Tải bản đầy đủ (.pdf) (135 trang)

Nâng cao vai trò của lao động nữ trong phát triển kinh tế hộ nông dân ở huyện Võ Nhai tỉnh Thái Nguyên

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.51 MB, 135 trang )

Header Page 1 of 16.

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ VÀ QUẢN TRỊ KINH DOANH

PHẠM THỊ HIÊM

NÂNG CAO VAI TRÒ CỦA LAO ĐỘNG NỮ
TRONG PHÁT TRIỂN KINH TẾ HỘ NÔNG DÂN
Ở HUYỆN VÕ NHAI, TỈNH THÁI NGUYÊN

LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ
Chuyên ngành: KINH TẾ NÔNG NGHIỆP

THÁI NGUYÊN - 2014

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu
Footer Page 1 of 16.

/>

Header Page 2 of 16.

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ VÀ QUẢN TRỊ KINH DOANH

PHẠM THỊ HIÊM

NÂNG CAO VAI TRÒ CỦA LAO ĐỘNG NỮ
TRONG PHÁT TRIỂN KINH TẾ HỘ NÔNG DÂN
Ở HUYỆN VÕ NHAI, TỈNH THÁI NGUYÊN


Chuyên ngành: KINH TẾ NÔNG NGHIỆP
Mã số: 60 62 01 15

LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ

Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: TS. PHẠM THỊ LÝ

THÁI NGUYÊN - 2014

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu
Footer Page 2 of 16.

/>

Header Page 3 of 16.

i
LỜI CAM ĐOAN
Luận văn "Nâng cao vai trò của lao động nữ trong phát triển kinh tế hộ
nông dân ở huyện Võ Nhai, tỉnh Thái Nguyên". Luận văn sử dụng những
thông tin từ nhiều nguồn khác nhau. Các thông tin này đã được chỉ rõ nguồn gốc,
có một số thông tin thu thập từ điều tra thực tế ở địa phương, số liệu đã được
tổng hợp và xử lý.
Tôi xin cam đoan rằng đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số
liệu và kết quả nghiên cứu trong luận văn này là hoàn toàn trung thực và chưa
được sử dụng để bảo vệ một học vị nào. Các tài liệu tham khảo có nguồn gốc
trích dẫn rõ ràng.
Thái Nguyên, ngày ..... tháng……năm 2014
Tác giả luận văn


Phạm Thị Hiêm

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu
Footer Page 3 of 16.

/>

Header Page 4 of 16.

ii
LỜI CẢM ƠN
Quá trình học tập và thực hiện luận văn tốt nghiệp tôi đã được sự
giúp đỡ nhiệt tình của nhiều cá nhân, tập thể. Tôi xin bày tỏ sự cảm ơn sâu
sắc nhất tới tất cả cá nhân và tập thể đã tạo điều kiện giúp đỡ tôi trong quá
trình học tập và nghiên cứu đề tài này. Tôi xin chân thành cảm ơn Ban
Giám hiệu, Khoa Đào tạo sau Đại học, cùng các thầy cô giáo trường Đại
học Kinh tế và Quản trị Kinh doanh Thái Nguyên đã tận tình giảng dạy và
giúp đỡ tôi trong suốt quá trình học tập tại trường.
Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn TS. Phạm Thị Lý người trực tiếp hướng dẫn
và giúp đỡ tôi trong suốt quá trình nghiên cứu để hoàn thành luận văn này.
Tôi xin chân thành cảm ơn các đồng chí lãnh đạo UBND huyện, các
phòng chức năng của huyện Võ Nhai tỉnh Thái Nguyên và các hộ nông dân đã
giúp đỡ và tạo điều kiện thuận lợi cho tôi trong quá trình thu thập thông tin để
thực hiện luận văn.
Đồng thời, Tôi xin chân thành cảm ơn đồng nghiệp và những cộng tác
viên đã giúp đỡ, chia sẻ tạo điều kiện cho tôi trong suốt quá trình học tập và
nghiên cứu đề tài.
Tôi xin chân thành cảm ơn!
Thái Nguyên, ngày ……tháng……năm 2014
Tác giả luận văn


Phạm Thị Hiêm

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu
Footer Page 4 of 16.

/>

Header Page 5 of 16.

iii

MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN ................................................................................................. i
LỜI CẢM ƠN ..................................................................................................... ii
MỤC LỤC ......................................................................................................... iii
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT ..................................................................... vi
DANH MỤC CÁC BẢNG ................................................................................. vii
DANH MỤC CÁC HÌNH ................................................................................... ix
MỞ ĐẦU............................................................................................................ 1

1. Tính cấp thiết của việc nghiên cứu đề tài .................................................. 1
2. Mục tiêu nghiên cứu đề tài ........................................................................... 2
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ................................................................ 2
4. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài....................................................... 3
5. Bố cục luận văn ........................................................................................... 3
Chƣơng 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ VAI TRÒ CỦA LAO
ĐỘNG NỮ TRONG PHÁT TRIỂN KINH TẾ HỘ NÔNG DÂN ...................... 4

1.1. Cơ sở lý luận về vai trò của lao động nữ trong phát triển kinh tế hộ

nông dân .................................................................................................. 4
1.1.1. Khái niệm và đặc điểm của giới tính ................................................... 4
1.1.2. Hộ gia đình và kinh tế hộ nông dân ..................................................... 7
1.1.3. Vị trí và vai trò của phụ nữ trong phát triển kinh tế hộ nông dân ....... 10
1.1.4. Những yếu tố ảnh hưởng đến vai trò của lao động nữ trong phát
triển kinh tế hộ nông dân .................................................................. 13
1.1.5. Những thách thức đối với lao động nữ ở nông thôn .......................... 16
1.2. Vai trò của lao động nữ trong phát triển kinh tế hộ nông dân ở một
số nước trên thế giới và ở Việt Nam ................................................... 25
1.2.1. Vai trò của lao động nữ trong phát triển kinh tế hộ ở một số
nước trên thế giới .............................................................................. 25
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu
Footer Page 5 of 16.

