Tải bản đầy đủ (.docx) (14 trang)

Đề cương câu hỏi ôn tập môn cơ sở quy hoạch và kiến trúc

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (159.08 KB, 14 trang )

Phần I: Quy Hoạch Đô Thị
Câu 1: KN, mục tiêu, nhiệm vụ QHĐT?
- KN: Quy hoạch đô thị là việc tổ chức không gian, kiến trúc, cảnh quan đô thị, hệ thống công trình hạ
tầng kỹ thuật, công trình hạ tầng xã hội và nhà ở để tạo lập môi trường sống thích hợp cho người dân
sống trong đô thị, được thể hiện thông qua đồ án quy hoạch đô thị.. ( Theo Luật QH số
30/2009/QH12)
- NV: Công tác QHĐT nhằm cụ thể hóa chiến lược phát triển kinh tế, xã hội của quốc gia,trước tiên là
cụ thể hóa chiến lược phát triển của đô thị đối với nền kinh tế quốc dân. Tất cả các đô thị đều phải có
quy hoạch : quy hoạch cải tạo và quy hoạch xây dựng phát triển đô thị. Các đồ án quy hoạch được
duyệt là cơ sở pháp lý đệ quản lý xây dựng đô thị, tiến hành công tác chuẩn bị đầu tư xây dựng cơ
bản.
- Mục Tiêu: Công tác qui hoạch xây dựng và phát triển đô thị nhằm xác định sự phát triển hợp lý của
đô thị trong từng giai đoạn và định hướng cho sự phát triển lâu dài của đô thị
3.2.1.Tổ chức sản xuất
• Quy hoạch đô thị cần giải quyết tốt các mối quan hệ giữa hoạt động sản xuất của các khu
công nghiệp với bên ngoài và các hoạt động khác của các khu chức năng trong đô thị.
• Phân bố sản xuất hợp lý
• Thuận lợi cho phát triển kinh tế.
• Thuận tiện cho người dân lao động.
• Đảm bảo quan hệ giữa các vùng hợp lý.
• Phù hợp với cộng đồng dân cư và các quan hệ xã hội.
3.2.2.Tổ chức đời sống
• Đảm bảo nhu cầu về ở, sinh hoạt và làm việc của dân tối thiểu là 20 năm.
• Bố trí sử dụng đất đai và bố trí dân cư hợp lý.
• Tạo môi trường sống trong sạch, an toàn, hiện đại hoá cuộc sống.
3.2.3. Tổ chức không gian kiến trúc cảnh quan
• Xác định vị trí và hình khối kiến trúc của các công trình chủ đạo.
• Phải tuân thủ các chỉ tiêu kinh tế kỹ thuật theo quan môi trường . Để thực hiện mục tiêu này
cần thực hiện tốt các nhiệm vụ sau đây:
• Bố cục không gian cho toàn thành phố.
• Xác định và phân bố quỹ đất một cách cân bằng và hợp lý.


• Đảm bảo quy hoạch phù hợp với phong tục tập quán của địa phương.
• Đảm bảo tính bền vững của đô thị.
Câu 2: Đặc điểm của ctác lập QHĐT?
- QHĐT là công tác mang tính chính sách (chính trị): cơ sở để quản lý đô thị, dựa vào đó thiết lập
hệ thống văn bản pháp quy, nghị định quản lý xây dựng, kiến trúc và hạ tầng kỹ thuật…
- Mang tính dự báo cho phát triển trong tương lai, đã đề cập đến nhiều. từ plan theo từ điển tiếng
anh có thể dịch nhiều nghĩa là mặt bằng, hay dự án, dự kiến, hay kế hoạch. Tất cả đều chứa đựng
trong nội dung quy hoạch: yêu cầu về mặt bằng qh và kế hoạch dự kiến cho tương lai.
- QHĐT là công tác mang tính tổng hợp, tính đa ngành. Quy hoạch giải quyết các vấn đề đô thị
phức tạp thuộc nhiều lĩnh vực, quá trình nghiên cứu và thiết lập QHĐT cần có sự tham gia của các
chuyên gia: kinh tế, xã hội, môi trường, kỹ thuật, nghệ thuật… để đảm bảo sản phẩm của các chuyên
gia: kinh tế, xã hội, môi trường, kỹ thuật, nghệ thuật… để đảm bảo sản phẩm quy hoạch làm ra được
cả cộng đồng chấp thuận.


-

-

-

Mang tính địa phương. Mỗi đồ án quy hoạch kể cả quy hoạch tổng thể thành phố hay chi tiết đều
phải nói lên tính đặc thù của khu vực thiết kế. Tính đặc thù không chỉ thể hiện ở kiến trúc, cảnh quan
mà còn thể hiện tính xã hội, không gian văn hóa địa phương – ý nghĩa nơi chốn
Mang tính kế thừa: kế thừa có thể được hiểu ở nhiều khía cạnh. Kế thừa về di sản -những gì hiện
hữu, những giá trị kiến trúc, không gian đô thị ( đường xá, nhà ở, công trình…) và kế thừa về quy
hoạch.
Mang tính động (dễ thay đổi) nên cần được điều chỉnh và cập nhật thường xuyên: ta biết rằng
quy hoạch định hình hình thái kinh tế xã hội, ngược lại khi có những thay đổi của yếu tố kinh tế xã
hội quy hoạch cần phải điều chỉnh theo cho phù hợp, do đó đòi hỏi quy hoạch phải có tính linh hoạt.


