Tải bản đầy đủ (.pdf) (97 trang)

Nghiên cứu cơ sở pháp lý và thực tiễn về hoạt động đổ thải chất nạo vét luồng cảng tại thành phố Hải Phòng

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.76 MB, 97 trang )

Header Page 1 of 16.

Lời cảm ơn
Luận văn thạc sỹ khoa học chuyên ngành Quản lý môi trường “Nghiên cứu
cơ sở pháp lý và thực tiễn về hoạt động đổ thải chất nạo vét luồng cảng tại thành
phố Hải Phòng”đã được hoàn thành vào tháng 11/2015.
Để hoàn thành được luận văn, trước hết tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới
PGS.TS Nguyễn Chu Hồi, giáo viên hướng dẫn trực tiếp, người đã tận tình chỉ bảo
cho việc định hướng cũng như hoàn thiện luận văn và đồng thời tạo mọi điều kiện
để tôi đạt được kết quả tốt nhất.
Tôi xin chân thành cảm ơn các thầy cô Khoa Môi trường nói chung và các
thầy cô trong Bộ môn Quản lý Môi trường đã tận tâm hướng dẫn, truyền dạy cho tôi
kiến thức, phương thức tiếp cận những kiến thức trong suốt quả trình học tập tại
khoa, tạo nền tảng kiến thức để tôi đạt kết tốt trong quá trình học tập và làm việc.
Cuối cùng tôi xin chân thành cảm ơn gia đình, bạn bè, đồng nghiệp đã luôn
giúp đỡ, động viên tôi trong suốt quá trình làm luận văn để tôi hoàn thành tốt mọi
công việc.
Học viên cao học

Nguyễn Thị Minh Hải

Footer Page 1 of 16.


Header Page 2 of 16.

MỤC LỤC
MỤC LỤC ................................................................................................................... i
Bảng ký hiệu các chữ viết tắt .................................................................................. iv
Danh mục các bảng biểu ........................................................................................... v
Danh mục các hình vẽ ............................................................................................... v


MỞ ĐẦU .................................................................................................................... 1
1. Sự cần thiết nghiên cứu đề tài ..............................................................................1
2. Mục tiêu luận văn ................................................................................................2
3. Cấu trúc của luận văn ..........................................................................................3
CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN VẤN ĐỀ ..................................................................... 4
1.1. Một số khái niệm liên quan ..............................................................................4
1.2. Tổng quan về khu vực nghiên cứu....................................................................7
1.2.1. Vị trí địa lý .................................................................................................7
1.2.2. Dân số .........................................................................................................8
1.2.3. Khí hậu .......................................................................................................8
1.2.4. Đặc điểm địa hình.......................................................................................8
1.2.5. Tài nguyên thiên nhiên .............................................................................10
1.2.6. Chế độ thủy văn, hải văn ..........................................................................11
1.2.7. Đặc điểm địa hình địa chất đáy biển ........................................................12
1.2.8. Các hệ sinh thái đặc biển của Hải Phòng .................................................13
1.3. Tổng quan về hoạt động đổ thải chất liệu nạo vét luồng cảng .......................13
1.3.1. Tổng quan quản lý hoạt động đổ thải trên biển của thế giới ....................13
1.3.1.1. Mô hình quản lý bãi chứa chất thải trên biển và quản lý hoạt động đổ
thải chất thải trên biển của Mỹ ...........................................................................14
1.3.1.2. Mô hình quản lý bãi chứa chất thải trên biển và quản lý hoạt động đổ
thải chất thải trên biển của Ireland .....................................................................17
1.3.1.3. Mô hình quản lý bãi chứa chất thải trên biển và quản lý hoạt động đổ
thải chất thải trên biển của Canada .....................................................................18
1.3.1.4. Mô hình quản lý bãi chứa chất thải trên biển và quản lý hoạt động đổ
thải chất thải trên biển của Trung Quốc .............................................................19

Footer Page 2 of 16.

i



Header Page 3 of 16.

1.3.1.5. Kinh nghiệm của quốc tế trong quản lý hoạt động đổ thải vật liệu nạo
vét trên biển ........................................................................................................23
1.3.2. Tổng quan quản lý hoạt động nạo vét luồng cảng tại Việt Nam ..............28
1.3.2.1. Nhu cầu thực tế về đổ thải trên biển tại Việt Nam ................................28
1.3.2.2. Thực trạng việc quản lý hoạt động đổ thải nạo vét tại Việt Nam .........31
1.4. Các tác động của hoạt động nạo vét, duy tu các tuyến luồng .........................36
1.4.1. Tác động tích cực .....................................................................................36
1.4.2. Các tác động tiêu cực của công tác nạo vét..............................................37
CHƯƠNG 2: ĐỐI TƯỢNG, PHẠM VI VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU40
2.1. Đối tượng nghiên cứu .....................................................................................40
2.2. Phạm vi nghiên cứu ........................................................................................40
2.3. Phương pháp nghiên cứu ................................................................................40
2.3.1. Phương pháp kế thừa, tổng hợp tài liệu....................................................40
2.3.2. Phương pháp khảo sát thực tế ..................................................................41
2.3.3. Phương pháp chuyên gia ..........................................................................41
2.3.4. Phương pháp tiếp cận hệ thống ................................................................42
2.3.5. Phương pháp so sánh ................................................................................42
CHƯƠNG 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU.............................................................. 44
3.1. Cơ sở pháp lý quản lý hoạt động đổ thải vật liệu nạo vét ở Hải Phòng .........44
3.1.1. Các quy định quốc tế về hoạt động đổ thải vật liệu nạo vét.....................44
3.1.2. Các quy định chung về hoạt động nhận chìm (đổ thải) trong các quy định
quốc tế ................................................................................................................46
3.1.3. Các quy định chung về Quy trình đánh giá để cấp phép cho đổ, thải chất
thải tại bãi chứa chất thải trên biển.....................................................................48
3.1.4. Cơ sở thực thi luật pháp quốc tế về quản lý hoạt động đổ thải vật liệu nạo
vét trên biển tại Việt Nam ..................................................................................50
3.1.5. Các quy định pháp lý liên quan đến việc quản lý hoạt động đổ thải vật

liệu nạo vét .........................................................................................................51
3.2. Cở cở thực tiễn cho quản lý hoạt động đổ thải chất nạo vét của Hải Phòng ..60
3.2.1. Nhu cầu về nạo vét và đổ thải chất nạo vét của Hải Phòng .....................60
3.2.2. Thực trạng quản lý hoạt động nạo vét của Hải Phòng .............................66

Footer Page 3 of 16.

ii


Header Page 4 of 16.

