Tải bản đầy đủ (.doc) (13 trang)

BÀI DỰ THI BÁO CÁO VIÊN PHẢN BÁC CÁC LUẬN ĐIỆU SAI TRÁI VỀ TỰ DO DÂN CHỦ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (175.43 KB, 13 trang )

CHUYÊN ĐỀ

PHẢN BÁC CÁC LUẬN ĐIỆU SAI TRÁI VỀ “TỰ DO
DÂN CHỦ” CỦA CÁC THẾ LỰC THÙ ĐỊCH TRÊN
MẠNG XÃ HỘI

HỌ TÊN THÍ SINH:

TP. , NĂM 2016


MỤC LỤC

PHẦN 1.............................................................................................................1
MỘT SÔ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ DÂN CHỦ..............................................1
1.1. Khái niệm về dân chủ..................................................................................................1

THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP ĐẤU TRANH VỚI CÁC LUẬN ĐIỆU
SAI TRÁI VỀ TỰ DO DÂN CHỦ CỦA CÁC THẾ LỰC THÙ ĐỊCH
TRÊN MẠNG XÃ HỘI...................................................................................3
2.1. Thực trạng hoạt động lợi dụng mạng xã hội để tuyên truyền sai trái về tự do dân chủ
của các thế lực thù địch......................................................................................................3

PHẦN III: KẾT LUẬN.................................................................................10
DANH MỤC CÁC TÀI LIỆU THAM KHẢO.............................................1


1
PHẦN 1
MỘT SÔ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ DÂN CHỦ
1.1. Khái niệm về dân chủ


Thuật ngữ dân chủ có nguồn gốc từ Hy Lạp cổ đại, nguyên nghĩa là việc: “Cử ra
và phế bỏ người đứng đầu”, đó là “quyền và sức lực của nhân dân”.1 Theo đó, hiểu một
cách cơ bản nhất, dân chủ là một hình thức của chính phủ, trong đó mọi người dân của
một nhà nước hoặc chính thể đều tham gia vào việc ra quyết định về các vấn đề của
mình, thường bằng cách bỏ phiếu để bầu người đại diện cho Quốc hội hoặc thể chế
tương tự.2 Cụ thể hơn, nhà khoa học chính trị Larry Diamon cho rằng chế độ dân chủ
bao gồm bốn yếu tố chính: 1) Một hệ thống chính trị cho việc lựa chọn và thay thế các
chính phủ thông qua bầu cử tự do và công bằng; 2) Sự tham gia tích cực của công dân
trong chính trị và đời sống dân sự; 3) Bảo vệ quyền con người của mỗi công dân; 4) Một
nguyên tắc của pháp luật, trong đó các luật và thủ tục áp dụng chung cho tất cả công
dân.3
Như vậy, ngay từ buổi sơ khai, lịch sử nhân loại đã có quan niệm về dân chủ, đó
là việc thực thi quyền lực của nhân dân. Tuy nhiên, khi xã hội phân chia giai cấp thì khái
niệm dân chủ còn do bản chất giai cấp thống trị của chế độ xã hội đó quy định.
1.2. Các hình thức dân chủ chủ yếu
Từ khi hệ tư tưởng Mác – Lênin ra đời và phong trào vô sản nổi lên, tạo nên ý
thức hệ đối lập với chủ nghĩa tư bản thì khái niệm dân chủ cũng được chia thành hai thể
chế chính là dân chủ tư sản và dân chủ xã hội chủ nghĩa.
Những người ủng hộ chủ nghĩa tư bản thường cho rằng, hệ thống dân chủ của họ
là thế giới tự do, dân chủ đi kèm với đa đảng, đa nguyên chính trị và nhấn mạnh tới khía
cạnh đầu phiếu phổ thông. Tuy nhiên, cần phải lưu ý là nền dân chủ tư sản phục vụ cho
lợi ích cho thiểu số, đó là giai cấp tư sản, cơ sở kinh tế của nó là chế độ chiếm hữu tư
nhân tư bản chủ nghĩa về tư liệu sản xuất, nến dân chủ đó được đặt dưới sự lãnh đạo của
các đảng tư sản – tổ chức chính trị đại biểu cho lợi ích của các tập đoàn tư bản thông qua
nhà nước tư sản với nhiều hình thức tổ chức khác nhau.

1

John Dunn (1994), Democracy: the unfinished journey 508 TCN - 1993 CN, Oxford University Press. Truy cập từ
Bách khoa toàn thư mở Wikipedia.org.

