Tải bản đầy đủ (.doc) (84 trang)

ĐÁNH GIÁ HIỆN TRẠNG CÔNG TÁC PHÂN LOẠI VÀ XỬ LÝ CHẤT THẢI RẮN TẠI CÔNG TY URENCO

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.1 MB, 84 trang )

HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM
KHOA MÔI TRƯỜNG
-------------------------------------------------

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
ĐỀ TÀI:
ĐÁNH GIÁ HIỆN TRẠNG CÔNG TÁC PHÂN LOẠI VÀ
XỬ LÝ CHẤT THẢI RẮN TẠI CÔNG TY URENCO 11 THUỘC
XÃ ĐẠI ĐỒNG – HUYỆN VĂN LÂM – TỈNH HƯNG YÊN


LỜI CẢM ƠN
Với tình cảm chân thành, tôi xin trân trọng cảm ơn Ban giám đốc Học Viện
Nông Nghiệp Việt Nam, ban chủ nhiệm Khoa Môi trường cùng các thầy cô giáo đã
nhiệt tình giảng dạy, trang bị kiến thức cho tôi trong suốt quá trình học tập.
Đặc biệt tôi xin gửi lời biết ơn chân thành và sâu sắc đến Thạc sỹ Nguyễn
Thị Hiển, người đã dành rất nhiều thời gian và tâm huyết hướng dẫn nghiên cứu
và giúp tôi hoàn thành khóa luận này.
Tôi cũng xin chân thành cảm ơn tập thể Công ty cổ phần môi trường đô
thị và công nghiệp 11 – URENCO 11, đặc biệt là các cán bộ phòng Kĩ thuật –
Công nghệ đã tạo mọi điều kiện tốt nhất cho tôi học tập và làm việc trong thời
gian qua.
Tôi cũng xin gửi lời cảm ơn đến gia đình, bạn bè và người thân đã động
viên và tạo điều kiện giúp đỡ trong suốt quá trình học và làm khóa luận.
Tôi xin chân thành cảm ơn !
Hà Nội, ngày 09 tháng 1 năm 2017
Sinh Viên

i



MỤC LỤC
LỜI CẢM ƠN........................................................................................................i
MỤC LỤC.............................................................................................................ii
DANH MỤC BẢNG............................................................................................vi
DANH MỤC HÌNH...........................................................................................viii
DANH MỤC BIỂU ĐỒ.......................................................................................ix
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT....................................................................x
MỞ ĐẦU...............................................................................................................1
1. Tính cấp thiết của đề tài.....................................................................................1
2. Mục tiêu của đề tài............................................................................................2
3. Yêu cầu..............................................................................................................2
CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN.................................................................................3
1.1 Sơ lược về chất thải rắn...................................................................................3
1.1.1 Các khái niệm cơ bản.............................................................................................................3
1.1.2 Nguồn phát sinh chất thải rắn...............................................................................................4
Hình 1.1. Sơ đồ nguồn gốc phát sinh chất thải rắn.............................................................4
1.1.3 Phân loại chất thải rắn...........................................................................................................4
1.1.4. Thành phần chất thải rắn phát sinh......................................................................................5
1.1.5 Ảnh hưởng của chất thải rắn đến môi trường và sức khoẻ cộng đồng..................................6
Hình 1.2: Sơ đồ tác hại chất thải rắn đối với sức khỏe con người.......................................7
Ảnh hưởng của chất thải rắn (CTR) tới môi trường nước...................................................7

1.2 Tình hình thu gom phân loại và xử lý CTR trên Thế Giới và Việt Nam......10
1.2.1. Tình hình thu gom phân loại, xử lý CTR trên Thế Giới.........................................................10
1.2.2 Tình hình thu gom phân loại, xử lý CTR ở Việt Nam. ...........................................................15

1.2.2.2 Đối với chất thải rắn sinh hoạt.............................................................17
1.2.2.3 Đối với chất thải rắn công nghiệp thông thường................................19
1.3 Các văn bản pháp lý làm cơ sở pháp lý – cơ sở lý luận...............................21
QCVN 05:2013/BTNMT: Chất lượng không khí - Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia

về chất lượng không khí xung quanh. ................................................................21

ii


Thông tư số: 36/2015/TT-BTNMT, ngày 30/6/2015 của Bộ Tài nguyên và Môi
trường về quản lý chất thải nguy hại...................................................................21
QCVN 25: 2009/BTNMT - Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về nước thải của bãi
chôn lấp chất thải rắn...........................................................................................21
Thông tư số: 36/2015/TT-BTNMT, ngày 30/6/2015 của Bộ Tài nguyên và Môi
trường về quản lý chất thải nguy hại...................................................................21
Chính phủ nước Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam (2007), Nghị định số
59/NĐ-CP ngày 09/4/2007 của Chính phủ về quản lý chất thải rắn...................21
Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩ a Việt Nam (2014), Luật bảo vệ môi
trường (23/6/2014) và có hiệu lực vào (1/1/2015)..............................................22
QCVN 26:2010/BTNMT: Quy chuẩn kĩ thuật quốc gia về tiếng ồn..................22
QCVN 30:2010/BTNMT: Quy chuẩn kĩ thuật quốc gia về khí thải lò đốt chất
thải công nghiệp..................................................................................................22
Tiêu chuẩn vệ sinh lao động 3733/2002/QĐ – BYT: Tiêu chuẩn vệ sinh lao động
theo quyết định của Bộ y tế ban hành ngày 10/10/2002. (Tiêu chuẩn này quy
định hàm lượng tối đa cho phép của một số hóa chất trong không khí vùng làm
việc).....................................................................................................................22
QCVN 02:2012/BTNMT: Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về khí thải lò đốt chất
thải rắn y tế..........................................................................................................22
QCVN 06:2013/BTNMT: Chất lượng không khí - Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia
về một số chất độc hại trong không khí xung quanh...........................................22
CHƯƠNG 2. NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU.....................23
2.1 Đối tượng và Nội dung..................................................................................23
2.1.1 Đối tượng nghiên cứu..........................................................................................................23
2.1.2 Phạm vi nghiên cứu ............................................................................................................23


