Tải bản đầy đủ (.pdf) (66 trang)

Phân tích kết quả kinh doanh của công ty trách nhiệm hữu hạn dược phẩm hải đăng tỉnh nghệ an năm 2015

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (568.68 KB, 66 trang )

BỘ Y TẾ
TRƯỜNG ĐẠI HỌC DƯỢC HÀ NỘI

LÊ CÔNG HOÀN

PHÂN TÍCH KẾT QUẢ KINH DOANH
CỦA CÔNG TY TRÁCH NHIỆM HỮU
HẠN DƯỢC PHẨM HẢI ĐĂNG – TỈNH
NGHỆ AN NĂM 2015

LUẬN VĂN DƯỢC SĨ CHUYÊN KHOA CẤP I

HÀ NỘI 2016


BỘ Y TẾ
TRƯỜNG ĐẠI HỌC DƯỢC HÀ NỘI

LÊ CÔNG HOÀN

PHÂN TÍCH KẾT QUẢ KINH DOANH
CỦA CÔNG TY TRÁCH NHIỆM HỮU
HẠN DƯỢC PHẨM HẢI ĐĂNG – TỈNH
NGHỆ AN NĂM 2015

LUẬN VĂN DƯỢC SĨ CHUYÊN KHOA CẤP I
CHUYÊN NGÀNH: TỔ CHỨC QUẢN LÝ DƯỢC
MÃ SỐ: CK 60 72 04 12

Người hướng dẫn khoa học: TS. Hà Văn Thúy
Thời gian thực hiện: 18/7/2016 – 18/11/2016



HÀ NỘI 2016


LỜI CẢM ƠN

Với lòng kính trọng và biết ơn sâu sắc, tôi xin bày tỏ lời cảm ơn chân
thành tới TS. Hà Văn Thúy, người đã tận tình chỉ bảo, trực tiếp hướng dẫn
tôi hoàn thành luận văn này.
Tôi xin trân trọng cảm ơn các thầy cô giáo trong Ban Giám hiệu, Phòng
sau Đại học, Bộ môn Quản lý và Kinh tế Dược và các phòng ban khác của
Trường Đại học Dược Hà Nội đã tạo điều kiện cho tôi trong suốt quá trình
thực hiện và hoàn thành luận văn.
Tôi xin chân thành cảm ơn Ban lãnh đạo Công ty trách nhiệm hữu hạn
Dược phẩm Hải Đăng đã tạo mọi điều kiện giúp đỡ, hợp tác với tôi trong quá
trình nghiên cứu và hoàn thành luận văn.
Cuối cùng tôi xin gửi lời cảm ơn sâu sắc tới gia đình và bạn bè, những
người đã luôn động viên, quan tâm và chia sẻ cùng tôi trong cuộc sống và sự
nghiệp.

Hà Nội, ngày

tháng
Học viên

Lê Công Hoàn

năm 2016



MỤC LỤC
ĐẶT VẤN ĐỀ

1

Chương 1. TỔNG QUAN

3

1.1.

3

Phân tích hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp

1.1.1. Khái niệm

3

1.1.2. Một số chỉ tiêu cơ bản đánh giá hiệu quả hoạt động kinh

5

doanh của doanh nghiệp
1.2.

Thực trạng về hoạt động kinh doanh của các doanh
nghiệp dược trong những năm gần đây

7


1.2.1. Một vài nét về ngành dược Việt Nam

7

1.2.2. Hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp dược

8

1.3.

Công ty Trách nhiệm hữu hạn Dược phẩm Hải Đăng và
một vài nét về hoạt động kinh doanh của công ty

12

1.3.1. Lịch sử hình thành và phát triển

12

1.3.2. Mục tiêu, cơ cấu tổ chức và nhân sự của công ty

12

1.3.3. Một vài nét về hoạt động kinh doanh của công ty

15

Chương 2. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU


17

2.1. Đối tượng nghiên cứu

17

2.1.1. Đối tượng nghiên cứu

17

2.1.2. Địa điểm nghiên cứu

17

2.1.3. Thời gian nghiên cứu

17

2.2. Phương pháp nghiên cứu

17

2.2.1. Thiết kế nghiên cứu

17

2.2.2. Nội dung nghiên cứu

17


2.2.3. Biến số nghiên cứu

19

2.2.4 Phương pháp thu thập số liệu

25


2.2.5 Phương pháp phân tích, xử lý, trình bày số liệu

26

Chương 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

28

3.1. Phân tích kết quả về doanh thu, lợi nhuận của Công ty
trách nhiệm hữu hạn Dược phẩm Hải Đăng năm 2015
3.1.1. Doanh số bán theo nhóm hàng và tỷ lệ bán ở kênh khách
hàng
3.1.2. Lợi nhuận
3.2. Phân tích hiệu quả sử dụng vốn của Công ty trách nhiệm
hữu hạn Dược phẩm Hải Đăng năm 2015

