Tải bản đầy đủ (.pdf) (132 trang)

Hoàn thiện các hoạt động nhận quyền thương mại trong ngành bán lẻ thời trang cao cấp tại công ty TNHH thời trang và mỹ phẩm duy anh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.6 MB, 132 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP. HCM

*********

NGUYỄN THÁI BÌNH

HOÀN THIỆN CÁC HOẠT ĐỘNG
NHẬN QUYỀN THƯƠNG MẠI TRONG NGÀNH BÁN LẺ
THỜI TRANG CAO CẤP TẠI CÔNG TY TNHH
THỜI TRANG VÀ MỸ PHẨM DUY ANH

LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ

TP. Hồ Chí Minh – 2015


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP. HCM

*********

NGUYỄN THÁI BÌNH

HOÀN THIỆN CÁC HOẠT ĐỘNG
NHẬN QUYỀN THƯƠNG MẠI TRONG NGÀNH BÁN LẺ
THỜI TRANG CAO CẤP TẠI CÔNG TY TNHH
THỜI TRANG VÀ MỸ PHẨM DUY ANH

LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ
CHUYÊN NGÀNH: QUẢN TRỊ KINH DOANH – HƯỚNG NGHỀ NGHIỆP


MÃ SỐ: 60340102

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
GS.TS ĐOÀN THỊ HỒNG VÂN

TP. Hồ Chí Minh – 2015


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan luận văn này là công trình nghiên cứu của bản thân, được đúc
kết từ quá trình học tập và nghiên cứu, thông qua thực tiễn làm việc và dưới sự hướng
dẫn khoa học của Giáo sư Đoàn Thị Hồng Vân. Các số liệu, kết quả nghiên cứu trong
luận văn là trung thực. Nội dung của luận văn này chưa từng được ai công bố trong bất
kỳ công trình nào.
Tôi hoàn toàn chịu trách nhiệm về tính pháp lý trong quá trình nghiên cứu khoa
học của luận văn này.
TP. Hồ Chí Minh, tháng 10 năm 2015.
Tác giả luận văn

NGUYỄN THÁI BÌNH


MỤC LỤC
TRANG PHỤ BÌA
LỜI CAM ĐOAN
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
DANH MỤC CÁC BẢNG
DANH MỤC CÁC HÌNH
PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài

2. Mục tiêu nghiên cứu
3. Nét mới của đề tài
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
5. Phương pháp nghiên cứu
6. Kết cấu luận văn
Chương 1. Những vấn đề chung về nhượng quyền thương mại ................................ 1
1.1

Lịch sử hình thành và phát triển nhượng quyền thương mại.............................. 1

1.1.1

Quá trình hình thành và phát triển của NQTM trên thế giới ....................... 1

1.1.2

Lịch sử phát triển NQTM tại Việt Nam:...................................................... 2

1.2

Khái niệm và đặc điểm của nhượng quyền thương mại ..................................... 3

1.3

Bên nhận quyền thương mại và vai trò của bên nhận quyền thương mại trong

các hoạt động NQTM ................................................................................................... 6
1.4

Các hình thức nhận quyền thương mại cơ bản ................................................. 10


1.5

Hiệu quả kinh doanh của hoạt động nhận quyền thương mại và các nhân tố

quyết định sự thành công trong việc nhận quyền thương mại ................................... 13
1.5.1

Hiệu quả kinh doanh của hoạt động nhận quyền thương mại ................... 13

1.5.2

Các nhân tố quyết định sự thành công trong việc nhận quyền thương mại...
.................................................................................................................... 14

1.6

Kinh nghiệm phát triển nhận và nhượng quyền tại các quốc gia ..................... 18


Tóm tắt chương 1 ....................................................................................................... 21
Chương 2: Đánh giá thực trạng trong hoạt động nhận quyền thương mại trong
ngành bán lẻ thời trang cao cấp tại DAFC ................................................................ 23
2.1

Thực trạng trong nhận quyền thương mại tại Việt Nam .................................. 23

2.1.1

Các quy định về nhận quyền thương mại tại Việt Nam............................. 23


2.1.2

Hoạt động nhận quyền thương mại trong ngành bán lẻ tại Việt Nam trong

thời gian qua ........................................................................................................... 25
2.2

Hoạt động nhận quyền thương mại trong ngành bán lẻ thời trang cao cấp tại

Việt Nam .................................................................................................................... 28
2.3

Thực trạng trong hoạt động nhận quyền thương mại tại DAFC ...................... 31

2.3.1

2.3.1.1

Lịch sử hình thành và phát triển.......................................................... 31

2.3.1.2

Lĩnh vực hoạt động. ............................................................................ 33

2.3.2

2.4

Giới thiệu về DAFC ................................................................................... 31


Thực trạng trong hoạt động nhận quyền thương mại tại DAFC ................ 34

2.3.2.1

Nghiên cứu trước khi nhận quyền thương mại ................................... 36

2.3.2.2

Vốn ...................................................................................................... 40

2.3.2.3

Nhân sự ............................................................................................... 43

2.3.2.4

Quản lý quy trình hoạt động ............................................................... 45

2.3.2.5

Các chính sách và quy định của pháp luật có liên quan ..................... 50

Đánh giá thực trạng nhận quyền thương mại tại DAFC................................... 53

2.4.1

Ưu điểm ..................................................................................................... 53

2.4.2


Hạn chế, bất cập ......................................................................................... 54

Tóm tắt chương 2: ...................................................................................................... 56
Chương 3: Hoàn thiện hoạt động nhận quyền thương mại trong ngành bán lẻ thời
trang cao cấp tại DAFC ............................................................................................... 57
3.1. Định hướng phát triển của công ty ................................................................... 57


3.3.1

Xu hướng phát triển nhận quyền thương mại trong ngành bán lẻ thời trang

cao cấp tại VN trong tương lai. ............................................................................... 57
3.3.2

Định hướng phát triển. ............................................................................... 58

3.2. Đề xuất giải pháp khắc phục khó khăn, hoàn thiện hoạt động. ........................ 58
3.2.1

Các cơ sở đề xuất giải pháp ....................................................................... 58

3.2.2

Đề xuất các giải pháp tại doanh nghiệp ..................................................... 59

3.2.3

Đề xuất với cơ quan nhà nước ................................................................... 67


KẾT LUẬN ................................................................................................................... 72
TÀI LIỆU THAM KHẢO

PHỤ LỤC
Phụ lục 1: Một số điều khoản chính trong hợp đồng nhận quyền thương mại
Phụ lục 2: Bản giới thiệu nhượng quyền thương mại
Phụ lục 3: Bảng câu hỏi phỏng vấn chuyên gia và danh sách chuyên gia phỏng vấn
Phụ lục 4: Danh sách các công ty nhượng quyền vào Việt Nam


DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT VÀ TÊN NƯỚC NGOÀI

DAFC

Công ty TNHH Thời trang và Mỹ phẩm Duy Anh

IFA

The International Franchise Association
Hiệp hội nhượng quyền quốc tế

WFC

The World Franchise Council
Hội đồng nhượng quyền thế giới

GSO

Tổng cục Thống kê


EU

European Union
Liên minh Châu Âu

NQTM

Nhượng quyền thương mại

GDP

Gross Domestic Product
Tổng sản phẩm quốc nội

M&A

Merger&Acquisition
Mua bán và sáp nhập

Franchising/Franchise Nhượng quyền thương mại, nhượng quyền, NQTM.
Franchisor

Bên nhượng quyền, Hãng nhượng quyền

Franchisee

Bên nhận quyền thương mại, bên nhận quyền

Franchise Agreement


Hợp đồng nhận quyền thương mại

Trademark

Thương hiệu

Royalty

Bản quyền


DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 1.1: Lực lượng lao động tham vào các ngành trong nhượng quyền tại Mỹ ......... 20
Bảng 2.1: Tăng trưởng GDP của khu vực Đông Á và Thái Bình Dương (%) ............... 26
Bảng 2.2: Danh sách các thương hiệu tại DAFC ........................................................... 34
Bảng 2.3: Các chỉ tiêu phản ánh hoạt động kinh doanh DAFC (2012-2014) ................ 35
Bảng 2.4: Kết quả khảo sát nội dung “Hoạt động trước khi nhận quyền thương mại” . 38
Bảng 2.5: Kết quả khảo sát nội dung “Vốn triển khai hoạt động”................................. 43
Bảng 2.6: Kết quả khảo sát nội dung “Nhân sự” ........................................................... 45
Bảng 2.7: Kế hoạch truyền thông trên báo của một nhãn hàng năm 2015 .................... 47
Bảng 2.8: Thống kê hàng tồn kho của công ty qua các năm.......................................... 48
Bảng 2.9: Kết quả khảo sát nội dung “Hợp tác triển khai với bên nhượng quyền” và
“Mức độ tuân thủ các yếu tố nhận quyền”. .................................................................... 49

DANH MỤC CÁC HÌNH
Hình 2.1: Dự báo sự gia tăng của tầng lớp trung lưu Việt Nam đến năm 2030 ............ 27
Hình 2.2: Dự báo tăng trưởng tiêu dùng cá nhân giai đoạn 2015-2020......................... 28
Hình 2.3: Tăng trường bán lẻ khu vực Châu Á Thái Bình Dương 2014 ....................... 29
Hình 2.4: Cơ cấu tổ chức nhân sự DAFC ...................................................................... 33

Hình 2.5: Quy trình nghiên cứu ..................................................................................... 35


PHẦN MỞ ĐẦU
1.

Lý do chọn đề tài
Cùng với sự phát triển của nền kinh tế Việt Nam và quá trình hội nhập ngày càng

sâu rộng vào kinh tế quốc tế, các hình thức kinh doanh bằng cách nhận quyền thương
mại được xem là một trong những phương thức kinh doanh khá hiệu quả cho các doanh
nghiệp. Đặc biệt là sau khi Việt Nam gia nhập Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO)
vào năm 2007, nhận quyền thương mại tại Việt Nam đã sẵn sàng cho sự tăng trưởng
liên tục, không chỉ trong các lĩnh vực truyền thống như thực phẩm, thức ăn nhanh mà
còn mở rộng sang các lĩnh vực khác như bán lẻ, giáo dục, giải trí, chăm sóc sức khỏe...
Trong bối cảnh mà những lợi ích của tự do hóa thương mại mang lại thông qua cam kết
mở cửa với WTO và hàng loạt Hiệp định thương mại tự do (FTA) được thông qua:chỉ
tính riêng trong năm 2014 thì việc đàm phán của 2 Hiệp định FTAViệt Nam – Hàn
Quốc (VKFTA) và FTA Việt Nam – Liên minh thuế quan Nga, Belarus, Karzakstan
(VCUFTA) về cơ bản đã hoàn tất và được tiến hành ký kết vào những tháng đầu năm
năm 2015. Chưa kể trong năm 2015, các FTA thế hệ mới quan trọng như FTA Việt
Nam – EU, Hiệp định đối tác Xuyên Thái Bình Dương TPP cũng đã kết thúc tiến trình
đám phán sẽ mở ra cơ hội rộng lớn cho tự do hóa thương mại. Đó vừa là thời cơ, vừa là
thách thức đối với các doanh nghiệp Việt Nam trong thời kỳ hội nhập.
Là một doanh nghiệp bán lẻ thời trang cao cấp hàng đầu tại Việt Nam, công ty
TNHH Thời trang và Mỹ Phẩm Duy Anh - DAFC có thể được xem là một trong những
doanh nghiệp thực hiện nhận quyền thương mại trong ngành bán lẻ thời trang cao cấp
sớm nhất tại Việt Nam. Đến nay, DAFC đã là đối tác nhận quyền thương mại của
những thương hiệu hàng đầu thế giới như Burberry, Versace, Bulgari, Cartier… Trải
qua gần 10 năm hoạt động trong lĩnh vực nhận quyền thương mại bán lẻ thời trang cao

cấp, bên cạnh những thành công và kinh nghiệm đã đạt được thì DAFC vẫn còn tồn tại
không ít những khó khăn trong quá trình tiến hành triển khai việc nhận quyền thương
mại, điển hình như:


- Khó khăn trong việc tìm kiếm những vị trí mặt bằng phù hợp với thương hiệu
nhận quyền thương mại.
- Chưa xây dựng được các chính sách trong bán hàng, quy trình chăm sóc khách
hàng, bảo hành sản phẩm dẫn đến các hoạt động kinh doanh của công ty chưa thực sự
đồng bộ.
- Tình trạng hàng tồn kho ngày một cao.
- Nguồn nhân lực có chuyên môn trong ngành còn hạn chế, cạnh tranh về nhân sự
giữa các doanh nghiệp trong ngành.
- Tình trạng hàng giả, hàng nhái tràn lan ảnh hưởng đến hoạt động và uy tín của
doanh nghiệp.
Nhằm đúc kết những kinh nghiệm cũng như hoàn thiện các hoạt động trong quá
trình thực hiện nhận quyền thương mại trong ngành bán lẻ thời trang cao cấp trong thời
gian vừa qua của doanh nghiệp, đề xuất những giải pháp nhằm khắc phục những khó
khăn, thực trạng để giúp công ty hoạt động hiệu quả hơn trong thời gian tới, kịp thời
nắm bắt cơ hội trong tiến trình hội nhập, phát triển mạnh mẽ hơn trong tương lai. Đó là
lý do tác giả lựa chọn đề tài: “Hoàn thiện các hoạt động nhận quyền thương mại
trong ngành bán lẻ thời trang cao cấp tại công ty TNHH Thời trang và Mỹ phẩm
Duy Anh” cho luận văn nghiên cứu của mình.
2.