2.2. Nội Dung......................................................................................................23
2.3 Mục tiêu. ......................................................................................................23
2.4 Phương pháp nghiên cứu..............................................................................24
2.4.1 Thu thập tài liệu sơ cấp........................................................................................................24
2.4.2Thu thập tài liệu thứ cấp.......................................................................................................24
2.4.3 Phương pháp khảo sát thực địa. .........................................................................................24
2.4.4 Phương pháp phân tích và xử lý số liệu...............................................................................24

iii


2.4.5 Phương pháp chuyên gia.....................................................................................................24

CHƯƠNG 3: KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN......................................................25
3.1 Khái quát về Công ty cổ phần môi trường đô thị và công nghiệp Urenco 11.
.............................................................................................................................25
Hình 3.1. Vị trí Công ty Cổ phần Môi trường đô thị và Công Nghiệp 11............................26
Hình 3.2. Sơ đồ tổ chức của công ty môi trường đô thị và công nghiệp 11......................27

3.2. Thực trạng thu gom, phân loại chất thải rắn từ 2013 – đến nay...................29
3.2.1 Hiện trạng công tác thu gom CTR........................................................................................29
Quá trình thu gom và vận chuyển chất thải bằng thùng container được thể hiện hình sau:.......30
Hình 3.3: Quy trình vận chuyển chất thải bằng thùng Container......................................30
Sau khi công ty đã kí hợp đồng thu gom và xử lý với chủ nguồn thải. Theo yêu cầu của khách
hàng thì phòng công nghệ lập kế hoạch thu gom vận chuyển chất thải với ban lãnh đạo của công
ty phê duyệt và thông báo tới các nhân viên liên quan................................................................30
Điều chuyển xe, căn cứ vào kế hoạch đã được phê duyệt, phòng môi trường thông báo tới đội
xe để được thực hiện vận chuyển chất thải thông qua lệnh điều xe.Trước khi xe khởi hành, nhân
viên lái xe thực hiện kiểm tra an toàn xe trước khi đi thu gom chất thải. Cán bộ phòng công nghệ

kiểm tra và cập nhập phiếu điều tra xe trước khi xe vận hành và chuẩn bị các giấy tờ như giấy
giới thiệu, bản sao hợp đồng…. Thu gom chất thải vào thiết bị chứa, từng loại chất thải chứa
riêng.Với một số loại chất thải rắn như là giẻ lau dính dầu, má phanh thì thu gom vào các bao
chứa polime hoặc các thùng đựng. Chất thải sinh hoạt và CTR khác thì sử dụng thùng tải phù
hợp với mỗi xe của công ty để đựng chất thải.Trong quá trình thu gom, công nhân phải sử dụng
BHLĐ theo đúng quy định.............................................................................................................30
Kiểm tra trước khi rời vị trí thu gom như là kiểm tra tất cả các chốt, móc ở các cửa thùng xe,
phủ kín bạt trên thùng xe và đặt biển báo (đối với chất thải nguy hại). Lái xe không được tùy tiện
hạ chất thải giữa đường. Khi phát sinh sự cố trong vận chuyển phải báo ngay cho đội trưởng xe
để có phương án giải quyết. Khi xe về tới công ty sẽ được đỗ lại và kiểm tra khối lượng chất thải
thu gom về được và đưa vào khu vực phù hợp để xử lý đối với từng loạt chất thải....................31
3.2.2 Hiện trạng công tác phân loại CTR.......................................................................................31
Công tác phân loại chất thải rắn trong những năm gần đây diễn ra một cách nhanh chóng được
thể hiện qua biểu đồ sau:.............................................................................................................32

3.2.2.1 Đối với chất thải rắn công nghiệp và nguy hại...................................33
Hình 3.4 . Sơ đồ phân loại chất thải rắn công nghiệp và nguy hại tại công ty Urenco 11..34
Thuyết minh sơ đồ:...........................................................................................................34

3.2.2.2 Đối với chất thải rắn sinh hoạt.............................................................35
Hình 3.5: Sơ đồ phân loại CTR chất thải sinh hoạt............................................................36

3.3 Hiện trạng xử lý chất thải .............................................................................37
iv


Theo số liệu thống kê thứ cấp và kết quả điều tra trong thời gian thực tập về việc
xử lý chất thải rắn của công ty trong năm 2013 đến 2016 được thể hiện ở bảng
sau........................................................................................................................37
Bảng 3.4: Khối lượng các hạng mục xử lý chất thải rắn từ năm ........................37

2013 – 2016.........................................................................................................37
Hình 3.6: Sơ đồ công nghệ hệ thống lò đốt chất thải........................................................39
Hình 3.7: Sơ đồ công nghệ ép gạch block.........................................................................46
Hình 3.8: Sơ đồ công nghệ tạo bê tông.............................................................................48
Hình 3.10: Sơ đồ công nghệ xúc rửa bao bì nhiễm CTNH..................................................54
Hình 3.11: Sơ đồ công nghệ xử lý bóng đèn......................................................................56

3.4 Đánh giá hiện trạng, chất lượng môi trường trong và ngoài khu vực nghiên
cứu.......................................................................................................................58
3.4.1 Đánh giá sơ bộ về khả năng chấp nhận của môi trường......................................................58
3.4.2. Hiện trạng môi trường........................................................................................................58

3.5 Đề xuất các giải pháp trong công tác quản lý, phân loại và xử lý CTR phù
hợp điều kiện của công ty....................................................................................62
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ.............................................................................64
1. KẾT LUẬN.....................................................................................................64
2. KIẾN NGHỊ.....................................................................................................65
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO............................................................67

v


DANH MỤC BẢNG
Bảng 1.1:

Thành phần của chất thải rắn.

Bảng 1.2:

Một số giá trị của chất thải rắn. Error: Reference source not found


Bảng 1.3:

Tỷ lệ CTR xử lý bằng các phương pháp khác nhau ở một số nước
trên Thế Giới

Bảng 1.4 :

Error: Reference source not found

Thống kê công nghệ xử lý chất thải nguy hại ở Việt Nam (tháng
7/2014)

Bảng 3.1:

Error: Reference source not found

Error: Reference source not found

Các hạng mục công trình đang hoạt động của công ty URENCO 11.
Error: Reference source not found

Bảng 3.2:

Định mức phun chế phẩm ENCHOICE® khử mùi dạng lỏng.
Error: Reference source not found

Bảng 3.3:

Danh mục thiết bị cho hệ thống phân loại chất thải rắn sinh hoạt.