2
Oxford English Dictionary: Democracy. Truy cập từ Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
3
Diamond, L., Lecture at Hilla University for Humanistic Studies ngày 21/1/2004: "What is Democracy" Truy cập
từ Bách khoa toàn thư mở Wikipedia.org.


2
Còn theo quan điểm của chủ nghĩa Mác Lênin, dân chủ là một nhu cầu khách
quan của nhân dân lao động, dân chủ là quyền lực của nhân dân, hay nói cách khác, dân
chủ là quyền lực thuộc về nhân dân.4 Đây vừa là khẩu hiệu chiến đấu vừa là mục tiêu
cách mạng mà chủ nghĩa xã hội phải hoàn thành để trả lại vị trí và danh hiệu người quyết
định lịch sử cho quần chúng nhân dân, tầng lớp đa số so với tầng lớp thiểu số là giai cấp
thống trị. Phát triển luận điểm đó, trong tác phẩm “Mười đề cương về chính quyền Xô
Viết” Lênin viết: “Dân chủ là tự do, là bình đẳng, là quyết định của đa số, còn có gì cao
hơn tự do, bình đẳng, quyết định của đa số nữa”.5
1.3. Nền dân chủ xã hội chủ nghĩa tại Việt Nam
Kế thừa và phát triển các quan điểm tiến bộ về dân chủ của nhân loại, Chủ tịch
Hồ Chí Minh đã có lý giải khái niệm dân chủ một cách cô đọng và gắn liền với vấn đề
nhà nước. Người nói: “Chế độ ta là chế độ dân chủ, tức là dân làm chủ”, “Nước ta là
nước dân chủ, địa vị cao nhất là dân, vì dân là chủ”.6
Để thực hiện mục tiêu cao cả đó, Báo cáo chính trị của Ban chấp hành Trung
ương Đảng Cộng sản Việt Nam khóa XI tại Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XII
khẳng định mạnh mẽ: tiếp tục phát huy dân chủ xã hội chủ nghĩa, bảo đảm thực hiện
quyền làm chủ của nhân dân với phương hướng sau:
“Phát huy dân chủ xã hội chủ nghĩa, bảo đảm tất cả quyền lực nhà nước thuộc về
nhân dân. Mọi đường lối chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước
phải xuất phát từ nguyện vọng, quyền và lợi ích chính đáng của nhân dân, được nhân
dân tham gia ý kiến. Dân chủ phải được thực hiện đầy đủ, nghiêm túc trên tất cả các
lĩnh vực của đời sống xã hội. Bảo đảm để nhân dân tham gia ở tất cả các khâu của quá

trình đưa ra những quyết định liên quan đến lợi ích, cuộc sống của nhân dân, từ nêu
sáng kiến, tham gia thảo luận, tranh luận đến giám sát quá trình thực hiện. Tập trung
xây dựng những văn bản pháp luật liên quan trực tiếp đến quyền làm chủ của nhân
dân”.7

4

Bộ giáo dục và Đào tạo (2005), Giáo trình chủ nghĩa xã hội khoa học, NXB Chính trị Quốc gia, tr.195.
Phan Xuân Sơn (2010), “Quan điểm của VI Lenin về chế độ dân chủ và nguyên tắc tập trung dân chủ”, Tạp chí
Cộng sản. Nguồn từ: />6
Hồ Chí Minh (1995), Toàn tập, Tập 5, NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội, tr.251, tr.525.
7
Đảng Cộng sản Việt Nam, Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XII, Văn phòng Trung ương Đảng, tr.169.
5


3
Từ những phân tích trên, có cơ sở để cho rằng, dân chủ xã hội chủ nghĩa là bản
chất của chế độ ta, vừa là mục tiêu, vừa là động lực của sự phát triển đất nước. Điều
thiêng liêng đó đã được thể chế hóa trong Hiến pháp năm 2013, văn bản pháp lý cao
nhất của quốc gia, như sau:
“Nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam do Nhân dân làm chủ, tất cả quyền
lực nhà nước thuộc về Nhân dân mà nền tảng liên minh giữa giai cấp công nhân với giai
cấp nông dân và đội ngũ trí thức”.8
PHẦN II
THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP ĐẤU TRANH VỚI CÁC LUẬN ĐIỆU SAI TRÁI
VỀ TỰ DO DÂN CHỦ CỦA CÁC THẾ LỰC THÙ ĐỊCH TRÊN MẠNG XÃ
HỘI
2.1. Thực trạng hoạt động lợi dụng mạng xã hội để tuyên truyền sai trái về tự
do dân chủ của các thế lực thù địch

