] [22].
Doanh thu của doanh nghiệp được tạo ra từ các hoạt động[22]:
- Doanh thu từ các hoạt động sản xuất kinh doanh chính.
- Doanh thu từ hoạt động tài chính.
- Doanh thu từ hoạt động bất thường.
1.1.1.2 Chỉ tiêu phân tích biến động chi phí.
Hoạt động kinh doanh ở doanh nghiệp luôn gắn liền với thị trường và cách
ứng xử các yếu tố chi phí đầu vào, đầu ra nhằm đạt được mức tối đa lợi tức
trong kinh doanh. Phân tích tình hình sử dụng phí giúp cho doanh nghiệp nhận
diện các hoạt động sinh ra chi phí và khai triển các khoản chi phí dựa trên hoạt
động. Nó có ý nghĩa quan trọng trong việc kiểm soát chi phí để lập kế hoạch và
ra các quyết định kinh doanh cho tương lai.[4]
Các loại chi phí có liên quan đến đề tài phân tích [4] [5] [22]:

- Giá vốn hàng bán: Hay còn gọi là chi phí hàng bán là biểu hiện bằng
tiền toàn bộ chi phí của doanh nghiệp để hoàn thành việc sản xuất, mua sản
phẩm về tới kho hàng của công ty, tiêu thụ một loại sản phẩm nhất định.
- Chi phí bán hàng: Là những chi phí phát sinh trong quá trình tiêu thụ
sản phẩm, hàng hoá, dịch vụ, bao gồm các loại như tiền lương, khấu hao tài
sản cố định, đóng gói, bảo quản sản phẩm, tiếp thị, quảng cáo…
- Chi phí quản lý doanh nghiệp: Là những chi phí có liên quan đến
việc tổ chức, quản lý, điều hành các hoạt động sản xuất kinh doanh
- Chi phí hoạt động tài chính: Bao gồm các khoản chi phí hoặc các

4


khoản lỗ liên quan đến các hoạt động đầu tư tài chính, chi phí cho vay và đi vay
vốn, chi phí góp vốn liên doanh, liên kết, lỗ chuyển nhượng chứng khoán ngắn
hạn, chi phí giao dịch bán chứng khoán…, dự phòng giảm giá đầu tư chứng
khoán, khoản lỗ phát sinh khi bán ngoại tệ, lỗ tỷ giá hối đoái…
Dựa vào biến động của từng loại chi phí về số tiền và mức độ tăng giảm
theo tỷ lệ để đánh giá biến động của từng loại chi phí và tổng chi phí. Đồng thời
so sánh với biến động của doanh thu để phân tích đánh giá về biến động của
chi phí là hợp lý hay không.
1.1.1.3 Chỉ tiêu phân tích lợi nhuận và tỉ suất lợi nhuận
Bất kỳ một tổ chức nào cũng có mục tiêu để hướng tới, mục tiêu sẽ khác
nhau giữa các tố chức mang tính chất khác nhau. Mục tiêu của tổ chức phi lợi
nhuận là công tác hành chính, xã hội, là mục đích nhân đạo, không mang tính
chất kinh doanh. Mục tiêu của doanh nghiệp trong nền kinh tế thị trường nói đến
cùng là lợi nhuận. Mọi hoạt động của doanh nghiệp đều xoay quanh mục tiêu lợi
nhuận, hướng đến lợi nhuận và tất cả vì lợi nhuận.
Lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh là bộ phận lợi nhuận chính và chủ yếu
tạo nên toàn bộ lợi nhuận của công ty. Lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh

thường được xem xét thông qua 2 chỉ tiêu: Lợi nhuận gộp và lợi nhuận thuần
từ hoạt động kinh doanh.
- Lợi nhuận gộp: phản ánh chênh lệch giữa tổng doanh thu thuần về tiêu
thụ sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ với tổng giá vốn sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ
đã tiêu thụ. Chỉ tiêu này được tính bằng doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ
trừ đi các khoản giảm trừ doanh thu và giá vốn hàng bán.
- Lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh: là lợi nhuận thu được từ hoạt
động kinh doanh thuần của doanh nghiệp. Chỉ tiêu này phản ánh kết quả hoạt
động kinh doanh của doanh nghiệp trong kì báo cáo. Chỉ tiêu này được tính
toán dựa trên cơ sở lợi nhuận gộp từ doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ
trừ chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp phân bổ cho hàng hóa,