/>

Header Page 6 of 16.

iv
1.2.2. Vai trò lao động nữ trong phát triển kinh tế hộ nông dân ở Việt Nam .... 26
1.2.3. Tình hình lao động nữ ở Tỉnh Thái Nguyên ...................................... 32
1.3. Một số bài học kinh nghiệm cho Huyện Võ Nhai ................................ 34
Chƣơng 2: PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU .................................................. 37

2.1. Câu hỏi nghiên cứu ................................................................................. 37
2.2. Phương pháp nghiên cứu ...................................................................... 37
2.2.1. Phương pháp chọn điểm nghiên cứu.................................................. 37
2.2.3. Phương pháp thu thập thông tin ......................................................... 38
2.2.4. Phương pháp xử lý thông tin.............................................................. 40
2.2.5. Phương pháp phân tích ...................................................................... 40

2.3. Hệ thống các chỉ tiêu nghiên cứu.......................................................... 40
2.3.1. Nhóm các chỉ tiêu chung.................................................................... 40
2.3.2. Nhóm các chỉ tiêu về xã hội............................................................... 40
2.3.3. Nhóm các chỉ tiêu phản ánh vai trò của lao động nữ......................... 40
Chƣơng 3: THỰC TRẠNG VỀ VAI TRÒ CỦA LAO ĐỘNG NỮ TRONG
PHÁT TRIỂN KINH TẾ HỘ NÔNG DÂN Ở HUYỆN VÕ NHAI ....................... 42

3.1. Đặc điểm của Huyện Võ Nhai tỉnh Thái Nguyên ................................. 42
3.1.1. Đặc điểm tự nhiên .............................................................................. 42
3.1.2. Đặc điểm kinh tế- xã hội .................................................................... 49
3.2. Thực trạng vai trò của lao động nữ nông thôn trong phát triển kinh tế hộ.... 61
3.2.1. Khái quát thực trạng về lao động nữ trên địa bàn huyện Võ Nhai .... 61
3.2.2. Thực trạng, vai trò của lao động nữ trong các hộ điều tra ............... 66
3.3. Những tồn tại và nguyên nhân làm hạn chế vai trò của lao động nữ
trong phát triển kinh tế hộ nông dân ..................................................... 88
3.3.1. Những lý do làm hạn chế vai trò của lao động nữ trong phát triển
kinh tế hộ........................................................................................... 88
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu
Footer Page 6 of 16.

/>

Header Page 7 of 16.

v
3.3.2. Dùng phương pháp phân tích SWOT để phân tích vai trò của lao
động nữ trong phát triển kinh tế hộ................................................... 89
Chƣơng 4: QUAN ĐIỂM VÀ NHỮNG GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO
VAI TRÕ LAO ĐỘNG NỮ TRONG PHÁT TRIỂN KINH TẾ HỘ NÔNG
DÂN Ở HUYỆN VÕ NHAI ............................................................................. 92


4.1. Quan điểm phương hướng, mục tiêu nâng cao vai trò của lao động
nữ trong phát triển kinh tế hộ nông dân ở huyện Võ Nhai ................... 93
4.1.1. Quan điểm nâng cao vai trò của lao động nữ trong phát triển
kinh tế hộ nông dân của huyện Võ Nhai........................................... 93
4.1.2. Mục tiêu của việc nâng cao vai trò của phụ nữ trong phát triển
kinh tế xã hội huyện Võ Nhai ........................................................... 95
4.2. Một số giải pháp chủ yếu nhằm nâng cao vai trò của phụ nữ trong
phát triển kinh tế hộ nông dân ở huyện Võ Nhai ................................ 95
4.2.1. Giải pháp nâng cao vai trò lao động nữ trong tiếp cận và quản lý
các nguồn lực của hộ......................................................................... 95
4.2.2. Giải pháp nâng cao chất lượng nguồn lực lao động nữ ..................... 98
4.2.3. Phát triển ngành nghề phi nông nghiệp và nghề phụ ....................... 100
4.2.4. Giải pháp trong vấn đề ra quyết định ............................................ 100
4.2.5. Tăng cường tạo quyền và tăng khả năng tiếp cận của phụ nữ đối
với các hoạt động ở các hội ban ngành đoàn thể ở địa phương ...... 101
4.3. Kiến nghị ............................................................................................. 102
KẾT LUẬN.................................................................................................... 105
TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................. 108

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu
Footer Page 7 of 16.

/>

Header Page 8 of 16.

vi
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
CNH - HĐH


: Công nghiệp hóa - Hiện đại hóa

LHPNVN

: Liên hiệp phụ nữ Việt Nam

LHQ

: Liên hiệp quốc

NN &PTNT

: Nông nghiệp và phát triển nông thôn

NN

: Nông nghiệp

PTTH

: Phổ thông trung học

TBXH

: Thương binh xã hội

THCS

: Trung học cơ sở


TSCĐ

: Tài sản cố định

TV

: Ti vi

TW

: Trung ương

UBND

: Ủy ban nhân dân

VSTBPN

: Vì sự tiến bộ phụ nữ

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu
Footer Page 8 of 16.

/>

Header Page 9 of 16.

vii
DANH MỤC CÁC BẢNG

Bảng 1.1: Tỷ lệ phụ nữ tham gia công tác Đảng, Chính quyền các cấp
giai đoạn 2011- 2016 .................................................................... 28
Bảng 1.2: Tỷ lệ lao động nữ đang làm việc phân theo ngành kinh tế tỉnh
Thái Nguyên, năm 2012................................................................ 32
Bảng 1.3: Tỷ lệ phụ nữ là đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp tỉnh Thái
Nguyên nhiệm kỳ 2011 - 2016 ..................................................... 33
Bảng 2.1: Lựa chọn địa điểm điều tra ............................................................. 38
Bảng 3.1: Dân số của huyện Võ Nhai, năm 2013 ........................................... 50
Bảng 3.2: Lao động nữ phân theo các ngành của huyện Võ Nhai Trong
giai đoạn 2011- 2013 .................................................................... 52
Bảng 3.3: Tình hình sử dụng quỹ đất của huyện Võ Nhai năm 2013 ............. 54
Bảng 3.4: Tình hình sản xuất lương thực của huyện Võ Nhai năm 2012-2013 ......... 58
Bảng 3.5: Cơ cấu kinh tế huyện Võ Nhai năm 2011-2013 ................................ 60
Bảng 3.6: Trình độ chuyên môn của lao động nữ huyện Võ Nhai, năm 2013 ....... 64
Bảng 3.7: Lực lượng lao động phân theo các ngành huyện Võ Nhai, năm 2013 ... 65
Bảng 3.8: Tỷ lệ nữ làm chủ hộ và tham gia quản lý và điều hành sản xuất
trong các hộ điều tra huyện Võ Nhai, năm 2013 .......................... 67
Bảng 3.9: Phân công lao động sản xuất và người ra quyết định trong
trồng trọt của các nhóm hộ điều tra .............................................. 69
Bảng 3.10: Phân công lao động sản xuất và người ra quyết định trong
Chăn nuôi của các nhóm hộ điều tra ............................................. 72
Bảng 3.11. Phân công công việc hàng ngày trong nhóm hộ điều tra
huyện Võ Nhai, năm 2013 ............................................................ 73
Bảng 3.12: Tiếp cận thông tin sản xuất của lao động nữ trong các hộ điều
tra huyện Võ Nhai, năm 2013 ....................................................... 78

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu
Footer Page 9 of 16.

