Tải bản đầy đủ (.doc) (57 trang)

Nghiên cứu hiện trạng chim di trú và hướng phát triển loại hình du lịch quan sát chim di trú trong mô hình Du lịch sinh thái tại VQG Xuân Thủy

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (786.58 KB, 57 trang )

Tên cơng trình: Nghiên cứu hiện trạng chim di trú và hướng
phát triển loại hình du lịch quan sát chim di trú trong mơ
hình Du lịch sinh thái tại VQG Xuân Thủy


MỤC LỤC
MỤC LỤC.............................................................................................................. 2
MỞ ĐẦU................................................................................................................ 1
2.1 Tiềm năng phát triển loại hình du lịch quan sát chim di trú của VQG Xuân Thủy............................16
2.2 Công tác bảo tồn và phát triển loại hình du lịch quan sát chim di trú trong mô hình DLST tại VQG
Xuân Thủy..............................................................................................................................................................18

KẾT LUẬN........................................................................................................... 32
TÀI LIÊÊU THAM KHẢO........................................................................................ 34
PHỤ LỤC............................................................................................................. 35


DANH MỤC VIẾT TẮT
HST: Hệ sinh thái
VQG: Vườn Quốc Gia
DLST: Du lịch sinh thái


MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Trong hệ thống các VQG tại Việt Nam, VQG Xuân Thủy tuy là một
khu vườn mới được thành lập nhưng tiềm năng và lợi thế về DLST rất lớn,
trong đó tiềm năng về môi trjường và DLST của các loài chim di trú quý hiếm
đang sinh trưởng tại đây rất có giá trị và là nét riêng biệt so với các VQG khác
tại Việt Nam.
HST ở VQG còn tương đối nguyên sơ, là nơi cư trú của hơn 30.000 cá


thể chim nước, trong đó có nhiều loài chim quý hiếm. Với những tiềm năng
sẵn có mà thiên nhiên ban tặng cho VQG Xuân Thủy nơi đây thực sự là một
điểm đến DLST hấp dẫn cho du khách.
Thế nhưng, trong những năm vừa qua, những “tiềm năng vàng” này
mới chỉ được khai thác ở mức độ khá khiêm tốn, đặc biệt là việc quản lý và
khai thác các loài chim di trú quý hiếm trong phát triển du lịch sinh thái chưa
thực sự mang lại hiệu quả cao.
Vậy nên chúng tôi đã quyết đinh chọn đề tài “Nghiên cứu hiện trạng chim
di trú và hướng phát triển loại hình du lịch quan sát chim di trú trong mô hình
DLST tại VQG Xuân Thủy” cho công trình dự thi sinh viên nghiên cứu các
môn khoa học cơ bản năm 2014.
2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề
Về sách báo đã xuất bản: Các cuốn sách viết về Nam Định và Giao
Thủy như “Di tích lịch sư- văn hóa tỉnh Nam Định”- Nhà xuất bản Văn hóa
dân tộc, Hà Nội, năm 2008 , “Giới thiệu chung về huyện Giao Thủy” của tác
giả Khánh Nguyên- Phòng VHTT Giao Thủy, đã đề cập đến điều kiện tự
nhiên, lịch sử hình thành, dân cư ở VQG Xuân Thủy Nam Định. Về các tạp
chí, báo điện tử như www.baomoi.com... có nhiều bài viết quảng bá về VQG
qua web như dulichnamdinh.com.vn, Văn hóa- Du lịch Giao Thủy... đặc biệt
là kênh thơng tin chính thức là website: www.vuonquocgiaxuanthuy.org.vn đã
đề cập và nhấn mạnh tới tiềm năng lớn để phát triển mô hình DLST của VQG
Xuân Thủy. Về các luận văn và luận án , đã có các luận văn của tác giả Trần


Thị Huệ, Đại học Nông Nghiệp Hà nội, với đề tài: “ Nghiên cứu phát triển
khu du lịch sinh thái của Vườn quốc gia Xuân Thủy, huyện Giao Thủy, tỉnh
Nam Định’’
Nhìn chung, các tài liệu trên đã đề cập một cách tổng quan về VQG
Xuân Thủy và những thế mạnh về du lịch sinh thái nói chung của vườn. Về
các loài chim di trú và khai thác để phát triển du lịch cụ thể là DLST chưa có

công trình nào nghiên cứu một cách có hệ thống và cụ thể.
3. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu
Về đối tượng: giá trị các loài chim di trú mà chủ thể là các loài chim di
trú tại VQG Xuân Thủy
Về phạm vi nghiên cứu:
Nội dung phạm vi nghiên cứu: nghiên cứu hiện trạng chim di trú và
hướng phát triển loại hình du lịch quan sát chim di trú trong mô hình DLST
tại VQG Xuân Thủy
Phạm vi không gian: đề tài được thực hiện tại vùng lõi VQG Xuân
Thủy huyện Giao thủy tỉnh Nam Định
4. Mục đích nghiên cứu.
Nghiên cứu hiện trạng các loài chim di trú tại VQG Xuân Thủy. Từ
hiện trạng đó đề ra những giải pháp nhằm phát triển tiềm năng của các loài
chim di trú, lấy hoạt động quan sát chim di trú làm chiến lược, tạo điểm nhấn
nhằm thúc đẩy phát triển mô hình DLST tại VQG Xuân Thủy Nam Định.
5. Phương pháp nghiên cứu.
Khảo sát thực địa và nghiên cứu, phân tích tài liệu.
Phần nội dung
Chương 1: Tổng quan về VQG Xuân Thủy và hiện trạng các loài chim di trú
1.1 Giới thiệu khái quát về VQG Xuân Thủy
1.2 Hiện trạng các loài chim di trú ở VQG Xuân Thủy
Chương 2: Tiềm năng và thực trạng phát triển loại hình du lịch quan sát chim
di trú trong mô hình du lịch sinh thái tại VQG Xuân Thủy
2.1 Tiềm năng phát triển loại hình du lịch quan sát chim di trú của VQG
Xuân Thủy
2.2 Công tác bảo tồn và phát triển loại hình du lịch quan sát chim di trú
trong mô hình DLST tại VQG Xuân Thủy


Chương 3: Một số giải pháp phát triển loại hình du lịch quan sát chim di trú

trong mô hình DLST tại VQG Xuân Thủy
3.1 Giải pháp bảo tồn và quản lý phát triển bền vững
3.2 Giải pháp chất lượng dịch vụ và thị trường
3.3 Giải pháp bổ trợ khác