Mục tiêu nghiên cứu

Mục tiêu tổng quát: Nghiên cứu này nhằm mục tiêu tìm kiếm, phân tích các nhân tố
ảnh hưởng đến hoạt động nhận quyền thương mại trong ngành bán lẻ thời trang cao cấp
tại DAFC để từ đó làm rõ các thực trạng khó khăn còn tồn đọng trong hoạt động tại

công ty. Nghiên cứu đề xuất các giải pháp nhằm giải quyết các thực trạng trên, góp
phần nâng cao hiệu quả của doanh nghiệp trong nhận quyền thương mại.
Mục tiêu cụ thể:
 Phân tích các hoạt động trong quá trình nhận quyền thương mại và bán lẻ thời
trang cao cấp. Tìm hiểu những thực trạng khó khăn, vướng mắc còn tồn tại trong các


hoạt động, qua đó đánh giá những ưu điểm cũng như hạn chế, bất cập trong hoạt động
nhận quyền thương mại tại DAFC
 Đề xuất các giải pháp khắc phục những khó khăn, vướng mắc nhằm nâng cao
hiệu quả hoạt động của công ty để tiếp tục giữ vững vị thế là doanh nghiệp nhận quyền
thương mại hàng đầu trong ngành bán lẻ thời trang cao cấp tại Việt Nam tại thời điểm
hiện tại và trong tương lai sắp tới.
3.

Nét mới của đề tài
Trên thực tế đã có nhiều đề tài nghiên cứu về hoạt động nhượng quyền tại Việt

Nam như:
1.

PGS.TS Vũ Chí Lộc, Đề tài nghiên cứu khoa học cấp Bộ về “Chuyển nhượng

thương hiệu trong ngành thực phẩm và khả năng phát triển tại Việt Nam”, Đại học
Ngoại Thương, năm 2009. Đề tài nghiên cứu đã phân tích các vấn đề liên quan đến
nhượng quyền thương mại trong lĩnh vực thực phẩm, ảnh hưởng của sự kiện Việt Nam
gia nhập WTO đến hoạt động kinh doanh này, từ đó đề xuất ra một số giải pháp cần
lưu ý nhằm khắc phục, hạn chế rủi ro, phát huy tối đa mặt tích cực của nhượng quyền
trong bối cảnh kinh tế của Việt Nam
2.


Phan Thanh Hải Tú, Luận văn thạc sĩ về “Hoạt động kinh doanh nhượng quyền

thương mại ứng dụng trong ngành thực phẩm ở TP.HCM – Thực trạng và giải pháp
hoàn thiện”, Đại học Kinh tế TP.HCM, năm 2007. Luân văn tập trung làm rõ thực
trạng, những điểm yếu và hạn chế trong hoạt động kinh doanh nhượng quyền của TP.
HCM và đặc biệt là ngành thực phẩm cũng như đề xuất các giải pháp để thúc đẩy hoạt
động này phát triển hơn trong tương lai.
3.

Trần Mạnh Quý, Luận văn thạc sĩ về “Giải pháp phát triển kinh doanh bằng

hình thức nhượng quyền thương mại tại các doanh nghiệp Việt Nam đến năm 2015”,
Đại học Kinh tế TP.HCM, năm 2007. Đề tài tìm hiểu thực trạng tình hình hoạt động
NQTM của các doanh nghiệp Việt Nam thời gian qua, phân tích, đánh giá tình hình và
từ đó rút ra những giải pháp cơ bản cần quan tâm trong giai đoạn đến năm 2015 nhằm


góp phần thúc đẩy sự phát triển hình thức kinh doanh này tại các doanh nghiệp Việt
Nam.
Như vậy, phần lớn các nghiên cứu về hoạt động nhượng quyền tại Việt Nam đều
tập trung phản ánh một cách đầy đủ bản chất, đặc điểm của cả hoạt động nhượng quyền
và nhận quyền thương mại và phần lớn là trong ngành thực phẩm, thức ăn nhanh tại
Việt Nam. Các nghiên cứu cũng đã đề xuất được nhiều giải pháp thực tiễn để góp phần
thúc đẩy các hoạt động này.
Tuy nhiên bên cạnh đó vẫn còn một số hạn chế nhất định:
 Đến thời điểm tháng 10 năm 2015, với hàng loạt thay đổi về chính sách pháp
luật cũng như thực tiến hội nhập thương mại quốc tế mà điển hình là các FTA mới ra
đời đã dẫn đến môi trường kinh doanh về nhận quyền thương mại có nhiều thay đổi
đáng kể.

 Ngành bán lẻ thời trang cao cấp là một ngành còn nhiều mới mẻ tại Việt Nam
với nhiều đặc thù khác biệt.
Vì vậy với đề tài nghiên cứu này, bản thân tác giả mong muốn sẽ mang đến một
hướng tiếp cận cụ thể và rõ ràng hơn về nhận quyền thương mại, trong một lĩnh vực
còn khá mới mẻ tại Việt Nam, đó là bán lẻ thời trang cao cấp.
4.

Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu: Các hoạt động trong quá trình thực hiện nhận quyền thương
mại trong ngành bán lẻ thời trang cao cấp của DAFC, bao gồm các hoạt động diễn ra
trước khi ký kết Hợp đồng nhận quyền thương mại và trong quá trình thực hiện.
Đối tượng khảo sát: Một số chuyên viên, quản lý có kinh nghiệm làm việc lâu năm
trong ngành tại DAFC.
Phạm vi nghiên cứu: Công ty TNHH Thời trang và Mỹ phẩm Duy Anh (DAFC).
5.