Câu 3: Các loại hình QHXD?
- Theo QCXD VN 01-2008
QH vùng TL: 1/25.000 - 1/250.000
QH chung XD TL: 1/5000 - 1/25.000
QH chi tiết XD TL: 1/2000 - 1/500
QH XD Điểm dân cư nông thôn TL: 1/2000 - 1/500
- Theo Luật xây dựng số 50/2014/QH13
• QH vùng -> Vùng liên tỉnh, vùng tỉnh, vùng liên huyện, vùng huyện, vùng chức năng đặc
thù, Vùng dọc tuyến đường cao tốc, hành lang kinh tế liên tỉnh
• QH Đô thị -> QH Chung, QH phân khu, QH chi tiết
• QH Khu chức năng đặc thù -> Khu kinh tế, Khu công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ
cao, Khu du lịch, khu sinh thái, Khu bảo tồn; khu di tích lịch sử - văn hóa, cách mạng, Khu
nghiên cứu, đào tạo; khu thể dục thể thaoCảng hàng không, cảng biển, Khu vực đầu mối hạ
tầng kỹ thuật, Khu chức năng đặc thù khác
• QH nông thôn-> QH Chung xã, QH chi tiết điểm dân cư nông thôn
3.4.1. Quy hoạch xây dựng vùng
• Đánh giá tổng hợp thực trạng và các nguồn lực phát triển của vùng.
• Dự báo khả năng tăng trưởng về kinh tế, dân số, đất đai, nhu cầu xã hội...
• Xây dựng mục tiêu quan điểm phát triển vùng.
• Định hướng tổ chức không gian nhằm phân định các vùng chức năng, cơ sở hạ tầng và các
biện pháp bảo vệ môi trường.
• Chọn các khu vực và đối tượng ưu tiên phát triển.
• Kiến nghị cơ chế và các chính sách phát triển vùng.
3.4.2.Quy hoạch chung xây dựng đô thị
• Đồ án quy hoạch chung được nghiên cứu theo từng giai đoạn 15 - 20 năm cho dài hạn và 5 10 năm cho ngắn hạn bao gồm những nhiệm vụ chủ yếu sau:
• Đánh giá tổng hợp điều kiện tự nhiên hiện trạng của đô thị, xác định thế mạnh và động lực
chính phát triển đô thị.
• Xác định tính chất, quy mô, cơ sở kinh tế kỹ thuật và các chỉ tiêu quy hoạch xây dựng phát
triển đô thị.

• Định hướng phát triển không gian kiến trúc, môi trường và cơ sở hạ tầng đô thị .
• Xác lập các căn cứ pháp lý để quản lý xây dựng đô thị.
3.4.3.Quy hoạch chi tiết đô thị
• Các nhiệm vụ chủ yếu của quy hoạch chi tiết:
• Cụ thể hoá và làm chính xác ý đồ cũng như những quy định của quy hoạch chung.
• Đánh giá thực trạng xây dựng, khả năng sử dụng và phát triển quỹ đất hiện có.
• Tập hợp và cân đối các yêu cầu đầu tư xây dựng.
• Nghiên cứu đề xuất các định hướng kiến trúc và bảo vệ cảnh quan môi trường đô thị.




Quy hoạch mặt bằng sử dụng đất đai, phân chia các lô đất cho từng đối tượng sử dụng và lập
chỉ giới xây dựng, xác định tầng cao khối tích và tỷ trọng xây dựng các loại công trình.
3.4.3.Quy hoạch nông thôn
• Nhiệm vụ quy hoạch chung xây dựng xã gồm mục tiêu, phạm vi ranh giới xã; tính chất, chức
năng của xã; xác định yếu tố tác động đến phát triển kinh tế - xã hội của xã; dự báo quy mô
dân số, lao động; quy mô đất đai, chỉ tiêu kinh tế - kỹ thuật chủ yếu; yêu cầu về nguyên tắc tổ
chức phân bố khu chức năng sản xuất nông nghiệp, công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, làng
nghề, nhà ở, dịch vụ và hệ thống công trình hạ tầng kỹ thuật
• Nhiệm vụ quy hoạch chi tiết xây dựng điểm dân cư nông thôn gồm dự báo quy mô dân số,
lao động; quy mô đất đai; yêu cầu sử dụng đất bố trí các công trình xây dựng, bảo tồn, chỉnh
trang; công trình hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội trong điểm dân cư nông thôn.

Phần II: Đô Thị Hoá
Câu 4: Đô thị là gì? Phân loại theo NDD42-CP? Tiêu chí xác định ĐT? Mục đích của việc phân loại ĐT?
- KN: Theo QCXD VN 01-2008 : Đô thị là điểm dân cư tập trung, có vai trò thúc đẩy sự phát triển
kinh tế, xã hội của một vùng lãnh thổ, có cơ sở hạ tầng đô thị thích hợp và có quy mô dân số thành
thị tối thiểu là 4.000 người (đối với miền núi tối thiểu là 2.800 người) với tỷ lệ lao động phi nông
nghiệp tối thiểu là 65%. Đô thị gồm các loại: thành phố, thị xã và thị trấn. Đô thị bao gồm các khu

chức năng đô thị.
- Phân loại: Theo Nghị định số 42/NĐ-CP về việc phân loại đô thị: Đô thị được phân thành 6 loại
như sau: loại đặc biệt, loại I, loại II, loại III, loại IV và loại V được cơ quan nhà nước có thẩm
quyền quyết định công nhận.
Loại đô thị

Số dân và tỷ lệ lao Mật độ dân số
động phi nông nghiệp
Loại đặc biệt (Đô thị
>=5 triệu người
>=15.000 người/km2
cực lớn
>=90% LĐ phi nông
nghiệp

Loại I

Loại II

>=1 triệu người
85% LĐ phi nông
nghiệp

12.000 người/km2

50 vạn – 1 triệu
85% LĐ phi nông
nghiệp

10.000 người/km2


80 vạn – 1 triệu
80% LĐ phi nông

10.000 người/km 2

Tính chất đô thị
- Thủ đô, thành phố
lớn - Có vai trò thúc
đẩy phát triển KT-XH
của cả nước và giao
lưu quốc tế. Có 2 đô
thị đặc biệt: Hà Nội,
Tp. Hồ Chí Minh
- Thành phố thuộc
Trung ương - Có vai
trò thúc đẩy phát triển
KT- XH của một vùng
liên tỉnh hoặc của cả
nước
- Thành phố thuộc tỉnh
- Có vai trò thúc đẩy
phát triển KT- XH của
một vùng liên tỉnh
hoặc một số vùng lãnh
thổ liên tỉnh.
Thành
phố
thuộcTrung ương - Có