Chương 1:
TỔNG QUAN VỀ VQG XUÂN THỦY VÀ HIỆN TRẠNG
CÁC LOÀI CHIM DI TRÚ

1. Giới thiệu khái quát về VQG Xuân Thủy
VQG Xuân Thủy vốn là vùng đất ngập nước thuộc cửa sông ven biển
huyện Giao Thủy tỉnh Nam Định. Vùng đất này được hình thành do quá trình
lấn đất, mở mang bờ cõi của cha ông xưa. Đây là vùng đất ngập nước đầu tiên
của Việt Nam tham gia cơng ước Ramsar, được UNESCO chính thức cơng
nhận vào tháng 01/1989 (công ước bảo vệ những vùng đất ngập nước có tầm
quan trọng quốc tế, đặc biệt như nơi cư trú của những loài chim nước). Đây
cũng là điểm Ramsar thứ 50 của thế giới, đầu tiên của Đông Nam Á và Việt
Nam Nhằm thuận lợi cho công tác quản lý và thực hiện tốt công ước quốc tế
Ramsar ngày 02/01/2003, thủ tướng Chính phủ đã ký qút định sớ
01/2003/QĐ-TTG chuẩn y việc “chuyển khu bảo tồn thiên nhiên đất nhập
nước Xuân Thủy thành VQG Xuân Thủy”.
Về vị trí địa lý, VQG Xuân Thủy cách Hà Nội 150 km, nằm ở phía
Đơng Nam hụn Giao Thủy, tỉnh Nam Định. Đây là vùng cửa sông ven biển
tiêu biểu cho mẫu chuẩn của HST đất ngập nước điển hình ở miền Bắc. Tổng
diện tích của vườn gờm 2 vùng; vùng lõi rợng 7.000 ha gờm diện tích Cờn
Xanh, Cờn Lu và mợt phần Cồn Ngạn; vùng đệm rộng 8.000 ha gồm diện tích
còn lại của Cờn Ngạn, diện tích Bãi Trong, diện tích năm xã Giao Thiện, Giao
An, Giao Lạc, Giao Xuân và Giao Hải ( 7;6 )
Tháng 12/2003, UNESCO tiếp tục công nhận khu dự trữ sinh quyển thế

giới, đất ngập nước ven biển tỉnh châu thổ sông Hồng, trong đó vùng lõi có
tầm quan trọng đặc biệt của khu dự trữ sinh quyển thế giới này. Tháng
12/2004, UNESCO lại tiếp tục công nhận VQG Xuân Thủy trở thành vùng lõi
của khu dự trữ sinh quyển thế giới khu vực ven biển liên tỉnh đồng bằng
Châu thổ sông Hồng ( 7;6 ).


Như vậy, VQG Xuân Thủy đã vốn được hình thành từ lâu đời và cho đến nay
suốt 10 năm hình thành và phát triển, VQG Xuân Thủy đã và đang từng bước
hoàn thiện và phát triển ngày các có nhiều khởi sắc.
Về điều kiện tự nhiên
Theo “Báo cáo tình hình kinh tế xã hội VQG Xuân Thủy, tỉnh Nam
Định năm 2003” của Trung tâm tài nguyên và môi trường Lâm nghiệp thì đất
đai ở VQG Xuân Thủy được hình thành từ nguồn phù sa sông Hồng bồi đắp
với 2 loại hình chủ yếu là bùn phù sa và cát lắng đọng đã tạo ra những loại đất
chủ yếu sau: đất nhẹ, cát pha và thịt nhẹ, đất thịt trung bình, đất nặng từ thịt
nặng đến đất sét.
Thủy triều ở VQG Xuân Thủy thuộc chế độ “Nhật triều” với chu kì
khoảng 25 giờ, biên độ trung bình là 150-180cm, lượng nước trung bình là
114.109 m3/năm và dòng bùn là 115 triệu tấn/năm, độ mặn nước biển của khu
vực phụ thuộc vào pha của thủy văn và độ lũ của sông Hồng.
Về khí hậu, VQG Xuân Thủy là vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa. Mùa
đông từ tháng 11 đến tháng 3 năm sau, đầu mùa đơng khơng khí lạnh khơ,
ći mùa đơng khơng khí lạnh ẩm. Mùa hè từ tháng 5 đến tháng 9, khí hậu
nóng ẩm thường xuyên xuất hiện dông bão và áp thấp nhiệt đới. Lượng mưa
trung bình là 1.175 mm/năm, đợ ẩm khơng khí từ 70-90%.
Như vậy với những đặc thù về tự nhiên VQG Xuân Thủy có những
thuận lợi cho sự sinh trưởng của các loài động, thực vật trong vườn đặc biệt là
các loài chim nước, bên cạnh đó sự phụ thuộc vào chế độ thủy văn cũng gây
khó khăn trong việc di chuyển tới các điểm DLST của du khách. Vì vậy đây

sẽ là việc mà Ban quản lý VQG Xuân Thủy cần đầu tư nghiên cứu để phát
triển tốt những tiềm năng của vườn.
Về dân cư
Toàn bộ 5 xã vùng đệm VQG Xuân Thủy có 45.967 hộ. Mật độ dân số
trong các xã tương đối đồng đều, trung bình 1.206 người/km 2. Xã có mật độ
cao nhất là 1.331 người/km2, xã có mật độ thấp nhất là 1.023 người/km 2
( [7,8];7 ).


Do lịch sử phát triển tôn giáo của đạo Thiên Chúa Giáo ở Việt Nam, vì
vậy khu vực 5 xã Giao Thiện, Giao An, Giao Lạc, Giao Xuân và Giao Hải là
nơi có số lượng giáo dân đông đảo, tỷ lệ theo đạo Thiên Chúa Giáo chiếm
41%, nhưng phân bố trong các xã không đồng đều đó là xã Giao Thiện chiếm
tỉ lệ cao nhất 72%, xã Giao An chiếm 32%, xã Giao Lạc chiếm 71%, xã Giao
Xuân chiếm 27%, xã Giao Hải chiếm 3,6%. Với số lượng giáo dân đông đảo
nên nơi đây có số lượng nhà thờ dày đặc với hơn 23 nhà thờ lớn nhỏ, kiến trúc
đa dạng độc đáo, trong đó có nhà thờ giáo họ Sa Nam ( xã Giao Thiện ) thu
hút nhiều du khách tham quan nhất ( 8;7 ).
Kinh tế chủ yếu của các xã vùng đệm là nông nghiệp với 2 nghành
chính là trờng trọt và chăn ni. Nhưng gần đây việc phát triển kinh tế biển
cũng được xác định là nghành kinh tế mũi nhọn trong nền kinh tế khu vực,
trong đó nghành nuôi trồng thủy sản chiếm 51,5%, khai thác tự nhiên chiếm
48,5%. Qua điều tra từ hoạt động nuôi trồng thủy sản và khai thác nguồn lợi
tự nhiên là cao nhất so với các ngành hiện có của địa phương, theo điều tra
của VQG Xuân Thủy thì thu nhập bình quân 1 ngày/1 lao động từ 40.000 tới
60.000 đồng. Các ngành khác như thương mại, dịch vụ nhìn chung còn kém
phát triển ( 13;7 ). Cho đến nay việc khai thác nguồn lợi từ tự nhiên trong đó
chủ yếu là nguồn lợi từ khu Ramsar vẫn chiếm số lượng lớn ( có tới 1/3 dân
số sống dựa vào việc khai thác nguồn lợi từ khu Ramsar ).
Nhìn chung với vị trí