Phương pháp nghiên cứu

Đề tài được thực hiện dựa trên phương pháp tình huống:


- Ứng dụng các lý thuyết phù hợp, xây dựng thực trạng bắt đầu bằng việc thu thập dữ
liệu (thông qua quan sát các quy trình hoạt động của công ty và các tài liệu văn bản
như báo cáo tài chính, biên bản họp…). Trong quá trình thu thập dữ liệu liên tục so
sánh dữ liệu với lý thuyết. Sau đó phân tích dữ liệu để xây dựng các giả thuyết về thực
trạng của công ty.
Thông qua phương pháp chuyên gia: phỏng vấn các chuyên gia tại công ty là những
nhân sự các phòng ban khác nhau trong công ty có kinh nghiệm lâu năm (từ 5 năm
kinh nghiệm trở lên) trong công ty nhằm xác định lại và làm rõ các thực trạng đã xây

dựng trước đó.
Ngoài ra để tăng tính khách quan và chính xác cho đề tài, trong quá trình nghiên cứu
còn có dịch các tư liệu nước ngoài để thu thập thêm các thông tin.
6.

Kết cấu luận văn

Kết cấu luận văn gồm có 3 chương, cụ thể:
Chương 1: Những vấn đề chung về nhượng quyền thương mại.
Chương 2: Đánh giá thực trạng trong hoạt động nhận quyền thương mại trong ngành
bán lẻ thời trang cao cấp tại DAFC.
Chương 3: Hoàn thiện hoạt động nhận quyền thương mại trong ngành bán lẻ thời trang
cao cấp tại DAFC.


1

Chương 1. Những vấn đề chung về nhượng quyền thương mại
Lịch sử hình thành và phát triển nhượng quyền thương mại

1.1
1.1.1

Quá trình hình thành và phát triển của NQTM trên thế giới

Từ cách đây hàng trăm năm, franchise đã bắt đầu xuât hiện tại các quốc gia ở châu
Âu và sau đó lan rộng đến Mỹ và phát triển bùng nổ.
Từ “franchise” có nguồn gốc từ tiếng Pháp là “franc” có nghĩa là “freedom” (tự
do).Vào những năm 1840, khi một số nhà sản xuất rượu bia ở Đức áp dụng hình thức
cho phép các quán rượu bán độc quyền loại bia mà họ sản xuất ra, bước khởi đầu cho

khái niệm nhượng quyền mà chúng ta biết đến ngày nay. Đến năm 1891, công ty sản
xuất máy may Singer (Pháp) đã bắt đầu tiến hành phân phối sản phẩm máy may của
mình bằng hình thức nhượng quyền. Singer đã sử dụng các hợp đồng nhượng quyền
dưới dạng văn bản, tiền đề cho các thỏa thuận văn bản nhượng quyền ngày nay. Những
năm 1880, các thành phố châu Âu cũng bắt đầu cho phép hoạt động nhượng quyền ở
những công ty vận tải, công ty dịch vụ công cộng chuyên cung cấp nước, hệ thống
cống rãnh, gas và sau đó là ngành điện. Sang thế kỷ XX, các nhà máy tinh luyện dầu và
các nhà sản xuất xe hơi được cung cấp đặc quyền để bán sản phẩm của họ. Vào giai
đoạn này việc triển khai hình thức nhượng quyền chỉ dừng lại ở mức cung cấp đặc
quyền để phân phối và bán các sản phẩm của nhà sản xuất.
Năm 1908, hãng General Motors của Mỹ cũng đã thiết lập cho mình một hệ thống
phân phối thông qua việc cấp li-xăng cho các đơn vị bán hàng riêng lẻ được phép phân
phối xe hơi của hãng. Các đơn vị này sẽ đầu tư mặt bằng và xây dựng cơ sở hạ tầng,
trang thiết bị cho hoạt động phân phối, đổi lại các đơn vị này sẽ được General Motors
công nhận là nhà phân phối độc quyền và sẽ được mua xe từ chính hãng với giá ưu
đãi.Hệ thống phân phối đã góp phần tạo nên thành công vang dội cho General Motor
vào thời điểm đó. Tuy nhiên, các hoạt động nhượng quyền này chỉ mới dừng lại ở hình
thức nhượng quyền phân phối sản phẩm (Product distribution franchise). Mối quan hệ


2

giữa bên nhận và bên nhượng quyền ở đây chỉ bao hàm việc cho phép phân phối và bán
sản phẩm của nhà sản xuất.
Nhượng quyền sử dụng công thức kinh doanh - Business format franchise, hình
thức phổ biến nhất của nhượng quyền hiện nay, bắt đầu xuất hiện từ sau Chiến tranh
Thế giới thứ hai trong sự trở lại của hàng triệu các quân nhân và sự bùng nổ của lớp trẻ
kế tục. Trong bối cảnh kinh tế với nhu cầu rất lớn trong tất cả các loại hàng hóa và dịch
vụ, sự phát triển của mô hình kinh doanh nhượng quyền thật sự lớn mạnh khi hàng loạt
thương hiệu trong các ngành dịch vụ, bán lẻ, chuỗi khách sạn, nhà hàng thức ăn nhanh

ra đời. Thay vì chỉ cấp li-xăng cho các đơn vị phân phối hoặc bán sản phẩm, mối quan
hệ giữa bên nhận và bên nhượng quyền bao gồm thêm việc chuyển giao kỹ thuật kinh
doanh và công thức điều hành quản lý. Các chuẩn mực của mô hình kinh doanh của
chủ thương hiệu được tuyệt đối giữ đúng tại các cơ sở của bên nhận quyền thương
mại.Bắt đầu từ đó, nhượng quyềnngày càng phát triển và phổ biến khắp thế giới, đặc
biệt là trong thập niên 90 của thế kỷ XXcùng ra đời và hình thành của hàng loạt thương
hiệu nhượng quyền nổi tiếng toàn cầu như McDonald’s, Holiday Inn, Subway, 7Eleven, Wal-Mark...
1.1.2

Lịch sử phát triển NQTM tại Việt Nam:

Hoạt động nhượng quyền tại Việt Nam bắt đầu hình thành từ cuối những năm 1990
với sự xuất hiện của chuỗi các cửa hàng thức ăn nhanh nổi tiếng như KFC, Lotteria,
Jollibee. Việc thông qua các luật và quy định về nhượng quyền thương mại đã thúc đẩy
các hoạt động nhượng quyền phát triển mạnh mẽ trong những năm gần đây, làm cho số
lượng các thương hiệu nhượng quyền nổi tiếng của cả Việt Nam và nước ngoài ngày
một gia tăng. Theo thống kê của Phòng Dịch vụ thương mại, Tổng lãnh sự quán Hoa
Kỳ tại TP.Hồ Chí Minh thì tính tới tháng 06/2013, đã có trên 90 hệ thống nhượng
quyền quốc tế có mặt tại Việt Nam, đặc biệt là trong lĩnh vực đồ ăn và nước uống như
KFC, Subway, Starbucks Coffee, Jollibee, Lotteria, Bread Talk, Burger King, Carl’s Jr,
Pizza Hut, Hard Rock Café, Domino’s Pizza, Roundtable Pizza, Z Pizza, Coffee Bean