Error: Reference source not found

Bảng 3.4:

Khối lượng các hạng mục xử lý chất thải rắn từ năm 2013 – 2016.
Error: Reference source not found

Bảng 3.5:

Các thông số kỹ thuật của lò đốt

Error: Reference source not

found
Bảng 3.6:

Kết quả đo yếu tố vật lý trong ống thải.

Error:

Reference

source not found
Bảng 3.7:

Kết quả đo các yêu tố hóa học trong ống khói thải ra môi trường.
Error: Reference source not found

Bảng 3.8:


Tỷ lệ phối trộn hóa rắn chất thải

Error: Reference source not

found
Bảng 3.9:

Hàm lượng một số chỉ tiêu trong mẫu thải hóa rắn. Error:
Reference source not found

Bảng 3.10. Định mức ô chôn lấp chất thải. Error: Reference source not found

vi


Bảng 3.11: Nồng độ thông số về nước thải của bãi chôn lấp chất thải rắn.
Error: Reference source not found
Bảng 3.12: Kết quả đo vi khí hậu và độ ồn 59
Bảng 3.13 : Kết quả đo nồng độ thông số hóa học môi trường xung quanh
Error: Reference source not found
Bảng 3.14 : Kết quả đo vi khí hậu và độ ồn Error: Reference source not found
Bảng 3.15: Kết quả đo nồng độ thông số hóa học khu vực lao động. Error:
Reference source not found

vii


DANH MỤC HÌNH

Hình 1.1.


Sơ đồ nguồn gốc phát sinh chất thải rắn.Error: Reference source not
found

Hình 1.2:

Sơ đồ tác hại chất thải rắn đối với sức khỏe con người..............Error:
Reference source not found

Hình 3.1.

Vị trí Công ty Cổ phần Môi trường đô thị và Công Nghiệp 11. Error:
Reference source not found

Hình 3.2.

Sơ đồ tổ chức của công ty môi trường đô thị và công nghiệp 11
.......................................................Error: Reference source not found

Hình 3.3:

Quy trình vận chuyển chất thải bằng thùng Container...............Error:
Reference source not found

Hình 3.4.

Sơ đồ phân loại chất thải rắn công nghiệp và nguy hại tại công ty
Urenco 11......................................Error: Reference source not found

Hình 3.5:


Sơ đồ phân loại CTR chất thải sinh hoạt. Error: Reference source not
found

Hình 3.6:

Sơ đồ công nghệ hệ thống lò đốt chất thải.....Error: Reference source
not found

Hình 3.7:

Sơ đồ công nghệ ép gạch block.....Error: Reference source not found

Hình 3.8:

Sơ đồ công nghệ tạo bê tông.........Error: Reference source not found

Hình 3.9:

Quy trình xử lý rác thải chôn lấp...Error: Reference source not found

Hình 3.10: Sơ đồ công nghệ xúc rửa bao bì nhiễm CTNH.........Error: Reference
source not found
Hình 3.11: Sơ đồ công nghệ xử lý bóng đèn...Error: Reference source not found

viii


DANH MỤC BIỂU ĐỒ


Biểu đồ 3.1: Biểu đồ thể hiện lượng thu gom của công ty trong năm 2013 –
2016.

Error: Reference source not found

Biểu đồ 3.2: Biểu đồ thể hiện lượng CTR được phân loại của công ty từ năm
2013 – 2016.

Error: Reference source not found

ix


DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
Chữ viết tắt
BTNMT

: Bộ Tài Nguyên Môi và Môi Trường

CT

: Chất thải

CTR

: Chất thải rắn

CTRNH

: Chất thải rắn nguy hại


TCVN

: Tiêu chuẩn Việt Nam

QCVN

: Quy chuẩn Việt Nam

KCN

: Khu công nghiệp

CTRCN

: Chất thải rắn công nghiệp

BHLĐ

: Bảo hộ lao động

BSC

: Buồng sơ cấp

BTC

: Buồng thứ cấp

BCL


: Bãi chôn lấp



: Quyết Định

BYT

: Bộ Y Tế

EHS

: Hướng dẫn Môi trường - Sức khỏe – An toàn

x


MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Môi trường là nơi con người sống và hoạt động. Môi trường đã và đang là
vấn đề được toàn xã hội quan tâm, không còn là vấn đề của mỗi quốc gia mà là
vấn đề của toàn cầu. Vì vậy đòi hỏi chúng ta cần phải có hành động nhằm bảo
vệ môi trường. Một trong những nguồn ô nhiễm đang ảnh hưởng rất lớn đến môi
trường sống hiện nay là chất thải rắn. Hiện nay, cùng với quá trình đẩy mạnh đô
thị hóa, công nghiệp hóa, khối lượng chất thải rắn phát sinh ở các tỉnh, thành
phố nước ta ngày càng tăng. Theo Báo cáo môi trường quốc gia năm 2011 do
Bộ Tài nguyên và Môi trường (BTNMT) công bố tháng 8 năm 2012, ước tính
mỗi năm cả nước có hàng triệu tấn chất thải rắn (CTR) phát sinh từ nhiều nguồn
khác nhau, trong đó khoảng 45% tổng khối lượng là CTR đô thị, 17% tổng khối