địa lý, điều kiện tự nhiên như vậy, VQG
Xuân Thủy có những tiềm năng để phát triển DLST cụ thể là loại hình quan
sát chim di trú. Sự đặc thù của tự nhiên đã tạo nên một khu vườn hết sức độc
đáo kết hợp giữa chim trời cá nước, con người phóng khoáng, hồn hậu và thân
thiện. Tuy nhiên sự thuận lợi về điều kiện tự nhiên cũng chính là lí do VQG
Xn Thủy phải đới diện với những khó khăn, áp lực về khai thác nguồn lợi
khu Ramsar nói chung, tài nguyên môi trường nói riêng.
2. Hiện trạng các loài chim di trú ở VQG Xuân Thủy
Về thành phần, nơi phân bố và đặc điểm di trú


VQG Xuân Thủy là nơi hội tụ của nhiều loài chim hoang dã di trú trong
đó có nhiều loài quý hiếm. Theo điều tra bước đầu của Birdlife International ở
VQG Xuân Thủy có 219 loài chim thuộc 41 họ, 13 bộ. Trong đó có 150 loài
chim di cư, 50 loài chim nước, đặc biệt có 14 loài quý hiếm được ghi trong
sách đỏ quốc tế. Khu hệ chim ở đây tiêu biểu là các loài bộ Hạc, bộ Ngỗng,
bộ Rẽ và bộ Sẻ. Trong 13 bộ chim ở khu vực bộ Sẻ chiếm số lượng lớn nhất
40%, sau đó là bộ Rẽ, bộ Hạc, bộ Sếu và bộ Ngỗng. Nếu so sánh với danh
mục các loài chim ở Việt Nam thì VQG Xuân Thủy có 219 loài bằng 26,5%
so với tổng số chim cả nước là 828 loài, 41 họ bằng 50,61% tổng số họ cả
nước là 81 họ, 13 bộ bằng 68,42% so với tổng số bộ cả nước là 19 bộ ( 15;9 )
. Vào mùa chim lúc cá thể đông nhất tại VQG Xuân Thủy theo bác Nguyễn
Huy Thắng xã Giao xuân trước là thợ săn chim giờ đã tham gia vào câu lạc bộ
bảo vệ các loài chim quan trọng là khoảng 30.000-40.000 cá thể
Về nơi phân bố hay nói cách khác là sinh cảnh sống của các loài chim;
sinh cảnh ở đây theo định nghĩa của Sinh thái học có nghĩa là sinh cảnh của 1
loài miêu tả môi trường theo đó loài được biết là có mặt ở đó và kiểu cộng
đồng loài đó được hình thành. Trong các loài chim đang sinh trưởng tại Xuân
Thủy thì có 64,6% các loài chim sống ở rừng ngập mặn, 67,4% sử dụng bãi
Sậy và Cói, 55,1% số loài sử dụng bãi cồn cát và 42,2% số loài sử dụng rừng

phi lao làm nơi kiếm sống và cư trú (15;9 ).
Trong vùng lõi của VQG Xuân Thủy, các loài chim phân bố tập trung
chủ yếu ở Cồn Ngạn, Cờn Lu, mợt sớ ít ở Bãi Trong và Cồn Xanh. Nhưng các
loài chim có đặc điểm là sống ở xa khu trung tâm VQG Xuân Thủy, tập trung
chủ yếu chạy dọc theo mé ngoài Cồn Lu, Cồn Xanh ( 4 ). Theo tác giả Hà Thị
Thuần Nhân có 6 sinh cảnh sống chủ yếu của các loài chim quý hiếm sau:
Sinh cảnh đầm tôm:
Sinh cảnh đầm tôm chiếm diện tích nhỏ, phân bớ chủ ́u ở phía Bắc
Cờn Ngạn và một phần nhỏ Cồn Lu.Thông thường trên các đầm tôm được tạo
ra thành 2 dạng gồm mặt nước không có cây và phần có thực vật che phủ.


Sinh cảnh này là nơi kiếm ăn và làm tổ chủ yếu của nhiều loài chim trong khu
vực, trong đó có các loài chim quý hiếm như Cò Lạo Ấn Độ, Choắt lớn mỏ
vàng, Vịt đầu đen và đặc biệt là loài Cò thìa mặt den thường xuyên kiếm ăn
trong sinh cảnh này.
Sinh cảnh cồn cát và bãi cát:
Sinh cảnh cờn cát và bãi cát chiếm diện tích tương đới lớn, bao gồm
toàn bộ Cồn Xanh và một phần diện tích các bãi cát tḥc Cờn Lu. Các bãi cát
có 2 dạng khác nhau đó là cồn cát và bãi cát phẳng. Trên các bãi cát phẳng
thường không có thực vật che phủ còn trên các cồn cát tỷ lệ cát chiếm đa số,
thực vật nổi chủ yếu trên cồn cát này là Ḿng biển. Chính vì vậy, sinh cảnh
này là nơi sinh sống và nơi kiếm ăn của một số loài chim như Rẽ mỏ thìa,
Choắt lớn mỏ vàng, Mòng bể mỏ ngắn…
Sinh cảnh phù sa lầy bồi lắng:
Sinh cảnh này tập trung ở cửa biển Ba Lạt và các bãi vạng ở phía Nam
Cờn Lu. Ở đây khơng có loài thực vật bậc cao nhưng lại tập trung nhiều loài
thực vật nổi và nhiều động vật thủy sinh tạo nguồn thức ăn vô tận cho các loài
chim nước. Một số loài chim quý hiếm thường xuyên xuất hiện kiếm ăn ở đây
là Cò thìa, Rẽ mỏ thìa, Mòng bể mó ngắn, Choắt chân màng lớn và loài Bồ