28

28
31
35


3.2.1. Tổng vốn và kết cấu nguồn vốn

35

3.2.2. Hiệu quả sử dụng vốn cố định

36

3.2.3. Hiệu quả sử dụng vốn lưu động

37

3.2.4. Hiệu quả sử dụng vốn tổng hợp

39

Chương 4. BÀN LUẬN

42

4.1. Bàn luận về kết quả doanh thu, lợi nhuận của Công ty
trách nhiệm hữu hạn Dược phẩm Hải Đăng năm 2015

42

4.1.1. Về doanh thu

42


4.1.2. Về lợi nhuận

43

4.2. Bàn luận về hiệu quả sử dụng vốn của Công ty trách
nhiệm hữu hạn Dược phẩm Hải Đăng năm 2015

44

4.2.1. Về kết cấu nguồn vốn

44

4.2.2. Về hiệu quả sử dụng vốn cố định

44

4.2.3. Về hiệu quả sử dụng vốn lưu động

44

4.2.4. Về hiệu quả sử dụng vốn tổng hợp

45

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ

47

TÀI LIỆU THAM KHẢO

PHỤ LỤC


DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CHỮ VIẾT TẮT
BC Báo cáo
BCKQHĐKD Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh
ETC (Ethical drugs = prescription drugs) Thuốc bán theo đơn
GDP (Good Distribution Practices) Thực hành tốt phân phối thuốc
GPP (Good Pharmacy Practices) Thực hành tốt nhà thuốc
HTK Hàng tồn kho
IMS (Intercontinental Medical Statistics) Các số liệu thống kê của tổ chức
nghiên cứu về dược và sức khỏe toàn thế giới
MTV Một thành viên
OTC (Over the Counter drug) Thuốc bán không cần đơn
QLDN Quản lý doanh nghiệp
ROA (Return on Assets) Tỷ suất lợi nhuận trên tài sản
ROE (Return on Equity) Lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu hay lợi nhuận trên
vốn
ROS (Return on sales) Tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu
TS Tài sản
TSCĐ Tài sản cố định
Tp.HCM Thành phố Hồ Chí Minh
TSLN Tỷ suất lợi nhuận
TNHH Trách nhiệm hữu hạn
USD (United States dollar) Đô la Mỹ
VNĐ Đồng Việt Nam
VCĐ Vốn cố định
VLĐ Vốn lưu động
VCSH Vốn chủ sở hữu



DANH MỤC CÁC BẢNG

Tên bảng
Bảng 1.1 – Cơ cấu nhân sự của công ty Dược phẩm Hải Đăng năm

Trang
13

2015
Bảng 1.2. Cơ cấu nhân lực của công ty năm 2015

14

Bảng 1.3- Số lượng khách hàng của công ty Dược phẩm Hải Đăng

15

năm 2015 theo khu vực
Bảng 2.4 – Các biến số nghiên cứu cho mục tiêu 1

19

Bảng 2.5 – Các biến số nghiên cứu cho mục tiêu 2

21

Bảng 3.6 - Tổng hợp doanh số bán theo loại hàng năm 2015

28


Bảng 3.7 - Tổng hợp doanh số bán các nhóm hàng theo tác dụng

29

dược lý năm 2015
Bảng 3.8 - Tổng hợp doanh số bán theo nhóm khách hàng năm 2015

30

Bảng 3.9 - Phân tích tổng lợi nhuận của công ty năm 2015

31

Bảng 3.10 – Lợi nhuận theo loại hàng năm 2015

32

Bảng 3.11 – Tỷ lệ lợi nhuận theo nhóm hàng theo tác dụng dược lý

33

năm 2015
Bảng 3.12 - Chỉ số tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu năm 2015

34

Bảng 3.13 - Chỉ số tỷ suất lợi nhuận ròng trên doanh thu (ROS) của

35


công ty năm 2015
Bảng 3.14 – Các nguồn vốn của công ty năm 2015

35

Bảng 3.15 - Chỉ tiêu luân chuyển tài sản cố định của công ty năm

36

2015
Bảng 3.16 -Chỉ số tỷ suất lợi nhuận trên vốn cố định của công ty năm

37


2015
Bảng 3.17 - Tổng hợp phân tích chỉ số luân chuyển hàng tồn kho của

37

công ty năm 2015
Bảng 3.18 - Tổng hợp chỉ số luân chuyển vốn lưu động của công ty

38

năm 2015
Bảng 3.19 - Chỉ số luân chuyển nợ phải thu của công ty năm 2015

38


Bảng 3.20 - Chỉ số tỷ suất lợi nhuận trên vốn lưu động của công ty năm

39

2015
Bảng 3.21 - Chỉ số tỷ suất lợi nhuận trên tổng tài sản công ty năm

39

2015
Bảng 3.22 - Chỉ số tỷ suất lợi nhuận ròng trên tổng tài sản (ROA) của

40

công ty năm 2015
Bảng 3.23 - Chỉ số tỷ suất lợi nhuận ròng trên vốn chủ sở hữu (ROE)

40

của công ty năm 2015
Bảng 3.24 - Tổng hợp chỉ số luân chuyển tổng tài sản của công ty
năm 2015