5


dịch vụ đã cung cấp trong kì báo cáo, cộng doanh thu hoạt động tài chính và
trừ đi chi phí hoạt động tài chính.
- Lợi nhuận khác: là những khoản lợi nhuận doanh nghiệp không dự tính
trước hoặc có dự tính trước nhưng ít có khả năng xảy ra.
- Tổng lợi nhuận kế toán trước thuế bao gồm lợi nhuận thuần từ hoạt động
kinh doanh và lợi nhuận khác.
- Lợi nhuận kế toán sau thuế: là lợi nhuận của doanh nghiệp sau khi trừ đi
chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp.
Lợi nhuận là kết quả tài chính cuối cùng của hoạt động sản suất kinh
doanh của doanh nghiệp. Phân tích, xem xét mức độ biến động của tổng số lợi
nhuận, đánh giá bằng con số tương đối, thông qua việc so sánh giữa tổng lợi
nhuận trong kỳ so với vốn sản xuất sử dụng để sinh ra lợi nhuận
a) Tỷ suất sinh lợi trên doanh thu thuần (ROS):
Chỉ tiêu này phản ánh một đồng doanh thu tạo ra bao nhiêu đồng lợi
nhuận, chỉ tiêu này càng cao thì kết quả kinh doanh càng đạt hiệu quả.

b) Tỷ suất sinh lợi nhuận trên tài sản (ROA):
Chỉ tiêu này phản ánh đo lường khả năng sinh lợi trên tài sản của doanh
nghiệp, cứ 1 đồng vốn đầu tư chi ra cho tài sản thì sẽ thu được bao nhiêu lợi
nhuận, chỉ tiêu này càng cao thì kinh doanh có hiệu quả trên số tiền bỏ ra.
c) Tỷ suất sinh lợi trên vốn chủ sở hữu (ROE):
Chỉ tiêu này cho thấy khả năng sinh lợi từ nguồn vốn bỏ ra đầu tư vào
doanh nghiệp, cứ một đồng vốn chủ sở hữu sẽ tạo ra bao nhiêu lãi ròng (là
khoản lợi sau khi đã trừ các khoản phát sinh trong kỳ). Chỉ tiêu này càng lớn
chứng tỏ rằng doanh nghiệp hoạt động có hiệu quả trên số vốn bỏ ra.
1.1.2 Chỉ tiêu đánh giá, phân tích về vốn
Để đạt được lợi nhuận tối đa doanh nghiệp phải không ngừng nâng cao
trình độ quản lý sản xuất kinh doanh, trong đó quản lý và sử dụng vốn là một bộ
phận rất quan trọng, có ý nghĩa quyết định. Qua phân tích sử dụng vốn doanh

6


nghiệp có thể khai thác tiềm năng sẵn có, biết mình đang ở cung đoạn nào trong
quá trình phát triển (thịnh vượng, suy thoái) hay đang ở vị trí nào trong quá
trình cạnh tranh với đơn vị khác, nhằm có biện pháp tăng cường quản lý, ở
đây phân tích các chỉ tiêu sau:
1.1.2.1 Phân tích biến động và cơ cấu tài sản
Phân tích biến động các khoản mục tài sản nhằm giúp người phân tích
tìm hiểu sự thay đổi về giá trị, tỷ trọng của tài sản qua các thời kỳ như thế
nào, sự thay đổi này bắt nguồn từ những dấu hiệu tích cực hay thụ động trong
quá trình sản xuất kinh doanh, có phù hợp với việc nâng cao năng lực kinh tế
để phục vụ cho chiến lược, kế hoạch sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp
hay không. Phân tích biến động các mục tài sản doanh nghiệp cung cấp cho
người phân tích nhìn về quá khứ sự biến động tài sản doanh nghiệp. Vì vậy,
phân tích biến động về tài sản của doanh nghiệp thường được tiến hành bằng