3

and Tea Leaf, Popeye’s Chicken, Illy Café, Baskin Robbins and Gloria Jean’s
Coffee…Tốc độ tăng trưởng bình quân hằng năm của các thương hiệu này trong những
năm gần đây lên đến 30%, đã khẳng định phần nào sự hấp dẫn của loại hình kinh
doanh này tại Việt Nam.
Tuy nhiên, để áp dụng thành công mô hình kinh doanh này thì cần có sự hiểu biết

thấu đáo, toàn diện về đặc điểm, cách thức vận hành, ưu nhược điểm của mô hình cũng
như những kinh nghiệm khi áp dụng từ những quốc gia đi trước. Đó là những nội dung
mà chúng ta sẽ cùng xem xét dưới đây.
Khái niệm và đặc điểm của nhượng quyền thương mại

1.2

Theo Hiệp hội Nhượng quyền Kinh doanh Quốc tế (The International Franchise
Association), tổ chức lâu đời và lớn nhất đại diện cho NQTM trên toàn thế giới thì
NQTM được định nghĩa là:
“NQTM là một thỏa thuận hoặc cấp phép giữa hai pháp nhân độc lập, mà trong đó:
• Một người hoặc nhóm người (bên nhận quyền thương mại) có quyền buôn bán một
sản phẩm hoặc dịch vụ sử dụng thương hiệu hoặc tên thương mại của một bên kinh
doanh khác (Bên nhượng quyền).
• Bên nhượng quyền có quyền buôn bán một sản phẩm hoặc dịch vụ sử dụng những
cách thức điều hành của của Bên nhượng quyền.
• Bên nhận quyền thương mại có nghĩa vụ trả cho bên nhượng quyền một khoản phí để
có những quyền này.
• Bên nhượng quyền có nghĩa vụ cấp quyền và hỗ trợ cho những người nhận quyền
thương mại.”
“A franchise is the agreement or license between two legally independent parties which
gives:
• a person or group of people (franchisee) the right to market a product or service
using the trademark or trade name of another business (franchisor)


4

• the franchisee the right to market a product or service using the operating methods of
the franchisor

• the franchisee the obligation to pay the franchisor fees for these rights
• the franchisor the obligation to provide rights and support to franchisees”
Định nghĩa này làm rõ hình thức NQTM thông qua việc chỉ ra quyền và nghĩa vụ
cơ bản của bên nhận quyền và bên nhượng quyền trong một quan hệ nhượng quyền.
Còn theo Uỷ ban Thương mại Liên bang Hoa Kỳ (the US Federal Trade Commission FTC) thì “nhượng quyền – những thỏa thuận kinh doanh mà cung cấp cho bên mua
quyền được hoạt động dưới một thương hiệu hoặc biểu tượng thương mại khác và
thường là cung cấp một định dạng hoặc phương pháp kinh doanh cụ thể, chẳng hạn
như chuỗi các nhà hàng và khách sạn”.Trong khi đó, liên minh Châu Âu - EU lại định
nghĩa theo hướng chi tiết khái niệm quyền thương mại là một "tập hợp những quyền sở
hữu công nghiệp và sở hữu trí tuệ liên quan tới nhãn hiệu hàng hóa, tên thương mại,
biển hiệu cửa hàng, giải pháp hữu ích, kiểu dáng, bản quyền tác giả, bí quyết, hoặc
sáng chế sẽ được khai thác để bán sản phẩm, hoặc cung cấp dịch vụ tới người sử dụng
cuối cùng". Nhượng quyền thương mại có nghĩa là việc chuyển nhượng quyền kinh
doanh được khái niệm ở trên.
Tại Việt Nam, khái niệm nhượng quyền thương mại được quy định trong Luật
Thương Mại Việt Nam số 36/2005/QH11 được Quốc hội thông qua ngày 14/06/2005,
tại điều 284, Mục 8, Chương VI về một số hoạt động thương mại cụ thể khác:
“Nhượng quyền thương mại là hoạt động thương mại, theo đó bên nhượng quyền cho
phép và yêu cầu bên nhận quyền tự mình tiến hành việc mua bán hàng hoá, cung ứng
dịch vụ theo các điều kiện sau đây:
1. Việc mua bán hàng hoá, cung ứng dịch vụ được tiến hành theo cách thức tổ chức
kinh doanh do bên nhượng quyền quy định và được gắn với nhãn hiệu hàng hoá, tên
thương mại, bí quyết kinh doanh, khẩu hiệu kinh doanh, biểu tượng kinh doanh, quảng
cáo của bên nhượng quyền;


5

2. Bên nhượng quyền có quyền kiểm soát và trợ giúp cho bên nhận quyền trong việc
điều hành công việc kinh doanh”.

Các khái niệm NQTM trên được chọn lọc dựa trên sự khác nhau trong việc quy
định trong quản lý điều chỉnh của từng nước khác nhau, tuy nhiên có thể nhận thấy
NQTM là một cách thức kinh doanh với những đặc điểm chung như sau (Vũ Chí Lộc,
2009):
Thứ nhất là về bản chất hoạt động nhượng quyền thương mại. Theo quy định của
Luật Thương Mại của Việt Nam thì NQTM là một hoạt động thương mại (là hoạt động
nhằm mục đích sinh lợi, bao gồm mua bán hàng hoa, cung ứng dịch vụ, đầu tư, xúc
tiến thương mại và các hoạt động nhằm mục đích sinh lợi khác) trong đó có sử dụng
chung thương hiệu. Đối tượng trong hợp đồng nhượng quyền thương mại chính là
quyền sử dụng thương hiệu của bên nhượng quyền. Thương hiệu ở đây không chỉ là cái
tên, mà là một tập hợp các dấu hiệu (hữu hình và vô hình) đặc biệt để giúp khách hàng
nhận biết một sản phẩm hàng hoá hay một dịch vụ nào đó được sản xuất hay được cung
cấp bởi một cá nhân hay một tổ chức. Thương hiệu khác với nhãn hiệu.Trên thực tế
NQTM chủ yếu được áp dụng đối với các thương hiệu nổi tiếng, có tên tuổi. Tuy nhiên
cùng phải lưu ý rằng NQTM chỉ liên quan đến việc chuyển giao quyền sử dụng thương
hiệu chứ tuyệt nhiên không có sự chuyển giao quyền sở hữu thương hiệu.
Thứ hai, bên nhượng quyền có quyền kiểm soát và trợ giúp cho bên nhận quyền
trong việc tiến hành công việc kinh doanh. Chính vì mối quan hệ đồng hành này giữa
bên nhượng quyền và bên nhận quyền nên trong Luật Chuyển giao công nghệ của Việt
nam đã coi NQTM cũng là một trong các hình thức hoạt động chuyển giao công nghệ.
Thứ ba là về địa vị pháp lý của các chủ thể trong NQTM. Trong mối quan hệ
NQTM thì các bên đều là những chủ thể độc lập với nhau về địa vị pháp lý. Có thể nói
đây là đặc thù của NQTM so với các hình thức kinh doanh gần giống như chi nhánh
thương mại, địa điểm kinh doanh (cửa hàng). Mặc dù trong hệ thống NQTM luôn có sự
kiểm soát và trợ giúp khá chặt chẽ từ phía bên nhượng quyền cho bên nhận quyền