41


DANH MỤC CÁC HÌNH

Tên hình


Trang

Hình 1.1 Con đường thuốc sản xuất tại Việt Nam đến tay bệnh

9

nhân
Hình 1.2 Con đường thuốc nhập khẩu chính ngạch đến tay

10

bệnh nhân
Hình 1.3 - Sơ đồ tổ chức bộ máy của công ty TNHH Dược

14

phẩm Hải Đăng
Hình 2.4 Tóm tắt nội dung nghiên cứu

18

Hình 3.5 - Tỷ lệ doanh số bán theo loại hàng năm 2015

28

Hình 3.6 – Tỷ lệ doanh số bán các nhóm thuốc theo tác dụng

30


dược lý năm 2015
Hình 3.7 – Tỷ lệ lợi nhuận theo loại hàng năm 2015

32

Hình 3.8 – Tỷ lệ lợi nhuận nhóm thuốc theo tác dụng dược lý

34

năm 2015


ĐẶT VẤN ĐỀ
Dược phẩm là ngành có ý nghĩa vô cùng quan trọng đối với nền kinh tế
xã hội hiện nay. Không giống như những ngành kinh doanh thông thường
khác, Dược phẩm có liên quan trực tiếp tới sức khỏe, tính mạng chính là tài
sản quý giá nhất của con người.
Thị trường dược phẩm Việt Nam có mức tăng trưởng cao nhất Đông
Nam Á, khoảng 16% hàng năm. Năm 2013 tổng giá trị tiêu thụ thuốc là 3,3 tỷ
USD, dự báo sẽ tăng lên khoảng 10 tỷ USD vào năm 2020. Tốc độ tăng
trưởng dân số ổn định, mối quan tâm tới sức khỏe của quốc gia 90 triệu dân
ngày càng tăng, khả năng tiếp cận thuốc ngày càng được cải thiện. Tuy vậy,
mức chi trả cho sử dụng thuốc của người dân Việt Nam còn ở mức thấp so
với các nước trong khu vực. Đó là những yếu tố giúp ngành dược Việt Nam
giữ vững tốc độ tăng trưởng cao trong thời gian tới. Có thể nói Việt Nam là
một trong số các thị trường hấp dẫn nhất khu vực cho các công ty dược.
Tiềm năng càng lớn thì cạnh tranh cũng ngày càng cao. Trong điều kiện
hiện nay, khi nền kinh tế bắt đầu hội nhập ngày càng sâu rộng, Việt Nam thực
hiện chính sách mở cửa thị trường dược phẩm, số lượng lớn các tập đoàn
dược phẩm lớn trên thế giới xâm nhập vào thị trường Việt Nam tạo nên nhiều

cơ hội nhưng cũng không ít các khó khăn và thách thức. Các doanh nghiệp
dược Việt Nam hoạt động sản xuất kinh doanh trong cơ chế thị trường, môi
trường cạnh tranh gay gắt, không chỉ cạnh tranh với các doanh nghiệp trong
nước mà còn cạnh tranh với doanh nghiệp nước ngoài.Trong bối cảnh các
công ty dược mọc lên như nấm, để có thể tồn tại, phát triển, và chiếm lĩnh
được thị trường thì việc nâng cao khả năng cạnh tranh, nâng cao hiệu quả
kinh doanh là những vấn đề cấp thiết của doanh nghiệp. Để làm được điều đó,
trước hết các doanh nghiệp cần tiến hành phân tích kết quả kinh doanh định
kỳ, kiểm tra nội lực của công ty, kịp thời chấn chỉnh những yếu kém, phát huy

1


những mặt mạnh, khắc phục các khó khăn, đánh giá được việc thực hiện các
mục tiêu đề ra.
Hệ thống kênh phân phối dược phẩm ở nước ta được đánh giá là vẫn còn
nhiều hạn chế và chưa đồng bộ, với nhiều nhóm lợi ích chằng chịt, khó kiểm
soát. Phần lớn các nhà sản xuất dược phẩm vẫn phải tự đảm bảo khâu phân
phối sản phẩm của mình đến tay người tiêu dùng. Bên cạnh đó, chính sách
quản lý phân phối dược phẩm còn nhiều hạn chế trong quản lý giá cả, chất
lượng. Công ty TNHH Dược phẩm Hải Đăng là một công ty chuyên phân
phối các mặt hàng dược phẩm và thực phẩm chức năng, mặc dù đang còn ở
quy mô nhỏ nhưng đã thể hiện năng lực và vai trò của mình để tồn tại và phát
triển khi tham gia vào hệ thống phân phối trong bối cảnh ngành Dược hiện
nay. Công ty cung cấp cho thị trường nhiều mặt hàng có chất lượng phục vụ
cho công tác bảo vệ và chăm sóc sức khỏe của nhân dân. Với mong muốn góp
phần nhỏ bé giúp công ty ngày càng đứng vững và lớn mạnh trong tương lai,
chúng tôi tiến hành đề tài: “Phân tích kết quả kinh doanh của công ty trách
nhiệm hữu hạn Dược phẩm Hải Đăng năm 2015”.
Đề tài được thực hiện với các mục tiêu sau:

1. Phân tích kết quả về doanh thu, lợi nhuận của công ty trách nhiệm
hữu hạn Dược phẩm Hải Đăng trong năm 2015.
2. Phân tích hiệu quả sử dụng vốn của công ty trách nhiệm hữu hạn
Dược phẩm Hải Đăng trong năm 2015.
Từ đó đưa ra một số đề xuất cho hoạt động kinh doanh của công ty tốt
hơn trong giai đoạn tới.

2


Chương 1. TỔNG QUAN
1.1. Phân tích hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp
1.1.1. Khái niệm
“Phân tích hoạt động kinh doanh là quá trình nghiên cứu để đánh giá
toàn bộ quá trình và kết quả của hoạt động kinh doanh; các nguồn tiềm năng
cần khai thác ở doanh nghiệp, trên cơ sở đó đề ra các phương án và giải pháp
để nâng cao hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp” [14].
“Phân tích hoạt động kinh doanh là việc phân chia các hiện tượng, các
quá trình và các kết quả hoạt động kinh doanh thành nhiều bộ phận cấu thành,
trên cơ sở đó, dùng các phương pháp liên hệ, so sánh, đối chiếu và tổng hợp
lại nhằm rút ra tính quy luật và xu hướng phát triển của các hiện tượng nghiên
cứu” [13].
Phân tích hoạt động kinh doanh mang nhiều ý nghĩa và đóng vai trò hết
sức cần thiết trong thực tiễn quản lý doanh nghiệp: Là một công cụ quản lý
kinh tế có hiệu quả các hoạt động của doanh nghiệp; Đánh giá, xem xét việc
thực hiện các chỉ tiêu phản ánh hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp; Xem
xét việc thực hiện các mục tiêu hoạt động kinh doanh, những tồn tại, nguyên
nhân khách quan, chủ quan và đề ra biện pháp khắc phục nhằm tận dụng một
cách triệt để thế mạnh của doanh nghiệp. [1]
Kết quả phân tích hoạt động kinh doanh là những căn cứ quan trọng để