3.3. Đề xuất giải pháp cho việc quản lý hoạt động đổ thải vật liệu nạo vét .......66
3.3.1. Hoàn thiện khung pháp lý về quản lý hoạt động đổ thải vật liệu nạo vét
trên biển ..............................................................................................................66
3.3.2. Xây dựng kiện toàn hệ thống tổ chức quản lý hoạt động đổ thải vật liệu
nạo vét trên biển. ................................................................................................68
3.3.3. Đề xuất mô hình quản lý việc giám sát quản lý việc đổ thải chất nạo vét
trên biển ..............................................................................................................69
3.3.4. Đề xuất các nội dung quy định về quản lý hoạt động đổ thải chất nạo vét
luồng cảng dựa trên quy định của Nghị định thư 1996 ......................................71
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ................................................................................ 85
1. Kết luận ..............................................................................................................85
2. Kiến nghị............................................................................................................86

Footer Page 4 of 16.

iii



Header Page 5 of 16.

Bảng ký hiệu các chữ viết tắt

EPA

: Environmental Protection Agency (Cơ quan bảo vệ môi trường);

IMO

: International Maritime Organization (Tổ chức hàng hải Quốc tế);

ĐMC

: Đánh giá môi trường chiến lược;

ĐTM

: Đánh giá tác động môi trường;

QLNN : Quản lý nhà nước;
QPPL

: Quy phạm pháp luật;

TNMT : Tài nguyên môi trường.
UBND : Ủy ban nhân dân

Footer Page 5 of 16.


iv


Header Page 6 of 16.

Danh mục các bảng biểu
Bảng 1. 1. Danh sách quyết định về quy hoạch chi tiết các nhóm cảng biển ...........30
Bảng 1. 2. Khối lượng nạo vét các luồng cảng hàng hải năm 2015..........................31
Bảng 3. 1. Rà soát các quy định về đổ thải, nhận chìm trên biển của Việt Nam ......54
Bảng 3. 2. Bảng so sánh thực hiện các quy định quốc tế về đổ thải vật liệu nạo vét
trên biển tại Việt Nam ...............................................................................................56
Bảng 3. 3. Vị trí và khối lượng đổ chất nạo vét của luồng Hải Phòng .....................61
Danh mục các hình vẽ
Hình 1.1. Bản đồ hành chính thành phố Hải Phòng ....................................................7
Hình 1.2. Các Bang đã cấp phép chất thải trên biển của Mỹ đến năm 2000 ............16
Hình 1.3.Hình ảnh các vị trí nhận chìm trên biển của Ireland năm 2008 ................. 18
Hình 3.1.Khung đánh giá chất thải theo Công ước về ngăn ngừa ô nhiễm biển do
nhận chìm chất thải và các chất khác năm 1972 và Nghị định thư 1996 ..................49
Hình 3.2.Thực trạng công tác duy tu và đổ VLNV luồng Hải Phòng, Phà Rừng.....64
Hình 3.3. Bản đồ vị trí Cảng cửa ngõ quốc tế Hải Phòng .........................................64

Footer Page 6 of 16.

v


Header Page 7 of 16.

MỞ ĐẦU
1. Sự cần thiết nghiên cứu đề tài

Hải Phòng là thành phố ven biển với đường bờ biển dài khoảng 125 km, có 5
cửa sông chính chảy ra biển và một vùng biển rộng ra tới đảo Bạch Long Vĩ giữa
vịnh Bắc Bộ. Đặc biệt, phía bắc Đồ Sơn tồn tại một hệ cửa sông hình phễu Bạch
Đằng với các cửa sông ăn sâu vào nội địa, và có trên 400 đảo lớn nhỏ, chủ yếu là
đảo đá vôi rất đa dạng về cảnh quan, hệ sinh thái, tài nguyên sinh vật, phi sinh vật,...
Đó là tiền đề cho thành phố Hải Phòng phát triển kinh tế biển, kinh tế dựa vào bảo
tồn thiên nhiên biển - đảo và có lợi thế để phát triển cảng.
Chính vì thế, trong suốt quá trình hình thành và phát triển, Hải Phòng luôn
được xem là thành phố cảng, là cửa chính ra biển của thủ đô Hà Nội và của miền
Bắc, là trung tâm nghề cá, trung tâm công nghiệp, thương mại, dịch vụ, du lịch, là
cực tăng trưởng quan trọng trong Vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ, cũng như đông
bắc Việt Nam. Tuy nhiên, Hải Phòng đang phải đối mặt với các thách thức về phát
triển kinh tế bền vững, trước hết là sự phát triển chưa bền vững hệ thống cảng của
thành phố liên quan đến sự phát triển “nóng” và thiếu quy hoạch không gian vùng
ven biển hợp lý. Hậu quả là tình trạng xói lở và sa bồi các luồng tàu ra vào cảng Hải
Phòng gia tăng, gây thiệt hại rất lớn về kinh tế.
Từ cuối thế kỷ XIX, cảng Hải Phòng từng là cảng biển lớn nhất nước ta,
song, kể từ 1987 trở lại đây, luồng tàu vào cảng Hải Phòng đã bị sa bồi mạnh làm
mất đi vị thế hàng đầu của một cảng cửa ngõ tầm cỡ quốc gia và khu vực. Trước
đây, hệ thống luồng lạch vùng cửa sông hình phễu Bạch Ðằng và Cửa Cấm thường
xuyên bảo đảm cho tàu vạn tấn ra vào an toàn mà khối lượng nạo vét luồng chỉ có
hơn 1 triệu m3/năm [14]. Tuy nhiên, hơn chục năm qua lượng đất nạo vét thường
xuyên gấp từ 3 đến 5 lần, mà luồng vẫn cạn (từ 3,5 đến 4 mét) khiến cho tàu vạn tấn
buộc phải chuyển tải hàng từ xa vào cảng. Vì thế, khai mở luồng tàu mới qua Lạch
Huyện là điều tất yếu của việc cải tạo, mở rộng hệ thống cảng Hải Phòng ra phía
biển trong những năm gần đây [13].

Footer Page 7 of 16.

1



Header Page 8 of 16.