/>


Header Page 10 of 16.

viii
Bảng 3.13: Phụ nữ với việc tiếp cận các kênh thông tin và Các quan hệ xã
hội huyện Võ Nhai, năm 20013 ...................................................... 80
Bảng 3.14: Đứng tên trong giấy chứng nhận quyền sử dụng đất của hộ điều
tra huyện Võ Nhai năm 2013 ......................................................... 81
Bảng 3.15: Quyền quản lý tài chính và ra quyết định trong các hộ điều
tra huyện Võ Nhai, năm 2013 ....................................................... 82
Bảng 3.16: Vai trò của lao động nữ trong việc tạo ra thu nhập trong các
hộ điều tra tại huyện Võ Nhai năm 2013 ...................................... 86
Bảng 3.17: Mối liên hệ giữa vai trò giới, tình trạng bất bình đẳng giới và
công cuộc phát triển ...................................................................... 91

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu
Footer Page 10 of 16.

/>

Header Page 11 of 16.

ix
DANH MỤC CÁC HÌNH

Hình 3.1: Bản Đồ hành chính Huyện Võ Nhai ............................................... 43
Hình 3.2: Tỷ lệ dân tộc huyện Võ Nhai năm 2013 ......................................... 51
Hình 3.3: Cơ cấu sử dụng đất của huyện Võ Nhai ......................................... 54
Hình 3.4: Phân loại lao động nữ huyện Võ Nhai theo tiêu chí dân tộc .......... 61
Hình 3.5: Biểu đồ phân loại lao động nữ huyện Võ Nhai theo nhóm tuổi ............. 62

Hình 3.6: Biểu đồ phân loại lao động nữ huyện Võ Nhai theo trình độ học vấn ...... 63
Hình 3.8: So sánh tỷ lệ biết chữ giữa lao động nam và lao động nữ .............. 84
Hình 3.9: So sánh thời gian chăm sóc sức khỏe của các thành viên trong
gia đình ........................................................................................... 85

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu
Footer Page 11 of 16.

/>

Header Page 12 of 16.

1
MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của việc nghiên cứu đề tài
Trong lịch sử loài người, phụ nữ bao giờ cũng là một bộ phận lao động
quan trọng trong xã hội. Bằng lao động sáng tạo của mình, phụ nữ đã góp
phần làm giầu cho xã hội, làm phong phú cuộc sống con người, đặc biệt quan
trọng trong sản xuất xã hội và tái sản xuất sức lao động, bảo đảm cho xã hội
loài người không ngừng phát triển. Họ có mặt và tham gia hoạt động trong
mọi lĩnh vực xã hội. Phụ nữ là người quản lý, người chăm lo cuộc sống cho cả
gia đình. Cuộc sống của người phụ nữ chịu ảnh hưởng sâu sắc đến sự tiến bộ
của chế độ chính trị, xã hội, sự phát triển kinh tế văn hoá và cũng gắn liền với
trình độ văn minh của thời đại.
Từ sau Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ IV đến nay, những chính sách đổi
mới kinh tế của Đảng và Nhà nước ban hành đã làm thay đổi mọi mặt đời sống
kinh tế, xã hội của nhân dân cả nước, từ thành thị tới nông thôn, từ miền xuôi
đến miền ngược. Với trình độ học vấn và năng lực chuyên môn không ngừng
được nâng cao, người phụ nữ đã có mặt trong tất cả các lĩnh vực của đời sống,
xã hội. Đặc biệt ở khu vực nông thôn, vai trò của người phụ nữ được đánh giá

cao hơn nữa trong phát triển kinh tế hộ gia đình, họ hoạt động trong nhiều
ngành nghề để tăng thu nhập, cải thiện đời sống. Họ đã và đang tích cực tham
gia vào các hoạt động sản xuất và đóng vai trò quan trọng trong phát triển kinh
tế ở nông thôn, làm thay đổi diện mạo kinh tế nông thôn Việt Nam.
Là một huyện miền núi làm nông nghiệp là chính, lao động nữ chiếm tỷ
trọng cao trong cơ cấu lao động toàn huyện. Phụ nữ ngày càng có vai trò quan
trọng trong lao động sản xuất, nuôi dưỡng, chăm sóc gia đình và hoạt động
cộng đồng. Tuy nhiên, sự đóng góp của họ chưa được công nhận một cách
xứng đáng, chưa tương xứng với vị trí, vai trò của họ trong nền kinh tế, trong
các quan hệ xã hội và trong đời sống gia đình. Qua quá trình nghiên cứu, vấn
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu
Footer Page 12 of 16.

/>

Header Page 13 of 16.

2
đề vai trò của người phụ nữ trong phát triển kinh tế hộ nông dân nói chung và ở
huyện Võ Nhai nói riêng là vấn đề ít được các nhà quản lý quan tâm, trên cơ sở
đó có những giải pháp thích hợp để khẳng định, ghi nhận và tăng cường vai trò
của người phụ nữ ở khu vực nông thôn. Vì vậy, tôi tiến hành nghiên cứu đề tài:
"Nâng cao vai trò của lao động nữ trong phát triển kinh tế hộ nông dân ở
huyện Võ Nhai, tỉnh Thái Nguyên".
2. Mục tiêu nghiên cứu đề tài
2.1. Mục tiêu chung
Nghiên cứu nhằm chỉ ra được vai trò quan trọng của người phụ nữ nông
thôn ở huyện Võ Nhai, trên cơ sở đó có những kiến nghị với các cấp chính
quyền, địa phương nhằm nâng cao vị thế, vai trò của người phụ nữ trong phát
triển kinh tế hộ nông dân nói riêng và trong các hoạt động xã hội nói chung.