nghiệp

-

-

30 vạn - 50 vạn
80% LĐ phi nông
nghiệp

8.000 người/km 2

Loại III

15 vạn - 30 vạn
75% LĐ phi nông
nghiệp

6.000 người/km 2

Loại IV

5 vạn - 15 vạn
70% LĐ phi nông
nghiệp

4.000 người/km 2

Loại V


4.000 ng - 5 vạn
65% LĐ phi nông
nghiệp

2.000 người/km 2

vai trò thúc đẩy phát
triển KT - XH của
vùng liên tỉnh hoặc
một số lĩnh vực đối với
cả nước
- Thành phố thuộc tỉnh
- Có vai trò thúc đẩy
phát triển KT - XH của
vùng liên tỉnh hoặc
một số lĩnh vực đối với
cả nước
- Thành phố thuộc tỉnh
- Có vai trò thúc đẩy
phát triểnKT- XH của
1vùng trong tỉnh hoặc
của vùng liên tỉnh .
- Thị xã . - Có vai trò
thúc đẩy phát triển KT
– XH của 1 vùng trong
tỉnh hoặc một số lĩnh
vực đối với một tỉnh .
- Thị trấn - Có vai trò
thúc đẩy phát triển của

một huyện hoặc một
cụm xã

Mục đích của việc phân loại đô thị:
• Việc phân loại đô thị và xác định cấp quản lý đô thị:
• Tổ chức, sắp xếp và phát triển hệ thống đô thị trong cả nước
• Lập, xét duyệt quy hoạch xây dựng đô thị
• Xây dựng hệ thống văn bản quy phạm pháp luật, các tiêu chuẩn, các chính sách và cơ chế
quản lý phát triển đô thị.
• Nâng cao chất lượng đô thị và phát triển đô thị bền vững
Tiêu chí xác định ĐT:
• Chức năng đô thị : trung tâm tổng hợp, chuyên ngành…
• Sự tập trung dân cư : Quy mô dân số ≥ 4.000 người (miền núi 2800 người)
• Mật độ dân số phù hợp với quy mô, tính chất và đặc điểm từng loại ĐT
• Hoạt động phi nông nghiệp (hành chính, công nghiệp, xây dựng, dịch vụ…) có tỷ lệ 65%
tổng số lao động.
• Có cơ sở hạ tầng xã hội, hạ tầng kỹ thuật thích hợp phục vụ dân cư

Câu 5: Đô thị hóa là gì? Các giai đoạn của quá trình ĐT hóa?
- KN: Đô thị hóa: là một quá trình biến chuyển kinh tế xã hội – văn hóa – không gian gắn liền với
những tiến bộ khoa học kỹ thuật trong đó diễn ra sự phát triển nghề nghiệp mới, sự chuyển dịch cơ
cấu lao động, sự phát triển đời sống văn hóa, sự chuyển đổi lối sống, sự mở rộng không gian đô thị
và hình thành các đô thị mới đồng thời với việc tổ chức bộ máy và phương thức quản lý phát triển
phù hợp
Như vậy khái niệm đô thị hóa gắn liền với :
• Sự chuyển đổi nghề nghiệp lối sống : từ nông nghiệp sang phi nông nghiệp
• Dich cư đa chiều : từ nông thôn đô thị, vùng ven đô thị, dịch cư quốc tế.





Mở rộng không gian đô thị : Hình thành các khu đô thị mới

Nói đến đô thị hóa cần phân biệt hai khái niệm Mức độ ĐTH và Tốc độ ĐTH:


-

Mức độ ĐTH được đánh giá (tính) theo nhiều cách: Phổ biến nhất là tính tỉ lệ phần trăm dân
số đô thị so với tổng dân số toàn quốc hay toàn vùng. Tỉ lệ này được coi là thước đo về mức
độ ĐTH để so sánh giữa các nước hoặc các vùng khác nhau.
• Tốc độ ĐTH nói đến mức độ gia tăng dân số đô thị hàng năm, chủ yếu gia tăng cơ học. Mức
độ đô thị hoá đô thị tính bằng A/B (% ) Trong đó A: dân số đô thị B: Tổng số dân toàn quốc
hay vùng. Tuy nhiên tỷ lệ % này không phản ảnh đầy đủ mức độ thị hóa của 1 quốc gia.
Các giai đoạn của QT ĐTH:
• Thời kì tiền công nghiệp ( Trước thể kỉ XVIII): Đô thị hóa mang đặc trưng của nền văn
minh nông nghiệp, các đô thị phân tán, quy mô nhỏ phát triển theo dạng tập trung, cơ cấu
đơn giản.Tính chất đô thị chủ yếu là hành chính, thương nghiệp, tiểu thủ công nghiệp.
• Thời kì công nghiệp ( Đến nửa thể kỉ XX): Đô thị hóa phát triển mạnh song song với công
nghiệp hóa. Cách mạng công nghiệp thúc đẩy sự tập trung sản xuất, các đô thị lớn dần dần
hình thành, thiếu kiểm soát.Cơ cấu thúc đẩy sự tập trung sản xuất, các đô thị lớn dần dần
hình thành, thiếu kiểm soát.Cơ cấu đô thị phức tạp, các thành phố mang nhiều chức năng
khác nhau như thủ đô, thành phố cảng
• Thời kì hậu công nghiệp ( Đến nửa thể kỉ XX): Sự phát triển công nghệ tin học làm thay
đổi cơ cấu sản xuất và phương thức sản suất. Không gian đô thị có cơ cấu tổ chức phức tạp,
quy mô lớn.Hệ thống tổ chức dân cư theo kiểu cụm, chùm và chuỗi.