phương pháp so sánh theo chiều ngang và theo quy mô chung. Quá trình so
sánh tiến hành quá nhiều thời kỳ thì sẽ giúp cho người phân tích có được sự
đánh giá đúng đắn hơn về xu hướng, bản chất của sự biến động.
1.1.2.2 Phân tích biến động và cơ cấu nguồn vốn
Phân tích biến động các mục nguồn vốn nhằm giúp người phân tích tìm
hiểu sự thay đổi về giá trị, tỷ trọng của nguồn vốn qua các thời kỳ như thế
nào, sự thay đổi này bắt nguồn từ những dấu hiệu tích cực hay thụ động trong
quá trình sản xuất kinh doanh, có phù hợp với việc nâng cao năng lực tài
chính, tính tự chủ tài chính, khả năng tận dụng, khai thác nguồn vốn trên thị
trường cho hoạt động sản xuất kinh doanh hay không và có phù hợp với chiến
lược, kế hoạch sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp hay không.
1.1.2.3 Phân tích khả năng thanh toán
Khả năng thanh toán của doanh nghiệp là năng lực về tài chính mà
doanh nghiệp có được để đáp ứng nhu cầu thanh toán các khoản nợ cho các cá
nhân, tổ chức có quan hệ cho doanh nghiệp vay hoặc nợ. Các chỉ tiêu phân

7


tích khả năng thanh toán bao gồm:
- Hệ số khả năng thanh toán tổng quát
Hệ số khả năng thanh toán tổng quát phản ảnh mối quan hệ giữa tổng
tài sản mà hiện doanh nghiệp đang quản lý sử dụng với tổng số nợ phải trả
(nợ ngắn hạn, nợ dài hạn...) Chỉ tiêu này dùng để đánh giá khái quát khả năng
thanh toán các khoản nợ của công ty.
- Hệ số khả năng thanh toán nợ ngắn hạn:
Hệ số khả năng thanh toán nợ ngắn hạn hay còn gọi là hệ số khả năng
thanh toán hiện hành. Tỷ số này đo lường khả năng trả nợ ngắn hạn của công
ty bằng các tài sản có thể chuyển đổi trong thời gian ngắn nhất. Hệ số này phải
lớn hơn 1. Hệ số này càng cao thì khả năng thanh toán càng tốt tuy nhiên nếu

quá cao sẽ làm giảm hiệu quả hoạt động vì doanh nghiệp đã đầu tư quá nhiều
vào tài sản ngắn hạn.
- Hệ số khả năng thanh toán nhanh:
Hệ số này đo lường khả năng thanh toán các khoản nợ ngắn hạn bằng giá
trị các loại tài sản ngắn hạn có tính thanh khoản cao.
- Hệ số khả năng thanh toán tức thời
Chỉ tiêu khả năng thanh toán tức thời (Htt) chỉ xem xét các khoản có thể
sử dụng để thanh toán nhanh nhất đó là tiền. Khả năng thanh toán tức thời cho
biết, với số tiền và các khoản tương đương tiền, doanh nghiệp có đảm bảo
thanh toán kịp thời các khoản nợ ngắn hạn hay không
1.1.2.4 Phân tích chỉ số luân chuyển hàng tồn kho
Chỉ số này phản ảnh mối quan hệ giữa khối lượng hàng hóa đã bán với
khối lượng hàng hóa dự trữ trong kho. Số vòng quay hàng tồn kho càng lớn
hoặc số ngày một vòng hàng tồn kho càng nhỏ thì tốc độ luân chuyển hàng tồn
kho càng nhanh và ngược lại.
1.1.2.5 Phân tích chỉ số luân chuyển vốn lưu động
Vốn lưu động thường xuyên là một chỉ tiêu tổng hợp rất quan trọng để