nông chân xám. Phải khẳng định là nếu không có sinh cảnh này thì một số
loài chim di trú sẽ không tồn tại, trong đó có loài Cò thìa mặt đen.
Sinh cảnh mặt nước sơng, biển:
Sinh cảnh này chiếm diện tích lớn nhất, bao gồm mặt nước các sông và
mặt nước biển có độ sâu dưới 6m. Đây là sinh cảnh có tính đa dạng sinh học
cao nhất của VQG Xuân Thủy, hầu hết các loài thủy sinh sống trong sinh
cảnh này. Các loài chim có mặt trong sinh cảnh này là Bồ nông chân xám,
Choắt chân màng lớn và nhiều loài chim nước khác…
Sinh cảnh thảm rừng cây gỗ ngập mặn:
Sinh cảnh này phân bố ở vùng trung tâm, chiếm diện tích chủ yếu phần
đất nổi của VQG Xuân Thủy. Thành phần thực vật chủ yếu là Sú, Trang, Bần,


Mắm và loài cây bụi Ơrơ. Rừng dày đặc với cành và rễ nổi đan xen nhâu rất
khó xâm nhập nên là nơi làm tổ sinh sản của các loài chim di cư như Bìm bịp,
Quốc, Le le…Chúng ta rất ít gặp các loài chim quý hiếm trong sinh cảnh này.
Sinh cảnh rừng phi lao:
Sinh cảnh này trồng phi lao là chủ yếu trên đất cát sát với biển với mục
đích chắn cát và sóng. Do điều kiện lập địa chủ yếu là cát cộng ảnh hưởng của
sóng gió mạnh nên rừng phi lao thường thấp, phân cành sớm. Đây là nơi đậu
và kiếm ăn của các loài chim như Đuôi cụt bụng đỏ, Diều đầu trắng, Diều
mướp…và cũng là nơi làm tổ của nhiều loài chim nhỏ khác.
Về thời gian di trú
Cứ mùa đông đến từ khoảng tháng 11, 12 năm trước đến tháng tháng 3,
4 năm sau là mùa chim về nhiều nhất. Vào mùa chim về VQG Xuân Thủy
tràn ngập tiếng chim, đến với nơi đây vào đúng mùa chim về sẽ đem lại cho
du khách những khoảng thời gian thú vị, được tận mắt thấy những đàn chim
nước, có được cảm giác hồi hộp chờ đợi chim về. Tuy nhiên ở đây có loài về
từ tháng 9 nên để quan sát các loài chim du khách nên đến vào khoảng thời
gian từ tháng 9, 10 năm trước đến tháng 3, 4 năm sau.

Tháng 11, 12: Chim di trú từ Xibêri, Hàn Quốc, bắc Trung Quốc di cư
tránh rét x́ng phía Nam và dừng chân ở VQG Xuân Thủy chuẩn bị cho
hành trình tiếp tục.
Thánng 3, 4: Mùa xuân ấm áp, chim lại về từ phái Nam (Australia,
Malaysia, Indonesia ) quay về nơi sinh sản và cũng dừng chân tại VQG Xuân
Thủy.
Đặc biệt nơi đây có loài Cò thìa có thời gian lưu trú khá dàu là từ tháng
9 năm trước đến tháng 4 năm sau. Tuy nhiên du khách yêu thích mùa hè tới
VQG Xuân Thủy du khách vẫn có thể xem được các loài chim di trú tránh
nóng đến từ Nam Bộ và Campuchia như Bờ nơng, Giang sen.
Đặc điểm các loài chim cơ bản
• Rẽ mỏ thìa ( Eurynorbychus pygmcus ) thuộc họ Scolopacidace


Tình trạng bảo tồn và phân bố: Rất nguy cấp ( IUCN, 2008 ), là loài trú đông
và dừng chân trên đường di cư, hiếm thấy.
Mô tả: 14-16cm. Con trưởng thành ngoài mùa sinh sản; phần trên cơ
thể màu xanh, mỏ đen, hình thìa. Trán, long mày và bụng đều trắng. Con non;
Mặt và trán trắng. Vùng trước mắt và vùng tai đen. Toàn bộ phần long cơ thể
và lông bả vai trắng hơn.
Sinh cảnh sống: Sinh cảnh phù sa và lầy bồi lắng.
Quan sát: Các bãi bồi và bãi lầy ở Cồn Lu ( Giao Xuân ) và Bãi Nứt,
Cồn Xanh. Dễ quan sát lúc đỉnh triều vào khoảng thời gian từ tháng 10 đến
tháng 4.

• Choắt lớn mỏ vàng (Tringa guttifer ) thuộc họ Threskiornithidae
Tình trạng bảo tồn và phân bố: Nguy cấp ( IUCN, 2008, sách đỏ Việt
Nam, 2007 ). Là loài trú đông và dừng chân trên đường di cư hiếm gặp.
Mô tả: 29-32cm. Mỏ hơi cong lên, có 2 màu. Chân ngắn, màu vàng. Cổ ngắn.
Khi bay lộ rõ phần lông bao trên đuôi màu trắng và đuôi màu hơi xám. Con

non có màu hơn so với con trưởng thành ngoài mùa sinh sản, có vệt chữ V
màu trắng trên bả vai, bao cánh màu trắng, ngực hơi nâu và các vạch mở bên
sườn.
Sinh cảnh sống: Bãi cát và bãi ngập triều.
Quan sát: Các bãi lầy và cồn cát ở Cồn Lu, Cồn Ngạn. Lúc thủy triều
thấp. Thời gian lưu trú từ tháng 9 đến tháng 4.


• Cò thìa mặt đen ( Platalea minor ) thuộc họ Threskiornithidae.
Tình trạng bảo tồn và phân bố: Nguy cấp ( IUCN, 2008, sách đỏ Việt
Nam, 2007 ). Là loài trú đông, thường xuyên gặp. Số lượng trung bình trong
những năm gần đây từ 40-70 cá thể.
Mơ tả: 76-78cm. Kích thước nhỏ hơn Cò thìa Á Âu. Chim trưởng thành
ngoài mùa sinh sản; da mặt đen bao quanh mỏ, mỏ đen. Chim non: đầu mút
lông cánh đen.
Sinh cảnh sống: Đầm lầy, bãi bồi ngập triều và các đầm tôm.
Quan sát: Đầm tôm Cồn Ngạn, bãi bồi Cồn Lu, Cồn Xanh từ tháng 9 tới tháng
4. Thường nghỉ ngơi và kiếm ăn trong các đầm tơm vào ban ngày.