Với tốc độ phát triển internet như hiện nay, Việt Nam hiện có tỷ lệ số người sử
dụng internet chiếm tới 52% dân số, cao hơn mức trung bình của khu vực châu Á
(38,8%) và của thế giới (45%), đứng thứ 3 trong khu vực Đông Nam Á, thứ 6 tại châu
Á.9 Và ngay lập tức, các thế lực chống phá đã sử dụng internet như một vũ khí hữu hiệu
hàng đầu nhằm thúc đẩy “sự chuyển hóa từ bên trong” bằng việc phát tán, truyền bá,
gieo rắc quan điểm sai trái, thù địch về tự do dân chủ. Hầu hết các cuộc “cách mạng
màu” trên thế giới vừa qua làm tan hoang bao quốc gia đều được tạo ngòi nổ từ mạng xã
hội.
Những thông tin về chính trị luôn có sức ảnh hưởng và có độ lan tỏa rộng lớn,
nhất là ở những khu vực đô thị, có mật độ dân số đông, trình độ văn hóa cao. Điều này
chủ yếu xuất phát từ những lý do cơ bản: Một là, thông tin chính trị chiếm vị trí quan
trọng trong sự quan tâm của nhân dân bởi chúng có những mối liên quan trực tiếp, gần
gũi với lợi ích của mỗi thành viên trong xã hội. Hai là, thông tin chính trị được khai thác
trên mạng xã hội được tái truyền thông mở rộng trong xã hội theo các con đường khác
nhau như truyền miệng, khuếch tán tiếp trên mạng hoặc chuyển tiếp dưới dạng văn bản
in ấn. Vì thế thông tin chính trị trên mạng có sức lan tỏa mạnh trong xã hội. Ba là, những
thông tin chính trị trên mạng xã hội tồn tại và được bảo toàn như một kho dữ liệu mở
8

Xem Điều 2, Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, năm 2013.
Theo thống kê của Cục Viễn thông - Bộ Thông tin và Truyền thông. Nguồn từ: />9


4
cửa cho mọi đối tượng ở bất cứ nơi nào trên thế giới. Diện tham chiếu rộng nên việc tiếp
cận kho thông tin này ngày càng dễ dàng, thuận tiện.
Theo Tổng cục An ninh Bộ Công an, hiện nay ở bên ngoài có 52 đài phát thanh
và truyền hình có chương trình Việt ngữ, 429 tờ báo, tạp chí, trên 40 nhà xuất bản bên
ngoài tập trung tuyên truyền chống phá ta. Hàng năm có hơn 3000 tài liệu chiến tranh
tâm lý phá hoại tư tưởng, 28,000 thư ân xá quốc tế xâm nhập, phát tán qua đường bưu

điện dưới dạng quà cáp và gần 11,000 ấn phẩm được đưa vào bằng nhiều con đường
khác.10
Các đối tượng thù địch bên ngoài rất coi trọng hoạt động này và triển khai trên tất
cả các lĩnh vực như chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội, an ninh quốc phòng để tác động
nhằm thay đổi thể chế chính trị ở nước ta. Chúng lợi dụng các vấn đề về tự do dân chủ
để tác động đến quá trình hoạch định chính sách, xây dựng hệ thống pháp luật và cải
cách hành chính, tác động chuyển hóa cơ cấu thành phần xã hội Việt Nam trong các cơ
quan hành pháp, tư pháp, lập pháp theo kiểu dân chủ tư sản để từng bước thay đổi kiến
trúc thượng tầng chính trị ở Việt Nam. Mặt khác, thông qua các hình thức viện trợ, hợp
tác kinh tế gắn với các điều kiện về dân chủ, nhân quyền để can thiệp gây sức ép với
Chính phủ Việt Nam về chính trị. Chúng đưa ra các lộ trình để thực hiện các điều ước
quốc tế về dân chủ, nhân quyền, thành lập Tòa án Hiến pháp ở nước ta nhằm tạo áp lực
và từng bước ép Việt Nam phải thay đổi đường lối chính trị theo kiểu phương Tây.
Thực hiện chính sách ngoại giao hai mặt, phía nước ngoài vừa thể hiện đối tác
vừa thể hiện thái độ thù địch với Việt Nam. Thông qua các hoạt động tài trợ, triển khai
các chương trình hợp tác, đào tạo để liên hệ gặp gỡ số đối tượng chống đối để kích động,
hứa hẹn, hướng dẫn phương pháp hoạt động, tổ chức các khóa huấn luyện đào tạo về dân
chủ nhân quyền, tạo dựng các ngọn cờ lãnh đạo phong trào dân chủ, thúc đẩy các
khuynh hướng dân chủ cực đoan trong nước, hình thành các tổ chức chính trị đối lập với
Đảng Cộng sản. Dạo quanh các trang mạng xã hội của các phần tử bất mãn, cơ hội chính
trị, phần tử phản động đội lốt tôn giáo như Quanlambao, Danlambao, Blog AnhBasam,
Nguyễn Quang A, Lê Công Định…vv.. không khó để nhận thấy các đối tượng phản
động này đang ra sức lợi dụng các quyền tự do dân chủ để chống phá một cách có hệ
thống từ tư tưởng, lý luận đến các chủ trương, chính sách, pháp luật của Đảng và Nhà
nước.
10