6

nhưng hầu như đều là từ các thỏa thuận về quyền và nghĩa vụ của mỗi bên trong hợp

đồng NQTM. Còn về địa vị pháp lý thì bên nhận quyền đều là các cá nhân hoặc tổ
chức độc lập, tự mình thực hiện các hoạt động trong quản lý, tài chính, tổ chức… và
hầu như không phụ thuộc vào bên nhượng quyền.
Cuối cùng, trong NQTM thì bên nhận quyền phải trả phí cho bên nhượng quyền.
Tùy từng mô hình NQTM khác nhau mà các khoản phí này được thực hiện theo nhiều
phương thức khác nhau như thông thường, khoản phí trên thường bao gồm hai loại
chính là phí nhượng quyền ban đầu (initial fee) và phí nhượng quyền theo kỳ (royalty).
Phí nhượng quyền ban đầu thường là một khoản phí cố định mà bên nhận quyền phải
trả cho bên nhượng quyền vào thời điểm bắt đầu nếu mướn được nhận quyền thương
mại. Phí nhượng quyền theo kỳ (royalty) là khoản phí trả theo kỳ (hàng tháng, quý,
năm) được tính theo tỷ lệ phần trăm (%) từ kết quả kinh doanh (lợi nhuận hay doanh
thu bán hàng).
1.3

Bên nhận quyền thương mại và vai trò của bên nhận quyền thương mại

trong các hoạt động NQTM
Hầu như trong tất cả các khái niệm về nhượng quyền thương mại đều đề cập đến
hai chủ thể quan trọng, đó là bên nhượng quyền và bên nhận quyền. Về cơ bản, hoạt
động nhượng quyền thương mại chính là những hoạt động hợp tác kinh doanh đã được
thỏa thuận giữa hai chủ thể trên, trong đó bên nhượng quyền là thương nhân cấp quyền
thương mại, bao gồm cả Bên nhượng quyền thứ cấp trong mối quan hệ với Bên nhận
quyền thương mại thứ cấp, còn bên nhận quyền là thương nhân được nhận quyền
thương mại, bao gồm cả Bên nhận quyền thứ cấp trong mối quan hệ với Bên nhượng
quyền thứ cấp (Khoản 1, 2, 3, 4, 5 Điều 3, Nghị định số 35/2006/NĐ-CP).
Theo quy định trên thì bên nhận quyền thương mại là thương nhân, tức là phải có
tư cách độc lập về mặt pháp lý, tài chính và đầu tư; đồng thời chấp nhận rủi ro đối với
vốn bỏ ra để thực hiện việc tham gia vào hệ thống nhượng quyền của bên nhượng
quyền. Ngoài ra đối với một số ngành nghề kinh doanh đặc biệt đòi hỏi pháp đáp ứng



7

những yêu cầu, điều kiện kinh doanh khác theo quy định của pháp luật thì bên nhận
quyền cũng phải tuân thủ chấp hành trước khi tiến hành nhận quyền thương mại. Cụ
thể là các yêu cầu về ngành nghề kinh doanh, giấy phép kinh doanh hoặc là chứng chỉ
hành nghề...
Với đặc điểm như vậy thì Bên nhận quyền thương mại sẽ là bên thực hiện việc
khai thác, kinh doanh quyền thương mại nhận được từ Bên nhượng quyền. Họ giúp bên
nhượng quyền mở rộng được quy mô kinh doanh và hệ thống phân phối một cách
nhanh nhất mà còn làm giảm chi phí phát triển thị trường, tạo thêm nguồn thu ổn định
từ khoản phí nhượng quyền cho Bên nhượng quyền.
Nói một cách đơn giản nhất, Bên nhận quyền chính là hình ảnh của Bên nhượng
quyền trước người tiêu dùng, vì vậy việc nhượng quyền có thành công hay công phụ
thuộc một phần lớn vào vai trò của bên nhận quyền
Đổi lại bên nhận quyền thương mại khi thực hiện nhận quyền cũng sẽ có được
những lợi thế từ việc nhượng quyền như:
 Đầu tư an toản hơn: so với việc khởi nghiệp từ một công việc kinh doanh hoàn
toàn mới, thương hiệu chưa từng được biết đến thì khả năng thành công của các doanh
nghiệp nhận quyền thương mại cao hơn rất nhiều. Sở dĩ như vậy vì việc khởi nghiệp
một công việc kinh doanh mới đòi hỏi phải tốn nhiều thời gian cho việc học hỏi các
đặc trưng riêng của từng loại hình kinh doanh, tích lũy kinh nghiệm kinh doanh trong
quá trình trải nghiệm thực tế trên thị trường, và nếu doang nghiệp không thực sự có lợi
thế cạnh tranh trên thị trường thì sẽ rát dễ bị sụp đổ. Trong khi đó, đối với hình thức
nhận quyền thương mại, bên nhận quyền sẽ được tiếp nhận những lợi thế từ bên
nhượng quyền như: thương hiệu, bí quyết kinh doanh, kinh nghiệm quản lý vận hành…
cái mà sẽ tạo nên lợi thế cạnh tranh cho bên nhận quyền so với những đối thủ khác trên
thị trường.
 Thương hiệu nổi tiếng, đã được bảo hộ sẵn: hầu như các thương hiệu khi thực
hiện nhượng quyền đều là những thương hiệu nổi tiếng, có uy tín và đã được khách