Câu 6: Đặc điểm quá trình đô thị hóa VN?
- Chuyển dịch cơ cấu lao động : diễn ra trên 2 khía cạnh (lao động nông nghiệp sang lao động công
nghiệp và lao động nông, công nghiệp sang dịch vụ khoa học kỹ thuật)

- Quá trình dịch cư
• Dịch cư cơ học nông thôn – đô thị : vẫn là dòng DC cơ bản và chủ đạo trong tiến trình ĐTH
ở VN.
• Dịch cư tại chỗ hay tự đô thị hóa, gồm các làng xã, vùng ven đô được ĐTH trong quá trình
phát triển, mở rộng đô thị : Đây là dòng DC đáng kể (khác biệt với nhiều nước phát triển)
ĐÔ THỊ HÓA (khác biệt với nhiều nước phát triển)
• Dịch cư ngược chiều : chủ yếu là dòng DC giãn dân từ nội thành ra ngoại thành trong các đô
thị lớn. Xu hướng này sẽ tăng trong tương lai do nội thành chật chội và bị hạn chế phát triển
(Ví dụ Hà Nội).
• Dịch cư quốc tế : xuất khẩu lao động, nhập khẩu chuyên gia.
• Dịch cư tạm thời : DC theo thời vụ, chủ yếu là lao động ngoại tỉnh dồn về các đô thị lớn
kiếm việc làm thêm lúc nông nhàn.
- Biến đổi văn hóa XH do đô thị hóa
• Chuyển đổi thói quen bao cấp sang kinh tế thị trường
• Chuyển đổi thói quen, lối sống nông nghiệp sang lối sống đô thị
• Sự đan xen đô thị nông thôn


Phần III: Cơ Sở Thiết Lập Quy Hoạch
Câu 7: KN dân cư đô thị? Các nhu cầu hoạt động cơ bản của dân cư đô thị?
- KN: Dân cư độ thị là tập hợp người sống trên một lãnh thổ được đặc trưng bởi mối liên hệ về mặt xã hội
cũng như mối quan hệ qua lại về mặt kinh tế, trong đó có việc phân công lao động và cư trú theo lãnh
thổ.
- Các nhu cầu và hoạt động cơ bản của dân cư ĐT
• Nhu cầu đi làm – về nhà
• Nhu cầu học tập, mua bán hàng ngày, vui chơi giải trí, thể thao
• Nhu cầu giao tiếp
• Các nhu cầu và hoạt động khác
Câu 8: KN, phân loại nhân tố tạo thị?
- KN: Các nhân tố tạo thị là các nhân tố tạo nên sự tập trung dân cư vào đô thị, các hoạt động thể hiện vai

trò của đô thị đối với các mặt phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội của chính đô thị đó, hay 1 vùng quê
hoặc 1 quốc gia.
- Phân loại:
• Trung tâm hành chính của quốc gia, vùng, tỉnh, huyện
• Trung tâm công nghiệp: các khu công nghiệp, hoạt động sản xuất,..
• Đầu mối giao thông vận tải: Bến xe, sân bay, tàu, cảng…
• Trung tâm thương mại dịch vụ: Đầu mối giao lưu buôn bán quốc tế. VD: Lạng Sơn, Móng Cái..
• Trung tâm du lịch nghỉ dưỡng: Các đô thị có tính chất lịch sử, văn hóa, ..)
• Trung tâm văn hóa, thể thao
• Trung tâm giáo dục, đào tạo.
Câu 9: Những yếu tố tạo thị cơ bản của đô thị và cơ sở lựa chọn yếu tố tạo chị chủ đạo?
- Những yếu tố tạo thị cơ bản của đô thị
• Trung tâm hành chính của quốc gia, vùng, tỉnh, huyện
• Trung tâm công nghiệp: các khu công nghiệp, hoạt động sản xuất,..
• Đầu mối giao thông vận tải: Bến xe, sân bay, tàu, cảng…
• Trung tâm thương mại dịch vụ: Đầu mối giao lưu buôn bán quốc tế. VD: Lạng Sơn, Móng Cái..
• Trung tâm du lịch nghỉ dưỡng: Các đô thị có tính chất lịch sử, văn hóa, ..)
• Trung tâm văn hóa, thể thao
• Trung tâm giáo dục, đào tạo.
- Cơ sở lựa chọn yếu tố tạo chị chủ đạo
• Mỗi đô thị có thể có một hay vài nhân tố tạo thị chủ đạo để để ra các thứ tự ưu tiên phát triển đô
thị trong giai đoạn trước mắt
• Điều kiện vị trí tự nhiên và tiềm năng tài nguyên thiên nhiên: đất đai, khí hậu, cảnh quan..
• Điều kiện tài nguyên nhân văn: Con người, lao động, giá trị lịch sử, văn hóa
• Các nguồn lực hiện có: vị trí, cơ sở hạ tầng,..
• Tình hình phát triển kinh tế xã hội hiện nay của đô thị.
• Căn cứ vào định hướng chiến lược phát triển kinh tế xã hội và không gian của vùng..
- Nguyên tắc lựa chọn yếu tố tạo thị chủ đạo :
• Tính kế thừa : tránh thay đổi liên tục tính chất đô thị có thể gây xáo trộn lớn đến xã hội, phải có
kế thừa và phát huy.

• Tính bền vững, lâu dài : Khi đô thị có nhiều tiềm năng, tài nguyên (nhiều nhân tố tạo thị), phải
lựa chọn nhân tố tạo thị không mâu thuẫn hoặc cản trở nhau để hướng tới phát triển bền vững và
lâu dài.
• Đảm bảo yếu tố an ninh quốc phòng.


Phần IV: Cơ Cấu Quy Hoạch
Câu 10: Các thành phần đất đai của QHĐT?
- Khu dân dụng: 50 – 60 % ( khu ở, khu công trình công cộng , cây xanh, đường, quảng trường)
- Khu ngoài dân dụng: 40 –50% (khu công nghiệp, kho tàng, giao thông đối ngoại, đất đầu mối hạ tầng
kỹ thuật, đất đặc biệt).
- Bao gồm:
• Đất khu công nghiệp
• Đất xây dựng khu dân dụng
• Đất và kho tàng đô thị
• Đất giao thông đối ngoại.
• Đất đặc biệt
• Đất dự trữ phát triển cho ĐT
6.1. Khu đất công nghiệp
• Đất xây dựng các nhà máy, xí nghiệp, nhà xưởng phục vụ cho hoạt động sản xuất được bố trí tập
trung thành từng khu vực (kể cả đất giao thông và công trình dịch vụ hành chính trong khu).
• Vị trí:- Thường bố trí tập trung ở khu vực ngoại thành, bên ngoài thành phố, - Cách ly khu dân
cư, đặt cuối hướng gió - Gần hệ thống giao thông lớn và gần nguồn nguyên liệu.
6.2. Đất khu dân dụng
Bao gồm:
• Đất xây dựng các khu ở (xây dựng các đơn vị ở, các nhóm nhà ở…)
• Đất xây dựng công trình phục vụ công cộng (phục vụ đô thị và các trung tâm chuyên ngành)
• Đất đường giao thông và quảng trường.
• Đất xây dựng khu công viên, cây xanh cách ly.