GS,TS Vũ Văn Hiền, Phó chủ tịch Hội đồng lý luận trung ương, “Nhận diện, đấu tranh với các loại quan điểm sai
trái, thù địch”.



5
Trong các diễn biến công khai ở trong nước, khu vực và quốc tế, chúng cho rằng
nguyên nhân chính dẫn đến sự hạn chế dân chủ ở Việt Nam là do Đảng Cộng sản độc
quyền lãnh đạo, đồng thời xuyên tạc, vu cáo Việt Nam vi phạm các quyền cơ bản của
con người như quyền tự do bầu cử, tín ngưỡng, tôn giáo, tự do ngôn luận, hội họp, báo
chí; ngăn cấm quyền tiếp cận thông tin; đàn áp những người bất đồng chính kiến; tra tấn
những người đấu tranh vì dân chủ, nhân quyền. Chúng tìm cách bôi nhọ, xuyên tạc các
cán bộ lãnh đạo cấp cao của Đảng và Nhà nước, phủ định sạch trơn những trang sử vẻ
vang và thành quả cách mạng của nhân dân ta dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản
nhằm tập trung vào mục tiêu xóa bỏ sự lãnh đạo của Đảng, lật đổ chế độ XHCN ở Việt
Nam. Đi cùng với những luận điệu đó, chúng đưa ra các bản điều trần, tuyên bố, nghị
quyết kêu gọi, kích động đòi xác lập sự tự do dân chủ theo các giá trị của phương Tây,
hình thành các tổ chức xã hội dân sự, từng bước gây mất ổn định chính trị tiến tới đa
nguyên đa đảng ở Việt Nam. Và gần đây nhất, lợi dụng sự cố ô nhiễm biển miền Trung,
trên các trang mạng xã hội, chúng kêu gọi tổ chức tuần hành biểu tình, gây rối, kích
động bạo loạn lật đổ và tẩy chay cuộc bầu cử Quốc hội khóa XIV và Hội đồng nhân dân
các cấp.
Trước tình hình đó, việc nâng cao nhận thức và tinh thần chủ động đấu tranh trên
mặt trận truyền thông mạng xã hội là nhiệm vụ cấp bách, nhằm tạo dựng hình ảnh trung
thực về một Việt Nam gần gũi, thân thiện trong mắt bạn bè quốc tế, vì hòa bình, hợp tác
và phát triển.
2.2. Một số nội dung cơ bản đấu tranh, phản bác các luận điệu tuyên truyền
sai trái về tự do dân chủ của các thế lực thù địch
Đấu tranh, phản bác với các luận điệu tuyên truyền sai trái về tự do dân chủ là
hoạt động thường xuyên trong chuỗi các hoạt động đấu tranh làm thất bại chiến lược
“Diễn biến hòa bình” của toàn Đảng, toàn dân, toàn quân ta. Để đạt mục tiêu, yêu cầu
của cuộc đấu tranh này phải chủ động nhận diện, tập trung vào những vấn đề trọng tâm,
trọng điểm mà các thế lực thù địch lợi dụng để chống phá Đảng, Nhà nước, chế độ xã
hội chủ nghĩa. Xuất phát từ tình hình đó, trong phạm vi bài viết này, bước đầu đề cập

một số nội dung cơ bản sau:
Một là, phản bác quan điểm xóa bỏ sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản, đòi đa
nguyên đa đảng