8

hàng chấp nhận. Và đa số trong những thương hiệu này đã được chủ thương hiệu đăng
ký bảo hộ tại nhiều quốc gia, điều này đồng nghĩa với việc bên nhận quyền sẽ được
pháp luật bảo hộ trong trường hợp có việc vi phạm bản quyền thương hiệu từ bất kỳ
một bên thứ ba nào khác. Đây là một lợi thế không hề nhỏ đối với bên nhận quyền bởi
lẽ họ có thể yên tâm kinh doanh mà không lo sợ các hành vi cạnh tranh không lành
mạnh khác (hàng giả, hàng nhái…). Tuy nhiên, điều này cũng chưa hẳn là đúng với các
thương hiệu mới phát triển vì khoản phí đăng ký bảo hộ là không hề nhỏ. Vì vậy, bên
nhận quyền cũng cần lưu ý kiểm tra đến vấn đề này trước khi thực hiện nhận quyền
thương mại.
Ngoài ra, với sự phổ biến và uy tín của thương hiệu được nhượng quyền, bên nhận
quyền sẽ tốn ít các chi phí quảng bá hơn so với việc bắt đầu quảng bá từ đầu cho một
thương hiệu mới hoàn toàn. Trong một số trường hợp, các chi phí quảng bá cho thương
hiệu (advertising, merchandising and promotion – AMP) còn được chia sẻ giữa bên
nhượng quyền và bên nhận quyền, nhằm mục đích quảng bá thương hiệu theo chính
sách chung trên toàn hệ thống nhượng quyền (AMP strategy).
 Được bên nhượng quyền hỗ trợ: việc chia sẻ bí quyết kinh doanh, bí quyết thành
công, hỗ trợ huấn luyện đào tạo, truyền đạt kinh nghiệm quản lý là điều thường thấy
trong các mối quan hệ nhượng quyền. Bên nhận quyền sẽ được tiếp nhận những điều
này từ bên nhượng quyền mà không cần trải qua giai đoạn tích lũy những trải nghiệm
từ thị trường, giúp bên nhận quyền rút ngắn giai đoạn xây dựng và phát triển ban đầu,
dễ dàng bắt nhịp được hoạt động của toàn hệ thống nhượng quyền.
 Tận dụng được các nguồn lực tối đa: Với lợi thế dựa vào quy mô hệ thống
nhượng quyền phát triển, bên nhượng quyền sẽ có được những ưu thế chủ động về
nguồn cung cấp nguyên vật liệu, sản phẩm, dịch vụ… một cách chủ động, giá rẻ. Bên
nhận quyền sẽ được quyền tiếp cận những nguồn cung này từ bên nhượng quyền một
cách chủ động, ổn định và giá rẻ, tạo nên lợi thế cạnh tranh lớn so với các đối thủ khác,

ngay cả trong những trường hợp thị trường cung cấp có biến động.


9

Mặc dù vậy, việc nhận quyền thương mại vẫn có những nhược điểm:
 Sự ràng buộc với chủ thương hiệu khi nhận quyền thương mại: điều này bắt
nguồn từ đặc điểm của hình thức NQTM mà trong đó bên nhượng quyền tuy bỏ vốn
đầu tư nhưng phải tuân theo các quy định và sự kiểm soát của bên nhượng quyền trong
quá trình hoạt động kinh doanh, điều hành cửa hàng nhượng quyền của mình, đảm bảo
tuân thủ theo một mô hình vận hành, kinh doanh đồng nhất trên toàn hệ thống nhượng
quyền mà bên nhượng quyền thiết lập nên. Ví dụ như phần thiết kế cửa hàng, đồng
phục, trưng bày hàng hóa… Tuy nhiên cũng tùy vào một số trường hợp cụ thể, bên
nhận quyền vẫn có thể điều chỉnh cửa hàng của mình cho phù hợp với tình hình thực tế
của mình, nhưng phải được sự đồng ý của bên nhượng quyền.
 Chi phí phát triển cao hơn so với phát triển kinh doanh độc lập: ngoài các khoản
phí nhượng quyền mà bên nhận quyền phải trả cho bên nhượng quyền đã đề cập ở trên,
bên nhận quyền còn phải bỏ ra các chi phí không nhỏ khác để xây dựng cửa hàng theo
yêu cầu từ bên nhượng quyền, chưa kể các chi phí cho các hoạt động ban đầu khác như
xây dựng cửa hàng, chi phí marketing … để đáp ứng các tiêu chuẩn, yêu cầu của bên
nhượng quyền. Đây là khoản chi phí lớn hơn nhiều so với việc phát triển kinh doanh
độc lập.
 Chỉ củng cố thêm thương hiệu cho bên nhượng quyền: việc nhận quyền, mở
rộng hệ thống nhượng quyền, các hoạt động marketing … cũng đều nhằm làm củng cố
thêm hình ảnh, thương hiệu của bên nhượng quyền mà không tạo được giá trị thương
hiệu riêng nào cho bên nhận quyền.
 Không phát triển được sự sáng tạo: tùy vào hình thức nhượng quyền mà bên
nhận quyền sẽ được chuyển giao từ quy trình công nghệ, kỹ thuật đến kinh nghiêm
điều hành quản lý hoạt động kinh doanh từ bên nhượng quyền theo một khuôn khổ
nhất định. Điều này giúp bên nhận quyền dễ dàng vận hành công việc kinh doanh của

mình, tuy nhiên về lâu dài nó sẽ hạn chế khả năng sáng tạo, đổi mới trong kinh doanh


10

của bên nhận quyền. Và trong một thời kỳ sự thay đổi diễn ra từng giờ, từng ngày thì
đây là một nhược điểm lớn của bên nhận quyền.
 Phải cạnh tranh với các đối thủ trong cùng hệ thống với những đặc điểm tượng
tự: việc đồng nhất trong mô hình nhượng quyền giúp tạo ra sự nhận diện thồng nhất
của khách hàng đối với các cửa hàng trong hệ thống nhượng quyền. Tuy nhiên, khi mà
hệ thống nhượng quyền phân bố quá dày đặt, các của hàng nhận quyền thương mại đều
như nhau thì sẽ rất khó tạo được nét riêng nổi bật của bên nhận quyền này đối với bên
nhận quyền khác, khả năng cạnh tranh so với các đối thủ trong cùng hệ thống hầu như
là không rõ rệt.
Tuy nhiên, như đã đề cập ở trên, các hình thức nhận quyền thương mại rất đa dang
và không ngừng thay đổi phát triển. Tùy vào đặc thù của ngành nhượng quyền, thị
trường nhận quyền thương mại, bên nhận quyền thương mại… mà việc nhận quyền
thương mại sẽ có nhưỡng điều chỉnh phù hợp. Vì thế không phải tất cả những hệ thống
nhượng quyền đều có những ưu nhược điểm như trên.
1.4

Các hình thức nhận quyền thương mại cơ bản
Theo Lý Quí Trung trong “Mua Franchise – Cơ hội mới cho các doanh nghiệp Việt