8


đánh giá tình hình tài chính của doanh nghiệp. Số vòng quay của vốn lưu động
càng lớn chứng tỏ vốn lưu động luân chuyển càng nhanh, hoạt động tài chính
càng tốt. Doanh nghiệp cần ít vốn và tỷ suất lợi nhuận càng cao.
1.2. ĐẶC TRƯNG CỦA THUỐC VÀ THỊ TRƯỜNG DƯỢC PHẨM
1.2.1. Tính đặc thù của thuốc
Thuốc là một loại hàng hóa đặc biệt, là sản phẩm thiết yếu, nó ảnh
hưởng trực tiếp đến sức khỏe của người tiêu dùng. Thuốc được coi là một
hàng hóa có tính chất xã hội cao, có hàm lượng khoa học kỹ thuật cao, ảnh
hưởng trực tiếp đến sức khỏe, tính mạng con người, vì vậy thuốc là một hàng

hóa đặc biệt cần được sử dụng an toàn, hợp lý, hiệu quả và chất lượng cao.
Thiếu thuốc hoặc thuốc có chất lượng kém có thể gây lo lắng cho nhân dân
đặc biệt có thể ảnh hưởng tiêu cực đến đời sống chính trị xã hội và việc mua
hàng của khách hàng hoàn toàn bị động. Khách hàng thường mua thuốc theo
sự kê đơn hoặc hướng dẫn của bác sĩ hoặc người có chuyên môn. Mức cầu thị
trường của loại hàng hóa này không phụ thuộc vào giá cả của hàng hóa. Bên
cạnh đó, nguồn nguyên liệu để sản xuất thuốc chủ yếu là nguồn nguyên liệu
thứ cấp đã qua sơ chế. Việc sơ chế nhằm tổng hợp những chất hóa học phục
vụ cho việc sản xuất thuốc nên đòi hỏi một công nghệ cao và hiện đại.
Thứ nhất, việc sản xuất và bảo chế các loại thuốc đòi hỏi độ chính xác
cao đối với từng hàm lượng biệt dược nên việc sản xuất thuốc phải được thực
hiện trên dây chuyền máy móc hiện đại công nghệ cao. Vì vậy ngành công
nghiệp dược được coi là một ngành kỹ thuật – công nghệ cao. Hiện nay, Việt
Nam là một nước đang phát triển nên kỹ thuật – công nghiệp còn thấp nên các
doanh nghiệp chủ yếu đầu tư vào bào chế thuốc gốc, chưa có khả năng sản
xuất thuốc công nghệ cao.
Thứ hai việc sản xuất thuốc được tiến hành theo lô. Số thuốc được lấy
ra để thử trong mỗi lô sẽ bị hủy và không được đưa vào sử dụng. Vì thế,
không thể kiểm tra tất cả lượng thuốc trong lô hàng. Khi đưa ra thị trường,

9


thuốc phải đảm bảo chất lượng như trong phòng thí nghiệm, đảm bảo độ an
toàn cho bệnh nhân sử dụng. Vì vậy, việc sản xuất thuốc yêu cầu phải có sự
đồng đều và chính xác cao.
Thứ ba việc nghiên cứu để đưa ra một loại thuốc mới đòi hỏi phải
nghiên cứu lâu dài và cẩn trọng. Vì thế chi phí nghiên cứu cho một loại thuốc
mới rất cao. Một loại thuốc trước khi được đưa ra thị trường phải được nghiên
cứu lâm sàng trong một thời gian dài.