doanh nghiệp có thể hoạch định chiến lược phát triển và phương án hoạt động
kinh doanh của doanh nghiệp có hiệu quả, giúp chỉ đạo mọi hoạt động kinh
doanh của doanh nghiệp, giúp doanh nghiệp điều hành từng mặt hoạt động cụ
thể với sự tham gia cụ thể của từng bộ phận chức năng của doanh nghiệp. [10]
Phân tích hoạt động kinh doanh là công cụ quan trọng để liên kết mọi
hoạt động của các bộ phận cho hoạt động chung của doanh nghiệp được nhịp

3


nhàng và đạt hiệu quả cao. Bên cạnh đó, phân tích hoạt động kinh doanh cũng
giúp các nhà đầu tư quyết định hướng đầu tư và các dự án đầu tư.
Sự cần thiết phải phân tích hoạt động kinh doanh mang tính tất yếu gắn
liền với sự phát triển của sản xuất hàng hoá. Nền văn minh cổ đại xưa đã dùng
đất nung và bia đá để ghi khắc những tài liệu, ghi chép về trao đổi hàng hoá,
kê khai trọng lượng hàng hoá, so sánh các thu chi. Cùng với sự phát triển của
nền sản xuất hàng hoá, những yêu cầu buổi đầu của công tác quản lý, phân
tích hoạt động kinh doanh được kết hợp công tác kế toán, thống kê. Chủ nghĩa
tư bản ra đời, sự tích luỹ tư bản dẫn đến sự tích tụ sản xuất, các công ty cổ
phần và các công ty xuyên quốc gia ra đời, sản xuất phát triển cực kỳ nhanh
chóng về cả quy mô lẫn hiệu quả. Để chiến thắng trong cạnh tranh và quản lý
tốt hoạt động sản xuất của công ty, đề ra phương án kinh doanh có hiệu quả,
các nhà tư bản phải thường xuyên phân tích hoạt động trên cơ sở nhiều luồng,
nhiều loại thông tin. Với yêu cầu này, công tác hạch toán không đáp ứng
được, đòi hỏi phải có một môn khoa học phân tích kinh tế độc lập với nội
dung, phương pháp nghiên cứu phong phú. Phân tích hoạt động kinh doanh
tách rời khỏi hạch toán và thống kê dựa trên cơ sở hai môn khoa học đó. Ngày
nay, với những thành tựu to lớn về sự phát triển kinh tế, văn hóa, trình độ kỹ
thuật càng cao thì việc phân tích hoạt động kinh doanh càng quan trọng trong
quá trình quản lý doanh nghiệp bởi mục đích cuối cùng là tìm ra phương án

kinh doanh có hiệu quả cao nhất về mặt kinh tế, xã hội, bảo vệ môi trường
trong quá trình sản xuất. [14]
Ở nước ta hiện nay, phân tích hoạt động kinh doanh đối với các đơn vị
kinh tế là rất quan trọng. Trong nền kinh tế thị trường, để chiến thắng trong
cạnh tranh đòi hỏi các đơn vị kinh tế phải thường xuyên áp dụng các tiến bộ
khoa học kỹ thuật, cải tiến phương thức hoạt động, cải tiến phương thức quản
lý sản xuất kinh doanh nhằm nâng cao năng xuất chất lượng và hiệu quả.
Phân tích hoạt động kinh doanh là công tác cần thiết và quan trọng để đưa ra
4


các quyết định về sự thay đổi đó. Hơn nữa, phân tích hoạt động kinh doanh là
hoạt động yêu cầu phải mang tính kịp thời. Sau mỗi chu kỳ hoạt động kinh
doanh phải kịp thời tổ chức phân tích đánh giá tình hình hoạt động, kết quả và
hiệu quả đạt được, để nắm bắt những mặt mạnh, những tồn tại trong hoạt
động kinh doanh, thông qua đó đề xuất những giải pháp cho thời kỳ hoạt động
kinh doanh tiếp theo có kết quả và hiệu quả cao hơn.
Tóm lại, phân tích hoạt động kinh doanh là điều hết sức cần thiết và có
vai trò quan trọng đối với mọi doanh nghiệp. Nó gắn liền với hoạt động kinh
doanh, là cơ sở của nhiều quyết định quan trọng và chỉ ra phương hướng phát
triển của các doanh nghiệp.
1.1.2. Một số chỉ tiêu cơ bản đánh giá hiệu quả hoạt động kinh doanh của
doanh nghiệp
1.1.2.1. Phân tích doanh thu
Doanh số bán ra có ý nghĩa quan trọng đối với sự tồn tại và phát triển của
doanh nghiệp. Xem xét doanh số bán và tỷ lệ giữa bán buôn, bán lẻ để hiểu
thực trạng của doanh nghiệp từ đó đưa ra một tỷ lệ tối ưu nhằm khai thác hết
thị trường, đảm bảo lợi nhuận cao.[12][14]
Doanh thu của doanh nghiệp được tạo ra từ các hoạt động [12]:
 Doanh thu từ các hoạt động sản xuất kinh doanh chính