6.3. Đất kho tàng đô thị
• Đất xây dựng các kho thực phẩm, nguyên liệu, dự trữ, vật liệu XD kể cả xây dựng các trang thiết
bị KT, hành chính phục vụ cách ly, bảo vệ… của các kho tàng.
• Các loại kho tàng:
• Kho dự trữ quốc gia ngoài đô thị: dự trữ lương thực, vũ khí, chất đốt…
• Kho trung chuyển: bố trí theo loại hình hàng hoá ở các khu đầu mối GT
• Kho công nghiệp: bố trí cạnh KCN hoặc ngay trong KCN
• Kho vật liệu xây dựng, vật tư, nguyên phụ liệu: bố trí ở đầu mối GT
• Các kho phân phối: bố trí đều trong khu DD, cần cách ly với khu ở, khu CC.
• Kho lạnh: bố trí thành khu vực riêng đảm bảo điều kiện bảo quản và bốc dỡ
• Kho nguyên liệu, kho chứa chất thải rắn, kho dễ cháy nổ: bố trí xa TP
6. 4. Đất giao thông đối ngoại
• GT đối ngoại của ĐT phục vụ vận chuyển hành khách, hàng hoá giữa ĐT với những địa điểm
ngoài ĐT hoặc với những ĐT khác, nhằm thoả mãn những yêu cầu của SX công, nông nghiệp và
yêu cầu của đời sống
• Các loại hình giao thông đối ngoại:
• Đường sắt: gồm các tuyến đường, nhà ga và các CT hỗ trợ khác
• Đường sắt: gồm các tuyến đường, nhà ga và các CT hỗ trợ khác.
• Đường thuỷ: gồm bến cảng (hàng hoá, hành khách), kho bãi và các CT phụ trợ.
• Đường bộ: bến ôtô liên tỉnh và nút GT tại các mối giao thông, đường GT bên ngoài (quốc lộ, tỉnh
lộ) bãi để xe, gara thành phố và các cơ sở phục vụ GT khác.




Đường hàng không: cảnh hàng không, sân bay, CT phụ trợ, CT kỹ thuật sử chữa, bảo dưỡng mãy
bay.
6.5. Đất đặc biệt
• Bao gồm:
• Đất ngoại giao, sứ quán

• Đất quốc phòng
• Công trình đầu mồi hạ tầng (có thể đặt ngoài ĐT): trạm cấp nước , xử lý nước thải, bãi rác, khu
xử lý rác thải, trạm điện
• Nghĩa địa, nghĩa trang
• Đất không sử dụng: đồi, núi cao, sông…
• Đất nông nghiệp trong ĐT.
6.6. Đất dự trữ phát triển ĐT
Câu 11: Hệ thống các trung tâm dịch vụ công cộng?
- Chia làm 3 cấp phục vụ
Trung tâm cấp 1:Tương đương cấp đơn vị ở (hoặc cấp phường) phục vụ nhu cầu hàng ngày cho người
dân, bao gồm các công trình hạ tầng xã hội thiết yếu như nhà trẻ, mẫu giáo, trường tiểu học, trung học
cơ sở, chợ, cửa hàng dịch vụ, sân tập thể thao, sân chơi trẻ em…Bán kính phục vụ khoảng 0,5 – 1km
Trung tâm cấp 2: cấp khu ở (hoặc quận) phục vụ nhu cầu có tính chu kỳ, bao gồm các công trình hạ
tầng xã hội có tính chu kỳ : trường học phổ thông, chợ cấp quận, trung tâm văn hóa thể thao quận (rạp
chiếu phim, nhà văn hóa…). Bán kính phục vụ khoảng 1,5 – 2,5km
Trung tâm cấp 3: cấp toàn đô thị, phục vụ chung cho toàn đô thị theo nhu cầu bất kỳ, bao gồm ; nhà
hát, sân vận động thành phố, trung tâm thương mại, ủy ban nhân dân và các ban ngành, đoàn thể cấp
thành phố…

Câu 12: Mô hình cấu trúc?
- Mô hình cấu trúc tầng bậc
Tổ hợp các đơn vị QH theo nguyên tắc lãnh thổ. Trong đó các đơn vị QH nhỏ hơn bao giờ cũng bố trí
xung quanh và hướng về trung tâm của đơn vị QH cao hơn nó.
• Ưu điểm:
Công trình công cộng tập trung
Phân cấp giao thông tốt, đảm bảo bán kính phục vụ của các công trình công cộng, an toàn giao
thông cao do người dân không phải đi cắt qua giao thông đô thị để tiếp cận các dịch vụ đô thị.
Quy mô, ranh giới đơn vị ở, khu ở trùng với ranh giới hành chính phường, quận nên dễ dàng cho
việc quản lý hành chính.
• Nhược điểm:

Không hoàn toàn phù hợp với tâm lý người sử dụng trong việc lựa chọn dịch vụ đô thị vì người
dân không có khái niệm phân cấp mà chủ yếu sử dụng theo chất lượng-giá cả dịch vụ, đặc biệt
khi có sự chênh lệch lớn.
Phạm vi áp dụng: thường áp dụng trong các đô thị lớn có mật độ dân cư đông
Hệ thống các công trình thường áp dụng cấu trúc tầng bậc: các công trình y tế, trường học, chợ
đơn vị ở… thường áp dụng theo tuyến, tức là theo cấu trúc tầng bậc.
- Mô hình cấu trúc phi tầng bậc
Không tuân thủ theo nguyên tắc lãnh thổ. Tất cả các đơn vị QH bố trí trên một tuyến liên tục, thường là
một tuyến giao thông.
• Ưu điểm:
Phù hợp với tâm lý thích vượt cấp sử dụng dịch vụ đô thị theo sở thích và theo lựa chọn.
Thúc đẩy sự cạnh tranh, làm tăng khả năng lựa chọn, nâng cao chất lượng dịch vụ.