• Mòng bể mỏ ngắn ( Larus saundersi ) thuộc họ Laridae.
Tình trạng bảo tồn và phân bố: Sắp nguy cấp ( IUCN, 2008, sách đỏ
Việt Nam, 2007 ). Là loài trú đông, rất hiếm gặp.


Mô tả: 33-34cm. Chim trưởng thành ngoài mùa sinh sản; nhỏ hơn
Mòng bể đầu đen bởi mỏ đen, ngắn và dày hơn. Đầu cánh sơ cấp trắng. Khi
bay phía ngoài và phía trên cánh sơ cấp trắng, điểm mợt sớ các viền đen nhỏ.
Chim non; viền cánh thứ cấp nhỏ và đứt đoạn hơn, phía ngoài đầu cánh khơng
có đớm trắng, viền đuôi đen và hẹp hơn. Sinh cảnh sống: Bờ cát, bãi lầy, cửa
sông ven biển, bờ ao. Quan sát: Các vùng bùn lầy và bãi cát, vùng cửa song

tại Cồn Lu và các đầm tôm tại Cồn Ngạn từ tháng 9 đến tháng 4.

• Cò trắng Trung Q́c (Egretta eulophotes ) thuộc họ Ardeidae.
Tình trạng bảo tồn và phân bố: Sắp nguy cấp ( IUCN, 2008, sách đỏ
Việt Nam, 2007 ). Là loài dừng chân trên đường di cư, hiếm gặp.
Mô tả: 66-68cm. Chim ngoài mùa sinh sản; toàn thân trắng. Chân vàng
xanh nhạt. Hai phần ba mỏ dưới vàng. Chạy trong khi kiếm mồi, cánh giang
rộng.
Sinh cảnh sống: Vùng ngập triều và vùng rừng ngập mặn.
Quan sát: Vùng ngập triều và rừng ngập mặn tại Cồn Lu và cửa sông
Vọp từ tháng 9 đến tháng 11.


Trên đây là các loài chim cơ bản mà chúng ta dễ quan sát và dễ gặp tại
VQG Xuân Thủy, trong đó có loài Cò thìa mặt đen du khách sẽ dễ quan sát
nhất vì có số lượng nhiều, tương đối ổn định (40-70 cá thể), và thời gian lưu
trú dài ( tháng 9 đến tháng 4 ).
Hiện trạng các loài chim quý hiếm tại VQG Xuân Thủy
Bảng 1: Những loài chim quý hiếm tại Vườn Quốc Gia Xuân Thủy
(Dựa theo phân loại của IUCN)
Thứ tự Tên Tiếng Việt Tên Tiếng Anh
1

Rẽ mỏ thìa

2

Cò thìa

3

4
5
6
7
8

Spoon-billed

Eurynorhynchu

Sandpiper
Black-faced

s pygmeus

Choắt lớn mỏ

Spoonbill
Spotted

vàng

Greenshank

Vịt đầu đen

Baer's Pochard

Cò trắng Trung
Quốc

Mòng bể mỏ
ngắn
Đuôi cụt bụng
đỏ
Bồ nông chân

Tên Khoa học

Chinese Egret

Tình trạng
( IUCN )
CR 1

Platalea minor

EN 1

Tringa guttifer

EN 1

Aythya baeri
Egretta
eulophotes

Saunders's Gull Larus saundersi
Fairy Pitta

Pitta nympha


Spot-billed

Pelecanus

EN 1

VU 1
VU 1
VU 1
NT 1


xám

Pelican

9

Cò lạo Ấn Độ

Painted Stork

10

Quắm đầu đen

11

12

13
14

Black-headed
Ibis

Choắt mỏ cong

FarEastern

hông nâu

Curlew

Chắt mỏ thẳng
đuôi đen
Choắt mỏ cong
lớn
Choắt chân
màng lớn

Black-tailed

philippensis
Mycteria

NT 1

leucocephala
Threskiornis

melanocephalu

NT 1

s
Numenius
madagascarien
sis
Godwit Limosa

Eurasian

limosa
Numenius

Curlew
Asian

arquata
Limnodromus

VU

NT
NT

NT
Dowitcher
semipalmatus
Nguồn: Trung tâm DLST VQG Xuân Thủy


Ghi chú:
CR: Critical Engdangered (Rất nguy cấp)
EN: Engdangered (Nguy cấp)
VU: Vulnerable (Sẽ nguy cấp)
NT: Near Threatened (Sắp bị đe dọa)
LC: Least Concern (Ít lo ngại)
Theo số liệu của Birdlife tại Việt nam cung cấp, số liệu thống kê từ
khách xem chim và số liệu thống kê được qua các đợt giám sát chim hàng
năm của cán bộ VQG Xuân Thủy trong khoảng 10 năm trở lại đây số lượng
cá thể của các loài chim quý hiếm đang có chiều hướng suy giảm. Cụ thể như
sau:
Bảng 2: Thống kê số lượng Cò thìa qua các năm tại VQG Xuân Thủy


Năm
Số
lượng

2002-

2003-

2004-

2005-

2006-

2007-


2008-

2009-

2003

2004

2005

2006

2007

2008

2009

2010

65

61

60

74

55


49

63

54

Nguồn: Trung tâm DLST VQG Xuân Thủy
Bảng 3: Thống kê số lượng Rẽ mỏ thìa qua các năm tại VQG Xuân Thủy
Năm

2005-

2006
Số lượng 2

2006-

2007-

2008-

2009-

2010-

2007
4

2008

2

2009
0

2010
0

2011
1

Nguồn: Trung tâm DLST VQG Xuân Thủy
Bảng 4: Thống kê số lượng Bồ nông chân xám qua các năm tại VQG Xuân
Thủy
Năm
2007
Số lượng 5

2008
3

2009
3

2010
2

2011
0


2012
0

Nguồn: Trung tâm DLST VQG Xuân Thủy
Bảng 5: Thống kê số lượng Cò lạo Ấn Độ qua các năm tại VQG Xuân
Thủy
Năm
Số lượng

2008
21

2009
18

2010
2011
2012
20
7
18
Nguồn: Trung tâm DLST VQG Xuân Thủy

Như vậy số lượng cá thể chim quý hiếm qua các năm biến động rất
nhạy cảm, chủ yếu các loài đều có xu hướng giảm, trong đó có những loài báo
động nghiêm trọng đó là loài Bồ nông chân xám và Rẽ mỏ thìa. Tuy nhiên
riêng với Cò thìa mặt đen tại vườn số lượng cá thể rất ổn định qua các năm
với hơn 50 cá thể thường xuyên quan sát được. Những mối đe dọa tới các loài
chim quý hiếm giờ đây là càng đáng nên án hơn bao giờ hết. Vì vậy bảo vệ
các loài chim quý hiếm này là nhiệm vụ hết sức quan trọng của VQG Xuân

Thủy, của cả quốc tế và những biện pháp hiệu quả là công việc cấp bách của
tất cả chúng ta.