 Doanh thu từ hoạt động tài chính
 Doanh thu từ hoạt động bất thường
Các chỉ số phân tích:
 Tổng doanh số bán của doanh nghiệp
 Doanh số bán theo cơ cấu nhóm hàng
 Nhóm hàng có tỷ trọng lớn nhất
1.1.2.2. Lợi nhuận
Lợi nhuận giữ vị trí quan trọng trong hoạt động sản xuất kinh doanh của
doanh nghiệp vì trong điều kiện hạch toán kinh doanh theo cơ chế thị trường,
5


doanh nghiệp có tồn tại được hay không, điều quyết định là doanh nghiệp có
tạo ra lợi nhuận hay không.[12]
Lợi nhuận là một khoản thu nhập thuần túy của doanh nghiệp sau khi đã
khấu trừ mọi chi phí, là kết quả cuối cùng của hoạt động sản xuất kinh doanh
của doanh nghiệp, là chỉ tiêu chất lượng tổng hợp để đánh giá hiệu quả kinh tế
của quá trình sản xuất kinh doanh. Lợi nhuận của một doanh nghiệp bao gồm
[2][10][14]:
 Lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh
 Lợi nhuận hoạt động tài chính
 Lợi nhuận khác
1.1.2.3. Phân tích vốn
Để đạt được lợi nhuận tối đa, doanh nghiệp phải không ngừng nâng cao
trình độ quản lý sản xuất kinh doanh trong đó quản lý và sử dụng vốn là một
bộ phận rất quan trọng, có ý nghĩa quyết định. Qua phân tích sử dụng vốn,
doanh nghiệp có thể khai thác tiềm năng sẵn có, biết mình đang ở vị trí nào
trong quá trình phát triển hay đang ở vị trí nào trong quá trình cạnh tranh với
đơn vị khác, từ đó có biện pháp tăng cường quản lý và đầu tư. [10][14]
Ở đây phân tích các chỉ tiêu sau:

 Kết cấu vốn
- Tổng nguồn vốn của doanh nghiệp
- Nguồn vốn chủ sở hữu – Nguồn vốn nợ phải trả
- Nợ ngắn hạn
- Nợ dài hạn
- Vốn cố định
- Vốn lưu động
- Vốn từ các quỹ khác [12]
 Phân tích hiệu quả sử dụng vốn cố định:
Chỉ số luân chuyển tài sản cố định
6


 Phân tích hiệu quả sử dụng vốn lưu động:
Thông qua các chỉ tiêu
- Số vòng quay bình quân của vốn lưu động
- Số ngày bình quân của một vòng quay vốn lưu động
- Số vòng quay bình quân của hàng tồn kho và nợ phải thu
- Số ngày bình quân của một vòng quay hàng tồn kho và nợ phải thu
[18][19]
 Phân tích hiệu quả sử dụng vốn tổng hợp (vốn kinh doanh):
- Tỷ suất lợi nhuận trên vốn kinh doanh (ROA)
- Tỷ suất lợi nhuận vốn chủ sở hữu (ROE)
- Tỷ suất lợi nhuận trên vốn vay
- Chỉ số luân chuyển tổng tài sản
1.2. Thực trạng về hoạt động kinh doanh của các Doanh nghiệp Dược
trong những năm gần đây
1.2.1. Một vài nét về ngành Dược Việt Nam
Định vị ngành dược Việt Nam trên bản đồ thế giới: Theo cách đánh giá
phân loại của IMS Health, Việt Nam thuộc nhóm 17 nước có ngành công

nghiệp dược đang phát triển (pharmerging countries), còn gọi là các thị
trường mới nổi hay “miền đất hứa” của ngành dược phẩm toàn cầu, có mức
tăng trưởng ngoạn mục vượt trội so với các nước phát triển Bắc Mỹ và Châu
Âu. Các nước này được chia thành 3 nhóm nhỏ: Nhóm 1: Trung Quốc hơn 40
tỷ USD tổng tiền sử dụng thuốc trong năm 2013. Nhóm 2: Brazil, Nga, Ấn Độ
với tổng tiền sử dụng thuốc từ 5 – 15 tỷ USD trong năm 2013. Nhóm 3: Gồm
13 quốc gia: Venezuela, Ba Lan, Argentina, Thổ Nhĩ Kỳ, Mexico, Việt Nam,
Nam Phi, Thái Lan, Indonesia, Rumani, Ai Cập, Pakistan và Ucraina với tổng
tiền thuốc sử dụng từ 1 – 5 tỷ USD trong năm 2013 và có mức tăng trưởng
nhanh nhất trong 3 nhóm, có thể đến 20%/năm. Theo dự đoán của BMI sau
2012, nhóm này có mức tăng trưởng bình quân ở mức 11% - 14%. Trong đó,
Việt Nam có mức tăng trưởng cao thứ 2 trong nhóm (17.5%). [20] [21]
7