Nam” thì có hai hình thức nhượng quyền cơ bản:
 Nhận quyền thương mại phân phối sản phẩm - Product distribution franchise:
đối với hình thức này, bên nhận quyền thường không nhận được sự hỗ trợ đáng kể nào
từ bên nhượng quyền ngoại trừ việc được phép sử dụng tên nhãn hiệu, thương hiệu,
biểu tượng, khẩu hiệu và phân phối sản phẩm hay dịch vụ của bên nhượng quyền trong
một phạm vi khu vực và thời gian nhất định. Điều này có nghĩa là bên nhận quyền sẽ

quản lý điều hành cửa hàng nhượng quyền của mình khá độc lập, ít bị ràng buộc bởi
các quy định từ bên nhượng quyền. Bên nhận quyền trong trường hợp này thậm chí có
thể tự tạo cung cách phục vụ và kinh doanh theo ý mình. Hình thức nhượng quyền này
tương tự với kinh doanh cấp phép (licensing) mà trong đó chủ thương hiệu quan tâm
đến việc phân phối sản phẩm của mình và không quan tâm mấy đến hoạt động hàng


11

ngày hay tiêu chuẩn hình thức của cửa hàng nhượng quyền. Do đó, mối quan hệ giữa
bên nhượng quyền và bên nhận quyền là mối quan hệ nhà cung cấp và nhà phân phối.
Hình thức này khá phổ biến tại phương Tây ở các lĩnh vực như các trạm xăng dầu, các
đại lý bán ô tô và các công ty sản xuất nước giải khát như Cocacola, Pepsi.
 Nhận quyền thương mại sử dụng công thức kinh doanh - Business format
franchise: gọi tắt là nhượng quyền kinh doanh, thì hợp đồng nhượng quyền bao gồm
thêm việc chuyển giao kỹ thuật kinh doanh và công thức điều hành quản lý. Các chuẩn
mực của mô hình kinh doanh của chủ thương hiệu phải tuyệt đối được giữ đúng tại các
cơ sở của bên nhận quyền. Mối liên hệ hợp tác giữa bên nhượng quyền và bên nhận
quyền phải rất chặt chẽ và liên tục. Đây chính là hình thức nhượng quyền phổ biến và
hiệu quả nhất trong giai đoạn hiện nay. Phở 24 ở nước ta có thể xếp vào hình thức
nhượng quyền này, còn trên thế giới là những thương hiệu nổi tiếng như Mc Donald,
KFC cũng áp dụng hình thức nhượng quyền này.
Ngoài ra, các nhà kinh tế học còn phân chia hình thức nhượng quyển kinh doanh thành
nhiều loại khác nhau có thể như:
 Nhận quyền thương mại đơn lẻ - Single-unit (direct-unit) franchise: Đây là hình
thức nhượng quyền mà trong đó bên nhượng quyền với bên nhận quyền có quan hệ
trực tiếp với nhau. Với hình thức này, chủ thương hiệu sẽ tiến hành nhượng quyền kinh
doanh trực tiếp cho một đối tác thỏa mãn yêu cầu của mình một cách tốt nhất. Mỗi hợp
đồng nhượng quyền chỉ cho phép bên nhận quyền mở một cửa hàng nhượng quyền duy
nhất trong một thời hạn nhất đinh. Bên nhận quyền trong hình thức này thường là các

cá nhân, các hộ gia đình hơn là các công ty, tổ chức lớn. Thông thường, hình thức
nhượng quyền này được áp dụng khi bên nhượng quyền và bên nhận quyền cùng tồn
tại trên cùng một phạm vi lãnh thổ quốc gia (đảm bảo quyền kiểm soát cao nhất của
bên nhượng quyền đối với việc tiến hành các hoạt động sản xuất kinh doanh của bên
nhận quyền). Hình thức này thường không được ưu tiên lựa chọn áp dụng nếu như bên
nhượng quyền và bên nhận quyền là những chủ thể kinh doanh ở tại những quốc gia


12

khác nhau, có ngôn ngữ, văn hóa, hệ thống pháp luật, chính sách thương mại khác
nhau. Nếu trong những trường hợp như vậy, các bên có thể lựa chọn hình thức nhượng
quyền độc quyền được trình bày dưới đây.
 Nhận quyền thương mại phát triển khu vực - area development: Đây là hình
thức nhượng quyền nằm giữa nhượng quyền đơn lẻ và nhượng quyền độc quyền. Theo
đó, bên nhận quyền có trách nhiệm phát triển, mở rộng hệ thống "đơn vị" kinh doanh
mà bên nhận quyền là chủ sở hữu theo mô hình nhượng quyền. Thông thường, trong
hình thức nhượng quyền mở rộng, bên nhượng quyền bao giờ cũng đặt ra một lịch biểu
hay giới hạn thời gian cụ thể để bên nhận quyền thực hiện việc mở rộng hệ thống các
đơn vị kinh doanh. Mỗi một đơn vị kinh doanh do bên nhận quyền thiết lập nên sẽ là
một đơn vị phụ thuộc và không có tư cách pháp nhân độc lập với bên nhận quyền.
Theo hình thức này, bên nhận quyền cũng không có quyền nhượng quyền cho một bên
thứ ba nào khác.
Tuy nhiên, trong một số trường hợp nếu bên nhận quyền khu vực sau thời gian kinh
doanh tốt có thể xin chuyển thành hợp đồng nhượng quyền độc quyền và có quyền
chuyển nhượng cho bên thứ ba. Như tập đoàn 7-Eleven đã thực hiện tại Nhật.
 Nhận quyền thương mại độc quyền - master franchise (sub-franchising):
Nhượng quyền độc quyền có một vai trò tương đối quan trọng trong những quan hệ
nhượng quyền thương mại mang tính quốc tế, tức là khi bên nhượng quyền và bên
nhận quyền ở các khu vực lãnh thổ khác nhau. Có lẽ đây là hình thức nhượng quyền

thương mại mà bên nhận quyền sẽ có phạm vi quyền rộng rãi nhất. Về mặt hình thức
thực hiện thì trong quan hệ nhượng quyền độc quyền, bên nhượng quyền trao cho bên
nhận quyền quyền tiến hành kinh doanh theo hệ thống các phương thức, bí quyết kinh
doanh của bên nhượng quyền và đồng thời cũng cho phép bên nhận quyền được quyết
định việc tiếp tục nhượng quyền đó cho các bên thứ ba khác. Điều này sẽ góp phẩn
khai thác một cách triệt đổ tiềm năng kinh tế của các thị trường mới và chủ thương
hiệu đã chuyển toàn bộ gánh nặng của mình trong việc phát triển hệ thống nhượng


×