6
Sự lãnh đạo duy nhất của Đảng là nhân tố hàng đầu quyết định thắng lợi của cách
mạng Việt Nam, bảo đảm sự ổn định, phát triển, tiến tới một xã hội dân giàu nước mạnh,
dân chủ, công bằng và văn minh. Đây chính là sự lựa chọn lịch sử, thể hiện ý chí và
nguyện vọng của nhân dân Việt Nam.
Cần phải nhận thức một cách khách quan rằng, những thành tựu to lớn có ý nghĩa
lịch sử qua 30 năm đổi mới đó chính là kết quả việc toàn Đảng, toàn dân, toàn quân ta
kiên định mục tiêu độc lập dân tộc gắn liền chủ nghĩa xã hội. Đất nước ra khỏi khủng
hoảng kinh tế xã hội và tình trạnh kém phát triển, trở thành nước đang phát triển có thu
nhập trung bình, đang đẩy mạnh công nghiệp hóa hiện đại hóa và hội nhập quốc tế. Kinh
tế tăng trưởng khá, nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa từng bước hình
thành và phát triển. Chính trị xã hội ổn định, quốc phòng an ninh được tăng cường. Dân
chủ xã hội chủ nghĩa được phát huy và ngày càng mở rộng. Công tác xây dựng Đảng,
xây dựng Nhà nước pháp quyền và cả hệ thống chính trị được đẩy mạnh; kiên quyết,
kiên trì đấu tranh bảo vệ độc lập, chủ quyền thống nhất toàn vẹn lãnh thổ và chế độ xã
hội chủ nghĩa. Quan hệ đối ngoại ngày càng mở rộng và đi vào chiều sâu, vị thế và uy
tín của Việt Nam trên trường quốc tế được nâng cao. 11 Có thể thấy điều đó qua một vài
số liệu dẫn chứng như: Chính phủ Việt Nam đã triển khai thực hiện 41 chiến lược và
chương trình quốc gia về phát triển kinh tế - xã hội với ưu tiên dành cho các nhóm xã
hội dễ bị tổn thương. Hoàn thành sớm nhiều Mục tiêu Phát triển Thiên niên kỷ (MDGs),
nhất là thành tựu xóa đói giảm nghèo (với tỷ lệ hộ nghèo từ 58,1% năm 1993 xuống còn
4,5% năm 2015). Trong bối cảnh chịu sự tác động tiêu cực của tình trạng suy thoái kinh
tế toàn cầu, nhiều quốc gia (kể cả những nước phát triển) cắt giảm đáng kể phúc lợi xã
hội, nhưng ở Việt Nam không một chương trình an sinh xã hội nào bị cắt giảm; ngược
lại, trong giai đoạn 2011 - 2015, Chính phủ vẫn dành 364.000 tỷ đồng để xóa đói giảm

nghèo; 136 nghìn tỷ đồng từ ngân sách nhà nước để thực hiện các chính sách phát triển
kinh tế - xã hội vùng dân tộc và miền núi. Điều đó cho thấy quyết tâm rất cao của Chính
phủ Việt Nam trong việc chăm lo đến cuộc sống của người dân không chỉ dừng lại ở chủ
trương mà được thể hiện ra bằng hành động thực tế. Từ chính những thành tựu đó mà bà
Victoria Kwaka, Giám đốc quốc gia Ngân hàng Thế giới tại Việt Nam (nay là Phó Chủ
tịch Ngân hàng Thế giới) đã phát biểu rằng: “Các chỉ số phúc lợi xã hội hiện nay (của

11

Văn phòng Trung ương Đảng (2016), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XII, Hà Nội, tr.65.