Giá trị thị trường thuốc Việt Nam trong 5 năm tới đạt 8 tỷ USD. Chi tiêu
bình quân đầu người: 35-37 USD/năm tuy nhiên vẫn thấp hơn nhiều so với các
nước trong khu vực như Thái Lan: 60 USD /năm, Trung Quốc: 100 USD
/năm.[3]
Việt Nam nằm trong top đầu của thế giới về tăng trưởng chi tiêu dành
cho dược phẩm. Tăng trưởng tổng tiền sử dụng thuốc tại Việt Nam: Bình quân
17%/năm. Tốc độ tăng trưởng của ngành giai đoạn 2013 – 2018 đạt
17.5%/năm.
Tổng quan chuỗi giá trị ngành dược Việt Nam: Chuỗi giá trị của ngành
công nghiệp dược Việt Nam được chia làm 3 nhóm chính:
Nhóm sản xuất: Bao gồm các nhà cung ứng nguyên liệu sản xuất dược
phẩm, các công ty dược nội địa, các công ty dược có vốn đầu tư nước ngoài.
Nhóm phân phối: Bao gồm các nhà phân phối sỉ, phân phối lẻ nội địa và
nước ngoài, hệ thống chợ sỉ.
Nhóm bán lẻ: Bao gồm bệnh viện, nhà thuốc, các phòng mạch tư

nhân…Đây là nhóm trực tiếp phân phối thuốc tến tay người tiêu dùng cuối
cùng trong chuỗi giá trị. [5][9][15]
1.2.2. Hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp Dược
Khác với thị trường dược phẩm thế giới, nơi nhà sản xuất và nhà phân
phối thường là các đơn vị độc lập nhằm tập trung hóa chuyên môn, hệ thống
phân phối dược phẩm tại Việt Nam lại khá đặc thù với cấu trúc phức tạp và sự
tham gia của nhiều bên liên quan. Cụ thể, hệ thống phân phối tại Việt Nam
bao gồm các thành phần tham gia chính như sau:
 Các doanh nghiệp phân phối dược phẩm chuyên nghiệp
- Doanh nghiệp phân phối dược phẩm nhà nước
- Doanh nghiệp phân phối dược phẩm tư nhân
- Doanh nghiệp phân phối dược phẩm nước ngoài
 Các công ty dược phẩm vừa sản xuất vừa phân phối.
 Hệ thống chợ sỉ

8


 Hệ thống bệnh viện công lập và bệnh viện tư nhân
 Hệ thống nhà thuốc
 Hệ thống phòng mạch (phòng khám bệnh) tư nhân
Ba nhà phân phối sỉ lớn lớn nhất tại Việt Nam là Zuellig Pharma (Thụy
Sĩ), Diethelm Vietnam (Singapore), Mega Products (Thái Lan) đã nắm giữ
đến khoảng 40% thị phần. Ngoài ra, còn có hơn 304 nhà phân phối nước
ngoài sỉ khác đang hiện diện tại Việt Nam cùng với khoảng 897 nhà phân
phối trong nước đang chiếm thị phần còn lại. Tuy nhiên, trên thực tế, nắm
quyền lực chi phối lớn nhất trong mạng lưới phân phối dược phẩm tại Việt
Nam là hệ thống chợ sỉ tại Tp.HCM và Hà Nội.Đây là một mô hình tổ chức
độc đáo nhất trên thế giới và chỉ có thể tìm thấy tại Việt Nam.[4] [5][9]
Quá trình và đường đi của thuốc tại Việt Nam có thể được mô tả theo sơ

đồ sau:
Bệnh viện
(Đấu thầu)

Thuốc
sản xuất
tại Việt
Nam

Nhà
thuốc/Phòng
mạch

Bệnh
nhân

Nhà thuốc/Phòng
mạch

Chợ sỉ

Nhà phân phối
sỉ
(nước ngoài/nội
địa)

Chợ sỉ

Nhà
thuốc/Phòng

mạch

Hình 1.1 - Con đường thuốc sản xuất tại Việt Nam đến tay bệnh nhân

9


Thuốc
nhập
khẩu

Nhà phân phối
hoặc nhập khẩu
nước ngoài/nội địa

Bệnh viện
(đấu thầu)

Nhà phân phối
hoặc nhập khẩu
nước ngoài/nội địa

Nhà thuốc/Phòng
mạch

Nhà phân phối
hoặc nhập khẩu
nước ngoài/nội địa
địa)


Chợ sỉ

Bệnh
nhân

Nhà
thuốc/Phòng
mạch

Hình 1.2 – Con đường thuốc nhập khẩu chính ngạch đến tay bệnh nhân
Các thuốc kém chất lượng, thuốc nhái, thuốc lậu: Nhóm thuốc này chủ
yếu đi qua kênh chợ sỉ rồi phân phối cho các nhà thuốc/phòng mạch hoặc bán
trực tiếp cho người tiêu dùng có nhu cầu.
Nhìn chung, các loại dược phẩm tại Việt Nam đang phải qua nhiều tầng
nấc phân phối trước khi đến tay người tiêu dùng cuối cùng. Do đó, giá thành
người bệnh phải chi trả thực tế có thể cao hơn nhiều lần giá thành xuất xưởng
của các nhà sản xuất. Các loại thuốc nhập khẩu vẫn chưa được cơ quan quản
lý kiểm soát giá cả một cách hiệu quả do sự bắt tay giữa một số doanh nghiệp
nắm thị phần chi phối thị trường như Zuellig Pharma, DKSH, Mega Products
(hơn 40% thị phần cả nước) với công ty mẹ ở nước ngoài. Nạn thuốc giả,
thuốc nhái, thuốc kém chất lượng vẫn còn tồn tại song song với sự tồn tại của
hệ thống chợ sỉ tại Tp.HCM và Hà Nội. [15]
Kênh bệnh viện: Đây là kênh chủ lực mà tất cả các nhà sản xuất dược
phẩm cũng như nhà phân phối nhắm đến. Nguyên nhân chủ yếu do: Số lượng
tiêu thụ lớn nhất trong tất cả các kênh; Bệnh nhân không có quyền và không
đủ kiến thức để mặc cả giá thuốc, chủng loại và hoàn toàn phụ thuộc cũng
10