Liên quan đến việc phát triển Cảng cửa ngõ Quốc tế Lạch Huyện và duy trì
hoạt động ‘bình thường’ cho hệ thống cảng Hải Phòng hiện tại, phải nạo vét luồng
cảng đến khoảng 3 triệu tấn hàng năm. Với một lượng chất nạo vét lớn như vậy,
việc quản lý hoạt động nạo vét và đổ thải chất nạo vét đang là một vấn khó khăn vì
những quy định về lĩnh vực này ở trong nước còn rất ít. Luật Tài nguyên, Môi
trường biển và hải đảo (ban hành ngày 25 tháng 6 năm 2015) mới có quy định
‘khung’ về ‘Nhận chìm ở biển’ tại Chương VI, Mục 3, các Điều 57-63. Theo đó
‘Chất nạo vét’ luồng cảng hoặc do thi công cảng biển sinh ra về bản chất là một loại
“Chất nhận chìm”và giao “Chính phủ quy định Danh mục vật, chất được nhận chìm
ở biển”[22].
Việc thiếu các quy định cụ thể khiến các cơ quan liên quan về quản lý môi
trường biển lúng túng khi hướng dẫn, đánh giá chất/vật nạo vét và bãi chứa chất/vật
nạo vét luồng cảng để quyết định việc cho phép đổ thải/nhận chìm, cũng như lúng
túng khi kiểm tra, giám sát các hoạt động nạo vét, vận chuyển, đổ thải tại bãi chứa
trên biển.
Vì vậy, việc chọn đề tài luận văn: “Nghiên cứu cơ sở pháp lý và thực tiễn về
quản lý hoạt động đổ thải chất nạo vét luồng cảng tại thành phố Hải Phòng”có ý
nghĩa cả về mặt thực tiễn và lý luận. Từ trường hợp nghiên cứu ở hệ thống cảng Hải
Phòng, học viên sẽ đề xuất một số giải pháp mang tính pháp lý phù hợp nhằm bảo
vệ môi trường cảng Hải Phòng và nhân rộng cho các vùng cảng tương tự ở ven biển
nước ta.
2. Mục tiêu luận văn
Luận văn được thực hiện nhằm đạt các mục tiêu cơ bản sau đây:
- Có được cơ sở pháp lý và thực tiễn trong nước, quốc tế trong quản lý hoạt
động đổ thải, nhận chìm ở biển.
- Khái quát được tình hình quản lý hoạt động đổ thải chất nạo vét luồng cảng

ở thành phố Hải Phòng.
- Đề xuất được một số giải pháp tăng cường quản lý hiệu quả hoạt động đổ
thải chất nạo vét luồng cảng ở thành phố Hải Phòng.

Footer Page 8 of 16.

2


Header Page 9 of 16.

3. Cấu trúc của luận văn
Luận văn gồm 3 chương:
Mở đầu
Chương 1: Tổng quan vấn đề
Chương 2: Đối tượng và phương pháp nghiên cứu
Chương 3: Kết quả nghiên cứu
Kết luận và kiến nghị
Tài liệu tham khảo
Phụ lục

Footer Page 9 of 16.

3


Header Page 10 of 16.

CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN VẤN ĐỀ
1.1. Một số khái niệm liên quan

(1)Nhận chìm: Thuật ngữ “nhận chìm” được xác định trong Công ước của
Liên hiệp quốc về Luật biển năm 1982 (gọi tắt là Công ước Luật biển 1982), Công
ước Luân Đôn 1972 và Nghị định thư Luân Đôn 1996. Trong các văn bản quy phạm
pháp luật của Việt Nam đã đưa ra định nghĩa về thuật ngữ này cụ thể “Nhận chìm ở
biển là sự đánh chìm hoặc trút bỏ có chủ định xuống biển các vật, chất được nhận
chìm ở biển theo quy định của Luật này” [22] nhưng chưa cụ thể.
Vì vậy, Luận văn sử dụng khái niệm “nhận chìm” theo Công ước Luật biển
1982, Công ước Luân Đôn 1972 và Nghị định thư Luân Đôn 1996. “Nhận chìm” có
nghĩa là:
i. Bất kỳ sự đổ, thải có ý thức nào xuống biển các chất thải hoặc các chất
khác từ các tàu thuyền, phương tiện bay, giàn nổi hoặc các công trình nhân tạo khác
ở biển.
ii. Bất kỳ sự đánh chìm nào của tàu thuyền, phương tiện bay, giàn nổi hoặc
các công trình nhân tạo khác ở biển.
Việc nhận chìm không bao gồm:
i. Việc đổ, thải các chất thải hoặc các chất khác được sản sinh trực tiếp hoặc
gián tiếp trong việc khai thác bình thường của tàu thuyền, phương tiện bay, giàn nổi
hoặc các công trình khác trên biển, cũng như các thiết bị của chúng, ngoại trừ các
chất thải hoặc các chất khác được chuyên chở hoặc chuyển tải trên các tàu thuyền,
phương tiện bay, giàn nổi hoặc các công trình khác bố trí ở biển được dùng để đổ
thải các chất đó, trên các tàu thuyền, phương tiện bay, giàn nổi hay các công trình
đó tạo ra;
ii. Việc tàng chứa các chất với mục đích không phải chỉ là để đổ, thải chúng
với điều kiện là việc tàng chứa này không đi ngược lại những mục đích của Công
ước Luân Đôn 1972 và Nghị định thư Luân Đôn 1996.

Footer Page 10 of 16.

4



Header Page 11 of 16.

Việc đổ, thải các chất thải hoặc các chất khác phát sinh trực tiếp từ hoặc liên
quan đến việc khai thác, thăm dò và quá trình chế biến tài nguyên khoáng sản lòng
đất dưới đáy biển ngoài khơi không áp dụng các quy định của Công ước Luân Đôn
1972 và Nghị định thư Luân Đôn 1996.
Ngoài ra, Nghị định thư Luân Đôn 1996 mở rộng phạm vi điều chỉnh để
quản lý hoạt động nhận chìm để cấm "thiêu hủy trên biển" đối với quá trình đốt
cháy trên tàu, dàn nổi hoặc cấu trúc nhân tạo khác trên biển, đối với chất thải hoặc
chất khác với mục đích đổ, thải nó một cách thận trọng bằng cách thiêu hủy bằng
nhiệt.
(2)Vật liệu nạo vét: là trầm tích (sa bồi) lầy từ dưới mặt nước trước khi được
đổ vào đại dương.
(3)Nạo vét: là điều cần thiết để duy trì hoạt động hàng hải tại các cảng, bến
cảng, bến du thuyền và đường thuỷ nội địa, đối với sự phát triển của các thiết bị
cảng, vì giảm nhẹ lũ lụt, và để loại bỏ các trầm tích từ cấu trúc, lưu vực và cửa hút
nước [8].
(4)Bãi chứa chất thải:
Trong các văn bản QPPL của Việt Nam hiện nay chưa có định nghĩa hay
khái niệm về bãi chứa chất thải trên biển. Tổng hợp các tài liệu của Công ước Luân
Đôn 1972 và Nghị định thư Luân Đôn 1996 cũng như các quy định của quốc tế về
xác định khu vực vị trí trên biển. Luận văn đã xác định khái niệm về bãi chứa chất
thải trên biển như sau:
Bãi chứa chất thải trên biển (còn có thể gọi là điểm nhận chìm trên biểndumping site) là khu vực có diện tích nhất định đã được xác định trên biển để đổ
thải chất thải và vật chất khác (có các tọa độ để xác định chính xác về vị trí, khu vực
này trên hải đồ, có các biển báo, dấu hiệu hàng hải để nhận dạng) do cơ quan có
thẩm quyền xem xét, đánh giá và cấp phép cho đổ thải tại đó theo những quy định
và điều kiện cụ thể được ghi trong giấy phép [29][30].
Công ước Luân Đôn 1972 và Nghị định thư Luân Đôn 1996 quy định cơ

quan có thẩm quyền cần xem xét, đánh giá, xác định bãi chứa chất thải trên biển

Footer Page 11 of 16.