7
Việt Nam) cao hơn phần lớn các nước có cùng mức thu nhập, và thậm chí cả một số
nước có thu nhập cao hơn”.12
Nhìn sang khủng hoảng chính trị ở Thái Lan năm 2014 là thực tế sinh động bác
bỏ quan điểm đòi đa nguyên đa đảng. Cuộc xung đột kéo dài giữa các đảng phái chính trị
đối lập đã đẩy hệ thống kinh tế, chính trị, xã hội Thái Lan lâm vào tình trạng bất ổn, chia
rẽ, mâu thuẫn sâu sắc. Và cuối cùng quân đội Thái Lan phải ban hành thiết quân luật và
chỉ huy quân đội, tướng Prayuth Chan – ocha lên nắm quyền, lãnh tụ của các đảng đối
lập bị bắt giữ hoặc đưa ra Tòa án Hiến pháp để xét xử. Như vậy, có thể thấy, chế độ đa
nguyên, đa đảng đối lập, dân chủ hóa theo các giá trị phương Tây đã và đang tạo ra
những hậu quả nhãn tiền như rối loạn xã hội, chia rẽ dân tộc, xung đột, nội chiến kéo
dài, tạo cơ hội cho chủ nghĩa ly khai, khủng bố cực đoan lên ngôi gây bất ổn toàn cầu.
Một ví dụ khác là Libya, một sản phẩm chính hiệu của dân chủ phương Tây, đã sụp đổ
để lại một đất nước điêu tàn. Đến mức Tổng thống Mỹ Barack Obama buộc cay đắng
thừa nhận: “Có lẽ tôi đã thất bại trong việc dự tính hậu quả của những gì tôi nghĩ là điều
nên làm khi can thiệp vào Libya. Bây giờ, Libya là một mớ hỗn độn sau khi nhà lãnh
đạo độc tài Gaddafi bị lật đổ”.13
Như vậy, trong bối cảnh một Đảng cộng sản duy nhất lãnh đạo hệ thống chính trị,

dựa trên nền tảng là khối liên minh giữa giai cấp công nhân với giai cấp nông dân và đội
ngũ trí thức, mục đích của việc giành chính quyền để giải phóng toàn xã hội, đưa nhân
dân lao động lên làm chủ, xây dựng đất nước độc lập, dân chủ, giàu mạnh càng được
thực tiễn chứng minh là đúng đắn, phù hợp với thể chế chính trị Việt Nam.
Hai là, phản bác quan điểm Việt Nam không có tự do ngôn luận, tự do báo chí,
đàn áp bắt giữ người bất đồng chính kiến
Vừa qua, tổ chức “Ngôi nhà tự do” (FH) cho ra bản “Phúc trình tự do thế giới
năm 2015”, trong đó đã xếp Việt Nam vào danh sách các nước “không có tự do”. Trước
đó, một số tổ chức, như: “Ủy bản bảo vệ ký giả” (CPJ), “Phóng viên không biên giới”
(RSF) đã liên tục cho ra các “Báo cáo”, “Thông cáo”,… cùng với những luận điệu xuyên
tạc, đánh giá thiếu khách quan, phản ánh sai lệch tình hình tự do báo chí, tự do ngôn
luận, dân chủ, nhân quyền tại Việt Nam.
12

Nguyên Ngọc (2016), “Vẫn là những thông tin sai lệch về tình hình nhân quyền ở Việt Nam”, Tạp chí Quốc
phòng toàn dân, ngày 8/6/2016.
13
Xem />

8
Trên phương diện pháp lý, tất cả các bản Hiến pháp của chúng ta từ trước đến nay
đều có những quy định về tự do ngôn luận, tự do báo chí, tiếp cận thông tin, lập hội, biểu
tình và khẳng định đây là một trong những quyền cơ bản nhất của con người, của mọi
công dân.14
Tuy nhiên, cần phải nhấn mạnh rằng, việc thực hiện các quyền này phải nằm
trong khuôn khổ pháp luật quy định, không thể có tự do ngôn luận, tự do báo chí tuyệt
đối. Đây hoàn toàn phù hợp với thông lệ luật pháp và chuẩn mực quốc tế. Điều 29 Tuyên
ngôn thế giới về nhân quyền của Liên hiệp quốc nêu rõ: “Mỗi người đều có nghĩa vụ đối
với cộng đồng, trong khi hưởng thụ các quyền về tự do cá nhân, phải chịu những hạn
chế do luật định nhằm mục đích duy nhất là bảo đảm việc thừa nhận và tôn trọng với