2.2. Mục tiêu cụ thể
- Hệ thống hoá cơ sở lý luận và thực tiễn về vấn đề “giới”. Vị trí, vai trò
khả năng đóng góp của lao động nữ nói chung và lao động nữ nông thôn nói
riêng trong phát triển kinh tế hộ nông dân.
- Đánh giá năng lực và vai trò của lao động nữ nông thôn ở huyện Võ
Nhai trong phát triển kinh tế hộ những năm qua.
- Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến vai trò và khả năng đóng góp của
lao động nữ nông thôn trong phát triển kinh tế hộ.
- Đề xuất các giải pháp chủ yếu nhằm tăng cường vai trò của lao động nữ
nông thôn trong phát triển kinh tế hộ, góp phần vào sự phát triển kinh tế xã
hội trên địa bàn huyện Võ Nhai trong những năm tới.
3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
3.1. Đối tượng nghiên cứu

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu
Footer Page 13 of 16.

/>

Header Page 14 of 16.

3
Đối tượng nghiên cứu là vai trò của lao động nữ trong phát triển kinh tế
hộ nông dân trên địa bàn huyện Võ Nhai.

3.2. Phạm vi nghiên cứu
- Về không gian: Đề tài được nghiên cứu trên địa bàn huyện Võ Nhai.
- Về thời gian: Các số liệu nghiên cứu đề tài được thu thập trong giai
đoạn 2011-2013
- Về nội dung: Phụ nữ nông thôn có vai trò rất quan trọng trong mọi mặt

của đời sống xã hội, nhưng vì điều kiện thời gian có hạn, đề tài chỉ tập trung
nghiên cứu vai trò của lao động nữ nông thôn trong phát triển kinh tế hộ nông
dân huyện Võ Nhai.
4. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài
Đề tài là công trình khoa học có ý nghĩa lý luận và thực tiễn thiết thực, là
tài liệu tham khảo giúp cho huyện Võ Nhai xây dựng nâng cao vai trò của lao
động nữ nông thôn trong phát triển kinh tế hộ.
5. Bố cục luận văn
4 chương.
Chương 1: Cơ sở lý luận và thực tiễn về vai trò của lao động nữ trong
phát triển kinh tế hộ nông dân
Chương 2: Phương pháp nghiên cứu đề tài
Chương 3: Thực trạng về vai trò của lao động nữ trong phát triển kinh tế
hộ nông dân ở huyện Võ Nhai
Chương 4: Quan điểm và những giải pháp nhằm nâng cao vai trò của lao
động nữ trong phát triển kinh tế hộ nông dân ở huyện Võ Nhai

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu
Footer Page 14 of 16.

/>

Header Page 15 of 16.

4

Chƣơng 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ VAI TRÒ CỦA LAO ĐỘNG
NỮ TRONG PHÁT TRIỂN KINH TẾ HỘ NÔNG DÂN
1.1. Cơ sở lý luận về vai trò của lao động nữ trong phát triển kinh tế hộ

nông dân
1.1.1. Khái niệm và đặc điểm của giới tính
1.1.1.1. Một số khái niệm về giới
Khái niệm về “Giới” xuất hiện ban đầu tại các nước nói tiếng Anh vào
khoảng những năm 60 của thế kỷ XX. Đến thập kỷ 80 nó xuất hiện tại Việt Nam.
Giới là yếu tố luôn luôn biến đổi cũng như tương quan về địa vị trong xã
hội của nữ giới và nam giới không phải là hiện tượng bất biến mà liên tục
thay đổi. Nó phụ thuộc vào điều kiện kinh tế, chính trị, xã hội cụ thể. Giới là
sản phẩm của xã hội, dùng để phân biệt sự khác nhau trong quan hệ giữa nam
và nữ, nó là cơ sở để nghiên cứu sự cân bằng về giới và nâng cao địa vị của
người phụ nữ trong xã hội. Tuy nhiên, chúng ta cần phân biệt hai phạm trù
giới và giới tính.
Giới tính(Sexual): Là khái niệm dùng để chỉ các đặc trưng sinh học của
nữ giới và nam giới trong tự nhiên. Là sự khác biệt về mặt sinh học giữa nam
giới và phụ nữ. Giới tính là những đặc điểm đồng nhất mà khi chúng ta sinh
ra đã có và không thể thay đổi được.
Các đặc trưng của giới tính bị quy định và hoạt động theo các cơ chế tự
nhiên, di truyền (Ví dụ: trong sự di truyền giống nòi, người nào có cặp nhiễm
sắc thể giới tính XX thì thuộc về nữ giới, người nào có nhiễm sắc thể giới tính
XY thì thuộc về nam giới). Nữ giới vốn có chức năng sinh lý học như tạo ra
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu
Footer Page 15 of 16.

/>

Header Page 16 of 16.

5
trứng, mang thai, sinh con và cho con bú bằng sữa mẹ. Nam giới có chức
năng tạo ra tinh trùng. Về mặt sinh lý học, nữ giới khác với nam giới.

Các đặc trưng giới tính là kết quả của một quá trình tiến hoá rất lâu dài
của loài người trong lịch sử. Do vậy, các biến đổi giới tính cũng đòi hỏi phải tốn
rất nhiều thời gian với những điều kiện và sự can thiệp rất đặc biệt. Sự khác nhau
về giới tính không hàm chứa sự bất bình đẳng, tức là vị thế sinh học của nam và
nữ là ngang nhau.
Giới (Gender): Là khái niệm dùng để chỉ sự khác biệt giữa phụ nữ và
nam giới trên cả khía cạnh sinh học và xã hội. Là phạm trù chỉ quan niệm, vai
trò và mối quan hệ xã hội giữa nam giới và phụ nữ. Xã hội tạo ra và đã gán cho
trẻ em gái và trẻ em trai, cho phụ nữ và nam giới các đặc điểm khác nhau. Bởi
vậy, các đặc điểm giới rất đa dạng và có thể thay đổi được.
1.1.1.2. Đặc điểm và sự khác biệt về giới
* Đặc điểm về giới
- Không tự nhiên mà có mà nó được hình thành từ những quan hệ xã
hội. Chỉ có giới tính là hình thành tự nhiên từ khi hình thành bào thai của
người mẹ.
- Các hành vi, vai trò, vị thế được hình thành thông qua dạy dỗ về mặt
xã hội và được coi là thuộc tính thuộc về trẻ em gái và trẻ em trai;
- Đa dạng (khác nhau giữa các xã hội);
- Có thể thay đổi (Ví dụ: Trong các công tác tưởng trừng chỉ có phụ nữ
có thể tham gia còn nam giới thì không và ngược lại như: Phụ nữ có thể làm
Tổng thống, làm Chủ tịch nước.. còn nam giới có thể làm đầu bếp giỏi, may vá
thêu thùa….).
* Những khác biệt về giới

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu
Footer Page 16 of 16.