như chấp nhận phác đồ điều trị và toa thuốc của bác sĩ; Là kênh quảng bá hiệu

quả, nhanh chóng và mức độ lan tỏa nhanh nhất nếu được các bác sĩ tin tưởng
kê toa; Đối với các bệnh viện trung ương tuyến cuối tập trung tại Hà Nội và
Tp.HCM, đây là hi vọng cuối cùng của đa số các bệnh nhân khi mắc các bệnh
hiểm nghèo và nghiêm trọng như ung thư, máu huyết, nhi, đa chấn thương,
tim mạch, thần kinh…và đòi hỏi sử dụng một lượng lớn các thuốc đặc trị có
giá thành rất cao.
Kênh nhà thuốc: Đây là kênh phân phối phổ biến nhất tại Việt Nam hiện
nay do tính thuận tiện trong mua bán và do thói quen sử dụng các loại thuốc
phổ thông của đại bộ phận dân cư Việt Nam. Tương tự như tại các quốc gia
đang phát triển khác, đến hiệu thuốc tây là lựa chọn đầu tiên của đa phần
người dân khi mắc bệnh. Tại các vùng nông thôn hoặc vùng xa xôi hẻo lánh
tại Việt Nam, đây gần như là sự lựa chọn duy nhất của họ. Theo số liệu của
tổng cục thống kê năm 2015, cả nước có tổng cộng 42,302 dược sĩ (dược sĩ
cao cấp/trung cấp/dược tá). Theo quy định hiện hành, chủ một cơ sở buôn bán
thuốc tân dược tối thiểu phải có trình độ dược tá, nên có thể suy ra tại Việt
Nam đang có ít nhất khoảng 42,302 cơ sở bán lẻ (số liệu thực tế năm 2013 có
thể cao hơn), phục vụ gần 90 triệu dân Việt Nam, bình quân khoảng 2,128
người/1 nhà thuốc.
Các phòng khám bệnh tư nhân: Theo nhiều nguồn thống kê, cả nước
đang có hơn 30,000 phòng khám tư nhân và số lượng các phòng khám đang
có xu hướng tăng dần qua các năm, tập trung chủ yếu tại 02 thành phố lớn là
Tp. HCM và Hà Nội. Theo Bộ Y tế, số người hành nghề y tư nhân hiện
250,000 người. Song song với kênh bệnh viện và kênh nhà thuốc, kênh phòng
khám tư nhân cũng là một mắt xích quan trọng trong chuỗi phân phối thuốc
đến tay bệnh nhân tại Việt Nam vì các nguyên nhân sau: Đa số các bác sĩ làm
việc tại bệnh viện đều có phòng khám riêng để tiếp tục hoạt động sau giờ làm
việc để tăng thêm thu nhập, trong bối cảnh mức thu nhập bình quân hàng
11



tháng của bác sĩ tại Việt Nam chỉ khoảng 3 triệu VND/tháng; Nhu cầu khám
chữa bệnh của người dân là rất lớn trong khi khả năng đáp ứng và chất lượng
dịch vụ tại các bệnh viện công chưa thể đáp ứng đầy đủ, trong khi các bệnh
viện tư nhân vẫn chưa tạo được lòng tin từ người bệnh.
Trong nghiên cứu của Dược sĩ Nguyễn Văn Hùng năm 2014 thực hiện
tại Công ty dược phẩm Hùng Hiếu, lợi nhuận ròng năm 2014 của công ty này
tăng gần 30% so với năm 2013 [11]. Còn theo nghiên cứu của Dược sĩ Trần
Tuyết Trinh năm 2014 thực hiện tại Công ty cổ phần dược vật tư y tế Thanh
Hóa tổng doanh thu của công ty này giảm 10% so với năm 2013, doanh thu
hàng công ty sản xuất tăng 35%, các chỉ số lợi nhuận gộp, lợi nhuận thuần
đều tăng so với năm 2013 với tỷ lệ lần lượt là 2,5% và 8,9% [16].
1.3. Công ty trách nhiệm hữu hạn Dược phẩm Hải Đăng và một vài nét
về hoạt động kinh doanh của công ty
1.3.1. Lịch sử hình thành và phát triển
Tên giao dịch: Công ty trách nhiệm hữu hạn Dược phẩm Hải Đăng
pharmaceutical
Địa chỉ: Số 56 – Đường Hồ Hữu Nhân – Khối Vĩnh Mỹ - Phường Vinh
Tân – TP Vinh – Nghệ An
Hình thức kinh doanh: Doanh nghiệp bán buôn dược phẩm
Lĩnh vực kinh doanh: Thuốc, thực phẩm chức năng, vật tư y tế
Vốn điều lệ: 1,000,000,000 đồng (Một tỷ đồng) vào năm 2013
Doanh số bình quân hàng năm: 7,000,000,000 VNĐ
Công ty TNHH Dược phẩm Hải Đăng Pharmaceutical được thành lập
chính thức từ ngày 18/11/2013, hoạt động theo mô hình công ty TNHH một
thành viên.
1.3.2. Mục tiêu, cơ cấu tổ chức và nhân sự của công ty
Chiến lược phát triển: Cung cấp đa dạng các mặt hàng dược phẩm có
chất lượng tốt, giá cả phải chăng, thị trường có nhu cầu cao, tập trung đầu tư
12



xây dựng đội ngũ bán hàng tinh nhuệ.
Cơ cấu tổ chức của Công ty TNHH Dược phẩm Hải Đăng bao gồm 12
người được đánh giá là tương đối gọn nhẹ và khoa học, đầy đủ các phòng ban
chức năng đảm bảo phù hợp với quy mô hoạt động của công ty, bao gồm:
Bảng 1.1 – Cơ cấu nhân sự của công ty Dược phẩm Hải Đăng năm 2015
STT