Chương 2:
TIỀM NĂNG VÀ THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN LOẠI HÌNH DU
LỊCH QUAN SÁT CHIM DI TRÚ TRONG MƠ HÌNH DU LỊCH SINH
THÁI TẠI VQG XUÂN THỦY
2.1 Tiềm năng phát triển loại hình du lịch quan sát chim di trú của VQG
Xn Thủy
Quan sát chim là mợt sở thích của bất kỳ ai yêu thích thiên nhiên, thích
khám phá, đặc biệt các loài chim hoang dã, quý hiếm. Loại hình du lịch quan
sát chim có 2 cấp đợ chính: chỉ đi quan sát chim và vừa quan sát chim vừa có
những giải trí khác. Thực sự loại hình du lịch quan sát chim này có sức hút rất
lớn khiến nhiều người đã vác balô, không ngại những chặng đường dài hàng
nghìn cây số để tìm đến các điểm quan sát chim lý tưởng. Hiện nay, khi mà
điều kiện sống của con người ngày càng được nâng cao, con người thường có
xu hướng tìm về với thiên nhiên. Từ những năm 1990, tại các khu rừng nhiệt
đới Việt Nam đã rải rác xuất hiện những nhóm du khách quốc tế đến quan sát
chim. Sau hơn 20 năm phát triển nhìn chung loại hình du lịch này còn mới và
có sức hấp dẫn rất lớn. Theo tổ chức Birdlife, Việt Nam là một trong những
quốc gia hàng đầu thế giới về mức độ đa dạng sinh học và số lượng loài chim
bị đe dọa… Và theo thống kê của tổ chức này thì Việt Nam có hơn 870 loài
chim, trong đó có 9 loài hiếm gặp, và 43 loài bị đe dọa.
Tại VQG Xuân Thủy có 219 loài, chiếm 26,5% so với số lượng chim
trong cả nước, 41 họ bằng 50,61%, 13 bộ bằng 68,42%. Đặc biệt ở đây có tới
14 loài chim quý hiếm nằm trong sách đỏ thế giới. Ấn tượng nhất đó là ở
VQG Xuân Thủy có số lượng cá thể các loài chim rất đông đúc, vào mùa
chim số lượng cá thể lúc đông nhất lên tới 30.000-40.000 cá thể ( Theo bác
Nguyễn Huy Thắng trú tại xã Giao Xuân ). Ở Việt Nam hiện nay, nếu quan

sát Cò thìa thì chỉ duy nhất VQG Xuân Thủy là dễ dàng quan sát với số lượng
ổn định từ 50-70 cá thể. Sự đa dạng, phong phú, đông đảo của các loài chim
chính là cơ sở quan trọng để VQG Xuân Thủy xây dựng loại hình du lịch


quan sát chim hứa hẹn sẽ là một sản phẩm du lịch độc đáo phục vụ du khách
quan tâm.
VQG Xuân Thủy nằm trong tam giác du lịch Hà Nội-Quảng Ninh-Hải
Phòng nên rất thuận lợi trong việc liên kết tour mở rộng mô hình DLST. Từ
Hà Nội về VQG Xuân Thủy mất khảng 4 giờ, cách 150km, theo quốc lộ 1A,
dẽ vào hướng Phủ Lý đi thẳng về xã Giao Thiện sẽ có dịch vụ xe đưa đón du
khách tại bến xe xã Giao Thiện nên khá thuận tiện trong việc di chuyển của
du khách.
Hiện nay trên địa bàn khu vực các xã hệ thống điện lưới khá tốt, tại mỗi
xã đều đặt các trạm biến áp nên điện sử dụng rất mạnh và ổn định. Hệ thống
thông tin liên lạc, trạm ý tế…, được nâng cấp khá đầy đủ và đang dần hoàn
chỉnh nên đây sẽ là những điều kiện thuận lợi thúc đẩy phát triển du lịch
( trong đó có DLST ) của VQG Xuân Thủy. Trong các năm qua, công tác
quốc phòng an ninh trên địa bàn các xã được chú trọng vì thế tình trạng an
ninh khu vực rất ổn định tạo ra một miền quê yên bình, an toàn cho du khách
khi đặt chân tới nơi đây.
Trong quy hoạch của VQG Xuân Thủy thời gian tới vườn sẽ tập trung
xây dựng các điểm vui chơi giải trí gờm sân thể thao ( bóng chùn, tennis ),
cơng viên, vườn dạo…Tiếp tục hoàn thiện các điểm thăm quan như bãi tắm ở
Cồn Lu, cắm trại. Như vậy sau khi các cơ sở này được hoàn chỉnh du khách
sẽ được đáp ứng đầy đủ nhu cầu về giải trí. Chính điều này cũng sẽ kéo dài
thời gian lưu trú của du khách và từ đó tăng doanh thu cho vườn.
Mợt tḥn lợi nữa mà theo Ơng Ngũn Viết Cách- Giám đốc VQG
Xuân Thủy cho biết đó là: VQG Xuân Thủy có lợi thế để phát triển du lịch cả
4 mùa, mùa hè cũng như các cơ sở du lịch khác Xuân Thủy có thể đón du

khách thăm cảnh quan nơi rừng giao hòa với biển, khi các cơ sở dịch vụ hoàn
chỉnh du khách còn có thể nghĩ dưỡng, thực hiện các chuyến picnic đầy thú vị
ở các điểm vui chơi giải trí và cắm trại gần gũi với môi trường thiên nhiên