/>

Header Page 17 of 16.


6
Nam giới và nữ giới là hai nửa hoàn chỉnh của loài người, bảo đảm cho
việc tái sản xuất con người và xã hội. Sự khác biệt về giới đã quy định thiên
chức của họ trong gia đình và trong xã hội.
Bắt đầu từ khi sinh ra là đứa trẻ được đối xử tuỳ theo nó là bé trai hay
bé gái. Đó là sự khác nhau về đồ chơi, quần áo, tình cảm của bố mẹ. Đứa trẻ
được dạy dỗ và điều chỉnh hành vi của chúng theo giới tính của mình như bé
trai thích đá bóng còn bé gái thích nhảy dây…
Những tri thức xã hội cũng hướng theo sự khác biệt về giới khi trẻ lớn
lên bắt đầu đi học. Chẳng hạn như nam giới được hướng theo những ngành kỹ
thuật, phải có thể lực tốt và tư duy cao. Còn nữ giới có thể lực yếu hơn
thường được hướng theo các ngành nữ công và những ngành cần có sự khéo
léo, tỉ mỉ…Tất cả các tác động vô tình hay hữu ý của xã hội đều làm tăng sự
khác biệt về giới trong xã hội. Tuy nhiên, người ta lại thường lấy sự khác biệt
về giới tính để giải thích sự khác biệt về giới.
Phụ nữ thường được xem là phái yếu, vì họ sống thiên hơn về tình cảm,
họ là thành phần quan trọng tạo nên sự yên ấm trong gia đình. Thiên chức của
phụ nữ là làm vợ, làm mẹ, dường như họ phải gắn bó với con cái, gia đình
hơn nam giới và cũng từ đấy mối quan tâm của họ cũng có phần khác hơn
nam giới.
Nam giới thường được coi là phái mạnh, là trụ cột gia đình vì họ cứng
rắn hơn về tình cảm, mạnh bạo và năng động hơn trong công việc. Đặc trưng
về giới này cho phép họ dồn hết tâm trí vào lao động sản xuất, vào công việc
xã hội và ít bị ràng buộc hơn bởi con cái, gia đình. Chính điều này đã làm
tăng thêm khác biệt giữa phụ nữ và nam giới trong xã hội. Để thay đổi quan
hệ giới các đặc trưng của giới cần phải vượt qua những quan niệm cũ, tức là
cần phải bắt đầu từ việc thay đổi nhận thức, hành vi của mọi người trong xã
hội về giới và quan hệ giới.


Số hóa bởi Trung tâm Học liệu
Footer Page 17 of 16.

/>

Header Page 18 of 16.

7
Hơn nữa, nam - nữ lại có xuất phát điểm không giống nhau để tiếp cận
với cái mới, họ có những thuận lợi, khó khăn, tính chất và mức độ khác nhau
để tham gia vào các chương trình kinh tế, từ góc độ nhận thức, nắm bắt các
thông tin xã hội. Đặc biệt trong nền kinh tế thị trường, từ điều kiện và cơ hội
đi học tập, bồi dưỡng trình độ chuyên môn, tiếp cận làm việc, từ vị trí trong
gia đình, ngoài xã hội khác nhau, từ tác động của định kiến xã hội, các hệ tư
tưởng, phong tục tập quán đối với giới cũng có sự khác nhau.
Sự khác biệt về giới và giới tính là nguyên nhân cơ bản gây nên bất bình
đẳng trong xã hội. Trong nhiều năm gần đây, hầu hết các nước trên thế giới đã
dần đánh giá đúng mức vai trò của phụ nữ trong gia đình và trong xã hội, kết
quả là thực hiện các mục tiêu “Bình đẳng nam nữ” để giải phóng sức lao động
và xây dựng củng cố thêm nền văn minh nhân loại. Tuy nhiên mức độ bình
đẳng đó tuỳ thuộc vào từng quốc gia và giảm dần theo chiều tăng của sự phát
triển đối với mỗi nước trên thể giới.
1.1.2. Hộ gia đình và kinh tế hộ nông dân
1.1.2.1. Khái niệm hộ gia đình và khái niệm kinh tế hộ gia đình
* Khái niệm hộ gia đình
Có ba tiêu thức chính thường được nói đến khi đưa ra khái niệm Hộ gia đình:
(1). Có quan hệ huyết thống và hôn nhân
(2). Cư trú chung
(3). Có cơ sở kinh tế chung
Gia đình là khái niệm dựa trên tiêu thức thứ nhất. Hai tiêu thức sau

không nhất thiết phải có trong khái niệm gia đình. Bởi vì một số thành viên
trong gia đình khi trưởng thành có thể tách ra cư trú và làm ăn ở nhiều nơi
khác nhau và có cơ sở kinh tế riêng. Tuy vậy, họ vẫn được coi là người trong
một gia đình.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu
Footer Page 18 of 16.

/>

Header Page 19 of 16.