Thứ tư nhiều sản phẩm có chu kỳ đời sống rất dài và trong quá trình sử
dụng có thể phát hiện ra nhiều công dụng. Các sản phẩm khi mới được phát
minh sẽ được đăng ký bảo hộ quyền sáng chế. Khi hết thời gian bảo hộ bản
quyền sáng chế, các sản phẩm này trở thành thuốc generic, các doanh nghiệp
khác đều có quyền sử dụng hóa dược của sản phẩm để bào chế thuốc generic
tương đương. Vì thế thị trường dược phẩm trở nên đa dạng và phong phú.
1.2.2. Tính đặc thù của thị trường thuốc:
Thị trường thuốc gần như bị chi phối bởi các công ty lớn, các tập đoàn
đa quốc gia như hãng dược Pfizer, Novartis, MSD, GSK …Các doanh nghiệp
này chủ yếu cạnh tranh với nhau về các loại thuốc biệt dược độc quyền. Các
công ty nhỏ chỉ cạnh tranh với nhau trên thị trường thuốc generic là chủ yếu.
Việc đưa một loại thuốc biệt dược mới vào thị trường thuốc đòi hỏi các
công ty phải đầu tư nghiên cứu, tiến hành thử nghiệm. Thông thường để đưa
ra một loại thuốc biệt dược mới cần có từ 10 đến 12 năm. Như vậy, việc
nghiên cứu đưa ra thuốc biệt dược thường được tiến hành bởi các công ty
thuộc các quốc gia phát triển. Việt Nam là một nước đang phát triển nên chưa
có khả năng đầu tư và phát triển thuốc generic. Bên cạnh đó, tham gia thị
trường thuốc Việt Nam, đặc biệt trong lĩnh vực sản xuất, chủ yếu là các công
ty dược của nhà nước và thị trường thuốc trở thành thị trường độc quyền.

10


1.3 NGHÀNH DƯỢC VIỆT NAM VÀ HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT KINH
DOANH DƯỢC
1.3.1 Một số điểm chính về ngành dược Việt Nam.
Theo IMS Health, Việt Nam thuộc 17 nước có ngành công nghiệp dược
đang phát triển. Phân loại này dựa trên tiêu chí chủ yếu là tổng giá trị thuốc tiêu
thụ hàng năm, ngoài ra còn có các tiêu chí khác như mức độ năng động, tiềm
năng phát triển thị trường và khả năng thay đổi để thích nghi với các biến đổi

chính sách về quản lý ngành Dược tại các quốc gia này. Thị trường Dược phẩm
Việt Nam có mức tăng trưởng cao nhất Đông Nam Á, khoảng 16% hàng năm.
Năm 2013 tổng giá trị tiêu thụ thuốc là 3,3 tỷ USD, dự báo sẽ tăng lên khoảng 10
tỷ USD vào năm 2020.(Hình 1.1) [13].

Hình 1.1: Tăng trưởng tổng giá trị tiêu thụ thuốc và chi tiêu bình quân đầu
người cho dược phẩm.[13]
Cơ cấu thị trường thuốc chủ yếu là thuốc generic chiếm 51,2% trong năm
2012 và biệt dược là 22,3%. Kênh phân phối chính là hệ thống các bệnh viện
dưới hình thức thuốc được kê đơn (ETC) chiếm trên 70%, còn lại được bán lẻ ở
hệ thống các cơ sở bán lẻ (OTC) (Hình 1.2) [14].

11


Hình 1.2 : Cơ cấu thị trường thuốc ở Việt Nam [14]
Tiêu thụ các loại thuốc tại Việt Nam hiện nay cũng đang trong xu hướng
chung của các nước đang phát triển, đó là điều trị các bệnh liên quan đến chuyển
hóa và dinh dưỡng chiếm tỷ trọng nhiều nhất (20%).(Hình 1.3) [16].

Hình 1.3: Cơ cấu doanh thu thuốc theo bệnh ở Việt Nam, 2013. [16]
Mức chi tiêu cho sử dụng thuốc của người dân Việt Nam còn thấp, năm

12


2012 là 36 USD/người/năm (so với Thái Lan: 64 USD, Malaysia: 54 USD,
Singapore:138 USD), cùng với mối quan tâm đến sức khỏe ngày càng nhiều của
90 triệu dân sẽ là những yếu tố thúc đẩy phát triển ngành Dược Việt Nam. Tuy
nhiên công nghiệp Dược Việt Nam chỉ mới đáp ứng được khoảng 50% nhu cầu

sử dụng thuốc tân dược của người dân và 50% còn lại phải nhập khẩu, chưa kể
nhập khẩu nguyên liệu đầu vào và các hoạt chất để sản xuất thuốc. Tổng giá trị
nhập khẩu thuốc năm 2013 trên 1,8 tỷ USD, trong khi năm 2008 con số này chỉ
mới 864 triệu USD, tăng hàng năm trong giai đoạn 2008 - 2013 là 18%. (Hình
1.4) [13].