lượng là CTR công nghiệp. Đến năm 2015, tỷ trọng CTR đô thị có thể lên đến
51%, CTR công nghiệp sẽ lên đến 22%, phần còn lại là các loại CTR nông
nghiệp – nông thôn, CTR y tế và các loại khác. Công tác xử lý lượng chất thải
rắn này là một thách thức to lớn và là một trong những dịch vụ môi trường đặc
biệt quan trọng không chỉ vì chi phí cho hoạt động này rất lớn mà còn vì những
lợi ích to lớn và tiềm tàng đối với sức khoẻ cộng đồng và đời sống của người
dân. Để xử lý những chất thải rắn như vậy ta phải có công tác quản lý nội vi tốt
cũng như có công nghệ xử lý phù hợp sẽ rất có ý nghĩa trong việc mang lại lợi
ích kinh tế, bảo vệ môi trường và tiết kiệm tài nguyên cho đất nước.
Hiện nay có rất nhiều công ty rất nhiều công ty xử lý môi trường, chuyên
trách xử lý về các chất thải công nghiệp cũng như các chất thải sinh hoạt. Công
ty cổ phần môi trường đô thị và công nghiệp 11- Urenco 11 tại xã Đại Đồng –
Huyện Văn Lâm – tỉnh Hưng Yên là một trong các công ty có khả năng xử lý
các chất thải và có các biện pháp giảm thiểu chất thải góp phần bảo vệ môi
trường trong lành. Có thể nói hiện nay các loại chất thải rắn ngày một đa dạng
1


và rất khó trong công tác xử lý bởi thành phần và đặc tính của nó. Do đó để có
thể phân loại và xử lý chất thải rắn một cách tối ưu cũng là một lan giải và có rất
nhiều thách thức đối với công ty Urenco 11.
Từ thực tiễn trên và việc tồn tại những yếu điểm trong tác phân loại và xử
lý nên chúng tôi quyết định tiến hành đề tài “ Đánh giá hiện trạng công tác
phân loại và xứ lý chất thải rắn tại công ty Urenco 11 thuộc xã Đại ĐồngHuyện Văn Lâm- Tỉnh Hưng Yên”
2. Mục tiêu của đề tài
Khảo sát tình trạng phân loại và xử lý chất thải rắn của công ty Urenco 11.
Đánh giá công tác phân loại chất thải rắn tại công ty Urenco 11.
Đánh giá công tác xử lý chất thải rắn dựa trên các công nghệ đang được
áp dụng tại công ty Urenco 11.
Đưa ra đề xuất để khắc phục những hạn chế diễn ra thực tế tại công ty.

3. Yêu cầu
Nắm vững được các yếu tố liên quan đến công tác thu gom phân loại và
xử lý chất thải rắn tại công ty Urenco 11.
Tìm hiểu được chủng loại, khối lượng CTR thu gom, phân loại và xử lý
được tại công ty.
Tìm hiểu công tác thu gom, vận chuyển, lưu trữ CTR tại công ty.
Tìm hiểu tình hình xử lý tiêu hủy chất thải ở công ty, đặc biệt là đối với
chất thải rắn.
Nắm được ưu nhược điểm trong công tác thu gom, xử lý và tiêu hủy CTR
tại công ty môi trường đô thị và công nghiệp 11 – Urenco 11.

2


CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN
1.1 Sơ lược về chất thải rắn
1.1.1 Các khái niệm cơ bản
Chất thải là sản phẩm được sinh ra trong quá trình sinh hoạt của con
người, sản xuất công nghiệp, nông nghiệp, giao thông, dịch vụ, thương mại, sinh
hoạt gia đình, trường học, các khu dân cư, nhà hàng, khách sạn. Ngoài ra, còn
phát sinh trong giao thông vận tải như khí thải của các phương tiện giao thông,
chất thải là kim loại hoá chất và từ các vật liệu khác. (Theo Điều 3 – Nghị định
59/2007/NĐ – CP ngày 9/4/2007 về quản lý CTR)
Chất thải rắn (CTR) là chất thải tồn tại ở thể rắn được thải ra từ toàn bộ
các tạp chất được con người loại bỏ trong các hoạt động kinh tế xã hội của mình
(bao gồm các hoạt động sản xuất, các hoạt động sống và duy trì sự tồn tại của
cộng đồng). Trong đó quan trọng nhất là các chất thải ra từ hoạt động sản xuất
và hoạt động sống (Trần Hiếu Nhuệ và cộng sự, 2001)
CTR bao gồm CTRNH và CTR không nguy hại.
Chất thải rắn (CTR) không nguy hại. (CTR thông thường)

CTR không nguy hại là các chất thải rắn (dạng phế phẩm, phế liệu) từ
quá trình sản xuất và sinh hoạt không gây nguy hại cho sức khỏe con người,
không gây tai họa cho môi trường và các hệ sinh thái. Theo TCVN 6705:2000
chất thải rắn không nguy hại, gồm 4 nhóm chính (A-B1, A-B2, A-B3, A-B4).
Chất thải rắn (CTR) nguy hại
Chất thải rắn nguy hại là chất thải có chứa các chất hoặc hợp chất có một
trong các đặc tính gây nguy hại trực tiếp (dễ cháy, dễ nổ, làm ngộ độc, dễ ăn
mòn, dễ lây nhiễm và các đặc tính nguy hại khác), hoặc tương tác chất với chất
khác gây nguy hại đến môi trường, sức khỏe con người và hệ sinh thái. Các chất
thải nguy hại được liệt kê trong danh mục (phụ lục 1 của quy chế ). Danh mục

3


do cơ quan quản lý nhà nước về bảo vệ môi trường cấp Trung ương quy định.
(Quy Chế Quản Lý Chất Thải Nguy Hại số 155/1999/QĐ9-TTg tại Điều 2, Mục 2)
1.1.2 Nguồn phát sinh chất thải rắn
CTR được phát sinh từ các nguồn khác nhau. Các nguồn phát sinh chất
thải rắn (CTR) chủ yếu từ các hoạt động: Công nghiệp, nông nghiệp, dịch vụ và
thương mại, khu dân cư, cơ quan, trường học, bệnh viện... như sơ đồ Hình 1.1.
Nhà dân,
khu dân cư

Hoạt động
nông nghiệp,
xử lý rác thải

Cơ quan,
trường học,
công sở


Nơi công cộng

Chất thải rắn

Hoạt động công
Giao thông,
Bệnh viện, cơ
nghiệp, nhà
xâychất
dựngthải rắn
sở y tế Hình 1.1. Sơ đồ nguồn gốc phát sinh
máy