Nhược điểm:
Công trình dịch vụ phân tán, cấp phục vụ đan xen chồng chéo: khó kiểm soát, quản lý.
Không rõ vị trí trung tâm, bán kích phục vụ của khu ở, đơn vị ở
Hệ thống giao thông không được phân cấp rõ ràng, hoạt động chồng chéo dẫn đến an toàn giao
thông không cao.
Phạm vi áp dụng: thường áp dụng cho các đô thị tuyến, dải nằm trên trục đường giao thông …
Hệ thống các công trình thường áp dụng cấu trúc phi tầng bậc: áp dụng cho các công trình
thương mại, dịch vụ tạo lien kết giữa các trung tâm cấp I, II, III để tăng khả năng lựa chọn của
người dân và tăng sự cạnh tranh chất lượng dịch vụ.

Phần V: KHU CÔNG NGHIỆP
Câu 13. Nêu vai trò và các nguyên tắc bố trí khu công nghiệp trong đô thị?
- Vai trò của KCN
• Công nghiệp là một trong ba khu vực kinh tế quan trọng của mỗi quốc gia, mỗi đô thị (bên cạnh

nông nghiệp và dịch vụ), là ngành kinh tế then chốt của nền kinh tế.
• Khu công nghiệp tạo ra của cải, vật chất đóng góp lớn vào tỷ trọng nền kinh tế, tạo ra cơ hội việc
làm, thu hút lao động sản xuất trong mỗi đô thị.
• Công nghiệp là nhân tố tạo thị quan trọng cho mỗi đô thị. Một số đô thị được thành lập dựa trên
các khu công nghiệp (ví dụ TP. Thái Nguyên, Hải Phòng…)
• Trong công tác quy hoạch, bố trí khu công nghiệp ở đâu sẽ có ảnh hưởng trực tiếp đến hoạt động
kinh tế, đời sống sinh hoạt của người dân và môi trường đô thị. Vì vậy cần có nguyên tắc bố trí
khu công nghiệp trong đô thị cho hợp lý.
- Nguyên tắc bố trí khu công nghiệp
• Các nhà máy xí nghiệp cần xây dựng tập trung thành từng cụm khu công nghiệp và bố trí ở ngoài
khu dân dụng thành phố, bố trí cuối hướng gió và cuối nguồn nước nếu gần sông, ngoài ra cần
đảm bảo yêu cầu về cung cấp điện nước
• Đất xây dựng khu CN phụ thuộc vào tính chất, quy mô của các xí nghiệp CN.
• Trong các cụm khu CN bao gồm các khu chức năng: Khu đất xây dựng xí nghiệp CN và công
trình phụ trợ, khu vực trung tâm công cộng, đất hạ tầng kỹ thuật, khu xử lý thu gom rác thải…
• Đảm bảo yêu cầu về vệ sinh, có khoảng cách ly an toàn với khu dân cư.
• Khu CN đặc biệt có chất phóng xạ, chất nổ,…không được bố trí trong phạm vi đô thị
• Trồng cây xanh ở các dải cách ly để giảm khói bụi, tiếng ồn, cải tạo môi trường…
• Đảm bảo liên hệ giao thông thuận tiện
Câu 14. Tác động của công nghiệp đến đô thị và phân loại các khu công nghiệp theo mức độ ô nhiễm. Nêu
một số định hướng kỹ thuật cơ bản nhằm giảm thiểu tác động của khu công nghiệp đến đô thị.
- Tác động của công nghiệp đến đô thị
• Vấn đề về Môi trường
Khói bụi
Ô nhiễm môi trường, ô niễm khí quyển là vấn đề nóng bỏng của cả thế giới
Tác hại: - Làm hại sức khỏe con người - Phá hủy môi trường sinhh thái, xâm thực các CT XD


Tiếng ồn
Tiếng ồn trong sản xuất tác động trực tiếp đến sức khỏe người LĐ mặt khác ảnh hưởng đến

người dân sống xung quanh KCN
Tác hại: - Tác động đến trạng thái tâm lý, ảnh hưởng đến môi trường làm việc và nghỉ ngơi Ảnh hưởng đến người LĐ dẫn đến năng suất LĐ giảm
Nước thải
Nước thải từ các XNCN, KCN không qua xử lý, hoặc nước thải không đạt tiêu chuẩn xả thải trực
tiếp ra sông, hồ, môi trường xung quanh.
Tác hại: - Làm bẩn nguồn nước - Phá vỡ môi trường sinh thái, gây tác hại đến điều kiện sinh hoạt
của người dân SX nông nghiệp, ngư nghiệp

-

-

Chất thải rắn
Ô nhiễm mùi
Chất phóng xạ
• Mối quan hệ về Giao thông
Liên hệ giữa KCN và khu ở phải đảm bảo liên hệ thuận tiện Được đánh giá bằng việc chi tiêu
thời gian đi lại < 30 phút (thời gian đi lại là 30 phút tương đương với khoảng cách từ nhà đến
KCN là 30km) 2. Mối quan hệ về Giao thông
Phân bố luồng giao thông hợp lý từ nơi làm việc về nhà trong giờ cao điểm Các KCN phải bố trí
sao cho luồng giao thông phân bố đều, không bị tập trung thành một hướng nào đó gây ra tắc
nghẽn tại các nút giao thông vào thành phố.
Phân loại các khu công nghiệp theo mức độ ô nhiễm
• Cấp I: Ảnh hưởng rất xấu đến các khu vực lân cận bởi bụi, chất thải, tiếng ồn, hỏa hoạn…Phạm
vi cách ly khu dân cư với các KCN cấp 1 là > 1000m.
• Cấp II: Có tác động xấu đến các khu vực lân cận. Phạm vi cách ly khu dân cư với các KCN cấp
1 là > 500m.
• Cấp III: Có tác động xấu ở mức độ trung bình đến các khu vực lân cận. Phạm vi cách ly khu dân
cư với các KCN cấp 1 là > 300m.
• Cấp IV: Có tác động xấu không đáng kể. Phạm vi cách ly khu dân cư với các KCN cấp 1 là >

100m.
• Cấp V: Không có tác động xấu đến khu vực lân cận. Phạm vi cách ly khu dân cư với các KCN
cấp 1 là > 50m.