hoang dã. Vào mùa đông trong khi các cơ sở du lịch khác gần như đóng cửa
thì Xuân Thủy lại nhộn nhịp với các tour quan sát chim.
Đáng chú ý ở đây là mùa chim di trú ở VQG Xuân Thủy nằm trong
khoảng thời gian cuối năm, dịp Tết Nguyên Đán nên đây sẽ là cơ hội tốt để
VQG đón các khách miền Nam với xu hướng đi du xuân, nghỉ ngơi…Như
vậy khoảng thời gian này sẽ ít chịu sự cạnh tranh từ các điểm du lịch khác nên
đây sẽ là lựa chọn tuyệt vời phù hợp mọi điều kiện thời gian, kinh tế, tâm lý
và nhu cầu.
Tóm lại VQG Xuân Thủy- 1 di sản thiên nhiên tươi đẹp, 1 không gian
văn hóa giàu bản sắc dân tộc, trong tương lai không xa hứa hẹn sẽ là 1 điểm
quan sát chim lý thú và độc đáo. Lợi thế tự nhiên kết hợp lợi thế về thời gian,
an toàn nên VQG Xuân Thủy có đầy đủ điều kiện để phát triển loại hình du
lịch quan sát chim, thu hút du khách khắp muôn phương.
2.2 Công tác bảo tồn và phát triển loại hình du lịch quan sát chim di trú
trong mô hình DLST tại VQG Xuân Thủy
Công tác bảo tồn chim nước tại VQG Xuân Thủy
Kinh tế các xã vùng đệm của VQG Xuân Thủy nhìn chung khá đơn
giản. Các hoạt động kinh tế trong vườn chủ yếu là nông nghiệp, ngoài ra còn
có nuôi trồng và khai thác thủy sản, tiểu thủ công nghiệp và dịch vụ. Trong
khi đó, dân số lại tăng nhanh mặc dù vài năm trở lại đây đã giảm nên vấn đề
việc làm luôn có nhiều bức xúc. Năm 2003 các xã vùng đệm có tới 1/3 dân số
vùng đệm sống dựa vào nguồn lợi thiên nhiên ở khu Ramsar ( 13;7 ). Các đối
tượng của họ khai thác bao gồm thủy hải sản điển hình là các hoạt động nuôi
tôm, nuôi ngao, vạng và cả các loài chim cũng không tránh khỏi đối tượng
khai thác này; cứ mỗi đôi Mòng, Vịt giá 150.000 đồng, một đôi cò giá 50.000

đồng đã có sức hấp dẫn ma thuật với các thợ săn chuyên nghiệp và cả không
chuyên nghiệp. Trước thời điểm năm 1989 việc săn bắn chim di trú đã trở
thành nghề phụ của một số hộ dân trong các xã vùng đệm. Họ thường sử dụng
công cụ đánh bắt bằng lưới, bẫy, dò, súng săn và thường trực ở ngoài bãi triều
trong cả mùa chim. Sau khi Xn Thủy tham gia cơng ước Ramsar chính
qùn địa phương đã ban hành những văn bản quy cấm việc săn bắn chim thú


ở khu vực vùng lõi. Tuy nhiên đến năm 1995, khi thành lập khu bảo tồn thiên
nhiên vẫn còn tồn tại nhiều vụ săn bắn chim bằng súng và đánh lưới. Thời
gian đầu Ban quản lý khu bảo tồn hầu như dốc toàn bộ lực lượng tập trung
làm công tác bảo vệ, nhằm thiết kỷ cương, trật tự về khai thác tài nguyên
trong khu vực, đồng thời tăng cường hợp tác tuyên truyền nâng cao nhận thức
chung cho cộng đồng. Những năm 1995- 1996 là thời gian ban quản lý khu
bảo tồn bắt giữ được khá nhiều vụ xâm phạm tài ngun mơi trường. Các vụ
việc chính là: săn bẫy chim hoang dã, chặt phá cây rừng làm nguyên liệu và
khai thác ngòn lợi thủy sản bằng xung điện.
Bảng 6:Vi phạm xâm hại tài nguyên qua các năm tại VQG Xuân Thủy
Năm
Hạng mục
Vi phạm lâm luật
Vi phạm pháp
lệnh BVNTS
Tổng số

1995 1996 1997 1998 1999

200

200


200

1
5

2
2
3

Tổng

15

25

24

15

7

0
5

4

8

5


2

1

1

2

19

33

29

17

8

6

7
5
123
Nguồn ( 22;7 )

98
25

Nguyên nhân số lượng các vụ vi phạm giảm rõ rệt qua các năm là do

1995 Ban quản lý VQG Xuân Thủy mới chính thức được thành lập, thì VQG
Xuân Thủy mới có năng lực pháp lý để xử lý các hành vi vi phạm. Các trường
hợp vẫn vi phạm là do nhận thức về bảo vệ môi trường còn kém, thiếu sự phối
hợp đồng bộ giữa các cơ quan chức năng địa phương lực lượng cán bộ còn
qúa mỏng.
Đến năm 2007, sau 8 năm thành lập khu bảo tồn và 4 năm chuyển
thành VQG hầu như ít có hiện tượng săn bắn chim, các vụ vi phạm hầu như
không còn. Vì khi xảy ra đều bị phát giác, bị bắt giữ và xử lý nghiêm khắc.
Một số thợ săn cũ đã bỏ nghề truyền thống đăng ký tham gia câu lạc bộ bảo
tồn chim rừng. Câu lạc bộ là sản phẩm của dự án hợp tác với Birdlife Việt
Nam với VQG Xuân Thủy năm 2003-2004. Câu lạc bộ có tới 30 hội viên, qua


các đợt tập huấn, thực hành quan trắc bảo vệ chim di trú ý thức bảo vệ môi
trường, đặc biệt các loài chim quý hiếm được nâng cao rõ rệt.
Trước tình trạng xâm hại các loài chim của người dân các xã vùng đệm,
Ban quản lý VQG đã phối hợp hành đợng tích cực với chính qùn địa
phương, hợp tác với các tổ chức bảo tồn chim quốc tế, từ đó đã đưa ra những
quy phạm xử lý thích hợp các hành vi vi phạm, rất nhiều dự án được kí kết
với các tổ chức trong và ngoài nước kết hợp hài hòa giữa yêu cầu bảo tồn và
phát triển được xúc tiến bước đầu đã đem lại những kết quả rất đáng khích lệ.
Thơng qua các dự án hợp tác giữa Birdlife International và VQG Xuân Thủy
qua các năm 1996:” Khảo sát, đánh giá tiềm năng các vùng chim quan trọng ở
ven biển đồng bằng châu thổ sông Hồng” và khu bảo tồn thiên nhiên VQG
Xuân Thủy được nhà nước xếp hạng đặc biệt vì có các chỉ số bảo tồn cao nhất
khu vực.
Năm 2002 dự án giám sát sinh thái do quỹ bảo tồn thiên nhiên Nhật tài
trợ đã tập huấn cho các cán bộ kỹ thuật công nghệ và triển khai hoạt động
giám sát sinh thái ở khu bảo tồn chim nước. Năm 2003-2004 thực hiện dự án
bảo tồn vùng chim quan trọng ở Cồn Lu và đã xây dựng được Câu lạc bộ bảo