5


Header Page 12 of 16.

nhằm cho phép đổ thải để nhận chìm vào đó không những đối với chất thải mà còn
đối với tất cả các vật, chất khác được đề xuất xin cấp phép nhận chìm.
Bãi chứa chất thải trên biển (điểm nhận chìm trên biển) cũng có thể dùng để
đổ thải một loại chất thải, vật, chất nhất định nào đó hay để đổ thải nhiều loại vật,
chất khác nhau và cấp cho một hay nhiều giấy phép,…
(5)Cảng, cầu cảng: Cảng biển là khu vực bao gồm vùng đất cảng và vùng
nước cảng, được xây dựng kết cấu hạ tầng và lắp đặt trang thiết bị cho tàu biển ra,
vào hoạt động để bốc dỡ hàng hoá, đón trả hành khách và thực hiện các dịch vụ
khác [15].
(6)Luồng cảng biển: Luồng cảng biển là phần giới hạn vùng nước từ biển
vào cảng được xác định bởi hệ thống báo hiệu hàng hải và các công trình phụ trợ để
bảo đảm cho tàu biển và các phương tiện thuỷ khác ra, vào cảng biển an toàn [15].
Hoạt động đổ thải vật liệu nạo vét theo quy định cũng là một hoạt động của
nhận chìm ở biển.

Footer Page 12 of 16.

6


Header Page 13 of 16.


1.2. Tổng quan về khu vực nghiên cứu
1.2.1. Vị trí địa lý

Hình 1.1. Bản đồ hành chính thành phố Hải Phòng
Hải Phòng là thành phố ven biển, nằm phía Đông miền duyên hải Bắc Bộ,
cách thủ đô Hà Nội 102 km, phía Bắc và Đông Bắc giáp Quảng Ninh, phía Tây Bắc
giáp Hải Dương, phía Tây Nam giáp Thái Bình và phía Đông là bờ biển chạy dài
theo hướng Tây Bắc - Đông Nam từ phía Đông đảo Cát Hải đến cửa sông Thái
Bình. Là nơi hội tụ đầy đủ các lợi thế về đường biển, đường sắt, đường bộ và đường
hàng không, giao lưu thuận lợi với các tỉnh trong cả nước và các quốc gia trên thế
giới. Do có cảng biển, Hải Phòng giữ vai trò to lớn đối với xuất nhập khẩu của vùng
Bắc Bộ, tiếp nhận nhanh các thành tựu khoa học - công nghệ từ nước ngoài để rồi
lan tỏa chúng trên phạm vi rộng lớn từ bắc khu Bốn cũ trở ra. Cảng biển Hải Phòng
cùng với sự xuất hiện của cảng Cái Lân (Quảng Ninh) với công suất vài chục triệu
tấn tạo thành cụm cảng có quy mô ngày càng lớn góp phần đưa hàng hóa của Bắc

Footer Page 13 of 16.

7


Header Page 14 of 16.

Bộ đến các vùng của cả nước, cũng như tham gia dịch vụ vận tải hàng hoá quá cảnh
cho khu vực Tây Nam Trung Quốc [1].
1.2.2. Dân số
Hải Phòng bao gồm 15 đơn vị hành chính trực thuộc gồm 7 quận (Hồng
Bàng, Lê Chân, Ngô Quyền, Kiến An, Hải An, Đồ Sơn, Dương Kinh), 8 huyện (An
Dương, An Lão, Bạch Long Vĩ, Cát Hải, Kiến Thụy, Tiên Lãng, Thuỷ Nguyên,

Vĩnh Bảo). Dân số thành phố là trên 1.837.000 người, trong đó số dân thành thị là
trên 847.000 người và số dân ở nông thôn là trên 990.000 người. Mật độ dân số
1.207 người/km2[1].
1.2.3. Khí hậu
Thời tiết Hải Phòng mang tính chất đặc trưng của thời tiết miền Bắc Việt
Nam: Nóng ẩm, mưa nhiều, có 4 mùa Xuân, Hạ, Thu, Đông tương đối rõ rệt. Trong
đó, từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau là khí hậu của một mùa đông lạnh và khô, mùa
đông là 20,30C; từ tháng 5 đến tháng 10 là khí hậu của mùa hè, nồm mát và mưa
nhiều, nhiệt độ trung bình vào mùa hè là khoảng 32,50C.
Lượng mưa trung bình từ 1.600 -1.800 mm/năm. Do nằm sát biển nên vào
mùa đông, Hải Phòng ấm hơn 10C và mùa hè mát hơn 10C so với Hà Nội. Nhiệt độ
trung bình trong năm từ 230C - 260C, tháng nóng nhất (tháng 6,7) nhiệt độ có thể
lên đến 440C và tháng lạnh nhất (tháng 1,2) nhiệt độ có thể xuống dưới 50C.Độ ẩm
trung bình vào khoảng 80 - 85%, cao nhất vào tháng 7, 8, 9 và thấp nhất là tháng 1,
12 [ 1 ].
1.2.4. Đặc điểm địa hình
Tổng diện tích của thành phố Hải Phòng là 1.519 km2, bao gồm cả huyện đảo
(Cát Hải và Bạch Long Vĩ). Đồi núi chiếm 15% diện tích, phân bố chủ yếu ở phía
Bắc, do vậy địa hình phía Bắc có hình dáng và cấu tạo địa chất của vùng trung du
với những đồng bằng xen đồi; phía Nam có địa hình thấp và khá bằng phẳng kiểu
địa hình đặc trưng vùng đồng bằng thuần tuý nghiêng ra biển, có độ cao từ 0,7- 1,7
m so với mực nước biển. Vùng biển có đảo Cát Bà được ví như hòn ngọc của Hải
Phòng, một đảo đẹp và lớn nhất trong quần thể đảo có tới trên 360 đảo lớn, nhỏ

Footer Page 14 of 16.

8


Header Page 15 of 16.