Một số định hướng kỹ thuật cơ bản nhằm giảm thiểu tác động từ KCN
• Đảm bảo khoảng cách ly đến khu vực dân cư sinh sống. Trong khu vực cách ly tuyệt đối không
bố trí nhà ở, công trình công cộng, nên trồng cây xanh giảm tác động ô nhiễm hoặc bố trí các
công trình kỹ thuật như trạm bơm, trạm biến áp…




Đối với nước thải công nghiệp, phải có dây chuyền xử lý (đặc biệt với các KCN độc hại loại I, II
và III), đảm bảo xử lý nước đạt tiêu chuẩn loại B trước khi thải ra môi trường. Đối với chất thải
công nghiệp, nếu không tái chế thì phải được xử lý chôn lấp trong các bãi chôn lấp hợp vệ sinh
theo tiêu chuẩn môi trường

Phần VI: QUY HOẠCH ĐƠN VỊ Ở
Câu 15: Khái niệm đơn vị ở? Các thành phần đất đai trong ĐVO
- KN: Theo Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia về Quy hoạch Xây dựng: 01-2008 Đơn vị ở: là khu chức năng
bao gồm các nhóm nhà ở; các công trình dịch vụ cấp đơn vị ở như trường mầm non, trường tiểu học,
trường trung học cơ sở; trạm y tế, chợ, trung tâm thể dục thể thao (TDTT), điểm sinh hoạt văn hóa và
các trung tâm dịch vụ cấp đơn vị ở khác phục vụ cho nhu cầu thường xuyên của cộng đồng dân cư trong
đơn vị ở...; vườn hoa, sân chơi trong đơn vị ở; đất đường giao thông nội 2. 1. Khái niệm cư trong đơn vị
ở...; vườn hoa, sân chơi trong đơn vị ở; đất đường giao thông nội bộ (bao gồm đường từ cấp phân khu
vực đến đường nhóm nhà ở) và bãi đỗ xe phục vụ trong đơn vị ở...
- Thành phần đất đai:
• Đất ở: bao gồm xây dựng công trình nhà ở, đường đi và sân vườn xung quanh.
• Đất công cộng: các công trình phục vụ công cộng như công trình giáo dục, y tế, hành chính, thể
thao.

• Đất cây xanh thể thao: đất cây xanh sử dụng công cộng, mặt nước, vườn hoa nhỏ, sân chơi…
• Đất giao thông: đất xây dựng đường trong đơn vị ở không kể đường nội bộ nhóm nhà.
• Ngoài ra còn có Đất dành cho các công trình Hạ tầng kỹ thuật phục vụ đơn vị ở
Câu 16: Trình bày các công trình công cộng trong đơn vị ở ? Bán kính phục vụ của các công trình công
cộng trong đơn vị ở?
- Các công trình công cộng trong đơn vị ở:
• Công trình công cộng trong đơn vị ở được chia theo nhóm:
• Công trình giáo dục: trường THCS, tiểu học, nhà trẻ, mẫu giáo
• Công trình thương mại dịch vụ: Chợ, siêu thị, nhà ở kết hợp cửa hàng dịch vụ.
• Công trình hành chính, y tế, văn hóa: UBND, HĐND, CA phường, y tế, thư viện, câu lạc bộ…
• Công trình cây xanh, thể dục thể thao: bể bơi, sân bong đá, sân tennis, tennis, cầu lông
• Ngoài các công trình kể trên, có thể có các công trình phục vụ tín ngưỡng, đài tưởng niệm liệt sỹ,
công trình di tích lịch sử, văn hóa…
• Bán kính phục vụ của các công trình công cộng kể trên từ 0,5 – 1km. Riêng nhà trẻ mẫu giáo có
bán kính phục vụ nhỏ hơn, từ 150-250m, thường được phân tán vào các nhóm nhà, đảm bảo an
toàn cho các cháu mẫu giáo (không phải băng qua đường nhánh chính đến lớp
Câu 17: Trình bày về các chỉ tiêu kiểm soát, quản lý không gian kiến trúc cảnh quan đô thị (mật độ xây
dựng, hệ số sử dụng đất, tầng cao trung bình, chỉ giới xây dựng, chỉ giới đường đỏ)


Phần VI: GIAO THÔNG ĐÔ THỊ
Câu 18: KN, vai trò, phân loại các phương tiện?
- KN: Giao thông đô thị: Là tập hợp các công trình, các mạng lưới đường đảm bảo sự liên hệ thuận lợi
giữa các khu vực trong thành phố với nhau, hoặc liên hệ giữa thành phố với các khu vực bên ngoài thành
phố
- Vai trò:
• Vai trò tao thị: Thúc đẩy sự phát triển của đô thị
• Vai trò hành lang kỹ thuật chung cho đô thị
• Vai trò phục vụ kinh tế, đời sống và các vấn đề xã hội.
- Chức năng:

• Vận chuyển hành khách và hàng hóa, đảm bảo việc đi lại hàng ngày của người dân, việc lưu
thông hàng hóa trong đô thị thuận lợi, giải quyết tốt mối quan hệ trong – ngoài đô thị được.




-

Chức năng kỹ thuật: Giao thông đô thị là bộ khung tải toàn bộ hệ thống HTKT của thành phố, là
hành lang thông gió cho đô thị.
• Tổ chức không gian đô thị:
Quyết định hình thái tổ chức không gian đô thị, hướng phát triển đô thị, cơ cấu sử dụng đất của
đô thị.
Đóng vai trò trục bố cục không gian kiến trúc đô thị; tạo hướng, trục và tầm nhìn cho các quần
thể kiến trúc, đặc biệt là các tuyến đường, phố chính
Ngoài ra, hệ thống giao thông còn là một tổng thể cảnh quan và môi trường công cộng của đô
thị; là không gian giao tiếp xã hội của con người.
Phân loại các phương tiện:
• Giao thông đối ngoại Kết nối một đô thị với các khu vực bên ngoài: các đô thị lân cận, khu công
nghiệp, khu vui chơi, …
Cự ly tuyến lớn, khối lượng vận chuyển lớn, vận tốc cao.
Các hình thức giao thông đối ngoại: + Đường bộ + Đường sắt + Đường thủy + Đường hàng
không
• Giao thông đối nội Là mạng lưới giao thông liên hệ trong phạm vi đô thị.
Có sự liên hệ kết nối chặt chẽ với mạng lưới giao thông đối ngoại, các công trình đầu mối giao
thông.
Cự ly tuyến, quy mô vận chuyển, vận tốc nhỏ hơn giao thông đối ngoại.
Các hình thức giao thông đối nội: • đường bộ (phổ biến nhất) • đường thủy • đường sắt: tàu điện
ngầm, trên mặt đất, trên cao,…
• Giao thông hành khách công cộng Giao thông vận tải hành khách trong đô thị chia làm 2 loại:

+ Giao thông công cộng + Giao thông cá nhân
Giao thông công cộng là giao thông sử dụng các phương tiện có sức chuyên chở lớn, chạy theo
tuyến cố định nhằm phục vụ nhu cầu chung cho toàn đô thị
Giao thông cá nhân là phương tiện dung riêng như xe máy, xe ô tô con, xe đạp….
• Vai trò của GTCC trong đô thị Tăng hiệu quả kinh tế của thành phố ( Giảm bớt chi phí xây
dựng HTKT giao thông, giảm bớt bãi đỗ xe, giảm chi phí xăng dầu,..)
Hiệu quả môi trường ( giảm ô nhiễm không khí, tiếng ồn..)
Có tầm quan trọng trong đời sống XH đô thị (đảm bảo trật tự an toàn, giảm tắc nghẽn giao
thông,..)

Câu 19: Các mạng lưới đường trong đô thị?
- Mạng lưới đường hình bàn cờ
• Là mạng lưới mà các tuyến đường được bố trí dạng hình vuông hoặc hình chữ nhật
• Ưu điểm:
Bố trí đơn giản, thuận lợi cho việc bố trí nhà cửa
Tiện lợi trong công tác quản lý, tổ chức giao thong
• Nhược điểm:
Nếu địa hình phức tạp sẽ phát sinh khối lượng đào đắp lớn
Bố cục kiến trúc các dãy phố đơn điệu
Nên chỉ áp dụng cho các đô thị nhỏ, có địa hình bằng phẳng và bố trí thêm các đường chéo
- Mạng lưới đường xuyên tâm
• Là mạng lưới được tạo thành khi có nhiều đường phố cùng xuất phát từ một điểm của đô thị
(thường là trung tâm của đô thị)
• Ưu điểm:
Tạo khả năng liên hệ nhanh giữa trung tâm đô thị và bên ngoài
• Nhược điểm:
Việc liên hệ giữa các vúng xung quanh khó khan


-


-

-

-

Tạo lưu lượng giao thông lớn tập chung vào trung tâm đô thị gây khó khăn cho công tác quản lý
giao thong
Nên bố trí thêm các tuyến đường vòng (đường vành đai) để khắc phục nhược điểm này
Mạng lưới đường hình tam giác
• Là mạng lưới được tạo thành khi có các tuyến đường phố giao chéo nhau tạo thành các nút giao
thông là góc nhọn. Mạng lưới này không được sử dụng rộng rãi do tạo ra nhiều điểm nút giao là
góc nhọn, gây khó khăn cho việc tổ chức giao thong
Mạng lưới đường tự do
• Là mạng lưới được tạo thành không theo một sơ đồ hình học nào. Loại mạng lưới này thường có
các tuyến đường nhỏ, hẹp nên chỉ áp dụng với các đô thị có địa hình phức tạp, đô thị nhỏ.
Mạng lưới đường hỗn hợp
• Là mạng lưới được tạo thành bởi các lạo mạng lưới đường khác nhau: khu vực địa hình đơn giản
– sử dụng mạng lưới đường hình ô bàn cờ, khu vực địa hình phức tạp - sử dụng mạng lưới đường
tự do. Loại mạng lưới này được áp dụng cho nhiều đô thị, nhất là các đô thị lớn, đô thị cải tạo
mở rộng; tạo mặt bằng sinh động cho đô thị găn với tự nhiên
Mạng lưới đường hữu cơ
• Là mạng lưới được tạo thành bởi sự mô phỏng các hình thức của tự nhiên (lá cây, mạch máu con
bướm...) trên cơ sở quy luật phù hợp với dòng chuyển động, bản tính tự nhiên của con người.

Câu 20: Các chỉ tiêu cơ bản đánh giá chất lượng mạng lưới đường phố
- Mật độ mạng lưới đường phố (δ - Km/Km2): δ = ΣL/F
Trong đó: ΣL: Tổng chiều dài đường phố (Km) F: Tổng diện tích đô thị (Km2)
- Mật độ diện tích đường phố (g - %): g = ΣL.B/F

Trong đó: ΣL: Tổng chiều dài đường phố (m) B: Bề rộng đường phố (m) F: Tổng diện tích đô thị (m2) Theo QCVN: 01/2008/BXD, tỷ lệ đất giao thông (bao gồm cả giao thông tĩnh) được quy định tối thiểu
như sau: + Tính đến đường liên khu vực (cấp đô thị): g = 6% + Tính đến đường khu vực (cấp khu vực):
g = 13% + Tính đến đường phân khu vực (cấp nội bộ): g = 18%
- Mật độ diện tích đường trên một người dân đô thị (l - m2/người): l = ΣL.B/n
Trong đó: ΣL: Tổng chiều dài đường phố (m) B: Bề rộng đường phố (m) n: Tổng dân số đô thị (người)
- Hệ số không thẳng của đường phố (r): r = L/l
Trong đó: L: Chiều dài đường phố theo thiết kế (m) l: Chiều dài đường phố theo đường chim bay(m)
- Ý nghĩa, cơ sở của việc phân loại đường trong đô thị
Ý nghĩa - Xác định đúng tính chất, chức năng, nhiệm vụ của mỗi tuyến đường
Cơ sở - Địa điểm liên hệ giao thông - Thành phần tham gia giao thông - Tốc độ giao thông - Quy mô đô
thị



×