Dịch vụ thương
mại

1.1.3 Phân loại chất thải rắn
Theo vị trí hình thành: Tùy theo vị trí hình thành mà người ta phân ra rác
thải đường phố, rác thải vườn, rác thải các khu công nghiệp tập trung, rác thải hộ
gia đình, rác thải từ bệnh viện, xây dựng…..
Theo thành phần hóa học và vật lý: Theo tính chất hóa học có thể phân ra
chất thải hữu cơ, chất thải vô cơ, kim loại, phi kim……v..v….....
Theo mức độ nguy hại, chất thải được phân thành các loại sau:

4


Chất thải nguy hại: bao gồm các hoá chất dễ phản ứng, các chất độc hại, chất
thải sinh học dễ thối rữa, các chất dễ cháy, dễ gây nổ, chất thải phóng xạ…

Chất thải không nguy hại: Là những chất thải không chứa các chất và các
hợp chất có một trong các đặc tính nguy hại trực tiếp hoặc gián tiếp.
Chất thải y tế nguy hại: Là những chất thải có nguồn gốc từ các hoạt động
y tế, mà nó có đặc tính nguy hại trực tiếp hoặc gián tiếp đến môi trường và sức
khỏe của cộng đồng bao gồm bông băng, gạt, kim tiêm, các bệnh phẩm và các
mô bị cắt bỏ.
1.1.4. Thành phần chất thải rắn phát sinh.
a. Thành phần của chất thải rắn.
Xác định thành phần của chất thải rắn có ảnh hưởng rất lớn đến sự lựa
chọn phương pháp xử lý, thu hồi và tái chế, hệ thống, phương pháp và quy trình
thu gom. Thành phần của CTR được thể hiện sau đây.
Bảng 1.1: Thành phần của chất thải rắn.
Rác thải hữu cơ
Giấy
Giấy catton, bìa cứng
Nhựa
Hàng dệt
Cao su
Da
Gỗ
Thực phẩm
Cành cây, cỏ, lá

Rác thải vô cơ
Thuỷ tinh
Vỏ hộp
Nhôm
Các kim loại khác
Tro, các chất bẩn
Đất cát, gạch ngói vỡ


(Nguồn: Quản lý và xử lý CTR: PGS. TS Nguyễn Văn Phước – ĐH Bách
Khoa TPHCM)
Bảng 1.2: Một số giá trị của chất thải rắn.
Hợp phần

Trọng lượng (%)

5

Độ ẩm (%)

Trọng lượng riêng
(kg/m3)


Khoảng giá Trung
KGT TB
KGT
TB
trị (KGT)
bình
Các chất thải thực phẩm
6-25
15
50-80 70
128-80
228
Giấy
25-45

40
4-10
6
32-128
81,6
Catton
3-15
4
4-8
5
38-80
49,6
Chất dẻo
2-8
3
1-4
2
32-128
64
Cao su
0-2
0,5
1-4
2
96-192
128
Da vụn
0-2
0,5
8-12

10
96-256
160
Sản phẩm vườn
0-2
12
30-80 60
84-224
104
Gỗ
1-4
2
15-40 20
128-200
240
Thuỷ tinh
4-16
8
1-4
2
160-480
193,6
Vỏ đồ hợp
2-8
6
2-4
3
48-160
88
Kim loại không thép

0-1
1
2-4
2
64-240
160
Kim loại thép
1-4
2
2-6
3
128-1120
320
Bụi, tro, gạch
0-10
4
6-12
8
320-960
480
100 15-40 20
180-420
300
(Nguồn: Quản lý chất thải rắn - GS.TS. Trần Hiếu Nhuệ )
b. Những yếu tố ảnh hưởng đến thành phần của chất thải rắn.
Mùa và vùng: Vào những mùa khác nhau thành phần rác thải có sự thay
đổi nhất định, mùa mưa độ ẩm cao, hay vào mùa thu lượng rác thải lá cây lớn,
Môi trường không khí

vùng đô thị khác vùng nông thôn.

Yếu tố xã hội: Thói quen trong việc sử dụng bao bì, sử dụng nguồn thực
Bụi, CH4, H2S,

phẩm. Ngoài ra các điểm như đình chùa
NH3 thành phần chất thải cũng khác so với
các địa điểm khác.
Trình độ học vấn, công
nghệ
sảnthải
xuất:
Rác thải
( Chất
rắn)Trình độ công nghệ càng cao lượng
H2S, NH3
rác thải càng ít nhưng sẽ Phân
có nhiều
thành
phần
loại, Xử
lý, Tái
chếhơn trong rác thải.

Mức sống (điều kiện sinh
hoạt):
Đây là yếu tố ảnh hưởng lớn đến lượng
(Không
hợp lý)
chất thải rắn phát sinh và thành phần của nó.
1.1.5 Ảnh hưởng của chất thải rắn đến môi trường và sức khoẻ cộng đồng.


Nước

Nước ngầm

KLN, Chất độc

Sinh hoạt

6

Ăn uống, tiếp xúc qua da

Môi trường Đất

Qua chuỗi
thức ăn
Người và Động
Vật

Qua
đường
hô hấp


Hình 1.2: Sơ đồ tác hại chất thải rắn đối với sức khỏe con người.
Ảnh hưởng của chất thải rắn (CTR) tới môi trường nước.
Nước ngấm xuống đất từ các chất thải được chôn lấp, các hố phân làm ô
nhiễm nước ngầm.
Nước chảy khi mưa to qua các bãi chôn lấp, các hố phân, chảy vào các
mương, rãnh, ao, hồ, sông, suối làm ô nhiễm nước mặt.