8
Khái niệm hộ còn có những quan niệm khác nhau. Theo một số từ điển
chuyên ngành kinh tế cũng như từ điển ngôn ngữ thì hộ được hiểu là: Tất cả
những người cùng sống trong một mái nhà, bao gồm những người có cùng
huyết thống và những người làm công - tức là lấy tiêu thức (1) làm chính.
Khi nghiên cứu về phát triển kinh tế hộ gia đình ở một số nước Châu Âu,
Megree (1989) cho rằng: “Ở các nước Châu Á hầu hết người ta quan niệm hộ
là một nhóm người cùng chung huyết tộc hay không cùng chung huyết tộc ở
chung cùng một ngôi nhà, ăn chung một mâm cơm và có chung một ngân
quỹ”. Về phương diện thống kê các nhà nghiên cứu Liên hiệp quốc cho rằng:
“Hộ là những người cùng sống chung dưới một mái nhà, cùng ăn chung và có
chung một ngân quỹ”. Những quan điểm này đề cập chủ yếu đến tiêu thức (2)
và (3). Tiêu thức (1) không phải là điều nhất thiết. Tuy vậy, một số quan điểm
khác lại chú trọng đến tính huyết thống trong khái niệm hộ. Đại diện cho quan
điểm này là các giáo sư trường Đại học Lisbon khi nghiên cứu cộng đồng
nông dân trong quá trình quá độ tại một số nước Châu Á cho rằng: “Hộ là tập
hợp những người có chung huyết tộc, có quan hệ mật thiết với nhau trong quá
trình sáng tạo ra sản phẩm để bảo tồn chính bản thân họ và cộng đồng”. Đại

đa số các hộ ở Việt Nam đều gồm những người có quan hệ hôn nhân hoặc
thân tộc. Vì vậy, khái niệm hộ thường được hiểu đồng nghĩa với gia đình,
nhiều khi được gộp thành một khái niệm chung là hộ gia đình.
* Khái niệm về kinh tế hộ nông dân
Kinh tế hộ nông dân là hình thức tổ chức kinh tế cơ sở của xã hội, trong
đó các nguồn lực để tiến hành sản xuất: Đất đai, lao động, tiền vốn và tư liệu
sản xuất được coi là của chung. Có chung ngân quỹ, ngủ chung một nhà, ăn
chung một nồi, mọi quyết định trong sản xuất kinh doanh và đời sống là tùy
thuộc vào chủ hộ, được Nhà nước thừa nhận, hỗ trợ và tạo điều kiện phát triển.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu
Footer Page 19 of 16.

/>

Header Page 20 of 16.

9
Có ý kiến khác lại cho rằng, kinh tế hộ bao gồm toàn bộ các khâu của
quá trình tái sản xuất mở rộng: Sản xuất, phân phối, trao đổi, tiêu dùng. Kinh
tế hộ thể hiện được các loại hộ hoạt động kinh tế trong nông thôn như hộ
nông nghiệp, hộ nông- lâm- ngư nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, dịch vụ,
thương nghiệp, ngư nghiệp.
Theo quan niệm của Frank Ellis (1988) “Kinh tế hộ nông dân là kinh tế
của những hộ gia đình có quyền sinh sống trên các mảnh đất đai, sử dụng chủ
yếu sức lao động gia đình. Sản xuất của họ thường nằm trong hệ thống sản xuất
lớn hơn và tham gia ở mức độ không hoàn hảo vào hoạt động của thị trường”.
1.1.2.2. Đặc điểm kinh tế hộ nông dân và vai trò của phụ nữ
Kinh tế hộ nông dân là hình thức kinh tế có quy mô gia đình, các thành
viên có mối quan hệ gắn bó với nhau về kinh tế cũng như huyết thống. Về
mức độ phát triển có thể trải qua các hình thức: Kinh tế hộ sinh tồn, kinh tế hộ

tự cấp tự túc và kinh tế hộ sản xuất hàng hóa.
Về đất đai: Là yếu tố quan trọng nhất trong các tư liệu sản xuất của hộ
nông dân. Cuộc sống của họ gắn liền với ruộng đất. Giải quyết mối quan hệ
giữa nông dân và đất đai là giải quyết vấn đề cơ bản về kinh tế nông hộ.
Về lao động: Kinh tế hộ chủ yếu sử dụng lao động gia đình, việc thuê
mướn lao động mang tính chất thời vụ không thường xuyên hoặc thuê mướn
để đáp ứng nhu cầu khác của gia đình. Một thực tế là hiệu quả sử dụng lao
động trong nông nghiệp rất cao, khác với các ngành kinh tế khác.
Sản xuất của hộ nông dân là tập hợp các mục đích kinh tế của các thành
viên trong gia đình, thường nằm trong một hệ thống sản xuất lớn hơn của
cộng đồng. Kinh tế hộ nông dân là tế bào kinh tế của sản xuất nông nghiệp,
tất yếu có quan hệ với thị trường song mức độ quan hệ còn thấp, chưa gắn
chặt với thị trường. Nếu tách họ ra khỏi thị trường họ vẫn tồn tại.
Về vốn: Do họ tự tạo ra chủ yếu là từ sức lao động của họ. Mục đích sản
xuất chủ yếu là phục vụ yêu cầu cần tiêu dùng trực tiếp của hộ, không phải là
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu
Footer Page 20 of 16.

/>

Header Page 21 of 16.

10
lợi nhuận, hộ không quan tâm đến giá trị thặng dư. Có lúc hộ nông dân phải
duy trì mức tiêu dùng tối thiểu, đầu tư sản xuất với chi phí rất cao để đảm bảo
cuộc sống của gia đình.
Sự hiểu biết về kinh tế hộ nông dân được thông qua các đặc trưng của hộ
nông dân nói chung. Tuỳ theo điều kiện cụ thể của mỗi quốc gia, mỗi vùng mà
nông hộ có những đặc trưng cụ thể. Tóm lại, kinh tế hộ nông dân luôn gắn liền
với đất đai và sử dụng lao động gia đình là chủ yếu. Mục đích chủ yếu nhất của