Chức vụ/Nhiệm vụ

Số lượng

1

Giám đốc

1

2

Phó giám đốc

1

3

Kế toán

1


4

Tài xế kiêm giao hàng

1

5

Thủ kho

1

6

Trình dược viên

7
Tổng cộng:

12

Chức năng, nhiệm vụ:
Ban giám đốc: Chịu trách nhiệm quản lý, điều hành các hoạt động kinh
doanh của Công ty, đề ra chiến lược kinh doanh cho công ty.
Phòng hành chính kế toán: Giúp ban giám đốc hạch toán các hoạt động
kinh doanh của công ty, quản lý các loại vốn, quỹ của công ty, thực hiện toàn
bộ công tác kế toán và báo cáo kết quả hoạt động của công ty theo quy định.
Bộ phận kiểm soát chất lượng: Có nhiệm vụ kiểm tra, giám sát hoạt động
chuyên môn tại tất cả các bộ phận trong công ty theo đúng quy định.
Phòng kinh doanh: Chịu trách nhiệm triển khai các hoạt động bán hàng,

đề ra các chương trình xúc tiến bán hàng, chăm sóc khách hàng.
Tổ kho: Quản lý nhập – xuất hàng hoá vào các kho của công ty, chịu
trách nhiệm bảo quản hàng hoá theo các quy định của Bộ Y tế và kiểm kê
hàng hoá theo định kỳ và khi cần thiết.
13


Bộ phận giao nhận vận chuyển: Chịu trách nhiệm giao nhận vận chuyển
hàng hoá trực tiếp tới khách hàng.
Bảng 1.2 - Cơ cấu nhân lực của công ty năm 2015
STT

Trình độ chuyên môn

Số lượng

Tỷ lệ %

1

Dược sỹ đại học

1

8,3

2

Cao đẳng dược


1

8,3

3

Trung cấp dược

7

58,3

4

Cử nhân kinh tế

2

16,7

5

Trung cấp khác

1

8,3

12


100

Tổng cộng:

Cơ cấu nhân viên kinh doanh chiếm phần lớn lực lượng nhân sự của
công ty (58.33%).
BAN GIÁM ĐỐC

BỘ PHẬN KSC

BỘ PHẬN HÀNH
CHÍNH KẾ TOÁN

THỦ
KHO

GIAO
NHẬN

BỘ PHẬN
KINH DOANH

TRÌNH DƯỢC
VIÊN

Hình 1.3 - Sơ đồ tổ chức bộ máy của công ty TNHH Dược phẩm Hải Đăng

14



1.3.3. Một vài nét về hoạt động kinh doanh của Công ty
Danh mục sản phẩm: Từ lúc thành thập đến năm 2015 danh mục hàng
hóa phân phối của công ty chủ yếu tập trung vào nhóm thực phẩm chức năng
và thuốc mà chưa có trang thiết bị y tế cũng như vật tư y tế tiêu hao. Trong đó
có một số mặt hàng là làm đại lý phân phối cấp 1 tại địa phương cho các công
ty như: ECO, Novartis, Anvy…Còn lại là danh mục hàng hóa khai thác của
công ty.
Hệ thống khách hành: Là một doanh nghiệp mới thành lập vào cuối năm
2013 chưa đủ năm tài chính để tham gia đấu thầu tập trung nên mục tiêu hiện
tại của công ty là tập trung vào kênh phân phối các nhà thuốc, đại lý bán
thuốc tại thành phố Vinh và các huyện, thị xã trong tỉnh Nghệ An. Gia tăng
doanh thu cũng như số lượng khách hàng.
Số lượng các đại lý, nhà thuốc, phòng khám, bệnh viện là khách hàng
của công ty:
Bảng 1.3- Số lượng khách hàng của công ty Dược phẩm Hải Đăng năm
2015 theo khu vực
STT

Khu vực

Số lượng khách hàng

1

Thành phố Vinh

76

2


Huyện Thanh Chương

26

3

Huyện Nghi Lộc

21

4

Huyện Quỳ Hợp

18

5

Huyện Quỳnh Lưu

17

6

Huyện Hưng Nguyên

15

7


Huyện Nghĩa Đàn

14

8

Huyện Yên Thành

13

15


9

Huyện Anh Sơn

13

10

Huyện Nam Đàn

13

11

Huyện Con Cuông

12


12

Huyện Diễn Châu

12

13

Thị xã Thái Hòa

11

14

Huyện Tân Kỳ

10

15

Thị xã Cửa Lò

8

Để ngày càng phát triển theo đúng chiến lược mà Ban Giám đốc công
ty đề ra, đặc biệt là với Công ty TNHH Dược phẩm Hải Đăng, một công ty
còn rất non trẻ. Hàng năm công ty nên có những báo cáo, tổng kết để phân
tích, đánh giá lại hiệu quả kinh doanh mà công ty đã làm được trong năm đó,
nhằm đưa ra những chiến lược tốt hơn, hạn chế những tác động tiêu cực tới

kết quả kinh doanh của công ty mình trong năm tới. Chính vì điều đó, tôi thực
hiện đề tài này để phân tích kết quả kinh doanh của công ty cũng như hiệu
quả sử dụng vốn của công ty năm tài chính 2015 để đưa ra những đóng góp
tốt nhằm góp phần thúc đẩy công ty phát triể tốt hơn trong những năm tới.

16


×