Tải bản đầy đủ (.pptx) (56 trang)

Bài thuyết trình về Nguyên lý giáo dục và Hệ Thống Giáo Dục Quốc Dân

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (266.14 KB, 56 trang )

II. Nguyên lý giáo dục
2. Nội dung nguyên lý giáo dục

Nguyên lý giáo dục Việt Nam đã được quy định
trong Luật Giáo dục và có nội dung sau:
Hoạt động giáo dục phải được thực hiện theo
nguyên lý học đi đôi với hành, giáo dục kết hợp
với lao động sản xuất,lý luận gắn liền với thực
tiễn,giáo dục nhà trường kết hợp với giáo dục gia
đình và giáo dục xã hội.
(Luật Giáo dục. Sđd. Điều 3,tr.8-9)


Nguyên lý là một thể thống nhất và được chia làm 3
vế sau:
Học đi đôi với hành, lý luận gắn liền với thực
tiễn;
Giáo dục kết hợp với lao động sản xuất.
Nhà trường gắn liền với gia đình và xã hội.


Trong đó việc thực hiện “ giáo dục kết hợp với lao
động sản xuất” mà các nhà kinh điển chủ nghĩa MácLeennin,Bác Hồ và Đảng ta luôn luôn coi trọng là yêu cầu
cao nhất và khó khăn nhất. Cao nhất vì giáo dục đóng gói
trực tiếp vào việc sản xuất ra của cải vật chất và cải tạo xã
hội. Mặt khác ,qua lao động sản xuất con người sẽ có điều
kiện đào sâu kiến thức,rèn luyện tay nghề,nâng cao phẩm
chất đạo đức cũng như tinh thần trách nhiệm, tính thận
trọng, chính xác,…..



Qua lao động sản xuất các em sẽ được tổ chức
hoạt động nghiêm túc, có mục đích, có kế hoạch.
Lý thuyết hoạt động đã chỉ rằng, trẻ chỉ trở
thành nhân cách khi bắt đầu thực hiện các hoạt động
xã hội của loài người. Do đó, nói đến giáo dục, nói
đến sự hình thành và phát triển nhân cách con
người,trước hết là nói đến việc người lớn tổ chức cho
trẻ tham gia các họat động đa dạng,đặc biệt là hoạt
động nhận thức và lao động sản xuất,lúc đầu với sự
giúp đỡ của người lớn,sau đó là tự lực.


2.1 Học đi đôi với hành,lý luận gắn liền
với thực tiễn
a) Học đi đôi với hành
Ông cha ta xưa nay vẫn nói: “ phải chăm chỉ học hành”.
Trong ngôn ngữ Việt Nam học và hành luôn gắn kết với nhau,
không bao giới tách rời nhau.
Trong quá trình học tập nếu biết vận dụng kiến thức đã học
để thực hành sẽ làm tang hiệu quả nhận thức,giảm lý thuyết
“suông” và lúc đó thực hành không phải “mò mẫn” mà được dựa
trên một cơ sở lý thuyết khoa học vững chắc. Kết quả là kiến thức
trở nên sâu sắc và hành động trở nên sang tạo,tinh thông


Bác cũng đã dạy:
“ Học với hành phải đi đôi. Học mà không
hành thì học vô ích. Hành mà không học thì
hành không trôi chảy”.
Hồ Chí Minh tuyển tập. T.5



Ngoài ra Bác còn chỉ rõ nội dung của sự kết hợp học và
hành trong từng bậc học,cấp học:
“+ Đại học thì cần kết hợp lý luận khoa học với thực hành, ra
sức học tập lý luận và khoa học tiên tiến của các nước,kết
hợp với thực tiễn của nước ta,để thiết thực giúp ích cho công
việc xây dựng mước nhà.
+ Trung học thì cần đảm bảo cho học trò những thi thức phổ
thông,chắc chắn thiết thực,thích hợp với nhu cầu và tiền đồ
xây dựng nước nhà, bỏ nhũng phần nào không cần thiết cho
đời sống thực tế.
+ Tiểu học thì cần giáo dục cho các cháu thiếu nhi, yêu Tổ
quốc, yêu nhân dân,yêu lao động, yêu khoa học, trọng của
công. Cách dạy phải nhẹ nhàng và vui vẻ, chớ gò ép thiếu nhi
vào khuôn khổ của người lớn. Phải đặt biệt giữ gìn sức khỏe
của các cháu”


b) Lí luận gắn liền với thực tiễn:
Chúng ta đều biết ,nhà trường là một bộ phận
của xã hội,giáo dục nhà trường là một bộ phận của
giáo dục xã hội,mục đích của giáo dục nhà trường
phục vụ cho sự phát triển của xã hội.