quây quần bên nó và nối tiếp với vùng đảo vịnh Hạ Long. Đảo chính Cát Bà ở độ
cao 200 m trên biển, có diện tích khoảng 100 km2, cách thành phố 30 hải lý. Cách
Cát Bà hơn 90 km về phía Đông Nam là đảo Bạch Long Vĩ, khá bằng phẳng và
nhiều cát trắng [1].
Đồi núi, đồng bằng:
Địa hình phía Bắc của Hải Phòng là vùng trung du, có đồi xen kẽ với đồng
bằng và ngả thấp dần về phía Nam ra biển. Khu đồi núi này có liên hệ với hệ núi
Quảng Ninh, di tích của nền móng uốn nếp cổ bên dưới, nơi trước đây đã xảy ra quá
trình sụt võng với cường độ nhỏ, gồm các loại cát kết, đá phiến sét và đá vôi có tuổi
khác nhau được phân bố thành từng dải liên tục theo hướng Tây Bắc - Đông Nam từ
đất liền ra biển gồm hai dãy chính. Dãy chạy từ An Lão đến Đồ Sơn đứt quãng, kéo
dài khoảng 30 km có hướng Tây Bắc - Đông Nam gồm các núi: Voi, Phù Liễn,
Xuân Sơn, Xuân Áng, núi Đối, Đồ Sơn, Hòn Dáu. Dãy Kỳ Sơn - Tràng Kênh và An
Sơn - Núi Đèo, gồm hai nhánh: Nhánh An Sơn - Núi Đèo cấu tạo chính là đá cát kết
có hướng Tây Bắc - Đông Nam gồm các núi Phù Lưu, Thanh Lãng và Núi Đèo; và
nhánh Kỳ Sơn - Trang Kênh có hướng Tây Tây Bắc - Đông Đông Nam gồm nhiều
núi đá vôi [1].
Bờ biển và biển:
Bờ biển Hải Phòng dài trên 125 km2, thấp và khá bằng phẳng, chủ yếu là cát
bùn do 5 cửa sông chính đổ ra biển. Chính vì điều này đã làm cho biển Đồ Sơn
thường xuyên bị vẩn đục nhưng sau khi cải tạo nước biển đã có phần sạch hơn, cát
mịn vàng, phong cảnh đẹp. Ngoài ra, Hải Phòng còn có đảo Cát Bà là khu dự trữ
sinh quyển thế giới có những bãi tắm đẹp, cát trắng, nước trong xanh cùng các vịnh
Lan Hạ.... đẹp và kì thú.
Sông:
Sông ngòi ở Hải Phòng khá nhiều, mật độ trung bình từ 0,6 - 0,8 km/1 km2.
Độ dốc khá nhỏ, chảy chủ yếu theo hướng Tây Bắc - Đông Nam. Đây là nơi tất cả
hạ lưu của sông Thái Bình đổ ra biển, tạo ra một vùng hạ lưu màu mỡ, dồi dào nước
ngọt phục vụ đời sống con người nơi đây. Hải Phòng có 16 sông chính tỏa rộng


Footer Page 15 of 16.

9


Header Page 16 of 16.

khắp địa bàn thành phố với tổng độ dài trên 300 km, các con sông chính ở Hải
Phòng gồm:
+ Sông Đá Bạc - Bạch Đằng dài hơn 32 km, là nhánh của sông Kinh Môn đổ
ra biển ở cửa Nam Triệu, là ranh giới giữa Hải Phòng với Quảng Ninh.
+ Sông Cấm dài trên 30 km là nhánh của sông Kinh Môn, chảy qua nội thành
và đổ ra biển ở cửa Cấm.
+ Sông Lạch Tray dài 45 km, là nhánh của sông Kinh Thầy, từ Kênh Đồng ra
biển bằng cửa Lạch Tray qua địa phận Kiến An, An Hải và cả nội thành.
+ Sông Văn Úc dài 35 km chảy từ Quí Cao, đổ ra biển qua cửa sông Văn Úc
làm thành ranh giới giữa hai huyện An Lão và Tiên Lãng.
+ Sông Thái Bình có một phần là ranh giới giữa Hải Phòng với Thái Bình.
+ Sông Bạch Đằng là dòng sông ranh giới giữa Hải Phòng và Quang Ninh.
+ Ngoài ra còn có nhiều con sông khác khá nhỏ nằm ở khu vực nội thành
quận Hồng Bàng [1].
1.2.5. Tài nguyên thiên nhiên
Tài nguyên đất đai: Hải Phòng có diện tích đất là 1507,57 km², trong đó diện
tích đất liền là 1208,49 km². Tổng diện tích đất sử dụng là 152,2 nghìn ha trong đó
đất ở chiếm 8,61%; đất dùng cho nông nghiệp chiếm 33,64%; đất lâm nghiệp chiếm
14,45%; còn lại là đất chuyên dụng. Nằm ở ven biển nên chủ yếu là đất phèn, đất
mặn, phù sa, đất đồi feralit màu nâu vàng.
Tài nguyên rừng: Hải Phòng có khu rừng nguyên sinh trên đảo Cát Bà, là nơi
dự trữ sinh quyển Thế giới. Điều đặc biệt là khu rừng này nằm trên đá vôi, một

trạng thái rừng rất độc đáo.
Tài nguyên nước: Là nơi tất cả các nhánh của sông Thái Bình đổ ra biển nên
Hải Phòng có mạng lưới sông ngòi khá dày đặc, mang lại nguồn lợi rất lớn về nước.
Ngoài ra, tại Tiên Lãng còn có mạch suối khoáng ngầm duy nhất ở đồng bằng sông
Hồng.
Tài nguyên biển: Bờ biển Hải Phòng trải dài trên 125 km, mang lại nguồn lợi
rất lớn về cảng, góp phần phát triển thành cảng cửa ngõ quốc tế của cả miền Bắc và

Footer Page 16 of 16.

10


Header Page 17 of 16.

cả nước. Ngành du lịch ở đây cũng rất phong phú với những bãi tắm sạch đẹp như
Cát Bà, Đồ Sơn cùng với phong cảnh hữu tình tạo nguồn lợi lớn cho du lịch, Cát Bà
còn có các rặng san hô, hệ thống hang động, biển có nhiều loại hải sản có giá trị
kinh tế.
Tài nguyên khoáng sản: Hải Phòng có tài nguyên đá vôi nhiều, và có mỏ đá
vôi ở Thuỷ Nguyên [1].
1.2.6. Chế độ thủy văn, hải văn
a. Hải văn
Mực nước
Chế độ mực nước thủy triều khu vực Hải Phòng thuộc chế độ nhật triều đều,
điển hình là Hòn Dáu. Hầu hết các ngày trong tháng (trên dưới 25 ngày) có 1 lần
nước lên và 1 lần nước xuống khá đều đặn.
Biên độ triều khu vực này thuộc loại lớn nhất nước ta, đạt từ 3,5 - 4,1m vào
kỳ nước cường. Vào kỳ nước kém mực nước lên xuống chậm, có lúc gần như đứng.
Hàng tháng có chừng 1-3 ngày có 2 lần nước lớn và 2 lần nước ròng.

Dòng chảy
Trong Vịnh Bắc Bộ, cả mùa đông và mùa hè đều tồn tại một xoáy thuận có
tâm nằm ở khoảng giữa Vịnh. Mùa Đông tâm này dịch xuống phía nam còn về mùa
hè thì dịch lên phía bắc. Khu vực ven biển Hải Phòng (nằm ở phía tây Bắc của Vịnh
bắc Bộ) thuộc rìa phía tây bắc của hoàn lưu này nên dòng chảy thường có xu hướng
đi từ bắc xuống nam cả mùa đông cũng như mùa hè.
Trong các vũng vịnh có nhiều đảo che chắn nên dòng chảy diễn biến rất phức
tạp và chủ yếu bị chi phối bởi địa hình. Dòng đạt được tốc độ rất lớn khi đi qua các
eo hẹp (có thể đạt tới 1 m/s). Lưu ý rằng dòng chảy trong khu vực kín gió này chủ
yếu quyết định bởi dòng triều, còn dòng do gió không đáng kể, điều này trái ngược
với khu vực ngoài khơi. Độ lớn vận tốc dòng chảy khu vực này đạt vào khoảng 0.2 0.5m/s. Tại khu vực vũng vịnh kín giá trị vận tốc nhỏ hơn 0.2 m/s.
Trong khi chế độ triều khu vực Hải Phòng là nhật triều đều thì chế độ dòng
triều ở khu vực từ Cửa Ông xuống đến Hải Phòng lại mang tính bán nhật triều

Footer Page 17 of 16.