sản xuất trong nông hộ là đáp ứng cho tiêu dùng trực tiếp của hộ, sau đó mới là
sản xuất hàng hoá.
1.1.3. Vị trí và vai trò của phụ nữ trong phát triển kinh tế hộ nông dân
1.1.3.1. Vị trí của lao động nữ trong gia đình và xã hội
Trên toàn thế giới lao động nữ đóng vai trò then chốt trong gia đình về
khả năng sản xuất và tái sản xuất. Họ chiếm hơn 50% trong tổng số lao động;
số giờ lao động của họ chiếm 2/3 tổng giờ lao động của xã hội và sản xuất ra
1/2 trong tổng sản lượng nông nghiệp. Cùng với việc đảm nhiệm nhiều công
việc khác, lao động nữ chiếm tỷ lệ ngày càng cao trong các ngành công
nghiệp, dịch vụ với trình độ không ngừng được nâng cao.
Theo kết quả của những công trình nghiên cứu trước cho biết: Lao động
nữ là người sáng tạo ra phần lớn lương thực tiêu dùng cho gia đình. Một phần
từ số hộ gia đình trên thế giới do nữ làm chủ hộ và nhiều hộ gia đình khác phải
phụ thuộc vào thu nhập của lao động nữ. Tuy vậy sự bất bình đẳng vẫn còn tồn
tại ở rất nhiều các nước trên thế giới. Đặc biệt là ở các vùng nông thôn, phụ nữ
bị hạn chế về mọi mặt: Đời sống, điều kiện sống và làm việc tồi tàn, địa vị
trong xã hội thấp kém. Trong 1,3 tỷ người trên thế giới ở trong tình trạng nghèo
khổ thì có đến 70% là lao động nữ. Có ít nhất 1/2 triệu lao động nữ tử vong do
các biến chứng về mang thai, sinh đẻ.
Theo báo cáo của Liên Hiệp Quốc: “ Lao động nữ chiếm 13% trong
Quốc hội, 14% trong cương vị lãnh đạo, quản lý hay cán bộ cao cấp của
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu
Footer Page 21 of 16.

/>

Header Page 22 of 16.

11
doanh nghiệp”. Theo điều tra của Văn phòng quốc tế về việc làm thì lao động

nữ nhận tiền ít hơn nam giới 25%. Ngân hàng thế giới nghiên cứu về “bạo lực
trên cơ sở giới” tại Việt Nam cho thấy: 80% các gia đình điều tra có bà vợ bị
chồng mắng chửi và 15% các bà vợ bị chồng đánh.
Ở Việt Nam, Chủ Tịch Hồ Chí Minh đã đánh giá phẩm chất của người
phụ nữ Việt Nam và được thể hiện qua Tám chứ vàng mà người đã tặng cho
những người phụ nữ Việt Nam: “ Anh hùng, bất khuất, trung hậu, đảm đang”.
Những phẩm chất ấy được thể hiện qua sự anh hùng chống giặc ngoại xâm,
đảm việc nước giỏi việc nhà, cần cù chịu khó, hết lòng vì chồng con vì gia
đình và vì xã hội. Trong những thời kỳ khác phẩm chất của người phụ nữ Việt
Nam cũng được phát huy mạnh mẽ dù ở đâu, trong hoàn cảnh nào. Ngày nay,
so với các nước khác trong khu vực thì người phụ nữ Việt Nam có điều kiện
hơn để tiếp cận với giáo dục, học tập, việc làm và tham gia vào lĩnh vực quản
lý. Hiện nay họ đã giữ một số vị trí quan trọng trong xã hội như: Phó Chủ tịch
nước, Bộ trưởng, Thứ tưởng, Vụ trưởng, Tổng giám đốc, giám đốc, …Tuy
nhiên so với quốc tế thì tỷ lệ phụ nữ là đại biểu quốc hội của Việt Nam còn
thấp và có xu hướng giảm dần. Theo số liệu của Văn phòng Quốc Hội thì tỷ lệ
phụ nữ Việt Nam tham gia vào Quốc hội khoá IX (1992 - 1997) là 18,5%;
Khoá X (1997 - 2002) là 26%; Khoá XI (2002- 2007) là 27,3%; Khoá XII
(2007 - 2012) là 25,76% (Văn phòng Quốc hội, 2010). Ở các cấp địa phương
phụ nữ hiện tại chiếm 16% số đại biểu hội đồng nhân dân cấp xã. Điều này
cho thấy giữa chính sách và thực tế còn nhiều bất cập.
Phụ nữ luôn là nhân tố quan trọng đối với sự phát triển của gia đình và xã
hội. Nghĩa vụ công dân và chức năng làm vợ, làm mẹ của phụ nữ được thực hiện
tốt là một trong những yếu tố quan trọng đảm bảo cho sự ổn định và phát triển
lâu dài của đất nước. Ngày càng có nhiều phụ nữ thành đạt trong các lĩnh vực
kinh tế, khoa học, chính trị và xã hội. Trình độ học vấn của phụ nữ cũng ngày
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu
Footer Page 22 of 16.

/>


Header Page 23 of 16.

12
được nâng cao hơn 90% phụ nữ biết đọc, biết viết. Tỷ lệ phụ nữ tốt nghiệp đại
học là 36,24%; Thạc sĩ là 33,95%; Tiến sĩ 25,69%. Điều này cho thấy phụ nữ
ngày càng có vai trò quan trọng trong các lĩnh vực của xã hội.
1.1.3.2. Vai trò của lao động nữ trong phát triển kinh tế hộ nông dân
Trên toàn thế giới nói chung và Việt Nam nói riêng lao động nữ luôn
đóng vai trò quan trọng trong đời sống kinh tế- xã hội của đất nước, Hiến
pháp đầu tiên của nước Việt Nam dân chủ cộng hoà (1946) đã công nhận
quyền bình đẳng của phụ nữ với nam giới trên mọi phương diện. Sự nghiệp
giải phóng phụ nữ đã đem lại cho xã hội nguồn nhân lực, trí lực dồi dào và
ngày càng được phát triển. Lao động nữ là người đóng góp chính cho nền
kinh tế và đấu tranh chống đói nghèo bằng cả những công việc được trả công
và không được trả công ở gia đình, ngoài cộng đồng và nơi làm việc; Tỷ lệ
lao động nữ tham gia các ngành nông, lâm, ngư nghiệp ngày càng cao. Nhiều
khâu trong sản xuất nông nghiệp do lao động nữ đảm nhiệm. Việc trao quyền
sử dụng ruộng đất lâu dài cho các hộ nông dân đã cho phép kinh tế gia đình
phát triển thuận lợi và đa dạng. Ngoài sản xuất nông nghiệp nhiều gia đình đã
làm thêm các ngành nghề khác và theo đó thu nhập của các hộ cũng được
tăng thêm. Người lao động nữ được chủ động hơn trong sắp xếp công việc
đồng áng, chăm lo con cái và thu vén nhà cửa.
Lao động nữ luôn là người đóng vai trò then chốt trong gia đình về khả
năng sản xuất và tái sản xuất. Sự nghiệp giải phóng phụ nữ đã đem lại cho xã
hội nguồn nhân lực với trí lực và thể lực dồi dào phát triển ngày càng cao.
Lao động nữ đóng vai trò chính trong nền kinh tế, vai trò của họ trong sự phát
triển kinh tế nông thôn thể hiện qua các mặt sau:
- Trong lao động sản xuất: Trong cơ cấu dân số, gần 80% phụ nữ Việt
Nam sống ở nông thôn. Phụ nữ nông thôn là một cộng đồng người phong phú,

đa dạng gồm những dân tộc, tôn giáo, lứa tuổi, trình độ học vấn khác nhau và
sinh sống ở những vùng nông thôn khác nhau. Họ hoạt động ở mọi ngành nghề
- kể cả những ngành nghề nặng nhọc và độc hại. Theo thống kê, lao động nữ
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu
Footer Page 23 of 16.