Trong khi giảng dạy lí luận,giáo viên thường xuyên
liên hệ với thực tiễn sinh động của cuộc sống hàng
ngày,hàng giờ trong nước và cả thế giới,đây là những
minh họa vô cùng quan trọng giúp học sinh nắm vững lí

luận và hiểu rõ thực tiễn. học tập có liên hệ với thực
tiễn làm cho lí luận không còn khô khan,khó tiếp thu mà
còn trở nên sinh động,các hiện tượng thực tiễn được
phân tích , dược soi sáng bằng những lí luận khoa học
vững chắc.


2.2 Giáo dục kết hợp với lao động sản xuất
Quan điểm của Đảng ta là coi trọng và tiến hành
đồng thời hoạt động học tập và hoạt động lao động sản xuất
của học sinh, kết hợp chặt chẽ tác dụng hình thành và phát
triển nhân cách của hai loại hoạt động chủ yếu của lứa tuổi
này, nền giáo dục có khả năng to lớn trong việc đào tạo
những người lao động được phát triển đầy đủ và cân đối về
tâm hồn và thể chất, về tri thức và đạo đức, về lý luận và
thực hành. Đồng thời nền giáo dục còn có tác dụng to lớn
trong việc thúc đẩy sản xuất phát triển.


Trong bài nói chuyện tại Hội nghị cán bộ Đảng ngành giáo
dục tháng 6/1957,Bác Hồ đã nhận định như sau:
“ Trong thời kì kháng chiến ta có đề ra cho học sinh tham
gia lao động sản xuất có một thời kì ta có nhiều tiến bộ. Nhưng
ta chưa biết kết hợp chặt chẽ giáo dục văn hóa với lao động sản
xuất. Mấy năm gần đây, việc giáo dục tinh thần lao động,kỉ luật,
lao động và giáo dục lao động có sút kém, bây giờ phải sửa”
Hồ Chí Minh tuyển tập. T7


Lao động sản xuất vừa là môi trường vừa là phương tiện

giáo dục con người. Mọi phẩm chất nhân cách được hình thành
trong lao động và trong hoạt động xã hội.
Gia đình và nhà trường tổ chức cho học sinh lao động tự
phục vụ và tham gia lao động công ích xã hội để giáo dục ý thức
và kĩ năng lao động cho học sinh.
Phong trào thi đua vận dụng nguyên lý giáo dục của Đảng
vào nhà trường được phát động rầm rộ. Các trường tiên
tiến,các đơn vị anh hùng như các trường Bắc Lý,Cẩm Bình,
Thanh niên lao động xã hội chủ nghĩa Hòa Bình xuất hiện,…
Đó là những bài học quý cần rút ra khi nghiên cứu
nguyên lý giáo dục.


2.3 Nhà trường gắn với gia đình và xã hội.
Bác Hồ đã dạy : “ Giáo dục trong nhà
trường chỉ là một phần, còn cần có sự giáo dục
ngoài xã hội và trong gia đình để giúp cho việc
giáo dục trong nhà trường tốt hơn. Giáo dục
trong nhà trường dù tốt mấy nhưng thiếu giáo
dục trong gia đình và ngoài xã hội thì kết quả
cũng không hoàn toàn”.
Hồ Chí Minh tuyển tập. T7


Bản chất con người là tổng hòa các mối quan
hệ trong xã hội. Con người sống không đơn độc mà
luôn có gia đình, bạn bè, và cả cộng đồng trong xã
hội.
Giáo dục gia đình và xã hội có những thế mạng
riêng mà giáo dục nhà trường không thể thay thế

được
Ví dụ: Giáo dục đạo đức như long nhân ái, tính
trung thực, cần kiệm,…được gia đình làm rất tốt.
Những phẩm chất này thường được nhen nhóm lên
ở các em từ thuở nhỏ,từ mái ấm gia đình, qua tấm
gương, qua lời khuyên nhủ tâm tình của bố mẹ.


Tinh thần cộng đồng, long dung cảm, kiên
cường, trí sáng tạo, sự ứng xử khéo léo…cũng
thường được hình thành và phát triển trong
quá trình lăn lộn trải nghiệm trong thực tế cuộc
sống, qua các trò chơi và hoạt động tập thể, xã
hội.
Giáo dục gắn với xã hội, với đời sống là sự
tổng kết kinh nghiệm giáo dục của ông cha ta,
mà cũng là sự kế thừa kinh nghiệm giáo dục của
cả loài người.