Nước chứa CTR có các vi trùng gây bệnh, các kim loại nặng, các chất hữu
cơ, các muối vô cơ hoà tan vượt quá tiêu chuẩn môi trường nhiều lần.
(Nguồn: Báo cáo môi trường quốc gia 2011, Chương 6, Tác động của ô nhiễm
môi trường do chất thải rắn)
Ảnh hưởng của chất thải rắn (CTR) đến môi trường đất.
Nếu rác không được chôn lấp đúng theo quy trình kỹ thuật, nó sẽ làm ô
nhiễm đến môi trường đất, nước mặt, nước ngầm, từ đó dễ dẫn đến khả năng gây
ô nhiễm cây trồng và nước uống của con người. Đất bị ô nhiễm bởi các nguyên
nhân chủ yếu sau: Do thải vào đất một khối lượng lớn chất thải công nghiệp
như xỉ than, khai khoáng, hóa chất… Các chất ô nhiễm không khí lắng đọng trên
bề mặt sẽ gây ô nhiễm đất, tác động đến các hệ sinh thái đất. Do thải ra mặt đất
những rác thải sinh hoạt, các chất thải của quá trình xử lý nước. Một số tác động

7


của CTR tới môi trường đất như: Chất thải rắn vứt bừa bãi ra đất hoặc chôn lấp
vào đất chứa các chất hữu cơ khó phân huỷ làm thay đổi pH của đất. Rác còn là
nơi sinh sống của các loài côn trùng, gặm nhấm, vi khuẩn, nấm mốc... những
loài này di động mang các vi trùng gây bệnh truyền nhiễm cộng đồng. Chất thải
nguy hại phát sinh từ hoạt động sản xuất công nghiệp, nông nghiệp khi đưa vào
môi trường đất sẽ làm thay đổi thành phần cấp hạt, tăng độ chặt giảm tính thấm
nước, giảm lượng mùn, làm mất cân bằng dinh dưỡng... làm cho đất bị chai
cứng không còn khả năng sản xuất.
(Nguồn: Báo cáo môi trường quốc gia 2011, Chương 6, Tác động của ô
nhiễm môi trường do chất thải rắn)
Ảnh hưởng của chất thải rắn (CTR) đến môi trường không khí.
Việc đốt rác không được kiểm soát ở những bãi chứa rác có thể gây ra ô
nhiễm không khí nghiêm trọng và cũng sẽ gây ảnh hưởng đến những sinh vật
sống. Rác thải hữu cơ phân hủy tạo ra mùi và các khí độc hại như CH 4, CO,

NH3,... gây ô nhiễm môi trường không khí. Khí thoát ra từ các hố hoặc chất làm
phân, chất thải chôn lấp chứa rác chứa CH4, H2S, CO, NH3, các khí độc khác ....
Khí sinh ra từ quá trình thu gom, vận chuyển, chôn lấp rác chứa các
vitrùng, các chất độc lẫn trong rác.
(Nguồn: Báo cáo môi trường quốc gia 2011, Chương 6, Tác động của ô nhiễm
môi trường do chất thải rắn)
Ảnh hưởng của chất thải rắn (CTR) đến sức khỏe của con người.
Việc phân loại và xử lý CTR không hợp lý không những gây ô nhiễm môi
trường mà còn ảnh hưởng rất lớn tới sức khoẻ con người, đặc biệt đối với người
dân sống gần khu vực làng nghề, khu công nghiệp, bãi chôn lấp chất thải...
Người dân sống gần bãi rác không hợp vệ sinh có tỷ lệ mắc các bệnh da
liễu, viêm phế quản, đau xương khớp cao hơn hẳn những nơi khác.
Các bãi chôn lấp rác cũng tiềm ẩn nhiều nguy cơ khác đối với cộng đồng
làm nghề này. Các vật sắc nhọn, thuỷ tinh vỡ, bơm kim tiêm cũ,... có thể là mối
8


đe dọa nguy hiểm với sức khoẻ con người (lây nhiễm một số bệnh truyền nhiễm
như HIV, AIDS,...) khi họ dẫm phải hoặc bị cào xước vào tay chân... Một vấn đề
cần được quan tâm là, do chiếm tỷ lệ lớn trong những người làm nghề nhặt rác,
phụ nữ và trẻ em đã trở thành nhóm đối tượng dễ bị tổn thương. Hiện tại chưa có
số liệu đánh giá đầy đủ về sự ảnh hưởng của các bãi chôn lấp tới sức khỏe của
những người làm nghề nhặt rác thải. Những người này thường xuyên phải chịu
ảnh hưởng ở mức cao do bụi, mầm bệnh, các chất độc hại, côn trùng đốt/chích
và các loại hơi khí độc hại trong suốt quá trình làm việc. Vì vậy, các chứng bệnh
thường gặp ở đối tượng này là các bệnh về cúm, lỵ, giun, lao, dạ dày, tiêu chảy,
và các vấn đề về đường ruột khác.
Hai thành phần chất thải rắn được liệt vào loại cực kỳ nguy hiểm là kim
loại nặng và chất hữu cơ khó phân hủy. Các chất này có khả năng tích lũy sinh
học trong nông sản, thực phẩm cũng như trong mô tế bào động vật, nguồn nước

và tồn tại bền vững trong môi trường gây ra hàng loạt bệnh nguy hiểm đối với
con người như vô sinh, quái thai, dị tật ở trẻ sơ sinh, tác động lên hệ miễn dịch
gây ra các bệnh tim, tê liệt hệ thần kinh, đặc biệt giảm khả năng trao đổi chất
trong máu, ung thư và có thể di tật sang thế hệ thứ 3.
Chất thải nông nghiệp, đặc biệt chất thải chăn nuôi đang là một trong
những vấn đề bức xúc của người nông dân. Có những vùng, chất thải chăn nuôi
đã gây ô nhiễm cả không khí, nguồn nước, đất và tác động xấu đến sức khoẻ
người dân ở nông thôn.
(Nguồn: Báo cáo môi trường quốc gia 2011, Chương 6, Tác động của ô
nhiễm môi trường do chất thải rắn)
Chất thải rắn làm giảm mỹ quan đô thị.
Chất thải rắn, đặc biệt là chất thải rắn sinh hoạt nếu không được thu
gom, vận chuyển, xử lý sẽ làm giảm mỹ quan đô thị. Nguyên nhân của hiện
tượng này là do ý thức của người dân chưa cao. Tình trạng người dân vứt rác

9


bừa bãi ra lòng lề đường và mương rãnh hở vẫn còn phổ biến, gây ô nhiễm
nguồn nước mặt và ngập úng khi mưa.
(Nguồn: Báo cáo môi trường quốc gia 2011, Chương 6, Tác động của ô
nhiễm môi trường do chất thải rắn)
1.2 Tình hình thu gom phân loại và xử lý CTR trên Thế Giới và Việt Nam.
1.2.1. Tình hình thu gom phân loại, xử lý CTR trên Thế Giới.
Hiện nay, bảo vệ môi trường trong đó có việc phân loại và xử lý CTR là
vấn đề mang tính toàn cầu. Chính phủ các nước đang cố gắng tìm biện pháp giải
quyết vấn đề này một cách hiệu quả nhất.
Ở nhiều quốc gia châu Âu và một số quốc gia tiên tiến ở Châu Á đã thực
hiện quản lý chất thải thông qua phân loại tại nguồn và xử lý tốt, đạt hiệu quả
cao về kinh tế và môi truờng. Tại các quốc gia này như Ðan Mạch, Anh, Hà