/>

Header Page 24 of 16.

13
nông thôn chiếm 58,02% lực lượng lao động trong lĩnh vực nông, lâm, ngư
nghiệp (riêng nông nghiệp, lao động nữ chiếm 56,29%) và họ, hiện đang sản
xuất ra hơn 60% sản phẩm nông nghiệp. Phụ nữ nông thôn là một trong hai chủ
thể kinh tế quan trọng nhất mang lại thu nhập cho các hộ gia đình.
- Ngoài việc tham gia vào lao động sản xuất đóng góp thu nhập cho gia
đình, lao động nữ còn đảm nhiệm chức năng làm vợ, làm mẹ - đó chính là
thiên chức của họ. Họ phải làm hầu hết công việc không tên và không được
trả lương, các công việc này rất quan trọng đối với sự tồn tại, phát triển của
gia đình và xã hội. Họ phải lo từng bữa cơm cho gia đình, chăm sóc dạy bảo
con cái - là những thế hệ chủ nhân tương lai của đất nước sau này đang ngày
càng tốt hơn trong trường học đầu đời đó chính là gia đình mà người phụ nữ,
người mẹ là người thầy tận tâm, tận lực dạy bảo chăm lo.
- Trong sinh hoạt cộng đồng: Lao động nữ tham gia hầu hết các hoạt
động diễn ra ở xóm, làng, thôn, bản như: Việc họ hàng, việc làng, việc xóm…
góp phần giữ gìn và phát triển giá trị cộng đồng.
Như vậy, dù được thừa nhận hay không được thừa nhận, thực tế trong
cuộc sống hàng ngày và những gì lao động nữ làm đã khẳng định vai trò của
họ trong gia đình, trong mọi lĩnh vực của đời sống kinh tế - xã hội, trong bước
tiến của nhân loại. Lao động nữ cũng phải thực hiện nhiều vai trò, cho nên họ

cần được nam giới chia sẻ, thông cảm cả về hành động lẫn tinh thần, xã hội
cũng cần có những chương trình trợ giúp để lao động nữ thực hiện tốt hơn vai
trò của mình.
1.1.4. Những yếu tố ảnh hưởng đến vai trò của lao động nữ trong phát
triển kinh tế hộ nông dân
* Những yếu tố thuộc về quan niệm xã hội: Quan niệm về giới, những
phong tục, tập quán trong xã hội là những yếu tố ảnh hưởng nhiều đến vai trò
của lao động nữ trong việc phát triển kinh tế hộ. Lao động nữ trước hết phải lo
việc gia đình, con cái. Dù làm bất kỳ công việc gì thì việc nội trợ vẫn là thuộc
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu
Footer Page 24 of 16.

/>

Header Page 25 of 16.

14
trách nhiệm về người phụ nữ, đây là quan niệm ngự trị ở nước ta từ nhiều năm
nay. Sự tồn tài của những hủ tục lạc hậu, trọng nam khinh nữ đã kìm hãm tài
năng sáng tạo của chị em, hạn chế sự cống hiến của họ cho xã hội và cho gia
đình. Họ không thể đi xa, vắng nhà lâu ngày hay phó mặc việc nhà cho chồng
hay cho gia đình được. Gánh nặng mang thai, sinh đẻ, nuôi dưỡng con nhỏ và
nội trợ gia đình đè nặng nên đôi vai người phụ nữ. Đây là trở ngại lớn làm cho
họ không thể tập trung sức lực, thời gian và trí tuệ vào sản xuất kinh doanh và
các hoạt động xã hội. Chính sự tồn tại của những quan niệm, hủ tục trên đã khiến
nhiều chị em trở nên không mạnh dạn trong việc làm ăn, không năng động sáng
tạo bằng nam giới và họ gặp nhiều khó khăn trong giao tiếp xã hội. Như vậy,
quan niệm về giới, sự bất bình đẳng nam nữ và phong tục tập quán đã là một
nguyên nhân cơ bản cản trở sự tiến bộ và vai trò của lao động nữ trong việc phát
triển kinh tế - xã hội.

* Những yếu tố thuộc về nhận thức và thông tin tuyên truyền: Trình độ
học vấn, chuyên môn, khoa học kỹ thuật của lao động nữ còn nhiều hạn chế:
Ở nông thôn, đặc biệt là miền núi, phương tiện thông tin nghe nhìn và sách
báo đến với người dân còn rất nhiều hạn chế, do vậy việc lao động nữ tiếp cận
và nắm bắt các thông tin khoa học liên quan đến kiến thức, phát triển sản
xuất, chăn nuôi và trồng trọt gặp nhiều khó khăn. Ngoài thời gian sản xuất
nông nghiệp, chăn nuôi thì người phụ nữ dường như có rất ít thời gian dành
cho nghỉ ngơi hoặc hưởng thụ văn hoá tinh thần, học hỏi nâng cao hiểu biết
kiến thức xã hội mà phần lớn họ dành thời gian còn lại cho các công việc của
gia đình. Do vậy, lao động nữ bị hạn chế về trình độ kỹ thuật và chuyên môn,
có sự hiểu biết bị hạn chế. Theo giáo sư Lê Thi đưa ra kết quả nghiên cứu thì
phụ nữ ở độ tuổi lao động có trình độ chuyên môn kỹ thuật là 6%; còn nam
giới tỷ lệ này là 10%. Theo thông báo của LHQ thì hiện nay trên thế giới còn
840 triệu người mù chữ trong đó nữ giới chiếm 2/3; trong số đó 180 triệu trẻ
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu
Footer Page 25 of 16.

/>

×