11


Header Page 18 of 16.

không đều (giá trị vận tốc đạt phần lớn đạt 2 lần cực đại và 2 lần cực tiểu trong 1
ngày đêm).
Sóng
Sóng ở vùng biển Hải Phòng không lớn. Vùng ngoài khơi sóng đáng kể hơn.
Sóng trung bình có độ cao khoảng 0,6 - 0,7 m tương ứng tại Hòn Dáu. Sóng lớn
nhất quan sát được vào những ngày hè do bão gây ra ở Hòn Dáu là 5,6 m. Các tháng
mùa đông, gió mùa đông bắc thường tạo ra sóng lớn ở vùng này, có độ cao khoảng
2,8 - 3,0 m.
Về mùa đông sóng thịnh hành trong vùng có sự phân hoá rõ rệt: vùng biển

Hải Phòng Thái Bình, sóng hướng đông chiếm ưu thế với tần suất vào khoảng 25 27%.
Về mùa hè, đặc điểm chế độ sóng có nhiều nét tương đồng trong cả vùng.
sóng có hướng đông nam và nam chiếm ưu thế, với tần suất xấp xỉ 40% ở khu vực
Hòn Dáu. Ngoài ra về mùa hè còn quan sát thấy sóng hướng tây nam nhưng có tần
suất nhỏ ở Hòn Dáu thời kỳ sóng lặng chỉ vào khoảng 12-13%.
Mực nước dâng do bão
Đối với vùng ven bờ biển Hải Phòng, nước dâng không lớn. Tần suất từ 3550% đối với mức dâng từ 0 – 50 cm; 38% đối với mức dâng 50-100 cm. Tần suất
đạt một vài phần trăm đối với mức dâng từ 150-250 cm.
Mức nước dâng lớn nhất đã xảy ra ở khu vực này khoảng 220 cm, nhỏ hơn
so với vùng Thanh Hoá, Nghệ Tĩnh (trên 300 cm).
1.2.7. Đặc điểm địa hình địa chất đáy biển
Khu vực biển Hải Phòng nằm trong phạm vi Vịnh Bắc Bộ. Vì vậy lịch sử
phát triển địa hình đáy biển khu vực Hải Phòng không thể tách khỏi quá trình tiến
hóa của Vịnh Bắc Bộ. Nên đặc điểm địa hình địa chất đáy biển của Hải Phòng được
hình thành chung trong quá trính hình thành địa hình địa chất của Vịnh Bắc Bộ.
Hầu hết diện tích đáy biển Vịnh Bắc Bộ có hành lang rộng và độ dốc thoải
(2-5o). Độ dốc và độ sâu tăng dần về phía Đông Nam Vịnh Bắc Bộ. Đặc trưng
chung là địa hình thoải dần tạo thành những trũng sâu khép kín dài. Trũng sâu nhất

Footer Page 18 of 16.

12


Header Page 19 of 16.

nằm ở ngoài khơi trên độ sâu 108 m, về phía Bắc - Đông Bắc đảo Cồn Cỏ, cách đảo
này khoảng 120 km. Trũng kéo dài theo phương Tây Bắc - Đông Nam, là phần kéo
dài của bồn trũng Sông Hồng từ phía lục địa. Phía Bắc trũng này là một trũng có
quy mô nhỏ hơn với độ sâu cực đại đạt đến 75 m chạy dài theo phương Đông Bắc –

Tây Nam, trùng với phương cấu tạo chung của các cấu trúc ven rìa miền Đông Bắc
Việt Nam.
1.2.8. Các hệ sinh thái đặc biển của Hải Phòng
TP. Hải Phòng thuộc phía Tây vịnh Bắc bộ có vị trí địa lý đặc biệt, với
nguồn tài nguyên thiên nhiên vừa có giá trị khai thác, sử dụng, vừa có giá trị bảo
tồn, bảo vệ tạo ra lợi thế phát triển của TP theo định hướng phát triển bền vững. Hải
Phòng có 8/15, quận, huyện tiếp giáp với biển và 2 huyện đảo Cát Hải và Bạch
Long Vỹ. Hải Phòng có nguồn tài nguyên biển khá phong phú, đặc biệt là các hệ
sinh thái biển có giá trị cao đều như rừng ngập mặn, san hô, cỏ biển, rạn đá, tùng
áng, bãi triều, cửa sông và vùng đáy biển rộng lớn, với diện tích khoảng 4.000 km2.
1.3. Tổng quan về hoạt động đổ thải chất liệu nạo vét luồng cảng
1.3.1. Tổng quan quản lý hoạt động đổ thải trên biển của thế giới
Đối với các quốc gia có biển, việc nội luật hóa các quy định quốc tế để kiểm
soát chặt chẽ ô nhiễm biển không những là nghĩa vụ mà còn là trách nhiệm phải
thực thi. Các quốc gia có biển đã hoặc đang hoàn thiện thể chế luật pháp, bộ máy
vận hành và đầu tư cơ sở vật chất, phương tiện trang thiết bị phục vụ việc quản lý
hoạt động đổ, thải do nhận chìm trên biển ngày càng hiệu quả hơn, kể cả việc ban
hành những hướng dẫn, quy định, quy trình, quy chuẩn cụ thể để quản lý hoạt động
này nhằm đảm bảo hài hòa giữa nhu cầu thực tế trong đổ thải nhận chìm trên biển
phục vụ phát triển kinh tế - xã hội với bảo vệ môi trường biển.
Các nước đang áp dụng các quy định của Nghị định Luân Đôn 1972 để quản
lý hoạt động nhận chìm trên biển. Nhiều nước tiên tiến trên thế giới đã tổ chức quản
lý, kiểm soát hoạt động đổ thải do nhận chìm trên biển một cách hiệu quả như:
Canada, Mỹ, các nước thuộc cộng đồng châu Âu, Úc, New Zeland,...Tại châu Á,
các nước như Nhật, Hàn Quốc, Nga, Singapore,...cũng đều có khung pháp lý và bộ

Footer Page 19 of 16.