Lan, Ðức (Châu Âu) hay các quốc gia Nhật, Hàn Quốc, Singapo (châu Á)... việc
quản lý chất thải rắn được thực hiện rất chặt chẽ, công tác phân loại và thu gom
rác đã thành nề nếp và người dân chấp hành rất nghiêm quy định này.
Các loại rác thải có thể tái chế được như giấy loại, chai lọ thủy tinh, vỏ đồ
hộp... được thu gom vào các thùng chứa riêng. Ðặc biệt, rác thải nhà bếp có
thành phần hữu cơ dễ phân hủy được yêu cầu phân loại riêng đựng vào các túi
có màu sắc theo đúng quy định thu gom hàng ngày để đưa đến nhà máy sản xuất
phân compost. Ðối với các loại rác bao bì có thể tái chế, người dân mang đến
thùng rác đặt cố định trong khu dân cư, hoặc có thể gọi điện để bộ phận chuyên
trách mang đi nhưng phải thanh toán phí thông qua việc mua tem dán vào các túi
rác này theo trọng lượng.
Ðối với chất thải công nghiệp, các công ty đều phải tuân thủ quy định
phân loại riêng từng loại chất thải trong sản xuất và chất thải sinh hoạt của nhà
máy để thu gom và xử lý riêng biệt. Với các sản phẩm sau khi sử dụng sinh ra
nhiều rác, chính quyền yêu cầu các công ty ngay từ giai đoạn thiết kế xây dựng

10


phải dự kiến nơi chứa các sản phẩm thải loại của mình hoặc trong giá bán sản
phẩm đã phải tính đến chi phí thu gom và xử lý lượng rác thải.
(Nguồn: Đại học Duy Tân – Tình hình xử lý chất thải rắn trên thế giới)
Bảng 1.3: Tỷ lệ CTR xử lý bằng các phương pháp khác nhau ở một số nước
trên Thế Giới
Đơn vị : %
Chế biến

STT

Nước


Tái chế

1

Canada

10

phân vi sinh
2

Chôn lấp

Đốt

80

8

2

Đan Mạch

19

4

29


48

3

Phần Lan

15

0

83

2

4

Pháp

3

1

54

42

5

Đức


16

2

46

36

6

Ý

3

3

74

20

7

Thụy Điển

16

34

47


3

8

Thụy Sĩ

22

2

17

59

9

Mỹ

15

2

67

16

(Nguồn: Shenzhen Energy, 2000)
Từ bảng trên cho thấy các nước xử lý CTR chiếm ưu thế cao về phương
thức xử lý vẫn là chôn lấp và đốt chiếm phần trăm tương đối cao còn tái chế và
chế biến phân vi sinh còn khá thấp. Cần phải tăng cường tái chế và chế biến

phân vi sinh để làm giảm ô nhiễm môi trường và nâng cao hiệu quả kinh tế.
Tình hình một số nước như sau:
Singapore.
Là một nước đang phát triển nhưng đã sớm quan tâm đến việc xử lý chất
thải rắn. Tuy là một nước nhỏ, diện tích đất không nhiều vì vậy đất nước này đã
chọn biện pháp xử lý CTR của mình là chôn lấp và đốt. Cả nước Singapore có 3
nhà máy đốt rác. Những thành phần CTR không cháy được thì được chôn lấp ở
11


biển. BCL Semakau được xây dựng cách đắp đê ngăn nước biển tại một hòn đảo
nhỏ ỏ ngoài khơi Singapore .Ở đây rác được phân loại thành loại cháy được và
không cháy được, những chất cháy được chuyển tới cảng trung chuyển, đổ lên
xà lan và chuyển đi ra khu chôn lấp. Tại đây rác thải lại một lần nữa chuyển lên
xe tải để đưa đi chôn lấp
Các công đoạn của hệ thống quản lý rác của Singapore hoạt động hết sức
nhịp nhàng và ăn khớp với nhau từ khu phân loại, vận chuyển đến tận khâu xử
lý bằng cách đốt hay chôn lấp. Xử lý chất thải từ các lò đốt được thực hiện theo
quy trình nghiêm ngặt, tránh sự dịch chuyển chất ô nhiễm từ dạng lỏng sang khí.
Xây dựng BCL trên biển tiết kiệm được diện tích đất trên đất liền và mở rộng
đất khi đóng bãi. Tuy nhiên việc vận hành bãi chôn lấp như vậy đòi hỏi vốn đầu
tư ban đầu rất lớn. Mặt khác việc vận hành rác phải tuân theo những quy trình
nghiêm ngặt để dễ dàng đảm bảo công trình cũng như bảo vệ môi trường.
(Nguồn: Trung tâm thông tin KH& CN Quốc gia,2009)
Thụy Điển.
Tháng 2/2004, Thủy Điển đã chỉ đạo cơ quan quản lý về môi trường
(EAP) lập kế hoạch về chất thải quốc gia. Công tác quản lý chất thải rắn ở Thụy
Điển đã làm cho việc sử dụng hiệu quả tài nguyên tăng lên nhiều và ít gây tác động
môi trường hơn. Những thành tựu cơ bản đạt được như. Chất thải có thể mang đi
chôn lấp là 1,38 triệu tấn trong năm 1995 xuống 0,4 triệu tấn trong năm 2005. Sau đó

năm 2005, khoảng 1,3 triệu tấn các loại vật liệu được thu hồi năng lượng điện năng
và nhiệt năng từ rác thải sinh hoạt. Tiếp theo là việc chôn lấp rác thải giảm và khí
phát thải do quá trình đốt cũng giảm cho dù khối lượng chất thải đem đi thiêu đốt
tăng lên đáng kể. Luật Châu Âu yêu cầu đến năm 2008 cần giảm bớt các điểm chôn
lấp chất thải ở Thụy Điển để đạt mục tiêu dài hạn về chôn lấp chất thải an toàn.
Theo số liệu báo cáo của Hiệp Hội quản lý chất thải Thụy Điển, trong
năm 2005, tổng khối lượng CTR lên tới 4,17 triệu tấn và việc tái chế các vật liệu