tồn các loài chim quan trọng gồm có 30 hội viên. Năm 2006 trung tâm bảo
tồn sinh vật biển và phát triển cộng đồng ( MCD ) đã chọn xã Giao Xuân để
xây dựng chương trình thí điểm kết hợp du lịch cợng đồng với bảo tồn sinh
thái và cải thiện đời sống nhân dân; các chuyên gia MCD dạy cho họ cách
chế biến thực phẩm, kỹ năng phục vụ, tập huấn bảo vệ môi trường, giải pháp
MCD là sự khôn khéo khi hợp tác với chính người dân, lấy cợng đờng làm
tâm để phát triển. MCD đã có những bước đầu thành công khi hỗ trợ , xây
dựng tổ chức tour du lịch sinh thái đi thăm VQG, phát triển làng chài, làng
nghề. Mô hình đã tạo được sự gắn kết giữa quyền lợi của người dân với môi
trường thiên nhiên như một hàng rào vô hình bảo vệ môi trường cho khu vực
đất ngập nước này. Và như vậy nhiều người trước kia sống bằng nghề săn bắn


chim giờ đã chuyển sang làm du lịch, tham gia tích cực các đợi bảo vệ chim
nước.
Hiện nay, tình trạng sống phụ thuộc vào nguồn tài nguyên trong khu
vực vẫn là nguồn sống quan trọng của cộng đồng các xã vùng đệm VQG.
Thủy hải sản là một trong những nguồn thu nhập lớn nhất trong cơ cấu kinh tế
hộ gia đình, mặc dù trong các xã không có hộ nào sống phụ thuộc hoàn toàn
vào nguồn lợi tự nhiên của khu Ramsar. Những hộ có thu nhập trực tiếp từ
nguồn lợi tự nhiên trong khu vực là 3.000 hộ (1/3 số hộ trong khu vực), hoạt
động nuôi tôm theo thống kê có tới 168 đầm tôm (bình quân 5 hộ/ đầm) ( 13;7
). Hàng năm, các bãi vạng cho thu nhập hàng trăm tỷ đồng. Cho đến nay do
sự biến động về thị trường, giá cả cùng với sự thất thường của thời tiết, các hộ
nuôi tôm đã tự ý chuyển sang mô hình nuôi ngao đã khiến cho môi trường bị
ơ nhiễm nghiêm trọng, diện tích rừng bị thu hẹp làm phá vỡ cảnh quan và mất
đi nơi trú ngụ của nhiều loài chim.
Rõ ràng, cùng với việc người dân khai thác các nguồn lợi để làm giàu
trong đó việc sử dụng các phương tiện khai thác như te điện, đăng đáy, lờ bắt
quái đã khiến nguồn tài nguyên, thủy sản bị suy giảm nghiêm trọng, dẫn tới

nguồn thức ăn của các loài chim bị cạn kiệt. VQG Xuân Thủy đang phải đối
mặt với các vấn đề suy thoái môi trường. Điều này có thể dễ dàng nhận thấy
qua sự giảm sút sản lượng nuôi trồng thủy sản, khả năng lấn biển của HST
rừng giảm rất nhiều so với trước kia, một số loài chim bị giảm nhiều về số
lượng cá thể. HST đất ngập nước vốn dĩ đã rất nhạy cảm, nay trước những tác
động của con người sẽ làm thay đổi, phá vỡ cấu trúc sinh cảnh làm tác động
trực tiếp tới môi trường sống của các loài chim - mà cụ thể là hoạt động chặt
phá rừng, khai thác bừa bãi tài nguyên…
Nguyên nhân sâu xa nhất của thực trạng trên là xuất phát từ nhận thức
của người dân về giá trị tài nguyên chưa cao, đời sống nhân dân còn nghèo
nên họ không có sự lựa chọn nào khác là khai thác thiên nhiên, song có một
thực tế là khi họ khai thác bừa bãi như vậy không giúp họ hết nghèo mà dẫn


tới cái nghèo nguy hiểm hơn đó là nghèo tài nguyên, HST; môi trường ô
nhiễm, lũ lụt triền miên mà họ chính là người phải gánh chịu do việc làm của
mình tạo ra. Rốt cuộc cái vòng luẩn quẩn đói nghèo- phá rừng- đói nghèo- tái
phá rừng như sợi dây nhiều nút ngày càng siết chặt cuộc sống của họ. Và một
nguyên nhân khách quan làm giảm số lượng một số loài chim là do sự nóng
lên của trái đất, thời tiết diễn biến thất thường đã khiến các loài chim khó
thích nghí, mợt phần bị mất đi trên đường di cư, một phần tới không dừng
chân thường xuyên tại VQG Xuân Thủy.
Nhìn nhận từ thực trạng trên, theo quyết định sớ 126/QĐ-TTG ngày
02/02/2012 của thủ tướng chính phủ về việc “ thí điểm cơ chế chia sẻ lợi ích
trong quản lý bảo vệ và phát triển bền vừng rừng đặc dụng được triển khai tại
VQG Xuân Thủy” và quyết định số 1010/QĐ-BNN-TCLN ngày 7/5/2013 của
Tổng cục Lâm Nghiệp về việc phê duyệt phương án “chia sẻ lợi ích trong
quản lý bảo vệ và phát triển bền vững vườn đặc dụng tại VQG Xuân Thủy”.
Đến nay VQG Xuân Thủy đã có những kết quả khả quan đó là đã tiến hành
ký cam kết và thỏa thuận quản lý và sử dụng tài nguyên với các nhóm cộng

đồng khai thác dược liệu, thủy sản thủ công trong vùng lõi. Thiết lập các
nhóm giám sát để giám sát các hoạt động khai thác tài nguyên khu vực VQG
Xuân Thủy.
Phương án chia sẻ lợi ích đã góp phần quản lý tài nguyên được tốt hơn
(trong đó có các loài chim), sau khi thực hiện chính sách phát triển cợng đờng
hiệu quả rõ ràng từ phương án này đã giảm sức ép rất nhiều tới VQG vì khi
phép khai thác một số tài nguyên nhưng đồng thời lại có trách nhiệm và bảo
vệ tài nguyên nên đây là phương án rất thích hợp và khôn khéo của VQG
Xuân Thủy.
Sau hơn 20 năm tham gia công tác Ramsar, đến nay Ban quản lý VQG
Xuân Thủy đã làm được khá nhiều việc trong lĩnh vực quản lý, bảo vệ tài
nguyên môi trường. Các loài chim đã được bảo vệ tốt hơn. Hàng năm chúng
vẫn về cư trú khá đông đúc. Trong đó loài Cò Thìa là ổn định và đông đảo


×