13



Header Page 20 of 16.

máy quản lý, kiểm soát hoạt động đổ thải do nhận chìm trên biển theo quy định
quốc tế.
Các quốc gia này đều thiết lập thể chế, luật pháp, xác định rõ vai trò chủ trì,
phối hợp của từng cơ quan trong đánh giá, cấp phép và kiểm soát hoạt động đổ thải
do nhận chìm trên biển. Do các hoạt động vận chuyển vật, chất đi đổ thải trên biển
đều do tàu, phương tiện hoạt động trên biển thực hiện nên tất cả các quốc gia đều
giao nhiệm vụ kiểm soát hoạt động đổ thải do nhận chìm trên biển cho Cơ quan
Quản lý hàng hải hoặc các lực lượng thực thi luật pháp trên biển (lực lượng có chức
năng kiểm soát tàu, phương tiện hoạt động trên biển) chủ trì thực hiện. Đây cũng là
lý do mà Liên hiệp quốc giao cho Tổ chức Hàng hải Quốc tế nhiệm vụ thiết lập
Công ước về ngăn ngừa ô nhiễm biển do nhận chìm chất thải và các chất khác năm
1972 (Công ước Luân Đôn 1972), Nghị định thư 1996 của Công ước về ngăn ngừa
ô nhiễm biển do nhận chìm chất thải và các chất khác (Nghị định thư Luân Đôn
1996).
Khi nghiên cứu về luật pháp và kinh nghiệm quản lý hoạt động đổ thải do
nhận chìm trên biển của một số quốc gia tiên tiến trên thế giới, việc xem xét thể chế
luật pháp không thể tách rời với việc xác định mô hình quản lý bãi chứa chất thải
trên biển và quản lý hoạt động đổ thải chất thải trên biển. Vì vậy, Việt Nam cần
nghiên cứu, rút kinh nghiệm vì hiện tại cả chế độ luật pháp và mô hình tổ chức bộ
máy quản lý hoạt động đổ thải do nhận chìm trên biển hầu như chưa hình thành.
1.3.1.1. Mô hình quản lý bãi chứa chất thải trên biển và quản lý hoạt động
đổ thải chất thải trên biển của Mỹ
Những quy định về quản lý hoạt động nhận chìm trên biển (bao gồm cả quản
lý bãi chứa chất thải trên biển và chất thải được đổ thải trên biển) của Mỹ được quy
định tại Chương 27 Nhận chìm trên biển, Phần 33 về hàng hải và các vùng nước
hàng hải trong Bộ luật của Mỹ năm 2010 (US Code 2010 Title 33 NAVIGATION
AND NAVIGABLE WATERS CHAPTER 27 OCEAN DUMPING).


Footer Page 20 of 16.

14


Header Page 21 of 16.

Các quy định về quản lý hoạt động nhận chìm trên biển (bao gồm cả quản lý
bãi chứa chất thải trên biển và chất thải được đổ thải trên biển) của Mỹ phù hợp với
Nghị định thư Luân Đôn 1996.
Mỹ có hệ thống các bãi đổ thải trên biển được đăng tải công khai.Việc kiểm
soát đổ thải thông qua các giấy phép được cấp trong suốt quá trình từ khâu nạo vét,
xếp hàng là chất thải, các vật, chất lên tàu đến việc nhận chìm tại các bãi đổ thải
trên biển.
Các chất thải hay vật, chất khác được phép đổ thải trên biển phù hợp Phụ lục
I của Nghị định thư Luân Đôn 1996.
Đây là mô hình phối hợp đa ngành, gồm có bốn cơ quan liên bang chịu trách
nhiệm chính theo Đạo Luật của Mỹ về nhận chìm trên đại dương (Ocean Dumping
Act): Cơ quan Bảo vệ Môi trường của Mỹ; Quân đoàn kỹ sư của Quân đội Mỹ (US
Army Corps of Engineers); Cơ quan Khí quyển và Đại dương Quốc gia của Mỹ
(NOAA); Cảnh sát biển Mỹ (US Coast Guard). Ngoài ra, các cơ quan đặc biệt về
bảo vệ tài nguyên nước, bảo vệ giữ tài nguyên thiên nhiên và văn hóa cũng tham gia
trong đánh giá để cấp phép nhận chìm.
Cơ quan Bảo vệ Môi trường Mỹ là cơ quan chính chịu trách điều tiết việc xử
lý tất cả các chất được đổ thải trong các đại dương, cơ quan này cũng cho phép
nghiên cứu và thay đổi các hoạt động đang phải tiến hành để giảm dần việc đổ thải
chất thải công nghiệp. EPA chỉ định các vị trí bãi nhận chìm trên biển, đại dương để
nhận chìm và quy định cụ thể từng giấy phép ở đó vật liệu nào sẽ được đổ thải.
Quân đoàn kỹ sư của Quân đội Mỹ có thẩm quyền cấp giấy phép nạo vét đổ

thải và chịu trách nhiệm thực hiện việc nạo vét luồng cảng.Thư ký của Quân đội Mỹ
(thông qua Quân đoàn kỹ sư của Quân đội Mỹ) cấp giấy phép nạo vét và đổ thải.
Cơ quan Khí quyển và Đại dương Quốc gia (NOAA) chịu trách nhiệm
nghiên cứu về sự thay đổi của môi trường biển do con người gây ra để áp dụng
trong nghiên cứu, đánh giá chất thải để cấp phép. Cơ quan Khí quyển và Đại dương
quản lý một mạng lưới rộng lớn các khu bảo tồn biển theo Đạo luật về các khu bảo
tồn.

Footer Page 21 of 16.

15


Header Page 22 of 16.

Cảnh sát biển Mỹ có trách nhiệm giám sát việc nhận chìm trên biển.
Gần như tất cả việc nhận chìm vật liệu nạo vét trên biển, đại dương diễn ra
ngày nay được Quân đoàn kỹ sư của Quân đội Mỹ tiến hành và là đơn vị chịu trách
nhiệm chính cho việc nạo vét. Quân đoàn kỹ sư của Quân đội Mỹ được quyền cấp
giấy phép cho nhận chìm vật liệu nạo vét trên biển. Các vật liệu nạo vét là trầm tích
lấy từ dưới mặt nước trước khi được đổ vào đại dương, cần phải được đánh giá để
đảm bảo rằng chúng không gây hại cho sức khỏe con người hay cho môi trường
biển. Mục tiêu cơ bản của chương trình giấy phép là để “ngăn chặn hoặc hạn chế
chặt chẽ việc nhận chìm trên biển bất kỳ vật liệu nào sẽ ảnh hưởng xấu đến sức
khỏe con người, phúc lợi, hoặc tiện nghi, hoặc môi trường biển, hệ sinh thái, hoặc
tiềm năng kinh tế” [26].
Theo Báo cáo cuối cùng về giấy phép ban hành năm 2008 (Thông tư của
IMO số LC-LP.1/Circ.52 ngày 01/5/2012) thì trong năm 2008, Mỹ cấp 15 giấy phép
để nhận chìm trên biển (có 01 giấy phép đặc biệt).


Hình 1.2. Các Bang đã cấp phép chất thải trên biển của Mỹ đến năm 2000
[Nguồn: IMO, 2008]

Footer Page 22 of 16.