12


chiếm 20%, lượng CTR đã xử lý được tăng hơn 1,82 lần so với năm 2004, lượng
chất thải mang đi chôn lấp cũng giảm xuống rõ rệt giảm 0,39% so với năm 2004
(Nguồn: Trung tâm thông tin KH& CN Quốc gia,2009)
Thái Lan.
Thái Lan đã xây dựng một cơ sở để xử lý khối lượng lớn chất thải đồng
thời thành công trong việc kiểm soát nạn vứt rác bừa bãi tại Băng Cốc. Tuy
nhiên, vẫn còn tình trạng chất thải bệnh viện và công nghiệp được đem đi chôn
lấp tại bãi cũ và xử lý kém. Ở đây CTR được phân loại tại nguồn người ta chia
ra 3 loại rác và bỏ vào thùng riêng, những chất có thể tái sử dụng, thực phẩm và
các chất độc hại. Các loại rác này được thu gom và vận chuyển bằng xe ép rác
có màu sơn khác nhau. Rác tái sử dụng sau khi được phân loại sơ bộ được
chuyển nhà máy phân loại rác để tách các vật liệu khác nhau sử dụng cho tái
sản xuất. Những chất còn lại được xử lý bằng phương thức chôn lấp, chất thải
độc hại thì được đem đi thiêu đốt. Ngoài ra Thái Lan còn kết hợp còn kết hợp các
quá trình trên đây bằng phương pháp đốt. Chẳng hạn lò đốt ở đây hoạt động kèm
theo bãi chôn lấp rác nhỏ để có thể chôn lấp tro và những chất không cháy được.
Trung Quốc.
Mức phát sinh trung bình lượng chất thải rắn ở Trung Quốc là
0,4kg/người/ngày, ở các thành phố mức phát sinh cao hơn là 0,9kg/người/ngày,

so với Nhật Bản tương ứng là 1,1 kg/người/ngày và 2,1kg/người/ngày. Tuy
nhiên, do mức sống tăng, mức phát sinh chất thải rắn trung bình vào năm 2030
sẽ vượt 1 kg/người/ngày. Sự tăng tỷ lệ này do dân số đô thị tăng nhanh, dự báo
sẽ tăng gần gấp đôi, từ 456 triệu năm 2000 lên 883 triệu vào năm 2030. Điều
này làm cho tốc độ phát sinh chất thải rắn Trung Quốc sẽ tăng lên nhanh chóng
Chất thải rắn đô thị của Trung Quốc chứa một lượng lớn tro thải ( gần 25
triệu tấn /năm hoặc chiếm 13%) lượng chất thải hữu cơ chiếm 40 - 65%. Chất
thải là giấy, nhựa và giấy phủ nhựa tăng nhanh. Các nước phát triển, như Hoa
Kỳ hoặc EU có lượng chất thải giấy trong chất thải rắn đô thị cao gấp 10 lần so
13


với Trung Quốc. Ước tính khoảng 20% chất thải rắn đô thị phát sinh ở Trung
Quốc được thu gom và xử lý phù hợp, mặc dù hàng năm chính phủ đầu tư
khoảng 30 tỷ nhân dân tệ (3,7 tỷ USD) cho quản lý chất thải rắn. Số chất thải
không thu gom được đổ vào các sông, đốt thành đống, đổ thành đống hoặc xử lý
không theo quy định. Tuy nhiên, trong 10 năm qua Trung Quốc đã có những cải
thiện đáng kể trong lĩnh vực quản lý chất thải. Hầu hết các thành phố lớn đều
chuyển sang chôn lấp hợp vệ sinh và sử dụng nhiều hơn các công nghệ thiêu
đốt. Vào những năm 90 WB thông báo các bãi chôn lấp thiếu quản lý là vấn đề
nan giải gay gắt nhất của Trung Quốc, do thiếu kiểm soát việc thoát khí mêtan
và các khí nhà kính khác, các hoá chất gây ung thư, nước rác độc hại thấm vào
nguồn nước ngầm và những mối nguy hiểm về sức khoẻ và môi trường khác
Việc phân loại và tái chế chất thải rắn ở Trung Quốc được tiến hành bằng
lao động thủ công. Một Báo cáo môi trường chính thức của Trung Quốc cho biết
khoảng 1,3 triệu người làm nghề thu gom chất thải, bao gồm những người quét
dọn đường phố do chính quyền địa phương trả lương. Khoảng 2,5 triệu người
sống bằng nghề bới rác, phần lớn là những người nghèo. Ở Trung Quốc chưa có
hệ thống chính thống để phân loại và tách chất thải.
Ủ phân compost là một phương pháp khả thi ở Trung Quốc, vì trên 50%

lượng chất thải có chứa các chất hữu cơ có thể phân huỷ sinh học. Tuy nhiên,
những nỗ lực sản xuất compost bị hạn chế bởi việc tách thuỷ tinh, nhựa và các
hoá chất khác không phù hợp trong nguyên liệu làm compost.
Chôn lấp chất thải là phương pháp xử lý phổ biến nhất ở Trung Quốc.
Hiện nay, 660 thành phố có khoảng 1000 bãi chôn lấp lớn, chiếm hơn 50 000 ha
đất và ước tính trong 30 năm tới Trung Quốc sẽ cần tới 100 000 ha đất để xây
dựng các bãi chôn lấp mới. Trong thập kỷ qua, Trung Quốc mới bắt đầu xây
dựng các bãi chôn lấp hợp vệ sinh và phần lớn chất thải rắn vẫn đang gây ra các
vấn đề nan giải về môi trường. Nhìn chung, chất lượng các bãi chôn lấp của
Trung Quốc không cao theo các tiêu chuẩn của phương Tây. Trên các bãi chôn
14


×