các quyền tự do của người khác và phù hợp với những đòi hỏi chính đáng về đạo đức,
trật tự công cộng và phúc lợi chung trong một xã hội dân chủ”. Ngay cả Mỹ, một quốc
gia tự cho là dân chủ nhất thế giới cũng tuyên bố: “Nghiêm cấm mọi hành vi in ấn, xuất
bản, biên tập, phát thanh, truyền bá, buôn bán, phân phối hoặc trưng bày công khai bất
kỳ tài liệu viết hoặc in nào có nội dung vận động, xúi giục hoặc giảng giải về trách
nhiệm, sự cần thiết tham vọng hoặc tính đúng đắn của hành vi lật đổ hoặc tiêu diệt bất
kỳ chính quyền cấp nào tại Mỹ bằng vũ lực hoặc bạo lực”.15
Thực tế trong những năm qua, khi các cơ quan chức năng của Việt Nam bắt giữ
để điều tra, đưa ra xét xử công khai một số đối tượng phạm tội tuyên truyền chống Nhà
nước Cộng hòa XHCN Việt Nam, ngay lập tức các tổ chức FH, CPJ, RSF đã vội “chụp”
cho các đối tượng này chiếc mũ “nhà dân chủ”, “blogger độc lập”, “nhà bất đồng chính
kiến” và đưa ra “Thông cáo” xuyên tạc, đòi Việt Nam phải trả tự do vô điều kiện cho họ,
yêu cầu hủy bỏ những điều 258 trong Bộ luật Hình sự mà họ cho là “những điều luật mơ
hồ xúc phạm quyền con người”.
Với vị thế là một quốc gia độc lập, có chủ quyền, Việt Nam đang ra sức xây dựng
và hoàn thiện Nhà nước pháp quyền XHCN, mà trong đó mọi hoạt động của xã hội được
quản lý và điều chỉnh theo pháp luật. Trước pháp luật mọi người đều bình đẳng, không
ai được tự cho mình cái quyền đứng trên pháp luật để tuyên truyền, cổ xúy cho những
hành động chống phá Nhà nước. Một số trường hợp như: blogger Anhbasam Nguyễn
Hữu Vinh, Trần Huỳnh Duy Thức, Tạ Phong Tần, Trương Duy Nhất... cũng không phải
ngoại lệ. Phải khẳng định rằng, những biện pháp cần thiết mà các lực lượng chức năng
14
15

Điều 25 Hiến pháp 2013.
Điều 2385, chương 115, Bộ luật Hình sự Hợp chủng quốc Hoa Kỳ.


9
của Việt Nam tiến hành là phù hợp với luật pháp Việt Nam và chuẩn mực quốc tế nhằm

đảm bảo trật tự an toàn xã hội. Những hành vi tuyên truyền, kích động bạo lực, gây rối
trật tự ảnh hưởng đến cuộc sống của người dân cần phải ngăn chặn trong khuôn khổ luật
pháp, vì lợi ích chung của cộng đồng. Như vậy, trên thực tế, ở Việt Nam không có
phóng viên, nhà báo, blogger, người bất đồng chính kiến nào bị bỏ tù mà chỉ có người vi
phạm pháp luật bị xử lý theo quy định của pháp luật.
Bên cạnh đó, Việt Nam cũng đạt được những thành tựu không thể phủ nhận trong
thực hiện quyền tự do báo chí, tự do ngôn luận. Báo chí ở Việt Nam không bị kiểm
duyệt và có vai trò rất quan trọng trong phản biện các chủ trương, chính sách của các cấp
chính quyền, nhất là trong cuộc chiến chống tham nhũng, tiêu cực. Luật Báo chí (sửa
đổi) năm 2016 đã quy định cụ thể về quyền tự do báo chí, quyền tự do ngôn luận trên
báo chí của công dân. Theo đó, công dân có quyền: sáng tạo tác phẩm báo chí, cung cấp
thông tin báo chí, phản hồi thông tin trên báo chí, tiếp cận thông tin báo chí, liên kết với
cơ quan báo chí thực hiện sản phẩm báo chí, in và phát hành báo in; góp ý kiến, phê
bình, kiến nghị, khiếu nại, tố cáo trên báo chí đối với các tổ chức của Đảng, cơ quan Nhà
nước, tổ chức chính trị, xã hội, nghề nghiệp và thành viên của các cơ quan, tổ chức đó.
Đến nay, cả nước có 857 cơ quan báo chí (tăng thêm 71 cơ quan trong giai đoạn 2011 –
2015) với trên 18.000 nhà báo được cấp thẻ (tăng 1.500 người so với năm 2011) và
khoảng trên 5.000 phóng viên đang làm việc tại các cơ quan báo chí. Về báo chí điện tử,
cả nước có 105 báo, tạp chí điện tử, 248 trang thông tin điện tử tổng hợp của các cơ quan
báo chí được cấp phép. Người dân Việt Nam được tiếp cận 183 kênh phát thanh, truyền
hình quảng bá, 75 kênh truyền hình trả tiền; trong đó, có nhiều kênh truyền hình nước
ngoài. Đó là những minh chứng hùng hồn cho quá trình mở rộng tự do ngôn luận, tự do
báo chí, góp sức tăng cường nền dân chủ ở Việt Nam.16
Là một đất nước có chủ quyền, con đường phát triển của dân tộc Việt Nam do
chính người dân Việt Nam lựa chọn. Chúng ta không bao giờ chấp nhận các thế lực bên
ngoài can thiệp, sắp đặt, xuyên tạc, phỉ báng, kích động gây rối nội bộ, kìm hãm sự phát
triển của đất nước. Thiết nghĩ, những tổ chức, cá nhân lợi dụng quyền tự do báo chí, tự
do ngôn luận, dân chủ, nhân quyền để hô hào, cổ súy cho những hành động đi ngược lại
lợi ích của dân tộc Việt Nam thì đều phải bị xử lý nghiêm minh.