16


Header Page 23 of 16.

1.3.1.2. Mô hình quản lý bãi chứa chất thải trên biển và quản lý hoạt động
đổ thải chất thải trên biển của Ireland
Luật pháp về quản lý hoạt động nhận chìm trên biển (bao gồm cả quản lý bãi
chứa chất thải trên biển và chất thải được đổ thải trên biển) của Ireland được quy
định tại Đạo luật về nhận chìm trên biển của Ireland (Dumping At Sea Act, 1981)
để quy định việc nhận chìm chất thải hoặc các chất khác trong vùng nội thủy và
lãnh hải, trên thềm lục địa và vào các khu vực biển khác thuộc thẩm quyền của
Ireland [27].
Bộ Giao thông vận tải là Cơ quan có thẩm quyền quản lý việc nhận chìm các
chất thải trên biển. Cơ quan này xác định các khu vực nhận chìm trên biển.
Bộ Giao thông vận tải có trách nhiệm xem xét và cấp phép nhận chìm, thời
hạn hiệu lực, số lượng, chủng loại chất thải, và phương pháp nhận chìm sau khi
tham khảo ý kiến của các Bộ: Bộ Tài nguyên và Môi trường, Bộ Thủy sản và Lâm
nghiệp, Bộ Công nghiệp, Thương mại và Du lịch, Bộ Năng lượng để quyết định cấp
hoặc từ chối cấp giấy phép.
Việc cấp giấy phép phải được kiểm soát nghiêm ngặt theo các quy định. Bộ
Giao thông vận tải có thể thay đổi hoặc thu hồi giấy phép căn cứ sự biến đổi của
môi trường sinh thái biển và sự phát triển của khoa học và công nghệ. Bộ Giao
thông vận tải sau khi tham khảo ý kiến với Bộ Môi trường, Bộ Thủy sản và Lâm
nghiệp, Bộ Công nghiệp, Thương mại và Du lịch và Bộ Năng lượng có thể thu hồi

hoặc sửa đổi giấy phép bất cứ khi nào nghĩ rằng nó thích hợp làm như vậy.
Các quy định về quản lý hoạt động nhận chìm trên biển (bao gồm cả quản lý
bãi chứa chất thải trên biển và chất thải được đổ thải trên biển) của Ireland phù hợp
với Công ước Luân Đôn 1972 (Hình 1.3). Theo Báo cáo tại Thông tư của IMO số
LC-LP.1/Circ.52 ngày 01/5/2012, Ireland cấp 9 giấy phép để nhận chìm trên biển
trong năm 2008 (có 01 giấy phép đặc biệt).

Footer Page 23 of 16.

17


Header Page 24 of 16.

Hình 1.3.Hình ảnh các vị trí nhận chìm trên biển của Ireland năm 2008
1.3.1.3. Mô hình quản lý bãi chứa chất thải trên biển và quản lý hoạt động
đổ thải chất thải trên biển của Canada
Tại Canada, các hệ thống quản lý bãi chứa chất thải trên biển và quản lý hoạt
động đổ thải chất thải trên biển có những đặc điểm như:
- Hoạt động theo Nghị định thư Luân Đôn;
- Có hệ thống cấp giấy phép theo Luật Bảo vệ môi trường Canada;
- Có một hình thức ứng dụng và danh sách hành động hạn chế được quy
định.
Cơ quan Môi trường Canada là cơ quan chủ trì cấp phép trên cơ sở thiết lập
một mạng lưới tư vấn như Ủy ban Tư vấn khu vực (mỗi khu vực ven biển), các
thành viên trong Ủy ban Tư vấn khu vực đại diện cho các cơ quan khác nhau của
liên bang và các tỉnh hoặc vùng lãnh thổ liên quan.
Cơ quan Môi trường Canada cung cấp mô hình về các đặc tính chất thải.
Mẫu đơn xin phép nhận chìm trên biển, đại dương đòi hỏi phải mô tả về vật liệu đề


Footer Page 24 of 16.

18


Header Page 25 of 16.

xuất nhận chìm, lịch sử vị trí (khu vực) nhận chìm vật liệu (nạo vét hoặc đổ thải),
tính chất, đặc điểm hóa học, vật lý, sinh học và thông tin của các vị trí (khu vực)
chìm vật liệu để xác định nguồn ô nhiễm cũng như phương án xử lý vật liệu đã bị ô
nhiễm trên đất liền. Các hướng dẫn đánh giá vật liệu đề xuất cho nhận chìm (của
Canada) được xác định theo các hướng dẫn đánh giá đối với chất thải của thủy sản,
đối với tàu, công trình, cấu trúc nhân tạo, đối với phế liệu kim loại và vật liệu cồng
kềnh cũng như đối với các vật liệu khác. Canada cũng sử dụng phương pháp thử
nghiệm theo từng cấp độ để xem xét đặc tính chất thải.
Yêu cầu của Canada khi xem xét đặc tính hóa học thường bao gồm các phân
tích về độ chính xác theo các giới hạn cụ thể. Phân tích phải bao gồm ít nhất là hai
kim loại vi lượng mà giới hạn đã được thiết lập theo quy định (thủy ngân và
cadmium), và hai hợp chất hóa học hữu cơ (hydrocarbon tổng poly-hạt nhân thơm,
PAH, và tổng số biphenyl đã polyclo hóa, PCB). Các tài liệu hướng dẫn cũng liệt kê
một số hợp chất hữu cơ và kim loại nặng mà cơ quan quản lý có thể yêu cầu phân
tích.
Việc cấp phép, giám sát việc chuyên chở lên tàu, phương tiện để đưa chất
thải đi nhận chìm trên biển, kiểm soát việc vận chuyển, đổ thải tại các Bãi chứa chất
thải trên biển được giao cho cơ quan quản lý hàng hải, cảng vụ và các lực lượng có
chức năng kiểm soát tàu, phương tiện hoạt động trên biển trong các hoạt động bảo
đảm an ninh, an toàn và môi trường hàng hải để thực thi đồng thời các quyền, nghĩa
vụ của quốc gia có tàu treo cờ, của quốc gia cảng biển và của quốc gia ven biển theo
Công ước về Luật Biển năm 1982, các điều ước quốc tế của Tổ chức Hàng hải Quốc
tế IMO trong quản lý, kiểm soát tàu, thuyền, cảng biển và bảo đảm an ninh, an toàn

và môi trường trên biển [1].
1.3.1.4. Mô hình quản lý bãi chứa chất thải trên biển và quản lý hoạt động
đổ thải chất thải trên biển của Trung Quốc
Luật pháp về quản lý hoạt động nhận chìm trên biển (bao gồm cả quản lý bãi
chứa chất thải trên biển và chất thải được đổ thải trên biển) của Trung Quốc được
quy định tại Quy định về nhận chìm trên biển của Trung Quốc (do Hội đồng Nhà

Footer Page 25 of 16.

19


×