Dựa vào nguyên lý này người ta đã điều chỉnh các
yếu tố của quá trình giáo dục, ví dụ như:
+ Về mục tiêu: đã chuyển từ mẫu người toàn tâm
toàn ý phục vụ chúa sang những mẫu người cự thể phục
vụ đời sống con người như: thương gia, nhà quản trị, nhà
thám hiểm…những mẫu người sẵn sang xông pha vào
nguy hiểm để cải tạo tự nhiên, xã hội với những đặc điểm
sau:
–Con người có đầu óc thực tế, thiết thực;
–Con người mà các mặt: sức khỏe, trí tuệ, đạo

đức, mỹ dục… đều phát triển tốt;
–Sẵn sàng phục vụ xã hội và Tổ quốc. Mục đích
cưới cùng của giáo dục là phục vụ xã hội trong đó
có hạnh phúc riêng của bản thân


+ Về nội dung: Tư tưởng giáo dục gắn với xã hội và đời sống được thể
hiện trong tiêu chuẩn lựa chọn nội dung sau đây:
• Học các môn thiết thực và giúp cho đời sống,tiêu chuẩn lựa chọn
nội dung thành “ hữu ích” , “hữu dụng”





Chọn những tri thức môn học góp phần rèn luyện trí xét đoán.
Trí xét đoán là mục tiêu của trí dục. Bởi vì trí xét đoán cần thiết
cho cuộc sống, trí nhớ chỉ để vận dụng trong kĩ thuật.
Tất cả các môn học đều phải phục vụ đức dục….
Về phương pháp giáo dục thì gắn chặc 3 mặt: học, hành, sống
trong một hpajt động chung: học qua hành, hành để sống và
sống là học, học để sống.

Nói tóm lại, từ mục tiêu đến nội dung, phương pháp…
dục đều được chỉ đạo bởi nguyên lí giáo dục.

giáo


3. Những phương hướng thực hiện nguyên

lí giáo dục
Nguyên lí giáo dục là một luận điểm giáo dục
quan trọng được đúc kết trên các căn cứ khoa học
và thực tiễn, có giá trị chỉ đạo toàn bộ quá trình giáo
dục đi đến mục tiêu.
Nhìn chung việc học tập trong nhà trường chủ
yếu hướng vào thi cử, hướng vào thành tích trên
lớp,tốt nghiệp của học sinh. Vì vậy cần có sự thay
đổi cơ bản trong cách đánh giá, thi cử, tuyển chọn.
ngoài ra, cần chú ý một số biện pháp sau:


a) Tiến hành từng bước việc phổ cập nền giáo
dục, có chất lượng ngày càng cao, cho tất cả mọi trẻ
em, nam cũng như nữ, thuốc các thành phần dân tộc,
ở khắp mọi cùng đất nước; trên cơ sở đó, phổ cập
từng bước việc đào tạo nghề nghiệp cho tất cả thanh
thiếu niên trước khi bước vào cuộc sống lao động sản
xuất. Trên tinh thần đó hiện nay đang tiến hành phổ
cập giáo dục THCS .


b) Thực hiện đầy đủ những nhiệm vụ chủ yếu
của giáo dục phổ thông: võ trang tri thức khoa
học và phát triển trí tuệ; hình thành thế giới
quan khoa học; giáo dục công dân và rèn luyện
những công dân đậm đà bản sắc dân tộc; giáo
dục lao động; huấn luyện thể dục thể thao và
quân sự; bồi dưỡng văn hóa thẩm mĩ.



c) Xây dựng nội dung giáo dục mang tính
chất toàn diện, cơ bản, hiện đại, Việt Nam, phản
ánh các vấn đề quan trọng liên quan đến sự
phát triển kinh tế - xã hội của đất nước; chú
trọng cả tri thức khoa học, kĩ năng thực hành.


d) Tổ chức cho toàn thể học sinh thường xuyên
tham gia các hoạt động lao động và hoạt động xã hội
theo những hình thức và mức độ thích hợp với từng lứa
tuổi. Trong thời gian gần đây, việc tổ chức phong trào
thanh niên tình nguyện giúp đồng bào vùng sâu vùng xa
xóa đói giảm nghèo, giúp đỡ đồng bào bị bão, lụt,…. Là
những hoạt động rất tốt nhằm tạo điều kiện cho học
sinh, thanh niên rèn luyện, học tập theo hướng gắn với
xã hội, với đời sống.


e) Lôi cuốn các lực lượng cán bộ khoa học kĩ
thuật, công nhân lành nghề, nông dân có nhiều
kinh nghiệm sản xuất tham gia vào việc giảng
dạy kĩ thuật và huấn luyện nghề nghiệp cho học
sinh


f) Nhà trường cần tổ chức các cơ sở thực
hành, thí nghiệm thùy theo bậc học, ngành học,
điều này cần được lưu ý đến ở các trường
chuyên nghiệp, dạy nghề và ở bậc đại học, cao

đẳng. Ở những nơi có điều kiện cần tổ chức các
cơ sở thực hành tại địa phương, đảm bảo thời
gian dành cho sinh viên trực tiếp lao động sản
xuất tạo ra của cải vật chất.


g) Nhà nước, nhà trường cần tạo mọi điều
kiện, cơ sở vật chất và tinh thần thuận lợi cho
giáo viên và học sinh và học theo nguyên lý giáo
dục; không có cơ sơ, vật chất, điều kiện đảm
bảo không thể tổ chức quá trình giáo dục thành
công


×