16

Nguyễn Ngọc (2016), “Vẫn là những thông tin sai lệch về tình hình nhân quyền ở Việt Nam”, Tạp chí Quốc
phòng toàn dân, ngày 8/6/2016.


10
PHẦN III: KẾT LUẬN
Trong khuôn khổ đề cương thuyết trình, tác giả đã nêu và phân tích một số vấn đề
lý luận về khái niệm dân chủ, các học thuyết chủ yếu về dân chủ và quan điểm, đường
lối của Đảng Cộng sản Việt Nam về dân chủ xã hội chủ nghĩa.
Xuất phát từ tình hình thực tế, tác giả đã nêu lên thực trạng lợi dụng mạng xã hội
để tuyên truyền các quan điểm sai trái về tự do dân chủ của các thế lực thù địch. Dựa
trên nền tảng lý luận, tác giả phân tích, bình luận một số nội dung cơ bản về sự lãnh đạo
tuyệt đối của Đảng, về tự do báo chí, tự do ngôn luận để phản bác những quan điểm sai
trái thù địch.
Quá trình nghiên cứu, đề cương có sử dụng các văn kiện chính trị của Đảng, các
quy định của pháp luật, các bài báo và tài liệu tham khảo khác để so sánh, phân tích,
đánh giá và đặt nó trong mối tương quan giữa tình hình chính trị thế giới và Việt Nam.


DANH MỤC CÁC TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. John Dunn (1994), Democracy: the unfinished journey 508 TCN - 1993 CN,
Oxford University Press. Bách khoa toàn thư mở Wikipedia.org.
2. Oxford English Dictionary: Democracy. Bách khoa toàn thư mở Wikipedia,org
3. Diamond, L., Lecture at Hilla University for Humanistic Studies ngày
21/1/2004: "What is Democracy" Bách khoa toàn thư mở Wikipedia.org.
4. Bộ giáo dục và Đào tạo (2005), Giáo trình chủ nghĩa xã hội khoa học, NXB
Chính trị Quốc gia, tr.195.
5. Phan Xuân Sơn (2010), “Quan điểm của VI Lenin về chế độ dân chủ và nguyên

tắc tập trung dân chủ”, Tạp chí Cộng sản. Nguồn từ:
/>6. Hồ Chí Minh (1995), Toàn tập, Tập 5, NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội, tr.251,
tr.525.
7. Đảng Cộng sản Việt Nam, Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XII,
Văn phòng Trung ương Đảng, tr.169.
8. Xem Điều 2, Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, năm 2013.
9. Theo thống kê của Cục Viễn thông - Bộ Thông tin và Truyền thông. Nguồn từ:
/>10. GS,TS Vũ Văn Hiền, Phó chủ tịch Hội đồng lý luận trung ương, “Nhận diện,
đấu tranh với các loại quan điểm sai trái, thù địch”.
11. Văn phòng Trung ương Đảng (2016), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần
thứ XII, Hà Nội, tr.65.
12. Nguyên Ngọc (2016), “Vẫn là những thông tin sai lệch về tình hình nhân quyền
ở Việt Nam”, Tạp chí Quốc phòng toàn dân, ngày 8/6/2016.
13. Xem />14. Điều 25 Hiến pháp 2013.
15. Điều 2385, chương 115, Bộ luật Hình sự Hợp chủng quốc Hoa Kỳ.
16. Nguyễn Ngọc (2016), “Vẫn là những thông tin sai lệch về tình hình nhân quyền
ở Việt Nam”, Tạp chí Quốc phòng toàn dân, ngày 8/6/2016.



×