Phần trăm

Hình 1.4: Tình hình nhập khẩu thuốc của Việt Nam [24]
Năm 2013, thuốc nhập vào Việt Nam chủ yếu từ các thị trường Pháp,
Ấn Độ và Hàn Quốc….(Hình 1.5) [13].

13


Hình 1.5: Thị trường nhập khẩu thuốc của Việt Nam, năm 2013. [24]
1.3.2 Thực trạng hoạt động sản xuất kinh doanh dược.
Việt Nam vẫn chưa có một nền công nghiệp Dược hiện đại, chưa đáp ứng
đủ nhu cầu thị trường và chưa có công nghiệp sản xuất nguyên liệu Dược. Các
doanh nghiệp Dược Việt Nam đa số sản xuất thành phẩm từ nguyên liệu nhập,
nguyên liệu để sản xuất thuốc đa số nhập khẩu từ Trung Quốc và Ấn Độ, lần lượt
là 52% và 16% tổng giá trị nhập khẩu. Về nguyên liệu đông dược, 90% nhập từ
Trung Quốc, còn lại là thảo dược trồng ở Việt Nam, phổ biến như Atisô, Đinh
lăng, Cam thảo, Cao ích mẫu, Diệp hạ châu,…và hầu hết đều sản xuất các dòng
thuốc phổ biến có giá rẻ nên doanh nghiệp nội địa cạnh tranh quyết liệt trong phân
khúc thị trường hạn hẹp, trong khi biệt dược có giá trị cao đều do doanh nghiệp
nước ngoài chiếm lĩnh.
Song, các doanh nghiệp Dược trong nước đang có xu hướng nâng cấp nhà

14



máy sản xuất đạt các tiêu chuẩn quốc tế như Pic/s - GMP, EU- GMP để sản xuất
thuốc generic chất lượng cao nhằm tăng khả năng thâm nhập kênh phân phối ETC
và xuất khẩu; đồng thời gia công và sản xuất thuốc nhượng quyền là con đường
ngắn và hiệu quả để theo kịp trình độ của ngành Dược Thế giới và tăng năng lực
cạnh tranh [2]. Tính đến tháng 11 năm 2014 đã có 133 doanh nghiệp đạt tiêu chuẩn
thực hành tốt sản xuất thuốc (GMP) (trong đó sản xuất thuốc tân dược 104, sản
xuất thuốc từ dược liệu 25, sản xuất Vắc xin 4); 141 đơn vị đạt chuẩn GLP; 177
đơn vị đạt GSP; với khoảng 2.000 doanh nghiệp áp dụng GDP; khoảng 10.000 nhà
thuốc đạt GPP; hệ thống bán lẻ đạt trên 39.000 điểm, tương ứng mỗi 2.300 dân thì
có một điểm cung ứng thuốc, góp phần bảo đảm cung ứng thường xuyên thuốc
phòng chữa bệnh cho người dân [3].
1.3.3 Các quy định quản lý nhà nước liên quan đến doanh nghiệp dược.
Các doanh nghiệp Dược hoạt động dưới sự quản lý và điều chỉnh của các
quy định sau:
Bảng 1.1 Các quy định quản lý liên quan đến doanh nghiệp dược.
STT

Số

Ngày ban
hành

Tên văn bản

34/2005/QH11

14/6/2005


Luật Dược

1.

68/2014/QH13

23/11/2009

Luật Doanh nghiệp

2.

43/2013/QH13

26/11/2013

Luật Đấu thầu

3.

58/2014/QH13

20/11/2014

Luật bảo hiểm y tế
Nghị định của chính phủ về quy

4.

79/2006/NĐ-CP


09/8/2006

định chi tiết thi hành một số điều
của Luật Dược

5.

89/2012/NĐ-CP

24/10/2012

15

Nghị định sửa đổi, bổ sung một số


×